Monday, March 19, 2018

Quảng Trị nhận gạo ‘cứu đói’ nhưng cần tiền xây ‘công viên Fidel Castro’

Tưởng niệm ông Fidel Castro tại Quảng Trị hồi Tháng Mười Hai, 2016. (Hình: báo Quảng Trị)
QUẢNG TRỊ, Việt Nam (NV) – Báo Thanh Niên cho hay: “Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Trị vừa đề nghị Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư xem xét, trình thủ tướng trợ giúp 30 tỷ đồng ($1.3 triệu) từ nguồn vốn trung ương để hoàn thành các hạng mục cơ bản của dự án công viên Fidel Castro trong năm 2018, đúng dịp kỷ niệm 45 năm ngày lãnh tụ cách mạng Cuba đến thăm vùng giải phóng Quảng Trị.”
Điều trớ trêu là lãnh tụ Cộng Sản Cuba, ông Fidel Castro, khi qua đời để lại di chúc là không xây tượng đài, khu tưởng niệm hay đặt tên đường mang tên ông.
Báo Thanh Niên cũng cho hay, công viên Fidel Castro có kinh phí đất đai là 30 tỷ đồng, chưa kể hạng mục san lấp mặt bằng hết 44.5 tỷ đồng ($1.9 triệu).
Bên dưới bài báo trên tờ Thanh Niên có ý kiến của bạn đọc Bùi Tá Vinh viết. “Cá nhân tôi không phản đối việc xây dựng công viên mang tên Fidel Castro, mà còn cổ xúy nữa là khác, vì việc làm này là kỷ niệm và thể hiện tình cảm với người dân Cuba và ông Castro. Nhưng Quảng Trị vẫn còn rất nhiều người nghèo khó, nhất là ở các huyện và người dân tộc, hiện có hoàn cảnh thiếu thốn đủ các khoản… Vậy nên chăng hãy “tạm dừng” việc này và để số tiền hàng tỷ đồng đó giúp đỡ cho những gia đình khó khăn có cái nhà ở ổn định vững chắc, an tâm làm ăn vượt qua nghèo khó. Rồi sau đó tiến hành xây dựng công viên kỷ niệm này thì cũng không muộn.”
Theo báo Nông Nghiệp Việt Nam, Quảng Trị là một trong các tỉnh (cùng với Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi) nhận đợt gạo “cứu đói” 4,700 tấn từ Nam Hàn, được chuyển về qua cảng Đà Nẵng hôm 17 Tháng Ba.
Đến nay, Quảng Trị vẫn nằm trong 12 tỉnh thành được áp dụng Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Giảm Nghèo Bền Vững.
Báo Dân Sinh hồi Tháng Mười Hai năm 2017 cho hay: “Quảng Trị là một địa phương còn nhiều khó khăn, kinh tế-xã hội phát triển chưa đồng bộ. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn ở mức độ cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có huyện miền núi Đakrông được xếp vào diện huyện đặc biệt khó khăn.”
Thời điểm ông Castro qua đời, 25 Tháng Mười Một, 2016, một số báo Việt Nam dịch lại bản tin của hãng AP dẫn lời chủ tịch Raul Castro: “Nhà lãnh đạo cách mạng Fidel Castro không muốn có bất kỳ hình thức sùng bái cá nhân nào, cho tới giờ phút cuối đời, ông vẫn muốn tên tuổi và hình ảnh của ông không được sử dụng trong các cơ quan, đường phố, công viên và các công trình công cộng sau khi ông qua đời; không xây dựng các tượng đài và công trình tưởng niệm ông.”
Tuy vậy, cũng trong thời điểm đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã gây tranh cãi khi công bố đề xuất xây dựng công viên Fidel Castro ở trung tâm thành phố Đông Hà, nơi ông Castro “từng đến thăm và đứng hùng dũng trên một chiếc xe tăng.”
Báo Tuổi Trẻ hồi Tháng Mười Một, 2016, dẫn lời Bí Thư Tỉnh Ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng nói việc xây công viên Fidel Castro là để “tưởng nhớ công ơn của lãnh tụ Fidel Castro cũng như tình cảm của người đối với nhân dân Quảng Trị đồng thời mong muốn tăng cường quan hệ Việt Nam – Cuba.”
Trong một diễn biến khác, báo Dân Việt hôm 13 Tháng Ba, 2018, tường thuật, tại Quảng Trị đang có một công trình tên là “Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp 1 Quảng Trị” có tổng mức đầu tư gần 97 tỷ đồng (hơn $4.2 triệu). Công trình này chủ yếu làm trại cai nghiện ma túy, đã hoàn thành từ cuối năm 2014 nhưng đến nay “chưa có một người nghiện nào bước chân vào để cai nghiện.”
Bài báo viết: “Hàng loạt dãy nhà rộng lớn, bề thế nằm trong khuôn viên rộng 13.6 ha tại xã Cam Hiếu, Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, của trung tâm này lại gần như là bỏ không, vô cùng lãng phí.” (T.K.)

Khoảng 14 triệu người đánh bạc trong đường dây của tướng công an


Căn biệt thự của tướng công an Nguyễn Thanh Hóa, người làm giàu nhờ bảo kê đường dây cờ bạc. (Hình: Soha)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ước lượng có khoảng 14 triệu người tại Việt Nam “tham gia” cờ bạc trên mạng qua đường dây hoạt động quy mô trên cả nước được ông Tướng Công An Nguyễn Thanh Hóa bảo kê.
Trang mạng Bộ Công An CSVN hôm Thứ Bảy, 17 Tháng Ba, 2018 đưa ra một bản tin khá dài về đường dây cờ bạc trực tuyến của hai ông trùm Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam nhằm viết lại để đính chính những thông tin bị cho là báo chí trong nước đưa tin sai.
Tướng Công An Nguyễn Thanh Hóa, tuy là cục trưởng Cục Phòng Chống Tội Phạm “Công Nghệ Cao” (C50) lại là người bảo kê để cho tổ chức cờ bạc “lậu mà công khai” của hai ông Dương và Nam hoạt động.
Theo Bộ Công an CSVN, đường dây cờ bạc trên mạng của hai ông Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam gọi là “Game bài Rikvip bắt đầu hoạt động từ ngày 18 Thang Tư, 2015, gồm 42 trò mô phỏng các hình thức đánh bạc, hoạt động trái phép thông qua website rikvip.com, rikvip.vn; từ Tháng Tám, 2016 đổi tên thành Tip.club và dưới dạng các ứng dụng cho điện thoại và máy tính.”
Muốn chơi, “con bạc tạo tài khoản và nạp tiền mua điểm ảo trong game, gọi là RIK, thông qua nạp thẻ viễn thông (Viettel, Mobifone, Vinaphone), nạp thẻ game (Zing, Gate, Vcoin, Megacard, GoCoin, Vcard), nạp từ tài khoản ngân hàng hoặc mua trực tiếp qua hệ thống đại lý. Sau khi thắng – thua, con bạc có thể quy đổi RIK thành tiền, thông qua bán cho đại lý hoặc hiện vật có giá trị là mã thẻ viễn thông, mã thẻ game, nạp tài khoản điện thoại, thông qua các cổng trung gian thanh toán.”
“Để con bạc nạp tiền chơi bạc, các đối tượng tổ chức đường dây đã thông qua các pháp nhân do chúng lập ra hợp tác với các cổng trung gian thanh toán (VNPT EPAY, Ngân Lượng, HOMEDIRECT và Giải Trí Số) để con bạc có thể sử dụng thẻ cào viễn thông, thẻ game nạp vào game bài (gọi chung là “gạch thẻ”); hợp tác với Cổng thanh toán quốc gia NAPAS để con bạc nạp tiền từ tài khoản ngân hàng; phát hành thẻ game Vcard và Gocoin để con bạc nạp tiền chơi bạc.”
Vì quy mô rộng lớn, tổ chức của các ông trùm Dương, Nam lập ra hệ thống đại lý nhiều tầng nấc, gồm “25 đại lý cấp 1 và 5,852 đại lý cấp 2, trên toàn quốc để con bạc nạp, rút tiền đánh bạc; việc giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt hoặc qua ngân hàng. Với mạng lưới trên toàn quốc, hệ thống đại lý đã góp phần rất lớn trong việc thu hút con bạc và là một kênh giao dịch chiếm tỉ lệ lớn (đại lý cấp 1 có tổng lượng giao dịch lớn nhất lên đến trên 1,700 tỷ đồng).”
Bản tin của Bộ Công An CSVN kể rằng “Do có hệ thống thanh toán giúp con bạc dễ dàng nạp và rút tiền chơi bạc, kết hợp quảng cáo rầm rộ trên mạng, Rikvip/Tip.club đã nhanh chóng thu hút được lượng lớn người chơi, trở thành trò chơi cờ bạc trá hình có quy mô và doanh thu lớn nhất Việt Nam.
Theo kết quả điều tra, từ 18 Thang Tư, 2015 đến 29 Tháng Tám, 2017 có 42,956,715 tài khoản người chơi thực trên hệ thống Rikvip/Tip.club (nếu trung bình 1 con bạc có 3 tài khoản thì tổng số tương đương trên 14 triệu con bạc).”
Con số 14 triệu người chỉ con số ước lượng. Con số thật có thể là nhiều hơn hoặc ít hơn người ở Việt Nam tham gia bài bạc trực tuyến. Dù sao, đây là con số rất đáng suy nghĩ. Một hai tờ báo ở Việt Nam cho rằng trong số những người tham gia cờ bạc nói trên, rất có thể không thiếu những người đã sạt nghiệp, tan nát gia đình. Theo Bộ Công An, số tiền các cá nhân nạp vào các tài khoản mạng cờ bạc trực tuyến này rất lớn nhưng tiền trúng lại chỉ được 2,645 tỷ đồng.


