Wednesday, October 18, 2017

An ninh cộng sản đang là kẻ đốt đền

Paulus Lê Sơn (Danlambao) - Thời đại bây giờ mà cộng sản còn sử dụng phương pháp “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ” như trong một bài thơ khát máu của Tố Hữu thì quả là ấu trĩ, lạc hậu và tự tay đốt nhà.

Cộng sản đốt nhà như thế nào? Họ tưởng rằng họ đang đàn áp, đánh đập, bắt bớ giam cầm người yêu nước một cách điên cuồng và triệt để là có thể triệt tiêu, khu trừ được hết người yêu nước đứng lên đấu tranh chống bạo quyền, chống tham nhũng, đòi quyền sống cho người dân và bảo vệ chủ quyền cho đất nước hay sao?

Công an cộng sản đã lầm lẫn có ý thức trở thành hệ thống hay không thể thông não thay đổi tư duy theo thời đại? Thật đúng là nhiệt tình cộng ngu dốt thành kẻ phá hoại. Họ đang tự tay mình đốt đuốc châm vào thùng thuốc súng ủ khắp mọi nơi có thể nổ ra bất cứ lúc nào nhắm vào chế độ mà họ vắt kiệt sức mình để bảo vệ. 

Tiến trình phá hủy mỗi ngày một nhanh hơn, và dường như họ thi nhau tham gia vào công việc đốt nhà này. Có lẽ, với tốc độ nhiệt tình như những năm tháng vừa qua thì ngôi nhà cộng sản sẽ sớm trở thành tro tàn. 

Ngày 17.10.2017, an ninh Hà Tĩnh ra thông báo văn bản của Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh bắt khẩn cấp bà Trần Thị Xuân, 41 tuổi, theo cái gọi là điều 79, Bộ luật Hình sự "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Bắt giam một phụ nữ bé nhỏ nhưng an ninh Hà Tĩnh là khơi dậy và thúc đẩy lòng yêu nước của hàng nghìn người đang ngủ quên. 

Tối ngày 18.10.2017, hàng ngàn người tại quê hương của bà Trần Thị Xuân đã bừng dậy giơ cao ngọn lửa trên tay để tìm công lý và hòa bình, yêu cầu trả tự do bà Xuân, khẳng định bà Xuân vô tội. Đó là một hành động mang tính tập thể, có tổ chức khẳng định thái độ rõ ràng dứt khoát với nhà cầm quyền cộng sản. 

An ninh cộng sản tưởng rằng bắt nữa, bắt mãi, bắt lầm hơn bỏ sót thì người dân sợ hãi sao? Nhưng họ đã thấy hậu quả khôn lường từ những hành động của họ. Hậu quả đó chính là lòng dân không còn sợ hãi, mà đã hết sợ hãi thì họ sẽ hành động, nó giống như hiệu ứng domino, không có sức mạnh nhà tù, súng đạn nào có thể ngăn cản được lòng dân.

Hãy lật lại các trang sử cộng sản bắt bớ, giam tù người yêu nước mà xem cớ sự tại sao người dân bây giờ sẵn sàng cầm đuốc trên tay để mưu tìm công lý sự thật. Chúng ta thấy rằng, cộng sản bắt giam một nhân sĩ trí thức thì có hàng chục, hàng trăm nhân sĩ trí thức khác lên tiếng, bắt giam một luật sư nhân quyền thì có hàng chục luật sư khác thế chỗ và tiếp bước, đàn áp, bắt giam một dân oan thì có hàng nghìn dân oan khác mạnh mẽ đòi lại quyền lợi cho mình, bắt giam một thanh niên yêu nước thì có hàng ngàn thanh niên khác dấn thân mạnh mẽ hơn, cứ như vậy, cấp số nhân lên theo thời gian.

Đến đây, cộng sản mệt mỏi ngửa mặt lên trời mà than lên rằng, bắt, bắt và bắt mà sao không hết. Ngược lại người yêu nước thì như là nấm mọc sau mưa. Tại sao vậy, chính họ cũng không hiểu tại sao nữa, vì lòng dạ họ trở nên chai đá, mắt họ tự nguyện nhắm nghiền, tai họ bị bịt lại bằng tư tưởng chủ nghĩa cộng sản vô thần. 

Dọn sạch tàn dư một vụ hỏa hoạn thì bằng cách cứ để đám cháy đó đốt sạch mọi thứ thành tro bụi. Dọn sạch cộng sản khỏi nước Nam thì bằng cách hãy để cho cộng sản tự thiêu mình bằng ngọn lửa căm hờn của lòng dân. 

Mỗi một chiến dịch bắt giam người yêu nước, mỗi một người bị cầm tù là một lần an ninh cộng sản đang tự tay đắp đầy củi khô, xăng dầu đến một lúc mọi thứ đã đến thời đến buổi thì một ngọn lửa và làn gió nhẹ cũng đủ đốt sạch, quét sạch chế độ này. 

Hôm nay cộng sản bắt một người phụ nữ nhỏ bé thì có ngàn người lên tiếng, vậy thử nghĩ một cách thực tế thế này, một lúc nào đó không chỉ ngàn người tại Lộc Hà bước chân xuống đường mà cả triệu người trên đất nước này đồng lòng nhịp bước thì cộng sản sẽ ra sao?

19.10.2017


Chuyện quán cơm xã hội

VNCH-Ngoc Truong (Danlambao) - ...Ông có người anh ở Mỹ, liên lạc với nhau qua e-mail: “Bản thân tôi ngày xưa khi còn là một sinh viên hoạt động nội thành, nhờ những quán cơm xã hội thời ấy với giá 5 đồng một bữa ăn mà tôi và nhiều bạn bè khác được ấm bụng, yên lòng”.

Hóa ra là, ông là sinh viên hoạt động cho Việt cộng ở Sài Gòn trước kia, ông cũng ăn ở quán cơm xã hội VNCH nên ông mang ý tưởng quán cơm xã hội trước đây của "NGỤY" áp dụng, cứu đói, cứu trợ cho xã hội cộng sản ngày nay...

*

Khoảng 1963, theo ba má tới thăm em của ba tôi từ Phan Thiết dọn vào Sài Gòn, cô tôi có sáu đứa con, tác phẩm hợp soạn với dượng, dượng chỉ là công chức Bưu điện và đang trị bịnh nên tạm ngưng làm việc.

Cô tôi mở quán cơm xã hội trên đường Trần Nhân Tôn, Sài Gòn, vừa có phương tiện sinh sống, vừa nuôi con, nuôi chồng, tầng trên của quán cơm làm nhà ở cho cả gia đình.

Thằng nhỏ tôi nghe lỏm chuyện người lớn: quán cơm theo quy định của Bộ Xã Hội VNCH, thực đơn thay đổi mỗi ngày, phải có ba món bắt buộc: canh (có thể là canh rau, cạnh cải, bí đỏ...) món mặn (thịt kho, tàu hủ kho...), món xào (rau muống xào, hoặc bắp cải xào...). Cơm ăn không hạn chế, ăn nổi bao nhiêu quán mang cơm lên bấy nhiêu. Gạo được Bộ Xã Hỏi cung cấp hàng tuần miễn phí, xe giao gạo tận nhà, loại bao chỉ xanh (100kg), trong nhà chất sẵn 6-7 bao. Tráng miệng phải có một trái chuối, nước mắm miễn phí. Nước trà cũng miễn phí đựng trong bình khổng lồ bằng thiếc trắng. Giá một bữa cơm 5$ VNCH, ba bốn năm về sau nghe nói lên 7$ VNCH. 

Quán mở của từ 10 giờ sáng đến 7 giờ chiều, đông đảo nhứt là giờ cơm trưa 11-1 giờ trưa, và cơm chiều 6-7 giờ. Trong giờ mở cửa, luôn có đại diện Bộ Xã Hội kiểm soát phần ăn đúng theo quy định, gạo phải dùng đúng số lượng cung cấp.

Không rõ chính phủ có trả tiền gì cho quán cơm hay không, hay với 5-7$ VNCH đủ hoàn vốn và tạo chút lời cho nhà chủ.

Gần mươi năm sau, có hai người bạn cùng lớp, anh ở Đà Lạt xuống Sài Gòn ở trọ đi học. Người bạn thứ hai ở Quảng Nam cũng vào ở trọ đi học. Cả hai anh đều là thực khách của các quán cơm xã hội mỗi ngày.

Khách các quán cơm xã hội phần nhiều là người lao động, sinh viên, học sinh xa nhà, mấy ông đạp xích lô trưa ghé lại ăn bữa cơm, quất trái chuối, nhấp ly nước trà và "khà' điếu thuốc Bastos đỏ, có khi là thuốc tự vấn lấy. Sau đó, thong thả đẩy xích lô tới dưới bóng cây, lên xe làm một giấc dưỡng sức, thức dậy lại tiếp tục cuốc xe buổi chiều.

