Saturday, August 8, 2015

Bà hỏa thiêu rụi dãy nhà trọ, người dân tháo chạy náo loạn

chay day nha tro ca khu dan cu nao loan

Hiện trường nơi xảy ra vụ hỏa hoạn

Đến khoảng 16 giờ ngày 8.8, lực lượng chức năng mới cơ bản được khống chế được vụ hỏa hoạn thiêu rụi dãy nhà trọ khiến cả khu dân cư náo loạn tháo chạy.

Trước đó vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 14 giờ 30 cùng ngày tại căn nhà 134/28 Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM rồi bắt đầu cháy lan toàn bộ khu nhà. 
Thấy vậy, một số người dân đã hô hoán dùng nước chữa cháy nhưng do căn nhà bị khóa trái cửa nên ngọn lửa nhanh chóng lan nhanh sang các căn bên cạnh.
chay day nha tro ca khu dan cu nao loan
 Khói bốc lên nghi ngút khiến người dân tháo chạy tán loạn
Bà Nguyễn Thị Sáu (58 tuổi) sống tại khu vực này chưa hết hoảng hồn kể lại: “Khoảng 14 giờ 30 cùng ngày tôi vừa ngủ trưa dậy thì hoảng hồn nghe tiếng nổ lớn, nhìn qua cửa sổ tôi phát hiện khói đang bốc lên nghi ngút ở căn nhà bên cạnh nên đã hô hoán để mọi người dân biết chạy ra ngoài an toàn".
chay day nha tro ca khu dan cu nao loan
chay day nha tro ca khu dan cu nao loan
 Đám cháy khiến cả khu dân cư náo loạn
Phát hiện khói bốc lên nghi ngút, do sợ cháy lan, nhiều hộ dân xung quanh đã di tản đồ đạc ra ngoài. Người già và trẻ em được đưa ra xa khu vực cháy để đảm bảo an toàn. Sau khi nhận được tin báo, lực lượng PCCC quận Bình Thạnh đã điều hàng chục chiến sĩ cùng 4 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa.
chay day nha tro ca khu dan cu nao loan
 Lực lượng PCCC dập lửa
Rất may lúc xảy ra vụ hỏa hoạn, phần lớn người đi làm không có nhà. Duy chỉ có một cụ ông đang ở trong nhà đã được người dân kịp thời giải cứu ra ngoài và bị bỏng nhẹ.
Cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ cũng như thống kê tài sản thiệt hại.
18:42 08-08-2015
Lê Quyết

Bé trai sơ sinh 11 ngày tuổi bị một phụ nữ đâm xuyên sọ não

so nao

Bé trai sơ sinh sau khi được phẫu thuật đã đưa đến khoa sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM để tiếp tục điều trị ( ảnh chụp chiều 8.8)

Một bé trai sơ sinh 11 ngày tuổi đang ở tại khoa sơ sinh cùng với mẹ, bất ngờ bị kẻ lạ mặt dùng dao đâm vào đầu xuyên qua sọ não. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật mở hộp sọ để lấy con dao dài 28 x 2,7cm ra khỏi đầu của bé trai sơ sinh này.

Bé trai bị một tai nạn thương tâm trên là con của chị Võ Thị Hồng Duyên (sinh năm 1983, ngụ huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long).
Chiều 8.8, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết sau hơn 3 tiếng đồng hồ phẫu thuật mở hộp sọ, các bác sĩ đã lấy được con dao ra khỏi đầu của bé trai sơ sinh này.
Theo bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, trưởng ê kíp phẫu thuật, đến gần 14 giờ chiều nay (8.8), các bác sĩ đã phẫu thuật xong,  rút được con dào dài 28 x 2,7 cm đâm sâu vào đầu bé đến 11 cm.
so nao
Kết qua chụp CT cho thấy, con dao của kẻ ác thủ đã đâm sâu vào não của cháu bé đến 11cm 
“Hiện các bác sĩ vẫn đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của bé trai sơ sinh này trong vòng 24 tiếng đồng hồ, để xem có bị nhiễm trùng hay những tổn thương khác ở não. Đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của bé đang có những chuyển biến tốt, tay chân cử động bình thường,đặc biệt không có những dấu hiệu bất thường ở vùng mắt. Nếu sau 24 tiếng đồng hồ, sức khỏe bé ổn định, chúng tôi sẽ cho tiến hành chụp CT não để đánh giá lại tổn thương ở não, có phương pháp điều trị phù hợp”, bác sĩ Hiếu cho biết.
Theo người nhà của sản phụ Duyên, khoảng 3 giờ sáng 8.8, chị và bé trai đang nằm ngủ tại khoa sơ sinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long thì bất ngờ một phụ nữ lạ mặt đột nhập vào phòng. Chị Duyên tưởng kẻ trộm vội hô hoán thì bị người phụ nữ này dùng dao đâm một nhát chí mạng vào đầu bé trai sơ sinh con chị Duyên. Lúc này chị Duyên ngất lịm. Ngay sau đó, người phụ nữ lạ mặt đã bi bắt giữ.
Sau khi sự việc xảy ra, cháu bé sơ sinh được chuyển đến khoa cấp cứu để tiến hành sơ cứu, băng bó, cầm máu và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM.
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Tâm –Trưởng khoa Hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết ngay sau khi tiếp nhận bé trai sơ sinh, các bác sĩ đã tiến hành cho truyền dịch và chụp CT não để đánh giá các tổn thương của bé.
Kết quả CT cho thấy dao đâm từ hốc mắt trái xuyên qua não phải, thấu ra phía sau. Bé có thể đột tử bất cứ lúc nào, do có bệnh viêm phổi kèm theo.
Sau khi hội chẩn với các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện 115, TP.HCM, các bác sĩ  quyết định phải tiến hành mổ mở hộp sọ để lấy dao ra khỏi đầu của cháu bé.
Được biết, trước đó 11 ngày bé trai này được sinh ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long, trong tình trạng khỏe mạnh, cân nặng 3,5kg.  Sau đó bé được cho xuất viện về nhà. Tuy nhiên, cách đây 4 ngày, bé có dấu hiệu ho, khò khè, gia đình đã đưa trở lại bệnh viện khám. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phổi và đề nghị nhập viện điều trị. Điều trị được một thời gian, bệnh đã thuyên giảm thì xảy ra chuyện.
18:38 08-08-2015
Hồ Quang  

CSVN sắp ký thoả ước giao Bản Giốc cho Tàu để ‘cùng khai thác’

Bảng Đỏ (Danlambao) - Giữa lúc dư luận đang sôi sục trước thông tin xây tượng đài nghìn tỷ ở Sơn La, nhà cầm quyền CSVN đã âm thầm đàm phám với Trung Cộng về việc ký kết hiệp định ‘cùng khai thác’ thác Bản Giốc, thuộc chủ quyền Việt Nam.

'Thống nhất tất cả các điều khoản'

Theo Thông tấn xã Việt Nam, cuộc đàm phán về hiệp định mang tên ‘Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc’ đã diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Cộng.

Vòng đàm phán lần thứ 4 kéo dài trong 5 ngày, từ 2 đến 6/8/2015. Phía CSVN được nói đã ‘thống nhất đối với tất cả các điều khoản của hiệp định’.

“Vòng đám phán diễn ra trong không khí hữu nghị, thẳng thắn và cầu thị”. 

“Hai bên đã tập trung trao đổi về các nội dung còn tồn đọng và đã đi đến thống nhất đối với tất cả các điều khoản của Hiệp định”, thông tấn xã Việt Nam cho biết. 

Trưởng đoàn phía CSVN tham dự cuộc đàm phán bán nước này là một quan chức bộ ngoại giao, giữ chức phó chủ nhiệm uỷ ban biên giới quốc gia. 

Dù không được nêu tên, nhưng nhân vật này có thể là ông Trần Duy Hải.

Kết thúc cuộc họp, quan chức hai bên đã ký vào biên bản kết quả đàm phán. Dự định, hiệp định ‘cùng khai thác’ Bản Giốc sẽ được CSVN ký kết trong lần đàm phán sắp tới.

