Nước thải sinh hoạt hôi thối hằng ngày đổ thẳng ra vịnh Hạ Long qua hàng chục cửa cống nằm trải dài trên tuyến đường bao biển quanh TP.Hạ Long. Ảnh: NGUYỄN HÙNG
LAO ĐỘNG-02/07/2018
Hiện, trên giấy tờ, mới chỉ có 20% nước thải sinh hoạt trên địa bàn TP.Hạ Long được xử lý trước khi đổ ra vịnh Hạ Long. Vì thế, dọc tuyến đường bao biển tuyệt đẹp quanh TP biển này luôn trong tình trạng hôi thối nồng nặc.
Đó cũng là lý do vì sao hè nóng bức nhưng người dân Hạ Long không dám xuống biển tắm dù nhà chỉ cách bãi biển vài mét.
Nước thối và ngập rác
Nhà anh Phạm Mạnh Hưng – ở phường Hồng Hải, nằm trên trục đường bao biển đẹp nhất Hạ Long – nhưng rất lâu rồi anh chưa xuống biển tắm, vì nước biển ven bờ quanh năm hôi thối và ngập rác.
Giữa cái nắng nóng như đổ lửa mấy ngày qua, đợi thủy triều lên cao, anh quyết định xuống tắm thử, bởi anh nghĩ nước lên sẽ hòa loãng sự ô nhiễm, hôi thối của nước biển. Tuy nhiên, dù đã ra xa hàng chục mét, nước biển vẫn một màu đen nhờ nhờ, tanh tưởi. Những khu vực gần miệng cống, dòng nước từ trong đổ ra một màu đen xì kèm theo rác rưởi. Không đầy một phút, người anh dính đầy chất đen nhớp nháp. Vừa kỳ cọ xong, những chất đen có lại bám đầy người. Vừa bơi, anh vừa lấy tay gạt rác đang trôi nổi ở khắp nơi, đến nỗi có lúc miệng ngậm phải rác.
Dẫu vậy, dọc bờ biển dài hàng chục kilômét, từ phường Cao Xanh cho tới Hồng Hải, người dân vẫn ngâm mình dưới biển, bởi bãi tắm duy nhất của Hạ Long – bãi tắm Bãi Cháy – thì ở quá xa đối với cư dân 14 phường của khu vực Hòn Gai.
“Từ nhà tôi sang bãi tắm Bãi Cháy ít nhất 10km; dân Hà Phong, Hà Tu sang đó chắc phải 15-20km. Cũng có người sang tận Bãi Cháy để tắm, trong khi nhà chỉ cách bờ biển vài bước chân, mà cảnh quan lại đẹp hơn. Tuy vậy, số đó không nhiều, đành liều tắm bãi biển gần nhà” – anh Hưng chia sẻ.
Ông Trần Xuân Bắc, trú tại phường Bạch Đằng, cho biết, lần nào tắm biển gần nhà cũng ngứa toàn thân, nên từ lâu, ông chọn bể bơi. Những bể bơi của Cty than Núi Béo, trường THPT Lê Thánh Tông, chỉ cách bờ biển vài trăm mét, cuối giờ chiều lúc nào cũng chật cứng. Họ “thèm” biển lắm, nhưng sợ sự ô nhiễm kinh hoàng của biển.
“Bờ biển dài và đẹp như vậy, nhưng lại không có một bãi tắm nào. Có xuống tắm thì cũng chỉ là liều thôi vì như bơi trong rác và nước thải. Vô lý lắm” – ông Sơn bức xúc.
Bờ biển sạch – giấc mơ xa vời?
Chúng tôi cũng đã nhiều lần “khảo sát” các bãi tắm tự phát từ Vựng Đâng, phường Cao Xanh cho tới khu vực Cột 8, phường Hồng Hà. Nước cạn, tại hàng chục miệng cống dọc đường bao biển, lồ lộ những dòng nước đen ngòm, hôi thối kinh hoàng. Nước lên, từ những miệng cống đó, đủ các loại rác rưởi đổ ra biển không ngớt.Theo đại diện Cty Môi trường đô thị Hạ Long, lượng nước sinh hoạt đổ ra vịnh Hạ Long mỗi ngày khoảng 15,5 nghìn mét khối, nhưng chỉ có khoảng 20% nước thải sinh hoạt được xử lý trước khi đổ ra vịnh Hạ Long. Kết quả này là nhờ dự án xử lý nước thải sinh hoạt trị giá 30 triệu USD do Chính phủ Đan Mạch tài trợ năm 2008.
Tuy nhiên, thực tế, tỉ lệ nước thải được xử lý ngày một thấp đi bởi nhiều khu đô thị lấn biển, các khu chung cư cao tầng… ồ ạt xuất hiện, trong đó nhiều khu dân cư mới không có hệ thống xử lý nước thải riêng hoặc không đấu nối vào hệ thống thu gom xử lý nước thải của thành phố. Đáng chú ý, tại những khu vực này, tốc độ xây dựng khá cao.
