Wednesday, April 8, 2015

Chia sẻ của một em bé trong chiến dịch Không vận Trẻ em sau 40 năm

Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-04-08  
17288_10152706305995614_6595842295028948144_n.jpg
Ảnh David Nguyễn kèm thông tin cá nhân khi được nhận nuôi ở Hoa Kỳ năm 1975 Hình: facebook của anh David Nguyễn

Trong số khoảng 2.200 trẻ em được di tản trong Chiến dịch Không vận Trẻ em đến Hoa Kỳ trong những ngày đầu tháng 4 năm 1975, ông David Nguyễn chia sẻ cảm nghĩ của mình trên Facebook nhân kỷ niệm tròn 40 năm ngày ông có được cơ hội thứ 2 cho cuộc đời mình. Sau đây là cuộc trao đổi ngắn giữa ông David Nguyễn và Hòa Ái.

Hòa Ái: Xin chào ông David Nguyễn. Qua chia sẻ của ông trên Facebook, được biết vào ngày mùng 5 tháng 4 của 40 năm về trước, ông được di tản trên chiếc máy bay thứ nhì sau khi chiếc Galaxy C-5 đầu tiên gặp nạn. Ông có thể chia sẻ thêm ông biết về Chiến dịch Không vận trẻ em cũng như về thân phận con nuôi của mình khi nào, thưa ông?

Ông David Nguyễn: Tôi biết mình là đứa con nuôi lâu lắm rồi, kể từ khi tôi nhận thức được sự khác biệt với các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, tôi lại không biết rằng tôi là một trong những đứa trẻ trong Chiến dịch Không vận Trẻ em mãi cho đến sau này, có lẽ ở tuổi trưởng thành tôi mới biết điều này. Tôi nhận biết được nhận nuôi khi tôi còn rất nhỏ.

Hòa Ái: Hồi tưởng lại giây phút ông muốn biết về nguồn gốc và gia đình ruột thịt ở VN, cảm giác đó ra sao?

Ông David Nguyễn: Tôi không nhớ được rõ từ khi nào, có lẽ vào khoảng thời gian sau khi tôi tốt nghiệp Đại Học. Nhưng tôi nhớ là trước đó tôi đã từng có ý nghĩ việc tìm về nguồn gốc của tôi. Tôi muốn biết tôi là ai, tôi đến từ đâu, gia đình ruột thịt của tôi như thế nào…Những câu hỏi đó cứ ám ảnh trong đầu tôi khiến tôi muốn tìm hiểu thân thế của mình.

Hòa Ái: Được biết ông đã đến VN lần đầu tiên nhân kỷ niệm 35 năm Chiến dịch Không vận Trẻ em, chuyến đi đó như thế nào, thưa ông?

Ông David Nguyễn: Tôi về Việt Nam cách đây 5 năm nhân dịp kỷ niệm Chiến dịch Không vận Trẻ em được 35 năm. Thời điểm đó tôi chưa thật sự tìm hiểu chi tiết bất cứ điều gì, chỉ đơn thuần là một chuyến viếng thăm, gặp gỡ những người cũng được nhận nuôi giống như tôi, và trở lại để cảm nhận Việt Nam, nơi tôi được sinh ra là nơi như thế nào. Tôi dành một ngày ở đó, tôi thuê một tài xế và phiên dịch viên tìm đến Bến Tre, nơi mà có thể là quê nhà của mẹ ruột tôi.

Tôi tìm đến trụ sở cảnh sát địa phương cũng như các cơ quan chính quyền địa phương để hỏi thăm nhưng rất tiếc không có tin tức gì. Thật sự tôi cũng không quá trông đợi tìm kiếm được thông tin về bản thân chỉ trong vòng 1 ngày nhưng tôi chỉ muốn viếng thăm đất nước và địa phương ghi trên giấy khai sinh của tôi. Chỉ vậy thôi! Mặc dù không có thông tin gì hữu ích nhưng đó không phải là mục đích chính của tôi trong chuyến trở về VN.

Hòa Ái: Và ông quyết định tiếp tục tìm kiếm thông tin về người mẹ cũng như gia đình ruột thịt của mình ở VN chứ?

11100156_10152706305095614_2886982466873718573_n.jpg
Ảnh David Nguyễn lúc 3 tuổi.

Ông David Nguyễn: Tôi nhận ra mình không còn trẻ nữa cũng như những người biết về tôi hoặc có liên quan đến tôi cũng phải già đi nên tôi nghĩ đã đến lúc mình cần phải cố gắng hơn. Bây giờ là thời điểm tốt để tìm kiếm và chia sẻ trên Facebook. Thật là ngạc nhiên khi tôi nhận được rất nhiều những lời động viên, cầu chúc may mắn cũng như quan tâm giúp đỡ tôi trong việc tìm người thân. Đến lúc này đã có rất nhiều người liên lạc với tôi. Tôi thật sự rất biết ơn.

Hòa Ái: Vậy, ông có quen biết ai trong số hơn 2 ngàn trẻ em trong Chiến dịch Không vận Trẻ em đến Hoa Kỳ, nay đã trưởng thành, họ may mắn tìm lại được thân nhân ở VN không?

Ông David Nguyễn: Tôi biết một số người may mắn tìm lại được gia đình ruột thịt của họ và một vài người vẫn giữ mối liên lạc này. Tôi có một người bạn, thỉnh thoảng về Sài Gòn thăm thân nhân, dành thời gian cho gia đình nhiều.

Hòa Ái: Về Chiến dịch Không vận Trẻ em, như ông viết trên Facebook là ngay đến bây giờ, đã 40 năm qua, trong Chính phủ VN vẫn có những người cho rằng Hoa Kỳ lấy lý do nhân đạo để che đậy việc tách rời các trẻ em ra khõi xứ sở mà không cần biết đến ảnh hưởng cũng hậu quả của việc làm này. Là 1 người trong cuộc, quan điểm của ông thế nào?

Ông David Nguyễn: Tại thời điểm đó tôi chỉ là một em bé nên thật khó để nhận xét về 2 chính phủ VN và Hoa Kỳ. Tôi hiểu quan điểm của cả 2 quốc gia đã từng rất khác biệt. Mọi việc đều có 2 mặt. Trong trường hợp của mình, tôi chỉ biết rằng tôi được nuôi dưỡng và lớn lên trong một gia đình ở Hoa Kỳ. Tôi có một cuộc sống hạnh phúc với gia đình trên đất Mỹ. Tôi nhận thấy mình may mắn khi có được cơ hội lần thứ 2 trong đời hơn là bị tách khõi gia đình ruột thịt và cố quốc. Tôi tự hỏi cuộc đời tôi được tốt hơn nếu ở VN hay không? Theo những giấy tờ tôi có trong tay thì mẹ ruột của tôi đã không có khả năng nuôi nấng tôi được. Cho nên thật khó để nói về điều này nhưng riêng hoàn cảnh của tôi thì Chiến dịch Không vận Trẻ em là một việc làm tốt.

Hòa Ái: Kể từ khi ông trở lại nơi ông được sinh ra và hiểu biết nhiều hơn về văn hóa VN, dù có may mắn tìm lại được mẹ và người thân hay không thì ông và con cháu của ông vẫn tự hào về nguồn gốc VN?

Ông David Nguyễn: Dĩ nhiên rồi. Tôi phải trải qua thời gian dài mới biết tự hào là người VN. Trong quá khứ khi tôi lớn lên ở Hoa Kỳ, 2 chữ “ Việt Nam” gắn liền với chiến tranh, một cuộc chiến tranh không được nhiều người dân Mỹ ủng hộ. Trong thâm tâm tôi đã từng thật sự không muốn nghĩ tới nguồn gốc thân phận mình. Và cho đến khi trưởng thành, tôi nhận ra rất quan trọng để thừa nhận tôi là ai. Tôi đã đổi lại họ “Nguyễn” và các con của tôi cũng mang họ “Nguyễn” này. Tôi sẽ luôn nhắc nhở chúng về niềm hãnh diện nguồn cội VN của mình.  Các con tôi đang náo nức chờ đợi cho chuyến thăm VN trong vài năm nữa. Vâng, mặc dù mất rất nhiều thời gian để thừa nhận nhưng bây giờ 42 tuổi, tôi tự hào nói rằng tôi là người VN.

Hòa Ái: Chân thành cảm ơn ông David Nguyễn chia sẻ câu chuyện cuộc đời ông và cầu chúc ông được may mắn gặp lại mẹ và người thân trong một ngày không xa.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/a-vns-orphan-in-oper-babylift-share-his-life-story-ha-04082015105904.html/04082015-kyuc-hoaai.mp3

Dưa hấu, đại nạn của nông dân

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Theo RFA-2015-04-08   
Xe chở dưa hấu bị ùn tắc hàng chục km trước cửa khẩu ở Lạng Sơn
Xe chở dưa hấu bị ùn tắc hàng chục km trước cửa khẩu ở Lạng Sơn-RFA

Người nông dân trồng dưa hấu chưa kịp hoàng hồn sau vụ ngập úng ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Huế thì hiện tại, cả người nông dân trồng dưa và người buôn dưa hấu lại một lần nữa lo lắng việc sắp tới đây, dưa hấu phải mang đi đổ hoặc bỏ ngập đồng bởi không tiêu thụ được. Trong đó, vấn đề thị trường Trung Quốc và các cửa khẩu có tác động rất mạnh đến sự sống còn của người trồng dưa và người buôn dưa Việt Nam.

Một người buôn dưa đang bị mắc kẹt ở cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Phải qua được cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn nhưng không biết có xuất sang được bên kia không vì xe của mình giờ xếp hàng dài, hỏng hết hàng, nó ép mình. Hàng bán cho nó phải hàng đẹp cơ, phải làm được giấy tờ hải quan, phải được hải quan của nó chấp nhận qua thì mới qua chứ không sao mình qua được.”

Theo người này, hiện tại, số lượng xe chở dưa và các loại nông sản xuất sang Trung Quốc bị mắc kẹt ở Tân Thanh có thể lên dến vài chục ngàn chiếc bởi đoạn đường xe bị dồn ứ đã vượt hơn 30 cây số. Với số lượng xe như thế này, cho dù có làm việc cả ngày lẫn đêm thì ít nhất một tuần sau, mới có thể thoát khỏi tình trạng ứ đọng.

Trong khi đó, tất cả các xe chở dưa hấu đều phải trải qua một đoạn đường dài hàng ngàn cây số dưới nắng mùa hè, dưới sức nóng nhiệt đới, cho dù có bảo quản tốt cỡ nào thì dưa vẫn hấp thụ nhiệt, vẫn bị ảnh hưởng, bị hư hại. Bây giờ lại thêm chuyện xe bị kẹt giữa đường, đứng im tại chỗ, thỉnh thoảng nhích lên vài mét, không có gió trời thông thoáng như lúc đang chạy ngoài đường, nguy cơ dưa bị thối sẽ rất cao.

Khác với mọi năm, không còn hy vọng qua được cửa khẩu bằng mọi giá rồi tính tiếp, nhà buôn Việt Nam bắt đầu rút kinh nghiệm và “tự phê bình, tự kiểm điểm” trước khi qua cửa. Thường thì xe nhích lên đến khu vực sát cửa khẩu, đây cũng là nơi có nhiều bãi đỗ xe, nhà buôn cho xe chạy lệch ra bên ngoài để kiểm tra thử còn bao nhiêu phần trăm dưa có thể tiêu thụ được. Nếu còn trên 50% thì nhà buôn quyết định qua cửa khẩu để đỡ được đồng nào mừng đồng đó, nếu còn dưới 50% thì tự quay xe tìm chỗ đổ bỏ tất tần tật cho nhẹ xe mà quay về.

"Phải qua được cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn nhưng không biết có xuất sang được bên kia không vì xe của mình giờ xếp hàng dài, hỏng hết hàng, nó ép mình. Hàng bán cho nó phải hàng đẹp cơ, phải làm được giấy tờ hải quan"-Một người buôn dưa

Quía trình tự phê bình tự kiểm điểm của nhà buôn mang lại cái lợi rất cơ bản, ít nhất họ khỏi phải tốn chi phí qua cửa khẩu và nhà xe cũng giảm được một ít nhiên liệu chạy sang bên kiua biên giới. Hơn nữa, khỏi phải chứng kiến cảnh người ta lắc đầu oai oái chê dưa không ra gì, thậm chí có nhiều đầu nậu người Trung Quốc ăn nói rất thô tục, thấy dưa bị hư hỏng nhiều, họ quát mắng, bảo nhà buôn hãy mang về đổ làm phân đi hoặc họ nói “bọn Việt Nam chẳng làm được trò trống gì!”.

Với người buôn dưa hấu này, không có gì khiến ông đau đớn và tủi nhục hơn khi bị đối tác mắng nhiếc mà p-hải cắn răng chịu đựng vì đồng tiền bát gạo. Nhưng một khi đã mang dưa sang đất Trung Quốc, tốn đủ thứ chi phí, trong đó gồm cả chi phí chung chi cho cán bộ cửa khẩu để được thông xe, ông đành ngậm đắng nuốt cay để lấy lại đồng vốn. Kể đến đây, ông lắc đầu, ứa nước mắt.

