Sunday, July 9, 2017

Đỗ Mười! Đến... tao cũng không biết mà!

Vũ Đông Hà (Danlambao) - "Có lần anh chị em Nam Bộ "đại biểu" biểu tôi đến gặp ông già Tôn mà hỏi, tại sao ổng để cho cải cách ruộng đất giết người như vậy? Bác Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi liền đứng dậy bước ra khỏi ghế, vừa đi vừa nói:...ụ mẹ, tao cũng sợ nó, mày biểu tao còn dám nói cái gì?"  (1)

Nhân cái "sự cố" Nguyễn Đức Chung lý giải rằng đến cá nhân của hắn cũng"không được phép hỏi đất quốc phòng sử dụng vào việc gì, vì sao bỏ không..."chợt nhớ đến câu chửi thề của Tôn Đức Thắng, lúc đó đang là chủ tịch nước Việt Nam Dân chưởi Cộng sản. Nhớ bác Thắng nghĩ đến cháu Chung. Biết đâu nếu ở trong buồng, hỏi chuyện riêng thân tình với nhau như ngày xưa ông Trấn hỏi ông Thắng thì không chừng cháu Chung cũng buột miệng mà rằng: ịt ẹ tao cũng sợ chúng, mày biểu tao còn dám hỏi cái gì?

Chủ tịch nước mà còn sợ huống hồ gì chủ tịch thành phố! 

Không riêng gì Nguyễn Đức Chung, đến tứ trụ triều đình Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân cũng sợ "chúng". Láng cháng đụng đến cơ ngơi rừng rú, đất đai làm ăn của "chúng", chúng kéo về Ba Đình đảo chánh là bỏ mạng.

"Chúng" là ai?

Chúng là lũ buông súng cầm tiền, bỏ biên cương, biển đảo để yên thân bám bờ cho công cuộc quân đội làm giàu.

Quân đội và công an trong thể chế độc tài

Tại các nước độc tài, lực lượng quân đội lúc nào cũng là lực lượng "sẵn sàng" biến chế độ độc tài thành chế độ độc tài quân phiệt. Tại Việt Nam, có 2 lực lượng liên quan đến sự an nguy và sống còn của các chóp bu cầm quyền. Đó là công an và quân đội.

Bầy đàn công an có nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát, trấn áp, bắt bớ và tiêu diệt từ trứng nước những ai đi ngược với ý đảng. Khẩu hiệu chiêu dụ của đảng ưu ái dành cho lực lượng công an côn đồ - gọi tắt là côn an, là "còn đảng còn mình". Khẩu hiệu này chỉ là mang ý nghĩa lý thuyết suông, đối với lũ côn an chỉ nghe cho sướng tai chứ không sướng miệng. Để cái miệng được sướng thì khẩu hiệu thực tế trên từng cây số từ thành thị đến nông thôn là "còn đảng còn tiền". Đảng phải có chủ trương, chính sách "bán chính thức" để côn an có hàng ngàn cơ hội ăn cho sướng miệng và trung thành với đảng.

Riêng đám quân đội thì sau ngày "được" Bắc Kinh "dạy cho một bài học" và các tủ lạnh Ba Đình lếch thếch kéo nhau qua Thành Đô để ký mật ước bán nước, nhiệm vụ bảo vệ đất nước của quân đội bị "các thái thú con hoang vừa mới quay đầu trở về nhà" đem cất vào tủ lạnh. Đóng băng. Nhưng làm gì với hơn 5 triệu tổng quân số chỉ còn cầm súng làm kiểng? Nhưng cách gì để không có sự phản loạn từ các tướng, tá cho đến binh sĩ nếu chúng nhìn các quan chức dân sự ngày càng giàu có, dinh thự mọc như nấm, xe khủng chạy đầy đường và tài sản nằm im trong các ngân hàng ngoại quốc mỗi ngày một phình ra? Do đó, phải tạo điều kiện cho quân đội làm giàu dưới danh nghĩa "quân đội thực hiện nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế". Hình ảnh "quân đội nhăn răng" trong rừng ngày xưa bây giờ là:



