Tuesday, July 10, 2018

Quảng Ninh: Ngộ độc khí còn bị đàn áp, hàng trăm nữ công nhân đình công

57 nữ công nhân vẫn đang điều trị tại bệnh viện do choáng, ngất, sau khi hít phải khí lạ. (Hình: Thanh Niên)
QUẢNG NINH, Việt Nam (NV) – Bị ngộ độc khí Formandehyt phải cấp cứu, hư thai, nữ công nhân còn bị nhân viên bảo vệ công ty Yazaki Hải Phòng Việt Nam, chi nhánh tại Quảng Ninh đàn áp khi đang trả lời phỏng vấn báo chí, khiến hàng trăm công nhân tức giận đình công.
Truyền thông Việt Nam sáng ngày 10 Tháng Bảy, loan tin hàng trăm nữ công nhân của công ty Yazaki đã đình công để yêu cầu làm rõ nguyên nhân khiến hàng chục người trong số họ bị choáng, ngất, nghi do ngạt khí trong giờ làm việc và đàn áp công nhân vào ngày 6 Tháng Bảy.
Tin cho biết, sau khi công nhân bị ngộ độc khí, trong lúc nữ công nhân tên G. đang trả lời báo chí phỏng vấn về vụ việc thì ông Trần Xuân V., nhân viên bảo vệ công ty Yazaki Việt Nam bất ngờ lao ra, dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt chị này và tiếp tục đấm vào bụng nạn nhân khiến chị G. ngã khụy xuống sàn, rồi ông V. bỏ ra ngoài. Quá tức giận, những công nhân có mặt tại đây đã đồng loạt hô hào phản đối.
Thế nhưng ông Trần Đức Thắng, chủ tịch thị xã Quảng Yên lại biện bạch “Nguyên nhân vụ đình công là do một thông tin thất thiệt, cho rằng 6 nữ công nhân đã sảy thai sau vụ “ngạt khí”.
Trước đó, công ty Yazaki ở phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh, cáo buộc một nhà dân cách nhà máy 500 mét phun thuốc trừ sâu, khiến nhiều công nhân choáng ngất.
Chiều ngày 10 Tháng Bảy, nói với báo Thanh Niên, ông Nguyễn Tiến Hưng, phó Giám đốc Sở Y Tế Quảng Ninh, cho biết đã có kết quả xét nghiệm, quan trắc môi trường tại công ty này, nơi hơn 60 công nhân bị choáng, ngất khi đang làm việc vào sáng ngày 6 Tháng Bảy.
Theo ông Hưng, khí formandehyd vượt quá ngưỡng cho phép có thể trở thành khí độc khi gây ra các hiện tượng buồn nôn, chóng mặt, khó thở và kích ứng da.
Hàng trăm nữ công nhân Công ty Yazaki Việt Nam tại Quảng Ninh đình công sáng 10 Tháng Bảy (Hình: Thanh Niên)
“Thời điểm công nhân đến cấp cứu tại bệnh viện, các bác sĩ chưa phát hiện thấy khí lạ nào trong cơ thể các công nhân. Ngày 10 Tháng Bảy, Sở Y Tế đã mời chuyên gia chống độc của Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội về phối hợp điều tra”, ông Hưng cho biết.
Theo Sở Y Tế tỉnh Quảng Ninh, đến nay vẫn còn 57 nữ công nhân đang nằm điều trị tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. Đây là lần thứ 2 xảy việc công nhân công ty Yazaki Việt Nam tại Quảng Ninh bị choáng, ngất hàng loạt. Lần đầu tiên là vào ngày 4 Tháng Sáu, với 34 công nhân bị choáng, ngất nhưng công ty tự giải quyết, không thông báo đến cơ quan chức năng.
Dù sự việc khá rõ, nhưng ông Hưng vẫn không xác nhận việc nhiều nữ công nhân bị choáng, ngất là do ngạt khí formandehyd vì “cơ quan chức năng chưa có kết luận cuối cùng”.
Liên quan đến văn bản cáo buộc của Công ty Yazaki Việt Nam tại Quảng Ninh cho rằng một hộ dân cách nhà máy 500 mét phun thuốc trừ sâu khiến các công nhân choáng, ngất, ông AkinoYoshihiko, Tổng giám đốc công ty này đã xin lỗi các công nhân, sau khi Sở Y Tế Quảng Ninh công bố nguyên nhân thật ra xuất phát ngay trong nhà máy này.
Công ty Yazaki Hải Phòng Việt Nam chi nhánh tại Quảng Ninh 100% vốn Nhật Bản, chuyên sản xuất dây dẫn và các cụm thiết bị điện dành cho hơi, với khoảng 5,800 nhân viên, trong đó phần lớn là nữ giới. (Tr.N)

