Thursday, February 27, 2014

Nhà nghiên cứu Mỹ: TQ không muốn bộ quy tắc ứng xử Biển Đông

 Theo bà Tiezzi, Bắc Kinh không quá quan tâm nếu Việt Nam và Philippines không cảm thấy “thoải mái” vì một bộ quy tắc ứng xử quá lỏng lẻo.

Bà Tiezzi cũng lưu ý đến lập trường của Trung Quốc rằng tranh chấp Biển Đông là việc nội bộ của các nước có liên quan trong khu vực và nước ngoài không nên can thiệp. Nói cách khác, Trung Quốc muốn loại Mỹ ra khỏi những cuộc đàm phán khu vực, và sẽ không thúc đẩy tiến độ đàm phán bộ quy tắc ứng xử chừng nào Mỹ vẫn còn can dự.

Bà Tiezzi kết luận rằng sẽ rất khó đạt được sự đồng thuận về bộ quy tắc ứng xử Biển Đông vì Bắc Kinh sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Bà nói một thỏa thuận như vậy không chỉ hạn chế sự kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp, mà còn cản trở chiến lược mở rộng khu vực kiểm soát trên thực tế của nước này thông qua tuần tra hàng hải.

Nguồn: The Diplomat

Lời kể hãi hùng của hai thiếu nữ thoát khỏi 'động quỷ'

13:51 ngày 28 tháng 02 năm 2014
Ảnh minh họa.
Chưa hết bàng hoàng sau những ngày bị ông chủ “giam lỏng” và dùng mọi cách để ép “tiếp khách”, Xam và Kiêng kể lại chuyện họ bị đôi vợ chồng hàng xóm lừa vào "đồng quỷ"...
Từ cuộc điện thoại kêu cứu
Chiều tối 19/2, trực ban Công an huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) nhận được tin báo của một người đàn ông trú tại bản Huồi Cáng I, xã Bắc Lý với nội dung: Con gái ông là Cụt Thị Xam (SN 1994) vừa gọi điện về kêu cứu vì bị lừa bán sang động mại dâm và bị chủ ép phải “tiếp khách”. Qua lời kể của người cha khốn khổ cho biết: Vừa ăn Tết xong, vợ chồng anh Nghĩa, chị Liêng (không rõ họ) ở cùng bản sang tỉ tê với gia đình ông rằng: Có người quen ở thành phố mở nhà hàng, nhờ tìm giúp hai cô gái xuống rửa bát với mức lương 4 triệu đồng/tháng.
Cặp vợ chồng này cho biết, ngoài Xam ra, Moong Thị Kiêng (16 tuổi) ở cùng bản cũng “may mắn” được họ nhận lời đưa xuống thành phố làm việc. Vốn hoàn cảnh gia đình khó khăn, bỗng dưng có công việc tốt với mức lương cao như vậy lại có thêm bạn cùng quê, Xam - con gái ông đã gật đầu đồng ý.
Ông còn nhớ, hôm đó là vào ngày rằm tháng Giêng. Cả gia đình ông chưa kịp vui mừng vì con gái đã kiếm được việc ở thành phố thì chiều nay bỗng nhận được điện thoại của con gái. Chưa kịp hỏi han xem con sống và làm việc ở thành phố có quen không thì cô đã òa khóc và nói: Cha ơi cứu con. Con và em Kiêng bị họ lừa bán vào nhà nghỉ và bắt đi bán dâm. Hiện cả hai đang bị “nhốt” tại một nhà nghỉ ở Hà Tĩnh và bị người đàn ông tên Dũng ép phải “tiếp khách”.
Quá hoảng hốt, ông lập tức lên Cơ quan CSĐT Công an huyện Kỳ Sơn trình báo và mong lực lượng Công an tìm và cứu con gái giúp ông.
Hành trình giải cứu hai thiếu nữ
Nhận được tin báo, xác minh nguồn tin, lãnh đạo Công an huyện Kỳ Sơn lập tức điện báo cho Thiếu tá Lê Tiến Nam - Phó Trưởng Phòng CSĐTTP về TTXH Công an tỉnh.
Ngay trong đêm, Tổ công tác thuộc Đội 6, Phòng CSĐTTP về TTXH được giao nhiệm vụ triển khai kế hoạch giải cứu hai thiếu nữ thoát khỏi “động quỷ”.
Tuy nhiên, qua lời khai của người cha khốn khổ này, ngoài số điện thoại con gái mình cùng nội dung: Cô và người em cùng bản đang bị “giam lỏng” ở một nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, còn cụ thể chỗ nào thì không biết. Chỉ nhớ nhà nghỉ đó đi qua một chiếc cầu, ngoài ra không còn biết gì thêm.Khi Tổ công tác gọi vào số máy người cha đưa, bảo là số điện thoại của con gái thì máy không liên lạc được. Hành trình giải cứu chẳng khác nào “mò kim đáy bể”.
Tuy nhiên, không lùi bước trước những khó khăn, mặc đêm khuya giá rét, các điều tra viên, các trinh sát hình sự thuộc Đội 6 đã chia thành nhiều tổ nhanh chóng lên đường tìm kiếm. Bắt đầu từ các nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn huyện Nghi Xuân khi vừa qua cầu Bến Thủy đến tập trung ở những địa điểm được đồn đoán là nhạy cảm về tệ nạn xã hội.
Cuộc truy tìm tưởng chừng như rơi vào ngõ cụt thì một lần nữa người cha nhận được điện báo của Xam cho biết, cô và Kiêng đang bị “nhốt” ở một nhà nghỉ thuộc thành phố Hà Tĩnh. Nguồn tin quý báu quả đến kịp thời. Tuy nhiên, sau một đêm trắng phối hợp cùng Công an Hà Tĩnh gần như lục tung các nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn nhưng tung tích của hai thiếu nữ miền sơn cước vẫn dường như bặt vô âm tín.
Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo Phòng Cảnh sát ĐTTP về TTXH một lần nữa quyết định mở rộng địa bàn truy tìm dấu vết với tinh thần phá án đến cùng.
Sáng 20/2, qua xác minh được biết, hai cô gái đang bị một đối tượng tên Dũng “giam lỏng” tại một nhà nghỉ thuộc địa bàn xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh. Kế hoạch giải cứu nhanh chóng được vạch ra với mục tiêu là đảm bảo an toàn tính mạng của các cô gái.
Đến khoảng 16h30 ngày 20/2, tại khu vực Bến xe khách Hà Tĩnh, Tổ công tác đã giải cứu thành công hai thiếu nữ này.
Và lời khai của hai thiếu nữ bị bán sang “động quỷ”
Vừa thoát khỏi “động quỷ”, tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, Cụt Thị Xam và Moong Thị Kiêng chưa hết bàng hoàng sau những ngày bị ông chủ “giam lỏng” và dùng mọi cách để ép hai em “tiếp khách”. Xam và Kiêng cho biết: Chiều 14/2, Xam được vợ chồng anh Nghĩa, chị Liêng ở cùng bản đến bảo đưa xuống thành phố làm. Công việc chủ yếu là rửa bát cho nhà hàng với mức lương 4 triệu đồng/tháng.
Ngày 17/2, Xam và Kiêng khăn gói theo cặp vợ chồng này bắt xe khách lên đường. Nhưng vừa đến thị trấn Hòa Bình, huyện Tương Dương, cặp vợ chồng này liền giao hai em cho một người đàn ông tên Dũng. Nhận được “hàng”, Dũng lập tức chở thẳng hai cô bé về “giam lỏng” tại nhà nghỉ của mình ở Kỳ Anh và dụ dỗ ngon ngọt ép hai cô phải bán dâm cho khách.
Quá hoảng sợ, nhân lúc hắn không để ý, Xam đã gọi điện thoại về nhà kêu cứu. Quá trình đó, Kiêng có hỏi đây là đâu thì đối tượng nói dối là ở thành phố Hà Tĩnh nên cô đã gọi điện báo cho gia đình địa điểm mình đang ở. Tuy nhiên lần này, hai cô gái bị Dũng phát hiện. Biết Xam gọi điện về nhà kêu cứu, sợ bị lực lượng chức năng phát hiện, Dũng đã liên lạc với người nhà của hai cô bé yêu cầu giao 3 triệu đồng rồi mới thả hai cô ra.
Khi được liên lạc để nhận tiền và giao người, Dũng không xuất hiện mà hắn gọi điện nhờ một đối tượng làm tại khách sạn BMC ở TP Hà Tĩnh ra nhận tiền giúp với lời nhắn: Hai em chỗ anh không chịu làm mà đòi về. Chi phí đi lại hết 10 triệu đồng nhưng anh chỉ lấy 3 triệu đồng, nhờ chú ra nhận tiền giúp.
Khi đối tượng xuất hiện tại địa điểm nhận tiền nhưng lại không thấy hai cô gái đi cùng. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ sắc bén, các điều tra viên và trinh sát thuộc Đội 6, Phòng Cảnh sát ĐTTP về TTXH Công an tỉnh đã nhanh chóng giải cứu an toàn và thành công hai thiếu nữ thoát khỏi động quỷ.
Sau khi giải cứu thành công, Kiêng và Xam đã được lực lượng Công an giao cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Kỳ Sơn để trả hai em về với gia đình. Riêng vụ án được chuyển giao cho Công an huyện Kỳ Sơn tiếp tục điều tra, làm rõ.
Theo Hải Việt
Công An Nghệ An

Phúc trình thường niên về nhân quyền thế giới năm 2013

20140227_114941-305
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu tại buổi họp báo công bố Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được tổ chức ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 27/2/2014.
RFA
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014-02-27
Trong buổi họp báo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trưa thứ Năm 27/2, Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được công bố với đầy đủ chi tiết về tình hình nhân quyền tại từng quốc gia trong đó có Việt Nam.
Có mặt tại buổi họp báo, Thanh Trúc tường trình như sau:

Quyết tâm bảo vệ nhân quyền

Lên tiếng khi cho công bố bản Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới 2013, ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry, khẳng định Hoa Kỳ cùng các quốc gia tân tiến trên toàn cầu, luôn thể hiện và tái xác nhận quyết tâm bảo vệ nhân quyền để thế giới này không còn cảnh người phải vô tù vì dám nói dám thể hiện niềm tin, và những người biểu tình trong ôn hòa không còn bị đánh đập hay bị giết chết.
Hoa Kỳ vẫn chú trọng vào việc kêu gọi lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam phải tôn trọng mọi nguyên tắc căn bản quốc tế về quyền con người.
-Bà Uzra Zeya
Quyền dân sự và quyền chính trị, xã hộ dân sự là những biểu tượng căn bản của dân chủ và tự do, ông Kerry nói, rằng ông đã vô cùng hãnh diện lẫn thích thú khi nhìn thấy tại nhiều nước ông thăm viếng, thí dụ ở Hà Nội chẳng hạn, những nhà hoạt động thuộc các tổ chức xã hội dân sự ở đó đã bước ra tranh đấu cho những quyền căn bản của mình, nói lên chính kiến của mình và đứng ra lập hội như thể họ được tự do làm điều đó.
Về tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2013, đoạn mở đầu phúc trình cho thấy Việt Nam là đất nước với một chế độ toàn trị, độc đảng, đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam (CPV), lãnh đạo bời tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Những vòng bầu cử quốc hội gần đây nhất, năm 2011, là những cuộc đầu phiếu không tự do mà cũng chẳng công bằng. Trong lúc nhà nước toàn quyền kiểm soát lực lượng an ninh thì lực lượng an ninh lại lạm dụng quyền hành để chà đạp quyền con người.
20140227_113923_5-250
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu tại buổi họp báo công bố Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được tổ chức ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 27/2/2014. RFA PHOTO.
Theo phúc trình, quyền chính trị của công dân Việt Nam, đặc biệt quyền đòi hỏi phải có sự thay đổi thể chế tiếp tục bị kiểm soát và bị cấm đoán gắt gao, mọi biện pháp giới hạn quyền dân sự được tăng cường một cách triệt để, tệ trạng tham nhũng thì lan tràn trong hệ thống tư pháp và cảnh sát.
Bên cạnh đó, Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới 2013 của Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng cho thấy và cũng đề cập tới những trường hợp bất dung tôn giáo trong nước. Nhà cầm quyền Việt Nam không từ bỏ chính sách đe dọa, phân biệt đối xử, bắt bớ tùy tiện và giam giữ oan ức những nhà hoạt động dân chủ, các blogger và những người trẻ yêu nước.
Việt Nam không cho phép thành lập công đoàn độc lập, người lao động ở Việt Nam không được bảo vệ chính đáng, nhiều trường hợp uẩn khúc liên quan đến người tranh đấu quyền lao động khi bị bắt và bị trừng phạt đã xảy ra. Việt Nam tìm mọi cách cấm cản, hạn chế quyền tụ họp, quyền tự do ngôn luận và tự do trao đổi thông tin qua các trang blog trên mạng Internet.

Thúc đẩy VN cải thiện nhân quyền

Trả lời câu hỏi của đài Á Châu Tự Do là Bộ Ngoại Giao cũng như hành pháp Hoa Kỳ có thể làm điều gì để thúc đẩy Việt Nam cải thiện cũng như thăng tiến quyền con người cho dân trong nước, nhất là khi Việt Nam đã vào một ghế trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà cũng vừa mới giải trình về trách nhiệm bảo vệ nhân quyền của mình ở Geneva hồi đầu tháng này, bà Uzra Zeya, quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền Và Lao Động trong Bộ Ngoại Giao Mỹ, cho biết:
20140227_120017-250
Bà Uzra Zeya, quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động phát biểu tại buổi họp báo công bố Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được tổ chức ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 27/2/2014. RFA PHOTO.
“Hoa Kỳ vẫn chú trọng vào việc kêu gọi lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam phải tôn trọng mọi nguyên tắc căn bản quốc tế về quyền con người. Chúng tôi muốn dứt khoát rằng thực hiện được như vậy mới có thể giúp thăng tiến mối quan hệ song phương.
Điểm đáng quan ngại vừa qua là một nhà hoạt động thuộc xã hội dân sự ở Việt Nam đã bị ngăn cản không cho đến Geneva để tham gia trình bày về nhân quyền. Hoa Kỳ cũng muốn nhấn mạnh quan ngại về những hình phạt và những phiên xét xử các nhà hoạt động chính trị như trường hợp luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân chẳng hạn. Đương nhiên chúng tôi phải tiếp tục nêu những vấn đề đó với chính phủ Việt Nam.
Chúng tôi cũng không quên phiên xử 13 thanh niên Công Giáo hồi tháng Mười Một mà có người đã bị tuyên án nặng đến 13 năm tù giam. Chúng tôi cũng sẽ đề cập với nhà nước Việt Nam về sự vi phạm quyền tự do phát biểu khi đàn áp, bắt bới, hành hung các bloggers và các thành viên thuộc các xã hội dân sự.
Nói về sự sách nhiễu của chính quyền Việt Nam đối với người dân thì tôi cũng muốn nhắc đến báo cáo mới đây nhất liên quan đến nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển.
Đó là những vấn đề tôi thiết nghĩ không chỉ Hoa Kỳ quan ngại mà giới lãnh đạo Việt Nam cũng cần quan tâm giải quyết.”
Đó là nội dung phần báo cáo về nhân quyền Việt Nam tại buổi họp báo ở Bộ Ngoại Giao Mỹ nhân ngày công bố Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới 2013, phản ảnh quan điểm và cách nhìn của Hoa Kỳ trước hiện trạng nhân quyền các nước.
Thanh Trúc tường trình từ Washington.

‘Lấp’ cổng trụ sở huyện bằng non bộ

Cổng chính trụ sở UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) rộng chừng 8m được bịt kín bằng hòn non bộ ‘khủng’ xây từ đá xanh. Cán bộ và người dân muốn vào cơ quan làm việc phải qua cổng phụ đi chung với hội trường huyện.

 
Chuyện lạ! 3 năm trước, người dân thị trấn Nghi Xuân và các nơi khác trong huyện đều bất ngờ khi UBND huyện quyết định lấp cửa chính dẫn vào trụ sở làm việc.

trụ sở huyện, non bộ Hòn non bộ rộng chừng 8m, tạo hình 3 khối núi, chỗ cao nhất chừng 4m.
Càng bất ngờ hơn khi thay vì xây bịt thông thường, huyện Nghi Xuân đã cho thiết kế, xây dựng một hòn non bộ có kích thước khá lớn nhằm lấp cổng lại. Kể từ đó, ai nấy vào cơ quan này đều phải di chuyển đến cổng phụ đi chung lối vào hội trường (cổng này sau đó được mở rộng – PV).


Theo quan sát của PV, hòn non bộ được xây từ các khối đá, kết dính bằng vữa, tạo hình thành 3 đỉnh núi trong đó đỉnh ở giữa cao khoảng 4m.

Ở mặt trong non bộ tiếp giáp với sân UBND huyện có bể nước thả cá nhỏ. Trên công trình này có đặt các tượng nhỏ hình chùa chiền và hình người, tạo thành quần thể hoàn chỉnh. Hai bên non bộ trồng 2 cây đa, cành lá khá um tùm.

Từ trục đường chính qua thị trấn Nghi Xuân vào UBND huyện chỉ cách một sân bóng. Tuy nhiên việc hòn non bộ cao đến 4m án ngữ chính diện cùng cây cối hai bên đã che lấp diện mạo trụ sở này.
Nếu không phải là người địa phương, thật khó để xác định đây là cơ quan công quyền cao nhất của cấp huyện.

Thời gian qua, dư luận Hà Tĩnh nóng lên trước thông tin cho rằng, UBND huyện Nghi Xuân cho xây dựng hòn non bộ lấp cổng trụ sở để làm “bức bình phong chắn gió chướng” vì cổng không hợp phong thủy!?

Thông tin này chưa có ai xác nhận thì mới đây lãnh đạo Nghi Xuân cho biết sẽ phá bỏ non bộ, khôi phục lại cổng trụ sở.

Không vì lý do tâm linh?
Chiều 19/2, PV. VietNamNet đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo UBND huyện Nghi Xuân, để tìm hiểu câu chuyện nói trên.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hải Nam, PCT UBND huyện Nghi Xuân xác nhận việc huyện chủ trương xây dựng hòn non bộ từ vài năm trước, nhằm lấp lại cổng dẫn vào trụ sở.

“Có 2 cổng dẫn vào trụ sở, nhưng cổng trực diện đó ít người đi vào. Thời điểm đó, UBND huyện cũng đang xây dựng tòa nhà làm việc phía sau nên cũng đã kết hợp bịt luôn cổng.

Nguồn vốn và vật liệu xây dựng non bộ do công tác xã hội hóa, cụ thể là của một vài doanh nghiệp có thiện chí ủng hộ, không hề trích đồng nào từ ngân sách địa phương. 

Mục đích của việc xây dựng non bộ, theo tôi chỉ là để tạo cảnh quan môi trường, không phải vì lý do tâm linh” – ông Nam cho biết.

trụ sở huyện, non bộ Trụ sở UBND huyện Nghi Xuân nhìn từ bên ngoài. Hòn non bộ cùng cây cối um tùm khiến người ta khó hình dung đây là cơ quan công quyền cao nhất của huyện.

Ông Nam cho biết thêm, bên cạnh việc lấp cổng chính bằng non bộ, UBND huyện cũng từng xây bịt một cổng khác phía bên trái. Hiện để vào trụ sở làm việc chỉ có một cổng duy nhất đi chung phía bên hội trường. 
 Trong khi đó trao đổi qua điện thoại, ông Đặng Văn Tính, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết, việc bịt cổng bằng non bộ được xây dựng từ đời lãnh đạo trước (thời ông Nguyễn Hiền Lương làm chủ tịch – PV).

“Hiện tại UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch, cho phép huyện tu sửa chỉnh trang lại tòa nhà làm việc. Chúng tôi sẽ kết hợp khôi phục lại cổng chính trụ sở như trước. Tuy nhiên hiện tại do trời mưa nên chưa thể thi công” – ông Tính cho biết.

Doanh nghiệp hiến tặng!
Ông Nguyễn Hiền Lương (nguyên Chủ tịch huyện Nghi Xuân, hiện PGĐ Sở Công thương), người quyết định bịt kín cổng bằng non bộ cho biết, chỗ đặt hòn non bộ hiện tại, nguyên là cổng chính trụ sở UBND huyện.

“Trước lúc tiến hành bịt cổng, tập thể UB đã có bàn bạc, cho chủ trương và giao cho văn phòng UB chủ trì. Do xây kín lại rất khó coi nên chúng tôi mới vận động và được một số DN ủng hộ kinh phí, vật liệu để xây non bộ cho dễ coi”, ông Lương nói.

Lý do để UB huyện ra chủ trương bịt cổng, ông Lương thông tin “do cổng này (cổng chính - PV) không mấy ai đi nên mới có chủ trương bịt, đi lối khác. Hai DN ủng hộ kinh phí xây là bà Bạch Thị Hường (Cty Châu Tuấn) và ông Dương Đình Phúc (TP. Hà Tĩnh)”, vẫn lời ông Lương.

trụ sở huyện, non bộ Ngoài những khối đá, bể cá thì non bộ còn được trang trí rất kỹ.

Ông Lương phủ nhận những thông tin của dư luận cho rằng việc bít cổng bằng non bộ là do không hợp phong thủy, là để làm bình phong trấn trước trụ sở.

“Cái này (bịt cổng) có chủ trương, có văn bản hẳn hoi. Không có vấn đề phong thủy trong này. Cũng như việc lấp hồ dỡ bỏ hòn non bộ trước UBND tỉnh, lãnh đạo tỉnh thấy không hợp lý thì quyết định lấp hồ, làm lại cổng thôi”, ông Lương nói thêm.

Trước thông tin Chủ tịch huyện đương nhiệm sẽ dở bỏ hòn non bộ, làm lại cổng này, ông Lương cho biết, do mỗi người mỗi góc nhìn, mỗi thời kỳ khác nhau. Có thể tôi không làm đó nữa nên người ta nói thế này thế nọ.

Ba cán bộ công an tông chết người rồi bỏ mặc?

Công an tỉnh Phú Thọ đang điều tra một vụ tai nạn chết người có liên quan đến 3 cán bộ công an huyện Lâm Thao.

 
Ngày 27/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra, công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cơ quan này đã khám nghiệm hiện trường, nhanh chóng điều tra, làm rõ một vụ tai nạn giao thông chết người xảy ra vào lúc 12h30’ ngày 26/2 tại khu 7, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. 
 
Nạn nhân trong vụ việc này là ông Đặng Duy Trường (SN 1965, là Phó Bí thư Đảng ủy xã Xuân Huy, huyện Lâm Thao, Phú Thọ).

Theo đơn tố cáo của bà Đặng Thị Thảo (chị gái nạn nhân), khoảng 12h ngày 26/2, ông Trường điều khiển xe máy mang biển kiểm soát 19S1 082.72 về nhà sau khi đi họp ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao.
Ba cán bộ công an tông chết người rồi bỏ mặc?
 Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Phú Thọ đang khám nghiệm hiên trường vụ việc. 
 
Khi đến đoạn khu 7 xã Tứ Xã (cách cổng UBND xã Tứ Xã hơn 100m) thì bị ô tô do ông Nguyễn Mạnh Cường, công an huyện Lâm Thao điều khiển đâm vào từ phía sau. Cú đâm khiến ông Trường ngã và trượt khoảng 10m, đập đầu xuống đường chảy rất nhiều máu, nằm bất động trên đường.
Theo bà Thảo, đi cùng xe với ông Cường lúc này có 2 người khác, một người làm ở công an huyện và một người khác là công an xã Tứ Xã. 

Khi thấy ông Trường nằm bất tỉnh, một người có mở cửa xuống xe nhưng chỉ nhìn và cho rằng nạn nhân say rượu và tự ngã nên tiếp tục lên xe. Một người khác xuống lật người ông Trường, thấy có vết máu nên gọi hai người còn lại nhưng hai người này điều khiển ô tô bỏ đi.

Ngay sau đó, ông Trường được người dân đưa đi cấp cứu nhưng cùng ngày, nạn nhân đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc.

Theo người nhà nạn nhân, phía công an huyện Lâm Thao sau khi nhận được tin báo về vụ tai nạn đã cử cán bộ xuống hiện trường, đưa xe nạn nhân vào cất ở trụ sở. 

Trước sự việc bất thường này, người dân địa phương đã kiên quyết yêu cầu công an đưa xe ra hiện trường và phải được bảo vệ cẩn thận. Người dân đã làm rạp để bảo vệ dấu vết hiện trường, chờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền xuống điều tra xác minh.

Đến chiều 27/2, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã đến khám nghiệm hiện trường trước sự chứng kiến của người nhà và hàng trăm người dân ở đây.

Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ.