Hợp thức hoá việc bán nước.

Việc ký hiệp định trên chính là một chiêu bài nhằm hợp thức hoá hành động bán nước của tập đoàn Việt gian cộng sản. 

Đây cũng là một phần của ‘món nợ’ Thành Đô năm 1990, trong chuỗi các âm mưu thôn tính, sát nhập Việt Nam vào tay Trung Cộng. ‘Hợp tác’ và ‘cùng khai thác’ chỉ là một lối nói lừa bịp, mị dân.

Cứ với đà này, không chừng một ngày Trung Cộng sẽ đòi CSVN ‘cùng khai thác’ cái lăng Ba Đình. Vì dù sao Trung Cộng có đầy đủ tài liệu để chứng minh Hồ Chí Minh - tức thiếu tá Hồ Quang là một người Tàu.

*

Bản Giốc là một thác nước tuyệt đẹp, theo lịch sử hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên, khi ký kết hiệp định biên giới năm 1999, CSVN giao nộp một nửa diện tích thác Bản Giốc cho Trung Cộng.

Phía Trung Cộng đặt tên thác nước này  là Đức Thiên, hàng năm đã đón hàng triệu du khách đến thăm.

Các hiệp định bán nước được thực hiện một cách ráo riết dưới thời tổng bí thư đảng CSVN Lê Khả Phiêu. Hậu quả là Việt Nam đã mất hàng chục ngàn km2 diện tích lãnh hải, lãnh thổ vào tay Trung Cộng. 

Trước sự chỉ trích dữ dội của dư luận, thứ trưởng bộ ngoại giao CSVN Vũ Dũng từng lên tiếng bạo biện cho hành động bán nước rằng: “Không có chuyện Việt Nam mất thác Bản Giốc. Tôi cho rằng có người thiếu thông tin nhưng cũng có người cố tình bôi nhọ chúng ta.”

Dù vậy, những tuyên bố láo lếu của ông Vũ Dũng cũng chẳng lừa bị được ai, vì chính các tài liệu của đảng CSVN đã tố cáo rõ điều này. 

Trong quyển sách ‘Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam Và Trung Quốc’ do Nhà xuất bản Sự Thật phát hành năm 1979 có viết rõ:

“…Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. 

Ngày 20 tháng 2 năm 1970 phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc.” 

“Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ họ đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong.”

Cuồng tín và bệnh thần kinh

Sinh Nguyễn Pr (Danlambao) - Người bị cuồng tín và người bị bệnh thần kinh, có lẽ nó khác nhau, nhưng đôi khi đầu óc loanh quanh, tôi lại thấy nó có những nét tương đồng, na ná giống nhau ở cái xã hội hiện nay. Vì có những người bị bệnh thần kinh mới đưa ra những chủ trương, quyết định như vậy: Tỉnh nghèo, dân còn thiếu đói, mà lại bỏ ra 1400 tỷ xây dựng tượng đài. Rồi có những lãnh đạo nhà nước, đưa ra quốc sách vô thực, cụ thể như: xây dựng XHCN. Những người chủ trương xây dựng tượng đài, rõ ràng là bị bệnh thần kinh. Còn các ngài lãnh đạo đảng và nhà nước quyết kiên định xây dựng XHCN, chắc mẩm là loại cuồng tín thôi. Thế mà cấp dưới vẫn tuân theo răm rắp, thần dân vẫn phải nghe theo rụp rụp...

Nghĩ cũng lạ, mà cũng chẳng có gì là lạ cả, vì những loại người bị bệnh thần kinh và cuồng tín đó lại có đầy đủ quyền lực, họ ra lệnh ta chết là ta phải chết, họ cho ta sống là ta sống, họ gông cùm, lôi ta vào tù là ta vào tù. Thật bất hạnh cho 90 triệu con người Việt Nam phải sống dưới sự cai trị của chế độ CS, của những kẽ cuồng tín và bệnh thần kinh.

Con người khi đã bị bệnh thần kinh rồi thì làm sao còn nhận biết được cái gì đúng cái gì sai, cái nào sạch cái nào dơ, cái gì tà cái gì chánh. Họ cũng giống như người điên, trần truồng, không quần không áo, lang thang khắp đầu đường xó chợ, lượm lặc mọi thứ cho vào mồm khi đói, họ có còn biết gì sạch dơ, xấu đẹp, và họ sống. Cái bọn cán bộ thần kinh của ta bây giờ có khác gì những con người khùng đó đâu. Họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì, bất chấp tất cả, miễn sao họ sống trên nhung lụa giàu sang. Họ mặc tình hủy hoại và tàn phá đất nước, đất nước này có ra sao thì ra, cùng lắm họ sẽ bám đít kẻ thù Tàu cộng để vinh thân phì gia. Kẻ bị thần kinh là họ nghĩ vậy, có bao giờ họ nghĩ rằng có chắc gì được vậy hay không?

Còn cái lũ cuồng tín thì có còn biết gì thế giới bên ngoài, người ta đã văn minh tiến hóa vượt bậc, chúng thì cứ quanh ra quẩn vào, suốt ngày cứ sủa mãi cái điệp khúc "cương quyết kiên định cái chủ nghĩa Mác-Lê, XHCN". Chúng đâu có còn biết cái mà chúng cho là đỉnh cao trí tuệ, đối với thế giới hiện tại, nó là thứ lạc hậu thối tha, người ta đã ghê tởm và vứt bỏ, kể cả những nơi đã sản sinh ra chúng (Liên sô). Chúng ta hãy nhìn những việc làm của bọn họ thì sẽ thấy rõ là tại sao ta phải gọi chúng là một lũ cuồng tín và thần kinh. 

Thực tế mà nhìn nhận, hiện nay VN ta vẫn còn là một nước nghèo so với các nước trên thế giới, GDP đầu người có khả năng thua cả Lào và Campuchia. những người phụ trách kinh tế, ngân sách tài chánh, từ đảng, nhà nước, quốc hội như Nguyễn Văn Giàu, Vương Đình Huệ v.v... học vị tiến sĩ kinh tế cả đấy, thế mà nhìn qua dự toán ngân sách 2015 (theo nghị quyết 78/2014/QH13) ta sẽ thấy gì:

- Tổng thu dự kiến: 911.100 tỷ.
- Tổng chi : 1.147.100 tỷ.
- Bội chi : 226.000 tỷ. 

Mức thu giảm, mức chi tăng, 7 tháng đầu năm đã bội chi 100 tỷ (tương đương 4,5 tỷ Dola) - Nợ công: 64% GDP. 

- Nợ nước ngoài: 85 tỷ Dola. 

- Bình quân mỗi đầu người dân VN phải gánh nợ: 1200 Dola. 

Hàng năm, VN ta vẫn còn truy lùng các nguồn vốn vay ODA từ các nước, Thế là nợ chồng nợ. Nhìn những con số trên đây, ta phải đặt dấu hỏi: Tại sao thế? Câu trả lời là đây: (Ở đây, tôi chỉ nêu lên một góc nhìn thôi cũng đủ chúng ta nhận ra cái nguyên nhân của vấn đề do những con bệnh thần kinh gây ra).

- Dù mới chỉ là dự án, nhưng chi phí dự toán để xây "Bảo tàng lịch sử quốc gia" là 11.277 tỷ. Địa điểm xây dựng là khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Từ Liêm, Hà Nội. 

- Oái oăm thay, lãng phí thay, Hà Nội đã có một bảo tàng, được xây dựng nhầm chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, với kinh phí 2300 tỷ, bây giờ vắng vẻ và đang xuống cấp, ai là người xót xa đây? 

- Công trình Văn miếu Hà Tĩnh, xây dựng với kinh phí gần 80 tỷ, xây dựng xong rồi chẳng biết thờ ai. 

- Ngoài ra còn có khoảng 150 bảo tàng trên khắp cả nước, tỉnh thành nào cũng có, Cứ tính mỗi cái bảo tàng như vậy, kinh phí xây dựng phải từ vài trăm đến hàng ngàn tỷ đồng. Ta thử làm một phép tính nhân, con số nó sẽ khủng khiếp. Vì thế nó mới cho ra những con số như trên đã nói. 

