Tuesday, August 28, 2018

Cứ 9 người dân phải nuôi một cán bộ CSVN

Hàng ngàn người xếp hàng rồng rắn để thi vào làm nhân viên Sở Thuế Hà Nội ngày 14/8/2018. (Hình: VNExpress)
HÀ NỘI (NV) – Trung bình cứ 9 người dân phải cong lưng nuôi một cán bộ của chế độ Hà Nội dưới hình thức này hay hình thức khác, dựa trên các con số thống kê của Bộ Nội Vụ CSVN.
Tiến Sĩ Phạm Duy Nghĩa, giáo sư giảng dạy tại Ðại Học Fulbright Việt Nam căn cứ trên tài liệu của chính nhà cầm quyền CSVN đưa ra để làm con tính cho thấy guồng máy cai trị của chế độ Hà Nội cồng kềnh lớn quá sức chịu đựng của người dân.
Theo bài tham luận của ông Phạm Duy Nghĩa gửi tới cuộc hội thảo “Chính phủ và chính quyền địa phương” hồi tuần qua, dựa vào tài liệu của Bộ Nội Vụ CSVN cập nhật đến Tháng Ba, 2018, cho thấy guồng máy cai trị CSVN đặt trên các đơn vị hành chính gồm gần 137,000 khóm, xóm, tổ chức dân phố; 11,162 xã, phường; 713 đơn vị hành chính cấp huyện và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó, ông Nghĩa cộng lại thì thấy, “Số lượng người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách ước tính là 11 triệu người, trong đó ở cấp khóm, xóm, tổ dân phố, xã, phường là 1.3 triệu người. Nếu số liệu đúng như vậy thì về đại thể, cứ bình quân 9 người Việt Nam phải nuôi 1 người làm việc, hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách.”
Hồi giữa Tháng Tám, nhà cầm quyền Hà Nội ra một nghị quyết thông báo con số “biên chế” công chức nhà nước chính thức ăn lương ngân sách gần sát với 260,000 người. Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, con số vừa kể tuy rất nhỏ bé nằm trong tổng số 11 triệu người, nhưng vẫn là số lượng cao nhất tại Á Châu.
Tờ VietNamNet hôm Thứ Hai thuật lời ông Hoàng Chí Bảo “nguyên ủy viên Hội Ðồng Lý Luận TƯ, chuyên gia cao cấp Học Viện Chính Trị quốc Gia” ở Sài Gòn kể rằng: “khi Tổng Thống Obama sang thăm Việt Nam, ông rất ngạc nhiên khi nghe thông tin dân số Việt Nam chỉ bằng 25% dân số nước Mỹ mà công chức Việt Nam đông hơn công chức Mỹ.”
“Không một nền kinh tế nào nuôi nổi bộ máy như thế này,” theo ông Bảo. Trước ông này, đã từng có những lời kêu ca tương tự nhưng sau nhiều lần hô hào “tinh giản biên chế,” guồng máy cai trị của CSVN cứ mỗi ngày một phình ra to hơn chứ không nhỏ đi.
Qua các cuộc nghiên cứu khác nhau, mỗi người hay mỗi tổ chức khác nhau dựa trên những tài liệu khác nhau đã đưa ra các con số khác nhau.
Ngày 13 Tháng Bảy, 2018, báo điện tử VNExpress đăng tải bài viết của ông Nguyễn Khắc Giang, một nghiên cứu viên. Theo ông này cứ 19 người dân phải nuôi một cán bộ. Ông dựa vào tài liệu “Điều tra lao động việc làm” của Tổng Cục Thống Kê, tính đến hết quý IV/2017. Trong đó nêu con số có hơn 5.2 triệu người làm việc cho khu vực nhà nước.
Ông Giang lại tính trên số dân gần 96 triệu người, sử dụng phép chia đơn giản, đưa ra tỷ lệ cán bộ trên dân là 1 trên 19. Nếu dân số chỉ là 93 triệu người như ông Nghĩa căn cứ thì cũng là tỉ lệ 1 cán bộ trên 18 đầu dân. Tổng Cục Thống Kê CSVN từng bị tố cáo đưa ra các con số không thật để làm đẹp báo cáo.
Ngày 29 Tháng Mười, 2017, tờ Lao Động viết rằng: “Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2.8 triệu cán bộ, công chức, viên chức. Mỹ có dân số gần gấp 4 lần Việt Nam, nhưng đội ngũ công chức của họ chỉ có 2.1 triệu. Cứ 160 người dân Mỹ chỉ nuôi một công chức, trong khi đó 40 người dân Việt Nam phải nuôi một công chức.”
Thật ra người dân tại Việt Nam đa số nghèo khổ, không những phải è cổ nuôi cán bộ, công chức, viên chức nhà nước mà còn phải nuôi lực lượng quân đội khoảng nửa triệu người, guồng máy công an chìm nổi khoảng gần 7 triệu người, các tổ chức đảng CSVN.
Nhiều báo tại Việt Nam thuật lại nội dung bài tham luận của ông Phạm Duy Nghĩa nhận định rằng, “Nước ta nghèo và yếu, một phần cũng bởi hiện trạng này.” (TN)

Cựu sĩ quan CSVN bỏ đảng, bị vu ‘Âm mưu lật đổ chính quyền’

Cựu Thượng Úy CSVN Lê Văn Thương phát trực tiếp “livestream” sáng Chủ Nhật, 26 Tháng Tám, 2018. (Hình: NV cắt từ FB)
QUẢNG NGÃI  (NV) – Một sĩ quan quân đội CSVN từng bỏ đảng, bỏ quân đội về nhà sống với nghề thợ mộc có thể đối diện với án tù rất nặng nếu bị áp đặt tội “Âm mưu lật đổ” chế độ Hà Nội.
Sáng Chủ Nhật, 26 Tháng Tám, 2018, ông Lê Văn Thương, một người đang sống với nghề mộc và buôn bán bàn ghế, đồ chạm trổ, lên facebook phát trực tiếp “livestream” khoảng hơn 13 phút cho biết ông đã bị công an thành phố Quảng Ngãi bắt thẩm vấn suốt cả ngày Thứ Bảy. Ngày trước đó ông cũng đã bị “làm việc” suốt ngày về những nội dung ông trình bày trực tiếp (livestream) trên trang facebook cá nhân với biệt danh Lê Thương.
Ông từng là thượng úy ngành pháo binh trong quân đội CSVN với chức vụ đại đội phó. Video clip phát trực tiếp có tới hơn 13,000 người xem, với hơn 700 người chia sẻ và hơn 900 bình luận.
Ông cho hay sáng ngày Thứ Hai, 27 Tháng Tám, 2018, ông phải “làm việc” tiếp tục với công an thành phố Quảng Ngãi và ông nói bị vu cho tội “Âm mưu lật đổ chính quyền” nên rất có thể ông không được trở về nhà. Sau ngày “làm việc” hôm 24 Tháng Tám, về nhà, ông cho biết trên Facebook là “một số vấn đề đặt ra là họ làm việc với mình về vấn đề âm mưu lật đổ chính quyền.”
Trong phần livestream phát hôm Chủ Nhật, ông Lê Văn Thương nói chuyện với mọi người khi mặc quân phục. Ông giải thích với một hai người gọi ông là “phản động” và rủa ông “đi chết đi,” trong số hàng trăm người ủng hộ ông, về thế nào là phản động. Ông cũng không phủ nhận ông là “phản động” nếu nhìn theo vòng xoay của “bánh xe lịch sử.”
Lê Văn Thương là một số ít ỏi sĩ quan CSVN được dư luận biết đến khi bỏ đảng, bỏ quân ngũ, vì thấy chế độ họ phục vụ đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc.
Trong phần livestream ông xác nhận ông sẽ chống Trung Cộng đến hơi thở cuối cùng nếu dân tộc đó xâm phạm chủ quyền đất nước Việt Nam.
Bị chế độ gán ghép cho tội “Âm mưu lật đổ,” ông khẳng định ông là người yêu nước và tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ trên quê hương. (TN)

Thực hiện quyền tự do biểu tình ngày 2 tháng 9 năm 2018


Ls Nguyễn Văn Đài – RFA

Quyền tự do biểu tình cuả công dân được qui định tại điều 25 Hiến pháp VN năm 2013. Tự do biểu tình là một quyền hiến định và trong khi chưa có luật biểu tình thì mọi công dân VN có quyền tự do tổ chức và tham gia biểu tình mà không cần xin phép nhà cầm quyền.
Tại sao mọi người nên thực hiện quyền biểu tình?

