Wednesday, January 15, 2014

Cháy lò than, 6 công nhân thiệt mạng

TTO - Vụ cháy nghiêm trọng này xảy ra vào đêm 15-1 tại công ty than Đồng Vông thuộc công ty than Uông Bí, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Ống khói ở cửa hầm lò, nơi xảy ra vụ cháy - Ảnh: G.L


Theo thông tin ban đầu, vụ cháy xảy ra tại vỉa than 1C, mức âm 100 đến dương 72 mét, phân xưởng khai thác 5 Đông Tràng Bạch, Công ty than Đồng Vông. Khi xảy ra cháy có 6 công nhân đang làm việc dưới lò. Do lửa lan rộng nhanh nên cả 6 công nhân này đều không thoát được ra ngoài.
Đến sáng nay 16-1, Trung tâm cấp cứu mỏ của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã đưa được thi thể của 6 công nhân này ra ngoài. Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục dập lửa dưới hầm lò.
Cũng ngay trong buổi sáng nay, bà Vũ Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - cùng các ngành chức năng tỉnh đã tới hiện trường chỉ đạo các lực lượng khẩn trương tổ chức công tác cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy. UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã có quyết định hỗ trợ nóng 6 triệu đồng/nạn nhân thiệt mạng.
Danh tính 6 công nhân thiệt mạng được xác định: Phạm Văn Lực (SN 1985, bậc 5/6, lò trưởng), Bùi Xuân Tiệp (SN 1981, bậc 6/6, tổ trưởng), Bùi Văn Đức (SN 1988, bậc 5/6, công nhân), Phạm Văn Vượng (SN 1983, bậc 4/6, công nhân), Nguyễn Bá Thuấn (SN 1989, bậc 4/6, công nhân), Lê Anh Phong (SN 1986, bậc 5/6, công nhân).
Một người may mắn thoát nạn là anh Nguyễn Văn Quyền (SN 1977, công nhân).
Nguyên nhân của vụ cháy hiện đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
GIANG LONG

Thưởng Tết bằng tương ớt

Một công ty ở TP HCM vừa quyết định thưởng cho mỗi nhân viên thùng tương ớt ăn Tết, riêng lãnh đạo sẽ nhận 2 thùng. 
 

Làm việc cho công ty này đã 3 năm, nhưng đây là lần đầu tiên, Thi và các đồng nghiệp được thưởng Tết bằng hiện vật. Cả năm nay, công ty của chị không ký nhiều hợp đồng nên doanh thu, lợi nhuận giảm mạnh. Bản thân nhân viên cũng không được xem xét lên lương định kỳ như mọi năm. Chuyện thưởng Tết sẽ giảm là điều ai cũng đoán biết trước, nhưng khi nghe lãnh đạo thông báo "khoản thưởng" là tương ớt, ai nấy đều bất ngờ. Lô hàng tương ớt này do một đối tác tặng cho doanh nghiệp, và giờ đây nó trở thành quà cho nhân viên.

Công ty có khoảng 40 người, mỗi nhân viên sẽ nhận một thùng, còn lãnh đạo hưởng 2 thùng. "Phải chi thùng mỳ tôm, hay thùng bánh hoặc sữa sẽ hữu dụng hơn, vì tôi không thích ăn cay", Thi chia sẻ. Còn nếu mang về quê làm quà cho gia đình thì chi phí vận chuyển còn cao hơn giá trị của "phần quà". Các chị cùng phòng với Thi bàn nhau mang ra bán lại cho các tiệm tạp hóa, lấy lại đồng nào hay đồng nấy.
Năm 2013, doanh nghiệp này nhiều lần cắt giảm nhân sự khi tình hình kinh doanh ngày càng sa sút. Trong thông tin hỗ trợ Tết cho nhân viên, vị lãnh đạo mong mọi người "chia sẻ khó khăn" với công ty và cùng nhau vượt qua giai đoạn thách thức này. Bản thân công ty cũng không còn dư dả khoản tiền nào để bồi dưỡng thêm cho nhân viên nên phải lấy quà của đối tác tặng lại cho người lao động. Lãnh đạo cũng tiết lộ sang năm nay, nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ kêu gọi được vốn đầu tư từ bên ngoài vực dậy chuyện làm ăn.
"Tôi cũng đang cân nhắc tìm việc khác, vì thu nhập hiện tại quá bấp bênh. Tết này chẳng biết xoay sở ra sao khi biết bao khoản chi cần đến tiền", Thi nói.
Một doanh nghiệp ở TP HCM thưởng Tết cho nhân viên bằng tương ớt.
tuong-ot-3741-1389775704.jpg
Cách đây vài ngày, một công ty ở quận 9, TP HCM thông báo thưởng Tết cho mỗi nhân viên túi quà gồm 3 món: bột ngọt, hạt nêm và hộp lạp xưởng, trị giá khoảng 300.000 đồng. Nhận trọng trách gói ghém sao cho đủ số tiền định mức mà ban giám đốc đã duyệt, Nga, kế toán công ty chia sẻ, năm ngoái mỗi phần quà có giá trị 500.000 đồng nên ngoài thực phẩm, còn có rất nhiều bánh mứt, nhưng năm nay chị cắt hẳn phần này.
“Lãnh đạo quyết định giảm giá trị giỏ quà Tết 200.000 đồng nên thay vì mua thêm bánh kẹo chia cho nhân viên, chúng tôi tập trung vào thực phẩm để giúp mọi người tiết kiệm chi phí mua gia vị. Năm nay tình hình kinh doanh rất khó khăn, có quà là vui rồi”, chị chia sẻ. Bởi theo dự kiến ban đầu, mỗi nhân viên chỉ có thể hưởng phần quà trị giá 150.000-200.000 đồng, nhưng nhìn mỗi gói quà lèo tèo vài món hàng, ban lãnh đạo quyết định trích thêm một ít để mọi người hưởng cái Tết ấm áp hơn.
Hạnh, nhân viên một công ty bất động sản ở quận 2 thì cầm chắc khả năng không có thưởng vì công ty đã có quyết định cuối cùng. Ngày nghỉ Tết của chị cũng dài hơn quy định của Nhà nước do đã hết dự án triển khai, mà những ngày đầu sau Tết cũng chẳng có việc gì để làm. "Chúng tôi tự an ủi nhau mình cũng có thưởng Tết, đó là những ngày nghỉ kéo dài tới rằm tháng Giêng", chị kể.
Kinh doanh thua lỗ nên đây cũng là năm đầu tiên không ty chị Hạnh không tổ chức tiệc tất niên cho mọi người chung vui dịp cuối năm, trước khi về quê đón Tết cùng gia đình.
Hồng Châu

Nguyên Phó chủ tịch ACB đã rời Việt Nam



Ông Phạm Trung Cang, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).Ông Phạm Trung Cang, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).
Ông Phạm Trung Cang, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) hiện không có mặt tại Việt Nam, nguồn tin từ báo Tuổi Trẻ sáng 15/1 cho biết.
Trước đó, ông Cang bị cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - C46) ra quyết định khởi tố bị can về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng vào ngày 18/9/2012.

