Monday, March 28, 2016

Ngày Quốc tế Hạnh phúc: Sập cầu, cháy chợ, hạn hán… ở Việt Nam

Đào Đức Thông-03-29-2016
(VNTB) - Chúng ta có cảm giác bất cứ lúc nào cũng có thể sập cầu, cháy, phát nổ ở đâu đấy. Bất trắc khủng khiếp!

Ngày Quốc tế Hạnh phúc hay là Ngày Hạnh phúc (International Day of Happiness) là ngày 20 tháng 3 hàng năm, kể từ năm 2013.
Ngày lễ quốc tế này được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định chính thức khi tất cả 193 quốc gia thành viên nhất trí thông qua Nghị quyết A/RES/66/281 ngày 20 tháng 6 năm 2012, chọn để tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại trên thế giới và với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày của hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn để xây dựng thế giới đại đồng, đem lại hạnh phúc cho người người trên trái đất
Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 là ngày để cả thế giới quan tâm đến vấn đề cốt lõi trong cuộc sống: Làm sao để tìm được thật nhiều niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống này?

Sập cầu, cháy chợ, hạn hán…
Vào ngày 20/3/2016, trong lúc trên mạng xã hội  tưng bừng những bức ảnh đẹp mừng ngày Quốc tế hạnh phúc. Báo chí trong nước Việt Nam cũng ngập tin sập cầu, cháy chợ ở Biên hòa, một đám cháy ở Viglacera Phúc Yên. Sau khi đăng, có thêm đọc giả bổ sung về một vụ cháy ở trường Đại học Đà Lạt.
Đồng thời cũng trong ngày này, nhiều tin nóng hổi miên man về nạn hạn hán miền Tây Nam bộ, hạn hán Tây Nguyên, cháy rừng Nghệ An. Dư âm nổ bom (có người cho là mìn chống tăng) ở giữa một khu dân cư Hà nội vẫn còn để lại nỗi đau khốn xiết tột cùng. Và tin Quốc hội XIII bầu chọn Chủ tịch và Thủ tướng cho khóa mới vẫn sôi trong dư luận.
Cuối ngày 20/3 là một video Clip được úp lên mạng xã hội Facebook nội dung về một em bé người Dao 11 tuổi mồ côi đang đập đá như tù khổ sai để kiếm tiền nuôi thân.
Nhưng có những tin không được các báo lề phải trong nước đưa hoặc không được để ý là giá cao su và cà phê đang sụt làm hàng vạn người lo lắng trên Tây Nguyên. Giá lúa gạo tăng do nguy cơ mất mùa làm nhiều nhà nông lo bỏ làng đi kiếm ăn xa. Giá nước ngọt tăng ở vùng lục tỉnh do mặn xâm thực đang làm tăng cơn khát của hàng ngàn gia đình Việt Nam.
Còn cũng có những tin mà báo chí trong nước không đưa vì với họ đó là chuyện định kỳ. Trung bình mỗi ngày có 30 người chết vì tai nạn giao thông. Gấp 7 lần số này là số người chết vì ung thư. Số trẻ em chết không rõ nguyên nhân mỗi ngày là 70 gấp hơn 2 lần số người chết vì tai nạn giao thông. Cuối cùng là mỗi ngày có 2 sản phụ tử vong.
Chúng ta có cảm giác bất cứ lúc nào cũng có thể sập cầu, cháy, phát nổ ở đâu đấy. Bất trắc khủng khiếp. Con người Việt Nam  vẫn chỉ nghĩ đến việc kiếm ăn. Họ có thể làm bất cứ thứ gì để sống hoặc kiếm tiền : dùng thực phẩm thiu thối, độc hại, cạy cả đường ray tàu hỏa để bán, cưa cả bom mìn, đâm chém nhau khi tranh giành một chỗ bán hàng, lừa lọc nhau như "đa cấp" Liên Việt, dùng tre gỗ thay cốt thép vào cả những công trình xây dựng lớn của Nhà nước, mua đồ phế thải hoặc cũ của nước ngoài để ăn hoa hồng....
Vì miếng cơm, manh áo mà con người ta có thể làm bất kể điều gì, kể cả ăn thịt đồng loại, loài người nói chung là thứ thông minh văn minh nhất, nhưng cũng là kẻ dã man nhất.
Ngày nay nhiều giá trị đạo đức trong gia đình người Việt đã bị mai một như hiếu nghĩa, thủy chung, kính trên nhường dưới... bị phá vỡ. Trẻ em thì hư hỏng, bị nhồi sọ văn hóa phẩm tiêu cực, bỏ học lang thang kiếm sống, thiếu sự chăm sóc của gia đình. Đặc biệt, mâu thuẫn, bạo lực gia đình trong xã hội Việt Nam cũng có “diễn biến phức tạp”. Nguyên nhân của các mặt tồn tại này thì nhiều, song nổi cộm hơn cả đó là do sự tác động của mặt trái xu thế toàn cầu hóa. Hoặc cũng có thể một bộ phận do chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của gia đình vì thế mà những giá trị của gia đình truyền thống chưa thật sự được quan tâm, chưa thấy hết và khai thác tốt tiềm lực kinh tế gia đình để hướng đến hạnh phúc, yêu thương.

Hơn 40 năm chấm dứt chiến tranh, với một đất nước có nhiều khoáng sản, có vị trí địa lý mà bao quốc gia khác thèm muốn, nhưng sao đến bây giờ người dân Việt Nam ta vẫn lam lũ!  Phải chăng nguyên nhân chính là do lãnh đạo đất nước  Việt Nam đang đi theo cái chủ nghĩa mà nó không hề có thực?!!!

Bầu cử quốc hội: Tưởng dân chủ lại hóa ra là...

 Phương Thảo-29.3.16
(VNTB) - Trong một bài viết với nhan đề “Sự thật về dân chủ ở Việt nam” được đăng trên tờ The Diplomat, Shawn W. Crispin đã cho rằng dân chủ giả hiệu ở Việt nam trong kỳ bầu cử sắp tới đây chỉ là một miếng bánh vẽ nhằm làm món quà cho tổng thống Obama khi ông có chuyến công du đến quốc gia cộng sản vào tháng 5 tới này.

