Wednesday, August 6, 2014

Nhật tránh Trung Quốc: Cơ hội để Việt Nam "thoát Trung"

(Baodatviet) - Việt Nam nhập công nghệ nhiều từ Trung Quốc việc Nhật Bản tăng đầu tư vào Việt Nam mở ra cơ hội để Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc vào TQ.
Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nêu quan điểm về thông tin 30% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài coi Việt Nam là lựa chọn hàng đầu, 70% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh.
Doanh nghiệp Nhật Bản lãi lớn ở Việt Nam
PV: - Tại một cuộc tiếp xúc mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đưa ra thông tin 30% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài coi Việt Nam là lựa chọn hàng đầu, Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (Jetro) khảo sát có tới 70% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh. Ông bình luận như thế nào về thông tin này?
Ông Vũ Tiến Lộc: - Trước hết phải khẳng định phần lớn các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam rất có hiệu quả. Tỷ lệ các doanh nghiệp làm ăn tại Việt Nam có lãi tương đương với tại các nước trên thế giới từ 60-70%.
Năm 2013-2014 đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc cũng như một số nước cũng giảm nguyên nhân vì nền kinh tế Nhật Bản đang trong quá trình phục hồi tương đối tốt với những chính sách của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Khi kinh tế phục hồi kinh tế đã mở ra những cơ hội đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp Nhật Bản ở chính Nhật Bản nhiều hơn, các doanh nghiệp Nhật Bản không có nhu cầu bức xúc về việc chuyển đầu tư ra nước ngoài như những năm trước đây.
Việc các nhà đầu tư của Nhật Bản rời khỏi Trung Quốc sang nước khác, đáp ứng hai yêu cầu là tránh tình trạng bỏ trứng chung một giỏ trong đầu tư kinh doanh và thứ 2 là tránh được xu hướng tăng chi phí do giá nhân công tại Trung Quốc đang tăng cao, vì vậy những năm gần đây đã xuất hiện khái niệm Trung Quốc +1.
Với Việt Nam, đầu tư của Nhật năm 2014 thấp hơn so với năm 2013 vì năm 2013 riêng dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã vào khoảng 3 tỷ USD làm tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam rất cao. Trong 6 tháng đầu năm nay vì không có dự án lớn nên đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam thấp hơn so với năm ngoái, đang ở mức hơn 800 triệu USD.
Các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đã vào Việt Nam và hiện nay đầu tư của các doanh nghiệp lớn khi lựa chọn địa điểm đầu tư chọn Việt Nam với các nước khác trong khu vực trên cơ sở so sánh nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng tăng cường đầu tư vào Việt Nam, có cơ hội cho làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào Việt Nam.
Hiện nay phải nói rằng những chi phí sản xuất của Nhật Bản đang trong xu hướng tăng cao, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản đặc biệt doanh nghiệp khu vực vừa và nhỏ ở nông thôn đang trong tình trạng thiếu lao động, không có lao động kế tục vì lực lượng trẻ không muốn làm trong khu vực nông thôn, khu vực vừa và nhỏ mà muốn làm việc tại các doanh nghiệp lớn tại khu vực thành thị nên đang trong tình trạng thiếu hụt lao động khu vực vừa và nhỏ.
Chúng ta cũng dự báo dưới tác động của Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp tới Nhật Bản buộc phải mở cửa thị trường trong nhiều lĩnh vực do chi phí sản xuất cao, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục ở lại Nhật Bản sẽ giảm đi nên đang có xu hướng doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm địa chỉ đầu tư mới, vừa đảm bảo vấn đề giảm chi phí vừa đảm bảo vấn đề có nguồn lao động thích hợp.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ nhưng công nghệ hiện đại, có bí quyết nghề nghiệp, tham gia được vào chuỗi giá trị thế giới. Việc tiếp nhận thế hệ công nghệ và làn sóng doanh nghiệp vừa và nhỏ vào nền kinh tế Việt Nam có lợi cho cả 2 bên.
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI
Việt Nam vẫn được coi là địa điểm đầu tư với chi phí thấp, có sự ổn định về chính trị, xã hội, có quan hệ hữu nghị tốt đẹp, tiềm năng về thị trường tương đối lớn. Cơ cấu lao động của Việt Nam Nhật Bản hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau vì Nhật Bản có cơ cấu lao động già. Bổ sung cho nhau về mặt công nghệ khi Nhật Bản cần sự chuyển giao công nghệ ra nước ngoài ở những khâu Nhật Bản không cần nắm giữ vì Nhật đang tập trung vào những mắt xích cao hơn của chuỗi giá trị. Sự dịch chuyển một số công nghệ của Nhật sang Việt Nam đặc biệt ở doanh nghiệp vừa và nhỏ là xu thế diễn ra mạnh mẽ trong khi các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản khâu nghiên cứu phát triển thị trường không vào theo thì các doanh nghiệp lớn chỉ là lắp ráp đơn thuần.
Giữa Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam còn có sự hợp tác về công nghiệp đặc biệt là 6 lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam là cơ hội cho nhà đầu tư kinh doanh Nhật Bản góp phần xây dựng chiến lược phát triển của Việt Nam và trong đó cũng lựa chọn nhiều ngành Nhật Bản có lợi thế có sức cạnh tranh có thể hợp tác với Việt Nam. Cụ thể là điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông, thủy sản; môi trường và tiết kiệm năng lượng; đóng tàu; và ô tô.
Đặc biệt gần đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đã đề cập đến việc phải tìm đối tác chiến lược để phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam. Tất nhiên phát triển phải kèm theo việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn có thể thành đối tác của Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô và tôi cũng nghĩ Nhật Bản là đối tác thích hợp.
Sự hợp tác 2 bên xây dựng quan hệ đối tác trong những lĩnh vực này mở ra cơ hội lớn cho những doanh nghiệp lớn và nhỏ. Đặc biệt gần đây Nhật hợp tác với Việt Nam, phối hợp với Việt Nam xây dựng chương trình hành động công nghiệp hỗ trợ nên chúng ta hi vọng giai đoạn tới có làn sóng đầu tư của Nhật trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đặc biệt gắn liền với những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam.
Thời gian vừa qua ngoài đầu tư trực tiếp các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã đầu tư vào Việt Nam qua hình thức đầu tư gián tiếp, mua bán sáp nhập công ty tìm kiếm công ty kinh doanh trên lợi thế tiềm năng tham gia góp vốn.
Cũng phải nói thêm một điểm rất quan trọng là nhiều doanh nghiệp nhà nước trong số 432 doanh nghiệp phải cổ phần hoá đang nằm trong “tầm mắt” của các doanh nghiệp Nhật Bản và các doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm tham gia đầu tư vào đây cũng là cơ hội. Cơ hội và xu hướng hiện nay cho thấy có triển vọng, cơ hội cho làn sóng đầu tư của Nhật vào Việt Nam.
Thoát khỏi sự phụ thuộc Trung Quốc
PV: - Tuy nhiên, trong một cuộc hội thảo về môi trường đầu tư ở Việt Nam, các chuyên gia đã chỉ ra rất nhiều điểm hạn chế: chính sách thiếu đồng bộ, tham nhũng, thuế cao… Vậy theo ông, điểm nào trong môi trường đầu tư ở Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Nhật Bản tới đầu tư, Việt Nam cần làm gì để cải thiện môi trường đầu tư?
Ông Vũ Tiến Lộc: - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản rất lo ngại về thủ tục hành chính phức tạp, phiền hà, chi phí cho thủ tục hành chính, hệ thống pháp luật chồng chéo thiếu minh bạch rõ ràng trở thành gánh nặng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi các doanh nghiệp lớn họ có đủ mối quan hệ, cách để giải quyết.
Muốn đón nhận dòng vốn đầu tư lớn của Nhật Bản vào Việt Nam cần có sự cải thiện môi trường kinh doanh nói chung đặc biệt là việc cải thiện thủ tục hành chính để thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các doanh nghiệp này thường dễ tổn thương hơn. Họ cũng không đủ người để đi làm các thủ tục hành chính phức tạp, không sẵn sàng bỏ ra chi phí tương đối lớn để giải quyết. Hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ bày tỏ sự quan ngại về thủ tục hành chính như sự quan ngại quan trọng nhất.
Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao có tiềm năng hợp tác rất lớn giữa hai bên.
Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao có tiềm năng hợp tác rất lớn giữa hai bên.