Ngày 2 tháng 9 năm 2018 là kỷ niệm 73 năm ngày Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Mở đầu bản Tuyên ngôn là những lời bất hủ được trích từ bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Tất cả chúng ta ai cũng hiểu ý nghĩa của câu này là: tất cả mọi người Việt Nam sinh ra đều có quyền bình đẳng và luôn luôn được tự do và bình đẳng. Không một tổ chức, đảng phái chính trị nào có thể xâm phạm hay tước đoạt các quyền tự do và bình đẳng đó.
Thế mà 73 năm qua, đảng cộng sản Việt Nam đã lợi dụng lá cờ độc lập dân tộc, lợi dụng sự hy sinh xương máu của nhiều thế hệ người Việt Nam để cướp đoạt quyền tự do dân chủ của Nhân dân ta, áp đặt chế độ độc đảng toàn trị lên đồng bào ta. Đảng CSVN không cho Nhân dân quyền làm báo chí tư nhân, quyền tự do hoạt động, thành lập và tham gia các đảng phái, tổ chức chính trị. Họ tước đoạt quyền bình đẳng giữa các công dân Việt Nam với nhau. Họ đã biến người dân từ địa vị làm chủ đất nước thành những người bị cai trị, từ chế độ dân chủ thành chế độ đảng chủ.
Sự cai trị của đảng cộng sản VN là vô nhân đạo và phi nghĩa.
Để bảo vệ cho ngai vàng quyền lực của mình, đảng CSVN đã dùng tiền thuế của Nhân dân để thiết lập bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương gồm cơ quan chính quyền, cơ quan đảng, các tổ chức chính trị xã hội. Đảng CSVN sử dụng hệ thống pháp luật, các cơ quan công an, viện kiểm sát, toà án như công cụ để đàn áp những người bất đồng chính kiến và đối lập thay vì là công cụ bảo vệ Nhân dân và công lý, công bằng xã hội.
“Quyền lực làm con người tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối” – Lord Acton.
Quả đúng như vậy, những người cộng sản có quyền lực từ thế hệ này qua thế hệ khác bị tha hoá một cách tuyệt đối từ tư tưởng, nhân cách, đạo đức. Họ đã phá hoại đất nước từ rừng, tài nguyên khoáng sản, môi trường,… cho đến nền tảng đạo đức là di sản quí báu của dân tộc.
Trong khi đó, đảng cộng sản Việt Nam không thể kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng tiêu dùng, thuốc chữa bệnh,… Làm cho Nhân dân hàng ngày phải bất an, lo lắng khi sử dụng thực phẩm, hàng tiêu dùng, thuốc chữa bệnh. Đã có gần 200,000 người bị mắc bệnh ung thư mỗi năm, và có trên 100,000 người đã chết mỗi năm về bệnh này.
Các quan chức cộng sản hàng ngày, hàng giờ chỉ tập chung suy nghĩ và tính toán xem họ có thể vơ vét, kiếm chác được bao nhiêu cho bản thân và gia đình. Họ lo ăn chơi, hưởng thụ cho bản thân và con cháu của họ. Họ dùng tiền tham nhũng, vơ vét được để mua quan, bán chức. Ngay như Nguyễn Thị Doan, nguyên phó Chủ tịch nước từng phát biểu trên truyền thông rằng “các quan chức ăn của dân không thiếu thứ gì”.
Đảng cộng sản VN còn gọi giặc Trung cộng là bạn bè tốt, anh em tốt, láng giềng tốt, đồng chí tốt. Họ nhu nhược với kẻ thù của Tổ quốc và Nhân dân, nhưng lại rất độc ác với đồng bào mình.
Tóm lại, cho dù nước sông Hồng Hà, Cửu Long có nhiều đến mấy cũng thể nào rửa sạch được tội ác của Đảng cộng sản VN.
Bởi vậy mọi người Việt Nam cần phải xuống đường thực hiện quyền tự do biểu tình của mình vào ngày 2 tháng 9 năm 2018. Nhằm thể hiện lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm, thể hiện khát vọng tự do dân chủ của mình.
Ngày 27 tháng 8 năm 2018
Luật sư Nguyễn Văn Đài

Bằng chứng bể nợ bắt đầu lộ ra công khai


Fb. Hardy John|


Báo Thanh Niên đăng lên trang nhất là mỗi người vn phải gánh 35 triệu đ nợ công theo con số công bố, nên mới ra con số nợ công là 3,5 triệu tỷ đ, là 170 tỷ USD. Nợ công theo con số công bố đã lớn gấp 3 lần GDP thì chỉ có bể nợ thôi, chứ không có cách nào trả nổi trong tình hình kinh tế tàn mạt, suy sụp như lúc này. Nợ công thực tế thì phải gấp 5 lần số này, là tới 17,5 triệu tỷ đ, là 800 tỷ USD, thì càng không thể trả nổi, chỉ có bể nợ, quịt nợ mà thôi.
Nhưng chỉ quịt được nợ trong nước, chứ không thể quịt nợ quốc tế được, vì quịt nợ quốc tế thì tư bản sẽ cấm vận kinh tế, thương mại, tịch thu hết tài sản, nhà đất của quan chức vn ở nước ngoài để trừ nợ, chứ không để yên, không bao giờ chịu mất tiền. Giờ quịt nợ tư bản 300 tỷ USD, thì tư bản cho đóng băng, tịch thu hết 1.000 tỷ USD của quan chức cộng sản vn ở Thụy Sỹ, Panama, Cayman, Bahamas, BVI, để trừ nợ liền, thì tư bản còn kiếm lời thêm 700 tỷ USD chứ đâu có lỗ mà sợ. Ngoài ra, tư bản còn có thể tịch thu tài sản của các tập đoàn vn như VN Airlines, dầu khí, điện lực, ngân hàng, khoáng sản, bđs ở nước ngoài để trừ nợ, chứ không chỉ tịch thu tài sản của cá nhân quan chức thôi đâu.
Vì tiền USD, vàng, ngoại tệ thì đâu in ra được để mà trả nợ, nên phải cướp vàng, USD của dân để trả nợ thôi. Mà để cướp được vàng, USD của dân thì phải Kết Hối, Kết Kim, Đổi Tiền. Hiện tại đã Kết Hối, Kết Kim rồi, tiền mới cũng in ra rồi, chỉ chờ Đổi Tiền mà thôi.
Bài báo này là để mở đường cho Đổi Tiền, với cái cớ là tránh bể nợ, dân phải chung tay gánh nợ, đưa vàng, USD ra trả nợ. Vì vậy, đây là cơ hội cuối cùng để cho toàn dân lập tức rút hết tiền, vàng, USD trong ngân hàng ra; bán hết cổ phiếu, trái phiếu, bđs ngay lập tức; dồn tiền đó mua 1/2 vàng và 1/2 USD, hoặc mua toàn USD để dự trữ ngay lập tức, trước khi có lệnh Đổi Tiền, còn không sẽ mất toàn bộ tài sản./.

Vụ “9 người dân còng lưng nuôi một cán bộ nhà nước” là “xưa rồi Diễm”

Image result for leech has two daughters
Người ta nói đi nói lại nhiều lần, “quốc gia không chịu phát triển”, “không quốc gia nào nuôi nổi bộ máy như thế”, “VN đất nước có 90 triệu người nhưng số cán bộ nhà nước nhiều hơn công chức ở Mỹ”…
Người ta nói tới vụ này từ nhiều năm trước, mà càng nói thì bộ máy nhà nước càng “phình” to!
Trở lại vấn đề “60 tỉ đô la” ngủ quên trong dân.
Người ta chỉ dựa vào thống kê rồi tính trung bình hễ 9 người dân thì có một cán bộ ăn lương nhà nước. Vấn đề là mỗi người dân phái đóng bao nhiêu để nuôi cán bộ ? Không có thống kê nào nói cụ thể việc này. Hoặc là có nhưng không ai (cả gan) công bố.
Theo tôi, mỗi người dân phải nhịn phân nửa phần ăn của mình để nuôi cán bộ.
Con số phân nửa xem ra là ít, cực ít, nếu tính trong thời kỳ “hợp tác xã”. Thời đó có câu “một người làm việc bằng hai, để cho cán bộ mua đài mua xe, một người làm việc bằng ba, để cho cán bộ xây nhà xây sân…” Tức là, thời đó mỗi người phải “hiến” từ 2 đến 3 phần công lao của mình cho cán bộ nhà nước.
Cán bộ thời nay người nào cũng có nhà, có xe, có con ở, con sen, tài xế, kẻ hầu người hạ… Lương tài xế bao nhiêu ? lương con ở bao nhiêu ? bảo vệ bao nhiêu ? ngân sách mua xe cộ là bao nhiêu ? xăng nhớt, bảo trì xe cộ hàng tháng là bao nhiêu ?
Tất cả cái “bao nhiêu” đó dĩ nhiên người dân phải trả!
Mỗi người dân đi làm, ít ra cũng có chiếc xe gắn máy thế chân. Tiền xăng bao nhiêu ? thuế đánh vào xăng là bao nhiêu ? thuế trước bạ là bao nhiêu ? Mỗi tháng phải đóng trung bình cho CSCĐ bao nhiêu “ổ bánh mì” ? Lại còn phải đóng học phí cho con đi học, đóng cho phường, cho phòng cháy chửa cháy, cho an sinh xã hội….
Người dân nào có “làm ăn”, tức làm nghiệp chủ, thì phần nuôi cán bộ càng “khẳm”. Ngoài thuế trị giá gia tăng nghiệp chủ phải góp cho nhà nước. Thân phận nghiệp chủ VN như con bò vắt sữa. Nhà nước “vắt” đến đỗi không có xí nghiệp nào “phất” lên để cạnh tranh với tài phiệt nước ngoài.
Đất nước ngoại lệ không chịu phát triển là vì vậy!
Trở lại vụ 60 tỉ tiền đô “ngủ quên trong nhà dân”. Hiển nhiên là “vu khống”. Không có dân nào còn tiền để tiết kiệm, mua đô la để dành hết cả. Chỉ có 11 triệu đảng viên cán bộ nhà nước mới có, không chỉ 60 tỉ mà có thể 100 hoặc 200 tỉ tiền ở không gối đầu giường…

Phản pháo tuyên giáo


Nguyễn Việt Nam FB

Bên tuyên giáo trung ương đưa ra một luận điệu nghe rất là buồn cười: Tại sao mọi người không tích cực hơn nữa để cống hiến, đóng góp xây dựng phát triển đất nước mà lại suốt ngày đi bới móc tiêu cực để nhằm lật đổ chính quyền?
Nam có đôi lời đáp lại như sau:

Đầu tiên ta phải khẳng định một câu chân lý như thế này: Nếu chính quyền tốt, có ích cho dân, cho nước thì không ai rỗi hơi mà đi vu khống hay muốn lật đổ cả. Mình có thế nào thì người ta mới vậy chứ. Một thằng cứ xây còn thằng kia cứ phá thì xây làm gì?
+) Về cái khoản đóng góp: Hơn 80 năm miền Bắc và gần 50 năm miền Nam đã đóng góp bao nhiêu cho nhà nước rồi? Đóng góp tự nguyện có, đóng góp bị ép phải tự nguyện có. Từ sức người cho đến sức của. Không biết bao nhiêu mà đếm cho xuể nữa. Cuối cùng được cái gì chứ? Nam nói đơn cử như gia đình bà Cát Hanh Long, Ông Trịnh Văn Bô là điển hình. Kết quả thế nào thì mọi người biết cả rồi. Một năm toàn dân này đóng góp bao nhiêu trăm ngàn tỷ tiền thuế nữa. Đó không là đóng góp thì là gì? Hàng bao nhiêu triệu con người lang thang xứ người kiếm ăn để mang ngoại tệ về cho nhà nước. Đó không phải đóng góp thì là gì? Chúng tôi vẫn đi làm, vẫn đóng thuế đầy đủ chứ có xin ai, nhà nước cho được cái gì chứ?
Với sức đóng góp như vậy thì lẽ ra bây giờ đất nước đã khác bây giờ nhiều lắm rồi. Nguyên nhân vì đâu?
Bao nhiêu đóng góp để rồi nhận lại khoản nợ hơn 100 triệu/ 1 đầu người . Bao nhiêu đóng góp để quan chức tham nhũng cả một hệ thống. Dân đói ngao ngán còn quan chức thì tiền đốt không hết. Đóng góp bao nhiêu cho đủ khi mà hàng ngũ lãnh đạo ném tiền qua cửa sổ, vung vãi mồ hôi nước mắt của dân vào những phi vụ làm ăn kinh tế thua lỗ hàng triệu tỷ đồng. Đóng góp bao nhiêu nữa thì mới nuôi đủ bộ máy hàng chục triệu người ăn bám vào thuế dân. Chín người làm để nuôi một cán bộ đó. Mà một cán bộ tham nhũng nhiều hơn cả số tiền chín người làm ra đó. Dân đóng góp bao nhiêu như thế mà cuối cùng đất nước vẫn là kẻ vác bát đi vay, đi ăn mày, ăn vạ thế giới.
Rồi hiến pháp, pháp luật ai cho chúng ta đóng góp vào quá trình xây dựng luật, xây dựng hiến pháp chứ? Rất nhiều những đạo luật quái gở được ghi vào hiến pháp, pháp luật. Nó bất lợi cho dân nhưng vẫn được ghi vào với cái ly do rất láo toét là đa số nhân dân đồng tình.
+) Về cái khoản cống hiến: Bao máu xương kia đã đổ xuống để giữ lại mảnh đất này. Với mong muốn là mọi người có được mảnh đất cày, chỗ cất nhà để ở. Vậy mà cướp đất triền miên bao năm nay. Cướp đến mức oan ức tang thương trải dài trên mọi miền đất nước . Cướp cho phe cánh, nhóm lợi ích bán đi để lấy tiền đó.
Bao nhiêu sáng tạo, bao nhiêu trí tuệ đã tìm mọi cách để cống hiến, phát triển nhưng đều bị vùi dập. Bao nhiêu phát minh để đời đều bị chết yểu, sống lay lắt, bị nước ngoài thâu tóm bởi sự kìm hãm, làm ngơ của nhà nước. Cho thử máy bay, tàu ngầm, xe bọc thép thì lại bắt tháo động cơ. Để rồi tất cả bị dập tắt, bị chảy máu ra nước ngoài.
Bao nhiêu anh tài trong dân muốn mang trí tuệ, tài năng để tham gia vào chính trường, muốn đổi mới, cải cách bộ máy lãnh đạo đất nước thì bị quy là phản động, thù địch, chống phá rồi bị bỏ tù, đánh đập, trục xuất. Đó muốn cống hiến đó nhưng đâu có được chứ. Muốn tự do làm ăn, tăng sức cạnh tranh xã hội nhưng hễ đụng chạm đến bát cơm chén cháo của nhà nước là bị gây khó dễ, chèn ép.
Tất cả đã quá đủ rồi. Đóng góp bao nhiêu cũng không đủ cho lãnh đạo và bè cánh phá phách. Muốn cống hiến lắm nhưng nhà nước có cho cống hiến đâu chứ. Vậy bước đường cùng thì đành phải xóa bỏ những gì hại dân, hại nước, kìm hãm sự phát triển của đất nước, dân tộc thôi.

Nếu vẫn một lòng tin tưởng thì cứ chủ động dâng hiến trước đi

Fb. Phạm Đoan Trang|

Đảng ta đã dẫn dắt cả nước “từ thắng lợi này sang thắng lợi khác”. Ta có:
– Dự án khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam, 2003),
– Dự án khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi, 2005),
– Dự án khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định, 2005), 
– Dự án khu kinh tế Chân Mây (Thừa Thiên-Huế, 2006),
– Dự án khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa, 2006),
– Dự án Đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng (2006);
– Dự án khai thác bauxite Tân Rai và Nhân Cơ (Tây Nguyên, 2007);
– Dự án khu kinh tế Nam Phú Yên (Phú Yên, 2008).
– Các quả đấm thép Vinashin, Vinalines, ngành kinh tế “mũi dọn” dầu khí…
Và bây giờ, bạn vẫn một lòng một dạ tin tưởng vào thành công của đại dự án “ba đặc khu kinh tế”?
* * 
Ta cũng có:
– Cải cách ruộng đất
– Cải tạo nhân văn-giai phẩm;
– Chống xét lại;
– Phát triển công nghiệp nặng ở miền Bắc, đưa cả nước “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”;
– Nhân rộng mô hình hợp tác xã;
– Cải tạo tư sản ở miền Bắc, miền Nam;
– Ngăn sông cấm chợ, quốc hữu hóa các ngành nghề và cơ sở sản xuất, biến miền Nam từ vựa lúa của cả nước, “hòn ngọc viễn đông” thành nền kinh tế kế hoạch hóa do nhà nước chỉ huy toàn diện, tập cho dân chúng miền Nam biết ăn bo bo thay cơm;
– Thu hồi nhà cửa, tài sản của dân (ví dụ thu gom vàng trong Tuần lễ Vàng; ép dân hiến nhà, ép công chức tự hạ lương sau năm 1954 ở Hà Nội; tịch thu nhà từ hai tầng trở lên trong chiến dịch Z30 ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và một số địa phương khác năm 1983…).
Và bây giờ, bạn vẫn một lòng một dạ tin tưởng, phấn khởi kêu gọi quốc dân đồng bào “dâng hiến vì Đảng, Nhà nước, Chính phủ thân yêu”?
OK, fine. Tốt thôi. Các bạn cứ chủ động dâng hiến trước đi.
(Nhưng dâng hiến tài sản cá nhân của bạn thôi nhé. Chủ quyền đất nước, ba đặc khu kinh tế… thì thôi).