Một trong những trang mạng quảng cáo cờ bác trá hình tại Việt Nam. (Hình: Thanh Niên)

Tiền mà các cá nhân đổ vào đánh bạc qua hai đường chính là cổng thanh toán điện tử (cả hợp pháp và bất hợp pháp) và hệ thống đại lý. Tổng số tiền đánh bạc nạp qua các cổng thanh toán là 9,583.2 tỷ đồng (khoảng $421 triệu) (khoảng 342 tỷ đồng/tháng hay khoảng $15 triệu/tháng), trong đó, tiền từ thẻ viễn thông và thẻ game là 9,296 tỷ đồng, chiếm 97%; tiền từ các ngân hàng là 168 tỷ đồng, chiếm 1.75%. Tiền tham gia đánh bạc qua các đại lý được giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, bước đầu xác định khoảng 5,631.5 tỷ đồng.
Trong số tiền 9,583.2 tỷ đồng thu được qua các cổng thanh toán sẽ được phân chia cho các doanh nghiệp viễn thông khoảng 1,402 tỷ đồng (tương đương 16% tổng giá trị thẻ viễn thông), một mối lợi rất lớn cho các nhà mạng quốc doanh. Bản tin Bộ Công An nói, sau khi trừ các chi phí kinh doanh, nhóm Nguyễn Văn Dương hưởng khoảng 1,600 tỷ đồng (khoảng $70 triệu); nhóm Phan Sào Nam và Hoàng Thành Trung hưởng khoảng 1.850 tỷ đồng (khoảng $81 triệu).
Mấy ngày trước, tờ Tuổi Trẻ nói Nguyễn Văn Dương chia lại cho Tướng Nguyễn Thanh Hóa 20% trên số tiền anh ta được hưởng, vậy không biết có phải là $14 triệu hay không và thông tin loại này không thể kiểm chứng.
Để tẩu tán và hợp thức hóa những số tiền huê lợi quá lớn và quá nhanh chóng mà có, bản tin Bộ công an nói “các đối tượng tổ chức đánh bạc dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để hợp thức hóa nguồn tiền, như đầu tư các dự án, góp vốn kinh doanh, mua bất động sản, gửi tiết kiệm, chuyển đổi thành vàng, ngoại tệ, chuyển ra nước ngoài (Phan Sào Nam gửi $3.5 triệu tại ngân hàng Bank of Singapore)… Hiện Cơ quan điều tra đang xác minh về số tiền từng bên được hưởng để thu hồi theo quy định của pháp luật. Đến nay, cơ quan điều tra đã thu giữ, phong tỏa, niêm phong tổng tài sản trị giá 1,238.8 tỷ đồng (gồm 1,046.2 tỷ đồng tiền mặt, 20 căn hộ trị giá 192.6 tỷ đồng) và 12 xe ô tô (chưa định giá).”
Theo bản tin của Bộ Công An, tính đến ngày 16 Tháng Ba, 2018, “Cơ quan điều tra đã khởi tố 83 bị can, trong đó một số bị can bị khởi tố 2 tội danh, gồm 41 bị can về tội tổ chức đánh bạc, 38 bị can về tội đánh bạc, 4 bị can về tội mua bán hóa đơn trái phép, 2 bị can tội rửa tiền và 1 bị can tội sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, cơ quan điều tra đang tạm giam 31 bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú 42 bị can, cho bảo lãnh 2 bị can, truy nã 8 bị can đang bỏ trốn.”
Ngoài Tướng Nguyễn Thanh Hóa bị tống giam, Tướng Phan Văn Vĩnh, nguyên tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát, tức xếp trực tiếp của Tướng Hóa, đã bị thẩm vấn hai lần. Ông Vĩnh nghỉ hưu từ Tháng Tư, 2017 bị tình nghi bao che cho ông Hóa, hiện vẫn chưa biết có thoát tội hay không.
Bộ Công An CSVN tiết lộ chính ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “chỉ đạo” Cơ Quan An Ninh Điều Tra Công An tỉnh Phú Thọ “khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thanh Hóa về hành vi tổ chức đánh bạc” ngày 11 Tháng Ba, 2018 vừa qua.
Vụ án gây rúng rộng dư luận trong ngoài nước vì người ta không thể ngờ một ông tướng có nhiệm vụ “phòng chống tội phạm công nghệ cao” lại là nhân vật bảo kê cho cờ bạc lậu “công nghệ cao” hoạt động công khai trên mạng suốt hơn một năm. Nếu đường dây này không bị lộ từ sự tố cáo của một con bạc bị lừa mất tiền, tác hại đối với xã hội còn khủng khiếp hơn nữa.
Hiện cuộc điều tra còn đang tiếp diễn và có thể còn một số đường dây cờ bạc lậu trực tuyến khác chưa bị lộ. (TN)

Bãi rác thải công nghiệp hơn 5,000 mét vuông ‘chôn lén’ ở Hải Dương

Vị trí bãi chôn rác thải công nghiệp trái phép bên sông Thái Bình trước kia là hố sâu, rộng được hình thành do chủ lò đào lấy đất đóng gạch. (Hình: VNExpress)
HẢI DƯƠNG, Việt Nam (NV) – Chính quyền “bất ngờ” khi hàng chục ngàn mét vuông rác thải công nghiệp vừa bị phát lộ bên bờ sông Thái Bình sau khi “cát tặc” khai thác trái phép hết lớp cát bên trên.
Theo báo VNExpress, một bãi chôn rác thải công nghiệp trái phép rộng chục ngàn mét vuông tại lò gạch thủ công, bãi bồi ngoài đê sông Thái Bình, thuộc thôn Đại Lã, xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, vừa bị phát hiện do một số người khai thác cát làm lộ ra.
Ông Nguyễn Văn Thành, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Hiệp Cát, cho biết sự việc được người dân báo chính quyền vào ngày 10 Tháng Ba. Tiến hành kiểm tra, ủy ban xã xác định bãi rác rộng hơn 5,000 mét vuông, sâu 3 mét đến 4 mét, chứa khoảng 10,000 khối rác thải công nghiệp. Vị trí bãi chôn rác thải công nghiệp trái phép này trước kia là hố sâu, rộng được hình thành do chủ lò gạch đào lấy đất làm gạch.
Tin cho biết, bãi rác nằm trong khu đất rộng gần 10 hécta từng được giao cho ông Phan Bẩy xây dựng lò sản xuất gạch thủ công từ năm 2006. Đến năm 2012, ông Bẩy chuyển nhượng lại cho ông Trần Thanh Tùng, ở xã An Châu, thành phố Hải Dương.
Một tàu hút cát trái phép đã làm sạt lở bãi bồi, để lộ ra chân bãi rác này. (Hình: VNExpress)
Tuy nhiên, thời điểm phát hiện bãi rác, các lò gạch đã được giải tỏa từ năm 2017 theo quyết định của tỉnh. Đồng thời, ông Bẩy cũng đã rời khỏi địa phương, chuyển đi nơi khác sinh sống.
Ông Thành cho hay, do mới được bầu giữ chức chủ tịch xã hơn hai năm nay, nên ông “không nắm được bãi rác này có từ khi nào.”
“Lãnh đạo xã Hiệp Cát đã có báo cáo gửi ủy ban huyện Nam Sách, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh sớm vào cuộc điều tra, nhằm bảo vệ nguồn nước sông Thái Bình, một trong ba nguồn nước ngọt thô quan trọng của tỉnh Hải Dương,” ông nói.

Hiện Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra thuộc Phòng Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Về Môi Trường, Công An tỉnh Hải Dương đang phối hợp cùng Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh này truy tìm thủ phạm. (Tr.N) 

Giật điện

Nguoiviettudo (Danlambao) - Tám giờ tối, tiếng ngáy của vài thằng tù vang lên sau một ngày vất vả. Giấc ngủ đem đến cho tù hai lợi ích: quên mệt và quên đói. Nhưng mà đâu có dễ dàng như vậy được. Trước khi nghỉ ngơi tù phải ngồi học ra rả như con vẹt cả chục điều cải tạo, nội quy trong căn phòng xây bằng xi măng xập xệ vừa đủ không gian chia xẻ cho mười sáu con người.