Tuổi Trẻ cho biết, đến ngày 20/9/2012, C46 có văn bản đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A72) Bộ Công an thực hiện lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Cang. Tới ngày 7/10/2013, lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Cang được gỡ bỏ và ngày 24/12/2013, ông Cang rời khỏi Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Tp.HCM).

Tháng 9/2012, ngoài ông Cang, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) cũng đã có quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB và 2 nguyên phó chủ tịch khác là Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang, liên quan đến vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tp.HCM và Hà Nội.

Vào giai đoạn đó, nguồn tin từ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cho biết trong quá trình điều tra vụ án, đã xác định Huỳnh Thị Huyền Như đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ACB, bắt nguồn từ việc một số cá nhân nguyên là lãnh đạo ACB đã ra chủ trương ủy thác cho một số nhân viên gửi VND và USD vào một số ngân hàng để hưởng lãi suất cao hơn trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định. Trong đó, việc gửi tiền vào Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh Tp.HCM để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng, đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 718,908 tỷ đồng.

Những việc làm của các cá nhân nguyên là thành viên Hội đồng Quản trị ACB đã sai quy định tại điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng và Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước.

Các bị can này bị xem là đồng phạm với Nguyễn Đức Kiên (nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng ACB) và Lý Xuân Hải (nguyên Tổng giám đốc ACB) về tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, do các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang có nhân thân tốt, có thái độ khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, có nơi cư trú rõ ràng, xét tính chất và mức độ hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan điều tra đã thống nhất với Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, cho tại ngoại.

Cũng theo nguồn tin từ Tuổi Trẻ, mới đây, trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm bị Viện Kiểm sát nhân Tối cao truy tố về tội “kinh doanh trái phép, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế”, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã kiến nghị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội làm rõ vai trò đồng phạm của ông Phạm Trung Cang và bốn người khác về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, hành vi của ông Phạm Trung Cang có dấu hiệu đồng phạm về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên ngày 12/12/2013, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã có quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang.

Ngoài ra, theo Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, thường trực Hội đồng Quản trị ACB đã họp ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty Chứng khoán ABC để mua cổ phiếu của ACB. Chủ trương nêu trên của Hội đồng Quản trị về đầu tư cổ phiếu dẫn đến ACB bị thiệt hại hơn 687,723 tỉ đồng. Tuy nhiên, kết luận tại bản cáo trạng ngày 12/12/2013 của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao chỉ truy tố Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên là bỏ lọt hành vi có dấu hiệu phạm tội của bị can Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải và Phạm Trung Cang.

Sinh ngày 24/10/1954, ông Phạm Trung Cang từng giữ các chức vụ Phó chủ tịch ACB, Phó chủ tịch Eximbank, Chủ tịch Công ty Cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng...
Theo Nhật Nam
VnEconomy

Mứt 'đặc sản' Đà Lạt có chữ Trung Quốc



Mứt “đặc sản” bị tạm giữ, trên bao bì in chữ Trung Quốc. Ảnh: Lệ ThủyMứt “đặc sản” bị tạm giữ, trên bao bì in chữ Trung Quốc. Ảnh: Lệ Thủy
Lô hàng gồm nhiều loại mứt giống mứt đặc sản Đà Lạt đang cất giữ trong kho tại thành phố này được đóng gói bao bì có in chữ Trung Quốc.
Ngày 14/1, Đội Quản lý Thị trường số 1 (TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cho biết đang lập thủ tục xử lý lô hàng mứt nhập về Đà Lạt không rõ nguồn gốc.
Trước đó, chiều 13/1, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Môi trường-Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Đội Quản lý Thị trường số 1 và Công an phường 12 (TP. Đà Lạt) kiểm tra, phát hiện lô hàng nói trên tại kho hàng của bà Nguyễn Thị Túy Huyền (phường 12, TP. Đà Lạt). Qua kiểm tra, lô hàng gồm nhiều loại mứt (giống một số loại mứt đặc sản Đà Lạt trên thị trường) được đóng gói nhỏ, trên bao bì có in chữ Trung Quốc. Tổng trọng lượng lô hàng trên 330 kg.

Tại thời điểm kiểm tra, bà Huyền không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm. Ngành chức năng đã lập biên bản tạm giữ lô hàng để chờ xử lý.

Thời gian qua, tình trạng hàng không rõ nguồn gốc nhập về giả danh “đặc sản Đà Lạt” diễn biến khá phức tạp. Ngành chức năng cũng đã phát hiện, tiêu hủy một số lô hàng in chữ Trung Quốc nhập lậu về Đà Lạt.
Theo Báo Gia Lai

Ca Sĩ Miền Bắc Hát Nhạc Tình Bị CSVN Tù Khổ Sai 10 Năm


A blues singer spent 10 years in a North Vietnam prison for singing about love

 http://www.pri.org/stories/2014-01-14/blues-singer-spent-10-years-north-vietnam-prison-singing-about-love





Credit: Christopher M. Johnson
Nguyễn Văn Lộc takes the stage several nights a week at his cafe, performing many of Vietnam’s most popular love songs, in a style called "nhạc trữ tình," which means "romantic music."
During its war with the United States, North Vietnam wasn't just concerned with how the frontline battles were going, or the US air raids on its capital city. The communist leaders were also worried about what its citizens were singing. 
The North Vietnamese government only wanted songs that encouraged people to fight for the nation. So most other music was banned, especially love songs.

That is how Nguyễn Văn Lộc ended up spending a decade in prison. Now 69, Nguyễn still remembers the song that got him in trouble. It's called "Niệm Khúc Cuối," or "The Last Song."

He says that when he was put on trial, Nguyễn was accused of singing this classic as a statement against the government.

But it wasn't rebel music, he insists. He wasn't calling for revolution or political overthrow. "It's about love,"Nguyễn explains. "It's about the last reunion between a man and woman before the man has to leave for far away. It's about the last night they're together."

The song is from a style called "nhạc trữtình," which means "romantic music." Most of it was written in the first half of the 20th century. It is usually about love and loss and broken hearts. Kind of like the blues. Nguyễn's been hearing it for most of his life.

"My father was a beautiful singer," he recalls, "so he'd sing to me this romantic music when I was in the cradle. At night, after work, he'd come home and hold me in his lap, and he sang this music to me. So at 7 or 8 years old, I already remembered the lyrics and melodies of many, many songs."

As a young adult, Nguyen started a trio with two acoustic guitarists. "During our free time, we gathered in a room and we closed the door and we sang to one another. And only a few close friends who really loved this music, we allowed them to join us and listen to us."

They had good reason to keep their music a secret. This was the late 1960s. North Vietnam's war with US and South Vietnamese forces was intensifying.

The communist authority wanted its citizens' minds on victory. Not the achy blues of nhạc trữtình music.

And there was another problem. The music was huge in South Vietnam. Songs like "Suối Mơ," or "Spring Stream," filled Saigon's bars, which were packed with cigarette smoke and American GIs looking for a good time. Văn Cao — now one of Vietnam's most celebrated composers — co-wrote this song, which became part of the soundtrack of South Vietnam's war effort.

