Wednesday, May 25, 2016

TNS Mỹ đề xuất trừng phạt công dân Việt vi phạm nhân quyền

Chính quyền Việt Nam huy động đông đảo tất cả các lực lượng để ngăn, vây bắt người biểu tình.
Chính quyền Việt Nam huy động đông đảo tất cả các lực lượng để ngăn, vây bắt người biểu tình.
VOA-26-05-2016
Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn từ tiểu bang Texas hôm 23/5 cho biết ông đề nghị sửa đổi một dự luật quốc phòng, theo đó sẽ xử phạt những người Việt Nam bị coi là đồng lõa trong việc đàn áp nhân quyền.
Ông Cornyn nói: “Điều quan trọng cần nhớ là, ngay cả khi Tổng thống Obama đến Việt Nam, Việt Nam vẫn là một chế độ cộng sản tàn bạo, tiếp tục coi thường các quyền cơ bản của con người. Hai quốc gia sẽ không bao giờ đạt được mối quan hệ gần gũi mà tôi biết rằng nhiều người ở Việt Nam và Hoa Kỳ mong muốn cho đến khi Việt Nam thả hết tù nhân chính trị, thể hiện sự tôn trọng cơ bản cho các quyền con người mà chúng ta coi là chuyện đương nhiên ở Mỹ”.

Đề xuất của ông Cornyn được đưa ra vài giờ sau khi Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.
Các nhóm nhân quyền và các nhà lập pháp Hoa Kỳ chỉ trích ông Obama vì dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí kéo dài 50 năm với Việt Nam, cho rằng ông đã từ bỏ một lá bài thương lượng quan trọng để gây sức ép với cộng sản Hà Nội nhằm cải thiện hồ sơ nhân quyền của quốc gia này.
Ông Phil Robertson, Giám đốc tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ở khu vực châu Á, nói: “Tổng thống Obama đã từ bỏ lợi thế còn lại của Mỹ để cải thiện nhân quyền tại Việt Nam – và cơ bản không nhận được lại gì.
Ông Robertson lưu ý rằng chính quyền Việt Nam đã bắt giữ một nhà báo, các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền trong khi ông Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
Các nhóm theo dõi nhân quyền cho biết ngay cả trong chuyến thăm của ông Obama, Hà Nội đã tống giam ít nhất 6 nhà hoạt động, sách nhiễu nhiều người Việt Nam khác cố gắng thể hiện quyền tự do ngôn luận, và chặn các trang mạng xã hội.
Ông Rafendi Djamin, giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết: “Ngay cả khi phải đối mặt với sự chú ý gắt gao trên toàn cầu trong chuyến thăm của Tổng thống Obama, chính quyền Việt Nam, thật đáng hổ thẹn, vẫn thực hiện các hành động đàn áp như thường lệ”.
Theo The Washington Times, Reuters

Mưa ngập, người Hà Nội “nhộn nhịp” bắt cá trên phố

Theo Đại Kỷ Nguyên-25-05-2016
Mưa lớn khiến nhiều con đường ở Hà Nội ngập nước, nhiều người đổ ra ngoài bắt cá. (Ảnh: vnexpress.net)


Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường, nhà ở, khu chung cư chìm trong “biển nước” sau trận mưa từ sáng 24 đến sáng 25/5. Nhiều người đổ ra đường bắt cá.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, cơn mưa lớn kéo dài suốt 18 tiếng, trải rộng tại nhiều tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc, đồng bằng của Bắc Bộ; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.
Tại Hà Nội, mưa lớn kéo dài suốt 24 tiếng, lượng mưa vượt 200 mm, nhiều tuyến phố ngập nặng, có nơi sâu tới 60 cm.
Theo Công ty Thoát nước Hà Nội, lượng mưa đo được tại Cầu Giấy: 277 mm, Mễ Trì: 235 mm, Ngã Tư Sở: 228 mm, Trúc Bạch: 200 mm, Nam Từ Liêm: 214 mm, Thanh Liệt: 252 mm…
Một ngã tư trên đường Phạm Hùng, Khu vực Keangnam trở thành "rốn" ngập của Hà Nội trong buổi sáng hôm nay. (Ảnh: FB Nguyễn Hữu Thành)
Cảnh hỗn loạn, ùn tắc tại một ngã tư trên đường Phạm Hùng, Khu vực Keangnam trở thành “rốn” ngập của Hà Nội trong buổi sáng hôm nay. (Ảnh: FB Nguyễn Hữu Thành)
Toàn cảnh ngập, ùn tắc cục bộ trên đường Dương Đình Nghệ, gần KeangNam. (Ảnh: FB Diamond Duy )
Nhiều tuyến đường ở Hà Nội chìm trong “biển nước”. (Ảnh: FB Diamond Duy)
Trận mưa lớn khiến sinh hoạt của người dân và giao thông tại Hà Nội đều bị xáo trộn khi nhà ngập, đường tắc, xe chết máy hàng loạt…
Một xe SH chết máy, dắt bộ lội trên đường. (Ảnh: FB Nhỏ Táo)
Mưa ngập, nhiều phương tiện chết máy trên đường. (Ảnh: FB Nhỏ Táo)
FB Hà Thư Bùi cho hay, ngập gây tắc đường hàng tiếng trên đường Phạm Hùng. (Ảnh: FB Hà Thư Bùi)
Dòng người chật vật trong ‘biển nước’. (Ảnh: FB Hà Thư Bùi)
Cheo thuyen tren pho sau tran mua ky luc o Ha Noi hinh anh 8
Các ô tô bị nước ngập lút bánh. (Ảnh: FB Mạnh Duc Phung)
Cheo thuyen tren pho sau tran mua ky luc o Ha Noi hinh anh 14
Nhiều phương tiện chết máy trên đường, không thể di chuyển trong dòng nước. (Ảnh: FB Boytt K’Nguyên)
Tuy trận mưa lớn gây ngập cục bộ và làm xáo trộn sinh hoạt của người dân, nhưng ở một góc nào đó của thủ đô Hà Nội, nhiều người có thể bắt gặp nhưng cảnh tượng “nhộn nhịp” và hài hước trên các tuyến phố như: ‘chèo thuyền’, bắt cá…
Hình ảnh chụp tại khu Keangnam Landmark 72 (Ảnh: FB Chris Tran‎)
Hình ảnh một người nước ngoài đang “chèo thuyền” ngay trên lòng đường Phạm Hùng với tấm biển hài hước “thuyền ôm”. (Ảnh: FB Chris Tran‎)
%image_alt%
Người dân “nhộn nhịp” bắt cá trên phố. (Ảnh: vnexpress.net)
Hà Nội: Sau trận mưa lớn, người dân ra đường bắt cá
Bắt cá ngay trên đường tại khu vực huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội). (Ảnh: soha.vn)
Video: Người dân đua nhau bắt cá giữa đường phố Thủ Đô - Ảnh 2
Một nam thanh niên bắt được con cá trên đường (Ảnh: Facebook)
Đánh cá từ nửa đêm...
Có nhiều người bắt cá trong đêm. (Ảnh: nld.com.vn)
Bạch Liên tổng hợp