CS, sự nguy hiểm thường trực với nhân dân

Fb. Đỗ Ngà|

Ông A, người lương thiện làm ăn giỏi. Làm một thời gian ông tích cóp được một tài sản kha khá. Kế nhà có ông B là tay anh chị sống bằng nghề bảo kê – đâm thuê chém mướn. Một lần B chơi cá độ bóng đá với tay anh chị cỡ bự. Chẳng may, B thua độ, biết không thể quỵt, B mượn A 3 tỷ để trả nợ và hứa 12 tháng sau trả. Thời hạn đến, A sang nhà B đòi nhưng B không muốn trả.
Để quỵt 3 tỷ, B bàn kế sách ra tay tàn độc để làm cho A sợ. Khi A đến nhà, B cho đàn em lộng dao găm trong người, lúc A và B đang cãi cọ, bất ngờ tên đàn em dùng dao găm giấu trong người đâm vào lưng làm A ngã gục, máu chảy đầm đìa. Kết quả, A đi cấp cứ và không đòi được nợ. Tỉnh lại sau cơn hôn mê, A cảm thấy kinh hoàng và có phần chùn bước khi nghĩ đến việc đòi nợ.
Sau khi A xuất viện, một hàng xóm, kẻ nịnh tên B đã nói “Nguyên nhân của vụ ẩu đả mất trật tự là do ông A cả. Vì ông ta cố đòi nợ nên mới xảy ra cuộc bạo động này”.
Một số người khác thấy bất bình vì A bị chụp mũ nên ngắt lời tên nịnh rằng “Mầy ngu bỏ mẹ! Ông A đòi nợ là lẽ đương nhiên sao chụp mũ ông A gây ra bạo động? Kẻ gây bạo động là thằng B. Vì nó tính quỵt tiền người ta nên quyết ra tay tàn độc để A sợ mà không dám đòi nữa”.
Vâng, đấy là một mẫu chuyện ngụ ngôn về cách ứng xử của chính quyền CS và nhân dân. Nhân dân bị CS tước đoạt mất quyền làm người, đất nước bị CS lấy nhiều lợi thế trao tay giặc Tàu. Tất cả những thứ đó là tài sản nhân dân nên họ phải biểu tình đòi lại là điều tất nhiên. Ông A là hình ảnh nhân dân, ông B là hình ảnh chính quyền CS. Nhân dân biểu tình đòi quyền lợi cho mình là họ đòi những gì vốn là của họ. Những thứ đó đã được hiến định hẳn hoi. Nhà nước đã cố tình không trả những quyền đó về cho nhân dân. Nên họ đã nghĩ cách răn đe.
Họ dùng thủ đoạn gì để răn đe? Đó là chính quyền CS cho công an giả dạng dân biểu tình trà trộn để gây rối rồi dùng đó làm cớ đàn áp. Trò này của chính quyền, nói chính xác là lận dao găm trong tay áo rồi hạ sát nhân dân. Mục đích là cho dân tởn mà không đám đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình nữa. Hành động này của chính quyền y hệt như ông B cho đàn em lận dao găm hạ sát ông A vậy.
Xét về luật, biểu tình là hoàn toàn hợp hiến. Chính hiến pháp đã quy định thì những luật mâu thuẫn hiến pháp đều phải bị loại bỏ, vì hiến pháp là bộ luật cao nhất. Luật An Ninh Mạng đã vi hiến lẽ ra phải bị loại bỏ, nhưng ĐCS đã làm ngơ, đấy là hành động quỵt nợ của chính quyền trước sự đòi hỏi của nhân dân. Quyền hiến định dành cho dân bị chính quyền trơ tráo chối bỏ.
Xét về lý, thì nhân dân là người luôn muốn ôn hoà không ai muốn bạo động. Không ai muốn tay không mà lại đối đầu với dùi cui súng ống, trừ khi có mồi kích bạo loạn. Mồi kích đó là do chính quyền đã trà trộn vào dân gây ra. Như vậy, kích bạo động chính là lưỡi dao găm của chính quyền đã đâm sau lưng nhân dân. Chính công an giả dạng đã kích động nên mới xảy ra bạo loạn, chứ dân đâu có ngu mà tự nhiên bạo động để chính quyền có cớ đàn áp? Còn nữa, việc ra tay đàn áp cũng là do chính quyền chứ có phải là do nhân dân đâu? Kích loạn rồi đàn áp, nội ứng ngoại hợp phối hợp nhau rất nhịp nhàng.
Rõ ràng bạo loạn khi biểu tình là có nguyên nhân gốc rễ từ chính quyền hết. Tự tay mồi lửa đốt nhà để có cớ dập lửa. Đúng là CS cực thâm. Lẽ ra cần phải vạch mặt thủ đoạn bẩn thỉu của chính quyền thì những kẻ bưng bô chế độ lại đổ nguyên nhân bạo loạn là “do dân biểu tình”. Người dân thực hiện quyền hiến định mà còn đổ lỗi cho họ, thì kẻ này hoặc bán mình cho quỷ hoặc dốt nát.
Vậy nên, với chính quyền lưu manh, cố tình kích cho loạn rồi đàn áp như CS, thì đấy là một chính quyền vô cùng nguy hiểm. 90 triệu dân đang sống trong sự nguy hiểm thường trực. Phải giải quyết mối nguy, nếu dân tộc muốn trường tồn. Đó là trách nhiệm bảo tồn và phát triển đất nước mà các thế hệ đương thời này không được thoái thác./.

Vì sao Luật Đặc khu phải lùi vô thời hạn?