Dân Gia Lai, Đắk Lắk sống tối tăm giữa “thủ phủ” thủy điện

Người dân vui mừng nhận dầu lửa từ nhà hảo tâm. (Hình:Người Lao Động)
GIA LAI, Việt Nam (NV) – Sinh sống giữa “rừng” thủy điện lớn, nhỏ nhưng dân của hơn 200 ngôi làng ở hai tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk vẫn phải sinh hoạt trong cảnh tăm tối lạc hậu, phải dùng đèn dầu như 40 năm về trước vì không có điện.
Theo báo Người Lao Động, Đắk Lắk hiện có gần 20 nhà máy thủy điện đang hoạt động, nhưng vẫn còn nhiều thôn làng chưa có điện, có thôn nằm lọt giữa 3 nhà máy thủy điện nhưng hàng chục năm qua vẫn không có điện để xài.
Thôn Nà Ven, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk nằm ngay giữa “thủ phủ” thủy điện gồm các nhà máy Sêrêpốk 3, 4 và 4A, nhưng đến nay, 41 gia cư với 136 nhân khẩu, trong đó có đến 36 gia cư nghèo nơi đây vẫn sống trong cảnh tăm tối, không điện xài. Trước đó, do không thể chịu đựng được cảnh sống lạc hậu, hơn 30 gia cư đã bỏ đi nơi khác.
Đến Nà Ven từ 30 năm trước, đến nay ông Nguyễn Thế Lưu (75 tuổi) cho biết, suốt 30 năm qua, chiếc radio là báu vật để ông thông tin cho cả thôn. “Mùa nắng, cây cối cháy vàng, mưa xuống thì phèn nổi lên nhưng không có điện để tưới tiêu. Bao nhiêu năm qua, chúng tôi luôn khát khao có điện để cuộc sống người dân bớt khổ nhưng cứ chờ mãi. Tôi đã cuối đời, muốn cái tivi để xem nhưng không có điện nên đành chịu”, ông Lưu nói.
Anh Nguyễn Văn Sự bổ sung thêm: “Đèn dầu thì tối quá mà dùng bình ắc-quy thì nhanh hỏng, 2 ngày là phải sạc mất 40,000 đồng”.
Hai cơ sở của trường mầm non Hoa Anh Đào và trường tiểu học Nguyễn Du ở thôn này, dù có bóng đèn và quạt nhưng không thể dùng vì không có điện. Cô H’Dun Byã, giáo viên trường mầm non Hoa Anh Đào, cho biết do không có điện nên các học sinh phải mang cơm theo ăn vì trường không thể nấu.
Trời chập choạng tối, ông Rơ Châm Oel, làng Bui Xóm Mới, xã Ia Ka, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai, vừa đi làm về đã vội hối người nhà ăn nhanh bữa cơm chiều vì sợ trời tối, không thấy thức ăn mà gắp.
Xong bữa cơm chiều cũng là lúc bóng tối bao trùm lên ngôi làng vài chục nóc nhà lọt thỏm giữa thung lũng. Chị Rơ Châm Trinh, con gái ông Oel, dọn mâm bát, dò dẫm từng bước xuống cầu thang nhà sàn mang đi rửa.
“Mỗi 3 tháng, chính quyền xã cấp 147,000 đồng tiền điện dùng để mua dầu lửa thắp nhưng không đủ. Mọi việc sinh hoạt vẫn lấy ánh sáng từ bếp lửa”, ông Oel nói.
Biết làng Bui Xóm Mới không có điện, nhiều tổ chức, cá nhân mang theo dầu lửa để tặng. Ngày 9 Tháng Bảy, khi phóng viên báo Người Lao Động đang phỏng vấn người dân, một mạnh thường quân ở thành phố Pleiku mang theo một thùng phuy dầu lửa và đèn để trao tặng.
Nói với báo Người Lao Động, ông Lưu Văn Khang, Phó trưởng Phòng Quản Lý Năng Lượng, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, cho biết năm 2016, sở đã triển khai dự án cấp điện nông thôn cho 250 thôn buôn với tổng mức đầu tư 887 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn kinh phí rót về ít nên giai đoạn 1 chỉ cấp được 27 thôn, buôn. Ngoài ra, còn có 326 thôn, buôn cần được đầu tư nâng cấp điện với tổng kinh phí hơn 1,100 tỷ đồng nhưng chưa có vốn. (Tr.N)

Cá chết ở hồ Tây trong 3 ngày lên tới hơn 20 tấn

Cá chết ở hồ Tây trong 3 ngày lên tới hơn 20 tấn

Hà Nội — Các giới chức Sở Xây Dựng thành phố Hà Nội hôm Thứ Ba cho biết đã vớt xong số cá chết tại hồ Tây.
Báo mạng VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Mạnh Hùng, trưởng phòng Hạ Tầng Kỹ Thuật, Sở Xây Dựng, cho hay hơn 20.5 tấn cá chết đã được thu gom trong ba ngày qua và đem đi tiêu hủy tại bãi rác Nam Sơn thuộc huyện Sóc Sơn. Hiện tượng cá chết tại hồ Tây diễn ra rải rác từ khoảng một tháng trở lại đây và gia tăng từ hôm Chủ Nhật vừa qua.
Theo giới hữu trách, hơn 90% cá chết là cá dầu. Nguyên nhân được cho là do thời tiết thay đổi đột ngột từ nắng nóng kéo dài sang mưa giông, trong khi thời gian này nhằm mùa sinh nở nên cá không thích nghi kịp.
Đại diện Sở Xây Dựng Hà Nội cho hay, sở đã tổ chức lấy mẫu nước đưa đi kiểm nghiệm, nhưng tin rằng nguyên nhân cá chết rất có thể không phải do nguồn nước. Giới hữu trách đã điều động một số thuyền nhỏ đi ven hồ để vớt cá mắc trong các khe đá. Quận Tây Hồ cũng đã cho phun thuốc khử trùng xung quanh khu vực có cá chết.
Vào tháng 10 năm 2016, một đợt cá chết hàng loạt đã xảy ra tại hồ Tây, với khoảng 200 tấn cá chết nổi trắng mặt hồ. Nhà chức trách đã phải cử hơn 1,000 công nhân đi thu gom cá chết trong nhiều ngày. Hồ Tây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất nằm ở phía Tây Bắc trung tâm thành phố Hà Nội, với diện tích hơn 500 héc ta và chu vi hơn 17 km.
Huy Lam/SBTN 

Các kịch bản cho Facebook/Google sau khi luật ANM ra đời

Fb. Angelina Trang Huỳnh

Facebook/Google vẫn im lặng, chưa cho biết họ sẽ đối phó luật an ninh mạng ra sao. Tôi nhìn thấy 4 kịch bản sau đây:
1. Facebook/Google hoàn toàn tuân theo.
Đặt máy chủ tại Việt Nam, mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, và cung cấp thông tin, kiểm duyệt nội dung theo yêu cầu của nhà nước VN.
2. Facebook/Google sẽ KHÔNG đặt máy chủ hoặc mở văn phòng tại Việt Nam (và nhà nước VN lờ đi), nhưng hợp tác hơn trong việc gỡ nội dung và kiểm duyệt nói chung.
3. Không tuân theo luật ANM.
4. Rút khỏi VN.
#1 và 3 theo tôi sẽ có xác suất thấp. #4 càng thấp vì VN là thị trường có nhiều tiềm năng.
Facebook và Google sẽ chọn lựa bất tuân khi yêu cầu gây nhiều rủi ro kinh doanh và vì thế kịch bản #2 sẽ có xác suất cao nhất.
Đối với cư dân mạng Việt Nam, tuy chúng ta có thể thở phào nhẹ nhỏm là thông tin dữ kiện trong máy chủ của Facebook/Google sẽ khó nằm trong sự kiểm soát của nhà nước VN, nhưng họ sẽ bị áp lực hợp tác kiểm duyệt nhiều hơn và tệ hơn nữa là cung cấp thông tin người dùng trong một số trường hợp. Trước kịch bản đó, chúng ta có cách để đối phó:
– Qua các nỗ lực như boycott Facebook, chuyển sang Minds v.v. cư dân mạng đang áp lực Facebook phải lắng nghe.
– Làm việc với truyền thông quốc tế, Quốc Hội Hoa Kỳ hay các nước, các tổ chức NGO hay tổ chức bạn trong vùng ĐNA để đảm bảo sự minh bạch trong tiến trình Facebook hợp tác với nhà nước Việt Nam. Một khi có cơ chế minh bạch, các vi phạm được rọi đèn thì cũng khó để tung hoành.
– XHDS tiếp tục đối thoại trực tiếp với Facebook/Google./.

