Sunday, March 10, 2019

Quốc tế phụ nữ và Phụ nữ quốc tế

"..Nhưng ai là thủ phạm chính để xảy ra cái điều tủi nhục này? Đó không ai khác mà chính là thể chế đang cầm quyền..."
phunu_biban_sang_trungcong
Bà Thìn (áo sọc) sau 23 năm bị bán sang Trung Quốc
xúc động khi gặp chị dâu Ảnh: Vũ Kim.- VNexpress
Việt Nam là một trong số ít nước làm rùm beng ngày 8.3, và đưa nó “lên tầm cao mới” là ngày “Quốc tế phụ nữ”.

Ngày này, đi ra đường, tại cơ quan, thậm chí tại gia đình… bao nhiêu là hoa và ngôn từ hoa mỹ được tuôn ra từ giới cầm quyền và đàn ông. Thậm chí không ít đàn ông hôm 7.3 còn say xỉn, chửi tục hay nằm với gái trong khách sạn, 8.3 đã thốt ra những lời giả trá vì những lý do “ngoài tình yêu” và tôn trọng với phụ nữ!
Hãy nhìn thực trạng phụ nữ VN thì biết cái ngày này nó hào nhoáng giả tạo ra sao. Với tôi, tôi luôn nghĩ về phụ nữ trong đề tài sáng tác của mình, và một phần lớn họ là những thân phận phụ nữ… quốc tế.
Đó là những cô gái lấy chồng nước ngoài, hoàn toàn không một chút tình yêu, thậm chí thông qua những dịch vụ bán mua lộ liễu như thể họ là món đồ, con vật. Đó là những cô gái làm đĩ xứ người thông qua con đường du lịch, ví dụ như tại Malaysia mấy năm trước cảnh sát đột kích vào một bar toàn gái Việt, họ đã dùng xích xỏ xâu các cô gái, lôi ra đường, tống lên xe trước sự thờ ơ của cư dân địa phương. Hoặc tại Trung Quốc họ đăng hình, rao bán các cô gái Việt trên các trang quảng cáo, với lời cam kết gái còn trinh và nếu rủi ro xảy ra thì 1 đền 1!
Tôi luôn nghĩ về họ, về thân phận những cô gái ấy hằng ngày, bởi nó là đề tài của tôi. Nhiều lần, tôi cố đặt mình ra ngoài sự thương cảm, chỉ còn lại sự phân tích lạnh lùng để thấy rằng dù vậy họ vẫn không đáng trách. Tôi có thể khẳng định 100% các cô gái nông thôn đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc… là xuất thân từ gia đình nghèo, và quan trọng hơn 100% thiếu học hoặc chưa từng đi học. Họ sinh ra, bị cha mẹ nhồi nhét ý nghĩ rằng lấy chồng nước ngoài là sung sướng, và mặc định rằng đổi thân mình cho cha mẹ khá lên là đúng, có cô gái còn cho đó là con đường duy nhất!
Và trong khi các cô gái liều thân xứ người, may nhờ rủi chịu thì đám đàn ông ở nông thôn miền tây có con gả nước ngoài làm gì? Nếu may mắn được nhận tiền gửi về, họ chẳng làm gì cả ngoài tiếp tục làm vườn và nhậu. Nhưng họ xây nhà lầu (dù ở ngay giữa đồng ruộng), và họ vênh váo, “tự hào” khắp nơi khi có dịp đám giỗ, đám cưới… Cái thông tin đó, giữa một vùng đất dân trí còn thấp như nông thôn miền tây thật tệ hại. Nó tiếp tục khuyến khích các gia đình có con gái tìm mọi cách tống con mình vào tay những đàn ông nghèo khó, lớn tuổi, tật nguyền… xứ người để nhận lại những đồng tiền từ chính thân xác, sự hy sinh ngu muội của các cô gái, có khi vừa sinh ra đã được cha mẹ mình mặc định sẽ thành phụ nữ… quốc tế!
Nhưng ai là thủ phạm chính để xảy ra cái điều tủi nhục này? Đó không ai khác mà chính là thể chế đang cầm quyền.
Nguyễn Đình Bổn
***
Miển Tây vốn vùng đất trù phú. Miền đất và con người vùng này khác với Miền Bắc, Miển Trung là Miền Tây người ta không có tha phương cầu thực hay phải bỏ xứ đi lập nghiệp. Những người bỏ xứ ra đi hầu hết là do vỡ nợ.

Từ cái Miền nam “hoàn toàn giải phóng”, chính sách tập đoàn và hợp tác xã đã khiến nông dân bỏ ruộng, người dân ở quận/huyện, tỉnh thành sống thoi thóp.... gần 20 năm qua, csvn đánh lừa world bank/ IMF để được vậy, họ bỏ thuế nông nghiệp . Ngược lại, chúng đẻ ra loại phí mà gom lại hơn cả thuế nông nghiệp. Suốt 20 năm qua nông dân bị phá sản khi bị nhà nước lừa đảo chạy theo “ trồng cây gì, nuôi con gì” mà hậu quả người nông dân không sống nổi bằng chính sản phẩm của mình làm ra. Nông dân chết thì tiểu thương chợ huyện, chợ tỉnh chết theo.

Nhiều người không biết rằng tại miền Tây đang có hiện tượng đám cán bộ với núi tiền trong tay mang cho nông dân vay và thâu tóm rất nhiều đất đai của họ vảo tay bon chúng hay không?

Suốt 20 năm chính quyền csvn ngữi được mối lợi từ việc đài Loan, Hàn quốc sang vn lấy vợ. Mỗi hồ sơ cán bộ sỡ tư pháp thu $500 usd. Chưa kể lệ phí hồ sơ. Xem ra nhân viên sỡ tư pháp tỉnh kiếm tiền ngon hơn hải quan tân son nhứt.

Thành Hồ tôn vinh phụ nữ bằng đàn áp

”...việc bắt bớ, đánh đập hai dân oan VRLH - hai người mẹ đang nuôi con bú cũng là hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ của nhà nước cộng sản. Một kiểu kỷ niệm đúng nhãn hiệu ma-dzê-in Việt cộng không lẫn đi đâu được...”
danoan_vuonrau_lochung
Nói chung, tôi chẳng quan tâm đến ngày 8/3, ngày mà nhà nước cộng sản rêu rao là “ngày quốc tế phụ nữ”. Nhưng hôm nay thử “công nhận” nó là ngày QTPN để nhìn vào cách mà họ - nhà cầm quyền cộng sản tôn vinh phụ nữ, nhất là những phụ nữ mất đất, mất nhà mà ta vẫn gọi họ là “dân oan”.
Ít nhất hai phụ nữ, là cư dân Vườn rau Lộc Hưng đã bị đánh đập, bị bắt cóc vào sáng nay 8/3/2019 - ngày Quốc tế phụ nữ. Lý do họ bị bắt là vì dám livestreams, ghi lại hình ảnh hàng chục công an, dân phòng, côn đồ đang bao vây, khủng bố bà con dân oan ngay trên mảnh đất VRLH của họ.
Bảo Quyên, một phụ nữ có 3 con nhỏ bị một nhóm an ninh, mật vụ đeo khẩu trang xông vào cướp điện thoại, lôi cô xềnh xệch trên nền đất và tống lên xe.
Thấy bạn bị bắt, Thuý Thanh - cũng là một người mẹ mới sinh con được 15 tháng tuổi, vội vàng lao vào ôm bạn. Cô hy vọng sẽ “cứu” được bạn mình khỏi sự bắt bớ để về với đứa con nhỏ mới 14 tháng tuổi đang chờ ở nhà. Nhưng làm sao mà Thuý Thanh cứu được bạn khi “lực lượng khẩu trang” chỉ là công cụ, là lũ “còn đảng còn mình”, sẵn sàng thực hiện bất cứ tội ác nào và không hề chùn tay. Thanh bị tống lên xe. Ý nghĩ “mình không thể bị bắt, không thể để đứa con 15 tháng tuổi phải xa mẹ” khiến cô lấy hết sức lực để vùng vẫy. Cô bị rớt khỏi xe. Đúng là một sự may mắn. Cô không bị bắt lại nhưng một trận mưa đấm, đá, thụi, đạp dội lên người và Thanh chỉ biết nằm im dưới đất, ôm đầu hứng chịu. Không chỉ đấm, đá, đạp vào gáy, vào người Thanh mà chúng còn bẻ từng ngón tay cô. Chúng bịt mắt, bịt miệng để cô không thể kêu la hay nhìn thấy những kẻ hành hung cô. Nhưng Thanh vẫn nhìn rõ một trong những kẻ đánh cô mặc sắc phục công an. Cô nói với tôi “bây giờ em đau lắm, khắp người em giờ đầy vết bầm tím và em đang rất buồn nôn. Trên lưng em vẫn in dấu giày chúng đạp em”.
Gia đình Thuý Thanh có 3 căn nhà bị phá huỷ trong ngày 8/1/2019. Hiện vợ chồng cô cùng hai đứa con nhỏ (đứa nhỏ nhất 15 tháng) đang ở nhờ nhà mẹ. Đấy là căn nhà chỉ rộng 30m2 với cả thảy 10 con người sống trong đó. Chồng Thanh làm nghề chạy xe ôm và anh không hề biết vợ bị đánh vì còn đang mải đi làm.
Giống như Thuý Thanh, Bảo Quyên mới sinh con được 19 tháng tuổi. Sau khi nhà bị đập, vợ chồng Quyên cùng ba đứa con nhỏ phải thuê nhà ở trọ. Cuộc sống vô vàn khó khăn. Quyên bị túm tóc, kéo lê trên đường trước khi bị tống lên xe, chở đến đồn công an. Quyên bị giam giữ trái phép suốt 9 tiếng đồng hồ. Trong thời gian ở trong đồn công an, cô bị hạ huyết áp, bị đau đầu và nôn ói. Cô yêu cầu được về nhà để cho con bú, nhưng yêu cầu của cô bị phớt lờ. Khoảng 16g30 phút cùng ngày, cô trở về nhà trong tình trạng mệt mỏi và kiệt sức vì nhịn đói.
Tròn hai tháng sau khi đổ quân vào phá huỷ 503 căn nhà tại Vườn rau Lộc Hưng, nhà cầm quyền đã cho công an, côn đồ cắm lều ngay trên đất của bà con. Chúng đuổi bà con ra khỏi mảnh đất của mình và sẵn sàng gây hấn, bắt bớ, đánh đập nạn nhân bất cứ khi nào có lệnh. Đê tiện hơn, hàng ngày chúng phát loa phóng thanh công suất lớn để tuyên truyền những luận điệu sai sự thật về sự việc liên quan đến “khu đất vàng” này. Chúng phá rối các buổi đọc kinh cầu nguyện của bà con giáo dân VRLH tại Đài Đức Mẹ. Chúng tuyên truyền rằng lấy đất là để xây trường học đạt chuẩn quốc gia, nhưng hàng ngày gây mất trật tự, phát loa công suất lớn làm ảnh hưởng đến các buổi học của các em học sinh trường tiểu học Bạch Đằng và Trường Mầm Non 6 đối diện với VRLH.
Trên các đài báo “lề đảng” tràn ngập những thông tin, bài viết nội dung phản ánh các hoạt động tôn vinh, khen tặng phụ nữ nhân ngày 8/3. Nhưng đấy là các phụ nữ của đảng, hoặc theo đảng. Còn những phụ nữ dân oan mất đất, những người dám lên tiếng phản ánh về bất công xã hội thì đều bị xem là “đối tượng phản động”, “chống đảng”, do đó cần phải bị đối xử khác, phải bị trừng trị.
Và do đó, việc bắt bớ, đánh đập hai dân oan VRLH - hai người mẹ đang nuôi con bú cũng là hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ của nhà nước cộng sản. Một kiểu kỷ niệm đúng nhãn hiệu ma-dzê-in Việt cộng không lẫn đi đâu được.
Phạm Thanh Nghiên