Theo VOA-Phạm Chí Dũng/28/08/2018 
Biểu tình chống Luật Đặc Khu.
Biểu tình chống Luật Đặc Khu.
Sự kiện bản dự luật Đặc khu - đối tượng đã tạo địa chấn biểu tình khổng lồ và gây sóng gió trong chính trường Việt Nam - vừa bị Ủy ban Thường vụ quốc hội ‘quyết’ không mang ra bàn tại kỳ họp quốc hội tháng Mười năm 2018 mà để ‘lùi lại’ nhưng không xác định thời hạn, khiến người ta nhớ lại mẩu chuyện dưới đây.
‘Nó lừa mình!’
Vào đầu tháng Bảy năm 2018, tức khoảng một tháng sau khi nổ ra cuộc biểu tình phản đối ‘Luật bán nước’ (một tục danh mà nhân dân đặt cho dự luật Đặc khu) ở Sài Gòn với nhân số lên đến hàng trăm ngàn người và lan rộng trên 50% tỉnh hành trong cả nước, Tổng bí thư Trọng có gặp một ai đó và thốt lên ‘Nó lừa mình!’.
Tuy thật khó hoặc không thể kiểm chứng về tính xác thực của mẩu chuyện dân gian truyền miệng trên, nhưng việc một số người dân và cựu quan chức ở Hà Nội xì xào về nó lại có vẻ phần nào logic với cách đánh giá của một bộ phận trong giới quan sát chính trị về quan điểm Nguyễn Phú Trọng - luật Đặc khu: không phải là tác giả nguyên thủy của dự luật này như những Phạm Minh Chính thời còn là bí thư Quảng Ninh và Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng nhiệt tình ủng hộ dự thảo của Phạm Minh Chính vào thời đó, cũng không bị dư luận nổi lên nhiều đồn đoán về việc ‘đã gom đất đặc khu giá thấp’ như một số quan chức cao cấp để chờ khi thông qua luật Đặc khu thì sẽ ‘xả hàng’ với giá cao ngất, là nhân vật tỏ ra có thái độ nước đôi đối với luật Đặc khu chứ không hẳn cắm đầu lao vào nó - với một biểu hiện là cách nói hàng hai về dự luật này trong một cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội vào cuối tháng Sáu năm 2018, ông Trọng có vẻ chưa dứt khoát trong quyết định về việc luật Đặc khu có được thông qua hay không, hoặc ít nhất dự luật này có được đưa ra Quốc hội để thảo luật thêm một lần nữa hay không.
Trong khi đó, nếu mẩu chuyện dân gian trên là có cơ sở, người dân sẽ rất tò mò và cũng rất hào hứng để biết được ‘nó’ là ai, và đã ‘lừa mình’ là lừa cái gì và lừa theo thủ đoạn nào và ngoạn mục như thế nào.
‘Nó’ là ai?
Nếu ngay sau cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu năm 2018, Quốc hội đã phải bàn lùi luật Đặc khu nhưng có thời hạn lùi đến kỳ họp tháng Mười cùng năm, thì giờ đây, vụ Ủy ban Thường vụ quốc hội - cơ quan đã từng được Tổng bí thư Trọng quán triệt ‘cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp’ vào năm 2013 - phải bàn lùi luật Đặc khu mà chưa thể ‘chốt’ thời hạn đưa ra bàn hay thông qua là năm 2019 hay năm nào sau đó, đã cho thấy ít nhất một kết luận: bất chấp phong trào người dân, trí thức và cả nội bộ trong đảng phản ứng dữ dội về nhiều điều khoản rất bất lợi trong dự thảo luật này, cho tới nay dự thảo luật Đặc khu có thể vẫn chưa được chỉnh sửa một cách cầu thị thật sự, mà thậm chí chỉ được gia cố hết sức sơ sài và mang tính đối phó mà vẫn giữ nguyên quan điểm và quy định chi tiết về ‘cho thuê đất đến 99 năm’ hoặc gần như thế; ‘kiến tạo’ những điều kiện cực kỳ dễ dãi để người Trung Quốc có thể ồ ạt di cư vào các đặc khu, đặc biệt là đặc khu kinh tế Vân Đồn ở Quảng Ninh, một khi luật Đặc khu đực chính thức thông qua; vẫn giữ nguyên quyền tài phán nếu có tranh chấp và xử lý người di cư hoặc doanh nghiệp của Trung Quốc không thuộc về Việt Nam mà thuộc về ‘quốc tế’; vẫn không có những điều kiện chặt chẽ để loại trừ tương lai các đặc khu, nhất là đặc khu Vân Đồn, sẽ trở thành bãi thải công nghiệp khổng lồ của rác từ Trung Quốc đổ vào; và vẫn không có quy định chặt chẽ để lại trừ tương lai một số doanh nghiệp cá mập Việt Nam (chẳng hạn như Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết - nhân vật không biết là tỷ phú đô la thực hay giả) trở thành con nợ khổng lồ khi sẵn sàng đi vay của các ngân hàng Trung Quốc để đầu tư vào đặc khu nhưng lại không thể bảo đảm năng lực thanh toán, để cũng như nhiều phi vụ vay ODA nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam đẩy toàn bộ hậu quả mất khả năng thanh toán cho chính phủ…
Kể từ sau cuộc biểu tình khổng lồ phản đối luật Đặc khu vào ngày Mười tháng Sáu, ông Nguyễn Phú Trọng đã phải chịu tư thế một đầu lĩnh đảng không còn thể chỉ đạo đường lối chung chung như trước đây, mà chắc chắn ông ta sẽ ít nhất phải ghé mắt xem Trưởng ban tổ chức trung ương Phạm Minh Chính thâm trầm, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân diêm dúa và cả những cơ quan liên quan trong chính phủ ‘kiến tạo, hành động’ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ‘chỉnh sửa’ dự luật Đặc khu ra sao.
Và dường như ông Trọng không hài lòng với bản sửa trên. ‘Sửa’ như thế thì chỉ có nước lại kích động biểu tình, kích động phản ứng nội bộ và càng khiến không chỉ nhóm tác giả của ‘luật bán nước’ mà cả ông Trọng cũng bị dân coi là ‘tội đồ dân tộc’…
Trong thực tế, Nguyễn Phú Trọng đang không chỉ điên đầu với công cuộc ‘đốt lò’ đụng tới ai cũng dính chàm, mà còn phải căng mình để đối phó với không ít âm mưu ‘lật đổ’ có thể tồn tại ngay trong nội bộ đảng.
Cựu thần và Tổng Trọng
Sau cuộc biểu tình ngày Mười tháng Sáu, một quan chức quốc hội là Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đã viện dẫn nguồn cơn dẫn đến việc Quốc hội phải bỏ phiếu lùi luật Đặc khu: “đây là dự án luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ; nhiều quy định về cơ chế, chính sách trong dự thảo luật mang tính đột phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm, định hướng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; ý kiến của đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri về một số nội dung của dự án luật còn khác nhau”.
Trong thực tế, hầu như không có bằng chứng nào cho thấy Quốc hội và Chính phủ đã quan tâm hoặc hỏi ý kiến cử tri trong khoảng thời gian từ năm 2014 khi Bí thư Quảng Ninh Phạm Minh Chính tiếp cố vấn Đào Nhất Đào của Tập Cận Bình về kinh tế và bàn rất chi tiết về tương lai của đặc khu Vân Đồn nằm sát biên giới Trung Quốc, thậm chí ông Chính còn chủ động đưa vào dự thảo luật Đặc khu quy định cho nước ngoài thuê đất đến 120 năm…, đến tháng Năm năm 2018 là thời điểm hiện hình ‘Bộ Chính trị đã kết luận rồi…’ - một phát ngôn đầy tính áp đặt và cũng là một tiểu xảo chính trị như một cách nói để không cho ai nói khác với đảng, của Nguyễn Thị Kim Ngân - mang danh là người đứng đầu cơ quan dân cử cao nhất quốc gia..
Cũng trong khoảng thời gian trên, đã không có bất kỳ chủ trương nào về ‘sẽ lấy ý kiến cử tri và nhân dân về luật Đặc khu’ như cách nói của Thủ tướng Phúc - chỉ lộ ra sau khi dự luật này bị người dân gọi đích danh là ‘luật bán nước’ và phát sinh biểu tình khổng lồ từ Bắc chí Nam.
Vậy còn vai trò của giới ‘cán bộ lão thành’ mà Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đề cập thì sao?
Từ trước khi dự luật Đặc khu được đưa ra trung ương nghị bàn, một số cựu thần và một bộ phận trong giới cách mạng lão thành đã có những phản ứng nhất định. Còn sau khi nổ ra cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu của dân chúng và khi người ta chứng kiến một Nguyễn Phú Trọng cũng nói nước đôi chứ không thể ủng hộ tuyệt đối ‘luật bán nước’ theo cách mà những Phạm Minh Chính, Nguyễn Thị Kim Ngân có lẽ rất mong muốn, đã có những cựu thần công khai lên tiếng phản đối dự luật Đặc khu trước ông Trọng và trong các cơ quan đảng. Hẳn sự phản ứng này, được tích tụ từ trước tháng Sáu và phát ra mạnh hơn sau tháng Sáu, đã tạo nên một sức ép đủ lớn khiến bộ phận quan thức yêu mến ‘luật bán nước’ phải chùn tay mà chưa dám đặt dự luật này lên bàn nghị luận như một hành vi khiêu khích toàn dân.
Đã quá rõ rằng hiệu ứng của cuộc tổng biểu tình Mười tháng Sáu và phong trào văn thư kiến nghị, phản bác trước đó của giới trí thức đã tác động không nhỏ đến giới cách mạng lão thành và cựu thần, tạo nên những phản ứng nội bộ với mức độ đủ lớn để đảng cầm quyền, chính phủ và một quốc hội ‘đầu sai của đảng’ phải lùi thông qua dự luật Đặc khu để ‘nghiên cứu tiếp’, và cho đến nay phải tìm cách hoãn bàn về ‘luật bán nước’ vì lo sợ sẽ bùng nổ một phong trào biểu tình khổng lồ mới của dân chúng, dù trước đó đã muốn đặt dự luật này vào sự đã rồi mà không thèm quan tâm đến quan điểm, chính kiến và ý kiến của các tầng lớp nhân dân.
‘Xin ý kiến nhân dân’ như thế nào?
Một nguy cơ rất hiển hiện đối với chế độ cầm quyền là nếu các nhóm lợi ích trong nội bộ đảng - với tư chất cố đấm ăn xôi - vẫn bằng mọi cách ‘đi đêm’ để thông qua luật Đặc khu, sẽ khiến làn sóng biểu tình chống ‘luật bán nước’ này trong dân chúng tiếp tục diễn ra sôi sục hơn, có thể biến thành một phong trào rất lớn trên mạng xã hội và cả trên đường phố trong nửa cuối năm 2018 và cả những năm sau.
Phong trào biểu tình phản đối luật Đặc khu lại diễn ra trong khung cảnh bức tranh xung đột của các phe phái chính trị trong nội bộ đảng ngày càng quyết liệt và đậm gam màu sắc máu. Những thuyết âm mưu về ‘lợi dụng dân chúng để biểu tình’ và ‘dùng quân đội chống biểu tình’ có thể tiếp tục được hiện thực hóa và kéo dài, tiếp thêm một ngòi nổ cho trái bom khủng hoảng chực chờ ngay trong lòng đảng.
Vậy sau thái độ lấp ló của Thủ tướng Phúc về ‘sẽ xin ý kiến nhân dân về luật Đặc khu’, thực tế triển khai sẽ ra sao?
‘Luật bán nước’ chính là một minh chứng hùng hồn về quan điểm quên dân và gạt dân. Dù đã được âm thầm chuẩn bị trong nội bộ đảng cầm quyền từ vài năm trước, nhưng chỉ đến sát kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2018, ‘luật bán nước’ mới được công bố một cách chính thức như đặt sự đã rồi. Còn trước đó, đã không có bất kỳ một động tác nào, dù là nhỏ nhất hoặc chỉ mang tính mị dân, nhắm đến việc thông báo cho dân hoặc lấy ý kiến của dân về dự luật đặc khu. Và càng tuyệt đối không có bất kỳ ý tưởng nào của chính quyền về ‘trưng cần dân ý’ đối với dự luật gắn liền với cơ thể chủ quyền lãnh thổ này.
Còn nhân dân thì làm sao quên được một sự thật quá sức trần trụi: một trong những quyền dân đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1992 là ‘trưng cầu dân ý’ vẫn chưa hề được luật hóa cho đến tận giờ đây.

Đụng đến Trung Quốc là chống Đảng, bôi nhọ quân đội!

Theo VOA-Trân Văn/28/08/2018 
Một lễ cầu siêu được tổ chức ở Đà Nẵng cho các tử sĩ Việt Nam trong trận Gạc Ma năm 1988.
Một lễ cầu siêu được tổ chức ở Đà Nẵng cho các tử sĩ Việt Nam trong trận Gạc Ma năm 1988.
Cách nay bốn năm, vào ngày 27 tháng 7 năm 2015, cô Trần Thị Thủy viết một lá thư cảm tạ những người tổ chức cầu siêu cho cha của cô – mất trước đó 27 năm. Xin lược trích một số câu, đoạn trong thư (1)…
… Ba con mất đi chỉ có gia đình, mẹ con con chịu thiệt thòi, mất mát. Một mình mẹ phải gánh vác mọi việc trong gia đình, ruộng vườn cày cấy, làm thuê cuốc mướn vất vả khó nhọc để có tiền nuôi con ăn học trưởng thành…
… Dịp này, lần đầu tiên không chỉ gia đình con mà còn 63 gia đình khác được công khai khóc cho những người chồng, người cha mà không sợ bị ảnh hưởng đến tập thể hay cá nhân nào...
Cha cô Thủy là ai? Phải chăng ông từng phạm những tội thuộc loại “đại nghịch bất đạo”, thành ra thân nhân không chỉ sống vất vưởng, khốn khổ, khốn nạn mà còn không dám than khóc công khai?
Nếu bảo rằng cha cô Thủy – ông Trần Văn Phương là Thiếu úy Hải quân nhân dân Việt Nam, một trong số 64 người lính Việt Nam chỉ vì dám minh định chủ quyền của Việt Nam tại bãi đá Gạc Ma mà bị Trung Quốc biến thành những tấm bia sống, tuần tự hạ gục từng người trong ngày 14 tháng 3 năm 1988. Sau khi đền nợ nước được vinh thăng Trung úy, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân – thì có ai cảm thấy não lòng và hoang mang, phẫn nộ không?
***
Cho đến giờ, Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News và những người tham gia biên soạn - phát hành cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” vẫn chưa được yên thân.
Dường như cuộc tấn công trên mạng xã hội không tạo ra được tác dụng cần thiết, thậm chí là phản tác dụng nên hai ông tướng đã nghỉ hưu (Nguyễn Thanh Tuấn – Trung tướng, cựu Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Bộ Quốc Phòng và Hoàng Kiền – Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Binh chủng Công binh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân) vừa mở một mặt trận nữa trên hệ thống truyền thông chính thức (Tuần báo Văn nghệ TP.HCM các số 511, 512 phát hành vào các ngày 16 tháng 8 năm 2018 và 23 tháng 8 năm 2018) (2).
Trên hai số báo đã dẫn, tướng Tuấn và tướng Kiền nhân danh “tuyệt đại cựu chiến binh, tuyệt đại cán bộ, chiến sĩ và đồng bào yêu nước”, đề nghị: Kiểm điểm Hội đồng Thẩm định bản thảo, kiểm điểm – xử lý Nhà Xuất bản Văn học – nơi chịu trách nhiệm xuất bản và những tập thể, cá nhân liên quan đến “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, thu hồi – tiêu hủy ấn phẩm này vì “sai sót cực kỳ nghiêm trọng, có hệ thống, nằm trong âm mưu xét lại lịch sử nhằm làm suy yếu chế độ, làm phân hóa nội bộ Đảng, tiếp tay cho âm mưu ‘bài Trung, phò Mỹ, lật sử, dựng cờ vàng, thay chế độ’ của các thế lực thù địch, tiến hành ‘diễn biến hòa bình’ chống phá chế độ ta”.
***
Cần nhắc lại rằng chuyện Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News tổ chức phát hành cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” đã trở thành một sự kiện đặc biệt trong sinh hoạt chính trị - xã hội ở Việt Nam hồi đầu tháng bảy.
Việc xuất bản - phát hành cuốn sách khổ 16 cm x 24 cm với 328 trang trở thành sự kiện đặc biệt vì tính chất và số phận gian truân của nó!
Trong vòng bốn năm (2014 – 2018), bản thảo “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” do First News thực hiện được chuyển lòng vòng qua… 13 nhà xuất bản. Chỉ đến khi một hội đồng cấp quốc gia do chính quyền Việt Nam thành lập nhằm thẩm định nội dung của riêng “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” gật đầu, giấy phép xuất bản mới được cấp cho nhà xuất bản thứ 14 (Nhà Xuất bản Văn học) (3)!
Nhiều người đã từng thắc mắc, có cái… quái gì trong “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” khiến giới làm sách tại Việt Nam phải thận trọng, nhìn trước, ngó sau kỹ lưỡng như vậy và các viên chức hữu trách trong hệ thông công quyền Việt Nam phải nâng lên, đặt xuống nhiều lần trước khi đồng ý để “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” trở thành một ấn phẩm chính thức?
Tất nhiên là có! “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” là cuốn sách đầu tiên hệ thống hóa những thông tin, dữ kiện liên quan tới chuyện Trung Quốc cưỡng đoạt các bãi đá ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa hồi đầu năm 1988, kèm tường thuật của một số nhân chứng may mắn sống sót sau cuộc thảm sát ngày 14 tháng 3 năm 1988 ở bãi đá ngầm Gạc Ma, được… in - xuất bản – phát hành một cách… hợp pháp trên… lãnh thổ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cho dù tham gia tổ chức nội dung, biên soạn “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” có hai ông tướng (Lê Mã Lương – Thiếu tướng, cựu Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Lê Kế Lâm – Chuẩn Đô đốc, cựu Tham mưu phó đặc trách tác chiến của Quân chủng Hải quân, cựu Giám đốc Học viện Hải quân), một cựu Vụ trưởng đặc trách Cơ quan Thường trực phía Nam của Ban Tuyên giáo Ban Chấp hành Trung ưng Đảng CSVN (Đào Văn Lừng), một Đại biểu Quốc hội bốn nhiệm kỳ kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (Dương Trung Quốc), 68 nhà báo và các cựu chiến binh là nhân chứng vụ thảm sát ở bãi đá Gạc Ma nhưng tất cả đều bị xem là “những kẻ đang thực hiện âm mưu xét lại lịch sử, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ quân đội và xúc phạm vai trò lãnh đạo của Đảng”...
***
27 năm sau vụ thảm sát Gạc Ma, lần đầu tiên có một Đại lễ Tưởng niệm và Cầu siêu cho 64 người lính Việt Nam bị Trung Quốc bắn hạ vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, trong Thư ngỏ gửi mọi người, cô Thủy viết: Con xin được thay mặt gia đình cảm ơn sự động viên, quan tâm của tất cả mọi người… 27 năm không phải là khoảng thời gian quá dài nhưng cũng không ngắn đối với gia đình chúng con, những gia đình mất đi người thân, những người mẹ mất con, những người vợ mất chồng và những đứa con vĩnh viễn không bao giờ được gặp người cha thân yêu của mình. Đó chính là nỗi đau thương thiệt thòi quá lớn mà không gì có thể bù đắp được. 27 năm trôi qua con chưa bao giờ được chứng kiến hay tham dự một buổi đại lễ cầu siêu nào cầu cho linh hồn những người đã không tiếc thân minh hi sinh cho Tổ quốc để họ được yên ủi nằm lại trong lòng biển sâu lạnh lẽo, băng giá. Cho tới ngày hôm nay được chính thức tham dự một đại lễ cầu siêu lớn như vậy, thực sự con cảm thấy rất ấm lòng, cũng là sự động viên tinh thần rất lớn đối với gia đình con cũng như gia đình 63 liệt sỹ khác.
Trong thư, cô Thủy kể thêm, cha cô bị giết năm 1988 nhưng đến 2009 mẹ cô “nhiều lần ngược xuôi làm giấy tờ, thủ tục thì mới được hưởng trợ cấp”.
Cô tâm sự thêm, trước nữa, nhắc đến sự kiện 14 tháng 3 năm 1988 là điều không thể, như bị ngăn cấm, như sợ bị ảnh hưởng đến quan hệ ”láng giềng tốt đẹp” giữa mình và một quốc gia đang tâm cướp đi sinh mạng người thân của chúng con… Tại sao lại không được bày tỏ, tại sao lại không được nhắc đến và tại sao chúng ta lại phải giấu diếm cho tội ác tày trời của chúng? Chúng ta kìm nén, chúng ta nhường nhịn và chúng ta nhẫn nhục mãi cho tới tận ngày hôm nay để chúng ta nhận được những gì? Cũng không có gì thay đổi, vẫn là sự ngang nhiên xâm chiếm, vẫn là sự ngang tàng, táo tợn của những kẻ bộc lộ rõ bản chất xấu xa với những ý đồ nham hiểm trên vùng biển của ta, làm hại người dân của ta.
***
Thư của người phụ nữ chưa bao giờ được cha bồng ẵm vì ông bị giết khi cô còn đang trong bụng mẹ còn viết: Cho tới ngày hôm nay khi được tự do nói đến, khi được một số cơ quan, đoàn thể quan tâm đến thì có một số người cha, người mẹ của liệt sỹ đã mất vì già yếu, bệnh tật. Cũng có một số thương binh trở về từ cuộc chiến đã mất, những người còn sống cũng chưa được hưởng chế độ gì, hoặc nếu có thì phải trải qua bao khó khăn mới có được như mẹ con…
Xin lỗi cô Thủy khi phải nhận định rằng cô đã sai! Đến bây giờ, bốn năm sau khi cô viết Thư ngỏ đã dẫn, vẫn chưa có cái gọi là “được tự do nói đến” đâu cô Thủy ạ! “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” chính là bằng chứng. Đâu chỉ có gia đình cô Thủy, 63 gia đình có thân nhân bị giết ở Gạc Ma và những cựu chiến binh may mắn sống sót gánh thảm cảnh ấy. Còn những người cha, người mẹ, người vợ, con, anh chị em, cháu,… những người lính khác đã bị giết ở biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam và những cựu chiến binh may mắn sống sót trong những cuộc chiến vệ quốc ấy nữa. Không có thống kê nhưng con số phải tính bằng triệu.
Bất kể Trung Quốc thế nào, hành xử ra sao thì chủ quyền quốc gia, tương lai dân tộc vẫn không quan trọng bằng điều mà Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN từng thay mặt giới lãnh đạo Đảng CSVN “quán triệt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”: Việt Nam và Trung Quốc có một “di sản quý báu là sự tương đồng ý thức hệ”. “Đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo” và “điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc”, “chi phối cách ứng xử của hai nước”, thành ra “nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Thế thôi!
Chính vì tin vào sự nhất quán về đường lối, chủ trương đó, tướng Tuấn, tướng Kiền, báo Văn nghệ TP.HCM mới liên tục đòi “chặt đầu, lột da” cho bằng được những tập thể, cá nhân liên quan tới tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, kể cả đòi truy cứu trách nhiệm của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN – nơi đã thành lập một hội đồng chỉ để thẩm định nội dung của riêng “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”.
Chú thích

