Sunday, May 22, 2016

Bầu cử: một canh bạc bịp quá thô thiển diễn lại

Nguyenhuuvinh05/22/2016 - 05:16

Ngày hôm nay, màn diễn "bầu cử" lại rầm rộ triển khai trên khắp cả nước.
Đã mấy chục năm nay, cứ dăm năm lại một lần diễn đi rồi diễn lại. Tốn kém đến cả hàng ngàn tỷ đồng tiền dân. Trong khi báo chí cho biết: Hiện đang có những bà cụ gần 90 tuổi hàng ngày uống nước ao cho đỡ đói. Hiện hàng trăm ngàn hộ dân ở các tỉnh đang phải cứu đói. Đặc biệt là thảm họa môi trường Miền Trung đang đe dọa hàng triệu người dân các tỉnh và nguy cơ ô nhiễm lan ra cả nước.
Vậy, để làm gì với những màn diễn đó? Đơn giản chỉ được một việc: Để cho có vẻ dân chủ. Chấm hết.
Vì sao vậy?
Bầu cử, nguyên nghĩa của nó, là việc người dân bầu lên người mà mình tin tưởng, ủy thác và giao phó cho họ những trách nhiệm thay mình trong các công việc xã hội. Cụ thể việc bầu cử Quốc hội, Hội đồng... là người dân được tự do chọn lựa những người họ biết, họ tin tưởng và bầu họ vào những vị trí trong Quốc hội, hội đồng...  nhằm thay mình điều hành xã hội, đất nước theo nguyên tắc dân chủ và lấy lợi ích đất nước, tổ quốc và nhân dân làm mục tiêu phục vụ.
Ở chế độ Cộng sản và độc tài, việc bầu cử chỉ là một hình thức nhằm hợp thức hóa cho ra vẻ "dân chủ" dùng để lừa bịp người dân và thế giới.
Chỉ nhìn qua các con số trong số cái gọi là "Quốc hội Việt Nam" chúng ta thấy rõ những điều bịp bợm trong cái "Quốc hội của dân":
- Số đảng viên đảng Cộng sản hiện nay khoảng 4 triệu  trên tổng số 90 triệu dân Việt Nam, tỷ lệ 1/22,5= 4,4%
- Số đại biểu Quốc hội: 500 người, trong đó đảng viên cộng sản chiếm 458, chiếm 91,6%. Đại biểu ngoài đảng chiếm 8,4%.
Như vậy, 4,4% số người kia, chiếm tỷ lệ 91,6% trong cái gọi là "Quốc hội". Vậy thì đâu phải của dân?
- Trong số 8,4% hiếm hoi ngoài đảng này, không phải tự nhiên mà ứng cử để bầu vào đó, mà tất cả đã qua sàng lọc của đảng hết sức cẩn thận bằng ba vòng gọi là "hiệp thương". Ở những vòng đó, bà quét rác có thể đánh giá một giáo sư, tiến sĩ rằng không đủ năng lực làm đại biểu quốc hội... theo các vở kịch đã định sẵn để tước quyền ứng cử nếu đảng không ưa. Trò này đã bị vạch mặt trên mạng Internet quá rõ.
- Trong số 8,4% kia mà đảng vẫn chưa yên tâm. Đảng tiếp tục dùng những chiêu trò khác như "Quán triệt trúng cử", "Quán triệt đắc cử"... nhằm loại bỏ những người đảng không ưa. Điều này không phải chỉ diễn ra gần đây, mà lần bầu cử trước đã diễn ra công khai như vậy. Giờ vẫn diễn lại trò cũ không ngượng.
quan-triet
"Quán triệt trúng cử" bầu Quốc hội 2011
Năm 2011, cũng trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa trước, tại Nghệ An, danh sách ai trúng cử được đưa ra trước với cái gọi là "Quán triệt trúng cử". Trò mèo này bị lộ tẩy. Bốn sinh viên đã kêu gọi tẩy chay bầu cử dân chủ giả hiệu.
Kết quả là nhà nước ưu ái tặng mỗi em 3-4 năm tù.
Và năm nay, nhà nước vẫn sử dụng "quy trình bầu cử" như cũ. Ngay chiều 20/5/2016, trước khi bầu cử 2 ngày, trên mạng đã có  tài liệu của Đà Nẵng và Nghệ An với "Định hướng đắc cử" bằng hình thức chấm tên người trúng cử cho dân gạch theo.
quantriet_dịnhuong
Định hướng đắc cử 2016
quantrietdacu
Thế nhưng, bị bóc trần, họ vẫn không ngượng.
Mà ngượng sao được? Biết ngượng thì chấp nhận đảng thua à?
Thậm chí, hài hước hơn, là ở Bắc Ninh, cô Trịnh Thị Phương, một cô gái hành nghề cắt tóc, gội đầu tự nhiên không cần hiệp thương, chẳng cần tự ứng cử, cũng không cần giới thiệu... và hẳn nhiên là không cần những cuộc "đấu tố", bỗng dưng có danh sách ứng cử viên Hội đồng Nhân dân Tỉnh. Khi được hỏi, cô gái thật thà: "Em chẳng biết làm gì đâu, có ai bảo gội đầu thì em gội thôi".
Người dân ngơ ngác và chính cô gái có danh sách ứng cử viên Hội Đồng nhân dân Tỉnh cũng ngơ ngác bảo nhau: "Chắc mấy ông trong HĐND Tỉnh thỉnh thoảng ngứa đầu mà không muốn đi xa, nên đưa cô này vào Hội đồng nhân dân Tỉnh thôi".

Trò hề thô kệch này vẫn cứ diễn ra trước mắt người dân với bài bản cũ, vẫn đào kép cũ và vẫn kịch bản cũ.
Nhưng, họ không hiểu rằng bây giờ thời buổi đã khác.
Nếu cách đây 5 năm, nhà cầm quyền bắt 4 sinh viên công giáo vì tẩy chay bầu cử Quốc hội giả hiệu. Thì ngày nay, trên mạng tràn ngập những cử tri tẩy chay bầu cử.
Nếu trước đây, cái gọi là Quốc hội muốn ngủ gật hay làm gì thì làm dân không biết, thì ngày nay, dân vẫn nhớ câu nói của Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội mới đây rằng: "Quốc hội là của dân, sai thì dân chịu cứ kỷ luật ai".
Và họ rủ nhau tẩy chay, bởi biết đâu mai sau Quốc hội này quyết định bán nước cho Tàu Cộng, thì cũng "dân bầu thì dân chịu chứ biết kiện ai".
Có lẽ, với đất nước này, ngày hội toàn dân, nếu có, chỉ là ngày mà chế độ Cộng sản sụp đổ trên mảnh đất này.
Hà Nội, ngày đảng diễn trò "bầu cử quốc hội" 22/5/2016
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Bàn về những lá phiếu vô hồn