Đầu tháng 10, 2017 có chuyện ỳ xèo ở thành Hồ (râu), sinh viên ăn cơm xã hội, bên binh, bên chống. Có ông chủ (6-7 quán tất cả) quán "Cơm xã hội với nụ cười" tham dự cuộc tranh luận, Nguyễn Minh Lộc (được biết dưới tên Nam Đồng, cựu tổng biên tập báo Pháp Luật thành Hồ).

Không có nhiều chi tiết về ông, chỉ biết ông là tổng biên tập báo Pháp luật trước đây, đã về hưu.

Ông có người anh ở Mỹ, liên lạc với nhau qua e-mail (thư điện tử), không thấy nói vợ con gia đình. Ông gốc người Quảng Nam, theo báo Pháp luật 27/4/2015: “Bản thân tôi ngày xưa khi còn là một sinh viên hoạt động nội thành, nhờ những quán cơm xã hội thời ấy với giá 5 đồng một bữa ăn mà tôi và nhiều bạn bè khác được ấm bụng, yên lòng”.

Hóa ra là, ông là sinh viên hoạt động cho Việt cộng (hay cộng sản cũng rứa) ở Sài Gòn trước kia, ông cũng ăn ở quán cơm xã hội VNCH nên ông mang ý tưởng quán cơm xã hội trước đây của "NGỤY" áp dụng, cứu đói, cứu trợ cho xã hội cộng sản ngày nay.

1/ Ông đích thực là ăn cơm quốc gia thơ ma cộng sản, quán cơm của Bộ Xã Hội VNCH nuôi ông sống qua ngày để ông có sức lực ra tay phá hoại, tiêu diệt chế độ và xã hội đã nuôi ông.

Ông bảo được "ấm bụng và yên lòng", ấm bụng vì bao tử chứa đầy cơm gạo của VNCH, hạt gạo ấy mang từ "lục tỉnh" miền Tây lên đến Sài Gòn, trải qua nhiều lần bắn phá của VC, đêm đêm thâu lúa của đồng bào, ai không nộp chúng ra tay giết liền. Hạt gạo ấy chạy thoát viên đạn AK47 do đồng bọn ông bắn theo chiếc xe đò, hay xe vận tải tư nhân chuyển gạo về Sài Gòn, từ đó chính phủ VNCH qua Bộ Xã Hội bù tiền mua lại giao cho quán cơm để vào cái bản họng của ông - tên cs nằm vùng được "ấm bụng".

"Yên lòng", vì sau buổi họp chị ủy có ông trong đó, nhận chỉ thị mật liệng truyền đơn sân trường đại học, hoặc tiếp tay những tên cs trá hình sinh viên: Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Thị Quế Hương, Trịnh đình Ban, Lê Hiếu Đằng, Lê văn Nuôi... kể không hết. Cứ vào Google tìm sẽ thấy hiện hình ác quỷ của chúng. Bất quá ông là thằng ăn cháo đá bát, học theo kiểu tên Hồ chí Minh, có gì đáng ca ngợi, làm rùm beng như một ân nhân của xã hội.

2/ Quán cơm xã hội nuôi dưỡng ông trước đây, khái niệm và hình ảnh không bắt nguồn từ cái gọi là xã hội ưu việt ông mơ tưởng miền Bắc đang có lúc ấy, chẳng qua là cái sổ gạo (5-7kg một tháng) hay tem phiếu thịt cá, rau cải. Thực ra ông nhớ mãi cái quán cơm ông ngồi ăn ở Sài Gòn kia, còn chút nợ chưa trả được, muốn xây dựng cho giống cái quán xã hội của "NGỤY" đã cưu mang ông.

Ý tưởng nhân đạo và đùm bọc lẫn nhau của "NGỤY" thật hay, tràn đầy lòng nhân đạo. Chính phủ VNCH lúc ấy còn nghèo tả tơi, nhưng chưa bao giờ bỏ rơi con dân mình. Cứu trợ một triệu đồng bảo bỏ cs từ Bắc chạy vào Nam năm 1954, đến quốc sách Chiêu hồi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm chứng minh điều đó. Chỉ có dân Việt bị cs mê hoặc, trở mặt phản bội, phá hoại chính phủ và quốc gia VNCH, ông Nam đồng- Nguyễn Minh Lộc, phản trắc tiếp tay cs tiêu diệt quốc gia VNCH chứ không ai khác.

Bây giờ ông muốn trả món nợ nhân đạo, xây dựng quán cơm xả hội giống y như những gì chế độ "NGỤY" đã có từ lâu. Ông phá hoại chế độ VNCH, giết cho chết, tiêu diệt xã hội nhân đạo và tự do, ông dựng lên một thứ quái thai vừa xấu, vừa ác, vừa vô nhân đạo là xã hội cs rập khuôn Nga, tàu, không có gì hay hơn trước đây, toàn dối trá, lừa bịp, trộm cắp.

Ông được khen tặng, nhận giải thưởng của cs, được coi là người có lòng nhân từ. Được vợ chồng Trương tấn Sang ghé ăn cơm 2000 đồng, với cả đống thợ chụp ảnh đi theo chực chụp hình đang báo phô trương đúng là photo op.

Nay đã về chiều, bổng lộc quyền tước bị lột sạch do chánh sách giành cho đám vc nằm vùng, ăn cơm quốc gia làm tay sai cho cs, ông thất vọng với lý tưởng hằng ôm ấp. Cuối đời mới biết mình chọn lầm đường, bẽ bàng, ngỡ ngàng trước thực tế không giống như tuyên truyền, ông quay sang làm hòa với người nghèo hy vọng chuộc lại lỗi lầm trước đây, và bớt xấu hổ với chính mình, nếu như ông còn có chút lương tâm của con người. Con người đúng nghĩa chân chính của nó như xã hội VNCH nuôi dưỡng và dạy dỗ ông.

Chứ không phải đội lốt giả làm người như cs.

17/102017


______________________________________

Tham khảo:

Cho Việt Nam thêm một bài học mới


Bài học thứ nhất

Nói đến cụm từ “cho VN một bài học” thì hầu như hơn 90 triệu dân VN không ai là không biết đó là “cây gậy” mà chủ nhân ông họ Đặng ở Trung Nam Hải giáng lên đầu bầy thú Ba Đình sau khi cho chúng ăn nhiều “củ cà rốt” mà vẫn không bỏ tật láu cá đu dây trong mấy thập niên hậu bán thế kỷ 20.

Kết quả là 6 tỉnh biên giới phía Bắc nhiều làng mạc tan hoang. Biển Đông hải đảo ngập chìm, máu Hồng Lạc nhuộm đỏ biển, sông… Xương Lạc Việt phơi trắng núi đồi, chìm sâu trong lòng biển. Đau đớn thay không một nấm mồ cho liệt sĩ, khắc bia ghi nhớ hầu cho thân nhân tìm đến khói hương. Ngược lại còn bị bạo quyền csVN cố tình lãng quên. Khốn nạn hơn là còn truy bức những ai, tập thể nào thể hiện lòng tri ân cho những người nằm xuống để bảo vệ biên cương hải đảo vì sợ phật ý quan thầy. Đó là thái độ hèn nhát, làm tay sai cho giặc, bán nước cho Tàu, phản bội Tổ Quốc, Nhân Dân. Nội dung và hệ quả của bài học thứ nhất tôi thiết tưởng cũng không cần phải viện dẫn ra nhiều mà ai ai cũng đã rõ.

Bài học thứ 2

Nó không phải là cú tát gây tang tóc máu xương bằng súng đạn mà cú tát về văn hóa cho một xứ sở có bề dày “4000 năm văn hiến”.

Là người VN không ai mà không cảm thấy tự hào về nguồn gốc dân tộc, về bề dày lịch sử ông cha ngoan cường chống giặc ngoại xâm, đã bao phen đánh tan đội quân xâm lược hung tàn từ phương Bắc phải cụp đuôi cuốn cờ bò về bên kia ải Bắc.

Một nền văn hóa lâu đời và rực rỡ, là “văn hóa dân tộc” với màu sắc đặc thù mà cha ông ta đã cố công gìn giữ để không bị tàn phai, bị Hán hóa là một kỳ công “vĩ đại nhất” trong lịch sử dân tộc VN. Mặc dù qua ngàn năm Bắc thuộc, bao phen phải chịu nhục vì sức yếu thế cô nhưng trái tim và tâm hồn không bao giờ trở thành nô lệ. Bởi mất đi bản sắc văn hóa dân tộc là hầu như mất tất cả, kể cả núi sông, nòi giống. Do đó nền văn hóa dân tộc VN không hề bị mai một mà vẫn giữ được nét riêng. Cách ăn mặc, cách chào hỏi ứng xử, tôn sư trong đạo, hiếu để mẹ cha, vợ chồng “tôn kính như tân”, vị tha nhân ái, kính trọng người lớn tuổi, yêu mến trẻ em, trọng thị trong giao tiếp bạn bè, xã hội, trong kinh doanh mưu cầu hạnh phúc. Trong lối sống tinh thần, văn chương thi phú, hội họa, âm nhạc… ca dao, tục ngữ, thi ca hò vè trong dân gian, tranh Đông Hồ, nhã nhạc, hát nói, bài chòi, tuồng, chèo, phong tục nghi thức tế lễ, đình đám, hội hè... từ làng xóm cho đến cung đình v. v... vẫn còn lưu truyền trong dân gian, bảo tồn trong kho tàng văn hóa dân tộc và cả trong tâm thức của người dân là minh chứng hùng hồn. Tất cả những nét trên và còn nhiều hình thái khác tựu trung đó là “văn hóa dân tộc” mà nơi đây tôi không thể nào liệt kê ra hết được.

Thế nhưng từ gần thế kỷ qua. Nền văn hóa dân tộc VN đã bị xói mòn, băng hoại trầm trọng tôi chưa muốn nói là thê lương. Tập đoàn cộng sản mang dòng máu Việt nhưng đã tiếp tay cho ngoại bang làm xóa nhòa nền văn hóa dân tộc, bôi nhọ giống nòi là những tội đồ thiên cổ, ngàn năm di hận, phản bội lại tổ tiên đất nước.

Nguyên nhân từ âm mưu của bọn giặc Tàu ô phương Bắc sau hàng ngàn năm ôm mộng vĩ cuồng nhưng bị tan vỡ khi xâm phạm đến đất phương Nam. Giờ chúng vẫn không buông bỏ tà mộng mà chúng tiến lên một bậc cao hơn trong “giấc mộng Trung Hoa” bằng cách “trồng người” thay vì bom đạn.

Nền đạo đức trong văn hóa dân tộc làm gì có chỗ đứng cho hành động “phản bội”? Phản bội lại người ơn, bà con đồng bào ruột thịt mà đỉnh cao là ra tay tàn sát giết hại họ lên đến hàng trăm ngàn người một cách tàn độc không nương tay đồng thời gây ra bao oan khiên nghiệt ngã theo sau cho gia đình người thân của họ lên tới hàng triệu người như trong vụ CCRĐ, NV-GP.

Đạo đức trong văn hóa dân tộc làm gì có cảnh con tố cha mẹ cho đến chết như Đặng Xuân Khu, Ngô Xuân Diệu:

“…Có ai về Bố Hạ.
Nhắn với vợ chồng thằng Thu *.
Rằng chúng bây là lũ quốc thù.
Thắp đuốc cho sáng khắp đường.
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay.
Lôi cổ bọn nó ra đây.
Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi... (Xuân Diệu).

* Thu là Ngô Xuân Thu (Thọ), cha của nhà thơ Xuân Diệu mà ông gọi là thằng.

Vợ tố chồng, anh em tàn sát nồi da xáo thịt!? Với nền tảng văn hóa nào mà đảng (csVN) phân công một chú du kích trẻ tuổi về bắn chết cha mình vì cho rằng ông ta có nợ máu (với cộng sản). Thực hiện thành công hành vi giết cha là một công trạng chứng minh cho sự trung thành với đảng và là thể hiện đạo đức HCM, là bậc thang tiến thân!

Đạo đức trong văn hóa dân tộc làm gì có trạng thái “vô cảm”? Vô cảm với người thân, cộng đồng xã hội! Vô cảm với những cái chết oan khiên của người dân vô tội nơi đồn bót côn an khi họ chỉ va chạm nhỏ trong sinh hoạt quan hệ xã hội xóm giềng hay trong giao thông! Khi họ chỉ bị tình nghi can dự trong những vụ việc nhỏ nhặt, vụn vặt? Thậm chí họ chỉ nói lên tiếng nói chân chính của một người dân bị đánh cắp, tước đoạt quyền tự do căn bản của mỗi con người.

Tệ hại hơn là đa số thanh niên vô cảm chỉ đưa ánh mắt liếc nhìn chứ không dừng xe lại cứu giúp khi thấy một em bé bị xe tông giữa đường nhưng chưa chết. Nhiều thanh niên chỉ khoanh tay đứng xem chứ không can thiệp khi côn đồ côn an, dân phòng hà hiếp còng trói đánh đập, vung vãi hàng hóa của những người dân nghèo khổ đi bán hàng rong kiếm chút tiền độ nhật. Họ không cảm thấy xấu hổ khi đứng đút tay vào túi quần nhìn, xem những phụ nữ, cụ già biểu tình, giăng biểu ngữ trước tòa lãnh sự Tàu cộng hay trước các cơ quan công quyền csVN đòi trả lại biển đảo của cha ông, đòi đất đai bị cưỡng đoạt, đòi nhân quyền, đòi quyền sống. Trong khi ở các quán nhậu thì họ hăng hái, khí thế phun ra những tràng pháo trung tiện từ mồm mà không hề biết thối miệng.

csVN vô cảm trước cái chết của hàng trăm con người, tài sản, gia cầm gia súc của người dân bị cuốn trôi theo dòng nước hậu quả do họ xả lũ gây nên mà việc này luôn xảy ra hàng năm vào mùa mưa lũ. Họ còn ngang nhiên tuyên bố là xả lũ, đê vỡ theo kế hoạch đã định trước, đúng quy trình! Tức là cái chết, cái thiệt hại của người dân là họ đã lên kế hoạch trước rồi? Khốn nạn đến thế là cùng! Song song với những hành động vô cảm, khốn nạn ấy là tên đảng trưởng Trọng lú ngang nhiên lấy tiền hàng chục triệu đô la từ xương máu của nhân dân đi biếu tặng cho ngoại bang (Campuchia) hòng mua chuộc kết bè gây cánh! Gạo, mì, thực phẩm… do các tổ chức từ thiện phi chính phủ hỗ trợ cứu đói thiên tai cho nạn nhân vùng lũ họ lại tước đoạt chia nhau một cách trắng trợn công khai ngay sau khi đoàn từ thiện ra đi, ngược lại họ vơ vét hàng trăm ngàn tấn gạo của dân đem dâng hiến cho bè lũ cùng tiên tổ họ Lê (Nin) tận ngàn trùng hải lý (Cu Ba, Bắc Hàn).

Họ dạy cho những con người “được trồng” bằng những thú tính, vô cảm ở những kẻ được gọi là cô giáo mầm non với hành vi đánh đập, ngược đãi, hành hạ trẻ thơ lên 3 lên 4 tuổi, thậm chí đạp lên người gây tử vong cho trẻ thơ chưa tròn 1 tuổi? Những cảnh đó nhan nhản ở các trường mầm non Biên Hòa- Đồng nai, Thủ Đức, Bình Tân-Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước. Những con người này (tạm gọi là người) hình như đã bị bọn bán nước thay não, đổi máu rồi chăng?

Những nét vô văn hóa nhằm làm lu mờ nền văn hóa dân tộc VN được bọn Bắc phương và đám tay sai Ba Đình nhồi nhét, rao giảng, thâm nhập lan truyền, ru ngủ trong mọi thế hệ người dân VN có khi như những cơn bão lũ, khi như những làn gió thoảng, như những dòng sông êm đềm đi vào tâm thức của mỗi người dân mà nhất là giới trẻ vô tư tiếp nhận như những thành quả và tự hào về nó. Nó âm thầm đi vào tâm thức người dân Việt như những giấc mơ gặm nhắm tâm hồn mà không hề hay biết.

Chính ý thức của những kẻ độc tài toàn trị, tự cho chúng cái quyền ban phát cho mọi người dân về mọi phương diện trong cuộc sống cho nên chế độ “xin-cho” được hình thành từ khi chúng cướp được chính quyền. Từ đó cái chế độ xin-cho được lan tràn như nạn dịch. Nó hiện diện khắp mọi nơi từ những cơ quan nhà nước csVN cao nhất cho đến những tên gác cổng bịnh viện, trường học, đường tàu lửa, cửa cầu tiêu công cộng… ai ai cũng có được cái quyền ban cho những việc gì mà người dân cần.