Cho có vẻ dân chủ

Nhiều người đã tỏ vẻ vui mừng khi gần 100 ứng cử viên tự do ở đủ mọi lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau đã tự đưa đơn ứng cử vào 50 trong số 500 chỗ ngồi của cơ quan lập pháp Việt nam. Với họ đó là dấu hiệu dân chủ, là sự phản kháng công khai với chế độ độc đảng hiện hành. Thế nhưng theo ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thì : “Người tự ứng cử thì nhiều đấy, nhưng người tự ứng cử mà trúng cử trong các khóa chỉ có 1 – 2 người, khóa nhiều nhất cũng là 4 người….. Qua cuộc bầu cử lần này, nếu được 5% cũng là tốt, nhưng thực tế cũng sẽ không đạt đến 2%, tức là nếu có 10 người tự ứng cử được đưa ra để bầu chọn nhưng tỉ lệ trúng cử sẽ rất khó được cả 10.”

Giả sử có 50 ứng viên tự do trúng cử vào quốc hội, tức chiếm 10% số đại biểu quốc hội thì họ vẫn là con số thiểu số và không có đủ số phiếu cần thiết để có thể biểu quyết hay phủ quyết những quyết định quan trọng. Nếu như theo dự kiến của ông Vũ Mão thì 10 người “may mắn” lọt được vào Quốc hội sẽ cũng chỉ làm những vật trang trí để cho thế giới thấy Việt nam “cũng có dân chủ, cũng có tự do bầu cử”. Gọi là “may mắn” được lọt vào quốc hội bởi giờ đây những ứng viên tự do có quan điểm bất đồng với nhà cầm quyền đã bị sách nhiễu, bị bôi nhọ, hoặc tấn công cá nhân khi bị cho là những người đi ứng cử mà “cảm giác như là chơi chơi thôi”, là “chiêu trò PR hay một kiểu chơi ngông”, hay “ ‘chém gió, đốt đền’ hòng nổi danh”  hoặc lại là “được tổ chức nước ngoài hậu thuẫn.” Gần 100 ứng cử viên này sẽ rớt ngay từ vòng xác nhận lý lịch tại địa phương.

10% ứng viên tự do giả sử có lọt vào quốc hội sau khi đi lọt qua cái nút chai của quy trình bầu cử vẫn không thể nào thắng nổi 90% đại biểu quốc hội đồng thời là đảng viên của cơ quan lập pháp bù nhìn trong quốc gia độc đảng cộng sản theo như cách gọi của Shawn W. Crispin. Mọi quyết định đều do đảng cử, đảng bầu và đảng quyết định. Những người ngoài đảng cho dù có vào được quốc hội sẽ mãi không có “lập trường” như những đảng viên thứ thiệt. Lý do mà Shawn W. Crispin cho rằng sẽ khó có nhiều người ngoài đảng lọt vào quốc hội bởi “ Đảng Cộng sản cầm quyền ​​sẽ không nhường quyền kiểm soát đáng kể trong cơ quan lập pháp vốn chỉ do các đảng viên thống trị từ bấy lâu nay.”

Tưởng là có dân chủ

Cách thức bầu cử ở Việt nam đã được báo chí chính thống cho là dân chủ bởi  “có dân chủ hay không, vấn đề cốt lõi không nằm ở thể chế chính trị một đảng hay đa đảng mà nằm ở cách thức vận hành, tổ chức, thực thi dân chủ trên thực tế như thế nào.” Trên cơ sở Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối về mọi mặt, thì trong 70 năm xây dựng Quốc hội “các cơ chế và cách thức tổ chức bầu cử không ngừng được đổi mới, ngày càng khoa học, dân chủ hơn.”

Sự đổi mới ấy được đánh dấu bằng cách mở cửa cho các ứng cử viên tự đăng ký ứng cử tại địa phương nhưng cũng lại mang dây ra trói các ứng viên lại khi Mặt trận Tổ quốc là cơ quan hiệp thương lựa chọn để chính thức giới thiệu người nào đó ra ứng cử. “Quá trình tiếp xúc giữa ứng cử viên với cử tri hiện nay hết sức dân chủ, nếu người tự ứng cử có đủ tài, đức, đủ tiêu chuẩn và có chương trình hành động tốt thì cơ hội trúng cử sẽ cao,” thế nhưng chương trình hành động có tốt thế nào đi chăng nữa vẫn không vượt qua được vũ môn “cơ cấu kết hợp” về giới, dân tộc, người ngoài đảng, tuổi tác cũng như các ải “hiệp thương” vốn thường phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến chỉ đạo của cấp ủy đảng.

Nhiều người hồ hởi về trào lưu các ứng viên tự tin tự ra ứng cử như là một dấu hiệu của dân chủ. Nhưng ông Trần Ngọc Nhẫn,  Luật sư, Uỷ viên Hội đồng tư vấn Dân chủ Pháp luật Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã phải nhức nhối thừa nhận rằng “ Vấn đề người tự ứng cử luôn là một tồn tại, hạn chế trong tất cả các cuộc bầu cử. Có nhiều lý do, trong đó có lý do quan trọng là pháp luật không quy định có một tỷ lệ đại biểu được bầu dành cho người tự ứng cử, mà phân bổ hết số lượng đại biểu được bầu cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị nên người tự ứng cử không có chỗ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân.”

Cho dù những người tham gia ứng cử tự do có một hoài bão mong muốn thay đổi vận mệnh đất nước, vì lẽ phải, vì nhân dân, họ cũng chỉ góp phần tạo ra một ảo tưởng dân chủ ở Việt nam mà thôi khi họ tham gia vào cuộc bầu cử mà theo Shawn W. Crispin đó chỉ là  “một cuộc bầu cử giả tạo ”. Dân chủ thật sự liệu có thể diễn ra ở một quốc gia độc đảng không khi mọi quyết định đều nằm tuyệt đối trong tay đảng cầm quyền? 

