Sunday, March 8, 2015

Bông hoa nào cho ngày 8 tháng 3?

Mi Van Løvstrøm - Ngày 8/3/2015 năm nay, MV muốn dành tặng vài lời đến các chị phụ nữ đấu tranh vì quyền lợi chung ở trong nước. Đặc biệt chị Phùng Thị Ly, một trong những người đã chuẩn bị "cuộc xuống đường 8/3 theo tinh thần của Hai Bà Trưng, để nói lên tinh thần yêu nước, chống giặc phương Bắc". Buổi xuống đường đã không được thực hiện, vì các chị đã bị công an địa phương ngăn chặn, không ra ngoài được. Riêng chị Phùng Thị Ly, trên đường đi đã bị công an bắt giữ và chị Ly đã bị công an đánh...

*

Sáng ngủ dậy, như thường ngày, MV cà phê, đọc báo và lướt mạng. Hôm nay FB tràn đầy lời chúc, hoa, quà và rất nhiều thứ, từ thức ăn đến những buổi shopping được nhiều bạn chia sẻ qua hình ảnh.

Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu người phụ nữ trên thế giới. Kể từ năm 1910, ngày 8 tháng 3 được chọn làm ngày để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới.

Ngày nay ở một số các quốc gia, ngày 8 tháng 3 được kỷ niệm bằng những hoạt động liên quan, diễu hành, đòi quyền bình đẳng, chống mại dâm và bạo lực đối với phụ nữ...

Ở Việt Nam, dường như ngày 8/3 đã được bình thường hóa như là một ngày phái nam chiều chuộng phái nữ, tặng quà, tặng hoa, mời đi ăn... Nhưng hầu như ít ai nói đến chuyện bình đẳng hay quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội.

Ngày 8/3/2015 năm nay, MV muốn dành tặng vài lời đến các chị phụ nữ đấu tranh vì quyền lợi chung ở trong nước. Đặc biệt chị Phùng Thị Ly, một trong những người đã chuẩn bị "cuộc xuống đường 8/3 theo tinh thần của Hai Bà Trưng, để nói lên tinh thần yêu nước, chống giặc phương Bắc". Buổi xuống đường đã không được thực hiện, vì các chị đã bị công an địa phương ngăn chặn, không ra ngoài được. Riêng chị Phùng Thị Ly, trên đường đi đã bị công an bắt giữ và chị Ly đã bị công an đánh.


Thiết nghĩ trong cùng một ngày, bên ngoài đang ăn mừng, chúc tụng phụ nữ, nhưng bên cạnh đó lại có nhiều phụ nữ bị chặn lại ở nhà không được đi đâu. Có những phụ nữ bị bắt, có những phụ nữ bị trù dập, chỉ vì các chị ấy muốn thể hiện cái quyền của mình và muốn nói lên tấm lòng yêu nước của mình.

Không có bông hoa nào đẹp hơn những bông hoa đang ẩn hiện ở trong trái tim của các chị. Cảm ơn cuộc đời đã cho MV có cơ hội biết đến những bông hoa này. 

Cảm ơn chị Phùng Thị Ly.

Cảm ơn các chị trong Phong Trào Liên Đới Dân Oan và tất cả các người phụ nữ Việt Nam khác đã và đang dấn thân trên con đường đấu tranh cho nhân quyền và nhân bản.


Năm mới, thi nhau đánh bạc, đá gà

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
Theo RFA-2015-03-06  

da-ga-622.jpg
Một sới đá gà độ ở Tây Nam Bộ.RFA

Nếu như Tết Ất Mùi là cái Tết thê thảm của người lao động nghèo, nông dân, người buôn hoa cuối năm và dư âm của nó vẫn còn đâu đó trong những bữa cơm thiếu hụt dinh dưỡng, những đôi mắt thâm quầng vì thức đêm và buồn bã thì Tết Ất Mùi cũng là mùa khởi sự của những ổ cờ bạc, đá gà trên đất Sài Gòn nói riêng và trên cả nước nói chung. Hầu như đi đâu người ta cũng có thể bắt gặp cảnh đá gà, và nếu có tiền, chỉ cần ngoắc một tay xe ôm bất kì nào đó, nhờ họ chở đến tụ điểm đánh bạc, nếu tay xe ôm không cảm thấy nghi ngờ gì, anh hoặc chị ta có thể chở khách đến tụ điểm đánh bạc ngay tức khắc, chuyện cờ bạc, rượu chè ở Việt Nam có thể xếp vào hàng có tên tuổi trên thế giới.

Tháng Giêng là tháng ăn chơi

Một người tên Lam, chuyên chạy xe ôm ở Bà Điểm, Hóc Môn, Sài Gòn, chia sẻ: “Họ đổ về các tỉnh miền Tây, các vùng quê nó đánh, cái quy trường là từ ba triệu rưỡi cho đến năm triệu rưỡi. Đánh bài thì đông nhưng năm nay chỉ cần động một cái là họ chuyển đi chỗ khác liền.”
"Họ đổ về các tỉnh miền Tây, các vùng quê nó đánh, cái quy trường là từ ba triệu rưỡi cho đến năm triệu rưỡi. Đánh bài thì đông nhưng năm nay chỉ cần động một cái là họ chuyển đi chỗ khác liền."-Ông Lam
Theo ông Lam, có ba thứ mà một người xe ôm như ông cần phải rành rõi để tồn tại, để không bị các hãng taxi đè bẹp, đó là tụ điểm cờ bạc, các nhà thổ và những nơi ốp đồng. Thậm chí có nhiều xe ôm còn biết thêm điểm thứ tư, đó là nơi có thể mua bán ma túy một cách dễ dàng. Nhưng ông Lam chỉ chọn biết ba địa điểm trên để hành nghề.

Và thường thì các tụ điểm ăn khách theo mùa, ví dụ như đầu mùa Xuân, các tụ điểm đá gà, cờ bạc sẽ hút khách nhiều nhất, sang tháng Hai thì khách vãng dần, đi vào ổn định bởi những người có nhiều tiền, các đối tượng vợ và con quan chức tới lui thường xuyên, không rầm rộ như tháng Giêng, thời gian này người ta đi đến các điện thờ, đền miếu tăng lên nhiều hơn. Và bắt đầu tháng Ba, các tụ điểm ăn chơi trác tán có gái đi vào hoạt động mạnh hơn, đồng thời với thời, các điểm bán ma túy cũng bắt đầu hoạt động mạnh trở lại.

Nhưng hiện tại đang là tháng Giêng, tháng của cờ bạc nên các xe ôm thỏa sức mà kiếm cơm nhờ việc đưa người đến sòng bài. Ông Lam nói rằng trên đất Sài Gòn, nếu tìm sòng bạc thì thượng vàng hạ cám đều có, từ chỗ chơi với nhau vài chục ngàn đồng cho đến chơi vài triệu, thậm chí vài chục triệu, vài trăm triệu, hàng tỉ đồng đều có. Cứ tùy vào túi tiền và đẳng cấp để mà chơi. Còn chuyện đá gà thì về Gò Vấp, Bà Điểm, Hóc Môn, Quận Tư, Quận 10, những những nơi này, đâu cũng có sới gà đá độ với nhau, nếu độ ít thì vài triệu, độ nhiều cũng lên đến tiền tỉ, không có gì là không thể xảy ra, miễn có tiền là có tất cả.

Chen nhau sát phạt bầu cua cá cọp. RFA PHOTO.

Ông Lam kể thêm là mới sáng hôm qua, ông dắt một Việt Kiều Mỹ đi xem đá gà, ban đầu anh ta chỉ xem cho vui, sau đó cũng tham gia cá độ, mức cược ban đầu là vài trăm đô la, sau vài ván có ăn có thua, anh ta cũng say máu gà và cược độ cả ngàn đô la, cuối cùng là cược lên đến cả chục ngàn đô la và sau đó cháy túi, ôm hận ra về với cái túi rỗng không, không còn đủ tiền để trả xe ôm, phải mượn tiền người thân để trả cho ông Lam.

Anh Việt Kiều này kể với ông Lam là anh đã ăn cược với một tay hình như là chủ tịch phường, tay này tỏ ra coi thường anh Việt Kiều, cho rằng Việt Kiều không có đủ tiền để chơi mà ưa tài lanh, anh ta nổi máu khùng chơi tới bến. Chơi xong, thua độ, anh mới chua chát nhận ra là mình đã chọc phải ổ kiến lửa, vì Việt Kiều bây giờ làm sao giàu và đủ tiểu xảo bằng Việt Cộng mà lại lao đầu vào chơi với họ nên thua cũng đúng mà thôi.

Tháng Hai bán nhà ra bụi

Một người tên Khánh, vốn là dân đánh bạc lâu năm và có số có má ở khu đồng hương miền Trung tại Tân Bình, Sài Gòn, chua chát nói: “Không có chỗ chơi cố định, nó đánh lớn thì đâu có chơi một chỗ. Như anh ngày xưa thì đánh toàn 1 tỷ, hai tỷ. Bữa nay thì nó đánh lớn hơn nhiều, nó thuê xe di động, loại 16 chỗ, đánh trên đường đi luôn, nó đi Đồng Nai rồi đánh về, ăn uống cũng phục vụ trên xe luôn. Họ đánh sạt mậu ra đánh...”

Theo ông Khánh, cờ bạc nó cũng giống như quyền lực chính trị, một khi đã say máu ngà với nó thì e rằng khó mà dứt ra nổi. Cho dù có thua tơi tả, có mang nhà ra thế chấp để trả nợ giang hồ thì vài ngày sau cũng đã nổi máu trở lại và bằng mọi giá phải kiếm cho được tiền để gỡ vốn.
"Không có chỗ chơi cố định, nó đánh lớn thì đâu có chơi một chỗ. Như anh ngày xưa thì đánh toàn 1 tỷ, hai tỷ. Bữa nay thì nó đánh lớn hơn nhiều, nó thuê xe di động, loại 16 chỗ, đánh trên đường đi luôn, nó đi Đồng Nai rồi đánh về, ăn uống cũng phục vụ trên xe luôn. Họ đánh sạt mậu ra đánh... "-Ông Khánh
Và thường thì khi thua bạc xong, con bạc thường xuýt xoa giá như lúc đó mình đánh theo lối này, đừng đánh theo lối kia thì đã ăn chắc. Chính vì kiểu rút kinh nghiệm đầy ấm ức này mà con bạc càng thua lại càng lao đầu vào đánh để rồi lại rút kinh nghiệm, rút mãi cho đến khi sợi dây kinh nghiệm kéo tất tần tật nhà cửa, vợ con ra đường thì mới tạm thôi, chờ thời cơ khác.

Và thường thì một khi cả nhà kéo ra đường thì thời cơ cũng không còn gì nữa. Mãi cho đến bây giờ, khi mà cả một sở nhà thừa kế của người cha quá cố bay mất theo các ván bài, ông Khánh vẫn không hiểu được cái qui luật thắng thua trong cờ bạc bởi khi ông thắng, ông vẫn không giàu lên được nhưng khi ông thua, ông lại dắt vợ con ra đường. Và mặc dù cuộc sát phạt đôi khi kéo dài từ tháng này sang năm nọ cũng chỉ ngần ấy con bạc với nhau. Nhưng không hiểu vì sao con bạc nào cũng thua, cũng phải bán nhà mà vẫn chưa thấy con bạc nào phất lên nhờ thắng bạc. Vậy mấy căn nhà cùng khối tiền kết sù thua bạc bay đi đâu?

Đó là câu hỏi mà tháng Giêng nào, giới cờ bạc cũng tự hỏi, rồi lại tự trả lời là không biết, rồi lại lao đầu vào các cuộc chơi cho đến tàn mạt lại quay về với vợ con, có khi là cùng nhau ra đường, ra công viên ngủ tạm, nếu may mắn thì giữ được cái nhà.

Hầu như cái vòng luân chuyển từ cờ bạc sang rượu chè, từ rượu chè sang gái gú, từ gái gú sang ma túy để rồi trắng tay và có thể là trộm cướp, giật dọc vốn dĩ là cái vòng lẩn quẩn rất Việt Nam, đặc biệt là với người Sài Gòn. Nhưng ông Khánh cũng phải thừa nhận là những người miền Bắc lúc nào cũng khôn hơn người Nam trong các sòng bạc, họ chỉ đánh cho đến lúc vừa đủ thắng là họ rút quân, không chơi nữa, tiền thắng bạc có thể biến thành mảnh đất, chiếc xe hơi.

Và đương nhiên mảnh đất hay chiếc xe hơi này được mua với giá rẻ mạt do các con bạc khát nước, đang máu me đã bán tháo. Họ thu mua về, đợi khi có giá lại bán lấy lãi. Cách gì họ cũng dễ thắng lợi hơn con bạc miền Nam. Còn người miền Nam thì đánh tới bến, thua thì trắng tay, nhiều người thành xác đồng, kẻ cướp, là nữ thì có thể bán thân nuôi miệng đợi ngày phục thù.

Có thể nói là năm nào cũng như năm nào, cờ bạc phát triển rất mạnh vào tháng Giêng và người dắt díu ra đường, ra công viên trở nên rầm rộ vào tháng Hai trên đất Sài Gòn. Cũng may là đất Sài Gòn có thể dung thân bất kì hoàn cảnh nào, người ta vẫn có thể sống qua ngày bằng mọi công việc chộp được giữa thành phố này!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/gambling-n-cockfighting-in-new-year-03062015104216.html/TTVN_03062015.mp3

Giằng xé nhau vì xin lộc đầu năm

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
Theo RFA-2015-03-06
xin-loc-622.jpg
Xin lộc đầu năm (ảnh minh họa).RFA

Chuyện đầu năm, người ta lên các điện, đài, đền, miếu, lăng tẩm, chùa chiền để xin lộc đã thành chuyện rất phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Đặc biệt, tình trạng mê tín dị đoan và diễn trò ốp đồng giữa đường ngày càng nở rộ trên đất Bắc. Nhưng nổi cộm hơn cả vẫn là chuyện xin lộc đầu năm, tranh giành lộc đầu năm đến mức đánh nhau sứt đầu mẻ trán, phải vào bệnh viện cấp cứu và nhà càng giàu có, càng quyền thế thì việc xin lộc càng có uy, táo bạo và nề nếp, bài bản. Chuyện đó chỉ mới xảy ra trong vài năm trở lại đây, đặc biệt nổi cộm trong dịp Tết này.

Giàu mới có tiền mà đi xin lộc…

Một người chuyên nghiên cứu về các vấn đề cận tâm linh, yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Tình trạng khủng hoảng về tâm linh đã xảy ra từ vài năm nay rồi, nhưng năm nay thì trơ hơn, lễ hội các thứ. Nó thể hiện sự mất niềm tin của con người, họ phải tin vào những thứ linh tinh. Bản thân con người gọi là chấp, người theo đạo Phật thì gọi là chấp Phật, người theo Đạo thì trông cậy vào Thiên Chúa. Con người như đứa trẻ tựa vào cha mẹ, giờ mất hết chỗ dựa thì họ dựa vào mê tín dị đoan. Như là cầu những điều vật chất, như họ đi cầu sao, dâng sao, ngồi la liệt đầy đường, công an phải dẹp đường cho họ ngồi.”
"Tình trạng khủng hoảng về tâm linh đã xảy ra từ vài năm nay rồi, nhưng năm nay thì trơ hơn, lễ hội các thứ. Nó thể hiện sự mất niềm tin của con người, họ phải tin vào những thứ linh tinh. "-Một nhà nghiên cứu
Theo ông này, hiện nay, không riêng gì Hà Nội mà hầu hết các tỉnh khu vực phía Bắc đều có những nơi gọi là trung tâm nghiên cứu tâm linh, vườn tâm linh và vườn cho lộc. Trong đó, đáng nói nhất là vườn tâm linh ở Nghệ An, đây là nơi chuyên cung cấp các nhà ngoại cảm để tìm mộ liệt sĩ Cộng sản và cho lộc, hỗ trợ âm lực cho các bà vợ quan chức cao cấp, các doanh nhân, doanh nghiệp.

Thường thì bắt đầu từ Mồng Mười tháng Giêng trở đi, các bà vợ cán bộ, các doanh nghiệp bắt đầu kéo nhau đến những nơi như thế này để xin lộc, xem quẻ đầu năm và nhương sao giải hạn. Đặt biệt, các chùa bây giờ tổ chức nhương sao giải hạn rất rầm rộ, cứ Mồng Mười tháng Giêng trở đi là các Phật tử bắt đầu kéo đến chùa làm sớ, mua phiếu sớ, dâng sớ nhương sao. Giá mỗi tấm sớ dao động từ hai trăm ngàn đồng đến năm trăm ngàn đồng và mỗi lần nhương sao, ước chừng có khoản hai chục ngàn tấm sớ ở mỗi chùa, vị chi, chỉ riêng chuyện nhương sao giải hạn đầu năm, chùa nhỏ kiếm cũng được ngót nghét vài ba tỉ đồng, chùa lớn có thể kiếm được vài chục tỉ đồng.

Đương nhiên dịch vụ nhương sao giải hạn ở các chùa còn kèm thêm dịch vụ lắc xăm xem bói đầu năm, cho lộc đầu năm và số tiền kiếm được cũng tương đương với số tiền nhương sao giải hạn. Đó là các chùa, ở các điện, nơi đồng bóng và các đền đài, lăng miếu cũng tổ chức nhương sao, cho lộc đầu năm ráo riết. Các lễ hội tâm linh xã hội chủ nghĩa như lễ hội đền Gióng, lễ hội đền Trần là nơi khách thập phương kéo đến nhiều nhất để chờ tranh ấn đầu năm.

Xin lộc đầu năm trong điện Thánh Mẫu. RFA PHOTO.

Ở những nơi này, ấn được cho không nhưng không phải ai cũng được cho ấn bởi các quan chức, các doanh nghiệp đã đặt chỗ, đã thuê mướn giang hồ, mua chuộc người trong đền giật ấn, cướp ấn để bán lại cho họ với giá cao ngất, mỗi mảnh ấn chưa đầy một tấc vải sô có thể bán lên vài chục triệu đồng. Chính vì giá tiền cao ngất ngưởng như vậy mà người tai không ngại đập đầu chảy máu, xông vào giành giật, cấu xé nhau để có được cái thứ gọi là lộc đầu năm ấy.

Ông này nói vui rằng Đức Thánh Trần là người có nhân cách, biết thương dân, đương nhiên khi chết đi, ông chắc chắn sẽ sớm siêu thoát, làm sao lại có chuyện mãi cho đến bây giờ ông còn ngồi trong đền để giữ đền, để chứng kiến đám con cháu giành giật nhau, đánh nhau như vậy. Và nếu như Thánh Trần và Thánh Gióng chưa được siêu thoát, vẫn con quanh quất đâu đó nơi đền thờ, thì chắc chắn các vị ấy phải chau mày đau khổ trước cảnh con cháu cấu xé, giành giật nhau những miếng giẻ ấn như một bầy thú đói ăn. Chuyện này không thể nói khác đi được.

Nghèo ăn còn không đủ lấy tiền đâu mà đi xin lộc?

Một người tên Lộc, hiện sống ở Thường Tín, Hà Nội, chia sẻ: “Dùng kiệu đâm xe, đâm vào vỡ tôn, vỡ kính, các thứ nếu chủ ra xin lỗi, dâng tiền mới tha thứ. Rồi thì xin lộc, xin ấn đâm nhau đánh nhau vào đầy bệnh viện. Mình muốn đi dạo phố cũng không dám. Con nít vào các điện thì bị bóp cổ chết ngay tại chỗ, họ bảo ông mang theo, mà mang theo là mang theo thế nào, toàn mê tín dị đoan.”

Theo bà Lộc, tình trạng xin lộc và tranh lộc đã khiến cho tháng Giêng ở Hà Nội trở nên lộn xộn vô cùng. Hầu như nhà nước không những không ngăn cấm mà còn hậu thuẫn cho vấn đề này. Chính vì sự hậu thuẫn của nhà nước mà các kiệu rước từ các đền mặc sức lộng hành trên các con phố. Ví dụ như kiệu Ông ở một ngôi đền trong thành phố Hà Nội, tuy gần các cơ quan công quyền nhưng đã không ngần ngại thay phiên nhau khiêng kiệu đâm thẳng vào một chiếc xe hơi đang đậu bên hè phố nhiều lần khiến cho chiếc xe này vỡ toác kính sau.
"Dùng kiệu đâm xe, đâm vào vỡ tôn, vỡ kính, các thứ nếu chủ ra xin lỗi, dâng tiền mới tha thứ. Rồi thì xin lộc, xin ấn đâm nhau đánh nhau vào đầy bệnh viện. Mình muốn đi dạo phố cũng không dám. "-Bà Lộc
Khi chủ xe lên tiếng thì những người rước kiệu ngang nhiên nói rằng “ông đã phạt” phải xin và nộp phạt, người chủ xe hơi đã cầm một xấp tiền quì trước kiệu để van xin, cho đến lúc đám rước kiệu nhận tiền mới chịu khiêng kiệu đi nơi khác. Và công an, nhà nước cũng chẳng nói gì để bảo vệ người chủ xe. Thậm chí có nhiều cán bộ tai to mặt lớn cũng có mặt, cúng vái trong đám rước kiệu này.

Chưa dừng ở đó, một đám kiệu đã ngang nhiên khiêng kiệu chạy lấy đà tông hàng chục lần vào tấm kính chịu lực ở cửa ra vào một khu văn phòng tại Hà Nội, tông cho đến vỡ kính và cả đám khiêng kiệu và người theo kiệu vỗ tay reo hò, cho rằng chủ tòa nhà bị bề trên phạt.

Như vậy, chủ của xe hơi và chủ tòa nhà bị vỡ kính muốn có lộc làm ăn cho cả một năm phải mang số tiền lớn ra cúng vái, van xin cho đến bao giờ đám rước kiệu chịu nhận tiền, bỏ đi thì mới xong chuyện, mới yên thân. Vô hình trung, tệ nạn mê tín dị đoan được nhà nước bảo kê trở thành một lực lượng khủng bố mới trong thủ đô Hà Nội.

Bà Lộc cho rằng hiện nay, chuyện một người phụ nữ mang con đến điện thờ nhờ chữa bệnh và xin lộc, bị xác đồng bóp cổ cho đến chết và ngang nhiên tuyên bố thần thánh đã mang đứa bé theo, không cho ở lại trần gian nữa hoặc là chuyện đám rước kiệu đến phá nhà, phá tài sản của người dân đã trở nên bình thường trong mắt một bộ phận không nhỏ người Hà Nội. Điều này cho thấy con người đã vô cảm đến mức mất hết tính người, hò reo và a dua. Không có gì đáng sợ và gây bất an hơn chuyện này!

Mùa Xuân còn dài, các cuộc diễu hành theo kiểu tâm linh cũng còn diễn ra nhan nhản khắp nơi, chuyện xin lộc, mua lộc và cướp lộc rồi sẽ còn diễn ra dài dài. Không biết rồi đây chuyện gì sẽ xảy ra khi phong trào xin lộc đã phát triển đến đỉnh cao và đại bộ phận đi xin lộc trở thành một đám đông hò reo, a dua, sẵn sàng cấu xé nhau, hãm hại nhau vì cái thứ gọi là lộc đầu năm này.

Cảm giác như đất nước này đang lên đồng tập thể và con người đang dần trở về với đời sống nguyên thủy, mông muội giữa thế kỉ 21 này!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/tearing-each-others-because-of-lucky-buds-03062015092919.html/TTVN03062015.mp3

Những phụ nữ hoạt động dân chủ ở VN

Hải Ninh, phóng viên RFA
2015-03-08
000_Hkg8584638.jpg
Một nhóm nông dân từ một huyện ngoại thành Hà Nội bị mất đi đất đai biểu tình bên ngoài văn phòng chính phủ hôm 29/8/2012. AFP photo

Vừa qua tại Washington D.C., một cuốn sách phác hoạ chân dung của 17 phụ nữ hoạt động vì dân chủ ở châu Á được xuất bản nhân dịp này Quốc tế phụ nữ tháng 3. Cũng trên tinh thần đó, đài Á châu Tự do trò chuyện với một số phụ nữ trẻ ít được nhắc tới trên báo chí chính thống ở Việt Nam trong tạp chí phụ nữ tuần này. Họ là những người dám đưa ra những ý kiến khác biệt và đấu tranh cho những quyền cơ bản của con người trên đất nước họ.

Ngày càng nhiều phụ nữ trẻ ở Việt Nam tham gia các phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. Phát biểu về xu hướng này tại lễ ra mắt cuốn sách “It’s not OK” về 17 phụ nữ châu Á, bà Nguyễn Thể Bình, nhận định rằng những phụ nữ trẻ ở các nước này đang ngày càng nhận thấy rằng đã đến lúc phải lên tiếng và chính bản thân họ có thể thay đổi vận mệnh của mình. Chính vì thế, những phụ nữ này ngày càng xông xáo hơn trong hoạt động cũng như trong phát biểu về các vấn đề họ thấy rằng cần thay đổi. Bà Thể Bình nói:

Ngày càng nhiều phụ nữ hoạt động tích cực trong mọi mặt trận từ quyền sở hữu đất đai, quyền lao động, báo chí … Những phụ nữ này giờ cũng bị giới an ninh Việt Nam nhắm tới giống như những nhà hoạt động nam giới. Tuy vậy, nhiều phụ nữ cho thấy rằng đây là sứ mệnh của họ, đây là việc họ phải làm để bảo vệ quyền của những người anh em, chị em, hay chồng của họ. Rõ ràng ngày càng nhiều phụ nữ đứng lên đấu tranh. Đây là một xu hướng mới ở Việt Nam và ngay cả ở Trung Quốc nữa.
"Ngày càng nhiều phụ nữ hoạt động tích cực trong mọi mặt trận từ quyền sở hữu đất đai, quyền lao động, báo chí … - Bà Thể Bình
Cùng với sự giúp đỡ của Internet, họ cũng tìm thấy lý tưởng của mình cũng như những người đồng chí hướng. Chị Phạm Thanh Nghiên, 37 tuổi, một nhà hoạt động ở Hải Phòng, giải thích về nguyên dân khiến chị dấn thân vào con đường đấu tranh dân chủ. Một phần động lực cũng là vì Internet. Chị Nghiên nói:

Khoảng cuối năm 2006, đầu năm 2007 tức là lúc đó tôi đã 30 tuổi rồi, thì một cơ duyên đã dẫn tôi vào màn hình máy tính, với internet nối mạng toàn cầu với những sự thật rất là khác đã mở ra trước mắt tôi. Sự kiện này đã chấm dứt thời tuổi trẻ chán nản, bế tắc của tôi. Những sự thật về cuộc chiến và đặc biệt sự kiện năm 1975, về nhân văn giai phẩm về cuộc đời của ông Hồ Chí Minh hay của nhiều ông lãnh đạo cộng sản đặc biệt là cuộc cải cách ruộng đất, nhất là sự thật về thế chiến thứ hai nữa.

Nhà báo Đoan Trang thì cho biết con đường hoạt động vì dân chủ của chị là cả một quá trình. Chị cho biết:

Tôi làm báo nên tôi nghĩ những hoạt động ít nhất là ủng hộ quyền được biết người dân là tôi đã làm từ lâu rồi từ năm 2001, quyền được biết của người dân, của độc giả. Nếu đi sâu và các hoạt động bảo vệ nhân quyền khác thì là quyền tự do ngôn luận tự do biểu đạt, tự do sáng tạo, tự do tư tưởng, có khi muộn hơn. Năm 2011, với cuộc biểu tình ở Hà Nội và sài Gòn, thì tôi mới nghĩ đến quyền được tự do tập hợp, hội họp của người dân, và tiếp đó tôi mới nghĩ đến quyền không bị bắt giữ tùy tiện, quyền được tự do thân thể, gần đây mới nghĩ đến quyền được xét xử công bằng, quyền được tiếp cận với luật sư. Có nghĩa là đó là một quá trình dài. Thực gọi là thực sự quan tâm thì có lẽ là từ lâu rồi, từ khi làm báo. Tôi nghĩ nhà báo luôn luôn có thể nhà hoạt động nhân quyền.

Những khó khăn

Những phụ nữ làm dân chủ ở Việt Nam cũng gặp gỡ những khó khăn giống như những người cùng chí hướng nam giới. Tuy nhiên, họ cũng gặp phải khó khăn do giới tính nữ của họ.

Bà Nguyễn Thể Bình cho biết, trong thời gian đầu, những phụ nữ đấu tranh dân chủ không bị đàn áp về thân thể, vì chính phủ lo ngại rằng điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của họ trên trường quốc tế. Tuy nhiên, qua thời gian, họ bị đối xử không khác gì những nhà hoạt động nam giới. Tổ chức quan sát Nhân quyền Human Rights Watch năm 2015 đưa ra báo cáo cho biết tình trạng các nhà hoạt động nhân quyền bị côn đồ hành hung trở nên phổ biến. Những tên côn đồ này được cho là do lực lượng an ninh thuê.

Chị Thanh Nghiên từng bị côn đồ chặn xe và đánh giữa đường như vậy vào năm 2008. Khi đó, chị đâm đơn kiện chính quyền thành phố Hà Nội không cho phép biểu tình. Chị kể lại:

Khi tôi làm việc như thế tôi đã gặp rất nhiều khó khăn nhất trong việc tự do đi lại và tôi cũng đã bị hành hung trong  lần tôi từ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa về nhà. Thì tôi đi xe đạp gặp 4 thanh niên lại mặt đi trên 2 xe gắn máy, 2 người ngồi sau đã nhẩy xuống bắt ngờ đánh tôi và đấp túi bụi vào người tôi, cái kính cận của tôi văng ra, tôi ngã trên xe đạp. Bạn phải tượng tượng là người tôi rất là nhỏ, thể trạng tôi rất yếu khi họ đánh họ đấm vào đỉnh đầu vào thái dương tôi đổ ra họ lại tiếp tục dựng tôi dậy, họ túm vào áo tôi để tôi không bị ngã để họ tiếp tục đánh. Đoạn đường cũng khá là vắng, có một ông già đến can thì họ đe nẹt và ông cũng không dám can ngăn nữa.

Cô Phạm Thanh Nghiên

Không chỉ bị hành hung, chị Nghiên cho biết chị còn bị “khủng bố” về tinh thần với sự can thiệp của nhiều cơ quan địa phương. Chị Thanh Nghiên phải thụ án 4 năm tù giam sau sự kiện này và mới mãn án được hai năm nay. Trong suốt thời gian này, chị vẫn chịu quản thúc của chính quyền địa phương, bị cấm đi lại. Chị Nghiên dẫn lời các chuyên gia cho biết đây là bản án hết sức nặng nề, thậm chí còn nặng hơn việc tống giam.

Là phụ nữ, những nhà hoạt động này còn bị đe doạ bằng một số hình thức về tinh thần khác nữa. Chị Đoan Trang, một nhà báo, blogger, cho biết:

Lần đe dọa gần đây nhất thì kéo dài từ tháng 6, tháng 7 năm 2014 khi tôi đang học bên Mỹ, đến tận giao thừa. (Họ) cứ gửi thư dọa đăng ảnh riêng tư của tôi từ lâu lắm tung lên mạng, họ thách thức nhiều thứ, tôi nghĩ đó là một dạng đe dọa, nó kéo dài đến sát giao thừa âm lịch, khi mà tôi buộc lòng phải có phản ứng. Dư luận viên thì là những người chuyên dùng biện pháp là đánh dưới thắt lưng, đánh vào đời tư, moi móc chuyện đời tư. Ví dụ như chuyện ảnh riêng tư của tôi. Nếu tôi là đàn ông thì người ta không làm như thế.

Giúp đỡ của cộng đồng

Rất may dù bị giới an ninh theo dõi sát sao và quấy rối cũng như đàn áp bằng nhiều hình thức, những người như chị Đoan Trang và Thanh Nghiên được nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng.

Chị Thanh Nghiên phải thụ án 4 năm tù giam sau sự kiện kiện chính quyền thành phố Hà Nội. Chị cho biết trong thời gian ở tù, chị nhận được vô số sự ủng hộ của cộng đồng trong nước và ngoài nước. Chị nói:
"Trước kia cũng như bây giờ nhiều người hoạt động cho nhân quyền bị sức ép và bị cơ quan đuổi việc rồi bị gây khó dễ, o ép nhiều bề."- Cô Đoan Trang
Trong thời gian đấu tranh ở ngoài thì tôi thường nhận được sự giúp đỡ của cá nhân đồng bào ở hải ngoại thường là những người mà tôi không biết họ thường giúp đỡ tôi từ những khó khăn hàng ngày chẳng hạn, đặc biệt khi tôi ở tù thì có nhiều sự hỏi thăm động viên, lên tiếng đòi thả tự do cho tôi có thể là tực tiếp hay qua email, thư từ.

Chị Đoan Trang cũng có ý kiến tương tự. Chị nói:

Trước kia cũng như bây giờ nhiều người hoạt động cho nhân quyền bị sức ép và bị cơ quan đuổi việc rồi bị gây khó dễ, o ép nhiều bề. ngay cả khi tôi không làm ở đó nữa thì mọi người vẫn rất là quan tâm ủng hộ, giúp đỡ tôi, ít nhất về mặt tinh thần. Ngoài ra thì có hàng xóm, bạn bè đồng nghiệp báo khác họ cũng rất là tốt, quan tâm chia sẻ thông tin, chia sẻ nhiều thứ, rồi kể cả những lực lượng khác, những thành phần khác. Như những dân oan bọn tôi cũng có đến gặp viết bài làm tin ngày trước thì họ rất bảo vệ. Như có lần tôi đến Văn Giang buổi tối mới về thì bà con đưa xe máy ra tít tận đường cái, vì mọi người sự con đồ lạ, thành ra họ bảo vệ, bà con hộ tống ra tận đường cái, tôi rất là biết ơn điều đấy.

Phong trào đấu tranh vì dân chủ ở Việt Nam ngày càng lên cao tuy nhiên Đoan Trang cho rằng những nhà đấu tranh dân chủ cần không ngừng học hỏi, nâng cấp kiến thức về luật pháp, chính trị, xã hội, thậm chí là văn hoá nghệ thuật thì mới mong phong trào phát triển lên cao. Đặc biệt là những phụ nữ đấu tranh dân chủ cần bớt “cứng” đi một chút để tạo hình ảnh tốt đẹp hơn cho phong trào.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/WomenMagazine/vns-women-activists-hn-03082015085959.html/03082015-tapchiphunu-hn.mp3

Kỳ vọng gì với chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-03-08
000_Hkg10143957.jpg
Tổng Bí thư ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 85 năm thành lập đảng hôm 02/2/2015 tại Hà Nội. AFP photo

Việc TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Mỹ trong năm 2015 nhân dịp hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ là một sự kiện được đánh giá là hết sức quan trọng.

Theo truyền thông nhà nước cho biết, nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt nam và Mỹ, nhằm tạo đà phát triển và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa hai nước, Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Mỹ trong năm nay.

Hai nước cần nhau hơn

Tổng BT Nguyễn Phú Trọng sẽ là người lãnh đạo cao cấp nhất đứng đầu Đảng CSVN lần đầu tiên chính thức thăm Mỹ, một quốc gia vốn là cựu thù của VN.

Đánh giá về mối quan hệ Việt – Mỹ vào thời điểm hiện nay, ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève trong nhiều năm cho biết nhận xét của mình, ông nói:

“Đồng ý đón ông Trọng trong năm nay cũng là việc cho thấy rằng hai nước đã có những thay đổi để mà chấp nhận những sự thay đổi khác với ngày trước hơn. Tức là hai nước cần nhau hơn và cần nhau một cách cấp thiết hơn, phía Mỹ thì cần VN có vai trò trong quan hệ để đối phó với các ảnh hưởng của Trung quốc ở Biển Đông và Thái Bình Dương làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Mỹ. Còn phía VN cũng thấy rằng cần Mỹ hơn, vì cũng cần phải có chỗ dựa với người Mỹ để đối phó trong một chừng mực nào đó trong mối quan hệ với Trung quốc hiện nay.”

LS. Vũ Đức Khanh chuyên gia nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế tại Đại học Ottawa – Canada nhận định:

“Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang ở một cái độ chín muồi và  tôi nghĩ rằng các chính khách của cả hai quốc gia đều mong muốn có một mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Rõ ràng là phía Hoa kỳ đã làm tất cả những gì mà họ có thể làm được. Cho nên tôi nghĩ rằng mối quan hệ Việt nam – Hoa kỳ đang ở mức rất tốt, tuy nhiên chúng ta cần phải xem phía VN đáp ứng trở lại thiện chí của Hoa kỳ thế nào?”
"Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang ở một cái độ chín muồi và  tôi nghĩ rằng các chính khách của cả hai quốc gia đều mong muốn có một mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. "- LS. Vũ Đức Khanh
Theo báo Tuổi Trẻ, GS. Jonathan London, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ðông Nam Á tại Ðại học Thành Thị Hong Kong nhận định rằng chuyến đi của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ sẽ là một sự kiện rất quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Nhận xét về chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng, LS. Vũ Đức Khanh cho rằng theo ông chuyến thăm này sẽ gặp rất nhiều trở ngại, mà cần phải vượt qua. Ông nói với chúng tôi:

“Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đến (Hoa kỳ) với tư cách TBT Đảng CSVN, thực ra phía Hoa kỳ chưa bao giờ tuyên bố Tổng thống Obama mời TBT Nguyễn Phú Trọng, mà chỉ nói Chính phủ Hoa kỳ mời. Tuy nhiên tôi không nghĩ rằng ông Obama sẽ tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng trong tòa Bạch ốc, mà theo các nguồn tin tôi có thì có thể ông Obama sẽ tiếp ông Nguyễn Phú Trọng ở một nhà nghỉ mát nào đó trên đất Mỹ, trong một khuôn khổ không chính thức, mặc dầu chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng là chính thức. Đó là cái phía VN đang phân vân, và không biết nên đi hay không nên đi và nếu không đi thì ai sẽ là người thay thế ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi sắp tới.”

Chuyến thăm Hoa Kỳ của ông TBT sẽ giúp củng cố các nỗ lực của ông Nguyễn Phú Trọng, khi ông muốn trở thành nhân vật lãnh đạo chủ chốt của VN trước thềm Đại hội Đảng lần tới. Ông Đặng Xương Hùng khẳng định:

“Việc ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng CSVN đi Mỹ nhằm tạo cho dư luận thấy rằng hy vọng nó sẽ có cái thay đổi hình thức bên ngoài để từ đó dẫn đến sự thay đổi nội dung từ bên trong. Trong tình hình đấu đá nội bộ hiện nay ở VN thì việc ông Trọng đi Mỹ nhằm tạo nên hình ảnh vai trò của ông Tổng BT quyết định mọi vấn đề. Nhằm chứng tỏ với dư luận rằng họ sẵn sàng nhanh chóng phát triển quan hệ với Mỹ mà không chỉ dựa vào Trung quốc thôi. Cái này nó xuất phát từ việc nhu cầu đối ngoại của VN luôn tỏ ra là cân bằng trong quan hệ giữa hai nước lớn.”

Kỳ vọng gì?

Khi được hỏi, ông có hy vọng gì từ chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú trọng lần này?

Ban lãnh đạo Đảng CSVN không muốn một mối quan hệ quá thân thiết hay gần gũi với Hoa Kỳ vì sợ làm phật lòng người anh em Trung Quốc. Ông Đặng Xương Hùng khẳng định:

“Hy vọng của tôi là sẽ xây dựng được mối quan hệ tin cậy đối với phía Mỹ, nghĩa là đã có những bước phát triển đích thực để tạo ra mối quan hệ tin cậy, đủ để Mỹ có thể bảo vệ quan hệ Mỹ - Việt như bảo vệ quan hệ của mình. Chỉ có mối quan hệ tin cậy thì người Mỹ mới quan tâm đến quan hệ Mỹ - Việt và quan tâm bảo vệ lợi ích như của chính họ, thì nó mới có giá trị về mặt thay đổi, về mặt lợi ích cho quốc gia. Còn hy vọng thấp hơn thì hy vọng là sẽ có một sự chuyển biến. Tuy nhiên chuyến đi này, theo tôi chưa đạt được cái mức đối tác chiến lược trong quan hệ với Mỹ, vì người Mỹ cũng rất thận trọng trong quan hệ với VN. ”
Với một thái độ không mấy lạc quan, LS. Vũ Đức Khanh cho biết nhận xét của mình, ông nói:
"Trong tình hình đấu đá nội bộ hiện nay ở VN thì việc ông Trọng đi Mỹ nhằm tạo nên hình ảnh vai trò của ông Tổng BT quyết định mọi vấn đề. "- Ông Đặng Xương Hùng 
“Trước thềm Đại hội 12 mà ông (TBT Nguyễn Phú Trọng) ấy không có khả năng trở lại chức vụ Tổng BT thì ông ấy cũng chẳng có những tuyên bố được coi là quá lớn. Vả lại những thành tích của ông ấy, chẳng hạn được cho là người giáo điều, tin vào Chủ nghĩa CS hoặc thân Trung quốc thì thử hỏi ông ấy sẽ nói gì ở Hoa kỳ? Điều đó cho thấy VN sẽ không có sự thay đổi lớn nào qua lời của TBT Nguyễn Phú Trọng về vấn đề chính cấp đối với Hoa kỳ được. Do đó, tôi vẫn không nghĩ rằng ông Trọng sẽ đi trong chuyến đi này, nhưng giả thuyết ông Trọng có đi chăng nữa thì ông Trọng cũng chỉ tuyên bố những vấn đề chung chung mà chúng ta đều biết. Tôi nghĩ rằng ông ta sẽ nói: chúng ta mong muốn rằng Việt nam và Hoa kỳ sẽ kết thúc đàm phán về TPP và hai nước sẽ tăng cường mối quan hệ này kia. Và nếu có nói thêm về vấn đề Biển Đông thì ông ta sẽ nói những gì đã tuyên bố. Cho nên tôi không có hy vọng bất kỳ điều gì từ chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng.”

Trả lời câu hỏi sau chuyến đi này của TBT Nguyễn Phú Trọng tình hình nhân quyền và dân chủ ở VN sẽ được cải thiện hơn hay không?

Ông Đặng Xương Hùng cho biết:

“Nếu như chuyến đi này được thực hiện trên cơ sở của một  sự thay đổi nhận thức, tức là muốn tăng cường quan hệ với Mỹ trên cơ sở tin cậy và niềm tin với nhau, thì vấn đề nhân quyền chắc chắn sẽ có tiến bộ. Còn nếu chuyến đi này chỉ tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo và khôn khéo thì và chỉ là sự cân bằng quan hệ Mỹ - Việt nam và Trung quốc thì tôi khẳng định không có tiến bộ gì về nhân quyền. Nếu có thì chỉ là chút ít mang tính hình thức.”

Trong lúc này, lợi ích của VN đang nằm trong việc đa dạng hóa các mối quan hệ của mình để vượt ra ngoài sự kiềm tỏa của Trung Quốc, trong khi Hoa Kỳ thì muốn ve vãn đồng minh mới ở Hà Nội như là một phần trong các chuyển dịch nhằm tăng cường ảnh hưởng ở châu Á của mình để đối trọng với sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Vấn đề được đặt ra là liệu Đảng CSVN đã sẵn sàng cho cuộc chơi mới này tới đâu?
http://www.rfa.org/…/genera…/03082015-nguyenphutrong-avu.mp3

Tàu nước ngoài bốc cháy ở Vũng Tàu

(NLĐO) – Khi đang neo đậu tại khu vực Bãi Trước (TP Vũng Tàu, tỉnh Vũng Tàu) để khắc phục sự cố, tàu quốc tịch Panama bất ngờ bốc cháy dữ dội.

Sáng 8-3, nhận được thông tin tàu Golden 168 (quốc tịch Panama) đang neo đậu cách khu vực bãi trước gần 2 hải lý thì bốc cháy. Tàu cứu nạn của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hang hải khu vực 3 (TP Vũng Tàu) được huy động ra hiện trường để ứng cứu.


Phun vòi rồng chữa cháy cho tàu Golden 168

Tại thời điêm bị cháy, trên tàu này có 20 thuyền viên, trong đó có 11 thuyền viên quốc tịch Myanmar, 5 thuyền viên quốc tịch Trung Quốc, 3 thuyền viên quốc tịch Việt Nam và 1 thuyền viên Bangladesh.

Theo thông tin ban đầu, Golden 168 chở 6.600 tấn cám dừa (cùi dừa), hành trình từ Singapore đi Hồng Kông. Trong quá trình di chuyển trên biển, tàu bị hỏng máy phải ghé vào Nha Trang để sửa chữa.

Đến ngày 6-2, tàu xuất cảng Nha Trang tiếp tục đi Hồng Kông thì hầm hàng của tàu gặp sự cố. Ngày 8-2, tàu nhập cảnh vào Vũng Tàu, neo đậu tại vị trí G8 để khắc phục sự cố và bất ngờ cháy ở hầm hàng số 1.

Đến hơn 9 giờ, đám cháy đã được các lực lượng cứu hỏa khống chế hoàn toàn.
08/03/2015 15:12
Tin - ảnh: Ngọc Giang

Bắt gần 90 người trốn đi Trung Quốc lao động trái phép

Trọng Đức-08/03/2015 21:49
(NLĐO)- Tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, sau dịp tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, làn sóng xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động, làm thuê, đã ồ ạt diễn ra.

Trong 2 ngày 6-3 và 7-3, Công an huyện Đầm Hà, Quảng Ninh đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn 2 vụ 4 đối tượng có hành vi tổ chức đưa gần 90 người trốn sang Trung Quốc với mục đích lao động, làm thuê.

lao động Việt Nam ùn ùn sang Trung Quốc
Lao động Việt Nam ùn ùn sang Trung Quốc

Cụ thể, vào ngày 6-3, Công an huyện Đầm Hà tổ chức kiểm tra, phát hiện 75 người (huyện Hải Hà: 38 người, huyện Đầm Hà: 25 người, huyện Tiên Yên: 12 người) trên 2 xe ô tô BKS 12H-8789 và 14B-014.95 đang trên đường đi Lạng Sơn, tìm cách trốn sang Trung Quốc làm thuê. Qua điều tra, lực lượng công an xác định 3 đối tượng đứng ra lôi kéo, tổ chức cho số người trên trốn sang Trung Quốc là: Làu Ửng Cảu (SN 1992, trú tại xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà); Tằng A Sám (SN 1997) và Dường A Si (SN 1988), đều trú tại xã Đường Hoa, huyện Hải Hà, Quảng Ninh.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Đầm Hà đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với cả 3 đối tượng về hành vi "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép" và đang tiếp tục điều tra mở rộng.

Tiếp đó, hồi 5 giờ 30 phút ngày 7-3, Công an huyện Đầm Hà kiểm tra 2 xe ô tô BKS 14N-5351 và 14B-003.36, phát hiện 15 người (có 1 đối tượng quốc tịch Trung Quốc) đang trên đường trốn sang Trung Quốc.

Qua đấu tranh, cơ quan công an xác định, người có quốc tịch Trung Quốc là Vũ Thị Bốn (SN 1955, trú tại TP Quảng Tây) lôi kéo, tổ chức cho số người trên trốn sang Trung Quốc lao động chui. Trước đó, từ năm 1978, Bốn lấy chồng người Trung Quốc và sinh sống tại nước bạn.

Hiện Công an huyện Đầm Hà đã tạm giữ Vũ Thị Bốn để điều tra, làm rõ.