Buổi chiều mỗi thằng tù được phát phần ăn gồm có chén rưỡi cơm, chén nhỏ canh lều bều vài cọng rau muống. Nhà nước chỉ cung cấp bao nhiêu đó dinh dưỡng để bù lại năng lượng hao hụt tiêu tốn ngoài công trường lao động khổ sai.

Phần lớn tù ở đây người địa phương, được gia đình tiếp tế hàng tháng cho nên cũng bươn chải tạm. Mỗi tháng chỉ cần nhà vác lên thăm nuôi chừng hai bao cát khoai xắt lát phơi khô thì cũng vẫn giữ được sự rắn rỏi, mạnh mẽ của thân thể nhất là toán cỏ đi lao động ngoài. Phần còn lại đa số gia đình ở xa, chẳng có mấy khả năng thăm nuôi thân nhân (đang cố gắng lao động cật lực hy vọng "trên" cứu xét cho về gặp lại vợ con trước khi hội ngộ với ông bà). Nhiều thằng tù tuổi giấy tờ rất trẻ, hai mươi mốt, hai mươi hai nhưng gương mặt thì già chát, lọt thỏm trong bộ quần áo màu xanh da trời vá chằng vá đụp. Có những đứa chỉ đủ sức lê bước chân, tưởng chừng một cơn gió thổi mạnh cũng dám bị cuốn hút về trời. Đám nầy dật dờ vật vưởng như hồn ma bóng quế bị cán bộ trại gọi chung là âm binh...

Tôi nằm trong số chúng

Phòng giam chúng tôi thuộc một dãy nhà sát nhau có lẽ trước đây là trại gia binh VNCH. Mười bốn thằng tù chia nhau cái sạp gỗ đủ lớn để vai đứa này đụng vào đứa kia nếu cùng nằm ngửa. Chiều dài sập gỗ chừng một thước tám vừa đủ cho chân tù duỗi thẳng. Phía ngoài có một khoảng trống để hai người đi cùng lúc ngược chiều với nhau dành kê giường trưởng và phó phòng. 

Trưởng, phó phòng tôi thuộc XDNT có mặt từ 75. Ở phòng khác là tù hình sự được tin tưởng hoặc đôi khi sĩ quan cấp trung, thiếu úy CSDB. Họ không bị tra chân vào cùm mỗi đêm như chúng tôi cộng thêm một vài đặc quyền đặc lợi như đi đâu không cần có người kèm, ăn uống nấu nướng gì tùy ý. Họ được gọi là hướng dẫn viên, hầu hết rất tốt và cảm thông với anh em tù chúng tôi. Muốn di chuyển đâu, làm gì chúng tôi bắt buộc phải có một trong những hướng dẫn viên như vậy đi kèm theo mình. Không tuân thủ việc này nếu bị cán bộ hoặc tù khác bắt gặp có thể bị đánh đập, bị cùm chân, bớt phần ăn trong biệt giam vô giới hạn.

Tối hôm đó sau khi hướng dẫn chúng tôi gào lên thật lớn những quy định phải thuộc nằm lòng, tiếp theo rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm trong ngày lao động (thằng nào cũng ngáp dài ngáp vắn vì mệt) tay trưởng phòng bước ra ngoài cửa nghe ngóng khoảng năm phút. Khi trở vào, anh nói: mấy phòng khác cũng đã học xong, bây giờ chúng ta có thể nghỉ ngơi lấy sức .

Mười bốn thằng tù đút một chân vào chiếc cùm hình chữ U (gọi đơn giản là cái U) của riêng mình. Một thanh sắt dài sẽ xuyên qua hai lỗ tròn trên đầu chữ U và đi ra ngoài bức tường. Sau đó hướng dẫn viên sẽ kiểm soát, móc ổ khóa lại bên ngoài, phòng hờ việc tù sẽ lén mở ra phía trong để trốn. Cán bộ CA chỉ đi ngang qua kiểm tra lần chót.

Giữa đêm nếu một thằng nào đột nhiên đau bụng, hướng dẫn viên có nhiệm vụ đưa cái thùng cầu (đóng bằng gỗ) đến tại chỗ nó rồi thằng tù cứ thế ngồi trên thùng. Không thể di chuyển được vì hai chân đã cùm (cùm một chân trong tù được coi như một đặc ân) Cũng chẳng có cái chuyện phàn nàn gì ở đây. Đứa nào rặn cứ rặn đám còn lại ngủ tỉnh bơ vô tư thoải mai. Vả lại tù chẳng ăn thịt thà cá mắm nên phân ít nặng mùi, chấp nhận được chỉ trừ những ngày thăm nuôi thêm chút đồ tươi. Đi tiểu thì tương đối dễ chịu hơn, chỉ cần chuyền tay nhau cái nón sắt quân đội. Xong chuyện cứ để ngay tại chỗ hướng dẫn sẽ dọn dẹp.

Nhiều hôm thăm nuôi ăn đồ bổ dưỡng tù bị tiêu chảy, suốt đêm mấy thằng dành thùng cầu khiến nước rỉ ra tràn lan. Cũng chỉ vài tiếng cằn nhằn, chửi thề rồi sau đó tất cả đều chìm vào giấc ngủ. Ngủ cho lại sức để ngày mai những thằng âm binh lại phơi xương sườn bước thấp bước cao khiêng những tảng đá nặng nề vừa mới được nẩy lên từ một cái lòng hồ.

Thường thì đây là phút giây hạnh phúc. Ngoại trừ tiếng ngáy, tiếng nghiến răng, nuốt nước bọt (vì nằm mơ được ăn thịnh soạn), tù sẽ ngủ say cho đến khi có tiếng kẻng báo thức. Những cái bụng lép kẹp vì phần ăn buổi chiều lưng rưỡi chén cơm đã biến đâu mất, phồng lên xẹp xuống theo từng hơi thở. 

Cách tôi ba đứa là thằng Ngọc Ký, bị bắt lúc mười chín tuổi, can tội cướp có vũ khí. Thằng Ký chắc nằm thấy mẹ đang rấm rức trong mơ. Hai tuần trước mẹ nó mới thăm nuôi sau gần năm trời vắng bóng. Trong giỏ quà còm cõi quý giá nhất là lon ghi gô đầy mỡ nước. Có ai tin nỗi không chỉ sau một đêm thằng nhóc nhấm nháp gần hết lon ghi gô. Vậy mà hôm sau vẫn dậy đi lao động bình thường, không tiêu chảy cũng không chết.

Thường thì Ký bắt cặp với thằng Trọng Cầu thành hai âm binh khiêng đá tảng. Nếu có công tác khác, tôi sẽ được thế vào. Chúng tôi là ba thằng âm binh đói rách nằm trong một đội chuyên làm việc nhẹ (nhẹ nhất là vận chuyển đá tảng) mà cả trại đều biết đến. Đá được đào lên từ lòng hồ, được chẻ nhỏ nặng cỡ năm mươi kí mỗi khối. Hai thằng âm binh lăn khối đá vào "xe" (giống như băng ca) chuyển lên vai đưa đến chỗ cần xử dụng Tù không có bạn thân nhưng chúng tôi vẫn chia cho nhau mẩu tàn thuốc lượm được dưới đất hoặc con cóc con nhái bắt được khi lao động. Thằng Ký mười chín tuổi, thằng Cầu hai mươi ba tuổi, và tôi hai mươi bảy già nhất cũng ít kinh nghiệm nhất nếu kể về mặt lăn lộn ngoài đời.

*

Đêm đó tôi chưa ngủ, dường như có một nỗi khắc khoải nào ngăn đôi mắt tôi nhắm lại. Tôi nghe những bạn tù và cả hai người hướng dẫn thở nhẹ hoặc ngáy lớn. Tự nhiên tôi nhớ nhà nhớ cha mẹ anh chị em. Tôi chưa có gia đình hoặc người yêu nên tất cả mọi suy nghĩ đều tập trung vào ba má mình.

Đúng lúc tôi nghe tiếng ồn ào ngoài cửa. Có tiếng gọi của cán bộ:

- Thằng T. đâu mở cửa coi mậy!

Anh hướng dẫn viên vội vàng ngồi dậy:

- Dạ báo cáo cán bộ, tôi ra ngay

Cả phòng đều đã thức. Chúng tôi nghe tiếng nói lao xao ở ngoài, rồi có tiếng mở khóa lách cách, tiếng cây sắt kéo dây u ra rợn người giữa đêm khuya. Đến chỗ tôi thì ngừng lại:

- Thằng D. cán bộ muốn gặp mầy 

Tôi ngồi dậy, đầu óc trống trơn. Cán bộ muốn gặp tôi vào giờ này thì không thể là may mắn. Hồi trước 75 tôi đã từng nghe chuyện VC bắt người đem đi bắn vào giữa đêm hoặc nhét bao bố liệng xuống sông. Lúc nầy trời cũng đã gần nửa đêm rồi!!