So the North officially outlawed most of it as the sound of the anti-communist enemy. Nguyễn and his friends "knew that the state had banned the music, but we just didn't care. And we had no political agenda. We didn't go against any government policies."

But they were breaking the law. Somehow, the police found out. The musicians got called in repeatedly for questioning. Nguyễn says the authorities were sure he and his bandmates were being paid by anti-communist interests in South Vietnam and abroad to stir up trouble. The artists were asked if they were working for spies.

This went on for about a month: the group would be interrogated, and then released.

One day, in the spring of 1968, Nguyen headed down to the station on what he thought was another routine summons. He was 23 and a house painter who'd just fallen in love with a girl he'd met at his clandestine shows. He wouldn't see her again for 10 years.

"I was arrested," Nguyễn recalls, "under the charges of suspicion of spreading the depraved culture of capitalism, and destroying the culture of socialism. And then, they took me back home so they could search my house, but they found nothing but old lyrics and sheet music. That's all."

The whole group was sent to prison. One bandmate got 15 years. Nguyễn Văn Lộc did hard labor, serving out some of his time at the notorious Hanoi Hilton.

The trio's fate was an extreme and unusual one, says Nguyễn ThụyKha, a music journalist, historian and composer.

He says there were smaller cases of backlash or state reprimand, but nothing on the level of Nguyễn Văn Lộc's case. "If someone slipped and sang a little song and others heard it, they may have ended up in political trouble. Like criticism, or it may have affected their jobs. But this is because we were at war at the time."

He served in that war, as a communications expert for the red army. Even as an artist today, he says the wartime ban was necessary if North Vietnam was going to have the backbone it needed to fend off America's Goliath forces.

"Lost. Lost the war — that's what would have happened if we had kept singing those gloomy, weak songs," Nguyễn ThụyKha insists. "Meanwhile, we're living under US bombardment and air attacks. We would just be embracing one another and crying to die, if we sang that music. We couldn't do that."

But once the war had ended and Vietnam was on its way to peace, he says, "we come back and we appreciate the value of this music."

In fact, today Vietnam celebrates its old-school romantic music as part of the national heritage. Nguyễn Văn Lộc still remembers that day he was released in 1978. "I walked from the prison to the railway station to get back home to Hanoi. At that station, he says, "all the cafes were playing romantic music — the music I was arrested and imprisoned for. And I was shocked!"

For Nguyễn, this was like a slap in the face. Both of his bandmates died in poverty after they got out. Over the last three and half decades, he has struggled a lot, too. Mostly, he says, because of his criminal record.
Still, "there's no regret," Nguyễn says, not apologizing for his choices. "If I had regretted it, I wouldn't be here today, still singing."
Nguyễn's story isn't all about loss. That young woman he fell in love with before he was sentenced? They got married, and had 2 kids before she died in 2002. Today, Nguyễn's son is a successful guitarist.
There's also his coffeehouse, which Nguyễn has dedicated to the golden music of Vietnam. It's called "Cafe Lộc Vàng.""Cafe Yellow Lộc."

On a recent Saturday night, a keyboard player and guitarist warmed up on the cafe's small cement stage, in front of a maroon velvet curtain. About two dozen people sat at low tables, listening, and sipping Ha Noi brand beer.

In his beige suit and silk tie, Nguyễn Văn Lộc took the stage. He welcomed the house, then closed his eyes, and there was that voice. It's still has some of that cigarette smoke in it, plus a few drops of the powerful oily green tea he's always pouring for himself.

But mostly, it's romance. It's love — for the music, for this cafe he's built, for his country. And for his late wife, who he says he sometimes sees standing in the corner, listening to him and smiling.

Nguyễn took turns with several artists he'd hand-picked to sing at his cafe. The flowers printed on one woman's blue and yellow silk áo dài — the national dress of Vietnam — seemed as if they were spilling down the front as she sang the classics for an equally well-dressed crowd.

The audience was mostly older, but not entirely. Dinh Van Tien is a 30 year-old engineer who brought his girlfriend here for the first time. Many of their friends prefer pop or rap, but Thien says he'll take the blues over a night at a club. "This music is emotional, and it has deep feeling." Listening to nhạc trữtình, Thien says, "you're like a foreigner: you come here, and through the music, you can learn about Hanoi and Vietnam."
Nguyen Van Loc says more and more young people are stopping by to listen, and he's grateful for the support. Especially since it's taken several tries and thousands of dollars to have his own cafe.

He's sure things would be much easier if he hadn't spent his best years in prison. And if he didn't have a record as an ex-con.

Sometimes, he cries when he talks about the last 45 years. Then, he sits up straight, smoothes his jacket and smiles, as he pulls a fresh cigarette from the box.

"It's not easy to have what I have today," Nguyễn explains, clicking his lighter. "But I'm trying to preserve this music. And to gain back my pride. So I don't care about the money. I just want to sing proudly.
Nguyen doesn't look like he's spending a lot of time chewing on what could have been. He's got to get back on stage.
  • 9.JPG


    Credit: Nguyễn Đình Toán (1994)
    Nguyễn (left) sometimes visited Phan Thắng Toán, his friend and former bandmate who also went to prison for playing romantic music. After he was released, Phan lived — and died — in poverty, on the streets.
  • 9.JPG


    Credit: Nguyễn Đình Toán (1994)
    Nguyễn (left) sometimes visited Phan Thắng Toán, his friend and former bandmate who also went to prison for playing romantic music. After he was released, Phan lived — and died — in poverty, on the streets.

 

“Vinashin lãi 7.900 tỉ nhưng không phải từ sản xuất kinh doanh”