Cán bộ cửa khẩu vẫn tính nào tật nấy

Một người buôn dưa hấu sang Trung Quốc vào mùa nắng và cau non cùng nhiều loại nông sản khác vào mùa mưa, tên Hồng, chia sẻ: “Lúc này chưa đi được đâu, chắc phải vài hôm nữa xem thế nào chứ giờ thì.. Qua Trung Quốc thì hàng miền Nam ra nhiều với lại Vĩnh Phúc. Chắc cũng chuẩn bị thông quan cửa chính ngạch bởi bí thư đang sang thăm mà, nông thủy sản Việt Nam đang ế mà, nó đang xin thông quan cửa chính ngạch, cửa quốc tế bởi lâu nay toàn xuất cửa tiểu ngạch thôi. Lúc này vẫn chưa đi được, dưa hấu xuất được thì mười mấy hai chục ngàn một cân, coi như xe phải bốn năm chân mới chạy, cơ bản là phải xuất được sang Trung Quốc.”

Theo bà Hồng, vấn đề khó khăn nhất của nhà buôn vẫn là cửa khẩu. Chính cửa khẩu đã gián tiếp, thậm chí trực tiếp nối tay cho nhà buôn Trung Quốc ép nhà buôn Việt Nam. Cho đến thời điểm bây giờ, bà Hồng vẫn chưa khẳng định được là nhà buôn Trung Quốc có mua chuộc nhân viên an ninh cửa khẩu để ếm hàng khi cần thiết hay không nhưng mỗi khi nhà buôn Trung Quốc ép hàng nhà buôn Việt Nam thì trước đó diễn ra chuyện kẹt xe ở cửa khẩu.

Nghĩa là theo bà Hồng nghi vấn, rất có thể nhà buôn Trung Quốc và nhân viên cửa khẩu của Trung Quốc đã ăn rơ với nhau, mỗi khi hàng hóa Việt Nam sang nhiều, có dấu hiệu ứ hàng thì phía Việt Nam, tự dưng có hàng ngàn xe bị ứ lại, thủ tục xuất cảnh hết sức khắc khe, khi hàng bị ứ vài ngày, xuất được sang bên Trung Quốc thì tâm lý nhà buôn Việt Nam đã quá mệt mỏi, chỉ mong sao bán được hàng để quay về, nhà xe cũng quá mệt mỏi, mong sao trút được hàng để quay về nước. Đây cũng là lúc nhà buôn Trung Quốc tha hồ ép giá hàng Việt. Như hiện tại, giá dưa hấu mua tại bãi đã lên 5000 đồng hoặc 6000 đồng mỗi ký lô nhưng nhiều nhà buôn Việt Nam xuất được hàng sang Trung Quốc quay về cho bà biết họ cũng chỉ mua với giá 7000 đồng mỗi ký lô.

Như vậy, với mức giá thu mua 7000 đồng mỗi ký, nhà buôn Việt Nam thua lỗ nặng nề, không tài nào gỡ được vốn. Và đương nhiên khi trở về Việt Nam, họ buộc phải ép giá dưa của người nông dân xuống còn 3000 đồng mỗi ký lô mới dám buôn tiếp. Mà với mức giá 3000 đồng mỗi ký, người nông dân sẽ bị thua lỗ, cao nhất cũng chỉ huề vốn.

Bà Hồng chia sẻ thêm là nạn mãi lộ khi qua cửa khẩu vẫn không có gì thay đổi, thậm chí nặng nề hơn mọi năm. Nhiều lần bà muốn chuyển sang một nước khác để buôn bán nhưng cơ hội này hoàn toàn không có. Bởi đường tiêu thụ duy nhất cho nông sản Việt Nam, ngoại trừ cà phê, tất cả các loại nông sản khác đều phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Và cay đắng hơn là tất cả mọi loại hàng hóa phổ dụng trên thị trường Việt Nam cũng phụ thuộc vào Trung Quốc.

"Bao giờ còn chơi với Trung Quốc, người Việt Nam còn chịu thiệt thòi và lép vế, thậm chí người Việt Nam còn bị họ mạt sát mà không dám hé nửa lời phản kháng. Càng đi buôn lâu năm với người Trung Quốc...bà Hồng cảm nhận thấy mình chịu nhục quá nặng"

Điều này cho thấy đầu ra và đầu vào của hàng hóa đều phụ thuộc vào Trung Quốc, mọi ưu tiên xuất nhập khẩu đều dành cho Trung Quốc. Tâm lý của một nhà buôn Việt Nam, với bà Hồng, đây là cơ hội để nhà buôn Trung Quốc tha hồ chèn ép, thậm chí mạt sát nhà buôn Việt Nam. Và một khi nhà buôn Việt Nam bị chèn ép, cái đích thiệt thòi cuối cùng bao giờ cũng rơi vào người nông dân.

Với kinh nghiệm hơn mười năm buôn hàng chuyến sang Trung Quốc, bà Hồng đưa ra nhận xét: Bao giờ còn chơi với Trung Quốc, người Việt Nam còn chịu thiệt thòi và lép vế, thậm chí người Việt Nam còn bị họ mạt sát mà không dám hé nửa lời phản kháng. Càng đi buôn lâu năm với người Trung Quốc, cũng vì lỡ lao theo chén cơm manh áo, nếu không theo thì cũng không biết làm gì khác vì đã quen với thị trường này, bà Hồng cảm nhận thấy mình chịu nhục quá nặng.

Bà Hồng nói rằng bà vẫn đang tìm một cơ hội buôn bán khác không liên quan đến Trung Quốc và các nhân viên cửa khẩu nhưng nghe ra có vẻ khó nếu buôn hàng xuyên quốc gia. Bà nhấn mạnh: Đối với bà, suốt quá trình chuyển hàng sang Trung Quốc để kiếm lãi, bà chỉ nhận được một chữ “nhục” to tướng. Còn người nông dân thì nhận được một chữ “khổ” vĩ đại.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Khi cây búa nổi giận

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Theo RFA-2015-04-08  
bua-liem-622.jpg
Hình ảnh minh họa-Courtesy photo

Những ngày êm ả nay còn đâu?

Nói thật, phen này gay go đấy các bác ạ! Một đạo luật bất công và bất hợp lý bao giờ cũng phải đối diện với phong trào bất tuân dân sự của toàn xã hội. Những ngày êm ả nay còn đâu?-Lê Công Định

Tôi không có may mắn được quen biết nhà thơ Bùi Minh Quốc  lúc ông còn trẻ trung, và sung sức:

Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy

Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường.

Khi tôi được hân hạnh diện kiến người thơ thì thi sĩ của chúng ta đã già quá cỡ thợ mộc rồi, trông hom hem thấy rõ, và thơ thẩn (xem ra) cũng... yếu xìu hà:

Tuổi sáu mươi khi nghĩa đời đã thấy

Thì gian nan biết mấy cũng lên phường.

Lên là phải. Phường xã ở Việt Nam – cả nước này đều biết –  đâu phải chỉ là nơi chứng nhận giấy tờ hộ tịch (vớ vẩn) như bên xứ Lào, xứ Thái, xứ Miên hay xứ Miến ... mà là chốn quan quyền. Dữ dằn thấy rõ!

Ngay cả đến ông Hồ Chí Minh mà nhận được lệnh triệu tập chưa chắc đã dám không đi, nói chi đến “cỡ” ông Bùi Minh Quốc. Không trình diện phường thì lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và (không chừng) dám lôi thôi lớn.

Đôi khi, khỏi cần phải lên tới phường cũng vẫn bị rắc rối như thường – theo tin báo Người Lao Động:

“Tối 26-3, trong lúc ông Dũng cùng nhân viên đang bán hàng, một số cán bộ phường 1 đến tịch thu tấm biển quảng cáo của quán nhưng không hề có văn bản, không có ý kiến từ cơ quan chức năng có thẩm quyền. Lý do là do tấm biển có nội dung phản cảm và nhảm nhí...

‘Tôi cố giải thích rằng đó là bảng quảng cáo với nội quy mang tính hài hước để thu hút thực khách. Không chỉ để giải trí, thư giãn mà còn nhắc nhở mọi người giữ vệ sinh chung. Tôi thấy hết sức vô lý khi họ không đưa ra lý do chính đáng nhưng vẫn lao vào gỡ bỏ rồi tịch thu tấm biển. Họ còn nói sẽ mời tôi lên phường làm việc nhưng đến chiều nay (27-3) vẫn chưa thấy phản hồi hay đưa ra lý do cụ thể’ – ông Dũng nói.”

Sáu ngày sau, ngày 1 tháng 4 năm 2015, sau khi có phản ứng  của dư luận, tấm biển quảng cáo đã được hoàn lại cho khổ chủ – báo Người Lao Động cho biết tiếp:

“Tiếp xúc với báo báo chí, đại diện phường 1 cho biết việc tịch thu bảng hiệu ở quán Bún Bò Gân không phải là ý kiến của UBND hay công an phường mà do lực lượng kiểm tra trật tự lòng lề đường đã vội vàng xử lý khi chưa có chỉ đạo từ trên. Phường 1 cũng sẽ họp kiểm điểm những cá nhân đã trực tiếp tịch thu bảng hiệu ở quán Bún Bò Gân.”


Bảng nội quy quán bún bò hài hước của Anh Dũng bị một số cán bộ phường 1 đến tịch thu.

Ồ thì ra đây “không phải là ý kiến của UBND hay công an phường mà do lực lượng kiểm tra trật tự lòng lề đường đã vội vàng xử lý khi chưa có chỉ đạo từ trên.” Cũng “vội vàng” và “chưa có chỉ đạo” y như vụ chặt (đại) đám cây xanh ở Hà Nội vậy, theo tường thuật của báo Pháp Luật:

“Việc thực hiện thay thế đồng loạt hàng trăm cây xanh, trong đó rất nhiều cây cổ thụ đang tươi tốt, đã vấp phải phản ứng của người dân, cũng như các nhà khoa học, chuyên gia bảo tồn trên cả nước.

Ngày 20-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu dừng việc chặt hạ cây xanh tại Hà Nội. Ngày 22-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội tiếp tục yêu cầu thanh tra toàn diện việc thay thế cây xanh, đồng thời tạm đình chỉ công tác một số cán bộ liên quan trực tiếp đến vụ việc kể trên...

Ngày 31-3, Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Phạm Quang Nghị nhìn nhận việc triển khai chặt cây xanh, thay thế cây xanh đã làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Thủ đô. ‘Chúng ta phải tự phê bình, tự kiểm điểm, khẩn trương khắc phục sai sót, sự nóng vội giản đơn trong việc cải tạo thay thế cây xanh.’ –  ông Nghị nói.”

Nói cùng một giọng

Cũng trong này 31 tháng 3 năm 1975, công nhân Công ty TNHH Pou Yuen nhận được thư  của ông Đặng Ngọc Tùng  (Ủy Viên Trung Ương Đảng, Chủ Tịch TLĐLĐVN) với lời lẽ hết sức mềm mỏng, tử tế và... phục thiện:

Anh chị em đoàn viên và công nhân lao động thân mến,

Trong những ngày vừa qua, một số công nhân lao động tại Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP HCM) đã ngừng việc tập thể để thể hiện quan điểm không đồng tình với điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần…

Trên cơ sở những nguyện vọng chính đáng của công nhân lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có báo cáo và kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Chính phủ đồng ý giải quyết thỏa đáng quyền lợi của người lao động: Từ nay đến hết ngày 31-12, các chế độ bảo hiểm xã hội vẫn giữ nguyên theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành. Sau năm 2015, kiến nghị Quốc hội sửa việc chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo hướng để người lao động tự chọn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần như cũ hoặc thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Vì vậy, tôi kêu gọi toàn thể cán bộ, đoàn viên và công nhân lao động:

- Hãy yên tâm trở lại làm việc để bảo đảm thu nhập và thể hiện ý thức trách nhiệm của người  lao động đối với doanh nghiệp và xã hội.

- Không để cho kẻ xấu lợi dụng, kích động, xúi giục làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Ảnh minh họa chụp tại Khu Công Nghiệp Tân Hương-Tỉnh Tiền Giang, hôm 2 tháng 4 năm 2015. Courtesy FB Hành Nhân.

Qua hôm sau, vẫn theo báo Người Lao Động:

“Ngày 1-4, Chính phủ đã thống nhất kiến nghị sửa Điều 60 Luật BHXH; nhất trí kiến nghị QH sửa theo hướng nếu người lao động không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH 1 lần.”

Ô hay, sao mới cách đó hai hôm, hôm 30 tháng 3, Thứ Trưởng Doãn Mậu Diệp  còn “nhấn mạnh” rằng: “xét một cách toàn cuộc thì quy định tại Điều 60, Luật BHXH 2014 có tới 6 điểm có lợi hơn cho NLĐ.”

Cùng ngày, ông Đặng Quang Điều, trưởng ban chính sách pháp luật Tổng liên đoàn Lao động VN, cũng nói cùng một giọng: “Tổng liên đoàn đã có kế hoạch và sắp tới các cấp công đoàn sẽ triển khai tuyên truyền, phổ biến sâu rộng với công nhân ở các địa phương về những lợi ích, tính ưu việt của Luật BHXH 2014. Khi hiểu thấu đáo, người lao động sẽ đồng thuận.”