Một ngày bầu cử trôi qua, và các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam lại bắt đầu thống kê những tỉnh nào bầu cử sớm, việc ấy xem như là một thứ công tác thi đua trong đợt bầu cử này. Tất cả các tổ bầu cử trên cả nước đều chăm bẵm thi đua.
Nhạc cổ động bầu cử năm nay lại dùng nhạc cổ động bầu cử khóa 13 nên đi bất kì điểm bầu cử nào trên cả nước đều có cảm giác đang trong mùa bầu cử quốc hội khóa 13.
Và cũng như mọi năm, danh sách hội đồng cấp xã, cấp thấp nhất luôn là danh sách ứng viên thật, ít có tình trạng chỉ định. Bởi điều này như một thông lệ, người dân khi đi bầu rất quan tâm đến danh sách hội đồng cấp xã và người ta chủ yếu là bầu cấp này. Riêng cấp tỉnh, quốc hội và cấp huyện thì hầu hết người dân gạch cho vui, ví dụ như lá phiếu yêu cầu chừa lại hai người thì người ta gạch chừa hai hoặc chừa một, có khi gạch hết…
Riêng lá phiếu hội đồng cấp xã, vì hầu hết người đi bầu thấy những kẻ lãnh đạo này xấu cỡ nào hay tốt cỡ nào đều ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mình nên phải chọn. Nhưng đây là sự lựa chọn bất đắc dĩ. Bởi lựa chọn của cử tri không thoát khỏi thủ đoạn của hội đồng bầu cử.
Ví dụ như trong lá phiếu có tám ứng viên, yêu cầu gạch ba, chừa năm. Trong đó có năm người là do hội đồng nhân dân xã khóa trước đề bạt, toàn những gương mặt quen, xấu tốt, tham lam hay thật thà thì dân đã biết hết, và ba người mới gồm hai công nhân và một chủ doanh nghiệp hoặc một giáo viên mà nói đúng nghĩa thì họ vô danh, thậm chí người dân chưa bao giờ biết họ.
Nếu ứng viên là chủ doanh nghiệp thì đó cũng là một tay thợ mộc hay thợ hồ, học chưa hết lớp 9, làm ăn khấm khá rồi đăng ký kinh doanh, treo một cái bảng nhưng đầu ốc thì đặc sệt. Hai ứng viên công nhân hoặc lao động phổ thông kia cũng vậy, khi tìm hiểu ra thì chẳng có gì ngoài khả năng ngày tám tiếng hai mười hai tiếng đi cày kiếm cơm và bản thân họ bị chủ ép ngày công, cũng là nạn nhân, họ chưa bao giờ dám đấu tranh…
Cuối cùng thì cử tri biết lựa chọn ai ngoài những ứng viên do đảng chỉ định. Bởi chí ít thì họ cũng từng làm một khóa trước và họ có kinh nghiệm. Chứ bầu thêm những người không biết gì vào giữa một đám vốn dĩ tham lam và dốt nát thì chỉ thêm rách chuyện. Đó là tâm lý chung khi đi bầu hội đồng nhân dân cấp xã. Riêng cấp huyện, cấp tỉnh và bầu quốc hội thì chẳng ai quan tâm. Bởi đã qua rồi cái thời người ta tin các đại biểu này sẽ đứng ra nói lên nguyện vọng của người dân, sẽ là những người có tài có đức. Thậm chí, khi nghe hai chữ tài đức trong danh sách bầu cử, một cảm giác tởm lợm và buồn nôn hiện ra rất rõ.
Và bên cạnh đó, cái điều gọi là “mặt trận nhân dân” để huy động người đi bầu được đảng sử dụng đến mức cao nhất. Nghĩa là các hội đồng bầu cử đều do Mặt trận tổ quốc (cánh tay phải của đảng Cộng sản Việt Nam, hầu hết là do các cựu chủ tịch ủy ban chuyển sang làm chủ tịch Mặt trận…) đảm nhiệm. Và Mật trận Tổ quốc có cánh tay nối dài chính là Mặt trận nhân dân, dó các ông trưởng thôn, trưởng xóm răm rắp tuân phục. Khi có một ai chưa hoặc không đi bầu thì chính những ông này đến nhà kêu gọi, đôn đốc, thậm chí hối thúc và đe nẹt… Đương nhiên đây là cách làm hoàn toàn phi pháp nhưng họ vẫn làm.
Bên cạnh, các nhà mạng Mobiefone, Vinafone, Viettel đều liên tục nhắn tin hối thúc người dân đi bầu. Và có một vấn đề nữa là hầu hết thẻ cử tri đều phát trước ngày bầu cử một tuần nhưng danh sách ứng viên cũng như thông tin về họ thì chỉ niêm yết và phát thanh, phổ biến cách ngày bầu cử hai ngày. Và hệ quả của việc cố tình chậm trễ (mà bản chất của nó là sự dối trá được chuyển hóa thành kịch bản bầu cử nhằm che đậy tính độc tài, độc đảng và lừa mị nhân dân) là nhân dân không biết gì về các ứng cử viên, thậm chí qua nhiều cuộc bầu cử, nhân dân đâm ra chán ngấy bởi điều này không những không mang lại lợi ích nào cho nhân dân mà còn gây tốn kém và quá mất thời gian của nhân dân.
Hệ quả của một bên nhà nước cố tình diễn kịch và lừa mị nhân dân, một bên nhân dân chán chường, phải đi bỏi phiếu trong tình thế ép buộc bởi nếu không đi bầu, mai mốt khi lên xã, lên phường chứng giấy tờ tùy thân hay làm bất kì một thủ tục gì cũng bị phiền hà, rối rắm (điều này được “mặt trận nhân dân” nói toạc móng heo với cử tri) nên đành phải đi bầu. Nói là đi bầu nhưng người ta cầm lá phiếu trên tay một cách vô hồn, vô nghĩa. Bởi khi bầu cử, chí ít cũng phải có niềm tin của cử tri gửi gắm vào lá phiếu, đằng này đi bầu cho xong chuyện, cho khỏi rắc rối.
Kiểu đi bầu của cử tri Việt Nam giống như những bà vợ bị ép buộc phải làm dâu xứ người, những cô gái bị bán sang Trung Quốc để làm vợ những ông cụ chịu bỏ tiền ra mua (trong khi khoản tiền bán thân xác đó các cô lại không được giữ, không được sở hữu). Khi các cụ cần giải quyết nhu cầu thì phải cố gắng chịu trận, cố gắng tỏ ra mình đang là người vợ để sáng mai khỏi bị đánh bầm dập, khỏi bị bán tiếp cho một người đàn ông khác.
Có nỗi khổ nào khổ hơn các cô gái Việt phải gồng mình nhận những trận mưa móc xác thịt của những gã chồng không cùng ngôn ngữ, không cùng tiếng nói, không đồng cảm, không có mọi thứ cần có của một người chồng mà chỉ có tiền để bỏ ra mua bản thân cô gái ấy để phục vụ y như một người vợ?
Và có nỗi khổ nào lớn hơn cho một dân tộc mà khi cầm lá phiếu bầu cử trên tay nhưng trong lòng trống rỗng, có một chút khinh khi thoáng qua khi liếc những cái tên trên phiếu bầu và lại nhắm mắt để gạch bỏ những cái tên mà đôi khi mỗi nhát gạch lại thấy có chút gì đó tội nghiệp và thấy mình hơi ác. Thấy mình ác không phải vì đã cố tình loại bỏ một tài năng phục vụ đất nước mà thấy vậy bởi vì tội nghiệp cho người bị gạch, bởi họ có tội gì đâu, họ chỉ là người lao động bình thường, cui cút kiếm sống qua ngày, sao lại nỡ bỏ họ vào danh sách, gieo cho họ một thứ ảo tưởng quyền lực để rồi hất họ xuống bằng những nhát gạch của nhân dân?
Thực sự, hiếm có cảm giác gì lạ lẫm, trống rỗng pha lẫn thương cảm và tởm lợm hơn cảm giác khi cầm lá phiếu bầu cử trên tay để rồi lại gạch, lại bỏ vào thùng, lại thấy rằng khi đi ra khỏi điểm bầu cử, sau lưng mình là một hố đen trống rỗng, và giữa hố đen ấy, những kẻ nhân danh nhân dân lại bắt đầu cuộc chơi, bắt đầu vở kịch múa may quay cuồng của họ!
Và có đất nước nào mà nhân dân khi đi bầu lại cảm thấy việc bầu bán của mình giống việc phục vụ của một bà vợ không hề có chút cảm giác với ông chồng, thậm chí thấy ông ta là một thứ gì đó giống thú hơn là người. Nhưng vì sao nhân dân lại vẫn phải tiếp tục nếm mùi cay đắng một lần nữa? Lẽ nào dân tộc này thực sự bị tê liệt khả năng phán đoán và suy xét dưới gọng kiềm của nhà cầm quyền độc tài Cộng sản?
Hi vọng đây không phải là vấn đề. Mà vấn đề nằm ở chỗ nhân dân còn đủ kiên nhẫn để chịu xem kịch, chịu đựng mọi thứ đến bao giờ. Bởi khi tức nước thì vỡ bờ, khi sóng lớn thì thuyền lật, đó là qui luật!