Tôi người Công Giáo, nhưng ở tù VC tôi quên hết chuyện đọc kinh kệ, mà có muốn chúng nó cũng chẳng cho. Vả lại vừa đói vừa mệt, (nhiều hôm nó thí hai trái bắp đá) đến giờ về trại chỉ mong được nằm xuống ngủ. 

Hôm nay tôi nhớ kinh gì đọc kinh đó, liên tục. Ông thánh nào vừa thoáng hiện ra trong trí tôi lập tức cầu khẩn kêu nài để được bình an. Tôi sợ quá!!

Từ trong bóng tối của phòng giam bước ra ngoài ánh sáng tôi chóa mắt. Ở ngoài đang đứng ba CA quản giáo mặc đồ vàng, tay thằng nào cũng lăm le khẩu AK 47, mặt hầm hầm sát khí. Vừa thấy tôi, một CA đạp vào bụng cho té sấp xuống đất, rút còng khóa tay tôi lại về phía sau. Một thằng khác bịt mắt tôi bằng một tấm vải đen dày. Thôi, xong rồi!! Đêm nay sẽ là ngày giỗ của tôi!!!

- Đ M mày chạy đi, coi tài bắn bách phát bách trúng của tao nè!!

Thằng trói tay tôi lên tiếng. Tôi biết thằng này, dân nhà quê, thích chửi thề, hút thuốc rê, nhưng không nguy hiểm. 

- Đ M mày dô tới đây mà còn phản động hà mậy? 

Thằng thứ hai vừa nói vừa giáng một bá súng vào lưng tôi. Tôi không nhận ra nó là ai, hễ chúng nó đẩy thì tôi cứ bước đi theo họng súng thúc vào lưng mình. Có lẽ tụi nó sẽ đưa tôi tới hàng rào cho một tràng đạn quẳng lên đó phao vu tôi trốn trại. Đúng hay sai tôi không biết nhưng lúc nầy chân tôi hầu như bước hết nỗi. Tôi chẳng nhớ mình có lo sợ, có khóc lóc có năn nỉ không nhưng rõ ràng là một sự chết điếng, kiểu chết điếng của con người đối diện với tử thần hết còn lối thoát. 

Tụi nó không bắn như tôi tưởng tượng. Ba thằng CA quản giáo áp giải tôi lên văn phòng trại. Tôi đoán thế vì cảm nhận được ánh sáng chiếu vào mặt qua lớp vải đen dày. Có chừng ba hoặc bốn người đã ở đó sẵn. Tôi nghe được tiếng Tư H. phó trại, tiếng Lê N. trưởng trại. Lê Nhân còn được gọi là Út Nhân, mắt lé Tr. Tá CA hung thần của sĩ quan VNCH, nổi tiếng tàn ác dã man và sau này hãm hiếp không biết bao nhiêu phạm nhân nữ vượt biên bị đưa về trại. Tư H. cũng vậy, đại úy CA bị chột đeo một con mắt giả. Bị thương vì chiến tranh nên Tư H. đặc biệt căm thù lính "ngụy" hoặc bất cứ cái gì thuộc về "Ngụy".

Hề có dịp đày đọa đám sĩ quan CSDB và XDNT còn sót lại, cộng thêm với bọn tù phản động chống đối mới đưa lên, cả Út N. và Tư H. đều hành hạ lút cán. CSDB va XDNT sợ hãi tên nầy cùng với CA quản giáo như sợ cọp, nhất là một thằng thiếu úy mặt sữa, ghiền hút thuốc rê nặng (tôi quên tên). Thằng này trong túi lúc nào cũng có đòn độc địa để hành hạ tù. Mặt mày cũng sáng sủa đẹp trai theo kiểu nhà quê, nó đặc biệt ghét và tìm đủ mọi nguyên cớ để hành hạ tôi, nó còn bày cho đám CA miền Bắc mười bảy mười tám tuổi mới vào tiếp tay đày đọa tôi. (Có lần một thằng đã bất thần quất vào lưng tôi một cây củi đòn không lý do).

Tư H. lên tiếng đầu tiên:

- Đ M mày có biết mày tội gì không?

- Báo cáo cán bộ tôi đâu có làm gì vi phạm?

- Ngoan cố hả mậy? Để coi mày có chịu khai không là biết. Nhiều thằng sừng sỏ hơn mày còn phải cung ra hết, cỡ mày thấm thía gì mà cứng đầu?

Rồi Tư Hằng và một thằng nữa lấy cây ba phân vuông đập vào người tôi. Khi tôi té xuống đất tụi nó đạp lên bụng, đá vào ngực. Tụi nó đánh liên hồi kỳ trận vào đầu vào thân thể. Lúc đó tôi không cảm thấy đau nhưng rất muốn xỉu mà không được, nếu xỉu chắc tụi nó sẽ ngưng lại.

Có ai đó đổ nước lên người tôi, lúc này đang nằm dài trên sân xi măng. Thôi rồi Lượm ơi, tôi đã từng nghe ông già Nghi kể về chuyện này (ông già Nghi trước đây là trường ty chiêu hồi, làm chung với tôi trong việc nuôi thỏ mấy tháng đầu hồi mới chuyển lên). Út Nhân và Tư Hằng nói léo nhéo gì đó chung quanh mà tôi không hiểu được vì cơn sợ hãi làm thần kinh tôi tê liệt, chết điếng.

Rồi chúng cột ngón tay út của tôi với một sợi dây điện. 

Thình lình tôi thấy thân thể mình phồng to cứng lên như một trái bong bóng. Tôi thấy hàng ngàn ngôi sao chớp nhoáng trong óc mình xẹt tới xẹt lui. Sự việc xảy ra bao lâu tôi không biết, tôi lại trở lại bình thường. Tôi nghe tiếng văng vẳng:

- Đ má thằng nào bịt miệng nó lại coi. Thằng này la lớn quá.

Tôi lại thấy sao băng trong đầu rồi trở lại bình thường. Cứ xảy ra như thế ít nhất ba hoặc bốn lần. Tôi muốn xỉu lắm nhưng lạy Chúa, tôi không xỉu được. Ước gì tôi ngất đi nhưng tôi vẫn còn tỉnh, nên đám man rợ cứ tiếp tục. Lát sau tôi nghe hình như tiếng Út Nh. cằn nhằn 

- Cột ngón chân nó, ngón út cháy rồi

Đến lượt ngón chân kề ngón cái bên phía mặt bị cột và giật điện. May mắn chúng ngừng lại chỉ sau vài lần.

Chắc tôi khóc và năn nỉ dữ lắm bởi vì Lê N. chửi:

- Mày hô hào đám tụi bây nổi lên chống phá trại mà còn năn nỉ gì? tao chưa chặt tay chân mày ra là phước đức ông bà mày lớn lắm rồi

Rồi chúng banh miệng tôi. Chúng trấn nước tôi, đổ nước vào miệng. Vừa lúc tôi bị ngất chúng mới ngừng lại, cứ lặp đi lặp lại như thế cho đến khi tôi đái ỉa trong quần. Món cuối cùng tôi được chiêu đãi vào cái đêm oan nghiệt đó là trận đòn cây ba phân vuông quật tới tấp vào đầu và thân thể mình.

Tôi ngất đi. Khi mở mắt tôi thấy mình nằm trong một conex của quân đội Mỹ để lại. Trời chắc còn khuya vì rất lạnh. Ngoại trừ bộ quần áo ướt đẫm nước đang mặc trên người từ sau khi rời khỏi phòng giam tôi chẳng còn gì để giúp mình chống chọi lại cái lạnh. Cũng may đêm đầu tiên vừa đói vừa đau vừa kiệt sức tôi ngủ vùi cho tới khi có người mở cửa đưa cơm.

Nhờ ánh sáng bên ngoài, tôi quan sát ngón tay bị giật điện. Nó khuyết tròn vào tới xương, phía trên đã cháy đen, phần đốt còn dính vào bàn tay cũng bị cháy và bắt đầu chảy mủ. Đặc biệt mùi thịt thối ngửi y như trứng bị ung. Phía dưới ngón chân thì đỏ tấy bóng nước nhưng không bị cháy đen. 

Giờ thì tôi đã biết cảm giác bị tra tấn bằng điện. Tôi cũng biết thế nào là bị trấn nước, bị đánh đập.