Hiện, tỉnh Quảng Ninh đang làm hồ sơ vay vốn ODA của Nhật Bản cho dự án xử lý nước thải sinh hoạt TP.Hạ Long, trị giá khoảng 150 triệu USD. Trong đó, vốn vay ODA dự kiến là 125 triệu USD, số còn lại là vốn đối ứng. Theo thiết kế, dự án khi đi vào hoạt động, sẽ thu gom và xử lý cơ bản nước thải sinh hoạt của thành phố đạt mức độ thuộc diện tốt nhất hiện nay trước khi đổ ra vịnh Hạ Long. Nhưng, do nằm khác hướng tuyến, nên nước thải sinh hoạt của 2 phường Tuần Châu và Việt Hưng sẽ không được đấu nối vào dự án, trong khi Tuần Châu – vừa là điểm du lịch, vừa là cảng tàu du lịch lớn – có lượng nước thải khổng lồ.
Việc ô nhiễm nước ven bờ vịnh Hạ Long, câu chuyện người dân biển ước mơ có bãi tắm biển đã được đặt ra tại nhiều kỳ họp của HĐND tỉnh Quảng Ninh và TP.Hạ Long. Tuy nhiên, muốn có bãi tắm trước hết phải có nước biển sạch. Đây cũng là câu chuyện đau đầu đối với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và TP.Hạ Long qua nhiều nhiệm kỳ. Vì thế, bờ biển dài và đẹp của TP bên bờ di sản cứ mỗi ngày lại tích tụ thêm rác và ô nhiễm.
Đường dẫn vào cầu vượt nút giao mỹ Thủy bị sụt lún là trên kết cấu tạm thời của đường dẫn cầu vượt, không phải trên mặt đường hoàn thiện. Cầu vượt tại nút giao Mỹ Thủy (quận 2, TP HCM) vừa thông xe ngày 29-6 nhưng nhiều tài xế phản ánh chỉ chưa đầy 24 giờ sau đã bị trồi lún, khiến họ lo ngại về chất lượng công trình.
Đoạn trồi lún xuất hiện tại khu vực đổ dốc cầu theo hướng từ quận 2 qua quận 7, dài khoảng 10 m ở cả 2 làn ôtô. Theo ghi nhận trong sáng 1-7, một làn đường qua cầu theo hướng lưu thông này đang bị đóng lại để phục vụ thi công, dù cầu vừa cho thông xe.
Ông Đoàn Phú Đức, Phó Giám đốc Khu Quản lý Giao thông đô thị số 2 (chủ đầu tư), cho biết trong quá trình thi công đường dẫn cầu vượt nút giao Mỹ Thủy hướng từ quận 2 qua quận 7 vẫn phải bảo đảm cho các loại ôtô lưu thông qua cầu Kỳ Hà 3 theo đường tạm để qua nút giao này. Vì vậy, đoạn đường dẫn ở chân cầu (dài khoảng 50 m) chưa thể thi công theo đúng cao độ thiết kế và chuẩn kết cấu đường hoàn chỉnh như cấp phối đá dăm, gia cố xi -măng, bê-tông nhựa, bê-tông nhựa polymer…
“Chênh lệch cao độ đường dẫn theo thiết kế và đường tạm hiện hữu khoảng 1,5 m. Vì vậy, đoạn này chỉ đang đáp ứng như đường tạm với kết cấu tạm thời” – ông Đức nói.
Lý giải việc chưa hoàn thiện theo đúng cao độ thiết kế nhưng vẫn cho thông xe, ông Đức cho biết đoạn này nếu để thi công hoàn chỉnh thì buộc phải đóng hướng đi từ quận 2 qua quận 7 ở bên hông cầu. Việc này sẽ gây ùn tắc nghiêm trọng bởi khu vực trên có mật độ xe dày đặc, chưa kể còn làm mất an toàn giao thông. Vì vậy, các đơn vị đã thống nhất phương án tối ưu là vừa cho xe lưu thông tạm qua cầu vừa phân luồng để tiếp tục thi công hoàn chỉnh.
Theo ông Đức, trong phương án tổ chức giao thông, sau khi thông xe qua cầu ở cả 2 chiều (mỗi chiều 2 làn xe) hôm 29-6, đến ngày 30-6, đơn vị thi công đã đóng tạm một làn xe để tiếp tục thi công đường dẫn theo đúng cao độ thiết kế và kết cấu hoàn chỉnh. Theo phương án này, một làn đường được đóng tạm để thi công và cho xe lưu thông trên làn đường còn lại. Khi hoàn thành, các phương tiện sẽ lưu thông vào làn đường này và đơn vị thi công sẽ tiếp tục thực hiện ở làn đường còn lại.
Trong khi đó, hiện nay, đoạn đường này mới chỉ đắp được chừng 20 cm, thấp hơn 1 m so với cao độ chuẩn. Vì vậy, Khu Quản lý Giao thông đô thị số 2 cho biết sẽ tiếp tục thực hiện việc phân luồng giao thông như trên, đồng thời triển khai thi công, dự kiến thời gian hoàn thành khoảng 1,5 tháng.
Việt Nam đang đối diện với các thách thức ngày càng lớn, trong đó có thách thức có cội nguồn thể chế. Các sự kiện nóng kéo dài, lan rộng và căng thẳng trong thời gian gần đây, đặc biệt là việc xét xử các đại án trong cuộc chiến chống tham nhũng đang rất quyết liệt và làn sóng biểu tình tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đang thách thức sự ổn định chế độ.
Các thách thức buộc đảng và chính phủ cần thay đổi cải cách thể chế hướng tới người dân.
Các nhận định có cơ sở khi cho rằng sự sai lầm của chính sách tăng trưởng nóng dựa vào các tập đoàn kinh tế nhà nước và quản lý kinh tế xã hội yếu kém của thời kỳ trước, đặc biệt trong thập kỷ 2006 - 2016, dẫn tới những hậu quả nặng nề.
Về kinh tế là bất ổn kinh tế vĩ mô: tăng trưởng sụt giảm, các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài, nợ xấu ngân hàng cao, nợ công lớn, bội chi ngân sách … Về chính trị là bộc lộ bất ổn thể chế: bộ máy, biên chế nhà nước cồng kềnh, quan liêu, quan chức tham nhũng, tha hoá quyền lực và đạo đức, xuống cấp các dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội tràn lan…
Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, tháng 1 năm 2016, các lãnh đạo đảng của nhiệm kỳ 2016-2021 đang có động thái cải cách thể chế, khi ban hành một số nghị quyết có liên quan. Hội nghị TƯ 4 về củng cố tổ chức đảng, Hội nghi 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, Hội nghị 6 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và Hội nghị 7 về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược… Nhưng chương trình nghị sự 'định sẵn', bị ràng buộc bởi ý thức hệ có thể khiến cho các giải pháp chính sách ít có lựa chọn và trở nên bị động.
Cuộc chiến chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động để lấy lại niềm tin trong nhân dân và ở giai đoạn 'quyết liệt'. Nhiều đại án được xét xử, đặc biệt các vụ xử quan chức cấp cao như Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh… được dư luận trong và ngoài nước chú ý.
Và đặc biệt gần đây nhất là Ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã công bố kết luận điều tra vi phạm ở hai Đảng bộ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Quốc Phòng, với hàng loạt quan chức, tướng lĩnh đối diện các hình thức kỷ luật bị đề nghị do các vi phạm được kết luận là nghiêm trọng, trước đó là một số tướng lĩnh bên Bộ Công An đã bị bắt và khởi tố bị can.
Tuy nhiên, mục tiêu củng cố đảng duy nhất cầm quyền, 'tự kiểm soát quyền lực', khi phải dung hoà các nhóm lợi ích đã và đang chi phối quyền lực và chính sách trong thời gian dài, tạo ra các giới hạn không tránh khỏi của cuộc chống tham nhũng. Ngoài ra, việc sử dụng bộ máy kém hiệu năng, các cán bộ, công chức đang tha hoá để chống tham nhũng, 'lấy đá tự ghè chân mình' có thể lường trước tính 'bất định' và hiệu quả thấp.
Quan tham và kinh tế thị trường
Việc Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng ngày 25/6/2018 tại Hà Nội với sự tham dự của các lãnh đạo cao nhất của đảng và hơn 500 đại biểu chứng tỏ tính chất 'quyết liệt' của cuộc chiến này.
Tuy nhiên, đang có 'những kẻ ngáng đường', mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng yêu cầu 'tránh sang một bên'. 'Tử huyệt' của quan tham là minh bạch tài sản, nhưng việc luật hoá việc kê khai trên quốc hội đang bị kéo dài, trì hoãn với lý do 'nhạy cảm', thiếu thuyết phục cử tri.
Theo Tổ chức Minh Bạch Quốc tế, Việt Nam tiếp tục nằm trong số các nước có tình trạng tham nhũng cao trong bảng xếp hạng Chỉ số Nhận thức Tham nhũng 2017.
Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) được công bố năm 2018 cho thấy tham nhũng vặt còn phổ biến, và các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải phòng… kiểm soát kém hiện tượng này, người dân và doanh nghiệp 'chai lỳ', buộc phải chấp nhận, tiếp tục 'hối lộ' để tồn tại…
Có thể trong cuộc chiến này một số cựu quan chức tiếp tục bị kỷ luật đảng hay ra toà do tội 'cố ý làm trái' trong nhiệm kỳ trước, song vẫn hiện hữu nguyên nguy cơ tiềm ẩn khi bộ máy nhà nước vẫn trong 'tình trạng trên nóng dưới lạnh', cán bộ vẫn 'giấu mình chờ thời'...
Loại thách thức thứ hai, từ dưới lên, từ người dân, có cội nguồn từ chính quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường giờ đây không chỉ là 'phao cứu' cho chế độ trong khủng hoảng và 'biện minh' cho tính chính danh của đảng cầm quyền tuyệt đối, mà còn tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Như một hệ quả tất yếu, quá trình chuyển đổi này, sớm hay muộn, sẽ thúc đẩy tạo lập môi trường cho các nguyên tắc vận hành của thị trường. Các giá trị mới về dân chủ, về quyền con người, quyền tự do kinh doanh, tự do biểu đạt, lập hội… sẽ lan rộng và dần củng cố, đặc biệt trong giới trẻ và tầng lớp trung lưu.
Các động thái của 'chính phủ kiến tạo, liêm chính, kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp' có ảnh hưởng ngoài ý chí chủ quan tới sự thay đổi này khi đang khuyến khích tinh thần và môi trường tự do kinh doanh.
Sự thay đổi này đang 'cộng hưởng' bởi sự dồn nén của người dân do mất đất, đời sống khó khăn do ô nhiễm từ các dự án, các tiêu cực xã hội…
Và không loại trừ yếu tố 'thoát Trung' khỏi các dự án đầu tư không minh bạch, không hiệu quả. Hơn thế yếu tố này mang tính lịch sử và trước sự đe doạ chủ quyền biển đảo.
Dân bất tuân và thách thức thực sự
Các phản ứng của người dân ban đầu là tự phát, đơn lẻ đang dần chuyển thành các cuộc biểu tình với quy mô lớn hơn và lan rộng đã tạo nên thách thức thực sự cho chế độ.
Từ hiện tượng 'Đoàn Văn Vươn' đơn độc, tự phát giữ đất khai hoang, các nhóm nhỏ lẻ khiếu kiện kéo dài như Dương Nội, và gần đây nhất là Thủ Thiêm… đến vụ xã Đồng Tâm 'cố thủ' giữ đất tập thể… Những vụ phản đối 'bất tuân dân sự' kéo dài đối với các trạm thu phí giao thông (BOT) thiếu minh bạch và bất hợp lý, như Cai Lậy…
Tiếp nối sự phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa năm 2014 và thảm hoạ môi trường biển miền Trung do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải chất độc hại năm 2016…, các cuộc biểu tình đông dân trong những ngày tháng 6/2018 vừa qua bùng phát ở nhiều nơi trong cả nước, như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Bình Thuận…, thậm chí ở Phan Rí Cửa đã xảy ra căng thẳng khi người dân đốt trụ sở ủy ban và chống trả lực lượng an ninh bằng gạch đá...
Các sự kiện nêu trên cho thấy rằng việc phản đối hai Dự luật về Đặc khu hành chính và An ninh mạng trong thời gian kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 14 diễn ra chỉ nguyên nhân trực tiếp, thời điểm, mà đằng sau là tâm lý bị bất bình dồn nén, những đòi hỏi đảng và chính phủ cần minh bạch, công khai trong hoạch định, thực thi chính sách và nhu cầu ngày càng cao của người dân về quyền dân sự, quyền con người.
Chính quyền cần phải nhận rõ các thách thức này, thấu hiểu người dân từ đó thay đổi quan điểm và cách tiếp cận với các vấn đề thực tế đang diễn ra.
Thay vì tạo nên nỗi sợ hãi, cải cách thể chế cần phải hướng tới người dân, lắng nghe nguyện vọng của họ, thiết lập cơ chế, chính sách minh bạch, rõ ràng để họ được các quyền hiến định.
Trước những thách thức cải cách, thể chế cấp thiết phải thay đổi.
Thực tế chuyển đổi sang kinh tế thị trường cho thấy, một là, thể chế luôn là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế, vì chúng định hình và thực thi chính sách.
Thứ hai, điều quyết định hiệu quả cải cách là thể chế chính trị cần thay đổi phù hợp với kinh tế thị trường, không để ý thức hệ giáo điều níu kéo.
Và cuối cùng sẽ là sự điều chỉnh có hiệu quả cơ chế chính sách cần hướng tới người dân, và đó sẽ là chìa khóa cho sự tăng trưởng dài hạn.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.
KỲ THI THPT QUỐC GIA 2018 – ĐÒN TUNG HỎA MÙ CỦA ĐCS TRƯỚC SỰ PHẪN NỘ CỦA DÂN CHÚNG VỀ LUẬT ĐẶC KHU VÀ ANM??? Tác giả: Quê Hương
Trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH vừa qua, Hôm 25/6, gần một triệu học sinh đã trải qua kỳ thi Toán THPT Quốc gia 2018 có thể coi là cơn ác mộng. Đề thi gồm phần trắc nghiệm 50 câu, yêu cầu được giải trong 90 phút với nhiều mã đề khác nhau với mức độ khó khác nhau. Tuy nhiên, nhiều giáo sư toán học đã phản ánh rằng đề toán năm nay quá khó. Nhiều nhà toán học danh tiếng của Việt Nam phải thừa nhận là 90 phút thì không thể đủ để chính họ (những nhà toán học danh tiếng) có thể làm hết 50 câu trong đề thi. Một số giáo sư còn khẳng định là cách ra đề thi kiểu này thì chỉ khuyến khích học sinh cắm cổ, khoanh bừa. Thậm chí, giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, người từng đạt Huy chương Vàng Olympic Toán Quốc tế IMO năm 1985 còn nói đề toán năm nay là “phản động, phá hoại nền giáo dục”.
Đã từ rất nhiều năm nay rồi, người ta đã đặt ra câu hỏi về việc, tại sao phải đưa ra những bài thi như đánh đố như vậy, trong khi những kiến thức cao siêu này chưa biết sẽ giúp gì cho các em học sinh sinh viên trong công việc và cuộc sống sau này. Từ lâu có một thực tế là việc học hành của các em học sinh, sinh viên chỉ để phục vụ cho thi cử chứ không phải là cuộc sống của các em. Mà những người đề ra thi cử thì ngoài ai khác chính là anh nhà nước, bộ giáo dục, sở giáo dục… với bao nhiêu thầy cô giáo là những cái tàu há mồm với lòng tham không đáy. Đã từ quá lâu rồi, họ không quan tâm là học trò của mình học những gì và để làm gì mà họ chỉ quan tâm là hốt được bao nhiêu tiền từ việc dạy thêm, học thêm. Còn bộ giáo dục chủ quản thì cũng trúng quả đậm bằng việc liên tục tiến hành thay đổi từ chữ viết, thay đổi cách dạy và học, thay đổi sách giáo khoa, thay đổi cách thi cử … khiến học sinh, cha mẹ và xã hội đảo điên chóng mặt.
Nên nhớ là ở xứ thiên đường XHCN ngay ở cấp mẫu giáo thôi, người ta đã có sự chọn lựa rồi, các cháu biết đọc biết viết tốt mới được xếp vào những trường chuyên lớp chọn. Rồi bắt đầu từ lớp 1 cho đến hết lớp 12, các cháu bé phải trải qua một quá trình học tập cực kỳ gian khổ, học ngày học tối thậm chí cả đêm để hoàn thành núi bài tập mà cứ nhìn vào cái ba lô khủng của các cháu nhỏ là biết. Học trên lớp chưa đủ, các cháu lại còn phải học thêm học nếm các lớp phụ đạo mới có đủ kiến thức để theo kịp bạn bè đồng trang lứa.
Không chỉ các cháu mà các bậc cha mẹ cũng vẫn phải căng sức đồng hành với con cái mình, đưa đi đón về, chọn trường chọn lớp, chọn thầy cô, có khi cũng phải phong bì phong bao này nọ để “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”.
Chưa hết khi vào đến đại học rồi, thay vì được lựa chọn học những môn yêu thích và thiết thực cho cuộc sống thì sinh viên Việt Nam vẫn còn bị nhồi những môn học bắt buộc “rất bổ não” như Triết học Mác Lê Nin, Lịch sử Đảng, Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, Kinh tế chính trị 1 và 2 (Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa)…
Học nhiều như thế để rồi sau khi tốt nghiệp vẫn có tới hàng trăm ngàn sinh viên ra trường không thể kiếm nổi việc làm. Thậm chí hôm 26/12/2017, Viện Khoa học lao động và xã hội Việt Nam cay đắng thừa nhận: “tỉ lệ thất nghiệp của nhóm trình độ đại học trở lên trong quý 3-2017 là 237.000 người, tăng 53.900 người so với quý 2”.
Một khi một lượng lớn những sinh viên ra trường kia không thể xin nổi việc làm theo ngành mà họ được đào tạo thì công việc của họ sẽ là xe ôm, bán trà đá vỉa hè, khuân vác, dọn vệ sinh … và ti tỉ việc khác mà chả cần học.