vinashin-lai-7900-ti-nhung-khong-phai-tu-san-xuat-kinh-doanh
Trước đây, nếu hạch toán lãi vay vào báo cáo tài chính thì Vinashin sẽ lỗ, nhưng sau khi được xoá lãi vay thì báo cáo tài chính đã không còn âm nữa mà dương lên rất nhiều.
Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị cuối tuần trước, ông Nguyễn Ngọc Sự, chủ tịch hội đồng thành viên tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (SBIC) thừa nhận: trong năm 2013 tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) lãi 7.900 tỉ đồng nhưng khoản lãi này… không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại, mà do xoá lãi vay.
Trong quá trình tái cơ cấu Vinashin, lãnh đạo Chính phủ và lãnh đạo bộ Giao thông vận tải từng không ít lần nói trước Quốc hội: nếu thị trường vận tải biển thuận lợi thì vào năm 2015 Vinashin mới bắt đầu làm ăn có lãi. Tuy nhiên, tại buổi lễ ra mắt SBIC trong ngày cuối năm 2013 – cũng là ngày mà SBIC chính thức thay thế tập đoàn Vinashin, ông Nguyễn Ngọc Sự đã thông tin một con số rất đáng chú ý: cân đối tài chính năm 2013, Vinashin đã có lãi 7.900 tỉ đồng!
Dư luận rất bất ngờ về khoản lãi năm qua của Vianshin mà ông nói hôm ra mắt SBIC, vậy phải hiểu như thế nào về khoản lãi rất lớn mà SBIC được “thừa kế” từ Vinashin?
Tôi phải nhấn mạnh khoản lãi 7.900 tỉ không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại mà là kết quả của hoạt động tái cơ cấu, nhất là tái cơ cấu tài chính.
Thực ra, sau khi tái cơ cấu tài chính, chúng tôi được giảm gốc và giảm lãi vay rất nhiều. Trước đây, nếu hạch toán lãi vay vào báo cáo tài chính thì Vinashin sẽ lỗ, nhưng sau khi được xoá lãi vay thì báo cáo tài chính đã không còn âm nữa mà dương lên rất nhiều.
Với tình hình này thì năm 2014 SBIC dự kiến có lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh không?
Nguyên tắc sản phẩm mới ký hợp đồng thì phải có lãi, tối thiểu phải ngang vốn. Còn với các hợp đồng đã ký trước đây thì mục tiêu là giảm lỗ càng nhiều càng tốt.
Cũng tại buổi ra mắt SBIC, lãnh đạo bộ Giao thông vận tải yêu cầu SBIC không được quên sai lầm của Vinashin và phải cho mọi người thấy đây không phải hình thức bình mới rượu cũ?
Thật ra SBIC chỉ giữ lại tám doanh nghiệp đóng tàu và các doanh nghiệp này sẽ thay đổi về chất thật sự. Ngoài việc tinh giảm về số lượng lao động, chúng tôi tập trung cổ phần hoá tại doanh nghiệp, mời các đối tác vào nhưng đặc biệt ưu tiên đối tác nước ngoài với kinh nghiệm và thế mạnh ngành đóng tàu.
Hiện chúng tôi đã tìm được đối tác Damen – tập đoàn hàng hải hàng đầu Hà Lan đã đầu tư vào ba công ty của chúng tôi. Damen đã ký thoả thuận ghi nhớ, theo đó họ sẽ mang hợp đồng từ các nước khác về cho các công ty của SBIC đóng tàu, họ cũng sẽ lo tài chính. Damen cũng đã hứa sẽ nghiên cứu hợp tác toàn diện với cả tám nhà máy đóng tàu của tổng công ty để thay đổi hẳn về chất, không thể để tình trạng bình mới rượu cũ được. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang làm việc với một loạt đối tác Nga, Hy Lạp, Singapore và cả tập đoàn Samsung.
THEO CAFEVN

‘Sau 40 năm chồng tôi mới được nhớ đến’ !!

Quả phụ Ngụy Văn Thà, người tử trận trong trận hải chiến Hoàng Sa, nói chính quyền không hề vinh danh chồng bà.
Nghemp3
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

download
Nhân kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa giữa Việt Nam Cộng hòa và Trung Quốc, bà Huỳnh Thị Sinh, góa phụ của ông Ngụy Văn Thà, thuyền trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10, nói với BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh rằng mỗi khi có ai nhắc tới trận chiến này, bà đều cảm thấy đau buồn và nhớ tới những kỷ niệm khi chồng bà còn sống.
Bà nói sau khi chồng bà tử trận, chính quyền của Việt Nam Cộng hòa khi đó có đến nhà làm lễ truy điệu và cho lãnh trợ cấp ba tháng một lần.
“Nhưng sau ngày 30/4 các anh ấ́y đi hết rồi nên không còn nữa.”
Bà Sinh cho biết chính quyền hiện nay ‘không có hành động gì’ để tri ân hay vinh danh sự hy sinh của chồng bà.
“Mấy đứa con tôi rất vui mừng vì 40 năm rồi bây giờ người ta mới nhắc nhở đến ba Thà mà sao 40 năm trở về trước không ai nghĩ tới, không ai nhắc nhở gì tới,” bà nói và cho biết các con bà ‘rất hãnh diện vì ba hy sinh để bảo vệ Tổ quốc như vậy’.
Bà nói khoảng thời gian 40 năm cũng làm cho nỗi đau của bà ‘phôi pha’ phần nào.
“Nhưng trong cái đau buồn tôi cũng hãnh diện vì có một người chồng hy sinh bảo vệ Tổ quốc mà tất cả mọi người ai cũng biết đến,” bà nói.
Bà Sinh mô tả chồng bà là một người ‘rất hiền lành, các bạn bè đi cùng tàu và bạn bè bên ngoài ai cũng rất thương ổng’.
Bà nói nhân ngày giỗ lần thứ 40 của ông Thà, ‘các anh em ở nước ngoài ai cũng tổ chức làm lễ cho chồng tôi để kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa’.
“Những người ở hải ngoại cũng điện thoại về hỏi thăm tôi và những trí thức ở Hà Nội cũng gọi điện đến thăm hỏi tôi,” bà cho biết về kể rằ̀ng bà mới được các trí thức ở Viện nghiên cứu biển đảo Minh Triết mời ra Hà Nội dự lễ kỷ niệm trận hải chiến và được ‘chăm lo tử tế lắm’.
“Khi tôi bước vô phòng họp các anh em mừng lắm ai cũng hỏi thăm, bắt tay vồn vã lắm,” bà nói.
Bà cho biết ngày giỗ của ông Ngụy Văn Thà là ngày 27 tháng Chạp âm lịch tức rơi vào ngày 27/1 năm 2014.
THEO BBC