Tôi sẽ nhớ Barack Obama!

Tổng thống Obama bắt tay người dân sau khi thưởng thức món bún chả Hà Nội.
Tổng thống Obama bắt tay người dân sau khi thưởng thức món bún chả Hà Nội.
Mấy hôm nay Việt Nam chào đón Barack Obama, vị tổng thống Mỹ thứ ba sang thăm một đất nước cựu thù từ khi Việt-Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Chuyến đi của ông Obama không dài, nhưng để lại nhiều ấn tượng cho người Việt, đặc biệt là giới thanh thiếu niên.
Ấn tượng đầu tiên về vị tổng thống của cường quốc số một thế giới chính là thái độ gần gũi và thân thiện của ông. Theo dõi ông qua truyền thông và báo chí Việt Nam mới thấy, ngay khi vừa xuống máy bay và nhận bó hoa từ một cô sinh viên Việt Nam, ông đã nhìn thật kỹ vào bó hoa, cười rồi bắt tay cô gái kèm lời khen “bó hoa rất đẹp”. Viết trên trang Facebook cá nhân của mình, cô gái “may mắn” của Việt Nam nhận xét “tay của ngài Obama thật ấm áp”. Không xa vời như nước Mỹ, cũng không cao sang như hàng hiệu của Mỹ, ông Obama khiến giới trẻ cảm nhận được sự cao sang, phong độ nhưng rất mực trẻ trung của một nhà lãnh đạo.
Ấn tượng về sự thân thiện của Tổng thống Obama còn ở chỗ ông cho đàn cá trong nhà Bác Hồ một cách từ tốn, và trước khi quay lưng đi không quên vẫy tay chào, như thể nói lời tạm biệt với những chú cá dưới ao. Một cách ứng xử rất nhân văn và không hề tỏ ra khiêng cưỡng hay “kịch nghệ”. Đó là chưa kể ông Obama chọn ăn bún chả và uống bia Hà Nội để thưởng thức văn hóa Việt Nam. Việc ăn tô bún chả, nghe có vẻ giản đơn, nhưng cần lưu ý việc sử dụng đũa và ăn nước mắm không phải là chuyện dễ làm đối với một Tổng thống nước Mỹ.
Tôi nhớ có lần cựu tổng thống Mỹ Nixon lần đầu tiên sang thăm Trung Quốc vào những năm 70 của thế kỷ trước, ông ấy phải tập ăn đũa vài ngày liên tục trên máy bay riêng của mình. Việc chọn lựa các món ăn, thức uống như vậy không đơn giản là chuyện xã giao, bởi suy cho cùng ông Obama là ông chủ Tòa Bạch Ốc, đứng đầu nước Mỹ vốn nổi tiếng với học thuyết “người đứng trên đỉnh đồi”, tức có góc nhìn từ trên xuống – nước lớn nước nhỏ. Những nỗ lực hòa nhập của Obama cho thấy tâm ý và biểu tượng niềm tin rất lớn từ người đứng đầu nước Mỹ với Việt Nam.
Điều cuối cùng đáng ghi nhận trong chuyến đi thăm Việt Nam của ông Obama là bài phát biểu vô cùng xúc động và tạo ấn tượng mạnh. Vị tổng thống này biết cách hài hước, nhưng cũng rất nghiêm túc; biết cách nhắc lại quá khứ đầy xúc cảm, nhưng cũng biết hướng tới những hứa hẹn trong tương lai; biết cách đề cập một cách khéo léo đến những vấn đề nhạy cảm, nhưng cũng tỏ ra cương quyết về những lẽ phải được quy định trong hiến pháp không chỉ ở Mỹ mà cả ở Việt Nam.
Ví dụ khi đề cập đến vấn đề nhân quyền, ông Obama thẳng thắn nói (nhưng khéo léo) rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có những hạn chế nhất định, ngay cả nước Mỹ. Thời lập quốc, nước Mỹ cũng trải qua những khó khăn (về vấn đề nhân quyền), và rồi cũng bị người dân lên tiếng phản ứng, chê trách. Nhưng mọi thứ, theo ông Obama đều được cho phép và minh bạch. Người dân không làm sai hiến pháp, và điều đó giúp nước Mỹ trở nên tuyệt vời như ngày hôm nay. Bản thân ông Obama cũng thừa nhận bị chỉ trích thường xuyên vì nhiều vấn đề, nhưng cái chính là ông không lờ đi hay chặn lại, mà minh bạch xử lý để cải thiện bản thân và phát triển nước Mỹ.