20,000 công ty Việt Nam ngừng hoạt động trong 3 tháng đầu năm

Theo Tổng cục Thống kê Cộng sản Việt Nam, viết tắt là GSO, hơn 20,000 công ty khắp toàn quốc đã ngừng hoạt động trong 3 tháng đầu năm nay, tăng 24% so với năm rồi.
Tỉ lệ này đang tăng đều trong những năm gần đây. Trong số này, có 8,000 công ty ngừng hoạt động, và 12,000 đơn vị khác đang chờ được cấp mã số kinh doanh, hoặc không hoàn tất thủ tục ghi danh nên buộc phải đóng cửa. Có khoảng 3,000 công ty thương mại hoàn thành thủ tục giải thể, tăng 14% so với cùng giai đoạn của năm rồi. Phần lớn các công ty này là đơn vị kinh doanh nhỏ, với số vốn ghi danh tổng cộng không quá 10 tỉ đồng.
Cũng theo GSO, trong 3 tháng đầu năm nay có khoảng 23,000 công ty mới được thành lập. Tuy nhiên, con số gia tăng này không mang lại ý nghĩa nào, vì tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam 3 tháng đầu năm nay chỉ đạt 5.46%.
Tại một cuộc họp báo ở Hà Nội ngày hôm 26/03, Tổng giám đốc GSO Nguyễn Bích Lâm thừa nhận rằng, đây là dấu hiệu cho thấy sự trì trệ của nền kinh tế Việt Nam ngay từ đầu năm nay. Sản lượng gạo sụt giảm 700 ngàn tấn, và độ mặn tăng cao tại vùng Đồng Bằng sông Cửu Long làm mùa màng thất bát đang tiếp tục đe doạ nền kinh tế Việt Nam.
 03/28/2016 - 07:29
Song Châu / SBTN 

Ba Sao chi mộ (Phần 2)



Phần 2: Tấm bia thờ 626 người tù chính trị

“Có một tấm bia thờ những người tù đã chết ở trại Ba Sao, Nam Hà. Nghe nói tấm bia được đặt trong một ngôi chùa ở Miền Bắc. Ngoài tấm bia ra còn có một ngôi Am thờ (3) những người tù này được dựng ngay khu đất thuộc trại giam. Người làm tấm bia này là một cựu Giám thị nhà tù Ba Sao. Em cố gắng đi tìm các anh ấy nhé!”.

Một người anh, cũng là cựu tù chính trị hiện sinh sống tại Pháp đã nhắn tôi như thế. Tôi chưa bao giờ trải qua cảm xúc đặc biệt và đầy ám ảnh như lần này. Chuyện thật khó tin: Một trùm cai tù cộng sản dựng một tấm bia và Am thờ những người tù Việt Nam Cộng Hòa!

Câu dặn dò “em cố gắng đi tìm các anh ấy nhé” làm tôi xót xa. Hình như tôi sắp làm một công việc rất khó khăn và cũng rất thiêng liêng. Hai chữ “các anh” không còn là cách xưng hô nữa mà là tiếng gọi gần gũi, thân thương của những người chung khát vọng. Chứ theo tuổi tác, họ là bậc cha chú của tôi- đứa nhóc Bắc kỳ sinh sau biến cố 1975. 

Mãn án tù nhà (4), tôi lên đường. 

Địa chỉ ngôi Chùa không chính xác nên tôi phải đi tìm hơn hai ngày mới đến nơi. Đó là một ngôi Chùa nhỏ, nằm khiêm tốn bên một con phố khá đông đúc. Sư trụ trì đi vắng, tôi lang thang cho hết thời gian rồi trở lại vào buổi chiều. 

- Thưa thầy, con được người quen giới thiệu đến đây. Nghe nói nhà Chùa có đặt một tấm bia thờ những người tù đã chết ở trại Ba Sao, Nam Hà?

Nghe tôi nhắc đến tấm bia, nét mặt thầy tái đi, không giấu được vẻ bối rối.

- Bác Thanh giới thiệu con đến đây. 

Nhận ra người quen, sư thầy trở nên cởi mở hẳn.

Sư thầy kể rằng vài năm trước, cô Thu Hương (một Phật tử) đưa viên cựu Giám thị đến gặp sư thầy. Viên Giám thị trao cho sư thầy một danh sách gồm 626 người tù đã chết trong trại Ba Sao từ năm 1975 đến 1988. Vị này ngỏ ý muốn làm một tấm bia đặt trong nhà Chùa để thờ cúng các hương linh. Đây không phải ngôi Chùa đầu tiên họ gõ cửa. Những ngôi Chùa trước đều từ chối vì sợ. Các vị sư trụ trì không muốn giữ một danh sách toàn “sĩ quan ngụy” và công khai đặt tấm bia thờ người tù ngay trong Chùa.

- Có cách nào liên lạc với hai người ấy không thưa thầy?

- Khó lắm. Người Giám thị sau khi làm xong tấm bia thì không trở lại đây nữa. Chỉ có cô Thu Hương thời gian đầu vẫn hay tới Chùa tụng kinh và thắp hương cho 626 vị ấy. Nhưng kể từ khi đứa con trai 15 tuổi của Thu Hương bị tai nạn giao thông chết hai năm trước, cô ấy không tiếp xúc với ai nữa.

- Thầy có nghe nói đến ngôi Am thờ 626 vị này không? 

Tôi hỏi, không giấu nổi vẻ hồi hộp khi chờ câu trả lời.

- Đúng là có cái Am thờ. Nhưng tôi chưa tới thăm bao giờ. Nghe nói nằm trong vùng đất của trại giam thì phải. 

- Vậy ai có thể đưa con tới đó?

- Chỉ có người Giám thị và cô Thu Hương thôi. Nhưng Thu Hương thì như tôi vừa nói đấy, cô ấy buồn chán, tuyệt vọng từ ngày mất con nên không còn thiết chuyện gì. Còn người Giám thị thì từ đó không thấy trở lại nữa. Số điện thoại cũng đổi rồi.