Nhưng khi thấy người lao động nhất định không chịu “đồng thuận,” và nguy cơ đình công có thể lan rộng khắp nơi thì Chính Phủ quên ngay “6 điểm có lợi hơn” và tính “ưu việt” của Luật BHXH 2014 để sẵn sàng “kiến nghị QH sửa theo hướng nếu người lao động không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH 1 lần.”

Thì ra  “mềm nắn, rắn buông”!

Vì có sự can thiệp của công luận nên ông chủ quán bún bò ở Sài Gòn thoát khỏi một phen “lên phường làm việc,” và hàng ngàn cây xanh ở Hà Nội cũng (tạm thời) thoát nạn. Tương tự, nhờ thái độ sáng suốt và cương quyết của nhân viên công ty TNHH Pou Yuen nên giới công nhân VN cũng vừa thoát khỏi một vụ cướp ngày từ tay Nhà Nước. Thấy nuốt không trôi nên đành phải ói ra thôi.

Nói chuyện ói, mửa, nôn, oẹ... nghe (e) hơi phản cảm.  Nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự có cách diễn tả khác, tuy dài dòng chút đỉnh nhưng thanh lịch hơn nhiều:

Diễn tiến trong thái độ của chính quyền đối với vụ tưởng niệm Gạc Ma 14/3 và việc thực hiện kế hoạch chặt 6700 cây xanh ở thủ đô Hà Nội cho thấy hành động của nhân dân đã tác động đến chính quyền.

Sau khi đám “dư luận viên” phá rối vụ tưởng niệm Gạc Ma, khác với sự im lặng hay công khai hỗ trợ hành động phá rối, lần này chính quyền đã lên tiếng phủ nhận việc tổ chức và ủng hộ đám “dư luận viên” thô thiễn, ngu ngốc gây phẫn nộ trong nhân dân; thay vì gọi những người đến tưởng niệm là “bọn phản quốc” như các lần khác, đã tôn vinh họ là “những người yêu nước”. Tương tự, sau việc chặt phá một số cây xanh, chính quyền đã lùi bước trước phản ứng mạnh mẽ và tức thời của nhiều tầng lớp dân chúng trên đường phố và trên mạng xã hội.”

Những điều trên làm ta liên tưởng đến câu tổng kết của một nhà tư tưởng: “Nhân dân nào chính quyền ấy”.

Dân trí và ý thức của người dân Việt Nam mỗi lúc một cao mà quan trí ở xớ sở này thì vẫn vậy. Vẫn cứ tiếp tục với chủ trương xuyên suốt dối trá, lươn lẹo, lấp liếm, quanh co và hù doạ – khi cần. Với “nhân dân này” thì cái “chính quyền ấy” chả còn tí cơ may để mà tồn tại nữa.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Hòa giải dân tộc – thực tế hiện nay (phần 1)

Chân Như, phóng viên RFA
2015-04-08  
Cầu Hiền Lương - Sông Bến Hải - Vĩ tuyến 17, giới tuyến ngày xưa chia cắt 2 miền đất nước.
Cầu Hiền Lương - Sông Bến Hải - Vĩ tuyến 17, giới tuyến ngày xưa chia cắt 2 miền đất nước.Xomnhiepanh.com

Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt tròn 40 năm. Cho đến nay những ký ức và hậu quả của cuộc chiến đó vẫn chưa phai nhòa. Giới trẻ trong nước và hải ngoại có cái nhìn thế nào về câu chuyện lịch sử đau thương này và suy nghĩ của họ về sự hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc trong hiện tại và tương lai ? Đó chính là những điều mà tạp chí diễn đàn bạn trẻ mong muốn được truyền tải đến quý vị và các bạn cho đến hết ngày 30/4/ 2015.

Tuần này chúng tôi bắt đầu mời quý vị đến với phần hòa hợp và hòa giải dân tộc, cái nhìn của giới trẻ về vấn đề này.

Chân Như: Theo các bạn cảm nhận, sau 40 năm kết thúc cuộc chiến, dân tộc Việt Nam hiện nay có thực sự đoàn kết, hòa giải hay chưa ?

Lã Việt Dũng: Sau 40 năm kết thúc cuộc chiến tôi cảm thấy chưa có đoàn kết và chưa hòa giải thật sự. Thậm chí việc mâu thuẫn cũng như mất đoàn kết còn gia tăng, bởi vì dân tộc chúng ta cũng rất bi thương ở cuộc chiến mà đối với cộng sản miền Bắc là cuộc chiến giải phóng đất nước, nhưng với nhiều người là nhồi da xáo thịt.  Và sau kết quả của cuộc chiến thì từ năm 1976 chúng ta có đến hơn hai triệu đồng bào phải vượt biên tị nạn ở các nước khác.  Điều này tạo ra sự khó khăn trong vấn đề về xã hội ở Việt Nam. Bây giờ, theo tôi cảm nhận các vấn đề về hòa giải hòa hợp và đoàn kết chưa giải quyết được bao nhiêu mà đang có xu hướng mâu thuẫn và tăng lên nhiều.

Nhật Thành: Em cũng bổ sung thêm cụ thể những vấn đề gây ra mất đoàn kết.  Thứ nhất vấn đề giữa hai  thể chế cũ và mới vẫn chưa hòa hợp thật sự. Vấn đề quan trọng hơn là về các dân tộc (thiểu số) vì theo mình biết những dân tộc như Chăm, H’mong vẫn tồn tại những mâu thuẫn rất lớn vì phía chế độ CS họ can thiệp quá nhiều vào đời sống (của người dân tộc).Vì thế  âm ỉ trong người dân tộc vẫn còn có những sự chia rẽ nhất định, càng ngày họ càng bức xúc nhiều.

Quang Sơn: Theo em sau 40 năm công cuộc hòa giải của đất nước Việt Nam mình vẫn chưa được hoàn thiện và hầu như rất chậm chạp giữa những người Việt trong nước và người Việt ở hải ngoại. Ngay chính bên trong đất nước Việt Nam này họ cũng đang có sự không hòa hợp được với nhau.  Ví dụ đơn giản: người miền Bắc ghét người miền Trung, người miền Nam thì ghét người miền Bắc. Ngay chính bản thân nội tại trong một đất nước nó đã không hòa hợp hòa giải với nhau rồi thì nói gì đến việc người Việt Nam trong nước hòa hợp được với người Việt Nam ở hải ngoại, chính quyền cũ hòa hợp với chính quyền mới. Chúng ta thấy rằng dân tộc mình rất là bi ai ở chỗ là nếu mà nhìn sang nước Mỹ chẳng hạn em thấy lịch sử nước Mỹ từng có một cuộc nội chiến phân chia Nam Bắc, mà tại sao khi họ thống nhất được với nhau rồi đến bây giờ chính ngày tưởng niệm đó thì người dân nước Mỹ đâu có phân biệt miền Nam miền Bắc đâu. Họ tưởng niệm chung cho tất cả các chiến sĩ đã hy sinh cả hai vùng miền. mà tại sao dân tộc Việt Nam của mình lại không được như thế thì công cuộc hòa giải này nó rất còn lâu lắm.

Chân Như: Vậy thì, điều gì đã khiến cho quá trình hòa giải dân tộc, hàn gắn vết thương chiến tranh giữa người Việt và người Việt diễn ra chậm chạp và khó khăn đến vậy ?

Lã Việt Dũng: Trước khi nói về nguyên nhân, thì tôi vẫn nghĩ là cái tác nhân nào đã gây ra việc hòa giải diễn ra chậm chạp và khó khăn. Theo tôi thấy người Việt Nam từ trước tới nay có một nguyện vọng rất là mãnh liệt và chính quyền cộng sản đã dung chính điều đó: nguyện vọng thống nhất đất nước.  Chúng ta thấy bảo người miền Bắc ghét người miền Nam hay ghét người miền Trung hay giữa các dân tộc ghét lẫn nhau thì tôi thấy về mặt con người thì chắc không phải như vậy. Con người chúng ta thường là hiền hòa nhân hậu và rất là thân ái với nhau; Chúng ta luôn luôn có xu hướng muốn đoàn kết gắn bó và hòa hợp với nhau, thống nhất với nhau.  Quan trọng nhất vẫn là tác nhân cuối cùng :chính quyền.  Có hai yếu tố gây ra làm việc hòa giải chậm và khó khăn- một là yếu tố chính trị- hai là yếu tố văn hóa.  Yếu tố chính trị thì cũng như Sơn vừa nói là trong cuộc nội chiến  của nước Mỹ chẳng hạn, chúng tôi được biết là sau kết thúc chiến tranh người miền Bắc thắng trận thì họ đứng lại và chào người miền Nam. Họ tạo ra  cảm xúc cho người miền Nam rằng là đây không phải là cuộc chiến thắng thua mà đây là một cuộc chiến để chúng ta thống nhất để cùng xây dựng lại nước Mỹ.

"Trong cuộc nội chiến của nước Mỹ chẳng hạn, chúng tôi được biết là sau kết thúc chiến tranh người miền Bắc thắng trận thì họ đứng lại và chào người miền Nam. Họ tạo ra cảm xúc cho người miền Nam rằng là đây không phải là cuộc chiến thắng thua mà đây là một cuộc chiến để chúng ta thống nhất để cùng xây dựng lại nước Mỹ"-Lã Việt Dũng

Thế nhưng ở Việt Nam đến ngày 30/4 thì những người CS họ kỷ niệm ngày gọi là giải phóng còn những người phía miền Nam, đặc biệt là những người phải đi ra nước ngoài thì đó là ngày quốc hận.  Và đến ngay Võ Văn Kiệt cũng phải nói một câu ngày 30/4 là “một ngày có hàng triệu người vui và có hàng triệu người buồn”. Do đó tôi cho rằng vấn đề về góc độ chính trị, nếu đảng CSVN không thay đổi góc nhìn về những gì mà họ đã gây ra, những gì mạ họ sẽ tiếp tục tuyên truyền, rêu rao đấy là thắng lợi mà họ không nhìn cụ thể vấn đề quan trọng của một đất nước, của một dân tộc bây giờ chính là cần hòa giải hòa hợp, thì việc hòa hợp hòa giải sẽ rất là khó.

Vấn đề thứ hai tôi nói về văn hóa. Như anh Thành cũng nói giữa các sắc tộc Việt Nam và như Sơn nói giữa các vùng miền, thì đúng là có những vấn đề về sắc tộc như vậy nhưng nó vẫn xuất phát từ quan điểm rằng nếu chúng ta nhìn nhận Việt Nam là một đất nước đa văn hóa đa sắc tộc thì chúng ta hoàn toàn có thể  thấu hiểu nhau hơn, có những chia sẻ, thương yêu nhau hơn trong một nền tảng Việt Nam chung.  Tôi cũng rất không hài lòng với việc chính quyền CSVN thường xuyên tổ chức ngày quốc tổ ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nhưng đấy là ngày quốc tổ của người Kinh, chứ hoàn toàn không phải là của người Chăm, Khmer hay H’mong mà những ngày của người Khmer hay H’mong của những (sắc tộc) khác thì họ không tổ chức làm cứ như cả Việt Nam là dân tộc của người Kinh vậy.  Tôi thấy đó chính là tác nhân mà chính quyền thiếu trong những việc về chính trị và văn hóa vì những cách hành xử như vậy nó làm cho quá trình hòa hợp hòa giải rất là khó khăn.

Nhật Thành: Thành thấy vấn đề hòa giải quan trọng nhất là hai bên phải nhìn nhận những cái ưu và khuyết của nhau. Về phía CS hiện nay họ chủ trương hòa giải nhưng vẫn đứng trên phương diện là một người thắng cuộc muốn hòa giải. Cái đó dẫn đến bế tắc tại vì hòa giải thì không thể nào là một bên hoàn toàn đúng và các bên kia là sai hoàn toàn.  Họ đứng ở quan điểm đó nên công cuộc hòa giải nó sẽ không đi được một kết quả.

Quang Sơn: Em hoàn toàn đồng tình với anh Lã Việt Dũng.  Em cũng rất đồng tình ở quan điểm là do chính quyền CS này bởi vì em cảm giác rằng hình như họ đang cố tình có những chính sách gây chia rẽ dân tộc với mục tiêu chia để trị.  Em thấy nguyên nhân chính là do những chính sách và do chính quyền cộng sản nó làm cho những diễn biến của công cuộc hòa giải nó chậm chạp.

Chân Như: Qua theo dõi trên các diễn đàn trên mạng xã hội và đặc biệt là trên Facebook, chúng tôi thấy rằng: có rất đông những người bình luận gây chia rẽ dân tộc giữa người trong nước với hải ngoại, giữa những người thích và không thích chế độ Cộng sản hiện nay, giữa người Bắc và người Nam, … Nói chung, từ cả hai phía đều có thành phần như vậy. Các bạn nghĩ gì về điều này ?