Tôi bất ngờ khi ông dùng chính Hiến pháp Việt Nam để nói về một vấn đề tương tự - quyền phát ngôn, quyền được thể hiện cảm xúc, thậm chí là chê trách trước các nhà lãnh đạo. Nó làm tôi nhớ đến Hồ Chí Minh sử dụng chính Hiến pháp của Mỹ, của Pháp đưa vào Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, và dùng đó để nói chuyện với người Mỹ về chiến tranh, tự do dân chủ và quyền được sống, mưu cầu hạnh phúc của người dân. Nay một tổng thống Mỹ cũng nhắc lại một câu chuyện tương tự, không phải hướng đến nước Mỹ mà hướng đến lãnh đạo Việt Nam và nhân dân Việt Nam.
Nhiều bạn trẻ trong chúng tôi thán phục cái tài của Obama khi viện dẫn lịch sử, cả những bài thơ, bài hát mà nhiều người có khi còn không nhớ hết. Ông kết nối, xâu chuỗi mọi chi tiết liên quan đến văn hóa, lịch sử Việt Nam để rồi mang đến một thông điệp đầy niềm tin cho quan hệ Việt-Mỹ. Bài phát biểu vỏn vẹn trong vòng khoảng 30 phút khiến giới trí thức Việt Nam phải trải qua nhiều cảm xúc, có lúc buồn cười nhưng có lúc xúc động; có lúc trầm tư nhưng cũng có lúc hào hứng. Tôi cảm nhận được năng lượng trong từng câu chữ, sức sống trong từng cử chỉ và niềm tin trong cách mà ông diễn đạt và truyền tải thông điệp đến người dân, lãnh đạo Việt Nam.
Một trong những ấn tượng không thể bỏ qua chính là việc ông có bài phát biểu trước cộng đồng doanh nhân trẻ người Việt với sức sống và nguồn năng lượng đáng nể. Phải thừa nhận khả năng truyền cảm hứng của vị tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ. Bên cạnh đó, ông Obama cũng cho thấy khả năng dẫn dắt chương trình, sự chân chất và gần gũi khi vừa đặt câu hỏi, vừa trả lời câu hỏi với các bạn khởi nghiệp người Việt.
Tôi chưa có dịp gặp ông, nhưng quan sát những gì ông làm cho nước Mỹ, và những gì ông làm cho quan hệ Việt-Mỹ, tôi thật sự muốn hỏi ông rất nhiều điều, rằng: “Điều gì tạo ra một nhà lãnh đạo chân chính? Và động lực nào để ông cùng nước Mỹ vượt qua được một giai đoạn vô cùng khó khăn như thời gian qua?” Chợt nhớ đến một bài báo đăng trên tờ The New York Times, rằng “tôi sẽ nhớ Barack Obama nhiều lắm!”. 
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tổng thống Mỹ và chuyện bầu cử Quốc hội Việt Nam

Tổng thống Obama nói chuyện với các thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại TPHCM, ngày 25/5/2016.
Tổng thống Obama nói chuyện với các thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại TPHCM, ngày 25/5/2016.
Tổng thống Barack Obama rất biết chọn thời điểm để đến thăm Việt Nam. Ông không biết rằng việc mình đến vào ngày Chủ Nhật tuần này đã gây xao nhãng cho các cuộc biểu tình của dân chúng Việt Nam - những cuộc biểu tình mà chỉ mới 2 tuần trước đã diễn ra một cách vô cùng quyết liệt. Sự có mặt của ông đã phần nào làm cho chính quyền bớt lo ngại dân chúng sẽ gây bạo động. Ông đến còn đúng lúc hơn nữa khi các cuộc bầu cử Quốc hội vừa diễn ra trên toàn quốc chỉ mới một hôm trước đó.  
Người Việt Nam vốn rất dễ quên. Chỉ mới hôm trước, họ ca thán về một thể chế độc tài một Đảng khi cầm lá phiếu trên tay mà chẳng biết gì về những người đang tranh cử. Nhưng họ vẫn cứ bầu, dù biết tiếng nói của họ chẳng có tác động gì trong những cuộc bầu cử đã diễn ra trong mấy thập kỷ qua. Họ đã quên rằng trong những ngày Chủ Nhật vừa qua chính quyền đã chặn đứng mọi phương tiện truyền thông, trong đó có mạng xã hội Facebook, để ngăn cản thông tin về những cuộc biểu tình đang nhanh chóng và mạnh mẽ lan rộng. Giống như một cơn bão, sự có mặt của vị tổng thống Mỹ đầy quyền lực đã ngay lập tức dập tắt sạch mọi chuyển biến vốn nhỏ nhoi đang manh nha trong từng người dân Việt.
Nhìn những tấm hình cả trăm người tràn xuống phố, cố với để chạm bằng được vào tay ông Obama, tôi thấy chẳng khác mấy hình ảnh dân chúng Bắc Triều Tiên hớn hở chạy theo chủ tịch Kim Jong Un của họ, vui mừng đến mức nhãy xuống hồ để bơi theo chiếc thuyền ông đang đứng vẫy tay chào. Người Việt chúng ta chia sẻ video đó, cười khẩy vào mặt người dân Bắc Triều Tiên  ngu muội, nhưng hôm nay thì đồng loạt xuýt xoa “Tay ngài tổng thống ấm lắm.” Tổng thống Mỹ đến Hà Nội, vẫy chào dân chúng, ăn 2 tô bún chả, uống 2 chai bia lạnh, lại còn mua 4 suất mang về, khiến nhiều người Việt Nam hết sức ngạc nhiên. Họ chia sẻ và viết về việc ông ngồi chiếc ghế nhựa xanh xanh trong quán bún bình dân như thể chúa Jesus bất ngờ giáng thế.
Còn gì nữa? Họ quay lưng về phía người Việt để tôn vinh ông như một đấng tối cao. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đổ cả xô đồ ăn cho cá, khác hẳn với Tổng thống Obama vì ông chỉ thả xuống một miếng bánh tí xíu. Chỉ bằng một hành động đó thôi, ông đã làm rung động trái tim của cả triệu người Việt. Hơn thế, ông khiến cả triệu người dân quên đi cái gốc “bần nông” chất phác của mình để dè bỉu bà Kim Ngân bởi kiểu cách thô thiển của bà. Ông Barack Obama đã trở thành một thần tượng. Người ta cũng chẳng thèm quan tâm đến vấn đề cá chết mà cả ngàn người đã ký kiến nghị gửi đến Tòa Bạch Ốc vài tuần trước, cũng không ai buồn đề cập đến chuyện nhân quyền, dân quyền khi mà những nhà đấu tranh vì nhân quyền như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Luật sư Hà Huy Sơn và một số nhà báo tự do khác đã bị theo sát và ngăn không cho gặp mặt tổng thống Mỹ sáng ngày 24/5.
Qua sự kiện này, tôi chợt nghĩ, có lẽ rất khó để Việt Nam trở thành một đất nước dân chủ. Bởi thực chất, dân chúng không hề có chủ kiến. Sự sính ngoại cũng như sự cuồng Mỹ quá trớn đã khiến chúng ta đang quên mất lòng tự hào dân tộc. Tại sao việc Tổng thống Obama ăn bún chả không làm chúng ta tự hào về hương vị độc nhất vô nhị của bún chả Hà Nội, mà thay vào đó lại  xuýt xoa về hình ảnh “thần thánh” của ông? Họ ra sức dè bỉu bà Kim Ngân nhưng vẫn tặc lưỡi chấp nhận số phận của kẻ “không có tiếng nói”, thản nhiên gửi gắm vận mệnh của đất nước  cho  những lá phiếu vô nghĩa?
Trong chuyến đi này, Tổng thống Obama đã rất thành công trong việc quảng bá hình ảnh đất nước hùng cường của ông. Rồi chúng ta sẽ thấy, những người bố, người mẹ càng muốn gửi con sang Mỹ, dành cả trăm ngàn đô la cho một chiếc thẻ xanh, thay vì giáo dục thế hệ trẻ tuổi về niềm tự hào dân tộc, về sự tôn trọng con người, về một cuộc bầu cử công bằng trong tiếng nói mạnh mẽ của chính mình.

* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cá chết miền Trung : Ngư dân thất nghiệp, dân lo nhiễm độc