Mỗi ngày tôi được phát cho một cục cơm bằng nắm tay con nít, một lon gô nước sôi. Tôi dùng nước sôi để lau rửa vết thương, xé quần mình làm bông băng. Đi cầu thì hai ngày một lần (có phân đâu mà đi). Một tù theo cán bộ đem cơm nước cho tôi, mỗi lần mở cửa ra là nhăn mặt nhổ nước miếng chửi thề:

- Đ má thúi quá!!

Thì ra tôi quen với mùi thịt thối từ ngón tay mình rồi, còn bất cứ ai lúc mở cửa cũng bị dội tạt vào mặt chịu không nổi. Tình hình đã quá nguy hiểm bàn tay tôi mủ chảy ra từ chỗ khớp nối, đêm nào nó cũng hành hạ đau đớn vì nhiễm trùng nặng. Ngón chân coi vậy mà đỡ hơn, đã có dấu hiệu bình phục.

Cuối cùng sau gần mười ngày nằm connex tôi quyết định sẽ xin cho được tháo khớp. Được hay không chưa biết nhung đằng nào cũng chẳng còn gì để mất. Hôm sau cửa vừa mở, tôi ngồi dậy:

- Báo cáo cán bộ, xin cán bộ trình với chú Tư (chúng tôi gọi phó trại Tư H. là "chú Tư") cho tôi được tháo khớp ngón tay. Để lâu thêm nữa chắc sau này cả bàn tay của tôi sẽ bị nhiễm trùng.

- Mày lộn xộn quá!!

Nửa tiếng sau thằng CA cán bộ trở lại (đây là thằng CA ít bị ghét nhất trong trại vì tuy nhà quê ngu dốt nhưng nó không nguy hiểm, ác độc)

- Ôm đồ ra theo tao lên trạm xá

Đồ tôi có gì ngoài bộ quần áo rách tả tơi, tấm chăn trại phát mỏng manh và đôi dép râu phải đổi bằng mấy táng đường thẻ?

Hồi vào tù tôi còn đủ mười ngón tay, giờ đây thiếu ngón út. Má tôi muốn bật khóc khi nhìn thấy bàn tay của con lần gặp mặt đầu tiên sau hơn một năm trời kỷ luật.

Không phải chỉ có mình tôi là nạn nhân của trò tra tấn dã man này. Cùng một đợt thêm hai người nữa: một ông trung tá thuộc UBLHQSBB bị bắt sau thời gian hai năm lẫn trốn (Tr T. Nguyen Trong. T), một chiến binh "tàn quân" bị bắt trong rừng (Diệp .Lau.D). Chưa kể trước đây nhiều người đã bị tra tấn đến chết hay đã được tha về qua lời kế của ông cựu trưởng ty chiêu hồi Nghi.


Khúc củi Trương Minh Tuấn

Người Quan Sát (Danlambao) - “Bộ TT-TT không đủ thẩm quyền, tuy nhiên, ngày 21.12.2015, ông Trương Minh Tuấn lại ký ban hành Quyết định số 236/QĐ-BTTTT phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone. Quyết định này vi phạm quy định tại điều 31, điều 33 và điều 34 của luật Đầu tư; vi phạm điều 28 của luật số 69/2014/QH13. “Như vậy, Bộ TT-TT đã thiếu trách nhiệm, có biểu hiện cố ý làm trái các quy định của pháp luật trong việc quyết định phê duyệt đầu tư”. 

"Cố ý làm trái các quy định của pháp luật" là con đường... thênh thang mà Nguyễn Phú Trọng quăng Đinh La Thăng lên cổ xe chở củi để đưa vào lò. Đây lại là phiên bản được ông Trọng tiếp tục sử dụng để biến Ủy viên Trung ương đảng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn từ khúc củi ướt thành khúc củi khô.

Chính vì đoán trước số phận của mình và rút tỉa kinh nghiệm từ bài học Đinh La Thăng, Trương Minh Tuấn đã tìm cách thoát ra "quy trình" bị tố biểu hiện cố ý làm trái - sắp bắt - bị bắt - ra toà - vào tù. 

Phản ứng đầu tiên và chưa có tiền lệ trong lịch sử cướp/cầm quyền của đảng cộng sản Ba Đình là Trương Minh Tuấn, một bộ trưởng, đã tung ra văn bản dài 30 trang phản bác những kết luận của thanh tra chính phủ. Trương Minh Tuấn đã lên án thanh tra chính phủ chưa khách quan, chính xác và chưa đúng pháp luật theo chỉ đạo của Ban Bí thư, là sai kiến thức chuyên môn

Chỉ vài giờ sau đó, mọi bài báo, thông tin liên hệ đến những phản bác của ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Phó Tuyên giáo bị gỡ bỏ. Tiếp theo là cuộc tổng tấn công vào Bộ trưởng TT&TT trên báo chí. Điều này cho thấy, truyền thông lề đảng đã bị khống chế bởi phe cánh Nguyễn Phú Trọng. 

Trương Minh Tuấn sẽ là khúc củi mở màn cho cuộc tấn công mới của Nguyễn Phú Trọng. Sẽ có thêm những khúc của khác trong Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an và Văn phòng Chính phủ được đưa vào cái lò đồng chí đốt đồng rận trong cuộc chiến giữa những tên trong tập đoàn tội phạm và cũng là tội đồ dân tộc. 

"Khi lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy". Số phận của Trương Minh Tuấn đã được định đoạt từ chủ lò Nguyễn Phú Trọng trong bối cảnh cái lò này đã được bảo kê vững chắc từ các quan thầy phương bắc nhằm thuần hoá toàn bộ đám con hoang tại Ba Đình.

18.03.2018

"Thiên đường của đảng" bị xếp hạng 95 trong bảng hạnh phúc

Tháng Chín (Danlambao) - Đầu năm 2017 báo chí lề đảng và các dư luận viên được một phen lên đồng khi Indochina Research, một tổ chức lơ tơ mơ, công bố “Việt Nam là nước hạnh phúc thứ 4 trên thế giới”. 1 năm sau, Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc công bố bản báo cáo cho năm 2018 và thiên đường của đảng bị lọt tuốt xuống hàng thứ 95 của hạnh phúc (hay khổ đau).

Trong bản báo cáo 2018 này, "hạnh phúc" hơn Việt Nam một chút là một thiên đường cộng sản khác: Tàu cộng với xếp hạng 86. Tại các nước láng giềng theo chủ nghĩa tư bản giãy chết thì người dân lại hạnh phúc hơn Việt Nam ta: Đài Loan: 26, Mã Lai: 35, Thái Lan: 46, Phi Luật Tân: 71. 

Đứng đầu top 10 là những nước Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Thuỵ Sĩ, Hoà Lan, Canada, Tân Tây, Thuỵ Điển, và Úc. 

Đội sổ là những nước Malawi, Haiti, Liberia, Syria, Rwanda, Yemen, Tanzania, Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Burundi. 

Chỉ có 4 giải thích cho sự việc tụt sổ từ hạnh phúc đứng hàng thứ 4 xuống bị ít hạnh phúc hàng thứ 95: 

- Một là trước đây đảng ta đã trả tiền cho tổ chức Indochina Research làm một báo cáo trên trời để dân ta được lên mây và sáng mắt sáng lòng với đảng; 

- Hai là tổ chức Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc đã làm ăn tắt trách - không nhìn thấy hình ảnh nhiều người dân Việt Nam hạnh phúc điên cuồng đến độ cởi truồng chạy nhông khắp đường phố sau khi thắng một trận đá banh; 

- Ba là tổ chức này đã đo lường hạnh phúc của người dân Việt bằng chỉ số hạnh phúc của... Đinh La Thăng và các quan chức đàn em của Nguyễn Tấn Dũng. 

- Bốn là đã có thế lực thù địch trà trộn vào Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc để tuyên truyền chống phá chế độ ưu việt của đảng ta.


18.03.2018

Xâm lăng không tiếng súng: Trung Quốc biến nợ thành lãnh thổ

Lê Minh Nguyên (Danlambao) - Trong chiến lược xây dựng đế quốc của Trung Quốc, dựa theo mô hình của Hoa Kỳ là bằng kinh tế và dùng quân sự hậu thuẫn phía sau, nhưng lộ liễu và võ biền hơn, đó là hình ảnh anh thương gia mặc đồ vest tay xách chiếc cập đầy tiền nhưng trên vai có mang khẩu súng, TQ vừa muốn khai thác thị trường và tài nguyên thế giới vừa biến các nước cận biên thành chư hầu. Kế hoạch “Vành Đai và Con Đường” còn gọi là “Con đường tơ lụa của thế kỷ 21” (BRI - Belt Road Initiative), với số tiền tung ra khoảng 1,700 tỷ đôla mỗi năm và 26,000 tỷ đôla tính đến năm 2030 đang biến nợ của các quốc nghèo thành lãnh thổ của Trung Quốc (http://cnb.cx/2tWJJUV).