Tôi bắt đầu nhìn thấy sự mịt mù phía trước.

Người giữ sổ sách đi vắng. Sư thầy hẹn tôi dịp khác trở lại, sẽ cho tôi xem danh sách 626 người tù. Thầy dẫn tôi xuống nhà linh, nơi đặt tấm bia.

Tôi cảm thấy rợn rợn khi bước chân vào Nhà linh, nơi đặt di ảnh của những người quá cố. Có mấy người đội khăn tang đang ngồi tụng kinh cho người thân mới qua đời. 

Tìm mãi không thấy tấm bia đâu. Tôi bắt đầu lo. Sư thầy quả quyết rằng tấm bia đặt ở phòng này nhưng lâu ngày không nhìn lại nên ngài không nhớ chính xác vị trí nào.

- Ôi đây rồi! Sư thầy reo lên.

Tôi sững người lại. Vừa nhìn thấy tấm bia, nước mắt tôi ứa ra. 

Tôi không xác định được cảm xúc của mình lúc đó. Vui vì đã “tìm thấy các anh”, như lời người anh đồng tù nhắn nhủ, hay buồn vì tôi lại chứng kiến thêm một nỗi đau đớn của quê hương?

Tôi lập cập lục tìm trong túi xách chiếc máy ảnh. Tôi hay bị lúng túng mỗi khi cảm xúc bị “quá độ”. Sư thầy dặn chỉ chụp tấm bia thôi, đừng để những di ảnh xung quanh lọt vào ống kính. Cảm giác tủi thân và xót xa khiến tôi không nói nổi tiếng “vâng” một cách rõ ràng.


Trước khi về, tôi gửi một ít tiền để sư thầy giúp việc nhang khói cho “các anh”. Tôi cầm theo nải chuối, mấy quả cam thầy vừa cho, chậm rãi cuốc bộ trên con phố. Tôi không khóc, nhưng cổ họng nghèn nghẹn và bước chân nặng nề. 

Một tuần sau tôi trở lại Chùa. Sư thầy đi vắng. Vừa nghe tiếng tôi trong điện thoại, sư thầy nhận ra ngay:

- Chị Nghiên hả? Tiếc quá! Thầy đã hỏi người trông coi sổ sách của nhà Chùa rồi. Nhưng chị ấy nói là danh sách đã được hóa (4) đi từ hôm Rằm tháng bảy.

Tôi chết đứng người. Cố gắng lắm tôi mới thốt lên được một câu nghe như không phải giọng của mình.

- Sao lại đốt hả thầy, sao thế được?

- Thì nhà Chùa nghĩ là không cần dùng đến danh sách ấy nữa nên tiện dịp lễ Vu Lan thì hóa luôn cùng với áo mũ, vàng mã chị ạ.

- Thầy ơi! Thầy làm ơn kiểm tra lại giúp con với. Cái danh sách ấy... 626 người tù... thầy ơi, thầy làm ơn!

Tôi cố gắng trấn tĩnh để van lơn.

- Thầy không thể làm gì hơn chị Nghiên ạ. Chúng tôi sẽ hương khói đầy đủ cho các vị ấy.

Nói xong, sư thầy cúp máy.

Một cảm giác còn tệ hơn sự tuyệt vọng. Tôi ôm mặt ngồi thụp xuống giữa đường. Một đứa bé từ đâu chạy lại, trân trân nhìn tôi. Hình như bộ dạng tôi làm đứa bé sợ. Nó co chân chạy, không ngoái lại nhìn.

Bấy giờ tôi nhận thấy, có một thứ cảm xúc rất giống với nỗi buồn, rất giống với niềm tuyệt vọng. Nhưng không hoàn toàn như thế. Thứ cảm xúc thật khó gọi tên. 

Tôi về nhà, lầm lỳ đến vài hôm. 

Không thể dễ dàng bỏ cuộc được, tôi quyết định đi Nam Hà để tìm đến ngôi Am thờ. Người anh đồng tù buồn rầu bảo: 

- Không có cô Thu Hương hay vị Giám thị dẫn đường, em không tìm được đâu.

Lần này thì tôi thật sự tuyệt vọng. Tấm bia, danh sách và Am thờ, tôi chỉ hoàn thành một phần ba công việc.

Tôi nghĩ đến người Giám thị.

Không biết vì lý do gì viên Giám thị lại làm một việc cấm kỵ và mạo hiểm như thế. Hơn ai hết, người này phải ý thức được mức độ nguy hiểm của việc mình làm, nhất là nếu thông tin bị lộ ra ngoài. Chắc chắn phải có một lý do sâu xa và rất đặc biệt để người này làm thế. Vì lợi nhuận ư? Không ai dại dột vì chút giá trị vật chất mà đánh đổi cuộc sống bình yên của mình. Vả lại, bản thân nghề cai tù đã là một cơ hội để làm giàu một cách rất an toàn.

Người anh đồng tù và bác Thanh lý giải rằng, niềm tin tâm linh đã thúc đẩy người Giám thị và cô Thu Hương làm như thế. Có thể người Giám thị sợ bị vong hồn của những người tù tìm đến hỏi tội chăng? Lý giải này không hẳn là vô lý. Tôi đã từng nghe và được biết những chuyện tương tự như thế khi còn trong nhà tù Thanh Hóa. Đã là cai tù, không ít thì nhiều, không chủ ý thì cũng bắt buộc phải dính vào tội ác. Song dù với lý do gì, thì hy vọng cũng có phần trăm nào đó của sự ăn năn, của chút lương tâm bị hối thúc. 

Tôi vốn không mê tín, không tin chuyện dị đoan nhưng tin rằng luôn có một thế giới tâm linh đang nhìn ngó thế giới con người. Ước gì một ngày nào đó, duyên cớ run rủi để chúng ta được biết trọn vẹn câu chuyện về 626 người tù chính trị Ba Sao, Nam Hà. Chúng ta cần được biết về số phận của những người từng bị cộng sản bách hại để hiểu về một giai đoạn lịch sử đã tạo nên thân phận đau thương của dân tộc này.



29.03.2016


________________________________________

Chú thích

(3): Am: Trong tín ngưỡng tôn giáo là nơi thờ Phật, thờ cúng thần linh hoặc vong linh. Am có phạm vi, diện tích nhỏ hơn Miếu. 

(4): Mãn hạn tù nhà: Với tôi, án quản chế là một hình thức tù tại nhà. Tôi hết án quản chế vào tháng 9/2015. 

Người dân xã Vĩnh Thái biểu tình trước

Khánh Hoà: UBND tỉnh

Mẹ Nấm (Danlambao) - Ngày 28/3/2016, hơn 20 hộ dân thuộc xã Vĩnh Thái đã tập trung tọa kháng biểu tình trước trụ sở UBND tỉnh Khánh Hòa, để phản đối việc cưỡng chế thu hồi đất thuộc “Dự án hệ thống thoát lũ từ cầu Phú Vinh về đầu sông Tắc”.

Dự án hệ thống thoát lũ được triển khai từ năm 2010 đến nay vấp phải sự phản đối của người dân vì chưa có phương thức đền bù và tái định cư (TĐC) thỏa đáng, công bằng cho người dân trong khu vực.

Từ năm 2014, có 34 hộ dân thuộc khu tái định cư ở thôn Thủy Tú tuy đã được cấp đất TĐC nhưng gặp nhiều khó khăn trong khâu xây dựng nhà ở.

Trên đơn thư tố cáo gửi lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa được công bố công khai trước trụ sở UBND tỉnh, người dân yêu cầu làm rõ trách nhiệm của ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND Tp Nha Trang với các quyết định thu hồi đất, làm rõ dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng khi đền bù và phân chia đất TĐC, dừng việc cưỡng chế thu hồi đất khi chưa đối thoại với dân.

Với chủ trương mở rộng thành phố ra hướng tây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã cấp phép cho khá nhiều dự án trong khu vực xã Vĩnh Thái. Hơn 1400ha đất nông nghiệp, đất ở của xã này do 11 dự án đầu tư của nhà nước lẫn doanh nghiệp như: Khu dân cư Đất Lành, khu dân cư phía tây đường Lê Hồng Phong, khu liên hợp thể thao, đô thị Hà Quang, biệt thự Giáng Hương, dự án Côn Minh, dự án chỉnh trang song Tắc và sông Quán Trường…

Hầu hết các dự án đều được thực hiện khá chậm hoặc treo khiến đời sống người dân ở khu vực này khốn đốn quanh năm. 

Bức xúc vì không có đủ thông tin minh bạch, không thể đối thoại cũng như được giải đáp thỏa đáng từ phía lãnh đạo địa phương trong việc đền bù và tái định cư, những hộ dân sắp bị cưỡng chế tại khu vực xã Vĩnh Thái trong dự án hệ thống thoát lũ đã cùng nhau tọa kháng trước UBND tỉnh từ ngày 28/3/2016 để bày tỏ thái độ và nguyện vọng của mình.

“Lấn sông giao đất cho doanh nghiệp, kênh thoát nước có sẵn thì bít đi để đổ đất làm nền xây chung cư, xây biệt thự, nay lấy đất của dân để làm kênh nhân tạo, thoát lũ, dân biết kêu ai?”.

Tôi thực sự không trả lời được những câu hỏi tu từ kiểu này, và chuyện đất đai mãi mãi không có hồi kết khi chính quyền không có phương án minh bạch, công bằng với người dân địa phương.

Nếu bạn ở Nha Trang, hãy đến và nghe câu chuyện của những người dân sắp bị mất nhà, và hãy share để lên tiếng cùng họ.












Tập đoàn FLC kinh doanh bằng tài sản của nông dân

Hình: Facebook Hưng Phạm Ngọc

Tháng Chín (Danlambao) - Với phương thức đầu tư bằng cách vẽ ra nhiều dự án, công ty Cổ phần tập đoàn FLC (gọi tắt là FLC) thường nhận đất nông lâm nghiệp sau khi chính quyền địa phương đứng ra thu hồi giùm, đem chuyển đổi mục đích sử dụng rồi để đó. Việc triển khai dự án cầm chừng hoặc không làm gì khiến số đất nông lâm nghiệp bị thu hồi bị bỏ trống vì nằm trong diện “dự án treo”.

Báo điện tử Dân Việt ngày 24/3/2015 có đưa thông tin cụ thể về các dự án treo của FLC tại tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể như sau: “Vĩnh Phúc, với 4 dự án FLC đã lấy trọn gần 1.000ha đất nông nghiệp là đất bờ xôi, ruộng mật mà bà con nông dân đang canh tác ổn định. Điều đáng nói là, hầu hết các dự án của FLC đều chậm tiến độ, thậm chí “treo” (1)

Trong số các dự án đã được khuyếch trương có hai dự án đã 10 năm rồi vẫn án binh bất động. 

- Dự án thứ nhất là FLC Tower tại số 402, đường Mê Linh, phường Khai Quang (TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Tuy nhiên dự án này đã không được triển khai và hiện tại địa chỉ 402 đường Mê Linh chính là trụ sở của một công ty con mới được thành lập cuối năm 2014 của tập đoàn này, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc FLC với số vốn điều lệ 100 tỷ đồng do FLC sở hữu 100% vốn. 

- Dự án thứ hai là sân golf – vui chơi giải trí cao cấp hồ Cẩm Quỳ. Được triển khai từ năm 2007, tuy nhiên đến nay khu vực đất dự án vẫn là bãi hoang.

Với dự án FLC Vĩnh Thịnh Resort, từ mục đích ban đầu là “Dự án trang trại nuôi heo” sau xin chuyển đổi thành “Dự án Khu tổ hợp nghỉ dưỡng và thể thao giải trí công cộng đa chức năng FLC Vĩnh Thịnh Resort”, tập đoàn FLC đã có hành vi cướp đất của dân khi không thoả thuận được mức đền bù. 

Từ dự án trang trại nuôi heo do Công ty Cổ phần FLC Travel (FLC Travel) tiền thân là Công ty Cổ phần Trang trại và Nông sản Quý Giáp, với người đứng đầu là ông Trịnh Hồng Quý - cha ruột ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT FLC), số đất thuê của người dân được tự động chuyển nhượng nội bộ cho FLC thay vì thanh lý hợp đồng với dân. 

Chị Nguyễn Thị Huệ, một trong năm hộ còn lại chưa thỏa thuận được với FLC Travel về mức giá bồi thường bức xúc khi cho rằng FLC Travel cướp đất của gia đình chị và bốn hộ còn lại. Theo lý giải của chị Huệ thì chị chỉ cho bố đẻ ông Quyết là ông Quý thuê đất tới hết tháng 12/2013 nhưng khi hết hạn Hợp đồng thì ông Quý không những không trả chị đất mà còn tự ý bàn giao sang cho FLC Travel. Chính vì vậy chị và các hộ không đồng ý với kiểu thỏa thuận của FLC Travel. (2)

Dự án mới nhất là Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa) sẽ thu hồi 19.397m2 đất của 28 hộ dân thôn Hồng Thắng (xã Quảng Cư) để làm biệt thự. Phần lớn trong diện tích thu hồi này là nhà cửa, sân vườn của các hộ dân đã ở ổn định nhiều đời nay. Mức giá đền bù là 1,2 triệu đồng/m2, trong khi giá đất phải mua ở khu tái định cư là 2,5 triệu đồn/m2. 

Các hộ gia đình đều rất hoang mang, băn khoăn vì họ cho rằng, đất đai nhà cửa họ ở bao nhiêu năm nay bỗng dưng bị thu hồi không phải vì mục đích quốc phòng an ninh, chỉ là thu để giao cho doanh nghiệp triển khai dự án bất động sản.

Hơn nữa, cái giá mà họ nhận được quá rẻ mạt so với giá trị thực. Ông Ngô Hữu Dương (thôn Hồng Thắng, Quảng Cư) bức xúc: “Chúng tôi đã chấp nhận nhường cho FLC rất nhiều, từ đồng ruộng, bãi tôm, bãi biển, rừng phòng hộ, nay chỉ còn cái nhà để ở FLC cũng muốn lấy nốt làm biệt thự. Sao chính quyền lại có thể đứng ra lấy đất của dân với giá rẻ mạt giao cho doanh nghiệp thế được?”. (3)

Điều đáng nói ở đây, các động thái thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của tập đoàn FLC luôn được đại diện chính quyền địa phương sốt sắng cụ thể như tỉnh Thanh Hóa làm giúp, bỏ qua các quy định cụ thể trong Luật đất đai.

Với phương thức kinh doanh trên đất nông lâm nghiệp, đất ở lâu đời của dân bằng cách vẽ ra nhiều dự án, đền bù với giá rẻ mạt, FLC đã và đang đẩy nhiều người dân vào cảnh mất đất canh tác, mất ruộng vườn, nhà cửa. Đây không thể gọi là hình thức kinh doanh “nhân văn” như báo điện tử Pháp Luật Việt Nam quảng bá.

Tập đoàn FLC với sự tiếp sức của các quan chức địa phương đã và đang làm giàu trên lung người dân. Đây là một hình thức bóc lột kiểu mới dưới chiêu bài chỉnh trang, quy hoạch và phát triển đô thị.



___________________________________

Chú thích:

Việt Cộng và ISIS, ai khủng bố hay hơn ai?

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Cả hai Việt Cộng và ISIS điều chọn con đường khủng bố để gieo rắt sợ hãi kinh hoàng lên thường dân - thế nhưng dường như Việt Cộng về “thành tích” khủng bố cũng như về chiến thuật và cách tổ chức đội ngũ khủng bố tinh vi và thành công hơn và vượt xa ISIS. Ngoài ra, Việt Cộng sử dụng phương thức khủng bố để gieo rắc sợ hãi lên thuờng dân khéo léo hơn ISIS.

A. “Thành Tích” khủng bố của ISIS và Việt Cộng, ai cao hơn ai?

ISIS hay còn gọi là Nhà Nước Hồi Giáo viết tắt từ Islamic State of Iraq and al-Sham. ISIS rộ lên vào tháng Sáu năm 2014. Như vậy, tính đến nay, nhân loại đã hứng chịu sự khủng bố từ ISIS được gần hai năm. "Thành tích" khủng bố của ISIS trong năm qua có thể tạm kể ra như sau:

- Một khu du lịch ở Tunisia bị tấn công bắn loạn xạ làm 38 khách du lịch đến từ Âu Châu thiệt mạng

- Bom nổ ở quận Suruç thuộc tỉnh Şanlıurfa của Thổ Nhĩ Kỳ làm 33 người bị thiệt mạng và khoảng 104 người bị thuơng.

- Ba tay súng ISIS lao vào tấn công Viện Bảo Tàng Quốc Gia Bardo của Tunisia làm 21 du khách Âu Châu chết tại chỗ. 

- Buổi Thánh-lễ al-Badr và al-Hashoosh ở Yemen có rất đông người cầu nguyện đã bị nổ bom tự sát bởi ISIS làm 142 người chết tại chỗ.

- Chiếc máy bay Metrojet Flight 9268 thuộc hãng hàng không Nga bị người ISIS cho cài bom làm nổ khiến toàn bộ 224 người từ hành khách đến phi hành đoàn điều thiệt mạng.

- Nhà ga của Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ bị ISIS gài bom làm 103 thường dân bị thiệt mạng và 400 trăm bị thương.

- Miền Nam Beirut bị đặt bom làm 43 người bị thiệt mạng.

- Thủ đô nước Pháp bị các tay súng ISIS bất ngờ tấn công làm 130 thương dân tử nạn.

Sang đến năm 2016, thì ISIS cho các tay súng tấn công quận Sultanahmet của tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ làm 13 người bị giết và 14 người bị thương. Mới đây nhất là vụ đặt bom tại Bỉ làm khoảng 30 thường dân bị thiệt mạng.

Như vậy có thể tạm kết luận "thành tích" khủng bố của ISIS trong một thời gian quá ngắn ngủi đã có thể vượt xa các tổ chức khủng bố khác nhưng đem so với Việt Cộng thì đúng là còn thua xa. 

Sau đây là bản thống kê chi tiết từng năm tổng số các nạn nhân do bị Việt Cộng khủng bố do cơ quan USAID của Hoa Kỳ loan báo ở linkhttp://pdf.usaid.gov/pdf_docs/PNADX657.pdf USAID là cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ, rất có uy tín trên toàn thế giới và đã có những đóng góp đáng kể trong việc giúp xóa đói giảm nghèo cũng như hổ trợ y tế và dạy nghề cho Việt Nam trong gần 25 năm nay. 



Như vậy, nếu đem tổng số nạn nhân chia cho mười năm liệt kê trong bản thống kê thì bình quân có khoảng 1,179 nạn nhân bị tử thương và 4,117 nạn nhân bị bắt cóc bởi thảm hạo khủng bố do Việt Cộng gây ra. Con số các nạn nhân bị tử thương bình quân mỗi năm này đương nhiên là vượt trội thành tích khủng bố của ISIS trong năm 2015 chỉ có 734 người bị thiệt mạng là tối đa. 

Tuy nhiên, nếu so sánh như thế thì không công bằng cho ISIS bởi biết đâu chừng, ISIS sẽ cố đạt "thành tích" cao hơn trong năm nay so với "thành tích" khủng bố bình quân mỗi năm của Việt Cộng thì sao? Cho nên để so sánh cho thêm phần công bằng thì cần phải phân tích chi tiết hiệu quả của chiến thuật hay phương thức khủng bố của cả hai ISIS và Việt Cộng.

B. Chiến thuật và cách tổ chức đội ngũ khủng bố giữa ISIS và Việt Cộng, ai hay hơn ai?

Nguyên tắc căn bản của khủng bố là nhắm vào thường dân hiền lành, hoặc đặt bom có miễn hoặc tấn công bởi các tay súng một cách bất ngờ ở những nơi tụ tập đông người nhất để gây thiệt hại tối đa về nhân mạng. Cả haI ISIS và Việt Cộng điều hiểu rõ và tuân thủ nguyên lý căn bản này của chiến thuật khủng bố. Thế nhưng về cách thức tiến hành khủng bố, ISIS đã không học được sự tổ chức khéo léo tinh vi của Việt Cộng khi tiến hành khủng bố. 

Trước hết, ISIS thiệt hại quá nhiều về nhân lực mỗi khi tiến hành khủng bố trong khi Việt Cộng thiệt hại rất ít về nhân lực khi tiến hành khủng bố. 

Hầu hết các cảm tử quân của ISIS điều hoặc thiệt mạng hoặc bị bắt sau khi tiến hành khủng bố trong khi Việt Cộng hoàn toàn không hể bị thiệt hại về nhân lực như ISIS ngoại trừ một vài vụ bị đổ bể bất thành-thí như vụ đặt bom khủng bố của tên Nguyễn Văn Trổi trên cầu Thị Nghè chẳng hạn hay vụ của tên Nguyễn Anh Tuấn, tính cài bom cho nổ trường học khiến sẽ có ít nhất 100 học sinh bị thiệt mạng nếu thành công!

Điều khác biệt rõ ràng trong cách thức tổ chức lực lượng khủng bố mà khiến Việt Cộng đã hơn hẳn ISIS vì Việt Cộng đã chia ra làm ba nhóm nhỏ trong một tổ chức khủng bố tại bất cứ nơi nào. Ba nhóm nhỏ này bao gồm:

1. Nhóm lấy tin tức, dò la địa hình và nhận chỉ thị khủng bố từ Cục R chuyên đặc trách khủng bố. Nhóm này cũng đặc trách móc nối để lấy tin tức từ nhà chức trách.

2. Nhóm đặc công lo kỹ thuật bom mìn cũng như vạch ra cách thức tiến hành khủng bố. Trong nhóm này lại chia ra làm hai tổ, tổ đặc công thực hiện khủng bố và tổ kỹ thuật chế tạo hay cung cấp miền vũ khí cho đặc công.

3. Nhóm hậu cần hỗ trợ đường rút lui và kinh tế cho mọi thành viên khi cần thiết sau khi tiến hành khủng bố. Có đôi khi, tổ kỹ thuật được sát nhập vào nhóm hậu cần khi tổ đặc công bị thiệt mạng cần chờ đợi thay thế.

Như vậy mạng lưới khủng bố của Việt Cộng rất tinh vi, dày đặt và mỗi vụ khủng bố của Việt Cộng bao gồm cả ba nhóm hợp tác. Trong khi đó, các thành viên trong một nhóm khủng bố của ISIS phải lo từ đầu đến cuối - nghĩa là từ kỹ thuật, lên kế hoạch lẫn hành động cũng như hoàn toàn thiếu khả năng tính toán đường rút lui. 

Do đó mà giới chức trách điều tra thấy rõ người của ISIS tiến hành khủng bố cũng là kẻ đảm trách phần kỹ thuật chế tạo bom mìn. Điều này khiến các nhóm khủng bố của ISIS sau khi tiến hành khủng bố thường bị bắt, bị tử thương và hoàn toàn bị triệt tiêu. ISIS cần phải thường xuyên đào tạo và gầy dựng nhóm khủng bố mới tốn rất nhiều thời giờ, nhân lực. Trong khi đối với Việt Cộng, một tổ chức khủng bố tại địa phương của họ có thể liên tục thực hiện khủng bố mà mọi sự thiệt hại nhân lực nếu có không làm cho hoạt động khủng bố bị tê liệt.

Quan trọng hơn hết, thí dụ như nếu ở địa phương nào đó tổ chức khủng bố của họ cần nhóm chế tạo bom mìn vì nhóm này bị bắt chẳng hạn thì cục R có thể điều nhóm kỹ thuật từ nơi khác đến và nhóm kỹ thuật này vừa cung cấp bom mìn vũ khí cho nhóm mình, và cho luôn nhóm đồng chí của mình trong khi chờ đợi lực lượng bổ sung. Sự thăng chuyển này khiến mạng lưới khủng bố của Việt Cộng vô cùng linh động và hoàn toàn làm giới chức trách điều tra mệt mỏi đuối hơi.

Sự thành công của ISIS khi khủng bố từ ngày đầu đến nay điều hoàn toàn do bởi nhà chức trách đã thờ ơ trước các tin tức cảnh báo từ tình báo đưa về. Các hoạt động tuyển người quá đại trà của ISIS đã khiến nhân viên của các chính phủ khác nhau có thể trà trộn nằm vùng vào dễ dàng và nắm phần lớn những dự tính khủng bố của ISIS. 

Tuy nhiên, vì chính phủ các nước chưa thật sự liên kết hợp tác chặt chẽ để chống khủng bố nên nguồn tin từ chính phủ này đã không thể đến được chính phủ kia để dự phòng. Nhờ vậy, các dự tính khủng bố của ISIS mới xảy ra hiệu quả dù hầu hết, những dự tính này đã được dự đoán trước bởi tình báo. Cho nên có thể nói, sự thành công khi tiến hành khủng bố của ISIS hiện nay chỉ là sự thành công nhờ vào may mắn nhiều hơn là do tổ chức tinh vi chu đáo.

Còn về phía Việt Cộng, mục tiêu khủng bố được dấu kín từ cục R, phương thức tiến hành và kế hoạch điều được bảo mật đến giờ phút chót. Xác xuất khủng bố tiến hành khủng bố thành công bởi Việt Cộng (không bị thiệt hại về nhân lực) rất cao so với ISIS mà vụ nào cũng bị tổn hại nhân lực.

C. Sử dụng khủng bố để không chế ràng buộc thường dân quy phục, giữa ISIS và Việt Cộng, ai thành công hơn ai?

Việt Cộng cũng hơn hẳn ISIS về cách hoạch định mục tiêu để tiến hành khủng bố. ISIS tiến hành khủng bố ở những nơi đông người để cố gây thiệt hại tối đa về nhân mạng. Việt Cộng cũng thực hiện điều nay nhưng hơn ISIS, Việt Cộng còn dùng khủng bố tiến hành lên các mục tiêu kinh tế dù sự thiệt hại về nhân mạng có thể rất ít.

Việt Cộng đã khéo léo dùng khủng bố để phá hoại kinh tế song song với mục đích gây nhiều thiệt hại về nhân mạng. 

Phá ruộng của nông dân, đốt kho lúa, giết gia súc buộc nông dân phải đóng thuế cho Việt Cộng, ủng hộ cho Việt Cộng để khỏi phải bị thiệt hại về tài sản hay tránh khỏi bị đe dọa về tính mạng. Số phận của những thương gia tiểu tư sản, tư sản trên thị xã hay trên thành phố, tỉnh cũng chịu cùng một hoàn cảnh. Có rất nhiều thương gia đã phải đóng thuế (ngầm) cho Việt Cộng để được yên thân. 

Như vậy, khủng bố được Việt Cộng sử dụng cùng một mức độ tàn bạo như ISIS nhưng mục tiêu của khủng bố thì rộng và khôn ngoan hơn ISIS. Do đó, hiệu quả của khủng bố đem đến cho Việt Cộng nhiều lợi ích hơn ISIS. Đến giờ phút này, ISIS chỉ gặt hái sự trả đũa của thế giới từ các cuộc khủng bố do mình tiến hành trong khi tốc độ Hồi giáo hóa vẫn không mấy nhanh hơn như trước khi có ISIS. 

Trong khi đó, khủng bố đã buộc nhiều tầng lớp thường dân trở thành hoặc ủng hộ hoặc gia nhập vào lực lượng Việt Cộng ngày một đông hơn để được yên thân về tài sản, sanh mạng. Vì vậy, khủng bố đem đến nhiều thuận lợi cho Việt Công hơn cho ISIS.

D. Kết:

Mãi mãi, sẽ không có một tổ chức khủng bố nào trên quả địa cầu này có thể đạt được "thành tích" khủng bố như Việt Cộng, với tổng số thường dân Việt Nam Cộng Hòa bị bắt bị giết, bị phá tài sản nhiều không kể siết. Chỉ tính đến năm 1963 mà đã có trên 11 ngàn người dân vô tội, có cả đàn bà và trẻ em đã bị thiệt mạng bởi khủng bố do Việt Cộng gây ra như theo tài liệu của cơ quan USAID.

Sự khủng bố của ISIS mà đem so với sự khủng bố của Việt Cộng thì ISIS chỉ xứng đáng làm học trò của Việt Cộng mà thôi!

Ngày hôm nay, những người dân Việt Nam Cộng Hòa nhìn về Brussels hay Paris vói một sự cảm thông sâu sắc, để rồi những đau đớn ray rứt khôn nguôi cứ dâng lên khi nhìn những tấm hình người thân của mình trên bàn thờ, đã thiệt mạng vì sự tàn bạo của bọn khủng bố Việt Cộng. 

Mục tiêu của bọn khủng bố như ISIS hay Việt Cộng có khác biệt, nhưng nổi đau của thân nhân gia đình các nạn nhân bị khủng bố thì như nhau. 

Cả Âu Châu và thế giới bị khủng bố của ISIS từ hai năm nay mà đã bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ xuống, hãy nghĩ thử coi, những người dân Việt Nam Cộng Hòa đã phải hứng chịu khủng bố của Việt Cộng dai dẳng và thường xuyên suốt 19 năm thì mất mát và đau đớn nhiều đến chừng nào!

Kính xin post bài nhạc này như nén hương lòng gởi đến những ai chịu cảnh mất mát người thân do bị Việt Cộng khủng bố. Chuyen Tinh Mong Thuong: Thanh Toan, Thanh Tuyen