Nhật Thành: Em nghĩ vấn đề tranh cãi cũng là vấn đề tuyên truyền và giáo dục. Phần đông giới trẻ trong nước hiện nay họ bị giảng dạy về lịch sử như vậy nên họ nhìn theo góc độ một chiều. Em nghĩ để mà thấu hiểu nhau hơn thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là giáo dục.

"Nếu đảng CSVN không thay đổi góc nhìn về những gì mà họ đã gây ra, những gì mạ họ sẽ tiếp tục tuyên truyền, rêu rao đấy là thắng lợi mà họ không nhìn cụ thể vấn đề quan trọng của một đất nước, của một dân tộc bây giờ chính là cần hòa giải hòa hợp, thì việc hòa hợp hòa giải sẽ rất là khó"-Lã Việt Dũng

Quang Sơn: Theo em ngoài lực lượng dư luận viên chịu sự tuyệt đối của ban tuyên giáo và đảng thì đa phần những bạn trẻ lên trên mạng comment hoặc bình luận những lời lẽ chia rẽ như vậy thì đa phần họ là những sản phẩm của sự nhồi sọ liên tục và họ đang bị ảo tưởng bởi chính những quá khứ huy hoàng, những quá khứ đánh thắng giặc Mỹ đánh thắng Pháp, và họ cho rằng họ có quyền lên mặt.  Theo em họ chính là sản phẩm của sự nhồi sọ.

Lã Việt Dũng: ý kiến của Sơn lúc nãy Sơn cho rằng gần như đây là một âm mưu để chia rẽ.  Thật ra thì tôi cũng không nghĩ đến như vậy, nhưng chỉ nghĩ rằng là chính quyền CS họ cũng rất cố gắng nhưng bất lực trong việc hòa hợp hòa giải. Bởi vì đúng như góc độ họ nhìn, như Thành nói, nhìn như người thắng cuộc và họ ban phát cái sự hòa giải đó cho những người khác và cách làm như vậy thì hai bên sẽ không bao giờ có sự hòa hợp hòa giải với nhau được.  Còn theo dõi trên các trang mạng, chúng tôi thấy rằng giữa việc tranh cãi, bình luận gây chia rẽ dân tộc thì chúng ta nhìn có 2 góc độ. Thứ nhất, đúng như anh Thành nói đây là góc độ về giáo dục. Giáo dục đây phần lớn là những người mà họ ở trong hệ thống giáo dục một chiều của ĐCSVN thì thực tế, họ không có cái thói quen để tư duy độc lập và họ không có thói quen tìm tòi thông tin do đó họ được dạy như thế nào thì họ sẽ phát biểu như vậy. Tôi cũng rất thông cảm và tỉnh táo bởi vì có rất nhiều người hải ngoại họ đã phải hy sinh cả cuộc đời, hy sinh gia đình tài sản vợ con khi đặt chân lên xứ người. Hiện nay trong quá trình thông tin qua facebook chẳng hạn thì quyền trao đổi thông tin giữa người với người đã được nhiều hơn, họ cũng có một số tương đối cực đoan.

Đầu tiên mình phải nhìn nhận một cách là thông cảm bởi vì phải đặt mình vào địa vị của họ thì mình mới hiểu được.  Tuy vậy, nhiều khi tôi cũng muốn khuyên họ rằng họ cũng phải nhìn vào vấn đề chung khi chúng ta tranh luận, trao đổi thì chúng ta cần phải có một mục đích và việc cực đoan quá nhằm mục đích gì? Với một người Việt ở hải ngoại, đôi khi tôi cũng không biết mục đích của họ khi họ trao đổi như thế thì họ chửi chính quyền CS. Vậy thì mục đích của họ là gì?  Nhưng ví dụ như anh Điếu Cày sang có một tiêu chí rất rõ ràng đó là đấu tranh cho ngày trở về. Và điều đấy nhiều khi đã làm tôi cũng bừng tỉnh ra rằng rõ ràng người hải ngoại rất tha thiết ngày trở về. Nếu họ muốn đấu tranh cho ngày trở về, tôi nghĩ họ phải bớt cực đoan xuống để làm sao đó ngày trở về một là chóng đến hơn hai là khi trở về thì giữa vòng tay của mọi người chúng ta được hòa đồng hơn. Đấy là suy nghĩ của tôi.

Chân Như: Vì tương lai của đất nước Việt Nam, các bạn mong muốn điều gì trong tiến trình hòa giải dân tộc và hàn gắn vết thương chiến tranh ?

Nhật Thành: Điều mà Thành muốn nhất đó là cả hai phía nên nhìn vào một điểm chung đó là vấn đề một Việt Nam tương lai, là một Việt Nam có dân chủ và đầy đủ tất cả các quyền tự do cho mọi người- tùy quan điểm tùy đảng phái họ đều có thể sống ở Việt Nam. Hiện nay, quan điểm của hai bên vẫn là quan điểm loại trừ nhau tức là một là CS hai là Cộng Hòa thì cái đó sẽ không đi đến một giải quyết rốt ráo được.  Thành mong muốn nhất là tất cả mọi người dù ở phía nào nếu mà nhìn được một điểm chung thì sẽ tìm được một giải pháp chung cho Việt Nam và từ giải pháp đó ở trong một vị trí trong một hoàn cảnh của mỗi người thì họ sẽ có những hành động thiết thực hơn.

"Điều mà Thành muốn nhất đó là cả hai phía nên nhìn vào một điểm chung đó là vấn đề một Việt Nam tương lai, là một Việt Nam có dân chủ và đầy đủ tất cả các quyền tự do cho mọi người- tùy quan điểm tùy đảng phái họ đều có thể sống ở Việt Nam
"-Nhật Thành

Quang Sơn: Em với tư cách là một người trẻ em không nhìn nhận quá khứ. Thế hệ bọn em nói chung là chưa đủ tư cách và chưa đủ sự độc lập để phán xét về quá khứ của chính cha ông của mình nên em chỉ nhìn nhận về hiện tại và tương lai. Em thấy với hiện tại và tương lai của Việt Nam quá u tối như vậy và trước mối đe dọa của Trung cộng thì việc hòa hợp hòa giải của dân tộc Việt Nam mình cần hơn bao giờ hết. Muốn được hòa hợp hòa giải được như vậy thì chính quyền CS này họ cũng cần bắt đầu dân chủ hóa, bắt đầu có những chính sách mở cửa.  Và những đồng bào hải ngoại cũng phải có những cái gọi là bớt những tư tưởng tiêu diệt CS và em muốn trong một vài năm nữa hoặc năm nay thì những người đồng bào hải ngoại có thể trở lại Việt Nam trong vòng tay của những người anh em trong nước. Bản thân em em luôn luôn chờ sự trở về của mọi người.

Lã Việt Dũng: Nếu mà gọi là mong muốn thì có 2 mong muốn: một là phía bên trên (cũng như mọi người nói) là ĐCS phải thay đổi, nhìn nhận vấn đề về hòa hợp hòa giải dân tộc là một trong vấn đề rất quan trọng. Họ cần phải thay đổi trong nhận thức trong suy nghĩ và trong các tuyên truyền để đảm bảo được việc đó.  Thứ 2, từ lâu nhiều người dân Việt Nam và chúng tôi cũng không đợi hay đúng hơn là không thể trông mong được cộng sản thay đổi. Bản thân mỗi người chúng ta đều cần phải có ý thức đấu tranh để đòi được quyền lợi của mình.

Chúng tôi cũng mong muốn được làm sao các tổ chức  xã hội dân sự, kể cả tổ chức xã hội dân sự của người Việt ở hải ngoại họ có thể hình thành và họ có thể có những hoạt động để làm sao cho họ và những người trong nước có thể được hòa giải với nhau, được gặp gỡ nhau ở trên chính đất Việt Nam. Hiện nay, tôi thấy rất nhiều người Việt hải ngoại khi lên tiếng phản đối CS thì việc đầu tiên họ lo nhất (và một số người đã bị rồi) là họ không về được Việt Nam nữa. Tôi thấy đó là một điều rất tệ, mà điều tệ đó cũng là của từ chính quyền CS nhưng cũng là từ phía chúng ta nếu chúng ta không hình thành những việc đấu tranh đòi quyền lợi theo mong muốn của chúng ta thì không bao giờ chúng ta có cả.  Đấy là mong muốn của tôi.

Xin cám ơn ba bạn Nhật Thành , Lã Việt Dũng và Quang Sơn đã dành thời gian chia sẻ về đề tài này.

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/YouthForum/reconciliation-part-1-04082015063810.html/04082015-reconciliation-part-1.mp3

Tháng Tư mãi là nỗi buồn!


Cao Huy Huân
Theo VOA-08.04.2015
Bước sang tháng Tư, không khí của những ngày định mệnh lịch sử bắt đầu rộ khắp các tuyến đường, con phố, bờ sông. Năm nay đặc biệt hơn vì đây là cột mốc lần thứ 40. Bởi lẽ, những cột mốc ý nghĩa luôn nhắc người ta nhìn lại quảng đường chúng ta đã đi suốt mấy chục năm ròng.

Sài Gòn những năm 1975, vốn mệnh danh là “hòn ngọc Viễn đông”, từng là giấc mơ của Lý Quang Diệu những ngày đầu thành lập Singapore. Bốn mươi năm sau, các khẩu hiệu treo đầy đường phố nêu cao thông điệp về một Sài Gòn đầy thành tích. Kẻ đứng trên những con số tăng trưởng kinh tế “đầy tranh cãi” sau 40 năm cười “ngặt nghẽo”. Tôi chưa bao giờ phủ nhận một Sài Gòn mở rộng sau 40 năm - nay trở thành trung tâm kinh tế của cả nước, thu hút đầu tư mạnh từ trong và ngoài nước với chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hay các dự án viện trợ chính thức (ODA) khiến nhiều nước khác phải ganh tỵ. Tốc độ phát triển chóng mặt của những con số phát triển GDP Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung luôn khiến giới quan sát, ngay như các vị lãnh đạo cấp bộ trưởng, cũng phải giật mình. Nhưng xin thưa! nếu “gói ghém” thành tích của Sài Gòn, có lẽ cũng chỉ dừng ở chữ “tiềm năng”. Trong khi hàng tá vấn đề cho đến nay, Sài Gòn vẫn loay hoay, bế tắc, và sẽ còn tiếp tục loay hoay, bế tắc, nếu chính quyền vẫn cứ hoạt động một cách luộm thuộm như nhiều năm qua họ vẫn làm.

Trước hết hãy bàn về kết cấu hạ tầng, đô thị - điều khiến mấy chục triệu dân cứ mãi phàn nàn, rồi lại phàn nàn một cách vô vọng. Bốn mươi năm các vị mở rộng Sài Gòn cả về chiều rộng địa lý lẫn về chiều sâu kinh tế - xã hội. Các áp lực dân số, chênh lệch giàu nghèo, môi trường, tệ nạn xã hội, sức ép hạ tầng cơ sở, văn hóa đô thị… là không thể tránh khỏi. Để rồi người dân Sài Gòn – vốn đã “già trước khi giàu” – nay phải quẩn quanh bên một “thành phố ao làng” với hàng loạt các hệ lụy nhức nhối: ngập nước ngày càng nặng; ô nhiễm (khói, bụi, tiếng ồn, nguồn nước) ngày càng trầm trọng hơn; văn hóa tiểu nông, lúa nước lũ lượt kéo nhau vào Sài Gòn, trong khi cái mà các vị lãnh đạo gọi là “văn minh thành phố” lại chính là việc bê-tông hóa các tuyến đường vốn được cây xanh bao phủ, là hầm vượt sông tốn kém nghìn tỷ đồng vốn có thể được thay thế bằng nhiều cây cầu khang trang hơn, là các đề xuất dự án “ăn trước - chặn sau” theo kiểu nhóm lợi ích, ví như học sinh tiểu học phải trang bị máy tính bảng khi đến trường. Để rồi bọn trẻ, dù nhiều gia đình khó khăn cũng phải vét tiền của lo cho con “sang nước ngoài tỵ nạn giáo dục”. Nhà ổ chuột cho dân ở, trong khi nhà cao ốc thì chỉ biết để chuột “định cư” do hệ quả bong bóng bất động sản vỡ…

Mỗi thế hệ lãnh đạo Mỹ, EU, Nhật Bản hay Singapore đều để lại dấu ấn bằng những công trình tầm cỡ phục vụ lợi ích của dân. Tổng thống Mỹ Barack Obama với hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân (dù bị phe nhà giàu tranh cãi), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với cải cách kinh tế Abenomics vực dậy Nhật Bản, đặc biệt sau thảm họa kép 2011. Hay như Lý Quang Diệu với gần 50 năm xây dựng một đảo quốc Singapore bị Malaysia “bỏ rơi” trở thành con rồng châu Á. Trong khi Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung, các vị nhận không biết bao nhiêu vốn ODA đổ vào đầu tư hạ tầng, ưu tiên phát triển cơ sở vật chất phục vụ đời sống hiện đại hóa, để rồi số công trình hạ tầng phục vụ lợi ích cho dân đạt chuẩn quốc tế chỉ nằm trên đầu ngón tay bởi sự đục khoét bằng đủ các kiểu tham nhũng: lót tay, hối lộ, bôi trơn, lại quả. Các nhóm lợi ích thì xem vốn ODA vẫn là thứ tiền phải “giải ngân cho kịp” để “ăn”, trong khi dân phải mang tiếng “xin”, chấp nhận những “cảnh cáo” từ phía đối tác mà mới nhất là Nhật Bản, rằng “còn tham nhũng sẽ cắt tiền ODA”.

Thứ hai, không khỏi xót xa khi nhìn vào các ngành công nghiệp mũi nhọn và các ngành công nghiệp ưu tiên. Trong tầm nhìn chiến lược phát triển công nghiệp từ nay đến năm 2020, Sài Gòn đã xác định ba ngành mũi nhọn của công nghiệp bao gồm: i) Cơ khí chế tạo (ô tô, đóng tàu, thiết bị toàn bộ, máy công nghiệp, cơ điện tử); ii) Thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; iii) Sản phẩm từ công nghệ mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp phần mềm, nội dung số).

Phải khẳng định đây đúng là “ba mũi nhọn” quan trọng, không chỉ Việt Nam, mà nhiều quốc gia khác như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản cũng từng trải qua. Nhưng sau 40 năm giải phóng thì nay là lúc ai cũng hốt hoảng khi chúng ta chỉ còn 5 năm để đạt ba mục tiêu mũi nhọn trên. Nhưng xin thưa, 5 năm là một con số “viển vông và không tưởng” khi hiện tại Sài Gòn đang đứng sau vạch số 0. Nghĩ làm gì đến công nghệ cao siêu khi ngay cả con ốc vít, hay các phụ kiện nhỏ nhất phục vụ ngành công nghiệp lắp ráp, cho đến nay gần như Việt Nam đều phải nhập khẩu. Khái niệm “công nghiệp phụ trợ” – ngành công nghiệp cơ bản của mọi ngành công nghiệp đã được đưa ra thảo luận và đầu tư – ra đời từ hơn chục năm trước ở Việt Nam, nhưng các vị lãnh đạo vẫn để nó dậm chân tại chỗ, mệt mỏi, thoi thóp và rồi chết đứng, nhường chỗ cho hàng hóa tiểu ngạch, chính ngạch của Bắc Kinh.

Xin phép được hỏi các vị “bao nhiêu doanh nghiệp phụ trợ mới có thể làm ra một chiếc xe hơi?” Xin thưa! Trên dưới 200 doanh nghiệp con “trợ sức” từng chi tiết máy mới có một chiếc ô tô mà các vị lãnh đạo ngồi mỗi ngày đến công sở. Cho nên có vị nào dám cam đoan sau 5 năm nữa, khi rào cản thuế quan phải hạ xuống dưới bước chân của gã khổng lồ WTO hay các thể chế mậu dịch tự do tương tự, một chiếc ô tô “lắp ráp in Vietnam” có thể sống trước ô tô ngoại nhập? Báo chí mấy hôm nay đưa tin “ô tô Việt Nam vẫn loay hoay lắp ráp để… chờ chết”, chứ Sài Gòn đừng bàn đến công nghiệp công nghệ cao – chỉ tổ khiến dân chờ, đợi, mỏi mòn và thất vọng.    

Trong khi đó, bảy ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển của Sài Gòn là: dệt may, da dày, nhựa, chế biến nông lâm thuỷ sản, khai thác chế biến nhôm, thép, hoá chất cũng đã và đang hấp hối. Xưa nay, không ít các vị lãnh đạo vẫn cứ sống trong mớ bong bóng “rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu”, cho rằng Sài Gòn có nhân công giá rẻ, gần các khu tài nguyên. Để rồi khi công nghệ cao ngoại nhập khỏa lấp đi sức lực của đôi bàn tay không chỏng chơ, chai sượn của những người dân nghèo khốn khổ, thì các doanh nghiệp nội địa bắt đầu xếp hàng phá sản, đá bể toàn bộ chén cơm của hàng trăm nghìn người thất nghiệp. Hãy nhìn các doanh nghiệp nội địa ngành dệt may, mía đường, sữa,… liên tục “than trời trách đất” trong những năm qua trước áp lực của các doanh nghiệp ngoại đến từ Lào, Campuchia sẽ thấy chúng ta đang yếu đến cỡ nào.

Cuối cùng, xin hãy thẳng thắn nói về môi trường đầu tư. Chỉ chưa đầy một tháng, Việt Nam nhận liên tiếp ba sự kiện “choáng váng”. Một là, Nhật Bản tuyên bố “cắt viện trợ ODA nếu có thêm bất kỳ một dự án tham nhũng nào tại Việt Nam. Hai là, tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) bị điều tra tham nhũng, hối lộ nhà thầu Việt Nam trong các dự án cao tốc giai đoạn 2009-2012. Ba là, Ngân hàng Thế giới (World Bank) tuyên bố cấm hoạt động trong vòng một năm đối với Tập đoàn Louis Berger Group (LBG, Mỹ) vì dính líu đến các hành vi hối lộ trong hai dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ tại Việt Nam. Công ty mẹ của LBG cũng bị hạn chế quyền đấu thầu đối với các dự án của Ngân hàng Thế giới vì không quản lí được các hoạt động “chung chi, hối lộ quan chức” mà LBG đã thực hiện trong hai dự án: Giao thông Nông thôn 3, và Đầu tư Ưu tiên Cơ sợ Hạ tầng Đà Nẵng do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Tất nhiên, không ai điểm mặt chỉ tên Sài Gòn, nhưng những vấn nạn tương tự: thủ tục kinh doanh, đầu tư rườm rà, phức tạp mở đường cho các nghi thức “lót tay”, hay “lại quả”. Đó là chưa kể đến các vụ bê bối về tham nhũng, lừa đảo trong hệ thống ngân hàng; hối lộ trong hệ thống cảnh sát giao thông… Tất cả làm giảm đáng kể tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Sài Gòn.

Một Sài Gòn mà hàng triệu dân mơ ước bất kể phải nếm mật nằm gai trong suốt 40 năm qua phải theo đuổi tám mục tiêu: i) Hệ thống cung cấp nước và vệ sinh môi trường (Water supply and sanitation); ii) Giao thông vận tải (Traffic and transport); iii) Năng lượng (Energy); iv) Chức năng đô thị (Urban functions); v) Kiến trúc (Architecture); vi) Quản lý chất thải (Waste Management); vii) Quy hoạch cảnh quan (Landscape Planning); viii) Hợp tác giữa khối nhà nước và khối tư nhân (Public and private stakeholders).

Nhưng rồi trước mắt họ, con đường từ nhà đến nơi làm việc đang đối diện quá nhiều rủi ro từ hệ lụy tích tụ suốt 40 năm: Đó là một con đường đầy khói bụi, lô cốt dựng khắp nơi, dây điện chằng chịt, nước ngập úng với lượng rác thải khổng lồ. Thỉnh thoảng lại gặp vài ba anh cảnh sát giao thông “nghiêm khắc” rất thích bắt lỗi đèn xi-nhan, lấn tuyến dù con đường nhỏ hẹp và biển báo đánh đố người dân – những kẻ ngoài việc đóng thuế nuôi quan chức phải tự nguyện trả thêm ít tiền “lót tay” nếu không muốn bị “vạch ví” giữa đường. Và cũng trên con đường ấy, những chiếc xe hơi sang trọng, vẫn âm thầm và lạnh lùng lướt qua những mảnh đời cơ cực phải lam lũ đội nắng trên đầu, lội mưa tới bụng và trong hai hốc mắt sâu hoắm vẫn mong chờ bữa ăn chiều có đủ cháo, rau.

Vậy đấy, chẳng biết sau những ngày tiệc tùng mừng 40 năm chiến thắng, có vị quan chức nào giật mình thốt lên “đã 40 năm rồi cơ đấy” khi thấy tại quảng trường độc lập vẫn còn không ít kẻ lang thang nhặt lấy từng chiếc lọ, cái lon để bán kiếm tiền mà quên mất “ngày độc lập phải vui lên”.

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Trung Quốc đẩy mạnh sáng kiến Con Đường Tơ Lụa trên biển

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Chủ tịch nước Trung Quốc tiếp đón tại Đại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 7/4/2015.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Chủ tịch nước Trung Quốc tiếp đón tại Đại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 7/4/2015.
Theo VOA-08.04.2015
Chuyến đi Trung Quốc của Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được giới truyền thông quốc tế chú ý theo dõi và dư luận bàn tán, từ những lễ nghi long trọng dành cho ông Nguyễn Phú Trọng khi ông được Chủ tịch nước Trung Quốc cho trải thảm đỏ tiếp đón tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm qua, cho tới một loạt thoả thuận song phương đã được ký kết, cũng như ý nghĩa đích thực của chuyến đi này.

Hãng tin tài chính Bloomberg hôm nay đăng một bài viết với tựa đề “Vì sao hàn gắn quan hệ với Trung Quốc lại có lợi cho kinh tế Việt Nam?” bài báo lần lượt liệt kê những lý do sau đây để trả lời câu hỏi đó.

Thứ nhất: ngành du lịch Việt Nam đã bị tác động nặng nề vì cuộc tranh chấp giữa hai nước, với số du khách Trung Quốc tới Việt Nam giảm mạnh, xuống 40% trong năm 2014 cho tới quý đầu năm nay, so với tỷ lệ tăng 49% trong cùng kỳ năm trước đó, dựa trên các dữ kiện do Bloomberg ghi nhận. Bloomberg lưu ý rằng Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho kỹ nghệ du lịch Việt Nam, lớn hơn cả Nam Triều Tiên và Nhật Bản cộng lại.

Bloomberg dẫn lời bà Trần thị Việt Hương, quyền quản trị viên tiếp thị và thông tin của Viettravel, một trong các công ty tua du lịch lớn nhất Việt Nam, nói rằng con số du khách Trung Quốc của công ty này giảm 30% trong quý đầu năm nay, so với năm ngoái, ảnh hưởng nặng nề tới thu nhập của công ty.

Lý do thứ nhì được nêu ra là cán cân thương mại bất cân xứng giữa hai bên.

Tờ báo trích số liệu của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế nói rằng từ năm 2007, sau khi qua mặt cả Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Cán cân mậu dịch nghiêng hẳn về phía Trung Quốc, với mức thâm hụt về phía Việt Nam lên tới 20,1 tỉ đôla trong năm 2013, tương đương với khoản thặng dư mậu dịch với đối tác Hoa Kỳ là 20,7 tỉ đôla.

Các số liệu do Bloomberg thu thập từ các nguồn Trung Quốc vốn sử dụng các dữ kiện khác, cho thấy mức thâm hụt trong cán cân mậu dịch Việt Nam với Trung Quốc năm 2013 là 31,7 tỉ đôla, và 43,7 tỉ đôla trong năm 2014.

Lý do thứ ba được Bloomberg nêu ra là sức mua. Về thu nhập trung bình, Trung Quốc đã qua mặt Việt Nam từ năm 1987 dựa trên sự khác biệt về sức mua. Từ đó, Việt Nam không thể nào theo kịp Trung Quốc, với mức thu nhập tính trên đầu người là 11,907 trong năm 2013 ở Trung Quốc, cao hơn gấp đôi mức thu nhập trung bình của Việt Nam trong cùng năm là 5,294 đôla.

Tuy nhiên, tờ báo ghi nhận một điểm sáng là tuy không thể sánh với Trung Quốc với đà tăng trưởng cao gấp đôi, Việt Nam đã khép lại khoảng cách biệt với Philippines, quốc gia gần nhất về mặt dân số với Việt Nam.

Tường trình về cuộc hội kiến giữa lãnh đạo hai Đảng Cộng sản, Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, thừa nhận rằng các cuộc tranh chấp biển đảo là một trở ngại cho sự phát triển quan hệ Việt-Trung, nhưng hãng tin nói thêm rằng các cuộc tranh chấp này không phải là một thách thức không thể nào giải quyết, có nguy cơ làm tan vỡ quan hệ lâu đời giữa hai nước.

Tân Hoa Xã nêu lên sáng kiến do Trung Quốc đề ra liên quan tới việc hình thành Đường Tơ Lụa Trên Biển, là một sáng kiến mà tờ báo nói có khả năng làm giảm căng thẳng giữa hai nước.

Tân Hoa Xã nói Con đường Tơ Lụa trên Biển cho thể kỷ 21 bao phủ nhiều khu vực rộng lớn trong Biển Đông có mục đích cổ vũ cho sự thịnh vượng chung, và là một giải pháp ‘tất cả các bên đều thắng’ cho Châu Á, và xa hơn nữa.

Đường Tơ Lụa Trên Biển Đông trải dài từ bờ biển phía Đông Trung Quốc tới vùng Trung Đông và Châu Âu thông qua Ấn Độ dương. Việt Nam, theo tờ Nikkei Asian Review, có thể là một nối kết thiết yếu trong sáng kiến Con Đường Tơ Lụa Trên Biển, nhờ vị trí địa lý đặc biệt của mình.

