Thursday, February 13, 2014

Thông báo về việc kỷ niệm Ngày Biên Giới Việt Nam 17/2


Kính thưa đồng bào!

Cách đây đúng 35 năm, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã nổ súng tấn công trên toàn tuyến biên giới phía bắc, giết hại, làm bị thương hơn 60,000 binh lính và dân thường Việt Nam.

Cuộc chiến này nằm trong một âm mưu thôn tính nước ta, từ việc xâm chiếm Hoàng Sa trước đó tới xâm chiếm đảo Gạc Ma - Trường Sa sau này, rồi tuyên bố về đường lưỡi bò phi lý trên Biển Đông hiện nay.

Mặt khác, Trung Quốc không ngừng xâm lấn về kinh tế, văn hóa, lũng đoạn xã hội, muốn chúng ta mất cảnh giác, quên đi dã tâm của họ để từng bước đưa Việt Nam vào vòng nô lệ, phụ thuộc. Kết quả là truyền thông chính thống hầu như không đăng tin, nhiều người dân Việt Nam lãng quên và những liệt sĩ, thương binh cùng gia đình của họ chưa được tưởng niệm, tôn vinh một cách xứng đáng.

Lịch sử cần phải được tôn trọng, những người con đã hi sinh vì Tổ quốc cần phải được tôn vinh và nhân dân cần phải được thức tỉnh trước âm mưu bành trướng, bá quyền của Trung Quốc!

Thưa đồng bào!

Việt Nam có nhiều ngày kỷ niệm. Chúng ta có ngày nhà giáo, ngày thầy thuốc, ngày giải phóng, ngày quân đội, ngày công an... nhưng chưa có một ngày nhắc nhở chúng ta về chủ quyền, về lãnh thổ đang bị gặm nhấm một cách từ từ nhưng đầy nguy hiểm.

Vì vậy, chúng tôi đề nghị lấy ngày 17/2 là Ngày Biên Giới Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi mọi người hãy cùng tham gia lễ kỷ niệm Ngày Biên Giới Việt Nam để tưởng nhớ và tôn vinh những người con đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược!

Thời gian: Sáng Chủ Nhật, từ 9h00 - ngày 16/02/2014

Địa điểm: Tại tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm - Hà Nội

Đề nghị UBND thành phố Hà Nội cùng các lực lượng chức năng đảm bảo an toàn cho buổi lễ, không tổ chức lễ hội, hát hò, vui chơi thể thao và THI CÔNG trong khu vực quanh Hồ Gươm; không cản trở, gây khó dễ cho những người tham gia lễ kỷ niệm này.

Anh em No-U Hà Nội

Trân trọng kính báo!

Tiếp tục có ý kiến về nghị định cấm ‘hoa cài ngực’

Quy định "không dùng hoa, nơ cài ngực" có thể phù hợp với nhóm đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước. Còn đối với kênh xã hội, tự quản, không cho thực hiện là “quá lạm”.

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Lê Hồng Sơn vừa ký công văn gửi bộ trưởng và thứ trưởng Bộ Tư pháp, tiếp tục có ý kiến trở lại về nội dung nghị định số 145 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài. 

Sau khi có phản ứng từ dư luận, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên đã chủ trì một cuộc họp và khẳng định nghị định này “đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp; không đặt ra vấn đề sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế” và Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng đã “nhất trí” với kết luận này.

Công văn của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật nêu rõ sự “hoàn toàn đồng tình với chủ trương, quan điểm, mục đích cũng như đối tượng, phạm vi điều chỉnh và nhiều nội dung đã được quy định tại nghị định số 145” và tính cần thiết của nghị định này.

Tuy nhiên, Cục này cho rằng việc phân loại đối tượng điều chỉnh chưa thật sự khoa học, chính xác nên dẫn đến những quy định quá mức cần thiết. 

Việc “đặt ra các quy định chặt chẽ, cụ thể về thẩm quyền, thủ tục, trình tự, nội dung buổi lễ, nguyên tắc chi tiêu nhằm bảo đảm nguyên tắc trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, chống phô trương, hình thức, lãng phí và sâu xa, kể cả chống tham nhũng” đối với các chủ thể sử dụng ngân sách nhà nước là đúng và thuộc thẩm quyền của Chính phủ. 

Nhưng đối với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức kinh tế, là nhóm các tổ chức, đơn vị được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự quản về ngân sách thì “không nên can thiệp quá sâu, đặt ra những định chuẩn “quá lạm” trong việc tổ chức ngày lễ kỷ niệm, nghi thức đón nhận hình thức khen thưởng, thi đua của họ”.

Công văn viết: Ví dụ điển hình là các quy định tại điều 23 và điều 24 của nghị định số 145: về trang phục “không dùng phù hiệu, nơ, hoa cài ngực...”; hoặc tại điều 24 quy định về biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, chiêu đãi có ý “thời gian biểu diễn không quá 30 phút và được ghi rõ trong giấy mời”; “không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo); không tổ chức chiêu đãi”. 

Những quy định trên có thể phù hợp với nhóm đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước. Còn đối với nhóm đối tượng theo kênh xã hội, tự quản (tự chủ về kinh tế, kinh phí), không cho thực hiện như trong nghị định là “quá lạm”.
Theo Tuổi Trẻ

Chợ Hà Nội chưa biết sợ cúm H7N9

Dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đang có nguy cơ lây lan sang các tỉnh biên giới Việt Nam rất cao, trong khi dịch cúm A/H5N1 đang có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan cao, nhất là tại các chợ. Song, việc mua bán gia cầm sống tại chợ hiện nay vẫn khá nhộn nhịp bất chấp mối nguy dịch bệnh có thể bùng phát.

Tạm ngừng nhập khẩu gia cầm Trung Quốc
Tại cuộc họp khẩn về cúm gia cầm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) vào chiều ngày 13/2, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú Y cho biết, cúm A/H7N9 có nguồn gốc từ gia cầm, có đặc thù chưa gây bệnh lâm sàng với gia cầm nhưng lại lây truyền sang người và có tỷ lệ tử vong cao.  Tại chợ gia cầm ở TQ, tỷ lệ dương tính với cúm A/H7N9 nhiều hơn các loại khác. Nhiều mẫu phân tươi, chất thải, nước thải ở đây cũng phát hiện virus cúm A/H7N9. Ngoài ra, còn phát hiện ở một lượng nhỏ chim, bồ câu.
cúm, cúm-gia-cầm, cúm-A/H7N9, cúm-A/H5N1, chợ, virus, lây-lan, mua-bán, giết-mổ, gia-cầm-sống
Gia cầm sống tại chợ vẫn được mua bán, giết mổ tràn lan mà không qua kiểm dịch (Ảnh B.H)
Theo ông Đông, tại Trung Quốc, virus này xuất hiện từ 3/2013. Cho đến nay, có tới 330 ca bệnh, có trên 70 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành phố ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Hiện, bệnh lây lan tới Quảng Tây, có biên giới sát với 4 tỉnh biên giới Việt Nam.
Việc vận chuyển gà loại thải Trung Quốc từ phía Bắc xuống Nam có phát hiện virus. Vì vậy, nguy cơ virus cúm A/H7N9 xâm nhập vào VN trong thời gian tới là rất cao, đặc biệt là các tỉnh biên giới phía Bắc.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho biết, hàng ngày đều có người nhiễm virs cúm A/H7N9 ở Trung Quốc, cứ 4 người nhiễm có 1 người chết nên nguy cơ lây lan rất cao và nguy hiểm. Virus này tồn tại trên gia cầm nuôi, hoang dã và cả môi trường.
Ông đề nghị các tỉnh biên giới phía bắc triển khai ngay việc tạm dừng nhập khẩu gia cầm, các sản phẩm từ gia cầm từ Trung Quốc, kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn triệt để tình trạng buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm qua biên giới, kể cả dưới các hình thức cho, biếu, tặng.
Với virus cúm A/H5N1, gia cầm đều phát bệnh rồi chết nhưng riêng với virus cúm A/H7N9 thì gia cầm không có triệu chứng lâm sàng, không chết nên chúng ta chỉ có thể biết bằng cách xét nghiệm. Virus này tích lũy ở mật độ nhất định tạo nguy cơ cao nhiễm sang người. Hiện nay chưa có bằng chứng việc lây lan từ người sang người nhưng khi virus tập hợp mật độ cao thì nguy cơ lây lan rộng.
Bên cạnh mối nguy dịch cúm A/H7N9 có thể tràn sang Việt Nam thì tình hình dịch cúm A/5N1 cũng có diễn biến ngày càng phức tạp.
“Đây là thời điểm nhạy cảm để virus cúm có thể phát triển và lây lan trên diện rộng. Cả nước hiện đã phát hiện thêm nhiều ổ dịch cúm A/H5N1 mới. Đơn cử như các ổ dịch ở các tỉnh miền Trung (Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum), ngoài ra, ở miền Bắc cũng đã phát hiện thêm ổ dịch mới ở Nam Định”, ông Phát cho hay.
Nhộn nhịp chợ gia cầm sống
Nguy cơ bệnh dịch đang khiến nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, hoạt động mua bán, giết mổ gia cầm sống tại chợ vẫn diễn ra tràn lan mà không phải thông qua cơ quan kiểm dịch nào, các loại gia cầm mổ sẵn không có dấu kiểm dịch cũng được bày bán la liệt.
Ghi nhận tại chợ Nghĩa Tân, Thành Công, Đại Từ… trên địa bàn Hà Nội thấy chợ nào cũng có hàng chục hàng bán và giết mổ gia cầm sống. Hoạt động mua bán, giết mổ tại chỗ luôn tấp nập. Lông gà, lông vịt vứt bừa bãi, nước bẩn chảy lênh láng tại chợ. Không chỉ vậy, tại chợ Cầu Diễn, hoạt động mua bán, giết mổ gia cầm sống còn tràn ra cả quốc lộ 32 để tiện cho những người qua đường có thể ghé vào mua.
Tại chợ Đại Từ (Hoàng Mai), mấy ngày nay hoạt động mua bán gia cầm sống không những không giảm mà còn tăng lên khá mạnh, các quầy sạp bán mặt hàng này luôn nhộn nhịp khách mua.
Với lồng gà bày bán không có giấy kiểm dịch tại chợ Đại Từ, chị Thủy chủ hàng lúc nào cũng đon đả chào khách mua hàng và luôn miệng khẳng định với khách hàng rằng tất cả gà ở đây đều ngon, gà quê có nguồn gốc rõ ràng chứ không phải gà nhập lậu. “Cứ mua về ăn đi, chị đảm bảo cho”, chị nói.
Theo chị Thủy, mấy ngày hôm nay người dân đi lễ chùa cộng với sát với ngày rằm tháng Giêng nên nhu cầu của người dân mua gà tăng cao.
“Ngày hôm nay khách mua đông, tôi đã bán được trên 240 con gà các loại. Đứng bán không kịp nên tôi phải thuê một người chuyên ngồi giết mổ mới kịp cho khách lấy hàng”, chi Thủy chia sẻ.
Tương tự, tại các chợ khách, các chủ hàng bán gia cầm sống đều cho biết, mấy ngày gần đây gà bán chạy chẳng khác mấy ngày giáp Tết do nhu cầu người dân mua về cúng rằm tháng giêng tăng cao. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận rằng, các loại gia cầm sống bán tại chợ hầu hết đều được vận chuyển từ quê lên với những lồng gà chứa 100-200 con nên không qua kiểm dịch bao giờ.
Trong khi đó, hầu hết người tiêu dùng khi được hỏi về vấn đề mua gà không có dấu kiểm dịch tại chợ trước tình trạng dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ bùng phát và lây lan trên diện rộng thì họ đều cho rằng đây không phải là lần bùng phát dịch đầu tiên, vào ngày lễ cần dùng tới gà thì vẫn cứ phải mua chứ không thể tránh được.
Sẽ đóng cửa chợ nếu phát hiện mẫu gia cầm dương tính với virus cúm
Cục trưởng Cục Thú Y cho biết, với các mẫu dương tính ở các chợ, phải dừng hoạt động chợ ít nhất 7 ngày để điều tra, xác minh nguồn gốc. Lấy mẫu các vật phẩm trong chợ, tiêu độc khử trùng… Trong trường hợp phát hiện mẫu ở các trại chăn nuôi thì phải tiêu hủy, đóng cửa trại ít nhất 21 ngày, vệ sinh tiêu độc khử trùng. Ở các địa điểm có yếu tố dịch tễ liên quan, cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động tiêu thụ gia cầm”, ông Đông nhấn mạnh.
Bảo Hân

Cám cảnh học sinh ăn cơm muối, ở lều tranh

Nhiều học sinh ở chen chúc trong những lều tranh tạm bợ nhỏ xíu. Để duy trì việc học tập, các em phải sống qua ngày với những bữa cơm thiếu đói, có khi chỉ là bát cơm ăn với muối trắng, nước lã.

Nhiều năm nay, học sinh Na Ngoi thuộc huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngày ngày vẫn phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thiếu thốn để được đến trường học chữ.
Từ ngã 3 Lưu Kiền giao quốc lộ 7A vượt chừng 40km đường đèo đốc hiểm trở, nhiều quãng phải đi bộ, chúng tôi mới đến được Trường THCS Dân tộc bán trú xã Na Ngoi, nằm hút giữa bản làng người H’Mông.
Thầy giáo Nguyễn Thế Hiền, Hiệu trường Trường THCS Dân tộc bán trú Na Ngoi cho biết, toàn trường có 411 học sinh thuộc 4 khối học, chủ yếu là con em đồng bào dân tộc H’Mông. Năm học 2013 – 2014, trường có 13 lớp nhưng mới chỉ có 10 phòng học.
Bên trong ngôi trường nhỏ bé, hàng trăm học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số ngày ngày vẫn phải học tập trong điều kiện vật chất thiếu thốn.
Thầy Hiền cho biết, do điều kiện trường học quá xa nhà, hơn 100 học sinh đã phải dựng lều tranh ở bán trú. Hàng chục túp lều tranh nứa nhỏ xíu và tạm bợ, là nơi trú ngụ, ăn ở của các em để bám lấy trường nuôi ước mơ học hành.
Mỗi túp lều vài ba học sinh ở ghép, thậm chí có lều đến 7 - 8 em cùng sống nương tựa vào nhau. Bố mẹ ở xa không mấy khi đến thăm được, các em phải tự bươn chải. Sáng tới lớp, chiều bắt cá, kiếm củi, bẻ măng để sống qua ngày.
Bữa ăn của các em hầu như chỉ có cơm trắng, muối tiêu và nước lã, họa hoằn lắm mới có vài con cá bống nhỏ kho mặn, do chính tay các em học sinh bắt được dưới suối.
“Nhà trường đã cố gắng hết khả năng của mình để cho học sinh được học tập tốt nhất có thể. Hiện tại nhờ hỗ trợ chúng tôi mới chỉ lo cho các em được bữa ăn trưa. Bữa sáng và bữa tối các em phải tự túc. Thấy bữa ăn, chốn ngủ học sinh mình như thế, tôi thương lắm nhưng chẳng còn biết xoay sở ra sao. Rất mong có cơ quan đoàn thể nào hỗ trợ cho các em” – thầy hiệu trưởng Nguyễn Thế Hiền ngậm ngùi.
học sinh miền núi, cơm trắng, thiếu đói, Kỳ Sơn, nghèo khó, đi học
Trường THCS Dân tộc bán trú Na Ngoi (xã Na Ngoi, Kỳ Sơn) còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất học tập, sinh hoạt.

học sinh miền núi, cơm trắng, thiếu đói, Kỳ Sơn, nghèo khó, đi học
Các em học sinh người H’Mông phải vượt qua rất nhiều khó khăn để được đến trường.
học sinh miền núi, cơm trắng, thiếu đói, Kỳ Sơn, nghèo khó, đi học
 Khoảng 100 học sinh của trường thuộc diện bán trú phải ở ghép với nhau trong những túp lều tranh chật hẹp, nhếch nhác, tự nương tựa vào nhau vì gia đình ở xa rất ít khi có điều kiện đến thăm. Dù rất cố gắng, nhà trường cũng chỉ lo được cho các em mỗi ngày 1 bữa cơm tập thể (bữa cơm trưa), còn lại các em phải tự lo liệu.
học sinh miền núi, cơm trắng, thiếu đói, Kỳ Sơn, nghèo khó, đi học
học sinh miền núi, cơm trắng, thiếu đói, Kỳ Sơn, nghèo khó, đi học
Các nhân viên chuẩn bị bữa cơm trưa tập thể cho học sinh ăn tại phòng ăn của nhà trường.
học sinh miền núi, cơm trắng, thiếu đói, Kỳ Sơn, nghèo khó, đi học
 Những túp lều tranh tạm bợ dựng quanh trường học ở Na Ngoi.3, 4 thậm chí có chỗ đến 8 em học sinh ở ghép với nhau trong những túp lều như thế này. Các em tự đi kiếm củi, gùi nước, bẻ măng để sống qua ngày, bám trường học chữ.
học sinh miền núi, cơm trắng, thiếu đói, Kỳ Sơn, nghèo khó, đi học
Bên trong những túp lều tranh tạm bợ, nơi trú ngụ của hàng trăm học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Na Ngoi, Kỳ Sơn.
học sinh miền núi, cơm trắng, thiếu đói, Kỳ Sơn, nghèo khó, đi học
Giường ngủ cũng là góc học tập của các em.
học sinh miền núi, cơm trắng, thiếu đói, Kỳ Sơn, nghèo khó, đi học
Bữa cơm thiếu đói của các em học sinh ở Na Ngoi. Rất hiếm khi các em có thức ăn, chủ yếu là cơm trắng, muối tiêu và nước lã.
học sinh miền núi, cơm trắng, thiếu đói, Kỳ Sơn, nghèo khó, đi học
  • Cao Thái – Trần Văn

“Dùng chất gây ung thư”..Starbucks Việt Nam lên tiếng!

SOHA- 14/02/2014   -Chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks ở Trung Quốc thừa nhận sử dụng chất gây ung thư trong quá trình sản xuất các sản phẩm bánh ngọt đã khiến người tiêu dùng Việt Nam hoang mang.


Bà Nguyễn Trần Anh Chi, phụ trách marketing Starbucks Việt Nam đã xác nhận với phóng viên rằng, dịch vụ thực phẩm tại Việt Nam không chứa thành phần này.
Cũng theo bà Chi, một số sản phẩm được bán trong các cửa hàng Starbucks hiện đang chứa thành phần này, và điều này thay đổi khu vực theo vùng.
Starbucks liên tục lắng nghe phản hồi của khách hàng và phấn đấu để đáp ứng mong đợi của họ thông qua những đổi mới trong các thành phần và công thức nấu ăn của mình.
Do đó, trước những phản ứng khá gay gắt của người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc, Starbucks toàn cầu đã quyết định, từng bước loại bỏ thành phần này trong các sản phẩm tại các chuỗi Starbucks trên toàn thế giới.
“Dùng chất gây ung thư”, Starbucks Việt Nam lên tiếng
Azodicarbonamide là một loại hóa chất sử dụng để sản xuất đế giày và thảm tập yoga và được phép sử dụng trong quá trình chế biến bánh ngọt nhằm tẩy trắng bột mì và tăng độ mềm, xốp cho bột.
Tuy nhiên, trong quá trình chế biến thực phẩm (nướng bánh) nó có thể sản sinh ra chất gây ung thư.
Do đó, tại nhiều quốc gia như Mỹ, Brazil, Canada và Trung Quốc có cho sử dụng nhưng cần phải theo dõi thật nghiêm ngặt, với quy định, hàm lượng azodicarbonamide được sử dụng trong thực phẩm không được quá 0,0045% mỗi kg.
Thậm chí, tại Singapore, Úc, Nhật Bản và EU đã cấm sử dụng chất này trong chế biến thực phẩm.
Không chỉ có Starbucks mà chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Subway cũng đã thừa nhận sử dụng phụ gia trên trong sản phẩm bánh mì của họ ở thị trường Bắc Mỹ. Tuy nhiên trước sự lên án gay gắt của giới truyền thông quốc tế, họ đã phải ngưng sử dụng chất này. Còn hãng McDonald\'s và Burger King thì sử dụng chất này trong việc chiế biến các loại bánh mì.
Hiện Starbucks Việt Nam đã có 3 cửa hàng tại TP.HCM, và đang chuẩn bị mọi khâu cuối cùng để tiến quân ra thị trường Hà Nội, dự kiến sẽ khai trương trong quý II/2014.

Mỹ cam kết giúp Philippines đối đầu Trung Quốc

Thứ Năm, 13/02/2014 21:38

(NLĐO) – Một tư lệnh hải quân Mỹ hôm 13-2 cho biết sẽ hỗ trợ Philippines trong trường hợp nước này xảy ra xung đột với Trung Quốc do tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông

Đô đốc Jonathan Greenert, người chỉ huy các hoạt động của Hải quân Mỹ, đưa ra cam kết trên tại buổi nói chuyện với sinh viên Trường Đại học Quốc phòng Quốc gia Philippines.
“Tất nhiên, chúng tôi sẽ giúp các bạn” - ông Greenert khẳng định khi được hỏi nếu xảy ra xung đột giữa Trung Quốc với Philippines xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Ông Greenert nói: “Tôi không biết Mỹ sẽ giúp đỡ Philippines như thế nào nhưng Mỹ có nghĩa vụ hỗ trợ Philippines bởi 2 nước đã ký hiệp ước với nhau. Chỉ có điều, hiện tôi không rõ khả năng giúp đỡ của Mỹ trong trường hợp này là gì”.

Đô Đốc Jonathan Greenert. Ảnh: Reuters
Đô đốc Jonathan Greenert. Ảnh: Reuters

Trước đó, Philippines đã đưa vấn đề tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án quốc tế để xét xử theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối tham gia và cáo buộc Manila "chiếm đóng" các đảo của Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông.
Đô đốc Greenert cho biết Mỹ ủng hộ vụ kiện của Philippines và phản đối hành vi hung hăng của Trung Quốc, đồng thời sẽ làm việc với các đồng minh để duy trì tự do hàng hải. Mỹ đã lên tiếng phản đối những động thái của Trung Quốc trong vài tháng gần đây, trong đó có việc áp đặt vùng nhận dạng phòng không ở Đông Bắc Á và ban hành những quy định hạn chế đánh cá ở biển Đông. 
Theo ông Greenert, Mỹ đang triển khai thêm nhiều tàu chiến đến châu Á - Thái Bình Dương để phục vụ cho chiến lược xoay trục sang khu vực này. Mỹ hy vọng số tàu chiến ở Tây Thái Bình Dương sẽ tăng từ khoảng 45-50 chiếc hiện nay lên 60 chiếc trong thời gian tới. 

Xuân Mai (Theo Reuters)

Tháo chạy khỏi các dự án tỉ đô

Tháo chạy khỏi các dự án tỉ đô

Thứ Năm, 13/02/2014 10:29

Nhiều dự án trị giá hàng tỉ USD hứa hẹn sẽ vực dậy nền kinh tế ở các địa phương đã phá sản do nhà đầu tư ngoại rút lui vì nhiều lý do

Sau 7 năm khảo sát, Công ty Tata Steel thuộc Tập đoàn Tata (Ấn Độ) đã phát đi thông tin cho biết sẽ rút khỏi dự án thép có tổng vốn đầu tư 5 tỉ USD ở Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.
7 năm vẫn chưa có giấy chứng nhận đầu tư
Năm 2007, Tata Steel chính thức ký biên bản ghi nhớ hợp tác dự án tổ hợp luyện cán thép 5 tỉ USD ở Khu Kinh tế Vũng Áng. Đến tháng 8-2008, biên bản hợp tác kinh doanh giữa các bên được ký kết. Theo đó, Tập đoàn Tata góp 65% vốn, Tổng Công ty Thép Việt Nam và Tổng Công ty Xi măng Việt Nam góp 35% vốn. Theo thỏa thuận, liên doanh thép sẽ nắm 30% mỏ quặng sắt Thạch Khê (tỉnh Hà Tĩnh). Dự án được chia làm 3 giai đoạn, hoàn tất năm 2018.
Việc ký kết biên bản ghi nhớ và biên bản hợp tác của dự án của Tập đoàn Tata hứa hẹn đem lại hiệu quả lớn cho tỉnh Hà Tĩnh cũng như ngành sản xuất thép trong nước. Tuy nhiên, sau 7 năm khởi động, trang web businessworld.in của Ấn Độ mới đây đưa tin Tata sẽ chính thức rút khỏi dự án.

Nhà thầu Trung Quốc rút lui nên Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn phải ngừng thi công trong thời gian dài Ảnh: HOÀNG DŨNG
Nhà thầu Trung Quốc rút lui nên Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn phải ngừng thi công trong thời gian dài.Ảnh: HOÀNG DŨNG
Ông Nguyễn Đình Vân, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng, cho biết hiện ban quản lý dự án chưa nhận được văn bản chính thức nào từ Tata về việc chấm dứt dự án. Tuy nhiên, theo ông Vân, khái toán tiền giải phóng mặt bằng của dự án là khoảng 700-800 tỉ đồng, còn tổng các chi phí khác lên đến khoảng 5.000 tỉ đồng. Tỉnh không đủ kinh phí nên đã báo cáo trung ương xin hỗ trợ nhưng trung ương trả lời không có nguồn. Dự án đang trong thời gian khảo sát, nghiên cứu và hiện vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong khi đó, ông Võ Kim Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, khẳng định: “Việc rút lui dự án là chủ đầu tư chủ động. Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã làm việc và tạo mọi điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện dự án rồi”.
Vướng cơ chế
Tại tỉnh Quảng Nam, Tập đoàn Hyundai (Hàn Quốc) vừa đề nghị chấm dứt hợp tác với Công ty CP Ô tô Trường Hải trong dự án nhà máy sản xuất và chế tạo động cơ Chu Lai - Trường Hải. Ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, xác nhận nguyên nhân do thời hạn ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa 2 bên đã kết thúc trong khi nhà máy chưa hoàn thành. “Dự án chậm triển khai đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của họ nên họ không chấp nhận đầu tư nữa. Hiện tỉnh vẫn giữ quan hệ với tập đoàn để sau này yêu cầu được tiếp tục hợp tác” - ông Thu nói.
Theo kế hoạch, nhà máy sản xuất và chế tạo động cơ Chu Lai - Trường Hải được xây dựng tại Khu Công nghiệp - hậu cần cảng Tam Hiệp (huyện Núi Thành) với diện tích 11,092 ha, tổng vốn đăng ký 2.643 tỉ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013, bắt đầu sản xuất vào đầu năm 2014. Dự án này được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép hưởng chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm.
Dự án chậm triển khai ngoài một phần do khó khăn về tài chính còn vướng phải cơ chế. Theo Quyết định 49/2011/QĐ-TTg ngày 1-9-2011 về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải cho việc sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô - xe máy mới, thời điểm áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 bắt đầu vào tháng 1-2017. Trong khi đó, do một số khó khăn về tình hình vay vốn, công ty dự kiến hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động tháng 12-2014. Vì vậy, thời gian áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 chỉ còn lại hơn 2 năm, quá ngắn so với tuổi đời của dự án.
Đừng quên bài học cũ
Theo GS Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thỉnh thoảng có dự án FDI không thực hiện đầu tư như cam kết thì phải xem xét ở cả 2 khía cạnh để làm rõ nguyên nhân.
Một là, phía Việt Nam thẩm định, lựa chọn nhà đầu tư không kỹ lưỡng nên cấp phép cho nhà đầu tư không đủ năng lực; nhà đầu tư không có ý định thực hiện dự án mà chỉ muốn lợi dụng ưu đãi hấp dẫn trong chính sách thu hút FDI để đầu tư rồi bán “suất” kiếm lời. Trước đây, Việt Nam từng có nhiều dự án tỉ USD vào để “chiếm chỗ”, nhất là dự án bất động sản.
Về trường hợp của Tata, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã thẩm định và nhận thấy ý đồ của nhà đầu tư không phải là xây dựng nhà máy mới mà chỉ mua lại các nhà máy cũ. Tuy nhiên, phía Tata vẫn mong muốn đầu tư nên tỉnh Hà Tĩnh không thể từ chối. Do đó, việc Tata rút khỏi Việt Nam sau 7 năm làm thủ tục đầu tư cũng dễ hiểu vì dự án này không phải tiến hành theo chiến lược kinh doanh của họ. Với các địa phương, cần phải luôn nhớ bài học cũ là khi quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư, phải xem xét dự án có phù hợp với chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư hay không.
Hai là, cũng có dự án muốn đầu tư nghiêm túc nhưng chúng ta cấp phép chậm, không đúng thời hạn làm họ lỡ mất cơ hội đầu tư.
Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, TS Nguyễn Đình Cung, cho rằng Việt Nam từng tự hào khi thu hút được nhiều dự án FDI tỉ USD nên khi có những dự án lớn rút vốn, dư luận không khỏi lo ngại. Những dự án tỉ USD rút vốn gần đây là do giữa 2 bên (nhà đầu tư và Chính phủ hoặc địa phương tiếp nhận đầu tư) không tìm được tiếng nói chung để thỏa mãn quyền lợi của nhau. Đặc biệt là trong các dự án rút vốn gần đây, có những nhà đầu tư nhắm đến đất đai rẻ, môi trường tốt nhảy vào kiếm cơ hội đầu cơ nhưng khi thấy không còn cơ hội thì tháo chạy.
“Tôi cho rằng việc một số dự án lớn gần đây rút khỏi Việt Nam không ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của Việt Nam” - GS Nguyễn Mại đánh giá. 

Thiệt hại lớn vì nhà đầu tư dỏm
Trước đó, tại tỉnh Quảng Nam, nhà thầu - Tổng Công ty Thiết bị nặng Trung Quốc (CHMC) bất ngờ rút khỏi dự án Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn khiến công trình này bị “đắp chiếu” thời gian dài, gây thiệt hại đáng kể. Ông Mai Xuân Hạ, Chánh Văn phòng Công ty CP Than - Điện Nông Sơn, đơn vị trực tiếp quản lý Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn, cho biết sau khi CHMC thi công tổng thể dự án mới chỉ được 56% thì đến tháng 4-2012, nhà thầu này dừng thi công hẳn và rút toàn bộ trên 300 công nhân về nước. Sở dĩ CHMC dừng thi công do họ điều hành công việc không tốt, thiếu nỗ lực trong thi công và luôn trong tình trạng thiếu hụt về tài chính, do đó không thanh toán kịp thời cho các nhà thầu phụ, dẫn đến tranh chấp làm cản trở thi công.


ĐỨC NGỌC - TÔ HÀ - HOÀNG DŨNG - TRẦN THƯỜNG

Xe tải lật nghiêng cháy như đuốc đường cao tốc Thăng Long

Một chiếc xe tải đi ngược chiều sau khi đâm vào xe taxi đã bị lật và bất ngờ bốc cháy sáng 14/2 tại Hà Nội.
Khoảng 7h sáng nay (14/2), chiếc xe tải 1,5 tấn đi ngược chiều trên cao tốc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) đấu đầu với một xe taxi, rồi lật nghiêng và bất ngờ bốc cháy gần một siêu thị nội thất.
Chỉ khoảng 5 phút sau đó, ngọn lửa bao trùm toàn bộ và thiêu rụi chiếc xe tải. Tài xế đã kịp thoát ra ngoài an toàn.
Cú va chạm cũng khiến chiếc taxi bị hư hỏng nặng.
Dù lực lượng cứu hỏa nhanh chóng khống chế được ngọn lửa nhưng phần lớn chiếc xe tải bị thiêu rụi.
Vụ tai nạn đã khiến các phương tiện phải dừng lại, chiều đi Nội Bài bị ùn ứ và gặp khó khăn. Nhận được tin báo, lực lượng PCCC và CSGT đã có mặt tại hiện trường để xử lý vụ việc.

Hoa mắt với phí ngân hàng

Thứ Năm, 13/02/2014 21:14

Khách hàng giao dịch qua hệ thống ngân hàng: máy ATM, dịch vụ ngân hàng điện tử, qua điện thoại, tại quầy… ngày càng phổ biến và cũng tỉ lệ thuận với mức phí của các ngân hàng

Vừa đăng ký xong dịch vụ ngân hàng (NH) điện tử - internet banking của một NH thương mại ở TP HCM,  chị Phương (ngụ quận 9) lập tức bị trừ 176.000 đồng phí sử dụng trong 1 năm.
Giao dịch là mất phí!
Nhân viên NH này giải thích mức phí bắt đầu được thu theo quy định của NH từ tháng 9-2013, trước đó dịch vụ này miễn phí đăng ký. “Mới đăng ký dịch vụ, tôi còn chưa kích hoạt tài khoản để sử dụng đã nhận được tin nhắn NH báo trừ tiền” - chị Phương than. Đây chỉ là phí đăng ký sử dụng dịch vụ, còn mỗi lần giao dịch, khách hàng phải mất phí.
Chủ thẻ phải trả đủ loại phí khi giao dịch trên máy ATM Ảnh: HỒNG THÚY
Chủ thẻ phải trả đủ loại phí khi giao dịch trên máy ATM Ảnh: HỒNG THÚY
Dịch vụ internet banking hiện được nhiều NH triển khai, giúp khách hàng có thể chuyển khoản tiện lợi bất kể thời gian, chuyển khoản liên NH với hạn mức số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng nhưng mức phí không hề rẻ. Hiện mức phí phổ biến của các NH qua internet banking như chuyển khoản bằng VNĐ cùng hệ thống nhưng khác tỉnh, thành phố là 10.000 đồng/lần, chuyển khoản ngoài hệ thống cùng tỉnh, thành phố tối thiểu là 15.000 đồng/lần và khác tỉnh, thành phố tối thiểu là 20.000 đồng/lần, chuyển khoản liên NH theo số thẻ là 5.000 đồng/lần… Nếu khách hàng chuyển khoản trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nộp tiền mặt vào tài khoản còn bị thu thêm phí kiểm đếm tối thiểu từ 10.000 - 15.000 đồng/lần.
Đầu năm 2014, NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) bất ngờ thông báo thu phí giao dịch nội mạng qua internet banking thay vì miễn phí như trước. Khách hàng chuyển tiền nội mạng sẽ mất 3.300 đồng/giao dịch, ngoại mạng 11.000 đồng/giao dịch. Với dịch vụ SMS banking, báo số dư qua tin nhắn điện thoại, mỗi tháng khách hàng của Vietcombank mất 8.800 đồng...
Theo quy định, NH được quyền thu các loại phí dịch vụ nhưng nhiều khoản phí rất vô lý mà khách hàng đành chịu. Cách đây không lâu, chị Lê Thị Loan (ngụ quận 2, TP HCM) mở sổ tiết kiệm kỳ hạn tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Đông Sài Gòn. Ngày đáo hạn, chị ghé Phòng Giao dịch Agribank Chi nhánh Biên Hòa (Đồng Nai) yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm, lấy tiền mặt và bị thu phí 0,05% tổng số tiền. “Đây là tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm, nay đến hạn tất toán, tôi không gửi tiếp mà rút ra cũng bị mất phí thật vô lý. Gửi 130 triệu đồng mà rút ra mất đến 65.000 đồng phí. Vậy mà nhân viên NH trả lời: Nếu muốn miễn phí, chị phải lên đúng chi nhánh mở sổ tiết kiệm” - chị Loan bức xúc.
Mỗi lần nhắc đến chuyện phí NH, chị Mai Ngọc (ngụ quận 7, TP HCM) lại bực mình. Tài khoản của chị Ngọc mở tại Agribank. Một lần cháu gái chị từ Hà Nội chuyển tiền vào nhờ mua nhà, chị đến một phòng giao dịch Agribank trên địa bàn quận 2 yêu cầu chuyển 10 tỉ đồng tiền mua nhà cho khách hàng có tài khoản tại Agribank Chi nhánh Chợ Lớn. Nhân viên NH cho biết chị sẽ mất phí kiểm đếm là 0,015% tổng số tiền (tối đa 330.000 đồng). “Tiền trong tài khoản của tôi chuyển cho đối tác cùng NH mà cũng tốn phí. Cuối cùng, tôi phải rút toàn bộ số tiền trong tài khoản ra, đem đến Chi nhánh Chợ Lớn để nộp vào tài khoản đối tác” - chị Mai Ngọc phàn nàn.
Khách hàng: “Trứng nằm trong rổ”
“Hoa mắt” nhất có lẽ là mức phí đối với khách hàng giao dịch trên máy ATM. Từ ngày 1-3-2013, theo Thông tư 35 của NH Nhà nước, các NH thương mại được phép thu cả phí rút tiền ATM nội mạng. Theo đó, khi giao dịch qua ATM, khách hàng sẽ tốn đủ thứ phí như phí rút tiền nội mạng, chuyển khoản, in sao kê, vấn tin. Ngoài ra, khách hàng có thẻ ATM còn mất phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí cấp lại mã PIN, phí cấp lại thẻ, phí xác nhận số dư tài khoản thẻ… NH TMCP Đông Á có thêm dịch vụ gửi tiền qua phong bì tại ATM khá tiện lợi nhưng chủ thẻ cũng phải mất 4.400 đồng/lần. Kết quả, mỗi tài khoản khách hàng sử dụng phải gánh cả chục loại phí.
Theo lộ trình thu phí thẻ ATM tại Thông tư 35 của NH Nhà nước, năm 2014, các NH thương mại được phép thu 2.000 đồng/lần phí rút tiền nội mạng và có thể tăng lên 3.000 đồng/lần vào năm 2015. Đối với các loại phí khác, NH thương mại được tự quy định nên mức phí mỗi NH không giống nhau, thậm chí không ít NH còn đẩy mạnh thu phí dịch vụ. Tuy nhiên, không phải mức phí nào cũng tương xứng với chất lượng. Rõ nhất là chuyện về máy ATM, mỗi dịp lễ, Tết, tình trạng nghẽn mạng, máy hết tiền, máy nuốt thẻ, tiền rách vẫn xảy ra nhưng phí ngày một tăng. Có chủ thẻ phải chờ hàng giờ để rút tiền nhưng tới lượt thì máy… hết tiền!
Phó tổng giám đốc một NH TMCP giải thích theo nguyên tắc, sử dụng dịch vụ phải trả phí. Nhưng với NH có ít khách hàng và đang cần phát triển, quảng bá thương hiệu sẽ miễn phí để thu hút. Ngược lại, những NH xây dựng được lượng khách hàng lớn sau một thời gian miễn phí sẽ chuyển sang khai thác phí dịch vụ một cách tối đa để thu lợi nhuận. Khoản phí dịch vụ thường chiếm từ 10%-15% doanh thu của NH. “Phí dịch vụ là khoản dễ thu và lại ít rủi ro nhất cho NH, trong khi lợi nhuận thu về không hề nhỏ, nhất là với NH có đông khách hàng” - vị này nhận xét.
Nên hỏi rõ mức phí
Theo quy định, các NH phải niêm yết công khai các mức phí dịch vụ tại quầy, điểm giao dịch, chi nhánh. Vì vậy, khách hàng khi đến NH giao dịch cần hỏi rõ mức phí, tìm hiểu mức phí để tránh bị thu sai hoặc không rõ gây hiểu lầm. Với các dịch vụ tiện ích, nhiều NH sau thời gian đầu miễn phí sẽ tiến hành thu phí, khách hàng cũng cần hỏi kỹ để tránh đăng ký sử dụng dịch vụ rồi bị trừ tiền mới biết.

LINH ANH