Tin giả, “đài ta” và “đài địch”


Nguyễn Quốc Tấn Trung – Luật Khoa tạp chí

Nếu tin tức giả (fake news) trở thành một hiện tượng sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gần đây nhất vào năm 2016, thì tin không chính thống, tin tức của “đài địch” đã được xem là một nguồn tin không được phép tin cậy tại Việt Nam trong vòng trên dưới 70 năm nay.
Tuy nhiên, trong tháng Sáu 2018, khi các làn sóng biểu tình trên cả nước có dấu hiệu lan rộng mạnh mẽ, phe ủng hộ chính phủ bắt đầu sử dụng tin tức giả như một công cụ tuyên truyền đặc biệt và rất có hiệu quả.


Ví dụ, tin tức hoàn toàn bịa đặt về vụ việc hai cảnh sát cơ động bị người biểu tình ném bom xăng đến chết, và thông tin công ty Pouyuen sa thải 4.000 công nhân Việt Nam, được lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Vì vậy, dù cộng đồng mạng nhiều lần lên tiếng giải mã đó là các tin không xác thực được các trang không chính thống đưa ra nhưng tác động tiêu cực mà những tin giả này gây ra đối với phong trào biểu tình là chuyện đã rồi.
Điều này cho thấy việc sử dụng thông tin, tin tức giả tại Việt Nam không thể mặc định là dính liền với những kênh thông tin đối lập.
Vậy nên, nếu trong một chương trình thời sự nào đó, khi nghe các phát thanh viên khuyên bảo “người dân phải và chỉ nghe tin tức từ các trang thuộc chính phủ, đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, không nghe theo những tin tức từ những nguồn không chính thống”, thì chúng ta nên tự đặt câu hỏi, là liệu những trang thông tin không chính thống đó có phải là nguồn tin giả hay không?
Với bài viết này, tôi hy vọng sẽ vẽ ra được lằn ranh mỏng manh giữa tin tức giả và tin tức “không chính thống” ở Việt Nam.’
Làn sóng tin tức giả trên thế giới và Việt Nam
Tin tức giả không phải điều gì mới mẻ trên thế giới.
Vào tháng 6 năm 1993, tờ Weekly World News từng đưa lên trang bìa dòng tiêu đề “Hillary Clinton nhận nuôi đứa trẻ người ngoài hành tinh” (“Hillary Clinton Adopts Alien Baby.”) Một tiêu đề nhảm nhí và phi lý. Tuy nhiên, những dòng tin từng khiến người ta nhướng mày, lắc đầu cách đây vài thập kỷ hiện nay đang bắt đầu tìm thấy tầm ảnh hưởng khó tin của nó.
Thống kê về chia sẻ tin tức trên Facebook trong suốt quá trình bầu cử Hoa Kỳ cho thấy, khoảng 20 tin tức bầu cử giả đã được chia sẻ, “like” và bình luận tới 8,7 triệu lượt. Thêm vào đó, có đến 6 trên 9 độc giả chia sẻ những tin này mà không cần nhấp vào đọc tin trước.
Những loại tin giả như thế này thậm chí còn dẫn đến đe dọa bạo lực, mà đáng kể nhất chính là vụ ‘Pizzagate’.
Được chia sẻ bởi các trang mạng, nhóm chính trị thuộc phe cực hữu (alt-right), Pizzagate dựng nên một thuyết âm mưu xoay quanh cáo buộc Hillary Clinton và John Podesta – một trong những nhà tài trợ hàng đầu của bà Clinton và cũng là giám đốc chương trình bầu cử của bà, đang vận hành một đường dây buôn người và trẻ em, ẩn mình trong một số chuỗi nhà hàng Pizza, như Ping Pong Comet.
Tuy nhiên, cách mà loại tin này ra đời cũng vô cùng khoa học và có trình tự.
Ngày 30 tháng 10 năm 2016, một tài khoản Twitter ảo tự nhận mình là luật sư gốc Do Thái đang làm việc tại New York đăng tải thông tin được cho là của Sở Cảnh sát New York ghi nhận rằng họ đã phát hiện một đường dây ấu dâm chuyên phục vụ cho nhiều thành viên Đảng Dân chủ.
Đến đầu tháng 11 năm 2016, nhiều người dùng mạng phát hiện một số thư điện tử của Podesta bị WikiLeaks công bố có những ám hiệu, ẩn ngữ thường được dùng để nói về giới ấu dâm và các đường dây buôn người.
Hai thông tin được YourNewsWire tổng hợp, sau đó được nhiều trang web ủng hộ ông Trump thêm thắt, như SubjectPolitics.com. Thông tin cuối cùng được loan tải cho rằng Hillary và John đang vận hành đường dây ấu dâm nói trên. Nhiều trang như Conservative Daily Post còn khẳng định chắc nịch rằng tư gia của bà Hillary đã bị cảnh sát New York lục soát, và rằng FBI cũng đã lên tiếng công nhận sự việc.
Tin tức giả, như ví dụ trên, có thể hiểu là những tin tức hoàn toàn sai sự thật, dù có thể được xây dựng dựa trên một vài dữ kiện có thật. Tuy nhiên, “fake news” được cho là phức tạp hơn thế nhiều. Theo phân tích của Claire Wardle, có thể chia tin tức giả thành sáu nhóm chủ yếu:
Nhóm liên kết giả tạo (false connection): Tức tiêu đề, hình ảnh hay phụ đề cho một bài báo không hề liên quan gì đến nội dung bài báo đó.
Nhóm ngữ cảnh giả tạo (false context): Thông tin có thật nhưng được đặt trong một bối cảnh giả tạo, cắt ghép. Clip người dân có hoàn cảnh khó khăn nhận tiền hỗ trợ của các cơ quan đoàn thể bị biến thành clip phản động nhận tiền biểu tình của Việt Tân là một trong những ví dụ cụ thể nhất.
Nhóm nội dung bị thao túng (manipulated content): Hình ảnh, thông tin thực, nhưng bị thao túng để truyền tải một thông điệp khác. Có thể lấy việc cắt xén bài phát biểu của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt về hộ chiếu Việt Nam từ những năm 2008, biến bình luận chân thật và có tính xây dựng của ông trở thành câu nói “mang hộ chiếu Việt Nam rất nhục nhã” là minh chứng cụ thể.