Bài viết tường thuật rằng Trung Quốc đã mời Việt Nam tham gia sáng kiến này, và điều đó chứng minh sự thành thực của Bắc Kinh trong việc chia sẻ các cơ hội phát triển với Việt Nam, đồng thời phản ánh nguyện vọng của Trung Quốc muốn khai thác nhiều phương cách để biến Biển Đông, thành một khu vực hợp tác và hòa bình.

Báo The Diplomat hôm 8 tháng 4 dẫn báo Nikkei Asian Review, đề cập tới nội dung cuộc họp giữa ông Nguyễn Phú Trọng ông Tập Cận Bình về con Đường Tơ Lụa Trên Biển. Tờ Nikkei nói hai nhà lãnh đạo đã thoả thuận thành lập các toán đặc nhiệm để thăm dò hợp tác về các dự án cơ cấu hạ tầng và tài chính. Tuy nhiên, theo Tân Hoa Xã, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ nói rằng Việt Nam đang cứu xét việc tham gia Con Đường Tơ Lụa Trên Biển.

Hãng tin Reuters tường trình về cuộc hội kiến giữa lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Việt Nam-Trung Quốc tại Đại sảnh đường Nhân dân, nói rằng ông Tập nói với ông Trọng rằng “Hai nước phải tuân thủ các thoả thuận tương nhượng đạt được với nhau, là cùng quản lý và kiểm soát các cuộc tranh chấp biển, duy trì bức tranh toàn diện về các quan hệ hữu nghị cũng như tình trạng hoà bình và ổn định ở Biển Đông”.

Nguồn: Bloomberg, Xinhuanet, The Diplomat

Thêm 3 nữ sinh lớp 8 chết thảm nghi bị công an truy đuổi

YÊN BÁI (NV) - Một vụ tai nạn giao thông đã khiến 3 nữ sinh lớp 8 chết thảm tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, vào đêm 6 tháng 4, đang bị dư luận nghi ngờ nguyên nhân là do bị cảnh sát giao thông rượt đuổi.

Báo Dân Trí dẫn lời ông Vũ Ðức Trung, chánh văn phòng thị xã Nghĩa Lộ cho biết, sau tai nạn, do lực lượng làm nhiệm vụ đến kiểm tra tại hiện trường đã khiến người dân tưởng nhầm là có sự truy đuổi.

Hiện trường nơi 3 nữ sinh tử nạn. (Hình: Dân Trí)

Về nguyên nhân ban đầu vụ tai nạn giao thông khiến 3 nữ sinh chết thảm, lãnh đạo tỉnh Yên Bái cho biết, vào khoảng 20 giờ ngày 6 tháng 4, có 3 học sinh lớp 8 trường Trung Học Cơ Sở Võ Thị Sáu, phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ, chạy xe máy không đội nón bảo hiểm và không có bằng lái xe, tự đâm vào trụ cổng nhà ông Trần Văn Trượng, ở phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ. Sau cú đâm rất mạnh, chiếc xe gắn máy bị hư hỏng nặng, cả 3 nữ sinh ngồi trên xe đều bị chết sau đó.

Tuy nhiên, có nguồn tin cho phóng viên báo Dân Trí biết, 3 nữ sinh gặp nạn gồm: Lò Thị A., Hà Thị D., Lò Thị N., đều sinh năm 2001, ở phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ, cùng là học sinh lớp 8 trường Võ Thị Sáu do đang cố lái xe bỏ chạy khi thấy cảnh sát giao thông đang tuần tra trên đường truy đuổi.

Lãnh đạo tỉnh Yên Bái cho biết đã yêu cầu phía công an nhanh chóng điều tra và có phúc trình gởi về tỉnh. Trước mắt, lãnh đạo Sở Giáo Dục đã đến thăm, chia sẻ với gia đình các cháu bị tai nạn. Khi nào có nguyên nhân cụ thể của vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng này thì sẽ cung cấp cho báo chí. (Tr.N)
04-07- 2015 3:01:05 PM 

Ðại Tá Lê Bá Hùng cùng 2 chiến hạm Mỹ thăm Ðà Nẵng

ÐÀ NẴNG (NV) - Hai chiến hạm USS Fitzgerald và USS Fort Worth của Hải Quân Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa, thăm thành phố Ðà Nẵng, dưới sự chỉ huy của đại tá người Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng, gây chú ý dư luận Việt Nam.

 
Ðại Tá Lê Bá Hùng (phải) nhận hoa của Hải Quân CSVN. (Hình: GDVN)

Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam đưa tin, ngày 6 tháng 4, hai tàu của Hải Quân Hoa Kỳ là khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62) và chiến hạm USS Fort Worth (LCS 3) thuộc Liên Ðội Tàu Khu Trục (DESRON) cập cảng Tiên Sa, chính thức thăm thành phố Ðà Nẵng trong 5 ngày.

Báo này dẫn lời Ðại Tá Lê Bá Hùng, chương trình kéo dài trong 5 ngày, tập trung vào một loạt các sự kiện và các hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải, các hội thảo về luật biển, các buổi hòa nhạc, các hoạt động phục vụ cộng đồng và các hoạt động thể thao.

Ðặc biệt, hoạt động hợp tác trên biển sẽ có các hoạt động như tàu hải quân của hai nước thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu.

Tin cho biết, chiều 7 tháng 4, trên hai chiến hạm USS Fitzgerald và USS Fort Worth, đại diện lực lượng hải quân hai nước đã có những hoạt động đầu tiên.

Ðây là các hoạt động nằm một loạt các hoạt động hợp tác thường niên lần thứ 6 giữa Hải Quân Hoa Kỳ và Việt Nam.

Trên khu trục hạm USS Fitzgerald, hải quân hai bên đã trao đổi trên sơ đồ một số thông tin liên quan đến bộ quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển, các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu.

Cùng lúc trên chiến hạm USS Fort Worth, hải quân hai nước đã có cuộc trao đổi về việc điều hành các máy bay trực thăng có người lái cũng như không người lái.


Lãnh đạo thành phố Ðà Nẵng và Hải Quân Việt Nam đón tiếp thủy thủ đoàn của Hoa Kỳ do Ðại Tá Lê Bá Hùng dẫn đầu ngày 6 tháng 4, tại cảng Ðà Nẵng. (Hình: báo Ðà Nẵng)

Các sĩ quan phi công thuộc Lữ Ðoàn Không Quân-Hải Quân 954 CSVN cũng đã lên buồng lái máy bay trực thăng SeaHawk để xem và trao đổi kinh nghiệm.

Bà Rena Bitter, tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, cho biết, hoạt động của lực lượng hải quân 2 nước lần này là một trong những hoạt động quan trọng đánh dấu kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Theo bà Rena Bitter, đánh giá của chính phủ Hoa Kỳ về tiến trình bình thường hóa giữa 2 nước Mỹ-Việt nhanh nhất so với bất kỳ quốc gia nào.

Ðây cũng là hoạt động hợp tác hải quân thường niên lần thứ 6 (NEA) giữa hải quân hai nước, nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ (1995-2015).

*Lần thứ 2 trở lại quê nhà sau 6 năm

Ðiều gây chú ý dư luận tại Việt Nam chính là sĩ quan cao cấp phụ trách hai chiến hạm này là Ðại Tá Lê Bá Hùng, một người Mỹ gốc Việt, phó tư lệnh biên đội tàu khu trục số 7 của DESRON.

Cách đây 6 năm, khi còn là trung tá, hạm trưởng khu trục hạm USS Lassen, ông Lê Bá Hùng đã có chuyến trở về đầu tiên kể từ khi ông cùng gia đình di tản khỏi miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng 4, 1975.


Một phi công chuyên lái máy bay săn ngầm tàu tác chiến gần bờ thế hệ mới USS Fort Worth trao đổi kinh nghiệm với các phi công của Lữ Ðoàn Không Quân-Hải Quân 954 Việt Nam tại cảng Tiên Sa (Hình: Tuổi Trẻ)

Ðại Tá Hùng quê Thừa Thiên-Huế. Ông tốt nghiệp hạng ưu tại Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ năm 1992 với bằng cử nhân về kinh tế, từng làm sĩ quan chỉ huy trên nhiều chiến hạm, khu trục lớn của Hải Quân Hoa Kỳ, giành được nhiều giải thưởng về “Hoạt động tác chiến hiệu quả” (năm 2009); giải thưởng “Ðơn vị Hải Quân nổi bật” (năm 2010)...

Ðại Tá Hùng từng phục vụ tại Hạm Ðội 2, Bộ Tư Lệnh Liên Quân Hoa Kỳ, từng là trợ lý điều hành cho hai tư lệnh thuộc Hạm Ðội 7; phụ tá quân sự cho bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ...

Thân phụ của Ðại Tá Lê Bá Hùng là Hải Quân Trung Tá VNCH Lê Bá Thông, người mà ông Hùng coi là tấm gương để ông noi theo.

Sáu năm trước, trong lần trở về đầu tiên, trả lời phỏng vấn của báo Người Việt, ông Lê Bá Hùng nói rằng: “Tôi rất lấy làm tự hào là một công dân Hoa Kỳ và cũng tự hào về nguồn gốc Việt Nam của tôi. Là một trung tá của Hải Quân Hoa Kỳ, tôi có được đặc ân và vinh dự phục vụ tổ quốc mình cũng như cha tôi đã thực hiện điều đó khi ông là một hải quân trung tá của miền Nam Việt Nam.”

Ông nói thêm: “Ảnh hưởng của cha tôi đến việc tôi trở thành một sĩ quan hải quân khá sâu sắc. Cho dù cha tôi chưa bao giờ buộc tôi chọn nghiệp hải quân, nhưng bản thân cha tôi, một tấm gương cần cù, sự nhẫn nại và đức hy sinh - cả khi còn là một sĩ quan hải quân miền Nam Việt Nam lẫn khi là một thường dân Mỹ đi làm để chăm lo cho gia đình mình - là một điều to lớn. Tôi muốn nối gót cha mình trở thành một sĩ quan hải quân là vậy.” (Tr.N.)
04-07- 2015 4:54:37 PM

'Điều Việt Nam cần làm ngay bây giờ'

Giáo sư Tương LaiTheo BBC-3 giờ trước
"Việt Nam không thể đảm nhiệm vai trò địa chính trị quan trọng của mình cho tới khi kinh tế phát triển đầy đủ và cải cách chính trị mạnh mẽ hơn," theo Giáo sư Tương Lai
Việt Nam cần phải tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một kế hoạch thương mại toàn diện được hỗ trợ bởi Mỹ. Hiệp định sẽ cho phép nền kinh tế Việt Nam có thể hội nhập hoàn toàn với thế giới hiện đại; và điều này sẽ đi cùng với viễn cảnh dân chủ hóa tốt hơn tại Việt Nam.
Quan trọng không kém, TPP, bao gồm 12 quốc gia Thái Bình Dương trừ Trung Quốc, sẽ điều chỉnh lại các mối quan hệ địa chính trị giữa các thành viên trong khu vực và giúp ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông – một đóng góp quan trọng cho chiến lược tái cân bằng của Mỹ đối với Châu Á.
Việt Nam có 3.500km đường bờ biển đối diện Biển Đông, một vùng biển mang tính trọng yếu đối với thương mại quốc tế. Gần 1/3 lượng dầu thô trên thế giới và trên một nửa lượng khí gas đã di chuyển qua đây trong năm 2013. Tuyến đường này cũng là con đường ngắn nhất từ phía tây Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, một chặng đường thiết yếu của hải quân nhiều nước, kể cả Mỹ.