Nhà cầm quyền tiếp tục chơi bài “lờ” trước thảm họa cá chết

Song Chi— 05/22/2016 - 15:06
Báo chí quốc doanh mấy bữa nay hết nói về chuyện cá chết. Thay vào đó là chuyện đón tiếp Tổng thống Barack Obama sẽ qua thăm VN, chuyện bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa 14 và làm thế nào để ngăn chặn “các thế lực thù địch” phá hoại bầu cử và hàng lô hàng lốc những vấn đề “thường ngày ở huyện” khác. Trên mạng mối quan tâm cá chết, đi biểu tình vẫn còn nhưng mọi người cũng đang chia trí vì chuyện mạng facebook bị chặn khi có khi không, chuyện rủ nhau không đi bầu, tẩy chay trò hề bầu cử của đảng, rồi nào chuẩn bị thư từ, kiến nghị gửi Obama, kêu gọi Obama quan tâm đến vấn đề nhân quyền, tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm…ở VN.
Trên đất nước này mỗi ngày có quá nhiều chuyện bất công, phi lý, và thảm kịch xảy ra, nên chuyện gì dù lớn đến đâu mà nếu người dân không tiếp tục theo dõi và lên tiếng thì rồi cũng “cứt trâu để lâu hóa bùn”. Và đó đúng là điều mà đảng và nhà nước cộng sản mong muốn.
Cho đến nay, đã gần hai tháng kể từ ngày phát hiện hiện tượng cá chết vào khoảng đầu tháng Tư, câu hỏi vì sao cá chết, vì sao biển bị nhiễm độc, ai gây ra và phải xử lý ra sao…vẫn không hề có câu trả lời.
Nếu là một chế độ tự do dân chủ pháp quyền, ở đó luật pháp là tối thượng và nhân dân thật sự có tiếng nói, có quyền bầu chọn cũng như tống cổ đảng/người cầm quyền thông qua lá phiếu, chính phủ sẽ phải nhanh chóng, tích cực tìm ra nguyên nhân và xử lý quyết liệt đến cùng. Cho dù phải đưa một số nhân vật tai to mặt lớn vào tù, hay kể cả Tổng thống, Thủ tướng có bị mất chức vì đã để xảy ra thảm họa cho đất nước, cho dân tộc, song sẽ cứu được sinh mạng của bao nhiêu con người, của hàng thế hệ.
Nhưng với chế độ độc tài đảng trị ở VN thì khác. Như từ trước tới giờ vẫn vậy, mỗi khi gặp một sự cố gì không giải quyết được, đảng và nhà nước cộng sản bèn chơi trò “lờ”, mặc cho mọi sự phẫn nộ, mọi lời chửi bới, mọi thái độ phản ứng của người dân cứ như rơi tuột vào cái hố đen im lặng không một tiếng vang cho đến khi người dân mệt mỏi, chán ngán và không lên tiếng nữa. Thế là xong. Chế độ này đã tồn tại suốt bao nhiêu năm qua là bởi cái trò “lờ” rất hiệu quả này.
Khi chơi trò “lờ” như vậy, nhà cầm quyền tự cho là họ đã khôn ngoan vì nếu đụng vào xử lý rốt ráo thì sẽ bứt dây động rừng. Ví dụ, nếu là công ty Formosa gây ra thảm họa, thì danh sách những ai phải chịu trách nhiệm chắc chắn không chỉ có những người thuộc tập đoàn Formosa, mà là tất cả những ai đã hồ hởi đón rước cái công ty này vào, đã ký tên, đã thông qua, rồi các hợp đồng ký kết giữa hai bên có chặt chẽ, đúng đắn về mặt pháp lý không hay bị sơ hở khiến bây giờ há miệng mắc quai…Đó là chưa nói Formosa bây giờ có còn chỉ là của Đài Loan hay lại có cả ông bạn vàng Trung Cộng góp mặt góp vốn vào đó.
Còn một giả thuyết nữa là biển bị nhiễm độc không chỉ vì Formosa xả thải, mà còn do Trung Cộng nhúng tay vào đầu độc biển VN như đã làm đối với vùng biển gần Palawan, hòn đảo của Philippines thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, nhằm phá hoại công nghiệp đánh bắt cá ở đây, cắt đường mưu sinh của ngư dân trên đảo, từ đó xua đuổi ngư dân và dễ dàng chiếm đoạt. (“Philippines tố cáo Trung Quốc đổ hoá chất, đầu độc Biển Đông” (VOA), “Philippine Group Accuses China of Poisoning Disputed South China Sea Fish” (Breitbart). Nếu thật sự như vậy thì thì nhà cầm quyền VN lại càng co vòi, không dám mở miệng.
Để cứu vãn sự tồn vong của đảng, nhà cầm quyền quyết định chọn giải pháp im lặng, bao che cho những kẻ đã gây ra thảm họa cho đất nước, dân tộc thay vì đứng về phía nhân dân. Nhưng họ đã sai lầm bởi thảm họa lần này là quá lớn, và ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống cũng như sinh mạng của cả dân tộc VN, không chỉ hôm nay mà cả những thế hệ tương lai. Mà hậu quả cũng không phải chỉ người dân phải gánh chịu, mà cả nhà cầm quyền cũng đang phải lao đao.
Thứ nhất, khi chưa giải quyết được vấn đề thì người dân vẫn chưa dám ăn cá biển, ngư dân ra khơi hoặc không bắt được cá (vì cá chết quá nhiều), hoặc có bắt được cá thì cũng không bán được bao nhiêu. Hàng ngàn hàng vạn hộ ngư dân sẽ lâm vào cảnh túng thiếu, nợ nần, xã hội sẽ lại phải lo chuyện cứu đói cho ngư dân.
Hãy nhìn những bức ảnh đang lan truyền trên mạng vào ngày 22.5 này, ngư dân xã Song Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An làm đám tang cho cá, tiếp tục xuống đường với những câu hỏi nhức nhối:
- CHÍNH PHỦ ƠI
CÁ CHẾT BIỂN CHẾT VÀ CHÚNG TÔI ĐANG CHẾT
VÌ AI???
- RỪNG ĐÃ CHẾT VÀ BIỂN THÌ ĐANG CHẾT ...
NHỮNG CON THUYỀN NẰM NHỚ SÓNG KHƠI XA!
(hình lấy tử facebook của Tuyen Chí Nguyen (Anh Chí)
Ai sẽ trả lời cho họ? Không ai cả, tất nhiên, ở đất nước này, dưới chế độ này.
Khi ngư dân không thể ra khơi, những con thuyền phải nằm chờ trên bờ thì cũng có nghĩa là những ngày này lãnh hải VN gần như bị bỏ trống. Trước kia, chính những người ngư dân bình thường trên những con tàu nhỏ bé ấy mới là những người đóng vai trò xác nhận chủ quyền của VN trên biển, đồng thời canh giữ lãnh hải chỉ bằng sự có mặt của họ. Bây giờ, cùng lúc với việc Trung Cộng ra lệnh đơn phương cấm đánh bắt cá, mọi năm ngư dân Việt vẫn bất chấp lệnh và ra khơi nhưng năm nay phần lớn trong số họ phải nằm nhà.
Thế là Trung Cộng không cần đánh mà vẫn thắng. Nếu quả đúng là Trung Cộng đã âm thầm đổ hàng tấn chất độc xuống biển thì cái trò thâm độc, tàn ác đó đã thành công. Ngay cả sau vài tháng nữa khi Trung Cộng dỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt cá như mọi năm, và hàng ngàn, hàng chục ngàn tàu cá của ngư dân Trung Quốc dưới sự yểm trợ của đủ loại tàu hải giám, ngư chính, tàu quân sự đội lốt dân sự ào ạt đổ ra biển Đông đánh bắt cá, thì ngư dân Việt vẫn chưa thể ra khơi, nếu biển vẫn còn bị nhiễm độc.
Nếu cứ nhìn vào diễn biến tình hình và suy nghĩ xem ai là kẻ được lợi nhất từ vụ biển bị nhiễm độc, thì cũng không thể trách tại sao chúng ta có quyền nghi ngờ là có bàn tay Trung Cộng nhúng vào. Song nếu muốn có kết luận chính xác thì phải có cuộc điều tra công phu, minh bạch nhằm tìm ra thủ phạm, tố cáo với thế giới và đưa thủ phạm ra tòa án của VN hoặc quốc tế, buộc phải bồi thường v.v…Là những việc mà chắc chắn nhà cầm quyền VN sẽ không làm.
Thứ hai, với hàng ngàn kilomet biển trải dải theo đất nước, VN là nước sống nhờ vào nền kinh tế biển khá nhiều. Khi chưa thể giải quyết dứt điểm vấn đề biển bị nhiễm độc, kinh tế VN sẽ bị ảnh hưởng, những ngành mua bán, chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản cho tới công nghiệp làm muối, làm mắm…đểu bị lao đao. Đối với một nền kinh tế đang khó khăn, nợ quốc tế ngập đầu, đang phải vay nợ sau trả lãi nợ trước, bức tranh ngân sách chưa bao giở xấu đến thế…như hiện tại, thì VN sẽ khốn đốn. Và một khi kinh tế khốn đốn, nhà cầm quyền sẽ phải đối mặt với sự phẫn nộ của người dân.
Vấn đề cuối cùng, ai cũng biết, đó là theo thời gian, mức độ ô nhiễm sẽ càng lan rộng, ngấm xuống cát, xuống lòng đất, theo dòng nước chảy từ Nam ra Bắc và ngược lại. Có nghĩa là người Việt sẽ phải đối diện với một thực tế là biển chỗ nào cũng có nguy cơ bị nhiễm độc, và không chỉ hải sản mà cả muối cũng có thể bị độc. Sẽ đến một ngày VN phải nhập khẩu cả cá, cả muối mà ăn. Còn nếu cứ ăn vào thì hoặc bị trúng độc ngay hoặc chất độc sẽ tích tụ lâu dài trong cơ thề dẫn đến ung thư, sinh ra những đứa trẻ chậm phát triển, dị dạng, quái thai…
Thái độ của nhà cầm quyền đã quá rõ, không thể biện minh hay lý giải theo bất cứ chiều kích nào khác. Rằng họ đã quyết định đánh bài lờ, bỏ mặc đất nước, nhân dân trước thảm họa, chỉ chăm chăm lo bảo vệ chế độ, bào vệ sự tồn tại của đảng bằng mọi giá. Để làm được điều đó, nhà cầm quyền sẵn sàng bao che cho những kẻ gây ra thảm họa biển chết, sẵn sàng bịt miệng báo chí, dư luận, tung công an chìm, công an nổi, côn đồ các loại đàn áp người dân, đánh không chừa cả phụ nữ, trẻ con nếu họ xuống đường biểu tình hoặc lên tiếng phản đối…Sẵn sàng bỏ ra vài ngàn tỷ VNĐ cho một trò hề bẩu cử nhưng để tốn tiền tìm ra nguyên nhân thảm họa, kiện cáo hoặc xử lý thủ phạm thì lại không làm.
Một chế độ phi nhân và sắt máu, chỉ biết đặt quyền lợi ủa đảng và của chính nó lên trên quyền lợi của nhân dân, đất nước thì sẽ luôn luôn ứng xử như thế, đừng mong chờ họ sẽ tự hay đổi. Chi khi nào sức ép của nhân dân đủ mạnh để buộc họ phải thay đổi hoặc thay thế một chế độ khác mà thôi.
Chính vì vậy người Việt cần phải tiếp tục lên tiếng. Bằng cách này cách khác. Không thể để cho nhà cầm quyền đánh bài lờ. Báo chí quốc doanh thì coi như đã lơ, chạy theo những vấn đề khác. Chỉ còn lại báo chí ngoài luồng, các trang mạng xã hội là nơi để tất cả những ai có lương tâm tiếp tục nhắc nhở mọi người đừng bỏ cuộc, phải tiếp tục đấu tranh cho đến khi nào nhà cầm quyền phải minh bạch, xử lý rốt ráo vấn đề, nếu không muốn đối mặt với làn sóng phẫn nộ của nhân dân.
Không ai, dù là ông Barack Obama, chính phủ Hoa Kỳ hay toàn bộ các nước châu Âu cứu được VN. Mọi vấn đề của VN, người Việt phải tự đứng lên giải quyết trước khi thế giới có thể thò bàn tay hỗ trợ, giúp đỡ phần nào. Và thảm họa lần này cũng vậy.