Tranh nhau xẻ thịt Việt Nam

Không khác gì các tủ lạnh tại Ba Đình chia 5 xẻ 7, ngày đêm lăm le hạ bệ, thanh trừng nhau để giữ ghế, giành ghế cao hơn... các thảo khấu côn an lẫn quân đội cũng ra sức khoanh vùng chiếm cứ và tranh giành quyền lực. Điển hình như Nguyễn Đức Chung khi không còn là xếp sòng côn đồ Hà Nội cũng quay ngược lại tố cáo đồng bọn côn an (trong đó có hắn) đã ăn sạch vỉa hè Hà Nội (và bây giờ không cho chủ tịch Hà Nội ăn ké). (2)

Phía quân đội thì trên khắp "4 vùng chiến thuật" một cuộc chiến không súng đạn được thành hình giữa các "đồng chí" với nhau. Những mặt trận là từng vùng đất đai của dân được tiến quân để sáng hôm sau thành "đất quốc phòng"; từng khu rừng được vẽ lại bản đồ ranh giới cho lực lượng "lâm tặc nhân dân" mang lon quân đội đốn, cày, đào, xới; từng lãnh vực kinh tế được thương thảo và chia chác không theo bề dày chiến trận, bề rộng kinh tế - vốn không có, mà theo mức độ trung với đảng và hiếu với thiên triều Bắc Kinh.

Tình trạng tranh ăn kéo dài từ ngày quân đội buông súng cầm tiền và tăng tốc sau khi Phùng Quang Thanh bị các đồng chí nhưng không đồng bọn cho xuống ruộng. Thanh ra đi nhưng đàn em vẫn phải sống. Hàng hàng lớp lớp tay chân làm ăn của Thanh vẫn còn nhung nhúc trong đạo binh bỏ súng bám bờ và đang "tâm tư" vì các mối làm ăn đang bị ảnh hưởng nặng nề, mỗi ngày mỗi teo tóp bởi... phe thắng cuộc.

Tình trạng tranh chấp đụng trần khi Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm công khai phá thối đám ăn nhiều: “hiện nay đã có một chủ trương của Bộ Quốc phòng là quân đội sẽ không làm kinh tế nữa mà tập trung cho xây dựng quân đội chính qui”. (3)

Cốt lõi của phát biểu là "có một chủ trương của Bộ Quốc phòng" chứ không phải là ý kiến cá nhân Lê Chiêm. Tuy nhiên, đừng ngây thơ tin rằng Lê Chiêm là một người tốt, thật sự mong muốn quân đội giữ đúng và chỉ tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Trong chế độ cộng sản và guồng máy bầy đàn nương nhau, đạp nhau và đội nhau để đi lên, không có "người tốt" nào leo được lên hàng thứ trưởng.

Phản pháo lại cuộc tấn công của "phe địch" trong cuộc chiến làm giàu, xếp sòng bộ trưởng của đám thảo khấu là Ngô Xuân Lịch đăng đàn khẳng định: "chủ trương xây dựng các doanh nghiệp quân đội của Đảng ta là đúng đắn" và gửi thông điệp cho Lê Chiêm và phe "địch" rằng những kẻ nào cho rằng "quân đội không làm kinh tế" là "thế lực thù địch tập trung chống phá." (*)

Cuộc tranh chấp làm giàu trở nên "nóng cực kỳ" trong hàng ngũ tướng tá quân đội. Mặt trận chiến lược mà phe cánh Ngô Xuân Lịch / Nguyễn Phú Trọng phải thắng là mặt trận... Đồng Tâm - đất làm ăn của Viettel. 64,11 ha đất không là bao so với toàn bộ tài nguyên đất nước đang bị quân đội bỏ túi. Nhưng thua trận Đồng Tâm sẽ mở đường cho các đồng chí "phe địch" tuyên truyền và vận động các cựu chiến binh cộng sản về vườn huy động người dân đứng lên tranh đấu với các biểu ngữ"Quân đội phải trả đất lại cho dân", "Quân đội chấm dứt làm kinh tế", "Quân đội phải tập trung cho xây dựng quân đội chính qui", và... "Chúng tôi vẫn tin vào đảng"! Ăn không được phá cho hôi, để sau đó từ từ thương lượng chia chác lại cho... công bằng nguồn vốn làm ăn đã cướp từ tài nguyên đất nước và tài sản của dân. Các cựu chiến binh "chống tham nhũng nhưng không chống đảng" sau khi tàn cuộc sẽ bị truy tố và "xử nghiêm".

Chính vì vậy mà ngày đám Thanh tra Hà Nội phải theo chỉ thị bề trên, phải phá luật khi công bố "dự thảo kết luận" trước khi có kết quả chính thức theo luật định về số phận của 64,11 ha đất. Chính vì vậy mà trong cùng một ngày 7 tháng 7 khi 64,11 ha đất lọt vào tay Viettel, Ngô Xuân Lịch đã vội vã tuyên bố tại tổng hành dinh Viettel: "Phấn đấu làm sao có nhiều Viettel nữa. Điều này chứng minh rằng chủ trương xây dựng các doanh nghiệp quân đội của Đảng ta là đúng đắn." (4)

Đụng đến nồi cơm của các đại gia tướng tá, xía vào cuộc chiến sát phạt nhau tranh giành miếng ăn là đụng đến ổ kiến lửa nhiều tiền và lắm súng đạn. Súng đạn ấy rất ngại ngùng nếu phải bắn vào đám Tàu khựa xâm lược biển đảo nhưng rất nhẹ nhàng và thoải mái như khi bắn vào đầu các đồng chí nhưng không là đồng bọn ở Yên Bái.

Do đó, cũng... OK khi gắn vào miệng Nguyễn Đức Chung câu nói: "Đỗ Mười!" Đến... tao cũng không biết mà!

Và từ thực trạng lẫn bản chất của cái gọi là "Quân đội nhân dân", cũng OK luôn khi nói rằng những "ước muốn" quân đội làm đảo chánh để quét sạch lũ tay sai hèn với giặc ác với dân ở Ba Đình là một ước muốn "tự sát". Bởi vì nếu "đảo chánh" thành công thì chế độ độc tài cộng sản cũng sẽ biến thành chế độ độc tài quân phiệt cộng sản với những tên lãnh tụ thảo khấu nắm trong tay cả ba thứ: súng đạn, tiền và quyền.

09.07.2017



_______________________________

Chú thích:

(1) Nguyễn Văn Trấn, Viết gửi Mẹ và Quốc Hội, trang 266-267.




Việt Nam sẽ có luật linh mục phải tố cáo tội của giáo dân?

Cu Tèo (Danlambao) - Phát huy tinh thần điều luật Luật sư phải tố cáo tội thân chủ mình mới ban hành, nước CHXHCNCC liệu “có khả năng” thừa thắng xông lên, ra thêm luật Linh mục phải tố cáo với nhà nước do bác Hồ bước xuống Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu đói?

Trên đây là “bức xúc” của Cu Tèo, một con chiên tội lỗi đầy mình, nhưng lại sợ xuống hỏa ngục mặc dầu nghe “đồn” dưới hỏa ngục nhiều em đẹp hơn trên thiên đàng, nên có bề “năng nổ” đi xưng tội mỗi năm ít nhất là một lần. 

Tuy biết những tội lỗi con chiên phải “cáo minh” cùng linh mục thay Chúa là những tư tưởng, lời nói việc làm hay những điều thiếu sót đối với Mười Điều Răn của Đạo, trong đó hoàn toàn không có “phản động”, “âm mưu lật đổ chính quyền” hay “chống phá tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, nhưng Cu Tèo vẫn “bức xúc”, sợ thím Ngân lại nổi hứng lên cơn như thím đã lên cơn cho ra luật buộc Luật sư phải tố cáo tội thân chủ. 

Cái “bức xúc” của Cu Tèo là “có cơ sở”, là dựa vào tình hình cụ thể đang diễn ra trước mặt. Lấy ví dụ mới nhất là Mẹ Nấm chỉ có xuống đường chống giặc xâm lăng biển đảo, bảo vệ môi trường, đòi hỏi nhân quyền, chứ cô ấy có làm gì phản động, đòi lật đổ "chính quyền nhân dân" bao giờ đâu, mà cũng bị phạt mười năm tù.

Cứ “bức” mà không “xúc” đổ đi đâu được cái rừng luật luật rừng này, Cu Tèo bèn đi tìm đến Bá tước Đờ Ba-le để mong được trấn an. Bá tước Ba-le lè lưỡi lắc đầu:

“Phi ni lô đia’ rồi Tèo ơi: Khi ngày trước “bác” Hồ đã làm được chuyện con cái “tố khổ tội ác” cha mẹ, thì ngày nay, các cháu ngoan “luôn sống theo gương bác Hồ”, cuốc hội của Thím Ngân phọt ra luật buộc luật sư tố cáo thân chủ cũng là chuyện... hết nước nói.

Nếu cứ để múa gậy vườn hoang mãi, sao lại không thể không “có khả năng”, Quất Hội của Thím Ngân lại phọt ra điều luật như Cu Tèo đang “teo”.