Tính chất hiệu quả của việc xây dựng nhiều bảo tàng như vậy hầu như không có. Những bảo tàng đó cũng chẳng phục vụ được gì thiết thực cho nhân dân, chẳng đem lại cơm no áo ấm, hay xóa được đói, giảm được nghèo mà chỉ là những lảng phí, tạo cơ hội cho bọn sâu dân mọt nước, chúng đục khoét làm giàu. Giáo sư sử học Lưu Văn Lan đã nói: Ta xây bảo tàng nguy nga, tốn hàng ngàn tỷ, nhưng bên trong không có gì thì thật là vô lý và lảng phí. Có lần tôi ghé qua thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, Đến bảo tàng dã xây dựng cũng chưa lâu lắm, là một bảo tàng cũng nguy nga hoành tráng, kinh phí xây dựng chắc cũng vài trăm tỷ, khi vào bên trong thì chẳng có gì phải đáng trưng bày, rỗng tuếch, vắng như chùa Bà Đanh. Cũng như một vị khách thăm bảo tàng tỉnh Ninh Thuận, đã thẳng thắn nêu trên Vitalk.vn ngày 26/06. Nhìn bên ngoài thật bề thế, kiến trúc đẹp mắt, bên trong chỉ trưng bày khoảng 100 hiện vật, nói là hiện vật cho sang chứ thật ra tất cả đều tầm thường, chỉ là các chứng nhân của tỉnh, ngoài ra còn một góc hoành tráng dành cho trưng bày quảng cáo yến sào, có in cả hình của chủ doanh nghiệp to hơn người thật, có cả số ĐT để liên hệ, toàn bộ chỉ đi khoảng 10 phút là hết. 

Ở trên, tôi chỉ nêu một góc về hệ thống bảo tàng, mới thấy sự lãng phí tiền bạc của nhân dân đã bị những cái đầu bệnh thần kinh lãng phí đến mức nào. bây giờ chúng ta cùng đi sâu vào hệ thống xây dựng tượng đài. 

Đúng là một lũ bị bệnh thần kinh mới chấp thuận dự án đem 1400 tỷ, là biết bao nhiêu mồ hôi và xương máu của nhân dân, xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh ở một cái tỉnh nằm trong diện nghèo nhất nước, hàng ngày dân vẫn còn thiếu áo thiếu cơm. Ta thử đem 1400 tỷ ấy phát cho mỗi gia đình đang trong tình trạng đói nghèo, mỗi gia đình 100 triệu, có phải ta đã giải quyết được 14.000 gia đình thoát được đói nghèo? Tôi không hiểu nổi tại sao lại phải cứ xây dựng tượng đài? 

Thành phố nào cũng xây dựng tượng đài, tỉnh nào cũng xây dựng tượng đài, huyện huyện xây dựng tượng đài, thậm chí cấp xã cũng xây dựng tượng đài, nhỏ lắm là đài liệt sĩ xã. Nghĩ cho cùng việc xây dựng tương đài không có gì khác hơn ngoài mục đích có cơ hội để lũ cán bộ CS bòn rút tiền của và mồ hôi nước mắt của nhân dân. Tôi đi các nước, thấy người ta cũng tôn thờ lãnh tụ, cũng xây dựng tượng đài, nhưng chỉ ở một vài thành phố lớn, còn ở VN? Chỉ riêng Hồ Chí Minh, toàn cả nước đếm không biết bao nhiêu mà kể, cứ vứt tiền mồ hôi nước mắt của dân ra mà xây, quý vị nào có cơ hội thử tìm hiểu và tổng kết xem toàn nước VN này có bao nhiêu tượng đài HCM? Để làm gì thế nhĩ? Nói theo cái bọn thần kinh cuồng tín là để suy tôn và tưởng nhớ, thế thì nhà nhà đã treo hình ông tổ bố để làm gì? loa đài có ngày nào khỏi nhắc đến tên và ca ngợi công đức của ông? Đâu phải có xây dựng tượng đài, có rao giảng hàng ngày hàng đêm, có hình ảnh ở mọi góc đường góc phố nhân dân này mới nhớ và phải nhớ HCM là "vị anh hùng vĩ đại của dân tộc"!? Cho dù có dùng mọi hình thức loan truyền nào, dân tộc này không nhớ là vẫn không nhớ. Chỉ có loại cuồng tín và thần kinh mới làm vậy thôi. 

Tóm lại, trên đời này có gì là vĩnh cửu, tất cả rồi cũng sẽ qua đi, đất nước VN đã 70 năm đại họa, dân tộc VN phải sống dưới chế độ CS, phải bị sự cai trị của bọn người cuồng tín và bệnh thần kinh trong đó Hồ Chí Minh. Tôi vẫn luôn luôn có niềm tin rồi có ngày đất nước này sẽ thái bình thịnh trị. CS chủ nghĩa, nếu ta không diệt được chúng, cũng sẽ có ngày nó tự tiêu hủy như Liên Sô và các nước Đông Âu.

9/8/2015


Báo Tuổi trẻ... chơi ngon!!!: Cần xóa cơ chế "Đảng cử dân bầu"

Lê Kiên (TTO) - Đó là kiến nghị của trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa tại phiên thảo luận Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) ngày 16-6.

Ông Nghĩa cho rằng phần lớn công việc của Quốc hội đều do đại biểu Quốc hội chuyên trách thực hiện, còn các đại biểu khác chỉ tham gia ở mức độ nhất định. 

Do đó, để tiến tới chuyên nghiệp hóa hoạt động của Quốc hội, việc quy định nâng tỉ lệ đại biểu chuyên trách lên đến 50% là cần thiết. 

Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) - Ảnh: TTX
“Lúc đó chúng ta có khoảng 250 đại biểu chuyên trách, một nửa số này hoạt động ở các cơ quan của Quốc hội, còn lại 63 đoàn đại biểu Quốc hội chỉ có hai đại biểu chuyên trách là không nhiều, bảo đảm hợp lý. Nếu công tác chọn lựa tốt thì tôi nghĩ chỉ cần một nửa số đại biểu Quốc hội mỗi năm tham gia giám sát đến cùng một vụ khiếu nại, tố cáo kéo dài thì cả nước có đến 250 vụ oan sai được giải quyết, chắc rằng cảnh "con ong, cái kiến kêu gì được oan" mà Nguyễn Du than thở sẽ vắng hẳn trong đời sống hiện nay” - ông Nghĩa nói. 

Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) bình luận: “Nói nôm na Quốc hội vẫn còn cơ chế mặt trận, chưa có cơ chế khác. Như vậy làm sao số đại biểu chuyên trách này không còn là mặt trận nữa mà là những người chuyên nghiệp?”. 

Ủng hộ quan điểm của ông Nghĩa về việc tăng đại biểu chuyên trách, ông Lịch lên tiếng: “Cử tri kỳ vọng với tỉ lệ chuyên trách này, số này không mặt trận nữa mà là những người chuyên nghiệp, có trách nhiệm rõ ràng và không hành chính hóa theo kiểu một ủy ban có ba loại chuyên trách, trừ ông chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, thường trực, không thường trực, dân bầu giống nhau nhưng đẳng cấp khác nhau”. 

“Cần xây dựng cho được cơ chế giải pháp hữu hiệu mang tính khả thi cao, nhằm xóa bỏ mặc định Đảng cử dân bầu vốn trở thành nguyên tắc lâu nay. Cần đổi mới căn bản việc đề cử và tự ứng cử để tìm người hiền tài ra gánh vác việc nước. Phải sửa đổi ngay cơ chế quá nặng về cơ cấu, nặng theo hướng giảm đến mức tối đa cán bộ chủ chốt cơ quan Đảng, chính quyền tham gia Quốc hội, nhằm tạo điều kiện để các đồng chí lãnh đạo yên tâm chỉ đạo điều hành hoạt động của ngành, địa phương, không ngại vất vả, dự họp Quốc hội hàng tháng trời, không để ghế trống trong hội trường khi họp Quốc hội” - đại biểu Huỳnh Nghĩa kiến nghị. 

Ông Nghĩa cho rằng dự thảo luật quy định tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội vẫn còn thiếu một phẩm chất rất quan trọng, đó là tư duy phản biện. 

“Thực tế cho thấy khá nhiều cán bộ, công chức của chúng ta hiện nay hình như thiếu tư duy phản biện, dễ chấp nhận những kết luận, nhận định vuông vức, tròn trịa, êm thuận mà cấp trên đưa ra, dù trong thực tế cuộc sống còn đầy những gai góc, gập ghềnh. Đây không phải là chuyện "bới bèo ra bọ" mà là thái độ khoa học cần thiết phản biện là dân chủ. Vì người phản biện chỉ có thể giành phần thắng khi chân lý thuộc về họ, chứ không vì chức vụ quan trọng mà người ấy nắm giữ” - ông nói. 

Ủng hộ quan điểm của các đại biểu Trần Du Lịch và Huỳnh Nghĩa, đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) nói: “Từ thực tiễn cuộc sống cảm nhận được, tôi tha thiết đề nghị ban soạn thảo khi thiết kế các điều luật cần làm bật lên vai trò trung tâm của đại biểu, thông qua việc gắn bó mật thiết với cử tri như một trong những điều kiện tối thiểu mà người đại biểu phải đáp ứng. Cần tăng cường hơn nữa đại biểu chuyên trách cùng sống, cùng ăn, cùng làm với nhân dân, cử tri, doanh nghiệp thì mới có thể nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng hay những hiến kế đa dạng, phong phú trong nhân dân”. 

“Tôi nghĩ sức sống của hoạt động nghị trường chính nằm ở sự gắn bó mật thiết này và có mang được nhiều hơn hơi thở của đời sống dân sinh, sinh hoạt làm ăn của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp vào hoạt động nghị trường hay không cũng chính nằm ở điều cốt yếu này” - ông Tâm nói thêm.


Tại sao...

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Cái khốn nạn của ĐCSVN là răm rắp thi hành chính sách kinh tế, ngoại giao, quân sự theo kế hoạch chỉ đạo của Tàu Cộng. Cứ mỗi lần bị TC dạy cho bài học thì BCT lại khăn áo quả mướp lên đường đi sứ lạy lục cầu hòa. Nhìn lại các cuộc chiến tranh do TC khởi xướng 1979 (6 tỉnh biên giới giới), 1984 (Vị Xuyên) 1988 (đảo Gạc Ma)... Và gần đây 2014 đưa giàn khoan vào lãnh hải ta cũng như tạo lập đường phi đạo, căn cứ quân sự trên các đảo Trường Sa thuộc về chủ quyền VN. Thủ thuật của TC là đánh chiếm rồi lại hăm dọa bắt ĐCSVN vào thế phải đàm phán tay đôi rồi dâng hiến trong tình huống yếu thế.

Vì vị thế độc tôn độc tài ĐCSVN không có hậu thuẫn từ dân chúng. TC dùng cái yếu điểm này mà ngồi trên đầu trên cổ ĐCSVN trong các thương lượng lãnh thổ, lãnh hải. Hội Nghị Thành Đô 1990 chưa được ĐCS công khai hóa. Theo như lời cảnh báo của ông Nguyễn Cơ Thạch về hiểm họa Bắc thuộc lần hai cho ta thấy vai trò bán nước của nhóm chóp bu BCT trong tập đoàn ĐCSVN.

Đặt câu hỏi tại sao Tàu Cộng dễ dàng xâm lấn Việt Nam trên mọi khía cạnh. Câu trả lời không mấy khó khăn là chính tập đoàn ĐCSVN mở rộng vòng tay thiếp lập đầu cầu cho TC bước từng bước. Chính sách lệ thuộc tự nó đã bộc lộ rõ ràng khi nhà nước luôn đề cao tinh thần 2 đảng anh em lên trên phạm trù Tổ quốc. Những phát biểu của ông tướng này ông tướng kia, lãnh đạo đảng tại chức hay về hưu đều bắt chước nhau rập khuôn khi nói về TC và coi TC như là bạn tốt. Làm sao không tốt cho được khi lãnh đạo về hưu đã từng tham gia ký kết dâng đất dâng biển trong các hội nghị tay đôi. Làm sao không tốt cho được khi người kế nhiệm làm nhiệm vụ phải thi hành kế hoạch BCT đảng đã đề ra. Ông Đỗ Mười, ông Lê Đức Anh, ông Nông Đức Mạnh, ông Lê Khả Phiêu... luôn đứng sau hậu trường chỉ tay đạo diễn và thường xuất hiện trong các hội hè lễ lạc do đảng tổ chức. Các ông trời con bán nước qua các hợp đồng béo bở với TC không thể thành công nếu chẳng được sự ủng hộ ngầm của các hung thần lão luyện tay sai như đồng chí Mười, Anh, Mạnh, Phiêu...

Người dân sợ bị công an bắt bỏ tù cho nên không ai dám đặt câu hỏi ông Mạnh bắt học tập đạo đức HCM tại sao ông ở trong căn nhà sơn son thếp vàng. Ông Phiêu“Mênh mông tình dân” thế nào trong lúc học sinh đu dây qua sông để đi học thì nhà ông chất chứa trống đồng ngà voi quý hóa. Ông Anh “trăn trở lời thề ở Trường Sa” ra sao nhưng hỏi lại chính mình ai là thủ phạm tiếp tay TC đánh chiếm Gạc Ma làm 64 người lính không được nổ súng mà để giặc bắn giết.

Ai kiến tạo “Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung”trong lúc biển Đông dậy sóng mà kẻ ăn cướp chính là bè lũ Bắc Kinh.

Trong ngày 30 tháng 5 năm báo Tuổi trẻ có cuộc phỏng vấn tướng Nguyễn Chí Vịnh có câu hỏi như sau:

Nhà báo: Ai cũng quan tâm là căng thẳng biển Đông liệu có thể nổ ra xung đột vũ trang hay không?

Tướng Vịnh: Theo tôi chúng ta đặt vấn đề này quá sớm, xung đột vũ trang là hiểm họa chung cho tất cả các quốc gia kể cả khu vực, cộng đồng quốc tế. Chúng tôi cũng lo ngại và không muốn nó xảy ra?

TC đã đưa dàn khoan HD981 làm thức tỉnh dân chúng đứng lên biểu tình trong lúc nhà nước ngủ mê. TC đã nhiều lần ra lệnh cấm ngư dân ta đánh cá. Quân đội mang danh nhân dân khoanh tay đứng nhìn để cho người đánh cá bị đâm lũng thuyền, bị cướp ngư cụ, bị giết, bị bắt bỏ tù đòi chuộc... TC đã xây căn cứ quân sự trên các đảo đã chiếm của ta. Chuyện căng thẳng như thế mà bảo đặt vấn đề này quá sớm. Chắc phải chờ tới ngày TC dùng các cứ điểm này tấn công vào ba miền đất nước Việt Nam rồi mới nói là họ đánh quá sớm chăng?

Nên nhớ rằng miệng lưỡi TC là lập căn cứ trên đảo dùng trong việc cứu hộ này kia nhưng ai cũng biết chỉ có âm mưu sử dụng cho quân sự mới làm to lớn.

Nhà mình cháy để thiên hạ lo giùm trong lúc Quốc Hội họp kín và không đưa ra một cái Nghị quyết. Như có ĐBQH nói “Chúng ta phải làm sao bảo vệ dược chủ quyền đất nước.” Sợ đến nỗi đóng cửa thọc léc nhau cho hết giờ nói chi tới “làm sao”. Nói một lời phản đối quân xâm lược chưa dám bạo miệng nói, huống hồ ra Nghị quyết. Quá nhục cho cái mặt thật cái Mặt trận tổ cò tự chọn 500 cái đầu vô dụng thì mất đảo biển mà chịu kiếp cầm ca trên sân khấu Thế thì cứ mỗi lần TC lấn áp thì chờ Nghị quyết Mỹ chống lưng giúp. Tội nghiệp cho ông Lê Hải Bình trong ngày 5 tháng 12 năm 2014 phải tung mạnh tay lên trời:

- Việt Nam hoan nghênh việc Hạ Viện Hoa Kỳ lần đầu tiên thông qua một Nghị quyết...

Và ngày 14 tháng 5 năm 2015 người phát ngôn Bộ ngoại giao lại phải tuyên bố lúc HD 981 trở lại:

- Cộng đồng quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, trong việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực biển Đông cũng đang theo dõi sát sao giàn khoan HD981.

ĐCSVN có cái biệt tài cai trị là đảng viên càng tham nhũng lại kêu gọi củng cố xây dựng đảng, càng xây đất nước biển đảo càng sập. ĐCSVN lên kế hoạch xây tượng đài càng xây thì nợ công càng chất cao dân chúng càng đói ăn thiếu mặc. ĐCSVN giỏi đi vay nợ và xin xỏ tư bản giãy chết cho đảng no cơm ấm cật mà đi đêm với giặc Tàu để cũng cố tình huynh đệ hai đảng mà báo chí nhà nước Chệt đã từng gọi ĐCSVN là đứa con hoang phải quay về với mẹ.

ĐCSVN bơi trong hồ cá TC cho nên không lạ gì khi ông Dũng ngoi lên khỏi mặt nước đã đọc diễn văn chửi Mỹ “Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man”.

Nhưng làm người Việt Nam không ai có thể không biết tội ác giết 172 ngàn người trong CCRĐ, cùm tay từng chùm chôn sống tập thể 5800 người dân Huế trong những ngày Tết thiêng liêng của truyền thống dân tộc. Không ai có thể không đau lòng khi nhìn các nước lân bang được trao trả độc lập không giọt máu đổ, trong lúc ai mang chủ thuyết CS ngoại lai về cấy lên mảnh đất để gây thảm họa chiến tranh cho hai miền đất nước với hàng triệu sinh mạng chôn vùi trong tro tàn lửa khói.

Nhìn lại sống lưng của mình để biết ai thực sự gây tội ác dã man: 90 triệu người bị ai tước đoạt mất quyền sống, quyền tự do tư tưởng, quyền lập hội... Ai tạo ra cảnh đảng trị độc tài bắt nhân dân làm nô lệ. Ai kêu gào chống phong kiến nhưng rồi thiết lập cung vua điện ngọc thay nhau trị vì trên xương xẩu mẹ Việt Nam 70 năm dài. Ai cướp công toàn dân kháng chiến chống thực dân. Ai buộc tội thực dân để rồi tàn ác và bạo lực gấp trăm lần thực dân. Thực dân còn có có báo tự do xuất bản. Ai gom 800 tờ báo về một Tổng biên tập để bóp chết tiếng nói.

Khi mà hiểm họa TC tới ngay cửa miệng đồng thời với nền kinh tế èo ọp. ĐCSVN vội vàng cứu đảng bằng cách cố chùi cái miệng lẻo mép chửi rủa rồi chìa tay xin củ cà rốt Chú Sam. (Uncle Sam). Nhưng thử đặt câu hỏi dùng phao Mỹ để bơi trong hồ cá Trung cộng nuôi kéo dài được bao lâu cho đảng sống. ĐCSVN đã và đang khắc khoải ngoi ngóp. Ông Trọng đi Mỹ về chắc ông thấy thế nào là “Đế quốc Mỹ ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới” hay là ông sẽ thấy thế nào là “Đồng chí 4 tốt 16 chữ vàng áp đặt chế độ tay sai kiểu cũ” mà ông là trưởng đảng.

Người mình có câu: "cha nó lú nhưng chú nó khôn". Cha nó ở đây là cái ĐCSVN độc tài khát máu ngồi trên đầu làm cha thiên hạ. Chú nó ở đây là nhân dân Việt Nam. Những Lê Chiêu Thống, những Trần Ích Tắc rồi sẽ ngâm mình vào thùng rác ô uế của lịch sử.

Dùng phao Mỹ để bơi ngắc ngoải trong hồ cá TC? Hay dùng phao Mỹ để bơi ra khỏi hồ cá TC để thoát còng nô lệ?

Giữa dân chủ, tự do và độc tài hãy để nhân dân định đoạt bằng lá phiếu. Giữa tay sai bán nước cầu vinh và vị dân tộc tổ quốc chọn cái nào cho con người Việt Nam trong thế kỷ 21 này.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Chẳng lẻ đi Mỹ thấy sinh hoạt của người ta văn minh tự cường tự lực giàu có là nhờ tiến trình dân chủ tự do chưa đầy 300 năm lập quốc mà mình về Ba Đình vỗ ngực 4 ngàn năm văn hiến mãi chui rúc trong cái ao tù kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Lẽ nào?

8/8/2015

“Tượng đài” của lòng tham hay lòng dân!?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Với công trình công cộng tôn vinh một “cá nhân” phải tốn kém tiền thuế của người dân, chính quyền các quốc gia văn minh dân chủ phải xin phúc quyết từ Quốc Hội hay trưng cầu ý dân trước khi khẳng định đó là “nguyện vọng lòng dân”. Việc ngang nhiên cho rằng xây tượng đài HCM là “nguyện vọng của nhân dân” mà không dựa trên cơ sở minh chứng thuyết phục nào thì hẳn nhiên đó chỉ là “ảo vọng” đẻ ra từ hành vi bịp bợm bất chính, lừa dối người dân để lợi dụng danh nghĩa nhân dân vụ lợi cho một mục đích của cá nhân hay nhóm người nào đó. Điều này thường xuyên diễn ra dưới chế độ độc tài CS, điển hình là “nguyện vọng nhân dân” xây các công trình và tượng đài Hồ Chí Minh hiện nay.

Không thể là “nguyện vọng” của nhân dân, khi người dân trả lời như thế này:





Một tượng đài để đạt được tiêu chí “hoàn mỹ” tất yếu phải có được ít nhất là hai yêu cầu đó là “tính thẩm mỹ và giá trị tinh thần”, thiếu một trong 2 điều kiện này “tượng đài” sẽ trở thành biểu tượng của sự lố bịch, kịch cởm từ chính tượng đài ấy và những ai đã chủ trương tạo ra nó. 

Vượt qua và đứng trên mọi vua chúa, công hầu khanh tướng, anh hùng tiền nhân hiển hách trong lịch sử 4000 năm dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh, ngoài cái lăng to đùng ở Ba Đình là hàng trăm tượng đài và còn tiếp tục xây thêm trên khắp các tỉnh thành toàn quốc. Tất cả đều được nhà nước, đảng CSVN công bố là theo “nguyện vọng của nhân dân”!!! Chúng ta thử tìm hiểu xem “giá trị tinh thần” của nhân vật này và tính “thẩm mỹ” của tượng đài ấy như thế nào mà nói rằng nhân dân “tha thiết có nguyện vọng”!?.

Thông thường của chuẩn mực đã trở thành nguyên tắc, mọi tượng đài nhân vật được xây dựng để tôn vinh tại các quốc gia trên toàn thế giới đều có chung một đặc điểm nổi bậc đó là “đạo đức và tài năng”. 

Nhân vật Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác Lê và cầm đầu lãnh đạo đảng CSVN trực tiếp cai trị miền Bắc từ 1945 đến 1969. Khác với các bậc vĩ nhân, thánh hiền trị quốc, “trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực”, ngay khi xương cốt của hàng triệu đồng bào miền Bắc chưa kịp mục rữa vì nạn đói Ất Dậu, dân chúng đang lầm than điêu linh đói khổ, thay cho khoan sức dân vỗ yên thiên hạ thì Hồ Chí Minh phát động một cuộc đấu tố cải cách ruộng đất “CCRĐ” khốc liệt đẫm máu. Ông ta đã vu oan cho “trí phú địa hào” để “đào tận gốc trốc tận rễ” giết đến 172.000 người dân vô tội để đạt mục đích cuối cùng là thu gom tất cả ruộng đất toàn miền Bắc và nền công thương nghiệp quốc dân vào tay “nhà nước CS” quản lý rồi đẻ ra cái gọi là Hợp tác xã nông nghiệp và Hợp tác xã mua bán. 

Ngày nay sau 70 năm, hai mô hình hợp tác xã này bị chính nhà nước đảng CSVN đào thải, tẩm liệm theo thi hài HCM trong lăng Ba Đình. Việt Nam dư thừa lương thực, góp phần khá lớn trong tổng thu nhập (GPP) quốc gia là nông sản lúa gạo, café nằm ở tóp hàng đầu thế giới là từ 100% hộ cá thể người dân canh tác làm ra và hàng hóa công thương nghiệp xuất khẩu củng như thế, 99% dựa trên kinh tế thị trường quốc dân y hệt như... trước khi có CCRĐ. 

Vậy thì 172.000 (có thể còn nhiều hơn) đồng bào bị Hồ Chí Minh trong vai trò độc tôn chủ tịch nước kiêm TBT đảng lấy làm vật hy sinh cho một cuộc thí nghiệm “làm ăn tập thể XHCN cộng sản” lạc hậu ấy nếu không phải là tội ác man rợ mà “treo cổ” một trăm lần còn chưa tương xứng thì phải gọi hành vi đó là gì?

Trong khuôn khổ bài viết ngắn này chỉ nhắc đến một cái “tội đấu tố” CCRĐ khát máu của Hồ Chí Minh mà khá nhiều bậc cao niên nhân chứng sống, người trong cuộc, còn ở miền Bắc hiện nay mà nổi kinh hoàng còn hằn sâu trong ký ức. Chưa nói tới cái tội “tày đình” của Hồ Chí Minh là thủ phạm rước cái CNXH/CS ngoại lai trùm lên đầu dân tộc mà thế giới thì đang nguyền rủa chôn lấp nó hiện nay và vô số tội ác khác mà khởi nguồn củng là từ HCM. 

Vậy thì giá trị “tinh thần” đạo đức của tượng đài Hồ Chí Minh nó thuyết phục chỗ nào với bản chất tinh thần “đẫm máu nhân dân” như thế? Mà nói là do “lòng kính yêu bác” và “nguyện vọng nhân dân”?

Còn nói về tính “thẩm mỹ” của các tượng đài HCM này, TS Đinh Hồng Hải của Đại học Mỹ Thuật Quốc gia Hà Nội khẳng định rằng: "Việc hầu hết tượng đài HCM ở nhiều tỉnh TP cả nước sao chép có cùng một mẫu là khó có thể chấp nhận về mặt thẩm mỹ, nghệ thuật." (VnExpress)

Chính xác đúng là như vậy. Gần như các tượng HCM là các “manocanh” copy rẻ tiền nghèo nàn chất nghệ thuật, mỹ thuật... nhìn như những con robot công nghiệp vô hồn.

“Manocanh” Hồ Chí Minh: Nguyện vọng của lòng tham, sâu mọt 

Hiện tại trên toàn quốc Việt Nam “nhà nước, đảng ta” xây dựng hàng trăm tượng đài HCM gọi là theo “nguyện vọng của nhân dân” dù là miễn phí nhưng chẳng có một tượng đài nào người dân và du khách lũ lược kéo nhau vào tham quan chiêm ngưỡng như ở xứ người, một tượng đài vốn tạo nên từ một sáng kiến chứ không phải là “nguyện vọng nhân dân” - Nhưng...

Người dân &du khách quốc tế lũ lược mua vé vào tham quan 

Những tổng thống Mỹ tài đức vẹn toàn: “tính thẩm mỹ và giá trị tinh thần” 

Là một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật được tạc vào khối đá granite khổng lồ trên núi Rushmore, gần thành phố Keystone, bang South Dakota, Hoa Kỳ, nổi bậc trên nền trời xanh là chân dung khuôn mặt Bốn vị Tổng thống Hoa Kỳ được tạc tượng, từ trái qua: George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt, Abraham Lincoln. Mỗi năm có tới hàng triệu lượt khách đến thăm quan mang về hàng tỷ USD cho nước Mỹ và duy nhất chỉ có một khu tượng Tổng Thống ngoài trời này thôi.

“Xây dựng hàng trăm tượng đài HCM là “nguyện vọng của nhân dân”!?- Có những việc không cần nói, nhìn và nghe thôi, nhưng ai cũng biết - Liêm sĩ không có quốc tịch, lòng tự trọng không có quốc gia, ai sinh ra củng có hai thứ này - trừ súc vật.

08.08.2015

Người theo đạo Tin lành tại Tây Nguyên không được tự do tín ngưỡng?