Nhóm nội dung nhằm gây hiểu lầm (misleading content): Tin tức hình ảnh thật, nhưng không đầy đủ và khiến người tiếp nhận hiểu nhầm.
Nhóm tin tức giả danh (imposter content): Tức giả danh các hãng truyền thông đáng tin cậy để đưa tin thất thiệt.
Nhóm tin tức giả tạo hoàn toàn (fabricated content): Những tin tức không đúng sự thật, được thiết kế để làm sai lệch sự kiện, tác động tâm lý người tiếp nhận và gây thiệt hại cho công cộng.
Với những dạng thông tin nói trên, không khó để mọi người đều đi tới một đồng thuận chung rằng, tin tức giả là một căn bệnh cho xã hội hiện đại và cần được xử lý triệt để.
Sự thật về tin tức “không chính thống”
Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, theo cách hiểu của phương Tây, tin tức giả và tin tức “không chính thống” không đồng nghĩa với nhau.
Nguồn tin không chính thống thường được liên hệ với mô hình các phương tiện truyền thông thế hệ mới (new media), bao gồm những cách thức truyền tải thông tin mới như blog, youtube, trang cá nhân trên mạng xã hội và những trang tin tức trực tuyến. Sức mạnh của thế hệ mới rõ ràng đang lấn át và thậm chí thay thế dần hệ thống truyền thông đại chúng đời cũ như báo giấy, truyền hình và đài phát thanh.
Điểm đặc biệt cần lưu ý là phương tiện truyền thông thế hệ mới không vi phạm pháp luật nước ngoài, điều này được thể hiện trong án lệ Apple v. Does mà Luật Khoa từng có cơ hội phân tích. Truyền thông đại chúng, vì vậy, buộc phải thích nghi và cạnh tranh sòng phẳng với các mô hình thông tin thế hệ mới.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, tin tức không chính thống dù cũng là các phương tiện truyền thông thế hệ mới, đều bị xem là không phù hợp với quy định pháp luật hiện nay.
Về lý thuyết, chỉ những cơ quan, tổ chức do chính phủ Việt Nam ấn định, cấp phép mới được phép mở báo. Nhiều người cho rằng yêu cầu này là chính xác, vì truyền thông, tin tức không phải là chỗ để ai cũng có thể mở, ai cũng có thể đưa tin.
Mỉa mai thay, ông Nguyễn Ái Quốc đã dành gần 20 năm bôn ba ở nước ngoài để chỉ trích chính cái điều này.
“Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở châu Âu và các nước châu Á khác, chứ không phải một tờ do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hoá và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy.”
Những lời của Nguyễn Ái Quốc cho thấy ông ủng hộ tin không chính thống hơn cả những thông tin chính quy do chính quyền phê duyệt, đặc biệt khi những thông tin chính quy chỉ tập trung ca tụng công ơn nhà cầm quyền và ru ngủ dân chúng.
Những trang thông tin dù ở thời đại nào vẫn cần có trách nhiệm với uy tín và niềm tin của người đọc. Thế nhưng, báo chí không nên phải gánh chịu trách nhiệm trước đòn roi của các đảng phái chính trị.
Báo chí phải được hoàn toàn thoải mái bày tỏ quan điểm trước những sự thật mất lòng. Báo chí nên ở vị trí có thể nói những thứ không thể nói được trong môi trường chính trị. Họ không cần phải tìm kiếm phiếu bầu, mà cũng không cần phải quan tâm đến môi trường học thuật.
Những điều trên yêu cầu một thế hệ nhà báo xuất thân từ một môi trường khác, sống một cuộc đời khác. Và các nhân tố truyền thông thế hệ mới tại Việt Nam rõ ràng đang làm xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Về việc bắt giữ Trịnh Xuân Thanh, báo chí chính thống nhiều lần khẳng định ông này đầu thú và tự nguyện bay về Việt Nam từ Đức và VTV cũng trình diễn phần phỏng vấn ông Thanh không lâu sau đó.
Thế nhưng, những người theo dõi hệ thống tin tức không chính thống của “thế lực thù địch” đều biết rằng ông này bị mật vụ Việt Nam bắt cóc. Nhiều người Đức gốc Việt và các quan chức Việt Nam tham gia lên kế hoạch cuộc bắt bớ này đều bị đưa vào tầm ngắm của giới chức trách Đức.
Sự thật? Phe “đài địch” đưa tin chuẩn hơn cả.
Hay về Luật An ninh mạng và Dự luật về Đặc khu. Báo chí chính thống luôn ca ngợi rằng hai dự luật này là thật sự cần thiết để phát triển kinh tế, bảo vệ trật tự trị an và an ninh quốc gia.
Nhưng những nguồn thông tin của báo chí không chính thống cho độc giả cái nhìn đa chiều hơn. Họ nhắc đến “quốc gia láng giềng chung đường biên giới với tỉnh Quảng Ninh”. Họ thông tin và phân tích thành quả 99 năm của Trung Quốc tại Sri Lanka, tại Châu Phi. Họ chỉ ra khả năng công an, an ninh có thể lấy thông tin của bạn chỉ với một mảnh văn bản mà không cần trát của tòa hay viện kiểm sát. Họ tạo cơ hội cho những trí thức kinh tế có diễn đàn (và động lực) để bày tỏ quan điểm.
Sự thật? Không có sự thật. Nhưng ít ra sự đa nguyên của tin tức không chính thống giúp độc giả hoài nghi những lời ca tụng. Và đó cũng là điều tốt.
Còn rất nhiều câu chuyện để chứng minh sự cần thiết của tin tức không chính thống trong thế giới tin tức đúng “định hướng lãnh đạo” của đảng và nhà nước.
Nhưng có thể khẳng định rằng tin của “đài địch”, tin tức không chính thống, không phải lúc nào cũng là tin giả. Ngược lại, tin lề phải, tin ủng hộ chính quyền không phải bao giờ cũng là thật.

Ban hành luật an ninh mạng: Trần Đại Quang đã trở thành tội đồ của nhân dân

Chủ tịch Nhà nước CSVN Trần Đại Quang
Tác giả: Quê Hương

Sáng 28/6, Văn phòng Chủ tịch nước mở họp báo để thông báo lệnh của Chủ tịch Trần Đại Quang ban hành các luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5, trong đó có Luật an ninh mạng.

Tội đồ Trần Đại Quang đáng chết vì ăn đút lót và bảo kê cho maphia

Như vậy là sau một thời gian dài, được cho là nhân vật có quan điểm khác với phe thân Trung Cộng gồm Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân; ông Quang đã chính thức phản bội nhân dân và quy hàng lũ thân Tàu bán nước.

Quang là người đạo mạo, có học hành và uyên thâm trong ngành an ninh nên ông ta điềm đạm và thận trọng trong hành động và lời nói . Khác với Trọng – một kẻ thường xuyên đưa ra những phát biểu làm cho công chúng tức nhể ruột kiểu như “dân chủ đến thế là cùng” hay “đất nước đã bao giờ được như thế này chưa”… Quang cũng khác với Phúc với những phát biểu kiểu rất ngô nghê “Tây Nguyên là cô gái đẹp đang ngủ quên” hoặc “Cờ Lờ Mờ Vờ”…; Quang cũng khác Ngân một kẻ rất đồng bóng ăn nói hỗn xược. Với sự điềm đạm và thận trọng ai cũng hy vọng ông sẽ là một đối trọng nào đó với Trọng, Phúc, Ngân. Hay ít ra cũng mang lại một sự tin tưởng nào đó đối với công chúng trong bối cảnh đã từ quá lâu người dân coi lãnh đạo cộng sản chỉ là một lũ điếm nói láo.
Thế nhưng sau lệnh ban hành luật an ninh mạng, tất cả những gì mọi người hy vọng về Quang đã trở thành mây khói. Giải thích cho lý do về việc tại sao lần này Quang lại chính thức ra mặt đối đầu với dân chúng, có ý kiến cho rằng Quang biết mình yếu thế nên đã nhắm mắt làm bừa. Ai cũng biết sau khi Quang mắc trọng bệnh hồi tháng 7 năm 2017 phải đi chữa trị ở Nhật Bản và chiếc ghế của ông ta bắt đầu bị đồng đảng nhòm ngó. Đến tháng 4 năm 2018, ông Quang một lần nữa phải sang Nhật Bản chữa bệnh. Ngay lập tức, bộ sậu lãnh đạo cộng sản đã lên phương án thay thế Quang bằng việc cho Nguyễn Văn Bình sang Bắc Kinh để thăm dò ý kiến. Trong khi đó, ở trong nước đã có nhiều tin đồn về việc bí thư Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân sẽ lên thay thế Quang. Và lần này do tuổi cao sức yếu lại bị các đồng chí đồng đảng khắp nơi bủa vây như vậy nên Quang đành đầu hàng và quy thuận theo phe Trọng, Phúc, Ngân để giữ yên chiếc ghế Chủ tịch nước của ông ta, đồng thời chính thức “tuyên chiến” với nhân dân.
Mặc dù vậy, Quang cũng đừng quên rằng ông ta đã mắc rất nhiều trọng tội với đất nước và nhân dân, trong đó nổi bật nhất vẫn là vụ nhận hối lộ 20 tỷ đồng (1 triệu đô) của Dương Chí Dũng – Tổng giám đốc Vinalines và để cho Trịnh Xuân Thanh – Tổng giám đốc công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC trốn thoát ra nước ngoài.
Dương Chí Dũng & Phạm Quý Ngọ. Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ bị đầu độc chết do để lộ Trần Đại Quang nhận hối lộ 1 triệu đô la
Về vụ Quang nhận tiền đút lót của Dương Chí Dũng 1 triệu đô la khi còn làm bộ trưởng bộ công an. Sự việc này do chính Dương Chí Dũng khai tại tòa. Tuy nhiên, sau đó do ông thứ trưởng Phạm Quý Ngọ – người bị Dương Chí Dũng khai là nhận 500 ngàn đô – chết (do bị đầu độc) nên vụ hối lộ này bị chìm xuồng. Mặc dù vậy, chuyện Quang nhận 1 triệu đô tiền đút lót của Dương Chí Dũng đã rõ rành rành như ban ngày, không thể nào gột rửa được.
Thứ hai Quang vốn là người thận trọng nên sau khi lên chức Chủ tịch nước đã để lại chức Bộ trưởng công an cho đàn em Tô Lâm. Đến tháng 7/2016, Trịnh Xuân Thanh đã trốn ra khỏi Việt Nam cho dù trước đó anh ta đã luôn là điểm nóng của truyền thông trong nước vì đi xe xịn biển xanh và những sai phạm khi còn làm Tổng Giám đốc PVC. Không lẽ một “con voi” như thế mà lại có thể vượt qua được một hệ thống an ninh dày đặc và mắt cú, nếu không có sự chỉ đạo từ lãnh đạo cao nhất của bộ Công An đứng đầu là bộ trưởng Tô Lâm? Và ông Lâm cũng không thể không báo cáo sự việc tày đình này cho đàn anh Trần Đại Quang. Phải có sự đồng ý của Quang thì Thanh mới có thể không cánh mà bay ra nước ngoài như vậy chứ?
Thực ra, dư luận vẫn bỏ qua cho Quang 2 cú phốt vô cùng lớn này vì cho rằng Quang không adua theo bọn Trọng, Phúc, Ngân để cúi đầu trước Trung Cộng. Tuy nhiên, với việc ban hành lệnh thực thi luật an ninh mạng, Quang cho thấy là đến mức đường cùng thì ông ta đã chọn cách quay lưng lại với nhân dân.
Và một khi chút tia le lói hy vọng cũng tắt, thì đã đến lúc cần phải chỉ rõ tội của Quang vì đã nhận hối lộ với số tiền cực lớn. Và cũng phải chỉ ra sự liên quan của ông ta trong vụ Trịnh Xuân Thanh trốn được ra nước ngoài trước sự truy lùng gắt gao của TBT Nguyễn Phú Trọng. Bởi dù thế nào đi chăng nữa, đất nước và người dân Việt Nam cũng đang có một chủ tịch nước ăn đút lót và tiếp tay cho bè lũ maphia. Và đó là một sự thật không thể chối cãi…

Chết trước khi nghĩ


Fb. Đỗ Cao Cường

rong những ngày nóng như chảo lửa này, thí sinh Nguyễn Thị Thu Thủy (tổ 25, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đã trở về nhà với hai vòng tang trắng quấn trên đầu.
Nguyên nhân là trưa ngày 24/6, bố mẹ em bị tai nạn trên đường đi bán rau, bố em mất ngay lúc đó, mẹ em thì được người ta đưa đi cấp cứu.
Đau lòng hơn, khi vừa mang thi thể bố em về nhà, bà nội em hoảng quá, cụ đã quỵ xuống và tắt thở theo.
Chứng kiến hai sọt rau cùng đôi vợ chồng nghèo nằm sõng soài trên nền đất, không ai là không cảm thấy thương xót. Nhưng dù thế nào đi nữa, cái chết của bố em diễn ra trên đường mưu sinh, họ đã làm tất cả để con gái của mình có đủ tiền ăn học.
Cũng cần nói thêm, trong những năm gần đây, số lượng người chết do tai nạn giao thông ở Việt Nam không ít hơn thời chiến, một nguyên nhân mà ít ai dám nhắc tới đó là những tuyến đường quá tải, những tuyến đường lồi lõm, rút ruột với bàn tay của các nhóm lợi ích, của quan tham, với sự im lặng, vô cảm của mỗi công dân Việt.
Trong mùa World Cup 2018, số lượng người chết cũng tăng lên đột biến, theo thống kê ban đầu, chỉ riêng tỉnh Đồng Tháp đã có 10 ca tự tử, số lượng người nhảy cầu hụt, chết không chết ngay, sống dở chết dở, khiến cho gia đình rơi vào thảm cảnh, tan cửa nát nhà, tán gia bại sản cũng nhiều.
Tôi từng có thời gian ở, làm việc cùng hai ông anh từng làm hơn 10 năm trong đài VTV, vì cá độ bóng đá mà các anh đã bị mất nhà, một anh thì bị chủ nợ chặt ngón tay, vợ bỏ, phải trốn chui trốn lủi, chạy Grapbike trong Sài Gòn với hy vọng kiếm sống qua ngày.
Có một điều khá thú vị ở đây là thông qua cách nói chuyện, tôi thấy các anh rất giỏi về chuyên môn nhưng nhìn nhận xã hội như những kẻ độc tài. Các anh khá vô cảm trước nỗi đau của những người yếu thế, những người bất đồng chính kiến… cho nên các anh đã vô cảm với chính gia đình mình.
Cũng từ sự vô cảm đó, các anh đã sống trong sự tự mãn, lầm đường lạc lối, để rồi đánh mất chính mình, ảnh hưởng tới gia đình lúc nào không hay.
Các dư luận viên cũng vậy, khi các bạn ấy không hiểu rõ bản chất của sự việc, cho nên cuối cùng, cuộc đời của các bạn ấy thường kết thúc trên bàn nhậu, trong sự khinh bỉ của người đời.
Một đất nước với gần 100 triệu dân, nhưng dường như chỉ có vài ngàn người thực sự sống, thôi thì nếu không thể suy nghĩ thấu đáo, không thể tôn trọng sự khác biệt, thì chết ngày nào hay ngày ấy, sống mà toàn gây ra tội ác, sống trong sự độc tài, gia trưởng, toàn mang lại sự oan ức, khổ đau cho người khác, thì chết đi cũng được./.

Nói chuyện với công an


Fb. Đỗ Ngà

Không biết lá thư của CSCĐ có thực hay không, nhưng tôi tin chắc chắn rằng trò công an giả thường dân trà trộn vào đoàn người biểu tình gây sự để CSCĐ có cớ đàn áp thì hoàn toàn xác thực. Đã nhiều lần như thế chứ không phải mới đây. Phải nói mỗi lần trấn áp biểu tình, lực lượng công an đều lên kế hoạch sử dụng kế bẩn này.
Các anh an ninh à! Các anh trà trộn vào dân được là vì nhân dân luôn có lòng bao dung. Các anh cởi bỏ quân phục thì nhân dân xem là đồng bào, không cần biết quá khứ anh là ai.
Tình nghĩa thế sao các anh nỡ gài bẩy để nhóm mặc quân quân phục xông vào đánh giết đồng bào như kẻ thù?
Đồng bào khổ trăm bề, họ không thù các anh, họ thực hiện quyền khiếu kiện theo hiến định mà? Đồng lương của các anh là do đồng tiền thuế của họ đóng góp. Vậy mà các anh lại hả hê khi đánh đổ máu họ. Mà khốn nạn hơn các anh còn xem đó là “chiến công”. Hãy nghĩ lại việc mình làm đi các anh à. Nghĩ thử đấy là sự mất nhân tính đến mức độ nào? Có đáng nguyền rủa không?
Tôi tin trong hàng ngũ các anh có nhiều người có lương tâm chứ không phải ai ai cũ dã tâm như loài lang sói, nên tôi tin có lúc nhiều trong số các anh sẽ làm theo lương tâm.
Chỉ huy của các anh bảo rằng, đảng không còn thì các anh sẽ bị trả thù nên phải bán mạng cho đảng, dù có gian ác cũng phải thi hành như là kẻ leo lưng cọp.
Tôi xin nói thẳng rằng, suy nghĩ như thế là hoàn toàn sai. Vì đó chỉ là sự suy từ bụng ta ra bụng người. Có rất nhiều lí do khẳn định chẳng ai trả thù các anh cả. Thứ nhất, sau ĐCS sụp đổ sẽ là nhà nước đa nguyên đa đảng, họ chỉ xử theo luật chứ không hề xử vì sự thù hận, nếu các anh không gây tội ác thì không sao. Pol Pot gây tội ác diệt chủng nhưng chính quyền hậu CS bên Campuchia xử theo luật, có ai trả thù ông ta đâu? Thứ nhì, dân cần tự do, cần quyền làm chủ chứ dân không thù ĐCS. Nên khi nào quyền làm chủ về với nhân dân thì mọi thứ tốt đẹp cả, lúc đó các anh vẫn là cảnh sát. Cách nghĩ sai lầm của người CS là xem mọi thứ là hận thù thì họ cũng đinh ninh người ta cũng trả thù như họ. Hãy xét lại cho kỹ đi nhé, qua cuộc biểu tình ngày 14/02 vừa rồi chỉ có công an thù dân chứ dân không thù công an. Các anh nghiệm thử có đúng không?
Lại nói về đảng các anh.
Họ bảo vệ Formosa là vì ai? Sao họ thỏa hiệp với ngoại bang dù cho ngoại bang sai rành rành thế, nhưng lại không thỏa hiệp với chính dân của mình, dù nhân dân đã đúng. Tại sao, tại sao và tại sao? Họ rõ ràng họ đã quay lưng lại chính đồng bào của mình bất chấp lẽ phải, bất chấp đạo lý và bất chấp cả luật pháp, các anh có thấy không? Vậy mà các anh sống chết cho nó.
Lại nói về đảng các anh.
Họ đã xem kẻ thù ngàn năm dân tộc là anh em, là bạn vàng. Tôi xin nói với các anh rằng, thứ tình anh em giữa những ĐCS là thứ tình huynh đệ kết bái của những đạo tặc chứ không phải là tình kết bái giữa những bậc chính nhân quân tử. Mà tình anh em trong giới đạo tặc có bền vững bao giờ? Miệng nói rất hay nhưng thực chất chúng nghía nhau và sẵn sàng cướp nhau nếu có thể. Thứ tình anh em Việt- Trung đã từng hô hào “môi hở răng lạnh” thời Hồ Chí Minh- Mao Trạch Đông, và có vẻ thắm thiết. Thế nhưng sang thời Lê Duẩn-Đặng Tiểu Bình thì trở mặt nhau, và chiến tranh biên giới tàn khốc đã nổ ra từ 1979-1988 như ta biết. Sự tàn bạo có chỉ đạo của quân Tàu với dân ta thì chắc các anh đã biết rõ. Cực kỳ man rợ, một màu sắc diệt chủng.
Còn tình kết bái của chính nhân quân tử như Mỹ-Anh, hay Mỹ-Israel thì tương trợ nhau rất tốt, rất đáng tin cậy. Đấy các anh xem đi, nghiệm cho kỹ đi để mà hiểu.
Trở lại vấn đề các anh. Các anh nghĩ xem, nếu các anh mặc thường phục vào trong lòng dân thì chắc chắn dân sẽ xem các anh là đồng bào dù họ đang biểu tình, đang đối đầu với lực lượng công an.
Nhưng giả sử như một ngày kia Việt Nam -Trung Quốc trở mặt. Khi đó với bộ quân phục trong người giống hệt quân phục đồng nghiệp phía Trung Quốc thì liệu anh có dám chui vào đó nấp như các anh từng mặc thường phục chui vào lòng dân không?
Chắc chẳn là không, vì chỉ cần anh mở miệng nó sẽ phanh thây các anh ngay vì nó biết các anh là người Việt.
Nhớ đấy! Dân mãi là chỗ dựa bền vững cho các anh chứ không phải đảng nhé vì đảng các anh chỉ biết dựa vào Tàu. Trong khi đó, dựa vào dân mới vững bền thì họ không làm.
Đảng các anh đã quá sai rồi các anh ạ. Đảng là nhất thời dân vạn kiếp, đó là chân lý. Đừng bán mình cho đảng./.

Chính đề Việt Nam và luật đặc khu


Đỗ Thành Nhân (Danlambao) - Bài viết này cung cấp nguồn thông tin có hệ thống để người đọc nhìn toàn cảnh về đặc khu và hình dung tương lai của con cháu - thế hệ tiếp theo của chính mình.

Trắng - đen nên rõ ràng ngay từ bây giờ.


Theo Nhân dân cuối tuần online ngày 13.01.2018: 

ĐẶC KHU tồn tại và phát triển với nhiều tên gọi khác nhau như “khu kinh tế”, “khu kinh tế tự do”, “khu kinh tế đặc biệt” hay “ÐKKT”, “đặc khu hành chính”, “khu tự trị”, “khu thí điểm thương mại tự do”, “khu vực hợp tác thương mại công nghiệp hiện đại”… và hiện tại trên thế giới có ít nhất 20 từ khác nhau mô tả các loại hình khu và đều được hiểu là các Khu kinh tế đặc biệt hoặc ÐKKT (Special Economic Zone), tuy nhiên đa số đều thống nhất xác định đặc khu kinh tế diễn nôm là khu vực được phân định ranh giới địa lý rõ ràng và được bảo đảm về mặt an ninh; có cơ chế quản lý và hành chính riêng biệt; là khu vực được hưởng các ưu đãi vượt trội về thuế, hải quan và có các đặc quyền cụ thể (FIAS, 2008).

Cả nước đang nóng lên theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng với Luật Đặc Khu. 

- Từ những cháu sinh viên đến các cụ hưu trí; từ những kẻ nắm vận mệnh quốc gia với đầy đủ quyền sinh sát trong tay đến những người lao động phổ thông kiếm ăn qua ngày;

- Từ báo chí của đảng cầm quyền đến các mạng xã hội công dân; trong nước, ngoài nước;… nói chung là tất cả thành phần trong xã hội, trên khắp thế giới, bằng mọi phương tiện đều lên tiếng về Luật Đặt khu.

Bởi vì,

- Về hành vi: Không đơn giản là cái nhấn nút không công khai, thiếu chính kiến của đại biểu Quốc hội; mà nhiệm kỳ sau, thế hệ tiếp theo có thể sửa sai;

- Về thời gian: Không phải thuần túy cho thuê đất 50, 70 hay 99 năm; mà là xương máu suốt chặng đường 4 ngàn năm lịch sử giữ nước của dân tộc;

- Về không gian: Không chỉ giới hạn ở 3 huyện Vân Đồn, Vạn Ninh và Phú Quốc; mà là cả vùng Đông Nam Á; Biển Đông - Thái Bình Dương; mà là đường lưỡi bò, hiện thực hóa giấc mộng của Trung Hoa là “Nhất Đới, Nhất Lộ".

- Về hiệu quả: Không hẳn “một đồng rót vào đặc khu để hút về hàng chục, hàng trăm đồng”; mà là cái giá phải trả vô cùng lớn của con cháu về độc lập, chủ quyền, môi trường, văn hóa, lịch sử.

v.v…

Từ “đặc khu” tới “khu tự trị” hay từ Tân Cương tới Việt Nam bao xa, bao lâu? chưa ai có thể trả lời được. 

Tuy người dân chỉ có “dân trí cao và sáng suốt lúc bầu cử”; nhưng đừng kỳ vọng quá nhiều vào đại biểu Quốc hội hay Hội đồng nhân dân là họ sáng suốt hơn dân và đại diện cho ý nguyện của người dân?. 

Dẫn chứng qua hai ví dụ:

Ví dụ 1. Quốc hội và dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận

Công nghệ hạt nhân đã có từ hơn nửa thế kỷ trước, nhiều nước quyết định dừng điện hạt nhân; mặc dù lúc đó dư luận phản đối dữ dội. 

Nhưng Quốc hội vẫn nhấn nút thông qua phải làm Dự án bằng được; đến khi không thích nữa thì cũng chính những đại biểu Quốc hội này nhấn nút dừng Dự án.

Ví dụ 2. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng và Nguyễn Xuân Anh

Ông Nguyễn Xuân Anh sinh ra, lớn lên và làm việc tại thành phố Đà Nẵng từ hơn 40 năm nay, hoàn toàn không xa lạ gì với người dân và quan chức thành phố Đà Nẵng.

Khi cần thì 100% đại biểu bầu ông Nguyễn Xuân Anh làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân; đến khi không thích nữa thì cũng chính 100% đại biểu này miễn nhiệm ông ấy.

Vừa qua, trong khi nhiều Người Dân xuống đường biểu tình thì Tổng Bí thư lại cho rằng: Luật Đặc Khu và Luật An ninh mạng gần đây dư luận sôi sục, xảy ra chuyện biểu tình, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân chúng ta để những phần tử chống đối, phá hoại, kích động, gây rối.

Lúc này Chính phủ chuẩn bị họp lần 2 về Luật Đặc khu, Quốc hội dời thời điểm thông qua luật đặc khu sang kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 dự kiến diễn ra gần cuối năm nay (2018).

Còn người dân, đừng nín thở chờ đợi nữa mà hãy tự tìm hiểu, để tự mình trả lời các câu hỏi liên quan. Đó là Luật Đặc Khu: Có từ khi nào; Mục đích gì; Ai là tác giả; Tiến trình thực hiện?

Với ý thức là một người dân có trách nhiệm với đất nước, để không hổ thẹn với cha ông, không hối hận với con cháu.

Đừng để tập đoàn, nhóm lợi ích nào lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân chúng ta hợp pháp hóa đặc quyền đặc lợi; và cũng đừng để để những phần tử chống đối, phá hoại, kích động, gây rối tạo sự bất ổn cho xã hội.

Hãy đọc và suy ngẫm, từng người lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp:

Tư liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn thông tin đa chiều liên quan tới dự thảo Luật Đặc Khu với một thái độ khách quan, trung thực nhất; hệ thống được lưu trữ và sẵn sàng chia sẻ ở đây: https://drive.google.com/open?id=1s8o7sgovffrFUnfBNgUllhdQj92hF_5F. Mọi người đều có thể vào xem trực tiếp hoặc tải về máy riêng.