Khắp nơi cảnh giác du khách Việt: Xuất ngoại rồi bỏ trốn



20140114194645-du-lich-hq
Lợi dụng con đường du lịch, nhiều người Việt Nam bỏ trốn ở lại (ảnh minh họa)
Xét duyệt tiêu chuẩn đưa người Việt Nam đi du lịch nước ngoài chủ yếu thông qua hồ sơ, song, một số trường hợp vẫn bỏ trốn trót lọt nhờ hồ sơ rất ‘sáng’. Đối tượng đã tìm đủ chiêu trò để trốn ở lại nước sở tại thông qua con đường du lịch.
Tìm mọi cách bỏ trốn
Trường hợp gần đây nhất là đầu tháng 12/2013, cả đoàn khách 15 người Việt Nam đã “mất tích” ở Israel. Đoàn khách này do một công ty ở Hà Nội tổ chức thông qua việc gom khách lẻ. Hành trình bay, phỏng vấn vào Israel diễn ra suôn sẻ, song đến giờ ăn, khách lần lượt “biến mất”. Đầu tiên còn 2 người, rồi chỉ còn 1 người, cuối cùng chẳng còn ai cả. Họ trốn mà không cần hộ chiếu. Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Israel thì đây là lần thứ 3 xảy ra chuyện khách du lịch Việt Nam bỏ trốn ở nước này.
Trên thực tế, việc khách du lịch Việt Nam trốn ra nước ngoài qua con đường du lịch là không hiếm. Trong đó, Israel chưa phải là “điểm đến” được nhiều người lựa chọn, mà đứng đầu là Hàn Quốc, rồi đến Hongkong, Nhật Bản, Đài Loan, Australia, châu Âu…
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc kinh doanh Công ty du lịch TransViet Travel, cho hay, người có ý định bỏ trốn khi đi du lịch thường giở nhiều chiêu trò để qua mắt đơn vị tổ chức (công ty du lịch) cũng như đơn vị cấp thị thực (visa).
Ông Đạt kể, TransViet từng là nạn nhân của một một cú lừa cực kỳ ngoạn mục. Đoàn khách này vốn là nhân viên một công ty xây dựng có số vốn đăng ký vài chục tỷ đồng. Vị giám đốc đã từng đi tour Hàn Quốc của TransViet, nay đứng ra tổ chức cho lao động đi, gồm mấy chục anh em và kèm cả vợ con. Không ngờ, sang đến nơi, vẫn có 2 khách bỏ trốn. Hóa ra, tay giám đốc đã đứng ra bảo lãnh hợp đồng lao động, tài chính, thu nhập… cho lao động trốn. Nếu người lao động có bị nhà chức trách Hàn Quốc bắt lại, họ cũng chỉ bị phạt vài nghìn USD rồi trục xuất về nước, trong khi giám đốc nếu cố tình “kiếm ăn” thì phi vụ này cũng lãi cả chục ngàn đô, ông Đạt cho hay.
Hàn Quốc là nơi nhiều khách du lịch Việt Nam bỏ trốn nhất. Tại nước này, lượng lao động Việt Nam ở lại đông, lên tới cả trăm ngàn người, chưa kể những cô dâu Việt lấy chồng Hàn hoặc bản thân lao động đi xuất khẩu trước đó đã trốn ra ngoài làm, nay lại muốn sang. Cộng đồng lao động bất hợp pháp Việt Nam ở bên đó khá đông cũng là mắt xích kéo du lịch bất hợp pháp. Khi các kênh xuất khẩu lao động chính thức bị khóa thì chỉ còn kênh du lịch.
“Thường thì ở khách Việt Nam đi du lịch sang Hàn, sang đó họ sẽ có người nhà hoặc anh em bạn bè đón. Có khi họ còn tạm biệt nhau trước mặt hướng dẫn viên mà không thể làm gì được. Người trốn non thì cần thị thực, còn ‘cáo già’ thì không. Thậm chí, họ lập cả sổ đỏ giả để chứng minh có năng lực tài chính”, ông Đạt nói.
Hơn nữa, theo ông Nguyễn Hữu Lâm, Giám đốc Văn phòng tại Việt Nam của Công ty dịch vụ du lịch Arirang, mỗi năm có vài trường hợp khách Việt trốn ở lại Hàn Quốc. Một công ty khác chuyên gom khách Việt đi Hàn tại Hà Nội vừa rồi cũng có hơn 10 trong đoàn 20 người bỗng dưng… “mất tích”.
Đại diện Công ty Du lịch Việt tại Hà Nội kể thêm, tháng 10/2013, có hai vợ chồng trên 40 tuổi người Sài Gòn đăng ký đi tour Hàn Quốc tại công ty. Hồ sơ rất đẹp, cơ quan cấp visa cũng không lăn tăn gì. Nhưng, đi du lịch đến ngày thứ 4 thì người chồng bỏ trốn. Bà vợ bàng quan như không có chuyện gì xảy ra vì kế hoạch bỏ trốn đã lên từ trước. “Không ai nghĩ hơn 40 tuổi rồi còn trốn, hơn nữa hồ sơ lại rất sáng – đúng là kế hoạch hoàn hảo”, vị này tặc lưỡi.
Ngoài ra, thị trường Hongkong cũng báo động do du khách Việt Nam trốn ở lại. Ông Nguyễn Tiến Đạt nói rằng trước tình trạng này, Đại sứ quán Trung Quốc đã liên tục thay đổi chính sách cấp thị trường đối với người Việt Nam.
Hay tại thị trường châu Âu, thấy khách có ý định bỏ trốn, công ty du lịch nghi ngờ đã áp tải khách ra tận sân bay nhưng vẫn không tin tưởng, phải nhờ cả nhân viên hàng không giám sát đến tận cổng ra, lên máy bay mới yên tâm vì sợ khách lại nghĩ ra chiêu trò gì để được vào khu cách ly, tìm cớ trốn thoát – ông Đạt kể thêm.
Xét duyệt kỹ, tránh thiệt hại
Số liệu từ Hiệp hội Du lịch Việt Nam ước tính, năm 2012, có khoảng 3,5 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, trong đó riêng Hàn Quốc một năm đón khoảng 120.000 lượt khách Việt Nam. Việc các cá nhân lợi dụng con đường du lịch để bỏ trốn đang gây thiệt hại không nhỏ cho các DN lữ hành cũng như uy tín, hình ảnh quốc gia.
Chẳng hạn, các đơn vị lữ hành có thể bị nhà chức trách Hàn Quốc phạt tới 10.000 USD với 1 người bỏ trốn, kể cả khi anh chỉ là đối tác của phía du lịch công ty Việt Nam như Arirang. Khách trốn nhiều quá, họ sẽ bị tịch thu giấy phép. Mà với kinh nghiệm từ bản thân, ông Nguyễn Tiến Đạt cho hay cứ 10 hồ sơ đi Hàn Quốc thì có vài trường hợp nghi ngờ là sẽ trốn.
Với công ty Du lịch Việt, Đại sứ quán Hàn Quốc từng dừng cấp visa cho khách của doanh nghiệp này trong 3 tháng, và phía châu Âu năm 2012 cũng dừng cấp 6 tháng, thiệt hại đủ đường.
Theo các công ty làm khách out-bound (đưa khách đi du lịch nước ngoài), để hạn chế mức thấp nhất tình trạng khách du lịch bỏ trốn, thì khó nhất là khâu xét duyệt hồ sơ làm thủ tục xin thị thực.
Để tránh ra sai sót, kinh nghiệm của các công ty ty lữ hành là phải xem xét hồ sơ, chắt lọc kỹ càng. Chẳng hạn, về độ tuổi, quan hệ thân nhân vợ chồng, giấy tờ tài sản nhà đất, sổ tiết kiệm, ngân hàng; về mối quan hệ nhân thân, công việc của bản thân người đi du lịch, mối quan hệ của họ với cơ quan làm việc, bảo lãnh của cơ quan làm việc…
Hoặc, hộ chiếu đã đi nhiều nước chưa. Nếu hộ chiếu trắng mà mua tour đi Hàn Quốc, nhất là lại chưa lập gia đình, thì phía du lịch thường từ chối luôn.
Các công ty cũng rất lưu ý với khách quê ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,… vì nguy cơ trốn cao vì họ thường có cộng đồng địa phương bên nước sở tại. Riêng visa với người Quảng Ninh, Hải Phòng xin đi Hongkong, Đại sứ quán Trung Quốc còn từ chối không cấp vì tỷ lệ bỏ trốn cao.
Ông Nguyễn Hữu Lâm cho hay, nhân viên có kinh nghiệm chỉ cần liếc hồ sợ là biết có thể tin tưởng khách không hay phải xem xét lại. Chẳng hạn, yêu cầu khách bổ sung hồ sơ, nếu khách không có ý định bỏ trốn sẽ bổ sung ngay, còn nếu trốn thì hầu hết là bỏ… Những đối tượng này thường ở vùng quê, học vấn thấp, không hiểu hết các thủ tục, điều kiện. Tuy nhiên, ông nguyễn Tiến Đạt cảnh báo, do kinh tế khó khăn nên đối tượng bỏ trốn không chỉ là người lao động mà giàu có cũng trốn, chẳng hạn như đi để trốn nợ.
Trước tình trạng khách du lịch Việt bỏ trốn tại Israel, Tổng cục Du lịch Việt Nam vừa có công văn số 17 cho biết sẽ kiên quyết ngăn chặn hành vi lợi dụng con đường du lịch để đưa người Việt Nam ra nước ngoài bất hợp pháp.
Trước khi bán tour, cần kiểm tra thông tin khi khách, đặc biệt là những khách mua tour từ một số địa phương bỏ trốn trước đó (Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương… ).
Nếu phát hiện khách mua tour đi Israel có dấu hiệu nghi ngờ phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn.
Nếu có chứng cứ khẳng định bỏ trốn, lập tức yêu cầu đối tác ở nước ngoài sở tại báo cho cảnh sát để ngăn chặn kịp thời. Đồng thời, thông báo cho đại sứ quán Việt Nam tại Israel, Tổng cục Du lịch, các cơ quan chức năng liên quan để xử lý.
THEO VIETNAMNET


“Tử huyệt” của hệ thống ngân hàng



1
Ngân hàng được xem là một ngành huyết mạch trong nền kinh tế của một quốc gia. Do đó, hiển nhiên bất cứ sai lầm nào trong hệ thống ngân hàng đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy thoái kinh tế
Theo báo cáo của các ngân hàng tại Việt Nam mức doanh thu lợi nhuận đạt được hằng năm vẫn đạt con số kỷ lục, nhưng thực tế thì thời gian gần đây, việc giải thể và sáp nhập hàng loạt các ngân hàng cho thấy hệ thống tài chính ngân hàng của chúng ta đang thực sự “có vấn đề”.
Điều này không chỉ thể hiện qua thực tế còn quá nhiều ngân hàng yếu kém dẫn đến tình trạng nợ xấu tràn lan, mà quan trọng hơn nữa, đó là dấu hiệu của một sai lầm vô cùng nghiêm trọng xuất hiện khá lâu và có thể đưa đến hậu quả là sụp đổ toàn diện hệ thống ngân hàng của cả một đất nước.
Bởi bắt nguồn từ chính sự nhập nhằng giữa hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM) và ngân hàng đầu tư (NHĐT), nên hệ thống ngân hàng phải chấp nhận mức độ rủi ro quá cao, dễ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế hoặc những biến động trong cũng như ngoài nước.
Chúng ta cần nhận thức được sự khác biệt giữa hai hệ thống ngân hàng này để làm rõ vấn đề. Thông thường, NHTM là một phần quan trọng của cột sống kinh tế. Bởi đây là nơi đa số người dân ký gửi thu nhập thường xuyên cũng như tiền gửi tiết kiệm của họ.
Với tâm lý của người lao động thích “ăn chắc mặc bền” cho nên kỳ vọng ưu tiên chính là sự an toàn của đồng tiền ký gửi, cộng thêm một khoản lãi suất khiêm tốn để đồng tiền của họ không bị mất giá nhiều do lạm phát.
Từ những quỹ ký gửi này NHTM sử dụng để đầu tư sinh lãi, thường chỉ bằng lãi suất ký gửi cộng thêm 2-3% tùy theo quy mô của tổng tài sản. Lợi nhuận đạt được sẽ được ngân hàng phân ra trả lãi cho đồng tiền ký gửi mà mình đã sử dụng và trang trải chi phí điều hành lẫn dự trù rủi ro cho số vốn đầu tư.
Cơ bản NHTM thường chỉ tập trung vào những khoản cho vay truyền thống với rủi ro thấp nhất như: cá thể mua nhà để ở (với tỷ lệ vốn vay và chi phí nợ / thu nhập cao), hoặc các doanh nghiệp đã có quá trình kinh doanh tốt và thu nhập ổn định. Như vậy ta có thể hiểu NHTM hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận, làm lợi chỉ đủ để trang trải chi phí.
Ngược lại, NHĐT lại là những tổ chức tín dụng mưu cầu mức lợi nhuận cao, và dĩ nhiên thường hay đi đôi với một mức độ rủi ro cao hơn. Nguồn vốn chủ yếu của NHĐT là từ các nhà đầu tư có số vốn lớn và vốn nhàn rỗi. Họ hiểu rõ và chấp nhận mức độ rủi ro tối đa của luật tham gia là có thể mất hết vốn, chấp nhận rủi ro cao để kỳ vọng mức lợi nhuận đỉnh.
Thiếu sự rạch ròi này giữa hai hệ thống sẽ dễ gây ra một sự ngộ nhận chết người đối với người dân chỉ biết tin vào hệ thống ngân hàng là đồng tiền ký gửi của mình sẽ không bao giờ có rủi ro. Để rồi khi có biến động, người dân mất lòng tin, rút tiền hàng loạt từ các ngân hàng thương mại. Hậu quả như thế nào thì ai cũng có thể đoán được.
Bài học từ nền kinh tế Mỹ và châu Âu
Vào thập niên 1920, Luật Ngân hàng ở Mỹ còn lỏng lẻo nên các NHTM dùng tiền ký gửi của người dân để đầu tư mạo hiểm vào những lĩnh vực kinh doanh có mức lợi nhuận cao nhưng nhiều rủi ro.
Việc đầu tư bừa bãi để lấy phần trăm hoa hồng, cộng với chính sách tiền tệ phóng túng đã gây nên tình trạng siêu lạm phát, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ và một thời kỳ khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử nước này.
Đến năm 1932, Tổng thống Franklin Roosevelt và Quốc hội Mỹ cho ra đời đạo luật ngân hàng Glass-Steagal Act 1933, phân biệt rạch ròi hoạt động của NHTM và NHĐT.
Theo đó, NHTM chỉ được phép hoạt động trong lĩnh vực cho vay đối với những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và phải có đầy đủ tài sản thế chấp cụ thể và một cách tương xứng, nhằm đảm bảo tính an toàn, ổn định cho số tiền gửi tiết kiệm của người dân.
Còn NHĐT có thể sử dụng tiền ủy thác vào các hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao hơn, dĩ nhiên là vì kỳ vọng có được mức siêu lợi nhuận.
Sự tách biệt giữa hoạt động của NHTM và NHĐT nhằm minh bạch hóa các hoạt động ngân hàng và tạo sự rạch ròi trong mức độ rủi ro của đồng tiền mà người dân ký gửi vào ngân hàng, là nền tảng của một hệ thống ngân hàng ổn định, tạo nên sức mạnh cho hệ thống tài chính và kinh tế phát triển bền vững.
Đến đầu thập niên 1980, sau 50 năm nước Mỹ phát triển ổn định với một mô hình tài chính ngân hàng mẫu mực cho cả thế giới, Tổng thống Reagan và chính phủ Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa lên nắm quyền, chủ trương phát triển kinh tế thị trường tối đa, giảm thiểu vai trò của chính phủ trong môi trường tự doanh.
Chính sách này đã mở cửa cho các ngân hàng tiết kiệm, thương mại đầu tư dàn trải, ra ngoài phạm vi giới hạn của hệ thống NHTM truyền thống như những năm trước đó. Nhiều NHTM đã lợi dụng cơ hội này để đầu tư vào nhiều dự án phát triển bất động sản siêu lợi nhuận với quy mô lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
Hậu quả là một cuộc khủng hoảng ngân hàng đầu tiên xảy ra chỉ vài năm sau đó khi các dự án bất động sản lớn xây xong nhưng không bán được, hoặc đang xây nửa chừng thiếu vốn phải bỏ cuộc, đã gây tổn hao đến hơn 300 tỉ USD cho ngân sách chính phủ.