Trung Quốc khoe 40 quốc gia ủng hộ ‘lập trường Biển Đông’


BẮC KINH (NV) - Cuối tuần vừa qua, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc khoe là đã có hơn 40 quốc gia ủng hộ “lập trường của Trung Quốc về Biển Đông.”

Vương Nghị - Ngoại trưởng Trung Quốc, người đã và đang làm thuyết khách. (Hình: AP)

Theo Reuters, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, khẳng định, hơn 40 quốc gia bày tỏ sự ủng hộ này hoặc bằng văn bản, hoặc “bày tỏ bằng các biện pháp khác nhau.” Thậm chí sự ủng hộ không chỉ ở bình diện quốc gia mà còn đến từ các khối quốc gia, ví dụ như liên đoàn các quốc gia Ả Rập.

Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục loan báo về những “thắng lợi ngoại giao” - thuyết phục được các quốc gia ủng hộ lập trường của mình về Biển Đông. Trong số này, đa số là các tiểu quốc như: Fiji (một chuỗi đảo ở phía Nam Thái Bình Dương với dân số chưa tới 900,000 người), Bosnia-Herzegovina (chỉ có khoảng bốn triệu dân ở Châu Âu),... hoặc những quốc gia rất nghèo như: Burundi, Niger, Mozambic,... (cùng ở Châu Phi).

Sở dĩ Trung Quốc ráo riết tìm kiếm sự ủng hộ “lập trường của Trung Quốc về Biển Đông” là vì Trung Quốc cần phải dọn đường để vô hiệu hóa hậu quả vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông tại Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc.

Tuy liên tục khẳng định, Biển Đông là... di sản do tổ tiên người Trung Quốc để lại và vì vậy, Trung Quốc... có đầy đủ bằng chứng “bất khả tranh biện” về chủ quyền tại đó. Nhưng Trung Quốc từ chối tranh luận với Philippines trước Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc và dứt khoát không nộp bất kỳ bằng chứng nào để tòa xem xét. Trung Quốc cũng đã liên tục khẳng định, Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc không có thẩm quyền phân xử đơn kiện của Philippines.

Sau khi Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc tuyên bố thụ lý vụ kiện và dựa trên lập luận, chứng cứ mà Philippines đã nộp, các chuyên gia nhận định, phán quyết mà tòa này sắp công bố sẽ bất lợi cho Trung Quốc, Trung Quốc bắt đầu vận động các quốc gia khác ủng hộ quan điểm của mình: Đó là tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nên được giải quyết bằng các cuộc đàm phán song phương giữa Trung Quốc với từng quốc gia có bất đồng với yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông.

Cho đến nay, Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Liên Âu đều đã trực tiếp khuyến cáo Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết mà Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc sẽ công bố. ASEAN thì nhấn mạnh, tôn trọng luật pháp quốc tế là phương thức duy nhất được chấp nhận để giải quyết các tranh chấp một cách ôn hòa và duy trì hòa bình, sự ổn định trong khu vực.

Trước viễn cảnh có thể bị biến thành “côn đồ quốc tế” vì không tuân thủ luật pháp quốc tế, không thực thi phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế, Trung Quốc mở một chiến dịch ngoại giao, vận động các quốc gia ủng hộ “lập trường của Trung Quốc về Biển Đông.”

Bloomberg từng tường thuật, sau khi dạo một vòng các quốc gia Đông Nam Á, ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc đã đến Nga, Ba Lan ở Châu Âu, Gambia ở Châu Phi,... để tìm kiếm sự ủng hộ. Các đại sứ của Trung Quốc cũng ráo riết làm như thế.

Để tăng thêm tính thuyết phục, hồi cuối Tháng Tư, ông Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Quốc từng khoe rằng, cả Brunei, Cambodia lẫn Lào đều đồng ý về cách thức giải quyết vấn đề Biển Đông của Trung Quốc. Tuy nhiên ngay sau đó, ông Phay Siphan, phát ngôn viên của chính phủ Cambodia đã vội vàng cải chính là ngoại trưởng Trung Quốc có đến thăm Cambodia nhưng hai bên không thảo luận và cũng không có bất kỳ thỏa thuận nào.
Sở dĩ Cambodia phải lập tức cải chính vì điều mà ông Vương Nghị “khoe” đã khiến Cambodia, Lào. Brunei bị các thành viên ASEAN chỉ trích kịch liệt do tiêu lòn với Trung Quốc. Lào và Brunei vẫn im lặng không thừa nhận cũng không phủ nhận “thành tích” của ông Vương Nghị.

Đó cũng là lý do người ta nghi ngờ việc có hơn 40 quốc gia ủng hộ “lập trường của Trung Quốc về Biển Đông.”
Giới quan sát thời sự tin rằng, ngay cả khi Trung Quốc có thể thuyết phục được một số quốc gia lên tiếng ủng hộ quan điểm của mình thì Trung Quốc cũng chỉ có thể giảm thiểu, chứ không thể loại trừ hậu quả bất lợi cho Trung Quốc từ việc phủ nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. (G.Đ)

22-05-2016 2:41:29 PM

Bê-tông hầm chui như ‘kẹo lạc không đường’

HÀ NỘI (NV) - “Đường hơn 45,000 tỷ đồng được nói là đẹp nhất Việt Nam nhưng bê-tông đổ hầm chui không có xi-măng, chỉ cần dùng tay cạy đá dăm ra là được.”

Vết vỡ cho thấy bê-tông hầm chui chỉ trơ lại đá, dùng tay cũng bóc được dễ dàng. (Hình: Tuổi Trẻ) 

Tờ Tuổi Trẻ ngày Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016 dẫn lời ông Lê Xuân Thu (61 tuổi, ở thôn Xuân Thụy, xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội) nói như thế khi ông dùng tay gỡ đá dăm rơi lả tả từ thành hầm chui dân sinh tại km4+900 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Hầm chui dân sinh thôn Xuân Thụy thiết kế rộng 6.5m, cao 3.2m, dài 35m, toàn bộ đổ bằng bê-tông. Đây là một hạng mục thuộc gói thầu EX-1B, dự án đường xe hơi chạy với vận tốc cao Hà Nội - Hải Phòng do tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi), một đại gia quốc doanh, làm chủ đầu tư.

Tổng công ty Vidifi có vốn diều lệ 5,000 tỷ đồng, trong đó ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) góp 50%, ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) góp 29%, tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng (Vinaconex) góp 10% và tập đoàn đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group) góp 10%.

Nhà thầu chính của gói thầu là liên danh tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 và tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4, đám quốc doanh của Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN. Nhà thầu trực tiếp thi công hầm là công ty cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO (thành viên của tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam), công ty con của tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Tư vấn thiết kế là tổng công ty thiết kế GTVT, tư vấn giám sát là liên danh Meinhardt International và tư vấn xây dựng Nhật Việt. Hầm chui được hoàn thành vào tháng 3, 2015, đến ngày 5 tháng 12, 2015 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thông xe toàn tuyến, hầm được đưa vào khai thác đồng bộ với tuyến đường.

“Rất nhiều người bức xúc vì đường cao tốc này hơn 45,000 tỷ đồng mà làm cái hầm chui chất lượng quá kém. Người dân chúng tôi bảo nhau cái này không thể gọi là bê-tông vì không thấy xi-măng. Hay nói kiểu dân gian là nấu kẹo lạc mà không có đường nên rời rạc từng hạt lạc, không thành khối được,” ông Thu được tờ Tuổi Trẻ thuật lời ví von.

Người miền Bắc gọi là kẹo lạc trong khi dân miền Nam gọi là kẹo đậu phụng.

Theo quan sát của phóng viên tờ Tuổi Trẻ, khe co giãn giữa trần hầm vẫn nhỏ nước dù nhiều ngày nay khu vực này không có mưa. Ngoài những vị trí vết thấm sậm màu đã khô, vách hầm phía bên trái tuyến đường xuất hiện những vệt màu vàng nâu chảy theo dòng từ trên xuống đã khô, bám vào vách hầm. Theo ông Thu, đó là những vết nước chảy khi trời mưa.

Khi được nhà báo hỏi về bê-tông hầm chui tại thôn Xuân Thụy như “kẹo lạc không đường,” đại diện phòng triển khai dự án của Vidifi cho biết “bê-tông dùng đổ cống chui do công ty TNHH MTV bê-tông TRANSMECO cung cấp, được trộn từ nhà máy chở đến, kiểm tra chất lượng từng xe trước khi đổ nên bê-tông đảm bảo chất lượng.”
Dự án đường xe hơi cao tốc Hà Nội - Hải Phòng do ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cấp quyết định đầu tư , giao cho Vidifi làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 45,487 tỷ đồng. Tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 105km đi qua các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.