Trọng Thành 
RFI-20-05-2016 19:45 
media
Giáo dân Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, biểu tình trước trụ sở chính quyền một xã, để yêu cầu chính quyền minh bạch về vụ cá chết, cá nhiễm độc miền Trung. Ảnh : Thông Chương, 
Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Thảm họa cá chết tại miền Trung Việt Nam đã diễn ra gần hai tháng. Sau các phản ứng dữ dội trong công luận đầu tháng 5/2016, chính quyền Việt Nam hứa hẹn sẽ minh bạch thông tin, và tuyên bố có một số biện pháp hỗ trợ ngư dân, là những người chịu thiệt hại trước nhất do thảm họa. Tuy nhiên, thực tế tại một số địa phương cho thấy, ngư dân bị bỏ rơi, trong khi đó việc kiểm định độ an toàn của cá – không dựa trên các tiêu chuẩn minh bạch – tiếp tục gây lo ngại. Nhiều nhà quan sát ghi nhận báo chí trong nước đang bị hạn chế đưa tin về các vấn đề này.
Để chuyển đến quý vị thông tin về đời sống ngư dân các vùng bị ảnh hưởng, hôm nay 20/05/2016, RFI tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với linh mục Mai Xuân Ái, giáo xứ Xuân Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình - một tâm điểm của thảm họa cá chết. Linh mục Mai Xuân Ái cho biết nỗi lo âu của ông trước tình trạng ngư dân mất nguồn sinh kế và độ an toàn của cá biển :
« (…) Lúc dân biểu tình xong rồi, bên chính quyền có hứa, bên chính phủ đưa ra chuyện thu mua. Được lần đầu tiên họ cập cảng về, cảng Gianh, thì cá cũng bán được. Lúc đó có nhà kiểm dịch, nhưng tôi thấy hơi lạ là : Các chất độc làm cho cá chết thì không biết (nguyên nhân không được làm rõ), mà lại đưa con cá sống lên kiểm dịch, và (cho là) con cá không bị chất độc. Tôi thấy điều đó vô lý. 
Họ thu mua lần đầu, thì có thể được, nhưng lần hai thì con buôn tìm cách trục lợi. Chín tạ, thì họ nói là tám. (…) Nhưng cái sợ nhất là dùng những con cá không rõ nguồn gốc, nhiễm độc hay không, rồi đem bán chỗ này, chỗ kia, hại cho con em của mình. Tôi bảo, thôi phải chịu khó nhịn đói đi, rồi chờ xem thế nào nữa, chứ mình tiếp tay cho kẻ ác thì không nên. Họ cũng vâng lời, họ rất là thật thà ». (Linh mục Mai Xuân Ái cũng nêu hiện tượng : hiện nay nhiều ngư dân ra biển khơi xa đến cả vài trăm hải lý cũng không dám ăn hải sản như trước, vì thấy cá đánh bắt được có thể trạng không bình thường).
Vị linh mục Quảng Bình ghi nhận tình trạng đời sống chung của người dân vùng Quảng Trạch sau thảm nạn cá chết :
« Bây giờ thì họ đang còn có cái ăn. Người ngư dân ở đây cũng hơi khấm khá. Người đi lao động nước ngoài cũng nhiều. Giữ được không khí bình an trong thôn xóm. Nhưng có một số người hoàn toàn dựa vào biển, thì họ rất hoang mang, họ đang còn tìm cách chuyển hướng đi miền Nam để làm ăn. Sống qua ngày để chờ mưa nắng của trời xuống thôi. Mong sao dòng hải lưu thay đổi, để họ trở lại được với biển. Họ cũng mong rằng các nhà máy phải đóng cửa, nếu tiếp tục xả thải như thế, thì môi trường không bao giờ trở lại được ».
Quỳnh Lưu là một huyện của tỉnh Nghệ An nằm ở phía bắc khu Vũng Áng, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng hải lưu trong thời gian vừa qua, nhưng đời sống của các ngư dân tại khu vực này cũng bị ảnh hưởng. Hôm Chủ nhật 15/05/2016, linh mục Nguyễn Đình Thục, giáo xứ Song Ngọc, đã cùng với hàng trăm giáo dân huyện Quỳnh Lưu tuần hành tới trụ sở hai xã trong huyện, để yêu cầu chính quyền địa phương có tiếng nói trong việc giải quyết các hậu quả của thảm họa cá nhiễm độc. Sau đây là chia sẻ của linh mục Nguyễn Đình Thục :
« Thiệt hại đối với bà con làm nghề biển (ở vùng này) cũng không thua kém gì ở trong đó. Tuy cá không có chết, bắt được cá, nhưng đi bắt về chẳng có ai mua cá. Bởi vì họ sợ cá bị ô nhiễm. Cách đây chừng hơn một tuần, có một chiếc tàu ra biển cũng bắt được cá về, nhưng trước đây họ bán được 25.000 đồng/kg, nhưng bây giờ chỉ bán được 12.000 đồng/kg. Mấy nhà buôn họ có đến mua, nhưng được mấy ngày họ đem trả lại, vì không bán được cho dân. 
ại đây, không thấy chính quyền có kế hoạch nào mua cá cho bà con, mà thời gian gần đây họ cũng chẳng đi bắt nữa. Còn nghe nói, ở trong miền Hà Tĩnh, Quảng Bình, họ chứng nhận là cá đảm bảo chất lượng dùng được. Nếu mà họ thực hiện điều đó, thì càng nguy hiểm hơn nữa, vô cùng nguy hiểm, bởi vì cá bị nhiễm độc rành rành như vậy, mà bây giờ về họ chẳng dùng các phương pháp khoa học để tìm hiểu, mà chỉ kết luận một cách hồ đồ như vậy, là cá không nhiễm độc, thì việc làm của họ là vô trách nhiệm, vô nhân đạo. Tôi hoàn toàn phản đối ! ».
Theo một nhân chứng, tại thị xã Hà Tĩnh có một điểm bán cá biển được tuyên bố là « an toàn», chính quyền kêu gọi dân mua để ủng hộ miền trung, nhưng rất ít người mua, vì dân không tin lắm. Cũng nhân chứng nói trên cho hay, tại một số nơi, ngư dân chỉ nhận được hàng cứu trợ là gạo tồn kho, đã ở trong tình trạng mục nát.
Trước thảm họa môi trường ở miền trung, ngày 03/05/2016, các linh mục và 18.000 giáo dân huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh (nơi có khu luyện thép của tập đoàn Formasa, Đài Loan), khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, công bố Bản kiến nghị 6 điểm yêu cầu chính quyền trung ương và địa phương nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, minh bạch thông tin, hỗ trợ người dân, đảm bảo môi trường…

Cá chết làm thay đổi cuộc bầu cử ở Việt Nam

Hải Yến dịch-26-05-2016
(VNTB) - Như nhận định của Marion Fischer và Peter Girke trong báo cáo của họ là: Nhiệm vụ duy nhất của cuộc bẩu cử này hợp thức hóa chính sách của đảng đối với người dân và củng cố quyền lực của tầng lớp cầm quyền.
Cá chết hàng loạt trước cuộc bầu cử quốc hội đặt gánh nặng lòng tin lên chính quyền. Những mong muốn của cử tri và đảng không song hành.
Vietnam Fischsterben Vergiftung tote Fische am Strand von Quang Trach (Foto: AFP)

Người dân Việt Nam được kêu gọi cho cuộc bẩu cử để chọn các đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân. Một quốc hội đã có những ảnh hưởng trong những năm gần đây. Khác với đối tác Trung Quốc, những đại biểu này đã thường họp và thảo luận về các luật như một cơ quan lập pháp. 
Tại cuộc bầu cử này  những yêu cầu thiết thực của cử tri đã không được đáp ứng, đó là báo cáo quốc gia của Konrad-Adenauer-Stiftung  từ Việt Nam, “Cuộc bầu cử chỉ nhằm mục đích khẳng định rằng những quyết định của đảng đã được thông qua người dân”. Như nhận định của Marion Fischer và Peter Girke trong báo cáo của họ là: Nhiệm vụ duy nhất của cuộc bẩu cử này hợp thức hóa chính sách của đảng đối với người dân và củng cố quyền lực của tầng lớp cầm quyền.
 Vietnams Nationalversammlung im Mai 2015 (Foto: AFP)
Hình: 500 đại biểu quốc hội Việt Nam
Nghiên cứu cá chết
Chính quyền đã lâm vào một tình thế rất khó khăn trước những mong đợi chính đáng của người dân đối với thảm họa môi trường lớn nhất của quốc gia đã xảy ra từ vài tuần. Từ những ngày đầu tháng 4 hàng trăm ngàn con cá chết tràn lan ở khu vực biển miền Trung. Những chủ  nuôi cá đã mất hoàn toàn vụ nuôi của họ. Cuộc sống tối thiểu của hàng ngàn ngư dân bị đe dọa.
Chính quyền đã phản ứng một cách rất chậm trễ. Chính quyền cũng khẳng định đây là một thảm họa nặng nề và nói sẽ minh bạch, tuy nhiên cho đến hôm nay vẫn chưa  có câu trả lời từ các quan chức. “Kiểu phát ngôn này chỉ làm tăng thêm sự nghi ngờ rằng có điều mờ ám và bao che cho những nhóm lợi ích”, đó là nhận định của Giáo sư chính trị học Jonathan London từ Trường Đại học Hồng Kong. Việc thông tin chậm trễ này càng làm cho nhiều người Việt Nam càng thêm nghi ngờ rằng nguyên nhân là từ nhà máy thép Forsoma ở Hà Tĩnh (FHS). Đây là một dẫn chứng cực kỳ tồi tệ.
Thảm họa truyền thông
Sau khi thảm họa môi trường xảy ra, cũng như thường lệ ở Việt Nam, thời của truyền thông xã hội, hàng ngàn các các thông tin, các băng video, những loại game và cả những bài thơ về cá chết nối tiếp nhau được chia sẻ.  Trong khi đó cảm nhận rõ ràng là truyền thông kiểm duyệt của chính quyền lại không đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dân. Thậm chí chính quyền còn phản ứng bằng cách phong tỏa mạng facebook. Chỉ một số ít cá nhân người Việt có am hiểu về công nghệ mới có thề thoát khỏi sự phong tỏa này. “Đó là một vị dụ cụ thể về khó khăn mà chính quyền Hà Nội phài đối mặt khi số lượng người dân tăng lên đối với thảm họa tự nhiên và tiếp theo là thảm họa về truyền thông”.
Hình: Người dân  biểu tình đòi minh bạch về nguyên nhân cá chết tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 5
Thảm họa truyền thông đó đã tiếp diễn hàng tuần. Vào ngày 1 và ngày 8 tháng 5, đã diễn ra các cuộc tuần hành về cá chết tại thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đô thị kinh tế phía Nam và một số địa phương khác. Nhà chức trách đã bắt bớ và giải tán nhanh chóng các cuộc tuần hành. Truyền thông nhà nước đã hoàn toàn im tiếng về những cuộc tuần hành này. Sau đó đột ngột một lần trên truyền hình và internet, các quan chức an ninh nói rằng họ có bằng chứng rằng: Một tổ chức khủng bố đã lợi dụng cá chết thúc đẩy chống lại chính quyền. Tổ chức này được cho là được tài trợ bởi Chính phủ Hoa Kỳ. “Chính quyền (Hà Nội) đã cố gắng làm mất uy tín của những người tuần hành, nhưng người dân Việt Nam đã không bị chính phủ mua chuộc”. Đó là đánh giá của London.

Mong muốn của cử tri và mong muốn của đảng
Nó là sự rõ nét rằng thảm họa môi trường này là một phần của chính trị. Trên mạng xã hội xuất hiện các khẩu hiệu “Cá cần nước sạch, dân cần một chính quyền minh bạch”. London nói: “vấn đề môi trường là những điều cơ bản liên quan đến việc điều hành của chính quyền. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là không minh bạch và luôn mờ ám”. Cũng như 3 tháng trước khi bầu cử quốc hội, cũng có những tranh cãi về sự chọn lựa các ứng cử viên. Rất nhiều các ứng cử viên từ các tổ chức dân sự đã không được chấp nhận bởi tổ chức Mặt trận dân tộc của đảng cộng sản, với những lý do rất mơ hồ.
Nếu chính quyển muốn củng cố niềm tin vào các việc làm của họ và các việc làm của đảng, thì đảng phải có những bước đi tốt hơn theo kịp nhu cầu xã hội. “Vấn đề nào chính quyền chưa thực hiện và cũng cần phải nhìn nhận rằng xã hội ngày càng đa nguyên. Một thập kỷ gần đây người Việt đã rất chủ động trong chính trị”. Vì thế  đảng phải đủ mạnh, đó là nhận định của London. Đảng và chính phủ phải dừng ngay việc đẩy người dân thành lực lượng thù địch, và phải giải quyết các vấn đề một cách thực sự: cụ thể là những qui chuẩn không thỏa mãn tiêu chuẩn về môi trường và cách quản lý thông tin đã rất lỗi thời và tồi tệ như thế.

Bốn ngày đêm hãi hùng đối mặt với sự khủng bố của an ninh

Khoảng 23h đêm ngày 20/5/2016, sau khi ngồi ở quán cafe Chiêu, Nguyễn Viết Dũng cùng mấy người bạn đứng lên ra về. Chiêu đi trước, anh Sơn chở Dũng đi sau. Ra khỏi quán khoảng 10m thì Dũng bị 1 nhóm người xông vào đánh túi bụi, lôi và quăng lên 1 chiếc xe ô tô con. Họ đánh rất hung ác, điện thoại của Dũng bị quăng trầy xước trong lúc đánh này.
Xe bắt Dũng đưa về đồn công an phường Cầu Kho, quận 1. Sau khi tới đồn công an họ không đánh Dũng nữa, nhưng đưa Dũng lên tầng 2 và giam giữ như tội phạm. Người của phía công an mặc thường phục tới hỏi Dũng với thái độ đe doạ và rất hung dữ. Họ xưng hô mày tao và đe doạ có thể làm hại Dũng bằng bất cứ thủ đoạn nào. Dũng yêu cầu làm việc theo tinh thần thượng tôn pháp luật, thái độ của Dũng bình tĩnh và ôn hoà.
Sáng hôm sau (21/5) phía công an thay đổi thái độ, nhẹ nhàng, mềm mỏng hơn. Nhưng họ vẫn giam giữ Dũng tại công an phường Cầu Kho mà không cho liên lạc với bất cứ ai. Họ thu giữ điện thoại của Dũng.
Đến 18h chiều ngày 22/5/2016, sau 43 giờ giam giữ Dũng trái phép, công an đã áp giải Dũng ra sân bay Tân Sơn Nhất lên chuyến bay VJ278 từ Sài Gòn trở về thành phố Vinh, Nghệ An. Tiền mua vé máy bay họ lấy từ trong túi của Dũng.
20h40, khi máy bay hạ cánh, Dũng vừa ra khỏi máy bay thì lập tức bị bắt một cách thô bạo và tống lên 1 chiếc xe ô tô 4 chỗ, 1 người ngồi trên lái xe và 2 người ngồi sau áp giải Dũng. 2 người ngồi ghế sau liên tục đánh Dũng rất hung bạo. Họ đấm vào đầu và tay Dũng bị sưng tím vì bị đánh. Họ không nói hay giải thích bất cứ điều gì, cứ thế đánh Dũng liên tục trên xe ô tô. Đánh bằng tay chưa đủ, họ còn tháo giày da và quật bằng mũi giày.
Trước khi đánh họ tháo kính của Dũng bỏ lên trên, sau đó hai người ngồi sau liên tục tra tấn Dũng. Sau đó họ còn dừng xe nhặt thêm đá bên đường mang lên xe để đập Dũng. Dũng nói những giờ phút đó thực sự là địa ngục trần gian, họ sẵn sàng đánh Dũng đến chết. Họ doạ cắt 1 tai của Dũng, đòi cắt phần da có hình xăm chữ SÁT CỘNG trên tay Dũng, lấy dao ra doạ rạch mặt Dũng.
Những người trên xe đánh Dũng và nói rằng “Mày xuống xe không ai biết hết, nên bọn tao có thể giết chết mày. Một là mày sẽ chết vì tai nạn giao thông, hai là mày sẽ bị đập đến chết, ba là mày sẽ bị buộc trong bao tải dìm xuống biển.” Dũng càng xin họ dừng tay, họ càng đánh hăng hơn. Sau lúc đó có thêm 1 xe khác tới, chở tới người công an làm việc với Dũng những ngày sau đó.
Họ đưa Dũng vào khách sạn Hương Sen ở thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Họ thuê 2 buồng, cho Dũng ở 1 buồng. Tại đây họ vẫn tiếp tục hành hạ Dũng bằng đánh đập và đe doạ. Họ doạ Dũng có thể bị tiêm thuốc độc, hoặc làm cho bị ngớ ngẩn, mất tích. Dũng có biết những trường hợp đi ra Hoàng Sa về rồi bị ngớ ngẩn, không còn minh mẫn nữa. Họ yêu cầu Dũng mở điện thoại, in thông tin trong điện thoại ra, viết cam kết những điều chống lại Dũng. Những lúc này nếu Dũng nói đến pháp luật là họ đánh, nói đến nhân quyền họ cũng đánh, đánh rất dã man để cho Dũng thấy không có luật gì ở chỗ này.
Đến sáng ngày 23/5, sau 1 đêm tra tấn Dũng, họ ngừng đánh. Trong suốt thời gian Dũng bị bắt trái phép, điện thoại của Dũng đã bị họ cướp, vì vậy vẫn trong tình trạng online nhưng anh chị em và người thân không ai liên lạc được với Dũng.
Đến khoảng 18h30 ngày 24/5, Dũng được 3 công an áp giải từ thị xã Cửa Lò về nhà ở xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Đến 20h thì Dũng về tới nhà.
Hiện nay Dũng đang ở nhà, trong tình trạng cơ thể vẫn còn đau đớn vì đòn thù và vẫn bị đe doạ đến tính mạng.
Mong cộng đồng những người yêu chuộng tự do, dân chủ, hoà bình và công lý quan tâm.
(theo lời kể của Nguyễn Viết Dũng tức Dũng Phi Hổ)
Theo fb của Vũ Quốc Vũ Quốc Ngữ

Lãnh đạo báo chí bắt bảo vệ cõng qua chỗ ngập nước

Sau những hình ảnh về chuyến thăm của tống thống Obama, cư dân mạng lại dậy sóng vì một số tấm hình ghi lại cảnh quan chức CSVN bắt người bảo vệ phải cõng mình bước qua bậc tam cấp của hội trường.
Từ tối ngày 24/5 đến sáng ngày 25/5, tại Hà Nội đón cơn mưa rất lớn, khiến cho một số tuyến đường bị ngập nặng. Hình ảnh được phát tán trên mạng từ chiều ngày 25/5 được biết là chụp tại hội trường 1 của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh vào sáng ngày 25/5. Có tất thảy 850 lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản đến Học viện để "học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XII" của đảng CSVN.
Do trời mưa, nước vẫn chưa kịp rút nên những lãnh đạo báo chí, cơ quan xuất bản khi đến hội trường đã phải bắt những bảo vệ nơi đây cõng mình qua chỗ nước ngập. Trong số đó có ông Nguyễn Ngọc Niên- Tổng Biên tập báo Nhà báo và Công luận thuộc Hội Nhà Báo Việt Nam.
Tấm hình phản cảm được tung ra trong thời điểm khi hình ảnh bình dị, gần gũi của tổng thống Obama làm nức lòng người dân. Trong khi đó, nhiều lãnh đạo CSVN coi họ như vua chúa, bắt người phát phải phục dịch mình như người hầu thời phong kiến.
Thanh minh cho hành động không đẹp nói trên, ông Nguyễn Ngọc Niên nói với phóng viên báo Tuổi Trẻ rằng, do xe ông gầm thấp nên chẳng thể lại gần chỗ bậc tam cấp. Khi xe vừa dừng lại thì đã có người bảo vệ Học viện tiến lại gần xe, kêu ông đứng lên ghế.
"Khi tôi đứng trên ghế, chuẩn bị tìm cách nhảy thì anh bảo vệ thứ hai có thể thấy tôi tuổi đã cao gần 60 tuổi, tóc bạc nên anh ta chủ động bước lại, xoay lưng và mời tôi bám vào".
Ông Niên còn cho biết thêm, không phải chỉ riêng mỗi mình ông, mà còn có rất nhiều những lãnh đạo báo chí CSVN cũng bắt bảo vệ phải cõng mình qua vũng nước như vậy.
Mặc dù đã thanh minh, nhưng dư luận vẫn không thôi chỉ trích thói quan liêu của ông Niên. Nhiều người cho rằng, ông Niên hay những lãnh đạo CSVN khác có mặt tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh không phải là người bị bại liệt, nên việc để người khác phải cúi lưng xuống để cõng là điều không thể chấp nhận được.
05/25/2016 - 09:16
Ngọc Quân/SBTN

Buổi gặp xã hội dân sự: Tổng thống Mỹ bị ‘hạ nhục’ chưa từng có

Có lẽ trong toàn bộ nhiệm kỳ 8 năm làm tổng thống và trong chiều dài đối ngoại của ông Obama, Việt Nam tháng Năm 2016 là một kỷ niệm hiếm hoi (hoặc duy nhất) về việc ông đã bị “hạ nhục” đến thế nào.
Tổng thống Obama gặp “xã hội dân sự”.
Theo lịch trình, vào buổi sáng ngày 24/5, Tổng thống Barack Obama có cuộc gặp các đại diện một số tổ chức xã hội dân sự Việt Nam tại khách sạn JW Marriott, Hà Nội. Nhưng từ hai ngày trước, hàng loạt nhà hoạt động nhân quyền như tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Hà Huy Sơn, nhà báo Đoan Trang… đã bị công an ngăn cản và câu lưu hết sức thô bạo.
Điều đáng buồn là những người bị chặn đã tìm cách thông báo tình trạng của họ cho phía Mỹ và thông tin truyền thông thông xã hội, song dường như cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ đã “chẳng làm gì cả”.
Cuối cùng, hình ảnh cuộc gặp giữa Obama và “xã hội dân sự” thật quá buồn nản: chỉ có 6 người “được” đến, trong lúc 9 ghế khác bỏ trống.
Chi tiết đáng mổ xẻ là trong khi hầu hết những nhân vật bị công an Việt Nam coi là “nhạy cảm” đã bị chặn, những người có mặt với ông Obama lại hoàn toàn không nằm trong giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền. Ý nghĩa cho mọi loại tự do của cuộc gặp này cũng bởi thế có thể xem là thất bại.
Điều trớ trêu là trong diễn văn trước 2,000 đại diện thanh niên, sinh viên và các tổ chức hội đoàn nhà nước diễn ra ngay sau cuộc gặp với những người không đại diện cho Xã hội dân sự, ông Obama đã nêu bật về quyền tự do hội họp.
Sự thất bại của cuộc họp giữa Obama với những nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đã nói lên tất cả!
Một trong những ứng viên đại biểu Quốc hội độc lập là Nguyễn Đình Hà phẫn nộ viết trên Facebook:
Nếu tôi mà là ông Obama, tôi sẽ rời Hà Nội ngay lúc 12h trưa để qua Nhật luôn và hủy phần thời gian còn lại của chuyến thăm!
Vì chính quyền chủ nhà không tôn trọng khách mời trong cuộc ông Obama gặp đại diện xã hội hôm nay 24/5, khi bắt cóc, chặn giữ những người mà ông Obama muốn gặp mặt. Coi thường quốc khách, coi thường cả quyền căn bản của công dân như thế cơ mà!
Có 15 ghế khách mời, chỉ có 6 người tới. Nếu tôi là Obama, tôi sẽ gọi thẳng cho ông Trần Đại Quang, ông Phạm Bình Minh, ông Tô Lâm, hỏi thắng: muốn chơi hay nghỉ đây?”.
Nhưng vấn đề không còn nằm ở cá nhân Obama, mà là thể diện của cả nước Mỹ. Ngay sau khi chính phủ Mỹ đưa ra quyết định lịch sử bãi bỏ hoàn toàn chính sách cấm vận vũ khí dành cho chính quyền Việt Nam, chính người Mỹ đã bị giới tráo trở nhân quyền chơi một vố đau điếng.
Báo chí quốc tế - những tờ báo lớn nhất và kể cả báo Mỹ -  đã đồng loạt lên trang về vụ việc quá chua chát trên.
Những ngày tới đây, chắc hẳn hình ảnh những ghế trống bao quanh Obama vẫn sẽ là chủ đề phản biện gay gắt của không chỉ từ báo chí mà cả trong Quốc hội Mỹ - những người Mỹ mà có lẽ cảm thấy chua chát hơn Obama khi thấy chính thể của họ bị “hạ nhục”, bất chấp việc họ đã phải cho đi những gì. 
 05/25/2016 - 08:03
Lê Dung / SBTN