Nước Mỹ đã phải mất gần năm năm để giải quyết phần lớn các nợ xấu này trong hệ thống ngân hàng, dẫn đến sự suy thoái kinh tế trầm trọng khiến cho Tổng thống Bush (cha) bị thất cử chỉ sau một nhiệm kỳ cầm quyền.
Đến thập niên 1990, sau khi giải quyết hết các công nợ lớn từ khủng hoảng, các đại gia tài chính – ngân hàng tiếp tục những chiến dịch vận động hành lang để ngân hàng được phép tham gia vào các lĩnh vực đầu tư rủi ro mà trước đây bị cấm.
Kết quả là năm 1999, đạo luật Gramm-Leach-Bliley được ký, chính thức khai tử luật Glass-Steagal – một đạo luật đã là nền móng cho sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng Mỹ trong suốt 66 năm (1933-1999) – do áp lực “lobby” chính phủ của một số các NHTM đầu đàn của Mỹ như: Bank of America, Wells Fargo, CitiBank… để họ được tự do đầu tư vào chứng khoán và một số lĩnh vực rủi ro khác ngoài các hoạt động cho vay truyền thống của hệ thống NHTM.
Chính sách tín dụng mới thoải mái này với mức lãi suất rất thấp dưới thời Tổng thống Bush đã tạo ra sự tăng trưởng ảo từ những đầu tư vô tội vạ, dẫn đến sự phát triển nóng trong lĩnh vực bất động sản.
Kết quả là hệ thống tài chính – ngân hàng Mỹ không chịu nổi gánh nặng do chính mình tạo ra, lại dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong gần 80 năm qua không chỉ ảnh hưởng đến Mỹ mà còn đến toàn thế giới.
Cũng vào giai đoạn từ những năm 2000, do mong muốn cạnh tranh với các ngân hàng Mỹ nên nhiều ngân hàng ở châu Âu cũng phát triển năng động, lại tiếp tục đi theo con đường sử dụng vốn NHTM cho đầu tư rủi ro cao.
Do đó, nợ xấu của các ngân hàng châu Âu hiện nay đang rất nghiêm trọng. Trong khi nền kinh tế Mỹ chưa kịp phục hồi thì kinh tế châu Âu còn đang trên bờ vực thẳm. Sự khủng hoảng theo hiệu ứng “domino” chưa có hồi kết này khiến nhiều người dự đoán rằng nền kinh tế thế giới khó có khả năng phục hồi trong vòng năm năm tới.
Và thực tế ở Việt Nam
Ngay từ thời kỳ hội nhập, ngân hàng Việt Nam đã không rạch ròi trong các hoạt động kinh doanh của mình. Lẽ ra cần làm rõ NHTM chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ thế chấp cụ thể một cách tương xứng.
Còn loại hình NHĐT hoạt động kinh doanh lợi nhuận cao với độ rủi ro cao, để từ đó các nhà đầu tư khi tham gia vào ngân hàng này là đã tiên liệu và chấp nhận được mọi tình huống.
Có lẽ vì chưa nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của việc nhập nhằng hai khái niệm NHTM và NHĐT nên hệ thống tài chính – ngân hàng nước ta đã không có biện pháp nhằm minh bạch hóa và kiểm soát hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM.
Vì vậy, nhiều NHTM đã đổ xô chạy theo lợi nhuận ảo đầu tư vào chứng khoán và bất động sản – hai lĩnh vực được coi là nhạy cảm nhất trước các biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới.
Đến đầu năm 2008, khi những dấu hiệu khó khăn của nền kinh tế bắt đầu xuất hiện như lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán và bất động sản đi xuống, nhiều NHTM đã nhanh chóng rơi vào khó khăn về mặt thanh khoản.
Nếu không có sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước thì các ngân hàng này còn có thể rơi vào tình trạng nợ xấu hơn. Bên cạnh đó, luật pháp đối với ngành ngân hàng lại còn nhiều lỗ hổng nên các ngân hàng dễ dàng sử dụng tiền gửi của dân để đầu tư với rủi ro cao.
Mà một thực tế là cho dù luật pháp có nghiêm đến đâu thì vẫn có cách lách luật, bởi lòng tham với cái lợi trước mắt. Hơn thế nữa, nguy hiểm ở chỗ tâm lý chung của những nhà điều hành ngân hàng là tranh thủ đầu tư dàn trải trong giai đoạn nền kinh tế đang nóng để có thể thu được lợi nhuận lớn.
Hầu hết các NHTM hiện nay đều hồ hởi nắm bắt ngay cơ hội trước mắt bằng nguồn tiền có sẵn nhưng họ lại không quan tâm hoặc không lường trước được chu kỳ kinh tế và những rủi ro chực chờ sau những cơn sốt giá bất thường. Vì vậy, một cái kết có thể dự đoán trước là một số NHTM sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng gần như phá sản như thực tế hiện nay.
Giải pháp nào cho ngân hàng Việt Nam?
Trong tình hình hiện nay, Nhà nước cần thực tế nhìn nhận sự thiếu minh bạch của hệ thống NHTM trong hệ thống tài chính – ngân hàng nước ta. Từ đó, chúng ta mới hướng đến chỉnh đốn lại hệ thống ngân hàng theo hướng rạch ròi giữa hai hệ thống – NHTM và NHĐT.
Cụ thể là những người làm ngân hàng nên mạnh dạn đối mặt thực tế, khoanh vùng nợ xấu để giải quyết triệt để càng nhanh càng tốt, tránh cho nợ xấu tiếp tục lây lan. Đây cũng là cách giải quyết của Mỹ trong việc đẩy lùi khủng hoảng kinh tế dưới thời Tổng thống Reagan.
Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức của người dân cũng vô cùng cần thiết, nhằm giúp họ đánh giá đúng chỉ số đầu tư an toàn của mỗi ngân hàng, qua đó họ có thể chủ động lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng nào phù hợp với nhu cầu của mình.
Đó là sử dụng một cách hiệu quả bàn tay vô hình của thị trường, qua sự ý thức của người tiêu dùng, để hệ thống ngân hàng có tính điều chỉnh cao và là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.
TRẦN SĨ CHƯƠNG/THEO DOANH NHÂN SÀI GÒN