Đây là tuyến đường đầu tiên ở Việt Nam được sử dụng bê-tông nhựa polymer dày 5cm phía trên để giảm khả năng hằn lún vệt bánh xe khi xe tải nặng đi vào. Với 6 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h, tuyến đường giúp thời gian chạy xe từ Hà Nội đến Hải Phòng còn 1 giờ.

Dù được xây dựng tốn kém cao với khả năng “giảm hằn lún vệt bánh xe” nhưng cuối tháng 6, 2014, tờ Đất Việt viết về tình trạng “đường lún sụt như ruộng bậc thang” trên một đoạn dài 20km của cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, rất nguy hiểm cho sự lưu thông. Ông Thứ Trưởng Giao Thông Vận Tải Nguyễn Hồng Trường đổ cho là “tại mật độ lưu thông xe quá lớn.”

Tốn phí xây dựng cầu đường tại Việt Nam được đối chiếu cho thấy đắt gấp 4 lần so với Mỹ nhưng phẩm chất thì vô cùng tồi tệ. Chưa khánh thành đường đã bong tróc, lún sụt. Cầu chưa kịp khánh thành đã sập xuống sông từng xảy ra nhiều hơn một lần. Thậm chí, nhà thầu còn sử dụng cốt tre, cốt gỗ thay cho sắt thép.

Tháng Tư 2015, chính phủ Nhật đã đòi nhà cầm quyền Hà Nội bồi hoàn lại tiền viện trợ từng giải ngân cho dự án đường sắt vì để xảy ra hối lộ. (TN)

22-05-2016 3:25:30 PM 

Vũ khí: Việt Nam ‘mở’ tới đâu, Mỹ mới ‘hé’ tới đó

Theo Người Việt-22-05-2016 5:33:04 PM 
Phạm Chí Dũng
Chưa bao giờ “đói” như lúc nàyTrong lịch sử “bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ” từ năm 1995 cho đến nay, chưa bao giờ nhu cầu“được dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương” của giới cầm quyền Việt Nam lại “đói” như lúc này.
Cảnh đói kém trên hiện hình vào lúc những giàn khoan cá mập của Trung Quốc luôn chực chờ vỗ mặt Biển Đông và cả mặt giới lãnh đạo Hà Nội, nguy cơ một cuộc tấn công quân sự của đế chế Tập Cận Bình là chẳng mấy xa xôi.

“Lần đầu tiên từ khi bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ vào năm 1995, Mỹ sẽ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam” - trước chuyến công du Việt Nam của Tổng Thống Obama vào Tháng Năm năm 2016, giới ngoại giao và một số tờ báo đảng Việt Nam ồn ào tuyên truyền. Năm 2015, khi Tổng Bí Thư Trọng đi Mỹ, tuyên giáo đảng cũng phấn khích đầy bất thường như thế.

Thậm chí trước chuyến công du của Obama khoảng hai tuần, Bộ Quốc Phòng Việt Nam còn“mạnh dạn” tổ chức một hội nghị quốc phòng với sự tham dự của các nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ như Boeing, Lockheed Martin. Thế nhưng hội nghị này đã diễn ra trong vòng bí mật.Truyền thông nhà nước không được phép đề cập đến sự kiện này, còn các phóng viên quốc phòng lại bị cách ly với câu chuyện bí mật trên.

Lối tuyên truyền một chiều “dỡ bỏ hoàn toàn...” càng trở nên xúc cảm thái quá khi trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương - ông Daniel Russel - đến Hà Nội.

Thậm chí vài chuyên gia nhà nước đã trở nên lộng ngôn trên mặt báo chí: “Nếu Mỹ không dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương, tức quan hệ Việt - Mỹ vẫn chưa hoàn toàn bình thường hóa,” bất chấp thực tế nhà nước “luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người” cho tới nay vẫn hoàn toàn thành tâm trong các cuộc đàn áp giới đấu tranh nhân quyền và người dân biểu tình vì môi trường môi sinh.

Nhân quyền, nhân quyền và nhân quyền!

“Lòng tin chiến lược” - cụm từ mà cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mở màn đầy sáo rỗng tại Hội Nghị Quốc Phòng Shangri-la - lại được giới quan chức ngoại giao ra rả lặp lại mà bất cần hiểu chính quyền Việt Nam đã làm được gì để quốc tế “thấy mới tin.”

Tuy thế, đã qua hẳn cái thời chính thể Việt Nam chỉ muốn nhận không muốn cho. Tại cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 10 Tháng Năm, 2016, Trợ Lý Ngoại Trưởng Mỹ Daniel Russel đã bắn một tín hiệu đủ rõ khi nói rằng “chưa có quyết định nào” về lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Ngay trước đó, vị trợ lý chuyên về quân sự này cũng đã phải đặt thẳng vấn đề cải thiện nhân quyền với giới lãnh đạo Việt Nam, khẳng định rằng nhân quyền là một phần quan trọng trong những nội dung của chuyến đến Việt Nam của Tổng Thống Obama.

Ông Russel còn lưu ý rằng Mỹ đã nói rõ hồi năm 2014 và hiện nay vẫn duy trì quan điểm rằng để đưa ra quyết định về lệnh cấm bán vũ khí, Mỹ xem xét các tiến bộ Việt Nam đạt được trong các vấn đề nhân quyền quan trọng: “Chúng tôi đã nói rõ ở thời điểm đó và điều đó vẫn đúng ở thời điểm này, đó là một trong những yếu tố quan trọng có thể dẫn đến dỡ bỏ lệnh cấm là tiếp tục đà tiến trong việc Việt Nam đạt các tiêu chuẩn nhân quyền phổ quát cũng như đạt tiến bộ trong các cải cách tư pháp quan trọng. Với sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược, chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc.”

Những tin tức cập nhật từ Quốc Hội Mỹ càng cho thấy phần lớn giới nghị sĩ Mỹ đang quyết liệt yêu cầu Obama phải tỏ thái độ với Hà Nội, và Mỹ sẽ không thể có nhân nhượng nào nếu Việt Nam vẫn tiếp tục bắt bớ bất đồng, sách nhiễu các nhà hoạt động nhân quyền và gần đây đánh đập dã man nhiều người dân đi biểu tình vì môi trường.

11 Tháng Năm, 2016 - Ngày Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 22, Phó Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Scott Busby đã khẳng định trước cộng đồng người Việt tại Washington: “Trong khi xây dựng mối liên hệ mạnh mẽ hơn với Việt Nam, tôi xin cam đoan với quý vị rằng nhân quyền vẫn là hàng đầu trong lịch trình của chúng tôi.”

Năm 2014, Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam để Việt Nam mua một số mặt hàng quốc phòng giúp bảo vệ vùng ven biển và mặt biển. Động tác này đã khiến chính thể Việt Nam mong ngóng hy vọng rằng Mỹ sẽ “có hành động” nếu Trung Quốc đánh vào Hà Nội.

Thế nhưng lấy gì bảo đảm là sau khi được dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ thực hiện đúng những cam kết về nhân quyền như đã hứa hẹn trong rất nhiều lần nhưng vẫn chỉ là đầu môi chót lưỡi?

Làm những gì Quốc Hội Mỹ muốn

Từ khi trở thành thành viên của hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc và mặc dù vẫn phải báo cáo định kỳ phổ quát về nhân quyền, Việt Nam vẫn đều đặn vi phạm. Chỉ trong tháng đầu tiên của năm 2016 và là lúc “Bộ Ngoại Giao Việt Nam đang chuẩn bị tích cực cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama,” có đến 7 người là các nhà vận động ôn hòa, blogger và chống tham nhũng đã bị kết tội và lãnh án tù, kể cả blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh, cũng được biết tới qua bút hiệu Anh Ba Sàm.

Với chính thể Việt Nam, luôn là những bài học “kinh điển”: như một quy luật từ nhiều năm qua và ngay cả sau chuyến công du Washington Tháng Bảy, 2013 của chủ tịch nước khi đó là ông Trương Tấn Sang, Việt Nam rất thường chủ ý làm lắng dịu hành động đàn áp nhân quyền trước các cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ và những sự kiện liên quan đến TPP; để rồi tiến hành “hồi tố” sau đó từ 1 - 2 tháng. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền rất thường bị bắt đúng vào thời gian quan hệ Việt - Mỹ trở nên “lạnh.”

Một trong những bằng chứng hùng hồn nhất cho lòng dạ giới lãnh đạo Việt Nam chính là việc gần trọn năm sau thời điểm ông Trọng hiện diện ở Washington với cam kết triển khai công đoàn độc lập cho công nhân, cơ quan tuyên giáo đảng vẫn cấm ngặt báo chí nhà nước không được phổ biến cụm từ “công đoàn độc lập.” Những nhà hoạt động công đoàn tự do còn bị công an đánh đập tàn nhẫn.

Nhưng những biểu hiện trong mấy năm qua cho thấy người Mỹ chắc chắn đã rút ra bài học chua chát cách đây 10 năm: vào năm 2006, sau khi được Mỹ nhấc khỏi Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) và còn được trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), chính quyền Việt Nam đã trở lại bản chất nguyên thủy khi tổ chức bắt bớ rất nhiều người bất đồng chính kiến, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012.