Những điều cần khắc phục

Nhưng Việt Nam không thể đảm nhiệm vai trò địa chính trị quan trọng của mình cho tới khi kinh tế phát triển đầy đủ và cải cách chính trị mạnh mẽ hơn. Và việc đáp ứng các yêu cầu của TPP – công đoàn tự do, giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, tăng cường tính minh bạch – sẽ giúp Việt Nam đi theo con đường đó.
Sau nhiều năm cô lập về mặt kinh tế, Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng sau năm 1986, khi bắt đầu mở cửa với thế giới bên ngoài. Việt Nam đã đạt được một trong những tỷ lệ tăng trưởng GDP cao của thế giới trong giai đoạn 1990 – 2010.
Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007, và từ đó đã ký nhiều hiệp định thương mại quan trọng. Việt Nam đã từng là quốc gia xuất khẩu gạo và cà phê lớn thứ 2 trên thế giới trong năm 2013. Năm ngoái, Việt Nam là nước ASEAN xuất khẩu hàng đầu vào Mỹ tính bằng giá trị USD, vượt trên Malaysia và Thái Lan.
Nhưng đây chỉ là giai đoạn 1 của quá trình phát triển, dựa rất nhiều vào xuất khẩu nguyên vật liệu, các ngành công nghiệp dùng nhiều lao động và ít giá trị gia tăng. Việt Nam hiện tại đang đối mặt với nguy cơ vướng vào bẫy thu nhập trung bình. Tỷ lệ tăng trưởng GDP đã chậm lại khá đáng kể trong những năm gần đây.
Việt Nam đang đứng cuối trong số các ứng cử viên gia nhập TPP về mặt phát triển kinh tế, với GDP bình quân đầu người vào khoảng 1.910 USD, so với khoảng 6.660 USD của Peru, một quốc gia xếp hạn áp chót.
TPP cung cấp một lộ trình cho giai đoạn 2 của sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu vào tháng 2 năm nay, trích dẫn hiệp định này và các thỏa thuận thương mại khác, “Các hiệp định này đòi hỏi chúng ta phải cởi mở hơn. Do đó thị trường của chúng ta cần phải trở nên năng động và hiệu quả hơn”.
Ví dụ, TPP đồng nghĩa với một sự giảm thiểu đáng kể thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng may mặc của Việt Nam vào các thành viên TPP khác, điều này sẽ tăng cường tính cạnh tranh của các sản phẩm đó so với những mặt hàng tương tự từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan. Nhưng Quy tắc Xuất xứ của TPP cũng đòi hỏi nguyên liệu sử dụng trong thành phẩm xuất khẩu cần phải được sản xuất tại địa phương.
Quy định này sẽ buộc Việt Nam phải phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và mở rộng cơ sở sản xuất của mình – cùng lúc giúp Việt Nam bớt lệ thuộc vào Trung Quốc hơn, trong bối cảnh Trung Quốc hiện đang cung cấp phần nhiều nguyên vật liệu dùng trong ngành dệt may Việt Nam.
TPP cũng yêu cầu những thành viên của mình chấp nhận công đoàn lao động tự do, quyền sở hữu trí tuệ và minh bạch trong pháp luật, trong quy định và thực thi. Có lẽ điểm nổi bật nhất đối với Việt Nam là kỳ vọng của các quốc gia TPP sẽ không có các đối xử đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước, nếu không nó sẽ tạo ra những biến dạng trong thương mại. Điều này có nghĩa là cần giảm thiểu một cách đáng kể vai trò của các công ty thuộc loại này tại Việt Nam.
Hiện nay ở Việt Nam các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn đang áp đảo trong các lĩnh vực chính của nền kinh tế - như ngân hàng thương mại, sản xuất năng lượng và vận tải – sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao, nạn tham nhũng đầy rẫy.
Việc hạn chế ảnh hưởng của các doanh nghiệp này sẽ gây nên các cuộc đối đầu trực diện với một số cán bộ cao cấp có quyền lợi tài chính và bám chặt vào “ý thức hệ” để duy trì quyền lực gắn với lợi ích. Một bộ phận không nhỏ trong thế lực ấy hiện nay vẫn cố trì kéo việc chuyển đổi, nhằm đeo đuổi tình hình tồi tệ này, một phần cũng bởi vì bộ máy hành chính hoạt động kém hiệu quả.
Điều này có nghĩa là hiện nay Việt Nam đang còn, tuy không nhiều, những trở ngại gia nhập TPP.
Chẳng hạn như, nhà nước đã đồng ý cho phép công đoàn lao động độc lập tại xí nghiệp. Chính phủ gần đây cũng nỗ lực tuân theo các quy chuẩn quốc tế về nhân quyền mà trước đây họ vẫn lẩn tránh, trả tự do cho một vài nhà hoạt động xã hội nổi bật và hạn chế bắt giữ những người bất đồng quan điểm. Chính phủ cũng đang thực thi quyền sở hữu trí tuệ, với việc lực lượng công an thực thi khám xét những cơ sở hoạt động vi phạm luật bản quyền.

'Lực cản từ Trung Quốc'

Nếu nói đến lực cản Việt Nam gia nhập TPP thì duy nhất chính là sự phá rối từ phía Trung Quốc và những người hậu thuẫn cho mưu toan đó.
Giới lãnh đạo Việt Nam đang có nhiều chuyến công du quốc tế nổi bật
Bắc Kinh đang cố chống lại chiến lược tái cân bằng của Washington đối với Châu Á – chính sách được gọi là trọng tâm của Chính phủ Obama – bằng cách thúc đẩy khu vực thương mại tự do của họ, quảng bá Giấc mơ Châu Á – Thái Bình Dương, mở ra một ngân hàng đầu tư khu vực và rót hàng tỷ đô vào các dự án cơ sở hạ tầng to lớn.
Trung Quốc cũng đang đặt rất nhiều áp lực lên các nhà lãnh đạo Việt Nam để Việt Nam không gia nhập TPP, cũng như họ đã từng làm trước khi Việt Nam ký Hiệp định WTO và hiệp định thương mại song phương với Mỹ.
Một ví dụ nổi bật là khi các thông tin với độ tin cậy ngày càng cao gần đây về chuyến đi của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Mỹ vào tháng 6 thì Bắc Kinh cũng bất ngờ mời Tổng Bí thư sang Trung Quốc tham dự cuộc họp cấp cao trong tuần này.
Chính vì vậy, với nhiều lý do về kinh tế, chính trị và chiến lược, Việt Nam không thể không gia nhập TPP.
Nhưng để làm được điều đó sẽ đòi hỏi nhiều thay đổi khó khăn về chuyển đổi cơ cấu về nhiều mặt trong đố nội, và sự chống trả với sức ép từ phía Trung Quốc đang ngày một dữ dội. Việt Nam cần, và xứng đáng nhận được tất cả sự hỗ trợ có thể từ phía Mỹ. Phải có một nỗ lực phối hợp nhất quán để đẩy lùi tham vọng bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Tại sao cần phải nêu đích danh kẻ thù?

Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA--07.04.2015

Cuối bài “Ai là kẻ thù của Việt Nam?”, tôi có viết: Hầu như ai cũng biết cách trả lời cho câu hỏi ấy trừ…chính quyền Việt Nam.

Viết thế, thú thực, tôi cũng thấy có cái gì như nghịch lý. Ông Tổng Bí thư có thể lú lẩn nhưng chả lẽ cả 15 người còn lại trong Bộ Chính trị cũng đều bị mù mắt? Rồi còn gần 200 người trong Ban Chấp hành Trung ương nữa, chả lẽ không có ai nhìn ra sự thật? Nhưng nếu đã thấy sự thật, tại sao người ta vẫn tiếp tục hô những khẩu hiệu lãng nhách như “4 tốt” và “16 chữ vàng” từ năm này sang năm khác? Tại sao người ta vẫn xem Trung Quốc như một đối tác khả tín? Tại sao người ta vẫn buông thả để người Trung Quốc đến, ở và làm việc ở những địa điểm được xem là trọng yếu của quốc gia? Tại sao người ta vẫn im lặng trước những hành động xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như trên Biển Đông nói chung?

Quan sát hành động cũng như nghe các lời phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, người ta không thể không nghĩ là họ không hề nhận ra dã tâm của Trung Quốc. Điều đó quả rất đáng ngạc nhiên. Tôi không thể nghĩ ra một lời giải thích nào thật thoả đáng. Họ mê muội đến vậy sao? Hay họ bị mua chuộc? Hay, một cách lạc quan và tích cực hơn, có thể nêu giả thuyết: Họ biết rõ nhưng phải giả vờ không biết vì một toan tính chiến lược nào đó, ví dụ, với hy vọng Trung Quốc sẽ “thức tỉnh” hay các biện pháp thương thảo qua con đường ngoại giao sẽ có kết quả tốt đẹp để Việt Nam vẫn giữ được chủ quyền trên Biển Đông mà không phải đối đầu về quân sự? Tuy nhiên, hy vọng này chỉ là một ảo tưởng: Trung Quốc vẫn khẳng định đi khẳng định lại việc làm bá chủ trên Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” mà họ sẽ không bao giờ nhân nhượng.

Vậy nguyên nhân thực sự là sao? Việt Nam chỉ muốn kết hợp “hợp tác và đấu tranh” như lời Nguyễn Tấn Dũng nói? Nhưng “đấu tranh” trong cái thế vẫn duy trì hợp tác là đấu tranh như thế nào? Đâu là giới hạn của việc hợp tác? Cho đến nay, không có ai trong giới lãnh đạo trả lời câu hỏi ấy cả. Về phương diện tuyên truyền, người ta vẫn cố tô hồng viễn ảnh hợp tác qua các châm ngôn “4 tốt” và “16 chữ vàng” và làm ngơ trước các hành động xâm lấn của Trung Quốc. Người ta cố làm ra vẻ quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tốt đẹp và sẽ tốt đẹp mãi.

Nhưng đó chỉ là một sự lừa dối hoặc tự lừa dối. Cần phải nói rõ: Trong tình hình hiện nay, Trung Quốc là một kẻ thù, hoặc nhẹ nhàng hơn, một đối thủ.

Việc công bố ấy có thể làm cho quan hệ giữa hai nước trở thành căng thẳng hơn. Nhưng để né tránh sự căng thẳng ấy bằng cách im lặng hoặc tự lừa dối, các nguy hiểm sẽ lớn hơn.

Nguy hiểm đầu tiên là nó làm dân chúng và cán bộ các cấp mất cảnh giác trước các thủ đoạn xâm lấn của Trung Quốc. Điều này đã từng xảy ra nhiều lần rồi. Một số vụ từng làm ồn ào dư luận như việc để mặc cho Trung Quốc tha hồ tuyên truyền trên trang mạng của Bộ Thương mại Việt Nam, việc để cho nhiều người Trung Quốc vào làm ăn ở những khu vực được xem là bí mật quốc phòng quanh cảng Cam Ranh hay việc cho Trung Quốc thuê dài hạn đất rừng đầu nguồn, ở những vị trí có ý nghĩa chiến lược cao. Đó là những sự kiện được báo chí phanh phui. Không ai có thể biết hết những gì Trung Quốc đã và đang làm ở Việt Nam.

Một nguy hiểm khác là, qua việc im lặng ấy, Việt Nam gửi một tín hiệu sai đến các quốc gia khác trên thế giới. Điều hầu như ai cũng đã rõ: Việt Nam không thể tự mình đối đầu với Trung Quốc. Thế Việt Nam quá yếu. Mọi toan tính tự vệ của Việt Nam chỉ trở thành khả thi chỉ với một điều kiện: sự giúp đỡ từ bên ngoài. Nhưng không ai có thể giúp đỡ Việt Nam khi họ không biết Việt Nam nghĩ gì và muốn làm gì. Không có sự hiểu biết ấy không thể có sự liên minh mật thiết được.

Nhưng nguy hiểm nhất là điều này: sự im lặng ấy làm cho chính quyền trở thành mục tiêu phê phán và chống đối của dân chúng. Lâu nay, dưới mắt nhiều người, giới lãnh đạo bị xem là những kẻ hoặc quá nhu nhược hoặc bị Trung Quốc mua chuộc để nhường nhịn hết yêu sách này đến yêu sách khác của Trung Quốc. Rất nhiều người thậm chí còn cho giới lãnh đạo là những kẻ bán nước, hoặc ít nhất, bán Hoàng Sa và Trường Sa cũng như Biển Đông nói chung cho Trung Quốc. Không mấy ai còn tin vào quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của chính quyền. Mất đi sự tin tưởng ấy cũng đồng nghĩa với việc mấy đi sức mạnh chính đáng của sự lãnh đạo.

Tiếp tục im lặng và bất chấp ba nguy cơ trên, chính quyền Việt Nam đang tự cô lập mình, tự cách ly mình với dân chúng và với cộng đồng quốc tế. Đó là một quyết định dại dột.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Vẫn chưa tìm ra thiết bị phóng xạ bị mất trộm tại vũng Tàu

RFA-08-04-2015
2015-04-08
Thiết bị chứa nguồn phóng xạ của Nhà máy luyện phôi thép, Công ty CP thép Pomina bị mất
Thiết bị chứa nguồn phóng xạ của Nhà máy luyện phôi thép, Công ty CP thép Pomina bị mất- Photo Nguyen Long/TN

Giới chức Việt Nam đang tìm kiếm một hộp chì có chứa chất phóng xạ gây nguy hiểm bị mất ở nhà máy thép Pomina, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ông Đỗ Vũ Khoa, một giới chức thuộc Phòng Khoa học Công nghệ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hôm nay xác nhận tin này với hãng tin AFP. Ông này nói, hiện các cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được làm thế nào hộp này biến mất và vào khi nào.

Thông báo của cơ quan chức năng Việt Nam cho biết hộp chứa chất phóng xạ nặng 45 kg và có chiều dài 45 cm, rộng khoảng 15 cm, chứa chất Co-60 (cobalt – 60) được dùng để đo lường chất lỏng. Chất này rất có hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Báo Tuổi Trẻ mới đây có bài viết nhận định chất này nằm trong số 5 nguồn phóng xạ mà công ty Pomina nhập vào năm 2010 để đo mức thép lỏng tại nhà máy.

Lần cuối cùng chiếc hộp được xác định vẫn còn ở nhà máy là vào năm ngoái. Hiện việc tìm kiếm chiếc hộp bao gồm phạm vi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các vùng phụ cận, bao gồm Sài Gòn.

Mối nguy lớn nhất đối với chiếc hộp bị mất tích là khả nặng những người thu gom sắt vụn có thể sẽ mở hộp để lấy phế liệu và làm chất phóng xạ tiếp xúc với người mở hộp cũng như những người xung quanh.