Phụ nữ

”...Mục đích của hội không phải là bảo vệ quyền lợi phụ nữ, mà dùng phụ nữ để bảo vệ Đảng. Phản Đế hay Liên Hiệp cũng chỉ để tôn vinh Đảng. Cũng như họ đã dùng tất cả những gì còn đụng đậy để lập hội giữ Đảng...”
Ngày 8 tháng 3 là ngày quốc tế phụ nữ. Cuộc đấu tranh cho quyền phụ nữ, cho nam nữ bình quyền vẫn còn đầy chông gai ở thế kỷ 21. Ngay cả ở những nước Tây Phương, trừ vài nước Bắc Âu, phụ nữ vẫn còn phải tranh đấu hàng ngày chống bất công: lương thấp hơn đàn ông, rất ít hiện diện trong các chức vụ lãnh đạo, trên mọi địa hạt, từ chính trị tới kinh tế. Cuộc tranh đấu cho nữ quyền còn rụt rè ở những nước chậm tiến, đặc biệt là ở những xứ Hồi giáo, nơi đàn bà có nhiệm vụ duy nhất là sinh đẻ và phục vụ đàn ông, đàn bà được coi là một nửa đàn ông trên phương diện pháp lý.
bame_vietnam
Tại VN, cuộc tranh đấu cho nữ quyền chưa bắt đầu. Bản chất văn hóa Việt không miệt thị phụ nữ, xã hội VN, một cách tương đối, tôn trọng đàn bà, nhưng chưa bao giờ thân phận phụ nữ đen tối , thảm hại như ngày nay. Đàn bà bị bán sang các nước láng giềng như những món hàng, bị gởi đi làm lao động-nghĩa là đi làm đầy tớ, nô lệ - khắp nơi trên thế giới. Đàn bà bị đánh đập, hành hạ, đầu tắt mặt tối để mưu sinh, tại một xứ đàn ông coi chuyện lê la, nhậu nhẹt là kỳ công, đáng kiêu hãnh.
Ở một xứ quyền làm người gần với số không, xã hội đặt nền tảng trên sự bạo hành, trên sức mạnh, người khỏe trèo lên đầu người yếu, nạn nhân đầu tiên là những người yếu nhất : đàn bà. Cái duy nhất phụ nữa đạt được ở VN, không nơi nào có, là đàn bà đánh đập đàn bà, nữ sinh đánh nhau, một cách tàn nhẫn, man rợ. Đó chính là hiện tượng đặc biệt của một xã hội phi nhân.
Nữ sinh đánh nhau tàn nhẫn, vì suốt ngày, suốt đời bị đàn áp, chỉ còn cách giải tỏa dồn nén là đánh đập, những người yếu như mình, yếu hơn mình. Nghĩa là phụ nữ quay lại hành hạ lẫn nhau (1).
VN cái gì cũng hơn người, cũng nổ hơn thiên hạ, có 2 ngày Phụ nữ. Ngoài ngày phụ nữ quốc tế 08/03 còn ngày Phu nữ VN 20 tháng 10 . Ngày 20/10/ 1930 là ngày đảng Cộng sản thành lập Hội phụ nữ Phản đế, ngày nay trở thành hội Liên Hiệp Phụ Nữ. Mục đích của hội không phải là bảo vệ quyền lợi phụ nữ, mà dùng phụ nữ để bảo vệ Đảng. Phản Đế hay Liên Hiệp cũng chỉ để tôn vinh Đảng. Cũng như họ đã dùng tất cả những gì còn đụng đậy để lập hội giữ Đảng, để làm bình phong cho mafia đỏ làm cướp của giết người : thiếu nhi, người già, nông dân, không tha một ai, nam phụ lão ấu..
Trước 75, ngày Phụ Nữ của VNCH cũng là ngày tưởng niệm hai Bà Trưng, 6 tháng 2 Âm lịch, nhưng nhắc tới hai Bà ngày nay chỉ làm phiền người nước lạ. Ở VN, cuộc tranh đấu cho phụ nữ quyền chưa bắt đầu, nhưng , một cách mâu thuẫn, phụ nữ đã đứng hàng đầu đấu tranh cho đất nước, cho dân quyền, cho tự do. Ngày 08/03, đừng quên những phụ nữ, đông đảo, đáng kính đáng phục, đang tranh đấu, hay đang ngồi tù thay chúng ta.
Điển hình là Trần Thị Nga.
Từ Thức
(1) HỘI CHỨNG ''KHÂU ĐÍT CHUỘT''
phu_nu01
phu_nu02

Sự khốn nạn của lịch sử hay lịch sử của sự khốn nạn?


Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam vừa qua của Kim Jong-un (Kim Chính Ân) đã không có nổi một cái “tuyên bố chung” nào. Mặc dù theo thông lệ, nhất là đối với nền ngoại giao “định hướng xã hội chủ nghĩa”, thì những dịp như này thường không thể thiếu cái gọi là văn kiện “phô diễn” kết quả. Hay liệu đấy là do chính Bắc Kinh muốn thế?
                                                                                                                                                              CHIẾN THÀNH
Sau cuộc mặc cả chưa thành với Trump, Kim đã nán lại Hà Nội để tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ 1 đến 2/3 (hình như đã rút bớt một ngày so với kế hoạch). Đây thực sự là chuyện hiếm hoi, bởi giữa hai quốc gia “cộng sản nòi”  mà theo mô tả của nhà thơ “cung đình” Tố Hữu thì vốn là “anh em … cùng mẹ sinh ra”, nhưng phải mất 60 năm mới lại có dịp hội ngộ. 
Kim và Trọng nắm tay nhau như để cùng "giương cao ngọn cờ XHCN". Đó là chưa kể, như nhiều nhà bình luận ví von thì Triều Tiên ngày nay được xem như “cái mỏ”, còn Việt Nam là “đôi chân” của “chú Khách”. “Cái mỏ” là để ông chủ sai bảo khi cần gây khó khăn cho tiến trình phi hạt nhân hoá (UNNUKE) với Mỹ, thì phải “mổ” ngay. Về mặt địa chiến lược, hẳn chú Khách phải tính toán như thế, song trên thực tế Kim lại không phải là loại người dễ bề để cho kẻ khác sai khiến. 
Trong khi đó, để thực thi sáng kiến “vành đai con đường” (BRI) nhằm phá thế thượng phong toàn cầu của Mỹ thì ông chủ lại rất cần đến “đôi chân” lưỡng dụng, vừa kêu đứa con hoang đàng trở về với đất mẹ (lời Dương Khiết Trì khi trở về nước sau chuyến kinh lý Việt Nam năm 2014), vừa tìm cách mở “đường máu” đưa hàng trăm triệu nông dân tràn xuống ĐNÁ (Mao tiết lộ với Lê Duẩn thuở nào).
Sứ mệnh của hai anh em “cùng mẹ khác cha” (cùng là cộng sản nhưng gen Đại Hàn và Đại Việt lại chẳng mấy giống nhau) ngàn xưa đã vậy, từ thuở “An Nam đô hộ phủ” và “An Đông đô hộ phủ”. Nhưng dù là “An Nam” hay “An Đông” thì cũng đều phải cung phụng thiên triều trong sứ mạng trấn giữ sự yên bình tại “miền biên viễn”. 40 năm trước, khi xua quân xâm lược Việt Nam, Đặng cũng từng nói mục đích duy nhất chỉ có vậy (!) 
Thế mà lần này,  cả “hai anh em” lại không ra nổi cái “Tuyên bố chung” hay chí ít là “Thông cáo chung” trong chuyến thăm cấp nhà nước nói trên. Bởi theo thông lệ thế giới, nhất là đối với nền ngoại giao “định hướng xã hội chủ nghĩa” và “quốc tế vô sản” thì những dịp như thế này thường không thể thiếu những văn kiện “phô diễn” kết quả. Hay liệu đấy là do chính ông chủ muốn thế?
Chắc vậy! Nếu ra “Tuyên bố chung” thì rách việc lắm. Này nhé, khi ấy “hai anh em” sẽ phải cam kết ủng hộ nhau, hoặc tuyên bố cùng chia sẻ những vấn đề của nhau trước khi đề cập đến  các điểm nóng của khu vực hay thế giới. Hà Nội ủng hộ Kim “unnuke” thì OK vì đã được bật đèn xanh từ trước, mà nếu chưa có cái “thánh chỉ” ấy thì chắc Kim cũng chẳng dám sang Hà Nội để gặp Trump.
Tuy nhiên, làm sao mà Kim Jong-un lại có thể ủng hộ ông Trọng trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa được? Ngay đến cả ông nội ông là Kim Nhật Thành có sống lại chắc cũng chẳng dám. Nhất là khi ông này đã từng công khai ủng hộ Trung Quốc chống lưng cho Khơ-me đỏ để làm “Việt Nam chảy máu” và “dạy cho Việt Nam một bài học”. Chưa hết, ông này còn dành hẳn cho Sihanouk một cuộc sống vương giả trong căn biệt thự “xa xỉ” tại Bình Nhưỡng để tiện bề “thông lưng” với Bắc Kinh.
Nghệ sĩ chụp hình với Kim, Trọng trong đêm diễn. Ấy vậy mà tối 1/3, Cả Trọng đã cho tổ chức một chương trình văn nghệ đặc biệt trong khuôn khổ quốc yến chào mừng Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un với tựa đề “Ánh dương Mùa Xuân”, do Nhà hát Ca múa kịch Việt Nam thực hiện. Ở đó, các “nghệ sĩ nhân dân” đã biểu diễn các ca khúc  “Đam Mê”, “Trung Thành” – vốn được sáng tác để tôn vinh Kim Chính Nhật và Kim Nhật Thành. 
Theo tin TTXVN, Chủ tịch Kim đã đặt vòng hoa tri ân tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Thật ra, có lẽ không cần thiết phải phô trương quá lố đến như vậy. Bởi nếu có thế giới tâm linh, thì ngay chính trong cái đêm diễn đặc biệt ấy, hàng vạn liệt sỹ từ chiến trường Vị Xuyên và biên giới Tây Nam đã phải đội mồ về để chứng kiến những bài hát “ngợi ca” cả gia tộc họ Kim. 
Bản thông cáo báo chí vắn tắt về chuyến thăm rình rang của Kim, dưới dạng sáo ngữ. Tại đó, Nguyễn Phú Trọng Trọng đã bày tỏ niềm tin, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên, đứng đầu là Chủ tịch Kim, nhân dân Triều Tiên sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Cùng thời điểm đó, chính phái bộ Triều Tiên ở LHQ phải lên tiếng kêu gọi thế giới cứu đói cho hơn 10 triệu người (chiếm 40% dân số nước này).  
Nhưng thông cáo báo chí đã không đề cập gì đến niềm tin của ông Kim đối với sự nghiệp Đổi mới của ĐCS Việt Nam lẫn công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. Cả điều Washington mong đợi, Bình Nhưỡng sẽ biến “phép lạ Việt Nam” thành “phép lạ Triều Tiên” cũng không hề có bất cứ một “bóng chữ” nào trong thông cáo.
Nói chuyến thăm là rình rang, bởi khi sang mất tới 66 giờ, còn khi về thì nghe nói nhanh hơn, chỉ tốn khoảng 60 giờ di chuyển bằng xe lửa. Nhưng oái ăm là bên Bình Nhưỡng, người dân phải dậy sớm trước 3h sáng để rước đón chủ tịch trở về sân ga. Trong khi các cháu thiếu nhi Việt Nam, dưới tiết trời lạnh giá ở Đồng Đăng, cũng phải hàng lối chỉnh tề trước 6h sáng để đón đoàn tàu của Kim chủ tịch.
Blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh đã có lý khi buông lời nhận xét: “Cả nước chộn rộn, quan chức chạy ngược chạy xuôi, học sinh phải nghỉ học, chợ búa đóng cửa, xe cộ bị cấm lưu thông, cờ quạt búa xua, công an như muỗi … Nửa phía Bắc tê liệt một phần, đổ tiền dân như nước lã, đốt giấy vụn. Tất cả chỉ để chào đón một kẻ bị mang danh "côn đồ quốc tế". Điều này thật sự là phản “đắc nhân tâm”.
Thế nhưng, ông Trọng và bộ sậu có thể đã “bắn” đến Washington một thông điệp đầy nguy hiểm, rằng Việt Nam và Triều Tiên là những đồng minh chí cốt. Việt Nam có tiếng nói đối với Triều Tiên (nghe thật huyễn hoặc). Quý vị hãy cẩn thận, đừng để “An Nam” và “An Đông” chúng tôi giương cao ngọn cờ XHCN ngay trong khu vực Indo-Pacific chiến lược của các ông! (Kim chúc Trọng trước khi rời Hà Nội). 
Việt Nam rình rang đón Kim để làm gì? Từ cuộc đón tiếp “rình rang” ấy đến cái vị thế “lộng giả thành chân” (when lies become truth), liệu Việt Nam và Triều Tiên sẽ tiến bước trên con đường trở thành những đối tác cùng chung lợi ích, hay sẽ “xuống hố cả nút” (x.h.c.n) trong công cuộc “chống Mỹ cứu Tàu” cho Tập Cận Bình?

Báo chí côn an đảng: Phế phẩm

Bọn họ cứ tự sướng với nhau về thành tích của bên báo côn an đảng nghe mà ngứa cả lỗ nhĩ. Tại sao không gọi là báo công an nhân dân mà chỉ gọi là báo côn an đảng là vì cái khái niệm công an nhân dân là khái niệm không đúng với bản chất của công an Việt Nam. Đúng như anh Trọng nói với công an rằng: còn đảng còn mình. Công an Việt Nam bây giờ là kẻ thù của dân, là tay chân của đảng.
Chúng ta là dân thì tin làm sao được đội ngũ phò đảng phản dân? Bên công an đủ các loại tội hại dân như làm ăn mafia, cướp đường cướp chợ, bảo kê, đàn áp, tra tấn, xuyên tạc sự thật, ngồi xổm trên pháp luật, tham nhũng, cường quyền, diễn trò mị dân… Cái này chúng ta đều thấy rõ cả chứ đâu có thể nói xấu ngành công an được vì nó là sự thật hiện hữu.
Đấy, người chết ở trong đồn thì bảo tự tử, đánh người thì lại bảo tác động, đàn áp, bắt bớ, tra tấn thì lại bảo thi hành công vụ. Làm gì có cái công vụ nào vi phạm nhân quyền và pháp luật một cách trắng trợn như Việt Nam. Các ông lạm dụng quyền lực để bức hại đồng bào mình thì đó là công vụ hay côn vụ? Thế xong dân có bằng chứng hình ảnh, video, văn bản tố cáo thì xuyên tạc đủ kiểu để chạy tội, bao biện hay lại còn đe dọa, bắt bớ cả người tố cáo.
Không nói láo thì không phải là cộng sản mà./.Báo côn an đảng thì nó cũng láo như vậy cả thôi. Cũng chỉ là con bài tung tin mị dân, tuyên truyền bố láo bố toét, làm trò này nọ hoặc để lèo lái dư luận chứ nó cũng như bao nhiêu tờ báo giấy lộn khác, có cái gì đâu mà để tin tưởng với ca ngợi. Mạng xã hội giờ nó nhanh, khách quan, đa chiều hơn nhiều lần báo chí nhà nước. Chẳng có cái cớ gì để chúng ta phải tin vào cái loại báo chí kiểm duyệt, một chiều ấy cả.