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA-2015-08-08  
Nhiều người dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên theo đạo Tin Lành đã phải rời bỏ quê hương chạy trốn sang vùng rừng Rattanakiri ở Đông Bắc Campuchia , đang lo sợ bị chính quyền Campuchia bắt giữ và trục xuất hồi tháng 1, 2015.
Nhiều người dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên theo đạo Tin Lành đã phải rời bỏ quê hương chạy trốn sang vùng rừng Rattanakiri ở Đông Bắc Campuchia , đang lo sợ bị chính quyền Campuchia bắt giữ và trục xuất hồi tháng 1, 2015-RFA
Nhiều người sắc tộc ở Tây Nguyên theo các hội thánh Tin Lành mà chính quyền Hà Nội chưa công nhận cho biết bị sách nhiễu, đàn áp vì niềm tin tôn giáo của họ.
Thực tế đó ra sao khi mà việc tiếp cận với số người sắc tộc ở Tây Nguyên khá khó khăn?
Những người sắc tộc tại Tây Nguyên như Mơ Nông, Ê đê, Bana, Jơrai… theo đạo Tin Lành từ rất lâu; tuy nhiên cho đến nay chỉ có một số rất ít Hội thánh Tin Lành được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân mà thôi, như Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam). Các hội thánh Tin Lành độc lập như: Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ, Tin Lành Thánh Khiết… vẫn không được chính quyền địa phương cấp giấy phép hoạt động.
Không được cấp giấy phép hoạt động tôn giáo.
Lý do để không cấp phép hoạt động cho các Hội thánh Tin lành như thế thường được chính quyền nêu ra đó nhóm những người ‘phản động’ hoặc là ‘mê tín’.
Ông Đinh Rọi, một người thuộc Hội thánh Tin Lành Thánh Khiết ở huyện Đắk Đoa – tỉnh Gia Lai – Việt Nam được thành lập từ năm 1998, sau nhiều lần viết đơn gửi lên chính quyền để xin ‘Giấy phép hoạt động’ nhưng chính quyền không cung cấp, ông cho biết:
“Chúng tôi tin Chúa từ năm 1980 rồi, đến năm 1998 chúng tôi là mốc lịch sử nên chúng tôi thay đổi tên Hội thánh tin lành Thánh Khiết từ năm 1998. Chúng tôi vẫn chưa được cấp tư cách pháp nhân.
Thứ nhất họ (chính quyền) nói rằng: Không cho chúng tôi đi theo những tôn giáo phản lại nhà nước.
Thứ hai: Mặc dù chúng tôi đã là mục sư và thầy giáo truyền đạo nhưng họ vẫn không công nhận.”
Cũng trong tình trạng đó, Hội Thánh Tin Lành đấng Christ tại huyện Krông Pắc – tỉnh Đaklak – Việt Nam vẫn chưa được chính quyền cấp giấy phép hoạt động, dù họ nộp đơn đăng ký từ rất lâu. Mục sư Y Noen tiếp lời:
“Cái hồi trước, tôi đi làm giấy đăng ký sinh hoạt Tôn Giáo Tin Lành để nộp cho Ban tuyên giáo tỉnh Daklak. Từ hồi đó là họ gạt luôn, họ không cho, họ làm khó dễ, họ không cho theo đạo Tin Lành. Họ nói hội thánh này là ở bên ngoài, từ Mỹ, từ ông nọ ở bên kia.”
Mục sư B (xin được giấu tên), là người đấu tranh rất nhiều cho quyền tự do Tôn giáo tại Tây Nguyên, nhất là hệ phái Tin lành đấng Christ tại Thành phố Kontum, tỉnh Kontum. Ông khẳng định:
“Chúng tôi cũng có đề ra với ban Tôn giáo Thành phố Kontum rồi, nhưng mà cũng chưa nghe thấy họ trả lời. Tại vì họ cứ nói là do chúng tôi chưa đủ con số, chưa đủ về người cho nên họ chưa có cấp tư cách pháp nhân.
Cái này xảy ra toàn tỉnh Tây Nguyên như Daklak, Gialai, Kontum.”
Cái hồi trước, tôi đi làm giấy đăng ký sinh hoạt Tôn Giáo Tin Lành để nộp cho Ban tuyên giáo tỉnh Daklak. Từ hồi đó là họ gạt luôn, họ không cho, họ làm khó dễ, họ không cho theo đạo Tin Lành. Họ nói hội thánh này là ở bên ngoài, từ Mỹ, từ ông nọ ở bên kia
Mục sư Y Noen
Luôn bị chính quyền sách nhiễu dưới nhiều hình thức
Dù được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân hay không được công nhận thì họ vẫn luôn bị chính quyền sách nhiễu mỗi khi họ thực hành niềm tin tôn giáo của mình. Sự sách nhiễu của chính quyền đến rất tinh vi, chính quyền dùng nhiều hình thức khác nhau để ngăn chặn người sắc tộc Tây Nguyên thực hành niềm tin Tôn giáo của mình.
Nhiều đợt người Thượng Tây Nguyên theo đạo Tin Lành trốn chạy sự bắt bớ của nhà cầm quyền Việt Nam vượt biên sang Campuchia xin tỵ nạn.
Nhiều đợt người Thượng Tây Nguyên theo đạo Tin Lành trốn chạy sự bắt bớ của nhà cầm quyền Việt Nam vượt biên sang Campuchia xin tỵ nạn.
Ông Y Kuen Niê một người theo đạo Tin Lành thuộc hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) ở huyện Krông Ana – tỉnh Daklak – Việt Nam, Ông chia sẻ:
“Chính quyền nó gây khó khăn khi mình đi làm chứng cho dân. Họ mời mấy chục lần rồi, cứ ép mình nói là ‘Đạo mệ tín’. Rồi cứ ép mình viết giấy nhận tội vì chúng tôi chưa có bằng cấp, không được đi làm chứng cho Chúa.”
Bị phân biệt đối xử
Những người theo đạo Tin Lành tại Tây Nguyên luôn bị chính quyền địa phương phân biệt đối xử. Chính quyền dùng đủ mọi cách như không cho những người theo đạo Tin Lành được hưởng ‘chế độ xóa đói giảm nghèo’, con cái của họ không được học trường ‘nội trú’, bị gây khó khăn khi đi làm giấy ‘Chứng minh thư nhân dân’. Thậm chí còn không thể đi làm vì bị chính quyền dùng mọi cách để ngăn chặn. Ông mục sư B khẳng định về điều này:
“Diện rộng như là thấy họ kỳ thị, thấy họ phân biệt. Ví dụ là: Một số người con của giáo dân, mục sư thì không có làm được công việc gì hết, họ không cho những người theo đạo có công việc làm.
Không cho hưởng chế độ xóa đói giảm nghèo.
Vừa rồi thì anh em chúng tôi có một số đi làm giấy ‘Chứng minh nhân dân’ như bà già của của tôi. Bà đi làm giấy ‘chứng minh thư nhân dân’ thì họ không làm cho. Họ nói là cái này làm sai về tuổi, tỉnh bảo xuống huyện, huyện thì trả lời là trên cấp tỉnh mới làm. Cứ đổ thừa như vậy thì người dân của chúng tôi theo đạo Tin Lành thì không làm được giấy ‘chứng minh thư nhân dân’.”
Họ vào nhà tôi với hai chiếc xe, một chiếc chở thằng em tôi và một chiếc là chở tôi. Họ không đọc lệnh gì hết, họ chỉ nói mời thôi, tý nữa sẽ được về. rồi ông chở hai anh em tôi lên xe rồi tới công an huyện. Họ giam tôi cỡ 9 ngày bị tra tấn và đánh đập rất giã man
Ông Y Noel
Ngoài những sự phân biệt trên, chính quyền địa phương còn tìm cách gây khó dễ cho những người theo đạo Tin Lành mỗi khi họ đi làm giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính.
Ông Đinh Trọi nói thêm về việc con cái của những người theo đạo Tin Lành tại Gia Lai thì nhất định không được học ở trường Nội Trú của tỉnh
“Đặc biệt là những vấn đề: Người tin lành thì sẽ không được học trường Nội Trú, cán bộ không có nói lý do gì. Cán bộ cứ nói là trường đào tạo cho những người cán bộ cốt cán chứ không dành cho người theo đạo tin lành”.
Giam giữ tùy tiện những tín đồ Tin Lành.
Chưa dừng lại ở đó, chính quyền địa phương tại các tỉnh Tây Nguyên còn tìm mọi cách để bắt giam, thậm chí bỏ tù những người sắc tộc thiểu số theo đạo tin lành tại đây. Khi bắt giam những người này, chính quyền địa phương không tuân thủ pháp luật Việt Nam, họ luôn bắt những người theo đạo Tin Lành trong tình trạng không có lệnh (trát) của Tòa án. Ông Y Noel kể lại:
“Họ vào nhà tôi với hai chiếc xe, một chiếc chở thằng em tôi và một chiếc là chở tôi. Họ không đọc lệnh gì hết, họ chỉ nói mời thôi, tý nữa sẽ được về. rồi ông chở hai anh em tôi lên xe rồi tới công an huyện.
Họ giam tôi cỡ 9 ngày bị tra tấn và đánh đập rất giã man”
Chiều ngày 6/8/2015, chúng tôi liên lạc với ông Nguyễn Tấn Chức, nguyên Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Đaklak để hỏi về việc có hay không việc đàn áp những người sắc tộc theo đạo Tin Lành tại đây.
Chúng tôi hỏi đi, hỏi lại nhiều lần về vấn đề này, và ông Chức quả quyết rằng ‘không có việc đàn áp tôn giáo tại đây’, ông nói:
“Tôi cam đoan với anh một câu lần cuối, vấn đề tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng Pháp luật thì chính quyền địa phương luôn thực hiện đúng chính sách và pháp luật của nhà nước.”
Tuy nhiên trong thực tế đến nay vẫn có người dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên đã phải rời bỏ quê hương để đi xin tị nạn tôn giáo tại Thailand, một số khác vẫn đang tạm cư tại Cambodia với nguy cơ có thể bị chính quyền sở tại trả về nước bất cứ lúc nào.
Nhiều người sắc tộc ở Tây Nguyên theo các hội thánh Tin Lành mà chính quyền Hà Nội chưa công nhận cho biết bị sách nhiễu, đàn áp vì niềm tin tôn giáo của họ.
Thực tế đó ra sao khi mà việc tiếp cận với số người sắc tộc ở Tây Nguyên khá khó khăn?
Những người sắc tộc tại Tây Nguyên như Mơ Nông, Ê đê, Bana, Jơrai… theo đạo Tin Lành từ rất lâu; tuy nhiên cho đến nay chỉ có một số rất ít Hội thánh Tin Lành được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân mà thôi, như Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam). Các hội thánh Tin Lành độc lập như: Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ, Tin Lành Thánh Khiết… vẫn không được chính quyền địa phương cấp giấy phép hoạt động.
Không được cấp giấy phép hoạt động tôn giáo.
Lý do để không cấp phép hoạt động cho các Hội thánh Tin lành như thế thường được chính quyền nêu ra đó nhóm những người ‘phản động’ hoặc là ‘mê tín’.
Ông Đinh Rọi, một người thuộc Hội thánh Tin Lành Thánh Khiết ở huyện Đắk Đoa – tỉnh Gia Lai – Việt Nam được thành lập từ năm 1998, sau nhiều lần viết đơn gửi lên chính quyền để xin ‘Giấy phép hoạt động’ nhưng chính quyền không cung cấp, ông cho biết:
“Chúng tôi tin Chúa từ năm 1980 rồi, đến năm 1998 chúng tôi là mốc lịch sử nên chúng tôi thay đổi tên Hội thánh tin lành Thánh Khiết từ năm 1998. Chúng tôi vẫn chưa được cấp tư cách pháp nhân.
Thứ nhất họ (chính quyền) nói rằng: Không cho chúng tôi đi theo những tôn giáo phản lại nhà nước.
Thứ hai: Mặc dù chúng tôi đã là mục sư và thầy giáo truyền đạo nhưng họ vẫn không công nhận.”
Cũng trong tình trạng đó, Hội Thánh Tin Lành đấng Christ tại huyện Krông Pắc – tỉnh Đaklak – Việt Nam vẫn chưa được chính quyền cấp giấy phép hoạt động, dù họ nộp đơn đăng ký từ rất lâu. Mục sư Y Noen tiếp lời:
“Cái hồi trước, tôi đi làm giấy đăng ký sinh hoạt Tôn Giáo Tin Lành để nộp cho Ban tuyên giáo tỉnh Daklak. Từ hồi đó là họ gạt luôn, họ không cho, họ làm khó dễ, họ không cho theo đạo Tin Lành. Họ nói hội thánh này là ở bên ngoài, từ Mỹ, từ ông nọ ở bên kia.”
Mục sư B (xin được giấu tên), là người đấu tranh rất nhiều cho quyền tự do Tôn giáo tại Tây Nguyên, nhất là hệ phái Tin lành đấng Christ tại Thành phố Kontum, tỉnh Kontum. Ông khẳng định:
“Chúng tôi cũng có đề ra với ban Tôn giáo Thành phố Kontum rồi, nhưng mà cũng chưa nghe thấy họ trả lời. Tại vì họ cứ nói là do chúng tôi chưa đủ con số, chưa đủ về người cho nên họ chưa có cấp tư cách pháp nhân.
Cái này xảy ra toàn tỉnh Tây Nguyên như Daklak, Gialai, Kontum.”
Cái hồi trước, tôi đi làm giấy đăng ký sinh hoạt Tôn Giáo Tin Lành để nộp cho Ban tuyên giáo tỉnh Daklak. Từ hồi đó là họ gạt luôn, họ không cho, họ làm khó dễ, họ không cho theo đạo Tin Lành. Họ nói hội thánh này là ở bên ngoài, từ Mỹ, từ ông nọ ở bên kia
Mục sư Y Noen
Luôn bị chính quyền sách nhiễu dưới nhiều hình thức
Dù được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân hay không được công nhận thì họ vẫn luôn bị chính quyền sách nhiễu mỗi khi họ thực hành niềm tin tôn giáo của mình. Sự sách nhiễu của chính quyền đến rất tinh vi, chính quyền dùng nhiều hình thức khác nhau để ngăn chặn người sắc tộc Tây Nguyên thực hành niềm tin Tôn giáo của mình.
Nhiều đợt người Thượng Tây Nguyên theo đạo Tin Lành trốn chạy sự bắt bớ của nhà cầm quyền Việt Nam vượt biên sang Campuchia xin tỵ nạn.
Nhiều đợt người Thượng Tây Nguyên theo đạo Tin Lành trốn chạy sự bắt bớ của nhà cầm quyền Việt Nam vượt biên sang Campuchia xin tỵ nạn.
Ông Y Kuen Niê một người theo đạo Tin Lành thuộc hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) ở huyện Krông Ana – tỉnh Daklak – Việt Nam, Ông chia sẻ:
“Chính quyền nó gây khó khăn khi mình đi làm chứng cho dân. Họ mời mấy chục lần rồi, cứ ép mình nói là ‘Đạo mệ tín’. Rồi cứ ép mình viết giấy nhận tội vì chúng tôi chưa có bằng cấp, không được đi làm chứng cho Chúa.”
Bị phân biệt đối xử
Những người theo đạo Tin Lành tại Tây Nguyên luôn bị chính quyền địa phương phân biệt đối xử. Chính quyền dùng đủ mọi cách như không cho những người theo đạo Tin Lành được hưởng ‘chế độ xóa đói giảm nghèo’, con cái của họ không được học trường ‘nội trú’, bị gây khó khăn khi đi làm giấy ‘Chứng minh thư nhân dân’. Thậm chí còn không thể đi làm vì bị chính quyền dùng mọi cách để ngăn chặn. Ông mục sư B khẳng định về điều này:
“Diện rộng như là thấy họ kỳ thị, thấy họ phân biệt. Ví dụ là: Một số người con của giáo dân, mục sư thì không có làm được công việc gì hết, họ không cho những người theo đạo có công việc làm.
Không cho hưởng chế độ xóa đói giảm nghèo.
Vừa rồi thì anh em chúng tôi có một số đi làm giấy ‘Chứng minh nhân dân’ như bà già của của tôi. Bà đi làm giấy ‘chứng minh thư nhân dân’ thì họ không làm cho. Họ nói là cái này làm sai về tuổi, tỉnh bảo xuống huyện, huyện thì trả lời là trên cấp tỉnh mới làm. Cứ đổ thừa như vậy thì người dân của chúng tôi theo đạo Tin Lành thì không làm được giấy ‘chứng minh thư nhân dân’.”
Họ vào nhà tôi với hai chiếc xe, một chiếc chở thằng em tôi và một chiếc là chở tôi. Họ không đọc lệnh gì hết, họ chỉ nói mời thôi, tý nữa sẽ được về. rồi ông chở hai anh em tôi lên xe rồi tới công an huyện. Họ giam tôi cỡ 9 ngày bị tra tấn và đánh đập rất giã man
Ông Y Noel
Ngoài những sự phân biệt trên, chính quyền địa phương còn tìm cách gây khó dễ cho những người theo đạo Tin Lành mỗi khi họ đi làm giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính.
Ông Đinh Trọi nói thêm về việc con cái của những người theo đạo Tin Lành tại Gia Lai thì nhất định không được học ở trường Nội Trú của tỉnh
“Đặc biệt là những vấn đề: Người tin lành thì sẽ không được học trường Nội Trú, cán bộ không có nói lý do gì. Cán bộ cứ nói là trường đào tạo cho những người cán bộ cốt cán chứ không dành cho người theo đạo tin lành”.
Giam giữ tùy tiện những tín đồ Tin Lành.
Chưa dừng lại ở đó, chính quyền địa phương tại các tỉnh Tây Nguyên còn tìm mọi cách để bắt giam, thậm chí bỏ tù những người sắc tộc thiểu số theo đạo tin lành tại đây. Khi bắt giam những người này, chính quyền địa phương không tuân thủ pháp luật Việt Nam, họ luôn bắt những người theo đạo Tin Lành trong tình trạng không có lệnh (trát) của Tòa án. Ông Y Noel kể lại:
“Họ vào nhà tôi với hai chiếc xe, một chiếc chở thằng em tôi và một chiếc là chở tôi. Họ không đọc lệnh gì hết, họ chỉ nói mời thôi, tý nữa sẽ được về. rồi ông chở hai anh em tôi lên xe rồi tới công an huyện.
Họ giam tôi cỡ 9 ngày bị tra tấn và đánh đập rất giã man”
Chiều ngày 6/8/2015, chúng tôi liên lạc với ông Nguyễn Tấn Chức, nguyên Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Đaklak để hỏi về việc có hay không việc đàn áp những người sắc tộc theo đạo Tin Lành tại đây.
Chúng tôi hỏi đi, hỏi lại nhiều lần về vấn đề này, và ông Chức quả quyết rằng ‘không có việc đàn áp tôn giáo tại đây’, ông nói:
“Tôi cam đoan với anh một câu lần cuối, vấn đề tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng Pháp luật thì chính quyền địa phương luôn thực hiện đúng chính sách và pháp luật của nhà nước.”
Tuy nhiên trong thực tế đến nay vẫn có người dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên đã phải rời bỏ quê hương để đi xin tị nạn tôn giáo tại Thailand, một số khác vẫn đang tạm cư tại Cambodia với nguy cơ có thể bị chính quyền sở tại trả về nước bất cứ lúc nào.