Các file thiết kế dưới dạng PDF, MS Word cho khổ giấy A4 để những người không quen sử dụng mạng in ra cho dễ đọc.

Giới thiệu một số nội dung chính của tư liệu

*

Chính đề Việt Nam

Từ hơn 1/2 thế kỷ trước “Chính đề Việt Nam” đã phân tích được hiện trạng và tương lai đất nước. “Chính đề Việt Nam”:

1. Được nghiên cứu thời Đệ Nhất Cộng Hòa nhưng xuất bản chính thức vào thời Đệ Nhị Cộng Hòa: “Chính đề Việt Nam” không phải viết theo tư duy nhiệm kỳ;

2. Phần “Sách Tham Khảo” được liệt kê đa dạng, nhiều nguồn, của nhiều nhân vật lịch sử: “Chính đề Việt Nam” kế thừa trí tuệ nhân loại, (không sao chép tự làm của mình).

3. Mặc dù giai đoạn Đệ Nhất Cộng Hòa có thiên vị cho Thiên Chúa Giáo, nhưng lại dùng lời Phật dạy “TRỤ MÀ KHÔNG TRỤ” để làm phần Kết luận của sách: “Chính đề Việt Nam” không bị áp đặt quan điểm tôn giáo của nhà cầm quyền.

4. Dự báo tương lai đất nước trên nền tảng lịch sử dân tộc và hiện trạng các nước trên thế giới lúc bấy giờ và suy luận quy luật phát triển xã hội với học thuyết chủ nghĩa cộng sản.

5. Đánh giá thực trạng, nhiều dự báo, giải pháp phát triển đất nước trên các lĩnh vực; đến nay kiểm chứng lại: khá chính xác.

Sự thật về quan hệ Việt Nam & Trung Quốc trong 30 năm qua

Theo chú dẫn của nhà xuất bản

“Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài. 

Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên.”

Cuốn sách gần 40 năm trước đã chỉ ra:

- một tư tưởng chỉ đạo: chủ nghĩa đại dân tộc

- một chính sách: ích kỷ dân tộc

- một mục tiêu chiến lược: chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và chủ nghĩa bá quyền nước lớn

Bài viết liên quan dự Luật đặc khu

Với hơn 100 bài viết từ nhiều nguồn khác nhau, vì nhiều lý do như: bị chặn bởi tường lửa, đăng lên rồi bị rút bài,… mà nhiều người sử dụng mạng ở Việt Nam khó tiếp cận được.

Những bài viết này liên quan đến Luật Đặc khu, người sưu tầm cố gắng đưa thông tin đa chiều một cách khách quan, trung thực nhất; để người đọc có cái nhìn toàn cảnh về tương lai của Luật Đặc Khu.

Từ bài nói chuyện của ông Lê Duẩn về Trung Quốc, ý kiến của Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch và đại biểu Quốc hội về Luật Đặc Khu; đến ý kiến của nhiều thành phần khác trong xã hội ở cả trong, ngoài nước.

Các bài viết theo thứ tự thời gian công bố trên internet. Trong từng bài viết đều chỉ ra nguồn trên internet, trên đó có thể nhấn vào các liên kết để đọc các thông tin liên quan.

Tư liệu khác

Các văn bản pháp lý liên quan tiến trình xây dựng Luật Đặc Khu

Clip, video…

***

Những tư liệu nêu trên đều có liên quan đến dự thảo Luật Đặc Khu mà xã hội đang bàn cãi ngày hôm nay. Giới thiệu đến những người quan tâm để có cái nhìn toàn cảnh và tự kết luận. Mọi người đều có thể giới thiệu thêm để bổ sung và cập nhật thường xuyên qua email luatdackhuvn@gmail.com



Anh Mike Pompeo xúi dại!

Tư nghèo (Danlambao) - Anh xúi là em Kim Dzong Ủn nên ủn ỉn đi theo con đường Hồ Bi Đát của đẻng cộng Việt để mà phát triển, thịnh vượng theo kiểu... đầu năm sinh con trái, cuối năm sinh con gái, giữa năm có thêm một mợ dzợ bé! Má ơi, con đường sở hụi chó ngáp đi đến hết thế kỷ này chưa biết có tới bến Ninh Kiều không mà anh Mike lại xúi anh Ủn cứ Ỉn theo đường anh Lú!

Anh Mike này là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xứ cờ bông. Ảnh dừng chân ghé bến Ba Đình để bắt tay, bắt chân và bắt cái gì khác nữa với các đồng chấy đẻng ta thì Tư tui hổng biết. Trước đám đại gia, tư bản đỏ tại Ba Đình, anh Mike phun ra lời nhắn nhủ như trên gửi đến em Ủn. 

Nó thiệt với anh Mike nghe. Tư tui chẳng khoái gì chú em Ủn. Sau khi nhìn nó là Tư tui ớn mẹ nó món heo quay. Qua 3 đời ông nội nó, thèng cha nó, rồi tới nó, dân Bắc Hàn đói rã họng, chỉ được no nhờ đi xem nó bắn hoả tiển, giống như dân tui bớt đói nhờ đi xem đẻng bắn pháo bông. 

Nhưng mà... 

- Nó nghèo mà không nhục, không bán linh hồn và làm hán cẩu cho mấy đứa xì thẩu ở Bắc Kinh. 

- Ủn họ Kim, cha nó họ Kim, ông nội nó họ Kim, dân Hàn chính hiệu con nai vàng ngơ ngác. Còn cái đám Ba Đình bốn miễu gì đó thì cái thèng cha già D(âm) T(ặc) của tụi nó là cái tên lộn giống, mới ngửi sơ thì có mùi nước mắm, ngửi kỹ thì toàn là xì dầu trộn với tàu hủ thúi. 

- Ủn nó ác với dân nhưng đếch có hèn với thèng giặc nào. Từ Hoa cho tới Kỳ, từ Tập cho tới Chum... nó cóc ngán ai. Và nó bán linh hồn cho quỷ nhưng nhất định không bán nước. 

- Ở nước của Ủn toàn là hoả tiển nhắm thẳng quân thù mà bắn, còn ở nước của Lú thì toàn là đẹc khu, cứ chổng về phía quân thù để mời nó thụt. 

- Dân nó đói, thiếu dinh dưỡng, cả nước táo bón kinh niên nên môi trường sạch ơi là sạch. Còn ở bên này bờ Thái Bình Dương, chỉ với vài triệu đảng viên sán lãi mà chúng thải khắp 3 miền, lại còn cúi đầu quỳ xuống làm phận con hoang, mời đám chệt sang thải thúi hoắc cả núi rừng biển cả. 

... 

Vậy mà anh Mike xúi dại em Ủn đi theo con đường chú Lú! 

Anh Mike xúi dại hay đang chơi trò diễn tiến hoà bình? Xúi kiểu đó để nó chết từ từ và chết chắc hở anh Mike? 

10.07.2018