Ngoài những vụ việc to lớn ra thì chính những điều phản cảm trong sinh hoạt xã hội thường ngày nó chứng minh thật rõ nét và cụ thể cho cái hệ quả của thuật “trồng người” đã ăn sâu vào tâm tính, vào mọi hành động của mọi tầng lớp nhân dân VN.

Những việc rất nhỏ mà chính người viết thấy, nghe. Tôi xin tạm dẫn ra đây tuy không lạ nhưng cũng chứng minh cho thấy vạn vạn cánh bèo đã tràn ngập dòng sông và một ngày không xa nếu chúng ta không vớt bỏ thì chính chúng sẽ làm tắt nghẻn dòng trôi.

Ở các phòng vé máy bay, tàu hỏa, các phương tiện hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ là các ngành kinh doanh vận tải... để trang trải cho cuộc sống của tất cả công nhân viên của các ngành này có phải chăng là từ những tấm vé, những họp đồng vận chuyển của hành khách? Thế mà họ không hề thấy và họ tự cho mình cái quyền ban phát.

Điển hình là câu chuyện tại phòng vé máy bay VN Airline Tp Quy Nhơn-Bình Định. Hành khách đọc trong trang Web của VN Airline thấy còn một số vé giá rẻ tuyến Phù Cát-TSN Tp HCM và đến xin mua. Nhân viên trả lời đã hết, hành khách xin Wifi của phòng vé để lên mạng, nhân viên trả lời ở đây không có Wifi! (rất lạ-khách hỏi vậy thôi chứ với điện thoại thông minh, phương tiện mạng 3G thì chỉ một cái click nhẹ là có tất cả, vì họ nghĩ như thế khách sẽ không biết). Đây là hành vi thiếu trung thực, lừa dối khách hàng, xem thường khách hàng, ém vé giả rẻ để trục lợi. Sau một vài câu lại qua thì cô nhân viên có cấp bậc cao hơn ra can thiệp và nói là ý sếp kia, sếp nọ ra hù dọa khách hàng. Rủi thay vị khách ấy "có tầm" và nói sếp là sếp của các cô chứ không phải là sếp của hành khách, VN Airline có làm tốt chức năng kinh doanh vận tải thì phải thay đổi tư cách kinh doanh, ứng xử tiếp xúc khách hàng… nếu không làm được thì tự giải thể để cho các hãng hàng không nước ngoài sẽ vào cuộc thay thế và ngay bây giờ chúng tôi sẽ gặp cấp trên của các cô để trình bày sự việc. Thế là tất cả xìu như rau luộc trong nước sôi 100 độ C, không khí phòng vé nặng như buổi cuối đông và đã bán cho người khách trên 2 vé giá rẻ như trong trang Web đã ghi nhưng vẫn không có lời xin lỗi vì cái văn hóa này nó không có chỗ đứng trong xã hội này kể từ mùa thu năm ấy.

Một câu chuyện khác là tại phòng vé ở ga tàu đường sắt Diêu Trì-Bình Định.

Một hành khách là một cô giáo ở trường THPT số 1 Huyện Tuy Phước, BĐ (địa phương của nhà ga). Vào trung tuần tháng 10/2017 cô đến phòng vé họp đồng vận chuyển chiếc xe máy vào Sài Gòn. Qua trao đổi một số thủ tục, cô nhân viên ở tuổi khoảng dưới 30 và chỉ đáng là học trò của cô đã bắt bẻ một vài điều không quan trọng và tỏ ra có cái quyền ban phát, dạy đời cho cô giáo và muốn cô giáo kia phải cầu cạnh, nhờ vả và tỏ lòng biết ơn nếu được cô nhân viên dễ dãi hơn một chút. Đó là chưa nói đến việc có thể là để vòi vĩnh tiêu cực. Nhưng không! Vì những thủ tục kia là vụn vặt không cần thiết lắm, cho qua cũng được để chiếm được cảm tình và thu hút khách, đồng thời nhắc nhở cho lần sau. Và ngay khi đó cô giáo đã cho ra một bài giảng “đúng giáo trình”, các phòng bên nghe lạ và đã quây vào nghe, thấy “chí lý” khuyên cô nhân viên kia giải quyết giúp cô giáo vì có nghe cô giáo đòi đi gặp lãnh đạo cao hơn của phòng vé để trình bày (trong số này có người biết cô giáo). Sau đó cô nhân viên xìu xẹp như lá cây “hổ ngươi” khi bị tay ai đó chạm vào. Cô nhân viên nói “cô đi dạy học trò chắc cô dữ lắm ha?”. - Không em! Là nhà giáo không thể “dữ” trên bục giảng hay nơi đâu mà phải biết lắng nghe và tôn trọng những gì học trò nói đúng. Cô giáo ra về trong lòng cũng thấy nhẹ hơn vì vừa rồi có một tiết dạy riêng chỉ có một học trò đã “bỏ học” từ lâu nhưng cuối cùng cũng biết lắng nghe nhưng lời xin lỗi cũng không hề thoát ra từ bờ môi của cô gái trẻ.

Và chuyện ở 2 quán cà phê. Quán cà phê “Xưa & Nay” thuộc khách sạn Hoàng Yến, Tp biển Quy Nhơn có khoảng 40-50 bàn nhưng chỉ 2 bàn có khách. Một bàn đông trên 10 người và bàn 4 người uống bia và xin thêm nước đá. Chờ lâu khoảng 20-30 phút nhưng chẳng thấy nhân viên phục vụ mang đá ra. Sau đó khách gặp được cô nhân viên lúc trước hỏi thì cô ta trả lời chống chế và dối trá rằng “vì đông khách quá nên không phục vụ kịp”. Sự chống chế thật ngu xuẩn.

Úi trời… trời… cả cái quán chỉ có 2 bàn mà nói là đông? Nếu có khách vào thêm vài ba bàn nữa thì chắc phải đóng cửa quán và mời khách ra về chứ tiếp không xuể! Và ông chủ (tên Nga Lâu) chắc phải phá sản, dẹp tiệm?. Nếu thay vào đó là lời xin lỗi vì em/cháu quên thì hay biết mấy. Nhưng không! Thói dối trá chống chế không nhận lỗi nó đã đi vào từng tế bào của con người ở thiên đường mù tự lúc nào mà chính họ không hề hay biết.

Trong quán cà phê “Sài Gòn phố” ở đường Trần quốc Thảo Q3 Sài Gòn có hàng trăm bàn nhưng hôm ấy có khoảng 1/3 bàn có khách. Một bàn gọi cà phê phin đá. Nhưng nhân viên chỉ đem ra phin cà phê thôi nhưng ly đá thì chưa, khách nghĩ rằng họ sẽ mang ly đá ra sau. Nhưng chờ mãi không thấy, khách gọi hỏi thì được trả lời là quán thiếu ly?! Chỗ này người viết xin miễn bình luận mà chỉ có một câu rằng: Nên dẹp quán càng sớm càng tốt chứ nếu không thì phá sản ngay vì giá mặt bằng nơi đây không hề rẻ và các chi phí khác không hề thấp mà chỉ một số ít bàn có khách mà đã thiếu ly. Nếu khách vào đông hơn nữa thì chắc là phải ra về vì ly không có! Thay vì chống chế ngu xuẩn trên mà thay vào là lời xin lỗi vì em/cháu quên thì hay biết mấy! Rõ chán!

Bài học mới từ luồng gió mới 

Đó là sự kiện TGĐ công ty xăng dầu IQ8 đội mưa cầm dù, cúi đầu chào khách hàng trong hàng tiếng đồng hồ.

Chiều ngày 10/10/2017 ông Hiroaki Honjo, tổng giám đốc Cty xăng dầu Idemitsu Q8 (IQ8) đội mưa hàng giờ cúi chào khách hàng mỗi khi ra vào đổ xăng tại trạm xăng trong khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội. Hơn thế nữa các nhân viên còn ân cần lễ phép, lau kính xe cho khách. Hình ảnh này đã lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng mạng khiến cho người Việt phải “phát sốt” vì một lẽ là cái hình ảnh ấy, phong cách ấy nó hoàn toàn xa lạ trong cung cách hành xứ trong giao tiếp, trong kinh doanh gần thế kỷ qua. Nhất là trong nền kinh tế kế hoạch XHCN với tư duy ông chủ ban cho thì hình ảnh này không hề có vị trí.

Những thái độ ngạo mạng của kẻ ban phát (trong kinh doanh) trong xã hội VN thời cộng sản nó hiện rõ nhất là ở các tập đoàn xăng dầu, điện, nước, vận tải... những nơi này người dân luôn bị bắt nạt, hành xác, móc túi... như thế nào là tùy tiện vì những thứ đó người dân cần. Lắm lúc họ tùy tiện tăng giá sản phẩm và cho là bù lỗ, có khi 5-6 lần trong một năm như giá xăng dầu! Lỗ vì họ rút ruột, tham ô, lãng phí, vô trách nhiệm. Nhưng họ có biết đâu đó là ngành kinh doanh mà người dân là khách hàng và họ quên rằng kinh doanh không khách hàng thì kết quả ra sao? Hãng hàng không VN mà khách nước ngoài gọi cho là hảng “hàng không xin lỗi” vì luôn bị trễ giờ bay khiến ảnh hưởng đến công việc của họ. Có lẽ vì người VN, xã hội VN xài thời gian quá sang, quá phung phí nên chuyện trễ chuyến bay vài ba giờ là chuyện không có gì ghê gớm và là “chuyện thường ngày trên huyện”.

Thời đại hôm nay là thời đại “toàn cầu hóa” cho nên mọi cơn gió từ mọi hướng đều thổi đều cho mọi nơi và nhất là nước luôn chảy về vùng trũng. Thế nhưng với tư duy hạ đẳng, cung cách cạnh tranh trong kinh doanh không lành mạnh chưa nói là xấu xa chưa thoát ra khỏi con người của XHCNVN. Do đó đã xảy ra những hiện tượng kỳ quái trong kinh doanh như tập đoàn Taxi VinaSun cảm nhận được ngày tàn sắp đến nếu không thay đổi cách ứng xử, kinh doanh từ tài xế cho đến lãnh đạo tập đoàn khi các hảng Taxi Uber, Grab tham gia vào thị trường VN. Thay vì học hỏi theo cách văn minh, trung thực, hiếu khách, tôn trong khách của người ta thì tập đoàn VinaSun lại ra lệnh cho hầu hết xe Taxi VinaSun dán phía sau xe hàng chữ có nội dung chống lại các hãng Taxi Uber, Grab. Hành động phi văn hóa trên bị phản ứng mạnh mẽ từ xã hội thì lãnh đạo tập đoàn VinaSun đổ lỗi cho là tài xế tự dán lên mà thôi! Hành động ném đá giấu tay thật hạ cấp và xấu hổ. Có nhiều tài xế phản ứng trước sự đổ lỗi thấp hèn của tổng giám đốc VinaSun, đổ lên đầu họ sự xấu xa của mình gây ra!

Cũng như tập đoàn Taxi VinaSun, tập đoàn xăng dầu Petrolimex cũng trương biểu ngữ lên các cửa hàng xăng dầu kêu gọi người VN hãy dùng hàng VN (họ có dám bạo gan bài hàng Tàu không), nào là người Nhật làm màu như thế thôi v.v... trước nguy cơ khách hàng bỏ cây xăng VN mà đổ dồn về cây xăng của Nhật để được sự an toàn trong sản phẩm, thoải mái trong tiếp xúc và nhất là được tôn trọng, học hỏi được sự văn minh, hiếu khách trong văn hóa ứng xử của người Nhật.

Đúng là bản chất của những con người cộng sản không bao giờ trung thực, minh bạch, khiêm tốn, lịch sự văn minh mà luôn hành xử theo hành vi kẻ cả, người trên (rừng) tự do hoành hành, cưỡng đoạt, bắt nạt người dân và họ muốn ban phát những gì họ muốn.

Với luồng gió mới chỉ đơn thuần trong kinh doanh mà người Nhật đã dạy cho “thiên đường mù” một bài học văn hóa đáng giá và sẽ còn nhiều lĩnh vực khác nữa. Nếu muốn lột xác, tốt hơn thì hãy từ bỏ cái ích kỷ, tỵ hiềm, hạ nhân xấu xa mà nhìn nhận sự thật, đối diện chấp nhận học cái hay, cái văn minh và thẳng thắn nhìn vào họ mà soi lại chính mình!

18.10.2017

Đồ mặt thớt

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Một chế độ gồm toàn khuôn mặt thớt. - Phan Huy

“Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi được biết quyền tự do đi lại và cư trú, đặc biệt là quyền tự do xuất nhập cảnh dành cho chính công dân Việt là điều kiện tiên quyết mà Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận để nhận được các khoản vay từ World Bank.” Tôi nghe thạc sĩ Trần Kiên nói vậy, và cũng “ngạc nhiên” không kém.

Hoá ra tại vì World Bank nên nhiều câu ca dao (mới) của VN đã chóng bị thời thế vượt qua, và sắp chìm vào quên lãng:

Trăm năm trong cõi người ta 
Ở đâu cũng được đi ra đi vào 
Xa xôi như xứ Bồ Ðào 
Người ta cũng được đi vào đi ra 
Ðen đủi như An - Go -La 
Người ta cũng được đi ra đi vào 
Chậm tiến như ở nước Lào 
Người ta cũng được đi vào đi ra 
Chỉ riêng có ở nước ta 
Người ta không được đi ra đi vào

Sau khi được đi đứng lung tung thì lắm kẻ lại sinh tật ăn nói rất linh tinh. Hồi năm 2014 – sau chuyến du lịch Âu Châu - trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã phát biểu (đôi điều) không mấy tốt đẹp về đất nước: 

“Tôi sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân mình lắm. Bên nhà chúng ta vừa đi vừa nghĩ mưu, thành ra ấn tượng nhất cho tôi là sự tự tin của bước chân, nét mặt người bên đó. Đi thì mới biết mình bị mất những gì.”

Mới đây, diễn viên Hồng Vân cũng thế:

“Người dân Nhật Bản được hưởng chế độ an sinh tuyệt vời nhất... Chỉ thương người dân Việt Nam mình được hưởng toàn những điều giả dối.”


Chả riêng gì ông nhà văn, hay bà nghệ sĩ, ngay cả mấy cô bán hàng rong cũng ăn nói linh tinh thấy mồ luôn - theo tường trình (“Tâm Tình Của Hai Phụ Nữ Việt Bán Hàng Tại Thái”) của phóng viên Chân Như, RFA, từ Bangkok:

“Chính quyền Thái họ đối xử tương đối tốt. Chị có coi trên mạng cảnh nhiều người bán hàng rong ở Việt Nam, thấy phức tạp hơn so với bên đây nhiều, bên này họ nói vậy thôi chứ họ bắt vào thôi rồi họ phạt ít trăm Bath thôi, chứ họ không thu giữ gì cả. Chứ không phải như bên mình đâu, chị coi trên mạng cảm thấy thương người bán hàng rong như chị lắm. Bên này cảm thấy thích hơn, tốt hơn.”

Hễ cứ có dịp bước chân ra nước ngoài là dân Việt đều “biết mình bị mất những gì.” Tổ quốc nhìn từ xa khiến ai cũng ai cũng phải ái ngại – trừ qúi vị lãnh đạo đất nước:

Nguyễn Minh Triết“Ngày nay, chúng ta ngẩng cao đầu, sánh vai cùng cường quốc...” 

Trương Tấn Sang“Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.” 

Nguyễn Thị Kim Ngân“Đất nước này được như thế này, ngẩng mặt lên nhìn với bạn bè năm châu bốn biển như thế này, vai trò vị thế như thế này đó là do chúng ta duy trì được sự ổn định chính trị và trật tự an toàn trong cả nước.”

Ông nhà văn, bà nghệ sĩ, cô bán hàng rong đều là những nhân vật mà ai cũng có thể nhận diện hay sờ mó được. Chớ “bạn bè bốn biển năm châu” thì thiệt khó biết là thằng cha hay con mẹ (rượt) nào, và “bạn bè quốc tế ngưỡng mộ chúng ta” gồm những ai (e) cũng là điều khó đoán. 

May mà có cuộc Bầu Cử Lãnh Đạo UNESCO vào ngày 10 tháng 10 vừa qua. Kết quả, theo BBC“Tuy được báo chí truyền thông Việt Nam đánh giá cao sau cuộc phỏng vấn ứng tuyển hồi tháng Tư, Đại sứ Phạm Sanh Châu của Việt Nam chỉ giành được 2 phiếu bầu, thấp nhất cùng hạng với Azerbaijan.”

Cũng BBC, hai ngày sau, buồn bã cho hay: “VN rút khỏi cuộc đua lãnh đạo Unesco.” 

Về sự kiện này, Tiến Sĩ Dương Hồng Ân (VOA) có đôi lời bình nghe không được “tử tế” gì cho lắm: 

“Nói về phương diện văn hóa, chúng tôi nghĩ là (Việt Nam) không có đủ khả năng nói chuyện văn hóa với các nước trên toàn thế giới. Tôi không bàn đến cá nhân ông ứng cử viên mà tôi chỉ nói là chế độ Cộng sản hiện nay không có đủ tư cách, không có đủ khả năng nói chuyện về văn hóa đối với toàn cầu và thế giới.”

Đã thế, trên trang RFA, nhà báo Trương Duy Nhất còn hân hoan ra mặt:

“Mừng. Khi hay tin Phạm Sanh Châu chỉ được vỏn vẹn 2 phiếu, là một trong hai ứng viên ít phiếu nhất cuộc bầu vòng 1 cho chiếc ghế Tổng giám đốc UNESCO.

Có lẽ không chỉ riêng tôi. Nhiều, rất nhiều người Việt không dấu nổi sự vui mừng… ”

Trong số “nhiều người Việt” này, chắc chắn, không có ông qúi vị lãnh đạo CSVN. Có lẽ, họ đều hơi “ngỡ ngàng” khi biết sự thực là bạn bè bốn biển năm châu hay bạn bè quốc tế , té ra, không “ngưỡng mộ chúng ta” gì ráo. 

Bằng chứng mới nhất không chỉ ở vỏn vẹn hai phiếu bầu cho ông Phạm Sanh Châu mà còn ở thái độ lạnh nhạt của Ngân Hàng Thế Giới (WB) trước những lời nài nỉ “xin hổ trợ” của ngài Thủ Tướng, vào hôm 20 tháng 9 vừa qua. Thái độ của ông Nguyễn Xuân Phúc tuy có hơi trơ tráo nhưng hoàn toàn không sai lệch, so với cung cách và truyền thống lãnh đạo của giới “chính khách Việt Nam” – theo nhận xét của T.S Nguyễn Văn Tuấn

“VN cũng là nước chuyên xin xỏ: suốt năm này sang năm khác, quan chức VN ngửa tay xin viện trợ từ rất nhiều nước trên thế giới. Xin nhiều đến nỗi có quan chức nước ngoài phàn nàn nói ‘Sao chúng mày nói là chúng mày rất thông minh và cần cù mà cứ đi xin hoài vậy. Dân xứ tao phải làm lụng vất vả mới có tiền cho chúng mày’. Thật là nhục...”

Bị xỉ vả tới cỡ đó, nói nào ngay, cũng chưa “nhục” mấy. Nhà văn Trần Đĩnh còn dẫn lời của một vị quan chức ngoại giao Ba Lan (nghe) còn nhục nhã hơn nhiều:

“Với chúng mày tốt nhất là đưa chúng mày ra một hòn đảo hẻo lánh giữa Thái Bình Dương rồi thế giới góp tiền nuôi và mọi người nhờ thế mà được yên ổn.”

Chả biết đến khi nào “thế giới” mới thực hiện được giải pháp “một hòn đảo hẻo lánh giữa Thái Bình Dương” cho Việt Nam để “mọi người nhờ thế mà được yên ổn” hơn? Trong khi chờ đợi, tôi xin có một lời đề nghị nhỏ, rất nhỏ và cũng rất dễ thực hiện, là từ nay xin qúi vị lãnh đạo đất nước (làm ơn) nổ nhỏ bớt lại chút xíu – mỏng mỏng thôi – cho nó đỡ kỳ.

Đẩy cả một dân tộc đến bước đường cùng, đến độ phải xin ăn để sống qua ngày mà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn thản nhiên “ngẩng mặt lên nhìn bạn bè năm châu bốn biển” thì quả đúng là đồ mặt thớt.


Nghề cao quý đã… “chết lâm sàng”- Phần I

Nguyễn Thượng Long (Danlambao) - “Bài viết này, xin dành tặng cho các Nhà Giáo U70 vẫn còn quan tâm tới nghề cao quý”.

Câu hỏi đặt ra trước một cuộc biểu tình…

Khi cuộc biểu tình lần thứ 4 chủ nhật 19-6-2011 để phản đối. Trung Quốc có những hành động vi phạm lãnh hải của Việt Nam sắp nổ ra, HT một học sinh cũ của tôi, nay đang là sinh viên năm cuối của một trường đại học danh tiếng của Hà Nội, tìm gặp tôi dưới chân cột cờ với câu hỏi: “Thưa thầy! Vì sao các thầy cô giáo và học sinh phổ thông trung học lại không đến với các sinh hoạt chính trị như thế này?”. 

Tôi bảo: Câu hỏi của em cũng là câu hỏi của nhiều người. Đúng là vậy, những chủ nhật đó, nói là sinh viên và học sinh xuống đường, thực ra chỉ có một số sinh viên các trường Cao Đẳng và Đại Học của Hà Nội là tham gia mà thôi. Học sinh các lớp cuối cấp của bậc phổ thông trung học cùng thầy cô giáo của họ gần như là thiếu vắng. Nói là gần như vì cũng thấy lác đác vài bóng đồng phục học trò và vài đồng nghiệp hưu trí của tôi đã có mặt tại vườn hoa Lê Nin trong sáng 5-6-2011. Tôi chỉ phát hiện ra họ nhiều hơn trong những nick name ào ạt comments vào bài viết “Nhật Ký Biểu Tình” của tôi, khi bài này xuất hiện trên mạng xã hội ngay ngày hôm sau 6-6-2011.

Vì họ không đến với cuộc biểu tình mà nói họ không có lòng yêu nước là không hoàn toàn đúng. Đã là người thầy giáo, thì mọi hình ảnh, lời nói, hành vi của người thầy trước học trò, luôn luôn phải theo định hướng hình thành nhân cách cho học trò. Trong những phẩm chất của nhân cách thì “Yêu Nước” phải là phẩm chất số 1. Không có chuyện người được coi là có nhân cách mà lại là người không yêu đất nước đã sinh ra mình. Trong 5 điều ông Hồ Chí Minh dạy thiếu niên và nhi đồng, dù không nói gì đến ông, bà, cha, mẹ thì “Yêu Nước” vẫn được ông đặt lên hàng đầu đấy chứ. Vậy tại sao sau bao nhiêu thập kỷ có 5 điều dạy này rồi, mà hôm nay người học trò cũ của tôi, vẫn đặt ra một câu hỏi về sự vắng mặt đáng buồn của giáo viên và học sinh PT TH như vậy?

Câu hỏi được đặt ra vào thời điểm trước cuộc biểu tình chui đó, là một nhắc nhở tôi về sự bất xứng của ngành Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) trong nhiệm vụ giáo dục lòng yêu nước cho học sinh. Theo tôi, GD-ĐT qua nỗ lực của 3 đời bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Vũ Luận, Phùng Xuân Nhạ… tiêu tốn hàng tỉ USD cho chấn hưng và cải cách, kết quả chỉ có các băng nhóm lợi ích là thắng lớn. Những cái mà ông Nhân ngày đó “nói không”, thì bây giờ nó vẫn hiện hữu với những biến tướng còn tệ hại hơn trước gấp nhiều lần.

Cựu Bộ Trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân và 
"Người Đương Thời" Đỗ Việt Khoa những ngày “NÓI KHÔNG... 2006.”

Trong một lần “chém gió” với 3 người đồng nghiệp, tôi hỏi họ: “Nếu vào một sớm nào đó tỉnh dậy, bước ra đường các ông thấy “Hoa quân đã nhập Việt”... thì việc làm đầu tiên của các ông là gì?”. Người già nhất trầm ngâm rồi chua chát bảo: “Tôi sẽ tìm đường lên Lương Sơn Bạc”. Người trẻ hơn ngập ngừng bảo: “Để giữ được chữ bình an cho cả nhà, tôi sẽ treo lên trước cửa nhà lá cờ 6 sao!”. Người trẻ nhất tỉnh khô bảo: “Hảo lớ… Ngộ sẽ đi học tiếng Hán để… hướng tới tương lai!”. Nếu HT cũng được dự cuộc “chém gió” này, tôi tin em sẽ không cần phải hỏi tôi câu hỏi đó nữa.

Ngành GD-ĐT đang mang bốn tâm bệnh hiểm nghèo

Chẳng khác gì xã hội phong kiến, xã hội cộng sản cũng áp đặt mọi người, mọi ngành, mọi giới, mọi lĩnh vực nhất nhất phải cúi đầu trước đảng. Vua trong xã hội phong kiến nhận mình là Thiên Tử - Con Trời. “Vua Tập Thể” trong xã hội cộng sản Việt Nam nhận mình cao hơn cả Đất Trời, hơn cả Đất Nước, hơn cả Dân Tộc. Mỗi năm, khi mùa xuân đến, khắp nơi nhan nhản những lời tự tôn “mừng đảng”rồi mới được “mừng xuân - mừng Đất Nước - Dân Tộc”. Một ngộ nhận đến xấc xược như thế mà đa phần giới trí thức tinh anh đều im lặng, trách gì những người lao động ít học. Ở Việt Nam thực tế ngược đời như thế được mặc nhiên chấp nhận. Ngành GD-ĐT không là một biệt lệ. Những giáo điều về đảng, về "bác", về CNXH được các thầy cô các môn học xã hội, xào đi xào lại trong một chương trình đồng tâm từ cấp Phổ Thông tới cấp Đại Học, biến trường học thành chiếc nôi đào tạo ra những con người nông cạn về trí tuệ, méo mó về tâm hồn, lệch lạc về nhân cách, chỉ hướng tới một Việt Nam XHCN đầy xa lạ, mà chưa ai một lần nhìn thấy nó trên đời. Không có gì là lạ, sau một thời gian dài phải tiếp thu một chương trình nặng tính giáo điều như thế, cùng với việc phải sống trong những khắc nghiệt của thể chế trại lính... không biết từ bao giờ thầy cô giáo và học sinh đã mang trong mình 4 tâm bệnh thật hiểm nghèo là: “Liệt Kháng” - “Mù Thiêng” - “Cuồng Thiêng” & “Vong Bản”. Bốn tâm bệnh này là tứ chứng nan y, không có thuốc chữa. 

“Liệt Kháng”:

Là hiện tượng vì quá sợ hãi mà đầu hàng, không dám phản ứng trước cái sai, cái ác, cái bất lợi đến với mình, cũng như đến với mọi người. Nói đến chữ sợ là người ta nhớ đến cố nhà văn Nguyễn Tuân với câu nói để đời ngay từ những năm sau cuộc đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm: “Moa sống được đến ngày nay là vì Moa biết sợ!”. Sợ bạo quyền cộng sản đến mức liệt kháng, thì dù đứng ở đâu trên cõi thế gian này vẫn không hết sợ. Tôi nhận thấy trong những cuộc hỗn chiến “Đạp lên xác thù” trên mạng xã hội,... không phải ai ai cũng dám công khai căn cước thật của mình, đa phần là ném đá dấu tay mà thôi. Đám DLV mạt hạng trong nước cũng vậy, trừ mấy gương mặt thảo khấu mà anh em Dân Chủ đã nhẵn mặt, còn lại toàn bọn bất tài vô tướng, toàn dùng biệt danh để dấu nhẹm tung tích của mình, để bưng bô mà mưu sinh. Người quân tử đứng thẳng lưng giữa trời đất, không xử sự như thế. Các chủng tộc văn minh, không hành xử như thế. Ở các đất nước có nhân quyền, người mắc bệnh liệt kháng, là người có những khiếm khuyết về thực thể chứ không liệt kháng ở dạng “Tâm Bệnh” như ở ta. Ở đất nước văn minh, chỉ cần bác sĩ vô ý làm chết bệnh nhân, một chuyến tàu chạy không đúng giờ quy định, cảnh sát vô cớ đánh người, thầy giáo dùng bạo lực với học trò, một mặt hàng vô cớ tăng giá... là người dân đã ầm ầm xuống đường, các bộ trưởng liên đới phải xin lỗi người dân, có người phải từ chức, thậm chí có chính phủ đã đổ. Ở ta những chuyện này được coi là không có gì đáng kể... bởi mọi người không vượt qua được mặc cảm “sợ hãi”. Ngay như biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược cũng không dám đi, đừng nói là biểu tình phản đối chế độ. Đáng buồn hơn là ngày càng nhiều người, đặc biệt là giới trẻ lại hài lòng với chọn lựa “sống chung...” & “thích nghi”với hoàn cảnh làm cứu cánh để tồn tại. Những người liệt kháng đến mức độ như thế, rất dễ trở thành những kẻ “mù thiêng”

“Mù Thiêng”:

Ở thể nhẹ, hội chứng “mù thiêng” chính là hiện tượng “Đàn gẩy tai trâu!”. Ở thể nặng, người bị “mù thiêng” luôn coi cái tôi của họ là trên hết, coi thế gian này đang bị lấp đầy bởi những điều tầm thường, không có điều gì là thiêng liêng, đáng để cho họ phải xúc động. Gần đây ông PTT Vũ Đức Đam nói: “Phải dạy học sinh biết rưng rưng khi chào cờ tổ quốc!”. Ông Đam quên mất rằng, không thể dạy học sinh điều đó được. Nếu đã là kẻ “mù thiêng” thì giáo huấn lòng yêu nước cho họ đến thế nào, cũng chỉ là nước đổ đầu vịt mà thôi. Trạng thái rưng rưng chỉ có được là nhờ quá trình tự giáo dục mà có. Những người mắc hội chứng “mù thiêng” mà đứng chào cờ thì họ không thể biết rưng rưng, vì với họ cờ tổ quốc cũng chẳng khác gì chiếc khăn trải bàn lòe loẹt ở nhà họ. Những người “mù thiêng” sẽ chỉ giãy nẩy lên khi quyền lợi của họ bị vi phạm, còn khi quyền lợi của họ được đảm bảo thì tất cả là makeno (Mặc Kệ Nó). Thảm họa Formosa đầu độc biển của 4 tỉnh miền Trung, chứ có đầu độc toàn bộ cả biển Đông và một ngày nào đó, dân tộc Việt Nam bỗng chốc... là “Những đứa con hoang đàng trở về với nước mẹ Trung Hoa vĩ đại” thì cũng chẳng có gì ảnh hưởng tới họ, chẳng có gì phải xúc động, phải phẫn nộ cả. Những người “mù thiêng”, họ không bao giờ đến với biểu tình yêu nước ở vườn hoa Lê Nin.

“Cuồng Thiêng”:

Ngược lại với “mù thiêng”, có những người khác lại mắc phải một hội chứng nan y không kém phần quái dị, là hội chứng “cuồng thiêng”, một thứ tâm bệnh cực kỳ khó chữa, không hề thấy trong y văn thế giới. Dấu hiệu điển hình của tâm bệnh“cuồng thiêng” là... kể cả khi họ phải sống như một con vật trong một môi trường ngày càng ô nhiễm, phải ăn thực phẩm đầy hóa chất độc hại, phải chứng kiến sự tụt hậu thê thảm của Việt Nam với khu vực, phải ôm hận nhìn đất đai, biển, đảo đang dần vào tay Trung Quốc. Bất kể đất nước đang tàn mạt, giống nòi đang điêu linh, thì câu mở miệng của họ vẫn là câu nhật tụng “ơn bác - ơn đảng mới được ngày nay!”. Đảng - "bác" là tất cả, những gì ngược với "bác", với đảng đều là phản động. Họ là những người “cuồng thiêng” đáng thương hơn là đáng giận. Sẽ hoài công mà tìm ra những người này ở vườn hoa Lê Nin hay bất cứ nơi đâu vào những ngày có biểu tình yêu nước.

Lại có thứ... cũng “cuồng thiêng” nhưng là “cuồng thiêng” giả vờ... vì “cuồng thiêng” mà có ăn, thậm chí còn được thăng chức thì dại gì mà không “cuồng thiêng”. Kiểu người ta biết tỏng đảng cộng sản không thể có trước tạo hóa đất trời, không thể có trước đất nước và dân tộc được, nhưng họ sẵn sàng “mừng đảng” rồi mới “mừng xuân”... Người ta biết thừa học thuyết Mác-Lê, lý luận về CNXH vì sai lầm mà đã sụp đổ từ gốc rễ, bị xã hội văn minh ném vào sọt rác gần 30 năm nay rồi, vậy mà vẫn cứ nhai nhải “định hướng XHCN!”. Để mãi mãi duy trì ách cai trị lên đầu lên cổ dân tộc này, ĐCS Việt Nam không tiếc tiền bạc để nuôi một đội ngũ đông đảo là đám Dư Luận Viên, đám này chỉ “cuồng thiêng” giả vờ để sinh nhai. Họ kéo đến các cuộc biểu tình yêu nước ở bất cứ đâu, với số lượng có khi còn đông hơn cả người đi biểu tình thật. Công việc của họ là phá đám, bôi nhọ những người dân chủ để kiếm ăn. Đáng buồn thay, hàng ngày, hàng giờ... GD-ĐT Việt Nam đã có công rất lớn trong việc đào tạo, ra những con người như thế. Những người này... họ không từ bất cứ hành động gì chỉ để mưu sinh và thăng tiến.

“Vong Bản”:

Nan y thứ 4 trong tứ chứng... là hội chứng “vong bản”. Trước khi nói đến hội chứng “vong bản”, ta cần sòng phẳng với nhau là không có cái gọi là đạo đức cách mạng. Khái niệm này là sản phẩm của trí tưởng tượng, suy diễn vô lối của người cộng sản. Đạo đức cách mạng cái gì mà cố TBT Lê Duẩn lại nói: “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô và Trung Quốc!”, cố TBT Nguyễn Văn Linh thì “Thà mất nước còn hơn mất Đảng!”. Đạo đức cách mạng cái gì mà ông Nguyễn Hộ nói “Nhà Ngụy ta ở! - Vợ Ngụy ta lấy! Con Ngụy ta sai!”. Đạo đức cách mạng cái gì mà cựu TBT Nông Đức Mạnh có cuộc phiêu lưu tình ái hết cỡ bá đạo đến như thế! Đạo đức cách mạng cái gì mà càng học tập tấm gương đạo đức HCM thì càng tham nhũng trầm trọng. Trước kia thất thoát vì tham nhũng chỉ vài tỉ, nay phải là vài ngàn tỉ đến nỗi bà Nguyễn Thị Doan phải la lên rằng “Chúng ăn không từ thứ gì!”

Xã hội Việt Nam từ ngàn đời nay chỉ biết đến và tôn thờ đạo đức truyền thống của tổ tiên, ông bà để lại. Người “vong bản” là người có suy nghĩ và hành vi trái với đạo đức truyền thống. Họ là những ai? Họ chính là những người “Con tố Cha - Vợ tố Chồng”, những người quên mất câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”, là những người lấy “bạo lực”, thay cho câu “Thương người như thể thương thân”, là những người nhu nhược, yếu hèn, dâng đất đai biển đảo cho ngoại bang Tàu cộng, là hiện tượng bạo lực tràn lan. Trong học đường: Thầy đánh trò, trò đánh thầy, trò đánh trò. Trong bệnh viện: bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đánh bác sĩ. Ngoài đường: nhìn đểu... giết, nom ngứa mắt... giết, va chạm giao thông... giết. Trong gia đình: Cha giết con, con giết cha mẹ ông bà, chồng giết vợ, vợ giết chồng... Chúng ta đang từng ngày, từng giờ chứng kiến hiện tượng “vong bản” thắng thế và lên ngôi.

Vong bản lên ngôi trong bệnh viện!

Vong bản lên ngôi giữa sân trường!

Vong bản lên ngôi trên sân khấu!

Vong bản lên ngôi giữa nghị trường!

Liệt kháng của quan!

Những người mắc một trong những tâm bệnh kể trên, đều có chung một đặc điểm là không ai biết mình đang mang tâm bệnh và chung một biểu hiện là thờ ơ, là dị ứng với các vấn đề thuộc phạm trù chính trị. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là họ có khuynh hướng xa lánh, tẩy chay những người quan tâm tới chính trị. Họ không hề biết Khoa Học Chính Trị là bộ môn khoa học của tiến bộ xã hội. Nếu không có khoa học chính trị, nhân loại sẽ mất hút trong rừng sâu hoang dã, khá hơn thì chỉ mãi mãi dừng lại ở những cấu trúc xã hội bậc thấp. Các chính trị gia sẽ được tôn vinh là những nhà khai sáng nếu họ làm cho đất nước thăng tiến. Họ sẽ là những tội đồ khi làm cho đất nước lụn bại. 

ĐCS Việt Nam đang mở cờ trong bụng khi tuyệt đại đa số trí thức Việt Nam lúc này chỉ nhìn thấy những góc khuất của chính trị, mặt trái của chính trị qua các từ ghép như “Tham vọng chính trị!”“Thủ đoạn chính trị!”, thậm chí là “Lưu manh chính trị!”... Chính vì vậy mà ĐCS thường định hướng mọi người là: “Tất cả đã có Đảng và nhà nước lo... Nhân dân đừng có quan tâm đến chính trị làm gì!”. Chính vì thế mà xuống đường vì yêu nước cũng là phản động. Yêu nước ngẫu hứng, không đúng quy trình kiểu Trần Quốc Tuấn bóp nát trái cam... là không thể được. Thời cộng sản, yêu nước thương nòi không phải là tình cảm được khuyến khích, mà phải là: “Yêu Đảng - Thương Lãnh Tụ”. Chính vì thế mà người ta công khai lớn tiếng: “CAND VN chỉ biết còn đảng còn mình!” và “QĐND VN trung với đảng hiếu với dân!”.

Sau nhiều thập kỷ, chính ngành GD-ĐT đã có công lớn trong việc tạo ra đám mây mù của sự ngộ nhận về tính chính danh cho ĐCS tiếp tục độc quyền cai trị dân tộc Việt Nam bất kể năm tháng. Đám mây mù đó là có thật, nên không có gì là lạ ông Lê Khả Phiêu, một TBT nửa nhiệm kỳ, đã có lần mê sảng mà thốt lên một câu hết sức chủ quan và ngớ ngẩn: “mênh mông tình dân…”. Ông ta không hề biết hay cũng lại giả vờ không biết là đang có một “mênh mông” tình dân chán đảng. Và cho đến hôm nay, dân tộc Việt Nam vẫn chỉ là một dân tộc không may mắn. Một dân tộc tụt hậu và luôn luôn lỡ những chuyến tàu cùng các dân tộc khác đi về phía Tự Do - Dân Chủ - Văn Minh và Tiến Bộ.

Với những gì đã và đang xảy ra, phải dũng cảm mà nói với nhau rằng: “Dân tộc chúng ta đang đứng bên bờ của vực thẳm diệt vong. Chúng ta là một dị thường lạc lõng, một ca đặc biệt của đời sống nhân loại” và thầy cô giáo làm sao có thể là những người vô can, khi ĐCS trao cho họ vị trí là nhân vật trung tâm trong sứ mạng: “Mỗi trường học là một pháo đài của CNXH - mỗi một thầy cô giáo là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng!”.

Than ôi! Trong cái pháo đài tưởng tượng đó, trong cái mặt trận... tuy không có tiếng súng nổ nhưng không thiếu xác người và để sống sót được, đâu chỉ mình cụ Nguyễn Tuân biết sợ, cả dân tộc này đều đã và vẫn đang sống trong “run sợ”. Còn hơn cả nỗi sợ hãi, trí thức Việt Nam, thầy cô giáo Việt Nam còn phải chấp nhận làm nhiệm vụ của những “đạo sĩ mù lòa”, nhắm mắt khai dân trí, giáo huấn học sinh bằng những tín điều sai lầm của một tà thuyết đã bị cả thế giới văn minh thẳng tay ném vào thùng rác từ gần 30 năm nay. Trí thức và thầy cô giáo Việt Nam vẫn đang cần mẫn với sứ mạng đặc biệt mà ĐCS ký thác trên vai họ nên có thể nói: GD-ĐT là cỗ máy khổng lồ, đều đặn năm này đến năm khác đã tạo ra biết bao thế hệ người Việt Nam:

- Với bất công trong xã hội là những người “liệt kháng”.

- Với những giá trị nhân văn trong đời thường thì “mù thiêng”.

- Với những giá trị cần phải loại bỏ thì “cuồng thiêng”.

- Với đạo đức truyền thống là những người “vong bản”.

Thử hỏi: “Đất nước rồi sẽ đi đến đâu? Với những con người mang trong mình những “tâm bệnh” như vậy?”. Một chiếc máy hư hỏng, người ta có thể nhận biết và khắc phục được ngay, còn để nhận ra một nền GD-ĐT hư hỏng và để sửa chữa được nó, thì ôi thôi... phải mất đi nhiều thế hệ. Nên có thể nói không ngoa rằng: “Sự thất bại và hư hỏng của Giáo Dục là nguyên nhân của mọi thất bại và hư hỏng khác trong đời sống xã hội”

Đến nay, phải nói thẳng với nhau rằng, nền GD-ĐT theo định hướng “XHCN” đã “chết lâm sàng” rồi. Để GD-ĐT hồi sinh và phát triển, thầy cô giáo tìm lại được thiên chức nhà giáo chân chính và đích thực của mình và những thế hệ học sinh trong tương lai không nhiễm phải 4 tâm bệnh kể trên. GD-ĐT rất cần có một dự án chính trị, một triết lý phát triển tiến bộ. Trước mắt việc “giải độc” cho GD-ĐT là việc làm cần thiết, không thể đặng đừng.

Hà Đông 10 - 2017 



________________________________

* Ghi chú: Tác giả là nguyên giáo viên dạy Địa Lý của Hòa Bình và Hà Tây. Nơi ở: Nhà số 4, Ngách 12, Ngõ 102, Đường Văn La, Hà Đông - Hà Nội.  ĐT: 01652323836. Email: nguyenthuonglong571@gmail.com