Nước mắt người cộng sản


Nguyễn Việt Nam|

Nay thấy có mấy bạn đăng bài về nước mắt của Trọng khi thay mặt đảng cộng sản khóc vì để tham nhũng xảy ra tràn lan. Báo chí thì nâng bi như kiểu anh Trọng khóc chân thành lắm, thống thiết lắm. Nghe tởm nhỉ.
Trò ấy nó xưa rồi, xưa từ cái hồi cải cách ruộng đất cơ. Xưa từ cái thời bác của anh Trọng cầm cái khăn mùi xoa đứng trước đồng bào sụt sùi, tự phê cơ. Ông tuân lệnh của Nga Sô và Tàu cộng thi hành cái công cuộc cướp đất của dân lại còn giả vờ là cướp của địa chủ chia cho dân nghèo. Biết thừa là sẽ chết rất nhiều người như bên Trung Quốc mà Mao đã làm nhưng vẫn cứ làm rồi lại còn giở trò khóc lóc. Kích động thù hận khiến dân đâm cha, chém chú, bóp cả vú chị dâu thì có tự phê từ tối đến sáng vẫn cứ là đồ tể. Sau khi cướp được, khóc lóc tí ti thì chia đất cho hai triệu dân nghèo. Bao nhiêu người đã chết, đã bỏ xứ chạy vào Nam. Để rồi những năm 1958-1960 thì bày ra cái trò hợp tác xã. Thả cho nhân dân sở hữu ruộng đất, ra sức cải tạo, đầu tư nông cụ rồi úp một phát nào là trâu bò, cuốc thuổng, rế rách chổi cùn là bố mày gom vào hợp tác xã hết rồi đi làm công mà ăn điểm.
Thời nào cũng vậy. Thời anh Trọng cũng vậy. Tham nhũng nó là toàn hệ thống, là gần như tất cả lãnh đạo cộng sản chữ không phải vài con sâu mà anh Trọng đóng rắn giả giun khóc ba cái giọt nước mắt từ cái mí sụp ấy. Cái đảng này nó dựng lên chế độ này để cai trị, vơ vét, bóc lột nhân dân, đất nước. Đó là chủ trương chứ đâu phải là đảng tốt, một vài cá nhân xấu. Chính nó tạo ra cơ chế để cùng nhau xâu xé cái bánh Việt Nam và liếm mồ hôi, xương máu của đồng bào.
Người cộng sản làm gì có trái tim, làm gì có lương tri, làm gì có liêm sỉ để mà rặn ra được những giọt nước mắt chân thành. Những giọt nước mắt ấy là của những con quỷ, những tên khát máu, độc tài chứ đâu phải của những con người có lương tâm. Anh Trọng chỉ có lên đoạn đầu đài thì may ra còn khóc có chút chân thành “đểu” như bọn mấy thằng lãnh đạo bị bắt đợt trước. Chứ ngồi trên ngai vàng mà khóc thì chó nó ngửi./.

Càng quyền lực thì càng trì độn?

Ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại là đề nghị xâm phạm quyền, lợi ích người dân  - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể. (Ảnh: Zing.vn)

Phát biểu kém thông minh là hội chứng của rất nhiều lãnh đạo cấp trung ương của Việt Nam. Sự thật này vừa được khẳng định thêm một trường hợp nữa từ ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT, tại phiên giải trình trước Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Bộ trưởng Thể đã nói như đinh đóng cột “Ai mất giấy phép lái xe đều phải thi lại”. Ngay lập tức một trận cuồng phong sỉ vả xuất hiện trên mạng xã hội về phát biểu được cho là “ngu độn” này.
Rất nhiều bộ trưởng có chung một ý nghĩ rằng người dân vốn thấp cổ bé họng nói gì thì họ cũng phải nghe và dù có nổi lên một đợt sóng gió nào đó thì cũng chỉ đủ để gây một vài nụ cười trong lúc Đảng trà dư tửu hậu khi ngồi lại đánh giá những thành tựu đã qua, trong đó có những phát ngôn mà đảng viên cho là “thú vị”.
Không thể tranh cãi được với câu nói bất hủ của Lord Acton: “Quyền lực làm con người tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối”, tuy nhiên nếu quyền lực được nằm trong tay của các chóp bu Đảng Cộng sản thì có thể cộng thêm một ý nữa đó là “càng quyền lực thì càng trì độn”.
Muốn biết tầm trì độn của bộ phận này ra sao chỉ cần nhìn vào cách phát ngôn của họ thì rõ. Bao nhiêu năm nay hàng trăm câu nói đi vào sổ tay ghi chép của dân gian về mức độ thiếu thông minh của giới chóp bu. Từ Thủ tướng tới Chủ tịch Quốc hội. Từ Bộ trưởng tới Chủ tịch UBND các cấp, mười lần họ phát biểu thì ít nhất có một lần lộ ra thiểu năng trí tuệ mà ai cũng thấy. Mức độ ngớ ngẩn thường tập trung vào những phát biểu của cấp cao nhất như Thủ tướng hay Tổng Bí thư. Dụng chữ một cách lệch lạc, quê mùa lại thường xuất hiện trên những câu phán từ các đại biểu Quốc hội, và nhiều đời Chủ tịch Quốc hội cũng không hề thua kém trình độ hiểu biết của 500 vị ngồi trên ghế đại biểu.
Sự thiếu thông minh của những người này có thể thấy rải rác trong các ý kiến đóng góp ngay tại nghị trường hay trong những lần trả lời báo chí. Hiếm khi gặp một Đại biểu quốc hội có khả năng trả lời mọi câu hỏi một cách thông minh và ấn tượng. Lâu lâu hứng lên họ đưa ra những câu nói mà một người chăn vịt cũng phải lấm lét khi thốt lên trước đám đông bao vây chung quanh.
Chỉ riêng ông Thủ tướng Phúc đã làm chủ 27 lần phát biểu bị xem là nông nổi, thiếu cân nhắc về các “đầu tàu” khắp nước. Tuy nhiên ở những lĩnh vực khác thì phát ngôn của các Bộ trưởng không còn chỗ để chứa những lời lẽ thiếu cân nhắc, võ đoán, thiếu trí tuệ và nhất là xem dân như cái thùng rỗng có thể hét vào đấy điều gì cũng được.
Người ta còn nhớ như in ông Nguyễn Sinh Hùng khi đang giữ chức Chủ tịch Quốc hội đã không ngần ngại khi cho rằng: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai?” Rồi bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng hăng hái cho cả nước biết: “Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả…”
Khi ông Bộ trưởng Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định với báo chí rằng: “Nếu chúng ta sai chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” thì một cơn cuồng nộ trên mạng xã hội đã xảy ra. Tuy nhiên nếu bình tâm suy nghĩ kỹ lại thì câu nói của ông Dũng chỉ xác nhận một sự thật đã đang và sẽ xảy ra trên đất nước ngày nào Đảng cộng sản còn cầm quyền. Câu nói của ông Dũng chưa bằng nhận xét của ông Nguyễn Duy Chiến, Phó ban Biên giới Chính phủ khi cho rằng “Việc Trung quốc xâm nhập lãnh hải, cắt cáp cũng là cách yêu cho roi cho vọt”.
Mức độ nguy hiểm trong câu nói của ông Chiến là khẳng định vai trò cha chú của Trung Quốc đối với Việt Nam và khuyến khích sự vâng lời một cách nhu nhược trước họa diệt vong từ Trung Quốc. Trong cái “Yêu cho roi cho vọt” ấy người ta thấy in đậm tâm lý nô lệ và cúc cung tận tụy với kẻ đã từng xâm lược đất nước và vẫn đang chiếm giữ một phần da thịt Việt Nam của một bộ phận không nhỏ của các lãnh đạo.
Lãnh đạo nhà nước không những thích nói những câu vượt hàng rào chữ nghĩa, họ còn xem thường mức độ hiểu biết của quần chúng trong đó không ít người từng dạy cho họ học trong mái trường XHCN. Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không cần suy nghĩ chi cho sâu xa, phán rằng “Nợ xấu tăng vì lợn rớt giá”. Đối với một Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ lấy đơn vị “lợn” để làm chuẩn mực khi cân đo tài chánh cho cả quốc gia thì thật là hồng phúc cho dân tộc.
Nhắc tới “hồng phúc” người Sài Gòn không thể nào quên bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND thành phố từng tuyên bố: “Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc của dân tộc”. Một lần nữa bà Quyết Tâm không hề hớ hênh mà đã có chủ đích khi phát biểu điều này. Chân lý nằm ở chỗ hãy xem có bao nhiêu con cái lãnh đạo đang bơi trong chiếc hồ đầy ắp tiền bạc và quyền hành do cha mẹ chúng mang vào tiếp tục đè đầu nhân dân?
Vừa hãnh tiến lại vừa giảo biện là tính chất chung của lãnh đạo Việt Nam ở cấp thành phố. Ông Bùi Xuân Cương, giám đốc sở GTVT thành phố cho rằng: “Kẹt xe kéo dài ở TP HCM chỉ là ùn ứ vì xe vẫn có thể nhúc nhích được”. Nhúc nhích tức là cử động, còn kẹt xe theo ông Cương thì phải hoàn toàn bất động mới được xem là kẹt xe! Chỉ có thánh mới tranh biện được với ông mặc dù một người bán hàng rong quê mùa trên cái đất Sài gòn này cũng thừa khả năng biết được hai chữ nhúc nhích là gì.
Trở lại với phát biểu của ông Thể. Trong vai trò Bộ trưởng GTVT ông đã từng bao che cho các BOT bẩn khi áp dụng chữ “thu giá” thay vì “thu phí” như trước đó các BOT vẫn sử dụng tại các chốt thu phí. Phí và giá hoàn toàn khác nhau trên ngữ nghĩa lẫn mục đích nhưng ông vẫn kiên định lập trường về sự thông minh hoán chữ của ông. Sau khi dư luận phản ứng quyết liệt thì “thu giá” trở về với vị trí ban đầu của nó: vô nghĩa và được nghĩ ra từ một cái đầu không ngu cũng độn.
Sau ông Thể là những ai nữa thì nhân dân không cần biết. Dân chỉ biết rằng họ đông như ruồi và việc vo ve bên tai người dân không thể nào tiêu diệt được khi mà cả guồng máy chỉ chú ý tới mục tiêu “mị dân” là chính.

Vụ Trung Quốc kể công cứu 5 ngư dân: Thấy quen quen.


 
Tàu cá của ngư dân Việt Nam nhiều lần bị tàu Trung Quốc đâm chìm. (Ảnh minh họa)

Theo báo ta, ngày 6/3/2019, một tàu cá của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc mang biển kiểm soát số 44101 đâm chìm, may mà phần mũi còn nổi. 5 ngư dân ta bám phải bám vào mũi tàu chờ cứu. Vị trí xảy ra vụ việc là khu vực Đá Lồi thuộc Quần đảo Hoàng Sa của VN, cách Đà Nẵng khoảng 198 hải lý về phía đông. Sau khoảng hai giờ đồng hồ trong tư thế bám mũi tàu, 5 ngư dân đã được một tàu cá khác của Việt Nam cứu vớt.
Tàu bị đâm mang số QNg 90819TS của ông Nguyễn Minh Hùng ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Tàu cứu 5 ngư dân là một tàu cá khác của Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90620TS.
Còn theo báo Tàu (Hoàn Cầu thời báo) thì công vớt 5 ngư dân trên thuộc về một tàu ngư chính của Trung Quốc khi nhận được tín hiệu cấp cứu. Báo này dẫn lời của Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Đâm người ta nát tàu, người thì rơi xuống biển rồi ngoạc mồm ra khoe cứu vớt họ, giọng này nghe quen quen. Nó na ná chuyện Việt Nam bắt nông dân vào Hợp tác xã hồi 1958. Do cơ chế làm ăn “cha chung không ai khóc”, năng suất lao động xuống thấp đến mức thàm hại, ngày công lao động chỉ còn 2 lạng thóc, nông dân đói vàng mắt. HTX sống cũng như chết nên buộc phải chia lại ruộng cho nông dân. Từ đấy, đời sống xã viên có khá hơn trước vì họ biết chăm lo cho mảnh ruộng của mình. Đó là việc làm sửa sai nhưng đảng liền vội nhận công ấy là của mình. “Không có đảng thì không có đổi mới” là lời của ông họ Đỗ tên Mười.
Nói quen là vì việc hợp tác hóa nông nghiệp cũng là bài của TQ, chia ruộng cho dân cũng là bài của TQ và kiểu nhận công cũng thế. Từ ngày chơi với cộng sản Trung Quốc, VN biến thành một TQ thu nhỏ, nên cái sự quen quen là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên việc kể công đối với 5 ngư dân thì Trung Quốc còn trơ trẽn hơn. So với việc đâm chìm người ta để mặc đấy rồi khoe công cứu thì việc thít chặt cổ người ta, tự tay nới lỏng rồi khoe công chưa tệ hại bằng. Cùng là kể công nhưng hơn nhau ở chỗ đằng thì thấy sắp tắt thở thì nới lòng, đằng thì bỏ mặc không vớt. Đó là so về tính chất. Còn nếu so về qui mô nạn nhân thì tất nhiên, số lượng 5 ngư dân còn kém xa hàng chục triệu nông dân ở miền Bắc trước đó và từ 1977 là cả nước.

9/3/2019
Tường Thụy

Chấn chỉnh tác phong công an

Trung Khang, RFA-2019-03-08   
Công an giao thông đang làm việc, ảnh minh họa chụp trước đây.
Công an giao thông đang làm việc, ảnh minh họa chụp trước đây.Photo courtesy of Zing
Trong dự thảo thông tư quy định về điều lệnh nội vụ công an nhân dân vừa được Bộ công an công bố, có quy định công an không được đeo kính đen, đút tay vào túi khi làm việc. Quy định này có phù hợp thực tế tại Việt Nam?
Cụ thể Dự thảo thông tư có 8 chương, 50 điều quy định về chức trách, nhiệm vụ, chế độ làm việc, huấn luyện, học tập, nghỉ ngơi của toàn bộ lực lượng công an và sinh viên ngành công an.
Theo điều 43, công an bị cấm đeo kính đen khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác và đút tay vào túi khi làm nhiệm vụ. Ngoài ra công an không được nhuộm tóc khác màu đen, để móng tay, móng chân dài và sơn màu… cấm để râu, ria, để tóc dài…hoặc cắt tóc quá ngắn!? Trừ trường hợp đầu bị hói, bị bệnh thì phải có chỉ định của bác sĩ.v.v…
Nếu có thông tư này thì tôi cho rằng cũng quá muộn, đáng lẽ lực lượng vũ trang đã phải nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ này từ lâu rồi. Bây giờ quy định rõ như vậy là hơi muộn, nhưng muộn còn hơn không.
-Nguyễn Đăng Quang
Nhận định về thông tư này, Ông Nguyễn Đăng Quang, cựu Đại tá Công an hiện nghỉ hưu ở Hà Nội, cho biết:
“Nếu có thông tư này thì tôi cho rằng cũng quá muộn, đáng lẽ lực lượng vũ trang đã phải nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ này từ lâu rồi. Bây giờ quy định rõ như vậy là hơi muộn, nhưng muộn còn hơn không.”
Còn một người dân ở Bình Thuận thì nhận xét:
“Thông tư hay nghị định thì dành cho người dân, phải tuân theo, chứ công an cán bộ họ không có tuân theo đâu?”
Đây không phải là lần đầu tiên ngành công an đưa ra những quy định như vậy, trước đây nhiều năm cũng đã quy định tương tự. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp công an vi phạm điều lệ, gây bức xúc, bị người dân chụp hình đưa lên mạng xã hội.
Trao đổi với chúng tôi hôm 8/3/2019 về vấn đề này, Bác sĩ Đinh Đức Long, một đảng viên quân đội nhân dân đã từ bỏ đảng nhận định:
“Cái này nó không có gì mới cả, ngày xưa tôi bé tôi đã có nghe một câu là công an khi tiếp dân không được đeo kính, không được gác chân lên xe đạp.v.v… Nhưng lần này có lẽ họ làm bài bản hơn. Đưa vô nghị định thì có lẽ áp dụng toàn quốc. Ngày xưa khi tôi bé, tôi không nhớ là chỉ công an Hà Nội hay công an toàn quốc, đã có việc tương tự như vậy rồi.”
Cũng có nhiều quốc gia không cho phép cảnh sát đeo kính đen khi làm việc như Thái Lan. Hay tại hạt Essex ở miền Đông nước Anh, cảnh sát được yêu cầu phải để kính đen ở nhà trong khi thi hành công vụ. Với lý do được đưa ra là cảnh sát đeo kính đen khi thi hành công vụ trông quá lạnh lùng và vẻ mặt đầy hăm dọa đối với người dân.
Cảnh sát hạt Essex chỉ được sử dụng kính đen khi lái xe để tránh khỏi bị ánh sáng mặt trời làm lóa mắt, nhất là khi rượt đuổi tội phạm. Hay nếu có lý do về sức khỏe thì cũng sẽ được đeo kính đen, ngoài ra trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được phép mang kính đen khi tiếp xúc với dân.
Không giống như binh lính Mỹ, quân đội Anh tại Iraq vào năm 2003 cũng phải bỏ kính đen ra khi tiếp xúc với dân địa phương, để có thể nhìn thẳng vào mắt người đối thoại, từ đó mới có thể xây dựng lòng tin, tạo hình ảnh đẹp trong lòng người dân bản xứ.
Phóng viên bị cảnh sát áo đen đấm thẳng vào mặt hôm 23/9/2016.
Phóng viên bị cảnh sát áo đen đấm thẳng vào mặt hôm 23/9/2016. Hình chụp từ video
Trở lại với thực tế tại Việt Nam, Tiến sĩ Mạc Văn Trang, một đảng viên đã từ bỏ đảng cho rằng thông tư này là có tiến bộ, bởi vì theo ông người dân hiện nay thấy bức xúc với việc công an tiếp dân đeo kính đen, khẩu trang… là không lịch sự, không văn minh, không tôn trọng nhân dân, trong khi điều lệ công an yêu cầu khi làm việc với dân phải tôn trọng lễ phép. Ông cho rằng thông tư này là một điều chỉnh tốt, tiến bộ và đáng hoan nghênh. Tuy nhiên ông nói tiếp:
“Nhưng trong thực tế có một lực lượng dân phòng hay xã hội đen, lâu nay dân cứ nói là được công an bảo kê, khi giải tỏa, cưỡng chế đất, nó đánh dân. Thí dụ như đánh những người đấu tranh dân chủ như đánh Chị Nga gãy cả chân trước kia, mà công an đâu có điều tra ra.  Thành ra họ sợ công an mà đeo khẩu trang kính đen thì nó lẫn vào đám xã hội đen, nên người ta phân biệt ra.”
Cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang đưa ra ý kiến của mình:
“Tôi thấy lực lượng vũ trang phải công khai và có trang bị rõ ràng, song song với lực lượng vũ trang cảnh sát công an, còn có lực lượng thứ hai là lực lượng dân phòng. Dân phòng này không phải lực lượng chính quy nên hoạt động rất tùy tiện. Nhiều khi họ được một thế lực nào đó trong chính quyền lợi dụng để tiến hành những hoạt động không được phép, trong thực tế chống việc không thi hành pháp luật của người dân, hay nói cách khác là thi hành công vụ, thì không chỉ có lực lượng cảnh sát, mà còn có lực lượng dân sự, theo tôi không nên tiếp tục như vậy đươc nữa. Vì pháp luật đã quy định chỉ có những người mặc quân phục mới là người thi hành công vụ.”
Theo Bác sĩ Đinh Đức Long, ngày xưa thì phần lớn công an vẫn tuân theo điều lệ này, nhưng bây giờ nhiều khi họ lạm dụng, họ mặc quần áo thường dân, đeo khẩu trang, kính đen để hành hung những người bất đồng chính kiến như ông:
Họ mặc quần áo thường dân, đeo khẩu trang, kính râm, bịt mặt để hành hung chúng tôi chẳng hạn. Họ đánh mình xong họ gây lộn với mình, nói mình gây rối trật tự công cộng, rồi bắt mình. Bản thân tôi đã từng bị như thế, rất là khó phân biệt.
-Đinh Đức Long
“Họ mặc quần áo thường dân, đeo khẩu trang, kính râm, bịt mặt để hành hung chúng tôi chẳng hạn. Họ đánh mình xong họ gây lộn với mình, nói mình gây rối trật tự công cộng, rồi bắt mình. Bản thân tôi đã từng bị như thế, rất là khó phân biệt. Những lực mặc cảnh phục thì họ tránh né vì sợ dân chụp hình đăng facebook. Còn lực lượng không mặc cảnh phục thực chất cũng là công an, thì cái đó mình chịu, không có lệnh gì hết thì không thể chấp nhận được.”
Trong dự thảo thông tư này, ngoài những điều cấm vừa nêu, thì cũng có một quy định gây tranh cãi là lực lượng công an không được ăn, uống ở hàng quán vỉa hè!?
Một người dân ở Hội An nhận xét:
“Công an ăn cơm vỉa hè thì có gì đâu mà cấm, người dân ăn cơm vỉa hè bình thường mà.”
Trong khi đó cũng có một số cư dân mạng nhận định, ăn cơm vỉa hè có gì đâu mà cấm, trong khi hình ảnh phản cảm nhất là cảnh sát giao thông đứng ở chỗ khuất và ló ra chộp lấy người vi phạm giao thông, hay núp trong bụi cây để ghi hình người tham gia giao thông thì không cấm?
Cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang nêu lên ý kiến của mình:
“Quy định là quy định vậy thôi, chứ thực tế trong lực lượng vũ trang, đâu phải ai cũng có nhà gần đấy để trưa hay tối về nhà ăn. Cơ quan đơn vị cũng không cung cấp được bữa ăn cho những người xa gia đình thì người ta phải tùy cơ ứng biến thôi. Người ta phải ăn cho khỏi đói bụng thì lại cấm người ta. Khi cấm thì phải có điều kiện để người ta giải quyết nhu cầu sinh hoạt chứ.”
Bác sĩ Đinh Đức Long cho rằng việc gì cũng quan trọng cả, chống tham nhũng cũng quan trọng, chống đặc quyền đặc lợi cũng quan trọng, và xây dựng hình ảnh công an cũng quan trọng. Vì theo ông công an là đại diện cho cơ quan công quyền của nhà nước, mà nhem nhuốc quá cũng không được. Theo ông chính quyền làm được cái gì tốt thì nên ủng hộ, dù nhỏ nhất cũng còn hơn là không làm.

Dân trí của người giàu

Theo VOA-Mặc Lâm/10/03/2019
Hình minh họa.
Thông thường khi nói đến trình độ dân trí, người ta thường tự động nghĩ tới ba thành phần được xem là cần nâng cao dân trí đó là nông dân, công nhân và thị dân nghèo thành phố. Sở dĩ họ bị cho là dân trí thấp vì sức học của họ giới hạn ở mức độ biết chữ hoặc tốt nghiệp trung học là tối đa và vì nghèo nên phải bươn chải kiếm sống không có cơ hội trau dồi kiến thức ở nhà trường như thành phần có của ăn của để.
Việt Nam có hơn 62% dân thuần nông cũng như gần 7% là công nhân trong các hãng xưởng. Số phần trăm còn lại chia đều cho dịch vụ kinh doanh và các hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng. Phần tinh hoa khó lòng cân đối khả năng hiểu biết của đại bộ phận quần chúng. Từ những con số này không ngạc nhiên khi biết được rằng Việt Nam có tỷ lệ dân trí khá thấp.
Nói về dân trí là mặc định bằng thước đo kiến thức cũng như cách hành xử, giao tiếp của một người đối với cộng đồng. Tri thức càng cao thì mức độ khiếm khuyết càng thấp, nhất là cung cách sống giữa một xã hội vàng thau lẫn lộn.
Một giá trị cốt lõi khác của dân trí là mức độ quan tâm của người dân trước các vấn đề xã hội. Mức độ dấn thân và khả năng hành xử trách nhiệm với người khác trong đó có việc thấu hiểu và chia sẻ quan niệm dân chủ là dấu hiệu cao nhất của dân trí.
Dân trí là thước đo sự phát triển của một quốc gia và đất nước nào có phần trăm dân trí cao là quốc gia đó chắc chắn không thể nghèo đói và lạc hậu. Ngược lại, số phần trăm dân trí thấp áp đảo thì quốc gia đó khó lòng phát triển bình thường trên mọi lĩnh vực. Dân trí thấp trì kéo sức bật của một dân tộc vì tư duy lạc hậu không thể giúp cho sự phát triển thăng hoa.
Bên cạnh khả năng phân tích cũng như hấp thụ căn bản kiến thức, người có dân trí thấp thể hiện ra bằng cách hành xử giữa xã hội, cộng đồng. Do thiếu ý thức về hành xử họ thoải mái tranh giành về mình cho bằng được bất cứ những gì mà họ thấy người khác đang tham gia giành giật nơi công cộng. Tâm lý ai sao ta vậy khiến lòng tự trọng bẩm sinh không có cơ may xuất hiện thay vào đó là mọi cố gắng đạt cho bằng được những gì mà người khác đang cố công giành lấy. Những đám đông cướp ấn đền Trần hàng năm, những nhà hàng buffet hết sạch thức ăn trong chốc lát sau khi mở cửa, những hội chợ bị đám đông tàn phá vì dẫm đạp lên nhau dành chỗ tốt… là hình ảnh thường ngày của đất nước hôm nay.
Theo báo VNNet số liệu thống kê năm học 2013 - 2014, Việt Nam có 214 trường cao đẳng, 214 trường đại học, với gần 600 nghìn sinh viên cao đẳng và hơn 1,46 triệu sinh viên đại học. Số giảng viên ĐH là gần 92 nghìn người, trong đó có 4.155 GS, PGS. Hằng năm có hơn 400.000 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng trong nước.
Từ con số tốt nghiệp khá lớn, người ta sẽ ngạc nhiên hơn khi đa số những người thiếu dân trí lại là những người rất trẻ. Họ là sinh viên đại học hay chí ít cũng sắp hết bậc trung học, vậy mà chính họ là nhóm người thường xuyên gây phản cảm nơi công cộng nhiều nhất. Tranh giành nhau không xếp hàng như những quốc gia văn minh mà không ít người đã có dịp tiếp cận. Lên xe buýt hay phi cơ họ cũng có thói quen tranh chỗ ngồi tốt nhất, khi phát hiện ra máy bay có số ghế sẵn thì mới tự xấu hổ biết mình lầm. Khạc nhổ bừa bãi hay gây ầm ĩ chỗ đông người không hề thua kém dân Trung Quốc. Vi phạm luật giao thông một phần vì vô trách nhiệm một phần khác cố gắng chứng tỏ và tự khẳng định mình khác với đám đông. Những hành vi thiếu ý thức ấy như căn bệnh bất trị, nó lây lan trong giới trẻ và biện pháp phòng chống chưa được ai để ý hay báo động một cách hiệu quả.
Thiếu ý thức ứng xử không những do dân trí thấp mà còn từ tinh thần bầy đàn. Nó lan tỏa như bệnh dịch giữa những người cùng chung một nếp nghĩ, một trình độ nhận thức hay hoàn cảnh sống giống nhau. Nó thường xuất hiện và tác động chung lên những người cùng trình độ hay cùng mức thu nhập trong xã hội, đặc biệt là những thị dân nghèo.
Thế nhưng không phải cứ nghèo mới có hành động bầy đàn khiến xã hội lên án. Rất nhiều người nghèo tuy dân trí thấp nhưng lòng tự trọng thiên bẩm không cho phép họ có những hành vi bất nhã, nhất là việc cướp giật giữa chốn đông người.
Trong khi đó nhà giàu tuy được tiếng là nhà cao cửa rộng nhưng nếu thiếu tự trọng, kiến thức hành xử thì cũng không khác mấy với nhưng người bình dân, giai cấp thấp. Vụ trộm hoa mới đây nhất là một ví dụ điển hình cho thấy nhà giàu không phải luôn luôn có trình độ dân trí cao.
Một đoạn văn ngắn ngủi đọc được trên báo chí làm cho không ít người phẫn nộ: “Trưa ngày 6/3, trên mạng xã hội xôn xao đoạn clip ghi lại hình ảnh người đi ô tô ngang nhiên dừng xe giữa đường Kim Mã để lấy hoa trang trí phục vụ dịp hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vừa qua. Không chỉ chị em phụ nữ, nhiều người đàn ông cũng tranh thủ "hôi"... hoa.”
Hành vi này cho thấy lòng tham chỉ có thể bị ngăn chặn bởi lòng tự trọng và luật pháp. Khi luật pháp vắng bóng thì lòng tự trọng của con người ngăn cản không cho làm những việc phi pháp. Hành vi dừng xe ô tô giữa đường công khai ngồi chọn những giỏ hoa vừa ý rồi lấy cắp bỏ lên xe của những người giàu có cho thấy cả hai yếu tố luật pháp và lòng tự trọng đều không được họ quan tâm.
Giàu có không có nghĩa là dân trí cao và câu chuyện trộm hoa trên đường Kim Mã là một vết cắt vào tim của những người tự trọng.

Có một trí thức như thế trong đất nước này

Theo VOA-Mặc Lâm/10/03/2019 
Trang Facebook của ông Trần Đức Anh Sơn. 1/3/2019
Trang Facebook của ông Trần Đức Anh Sơn. 1/3/2019
Sau Giáo sư Chu Hảo, bây giờ tới lượt nhà nghiên cứu Biển Đông, TS Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ đảng. Bản tin từ báo chí trong nước cho biết TS Trần Đức Anh Sơn, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, vừa bị Thành ủy Đà Nẵng khai trừ khỏi Đảng hôm 7/3/2019. Đặc biệt là tin này không làm cho ai ngạc nhiên mà thậm chí rất nhiều người tỏ ra phấn khởi, vui mừng.
Trên trang facebook riêng của mình, TS Trần Đức Anh Sơn bình thản cám ơn người hâm mộ, bạn bè trong và ngoài nước của ông khi nghe tin. Không một lời biện bạch, phân giải hay xúc động ông chỉ bình thản cho rằng mình đang hạnh phúc, hạnh phúc vì được trở về với chính mình.
Khác với nhiều người hoạt động cho dân chủ, nhân quyền TS Sơn tuyên bố thẳng thừng ông là một nhà khoa học, một sử gia và không phải là người hoạt động chính trị. Ông bị khai trừ đảng với lý do giống như nhiều người khác: do viết, đăng tin, bài trên Facebook, mà chính quyền cáo buộc là sai sự thật…. không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Việt Nam trên mạng xã hội.
Trong vai trò Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng TS Trần Đức Anh Sơn nhiều lần trả lời những vấn đề hóc búa về Hoàng Sa hay Trường Sa cho các đài phát thanh ngoại quốc. Sự thẳng thắn của ông chỉ gói gọn trong một mục đích: trả lại cái gì của Caesar và đừng vin vào bất cứ lý do gì để biện minh hành động trí trá của mình. Từ năm 2009 khi nhận trách nhiệm với Viện Nghiên cứu phát triển, TS Sơn không ít lần gây đau đầu cho chính quyền Đà Nẵng khi đòi công bố bản đồ mà ông phát hiện được chứng tỏ Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ông nhiều lần tổ chức kỷ niệm ngày mất Hoàng Sa tại Đà Nẵng và không ít lần bị cảnh cáo từ Thành ủy.
TS Trần Đức Anh Sơn là người “ăn cơm đảng mà lại chống Tàu”, không những chống trên mặt trận báo chí và mạng xã hội ông còn bỏ công sức nhiều năm ra để thu nhặt các bản đồ quý giá nhiều nơi trên thế giới để chống lại mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh. Quan niệm của ông là nhà nước phải công bố những bản đồ này và dùng nó trong việc kiện Trung Quốc đề đòi lại chủ quyền biển đảo như Philippines đã làm và thành công.
Tuy nhiên, Việt Nam không phải là Philippines nên nỗ lực của ông không thực hiện được. Trả lời nhà báo Mike Ives của tờ New York Time TS Trần Đức Anh Sơn gay gắt cho rằng “Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam là những người nô lệ của Bắc Kinh, đó là lý do tại sao chúng tôi có rất nhiều tài liệu vẫn còn nằm trong bóng tối”.
Gọi ông là “người săn bản đồ”, New York Times cho rằng trong số các học giả Việt Nam nghiên cứu về các yêu sách lãnh thổ của chính phủ về vấn đề Biển Đông, Tiến sĩ Sơn là một trong những người nổi bật nhất. Ông từng bỏ tiền túi ra để sang các nước mà ông nghĩ có lưu giữ những tấm bản đồ ghi nhận Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong lãnh hải Việt Nam và bộ sưu tập của ông tuy có giá trị nhưng Việt Nam không hài lòng vì ông muốn dùng chúng như những bằng chứng mạnh mẽ chống lại Trung Quốc.
Theo New York Times thì ông là người xuất thân từ nghèo khó, cha của ông đã bị giết chết vào năm 1970 trong khi chiến đấu cho miền Nam Việt Nam, TS Sơn đã vươn lên bằng sự kiên trì và lòng hiếu học. Ông là một nhà sử học và luôn trung thành với những dữ liệu chính xác và đáng tin cậy. Từ cách nhìn của người hoạt động ghi lại lịch sử ông đã lặn lội tới Nhật để tiếp tục nghiên cứu và trình luận án tiến sĩ. Thành công này giúp ông thực hiện giấc mơ nóng bỏng của một trí thức muốn đóng góp cho quê hương bằng chính sở học của mình.
Sự nguy hiểm của Trung Quốc đối với giấc mộng thôn tính Việt Nam đã khiến ông mạnh mẽ kêu gọi Quốc hội ngưng lại việc thông qua Luật Đặc Khu mà theo ông nó sẽ là bàn đạp để Việt Nam nằm gọn trong vòng tay kiểm soát của Trung Quốc. Bức thư ngỏ gửi 496 vị đại biểu Quốc Hội của ông có lẽ là một sản phẩm lạ lùng nhất từ trước tới nay khi ông không rào đón mà thẳng thắn cho rằng:
…“Tôi cũng biết nhiều vị trong số quý vị đang đóng rất nhiều vai: vừa là đại biểu Quốc hội (lập pháp), vừa là thành viên của Chính phủ và đại diện chính quyền các cấp (hành pháp); vừa là đảng viên kiên định với đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin, lại vừa là những "mắc xích ngầm" của nhóm lợi ích trong guồng quay của chủ nghĩa tư bản thân hữu và hoang dã… Vì thế, quý vị sẽ khó vùng vẫy để thoát ra khỏi những mối quan hệ này để bấm nút theo chính kiến và lương tri của mình.”…
Không đề nghị, không yêu sách và không thỏ thẻ, ông ngắn gọn như một tuyên bố thách thức kẻ nào trong số 496 đại biểu ấy dám bấm nút thông qua:
…”Tôi là một người học Sử và đã nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong suốt 30 năm qua. Nay, tôi bắt đầu học làm người chép Sử. Tôi nguyện sẽ ghi chép trung thành tất cả những gì mà tôi có thể ghi chép được về giai đoạn lịch sử hiện tại của nước nhà để lưu lại cho đời sau.
Và, một trong những việc đầu tiên mà tôi bắt tay vào việc chép Sử này là tìm mọi cách, mọi phương tiện, mọi kênh thông tin… để biết được vị đại biểu Quốc hội nào bấm nút THÔNG QUA, vị đại biểu nào bấm nút KHÔNG THÔNG QUA “dự luật đặc khu” vào ngày 15/6/2018 để chép lại và lưu truyền cho các thế hệ sau.”
Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ đảng là điều dễ hiểu vì vai trò chức trách của ông khá lớn để làm cho Trung Quốc phải nghĩ cách đối phó nếu tiếp tục ý đồ xem Biển Đông là ao nhà và đường lưỡi bò 9 đoạn không thể nào tranh cãi. Nổ lực của Trần Đức Anh Sơn nếu được người dân khắp nơi biết ơn thì ngược lại lãnh đạo sẽ không bao giờ chấp nhận có một đồng chí chống bạn bè mình như thế. Bi kịch đối phó với Trung Quốc tuy xảy ra quá nhiều nhưng công trình dài hơi đầy tâm huyết của một nhà khoa học như TS Trần Đức Anh Sơn càng làm bóng tối che khuất sự thật mỏng đi cho tới ngày ánh sáng tràn vào xóa tan mọi lấp liếm, ngụy tạo và độc đoán của ngày hôm nay.

Càng cao cấp càng… rẻ!

Theo VOA-Trân Văn/10/03/2019 
Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu trước một ủy ban Quốc hội, tháng 3/2019
Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu trước một ủy ban Quốc hội, tháng 3/2019
“Họa vô đơn chí” rõ ràng đang ứng vào ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải Việt Nam.
Dẫu không mong nhưng giờ, ông Thể vẫn trở thành thành viên… “nổi” nhất trong nội các của ông Nguyễn Xuân Phúc.
***
Xét cả về tính chất lẫn mức độ, ông Thể đã, đang và sẽ còn “nổi” rất lâu. Ngay cả khi các vấn nạn mà các trạm thu phí cho những công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT gây ra cho chính trị, kinh tế, xã hội đã được giải quyết xong, chắc chắn ông Thể vẫn còn “nổi” lều bều như một ví dụ sinh động, minh họa cho một giai đoạn nhiều chuyện đáng bàn.
Trong mắt công chúng Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải Việt Nam đã chết, chính trường Việt Nam giờ chỉ còn ông Thể với hỗn danh Thể… “cá tra”, hỗn danh này phổ biến tới mức, nhiều người sử dụng mạng xã hội bỡn cợt “thả cá trê”, không thèm giải thích thì ai cũng biết đó là… ai và tại sao!
Bị công chúng miệt thị, rủa xả, ông Thể có… thốn không? Có! Thực tế cho thấy, ông không để sót cơ hội nào để “giải độc dư luận”. Sau một thời gian dài bị cáo buộc là người đỡ đầu cho các trạm thu phí BOT mọc lên như nấm trên khắp Việt Nam, dung dưỡng cho chủ đầu tư các trạm BOT này bóp cổ dân lành (1), thông qua báo giới, ông Thể phân bua với công chúng rằng đó là lỗi lầm của nhiệm kỳ trước.
Không may cho ông Thể là công chúng chưa quên rằng nhiệm kỳ trước, tuy không phải là Bộ trưởng Giao thông – Vận tải nhưng ông vẫn là Thứ trưởng và trực tiếp phê duyệt nhiều văn bản hỗ trợ tận tình cho các dự án đầu tư vào hạ tầng giao thông theo hình thức BOT. Cũng vì vậy, không ít facebooker đùa như Mai Quốc Ấn từng đùa: Bộ trưởng Thể hiện nay cần kỷ luật Thứ trưởng Thể của nhiệm kỳ trước (2)!
Ở nhiệm kỳ này, dẫu Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước từng công bố kết quả nhiều cuộc khảo sát cho thấy, hàng loạt công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT hết sức đáng ngờ về việc lựa chọn chủ đầu tư, cách tính toán tổng vốn đầu tư, phương thức xác định thời gian thu phí, vị trí đặt trạm thu phí nhưng ngoại trừ đề nghị đổi thu phí thành thu… giá, ông Thể không làm gì cả!
Cho dù ông Thể ra sức biện bạch, thu… giá hợp lý hơn vì đó là quan hệ riêng tư giữa phía cung cấp dịch vụ và phía sử dụng dịch vụ, khác với thu phí phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng thu… giá vẫn tắc tử! Tác dụng duy nhất của sáng kiến đổi thu phí thành thu… giá là công chúng không bán tín, bán nghi nữa mà đoan chắc như đinh đóng cột là ông Thể… có gì đó với chủ các trạm thu phí BOT.
Ông Thể mới thề là ông không… xơ múi gì trong các công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT (3) nhưng rõ ràng là chẳng ai tin, thiên hạ không vì các trạm thu phí BOT trước sao thì giờ vẫn vậy. Chẳng riêng dân chúng, ngay cả Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước đồng thanh tuyên bố, các trạm thu phí BOT không ổn thì Bộ Giao thông – Vận tải vẫn tụ thủ bàng quan.
Từ đầu năm tới nay, phản ứng của dân chúng đối với các trạm thu phí BOT càng lúc càng quyết liệt. Động tác duy nhất mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thực hiện là bắt những người tích cực nhất trong chuyện gây áp lực với các trạm thu phí BOT để Bộ Giao thông – Vận tải phải làm gì đó coi cho được. Không phải tự nhiên mà công chúng rủa ông Thể kịch liệt hơn khi Hà Văn Nam bị bắt, sáu người khác bị khởi tố (4).
Hà Văn Nam, 38 tuổi là một tài xế tham gia nhiều hoạt động phản đối các trạm thu phí BOT bị công chúng xác định là “bẩn” vì thời gian được phép thu phí dài đến mức phi lý, vì được phép đặt ở những vị trí vô lý để có thể buộc cả những phương tiện không sử dụng công trình giao thông đã đầu tư theo hình thức BOT phải trả phí. Chỉ vì chống các trạm thu phí BOT bẩn, Nam bị du đãng hăm dọa nhiều lần, thậm chí bị bắt giữ, đánh đập.
Giống như nhiều người, Chau Doan xem việc bắt Hà Văn Nam và khởi tố sáu người khác với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” tại trạm thu phí BOT Phả Lại là một “cú đạp vào mặt lương tri”. Sự trắng trợn ấy cho thấy đẳng sau các công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT là thế lực “bẩn” mà quyền lực “thật sự khủng khiếp”, người Việt không nên thờ ơ nữa vì đó chính là dung dưỡng điều ác (5).
Trong bối cảnh dư luận như cuồng phong, ở vị trí Bộ trưởng Giao thông – Vận tải, ông Thể bị buộc phải hành động. Không thể đụng đến BOT bẩn, ông Thể phải chứng tỏ, ít ra ông cũng có thể lập lại trật tự trong giao thông vốn hỗn loạn chẳng kém. Tuy nhiên ý tưởng buộc những người làm mất bằng lái xe phải thi lại không những không đem lại cho ông điểm nào mà còn làm hình ảnh của ông trở thành thảm hại hơn.
Ý tưởng này không chỉ chọc cho công chúng chửi, ý tưởng đó còn gây cho báo chí thuộc hệ thống truyền thông chính thức và một số cá nhân từng là viên chức hữu trách trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền cảm thấy ngứa ngáy. Nếu công chúng rần rần huỵch toẹt ông Thể “ngu quá, Thể” (6) thì hệ thống truyền thông chính thức – vốn “kiềm chế” tốt hơn - chê “sai quá, Thể” (7).
Chẳng phải chỉ có ông Trần Khắc Tâm, một cựu đại biểu Quốc hội than: Bó tay (8)! – mà còn nhiều viên chức như ông Nguyễn Đình Quyền, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, ông Lê Hồng Sơn, cựu Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp, cho đó là lạm quyền, vô đạo (9), kém cỏi trong tư duy, hoạch định chính sách (10)…
***
Ông Thể đang loay hoay “giải độc dư luận”, song song với VTV (đài truyền hình quốc gia) giúp ông phân bua (đề nghị buộc thi lại nếu mất bằng lái xe nhằm ngăn chặn những tài xế vi phạm luật giao thông bị thu bằng lái có thể dễ dàng vô hiệu hóa hình thức chế tài này), ông Thể cấp tốc ban hành công điện, yêu cầu hệ thống trực thuộc Bộ Giao thông – Vận tải phải sớm đặt định những giải pháp liên quan tới đào tạo lái xe hiệu quả hơn…
Liệu điều đó có giúp mặt ông Thể sạch hơn không? Chắc chắn là không! Chẳng riêng ông Thể, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam càng ngày càng nhiều viên chức hữu trách thuộc đủ mọi cấp, ở đủ mọi ngành, kể cả những ngành mà bản chất vốn dĩ gắn chặt với kiến thức, tư cách như giáo dục, y tế,… tự bôi rồi tự rửa nhưng càng rửa, mặt mũi, uy tín càng lem luốc.
Luong Ngoc Huynh khuyên, lãnh đạo các cấp cần phải nghĩ trước khi nói. Nếu dốt quá không dám chắc mình nghĩ có đúng không thì nên tham khảo trợ lý, đừng “lên đồng” nữa mà bị vạ miệng (11). Nguyễn Văn Tiến Hùng thì nhìn tình trạng thi nhau “lên đồng” là quá trình “giải thiêng” các viên chức vì chức vụ, bộ mặt, tư duy, cái miệng,… mỗi thứ đi một nẻo (12).
Có xứ nào như Việt Nam, trong mắt công chúng, viên chức càng cao cấp thì uy tín, phẩm giá càng rẻ?
Chú thích