Giữa Việt Nam và Nhật Bản đang thực hiện một chương trình “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản”, các nhà đầu tư Nhật Bản cùng Việt Nam góp ý tư vấn cho Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam.
Hiện các địa phương đang làm nhiều khu công nghiệp hỗ trợ và tổ chức xúc tiến kêu gọi đầu tư của nhà đầu tư Nhật Bản cũng là tốt nhưng điểm quan trọng trong xúc tiến vừa qua là mình kêu gọi đầu tư nhưng cụ thể công nghiệp hỗ trợ trong ngành nào lại chưa xác định rõ. Làm công nghiệp hỗ trợ có thể bán đi các nước trên thế giới cũng là một cách nhưng vận động đầu tư trên cơ sở chiến lược công nghiệp hóa thường sẽ có lợi thế khi gắn vào chuỗi giá trị trong nước và dây truyền lắp ráp trong nước vào những ngành kinh tế Việt Nam có lợi thế, xoay quanh để vận động xúc tiến đầu tư không thể làm chung chung sẽ có nhiều thuận lợi và hiệu quả hơn.
Một mặt thu hút đầu tư nước ngoài, mặt khác hết sức quan trọng là thúc đẩy các nhà kinh doanh nội địa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ. Doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài FDI.
Một điểm không thành công của chúng ta trong thời gian vừa rồi là FDI đầu tư vào Việt Nam hình thành ốc đảo, nhập toàn bộ từ nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm bìa catton, vỏ nhựa, không tham gia vào chuỗi giá trị này. Nên vấn đề quan trọng là có chính sách tốt như hỗ trợ thuế đất, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực để các doanh nghiệp trong nước có thể đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ.
Khi quan sát có thể thấy hiệu quả lan tỏa và hiệu quả chuyển giao công nghệ cũng không có vì vậy phải có những quy định, ràng buộc rõ ràngmvà các hàng rào kỹ thuật được thiết lập hợp lý để góp phần làm kinh tế Việt Nam được nâng cao hơn về mặt công nghệ, từng bước vươn lên trong chuỗi giá trị, không thể dừng mãi ở khâu lắp ráp gia công vấn đề phải dịch chuyển dần lên các nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị.
PV: - Theo thông tin từ các tỉnh, doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư về nông nghiệp và công nghiệp phụ trợ. Khả năng đáp ứng của Việt Nam (công nghệ, nhân công…) trong hai lĩnh vực này như thế nào? Liệu Việt Nam có thể tận dụng cơ hội sự đầu tư này mà từng bước thúc đẩy sự phát triển các ngành này ở Việt Nam hay không hay vẫn là phương thức truyền thông gia công để xuất khẩu?
Ông Vũ Tiến Lộc: - Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao có tiềm năng hợp tác rất lớn giữa hai bên. Nhật bản có công nghệ cao và tài chính lớn đầu tư vào nông nghiệp của Việt Nam và các sản phẩm bán ra các nước TPP và thế giới cũng là lợi thế cho cả Việt Nam và Nhật Bản.

Về mặt công nghệ, Việt Nam cũng đã qua thời gian dài làm dễ dãi, công nghệ nhập nhiều từ Trung Quốc, thị trường phụ thuộc nhiều thị trường Trung Quốc. Khảo sát hiện nay cho thấy trình độ công nghệ của Việt Nam là thấp, công nghệ mới, công nghệ cao chỉ chiếm một vài %. Trung Quốc đã có xu hướng chuyển giao công nghệ lạc hậu và Việt Nam là địa bàn quan trọng tiếp nhận công nghệ thải loại, doanh nghiệp Việt Nam chỉ nhìn thấy lợi ích ngắn hạn… Việc nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam cũng mở ra cơ hội để Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Hiện nay, nguồn lao động và tay nghề cao của Việt Nam cũng như mặt công nghệ còn hạn chế. Đối với lao động, nếu tiền lương tối thiểu tăng quá nhanh, quá mạnh không phù hợp với điều kiện thực tế cũng sẽ là cản trở vì hiện nay Việt Nam đang thu hút đầu tư bằng lao động rẻ nhưng bên cạnh đó cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng, đào tạo nghề cho người lao động, tính kỷ luật của người lao động cũng là vấn đề chúng ta phải quan tâm.
Lĩnh vực nông ngiệp và khai khoáng lâu nay chủ yếu xuất khẩu thô, dồn sang Trung Quốc vừa qua đã có những cảnh báo về sự ổn định, an toàn của thị trường Trung Quốc buộc chúng ta phải tính đến những phương án chế biến, khai thác sâu hơn để trữ được dài ngày, đạt vệ sinh an toàn cao hơn, bán được ở thị trường khó tính hơn và có hàm lượng giá trị cao hơn.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguyên Thảo (thực hiện)

Dịch Ebola đã làm 932 người trên thế giới tử vong

VOV.VN -Nhiều nước đang tăng cường các biện pháp lây nhiễm cũng như thảo luận để tìm biện pháp khống chế dịch tốt nhất.

Ngày 6/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo đại dịch Ebola  tại vùng Tây Phi tới nay đã làm 932 người tử vong và số ca nhiễm bệnh đã lên tới 1.711 người. Trước thực tế dịch Ebola đang lan rộng, nhiều nước đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch.

Trong thông báo cập nhật mới nhất công bố ngày 6/8, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết chỉ trong hai ngày 2 và 3/8, đã có thêm 108 trường hợp nhiễm mới và 45 ca tử vong tại các nước Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone. Trong số 45 ca tử vong mới, có 27 nạn nhân ở Liberia, 13 người ở Sierra Leone và 5 người ở Guinea. Mặc dù chỉ có 10 trường hợp nhiễm mới song Guinea vẫn là nơi có tỷ lệ tử vong do Ebola  cao nhất. Tính đến nay, quốc gia này đã có 495 người nhiễm bệnh và 363 trường hợp tử vong kể từ khi đại dịch bùng phát. Trước tình hình dịch Ebola  đang diễn biến phức tạp với số ca tử vong không ngừng tăng, ngày 6/8, các Bộ trưởng Y tế của Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC) đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp tại Johannesburg nhằm thảo luận về các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của Ebola vào khu vực này.


Người dân Liberia đọc thông báo về dịch bệnh Ebola tại một trung tâm y tế cộng đồng ở Monrovia (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cuộc họp dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Y tế Malawi, Tiến sỹ Jean Kalilinga cùng với Bộ trưởng Y tế của 13 quốc gia miền Nam châu Phi nhằm  thảo luận những biện pháp để ngăn chặn sự bùng phát dịch Ebola  vào khu vực này.

Bà Kalilinga cho biết: "Cuộc họp khẩn này nhằm chia sẻ kinh nghiệm về dịch  Ebola. Đây cũng là một diễn đàn để các chuyên gia trong khu vực thảo luận  việc ngăn chặn virus Ebola  trong trường hợp dịch bùng phát tại khu vực".

Tại cuộc họp các đại biểu cũng mạnh rằng, điều quan trọng là các cơ quan y tế của các nước tại khu vực miền Nam châu Phi cần phải chuẩn bị để đối phó với dịch cũng như phổ biến kiến thức cho cộng đồng về Ebola  nhằm giúp họ bảo vệ bản thân.

 Đại dịch Ebola  đang gây ra bầu không khí hoang mang lo sợ khắp thế giới, chính vì thế nhiều quốc gia đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa. Hôm qua, tại Liberia, nhà chức trách đã đóng cửa một bệnh viện lớn ở thủ đô Monravia sau khi một linh mục Tây Ban Nha và sáu nhân viên được xác định nhiễm vi-rút Ebola. Dự kiến, Chính phủ Tây Ban Nha sẽ tổ chức một chuyến bay đặc biệt để đưa vị linh mục trên về nước. Trước đó, Liberia đã đóng cửa nhiều trung tâm y tế, bệnh viện do các nhân viên y tế lo ngại bị nhiễm bệnh. Chính phủ cũng huy động quân đội thực hiện chiến dịch "Lá chắn trắng", phong tỏa các khu vực nhiễm dịch.

Sierra Leone đã áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung, trong đó có việc kiểm tra nhiệt độ cơ thể hành khách. Ngoài ra,  Sierra Leone triển khai quân đội canh giữ các cơ sở y tế đang bị cách ly kiểm dịch do có bệnh nhân bị sốt xuất huyết vì virus Ebola . Theo đó, quân đội sẽ "ngăn không cho bạn bè và người thân của các bệnh nhân bị nhiễm Ebola  đưa người bệnh ra khỏi bệnh viện khi chưa có sự đồng ý của các nhân viên y tế”.

Trong khi đó, Saudi Arabia ghi nhận ca nghi nhiễm virus Ebola  đầu tiên tại nước này. Trong phản ứng mới nhất, Saudi Arabia đã đình chỉ cấp thị thực cho những đơn xin đến từ các nước Tây Phi. Nhiều hãng hàng không lớn như Hãng hàng không Anh British Airways và Emirates đã đình chỉ tuyến bay đến các quốc gia có dịch. Hy Lạp khuyến cáo công dân không nên đến các quốc gia có dịch như Nigeria, Sierra Leone, Guinea, đồng thời thông báo sẽ áp dụng các biện pháp kiểm tra tăng cường tại các cửa khẩu.

Hiện chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng ngừa virus Ebola. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ có cơ hội sống sót cao hơn nếu được điều trị sớm./.
Thứ 5, 07:09, 07/08/2014
Vũ Anh Tuấn/VOV-Trung tâm Tin

Ngăn thầy giáo Phạm Minh Hoàng dạy học có đúng luật?

VRNs (06.08.2014) – Sài Gòn – Hôm qua, giảng viên Phạm Minh Hoàng đã phải viết thư xin lỗi các học viên lớp Pháp văn miễn phí, vì nhà nước không cho thầy được dạy.

140806003

“Thông báo về việc ngưng dạy lớp Pháp văn.

Thưa các bạn,

Trên nguyên tắc, lớp học Pháp văn sẽ bắt đầu vào ngày hôm nay 5/8/2014. Tuy nhiên, tôi rất tiếc phải thông báo cùng các bạn rằng chúng ta phải dời ngày học sang một lúc khác.

Chắc các bạn cũng biết rằng tôi hiện đang trong tình trạng quản chế, và sáng nay 5/8/2014, nhà cầm quyền đã thông báo rằng các đối tượng quản chế không được phép dạy thêm (Thông tư số: 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012, điều 8, chương 2).

Tôi rất tiếc vì đã không được dạy lớp này như chúng ta đã chuẩn bị từ đầu.

Hạn quản chế của tôi sẽ chấm dứt vào tháng 1/2015. Tôi sẽ liên lạc với các bạn sau thời hạn này và ước mong chúng ta sẽ gặp lại nhau trong những hoàn cảnh tốt đẹp hơn.

Mong các em và các bạn thông cảm cho sự việc ngoài ý muốn này.

Sàigòn, ngày 5/8/2014

Phạm Minh Hoàng”.

Cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Trưởng văn phòng Công lý và Hòa bình DCCT Sài Gòn, sau khi đã tham khảo ý kiến luật sư cho biết:

“Theo khoản 2 Điều 2 Quy định về dạy thêm, học thêm (ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 6/5/2012) mà Thầy Hoàng trích dẫn có quy định rõ nguyên văn: “Điều 2. Giải thích từ ngữ:

1. Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành….”. Khoản 3 Điều 3 Quy định này cũng xác định: “Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm”.

Như vậy, nếu Thầy không thu tiền, hoặc có thu tiền nhưng Thầy dạy nội dung “không theo chương trình giáo dục” của Bộ, và/hoặc đối tượng không phải học sinh thì không bị điều chỉnh bởi quy định này.

Hơn nữa, khoản 2 Điều 92 Luật Thi hành án hình sự quy định: người chấp hành án phạt quản chế có quyền “Lựa chọn việc làm thích hợp, trừ những ngành, nghề hoặc công việc mà người chấp hành án phạt quản chế không được làm theo quy định của pháp luật; được hưởng thành quả lao động do mình làm ra.”

Như vậy, Thầy hoàn toàn có quyền dạy thu tiền học phí, nhưng không dạy các “nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông ” và không dạy học sinh thì không bị cấm”.

Được biết ngày 22.07 vừa qua, thầy Hoàng đã chính thức đăng thông báo sẽ tình nguyện dạy Pháp văn miễn phí cho những ai thích học tại tư gia trên trang facebook Tin Vui. Thông báo này đã nhanh chóng được loan đi, và được cộng đồng chào đón. Có khoảng 30 người ghi danh học chính thức.

Việt Nam hiện đang là thành viên khối Pháp ngữ, và tiếng Pháp càng ngày càng ít người Việt biết hơn. Những ai dám bỏ giờ ra để dạy và học tiếng Pháp lúc này là những người thật sự đi tìm giá trị văn hóa.

PV. VRNs

Kinh tế thị trường XHCN: Cuộc đánh tư sản lần cuối, để vô sản hóa người dân!


Dân Việt (Danlambao) - Chủ nghĩa “Cộng sản”: hai chữ CS đã xác định rõ chủ trương chính của chủ thuyết này, là không ai có tài sản riêng, mà tất cả là tài sản chung của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên chưa từng thấy một nước CS nào trên thế giới, cho đến ngày tàn, lại thực hiện được một xã hội có tài sản chung để mọi người dân cùng được hưởng, kiểu như khẩu hiệu giả trá họ đưa ra: “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, mà chỉ thấy toàn xã hội nghèo nàn, toàn dân đói rách! 

Còn thực tế tại VN hôm nay thì sao, ở đâu ra các “nhà tư sản đỏ” với những tài sản riêng còn lớn hơn tài sản của những nhà tư bản trong các nước tự do trên thế giới? Đó là do đường lối “mới” mà người CSVN đem ra áp dụng, với mục đích “tư sản hóa” cho các đảng viên, cán bộ của họ, từ những của cải lấy ở công quỹ, tài sản của quốc gia, hay lấy từ tay người dân.

I. Kinh tế Thị trường theo định hướng XHCN là gì?:

Đây là một chuỗi từ ngữ hoàn toàn xa lạ, ngộ nghĩnh, phi lý và gượng ép tột cùng, do tài “sáng tạo” siêu vời của đảng CSVN! Trong chế độ CS thì không thể có “kinh tế thị trường”, mà chỉ có kinh tế chỉ huy, theo kế hoạch độc quyền của nhà nước! Chế độ “hợp tác xã”, “tem phiếu”, một mảnh vải, một miếng thịt cũng phải có phiếu mua hàng, cấp phát cho từng người, từng gia đình, đó là kinh tế chỉ huy, tập quyền, đúng bản chất của XHCN, phản ánh đúng với thực trạng xã hội CS. 

Vì sao một miếng thịt, mảnh vải cũng phải chờ được phân phối phiếu mua? Là vì khan hiếm! Tại sao khan hiếm? Vì là “cộng sản” tức tài sản chung, “cha chung không ai khóc”! Không ai được có tư sản, không có quyền tư hữu, thì ai chịu khó tăng gia sản xuất mà làm gì, nên hàng hóa mới hiếm hoi, sản phẩm mới thô sơ, và xã hội mới nghèo nàn! Thử hỏi ăn nhiều lắm cũng chỉ ngày 3 bữa, quần áo cũng mấy bộ, nhà ở thì là tài sản chung, nay của mình, mai của người, làm lắm mà chi, sửa sang làm gì? Nhà cửa chung, tiền bạc chung, đồ dùng chung, nếu đúng như chủ trương của CS, vậy thì cố gắng làm, động não nghĩ suy, sáng chế, cật lực lao động, rồi thành quả là của chung mọi người, trong đó ắt có rất nhiều kẻ biếng nhác, ù lì, trì trệ, ngu muội, và cả những kẻ ăn hoang phá hoại, liệu chúng ta có ai ngu dại nai lưng làm cho họ hưởng không? Không ai khùng như vậy cả! Tôi và bạn có thể làm ngày làm đêm, suy nghĩ tìm tòi, phát minh sáng chế, làm bao nhiêu cũng được, làm không ngơi nghỉ cũng ráng, miễn là mình tạo ra được những tài sản riêng: căn nhà riêng vừa ý, tiện nghi cần có, để cuộc sống thoải mái, văn minh, lo tương lai cho con cái, cho gia đình mình. Người có lòng nhân, lòng từ tâm quảng đại, thì còn dùng tài sản của mình (nhớ là của mình), để san sẻ cho người khác, cho những người neo đơn, yếu đau, già cả, trẻ thơ vô tội mà không có ai chăm lo, chứ nhất quyết không dành cho kẻ làm biếng, ăn hoang phá hoại! Đó là tâm tình rất tự nhiên, hợp đạo đức, và là quyền tự do cá nhân, chứ không phải bị ép buộc, phải “cỏng” những kẻ ăn bám phá hại! quyền tư hữu mang tính thiêng liêng  như thế, và được cả nhân loại công nhận, tôn trọng, bảo vệ, trừ chủ nghĩa CS hoang đường, và đó là lý do thất bại, không tưởng của CS! Chỉ những kẻ không có cái đầu và thiếu trái tim, mới tin theo và lừa bịp người khác theo mình!

Phải chăng khi chiếm được miền Nam tự do, tư bản, người CS đã không cầm lòng được, không cam chịu số phận “vô sản chuyên chính” với cái nghèo xơ xác của mình trước cảnh người dân miền Nam sống đầy đủ với quyền tư hữu? Phải chăng chờ đợi quá lâu mà người CS không thấy “tài sản chung” đến với mình để được “hưởng theo nhu cầu”, như lý thuyết CS, nên họ phải sớm phản bội lại cái “lý tưởng” viển vông mơ hồ, bằng cách chạy theo tư bản, xoay chiều đổi hướng sang “kinh tế thị trường”, và để đỡ bệ rạc vì tự nhận mình sai, nên chêm vào câu “theo định hướng XHCN” cho đỡ bẽ mặt với người dân và thế giới?

II. Kinh tế thị trường XHCN: Cuộc đánh tư sản cuối cùng của CS:

Phải công nhận rằng, do ma đưa lối quỷ dẫn đường, nên cái KTTT theo định hướng XHCN này đã đạt được cùng lúc 2 mục tiêu: Vô sản hóa toàn diện người dân, và hữu sản hóa toàn diệncác cán bộ CS cũng như bọn ăn theo. Kết quả là dân phá sản, cán bộ giàu hơn cả những doanh nhân tài ba và thành công nhất trong chế độ tư bản tự do.

A. Tiến trình của cuộc đánh tư sản lần cuối: Đầu tiên, nhà nước CSVN cho “mở của” làm ăn buôn bán, cả người dân và cán bộ. Nhưng người dân thì vốn hạn hữu, trong khi cán bộ thì nguồn vốn vô hạn, vì đó là tiền trong ngân sách quốc gia, do người dân đóng thuế, và cả tiền cướp tài sản, đất đai của dân hay chiếm đoạt công sản nhờ quyền hành.

- Về phía người dân: Khi thấy nhà nước mở cửa cho làm ăn kinh doanh, người dân thiếu kinh nghiệm về CS, nhất là dân miền Nam, nên đã vội bỏ tất cả tài sản, vốn liếng dành dụm còn sót lại, để mở công ty, xí nghiệp, đầu tư kinh doanh. Mà đã bước vào rồi, thì đâm lao phải theo lao, hết vốn tự có, người có thân nhân ở nước ngoài còn huy động cả vốn liếng của thân nhân cho việc phát triển kinh doanh, vì thấy ban đầu làm ăn quá dễ. Không những thế, trên thương trường còn phải cạnh tranh nên cần phát triển thêm lên, thêm lên, và cuối cùng thì đi vay ngân hàng, vì lãi suất ban đầu còn thấp, thu nhập lại cao. Theo kế hoạch mafia đã vạch sẵn, các ngân hàng cho vay thoải mái, vay bao nhiêu cũng được, miễn có tài sản thế chấp, mà phải là tài sản thật của mình, chứ không như các cán bộ dùng tài sản là đất công được cấp hay chiếm. Thòng lọng đã được đưa vào cổ, thế là đến lúc siết, lãi suất tăng dần, tăng dần, từ 0,5 đến 0,8% một tháng, bỗng tăng lên 1,5%, rồi 2,2% hay hơn, trong khi kinh tế đi xuống ào ạt, thu nhập không thể đủ trả lãi ngân hàng, chưa kể tiền mặt bằng, trang bị phương tiện làm ăn, tiền thuế, điện, nhân công... thế là vốn không trả được, lãi cũng không! Lãi nọ chồng lại kia, mất nhà, mất hết tài sản, đi tù hay tự vẫn, gia đình tan nát! Đó là số phận của người dân kinh doanh. Hàng trăm ngàn công ty, doanh nghiệp tư nhân bị phá sản mỗi năm, mà đã từ vài ba năm nay. Đây là lần đánh tư sản cuối cùng, thu tóm toàn bộ tài sản của người dân cho nhà nước, mà không cần đổi tiền (tiền còn đâu mà đổi?), không cần “kiểm kê” tài sản, doanh nghiệp cứ im lìm, âm thầm mà chết, không kèn trống, không báo tử! Chúng tôi từng chứng kiến những nhà kinh doanh, những đại gia lên hơn cả diều, với hàng chục cơ sở làm ăn, xe hơi, biệt thự loại sang không thiếu, con cái đi du học tự túc, tiêu sài tiền bạc nhiều như rác, nhưng bỗng gần đây mọi thứ đều bay biến nhanh chóng, đến nỗi một nơi ở không có, hai vợ chồng phải thuê một chái nhà để bán cà phê cóc sống qua ngày, xe gắn máy không có, phải đi bằng xe đạp! Đấy vẫn còn hạnh phúc hơn nhiều người, bị phá sản rồi cũng tan nát gia đình mỗi người một phương, mạnh con thì con sống, mạnh cha cha làm, hay vợ trở thành vợ người khác, và thậm chí nhiều đại gia bị vỡ nợ, tù đầy, tự vẫn vì những trường hợp oái oăm: bạn bè hay thân nhân cho mượn nhà để thế chấp ngân hàng, nhà bị ngân hàng lấy, không còn biết xoay trở cách nào, bèn tìm cái chết để trốn lánh!

- Về phía tư bản và đại gia “đỏ”: Ta tạm phân biệt “tư bản đỏ” và “đại gia đỏ”, (có thể chúng tôi không rành rẽ những từ ngữ thuộc lãnh vực kinh tế học, nhưng xin hãy tạm hiểu như chúng tôi, ít là trong bài này): Tư bản đỏ dành cho các cấp chính quyền CS, tiền từ quyền mà có. Còn đại gia đỏ là những kẻ “ăn theo”, là thân nhân, kẻ có liên hệ xa gần với các quan chức nhà nước, họ không có chức quyền, chỉ do quen biết hay phục vụ cho kẻ có quyền mà có cơ hội hái ra tiền. Cả hai loại “đỏ” này, đều có cùng chung một đặc tính: đó là xuất thân từ “vô sản chuyên chính”, và có “máu lạnh”! Nếu thiếu hai yếu tố căn bản này, sẽ không thể làm giàu bằng của bất lương, cũng như không gọi là đỏ! Hai loại này được “hữu sản hóa” bằng cách “vô sản hóa” người dân, vơ vét của đất nước, nó càng giàu thì dân, nước càng nghèo!

B- Sự hình thành của 2 loại tư sản đỏ: Họ thuộc nhiều nguồn gốc, nhưng cùng chung một điểm xuất phát: vốn họ là thành phần “chuyên chính vô sản”, hay nói rõ ra là khố rách áo ôm, nhờ “cơ may” mà giàu, nhưng nhất là phải thuộc loại “nghèo lương tâm, cạn đạo đức”, thì mới có thể trở thành tư bản và đại gia đỏ, vì tiền của, tài sản của họ thường là do của ăn cướp, bóc lột, tham nhũng, mà có lương tâm đạo đức thì sao làm ăn cướp được? Họ có cơ may, đúng! Họ là con ông cháu cha, hay con rơi con rớt của các đảng viên CS kỳ cựu, rồi nay được đưa vào chức này quyền nọ. Có quyền là có tiền, quyền càng lớn, tiền càng nhiều, bao nhiêu cũng có, từ trong công quỹ hay trong tham nhũng, chiếm đất bán thành tiền. Cán bộ lớn nhỏ đều phần lớn tài sản từ cướp đất mà có.

- Họ từ dân “vô sản chuyên chính”: vì họ đều không có tài sản cha ông để lại, đi theo “cách mạng” thì làm sao có tiền? Họ cũng chẳng có nghề ngỗng hay tài cán gì để làm ra tiền, vì có học hành gì đâu mà có tài, có nghề?

- Họ thuộc loại máu lạnh và vô nhân đạo: vì khi hành nghề cướp của, giết người để trở nên giàu, tức nhiên họ gây ra đau khổ, chết chóc cho người dân bị hại. Họ phải có máu lạnh, phải vô cảm, không có lương tâm thì họ mới “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” lên tư bản đỏ. Họ sống vinh vang trên cái chết, sự tang thương của nạn nhân mà không hề thấy áy náy, sợ hãi! Họ đi đủ loại xe hơi, máy bay sang trọng, trong khi nhìn thấy những trẻ nhỏ và thày cô giáo của chúng phải bỏ áo quần mà lội qua sông nước chảy cuồn cuộn, kéo theo những chiếc bao ni lông quấn chặt, trong đó có những đứa học trò nhỏ cố nín hơi đến ngộp thở để được đến trường! Họ lạnh lùng nhìn những quan tài diễu phố với hàng trăm, hàng ngàn người dân uất ức tháp tùng những thân nhân khổ đau của người bị công an, côn đồ giết chết khi bị bắt vào đồn CA, và bị hành hung cho đến chết. Họ ngó lơ như không thấy bà lão dân oan đi kiện vì bị mất đất, nằm co chết bên đường, những trẻ nhỏ sống bờ bụi vì không nhà, và những người yêu nước bị đánh, bị bóp cổ ngay ngoài đường phố, những cảnh người dân chết, hay bị trôi hết nhà cửa vì thủy điện của “đại gia” xả lũ. Họ bịt tai nhắm mắt khi người ngư dân bị bọn xâm lăng TC bắt tàu, cướp của, đánh người và mang đi. Họ ngó lơ và trơ mặt trước những đoàn dân oan bị chiếm đất biểu tình chửi thẳng vào mặt họ! Và sau cùng, họ bán nước cầu vinh, làm tay sai cho côn đồ Tàu cộng để đưa dân vào vòng nô lệ, miễn đảng còn, ghế còn! Đó là thành phần “tư bản đỏ”, thuộc trung ương đảng, bộ chính trị, các bí thư, chủ tịch tỉnh, các cấp chính quyền hạng bự và hậu duệ CS.

Còn “đại gia đỏ” thì không cần gốc gác lớn, chỉ cần cơ may. Loại này cũng rất nhiều, và đục khoét đất nước cũng dữ! Tuy không gốc gác, đảng tịch, hoặc có cho vui vậy, nhưng nhiều khi tiền của cũng không thiếu, và lạ lùng thay, có khi uy lực của họ còn bao trùm trên cả các cán bộ, các “ông to bà lớn”, dù không chức tước gì! Uy lực họ có là do đồng tiền, do bảo kê, làm tay sai cho các ông to bà lớn, mà có khi bí thư tỉnh, chủ tịch tỉnh còn kiêng nể và phục vụ hết mình. 

Một ví dụ cụ thể: “Dũng lò vôi” đại gia ở tỉnh Bình Dương, xuất thân là một tay không học, không nghề nghiệp, làm lao động trong các lò nung vôi ở Bình Dương. Nghe rằng một dịp may y được gặp gỡ làm quen với Nguyễn Tấn Dũng và được đắc ý thủ tướng, rồi một lời hứa ban ra, “Dũng lò vôi” bây giờ là đại gia số 1 ở Bình Dương! Phú quý sinh... văn hóa, nay y là chủ của một khu du lịch mang tên là “Đại Nam Quốc Tự”. Không phải là tài sản hay di tích quốc gia, nhưng mà là “cuốc tự”(!), ở trong đó có một thứ văn hóa và tôn giáo hổ lốn, thần phật và loài ác quỷ cùng người trần tục chung bàn... thờ: Phật, bác Hồ, và... tổ tiên của chủ nhân “Dũng lò vôi”! Tín đồ là bọn vô văn hóa, vô tôn giáo, vô đạo đức và nhố nhăng! Có lẽ chủ nhân của nó, và cả các “lãnh đạo quốc gia” hiện tại cũng chưa thấu hiểu chữ “quốc tự” là gì! Dũng lò vôi đã từng tổ chức linh đình lễ “tế sống” mừng thọ mẹ y, có kiệu hoa sơn son thếp vàng, có kèn trống inh ỏi, con cháu mão áo sì sụp lạy, có cả bài diễn văn tôn vinh “vợ hiền”, và tiếp sau đó là y chính thức đưa vợ nhỏ về, rồi đe dọa “mẫu thân và hiền thê” nếu muốn được sống thì phải để yên cho hắn, nếu “quậy” hắn thì hắn cho chết! Lại có cả lễ “truyền ngôi thái tử” cho thằng con của hắn và vợ lẽ, được tôn làm “chủ tịch hội đồng quản trị công ty”, nhân dịp “đại lễ thôi nôi” của chủ tịch... bú bình! Còn bố mẹ chủ tịch thì làm “giám đốc điều hành”, dưới sự lãnh đạo của quý tử 1 năm tuổi! Sự kiện lạ này chỉ ở VN mới có! Đúng là “có tiền thành điên thành dại”!

Đại gia thứ hai tại Bình Thuận, là “thằng Rạng Đông”. Chúng tôi phải “bê nguyên cục” cái danh vị đó vào, là vì dân chúng và cả cán bộ trong tỉnh quen gọi thế! “Thằng Rạng Đông” là chúa trùm tại tỉnh Bình Thuận, Phan Thiết, danh nổi... hơn cồn mà ai ai cũng biết! Hễ nghe đến tên “Rạng Đông” là cả từ ông to bà lớn đến quan quân tỉnh Bình Thuận đều khiêm cung kính cẩn. “Rạng Đông” cũng xuất thân từ một anh tài xế xe ủi đất, dần dà y mua được một xe, rồi nhiều xe ủi, và giả từ nghề làm thuê để lên làm chủ. Y thường được “các cấp lãnh đạo tỉnh” nhờ đi san lấp mặt bằng, không trả công bằng tiền nhưng bằng đất. Cứ làm được một công trình ban ủi thì muốn đất nào có đất đó. Rạng Đông đang sẵn có đồ nghề trong tay, san lấp, lập dự án, phân lô và bán, tiền vô như nước, uy danh cùng mình! Cứ thế, Rạng Đông bây giờ là thân nhân, ân nhân và là “qưới nhân” đầy quyền uy trên toàn tỉnh, muốn gì có nấy, cán chết người khỏi cần đền mạng, đã có “nhà nước lo”! Vì thế mà hễ nhìn thấy xe hủ lô Rạng Đông đi trên đường phố, thì dân chúng lo chạy trốn xanh mặt, vì họ đã nhiều lần chứng kiến cảnh tài xế của Rạng Đông đụng phải người ngã ra trên đường, nó không “phóng đi mất dạng” để chạy trốn như những kẻ “hèn yếu” khác, mà nó de lại, cán hẳn trên người nạn nhân cho đến chết, chết thật sự để khỏi “nuôi báo cô” suốt đời, rồi bình thản lái xe về nhà, và gia đình của nạn nhân sẽ được nhận tiền “chia buồn, an ủi” mấy chục triệu hay một vài trăm triệu tùy theo, số tiền dư thừa bỏ đi của ông chủ Rạng Đông, nhận hay về không tùy ý nạn nhân! Hung thần Rạng Đông của BT-PT khiến mọi người nghe đến là rùng mình! Bây giờ chỉ cần Rạng Đông muốn gì, thì “lãnh đạo” sẽ đáp ứng liền. Tiền bạc, đất đai, nhà cửa, thậm chí chân dài, vợ hờ Rạng Đông dư thừa, chỉ nghe đâu như Rạng Đông bây giờ suy kiệt sức lực, bệnh hoạn đủ thứ, thì “tỉnh” chưa đáp ứng được! Có lẽ hắn đã xây rất nhiều “lâu đài” ở địa ngục, chờ ngày dọn về ở!

Ngoài những thành phần gặp “hên” mà thành đại gia đỏ như trên, thì còn rất nhiều những dây mơ rễ má họ hàng hang hốc dính líu đến các “cán lớn cán bự”, được “ăn theo” mà trở thành tư sản đỏ. Tài sản của nhóm ăn theo này do từ “đặc quyền đặc lợi” mà có: được nắm nền kinh tế, được độc quyền kinh doanh khai thác, từ ngân hàng đến xuất nhập khẩu, nhưng thông thường và nhiều nhất là từ đất đai, tài nguyên thiên nhiên của đất nước mà biến thành, điển hình như chị em nhà Lê Thanh Hải với bao la đất đai ở khắp nơi, từ đất công thành đất tư, từ của dân thành của mình, và rất nhiều trường hợp tương tự! Hoặc như hoàng Anh Gia Lai thì ăn rừng ăn gỗ, hết trong nước đến làm càn sang cả Cam Bốt, Lào... khiến dân các xứ này họ muốn nắm đầu vặt lông vì tội ăn cướp! Kẻ khác thì khai thác khoáng sản: than, bô xít, titan, vàng, mặc cho đất nước tan hoang, môi trường bị ô nhiễm, người dân không còn đất để sống!

- Một ví dụ điển hình của kế hoạch “hữu sản hóa” cho phe nhóm vô sản, mà chúng tôi được nghe từ một người thông hiểu trong chính quyền, là biến đất thành tiền, qua các tiến trình rất bài bản như sau: quan bự cấp cho kẻ thân thích hay đàn em một khu đất công hay đi chiếm đoạt “giải tỏa” của dân. Thực hiện xong, ví dụ mảnh đất có giá trị thật là 100 triệu, kẻ có đất sẽ được giới thiệu đến một ngân hàng để “vay vốn đầu tư”. Kẻ cấp phát là kẻ có thế lực, sẽ nâng giá trị lên thành 600 triệu, nguyên tắc là được vay tối đa 2/3 trị giá, tức được vay 400 triệu. Cầm tiền vay, chủ đất sẽ trả ngay 100 triệu cho kẻ “cấp đất”, còn lại 300 triệu, kẻ đó sẽ bỏ chi phí kể cả ăn nhậu, khoảng tối đa 100 triệu để dàn cảnh đầu tư vào “cơ sở hạ tầng” như san ủi, phân lô, lập dự án... Số tiền còn lại là 200 triệu, đó là phần thuộc trọn về mình, tay vô sản đã được “hữu sản hóa”! Miếng đất kia vẫn còn đó, với trị giá thật là 100 triệu, tên “tư bản mới” chẳng cần quan tâm đến nó, bán hay không đâu quan trọng, mà y cũng chẳng hơi đâu tha thiết làm ăn cho mệt, để thì giờ công sức đi ăn hưởng. Tùy theo sự quen nhiều, gốc bự, thì kẻ đó có thể được tái diễn nhiều lần như thế mà thành đại gia! Khi đất đai đóng băng, tụt giá, không bán buôn gì được, ngân hàng đòi tiền lãi hắn kêu không tiền, cuối cùng ngân hàng đành thu đất, hắn cho thu thoải mái, và ngân hàng... lãnh đủ! Vì cho mượn 400, mà đất thật chỉ 100, cũng đành phải xong, ngân hàng mặc sức thua lỗ, có chết ai đâu, tiền của nhà nước, chính xác là của dân, có mất cũng kệ. Kẻ cấp đất thì ăn không 100, tên chủ đất thì ăn không 200, nhiều lần tương tự, nghiễm nhiên từ vô sản thành hữu sản, cuối cùng ngân quỹ thủng, lạm phát tăng, tạo nên cái gọi là “khủng hoảng tín dụng bất động sản”! Nói thế không sai, vì nếu là nợ của tư nhân thì ngân hàng nhà nước đã chịt cổ thu lại hết cả vốn lẫn lãi! Tất cả đổ lên đầu dân chịu chứ ai! Một ví dụ điển hình như thế để biết đất nước nghèo vì đâu, kinh tế kiệt quệ vì ai!

III. Kết quả “mỹ mãn” của nền Kinh tế Thị trường định hướng XHCN:

Sau thời gian hàng chục năm áp dụng, kết quả của nền KTTT định hướng XHCN đã đạt được thật “mỹ mãn”, ngoài sức tưởng tượng của chính nhà nước CS: Nền kinh tế nát tan, dân đói nghèo cùng cực, xã hội suy đồi tới đáy, và tạo ra một tầng lớp “vô sản chuyên chính” thực sự: không cơm ăn áo mặc, không nghề nghiệp, số lượng mỗi ngày mỗi tăng tràn lan khắp nước, nợ quốc gia chất đống. Theo các chuyên gia kinh tế thì trung bình mỗi “công dân” từ người sắp xuống lỗ cho đến trẻ vừa lọt lòng mẹ, nghiễm nhiên mang trên người một món “nợ bẩm sinh” chỉ ngàn đô la Mỹ thôi! Trộm cướp tràn lan không kiểm soát nổi, vì bần cùng thì sinh đạo tặc: thiên đường XHCN đã hình thành trên nền tảng vô sản! Nhưng đổi lại, nổi lên một giai cấp tư sản đỏ giàu tiền của và cả giàu quyền lực, muốn gì có nấy, muốn bắt tù ai, giết ai tùy ý, và bất khả xâm phạm, mà trên thế giới không đâu có, khó đâu bì!

Để kết luận: Đảng CSVN: “đỉnh cao trí tuệ, nhà lãnh đạo tài tình, nhà tổ chức mọi thắng lợi (cho đảng) tuyệt vời, vô tiền khoáng hậu”! Sau khi đã thắng lợi ở dương gian, chắc chắn toàn đảng sẽ thẳng tiến về địa ngục để tiếp tục “tổ chức mọi thắng lợi” ở thế giới của Satan đảng trưởng!

Chúng tôi nói đây là lần đánh tư sản cuối cùng, vì về phía người dân thì có còn gì để mà đánh, hoặc “gà phải cáo” rồi, ai còn dám ló mặt ra cho cáo chồn vồ lần nữa? Về phía đảng CS thì có còn thời giờ đâu mà đánh, còn phải cuốn gói “vinh quy bái tổ” về âm phủ chứ! Người đạo Thiên Chúa nói đúng: “CS là thuộc Satan, Thiên Chúa dùng nó như ngọn roi sắt mà trừng phạt nhân loại lỗi lầm!”. Thưa Thượng Đế, nước VN con đã đền đủ những sai sót lỗi lầm của thân phận làm người, trong suốt gần 80 năm qua! Nay xin Ngài tha thứ mà cất “ngọn roi” ấy đi, đưa Satan về nơi xứ sở của chúng ở địa ngục. Xin cảm tạ ơn Ngài!


CSVN: Thùng rỗng hay kêu to... “nổ” mà không sợ “văng miểng”!?


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Những người có học biết liêm sỉ trong đối thoại hay phát ngôn thường cân nhắc “rào trước, đón sau” nói sao cho trung thực có chân lý không ai bắt bẻ mình được, từ đó thể hiện nhân cách phẩm giá mình, bởi “chim khôn hót tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”- Có nghĩa: Hãy thận trọng trong lời ăn tiếng nói của chính mình”.

Trái với xấu xa kịch cỡm của khoa trương vô lối, “khiêm nhường” là đức tính vốn dĩ rất đẹp của phạm trù đạo đức.

Thật là xấu hổ đến chói tai khi một đảng viên CSVN quan chức quân đội mới đây, ngày 5/8, (50 năm sau sự kiện vịnh Bắc bộ-1964 đăng tải trên báo giấy và các trang mạng nhà nước CSVN) “rổn rảng” như cái thùng rỗng khoa trương tuyên bố:

“... Đánh tàu Mỹ, tham gia cuộc Tổng tiến công năm 1975 giải phóng miền Nam, bảo vệ chủ quyền biển đảo... Trong đó, theo tôi, chiến thắng trận đầu có ý nghĩa mở ra một trang sử anh hùng cho lực lượng hải quân. Tinh thần dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng của hải quân ta từ trận đầu đến nay vẫn còn nguyên giá trị...” (Hải quân Việt Nam - Trận đầu oanh liệt) (*)

Vì sao lại nói là “xấu hổ”!? Trình tự diễn giải qua từng câu chữ của lời nói háo thắng nhưng nông cạn ấu trĩ ngu xuẩn ấy (mà thực tiễn phải cần quên nó đi vẫn tốt hơn).

1) “Tham gia Cuộc Tổng tiến công 1975 giải phóng miền Nam”!?

Tự nó, lời nói này, một lần nữa chứng minh rất rõ ràng chế độ CS Bắc Việt đối với lịch sử dân tộc và công luận thế giới là một nhà nước “hoang dã” lưu manh bịp bợm, khi trước đó cùng với tay sai là MTGP/MN đặt bút ký vào HĐ Paris 1973 tại nghị trường quốc tế là đồng thuận “lập lại hòa bình, chấm dứt chiến tranh” (Danh xưng nội dung chính thức của HĐ) Trong đó điều khoản thứ 5 qui định: “Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình”. Trong khi kể từ 1974 Miền Nam (VNCH) thực thi nghiêm túc HĐ Paris không còn bóng dáng người lính nước ngoài nào thì CS Bắc Việt như tự xé bỏ HĐ Paris chà đạp uy tín của một nhà nước chính mình (VNDC/CH), tổng tấn công “giải phóng miền Nam”!? Một miền Nam đang thịnh vượng ấm no hạnh phúc hơn miền Bắc CS nhiều lần!? Có ai tin đây là “giải phóng”? Là: Tái thống nhất Việt Nam từng bước bằng các biện pháp hòa bình. (ghi trong HĐ Paris)!?.

2) “Bảo vệ chủ quyền biển đảo”!?

Khi mà cái công hàm bán nước 1958 do Hồ Chí Minh chỉ đạo Phạm văn Đồng ký ràng ràng còn đó - 1974 Tàu Cộng đánh chiếm Hoàng Sa trong tay QL/VNCH (CS Bắc Việt im lặng không phản đối) 64 chiến sĩ hải quân Bắc Việt làm “bia thịt” trên biển, hy sinh cho lính Tàu cộng hạ sát tại cụm đảo Gạc Ma 1988 - Hơn 2 tháng giàn khoan 981 TQ ngạo nghễ cắm trên vùng biển Việt Nam – Hằng ngày tàu vũ trang TQ khủng bố hành hạ ngư dân Việt trên lãnh hải ngư trường truyền thống của quê nhà, cụm đảo Gạc Ma (Trường Sa) của Việt Nam, TQ sau khi chiếm được đang tiến hành xây dựng thành một pháo đài kiên cố trên biển và hiện nay cờ Trung quốc tung bay lồng lộng trên TP/Tam Sa TQ (Hoàng Sa VN) mà CT/Huyện Hoàng Sa đang “nghỉ mát” tạm trú dài hạn ở... Đà Nẵng. Thì cái lối nói “bảo vệ chủ quyền biển đảo” nghe tuồng như là tiếng... sủa ăng ẳng.

3) Tinh thần dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng!?

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là sự kiện được cho là hai cuộc tấn công của 3 tàu Hải Quân CS Bắc Việt chống lại hai tàu khu trục Maddox và Turner của hải Quân Mỹ. Hai cuộc tấn công đã xảy ra vào các ngày 2 và 4 tháng 8 năm 1964 mà dữ liệu chi tiết được bách khoa toàn thư “Wikipedia” ghi nhận: (**) 

“Thắng rất oanh liệt!? - Những cái thùng rỗng CSVN thường hay kêu to”

4) “Đánh tàu Mỹ... một trang sử anh hùng... đến nay vẫn còn nguyên giá trị...”

Đúng là như thế, không những là còn nguyên mà nó nhân lên bội phần “giá trị ngu xuẩn” to lớn tại thời điểm hiện nay và cho đến cả mai sau, khi nào Hoàng Sa và nhóm đảo Gạc Ma (Trường Sa) còn nằm trong tay quân xâm lược Trung Quốc và lãnh hải chủ quyền ngàn đời trên biển Đông của Việt Nam, nhưng tập đoàn bành trướng Bắc Kinh cứ dứt khoát là của Trung Quốc.

“Một trang sử anh hùng!?" Quả nhiên không sai! Bởi hiếm có một quân đội, một đảng phái quốc gia nào trên thế giới này có can đảm, sáng suốt và khôn ngoan như CSVN, sẵn sàng đánh đổi chủ quyền lãnh hải biển đảo quốc gia (công hàm 1958) dửng dưng như người ngoại tộc Việt Nam, không hề phản ứng, phản đối khi đồng bào mình bị bọn xâm lược TQ giết hại xâm lược chủ quyền (Hoàng Sa 1974) Để đổi lấy vũ khí Trung Quốc "đánh Mỹ bằng người Việt Nam cuối cùng” dùng máu xương nhân dân Việt Nam đẩy quân đội Mỹ ra khỏi khu vực, dọn đường thênh thang cho Trung Quốc không còn thế lực đối trọng để mưu đồ thâu tóm biển Đông trong đó bao gồm biển đảo của Việt Nam như tình hình cụ thể nghiêm trọng hiện nay.

Lấy máu xương dân tộc lót đường cho êm ái rước con voi Trung Quốc về dày lên mã tổ nhà mình đó là “một trang sử anh hùng” của quân đội trong tay đảng CSVN!? Quả là quá “anh hùng”!? một thứ anh hùng mạt kiếp.

Không có gần 4 triệu người, một thế hệ thanh niên hai miền nằm xuống do CSVN phát động thì Hoàng Sa và Trường Sa vẫn còn nằm trong tay miền Nam (QLVNCH) quân đội Mỹ chưa thể rời khỏi khu vực và biển Đông chưa bỏ trống thì Trung Quốc không thể tung hoành ngang dọc như hiện nay. 

Thật mai mỉa không lẽ vì thế mà: “...Tinh thần dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng (Mỹ) của hải quân ta từ trận đầu đến nay vẫn còn nguyên giá trị…” Thậm chí là giá trị đó rất vĩ đại? Để “nhà nước đảng ta” hôm nay có điều kiện tha thiết kêu gọi: “Việt Nam hy vọng Mỹ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn cũng như có thêm hành động thực tế hơn nữa góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và giúp giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong vùng theo đúng luật lệ quốc tế” (Bộ Ngoại giao VN).

Còn nguyên giá trị bẩn thỉu của một ả điếm về chiều. Đẩy người cửa trước (Mỹ) rước người cửa sau (TQ) rồi khi muốn đẩy người cửa sau (TQ) lại quay sang cầu người cửa trước (Mỹ)!? - Rốt cục trơ ra một thứ hình hài với gương mặt lưu manh nhưng ngu xuẩn, loang lổ phấn son XHCN kinh tởm, không còn biết xấu hổ ngượng ngùng khi đẩy hàng trăm ngàn con cháu nhà mình (CH/XHCN/VN) phải mang thân qua làm tôi tớ cho Đài Loan, Hàn Quốc hai quốc gia tư bản bị chia cắt như Việt Nam nhưng lãnh đạo nhân dân họ đếch cần “thống nhất” bằng mọi giá, nhất là giá máu xương, để lo cho dân giàu nước mạnh, quốc gia hùng cường, đó mới đích thật là chân lý của giá trị “Anh Hùng” - Thùng “đặc” không cần phải kêu to. Đây là sự khác biệt với bản chất hợm hĩnh, khoa trương vô lối trong ngu xuẩn của những người CSVN.



_________________________________

Chú thích:

(**) vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_V%E1%BB%8Bnh_B%E1%BA%AFc_B%E1%BB%99

Những trận chiến bất nhân


"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ" Nguyễn Trãi

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - “Ngày 21/7 vừa qua, trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ở New York, Ngoại trưởng Hà Lan, ông Frans Timmermans đã có bài phát biểu vô cùng xúc động về vụ việc chiếc máy bay MH17 gặp nạn tại miền Đông Ukraine, khiến toàn bộ 298 người thiệt mạng.

Trong suốt bài phát biểu của mình, khóe mắt ông Frans Timmermans luôn chực trào nước mắt khi bày tỏ sự choáng váng, bàng hoàng trước quy trình xử lý thi thể các nạn nhân cũng như hàng loạt những thông tin nhiễu loạn xung quanh vụ MH17.”

Những dòng chữ trên được trích dẫn từ trang Dân Luận, đọc được vào hôm 27 tháng 7 năm 2014, cùng với lời dẫn nhập (hay nói chính xác hơn là nỗi băn khoăn) của ban biên tập:

“Bài phát biểu xúc động của vị chính khách một nước dân chủ phương tây, thể hiện rõ rằng đất nước của họ luôn quan ngại, lo lắng xót xa cho tính mạng người dân của mình. Không giống như tại Việt Nam, tính mạng của người dân không được quan tâm, đảm bảo, luôn bị đe dọa ở khắp nơi ngay cả ở những nơi công quyền, ví dụ như đồn công an. Chúng tôi tự hỏi, liệu các vị nguyên thủ quốc gia Việt Nam sẽ như thế nào nếu có xảy ra tình huống tương tự?”

Câu trả lời cho nghi vấn thượng dẫn, thực ra, đã có sẵn (cũng trên trang Dân Luận) từ hai ngày trước – hôm 25 tháng 7 năm 2014 - qua một đoạn văn ngắn của tác giả Nguyệt Quỳnh:

Từ những phát biểu của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang như:“ngư dân hãy yên tâm bám biển giữ chủ quyền” đến các phát biểu của Trung tướng Tô Lâm: “Ngư dân là cột mốc sống chủ quyền lãnh hải”, và sau đó báo đài đồng loạt lập lại. Nhưng đến khi tàu hải quân Trung Cộng đuổi bắn những “cột mốc sống” này thì sự im lặng gần như tuyệt đối; không còn một quan chức nào đếm xỉa đến họ nữa. Có thể nói, trong những giờ phút đó, Hà Nội đã lạnh lùng xem bà con ngư dân như những "cột bia xi măng" vô tri vô giác. Khi tàu ngư chính Trung Cộng đâm, đánh, bắt họ thì Hà Nội lặng lẽ coi ngư dân như những "cột gỗ mục" vô giá trị.

Và KHỐN KIẾP không kém là khi có ngư dân nào thoát chết, tả tơi vào bờ thì lại có những buổi lễ trao tặng bằng khen kế tiếp cho những "cột mốc sống dở chết dở" ấy để lại đẩy họ và đẩy thêm các "cột mốc còn sống" khác ra khơi trở lại.

Tàu đánh cá việt nam mang số hiệu QNa 90152 bị tàu Trung quốc 
đâm chìm khi đang đánh bắt hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa, 
chủ quyền Việt Nam, chiều 26/5/2014. Nguồn ảnh và chú thích: RFA

Những cột mốc sống, cột bia xi măng, cột gỗ mục... ở biển Đông - hôm nay - khiến tôi nhớ đến“Những Cọc Tiêu Sống Trên Đèo Đá Đẽo” trong cuộc chiến vừa qua:

“Sinh ra trong một gia đình nghèo có bảy chị em. Là con cả, ngày ngày Đinh Thị Thu Hiệp phải lo bắt tép, mò ốc đỡ đần mẹ cha nuôi các em khôn lớn. Đến tuổi thanh niên, chị theo phong trào ‘Ba sẵn sàng’ xung phong lên đường, nhưng địa phương không duyệt vì thân hình quá nhỏ. Không còn cách nào khác, chị đã viết đơn vào trận tuyến bằng máu với tất cả tình cảm thống thiết để được kết nạp vào đội hình TNXP và được phân công về làm nhiệm vụ ở đèo Đá Đẽo. Ngày đó, đèo Đá Đẽo được xem như lằn ranh giữa sự sống và cái chết, là yết hầu của tuyến chi viện chiến lược 15A vào Nam. Từ năm 1967, không quân Mỹ đã thực hiện chiến dịch 97 ngày đêm xóa trắng, vùi lấp đèo Đá Đẽo, Đinh Thị Thu Hiệp đã không ngần ngại bám sát mặt đường từng ngày, từng giờ, đếm từng quả bom rơi, vác từng thùng đạn chạy băng qua bãi bom nổ chậm. Chỉ nặng chưa đầy 40 kg nhưng lúc đó vác trên mình những kiện hàng, thùng đạn vượt bãi bom dài hơn cây số chạy băng đến điểm tập kết an toàn.

Cuối năm 1967, khúc cua 516+300 mái phía tây đèo Đá Đẽo thường xuyên trúng bom nổ chậm, nhiều người không có kinh nghiệm tiếp cận bom đã thiệt mạng. Cấp trên giao Đinh Thị Thu Hiệp chốt giữ trọng điểm nóng đó nhằm bảo đảm thông tuyến nhanh nhất cho xe ra tiền tuyến. 

Ngày đầu tiên, một quả bom nổ chậm rơi đúng tim đường. Lập tức chị yêu cầu mọi người tản ra xa, một mình chị vào kích nổ quả bom. Khi công việc hoàn thành, vừa trở ra khoảng 150 m thì bom nổ, chị bị sức ép khiến một tai bị điếc. Một lần khác, một đoàn xe chở hàng ra mặt trận bị ứ lại do vướng bãi bom ở chân đèo Đá Đẽo. Mọi người chưa biết làm sao thông tuyến, trong khi tiếng gọi chiến trường đang hết sức cần kíp thì chị Hiệp đã nhanh trí, quyết định biến mình thành cọc tiêu sống đưa đoàn xe 20 chiếc vượt qua bãi bom an toàn...

Sau những thành tích trong chiến tranh, chị vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân vào năm 1972. Hòa bình, chị trở về sống bình dị với ruộng nương, xóm làng...” (Hương Giang. “Cọc Tiêu Sống Trên Đèo Đá Đẽo.” Nhân Dân 7 July 2010.)
Có vô số những chị Đinh Thu Hiệp (khác) đã vùi thây trong bom đạn, hoặc không bao giờ còn có thể “trở về sống bình dị với ruộng nương, xóm làng...” mà nhà báo Hương Giang không biết hay không... dám biết.

Các chị bị lãng quên, và chỉ được nhắc đến - với rất nhiều xót sa, cùng với sự trân trọng - bởi một người ngoại cuộc (*) bằng một thiên tiểu luận [Trực Diện Với Cái Chết Và Nỗi Đau: Vấn Đề Thanh Niên Xung Phong Trong Chiến Tranh Việt Nam (1950-1975)] đã được Phương Hoà chuyển ngữ, và đăng thành nhiều kỳ trên diễn đàn talawas. Chúng tôi xin phép ghi lại vài trích đoạn - ngăn ngắn - để rộng đường dư luận, cùng với ước mong được xem đây như một lời tri ân để gửi đến tác giả, cùng dịch giả:

- Đối với những thiếu niên-lính này (thậm chí trong một vài trường hợp là trẻ em-lính), vũ khí chỉ là cuốc chim đơn giản, xẻng lớn và hành trang trí thức ít ỏi mang theo người chỉ là vài năm học sơ cấp ở trường. Họ gặp nhau và chỉ trong mấy ngày là bị đẩy ra tuyến lửa. Không có kiến thức quân sự, tất cả họ đều được huấn luyện tại chỗ như câu khẩu hiệu “Khắc làm, khắc biết” đã tóm ý. Đối với những học sinh nữ ở các thành phố chẳng biết gì ngoài việc cầm bút, tham gia các công việc lặt vặt trong gia đình, hay còn được mẹ nuông chiều và ban đêm vẫn còn sợ ma thì sự hụt hẫng của họ thật dữ dội. Sau khi được tập hợp và biên chế thành đơn vị, những TNXP được nhanh chóng gởi ra tuyến lửa.

- Giống như các đồng nghiệp ở Liên Xô, phụ nữ Việt Nam không những không bị cấm ra mặt trận, mà còn ở ngay chính giữa mặt trận. Các cô gái TNXP trực tiếp tham gia chiến đấu, đặc biệt là trên đường mòn HCM, nơi có sự hòa nhập nhất với quân chủ lực, và với những người trong đội TNXP Giải phóng miền Nam thì chiến đấu là nhiệm vụ chính thức. Như chúng ta thấy, trong phần lớn thời gian, ranh giới giữa bộ đội nơi tiền tuyến và các lực lượng hậu cần không hề tồn tại. Việc lực lượng hậu cần cũng hứng chịu lửa đạn là chuyện bình thường của mọi cuộc chiến, nhưng trường hợp Việt Nam trở nên đặc biệt do một số lý do: độ tuổi tuyển mộ quá trẻ, họ gần như hoàn toàn không được chuẩn bị chút nào, và cách thức quản lý thuần chính trị và quân sự được áp dụng với họ. Sĩ quan trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và cựu cán bộ TNXP bị ảnh hưởng nặng nề bởi những đau đớn khủng khiếp thường nhật của các cô gái làm việc cùng họ, hoặc dưới quyền họ, phải chịu đựng. Nhưng tất cả bị tấm màn im lặng phủ kiến, bởi người ta muốn đây phải là cuộc chiến tranh nhân dân.

Sau “cuộc chiến tranh nhân dân” kể trên - nếu sống sót - những cành lan trong rừng cháy,những đoá hoa nhầu nát, hay những quả chanh khô (theo như cách nói của đời thường) sẽ trở thành những con số không tròn trĩnh: khôngchồng, không con, không nhà, và không chế độ!

Một mái nhà ở “xóm không chồng.” Nguồn ảnh:Báo Mới

Và cái lọai “chiến tranh nhân dân” (bất nhân) này vẫn đang tiếp diễn ở Việt Nam với những ngư dân làm cột mốc sống giữa biển khơi, thay cho những thanh niên xung phong (như cột tiêu sống) trên mọi nẻo đường đầy dẫy bom đạn - giữa thế kỷ trước. Và ai mà “lỡ dại” lên tiếng than phiền về thái độ vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền thì thế nàocũng bị nhốt tù, như trường hợp của nhà báo Tạ Phong Tần:

Đại tá Nguyễn Trọng Huyền- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Phú Yên cho hay: “Thời gian vừa qua, đặc biệt hơn 10 ngày nay, tàu cá TQ xâm phạm nhiều lần trong vùng biển nước ta. Theo thông tin ngư dân báo về, trung bình mỗi ngày vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến quần đảo Trường Sa có từ 120 đến 150, cá biệt có những ngày lên đến hơn 200 tàu cá TQ khai thác trong vùng biển nước ta”.

Cái đau của người Việt Nam là thông tin này do “ngư dân báo về” chớ không phải do Hải quân hay Cảnh sát biển phát hiện. Câu “ngư dân báo về” khiến người đọc hình dung ra bối cảnh lúc đó ngư dân với những chiếc tàu nhỏ bé trang bị thô sơ đang ở ngoài biển xa đối mặt với tàu to đùng tối tân của Trung Quốc, còn lực lượng có chức năng bảo vệ ngư trường, ngư dân và lãnh hải thì ngồi trong bờ... chờ nghe báo cáo.