Dùng bình gas, xăng tấn công đoàn cưỡng chế

Không đồng tình phương án bồi thường, hai người dân đã dùng bình gas, xăng tấn công đoàn cưỡng chế đất...
 
Công an tỉnh Bắc Giang vừa khởi tố bị can Vi Văn Tùng (42 tuổi) và Vi Văn Thế (30 tuổi, đều ở thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn) về tội chống người thi hành công vụ vì đã tấn công đoàn cưỡng chế đất.
Sáng 24-2, tại khu Lê Duẩn, thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), khi đoàn cưỡng chế 137 người gồm các ban, ngành, địa phương đang thi hành cưỡng chế thu hồi đất thì hai người đã chống đối đoàn cưỡng chế. Khi lực lượng chức năng đến, một người ngồi trên cây châm lửa bình gas mini cột với chai bia ném vào lực lượng đến cưỡng chế. Rất may công an đã kịp thời khống chế không cho “quả bom gas” này phát nổ. Hai người dân này liền bị bắt ngay sau đó. Tại nhà hai người này, Công an huyện Lục Ngạn đã thu giữ 11 bình gas mini được buộc vào vỏ chai bia, bên trong có chứa xăng và một miếng vải ở miệng chai, một can nhựa chứa 16 lít xăng, hai bình gas loại 12 kg.


 
Từ mép đường (đã hoàn thành) đến rìa mảnh đất của một hộ dân còn hơn 5 m nhưng phần đất phía sau vẫn bị cưỡng chế với tổng diện tích hơn 700 m2. Ảnh: ND


Tùng và Thế là người dân có đất bị thu hồi. Do không đồng ý với phương án bồi thường thu hồi đất của chính quyền, Tùng và Thế đã chuẩn bị “vũ khí” để tấn công đoàn cưỡng chế. Hai người này là một trong 17 hộ dân bị thu hồi đất để làm đường nội thị thị trấn Chũ. 

Con đường này khởi công vào năm 2008, đến năm 2011 cơ bản xong. Các hộ dân cho rằng con đường không đi qua phần đất của họ nhưng vẫn bị thu hồi để phân lô bán nền, trong khi trước đó chỉ thông báo là thu hồi đất để làm đường nội thị và giá bồi thường thấp. 

Chúng tôi đã liên lạc với UBND huyện Lục Ngạn để tìm hiểu vụ việc nhưng lãnh đạo huyện đi vắng, hẹn sẽ trả lời sau.
NGUYỄN DÂN

Dân bao vây hai công an đánh người tại Huế

(PLO) – Người bị đánh là Phạm Văn Tây (17 tuổi) phải nhập viện tại bệnh viên Trung ương Huế.
Sự việc xảy ra khoảng 21 giờ 30, ngày 27-2, tại số nhà 30 Điện Biên Phủ (TP Huế). Có mặt tại hiện trường, chúng tôi chứng kiến hàng trăm người dân bao vây hai công an để phản đối việc đánh em Tây.

Trước sự phản ứng gay gắt của đám đông, hai công an này phải điện cho lãnh đạo Công an TP Huế và lánh đi. Khi lãnh đạo Công an TP Huế đến, người nhà mới chịu đưa Tây đến bệnh viện.

Theo nhân chứng kể lại, thời điểm trên, em Phạm Văn Tây chở một người bạn là Nhật Trung chạy ngược chiều trên đường Điện Biên Phủ. Khi đến trước số nhà 30, Tây bị xe công tác do thượng úy Phan Lê Phú điều khiển chặn lại. Thấy công an chặn xe bất ngờ, Tây cho xe lách sang một bên để tránh va chạm thì bị chiến sĩ công an ngồi sau vụt dùi cui vào đầu. Tây choáng váng và ngã vật xuống đường. Nhiều người dân chứng kiến sự việc cảm thấy bất bình, đã vây lấy hiện trường.


 Đám đông người dân tại hiện trường. Ảnh: VL
Anh Trần Bá Thắng, ngụ đường Trần Phú, TP Huế, người chứng kiến sự việc cho biết: “Hai công an đã dùng xe máy chắn ngang trước mũi chiếc xe đi ngược chiều và đánh vào người của hai thanh niên”- anh Thắng bức xúc.

Nhận định về việc này, ông Đặng Ngọc Sơn, Trưởng Công an TP Huế, cho biết theo anh em báo cáo, khi công an ra hiệu lệnh dừng xe, hai thanh niên đã không tuân thủ mà còn rú ga bỏ chạy. Chính vì vậy nên nhóm công an mới truy đuổi, do chạy nhanh nên hai thanh niên đó…tự ngã. Thái độ của người dân là do ùa theo đám đông. Theo ông Sơn, đoạn đường này thường xảy ra việc chạy xe ngược chiều, gây mất an toàn, lãnh đạo tỉnh đã nhắc nhở nhiều lần nên cần có biện pháp để ngăn chặn dứt điểm.
VIẾT LONG

61 ngư dân bị bắt ở Indonesia: Chờ phán quyết của tòa án

10:05 ngày 28 tháng 02 năm 2014

Các tàu đánh bắt của Việt Nam khi sang khai thác ở Indonesia phải “đeo lon” pháp nhân ở nước sở tại
TP - Ông Trần Xuân Nghiêm, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang sáng ngày 27/2 cho biết: Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã có văn bản trả lời xung quanh vụ 4 tàu cá cùng 61 ngư dân của tỉnh bị bắt giữ vào ngày 4/1/2014 tại đảo Tagempa.
Nguyên nhân bị bắt giữ là do vi phạm tọa độ theo luật đánh bắt thủy sản của nước sở tại. Số phận của các ngư dân và tàu cá bị bắt được giải quyết như thế nào phải chờ phán quyết của tòa án của Indonesia. Thời gian phải vài tháng nữa mới xong.
Các ông Trần Hon và Trương Văn Ngữ, chủ nhân của những chiếc tàu bị bắt nói trên tỏ ra hết sức lo lắng. “Một số ngư phủ lén điện thoại về nhà cho biết họ bị cho ăn đói và phải làm việc nặng nhọc, cực khổ. Trong khi đó phía Cty Đại Dương (đơn vị hợp đồng với các chủ tàu đi đánh bắt ở Indonesia) nói đã làm hết cách rồi.
Nhiều người vợ, người mẹ hàng ngày đến khóc lóc đòi phải đưa ngay chồng, con họ về nước. Để trấn an các gia đình, dịp Tết chúng tôi đã động viên, hỗ trợ mỗi hộ có ngư phủ bị bắt 5 triệu đồng. Mới đây tiếp tục hỗ trợ tiếp mỗi hộ 500 ngàn đồng và 50kg gạo”, ông Trần Hon nói.
Trong chương trình hợp tác khai thác thủy sản giữa Việt Nam và Indonesia, ông Trương Văn Ngữ và ông Trần Hon đưa 8 chiếc đi đánh bắt tại vùng biển Natura từ tháng 8/2013.
Mỗi chiếc phải đóng 45 ngàn USD/năm cho Cty Đại Dương. Đến nay Cty Đại Dương đã được Tổng cục Thủy sản cấp phép 60 chiếc đánh bắt ở Indonesia.

Hai Bà Trưng đánh giặc nào?

Trước ngày nhập học, cháu gái tôi hầu như không rời mấy cuốn SGK còn thơm mùi giấy mới. Đang đọc say sưa bỗng nó chạy đến bên tôi, chỉ vào bài tập đọc Hai Bà Trưng (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4, 5) nói ông ơi, cháu đọc hoài mà vẫn không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào.

Biết ngay “mặt mày” kẻ xâm lược nhưng nghĩ con bé đọc lớt phớt nên không nắm được nội dung, tôi chưa vội chia sẻ mà tranh thủ dạy cho cháu cách đọc sách. Rằng phải đọc từ từ cho thấm, kết hợp đọc với suy nghĩ, đừng đọc theo kiểu lấy được, lướt con mắt cho xong… Giờ cháu đọc lại đi. Làm gì có chuyện viết về khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không nêu đích danh giặc ngoại xâm.

Con bé nhăn mặt nói cháu đọc kỹ lắm rồi, vẫn không biết hai Bà đánh bọn xâm lược nào. Tôi nhổm dậy, cầm quyển sách, giương mục kỉnh lên. Và chợt ngớ ra: Lời con trẻ đúng quá. Bài học tuyệt không một chữ nào vạch mặt chỉ tên kẻ cướp mà toàn những danh từ nhợt nhạt, mập mờ, chung chung: tướng giặc, quân thù, giặc ngoại xâm, kẻ thù, quân xâm lược.

Viết về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc (năm 40 - 43) gắn với tên tuổi Hai Bà Trưng lừng lẫy nhưng SGK không hề dám nửa lời chỉ đích danh bọn xâm lược. Thậm chí cụm từ có tính hàm ngôn “phương Bắc” sách cũng không dám đặt sau cụm từ “kẻ thù”.

Vì sao SGK không cho các cháu biết quân giặc nào đã bắt tổ tiên của chúng lên non tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai, để phải làm mồi cho hùm beo, thuồng luồng, cá sấu?

Vì sao SGK không cho các cháu biết giặc ngoại xâm nào đã khiến “lòng dân oán hận ngút trời”?
Và vì sao SGK không nói rõ cho các cháu biết Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược nào, chúng từ đâu đến?

Cốt lõi của lịch sử là sự thật. Mỗi dòng lịch sử nước ta đều được viết bằng mồ hôi và máu của nhiều thế hệ. Nên có thể nói mỗi trang sử là một mảnh hồn thiêng sông núi. Không thể chấp nhận bài học lịch sử… nửa vời với cách trình bày ngắc ngứ, lấp lửng, loanh quanh, thiếu minh bạch, nếu không muốn nói là né tránh, bưng bít như thế.

Ở Lạng Sơn từng xảy ra chuyện tấm bia kỷ niệm chiến thắng của bộ đội ta bị đục bỏ những chữ điểm tên chỉ mặt quân thù. Người ta đã đổ thừa cho mưa nắng, cho sức tàn phá của thời gian. Còn với SGK Tiếng Việt 3, người làm sách đổ thừa như thế nào? Người lớn sao lại làm khuất lấp tên tuổi kẻ thù của Hai Bà Trưng để trẻ con phải băn khoăn? Thật khó giáo dục HS niềm tự hào, lòng yêu nước khi SGK đã thiếu công bằng, thiếu trung thực đối với lịch sử.

Trong lúc hy vọng bài học này sẽ được các nhà làm sách trả lại sự phân minh trắng đen sòng phẳng, tôi phải nói ngay trước đôi mắt mở to của cháu tôi rằng bọn giặc xâm lăng nước ta bị Hai Bà Trưng đánh không còn manh giáp chính là giặc Hán (Trung Quốc).

Theo Trần Cao Duyên(Thanh Niên)

Bài toán lớp 2 của đỉnh cao trí tuệ !


Cá chết hàng loạt ở công trình nghìn tỷ

Thứ năm, 27/2/2014 11:01 GMT+7

VNE-Trước hiện tượng cá chết đồng loạt ở công trình hồ chứa nước gần 2.300 tỷ đồng, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cơ quan chức năng khẩn cấp truy tìm nguyên nhân. 

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phạm Trường Thọ yêu cầu Sở Tài nguyên vàMôi trường, công an phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương kiểm tra khu vực hồ chứa nước Nước Trong ở thị trấn Di Lăng, xã Sơn Bao (huyện Sơn Hà) và 4 xã Trà Phong, Trà Xinh, Trà Trung và Trà Thọ (huyện Tây Trà).
Các cơ quan chức năng này phải làm rõ nguyên nhân khiến hàng loạt cá tự nhiên chết, khắc phục ngay tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở đầu nguồn. Kết quả kiểm tra báo cáo kết quả cho tỉnh vào đầu tháng 3 để xử lý.
27-2-Anh-1-Ca-chet-gui-8332-1393498564.j
Cá tự nhiên chết dày đặc nổi trên mặt nước ở hồ chứa nước Nước Trong, huyện miền núi Sơn Hà. Ảnh: Trí Tín.
Theo báo cáo của huyện Sơn Hà, liên tục từ giữa tháng 2 đến nay, cá tự nhiên chết nhiều tại khu vực hồ chứa nước Nước Trong.
Anh Đinh Văn Thành ở thôn Làng Mùng, xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà cho biết, hơn 10 năm đánh cá ở khu vực này chưa từng thấy cá chết bất thường nổi lềnh bềnh trên mặt nước với mức độ dày đặc như vậy. Tiết trời nóng bức, cá chết trôi dạt vào bờ bốc mùi hôi thối nồng nặc. 
Nhiều người dân đánh cá ở hồ kể, có ngày họ chèo ghe vớt được vài chục kg cá chép, cá trắm cỏ có trọng lượng nhỏ nhất khoảng 300 g, lớn nhất khoảng 5 kg, mang về nấu cho heo ăn. Chỉ trong vòng nửa tháng, ít nhất có khoảng 1 tấn cá tự nhiên chết nổi trên mặt hồ. Sau khi nhận thông tin, cơ quan chức năng của tỉnh đã lấy mẫu nước gửi đi xét nghiệm, phân tích tìm nguyên nhân.
Hồ chứa nước Nước Trong có tổng dung tích gần 290 triệu m3, dung tích chứa nước lớn nhất khu vực miền Trung hiện nay với tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng vừa có vai trò thủy lợi vừa thủy điện.
Trí Tín

Trưởng Công an TP Lạng Sơn bác bỏ 'lời khai chấn động'

09:14 ngày 28 tháng 02 năm 2014
Các bị cáo nghe tòa tuyên án
TP - Các bị cáo cựu cảnh sát TP Lạng Sơn cho rằng họ bị bắt do lãnh đạo cơ quan điều tra 'hạ bệ' thủ trưởng của họ để tranh đua 'suất' phó giám đốc Công an tỉnh. Song, chính 'sếp' của các bị cáo - Trưởng Công an TP Lạng Sơn - đã lên tiếng bác bỏ lời khai này.
Thiếu thành khẩn
Trong phần tuyên án vụ "cảnh sát trấn tiền gái mại dâm" chiều 27/2, bà Chu Thị Nguyễn Phin, thẩm phán chủ tọa phiên tòa kết luận: Trên cơ sở tài liệu điều tra, thẩm vấn công khai tại phiên tòa cho thấy, trong khoảng tháng 3 đến cuối tháng 4/2012, Trường, Hiếu đã sai khiến Tú thực hiện 3 vụ cưỡng đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn TP Lạng Sơn và huyện Cao Lộc (Tiền Phong đã có loạt bài phản ánh).
Cũng theo HĐXX, trong quá trình điều tra và tại các phiên tòa, các bị cáo nguyên là cảnh sát TP Lạng Sơn không thành khẩn, ăn năn hối cải, mặt khác còn quanh co, khai báo suy diễn, nguỵ biện hòng chối tội. Hành vi của các bị cáo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành bảo vệ pháp luật. Các bị cáo này phải cần phải lĩnh hình phạt cao hơn bị cáo “chim mồi” Hứa Viết Tú. 
Chiều 27/2, lãnh đạo Công an TP Lạng Sơn cho biết, những lời khai tại tòa của các bị cáo, nhất là bị cáo Trường là ngụy biện, không phản ánh đúng bản chất nội bộ ngành và Trường phải chịu trách nhiệm với những lời khai của mình.
Trước đó, trong phần tranh tụng với đại diện Viện kiểm sát, luật sư bào chữa cho bị cáo Triệu Văn Hiếu cho rằng, không thể dựa vào những lời khai để “ghép tội” cho Hiếu. Theo luật sư này, còn có những điểm còn mâu thuẫn giữa lời khai của những người liên quan trong vụ án chưa được làm rõ.
Tuy nhiên, HĐXX bác bỏ phần lớn quan điểm bào chữa của luật sư cho Triệu Văn Hiếu, khẳng định bị cáo Hiếu đã trấn tiền, vàng của gái mại dâm tại khách sạn Sao Mai và trấn tiền của lái xe trong vụ “bắt bạc” ở Bến xe phía Bắc TP Lạng Sơn.
Trên cơ sở hệ thống chứng cứ, lời khai của bị cáo, bị hại, người làm chứng và bảng nhận dạng, HĐXX cho rằng có đủ căn cứ để xác định các bị cáo Trường, Hiếu, Tú đã phạm tội như cáo trạng truy tố của Viện KSND TP Lạng Sơn.
Án nghiêm khắc cho 2 cựu cảnh sát
Về mức hình phạt áp dụng đối với bị cáo Trường và Hiếu, HĐXX cho rằng, những người này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội. Do không được lãnh đạo đơn vị phân công thi hành công vụ (đi bắt bạc, bắt mại dâm – PV) nên các bị cáo này có tình tiết tăng nặng theo điểm c, khoản 1, điều 48 Bộ luật Hình sự; phạm tội nhiều lần theo điểm g, khoản 1, điều 48 BLHS.
Trên cơ sơ đó, Tòa tuyên bị cáo Hoàng Công Trường 30 tháng tù giam, Triệu Văn Hiếu 24 tháng tù giam, Hứa Viết Tú 18 tháng tù giam. Đồng thời, các bị cáo phải liên đới bồi hoàn cho các bị hại Nguyễn Thị Ng., Vy Thị N. (gái mại dâm), tổng số tiền trên 16 triệu đồng. Riêng số tiền 4 triệu đồng cưỡng đoạt trong vụ “bắt bạc”, do bị hại không yêu cầu bồi thường, nên HĐXX tuyên tách ra xử lý sau, nếu sau này bị hại có đơn yêu cầu.
Về ý kiến kêu oan của cựu cảnh sát Ngụy Ngọc Hùng (ra tòa lần này với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, sau khi đã chấp hành xong bản án 12 tháng tù treo theo phán quyết của Tòa cấp phúc thẩm - PV), cho rằng bản thân bị oan, công tố viên không đối đáp vì cho rằng vấn đề này không thuộc phạm vi giải quyết của cấp tòa án sơ thẩm.
Theo đông đảo người tham dự phiên tòa, mức án dành cho các bị cáo được coi là khá thỏa đáng.

Công an Lạng Sơn bác bỏ “lời khai chấn động”
Trước đó, tại phiên xử ngày 26/2, bị cáo Trường và Hiếu cùng cho rằng, họ bị lãnh đạo Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an tỉnh Lạng Sơn dụ dỗ, cho chép lời khai của nhau; do họ học không đúng chuyên ngành điều tra nên mắc vào vòng lao lý.
“Ngày ấy, có một “suất” phó giám đốc công an tỉnh, thấy thủ trưởng đơn vị tôi có nhiều khả năng “tranh cử”, nên họ đã dựng lên vụ việc này để “hạ bệ”. Và chúng tôi trở thành nạn nhân của màn kịch đó” - bị cáo Trường khai trước tòa.
Phản hồi về nội dung này, chiều 27/2, lãnh đạo Công an TP Lạng Sơn cho biết, những lời khai tại tòa của các bị cáo, nhất là bị cáo Trường là ngụy biện, không phản ánh đúng bản chất nội bộ ngành và Trường phải chịu trách nhiệm với những lời khai của mình.
Đại tá Bùi Điển, Trưởng Công an huyện Cao Lộc (nguyên Trưởng phòng PC45 Công an tỉnh Lạng Sơn thời điểm điều tra vụ án), cũng khẳng định, các tài liệu điều tra vụ án rất khách quan, đúng pháp luật...
Nguyễn Duy Chiến

Hố tử thần' rộng cả chục mét ở Hòa Bình

VNE-Thứ năm, 27/2/2014 12:18 GMT+7

Hố tử thần' rộng cả chục mét ở Hòa Bình

Hai hố sụt lún tại cánh đồng thuộc thôn Khi (Lạc Sơn, Hòa Bình), hố rộng nhất có đường kính hơn 20 m và hố thứ hai nứt dài 250 m chạy sát đường dân sinh.

Thời gian gần đây, cánh đồng cạnh đường thuộc thôn Khi (xã Ân Nghĩa, Lạc Sơn) xuất hiện một hố sụt có đường kính 10 m, sâu 10 m. Sau khoảng một tuần, hố này tiếp tục sụt rộng đến 20 m.
Ngày 15/2, thêm một hố sụt mới đường kính 4 m, sâu 3 m và một vết nứt dài 250 m chạy dọc tuyến đường dân sinh. Những vết sụt lún lan rộng gây ảnh hưởng tới đời sống của khoảng 10 hộ dân thuộc thôn Khi. Một hộ dân ở cạnh cánh đồng, cách hố sụt lún khoảng 10 m, bị nứt tường nhà.
'Hố tử thần' đầu tiên xuất hiện ở giữa cánh đồng thôn Khi, rộng cả chục mét.Ảnh: Sơn Dương
"Hố tử thần" ở giữa cánh đồng thôn Khi, rộng cả chục mét. Ảnh: Sơn Dương
Ông Nguyễn Văn Toàn, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình xác nhận hai "hố tử thần" trên gây ảnh hưởng đến người dân ở thôn Khi. Tỉnh đã chỉ đạo chính quyền địa phương di dời các hộ dân trong khu vực nguy hiểm.
"Tỉnh cũng giao Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Khoa học Công nghệ lập đoàn kiểm tra thực địa để xác định nguyên nhân gây ra sụt lún", ông Toàn nói.
Theo ông Bùi Văn Thắng, Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Hòa Bình, các hố này vẫn tiếp tục sụt và lan rộng "Chúng tôi đã cho lấp đất, tuy nhiên, tới nay vẫn còn sâu khoảng 7 đến 8 m", ông Thắng cho hay.
Ông Thắng cũng cho biết thêm, qua phân tích, đo đạc địa chất tại vị trí sụt, khoan sâu khoảng 50 m vẫn chưa tìm thấy đá mè, rất có thể vết sụt còn sâu hơn nữa.
Sở đang phối hợp với Viện địa chất để xác định nguyên nhân và khắc phục sự cố. Trước đó, đoàn của Viện từng phát hiện và xử lý một trường hợp sụt lún tương tự ở Phú Lão, Lạc Thủy vào năm 2005. Theo ông Thắng, Sở sẽ cố gắng tìm ra nguyên nhân trong vài ngày tới.
Bá Đô

Tiếp viên Vietnam Airlines bị nghi tiếp tay hàng ăn cắp ở Nhật

Thứ sáu, 28/2/2014 09:19 GMT+7

Báo Nhật đưa tin một nữ tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật.

Tờ Sankei Shimbun của Nhật ngày 27/2 đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Vietnam Airlines bị tình nghi mua lại mỹ phẩm từ một nhóm trộm cắp tại Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật.
Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.
Tháng 12 năm ngoái, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo. Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.
an-cap-6828-1393496746.jpg
Một siêu thị ở quận Saitama, phía bắc Tokyo phải treo biển bằng tiếng Việt cảnh báo rằng camera đang hoạt động và nếu ai ăn cắp sẽ bị cảnh sát bắt. Ảnh minh họa.
Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh sát phát hiện, hàng ăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán sản phẩm.
Trong bài báo này, Sankei Shimbun nhắc lại sự việc một cơ phó của Vietnam Airlines từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam hồi 2009.
Do nhu cầu cao các sản phẩm mang thương hiệu Nhật ở Việt Nam, việc buôn lậu mặt hàng này hiện nay khá phổ biến. Việc bán hàng lậu đem lại mức lời cao hơn do không phải chịu thuế.
Tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam, tờ Sankei Shimbun viết, giá một số loại mỹ phẩm Nhật còn rẻ hơn giá tại Nhật Bản, nhất là tại một khu vực quanh trụ sở chính của hãng hàng không Vietnam Airlines. Nhiều sản phẩm còn nguyên nhãn giá của các cửa hàng bên Nhật.
Theo cơ quan cảnh sát quốc gia của Nhật, số người Việt bị bắt vì ăn cắp đồ siêu thị ngày càng tăng cao, chiếm tới 40% những vụ người nước ngoài ăn cắp tại đây. Riêng trong tháng một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ tận gốc loại hình buôn bán này.
Trao đổi với VnExpress, đại diện Vietnam Airlines cho biết đã nắm được sơ bộ vụ việc một tiếp viên của hãng bị tình nghi tiếp tay cho hàng ăn cắp. Danh tính người này và chi tiết vụ việc đang được khẩn trương tìm hiểu. "Quan điểm của hãng từ trước đến nay vẫn là xử lý đúng người đúng hành vi. Tùy mức độ vi phạm, tiếp viên có thể bị cảnh cáo đến đuổi việc", đại diện của Vietnam Airlines nói.
Anh Đức

Kết quả bầu chủ room Diễn Đàn ChinhTri TranhLuan DanChu nhiệm kỳ 1/3/2014 - 31/5/2014

Cảm ơn lá phiếu của quý vi. !


Trấn lột gái mại dâm..3 công an ra tòa!

LẠNG SƠN (NV) Sáng ngày 26 tháng 2, 2014, ba cựu nhân viên công an thành phố Lạng Sơn đã phải hầu tòa vì bị cáo buộc trấn lột tiền, vàng của các cô gái mại dâm.
Ba người này gồm Ngụy Ngọc Hùng, Triệu Văn Hiếu và Hoàng Công Trường, thuộc công an thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.



Phiên tòa xử cán bộ công an trấn lột tài sản gái mại dâm. (Hình: báo Tiền Phong)

Báo Lao Ðộng dẫn lời khai của bị cáo thứ tư tên Hứa Viết Tú được cho là gây chấn động phiên tòa vì tiết lộ nhiều tình tiết quan trọng. Ông Hứa Viết Tú nhìn nhận đã mắc nhiều tiền án, và trở thành người “có máu mặt” tại địa phương nhờ quen biết với các cán bộ công an nêu trên.

Ông Tú khai đã được các ông Hùng, Hiếu và Trường sai bảo, tìm cách gài bẫy để đưa một số cô gái mại dâm hành nghề tại thành phố Lạng Sơn vào tròng, rồi trấn lột tài sản của họ. Các nạn nhân, kể cả nhân chứng xác nhận thủ đoạn của các công an nói trên, đã cưỡng đoạt của họ khoảng 10 triệu đồng, tương đương 500 đô la và 2.5 chỉ vàng.

Ông Tú còn cho biết, ông được lệnh của ba ông Hùng, Hiếu và Trường lập kế ngụy trang bắt cờ bạc, trấn lột tiền của một số tài xế lái xe vận tải miền Nam đang đậu tại bến xe Phía Bắc, thành phố Lạng Sơn. Trong vụ trấn lột này, nhóm bị cáo nói trên bỏ túi 4 triệu đồng, tương đương 200 đô la.

Xuất hiện tại phiên tòa còn có một phụ nữ đại diện người bị hại, bà Vy Thị N. khai rằng hoạt động trấn lột của nhóm cán bộ công an nói trên kéo dài nhiều năm. Bà xác nhận sự thật hoàn toàn đúng theo lời khai của bị cáo Hứa Viết Tú.

Chiều ngày 26 tháng 2, 2014, công tố viên thành phố Lạng Sơn đề nghị các hình phạt tù dành cho các bị cáo nói trên, thấp nhất là 18 tháng và cao nhất là 24 tháng tù giam.

Vẫn theo báo Lao Ðộng, cả ba bị cáo Trường, Hiếu và Hùng đều phủ nhận phần luận tội của các quan tòa Lạng Sơn. Họ còn nói đã bị công an tỉnh Lạng Sơn ép cung. Nguyên nhân buộc họ phải ra trước tòa, các bị cáo này nói rằng, xuất phát từ vụ đấu đá giành ghế trong nội bộ ngành công an tỉnh Lạng Sơn.
Theo bị cáo Hoàng Công Trường, chỉ vì các sếp tranh nhau chiếc ghế phó giám đốc công an tỉnh, mà họ biến thành nạn nhân của các màn thanh trừng. 

Lại dùng bom xăng chống cưỡng chế thu hồi đất

TP - Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang tạm giữ 2 đối tượng: Vi Văn Tùng (SN 1972) và Vi Văn Thế (SN 1984), đều trú quán tại khu Lê Duẩn, thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang do có hành vi chống đối lực lượng thi hành nhiệm vụ.
Sự việc được xác định ngày 24/2, do chưa thống nhất phương án bồi thường thu hồi đất để xây dựng đường, Tùng và Thế đã chuẩn bị 2 bình gas (loại 12 kg) và 30 lít xăng cùng nhiều bình gas mini để sẵn sàng chống đối, khi lực lượng chức năng đến cưỡng chế hai người đã châm lửa vào can xăng, kích nổ bình gas và các chai bom xăng tự chế ném vào lực lượng đến cưỡng chế. 

Rất may, các can xăng và bình gas chưa kịp bắt lửa thì bị lực lượng chức năng khống chế kịp thời nên không gây thiệt hại gì. 

Tại nhà Tùng và Thế, Công an huyện Lục Ngạn tiếp tục thu giữ 13 bình gas mini được buộc vào vỏ chai bia bên trong có chứa xăng, 1 can xăng còn 16 lít, 2 bật lửa và 2 bình gas loại 12 kg.

Hàng ngàn người đổ xô đi chích ngừa sởi cho con!

SÀI GÒN (NV) Dịch sởi bùng phát tại Việt Nam những ngày qua khiến nhiều trung tâm y tế tại Hà Nội thiếu thuốc chích ngừa. Còn Viện Pasteur ở Sài Gòn thì hầu như không còn chỗ chen chân.

Báo Dân Trí cho biết, số phụ huynh đưa con đi chích ngừa sởi chen chúc nhau sáng 26 tháng 2, 2014 lên đến gần 1,500 người. Rất nhiều cư dân các tỉnh phụ cận Sài Gòn nói đã chờ hàng giờ đồng hồ vẫn không tới lượt, không lấy được số thứ tự, đành phải quay về quê.



Hàng ngàn cư dân Sài Gòn và các tỉnh phụ cận chen chúc đưa con đi chích ngừa sởi tại viện Pasteur. (Hình: báo Một Thế Giới)

Cảnh chen lấn, xô đẩy diễn ra từng đợt. Hàng chục người ngồi gục trên ghế chờ, vì thức dậy từ rất sớm và quá mệt mỏi.

Dư luận nói rằng, cảnh tượng này diễn ra sau thông báo của ngành y tế nói bệnh dịch bùng phát khiến phụ huynh lo sợ, đưa con đi chích ngừa. Số người đổ xô đến quá lớn, vượt khỏi tầm kiểm soát của một đội ngũ cán bộ bị “áp đảo về số lượng” tại Viện Pasteur, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, Sài Gòn.
Trước đó, một phúc trình của bệnh viện Nhi Ðồng Trung Ương Việt Nam nói rằng, từ đầu năm 2014 đến nay có 160 bệnh nhân nhỏ tuổi mắc bệnh sởi. Trong số này, có 20 trường hợp bị biến chứng làm viêm phổi, suy hô hấp, phải thở bằng máy. Phúc trình này cũng cho hay, tại Việt Nam có 7 ca tử vong vì bệnh sởi trong thời gian trên.

Báo Dân Trí dẫn lời Bác Sĩ Nguyễn Văn Lâm, phó trưởng khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi Ðồng Trung Ương tại Hà Nội nói rằng, sởi là bệnh lành tính và chỉ diễn biến nặng đối với những trường hợp khinh suất, chủ quan khi nhiễm bệnh. Biến chứng của bệnh sởi, theo ông, rất nguy hiểm, khiến người bệnh bị viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, loét giác mạc mắt, viêm não có thể dẫn tới tử vong. Ông cũng nói rằng những người bị biến chứng viêm phổi sau khi lên ban sởi rất nguy hiểm.

Phúc trình của bệnh viện Nhi Ðồng Trung Ương cũng cho biết, trẻ sinh non, suy dinh dưỡng rất dễ gặp nguy vì biến chứng của sởi. 

Công an tạo ra án oan nhưng chỉ mới giải oan!

HÀ NỘI (NV) .- Công an CSVN vừa thẩm vấn ông Nguyễn Thanh Chấn, mẹ ông và con trai ông về những tình tiết có liên quan đến vụ oan án mà ông Chấn là nạn nhân. Chưa rõ mục tiêu nhằm làm gì.


Hình chụp ông Nguyễn Thanh Chấn. Sau khi được giải oan, ông Chấn và thân nhân vẫn đang ngụp lặn trong nợ nần, hậu quả do oan án gây ra. (Hình: Người Lao Động)


Bốn tháng sau khi được trả tự do vì hàm oan, ông Chấn vẫn chưa được bồi thường. Mặt khác, chưa có viên chức tư pháp nào liên quan tới việc khởi tố oan, tra tấn – ép nhận tội, truy tố oan, kết án oan bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Năm 2003, ông Nguyễn Thanh Chấn bị cáo buộc giết một người hàng xóm. Dù ông liên tục kêu oan và có nhiều nhân chứng, bằng chứng cho thấy ông vô tội nhưng ông Chấn vẫn bị phạt chung thân và ở tù suốt mười năm. Mãi tới năm ngoái, vì gia đình hung thủ có mâu thuẫn, thân nhân ông Chấn mới tìm ra thủ phạm và thủ phạm đã đầu thú. Ông Chấn được trả tự do hồi cuối năm ngoái, trở về nhà khi vợ đã hóa điên do tuyệt vọng, bốn đứa con phải bỏ học nửa chừng vì đói nghèo.  

Hồi cuối tháng 1-2014, Bộ Công an CSVN ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ vai trò bị can của ông Chấn nhưng đến nay, vẫn chưa xem xét bồi thường, những kẻ có trách nhiệm liên đới trong việc tạo ra oan án vẫn bình an vô sự.

Theo báo chí Việt Nam, gia đình ông Chấn đang hết sức túng thiếu. Vợ con ông đang nợ hàng trăm triệu đồng, chưa kể phải vay mượn giấy tờ nhà đất của nhiều người để thế chấp ngân hàng, lấy tiền đi kêu oan, cũng như nuôi ông Chấn suốt mười năm ông ngồi tù oan.
Cuối năm ngoái, trước sự phẫn nộ của công chúng đối với hệ thống tư pháp Việt Nam, Quốc hội của chế độ phải ban hành một nghị quyết, yêu cầu kiểm tra lại toàn bộ những bản án với hình phạt từ 20 năm tới tử hình mà hệ thống tòa án đã tuyên. Tuy nhiên đến nay, chưa có oan án nào được giải. Chỉ trong vài tháng cuối năm ngoái, báo chí Việt Nam nêu ra khoảng 20 vụ án có dấu hiệu oan sai song tất cả những đề nghị tái thẩm đều chưa có hồi đáp.

Chẳng hạn, sau khi báo chí nêu lại vụ án Huỳnh Văn Nén, người cũng bị phạt chung thân vì “giết người” như ông Nguyễn Thanh Chấn và đã ở tù 15 năm, Bộ Công an Việt Nam đã cử người tới làm việc với gia đình ông Nén rồi… thôi. Các tình tiết trong vụ ông Huỳnh Văn Nén bị kết tội giết người còn ly kỳ hơn vụ ông Nguyễn Thanh Chấn.

Cách nay 16 năm, vào một đêm của tháng 4 năm 1998, bà Lê Thị Bông ở huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận bị giết, hung thủ lấy của bà một chiếc nhẫn vàng 24K. Tháng sau, trong một cuộc nhậu, ông Nén tuyên bố ông là hung thủ rồi bị Công an Bình Thuận bắt khẩn cấp. Trong tù, ông Nén nhân tội nhưng tại tòa, ông kêu oan và giải thích, sở dĩ ông nhân tội vì bị tra tấn. Tố cáo của ông Nén không được xem xét. Ông Nén bị phạt chung thân.
Chuyện vẫn chưa ngừng ở đó. Hồi tháng 5 năm 1993, năm năm trước ngày bà Bông bị giết, tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận từng có một phụ nữ tên Dương Thị Mỹ bị giết và Công an Bình Thuận bó tay, không tìm ra thủ phạm. Trong tù, ông Nén nhận thêm rằng, ông còn là thủ phạm giết bà Mỹ. Giúp ông thực hiện vụ án mạng này là 8 thành viên trong gia đình của vợ ông.

Cũng vì vậy, toàn bộ gia đình bên vợ ông bị bắt. Một trong 8 người chết trong tù. Bất chấp phân tích của các luật sư và báo giới về những điểm phi lý trong Kết luận Điều tra của Công an và Cáo trạng của Viện Kiểm sát, cũng như lời kêu oan, tố giác bị tra tấn để buộc phải nhận tội của các bị cáo, Tòa án vẫn xác định họ là đồng phạm và phạt bảy người còn lại trong gia đình vợ của ông Nén nhiều mức hình phạt khác nhau. Riêng ông Nén bị phạt tử hình.

Sau khi phải xử đi, xử lại nhiều lần do áp lực của công luận, 8 năm sau, bản án kết tội ông Nén và các thành viên trong gia đình vợ của ông đã giết bà Dương Thị Mỹ bị hủy vì không có căn cứ để kết luận họ giết người. Án tử hình đã tuyên đối với ông Nén được rút lại nhưng ông Nén vẫn phải ở tù vì giết bà Lê Thị Bông. Bảy người trong gia đình vợ của ông thì được trả tự do.

Bản án chung thân dành cho ông Nén đã khơi dậy lương tâm của một người tù. Người tù này viết thư, gửi cho nhiều nơi, kể rằng, hai người bạn của ông ta mới thực sự là những kẻ đã giết bà Lê Thị Bông. Hai thủ phạm không chỉ kể với ông ta về chuyện giết bà Bông, mà còn thuật lại tỉ mỉ về việc đã đem chiếc nhẫn vàng 24K đi bán thế nào.

Các con của bà Bông cũng gửi đơn kêu oan cho ông Nén. Một vài viên chức trong chính quyền xã cũng đề nghị xét lại bản án đã tuyên với ông Nén vì không ai tin ông là thủ phạm giết bà Bông. Đáp lại những đề nghị này, Công an Bình Thuận cử chính điều tra viên đã từng bị ông Nén tố cáo là tra tấn, ép ông nhận tội đi… “xác minh”. Kết quả tất nhiên là không có cơ sở để xét lại vụ án.

Oan án của ông Nguyễn Thanh Chấn còn làm dấy lên một làn sóng đòi xét lại án tử hình đối với ông Hàn Đức Long. Ông Long cũng ngụ ở Bắc Giang như ông Chấn. Hồi năm 2005, vì không tìm ra thủ phạm đã cưỡng hiếp và giết một bé gái năm tuổi, Công an Bắc Giang kêu gọi dân chúng “tố giác tội phạm”. Có hai phụ nữ là mẹ con, từng tranh chấp đất với ông Hàn Đức Long, gửi đơn tố giác ông Long là thủ phạm.

Đây là lý do khiến Công an Bắc Giang bắt ông Long. Trong tù, ông Long nhận là thủ phạm nhưng tại Tòa, ông Long kêu oan và giống như nhiều người bị hàm oan khác, ông Long tố giác công an đã tra tấn ông để buộc ông nhận tội. Ông Long bảo rằng, ông đành nhận tội với hy vọng có thể sống sót để kêu oan trước tòa.
Cả phía công tố lẫn tòa án các cấp đều không thèm nghe ông Long kêu oan. Thậm chí khi các luật sư đưa ra hàng loạt bằng chứng chứng minh, có nhiều chứng cứ cho thấy ông Long vô tội, những cơ quan này cũng không thèm xem xét.

Chẳng hạn, sau phiên sơ thẩm, khi ông Long bị phạt tử hình, hai mẹ con đã tố giác ông Long là thủ phạm xin rút lại cáo giác. Hoặc có bảy người xác định, vào thời điểm bé gái năm tuổi bị cưỡng hiếp và bị giết, ông Long đang xay thóc với họ. Tuy nhiên ông Long vẫn bị phạt tử hình và đang chờ ngày bị tử hình.


Văn phòng của một luật sư tên là Ngô Ngọc Trai đã tìm nhiều cách để vận động xem lại vụ án, minh oan cho ông Long nhưng không thành công. Trung tâm Tư vấn pháp luật của Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng có văn bản đề nghị xem lại vụ án mà không ai thèm ngó ngàng. 

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo mới!

Thứ Năm, 27/02/2014 10:46


Ngân hàng (NH) TMCP Á Châu (ACB) vừa khuyến cáo khách hàng về thủ đoạn lừa đảo và gian lận bên ngoài NH của một số đối tượng.


Theo ghi nhận thông tin từ cơ quan chức năng, gần đây các đối tượng lừa đảo thường đánh cắp thông tin cơ bản của người bị hại, dùng sim rác gọi cho khách hàng tự xưng là nhân viên tổ chức từ thiện, công an điều tra, cán bộ thi hành án, nhân viên NH…

Các đối tượng thông báo khách hàng trúng thưởng, được nhận viện trợ từ nước ngoài hoặc hù dọa tài khoản NH có dính líu đến vụ án hình sự nhằm đám vào tâm lý nhẹ dạ, cả tin. Sau đó, yêu cầu khách hàng nộp tiền, chuyển khoản tiền đối ứng để được nhận viện trợ, nhận thưởng, giải quyết vụ án.

Để ngăn chặn hành vi lừa đảo, ACB khuyến cáo khách hàng không đứng tên mở hộ tài khoản, làm thẻ NH và dịch vụ NH điện tử cho người khác, cảnh giác với thủ đoạn yêu cầu nạp tiền, chuyển tiền và tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân…

T.Phương