Vào lần này, vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Ông Murray Hiebert, chuyên gia về khu vực thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến Lược và Quốc Tế, khẳng định rằng ngay cả khi lệnh cấm vũ khí sát thương được dỡ bỏ thì “điều đó không có nghĩa là Việt Nam có thể thực sự và sẽ được cho phép mua những mặt hàng cụ thể.” Ông nói Mỹ vẫn có thể từ chối các hồ sơ mua những vũ khí cụ thể nếu có những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Chưa kể đến việc nếu được dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, chính quyền Việt Nam sẽ lấy đâu ra tiền để mua, trong lúc còn không đủ tiền trả nợ vay nước ngoài và đến cả tiền cho đầu tư phát triển cũng rỗng ruột? Hay động tác nài níu Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận chỉ mang ý nghĩa như một đòn tâm lý “hù” Trung Quốc rằng Việt Nam đã có Mỹ “chống lưng?”

Thực tế nhân quyền và nhiều lý do quá đủ “nhạy cảm” khác đang khiến cho lộ trình được mua vũ khí sát thương của Việt Nam trở nên vô định. Ngay trước mắt trong chuyến thăm Việt Nam lần này, nhiều khả năng tổng thống Mỹ sẽ làm những gì mà Quốc Hội Mỹ muốn: Nhân quyền.

Có lẽ khả năng rõ nhất là Mỹ sẽ chỉ gỡ bỏ thêm một phần lệnh cấm vận, nhưng kèm theo những điều kiện cụ thể, rất cụ thể, về nhân quyền.

Nếu kịch bản “dỡ bỏ hoàn toàn” diễn ra vào cuối năm 2016 hoặc sang năm 2017, điều đó cũng phải tương ứng với một lộ trình rất chi tiết về cải thiện nhân quyền mà chính thể ưa nuốt lời phải cam kết trước người Mỹ.
Như một quy luật, Việt Nam “mở” tới đâu thì Mỹ mới “hé” tới đó.

Bầu cử độc đảng độc diễn tại Việt Nam ‘vũ như cẩn’

Tư Ngộ/Người Việt


HÀ NỘI (NV) - Như có từ thời khai sinh ra cái chế độ “Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,” một cuộc bầu cử đúng tiêu chuẩn “đảng cử dân bầu” diễn ra tại Việt Nam hôm Chủ Nhật 22 tháng 5, 2016, đúng theo sự sắp đặt của chế độ.


Phiếu cử tri bị tẩy chay với gạch chéo với những lời viết phản đối. (Hình: FB Lê Anh Hùng)


Cuộc bầu cử Quốc Hội CSVN mà tất cả các ứng cử viên độc lập đều bị “Hội đồng bầu cử quốc gia” dùng đủ mọi mánh khóe để gạt bỏ họ ra ngoài. Chỉ còn lại là các ứng cử viên do Đảng CSVN chọn lựa mà người ta sẽ nhìn thấy tất cả các đảng viên chóp bu của đảng nắm các chức vụ cao trong đảng và nhà nước đắc cử “vẻ vang.”


Có khoảng 69 triệu cử tri chọn lựa 500 đại biểu trong số 870 ứng cử viên để bầu vào Quốc Hội Khóa 14. Theo Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia, trong số đó có 458 người là đảng viên, 339 là nữ, 204 thuộc các sắc tộc thiểu số. Những ứng cử viên dù không phải là đảng viên đảng CSVN cũng đều là những tay sai được lựa chọn kỹ lưỡng, không phải các thành phần đối lập với chế độ độc tài đảng trị và cực kỳ tham nhũng đang nắm quyền.
Giới báo chí quốc tế xưa nay vẫn gọi Quốc Hội CSVN là “con dấu cao su” tức chỉ làm theo lệnh, không có quyền hành gì ngoài việc giơ tay biểu quyết “nhất trí cao.”


Theo tường thuật của VnExpress, cho đến 17 giờ ngày Chủ Nhật, “tổng số cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc Hội và đại biểu HĐND các cấp là hơn 63.3 triệu, đạt 95.84%.” Tuy nhiên, “một số điểm đã xin lùi thời gian đóng hòm phiếu” rất có thể là số người đi bỏ phiếu khá thấp, một hình thức tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội người ta không tin có sự công bằng và lựa chọn đúng người có khả năng.



Hai “thanh niên xung phong” ngồi chơi với điện thoại di động trong khi bà cụ già ngồi không, 
vì không có việc gì làm tại một phòng bỏ phiếu ở Hà Nội ngày 22 tháng 5, 2016. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)


Kết quả kiểm phiếu không có gì bảo đảm đúng sự thật khi hoàn toàn do lệnh đảng vo tròn bóp méo, làm đẹp con số hầu tuyên truyền khoe khoang.


Nữ ca sĩ Mai Khôi, nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy, Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, Luật Sư Võ An Đôn, Facebooker Nguyễn Thúy Hạnh, Facebooker Đặng Bích Phượng, Mục Sư Nguyễn Trung Tôn v.v... là những ứng cử viên độc lập bị chế độ gạt ra ngoài. Tất cả đều bị hệ thống tuyên truyền độc quyền của nhà nước vu khống nhiều thứ chuyện.

“Tôi nghĩ tôi có thể là một ứng cử viên. Tuy nhiên tiến trình lựa chọn không minh bạch.” Nữ ca sĩ Mai Khôi nói trong một cuộc phỏng vấn về lý do bị gạch tên. Tiến Sĩ Nguyễn Quang A thì cho hay trong một cuộc phỏng vấn rằng ông bị loại ra ngoài với cái cớ “không chào hỏi” mấy người trong Ủy Ban Bầu Cử.


Hôm Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016, báo điện tử VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Hạnh Phúc, tổng thư ký Quốc Hội CSVN, chánh văn phòng Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia đề nghị người dân đi bỏ phiếu bầu đại biểu cơ quan quyền lực cao nhất vì đây là quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân với đất nước, không nên bầu hộ, bầu thay.


Nữ ca sĩ Mai Khôi ra ứng cử quốc hội bị gạt ra ngoài. (Hình Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

“Luật không cho phép bầu hộ, bầu thay nên nếu làm vậy là vi phạm quy định của pháp luật và tùy theo từng mức độ để xử lý,” ông Phúc được VnExpress thuật lời nói.

Nhưng trên trang Facebook của ông JB Nguyễn Hữu Vinh phổ biến một video clip từ youtube cho thấy một phụ nữ “công khai ngồi gạch các ứng viên từ quốc hội tới Hội Đồng Nhân Dân các cấp. Người phụ nữ này bầu giùm rất nhiều người. Bà ta đã gạch rất nhiều...”Một Facebooker khác đang ở Hà Nội cho hay viên chức nhà nước ở Nghệ An đã tới gia đình người thân của ông yêu cầu bà đi bầu thay cho ông.

Trên trang Facebook của ông Nguyễn Tường Thụy, ông kể chuyện ở khu vực bỏ phiếu số 2 xã Vĩnh Quỳnh. Cả một lực lượng công an an ninh đông đảo cùng với các đoàn thể được huy động chỉ nhằm ngăn cản cử tri chụp ảnh lá phiếu của mình. Ông cho biết trong 40 phút giằng co nhưng chỉ ghi được chưa đầy 1 phút.

Tại Nghệ An, trong ngày bầu cử, hàng trăm ngư dân xã Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, đội khăn trắng kêu cứu chính phủ, với khẩu hiệu: “Chính phủ ơi! Cá chết, biển chết và chúng tôi đang chết!” Ngư dân là những người chịu ảnh hưởng nặng nề từ thảm họa cá chết hàng loạt gây ra bởi công ty gang thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh xả chất thải độc hại ra biển.

22-05-2016 3:34:37 PM 

Ứng viên ĐBQH Trịnh Thị Phương: “Em chỉ gội đầu giỏi, có biết bầu cử là gì đâu”

Bà Trịnh Thị Phương, một người làm nghề gội đầu, làm tóc ở Bắc Ninh được lựa chọn trở thành một ứng viên tự do và có tên trong danh sách bầu cử Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói như thế khi được hỏi lý do vì sao lại ra ứng cử HĐND tỉnh Bắc Ninh.

Ứng viên ĐBQH Trịnh Thị Phương: “Em chỉ gội đầu giỏi, có biết bầu cử là gì đâu”


Danh sách ứng viên ĐBQH có tên bà Trịnh Thị Phương. Ảnh: CĐVN 
 
Bà Phương cho biết là bên xã muốn tìm người “nguyên chất” không biết gì về đảng, xã… này nọ để ra ứng cử, và thế là người ta chọn chị.
Ngày mai 22/5 là ngày bầu cử Quốc hội, và Hội đồng nhân dân các cấp nhưng trên mạng hiện nay xuất hiện những tờ giấy đánh máy “Định hướng đắc cử” của tỉnh Nghệ An và Đà Nẵng được cho là làm ra để loại những ứng viên khác và chỉ chọn những ứng viên do đảng bầu.
Một số người cũng tuyên bố trên Internet sẽ tẩy chay cuộc bầu cử này.
Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng đăng tải Thẻ cử tri của mình ghi rõ: “Đi bầu cử là quyền, không phải nghĩa vụ. Tẩy chay cuộc bầu cử bịp, không đi trao trứng cho ác”.
Ông nói: “Đã hơn 40 ngày rồi – Cá chết, biển miền trung bị nhiễm độc nặng vẫn chưa biết nguyên nhân.
không thấy đại biểu đảng cử nào hé răng”.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, một người trẻ ở Đà Nẵng nói mình dứt khoát sẽ không đi bầu vì “Tôi chán ghét sự dàn xếp. Thử tượng tưởng bạn được rủ đi xem một trận bóng đá. Đến sân rồi bạn nhận ra là 20/22 cầu thủ của hai đội đến từ một phe. 02 cầu thủ còn lại được chính phe đó duyệt để tham gia trận đấu. Bạn tổ chức do phe đó thành lập và điều hành. Trọng tài cũng là người của phe. Kết quả trận đấu đã có cách đây 4 tháng”.
Các báo nhà nước cho hay cuộc bầu cử Quốc hội, và Hội đồng nhân dân các cấp lần này tiêu tốn 3600 tỷ đồng, tức là gấp 2,5 lần tượng đàii Bác Hồ ở Sơn La.
Theo Dân Luận-22-05-2016
https://www.danluan.org/tin-tuc/20160522/ung-vien-dbqh-trinh-thi-phuong-em-chi-goi-dau-gioi-co-biet-bau-cu-la-gi-dau#sthash.1AtX0ccD.dpuf

Nhân quyền và súng Mỹ

Lê Văn (Danlambao) - Cần phải nói ngay rằng Nhân quyền là quyền của người còn sống còn súng được dùng để bắn giết chứ không để cứu người cho nên người ta thấy ngay Nhân quyền và Võ khí là hai biểu tượng vô cùng tương phản. 

Nhân quyền là quyền của người dân Việt, còn võ khí sát thương là do công ty Mỹ chế ra và chánh phủ Mỹ đồng ý bán, nhưng tại sao lại có chuyện một chế độ chống lại Nhân quyền rất nổi tiếng như cs Việt Nam, một chính quyền ăn cướp và tham nhũng bậc nhất thế giới vừa hèn với giặc vừa rất ác với dân mình nhưng lại rất muốn mua vũ khí sát thương của Mỹ có phải vì súng Mỹ có độ sát thương cao hơn súng Tiệp, súng Nga, súng TC hay Do thái...? Chưa chắc!!!

Như vậy VN mua súng Mỹ để sát thương ai? Đây mới là chuyện cần bàn!!!

Nhiều tin nổi bật sau khi quan hệ Việt - Trung trở nên căng thẳng do việc Trung cộng hạ đặt dàn khoan 981, TC luôn xua đuổi hay đâm chìm tàu cá VN, tuyên bố không công nhận phán quyết sắp tới của Tòa Quốc tế vì bị Phi kiện, bồi đắp xây dựng căn cứ quân sự, đặt hỏa tiễn trên các đảo ở Trường sa thuộc chủ quyền của VN, chuẩn bị đặt vùng cấm bay và mới đây bắt đầu giở thái độ hung hăng bay chận phi cơ trinh sát Mỹ... thì csVN chỉ khua chiên gõ trống và đánh võ mồm và cụ thể hơn sau thảm họa cá chết tràn lan cả hàng trăm cây số dọc biển miền trung mà thủ phạm hầu như chắc chắn là do chất thải rất độc từ nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh do Ðài Loan cùng TC làm chủ... sau cả hàng tháng mà vẫn loay quay ấp ửng không đưa ra được 1 lời giải thích nào coi được trước sự căm phẫn và đòi hỏi rất tự nhiên về môi trường của người dân.

Thay vì nhận được thái độ có trách nhiệm thì chính quyền cứ mặc kệ cho dân chúng cả nước lo âu, ta thán trước hiểm họa môi trường sống bị nhiễm độc, trong khi hơn 800 tờ báo, hàng chục đài TV, hàng ngàn tay viết khắp nước ăn lương của dân lại im hơi lặng tiếng. Sự bực bội bất mãn không thể chịu đựng nổi đã bộc phát thành hàng loạt cuộc biểu tình ôn hòa nhưng ngay lập tức bị công an vu khống họ bị bọn xấu xúi giục và phối hợp với TNXP, bộ đội đội lốt Dân phòng thẳng tay đàn áp bằng gây gộc, hơi cay, gây cảnh máu đổ ngay cả trên các cô sinh viên yếu đuối hay những phụ nữ với con thơ... 

Khi tay vẫn chưa hết mỏi vì đánh đập dân lành thì Hà Nội lại rất mong muốn Mỹ gỡ bỏ thêm cấm vận vũ khí sát thương và Mỹ cũng đang "tính đến chuyện bán nó cho csVN nếu Hà Nội có "tiến bộ nhân quyền" làm cho người ta liên tưởng rằng súng Mỹ dường như là "để bắn ai đó" hoặc để nhằm "sát thương Trung cộng" và VN hình như đang chuẩn bị để "thoát Trung - nhập Mỹ"??? 

Như vậy, thực chất của các vấn đề trớ trêu nầy là gì, ở đâu, hệ quả của nó như thế nào?

Không một ai nghi ngờ gì nữa về cuộc đụng độ ngày càng quyết liệt giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn, với vị trí địa chiến lược đặc thù, VN vừa là gạch nối giữa TC và khối ÐNÁ vừa là bao lơn hướng ra biển Ðông, nơi mà Bắc Kinh công khai xác nhận 90% chủ quyền, mặt khác sự đồng hành về ý thức hệ XHCN và bị lệ thuộc hầu như toàn diện về chính trị cũng như kinh tế và xã hội, làm cho Ðảng CS Việt Nam chỉ có những vai trò và khả năng giới hạn như Hà Nội không thể ngăn chặn tham vọng bành trướng của Bắc Kinh cũng như không thể chi phối được các chính sách của Hoa Thịnh Đốn do đó vị trí của CS Việt Nam đang ngày càng xa lầy, bị động và lún xâu hơn vào cuộc đụng đầu Hoa - Mỹ.

Có phần chắc Trung Quốc đã xẩy tay kiểm soát tại Miến Điện và sẽ không để nó lập lại tại Việt Nam vùng địa chiến lược quan yếu giàu tài nguyên vừa là trục lưu thông hàng hải chiến lược của chính Bắc Kinh vừa là của các đối thủ là Hoa Kỳ - Nhật - Đại Hàn - Đài Loan. 

Chính sách của Tập Cận Bình đối với Hà Nội không thay đổi, Việt Nam vẫn phải làm phên dậu cho Trung Cộng, phải thần phục và phục vụ cho chính sách mới của Bắc Kinh tại Đông Nam Á.

Đứng trước các đe dọa xung khắc lớn giữa Mỹ đang chuyển sức mạnh về Á châu và Trung Cộng cương quyết trở thành cường quốc biển, cách đối phó tình thế của VN không còn dựa theo một chính sách lâu dài mà trở thành các phản ứng có tính giai đoạn dựa theo tương quan lực lượng nội bộ và các bước đi của từng nước lớn.

Câu hỏi đặt ra là, một số nước Đông Nam Á Châu trong đó Việt Nam đang bị Trung Quốc đe dọa cần chuẩn bị cách nào để đối phó và Việt Nam phải có những bước đi thích hợp nào để được Mỹ cùng các nước liên hệ trong vùng hỗ trợ một cách dễ dàng và lâu bền trong khi Miến Điện đã tự mình chủ động giải quyết.

Một đặc điểm nổi bật khác giữa Miến Điện và Việt Nam là: tuy Miến Điện phải chịu sự cai trị bởi nhóm quân phiệt từ thập niên 1960 thì Việt Nam lại bị cộng sản thống trị, một đảng tuy mang danh cộng sản nhưng thực chất là một tập đoàn Mafia tham nhũng lộng hành có hệ thống rất dã man và độc ác. 

Do đó, đánh giá thấp quyết tâm thống trị của Đảng Cộng Sản VN sẽ là một sai lầm rất lớn.

CSVN đứng trước hai viễn ảnh:

1- Nếu càng lệ thuộc vào TC, biển đông sẽ mất, nền kinh tế, chính trị xã hội sẽ dần dần lọt vào tay kiểm soát của Bắc Kinh, nền sản xuất nội địa sẽ bị TC đè bẹp, Bắc Kinh sẽ cắt đứt đường hàng hải huyết mạch thế giới đi ngang biển đông, đặt vùng cấm bay toàn vùng, VN lại trở thành tiền đồn của Trung cộng chống lại ASEAN, Mỹ, Nhật, Hàn, Úc, Ấn, chống lại thế giới Tự Do, đầu tư quốc tế từ từ cất cánh, thất nghiệp tràn lan, dân & nhân công TQ tràn ngập, căng thẳng xã hội bùng phát dần dần đưa đến bạo loạn trong xã hội và hỗn loạn trong ÐCS.
2- Nếu càng nhượng bộ Mỹ để mở rộng Nhân quyền, các lực lượng Dân chủ sẽ lớn mạnh, tinh thần Dân tộc bài Hoa sẽ trỗi dậy, chế độ nhanh chóng bị lật đổ, nền Dân chủ pháp trị thiết lập, các thế lực bất chánh bị loại trừ, Trung cộng mất cả chì lẫn chài, khi chế độ CS Hà Nội xụp đổ, nó báo hiệu cho mùa xuân Dân chủ Bắc kinh cũng gần kề... cho nên trước viễn ảnh đó không bao giờ Bắc Kinh chịu bó tay ngồi nhìn?

Viễn ảnh thứ 1: Với bản chất xâm lăng từ trong huyết quản, vì quyền lợi cốt lõi sống còn, Hán cộng không thể quay ngược chính sách đối với CSVN mà còn sẽ mạnh tay, bạo tợn hơn nữa, để cản bớt các tác hại nầy CSVN sẽ không ngần ngại nghiêng về Mỹ để cản bớt Bắc Kinh bằng cách mở rộng hợp tác quân sự, mua võ khí sát thương, cho Mỹ có một vai trò giới hạn có điều kiện về căn cứ hải quân, tuần tra trên biển... 

Viễn ảnh thứ 2: Ðể giải tỏa áp lực về Nhân quyền của Mỹ hầu đạt được mục đích mua Vũ khí sát thương cùng các mưu mô khác, CSVN chỉ ban phát những thứ Nhân quyền giới hạn, các dạng Dân chủ què quặt nặng về hình thức, không có thực chất miễn sao duy trì được quyền thống trị.

Trong bối cảnh này các Nhà tranh đấu Nhân quyền cùng các Lực lượng Dân chủ trong và ngoài nước nhất là tại Hoa Kỳ, phải khéo léo, uyển chuyển đánh vào các điểm yếu nhất của CS, nhắm vào hai quyền cơ bản nhất là Tự Do Tôn Giáo và Tự Do Ngôn Luận, vận động chính giới Mỹ cũng như quốc tế thành hình các cơ chế vừa hỗ trợ đắc lực cho đồng bào trong nước đạt được các quyền căn bản nầy vừa bảo vệ thật hiệu quả nhằm tránh sự đàn áp và trở mặt của CS.

Cần tấn công đồng loạt nhiều mặt vào họa tham nhũng, bất công, môi trường sinh sống đến an toàn xã hội nhất là sự vẹn toàn lãnh thổ, họa bán nước…, nếu cần tổ chức bãi công, đình công, lãng công, bất tuân hay biểu tình... làm tê liệt kinh tế khi cần thiết cho đến khi đạt được các mục tiêu tranh đấu.

Cả hai tác động vừa ngược chiều vừa khắc chế nhau sẽ kéo căng thân xác ÐCS, sức ép càng tăng càng làm cho chế độ csVN bị phân thây sớm.

22.5.2016


Lời kêu gọi tiếp tục tranh đấu bảo vệ môi trường, đòi hỏi sự minh bạch và tẩy chay bầu cử

Thảm họa cá chết vì môi trường bị nhiễm độc không phải là thảm họa đầu tiên; bởi vì đại đa số nhân dân Việt Nam trong nhiều năm qua đã cúi đầu chịu đựng trong sợ hãi và thờ ơ trước những vấn nạn của đất nước.

Đây cũng sẽ không là thảm họa sau cùng nếu chúng ta dừng bước, đầu hàng trước những khủng bố, đàn áp, bắt giam trái phép của cường quyền. Dừng bước tức là chấp nhận viễn ảnh những thảm họa khác trong tương lai sẽ tiếp tục xảy ra.

Do đó chúng ta phải tiếp tục.

Tiếp tục tranh đấu không những chỉ với mục tiêu bảo vệ môi trường mà còn tranh đấu để lấy lại quyền công dân được lên tiếng nói, quyền bày tỏ nguyện vọng đối với mọi vấn đề ảnh hưởng đến đời sống của người dân, vận mệnh của dân tộc và tương lai của thế hệ mai sau.

Tiếp tục tranh đấu để một ngày không xa người dân Việt chấm dứt tình trạng vô trách nhiệm của một nhóm người giành lấy quyền lãnh đạo độc tôn, luôn quanh co hoặc im lặng trước những thảm họa xảy ra trên đất nước. Việc thiếu minh bạch, thông đồng, bao che từ trung ương đến địa phương chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biển bị nhiễm độc, cá chết hàng loạt. Thiếu minh bạch chính là mảnh đất màu mỡ cho nhưng tai họa tiếp tục nảy nở trong tương lai.

Tình trạng vô trách nhiệm của chính phủ, các đại biểu quốc hội là hệ luỵ của những cuộc bầu cử hoàn toàn do đảng cộng sản sắp xếp, quyết định. Những quan chức nắm được vị trí điều hành quốc gia không đến từ sự tín nhiệm của người dân, do đó họ không cần đáp ứng nguyện vọng của quần chúng cử tri để được tái tín nhiệm. Họ chỉ cần phục vụ cho đảng để được tái phối trí vào những địa vị chức quyền cao hơn.

Do đó, chúng ta không những đấu tranh bảo vệ môi trường, đòi hỏi minh bạch, mà còn phải tẩy chay những cuộc bầu cử đã sản sinh ra tập đoàn điều hành quốc gia vô trách nhiệm.

Chúng ta phải tiếp tục tranh đấu bảo vệ môi trường, đòi hỏi sự minh bạch và tẩy chay bầu cử cho dù phải đối diện với muôn ngàn hiểm nguy đe dọa. Không có cuộc tranh đấu bình an và thảnh thơi nào trong một chế độ độc tài toàn trị.

Trong tinh thần đó, Dân Làm Báo xin được xem lời kêu gọi này như là một trong nhiều lời kêu gọi khác của những công dân Việt Nam, góp phần vào việc thúc đẩy mọi người cùng đồng hành tranh đấu với những phương hướng như sau:

- Bất cứ lúc nào, nơi nào, trong mọi hoàn cảnh và phương thức sáng tạo khác nhau, hãy cùng nhau duy trì ngọn lửa đấu tranh, tiếp tục chuyển tải thông điệp bảo vệ môi trường qua hình tượng cá, các khẩu hiệu như Cá cần nước sạch, NƯỚC cần minh bạch.

- Đấu tranh bằng phương cách trăm hoa đua nở, phi tập trung, phân tán, nhanh gọn, không theo một kế hoạch duy nhất nào và không cần dưới một tổ chức, lãnh đạo nào.

- Khai dụng mọi sinh hoạt bình thường trong đời sống để qua đó thể hiện những đòi hỏi, hòa nhập vào những nơi đông người để bày tỏ mục tiêu và lập trường. Đồng thời, nắm bắt những cơ hội cho phép chúng ta đấu tranh hiệu quả hơn, được thế giới quan sát và biết rõ hơn, điển hình là chuyến viếng thăm của tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama vào ngày 23.05.2016

- Hãy cùng nhau thực hành cuộc đấu tranh bằng phương thức bất tuân dân sự đối với cuộc bầu cử do đảng CSVN tổ chức và thao túng. Hãy tìm mọi cách để không đến phòng phiếu vì đảng chẳng bao giờ quan tâm đến việc chúng ta bầu cho ai, hay gạch hết tên những ứng cử viên vì chẳng ai biết chúng ta làm chuyện đó. Kết quả đã được đảng CSVN định trước. Đảng chỉ cần hình ảnh người người xếp hàng đi bỏ phiếu để chứng minh nước CHXHCNVN "dân chủ đến thế là cùng". Hãy đi du ngoạn, về quê thăm viếng người thân, hay ý nghĩa hơn là vào ngày bầu cử, chúng ta có mặt tại những vùng bị nhiễm độc để thu thập tin tức, thăm hỏi ngư dân; hay đi Hà Nội, Sài Gòn trước một ngày để chuẩn bị chào đón Tổng thống Obama với một bó hoa, hình cá trên mặt và thông điệp về quyền con người, trong đó có quyền bày tỏ chính kiến về thảm họa môi trường và trách nhiệm của giới cầm quyền.

Thảm họa môi trường phản chiếu tình trạng một chính phủ không minh bạch. Thảm họa một chính phủ không minh bạch cho thấy cội nguồn của thảm hoạ "đảng cử dân bầu". Tất cả làm nên thảm họa cả NƯỚC bị nhiễm độc từ tinh thần đến thể chất bởi đủ mọi thứ trong hơn nửa thế kỷ qua.

Không còn chỉ là chuyện cá chết vì nhiễm độc nữa! Ở trên bờ mảnh đất cong quằn chữ S, hàng trăm triệu con người, thế hệ này tiếp sang thế hệ khác đã và đang ngộ độc từ nội tạng đến tâm hồn bởi chất thải mang tên cộng sản Việt Nam. Đại đa số người dân có khác gì những con cá đáng thương kia, ngày hôm nay tung tăng vô tư bơi lội theo tấm bảng chỉ đường của đảng, ngày mai đây phơi bụng chết giữa trời!?

Cá chết, người cũng đang héo mòn, đất nước cũng đang ngắc ngoải. Chúng ta không còn con đường nào khác hơn là từ những đòn thù chế độ, tiếp tục ngồi dậy, đứng lên và tiến bước tiếp tục tranh đấu bảo vệ môi trường, đòi hỏi sự minh bạch và tẩy chay bầu cử.

20.05.2016