Tôi không rõ những vị lãnh đạo đất nước Việt Nam hiện nay như qúi ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, ông TrungTướng Thứ Trưởng Bộ Công An Tô Lâm, hay ông Đại Tá Nguyễn Trọng Huyền có bị vấn đề về não bộ hoặc trí nhớ hay không nhưng tôi biết chắc (chắn) điều này: cái thời mà qúi vị huyễn hoặc và lừa mị để đẩy dân Việt vào chỗ chết (rồi thản nhiên phủi tay) đã qua rồi. Không ai có thể lường gạt mọi người mãi mãi.


__________________________________

Chú thích:
(*) Chú thích của talawas: François Guillemot là chuyên viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS), phụ trách kho tài liệu Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO, Lyon, Pháp). Ông lấy bằng tiến sĩ về lịch sử tạiEcole pratique des hautes études (EPHE, Paris) năm 2003. Hiện ông nghiên cứu về những vấn đề văn hóa trong chiến tranh của người Việt, và về chủ nghĩa dân tộc phi cộng sản của người Việt, chẳng hạn như về Đảng Đại Việt. Tiểu luận này được thuyết trình lần đầu tại hội thảo quốc tế, “Bản sắc cơ thể ở Việt Nam: Chuyển hoá và Đa dạng”, tại Ecolenormale superieure lettres et sciences humaines, Lyon. Tác giả cảm ơn Christopher E. Goscha, Agathe Larcher, Claire vàWilliam J. Duiker, Vatthana Pholsena, Tuong Vu, Edward Miller và Trang Cao đã giúp ông dịch (từ tiếng Pháp sang tiếng Anh) và hiệu đính tiểu luận này để đăng trên Journal of Vietnamese Studies vào mùa thu 2009.

Dính đòn trừng phạt, 27.000 du khách Nga “màn trời chiếu đất” ở nước ngoài

THỤY MY-10:18 06/08/2014
BizLIVE - Khoảng 27.000 khách du lịch Nga đang bị kẹt ở nước ngoài vì một công ty du lịch bị phá sản. Đây là hậu quả của khủng hoảng Ukraine.

Dính đòn trừng phạt, 27.000 du khách Nga “màn trời chiếu đất” ở nước ngoài
Du khách Nga, bị kẹt ở nước ngoài vì công ty du lịch Labirint phá sản. DR
RFI đưa dẫn nguồn từ Hiệp hội quốc gia Du lịch Nga hôm 4/8/2014 cho biết, khoảng 27.000 khách du lịch Nga đang bị kẹt ở nước ngoài vì một công ty du lịch bị phá sản. Đây là hậu quả của khủng hoảng Ukraine.

"Tất cả du khách đều bị kẹt lại, không có vé về nước" sau khi công ty Labirint tuyên bố chấm dứt hoạt động hôm mồng 2/8/2014. Cơ quan Touraide loan báo như trên, và hiện đang cố gắng giúp đỡ các khách du lịch Nga tìm được chỗ trên các chuyến bay do các công ty khác tổ chức.

Labirint là công ty du lịch thứ tư phải đóng cửa chỉ trong vòng ba tuần qua, hậu quả của tình trạng thị trường du lịch Nga bị co lại, một phần do cuộc khủng hoảng Ukraine.

Cuộc đọ sức giữa Moscow và phương Tây xung quanh hồ sơ Ukraine đã góp phần làm đồng rúp bị sụt giá do vốn đầu tư lũ lượt ra đi, trong lúc bản thân nền kinh tế Nga suýt rơi vào suy thoái.

Trong thông cáo giải thích việc ngưng hoạt động, công ty Labirint cho biết: "Tình hình kinh tế và chính trị đã gây tác động tiêu cực lên số lượng người đặt tour, và việc đồng rúp bị giảm giá đã làm sụt giảm sức mua của người Nga".

Phát ngôn viên Irina Shchegolkova của Cơ quan Du lịch Liên bang Nga tuyên bố trên đài phát thanh Tiếng vọng Moscow: "Chúng tôi lo ngại đây chỉ là khởi đầu của một hiệu ứng dây chuyền. Từ hôm Chủ nhật, Thổ Nhĩ Kỳ đã trục xuất các du khách của chúng tôi ra khỏi khách sạn, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ là nơi được đa số khách du lịch Nga chọn làm nơi nghỉ mát, tổng cộng 3,5 triệu người".

Ngược lại, bà hoan nghênh Bulgari và Hy Lạp đã quyết định không buộc du khách Nga phải chịu đựng hậu quả của việc công ty du lịch phá sản.

Trong khi các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây đưa ra tuần trước đang tác động dần lên nền kinh tế, đồng rúp của Nga đã bị sụt đến 11% kể từ đỉnh điểm vào tháng 9/2013.

Trừng phạt của châu Âu cũng khiến Dobroliot, chi nhánh giá rẻ của hãng hàng không quốc gia Aeroflot, phải ngưng hoạt động từ Chủ nhật trước.

Tại sao Trung Quốc điều tra hàng loạt công ty Mỹ?

LỀ PHƯƠNG-18:06 06/08/2014
BizLIVE - Không ngoại trừ đây là những đòn trả miếng của Trung Quốc sau những cáo buộc gần đây của Mỹ nhằm vào công ty nước này, BusinessWeek dự đoán.

Tại sao Trung Quốc điều tra hàng loạt công ty Mỹ?
Trụ sở của công ty Symantec tại Mỹ. Nguồn: BI
Trong nhiều năm, Mỹ đã liên tục cáo buộc các sản phẩm viễn thông của xuất xứ Trung Quốc như Huawei Technologies và ZTE tiềm ẩn hiểm họa đối với an ninh thông tin của người Mỹ.
Nhưng Trung Quốc hoàn toàn có thể dùng những đòn tương tự tấn công phản lại Mỹ.
Sau những tiết lộ của cựu điệp viên Mỹ Edward Snowden về hoạt động tình báo của chính quyền Washington, Trung Quốc đã rục rịch các biện pháp trả đũa nhằm vào hành vi này của chính phủ Mỹ.
Microsoft và Symantec là hai nạn nhân đầu tiên. Công ty sản xuất phần mềm từ Thung lũng Silicon - Symantec lâu nay vẫn cạnh tranh với công ty sản xuất phần mềm Trung Quốc được ưa chuộng nhất - Qihoo 360 Technology.
Theo báo cáo từ Bloomberg và truyền thông Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu các bộ, ban ngành chính phủ ngừng việc sử dụng phần mềm diệt virus của Symantec và Kaspersky - sản phẩm của công ty đóng trụ sở tại Nga.
Theo thông cáo của Bộ quốc phòng, phần mềm của Symantec có cửa sau cho phép thâm nhập từ bên ngoài.
Không ngẫu nhiên mà cổ phiếu của Qihoo 360 Technology tăng vọt vào phiên giao dịch thứ Hai ngày 5/8, ngay sau thông cáo của Bộ quốc phòng nước này.
Symantec đang nỗ lực khắc phục thiệt hại. Mặc dù tờ People’s Daily - cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc - đưa tin khẳng định chính phủ đã cấm việc sử dụng cả Symantec và Kapersky, công ty Symantec vẫn cho rằng quy định này có hạn chế.
Theo đại diện của công ty, sản phẩm của Symantec không hề bị chính phủ Trung Quốc cấm, chúng chỉ bị hạn chế trong một số loại giao dịch nhất định.
“Chúng tôi sẽ điều tra báo cáo này và tiếp tục chào mời cũng như thắng thầu các dự án của chính phủ Trung Quốc”, Symantec khẳng định.
Đối với Microsoft, Trung Quốc không nhằm vào hãng này với lí do an ninh.

Thay vào đó, ông lớn phần mềm là đối tượng trong vụ điều tra chống độc quyền của Cục quản lý hành chính Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc tiến hành.

Chiến dịch điều tra được khởi động trong tuần trước, khi 100 nhân viên điều tra thu giữ các loại tài liệu và máy tính từ trụ sở của Microsoft đặt tại Bắc Kinh, Thượng Hải và hai thành phố khác.
Đây là một bước đi trong chiến dịch chống độc quyền đang được Trung Quốc theo đuổi sát sao trong thời gian gần đây.
Tuần trước, Ủy ban phát triển và cải cách Trung Quốc đã lục soát trụ sở của hãng Mercedes-Benz đặt tại Thượng Hải, thẩm vấn lãnh đạo và các nhân viên đối với vấn đề giá cả phương tiện, tờ Nhật báo Trung Quốc đưa tin.
Ngoài lý do vi phạm luật độc quyền, cũng có thể Microsoft đang hứng chịu hậu quả từ việc Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ và chính quyền Washington liên tục đưa ra các cáo buộc nhằm vào công ty Mỹ.
Những cuộc điều tra nhằm vào Microsoft và Symantec diễn ra song song với bước đột phá trong ngành công nghệ Trung Quốc: Công ty Xiaomi lần đầu soán ngôi Samsung Electronics trở thành thương hiệu smartphone hàng đầu nước này.
Trong một thời gian dài, các thương hiệu nước ngoài đã chi phối thị trường điện thoại Trung Quốc: Trước Samsung, vị trí số một thuộc về Nokia và Motorola.
Việc một thương hiệu của Đại lục vươn lên dẫn đầu cho thấy đà bứt phá của doanh nghiệp nội địa.

Tờ Nhật báo Trung Quốc trích đăng lời của chuyên gia Bryan Wang tại công ty nghiên cứu Forrester Research khẳng định: “Những quan ngại gia tăng trong vấn đề an ninh là cái cớ hợp lý để Trung Quốc loại bỏ các sản phẩm công nghệ thông tin ngoại nhập khỏi những ngành chủ chốt như năng lượng, ngân hàng và chính trị”.