Tòa xử vụ dân Thủ Thiêm kiện lãnh đạo quận bị hoãn

RFA-2018-08-28   
Hơn 60 hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội, vào hôm 28 tháng 10 năm 2016
Hơn 60 hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội, vào hôm 28 tháng 10 năm 2016-Citizen photo
Phiên tòa xét xử vụ án một người dân kiện Ủy Ban Nhân Dân Quận 2 liên quan số hộ phải di chuyển trong khu đô thị mới Thủ Thiêm và cưỡng chế thu hồi đất dự kiến diễn ra sáng 28/8 đã bị hoãn. Lý do được thông báo ngay tại phiên xử là do bên bị đơn vắng mặt.
Mạng báo Vietnamnet loan tin nguyên đơn là ông Lê Văn Lung và ông này cho biết đã nộp đơn kiện đến nay đã 5-6 năm, 2 lần tòa mời lên đối chất cũng chỉ có ông dự. Bên bị đơn không ai có mặt. Nay tới ngày xử thì lại hoãn.
Ông Lê Văn Lung khiếu kiện vì cho rằng cơ quan chức năng Quận 2 cưỡng chế, phá hủy nhà của ông tại địa chỉ số 9 Trần Não, Phường Bình An là trái pháp luật. Ông Lê Văn Lung cũng cho rằng căn nhà của ông không nằm trong địa giới qui hoạch Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm.
Vụ việc của ông Lê Văn Lung không phải cá biệt vì nhiều người dân tại khu vực Thủ Thiêm cũng có cáo buộc tương tự.
Do đó khi nghe tin về phiên tòa vào ngày 28 tháng 8 như vừa nêu, một số người dân Thủ Thiêm cũng đến tham dự. Theo giấy triệu tập, phiên tòa sẽ bắt đầu làm việc lúc 8h sáng, tuy nhiên tới 9h20 vẫn không thấy Hội đồng Xét xử xuất hiện. Phải tới 9h30, người dân mới được thông báo phiên tòa bị hoãn do bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là UBND phường Bình An và người bảo vệ quyền lợi cho bị đơn vắng mặt. Dự kiến phiên tòa sẽ được mở lại vào ngày 19/9.
Đối với vụ Thủ Thiêm, vào cuối tháng 5 vừa qua, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có chỉ đạo phải xong kết luật thanh tra trước ngày 15 tháng 7 trên tinh thần càng nhanh càng tốt. Đến ngày 16 tháng 7, ông bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đến thăm người dân, thuyết phục những hộ còn bám đất vào khu tái định cư; thế nhưng một số người vẫn không đồng ý.
Liên quan chuyện lãnh đạo không đến dự những phiên xử bị dân kiện, tại phiên họp thứ 10 của Uỷ ban Tư pháp diễn ra vào sáng 22/8, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội Việt Nam nêu vấn đề tại sao các phiên tòa hành chính có liên quan đến chính quyền đều không có lãnh đạo UBND nào tham gia.
Cụ thể từ năm 2015-2017, TAND Hà Nội xét xử 189 vụ án nhưng chưa có vụ án nào Chủ tịch và phó chủ tịch uỷ ban có mặt.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017 có 260/260 vụ không tổ chức đối thoại được do chủ tịch và đại diện uỷ ban nhân dân vắng mặt tại toà án thành phố, chiếm tỷ lệ 100%.
Tại phiên họp, đoàn giám sát cho biết, tỷ lệ các lãnh đạo UBND và người đại diện không tham gia phiên tòa năm 2017 cao gấp 3 lần so với trước khi thực hiện luật tố tụng hành chính 2015.

Việt Nam chật vật xử lý nợ xấu

RFA-2018-08-28  
Hình ảnh một nhân viên đang làm việc tại một ngân hàng Việt Nam. (Ảnh minh họa)
 Hình ảnh một nhân viên đang làm việc tại một ngân hàng Việt Nam. (Ảnh minh họa)-AFP
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố thông tin liên quan biện pháp xử lý nợ xấu của Hà Nội. Theo đó thì tính đến ngày 30 tháng 6, hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được hơn 138 nghìn tỷ đồng nợ xấu nhưng không bao gồm gần 62 tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu ‘nội bảng’.
Tổng nợ xấu ‘nội bảng’ của các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho Công ty Mua Bán Nợ Nhà Nước- VAMC hiện chưa xử lý được vẫn ở mức gần 7%.
Thông tin trên được ngân hàng nhà nước cho biết tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm thí điểm xử lý nợ xấu diễn ra hôm 28/8 tại Hà Nội.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong quá trình thực hiện xử lý nợ xấu còn có nhiều khó khăn, vướng mắc cần có sự hợp lực của toàn hệ thống chính trị. Một số khó khăn được nêu ra như chưa có thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp khiến hoạt động mua bán nợ chưa có những thương vụ lớn.
Bên cạnh đó việc xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu còn nhiều bất cập nên dự phòng rủi ro vẫn là nguồn chủ yếu để xử lý nợ xấu.
Tại hội nghị, ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ ngành liên quan phải hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, đồng thời hoàn thiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu và không để qua trình này chậm lại.

Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực đến ngày thứ 15

Theo BBC-6 giờ trước 
Việt Nam, Trần Huỳnh Duy Thức, dân chủBản quyền hình ảnhAFP
Image captionÔng Trần Huỳnh Duy Thức trong phiên tòa
Em trai ông Trần Huỳnh Duy Thức nói với BBC rằng ông tuyệt thực sang ngày thứ 15 "để phản đối sự áp bức của trại giam và đòi trả tự do cho những người bị cáo buộc tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Bộ luật Hình sự mới.
Tin cho hay tính đến hôm 28/8, ông Trần Huỳnh Duy Thức, người bất đồng chính kiến, đã tuyệt thực sang ngày thứ 15 tại Trại số 6 ở tỉnh Nghệ An.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án 16 năm tù giam năm 2009, sau khi bị kết tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Lần thứ hai tuyệt thực

Hôm 28/8, trả lời BBC, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Trần Huỳnh Duy Thức, nói: "Hôm qua trong cuộc gọi ngắn về nhà, anh tôi cho biết vẫn đang tuyệt thực."
"Gia đình tôi sẽ làm đơn khiếu nại và đến gặp cán bộ trại giam để yêu cầu làm rõ những vấn đề khiến anh tôi tuyệt thực."
"Lần tuyệt thực hai năm trước của anh tôi để yêu cầu thượng tôn pháp luật và trưng cầu dân ý."
"Còn lần này, anh tôi để phản đối hành động áp bức của trại giam, cụ thể là giám thị Trần Bá Toan và cán bộ Trần Duy Phong. Bên cạnh đó, anh tôi đòi trả tự do cho những người có hành vi chuẩn bị phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Bộ luật Hình sự 2015."
Ông Tân cũng cho biết thêm: "Đến nay, anh tôi vẫn phản đối chuyện phải xin nhận tội để được đặc xá."
"Ngoài ra, anh tôi vẫn bảo lưu quan điểm không đi tỵ nạn nước ngoài."
Việt Nam, Trần Huỳnh Duy Thức, dân chủBản quyền hình ảnhAFP
Image captionÔng Trần Huỳnh Duy Thức trong phiên tòa
"Không phải tự nhiên mà anh tôi phải chọn cách thức đấu tranh rất nguy hiểm là tuyệt thực để phản đối nạn áp bức nặng nề trong trại giam."
"Do vậy tôi yêu cầu trại giam phải thôi nạn áp bức đó và về pháp luật, yêu cầu nhà nước áp dụng điều khoản có lợi trong Bộ luật Hình sự 2015 để trả tự do cho anh tôi."
"Từ khoảng hai tháng nay, trại giam có giám thị mới thì anh tôi bị ngăn cản gửi đơn thư cho người nhà và các nơi. Chuyện được gửi thư từ với anh tôi là rất quan trọng, do vậy khi họ ngăn cản thì họ đang gây sức ép lớn đối với anh tôi."
"Gia đình tôn trọng và ủng hộ con đường đấu tranh bằng chính luật pháp và đòi chính quyền trả tự do theo đúng luật pháp cho những người khác đang bị tù đày vì đấu tranh."
Việt Nam, Trần Huỳnh Duy Thức, dân chủBản quyền hình ảnhAFP
Image captionPhiên tòa xử ông Trần Huỳnh Duy Thức và các nhà hoạt động khác năm 2010

'Tránh né đề cập đến luật mới'

Bàn về những điều khoản trong Bộ luật Hình sự 2015, Luật sư Lê Công Định viết trên trang cá nhân:
"Sở dĩ nhà cầm quyền muốn trả tự do cho ông Thức bằng cách đặc xá là vì họ không muốn áp dụng một quy định luật pháp mới có lợi cho mọi tù nhân nhân quyền, đó là Khoản 3, Điều 109 và Điều 14 của Bộ luật Hình sự 2015 về hành vi "chuẩn bị phạm tội" liên quan đến cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo đó mức hình phạt tù chỉ từ 1 năm đến 5 năm."
"Nếu áp dụng điều khoản luật mới có lợi nói trên, nhà cầm quyền buộc phải trả tự do ngay lập tức và không điều kiện những người đã bị bắt giam về tội danh lật đổ chính quyền theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự cũ. Đó là điều họ không muốn."
"Đó cũng là lý do vì sao khi Luật sư Ngô Ngọc Trai viết nhiều thư phân tích pháp lý dựa trên luật mới để yêu cầu họ trả tự do cho ông Thức, thì nhận được câu trả lời từ các cơ quan tố tụng có liên quan với nội dung tránh né đề cập đến luật mới, và cố tình hướng đến hình thức đặc xá, rồi nhấn mạnh "chưa có cơ sở pháp lý để xét đặc xá".

'Khơi nguồn công kích'

Các báo tại Việt Nam những năm gần đây đã không còn nhắc đến ông Trần Huỳnh Duy Thức. Trong một bài hồi 2009, báo Nhân Dân viết: "Ðể thực hiện mưu đồ đen tối, từ năm 2005, Trần Huỳnh Duy Thức đã lôi kéo nhân viên dưới quyền lập nhóm nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, đặt cho nhóm này tên gọi là "nhóm nghiên cứu Chấn", thực hiện "Chấn kế" gồm "kế hoạch Chấn web", "kế hoạch của Jen" mà thực chất là "dùng Ðoài đánh Ðoài", tức là dùng nội bộ đánh nội bộ ta, bởi Thức cho rằng phải dùng người "cộng sản cấp tiến" đánh người "cơ hội bảo thủ" (!)."
"Theo nhận định của Thức, khủng hoảng kinh tế - chính trị sẽ diễn ra vào khoảng tháng 10-2010, đó là "lúc phất cờ" và Thức sẽ tham gia bộ máy lãnh đạo giữ chức "Bộ trưởng kinh tế". Ðiều nực cười là nhận định và kế hoạch của Trần Huỳnh Duy Thức về thời điểm tháng 10-2010 được xác định "theo như sấm Trạng Trình"! Lời nhận tội của Thức cho thấy, Thức là người đã khơi nguồn công kích, xuyên tạc các chính sách của Chính phủ, trực tiếp công kích Thủ tướng Chính phủ qua các blog "Trần Ðông Chấn", "Change We Need", "Psonkhanh". Thức cũng là người khởi xướng kế hoạch tác động để thay đổi chế độ chính trị ở thời điểm 2010 - 2011," cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam viết.
Việt Nam, Trần Huỳnh Duy Thức, dân chủ
Image captionThư số 115 của ông Trần Huỳnh Duy Thức gửi gia đình
Trước khi ông Thức quyết định tuyệt thực lần hai, mạng xã hội bàn tán về bức thư dài phân tích cuộc chiến thương mại Mỹ Trung và cơ hội cho dân chủ ở Việt Nam, do ông Thức gửi ra từ nhà tù.
Ông Thức dường như đã dành khá nhiều thời gian và tâm huyết để phân tích về vận mệnh đất nước thông qua cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Thư có đoạn viết: "Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ là cái cớ và công cụ để Mỹ cho thế giới thấy khả năng lãnh đạo thế giới của Trung Quốc thực tế đến đâu, để Mỹ khẳng định lại vị thế siêu cường của mình..."
"Tập đoàn ZTE khổng lồ có cổ phần chi phối thuộc chính phủ Trung Quốc mà Mỹ mới khều nhẹ đã ngã lăn ra, không chống đỡ nổi."
"Thế giới sẽ chứng kiến và học được một bài học từ sự thất bại nặng nề của chiến lược về công nghệ của Trung Quốc, rồi sẽ không bao giờ quên rằng muốn sở hữu được công nghệ vượt trội thì quốc gia phải là một xã hội vận động tự do để tạo nên một môi trường cạnh tranh tự do."
"Nhưng con muốn viết để ba và mọi người hiểu rằng chiến tranh thương mại này là sự may mắn cho nhân loại... Mỹ, Nhật và các đồng minh phương Tây sẽ không bỏ qua cơ hội này để làm suy yếu sức mạnh hung hăng của Trung Quốc, loại bỏ nguy cơ chiến tranh thế giới..."
"Vấn đề Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam sẽ được bảo vệ thông qua cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đang nổ ra. Trung Quốc có rất ít cơ hội để thắng. Khi Mỹ và phương Tây giương chính nghĩa là buộc Trung Quốc hành xử có trách nhiệm với thế giới thì họ sẽ nhận được sự ủng hộ quốc tế thôi."
"Chiến tranh thương mại sẽ lan rộng một thời gian nhưng Trung Quốc cuối cùng phải nhượng bộ, chấp nhận luật lệ quốc tế, hành xử có trách nhiệm, cạnh tranh công bằng.
"Trong thời kỳ Mỹ rung lắc Trung Quốc, thế giới cũng sẽ bị rung lắc và ảnh hưởng lớn. Không chỉ về kinh tế đâu, mà toàn diện các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội. Như con đã viết hồi đầu năm 2016, các chính phủ độc tài sẽ bị rung rụng, các quốc gia thực sự dân chủ hoặc chân thành hướng đến dân chủ bằng pháp quyền, tôn trọng quyền con người mới phát triển tốt mà không sụp đổ."
"Dù là nước lớn hay nhỏ thì đều phải tôn trọng luật. Dân tộc nào nỗ lực hơn thì sẽ vượt lên theo dòng chảy của thời đại."