Hệ lụy của tình trạng công dân chết trong đồn công an

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2015-04-08
nguyen-hong-luong-622.jpg
Gia đình bà Nguyễn Hồng Lương bên di ảnh của bà.Courtesy photo

Tin mới nhất về tình trạng người dân tử vong sau khi đến làm việc tại cơ quan chức năng vừa được đưa ra liên quan đến trường hợp một phụ nữ tại Hà Nội. Trong khi đó ở Phú Yên, phiên xét xử lại 5 công an dùng nhục hình đánh chết công dân cũng được tiến hành trong ngày 7 tháng 4 vừa qua.

Thực tế có gì chuyển biến và hệ lụy của tình trạng công dân chết trong đồn công an ra sao?

Vụ việc mới

Báo mạng Tuổi Trẻ ngày 7 tháng 4 loan tin về trường hợp bà Nguyễn Hồng Lương, 62 tuổi, ngụ tại đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội chết sau khi đến trụ sở phường Điện Biên.

Theo bản tin thì chính gia đình nạn nhân cho rằng bà này bị sát hại, trong khi đó phía Ủy ban Nhân dân phường Điện Biên nói rằng bà này gây hỏa hoạn nên chết.

"Thực tế mà nói thì luật pháp nghiêm minh, nhưng người thực thi không biết đi đến đâu, không bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của người dân, không bảo vệ được nhân quyền để người dân được sống một cách yên ổn. "-Triệu Quang Phục

Nguyên nhân dẫn đến cái chết của bà Nguyễn Hồng Lương được gia đình cho tờ Tuổi Trẻ biết cũng xuất phát từ chuyện đất đai mà ra. Cách đây 2 năm, vào năm 2013, gia đình bà Lương hiến cho Ủy ban Nhân dân Phường Điện Biên một mảnh đất đề xây nhà văn hóa. Tuy nhiên, sau đó lại thấy một người cùng phường chiếm đất hiến để xây ngõ. Gia đình đã nói chuyện với người lấn đất và báo với phường. Cán bộ phường có hứa mời gia đình và người liên quan lên phường để hòa giải và xin lỗi. Tuy nhiên đến ngày hẹn là đầu tháng tư vừa qua mà gia đình không thấy được phường gọi nên đã tự đến ủy ban phường để hỏi cho rõ. Sau khi bà Nguyễn Hồng Lương ra khỏi nhà 40 phút thì được tổ trưởng dân phố báo tin bà này bị tai nạn và đã chuyển vào Bệnh viện Saint Paul.

Giấy chứng tử của bệnh viện đưa ra ngày 2 tháng tư nói bà Lương phải điều trị tại khoa bỏng và chết vào ngày 2 tháng tư với lý do ‘sốc bỏng không hồi phục’.

Vụ việc vừa nêu là trường hợp có thể nói mới nhất được truyền thông trong nước loan tin chính thức.

Lâu nay trên cả nước từng có nhiều vụ việc công dân bị chết trong đồn công an mà cách lý giải được đưa ra là tự tử. Gia đình các nạn nhân đều cho rằng người thân của họ vẫn khỏe mạnh trước khi bị bắt và tinh thần bình thường, không có lý do gì phải tự tử. Ngoài ra những cách thức tự vẫn được đưa ra không thuyết phục được nhiều người như nạn nhân buộc dây vào cửa phòng giam để thắt cổ…

Kêu oan không được trả lời

Khi nhận thấy có những bất minh về cái chết của người thân, gia đình nạn nhân đều có khiếu nại, yêu cầu cơ quan chức năng phải làm rõ nguyên nhân cái chết của thân nhân họ. Tuy nhiên, hầu như các trường hợp khiếu nại đều không được giải quyết một cách thấu đáo.


Mẹ tử tù Hồ Duy Hải kêu cứu cho con mình.

Ông Triệu Quang Phục, một người cũng có con bị chết trong khi giam giữ, suốt thời gian qua khiếu kiện đến nay cũng không được cơ quan chức năng trả lời. Ông Triệu Quang Phục vào ngày 7 tháng 4 cho biết:

“Đưa đơn đã 3 năm rồi mà vẫn cứ chìm trong im lặng, chẳng thấy nói gì cả. Đã kêu đến cấp ông chủ tịch nước mà chẳng thấy nói gì! Bây giờ họ xem như không có gì, họ xem như đã ra quyết định là giải quyết rồi. Quyết định của họ trái pháp luật nếu người dân thấy không thỏa đáng thì kiện. Nhưng kiện thì ngay cả phó viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nói kiện đến đâu thì cuối cùng cũng chuyển về chỗ của ông ấy.

Tôi thấy có trường hợp của rất nhiều người như ở Thái Nguyên, trong Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, trong Thành phố Hồ Chí Minh… Vụ sau cháu Bảo của tôi một năm như vụ anh Nhựt ‘xăm lốp ô tô’ cũng chìm vào im lặng thôi.

Thực tế mà nói thì luật pháp nghiêm minh, nhưng người thực thi không biết đi đến đâu, không bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của người dân, không bảo vệ được nhân quyền để người dân được sống một cách yên ổn.”

Người thi hành pháp luật thiếu nghiêm minh

Dư luận trong nước lâu này không chỉ quan ngại đến tình trạng công an dùng nhục hình đánh chết người dân khi bị giam giữ tại đồn trụ sở xét hỏi, mà còn có những trường hợp nhưng bị kết tội oan. Hai vụ oan sai tù đang được nói đến là trường hợp hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng mà gia đình lâu nay cũng kêu oan đến chủ tịch nước nhưng vẫn chưa có tiến triển gì. Thậm chí chánh tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình có những phát biểu mà gia đình Hồ Duy Hải cho là vi phạm luật, sẽ có đơn khiếu nại.

Dì của Hồ Duy Hải, bà Nguyễn Thị Rưỡi cho biết:

“Sau phiên họp Quốc hội ngày 20 tháng 3, có nói đến đầu tháng thư trả lời nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì.

Tôi thấy có trường hợp của rất nhiều người như ở Thái Nguyên, trong Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, trong Thành phố Hồ Chí Minh… Vụ sau cháu Bảo của tôi một năm như vụ anh Nhựt ‘xăm lốp ô tô’ cũng chìm vào im lặng thôi.
-Triệu Quang Phục
Ngày 13 tháng 3, ông Trương Hòa Bình họp Quốc hội nói Hồ Duy Hải ở hai phiên tòa đều nhận tội, xin thi hành án. Tôi và cô Loan sẽ tố cáo ông Trương Hòa Bình vì là chánh án tòa án nhân dân tối cao mà ông này nói sai sự thật. Trong khi Hồ Duy Hải trong hai phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm đều kêu oan. Trong biên bản của phiên phúc thẩm Bồi thẩm đoàn nói có ai xúi bị cáo kêu oan không, Hồ Duy Hải nói bị cáo tự kêu oan. Câu hỏi đặt là bây giờ thế nào, thì Hồ Duy Hải cũng nói sẽ tiếp tục kêu oan vì không giết người, mà ông Trương Hòa Bình, chánh án tòa án nhân dân tối cao nói như vậy khiến gia đình rất bức xúc.

Sắp tới đây chúng tôi sẽ làm đơn tố cáo ông Trương Hòa Bình, vì ông đối xử oan sai với Hồ Duy Hải được thì 90 triệu dân, ‘quyền sinh sát’ nằm trong tay chánh án; chúng tôi đấu tranh không chỉ cho Hồ Duy Hải mà cho người khác sau này nữa.

Hệ lụy gia đình, luật sư

Gia đình của những người có thân nhân bị chết oan hay bị kết án oan lâu nay không chỉ phải chịu cảnh người thân mất mạng mà phải bán ‘cơ nghiệp’ dành dụm để đi khiếu nại cho người bị oan ức.

Thế rồi nếu người thân quá bức xúc về trường hợp oan sai, có nặng lời hay hành vi phản đối lại bị cơ quan chức năng qui kết ‘gây rối trật tự công cộng’ hay chống người thi hành công vụ. Hai trường hợp mới nhất là cậu và bác của học sinh Tu Ngọc Thạch ở Vạn Ninh, Ninh Hòa, Phú Khánh sau phiên phúc thẩm vào ngày 24 tháng 3 vừa qua, dù rằng tòa tuyên phải điều tra lại từ đầu như vụ của Ngô Thanh Kiều.

Bản thân luật sư tham gia bào chữa cho người bị nạn như trường hợp luật sư Võ An Đôn từng bị cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên đòi tước giấy phép hành nghề. Tin đồn về một người bị cho là ‘phản động’ được tung ra khiến nhiều người dân trong vùng không còn dám đến nhờ luật sư Võ An Đôn trợ giúp pháp lý cho nữa.

“Trước ngày liên ngành công an, viện kiểm sát, tòa án thành phố Tuy Hòa ra kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề của tôi thì có rất nhiều người đến nhờ tư vấn cũng như bào chữa tại tòa; nhưng sau đó có tin đồn tôi sắp bị bắt về tội phản động. Từ ngày đó đến nay, rất ít người, lâu lâu mới có người dám đến mặc dù tôi trợ giúp pháp lý cho những đối tượng như người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 18 tuổi phạm tội… nhưng người ta cũng không dám tới.”

Tuy nhiên với lương tâm của một luật sư trẻ, mong muốn đấu tranh cho công lý, luật sư Võ An Đôn luôn xác định không chùn bước bất chấp mọi hiểm nguy cho bản thân và cho gia đình khi sống tại một làng quê xa xôi của tỉnh nhỏ Phú Yên.

Hiện nay nhờ vào các trang mạng xã hội, nhiều người biết đến trường hợp của luật sư Đôn, họ lên tiếng hoàn toàn ủng hộ cho vị luật sư này trong các vụ án oan sai mà ông tham gia bào chữa.


Tình trạng bắt giữ tùy tiện – trách nhiệm thuộc về ai?

Bị cáo Lê Đức Hoàn - Ảnh TTO


Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Danlambao) - Ngày 7/4/2015, phiên tòa sơ thẩm lần 2 tại Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên, vụ án 5 công an đánh chết nạn nhân Ngô Thanh Kiều được mở lại sau hai lần xét xử. Lần đầu tiên nguyên phó trưởng Công an Thành phố Tuy Hòa – bị cáo Lê Đức Hoàn – bị truy tố tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Đứng trước vành móng ngựa, bị cáo Hoàn không thừa nhận việc chỉ đạo bắt người lúc 3g sáng ngày 13/05/2012, và giải thích rằng hành vi dẫn giải, còng tay nạn nhân Ngô Thanh Kiều khi chưa có lệnh là “mời”.

Tôi quan sát phiên tòa diễn ra ngày thứ nhất và nhận ra rằng, tình trạng công an đến nhà “mời” hoặc bắt giữ người tùy tiện, diễn ra thường xuyên và phổ biến, nhưng không có cơ quan nào lên tiếng và ngăn chặn nó.

Nạn nhân Kiều có thể bị bắt vì bị tình nghi là đối tượng trong chuyên án trộm cắp, bất chấp các quy trình pháp luật, dẫn đến việc nôn nóng tùy tiện trong khi điều tra xét hỏi để lập thành tích đã dẫn tới tình trạng nạn nhân bị đánh đến chết trong đồn công an mà không có một cá nhân nào nhận trách nhiệm.

Hung khí gây ra cái chết cho nạn nhân Kiều là dùi cui – đến hết ngày xét xử thứ nhất không có bị cáo nào trả lời trước tòa vì sao dùi cui nằm sẵn trên bàn và mục đích sử dụng dùi cui khi được xem như công cụ hỗ trợ của ngành công an là gì?

Quay trở lại tình trạng bắt giữ tùy tiện, hiện nay, lực lượng công an luôn có biện pháp nghiệp vụ chối bỏ hành vi “bắt cóc” của mình bằng lý do “mời làm việc”.

Thế nào là mời khi anh sử dụng quyền lực và công cụ để ngăn cản tự do của người khác nhằm được việc của ngành?

Tâm lý luôn xem người khác là tội phạm và tùy tiện áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, thậm chí là bức cung, dùng nhục hình do có quá nhiều đặc quyền đã khiến ngành công an luôn đứng trên luật pháp.

Những lời lý giải trong phiên tòa về lệnh miệng, chỉ đạo từ cấp trên trong phiên tòa tại Phú Yên cho thấy sự bất cập trong công tác bảo vệ luật pháp chính trong ngành công an.

Rất nhiều lần, tôi nghe câu “làm theo chỉ đạo” và không có lời giải thích, và vẫn chưa có ai chịu trách nhiệm về kiểu chỉ đạo tùy tiện như trên.

Ngô Thanh Kiều bị "mời" và bị tra tấn đến chết khi chưa có lệnh với lý do tình nghi trong giai đoạn điều tra.

Những người bất đồng chính kiến, bị bắt cóc, bị tạm giữ tuỳ tiện vì lý do an ninh quốc gia.

Có mối liên quan nào không?

Câu trả lời là CÓ. Nó thể hiện biên độ tùy tiện của lực lượng công an mà không có giới hạn chế tài.

Làm thế nào để chấm dứt việc bắt giữ tùy tiện? Đây là một vấn đề cần đưa ra công luận và thế giới, để bảo vệ quyền tự do của công dân Việt Nam.