9/7/2017


‘Mừng chảy nước mắt’ khi Việt Nam chỉ có một người tham nhũng

Tư dinh giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Yên Bái. Đương sự khẳng định, khối tải sản trị giá vài trăm tỷ đồng này là tiền để dành từ thời trai trẻ do bện chổi, làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá... (Hình: Báo điện tử Zing)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Phúc trình về hoạt động chống tham nhũng của Thanh Tra Chính Phủ trong sáu tháng đầu năm 2017 chỉ có “một trường hợp người đứng đầu bị kết luận thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.” Kết quả này tiếp tục hài hóa các tuyên bố, hứa hẹn của giới lãnh đạo Việt Nam.
Theo báo điện tử Dân Trí, kết quả cuộc khảo sát chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2006 do Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (TI) công bố cách nay khoảng hai tháng thì Việt Nam chỉ đạt 33/100 điểm, đứng hạng 137/176 và vì vậy vẫn thuộc nhóm các quốc gia mà tham nhũng là “vấn nạn nghiêm trọng.”
Còn theo phúc trình về hoạt động chống tham nhũng của Thanh Tra Chính Phủ, cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng tại Việt Nam, trong sáu tháng đầu năm nay, chỉ có một cá nhân bị xác định là đã “thiếu trách nhiệm” khiến cơ quan công quyền do cá nhân này phụ trách xảy ra tham nhũng.
Cũng trong sáu tháng vừa qua, theo báo điện tử Dân Trí, hệ thống thanh tra trải rộng từ trung ương đến các địa phương đã kiểm tra 1,800 cơ quan và chỉ phát giác 22 cơ quan vi phạm các quy định về phòng chống tham nhũng. Tổng số vụ tham nhũng đã được phát giác trong sáu tháng đầu năm 2017 chỉ có 47 vụ, liên quan đến 66 viên chức.
Phúc trình không đề cập đến việc kê khai tài sản, thu nhập của viên chức trong sáu tháng đầu năm 2017 mà chỉ công bố một số số liệu liên quan đến việc kê khai tài sản, thu nhập của viên chức hồi năm ngoái. Theo đó đã có hơn một triệu viên chức kê khai tài sản, thu nhập, đạt tỉ lệ 99.8%.
Báo này cũng cho hay công việc xác minh tài sản, thu nhập chỉ thực hiện với 77 người trong tổng số trên một triệu người kê khai năm 2016. Và đây lại là 77 cá nhân bị báo chí, dân chúng tố cáo chứ không phải việc mà Thanh Tra Chính Phủ phải làm, nhưng cơ quan này vẫn không phát giác được trường hợp nào “thiếu trung thực!”
Cần lưu ý là trong vài năm gần đây, cả dân chúng lẫn báo giới liên tục công bố các thông tin, hình ảnh cho thấy vô số viên chức giàu có bất thường, sống hết sức xa hoa trong những tư gia trị giá nhiều tỷ đồng, chưa kể đang sở hữu, sử dụng những động sản (đồng hồ, điện thoại, xe hơi) mà tại các quốc gia khác, chỉ có triệu phú mới đủ khả năng sắm.
Bị chỉ trích dữ dội, một số viên chức đã lên tiếng phân bua. Ví dụ ông Trần Văn Truyền – cựu tổng Thanh Tra Chính Phủ, nhân vật giữ vai trò chỉ huy trưởng của hệ thống chống tham nhũng – từng khẳng định, khối tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng mà ông sở hữu là do “làm vườn đến thối cả móng tay.”
Ông Nguyễn Sỹ Kỷ, phó Ban Nội Chính Tỉnh Ủy Đắk Lắk, thì giải thích tư dinh có thủy tạ, hồ bơi và ba thửa đất với diện tích lên tới cả hécta ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột được tạo lập từ tiền chạy xe ôm mà ông đã dành dụm lúc còn trai trẻ.
Ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Yên Bái, cũng khẳng định khối tải sản trị giá vài trăm tỷ đồng là tiền để dành từ thời trai trẻ do bện chổi, làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá…
Hệ thống công quyền Việt Nam chấp nhận tất cả những giải thích kiểu này và không làm gì thêm.
Trước sự phẫn nộ của công chúng, tại buổi công bố phúc trình về họat động chống tham nhũng của Thanh Tra Chính Phủ trong sáu tháng đầu năm nay, một viên thiếu tướng công an là phó thanh tra Bộ Công An, tiếp tục phân bua.
Ông cho rằng hệ thống thanh tra các cấp cũng “trăn trở” trước tình trạng nhiều viên chức giải thích rằng nhờ “nuôi lợn, nuôi gà” mà họ có điều kiện tạo lập, thủ đắc khối tài sản khổng lồ như thiên hạ tận mắt mục kích.
Theo lời viên tướng này thì dù chính quyền Việt Nam buộc các viên chức phải kê khai tài sản, thu nhập nhưng không đặt định các quy định nhằm hỗ trợ “truy nguyên nguồn gốc” nên hệ thống thanh tra có muốn cũng không làm gì được. (G.Đ)

Xin đổ thêm 2.4 triệu khối bùn thải gần khu bảo tồn biển ở Bình Thuận

Khu bảo tồn biển Hòn Cau, Bình Thuận. (Hình: Báo Pháp Luật TP.HCM)
BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam quyết bức tử môi trường khu bảo tồn biển Hòn Cau, khi xin đổ thêm 2.4 triệu khối “bùn cát thải sau nạo vét,” chỉ cách nơi mà công ty Điện Lực Vĩnh Tân 1 của Trung Quốc đổ gần 1 triệu mét khối bùn thải khoảng 5 cây số.
Ngày 8 Tháng Bảy, nói với phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Lê Trung Hiếu, chánh văn phòng Tổng Công Ty Phát Điện 3 (EVNGENCO3), thuộc Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN), cho biết EVEGENCO3 đang xúc tiến xin giấy phép đổ xuống biển Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận thêm 2.4 triệu khối bùn, cát thải sau nạo vét.
Ông cho biết, khối lượng bùn cát này thu được trong quá trình nạo vét khi làm cảng 100,000 tấn để nhập than từ Indonesia và Úc cho các nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 3, Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 4 mở rộng.
Theo ông, vị trí EVEGENCO3 xin đổ bùn cát thải sau nạo vét nằm cách vị trí mà công ty Điện Lực Vĩnh Tân 1 đổ gần 1 triệu mét khối bùn thải khoảng 5 cây số về hướng Bắc và cách khu bảo tồn biển Hòn Cau 10 cây số. “Thủ tục của dự án đã được trình cho Bộ Tài Nguyên-Môi Trường và dự kiến EVEGENCO3 sẽ thực hiện trong năm nay,” ông nói.
Trả lời về việc vì sao EVEGENCO3 lại chọn thời điểm đổ chất thải cùng lúc với công ty Điện Lực Vĩnh Tân 1, ông Hiếu cho biết, do cả hai nhà máy khởi công cùng thời điểm. “Cuối năm nay dự kiến nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 4 mở rộng sẽ phát điện nên phải có cảng để nhập than về chạy máy.”
Ông cung cấp thêm thông tin, ngày 8 Tháng Mười Hai, 2014, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường có quyết định về “Đánh giá tác động môi trường,” thống nhất cho đổ 2.4 triệu khối bùn thải nạo vét. Ngoài ra, ủy ban tỉnh Bình Thuận cũng có văn bản ký ngày 19 Tháng Ba, 2014, về “Phương án và vị trí đổ vật liệu nạo vét ngoài khơi,” đồng ý vật liệu sau nạo vét được san lấp mặt bằng, trong trường hợp không san lấp thì cho đổ ra biển.
Tháng Giêng, 2017, Cục Hàng Hải Việt Nam cũng có văn bản, thống nhất vị trí đổ vật liệu nạo vét do “không ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải của khu vực cũng như luồng hàng hải.” Mới đây nhất, ngày 3 Tháng Năm, Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch hiệu chỉnh Trung Tâm Điện Lực Vĩnh Tân, trong đó xác định vị trí bãi nhận chìm vật liệu nạo vét luồng 100,000 tấn để nhập than của trung tâm này. (Tr.N)

Hơn 10 ngày ‘điểm danh’ 3 cán bộ cấp cao giấu tài sản ‘khủng’

Toàn cảnh khu biệt phủ nằm giữa đồi núi thuộc phường Minh Tân, Yên Bái, của gia đình ông Phạm Sỹ Quý. (Hình: Báo điện tử Zing)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Những quan chức này đều thuộc diện phải kê khai tài sản hằng năm nhưng khối tài sản trăm tỷ đồng của họ vẫn “lọt lỗ kim” một cách tài tình.
Chỉ trong thời gian ngắn (27 Tháng Sáu đến 8 Tháng Bảy), nhiều vụ lùm sùm về tài sản khủng có dấu hiệu bất thường của các quan chức được dư luận, báo chí phanh phui.
Theo báo Pháp Luật TP.HCM, ba nhân vật được nhắc đến nhiều nhất là ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Yên Bái; bà Hồ Thị Kim Thoa, thứ trưởng Bộ Công Thương; và bà Phan Thị Mỹ Thanh, phó bí thư Tỉnh Ủy Đồng Nai.
Ngày 27 Tháng Sáu, đoàn công tác của Thanh Tra Chính Phủ công bố quyết định thanh tra bất ngờ các vấn đề liên quan đến nguồn gốc khối tài sản khủng của ông Quý. Trong đó, đồ sộ nhất là khu biệt phủ 13,000 mét vuông được chuyển đổi từ đất rừng thành đất ở bằng sáu văn bản được ký trong một ngày của các cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái.
Giải thích về tiền xây biệt phủ, ông Quý nói đã vay 20 tỷ đồng từ anh em và ngân hàng. Thế nhưng ngay trong bản khai tài sản cán bộ năm 2016, ông tự xác định bản thân không có các khoản nợ từ 50 triệu đồng trở lên. Một tài sản khác cũng được đánh dấu hỏi là căn chung cư cao cấp Mandarin Garden rộng 130 mét vuông (quận Cầu Giấy, Hà Nội) mà ông Quý khai trị giá 2.5 tỷ đồng, trong khi giá thị trường thực tế cao hơn rất nhiều lần.
Trường hợp Thứ Trưởng Kim Thoa, trong ngày 3 Tháng Bảy, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương công bố kết luận: Trong thời gian dài, bà nhiều lần kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ theo quy định. Ngoài ra, bà còn có các sai phạm khác như vi phạm trình tự, thủ tục trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp; mua cổ phần vượt mức quy định… Ủy ban sẽ làm báo cáo gửi Ban Bí Thư để xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với bà Thoa.
Được biết, gia đình bà giữ vai trò không nhỏ tại công ty Bóng Đèn Điện Quang khi sở hữu cổ phần có giá trị lên đến 718 tỷ đồng. Riêng thứ trưởng nắm gần 1.7 triệu cổ phiếu, có giá trị ước tính trên 100 tỷ đồng.
Điều đáng nói là mặc dù sở hữu lượng lớn cổ phần tại công ty Điện Quang – và bản thân cho là hằng năm đều có kê khai tài sản – nhưng bà Thoa vẫn được bộ phân công quản trị chính lĩnh vực có liên quan là ngành công nghiệp nhẹ. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Tài sản, cổ phần từ đâu mà có, minh bạch hay không, có hay không việc lợi dụng chức vụ, vi phạm quy định tại Luật Doanh Nghiệp, Luật Phòng-Chống Tham Nhũng?
Tương tự là trường hợp của Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh. Bà Thanh đã ký các văn bản chấp thuận cho công ty Cường Hưng của chồng đầu tư nhiều dự án. Sai phạm của bà đều liên quan đến lợi ích của các doanh nghiệp do chồng bà nắm cổ phần chính và điều hành.
Một số dự án công ty Cường Hưng được chống lưng thực hiện là khu mỏ đá đứng tên hợp tác xã An Phát (diện tích gần 100 hécta); đường chuyên dụng vận chuyển vật liệu xây dựng dài 7 cây số, vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng; khu dân cư thương mại Phước Tân (diện tích 91.7 hécta); khu bến thủy tại khu vực dự án khu dân cư Phước Tân.
Bà Thanh được xác định đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm khi kê khai tài sản, thu nhập không đầy đủ, không đúng quy định và bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương ra quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Những sai phạm của công ty Cường Hưng cũng được Thanh Tra Chính Phủ thanh tra để có kết luận cuối cùng.
Báo Pháp Luật TP.HCM viết rằng: “Sự giàu có không có lỗi, thậm chí còn là mục tiêu phấn đấu của quốc gia. Người dân chắc chắn chẳng vui gì khi quan chức, tức là ‘công bộc’ của mình, nghèo khổ, bần hàn. Và chắc chắn người dân cũng chẳng lấy gì làm sung sướng khi thu nhập bình quân đầu người của cả quốc gia cũng mới chỉ đạt hơn $2,000/năm. Sự giàu có chưa bao giờ là xấu xa và ước mơ trở nên giàu có vẫn thường trực trong tâm khảm mỗi người.”
Nhưng vì sao những biệt phủ, biệt thự “khủng” của quan chức nhiều nơi lại gây ra phản cảm và vượt sức tưởng tượng của người dân như vậy? Ngoài lý do phản cảm đối với đời sống của đại bộ phận nhân dân thì còn lý do gì khác?
Cũng không quá khó hiểu khi sự giàu có thể hiện qua các biệt thự, biệt phủ và tài sản của quan chức dường như vẫn không phù hợp so với thu nhập của những cán bộ, công chức nhà nước.
Bảng lương của nhiều lãnh đạo và quan chức cấp cao… khi được công bố đã gây xôn xao dư luận vì sự thấp của nó. Người dân có thể nhận thấy sự bất đối xứng giữa sự giàu có thể hiện ra bên ngoài của quan chức với thu nhập thực tế từ lương và một số khoản phụ cấp khác có thể đo đếm được. (Q.D.)