Ở Brunei, TQ đang xây dựng một khu phức hợp lọc dầu và hóa dầu và một cây cầu nối khu liên hợp với thủ đô Bandar Seri Begawan, trị giá 3.4 tỷ đôla trên đảo Muara Besar, đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay ở Brunei. Nhưng đó chỉ là giai đoạn 1 và giai đoạn 2 trị giá khoảng 12 tỷ đôla (http://bit.ly/2tPxlWs).

Ở Sri Lanka, TQ cho vay khoảng 85% để xây cảng Hambantota trị giá 1.3 tỷ đôla, Sri Lanka không đủ sức trả nợ phải cho TQ thuê 99 năm, có nghĩa cảng này bây giờ là nhượng địa của TQ trong một thế kỷ. Hơn nữa, Sri Lanka cũng giao cho TQ vùng đất rộng lớn chung quanh cảng để làm khu Kinh Tế Đặc Quyền (Special Economic Zone), và cựu tổng thống Mahinda Rajapaksa thân TQ đang tái trổi dậy ở chính trường Sri Lanka (http://bit.ly/2FQx9YC).

Ở quần đảo Maldives, một quốc gia đảo quốc nhỏ bé, diện tích chừng 298 km2, tức chỉ bằng 1.7 thủ đô Hoa Thịnh Đốn, có tổng sản lượng khoảng 7 tỷ đôla/năm và chỉ khoảng 393,000 dân (2017) thì việc TQ chi tiền tỷ đôla dễ dàng mua chuộc đảo quốc này.

Đầu tháng 2/2018 Maldives bị khủng hoảng chính trị mà nguyên nhân sâu xa là chính quyền của tổng thống Abdulla Yameen thân TQ đụng độ với đối lập thân Ấn Độ. Ông Yameen đảo chánh tổng thống dân cử thân Ấn Độ Mohammad Nasheed năm 2013 và ông Nasheed chạy qua Sri Lanka tỵ nạn. Hôm 6/2/18 ông Yameen ra lệnh bắt ông Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện và cựu TT Nasheed và tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ông Nasheed cầu cứu Ấn Độ can thiệp quân sự. Ấn đã từng can thiệp quân sự vào Maldives năm 1988. Lâu nay Ấn giúp đỡ tài chánh cho Maldives để đổi lấy chính sách “Ấn Độ Trước Tiên” (India First) của Maldives.

TQ dùng Maldives trong chương trình BRI của họ, biến nó thành một vị trí chiến lược qua 2 công trình hàng đầu: Cây cầu từ thủ đô Male đến hòn đảo lân cận, và công trình mở rộng phi trường. Ngoài ra, Maldives cho TQ thuê hòn đảo Feydhoo Finolhu 50 năm để phát triển du lịch và ký hiệp ước tự do mậu dịch với TQ ngày 7/12/17. TQ chiếm 70% nợ quốc gia của Maldives. Hồi tháng 8/2017 TQ mang 3 tàu chiến cập cảng Maldives trong chương trình huấn luyện chung. Tháng 2/2018 trong khi Maldives khủng hoảng chính trị thì TQ cho 11 tàu chiến vào đông Ấn Độ Dương nhằm dằn mặt Ấn Độ không nên can thiệp (http://bit.ly/2FZP5Du).

Cũng như Ski Lanka, Maldives nằm ngay trên đường ra biển lớn của Ấn Độ, cho nên Ấn Độ không thể nào ngồi yên nhìn TQ bao vây. Xét theo địa chiến lược, hai nước này tựa như Cuba nằm ngay yết hầu của Hoa Kỳ, nếu nó tự đứng một mình thì không gây nguy hiểm cho HK, nhưng nếu liên minh quân sự với một cường quốc khác như Liên Sô thời thập niên 1960s trước đây thì HK không dung thứ.

Ở Nepal, ông Khagda Prasad Sharma OLI, Chủ Tịch Đảng Cộng Sản Nepal nắm quyền trở lại vào tháng 2/2018 sau khi liên minh với lãnh tụ Maoist là Pushpa Kamal DAHAL (biệt danh "Prachanda") tạo thành cánh tả cực mạnh, ông làm thủ tướng hồi 2015-2016, mà khủng hoảng giữa TQ-Ấn Độ gây ra vụ phong tỏa vùng biên giới Ấn-Nepal vào tháng 9/2015, khi lực lượng các đảng đối lập Madhesi thân Ấn đụng với ông OLI xảy ra. Ông OLI bây giờ càng thân TQ hơn. TQ đầu tư đường xe lửa nối Hy Mã Lạp Sơn và Nepal cũng như hệ thống thuỷ điện ở nuớc này (http://bit.ly/2tPIJla).

Ở Pakistan, trục Hành Lang Kinh Tế TQ-Pakistan (The China Pakistan Economic Corridor) đi qua vùng Kashmir (phần Pakistan chiếm giữ) cho phép TQ tiếp cận vùng nuớc ấm của cảng Gwadar ở Biển Á Rập. Đầu tư TQ từ 46 tỷ đôla đã tăng thành 60 tỷ và Pakistan không cách gì trả nỗi, cho nên cũng như Sri Lanka, TQ sẽ biến nợ thành lãnh thổ, kiểm soát cảng Gwadar và hành lang đi đến cảng này.

Thượng Viện Pakistan đã thông qua một nghị quyết nói rằng do nhu cầu gia tăng cộng tác giữa TQ và Pakistan để phát triển Hành Lang Kinh Tế China-Pak nên tiếng Mandarin được công nhận là ngôn ngữ “quốc gia” ở Pakistan, các lớp tiếng Tàu được cưỡng bách dạy ở các trường lớp để đào tạo nhân lực. Nghị quyết này khá kỳ cục vì thông thường người của nước đầu tư phải học ngôn ngữ của nước sở tại. Điều này cho thấy TQ không những biến nợ thành lãnh thổ mà còn muốn đồng hoá Pakistan, khống chế văn hoá xứ này (http://bit.ly/2GtUXTl).

Ở Miến Điện, cũng trong kế hoạch BRI, TQ đầu tư khoảng 85% (gần 10 tỷ đôla) vào cảng biển nước sâu chiến lược Kyauk Pyu phía tây bang Rakhine trong vịnh Bengal, làm nơi trung chuyển dầu khí từ Trung Đông bằng đường biển qua đường bộ để tránh qua eo biển cổ chai Malacca. Ngoài ra TQ còn phát triển khu kỹ nghệ và vùng đặc quyền kinh tế ở Rakhine. TQ cũng đầu tư 3.6 tỷ đôla cho đập thuỷ điện Myitsone ở phía bắc Miến Điện gần Vân Nam (http://reut.rs/2FSgnZq).

TQ có quan hệ chặc chẽ với quân đội Miến Điện. Người Rohingya ở phía bắc bang Rakhine bị quân đội Miến Điện đàn áp hầu như đến độ diệt chủng để chiếm đất là nhằm mục đích phục vụ cho TQ trong vấn đề cảng biển BRI. Bà Aung San Suu Kyi tuy trị vì nhưng vô quyền đối với quân đội, bà bị Tây Phương lên án vi phạm nhân quyền.

Ấn Độ đang bị TQ bao vây bằng cách dùng tiền đầu tư để biến thành nợ, và từ nợ biến thành lãnh thổ ở những tiểu quốc ven biên và những đảo quốc ở Ấn Độ Dương.

Cam Bốt và Lào, sườn tây của Việt Nam, cũng đang bị TQ biến nợ thành lãnh thổ. Hai nước này, về địa chiến lược quá quan trọng cho an ninh của VN nên sẽ dành riêng cho một bài viết sau.

Việt Nam nằm ngay thềm cửa phía nam của TQ nên chẳng những không ngoại lệ mà còn thê thảm hơn. Bởi lẽ TQ bị thất thế về địa chính trị, nằm chéo ngoe bên ngoài các đường vận chuyển quốc tế và trong 4 mặt đông-tây-nam-bắc thì có đến 3 mặt bị thất thế: phía bắc là Mông Cổ và Siberia là những vùng khô cằn hay băng giá, ít dân, kinh tế gần như không có gì, phía tây là sa mạc và các quốc gia nghèo có đuôi - stan, phía đông là Thái Bình Dương mà Nhật và Đại Hàn đã án ngữ. Chỉ còn phía nam là đường tiến về một Đông Nam Á đông dân, trù phú, tấp nập các sinh hoạt kinh tế. Nhưng muốn tiến về vùng này thì đường bộ hay đường thuỷ đều phải bước qua ngưỡng cửa Việt Nam. Cho nên VN là cái gai phải nhổ, phải khống chế của TQ.

Thế là TQ chẳng những muốn biến nợ thành lãnh thổ mà còn muốn đồng hoá về văn hoá và diệt chủng về môi trường hay thực phẩm. 