Thưởng Tết bằng tương ớt


 
 Ngành thuỷ sản sẽ đón Tết buồn

Một công ty ở TP HCM vừa quyết định thưởng cho mỗi nhân viên thùng tương ớt ăn Tết, riêng lãnh đạo sẽ nhận 2 thùng.
Làm việc cho công ty này đã 3 năm, nhưng đây là lần đầu tiên, Thi và các đồng nghiệp được thưởng Tết bằng hiện vật. Cả năm nay, công ty của chị không ký nhiều hợp đồng nên doanh thu, lợi nhuận giảm mạnh. Bản thân nhân viên cũng không được xem xét lên lương định kỳ như mọi năm. Chuyện thưởng Tết sẽ giảm là điều ai cũng đoán biết trước, nhưng khi nghe lãnh đạo thông báo "khoản thưởng" là tương ớt, ai nấy đều bất ngờ. Lô hàng tương ớt này do một đối tác tặng cho doanh nghiệp, và giờ đây nó trở thành quà cho nhân viên.
Công ty có khoảng 40 người, mỗi nhân viên sẽ nhận một thùng, còn lãnh đạo hưởng 2 thùng. "Phải chi thùng mỳ tôm, hay thùng bánh hoặc sữa sẽ hữu dụng hơn, vì tôi không thích ăn cay", Thi chia sẻ. Còn nếu mang về quê làm quà cho gia đình thì chi phí vận chuyển còn cao hơn giá trị của "phần quà". Các chị cùng phòng với Thi bàn nhau mang ra bán lại cho các tiệm tạp hóa, lấy lại đồng nào hay đồng nấy.
Năm 2013, doanh nghiệp này nhiều lần cắt giảm nhân sự khi tình hình kinh doanh ngày càng sa sút. Trong thông tin hỗ trợ Tết cho nhân viên, vị lãnh đạo mong mọi người "chia sẻ khó khăn" với công ty và cùng nhau vượt qua giai đoạn thách thức này. Bản thân công ty cũng không còn dư dả khoản tiền nào để bồi dưỡng thêm cho nhân viên nên phải lấy quà của đối tác tặng lại cho người lao động. Lãnh đạo cũng tiết lộ sang năm nay, nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ kêu gọi được vốn đầu tư từ bên ngoài vực dậy chuyện làm ăn.
"Tôi cũng đang cân nhắc tìm việc khác, vì thu nhập hiện tại quá bấp bênh. Tết này chẳng biết xoay sở ra sao khi biết bao khoản chi cần đến tiền", Thi nói.
Một doanh nghiệp ở TP HCM thưởng Tết cho nhân viên bằng tương ớt.
tuong-ot-3741-1389775704.jpg
Cách đây vài ngày, một công ty ở quận 9, TP HCM thông báo thưởng Tết cho mỗi nhân viên túi quà gồm 3 món: bột ngọt, hạt nêm và hộp lạp xưởng, trị giá khoảng 300.000 đồng. Nhận trọng trách gói ghém sao cho đủ số tiền định mức mà ban giám đốc đã duyệt, Nga, kế toán công ty chia sẻ, năm ngoái mỗi phần quà có giá trị 500.000 đồng nên ngoài thực phẩm, còn có rất nhiều bánh mứt, nhưng năm nay chị cắt hẳn phần này.
“Lãnh đạo quyết định giảm giá trị giỏ quà Tết 200.000 đồng nên thay vì mua thêm bánh kẹo chia cho nhân viên, chúng tôi tập trung vào thực phẩm để giúp mọi người tiết kiệm chi phí mua gia vị. Năm nay tình hình kinh doanh rất khó khăn, có quà là vui rồi”, chị chia sẻ. Bởi theo dự kiến ban đầu, mỗi nhân viên chỉ có thể hưởng phần quà trị giá 150.000-200.000 đồng, nhưng nhìn mỗi gói quà lèo tèo vài món hàng, ban lãnh đạo quyết định trích thêm một ít để mọi người hưởng cái Tết ấm áp hơn.
Hạnh, nhân viên một công ty bất động sản ở quận 2 thì cầm chắc khả năng không có thưởng vì công ty đã có quyết định cuối cùng. Ngày nghỉ Tết của chị cũng dài hơn quy định của Nhà nước do đã hết dự án triển khai, mà những ngày đầu sau Tết cũng chẳng có việc gì để làm. "Chúng tôi tự an ủi nhau mình cũng có thưởng Tết, đó là những ngày nghỉ kéo dài tới rằm tháng Giêng", chị kể.
Kinh doanh thua lỗ nên đây cũng là năm đầu tiên không ty chị Hạnh không tổ chức tiệc tất niên cho mọi người chung vui dịp cuối năm, trước khi về quê đón Tết cùng gia đình.
Hồng Châu

Phát hiện hàng trăm chiếc kim...trong đầu gối sau khi châm cứu



Thứ tư, 2014-01-15 09:47:01 - Nguồn: Tinmoi.vn
(Tinmoi.vn) Các bác sĩ tại Đại học Boston vô cùng sốc khi phát hiện hàng trăm chiếc kim châm cứu trong đầu gối của một phụ nữ 65 tuổi người Hàn Quốc sau khi chụp X –quang. Bà cho biết trước đây đã châm cứu để chữa bệnh xương khớp.

Phát hiện hàng trăm chiếc kim...trong đầu gối sau khi châm cứuPhim chụp X-quang cho thấy có hàng trăm chiếc kim trong đầu gối người
Người phụ nữ này vào viện với triệu chứng đau gối dữ dội và được các bác sĩ chuẩn đoán viêm khớp nên cho bà chụp X-quang. Họ đã rất sốc khi phát hiện ra hàng trăm chiếc kim vàng trong đầu gối của bệnh nhân.
Người bệnh cho biết, trước đó đã tiến hành châm cứu. Châm cứu vốn là một biệt pháp chữa bệnh tốt, trong trường hợp này các bác sỹ phỏng đoán người tiến hành châm cứu đã cố tình để lại các kim châm cứu bằng vàng trong các mô để làm giảm đau cho bệnh nhân. Nhưng thực tế việc để lại kim châm hay bất kỳ một vật nào khác trong cơ thể người đều không phải là một ý tưởng tốt vì nó gây ra một loạt hệ quả.
Một bác sĩ tại Đại học Boston cho rằng, cơ thể con người thường có phản ứng đẩy các vật khác ra bên ngoài. Để kim trong người rất nguy hiểm, khi kim di chuyển nó sẽ đâm vào động mạnh, tĩnh mạch…
Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng hiện nay điều trị viêm khớp xương bằng châm cứu vẫn còn phổ biến ở châu Á. Kể cả tại Mỹ, ước tính có 3,1 triệu người lớn và 150.000 trẻ em được điều trị bằng châm cứu trong năm 2007.
H.Hà (Livescience)
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn