Thursday, August 11, 2016

Bình luận SBTN: Đoàn kết xuống đường đưa Formosa ra tòa!

Kính thưa quý vị,
Bắt đầu từ ngày 6 Tháng 4, 2016 cá chết trắng bờ biển Vũng Áng Hà Tĩnh, ngày 22 cùng tháng, tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu một đoàn cán bộ cao cấp đảng và nhà nước đến thăm khu công nghiệp Vũng Áng, với lời khen ngợi đây là mô hình phát triển xã hội chủ nghĩa tiên tiến, tương tự như dự án khai thác bauxite nơi Cao Nguyên Trung Phần miền Nam nước Việt. Sau gần ba tháng chờ đợi, chiều ngày 30/6/2016, Hà Nội đã tổ chức cuộc họp báo do Bộ Trưởng Văn Phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng chủ trì, công bố nguyên nhân cá chết bất thường, và tiếp theo là lời xin lỗi của tập đoàn Formosa Hà Tĩnh với hứa hẹn bồi thường 500 triệu Đô-la.
Vấn đề Công Ty Formosa Hà Tĩnh hứa hẹn bồi thường số tiền 11,500 tỷ đồng tương đương 500 Triệu USD” không thể kết thúc dễ dàng, giản dị vì những lẽ như sau:
 1- Quá trình làm sạch môi trường biển Việt Nam của Formosa sẽ như thế nào? Bao giờ tiến hành, và kết qủa sẽ ra sao? Cơ quan nào có thẩm quyền và chức năng giám sát, bảo đảm Formosa tuân thủ các điều kiện, quy trình làm sạch vùng biển bị nhiễm độc?   
2- Trong thời gian thực hiện công tác làm sạch môi trường và mai hậu người dân Việt trong vùng bị nhiễm độc đã phải chịu những thiệt hại cụ thể tính được như sau:  Thứ nhất, thiệt hại của kỹ nghệ ngư nghiệp với hơn 30,000 tàu thuyền bị đình chỉ không thể hoạt động. Thiệt hại nầy vô cùng to lớn không thể tính ra trong cuộc họp báo cấp thời như của Hà Nội được. Thứ đến, thiệt hại của gần 5 triệu ngư dân, và tổng số lượng người hành nghề liên quan đến hoạt động ngư nghiệp, cùng thành phần dân chúng chuyên ngành thu mua, buôn bán, chế biến hải, thủy sản.. Tất cả tổng hợp nhân sự đông đảo nầy đã lâm cảnh thất nghiệp kể từ 6 tháng 4, gây tác động trực tiếp lên gia đình, vợ con của họ. Thiệt hại cũng phải tính tới kỹ nghệ du lịch dọc bở biển với hàng ngàn bãi tắm, địa điểm du lịch.. cùng đội ngũ nhân viên dịch vụ liên quan đến ngành nầy. Những thiệt hại kinh tế, xã hội nầy tính làm sao cho đủ?
Trên đây chỉ đề cập dến những thiệt hại cụ thể trước mắt, chưa tính tới những tác động nguy hại trực tiếp, gián tiếp đối với đời sống kinh tế, văn hóa, sức khỏe của toàn xã hội, với mỗi gia đình, cá nhân của cả một quốc gia hôm nay và mai hậu.. Qua những thống kê tổng quát sơ khởi vừa đề cập, số tiền $500 triệu bồi thường rõ ràng không thấm vào đâu! Chưa kể sự kiện tập đoàn cầm quyền Hà Nội và các địa phương sẽ bỏ túi những khoảng tiền không nhỏ.
Thế nên, người dân chỉ có thể đòi đưọc công lý bằng các tòa án không bị khống chế bởi đảng và nhà nước CSVN. Người Việt trong  nước có thể thực hiện khởi tố kiện Formosa theo Luật Alien Tort Claim Act. Luật nầy có nội dung như sau:
1/Người kiện phải là người nước ngoài (alien) không phải là công dân Hoa Kỳ.
2/Kiện về sai lầm,gây thiệt hại dân sự (tort) chứ không phải là vi phạm hợp đồng (breach of contract).
3/Sự sai lầm gây thiệt hại dân sự của Formosa vi phạm luật quốc tế, cũng như đối với những Hiệp Ước/Treaty ký kết giữa Formosa với Hoa Kỳ, do Formosa sẵn có những cơ sở sản xuất tại Hoa Kỳ.
4/Hơn thế nữa khi Formosa gây thiệt hại đối với mạng người và thiệt hại cơ sở vật chất, môi trường ở VN tức vi phạm Luật Ô Nhiễm Biển Quốc Tế.
Vụ kiện nếu được thực hiện sẽ minh chứng lòng đoàn kết giữa đồng bào hải ngoại và quốc nội, để cứu người dân và bảo vệ môi trường tổ quốc. Đấy là mục tiêu cuộc biểu dương “Một Ngày Vì Môi Trường” mà Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã kêu gọi Giáo Dân Giáo Phận Vinh đồng loạt xuống đường yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam trong sáng ngày 7/8/2016. Hãy xuống đường bảo vệ Môi Trường Sống của Quê Hương. Đưa Formosa ra tòa án Mỹ. Tống xuất Formosa ra khỏi Việt Nam!
Phan Nhật Nam / SBTN

Xe công vào đường cấm: Thủ tướng Phúc không biết hay tham mưu quá tệ?

Sai phạm lộ thiên và không thể bào chữa được xảy ra vào ngày 9/8/2016, khi đoàn xe hơi sang trọng đến 30 chiếc của thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc lừ lừ tiến và chiếm lĩnh con đường chỉ dành tiêng cho người đi bộ tại phố cổ Hội An.

Đoàn xe của ông Phúc đi vào đường cấm ở Hội An. (Ảnh Dân Làm Báo)

Lâu lắm rồi, không gian văn hóa dân tộc tĩnh mịch này mới bị ồn lên bởi tiếng còi hú dẹp đường như hồi còi xung trận của cảnh sát giao thông. Cũng lâu lắm rồi, người dân phố cổ mới ngơ ngác và kinh ngạc trước đoàn xe bất chấp biển hiệu đường cấm xe hơi.
Ngay lập tức, những hình ảnh của đoàn xe ông Phúc cùng bình phẩm bất bình của nhiều du khách nước ngoài vụt lên trên mạng xã hội, tạo nên một làn sóng công phẫn và phản đối dữ dội. Phạm luật đã quá rõ: ông Nguyễn Xuân Phúc bị điểm âm ngay sau khi tuyên thệ lần thứ hai liên tiếp, “thượng tôn pháp luật” trong vai trò thủ tướng trước quốc hội vào tháng Bảy năm 2016.
Ai đó có thể cho rằng thủ tướng Phúc - bận trăm công ngàn việc - không thể quán xuyến được từng việc, và có thể không biết về đường cấm ở Phố cổ Hội An. Nhưng lại chính ông Phúc đến Hội An để chủ trì hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch. Chẳng lẽ ông không ý thức được con phố dành riêng cho người đi bộ là một đặc trưng văn hóa trong du lịch? Còn nếu ông quên điều sơ đẳng ấy, lẽ nào bộ tham mưu của ông lẫn chính quyền địa phương cũng quên nốt?
Đứng trước một thủ tướng “vinh quy về làng” là Nguyễn Xuân Phúc, tất cả thuộc cấp chỉ răm rắp quy phục, bất kể phải làm điều trái luật. Bầu không khí “uy quyền trên pháp luật” ấy đã bộc lộ trở lại trong con người Nguyễn Xuân Phúc và dẫn ông đến sai lầm nghiêm trọng trước không chỉ người dân Việt mà còn cả con mắt quốc tế.
Thủ tướng Phúc sẽ còn phải đi nhiều nơi, làm nhiều việc. Nhưng với một dàn tham mưu quen cậy thần thế và xu nịnh, chưa tính đến việc có thể có thuộc cấp nào đó muốn “gài” tân thủ tướng, thì liệu ông Phúc có tiến xa trên con đường chính trị đầy tham vọng của mình?
Còn có một sai lầm khác của thủ tướng Phúc. Tháng 7/2016, một bản nghị định mang số 72/2016/NĐ-CP được ông Phúc ký đã khiến dư luận Việt Nam và quốc tế kinh ngạc. Bởi quy định tại điểm 9, điều 3 với định nghĩa: "Triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh là hình thức phổ biến, giới thiệu, trưng bày, trình chiếu tác phẩm nhiếp ảnh, bao gồm cả triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh trên mạng internet."
Phóng viên, nhiếp ảnh gia Đoàn Bảo Châu ở Hà Nội nói nghị định khiến ông thấy “rất vô lý” và “đi ngược xu hướng phát triển của xã hội”. Ông nói: “Thế giới chúng ta sống bây giờ là thế giới phẳng. Nhu cầu chia sẻ thông tin là một nhu cầu chính đáng và tất yếu của xã hội. Và sự tự do ngôn luận, tự do biểu đạt ý kiến cá nhân cần được động viên để đi cùng sự phát triển của xã hội."
Nếu nghị định 72 vào tháng Bảy năm 2013 của cựu thủ tướng CSVN Dũng đã bị cộng đồng nhân quyền quốc tế phản ứng quyết liệt, thì nghị định 72 vào tháng Bảy năm 2016 của ông Phúc ký cũng không tránh khỏi số phận như thế. Thậm chí, nó còn trở thành một trò cười trước rất đông người dân Việt Nam, đang hàng ngày sử dụng Facebook để “tán phát tài liệu phản động”.
Lê Dung / SBTN

Thủ tướng và con đường

Viết từ Sài Gòn 
Theo RFA-2016-08-11
Vị trí của Thủ tướng đóng vai trò gương mặt quốc gia. Việt Nam tuy là một nước độc tài, nhưng trong xu hướng chung của thời đại kinh tế toàn cầu, vị trí của Thủ tướng không hề nhỏ. Tuy nhiên, giữa chức danh, trọng trách và tư cách, đôi khi có những sự không đồng nhất. Và một Thủ tướng đủ tư cách, trước nhất phải là một Thủ tướng có văn hóa, đó là tiêu chuẩn tối thiểu!
Phố đi bộ Hội An
Ngoài tiêu chuẩn tối thiểu này ra, phải có trình độ, kiến thức, sự thông minh, và kể cả lòng độ lượng, đặc biệt là lòng yêu nước và uy tín cá nhân. Bởi những yếu tố cơ bản trên đây, nếu không có được thì sẽ không bao giờ làm được bất kì công việc gì trong chính phủ chứ đừng nói đến chức danh Thủ tướng.
Với ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam thì sao? Ngoài tốc độ phát biểu quá nhanh, ngay cả người Quảng cũng nghe không kịp, nói mà cứ như chạy đua, như có ai đó đang đuổi theo sau hoặc nói mà giống như sợ ai đó chiếm mất phần nói nên nói cho kịp… Tay thì luôn huơ Đông chỉ Tây chẳng đâu vào đâu. Ông còn chơi một cú rất nặng đô hôm ngày 8 tháng 8 này là cho nguyên một đoàn xe tùy tùng dài cả cây số vào ngay khu phố đi bộ của phố cổ Hội An.
Thực ra, giờ mà Thủ tướng Phúc đưa xe vào khu phố vẫn đang cấm xe gắn máy. Nghĩa là từ 7h sáng đến 11h trưa, xe gắn máy và các phương tiện cơ giới không được vào khu phố đi bộ. Từ 11h trưa đến 13h chiều, xe gắn máy được vào đây. Từ 13h chiều đến 17h, lại cấm. Từ 17 đến 19h, xe được đi và từ 19h đến 22h thì lại cấm.
Nhưng cả hai việc cấm và thả đều xoay quanh xe gắn máy. Xe hơi, các phương tiện 4 bánh tuyệt đối không được vào khu phố đi bộ. Sở dĩ người ta phải cấm như vậy là do đường quá chật chội, mặt đường cũng không còn mới gì, hai bên đường là những dãy nhà cổ có tuổi đời đã lên đến trên ba trăm năm. Những ngôi nhà này không chịu nỗi sức rung của những chiếc xe bốn bánh. Chính vì vậy mà xe bốn bánh tuyệt đối không được vào khu phố đi bộ.
Đoàn tùy tùng của Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc chơi cả một đoàn xe rầm rộ theo sau, ông và các thuộc cấp thì đi bộ phía trước. Trong khi đó, con đường này dài đúng với chiều dài của đoàn xe. Tôi có đọc status trên facebook Nguyen Thi Thao, tức nhà báo Nguyễn Hùng Sơn, phó TBT tạp chí Ngày nay nói rằng con đường đó đi bộ cũng hết hai giờ đồng hồ, mà thời gian của Thủ tướng là vàng là bạc nên ông phải có xe đi theo… vân vân và vân vân…!
Xin thưa là nhà báo đó nên đến Hội An một chuyến, bởi Hội An không có con phố nào đi bộ với tốc độ bình thường mà quá 15 phút để đi từ đầu phố cho đến cuối phố. Hội An được mệnh danh là thành phố mà đứng ở đầu phố ho thì cuối phố nghe được! Chỉ có con phố nịnh bợ hoặc con phố không biết gì nó mới dài đi bộ cả hai giờ đồng hồ ở Hội An mà thôi!
Mà tại sao ông Phúc lại chọn kiểu vi hành kì cục như vậy? Bởi càng làm lớn thì càng phải biết coi trọng pháp luật và coi trọng hành vi của mình. Phải chăng ông Phúc đã không biết những chuyện nhỏ như vậy? Tôi không nghĩ là vậy!
Tôi nghĩ rằng nếu như chính quyền thành phố Hội An nói rõ với ông Phúc về phố đi bộ được thành lập vào năm 2004, lúc ông đang làm phó bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, thì chưa chắc ông Phúc đã cho xe vào khu phố này. Bởi tất cả các đoàn xe công của trung ương khi đến một tỉnh nào đó thì phải có hoa tiêu của tỉnh đó dẫn đường. Hoa tiêu gồm lực lượng công an, cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông. Họ sẽ dọn đường trước, coi các vấn đề an ninh và sau đó là bố trí nhân viên an ninh ở các điểm nhạy, khi đoàn xe đến chỉ là chuyện cuối cùng, cảnh sát giao thông của tỉnh sẽ dẫn đường.
Rõ ràng ở đây đã có sự sắp đặt, mời mọc và dẫn đường cho đoàn xe chính phủ vào tận khu phố đi bộ. Đương nhiên là ông Phúc cũng phải biết rằng con đường ông cho xe vào là con đường cấm xe bốn bánh, cả đoàn xe của ông đồng loạt nổ máy có thể gây ảnh hưởng mạnh đến những ngôi nhà cổ. Nhưng không, ông Phúc xem như đó là chuyện của ai chứ không hề liên quan đến ông! Tại sao lại có chuyện tréo cẳng ngỗng như vậy?
Văn hóa, Xã hội?
Có hai lý do để nói rằng Việt Nam dưới thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa đã và sẽ có nhiều Thủ tướng kiểu như Nguyễn Xuân Phúc và nhiều quan chức ngớ ngẩn, phát biểu chẳng ra trò trống gì kiểu như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Sinh Hùng… Đó là: Tính mặc cảm xã hội “hậu bao cấp” còn quá nặng và; Phông văn hóa đã bị đánh tráo.
Ở khía cạnh tính mặc cảm xã hội hậu bao cấp còn quá nặng bởi vì dù gì đi nữa thì Nguyễn Xuân Phúc cũng từng đi qua thời kinh tế tập trung bao cấp, thời của van vỉ, nài nỉ bà lương thực, ông thuế vụ để có miếng ăn, đội trên đạp dưới, đâm bị thóc thọc bị gạo vì cái ghế và miếng ăn. Và khi nền kinh tế tập trung bao cấp tạm xếp lại thì liền sau đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Có thể hiểu bản chất của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam là một loại hình kinh tế hỗn tạp nhất nhân loại, bởi trong thời bao cấp, mọi thứ đầu cơ, cơ hội, chụp giật không có điều kiện phát triển. Khi chuyển sang kinh tế thị trường có định hướng, mọi quyền lực điều hành thuộc về bàn tay sắt của Cộng sản. Lúc đó, những kẻ cơ hội đã có đất sống, họ nhân danh quyền lực nhà nước, quyền lực nhóm đứng lên tàn phá đất nước. Nói một cách nghiêm túc nếu Việt Nam có nền kinh tế thị trường mà không theo định hướng nào cả, để nó chảy theo dòng tự nhiên thì đất nước không bị tàn phá như hiện tại. Đất nước này bệ rạc là do cái “định hướng xã hội chủ nghĩa” này!
Và đây cũng là thời điểm mà mọi thứ mặc cảm xã hội, mặc cảm dân tộc lộ ra rõ nét nhất. Mặc dù Nguyễn Xuân Phúc đã làm đến chức Thủ tướng nhưng bản thân ông ta chưa bao giờ vượt qua mặc cảm được. Bởi lẽ, nếu có bầu cử tự do, có bầu cử đúng tinh thần dân chủ thì Nguyễn Xuân Phúc có nằm mơ cũng không đụng tới cửa văn phòng chính phủ chứ đừng nói sờ vào được ghế Thủ tướng. Biệt danh “Phúc lủi”, “Thủ tướng sân bay” của Phúc cũng nói lên được điều này!
Và khi người ta mặc cảm, điều người ta muốn làm là bằng mọi cách để chứng minh mình cao hơn người khác, mình vĩ đại hơn người khác, mình đặc biệt hơn người khác, mình là một thứ gì đó thần thánh, khác người… Im lặng để thuộc hạ đưa xe vào khu phố cấm rồi nói cười bắt tay với những người dân được chính quyền Hội An dàn dựng cho gặp Thủ tướng cũng là một cách để chứng minh với thiên hạ rằng “Tuy quyền lực cao vọi, tao muốn đi đâu thì tao đi nhưng tao vẫn cứ đi bộ, bỏ mặc đoàn xe lẽo đẽo theo sau tao, tao chịu cúi mình xuống để… bắt tay với mấy người đã được chỉ định!”. Tất cả đều do mặc cảm mà ra!
Và, đặc biệt, phông văn hóa Việt Nam đã xuống đến mức mà người ta không còn qui chuẩn nào để kéo lại. Chính vì không còn qui chuẩn nào để níu kéo nên khi có một tai to mặt lớn nào đó định làm chuyện sàm bậy họ cũng không thấy chùng tay. Bởi vì đó là cái phông chung, thêm một cục bùn xuống ao nước đục thì cũng chẳng sao cả. Chứ nếu Việt Nam là ao nước trong thì ông Phúc không bao giờ dám vứt cục bùn tổ tướng vào phố cổ Hội An, vào gương mặt Việt Nam như chuyện hôm ngày 8 tháng 8 vừa qua đâu!
- Viết Từ Sài Gòn 11/08/2016
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA

LM Đặng Hữu Nam: Hiến pháp không cấm thì chúng tôi được phép biểu tình.

Hòa Ái, phóng viên RFA 2016-08-10  
AMTV1.jpg
 Giáo phận Vinh với Một Ngày Vì Môi Trường hôm 7/8/2016.  Photo courtesy of tiengdanvietmedia.com
Vào hôm Chủ nhật, mùng 7 tháng 8, cộng đoàn giáo dân thuộc giáo phận Vinh hưởng ứng lời kêu gọi “Một ngày vì môi trường” của Ủy ban Công lý và Hòa Bình giáo phận Vinh. Hòa Ái có cuộc trao đổi với Linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ giáo xứ Phú Yên, là một trong những người tổ chức sự kiện này với lời khẳng định cộng đoàn giáo dân Vinh sẽ tiếp tục hoạt động vì môi trường.
Hòa Ái: Hòa Ái xin phép kính chào Linh mục Đặng Hữu Nam. Trước hết, kính nhờ Linh mục chia sẻ về tinh thần tham gia “Một ngày vì môi trường” của giáo dân thuộc giáo phận Vinh vào Chủ Nhật, mùng 7 tháng 8 vừa qua.
Linh mục Đặng Hữu Nam: Vào Chủ Nhật, ngày 7 tháng 8 vừa qua, với lời kêu gọi của Ban Công lý và Hòa Bình của giáo phận Vinh và của Đức Giám mục giáo phận PhaoLô Nguyễn Thái Hợp thì tất cả mợi người trong giáo phận cũng như tất cả giáo xứ rất là hồ hởi và người ta sẵn sàng xuống đường, sống và hành động cho một ngày vì môi trường rất rầm rộ.
Tất cả giáo xứ đã tổ chức dâng thánh lễ, thắp nến cầu nguyện và dọn vệ sinh môi trường sống của mình và người ta đã tổ chức những cuộc tuần hành ở một số nơi, xuống đường biểu tình để sống vì môi trường, kêu gọi bảo vệ môi trường, phản đối Formosa xả thải chất độc và chôn chất độc hại hủy diệt môi trường tại Việt Nam cũng như kêu gọi mọi người ý thức về việc bảo vệ môi trường sống của mình.
Hòa Ái: Thưa Linh mục, qua sinh hoạt của giáo dân ở Vinh trong “Một ngày vì môi trường”, Linh mục có nghe những chia sẻ hay thông điệp nào từ các giáo xứ khác khắp Việt Nam rằng tinh thần này được lan tỏa hay không?
Với tôi hay với bất cứ ai, Hiến pháp không cấm thì có nghĩa rằng người dân được phép làm. Vì thế chúng tôi được phép biểu tình.
- Linh mục Đặng Hữu Nam
Linh mục Đặng Hữu Nam: Không chỉ riêng gì giáo phận Vinh mà hầu hết các giáo xứ trên dải đất Việt Nam, họ đều hưởng ứng “Ngày vì môi trường” với giáo phận Vinh và hiệp thông với giáo phận Vinh bằng những thánh lễ và các cuộc thắp nến cầu nguyện và hiệp thông với giáo phận Vinh trong “Ngày vì môi trường” để cầu nguyện cho các nạn nhân của môi trường cũng như góp phần của mình vào việc bảo vệ môi trường sống.
Đặc biệt là có một số tôn giáo bạn cũng gửi những lời ngợi khen và lời cảm ơn đến giáo phận Vinh vì đã có sáng kiến tổ chức “Ngày vì môi trường”; hay một số nhà đấu tranh và các tổ chức xã hội dân sự, họ cảm thấy rất hãnh diện và ngưỡng mộ vì sáng kiến của giáo phận Vinh và họ chia sẻ rằng đó cũng là bài học cho họ vì họ cũng muốn làm cho tinh thần đó và hành động đó được nhân lên trong khắp Việt Nam để con người sống vì môi trường với những hành động thiết thực hơn.
Không có đàn áp
Hòa Ái: Trở lại với sinh hoạt trong ngày Chủ Nhật vừa rồi, bên cạnh số lượng giáo dân tham gia lên đến hàng ngàn người thì cũng có sự xuất hiện của hàng ngàn cảnh sát, an ninh, lực lượng cơ động. Giới quan sát cho rằng đây là một dấu hiệu tích cực bởi vì không thấy có sự can thiệp thô bạo nào. Linh mục nhận định như thế nào, thưa Linh mục?
Linh mục Đặng Hữu Nam: Với bản thân tôi nhận định rằng nếu chúng ta xét về hiện tượng thì so với các cuộc biểu tình ở Hà Nội, Sài Gòn bị nhà cầm quyền đàn áp thì chúng ta thấy đây có một sự biến chuyển tích cực. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng sẽ thấy khía cạnh mặt trái của vấn đề. Bởi vì vào ngày Chủ Nhật vừa qua, chúng ta cũng thấy riêng việc xuống đường biểu tình phản đối Formosa và kêu gọi bảo vệ môi trường thì có hơn 10 ngàn người ở giáo phận Vinh xuống đường biểu tình như vậy. Về tương quan lực lượng, chắc chắn rằng chính quyền hành xử một cách khôn ngoan khi không có sự đàn áp xảy ra.
Với bản thân tôi nhận định rằng nếu chúng ta xét về hiện tượng thì so với các cuộc biểu tình ở Hà Nội, Sài Gòn bị nhà cầm quyền đàn áp thì chúng ta thấy đây có một sự biến chuyển tích cực.
- Linh mục Đặng Hữu Nam
Tôi là người không phải chủ trương bạo động và chúng tôi quyết tình, quyết chí không sử dụng đến bạo lực nhưng chúng ta cũng có thể nhận định rằng phải chăng Nhà nước Việt Nam cũng nhìn đến tương quan lực lượng và sẽ nhìn đến hậu quả nặng nề hơn khi xảy ra các cuộc đàn áp thì liệu sẽ gây phẫn nộ không chỉ riêng hơn 500 ngàn tín hữu của giáo phận Vinh mà còn rất nhiều người trên thế giới và trong nước nữa. Đặc biệt trong thời đại đa chiều thông tin, người ta sẽ tìm đến sự thật và vì thế cũng sẽ lộ ra mặt trái của nhà cầm quyền Việt Nam.  Do đó đây là cách khôn ngoan trong cách hành xử của nhà cầm quyền.
Tuy nhiên với bản thân tôi là một linh mục, một người đấu tranh bất bạo động thì tôi cũng có quyền hy vọng và cũng mời gọi tất cả mỗi người chúng ta có quyền để hy vọng rằng đó cũng là một sự biến chuyển tích cực trong nhận thức của những người cầm quyền tại Việt Nam. Khi thay đổi nhận thức thì họ sẽ thay đổi cả hành động và thay đổi cả cách sống. Đó là điều chúng ta cần và đó là điều chúng ta có quyền để hy vọng một sự tốt đẹp hơn nơi đất nước Việt Nam của chúng ta.
Chính quyền với Luật biểu tình
Hòa Ái: Hòa Ái cũng xin được hỏi thăm về vụ việc Linh mục bị giới chức Hà Nội câu lưu hôm mùng 4 tháng 8 và bị cáo buộc là người tổ chức các cuộc biểu tình. Linh mục có thể kể lại Linh mục đã nói gì với họ về cáo buộc này cũng như phản ứng của họ ra sao?
Linh mục Đặng Hữu Nam: Có lẽ mục đích chính của cuộc làm việc của Bộ Công An đối với tôi là những việc tôi đã làm, đang làm và sẽ làm, đó là những cuộc biểu tình do tôi tổ chức tại giáo phận Vinh để bảo vệ môi trường và bảo vệ đất nước.
Họ bảo rằng đó là sai luật vì chưa có Luật Biểu tình. Tôi cho họ biết rằng họ đã nhầm về Luật Biểu tình. Bởi vì nếu chúng ta nói đất nước của chúng ta là một đất nước hành pháp thì chắc chắn chúng ta phải tôn trọng pháp luật. Luật Biểu tình mà Quốc Hội đang nợ dân bao nhiêu năm qua vẫn chưa có thì chúng ta phải hiểu cho rõ và cho đúng là Luật Biểu tình để hướng dẫn người biểu tình trong thủ tục như thế nào cũng như các cơ quan chức năng phải giải quyết như thế nào với nguyện vọng của những người biểu tình. Nhưng, Hiến pháp là hình thức pháp luật cao nhất tại Việt Nam nên chúng ta phải tôn trọng Hiến pháp đó.
Đặc biệt là có một số tôn giáo bạn cũng gửi những lời ngợi khen và lời cảm ơn đến giáo phận Vinh vì đã có sáng kiến tổ chức “Ngày vì môi trường”.
- Linh mục Đặng Hữu Nam
Với tôi hay với bất cứ ai, Hiến pháp không cấm thì có nghĩa rằng người dân được phép làm. Vì thế chúng tôi được phép biểu tình. Thậm chí tôi chưa coi đó là biểu tình bởi vì chúng tôi tổ chức dâng lễ cầu nguyện, cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cầu nguyện cho giới chức lãnh đạo của các cấp chính quyền Việt Nam trong đó có cả các vị nữa. Việc chúng tôi biểu tình hay làm điều như các anh nói không phải là phá nhà nước vì chúng tôi bảo vệ nhà nước, chúng tôi là những người yêu nước thật sự.
Họ cũng đưa ra các câu hỏi thăm dò cũng như không muốn tôi tiếp tục các việc đó nhưng tôi tuyên bố với họ “Điều gì luật pháp không cấm thì tôi sẽ làm”. Và tôi tuyên bố với các anh rằng tôi tiếp tục sẽ làm và sẽ còn làm nhiều hơn nữa với mức độ sẽ lớn hơn những gì tôi đã làm.  Và điều đó tôi đã thực hiện vào đúng ngày Chủ Nhật vừa qua trong ngày sống vì môi trường với lời mời gọi của giáo phận Vinh, bề trên của tôi.
Hòa Ái: Cảm ơn thời gian của Linh mục Đặng Hữu Nam dành chia sẻ với thính giả của đài Á Châu Tự Do.

Truyền thông Xã hội và Formosa

Mặc Lâm, RFA 2016-08-11 
nguyenlanthang-622.jpg
 Blogger Nguyễn Lân Thắng Photo: RFA
Truyền thông mạng xã hội đang chứng tỏ sức mạnh của mình qua việc chia sẻ tin tức khiến người dân ngày càng gần gũi và biết rõ hơn những việc đang xảy ra chung quanh, không còn bị bức tường mù thông tin bao vây như trước.
Một trong những người cổ súy cho truyền thông mạng là blogger Nguyễn Lân Thắng vẫn miệt mài sử dụng phương tiện video clip để chuyển tài sự thật những điều mà anh quan tâm tời cộng đồng mạng, đặc biệt về vấn đề Formosa. Mặc Lâm có cuộc trao đổi về chủ đề này sau đây.

Phản ảnh sự thật

Mặc Lâm: Chào anh Nguyễn Lân Thắng, anh đã có mặt tại Quảng Bình để theo dõi việc Giáo phận Vinh cầu nguyện cho môi trường, xin cho biết anh đã chứng kiến điều gì thưa anh?
Blogger Nguyễn Lân Thắng: Giáo phận Vinh thì địa bàn trải dài từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, những ngày đó tôi có mặt ở Quảng Bình và chứng kiến trực tiếp những hoạt động của truyền thông, cầu nguyện của tất cả giáo phận. Tôi đã tham gia một lễ thắp nến và cầu nguyện của giáo xứ Cồn Sẻ. Tôi đã được chứng kiến sự biểu thị mối quan tâm của bà con giáo dân Cồn Sẻ với vấn đề môi trường.
Truyền thông xã hội nó là công cụ cực kỳ mạnh mẽ để xóa bỏ độc tài mang đến tin tức, thông tin cho người dân để họ thức tỉnh.
Blogger Nguyễn Lân Thắng
Mặc Lâm: Anh là người gần như đầu tiên ra tận Vũng Áng quay những clip video bên trong công ty Formosa cũng nhưcảnh sinh hoạt của người dân tại vùng biển này. Xin anh cho biết việc làm khá táo bạo này bắt nguồn từ thúc đẩy nào thưa anh?
Blogger Nguyễn Lân Thắng: Tôi là người rất cổ súy sự phát triển truyền thông xã hội tại Việt Nam. Truyền thông xã hội nó là công cụ cực kỳ mạnh mẽ để xóa bỏ độc tài mang đến tin tức, thông tin cho người dân để họ thức tỉnh. Tôi luôn quan niệm làm cách gì đó mang sự thật lại cho mọi người và khi vụ Formosa xảy ra và có dấu hiệu bưng bít từ phía nhà cầm quyền thì tôi nghĩ là bằng cách nào đó thì mình phải vào trong đó để trực tiếp ghi lại những sự việc có thể phơi bày một phần nào đó sự thật bên trong Formosa.
Quan trọng hơn là khi tôi thực hiện những việc đó thì tôi mong muốn những việc mình làm sẽ có nhiều người khác làm theo. Bởi vì tôi chỉ là một cá nhân rất đơn lẻ cho nên không thể nào bao quát hết tất cả mọi vấn đề và tôi mong ngày càng có nhiều người hơn nữa hoạt động trong lĩnh vực truyền thông trên mạng xã hội, mang lại thông tin cho tất cả mọi người cùng biết sự thật.

Đối diện nhiều khó khăn

Mặc Lâm: Và mới đây sau khi Vũng Áng bị phanh phui anh lại có những thước phim mới nhất bên trong hàng rào của nó. Đích thân anh vào hay nhờ một ai khác?
Blogger Nguyễn Lân Thắng: Tôi xin bật mí là cho đến bây giờ tôi không phải tài thánh gì để lúc nào cũng có thể lọt qua sự kiểm soát của lực lượng an ninh. Ờ Formosa nó có một lực lượng an ninh khổng lồ lúc nào cũng có hàng chục người hoạt động thường trực ngoài ra còn có một lực lượng rất đông ở trong các cổng khác nữa. Người ra vào phải có thẻ từ kiểm soát tại các camera rất gắt gao.
Những thước phim mới nhất mà tôi có được không phải do tôi quay nhưng bên trong Formosa thì các bạn biết là có rất nhiều người Việt Nam làm việc và hoàn toàn co khả năng quay clip video gửi cho tôi. Tôi rất vui bởi vì đấy chính là những thành quả mà bấy lâu nay tôi theo đuổi, đấy là truyền thông xã hội. Họ đã góp phần với tôi đưa những thông tin sự thật bên trong Formosa mà tôi tin rằng không có cách nào an ninh Việt Nam có thể bưng bít, có thể ngăn chặn thông tin từ Formosa ra.
Truyền thông xã hội, rồi những thông tin về hậu quả tai hại do Formosa gây ra cho môi trường Việt Nam đã dần dần thay đổi tư duy nhiều người.
Blogger Nguyễn Lân Thắng
Mặc Lâm: Anh có sự quan hệ khá thân với người làm việc cho Formosa, anh có được họ cho biết tình trạng tâm lý của nhân công người Việt hiện nay ra sao hay không?
Blogger Nguyễn Lân Thắng: Thực sự thì những người làm việc bên trong Formosa rất khác nhau. Họ là công nhân, là nhà thầu xây dựng hay là lắp đặt thiết bị là người Việt. Họ là những nhà thầu phụ tham gia cùng với các nhà thầu chính. Ban đầu họ đến Formosa thì thật sự vì vấn đề cơm áo gạo tiền thôi họ không nhận thức gì về công việc họ đang làm. Tuy nhiên lần lần thì truyền thông xã hội, rồi những thông tin về hậu quả tai hại do Formosa gây ra cho môi trường Việt Nam đã dần dần thay đổi tư duy nhiều người.
Chuyện cơm áo gạo tiền thì họ phải cố gắng trong công việc tuy nhiên họ không làm việc một cách toàn tâm toàn ý như trước nữa mà trong nhận thức của họ đã thay đổi. Bằng chứng là họ vẫn làm việc vẫn lãnh lương nhưng vẫn giúp tôi trong việc thu thập tất cả các thông tin bên trong Formosa.
Mặc Lâm: Đó là bên trong Formosa, còn bên ngoài thì sao? Người dân các tỉnh mà anh có dịp tiếp xúc hiện nay họ sống ra sao và tâm lý của họ đối với Formosa như thế nào?
Blogger Nguyễn Lân Thắng: Phải nói là dư luận ở miền Trung người dân thực sự họ rất phẫn uất nhưng họ cũng chưa biết cách nào để thay đổi cho cuộc sống của mình. Cái mong muốn chung của người dân là họ không muốn Formosa hoạt động nữa bởi vì chắc chắn là chính họ phải gánh chịu hậu quả và họ cũng hiều rõ là rất lâu dài. Họ mong muốn các hoạt động của những nhóm xã hội dân sự cũng như người làm truyền thông mạng xã hội làm cách nào cập nhật nhanh chóng mọi mặt của biển miền Trung để họ có thể phần nào gây sức ép có thể đóng cửa Formosa và bảo vệ được môi trường Việt Nam.
Mặc Lâm: Xin cám ơn anh!

Người Hà Giang bị bắt cóc, mổ lấy nội tạng, Lào Cai cảnh báo?

Theo NLDO-11/08/2016 08:34

Từ chiều 10-8, trên mạng xã hội chia sẻ thông báo của Công an huyện Si Ma Cai khuyến cáo người dân cảnh giác với tình trạng bắt cóc người mổ lấy nội tạng.


Thông báo do thượng tá Trịnh Minh Phú, Phó trưởng Công an huyện Si Ma Cai ký.
Thông báo do thượng tá Trịnh Minh Phú, Phó trưởng Công an huyện Si Ma Cai ký.
Thông báo số 487 ngày 2-8 của Công an huyện Si Ma Cai gửi công an các xã, các trường học trên địa bàn huyện Si Ma Cai nêu: Tại địa phận giáp ranh Việt Nam – Trung Quốc, tỉnh Hà Giang trong 6 tháng đầu năm 2016 xảy ra 16 vụ/16 nạn nhân bị bắt cóc, mổ lấy nội tạng… Công an huyện Si Ma Cai yêu cầu công an các xã, các trường học trên địa bàn huyện thông báo đến toàn thể nhân dân và học sinh các phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này…
Sau khi thông báo xuất hiện trên mạng xã hội, đã có nhiều lượt chia sẻ. Tối 10-8, phóng viên Báo Lào Cai đã liên lạc với đại tá Hoàng Tiến Binh, Trưởng Công an huyện Si Ma Cai, ông Binh cho biết đang đi công tác ngoài tỉnh và đề nghị phóng viên trao đổi với thượng tá Lê Duy Chính, Phó trưởng Công an huyện Si Ma Cai.
Qua điện thoại, thượng tá Chính cho biết: Mặc dù từ trước đến nay trên địa bàn huyện Si Ma Cai chưa xảy ra hiện tượng bắt cóc người mổ lấy nội tạng, nhưng Thông báo số 487 của Công an huyện Si Ma Cai là nhằm tuyên truyền đến người dân đề cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra, đồng thời khi phát hiện đối tượng nghi vấn, báo cáo kịp thời về Công an huyện để phối hợp bắt giữ đối tượng.
Theo ĐỨC LÂN (Lào Cai Online)

Núi rác thải Y tế khổng lồ đã 'hô biến'

 - Sau 6 ngày VietNamNet có phản ánh "Núi rác thải Y tế chình ình giữa làng" - ngày 9/8 trở lại bãi tập kết rác thải y tế của Công ty Bảo Ngọc thì được biết, số rác thải Y tế đã "hô biến", trả lại mặt bằng cho bãi rác dân sinh thôn Quan Độ (huyện Yên Phong, Bắc Ninh).

“Hiện tại, Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Bắc Ninh) đã lấy mẫu rác thải y tế đem đi giám định xem rác thải đó thuộc danh mục chất độc hại hay rác thải được phép tái chế” - PGĐ Sở TN-MT Bắc Ninh Nguyễn Đại Đồng cho biết. Kết quả giám định này là cơ sở để quy kết và xử lý trách nhiệm của các đơn vị sai phạm.
Công an tỉnh Bắc Ninh cũng ký quyết định 1572 về việc thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của Công ty Bảo Ngọc.
rác thải y tế, rác thải, tái chế, rác tái chế, rác thải bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang, đơn vị bán rác thải y tế cho công ty Bảo Ngọc
Ông Nguyễn Đình Tâm - PGĐ Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh xác nhận với VietNamNet: Sở đã tiến hành kiểm tra công tác xử lý rác thải y tế tại các bệnh viện (BV) trên địa bàn tỉnh. Qua làm việc với GĐ Công ty thu mua rác thải Bảo Ngọc, đã phát hiện thêm các bệnh viện khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có hợp đồng bán rác thải y tế cho cơ sở này.
"Không riêng BV Đa khoa Bắc Giang, nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và một số tỉnh lân cận cũng bán rác thải y tế, có hợp đồng kinh tế vời công ty Bảo Ngọc" - ông Tâm cho biết.
Theo lý giải của chủ cơ sở Bảo Ngọc, công ty được Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp phép đăng ký kinh doanh, trong đó có lĩnh vực được phép mua bán, tái chế phế liệu, đồ phế thải y tế, công nghiệp (trừ những loại nhà nước cấm).
Đơn vị này cũng có bản cam kết bảo vệ môi trường với nội dung xây dựng kho lưu trữ mua bán phế liệu không nguy hại, tổng diện tích mặt bằng 300m2, có phương án xử lý nước thải, khói bụi theo quy trình bể lắng, vách ngăn...
rác thải y tế, rác thải, tái chế, rác tái chế, rác thải bệnh viện
Bãi tập kết rác thải y tế tại thôn Quan Độ đã được dọn dẹp. (Ảnh chụp ngày 9/8/2016).
Ngày 31/12/2014, UBND huyện Yên Phong đã có thông báo số 103 về việc chấp thuận bản cam kết bảo vệ môi trường của công ty TNHH Bảo Ngọc.
Tuy nhiên, trên thực tế, công ty này không có xưởng tập kết phế thải thu mua, mà để lộ thiên ngoài khu vực bãi rác dân sinh của thôn Quan Độ.
Ông Nguyễn Hoàng Gia, Phó chủ tịch xã Văn Môn khẳng định: “Chính quyền thôn Quan Độ cho Công ty Bảo Ngọc thuê đất là trái thẩm quyền. UBND xã Văn Môn đã yêu cầu chấm dứt việc cho thuê đất này, nhưng họ vẫn thực hiện theo kiểu hợp đồng miệng”.
11/08/2016  02:00 
Kiên Trung

'Tân Sơn Nhất tắc cả trên trời dưới đất, từ trong ra ngoài'

 - “Tôi sẽ đôn đốc liên tục, một tuần gọi vài lần”, trực tiếp thị sát tình hình giao thông xung quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất sáng nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nêu cách dứt điểm tắc nghẽn giao thông.

Trong cuộc làm việc được tổ chức ngay tại Cảng vụ Hàng không Việt Nam, lãnh đạo Cục Hàng không cho biết, với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 30% của dịch vụ hàng không như hiện nay, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất đã lâm vào tình trạng tắc nghẽn cả trên trời, khu vực bay, bãi đỗ máy bay và giao thông xung quanh sân bay.
Trịnh Đình Dũng, Tân Sơn Nhất, sân bay, mở rộng, ùn tắc giao thông, kẹt xe
Ùn tắc thường xuyên tại các tuyến đường cửa ngõ ra vào sân bay
Trịnh Đình Dũng, Tân Sơn Nhất, sân bay, mở rộng, ùn tắc giao thông, kẹt xe
             Hình ảnh tắc đường ở sân bay Tân Sơn Nhất
“Năm 2015, sân bay đáp ứng tối đa 35 chuyến/giờ cao điểm. Năm 2016, sau nhiều nỗ lực, đã nâng lên được con số 38-40. Như thời gian vừa qua, có lúc máy bay phải bay chờ trên không từ 15-30 phút mới hạ cánh, thì bao nhiêu nỗ lực giảm tải coi như đổ xuống sông xuống biển. Điều này dẫn đến 3 hệ quả tai hại: chất lượng dịch vụ kém, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp tiêu tán, tăng khí thải phát ra.”, đại diện Cục Hàng không thông báo.
Đại diện Cụm cảng Hàng không phía Nam báo cáo, tình hình năm 2016 quá tải nặng hơn, từ trên không xuống đất, từ trong ra ngoài. Đường lăn độc đạo, thiếu bến đậu, cả 2 nhà ga đều quá tải, đặc biệt là nhà ga nội địa.
Trịnh Đình Dũng, Tân Sơn Nhất, sân bay, mở rộng, ùn tắc giao thông, kẹt xe
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: "Phải sớm mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất..."  
“Qua nghiên cứu thực địa, tình trạng ùn ứ bắt đầu nhiều từ khi thông tuyến đường Phạm Văn Đồng. Tính toán cho thấy đường Phạm Văn Đồng đã trở thành đường vành đai trong từ Đông sang Tây. Thử thống kê, khoảng trên 50% xe hơi, 90% xe máy sử dụng tuyến đường Trường Sơn không vào sân bay. Cần phải đưa ra những giải pháp căn cơ mới giải quyết dứt điểm vấn đề”, đại diện Cụm cảng nhấn mạnh.
Đại diện UBND TP.HCM nhận định, giao thông đối ngoại của Tân Sơn Nhất ảnh hưởng cả đến tuyến đường Trường Sơn, Cộng Hoà. Tình trạng hiện nay là chỉ có 1 lối vào duy nhất, là trục độc đạo.
“Toàn bộ khu vực Gò Vấp, quận 12 đều phải đi đường này. Tuyến đường quanh sân bay phải vừa thực hiện chức năng giao thông đối nội, phải vừa giao thông đối ngoại. Có khoảng 5 nút giao phải xử lý ngay: Trường Sơn - Hồng Hà - Bạch Đằng; Trường Sơn -Nguyễn Oanh…dẫn đến ùn tắc dòng xe đi vào sân bay”.
Trịnh Đình Dũng, Tân Sơn Nhất, sân bay, mở rộng, ùn tắc giao thông, kẹt xe
Vị trí sân bay lưỡng dụng mới
Sau khi nghe báo cáo của các bộ ngành và TP.HCM, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định: “Tân Sơn Nhất tắc nghẽn trên không là do mặt đất, do nhà ga, đường lăn, từ sân bay về TP. Bãi đỗ máy bay hiện chỉ có 51 chỗ thì không thể tránh được việc tắc nghẽn so với thực tế nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá”.
“Bên cạnh nhiệm vụ quan trọng nhất là phải đảm bảo an toàn hàng không trong tình trạng khó khăn hiện nay, chúng ta phải giải bài toán: cải tạo nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là biện pháp hiệu quả nhất", Phó Thủ tướng khẳng định.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo, về ngắn hạn, đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Cục Hàng không Dân dụng, cơ quan chuyên môn phải đảm bảo tuyệt đối an toàn bay, cả dân sự và quân sự. Chúng ta chưa nâng cấp được thì phải quản lý thật tốt, hạn chế tình trạng máy bay phải bay chờ lâu. Về phía UBND TPHCM, phải chỉ đạo tập trung tổ chức giao thông ra vào sân bay hợp lý hơn.
“Về trung hạn, trong thời gian ngoài 1 năm, Bộ GTVT phối hợp Bộ Quốc phòng bàn bạc đưa ra phương án tối ưu nhất, nâng cấp mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ. Mở rộng Tân Sơn Nhất là phương án rất tiết kiệm...
Bộ GTVT phối hợp với Bộ Quốc phòng tìm nhà đầu tư để thực hiện việc mở rộng sân bay. Càng nhanh càng tốt, làm đến đâu báo cáo Chính phủ tiến độ đến đó. Tôi sẽ đôn đốc liên tục, một tuần gọi vài lần”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ GTVT phối hợp UBND TP.HCM nghiên cứu và tổ chức thực hiện đầu tư hệ thống giao thông kết nối vào sân bay. Làm sao phải hiệu quả nhất, nhanh nhất. Quan trọng nhất là vừa đầu tư, vừa tổ chức giao thông.
Bộ KHĐT, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng bàn phương án chuẩn bị phần vốn Nhà nước tham gia quá trình này: nâng cấp nhà ga, bãi đỗ, đường lăn, đường giao thông kết nối sân bay, việc di dời của quân đội…
Trong tuần tới trình Thủ tướng phương án nhà ga lưỡng dụng mới
Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng đã thống nhất phương án hợp tác xây dựng và cùng khai thác nhà ga mới và sân đỗ máy bay lưỡng dụng, có khả năng phục vụ 10-15 triệu hành khách/năm. Đây là phần sân bay Tân Sơn Nhất đang đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng, là sân đỗ của Lữ đoàn Không quân 917 và Lữ đoàn 918.
Theo phương án xây dựng, nhà ga hàng không lưỡng dụng mới có khoảng 15 vị trí đỗ sử dụng cầu ống, bổ sung thêm khoảng 40-50 bãi đỗ máy bay, nâng công suất lên 90-100 bãi đỗ, giải quyết được hệ thống đỗ tàu bay qua đêm hiện đang có nhu cầu rất lớn.
Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng cũng đang xem xét phương án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, đoạn từ Cộng Hoà vào sân bay lưỡng dụng mới. Phương án mở đường mới thông từ Hoàng Hoa Thám sang Phan Thúc Duyện cũng được đưa ra quyết định sớm.
Đại diện Bộ Quốc phòng thể hiện quan điểm cùng chia sẻ những vấn đề thực tế của Thành phố. Bộ Quốc phòng nhận định, phương án mở đường thêm rất hợp lý. Bộ đồng tình với phương án đất Quốc phòng xuyên ngang. Bộ Quốc phòng sẽ tính toán mức độ ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, rồi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
11/08/2016  11:26 
Việt Đông - Đinh Tuấn

Những ông chủ giấu mặt ở ‘phố Tàu’ Đà Nẵng

 Không khó để nhận ra khu “phố Tàu” nằm sát sân bay Nước Mặn. Một loạt nhà cao tầng mọc lên để kinh doanh khách sạn, nhà hàng, trên danh nghĩa là của người Việt nhưng thực chất do những ông chủ Trung Quốc giấu mặt điều hành trực tiếp.

Âm thầm góp vốn, giấu mặt điều hành
Tuyến phố nằm sát biển, cạnh sân bay Nước Mặn trên đường Võ Nguyên Giáp, được nhiều người dân Đà Nẵng gọi là khu phố Tàu. Bởi, ngoài tổ hợp khách sạn Crowne Plaza là dãy nhà hàng, khách sạn mọc lên do người Trung Quốc góp vốn làm chủ.
Thống kê của Phòng Tài nguyên - Môi trường, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng cho thấy, khu đất đó được quy hoạch phân lô nền biệt thự, với 246 lô. Trong đó, 77 lô ở những vị trí đắc địa đã được 7 công ty - do người Trung Quốc góp vốn với phía Việt Nam - thành lập và trực tiếp điều hành, mua đứt.
Đà nẵng, phố tàu, ông chủ trung quốc giấu mặt, đại gia trung quốc, sân bay nước mặn, trung quốc, người trung quốc mua đất đà nẵng
Hình ảnh khu đất biệt thự nằm sát sân bay Nước Mặn đã được nhiều người Trung Quốc núp bóng mua gom để đầu tư xây nhà hàng khách sạn.
Cụ thể, những công ty này gồm: Công ty TNHH TM Du lịch & DV V.N.Holiday sở hữu 24 lô; Công ty TNHH TM&DV Diệp Phúc Lợi 17 lô; Công ty TNHH TM & DV Hoàng Gia Trung 12 lô; Công ty TNHH Thương mại Du lịch và DV Silverk Park 4 lô; Công ty TNHH TM Du lịch & DV Nguyên Thịnh Vượng 10 lô; Công ty TNHH Silver Sea Triệu Nghiệp 7 lô và Công ty TNHH Du lịch TM và DV Golden Wyn 3 lô.
Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trên, chẳng hạn như Công ty V.N.Holiday có vốn điều lệ 40 tỷ đồng thì ông/bà Li Jinan, quốc tịch Trung Quốc, góp 19,2 tỷ đồng - tương đương 48%, còn lại 3 cổ đông Việt Nam chiếm 52%.
Còn Công ty Diệp Phúc Lợi có vốn điều lệ gần 200 tỷ đồng, thì Công ty Harvest View Inc Limeted (Trung Quốc) góp hơn 84 tỷ đồng, chiếm 42,35%; còn lại là 2 cổ đông Việt Nam.
Hay như công ty Nguyên Thịnh Vượng có vốn điều lệ là 20 tỷ đồng thì Công ty Hong Kong Hankey Enterpris Es Limited góp 9,8 tỷ đồng, chiếm 49%, còn lại là hai cổ đông Việt Nam.
Ngoài ra, một diện tích hàng chục ha đất sát biển thuộc khu phố Tàu cũng đã được chính quyền Đà Nẵng cấp cho công ty Sliver Shores (Trung Quốc) đầu tư loạt khách sạn cao tầng tại khu vực sân bay Nước Mặn.
Ngoài tổ hợp khách sạn Crowne Plaza xây dựng đưa vào khai thác sử dụng hơn 10 năm nay, hiện một tổ hợp khách sạn cao tầng JW Marriott đang được Sliver Shores đầu tư xây dựng có quy mô 2 khu, mỗi khu 18 tầng sắp được hoàn thành.
Đà nẵng, phố tàu, ông chủ trung quốc giấu mặt, đại gia trung quốc, sân bay nước mặn, trung quốc, người trung quốc mua đất đà nẵng
Cả khu vực này nằm bên tổ hợp khách sạn Crowne Plaza do người Trung Quốc làm chủ đã hình thành nên khu phố “Tàu” bên biển Đà Nẵng
"Con voi chui lọt lỗ kim"
Người dân Đà Nẵng cho rằng, việc người Trung Quốc đứng sau gom mua đất dọc ven biển giống như chuyện con voi chui lọt lỗ kim. Đó là điều không tưởng nhưng thực tế lại đang và đã diễn ra ở Đà Nẵng.
Lý giải vì sao người Trung Quốc thích thu gom đất khu vực sát biển, Giám đốc Sở KH-ĐT TP Đà Nẵng Trần Văn Sơn nói rằng, họ lợi dụng kẻ hở của pháp luật bằng việc góp vốn, mua cổ phần rất nhỏ tại các doanh nghiệp hoặc dự án để trở thành nhà đầu tư, sử dụng đất.
Ông Sơn thừa, nhiều dự án rất nhỏ được đại gia người Trung Quốc đầu tư đã xin thời hạn cấp đất lên đến 50 năm.
Trong khi đó, Thiếu tướng Trần Minh Hùng - nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5, khẳng định: toàn bộ tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa và Võ Nguyên Giáp là khu vực có vị trí quân sự trọng yếu, bất khả xâm phạm.
Còn ông Bùi Văn Tiếng - nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP. Đà Nẵng, nhấn mạnh: Việc người Trung Quốc mua gom đất tại khu vực ven biển này là điều không bình thường và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng - an ninh cần phải được xem xét, xử lý.
Giám đốc Sở KH-ĐT Đà Nẵng Trần Văn Sơn cũng kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư theo hướng quy định thời hạn hoạt động tối đa cho các dự án nhỏ, để cơ quan cấp chứng nhận đầu tư có cơ sở xử lý; bổ sung quyền cho cơ quan đăng ký đầu tư xem xét về tính khả thi, khả năng đáp ứng tài chính,... để xem xét và quyết định đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
11/08/2016  05:00 
Vũ Trung - Phước Nguyên