Formosa Vũng Áng với 70 năm nhượng địa, TQ thuê đất rừng đầu nguồn ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Bình Dương... 50 năm, những cơ sở đầu tư của Trung Quốc ở thành phố địa đầu Móng Cái-Quảng Ninh được TQ thuê 50 năm...

Mối hiểm nguy của VN, ngoài việc cho thuê đất 50-70 năm ở các vùng an ninh chiến lược, còn là sự mất thăng bằng quá to về mậu dịch với TQ và nó cứ chất chồng từ năm này qua năm khác, tích luỹ thành nợ khổng lồ, không cách gì trả được, đưa đến việc có thể biến nợ thành lãnh thổ cho TQ, thí dụ như năm 2015 thâm hụt là 32 tỷ đôla (http://bit.ly/2FSnbpB).

Chính trị với hai đảng cộng sản đàn anh và đàn em là đã lệ thuộc, kinh tế với thâm hụt mậu dịch và nợ đầu tư không trả được là đã lệ thuộc, quân sự với quân đội tuyệt đối trung thành với đảng và đảng lệ thuộc đảng nên quân sự không bảo vệ được biên cương, cũng vậy an ninh với công an lệ thuộc đảng nên công an không bảo vệ được an sinh của dân chúng trước sự xâm thực của thực dân mới.

Trong khi TQ biến nợ thành lãnh thổ ở các nơi khác thì thê thảm hơn, họ có thể biến nợ thành con đường mòn tiến nam Tập Cận Bình của TQ ở Việt Nam!






17/3/2018

Kẻ chuyên bịt miệng nhà báo đã bị bịt miệng như thế nào?

Phương Trạch (Danlambao) - Sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về những sai phạm trong vụ mua bán giữa Tổng công ty Viễn thông Di động (MobiFone) và cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), mà theo đó, TTCP đã "vạch mặt" những sai phạm của 5 bộ ngành liên quan, là Bộ Thông tin &Truyền thông (TTTT), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an, và Văn phòng Chính phủ.

Trong đó Bộ TTTT chịu trách nhiệm chính về những sai phạm động trời nói trên. Vì Bộ này là cơ quan chủ quản của MobiFone, là nơi tụ tập bọn ăn cắp siêu hạng, đã cấu kết với các tay ăn cắp siêu hạng của các bộ ngành khác để, để lập kế hoạch ăn cắp gần 400 triệu USD từ tiền ngân sách nhà nước, tức tiền mồ hôi xương máu của dân đóng thuế cho tập đoàn tham nhũng tự tung tự tác.

Có thể nói rằng, nhà nước CSVN hiện nay là một tập đoàn tội phạm tham nhũng. Dù những tội lỗi này chúng gây ra từ nhiệm kỳ trước hay hiện nay, thì tất cả đều nằm dưới sự lãnh đạo "sáng suốt và tài tình" của ĐCSVN quang vinh, và được soi dẫn bởi "Tư tưởng Hồ Chí Minh" chói lọi. 

Đó là: Những sai phạm tại Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) đã rút ruột hàng chục ngàn tỷ tại các dự án do Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) thực hiện, dẫn đến một Ủy viên BCT phải vào tù.

Là của Bộ Công thương đã làm cho hàng chục dự án thua lỗ hàng trăm ngàn tỷ phải "đắp chiếu", khiến Vũ Huy Hoàng như cá nằm trên thớt, bị bắt bất cứ lúc nào.

Là Bộ Giao Thông Vận tải đã cho chỉ định thầu hàng trăm trạm BOT ngang dọc trên mọi miền đất nước, để cho các "nhóm lợi ích" tha hồ lộng hành, hút máu dân một cách hợp pháp đổ vào túi tham vô đáy của bọn chúng.

Là Bộ Tài nguyên & Môi trường khi nhắm mắt ký bừa cho Formosa Hà Tĩnh xả thải ồ ạt những chất cực độc ra biển miền Trung, gây nên thảm họa môi trướng lớn nhất trong lịch sử nước nhà. Để cho hàng chục ngàn dân huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) phải "tha phương cầu thực", biến mảnh đất Kỳ Anh thành những dãy phố Tàu đông đúc.

Là Bộ Y tế khi để cho nhân viên dưới quyền gây nên hàng trăm trẻ em chết thương tâm do sự tắc trách của ngành y; khi dung túng cho Công ty VN Pharma buôn thuốc giả về bán cắt cổ cho những bệnh nhân nghèo.

Là Ngân hàng NNVN khi để cho hàng loạt cán bộ ngân hàng ăn cắp dễ dàng hàng ngàn tỷ đồng, bỏ ra hàng chục ngàn tỷ mua nợ xấu đem về làm bảo bối, đến nay còn y nguyên mà chưa thu về được đồng nào.

Là ngành Kiểm lâm đã phá hàng ngàn héc-ta rừng gỗ quý hiếm trong cả nước.

Ngoài ra tại các tỉnh, thành, các địa phương, từ Bắc chí Nam, hàng loạt người đứng đầu đều đã được Ủy ban kiểm tra TƯ điểm mặt, như Phó Chủ tịch Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh; cựu Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng; Cựu Bí Thư Bình Định Nguyễn Văn Thiện, cựu Bí thư Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc v.v...

Và gần đây nhất là vụ Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm Công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa, lại là trùm bảo kê cho đường dây đánh bạc xuyên quốc gia, thu lợi hàng chục ngàn tỷ đồng.

Điều đáng nói và Văn phòng của ổ cờ bạc này lại được đặt ngay trong Trụ sở Bộ Công an. Biến Bộ Công an thành ổ chứa chấp bọn tội phạm.

Như vậy có thể nói rằng, đây không phải là “Chính phủ kiến tạo” như ông Thủ thướng Nguyễn Xuân Phúc thường khoe khoang, mà đây là một tập đoàn tham nhũng có tổ chức và có quy mô rộng lớn trên mọi lĩnh vực trong cả nước.

Trở lại thương vụ bí ẩn giữa VAG và MobiFone: TTCP đã điểm tên có đến 5 bộ liên quan đến thương vụ này.

Theo Kết luận thanh tra: MobiFone đã có những vi phạm sau đây:

1. MobiFone đã thiếu trách nhiệm và làm trái trong việc đề xuất dự án đầu tư, đặc biệt trong việc đánh giá tình hình tài chính, kinh doanh của Công ty AVG.

2. MobiFone làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc lựa chọn tư vấn thẩm định giá; nghiệm thu kết quả thẩm định giá; việc sử dụng kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp trong đàm phán mua cổ phần AVG.

3. MobiFone thiếu trách nhiệm, làm trái quy định trong việc lập, trình Dự án đầu tư

4. Vi phạm trong việc ký kết thoả thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; việc thanh toán mua cổ phần và các chi phí liên quan đến dự án.

Ngoài ra các bộ ngành được TTCP nói đến là:

Văn phòng Chính phủ:

Dự án chưa được thẩm định theo quy định của Luật Đầu tư, Văn phòng Chính phủ chưa có đầy đủ hồ sơ dự án nhưng đã gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; tổng hợp, phân tích, đưa ra ý kiến thẩm tra, trình Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho MobiFone mua cổ phần của Công ty AVG.

Bộ Công an có ý kiến không đúng thẩm quyền

Kết luận cũng chỉ ra Bộ Công an đã đưa ra các ý kiến không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định.

Việc Bộ Công an có văn bản đề nghị Bộ TTTT hướng dẫn Công ty AVG không được phép chuyển nhượng cổ phần cho nước ngoài, chỉ nên bán cổ phần cho các đối tác trong nước, doanh nghiệp nhà nước là tốt nhất và việc MobiFone nhận chuyển nhượng 95% cổ phần AVG không thuộc lĩnh vực bí mật Nhà nước, nhưng Bộ Công an thống nhất với Bộ TTTT về việc đưa tài liệu giao dịch này trong danh mục tài liệu bí mật của Bộ TTTT với mức độ “MẬT”, thực hiện bảo mật vụ việc mua bán, không giới hạn về thời gian bảo mật thông tin là chưa phù hợp.

Đối với Bộ Tài chính

Bộ Tài chính có trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện cổ phần hóa MobiFone đã không kịp thời đưa ra những phân tích, đánh giá, đề xuất đầy đủ, toàn diện về những tác động trực tiếp từ việc MobiFone bỏ số vốn rất lớn để đầu tư Dự án (8.889,815 tỷ đồng, chiếm gần 60% Vốn điều lệ của MobiFone) ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình cổ phần hóa, trong đó có việc hiện thực hóa số thu của nhà nước khi bán cổ phần MobiFone.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: thiếu nhất quán về việc mua 95% AVG

Có vai trò, nhiệm vụ chủ trì thẩm định, lập báo cáo thẩm định, trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư. Nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư không hướng dẫn Bộ TTTT và MobiFone thực hiện dự án đầu tư theo quy định. Việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào đề nghị của Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Thủ tướng đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án là không đúng quy định tại Luật Đầu tư số 67/2014/QH13.