Câu hỏi đặt ra vẫn là tại sao phải phấn đấu nhồi vào đầu những kiến thức sách vở khổng lồ kia để rồi rất nhiều học sinh sinh viên lại phải đối mặt với sự thật cay đắng như vậy. Và cái nhà nước XHCN kia cùng với lý tưởng Cộng Sản mục nát đã và đang làm gì đối với nguồn nhân lực trẻ của đất nước???
Có một thực tế là trong 2 năm qua, đề thi Tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học Quốc gia được đánh giá là vừa sức. Tuy nhiên, năm nay nó lại đột ngột khó như vậy. Có một lý giải mà nhiều người không có thể bỏ qua là sau một thời gian Đảng Cộng Sản VN bị bẽ mặt bởi các cuộc biểu tình mạnh mẽ của dân chúng liên quan đến đạo luật An Ninh Mạng và luật Đặc Khu, Đảng Cộng Sản đã buộc người dân phải hướng sự chú ý sang các vấn đề khác như thanh trừng phe phái qua chiến dịch chống tham nhũng, vụ đất đai Thủ Thiêm, phá án buôn ma túy ở Sơn La và cả vụ thi cử để khiến dân chúng chẳng còn muốn nghĩ tới những vấn đề đại cục nữa.
Và như vậy, học sinh sinh viên (nguồn năng lượng trí tuệ của đất nước) đã không chỉ được coi là “chuột bạch” cho các cuộc thí nghiệm giáo dục như trước đây nữa mà giờ đây các em đã trở thành một quân bài trong tay để những người Cộng Sản mang ra khi cần thiết với mưu đồ tung hỏa mù, lừa dối nhân dân nhằm thực hiện bằng được mưu đồ bần tiện cuối cùng của chúng.
Đó chính là vĩnh viễn cai trị độc tài đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta!
Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Bùi Quang Sơn nói với báo chí rằng: “Đây là lần đầu tiên tại Bến Tre mở phiên tòa xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn. Vụ án có nhiều tình tiết khá rắc rối, người phạm tội lại là luật sư. Quan điểm của chúng tôi là đảm bảo tính khách quan, công khai, dân chủ, đúng người, đúng tội. Riêng bản thân tôi không bị sức ép từ bất kỳ phía nào”.
Ông Bùi Quang Sơn hiện là phó Chánh án TAND tỉnh Bến Tre.
Cáo trạng cho biết bị cáo Trần Hữu Kiển, sinh năm 1981 là Trưởng Văn phòng luật Bến Tre có trụ sở tại phường 2, TP. Bến Tre, bị Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Bến Tre truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 4, Điều 175 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Theo Cáo trạng số 01/CT-VKS-P3 ngày 11-5-2018 của VKSND tỉnh Bến Tre, bà Trương Thị Thu Thủy, sinh năm 1957, ngụ xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, là một trong những người đồng thừa kế di sản trị giá 6 tỷ đồng tại TP.HCM, theo Bản án phúc thẩm số 122 ngày 11-4-2013 của TAND tối cao tại TP.HCM. Ngày 18-4-2014, bà Thủy có ký Hợp đồng dịch vụ số 268 với luật sư (LS) Trần Hữu Kiển, ủy quyền cho LS Kiển tham gia thương lượng và nhận tiền thừa kế. LS Kiển trực tiếp thương lượng với ông Trần Quang Thuần, người đại diện theo ủy quyền của gia đình ông Nguyễn Thơ (người được chia số tiền thừa kế theo Bản án phúc thẩm số 122 của TAND tối cao).
Sau khi đã thương lượng xong, ngày 29-12-2014, LS Kiển đã nhận số tiền 1,394 tỷ đồng của bà Thủy được hưởng thừa kế rồi chuyển vào tài khoản ngân hàng do mình đứng tên. Tuy nhiên, LS Kiển không giao tiền cho bà Thủy theo như hợp đồng đã ký và dùng nhiều thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền của bà Thủy là 1 tỷ đồng.
Đại diện VKSND tỉnh Bến Tre đề nghị hội đồng xét xử xử phạt bị cáo Kiển từ 13 – 15 năm tù. Đồng thời, bị cáo có trách nhiệm phải hoàn trả lại cho bị hại Thủy số tiền 1 tỷ đồng và lãi suất theo quy định với thời gian 39 tháng (khoảng 230 triệu đồng).
Vụ án có bốn LS tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra: LS Vũ Phi Long (cựu Thẩm phán, Phó chánh Tòa hình sự Tòa án nhân dân TP.HCM); LS Đồng Hữu Pháp (Đoàn luật sư tỉnh Thừa Thiên – Huế) và hai LS Đỗ Thị Hoàng Yến, Đàm Thị Thùy Trang (Đoàn luật sư tỉnh Bến Tre) cùng tham gia bào chữa cho bị cáo Trần Hữu Kiển kêu oan từ khi bị khởi tố bắt giam.
Chiều ngày 26-6, khi LS Đồng Hữu Pháp tham gia phần thẩm vấn tại phiên tòa thì bị Chủ tọa, Thẩm phán Bùi Quang Sơn ra lệnh cho Cảnh sát hỗ trợ tư pháp bảo vệ phiên tòa áp giải LS Đồng Hữu Pháp ra khỏi phòng xử án vì vị chủ tọa cho rằng: “Luật sư Đồng Hữu Pháp có hành vi vỗ bàn khi thẩm vấn”. Qua các ngày sau đó, Thẩm phán Bùi Quang Sơn vẫn không chấp nhận cho LS Đồng Hữu Pháp tham gia bào chữa cho bị cáo Trần Hữu Kiển.
Thế nào là ‘vỗ bàn’?
Bài ghi nhận này tạm không luận bàn đến quan điểm bào chữa cùng những cáo buộc từ phía giữ quyền công tố. Vấn đề muốn đặt ra ở đây là khi nào luật sư bị tước quyền bào chữa trong một phiên tòa đang diễn ra?
Chiều 26-6, LS Đồng Hữu Pháp đã bị Chủ tọa phiên tòa “mời” ra khỏi phòng xử án, không cho tiếp tục tham gia phiên tòa. Sau đó, lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa đã yêu cầu luật sư Pháp rời bàn làm việc, ra khỏi phòng xử án. Lý do, chủ tọa cho rằng LS đã vi phạm nội quy phòng xử án là đã ‘vỗ bàn’ khi đang xét hỏi. Sáng hôm sau 27-6, LS Đỗ Thị Hoàng Yến đã đề nghị Hội đồng xét xử cho LS Pháp trở lại phiên tòa để tham gia phần tranh luận bào chữa cho bị cáo. Tuy nhiên, lời đề nghị này của LS Yến đã không được chủ tọa phiên tòa chấp nhận, với lý do LS Pháp đã vi phạm nội quy phiên tòa là ‘vỗ bàn’ trong khi đang xét hỏi và đã bị tòa không cho tiếp tục tham gia phiên tòa.
Sở dĩ phải đặt câu hỏi đặt ra: thế nào là ‘vỗ bàn’, vì LS Đồng Hữu Pháp nói rằng ông không có hành vi đó trong quá trình thực hiện quyền bào chữa. LS Pháp đã yêu cầu trích xuất camera để chứng minh sự vô lý ở cáo buộc của Chủ tọa phiên tòa, tuy nhiên đề nghị này của LS Đồng Hữu Pháp không được sự đồng ý của Thẩm phán Bùi Quang Sơn.
“Khi bị buộc khỏi phòng xử án, Kiểm sát viên hoạt động chấp hành pháp luật và giữ quyền công tố tại phiên tòa cũng không có ý kiến gì, Chủ tọa cũng không lập biên bản về sự việc này. Hôm sau Chủ tọa cũng không ban hành thông báo hủy bỏ việc đăng ký bào chữa theo khoản 7, Điều 78 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015”, LS Đồng Hữu Pháp cho biết.
Theo LS Phạm Công Hùng (cựu thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, Đoàn LS TP.HCM), thông thường khi diễn đạt ngoài lời nói, thì người hùng biện còn sử dụng thêm “ngôn ngữ cơ thể” của mình để làm cho người nghe dễ hiểu hơn và thuyết phục hơn. Và cái “vỗ bàn” nhẹ nhàng nếu có của luật sư khi tranh tụng, là biểu hiện sự nhấn mạnh về một vấn đề quan trọng nào đó trong bài bào chữa. Sở dĩ gọi là ‘nếu có’, vì ngay cả vị LS ngồi bên cạnh LS Đồng Hữu Pháp khi ấy cũng không cảm nhận được thì đó chỉ là sự diễn đạt ngôn ngữ cơ thể, chứ không phải là hành vi vi phạm nội quy phiên toà.
Vì vậy, theo LS Hùng, LS Pháp không vi phạm nội quy phiên toà, việc chủ tọa buộc LS rời khỏi phòng xử án là sai. Và nghiêm trọng hơn khi chủ toạ sử dụng lực lượng cảnh sát để cưỡng chế đưa LS đang trên bục tranh tụng ra khỏi phòng xử án là rất phản cảm, vì vị LS đó không hề có thái độ chống đối đến mức phải cưỡng chế.
Ngoài ra, xét về tính khách quan thì trong trường hợp này Chủ tọa phiên tòa cần có chứng cứ cụ thể bằng cách trích xuất camera trong phòng xét xử, hoặc phải có người làm chứng, chứng kiến (đối với hành vi vi phạm nội quy một cách rõ ràng). Và đặc biệt, hành vi vi phạm nội quy phải được lập biên bản với chữ ký xác nhận của Chủ tọa, người vi phạm và người làm chứng, như vậy mới đảm bảo tính khách quan, trung thực, tôn trong pháp luật và chỉ giải quyết theo đúng trình tự pháp luật mà Bộ Luật Tố tụng hình sự đã cụ thể hóa.
Việc chủ tọa “truất quyền bào chữa” của luật sư trong giai đoạn thẩm vấn, tranh luật mà không có biên bản vi phạm, không có thông báo bằng văn bản theo quy định tại Điều 72, 78 Bộ Luật Tố tụng hình sự cho thấy chủ tọa đã vi phạm pháp luật tố tụng hình sự, cản trở đối với quyển bào chữa và nhờ luật sư bào chữa của luật sư và bị cáo.
Nhắc lại, như thông báo trước đó, đây là vụ án mà tỉnh Bến Tre cho biết là phiên tòa mẫu theo tinh thần cải cách tư pháp, thực hiện “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử” được quy định tại Hiến pháp năm 2013 và các bộ luật tố tụng hiện hành.
Tiền lệ xấu trong việc tham gia tố tụng tại phiên tòa của luật sư, cũng như uy tín của giới luật sư cả nước nói chung đã được bắt đầu từ Bến Tre, quê hương của bà chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
– Ký hiệu like (Minds gọi là “vote up”) không hiển thị danh sách những người like mà nằm ở chỗ “Notifications”
– Nút “Notifications” – hình cái chuông – cho thấy nhiều thứ, từ những người tag bạn, những bình luận, những người follow bạn, những người vote up (like) hoặc vote down (dislike) bài viết của bạn, đến những người chia sẻ bài viết của bạn
– Nút share ở Minds gọi là “remind” (hình hai mũi tên ngược chiều)
– Bài trên Minds sau khi post xong vẫn có thể edit hoặc xóa tùy ý
– Minds cho phép block
– “Channels” hiển thị danh sách người có lượng người theo dõi nhiều nhất
– “Subscriptions” là danh sách những người mà bạn follow
– “Subscribers” là danh sách những người follow bạn
– Việc “kết bạn” trên Minds đơn giản hơn Facebook. Chỉ cần “subscribe” để theo dõi hoặc “unsubscribe” nếu không còn thích
– Bài đầu tiên hiển thị trên Newsfeed luôn là một bài từ người nào đó lạ hoắc (nước ngoài), sau đó mới đến những người mà bạn follow
– Khi load xem một bài mà gặp hiển thị mờ nhoẹt thì click vào chỗ bị xóa trắng, thường nằm ở tít bài (đưa chuột vào sẽ hiện chữ “mature content), sẽ xem được tức thì
– Minds hay hơn Facebook ở chỗ có hiển thị số người xem (dù họ không like). Kỹ thuật này là cần thiết vì giúp biết được có bao nhiêu người đọc hoặc quan tâm bài viết của bạn
– Bài viết cũ có thể đẩy lên đầu trang bằng cách nhấn vào “pin” mà chẳng cần thay đổi ngày tháng update
– Muốn khóa trang, vào Settings, chọn “Deactivate Channel”; muốn mở lại, vào “Log In”
Một cách tổng quát, tính tương tác trên Minds chưa bằng Facebook nhưng nó đáp ứng đầy đủ các yếu tố căn bản của một trang mạng xã hội, nơi người ta có thể bày tỏ và chia sẻ tự do. Sử dụng Minds ở thời điểm này không hẳn là một cuộc tẩy chay Facebook nhưng càng có nhiều người sử dụng Minds và kêu gọi sử dụng Minds thì thế độc quyền của Facebook càng suy giảm. Không dễ gì có được “bằng chứng” cho thấy Facebook đi đêm với nhà cầm quyền nếu điều đó có thật nhưng việc hàng loạt trang “phản động” bị khóa một cách khó hiểu từ sau sự kiện biểu tình 10-6-2018, trong đó có trang “Nhật ký yêu nước”, thì nghi vấn về một sự thỏa hiệp không thể không đặt ra. Chẳng có cái bẫy nào ở đây khi cộng đồng bắt đầu có thêm một kênh mạng xã hội để bày tỏ, cùng lúc với Facebook hoặc thậm chí không Facebook. Việc tận dụng trang xã hội như thế nào, như một kênh truyền thông “đối lập” với các kênh nhà nước, mới là điều cần quan tâm, chứ không phải dùng trang này hoặc trang kia. Không nhất thiết từ bỏ Facebook nhưng không nên từ bỏ quyền biểu đạt; cũng như quyền của người sử dụng trong việc yêu cầu Facebook không “bán đứng” chính những người đã gián tiếp giúp Facebook tạo dựng nên một đế chế truyền thông khổng lồ./.