Trách nhiệm của Bộ TTTT

Đặc biệt, TTCP chỉ rõ, trong Văn bản số 209 trình Thủ tướng, Bộ TT-TT không đủ thẩm quyền, tuy nhiên, ngày 21.12.2015, ông Trương Minh Tuấn lại ký ban hành Quyết định số 236/QĐ-BTTTT phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone. Quyết định này vi phạm quy định tại điều 31, điều 33 và điều 34 của luật Đầu tư; vi phạm điều 28 của luật số 69/2014/QH13. “Như vậy, Bộ TT-TT đã thiếu trách nhiệm, có biểu hiện cố ý làm trái các quy định của pháp luật trong việc quyết định phê duyệt đầu tư”.

Cuối cùng TTCP kiến nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao cho Bộ Công an tiếp tục điều tra vụ việc, sau đó khởi tố và xử lý đúng người đúng tội(1).

Điều khá thú vị là ngay sau khi kết luận thanh tra được công bố hôm 14/3/2018, thì ngày hôm sau, Bộ TTTT, cơ quan đại diện chủ sở hữu của Mobifone, đã ra thông cáo báo chí phản bác lại các sai phạm liên quan đến bộ này mà Thanh tra Chính phủ nêu ra.

Theo Bộ TTTT, việc thanh tra chưa khách quan, chính xác và chưa đúng pháp luật theo chỉ đạo của Ban Bí thư, là “sai kiến thức chuyên môn” v.v...

Bộ TTTT chê TTCP yếu kém về nghiệp vụ, đưa Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội ra hù: "Bộ TTTT cho rằng, TTCP hiểu và áp dụng luật của còn có nhiều vấn đề chưa đúng, TTCP không xin ý kiến hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội/Quốc Hội – cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải thích pháp luật – mà tự ý diễn giải pháp luật theo cách của mình”. Thêm vào đó, Bộ TTTT còn tố cáo TTCP không đề cập đến việc MobiFone và AVG trước đó đã chính thức hủy hợp đồng(2).

Bộ TTTT đã dựa vào chiếc “phao cứu sinh” là Quốc Hội để hy vong may ra các vị này có bênh vực cho chăng. Nhưng QH chỉ là những ông “nghị gật”, đa số quen ngậm miệng ăn tiền, thì làm sao cứu được Bộ TTTT trong trường hợp này?

Điều lạ lùng nữa là, từ xưa đến nay, tất cả gần 1000 tờ báo lề đảng, đều răm rắp tuân lệnh của Bộ TTTT, cho đăng cái gì thì mới được đăng, bắt xóa là phải xóa. Đặc biệt là từ khi ông Trương Minh Tuấn làm Bộ trưởng, lại kiêm thêm chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ, thì uy lực của ông ta gần như tuyệt. Ông ấy đã thẳng tay “hạ sát” hàng loạt tờ báo và nhà báo.

Vậy mà trong vụ này, khi các báo lề đảng tha hồ phân tích những sai phạm của các bộ ngành, mà chủ yếu là Bộ TTTT, là bộ chủ quản của MobiFone, dưới những tít rất hấp dẫn. Họ còn vẽ đồ họa để người đọc thấy rã từng “đường đi nước bước” của cái kế hoạch “ăn cắp vĩ đại” này, dưới bàn tay phù thủy của bộ TTTT diễn ra như thế nào. Báo Tuổi Trẻ còn như xát muối vào vết thương, khi trong một bài viết khác, đã giật tít: “Liên tục lỗ, AVG được “mông má” để tăng giá bán ra sao?”. Như vậy là báo lề đảng đã coi Bộ TTTT như một “thẩm mỹ viện…chui”, chuyên thực hiện những phi vụ mờ ám.

Vậy mà sau khi ý kiến phản bác của Bộ TTTT được các báo lề đảng vừa đăng lên, thì chỉ một vài giờ sau, tất cả các báo đã phải đồng loạt gỡ bỏ.

Điều đó chứng tỏ “sức khỏe” của ông Trương Minh Tuấn đã yếu lắm rồi.

Chính ông Trương Minh Tuấn là người chuyên đi bịt miệng các nhà báo trung thực, dám nói lên sự thật khách quan, thì nay ông ấy đã bị kẻ khác bịt miệng.

Thật quá oái oăm.

Bình luận về vấn đề này, nhà báo Trung Bảo viết: “Điều làm tôi khoái trá nhất đó là Trương Minh Tuấn đang nếm mùi không có tự do báo chí. Thậm chí muốn tự thanh minh cũng không được. Đáng kiếp”(3).

Nhà báo Phạm Việt Thắng nhận xét dí dỏm như sau: "Phản pháo Kết luận Thanh tra vụ AVG, Trương Minh Tuấn thể hiện sự non kém".

Nhà báo này liệt kê ra rằng, qua bản "phản pháo" này, ông Trương Minh Tuấn đã thua "lấm lưng trắng bụng" đến 3 keo, và kết luận:

"khi đã thua đến keo thứ ba rồi thì khó mà “gượng” được nữa, nhỉ"(4).

Nói thêm về ông Trương Minh Tuấn: Trong vụ Formosa xả thải gây thảm họa môi trường đầu tháng 4 năm 2016 tại bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Trong khi nhà nước CSVN đang loay hoay bưng bít chưa dám nói rõ thủ phạm gây ra thảm họa này, khi được báo chí hỏi rằng, ông nhận định thế nào về nguyên nhân gây ra cá chết hoàng loạt hiện nay? Đầu óc vĩ đại của một vị Tiến sĩ Triết học liền trả lời:“Nguyên nhân cá chết liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó.”

Sự vụng về và non kém của ông Trương Minh Tuấn còn thể hiện ở chỗ, trong cơn bấn loạn và vùng vẫy trong tuyệt vọng, ông ấy đã phải nhờ đến một người đàn bà đã “hết đát” và đầy tai tiếng, như Beo Hồng (Hồ Thu Hồng), cựu Tổng Biên tập báo Thể dục Thể thao TP.HCM.

Bà này được dư luận cho là “bồ nhí” của cựu Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ CA Nguyễn Văn Hưởng, cánh tay đắc lực một thời của Ba Dũng.

Trong bài viết của mình, Beo Hồng cố chạy tội cho Trương Minh Tuấn, bằng cách đổ lỗi cho cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thực hiện thương vụ này là do tham vọng lấn sân. Để làm cho ra vẻ khách quan, Beo Hồng giả vờ không nhớ ông Tuấn họ Trương hay Chương.

Điều buồn cười cho vị luật sư bắt đắc dĩ này là, theo sự hùng biện của Beo Hồng, “đây là một thương vụ KHÔNG LỚN”. “Bộ TTTT KHÔNG SAI”, và “TTCP cũng KHÔNG SAI”.

Nghĩa là “hòa cả làng”. Nghĩa là gần 400 triệu đola chỉ như nắm giấy lộn(5).

Xem ra trong cuộc chiến giữa một bộ và một ban của Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hiện nay, Bộ TTTT, mà cụ thể là ông Trương Minh Tuấn, và cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đang rất yếu thế.

Ông Nguyễn Bắc Son thì đã “hạ cánh an toàn” rồi. Còn tham vọng chính trị của ông Trương Minh Tuấn đang rất ngùn ngụt, là trong nhiệm kỳ tới, ông ta còn muốn “đá đít” cả Võ Văn Thưởng để ngồi vào ghế UVBCT, kiêm Trưởng ban Tuyên giáo TƯ.

Điều đáng lưu ý là trong kết luận thanh tra, TTCP kiến nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao cho Bộ Công an tiếp tục điều tra vụ việc, sau đó khởi tố và xử lý đúng người đúng tội, thì đây là tín hiệu rất xấu cho ông Trương Minh Tuấn.

Nếu như trong chiến dịch đốt lò này, ông Trọng đã dám “hạ nốc ao” UVBCT Đinh La Thăng, đã dám lôi cổ vị Thiếu tướng công an Nguyễn Thanh Hóa tống vào lò, đã dám “sờ gáy” đến cựu Tổng Cục trưởng TCCS, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, và con trai của ông ta là Phan Sào Nam, đã dám tịch thu chiếc ô tô của cựu Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị, vì “dám” đi chiếc xe do phạm tội mà có của con rể là Nguyễn Văn Dương để đi chơi golf v.v...

Thì một loạt những con sâu đang khoác áo Ủy viên TƯ, khoác áo Bộ Trưởng này nọ, có bị cho là loại củi tươi đi nữa, để bị ông Trọng cho vào lò, thì cũng là điều dễ hiểu.

Vì chính ông Trọng đã từng tuyên bố: "khi lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy".

Câu hỏi cuối cùng là, ông tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có dám làm điều đó không?



________________________________________

Chú thích: