Monday, August 17, 2015

Một gia đình bị cảnh sát đàn áp suốt 16 năm: Chúng tôi biết hỏi ai về chính nghĩa, công bằng bây giờ?

Minh họa cảnh tra tấn hun khói
Minh họa cảnh tra tấn hun khói

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc do cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân phát động đã khiến cho bà Trương Xuân Phương cùng chồng con đều bị đưa đi cải tạo lao động phi pháp, chồng của bà, ông Lý Hằng, đã bị bức hại tàn nhẫn và qua đời năm 2005.

Bà Trương Xuân Phương hiện đã 60 tuổi, trú tại thôn Vĩnh Lạc, khu Song Đáp, thị xã Trác Châu, tỉnh Hà Bắc, cùng con gái Lý Mỹ Vinh, con trai Lý Chiêm Phong, con dâu Phương Tịnh Phân tới bưu điện gửi đơn tố cáo lên Viện Kiểm soát tối cao để tố cáo Giang Trạch Dân vì những gì gia đình bà phải gánh chịu trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Tháng 11/1996, cả gia đình bà Trương Xuân Phương bắt đầu thực hành theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Công, giúp mọi người có thân tâm mạnh khỏe, gia đình hòa thuận.

Tháng 7/1999, sau khi cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân phát động bức hại Pháp Luân Công, cả gia đình bà Trương Xuân Phương bị đàn áp khủng bố, nhiều lần bị tịch thu tài sản phi pháp, bị bắt bỏ tù. Chồng bị bức hại đến chết, bản thân bà Trương Xuân Phương bị bắt giữ phi pháp 4 lần, cải tạo lao động phi pháp 3 lần, bị ép đến trung tâm tẩy não một lần. Con gái Lý Mỹ Vinh bị bắt cóc 4 lần, trong đó 3 lần bị đưa vào trung tâm tẩy não. Con trai Lý Chiêm Phong từng bị bắt giam phi pháp 3 tháng, cải tạo lao động 2 năm (vì thiếu sức khỏe nên được thả về). Con dâu Phương Tĩnh bị tạm giữ phi pháp 2 lần, đưa vào trung tâm tẩy não 2 lần, trong đó một lần trong thời gian mang thai.

Con trai chưa đến tuổi thành niên đã bị còng tay, 2 người con bị đối xử tàn bạo

Một buổi tối tháng 4/2001, nhóm cảnh sát thị xã Trác Châu, tỉnh Hà Bắc, trong đó có Tạ Ngọc Bảo, Lý Tiểu Hữu … xông vào nhà bà Trương Xuân Phương tịch thu tài sản phi pháp, lấy đi nhiều sách về Pháp Luân Công cùng băng giảng Pháp. Bà Trương Xuân Phương cùng chồng chạy thoát, nhưng mất nơi cư trú nên phải sống lang thang.

Cảnh sát bắt hai người con là Lý Mỹ Vinh (19 tuổi) và Lý Chiêm Phong (16 tuổi) đến đồn cảnh sát thị xã Trác Châu, vì không được tháo còng tay khiến suốt đêm hai em không ngủ được.

Khi cảnh sát thẩm vấn, họ còng hai tay các em ra sau ghế, cảnh sát Lý Tiểu Hữu tát Mỹ Vinh đến thâm thành quầng máu. Hôm sau họ lại nhốt Mỹ Vinh ở trung tâm tẩy não Nam Mã, thị xã Trác Châu, còn Chiêm Phong thì được thả ra.

Chồng bị bức hại đến chết

Ông Lý Hằng
Ông Lý Hằng
Ngày 14/2/2001, bà Trương Xuân Phương cùng chồng, ông Lý Hằng, đang ở trong căn phòng thuê trọ thì bị cảnh sát địa phương Thạch Cảnh Sơn, Bắc Kinh bắt đi rồi nhốt vào nhà giam ở Thạch Cảnh Sơn. Bà Trương Xuân Phương tuyệt thực phản đối, 8 ngày sau bị cảnh sát ép ăn rồi đưa vào bệnh viện truyền nước.

Ông Lý Hằng từ chối khai họ tên, địa chỉ của mình, thế là bị cảnh sát đánh đập tàn nhẫn, dùng gậy cao su đập vào ngón chân của ông, hun hói vào mũi ông. Sau đợt tra tấn ông không còn đi lại bình thường được nữa, toàn thân đầy thương tích.

Minh họa cảnh tra tấn hun khói
Minh họa cảnh tra tấn hun khói
Hai vợ chồng ông Lý Hằng và bà Trương Xuân Phương bị giam tại đồn Thạch Cảnh Sơn khoảng một tháng rồi bị chuyển đến nhốt tại trại tạm giam thị xã Trác Châu.

Tại đây bà Trương Xuân Phương bị đánh đập, cưỡng ép truyền nước, ăn uống, bị hành hạ đến thân thể tàn tạ, đi vệ sinh cũng phải có người giúp đỡ. Còn người ông Lý Hằng vừa bị cảnh sát hành hạ, vừa bị bọn tội phạm đánh đập.

Sau khi bị nhốt tại trại tạm giam thị xã Trác Châu khoảng 3 tháng, bà Trương Xuân Phương lại bị bắt đi cải tạo lao động phi pháp một năm, còn ông Lý Hằng bị 3 năm. Họ đều bị giữ tại trại cải tạo lao động ở khu Bát Lý, thành phố Bảo Định.

Ở trại cải tạo lao động, bà Trương Xuân Phương bị bắt lao động nặng nhọc, bị tổn thương nghiêm trọng cả tinh thần và thể xác.

Ông Lý Hằng cũng bị tra tấn và liên tục phải lao động nặng nhọc, đến nỗi huyết áp của ông cao lên đến 220, ông bị huyết khối và vận động sinh hoạt khó khăn, đến thay đồ cũng cần người khác giúp.

Sau khi được thả về, ông Lý Hằng đã trong tình trạng cơ thể tàn tạ, ở nhà chỉ còn biết nằm liệt giường, nhưng gia đình vẫn luôn bị quấy nhiễu, hăm dọa … Cuối cùng, đến tháng 5/2005 ông qua đời.

Bà Trương Xuân Phương nhiều lần bị đưa đi cải tạo lao động trái phép

Ngày 15/10/2007, công an đồn Song Tháp, thị xã Trác Châu, lấy danh nghĩa “đến thăm” rồi xông vào nhà bà Trương Xuân Phương khám xét trái phép.

Ngày hôm sau, hơn 20 cảnh sát thuộc Đội An ninh Quốc gia Trác Châu lại đến rồi túm tóc bà kéo lên xe cảnh sát, đưa đến đồn công an thị xã Trác Châu.

Sau khi bị nhốt tại đồn công an một ngày, bà Phương lại bị chuyển đến trại giam và bị giam trái phép 15 ngày, sau đó lại bị chuyển đến giam giữ trái phép tại trại tạm giam Trác Châu.

Ngày 15/11 năm đó, bà Trương Xuân Phương chuẩn bị đưa đến trại cải tạo lao động nữ tại thành phố Thạch Gia Trang, nhưng vì tình trạng sức khỏe không tốt nên không đi được. Bà Trương Xuân Phương cho biết: “Dù như thế chúng vẫn không thả cho tôi về nhà, sau khi vòi vĩnh tiền người nhà tôi 1.500 đồng chúng mới thả tôi về.”

Khoảng hơn 8h tối ngày 20/6/2015, có 6 cảnh sát thuộc đồn Song Tháp thị xã Trác Châu tỉnh Hà Bắc xông vào nhà bà Phương cưỡng chế tịch thu tài sản và lấy cả 2 hình ảnh Sư phụ của Pháp Luân Công, 1 chậu hoa cùng nhiều sách và tài liệu về Pháp Luân Công, sau đó còng tay bà Phương đưa đến đồn công an Song Tháp giam giữ một đêm, hôm sau lại chuyển đến trại cải tạo lao động nữ thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, bắt cải tạo lao động phi pháp một năm.

Đến trại cải tạo lao động, bà Phương bị bắt đứng, tay ôm đầu, không cho ngủ suốt một ngày đêm, sau đó phải lao động nặng nhọc, cảnh sát sai quản giáo uy hiếp khủng bố tinh thần bà.

Bà Trương Xuân Phương không chịu ghi vào bảng kê khai vu tội bôi nhọ Pháp Luân Công nên bị kéo dài thời gian giam giữ, bị đày đọa cả tinh thần và thể xác, dù hết thời gian cải tạo lao động vẫn bị giữ lại thêm một tháng mới được tha về.

Con bị đưa đi cải tạo lao động, con dâu đang mang thai bị bắt vào trung tâm tẩy não

Tháng 7/2008, con trai Lý Chiêm Phong cùng con dâu Phương Tĩnh đang trên đường thì bị cảnh sát đồn Song Tháp, thị xã Trác Châu, tỉnh Hà Bắc, bắt đi. Lý Chiêm Phong bị nhốt trái phép tại trại tạm giam thị xã Trác Châu, còn Phương Tĩnh đang mang thai cũng bị giam giữ trái phép tại trung tâm tẩy não Tùng Lâm thị xã Trác Châu.

Mấy ngày sau, vài công an của đồn Song Tháp cùng người của văn phòng hành chính Song Tháp xông vào nhà bà Trương Xuân Phương bắt còng tay bà và con gái Lý Mỹ Vinh đưa đến trung tâm tẩy não Tùng Lâm nhốt giữ trái phép (liên tục mấy ngày trước công an đồn Song Tháp luôn đến quấy nhiễu).

Năm 2008, bà Trương Xuân Phương cùng con gái, con dâu đã bị giữ trái phép tại trung tâm tẩy não gần 3 tháng, con trai Lý Chiêm Phong bị nhốt tại trại tạm giam 3 tháng, sau đó lại bị bắt cải tạo lao động 3 năm tại trại Bảo Định. Lúc đưa đến, trại cải tạo lao động từ chối, nhưng lãnh đạo ép phải nhận, khoảng 15 ngày sau, cảnh sát Trác Châu bắt ép bà Trương Xuân Phương và con gái phải nộp tiền 1.500 đồng, sau đó mới tha cho về.

Cả nhà phải sống lang thang

Khoảng 8h tối ngày 20/2/2012, khoảng 5-6 công an thuộc đồn Song Tháp xông vào nhà bà Trương Xuân Phương rồi không nói nửa lời, họ lục soát rồi lấy đi máy in, máy vi tính, video biểu diễn nghệ thuật Thần Vận, …, còn mời bà Trương Xuân Phương ngày hôm sau phải đến đồn công an làm tường trình rõ ràng (bà Trương Xuân Phương không đi). Do liên tục bị sách nhiễu, cả nhà bà Trương Xuân Phương phải sống lang thang ở ngoài.

Năm 2008, cả nhà bà Phương gồm 4 người bị bắt giữ trái phép, hoa màu trong nhà không có người chăm sóc, thu hoạch bị giảm sút. Dù thế không ai chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất cả về vật chất và tinh thần. Gia đình bà Phương liên tục bị quấy nhiễu, không thể sống bình thường được.

Bà Trương Xuân Phương nói: “16 năm qua, gia đình tôi chịu muôn vàn đau khổ mà người bình thường không thể cảm nhận được. Cũng chỉ vì niềm tin vào Chân, Thiện, Nhẫn mà bị đàn áp phi pháp, chúng tôi biết hỏi ai về chính nghĩa, công bằng bây giờ?”

08-17-2015
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Tinh Vệ biên dịch

Cà Mau: Mẹ bất lực nhìn con bị giang hồ đâm chém

CÀ MAU (NV) - Hàng chục tay giang hồ bao vây nhà truy sát con trai, mặc cho người mẹ quỳ xuống van xin tha mạng, và rồi đau đớn tột cùng khi phải chứng kiến toàn cảnh con mình bị đâm, chém dã man. 


Bà Khê đau đớn kể lại việc con bị hàng chục người vây ráp đánh đập, chém vào người. (Hình: Thanh Niên)

Báo Thanh Niên dẫn tin từ công an Cà Mau cho biết, tối ngày 17 tháng 8, 2015 công an đã mời Lê Bé N., ngụ phường 6, thành phố Cà Mau, người được cho là đàn em của ông Trương Thành Liêm (33 tuổi), tự Vũ “búa,” để thẩm vấn.

Tin cho hay, trước đó ông Nguyễn Bé Minh (33 tuổi), ngụ ấp Xóm Chùa, xã Hòa Thành, thành phố Cà Mau bị ông Liêm, kẻ có hai tiền án về tội cố ý gây thương tích dẫn theo khoảng 20 đàn em vào tận nhà truy sát đâm chém, dã man.

Nguyên nhân do trưa 16 tháng 8, ông Minh đến nhà ông K. (cha vợ Liêm), ở phường 6, thành phố Cà Mau nhậu thì xảy ra cự cãi với ông Liêm. Tức khí, ông Liêm đánh vào mặt ông Minh, ông Minh đòi lấy dao chém ông Liêm thì được mọi người can ngăn.

“Biết Liêm là dân có máu mặt, nên khi hay tin tôi chạy đến kêu con về. Nhưng khi thấy tôi, Liêm nói chỗ bà con nên nó tha, rồi bảo vợ chồng tôi bắt trói thằng Minh chở ra nhà xin lỗi nó, nếu không nó cho người vào dỡ nhà, giết thằng Minh. Tưởng nó nói đùa, ai ngờ nó làm thiệt,” bà Dư Thị Khê, mẹ ông Minh nói.

Tuy nhiên chiều cùng ngày, ông Liêm kéo theo khoảng 20 đàn em cầm theo hung khí đi trên nhiều xe máy chạy thẳng vào nhà ông Minh. Vừa xuống xe, nhóm này hô to: “Chém chết thằng Minh.” Một lúc sau thấy Minh chạy thoát ra sân, nhưng bị nhóm này đuổi kịp, chém gục tại chỗ vào tận nhà truy sát ông Minh, mặc cho mẹ ông Minh năn nỉ, quỳ lạy.

Theo tin từ Bệnh viện đa khoa Cà Mau, ngoài những chấn thương phần mềm, ông Minh bị đâm thủng phổi, trúng tim, các vết thương dài từ 4-5 cm. “Bác sĩ vẫn tiên lượng xấu về sức khỏe của Minh và lo sợ các vết thương nhiễm trùng,” ông Bùi Văn Tiếu, cha vợ ông Minh cho biết. Hiện Công an thành phố Cà Mau đang truy bắt những người tham gia truy sát ông Minh. (Tr.N)
08-17-2015 3:07:28 PM

TPP trễ muộn, nhân quyền Việt Nam và phép thử trước mắt

Theo Người Việt-08-16- 2015 2:53:29 PM
Phạm Chí Dũng
Đầu Tháng Tám, 2015, chuyến trở lại Hà Nội lần thứ hai trong nhiệm kỳ bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ có lẽ không làm cho John Kerry thật sự hài lòng.

Mặc dù viết trên Twitter “Mối quan hệ Mỹ-Việt đã phát triển cực kỳ” ngay trước khi đến Việt Nam, song Ngoại Trưởng John Kerry đã chưa thể làm cách nào để tháo chỗ thắt TPP cho Hà Nội và cho cả 12 quốc gia đang đàm phán, còn Bộ Công An Việt Nam vẫn chưa chịu thả thêm tù nhân chính trị và cũng chưa thấy bóng dáng của công đoàn độc lập đâu.

Nghịch lý 2%

Bối cảnh John Kerry ở Hà Nội và ngữ cảnh mà ông tiếp xúc với những nhân vật lãnh đạo đã trở nên quen thuộc như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Phạm Bình Minh diễn ra trong bối cảnh vòng đàm phán được coi là cuối cùng về TPP đã lắng vào thế tắc nghẽn cuối Tháng Bảy, 2015, đến nỗi đài BBC còn trưng ra một ngữ cảnh ghê gớm: “Đàm phán TPP tại Hawaii đổ vỡ.”

Có thể đó là một cách nói của đài Anh mà có phần làm trầm trọng vấn đề, song sự thật thì tiến trình đàm phán của 12 quốc gia tuy chưa thể coi là thất bại, nhưng thành công vẫn là một màn sương mờ đục.

Nghịch lý trở nên khó hiểu nhất đối với toàn bộ giới đàm phán cao cấp là tại sao đã giải quyết được đến 98% nội dung đàm phán nhưng lại không thể vượt qua con số quá ít ỏi 2% còn lại.

Riêng trong trường hợp này, “thí sinh” Việt Nam lại có vẻ “đi sau về trước” hơn là các nhà kỹ trị đã dày dạn kinh nghiệm của các quốc gia khác. Chỉ nửa tuần sau vòng đàm phán tại Hawaii, Bộ Công Thương Việt Nam với một thứ trưởng là trưởng đoàn đàm phán TPP đã chính thức công bố “Việt Nam đã hoàn thành đàm phán song phương với tất cả các quốc gia.” Có thể hiểu việc công bố này, tinh thần phấn khích của báo chí Việt Nam, cùng một thông tin xuất hiện cùng lúc cho biết “Bộ Chính Trị đã họp nghe kết quả đàm phán TPP,” như một điều được xem là thành tích hiếm hoi của giới quản lý Việt Nam, tương tự một thỏa thuận thương mại mà chính thể này vừa đạt được với Liên Minh Châu Âu, dù chỉ “trên nguyên tắc” mà chưa thể đi vào nội dung cụ thể.

Một số dư luận cũng đang cho rằng chuyến công du Hà Nội của Ngoại Trưởng John Kerry dường như khó mà cụ thể hóa những nội dung hợp tác. Trong khoảng 2 ngày làm việc tại Việt Nam, John Kerry hình như dành thời gian chủ yếu cho cuộc hội thảo về “Thúc đẩy thịnh vượng: 20 năm hợp tác phát triển Việt Nam-Hoa Kỳ” hơn là các cuộc gặp mang tính xã giao với giới quan chức cao cấp Việt Nam. Tất nhiên “đối tác toàn diện” cùng gần một chục mục ghi nhớ giữa hai quốc gia từ giữa năm 2013 lại một lần nữa được nêu ra, tuy có cụ thể hơn về trường đại học Fulbright và “đẩy mạnh hợp tác quốc phòng.”

Thế nhưng nhân quyền - một nội dung chính thức nằm trong nghị trình của John Kerry với Hà Nội - lại chỉ được ông mô tả một cách khá trừu tượng và cách nào đó còn khá mờ nhạt trong cuộc họp báo chung với Phạm Bình Minh.

Thể diện Hoa Kỳ?

Người ta vẫn còn nhớ vào giữa năm nay, chính đương kim ngoại trưởng Hoa Kỳ đã lên tiếng đòi chính quyền Việt Nam phải thả ngay lập tức và vô điều kiện cho tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần, song mãi đến nay lời kêu gọi cấp cao ấy vẫn chưa nhận được phản hồi thỏa mãn nào từ phía những người đang giam giữ nữ tù nhân có người mẹ uất ức vì bản án quá bất công đối với con gái mình đến mức đã tự thiêu đến chết.

Một trong những cách diễn tả không thể tránh được là so với lần hiện diện tại Hà Nội vào Tháng Mười Hai, 2013, kết quả về “đối thoại nhân quyền” của John Kerry vào lần này có vẻ không được cải thiện bao nhiêu. Thậm chí một ngày trước khi ngoại trưởng Mỹ đến Hà Nội, buổi ăn tối được tổ chức tại tư gia của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh - bà Rena Bitter, cũng là dịp để trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động - ông Tom Malinowski - gặp gỡ các tổ chức xã hội dân sự, đã bị công an thành phố Hồ Chí Minh thẳng tay ngăn chặn một số khách người Việt bằng biện pháp hoàn toàn thủ công: dùng số đông nhân viên an ninh bao vây và cấm người bất đồng chính kiến ra khỏi nhà họ.

Hành động ngăn chặn nhân quyền mới nhất này - trong mối liên đới mật thiết với cơ quan ngoại giao của một quốc gia lớn như Hoa Kỳ - đã phác ra tương lai mịt mù về quan điểm và thực tế “tôn trọng nhân quyền” của nhà nước và ngành công an Việt Nam - những giới chức mà dù thuộc phe cánh nào, đều đang mong đợi các lợi ích thiết thân từ người Mỹ về hợp tác quốc phòng và bảo vệ chủ quyền, lợi ích kinh tế và cả một chuyến thăm dự định vào cuối năm 2015 của Tổng Thống Barrak Obama.

Nhưng vô hình trung, hành động ngăn chặn trên cũng chứng minh rất sống động cho tư thế độc quyền được “gặp Mỹ” của giới lãnh đạo Việt Nam. Trong chuyến đi Washington của người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng, đã không có bất kỳ áp lực nào từ phía cảnh sát Mỹ nhằm ngăn chặn ông Trọng được gặp ông Obama tại Phòng Bầu Dục và đến nhà riêng của cựu Tổng Thống Bill Clinton. Không khí ấm thân tương tự cũng được dành cho ông Lê Thanh Hải - ỦY viên Bộ Chính Trị, bí thư Thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh - khi ông này đến “kết nghĩa” ở Sacramento.

Thái độ quá thiếu thành tâm từ trước tới nay của chính quyền Việt Nam về các vấn đề nhân quyền và càng nổi bật trong thời gian phái đoàn của John Kerry đến Việt Nam - không thể nói khác hơn là một sự xúc phạm lộ liễu đối với thể diện của người Mỹ, làm chậm đáng kể bước tiến của mối quan hệ Việt-Mỹ, đặc biệt gây ảnh hưởng lớn đến việc Việt Nam có được Quốc Hội Hoa Kỳ bỏ phiếu thông qua TPP hay không vào cuối năm nay nếu hiệp định này kết thúc được đàm phán.

Phép thử trước mắt

Không phải cuối Tháng Tám, mà những tin tức ngoài lề mới nhất lại dự kiến đến Tháng Chín hoặc thậm chí những tháng sau đó mới có thể diễn ra vòng đàm phán tiếp theo để xử lý 2% “xương xẩu” còn lại của TPP. Không còn cách nào khác, cả John Kerry và Hà Nội đành phải tiếp tục chờ đợi.

Tuy thế, cảm giác có thể mang tính an ủi cho Hà Nội về TPP là cứ như một phép thần kỳ lóe lên vào phút cuối, nếu quyền đàm phán nhanh (TPA) dành cho tổng thống Mỹ đã vượt cung đường đầy trắc trở qua 2 lần Thượng Viện - 1 lần Hạ Viện - lại 1 lần Thượng Viện Hoa Kỳ, tiến trình hoàn tất đàm phán TPP cũng chỉ là vấn đề thời gian. Theo đó, Việt Nam sẽ gần như chắc chân một suất trong TPP nếu kịp cải thiện nhân quyền theo cách “có thể chứng minh được” (từ ngữ của giới ngoại giao Mỹ) trước khi Quốc Hội Hoa Kỳ chính thức bỏ phiếu về chủ đề này.

Cho đến giờ phút này, thái độ của Bộ Chính Trị Hà Nội với TPP chưa cho thấy thay đổi nào lớn: vẫn là “chương trình trọng điểm.”

Ưu tiên ấy lại gắn bó mật thiết với liều doping giảm bớt lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, những chuyến công du Mỹ sắp tới của các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng và có thể cả chuyến đến Hà Nội vào cuối năm của Tổng thống Obama...

Ngay trước mắt, dịp 2/9 tới sẽ là một phép thử đầu tiên đối với việc chính quyền Việt Nam có xét đặc xá tù chính trị hay không, và sẽ thả bao nhiêu người cùng “chất lượng” ra sao nếu xét.

Thoát khỏi Việt Nam bằng ‘đầu tư-định cư’

HÀ NỘI (NV) - Dường như càng ngày càng nhiều người giàu có muốn thoát khỏi Việt Nam theo con đường “đầu tư để định cư” và dường như nhu cầu đó đang giúp các công ty cung cấp dịch vụ này hốt bạc.


Một hội thảo giới thiệu “đầu tư-định cư” tại Hoa Kỳ được giới thiệu trên YouTube. (Hình: Tuổi Trẻ)

Hoa Kỳ có nhiều loại visa cấp cho ngoại kiều. EB-5 là một trong những loại visa mà nhiều người giàu có ở Việt Nam mong sẽ nhận được. EB-5 bắt đầu được cấp từ năm 1990 nhằm thu hút đầu tư của ngoại quốc vào Hoa Kỳ, tạo thêm việc làm cho dân chúng Hoa Kỳ.

Muốn nhận EB-5, ngoại kiều phải đầu tư vào Hoa Kỳ tối thiểu là 500,000 đến một triệu Mỹ kim vào những khu vực đã được xác định (thường là nông thôn hoặc những vùng có tỉ lệ thất nghiệp cao), tạo ra ít nhất 10 chỗ làm việc toàn thời gian. Ngoài ra, vốn đầu tư phải sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Nếu hồ sơ xin đầu tư vào Hoa Kỳ được duyệt, ngoại kiều sẽ được hưởng quy chế thường trú (được cấp “thẻ xanh”) tạm thời - có giá trị hai năm. Hết hai năm, nếu dự án đầu tư được xác định là minh bạch, có hiệu quả, ngoại kiều mới được hưởng quy chế thường trú vĩnh viễn. Năm năm sau có quyền xin nhập tịch.

Giống như Trung Quốc, trong thập niên vừa qua, giới giàu có tại Việt Nam, bao gồm cả các viên chức chính quyền và những doanh nhân chuyên hối mại quyền thế để trở thành “đại gia” đang tìm đủ cách để thoát khỏi Việt Nam, định cư tại ngoại quốc một cách hợp pháp thông qua con đường “đầu tư.”

Úc, Canada từng là những mục tiêu mà giới này nhắm tới nhưng nay, Hoa Kỳ đã trở thành mục tiêu mới.

Tờ Tuổi Trẻ vừa có một phóng sự tường thuật về phong trào xin EB-5 tại Việt Nam. Theo đó, đang có hàng chục công ty mời chào dịch vụ môi giới EB-5, kèm theo lời hứa chắc chắn sẽ có EB-5.

Phóng sự của tờ Tuổi Trẻ cho biết, các cuộc hội thảo về “đầu tư-định cư” được tổ chức liên tục ở Hà Nội, Sài Gòn và được quảng bá như là một kiểu “đầu tư thông minh,” “đầu tư một lần quyền lợi vĩnh viễn cho thế hệ tương lai.”

Hoa Kỳ hiện là nơi hấp dẫn nhất, với số vốn đầu tư cần có vào khoảng 500,000 Mỹ kim. Kế đó là Canada yêu cầu về tài sản phải khoảng 300,000 dollar Canada (CAD) và phải “tặng” thêm ít nhất 220,000 CAD. Muốn định cư tại Úc thì suất đầu tư tối thiểu phải là 5 triệu Úc kim. Những công ty cung cấp dịch vụ môi giới “đầu tư-định cư” còn mời chào “đầu tư-định cư” ở Chypre, Caribbean...

Đáng chú ý là ngoài vốn đầu tư, những người Việt muốn ra ngoại quốc định cư theo con đường “đầu tư-định cư” phải trả cho các công ty cung cấp dịch vụ môi giới một khoản phí lên tới vài chục ngàn Mỹ kim. Chẳng hạn muốn xin EB-5, họ phải trả 40,000 Mỹ kim cho luật sư và 50,000 Mỹ kim cho cái gọi là “phí quản lý dự án.”

EB-5 sẽ là một con đường đưa giới giàu có tại Việt Nam, bao gồm cả các viên chức chính quyền và những doanh nhân chuyên hối mại quyền thế để trở thành “đại gia” đang tìm đủ cách để thoát khỏi Việt Nam, đến Hoa Kỳ? Câu trả lời là chưa chắc.

Trò chuyện với tờ Tuổi Trẻ, bà Tiffany Murphy, trưởng phòng lãnh sự của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, xác nhận, số người Việt “đầu tư-định cư ở Mỹ” đang tăng.

Theo bà Murphy thì lệ phí phải nộp chỉ 1,500 Mỹ kim/hồ sơ và Hoa Kỳ không chọn bất kỳ công ty nào giúp những người có nhu cầu thực hiện thủ tục xin EB-5 như nhiều công ty cung cấp dịch vụ môi giới “đầu tư-định cư” tự giới thiệu.

Bà Murphy lưu ý, thời gian duyệt xét hồ sơ xin visa EB-5 thường là phải năm năm. Mỗi năm, tổng số visa loại EB-5 không thể vượt quá mức 10,000 và với mỗi quốc gia, tổng số visa không thể vượt quá 7% số đơn.

Bởi thời gian chờ đợi trung bình lên tới năm năm nên số vụ kiện cáo vì bị lừa gạt hình như chưa có. Tuy nhiên theo ghi nhận của tờ Tuổi Trẻ thì ít nhất cũng có một trường họp là bà Lê Tấn Thị Việt Thanh, 45 tuổi, ngụ ở quận 6, Sài Gòn, Công Ty GSVN Lá Chắn và Màu Xanh Việt Nam, đòi hoàn lại số tiền mà công ty này đã nhận để giúp bà và gia đình đến định cư tại Canada (39,000 Mỹ kim và 8,400 CAD).

Hồi tháng 4 năm 2013, tòa án án Việt Nam đã buộc Công Ty GSVN Lá Chắn và Màu Xanh Việt Nam phải hoàn rả cho bà Thanh 974 triệu đồng. Tuy nhiên bản án không thể thi hành bởi công ty vừa kể “không có tài sản để thi hành án.”

Theo tờ Tuổi Trẻ thì Công Ty GSVN Lá Chắn và Màu Xanh Việt Nam nay đã đổi tên thành Công Ty Di Trú Quốc Tế IMG. Đại diện của IMG vừa “khoe” với phóng viên của tờ Tuổi Trẻ là nếu nhờ Đại Sứ Quán Hoa Kỳ giới thiệu công ty tư vấn định cư tại Mỹ thì chắc chắn họ sẽ giới thiệu đến IMG vì IMG rất có uy tín! (G.Đ)
08-17-2015 3:30:31 PM

‘Nông thôn kiểu mẫu’: Trâu bò đóng phí làm đường!

HÀ TĨNH (NV) - Chưa kịp vui khi được chọn làm “khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu” của tỉnh, thì hàng trăm người dân xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, đã phải chịu cảnh nợ nần bởi các khoản đóng góp.

Một danh sách dài dằng dẵng các khoản thu mà thôn Tân An đưa ra. (Hình: Dân Trí)

Theo Dân Trí, ngày 17 tháng 8, 2015, riêng về các khoản thu nộp cho thôn có đến hàng chục khoản, với số tiền mỗi năm các hộ phải đóng là từ 5 đến 6 triệu đồng.

Khi dư luận vẫn chưa hết bàn tán về chuyện sưu cao thuế nặng ở huyện Can Lộc, thì nhận được những phản ánh của người dân thôn Tân An, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên đang phải cõng trên lưng cả chục thứ quỹ, phí với số tiền rất lớn.

Ông Nguyễn Văn Vịnh (56 tuổi), một người dân ở thôn Tân An cho biết, “Năm nay, gia đình tôi phải đóng cho thôn hơn 5.3 triệu đồng. Tổng cả nợ cũ năm 2014 nữa là lên tới hơn 11 triệu đồng.”

Hộ ông Trần Xoan (59 tuổi), thôn Tân An, xã Cẩm Bình nhà chỉ có 2 ông bà nhưng mỗi năm cũng phải đóng gần 4 triệu đồng tiền quỹ, phí cho thôn. “Tôi không hiểu tại sao thôn lại đưa ra nhiều khoản thu như thế. Trong đó rất nhiều khoản thu vô lý như thu giao thông nông thôn,” ông Xoan cho biết. Đây cũng là thực tế chung của gần 200 hộ dân nơi đây.

Để chứng minh cho sự việc trên, ông Vịnh đã đưa ra một tờ giấy thông báo nộp tiền của thôn, trong đó là chi chít những khoản đóng đậu cho chúng tôi xem.

Theo đó năm 2014, riêng thôn Tân An đã thu đến 15 khoản, trong đó thu bằng lượng/năm gồm: Quỹ Điều Hành 1.3kg thóc/sào; Giao Thông Nông Thôn (GTNT) 3kg thóc/khẩu; Thóc Vệ Nông 4kg thóc/sào; Giao Thông Nội Đồng 7kg thóc/sào; Thu Phương Tiện Máy Móc (trâu bò, máy); Quỹ Khuyến Học 5kg thóc/hộ; Thiếu Họp Thôn 5kg thóc/buổi; Quỹ Điều Hành 1,5kg thóc/sào.

Còn các khoản thu bằng tiền gồm: Tiền xây dựng hội quán 750,000 đồng /hộ; tiền làm GTNT 300,000 đồng /khẩu; thu tiền làm GTNT theo hộ (hộ mặt tiền phải đóng 1 triệu đồng, hộ xa mặt tiền đóng 500,000 đồng /năm); thu tiền hội họp, bảo vệ nghĩa trang 20,000 đồng /hộ/năm; thu tiền điện thắp sáng 7,000 đồng /tháng/hộ; thu làm thủy lợi...

Trong số các khoản thu, có những khoản rất vô lý. Chẳng hạn, khoản thu giao thông nông thôn bị thu đến 3 lần. Rồi khoản thu tiền phương tiện máy móc như máy cày, máy xát lúa và đặc biệt là thu tiền trâu bò đi trên đường với mỗi con trâu bò bị thu 5kg thóc/con/năm. Từ trước đến năm 2014, thôn đề ra khoản thu phí đối với trâu bò. Họ nói trâu bò đi trên đường làm hư đường nên phải đóng phí để làm đường,” ông Vinh nói.

Hay còn có khoản quỹ gọi là quỹ điều hành 1.5kg thóc/sào. Tức đây là thứ phí dùng để chi trả cho các cán bộ trong thôn xóm. “Ở đây cái gì thôn cũng nghĩ ra để thu được. Rất vô lý. Chúng tôi thực sự rất bất bình,” ông Vịnh cho biết.

Cũng theo người dân, đó mới chỉ là các khoản thu cho thôn, ngoài ra còn phải đóng các khoản cho xã nữa. Tuy nhiên theo họ, các khoản thu của xã rất ít chỉ vài trăm ngàn đồng/hộ/năm. (Tr.N)

08-17- 2015 3:22:56 PM

Đài Loan xây hải đăng trên Biển Đông

Tàu tuần tra của cảnh sát biển Đài Loan trong một cuộc diễn tập ngoài khơi khoảng 30 hải lý về phía tây bắc cảng Cao Hùng, miền nam Đài Loan.
Tàu tuần tra của cảnh sát biển Đài Loan trong một cuộc diễn tập ngoài khơi khoảng 30 hải lý về phía tây bắc cảng Cao Hùng, miền nam Đài Loan.
VOA-17.08.2015
Đài Loan đang xây một hải đăng trên đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là đảo Thái Bình) dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối tháng sau.
Thông tấn xã trung ương của Đài Loan ngày 17/8 dẫn thông tin từ Cục Hàng hải và Hải cảng cho hay ngọn hải đăng cao 13,7 mét trên mực nước biển có tầm hoạt động 10 hải lý sẽ vận hành tự động và thường xuyên được bảo trì.
Ba Bình đang nằm dưới sự kiểm soát của Đài Loan là đảo lớn nhất thuộc Trường Sa trên Biển Đông, quần đảo tâm điểm của các tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc, và Philippines trong những năm gần đây. Đài Loan, Malaysia, và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền tại đây.
Cục Hàng hải và Hải cảng Đài Loan nói ngọn hải đăng này sẽ giúp cải thiện an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường tự nhiên và hỗ trợ cộng đồng quốc tế.
Bộ Quốc phòng Đài Loan loan báo Đài Loan đang cải thiện các cơ sở sân bay trên đảo Ba Bình và đang xây một bến tàu dự kiến hoàn tất vào cuối năm nay để bảo đảm là hòn đảo này có thể sử dụng phục vụ cho các công tác nhân đạo.
Việt Nam từng lên tiếng phản đối việc Đài Loan xây dựng lại đường băng trên đảo Ba Bình.
Việt Nam nói Ba Bình thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan đưa quân chiếm đóng trái phép từ năm 1956.
Theo CNA, Want China Times, China Post.

Philippines 'không nao núng' ở Biển Đông bất chấp đe dọa của TQ

Người Philippines biểu tình phản đối trước lãnh sự quán Trung Quốc tại khu tài chính Makati, phía đông Manila.
Người Philippines biểu tình phản đối trước lãnh sự quán Trung Quốc tại khu tài chính Makati, phía đông Manila.
Philippines tuyên bố vẫn tập trung phát huy hòa bình-ổn định Biển Đông bất chấp thông điệp của Trung Quốc rằng Bắc Kinh đã sẵn sàng cho chiến tranh.
Một đoạn video do hải quân Trung Quốc phổ biến tuần trước khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng tham chiến và sẽ không nhượng một tấc đất nào cho ngoại bang.
Truyền thông Philippines dẫn lời phó phát ngôn nhân của Tổng thống Philippines, Aigail Valte, nhấn mạnh Manila đã và đang tập trung vào các bước đấu tranh ôn hòa mà điển hình là vụ kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên hiệp quốc.
Theo website của Tạp chí The National Interest, đoạn video tuyển mộ quân nhân của Trung Quốc có thời lượng gần 5 phút trình chiếu tất cả các đảo mà Trung Quốc nhận chủ quyền và xây dựng ở Biển Đông và phô diễn sức mạnh quân sự của Bắc Kinh trong các cuộc tập trận tại các khu vực có tranh chấp.
Đoạn phim gây phẫn nộ cho dân chúng Philippines vì cho rằng đây là một hình thức dọa nạt khác của Trung Quốc.
Theo giới phân tích, Trung Quốc phải dùng tới biện pháp tuyên truyền kiểu này để mị dân và thu phục sự ủng hộ của dân chúng đối với các động thái quân phiệt của chính phủ Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua lên tiếng khẳng định Manila không hề nao núng và quyết tâm theo đuổi luật lệ trong tranh chấp Biển Đông.  
Manila nói họ đang áp dụng phương thức 3 mặt trận để tìm kiếm giải pháp hòa bình bao gồm ngoại giao, chính trị, và pháp lý.
Không có bình luận từ phía Việt Nam về đoạn video gây tranh cãi của Bắc Kinh.
Theo dự kiến tòa trọng tài quốc tế sẽ ra quyết định về vụ kiện của Manila chậm nhất là vào đầu năm sau.
Giữa tháng rồi, Trung Quốc mời gọi Philippines quay lại đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp thay vì tiếp tục thưa kiện ra tòa án quốc tế.
Bắc Kinh một mực không tham gia tiến trình của vụ kiện và tuyên bố rằng phán quyết của tòa trọng tài sẽ không có giá trị vì tòa này không có thẩm quyền thụ lý vụ việc.
17.08.2015
Theo The Philippine Star, Rappler, VOA.

Dân Thiên Tân biểu tình đòi bồi thường

Theo BBC-17 tháng 8 2015

Người dân địa phương đòi giới chức phải cho biết thêm thông tin về các vụ nổ
Người dân tại thành phố Thiên Tân của Trung Quốc, nơi nhà cửa bị phá tan hoang trong vụ nổ hôm 12/8, biểu tình đòi chính phủ phải bồi thường.
Những người biểu tình tụ tập bên ngoài khách sạn Mayfair, nơi các quan chức tổ chức họp báo.
Người dân địa phương nói các nhà kho chứa hóa chất bị nổ tung trong vụ tai nạn đã được xây dựng trái phép ngay sát khu dân cư nơi họ sinh sống.
Các vụ nổ chủ yếu là tại một nhà kho dùng để chứa chất sodium cyanide.
Hiện đang có cuộc điều tra nhằm tìm lý do dẫn tới vụ tai nạn.
Nhà kho này chứa hàng trăm tấn sodium cyanide, nhiều hơn nhiều so với mức cho phép, và nằm trong phạm vi cách các ngôi nhà 500m, trong lúc luật quy định khoảng cách này tối thiểu phải là 1km.
Truyền thông địa phương trước đó tường thuật rằng đã có ít nhất ba khu dân cư nằm cách nhà kho của công ty Tiếp vận Quốc tế Thụy Hải chưa tới 1km.

Đòi bồi thường

Những người tụ tập bên ngoài khách sạn Mayfair hôm thứ Hai muốn được bồi thường về những thiệt hại xảy ra đối với nhà cửa của họ, và từ chối quay về nhà ngay cả khi những căn nhà đó được nói rằng vẫn đảm bảo an toàn.
Trong một thư ngỏ gửi giới chức, người dân nói nguồn nước ngầm của họ rất có thể đã bị nhiễm độc, và bãi rác thải của các công ty hậu cần và hóa chất nằm quá gần các khu dân cư.
Vùng ngoại ô nơi xảy ra vụ nổ được mô tả trông giống như một thành phố ma
"Những người hàng xóm của chúng tôi đã mất mạng tại đó. Những tiếng la hét của họ sẽ không thể bị xóa nhòa đi trong một thời gian dài nữa. Làm sao chúng tôi có thể sống yên ổn trong 'địa điểm hành hình' đó được?" lá thư viết.
Biểu tình cho tới nay vẫn là điều hiếm xảy ra ở Trung Quốc, nhưng giới chức đã cho phép có một số lời chỉ trích đối với vụ tai nạn Thiên Tân, thậm chí truyền thông nhà nước cũng lên tiếng về cách xử lý của giới chức địa phương.
Phó thị trưởng thành phố Hà Thụ Sơn cam kết: "Một khi phát hiện ra bất kỳ hành động nào vi phạm quy định pháp luât, chúng tôi sẽ dứt khoát trừng trị và giải đáp các câu hỏi của nạn nhân, những người bị ảnh hưởng."
Các cuộc biểu tình diễn ra giữa lúc người ta vẫn chưa rõ về tác động môi trường rộng lớn của vụ nổ, tuy truyền thông nhà nước đã tìm cách dập tắt những đồn đoán về tình trạng nhiễm độc diện rộng.
Giới chức hiện vẫn đang dọn dẹp khu vực và dập tắt lửa tại điểm bị cháy cuối cùng.
Giới chức nói đến nay mới chỉ có một trạm theo dõi chất lượng không khí phát hiện ra mức hydrogen cyanide cao hơn chút ít.

Trả lại cho lịch sử những gì của lịch sử - Cuộc độc diễn "cướp chính quyền" của Việt Minh ngày 19/8/1945

Mai Tú Ân - Không hề hạ thấp giá trị của ngày Tổng Khởi Nghĩa 19/8/1945 cũng như ngày Lễ Độc Lập 2/9/1945 nhưng cần đưa những giá trị lịch sử về đúng chỗ đúng nơi của nó.

Lâu nay sử sách luôn dạy học sinh rằng, Đảng đã lãnh đạo nhân dân đứng lên Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền xóa bỏ chế độ thực dân Pháp, rồi Phát xít Nhật một cổ hai tròng. Nhưng sự thực thì có hai điều quan trọng không đưa vào sử sách nên đa phần các học sinh không biết. Thậm chí cả các gs, tiến sĩ giấy cũng ù ù cạc cạc.

Thứ nhất đó là hoàn toàn không có thực dân Pháp nào trên toàn cõi Đông Dương cả. Và những người Pháp lúc ấy thì chỉ có những người Pháp dân sự, đàn bà và trẻ con. Bộ máy cai trị của Pháp, quân đội, cảnh sát, thuế quan... đều đã tan rã hoàn toàn từ mấy tháng trước. Ngày 9/3/1945 người Nhật bất ngờ tấn công, bắt tù binh và tàn sát đẫm máu tất cả, đánh sập toàn bộ hệ thống cai trị của Pháp. Chỉ có một số dân sự Pháp, cùng các đơn vị quân đội thuộc trung đoàn 14eN thuộc địa chạy thoát sang Lào, Trung Quốc. Toàn quyền Đơ Cu cũng ở trong tù vào thời điểm Cách Mạng Tháng 8. Cũng trong thời gian đó, quân đội Nhật đồn trú ở Việt Nam, choáng váng với 2 quả bom nguyên tử thả xuống nước họ ngày 6 - 9/8 và với lệnh đầu hàng của Nhật Hoàng Hiro Hirto 15/8/1945. Tất cả lực lượng của Nhật đều ở trong trại.

Do vậy ngày 19/8/1945 thì không có một người nào trong cái gọi là Thực dân Pháp và Phát xít Nhật có mặt trên đường phố Hà Nội cả. Và họ cũng chẳng có trách nhiệm gì. Người Pháp thì đa số vẫn ở trong tù, người Nhật thì được lệnh cấm trại chờ quân Tàu Tưởng vào giải giáp từ vĩ tuyến 16 trở ra, và quân Anh giải giáp từ vĩ tuyến 16 trở vào.

Trong khi sử lề đảng dạy học trò không ngượng mồm rằng Đảng đã dẫn dắt quần chúng cướp chính quyền, lật đổ chế độ thực dân Pháp và Phát xít Nhật thì lại không hề nói đến một thực tế hiển nhiên khác. Đó là nước Việt Nam ta đã được độc lập trước đó rồi. Ngày 11/3/1945 được người Nhật, sau khi lật đổ chế độ thực dân Pháp, chính thức trao trả độc lập cho Việt Nam thì Hoàng Đế Bảo Đại đã làm lễ tế tổ tông và tuyên cáo Độc Lập ra toàn cõi. 

Tên nước là Đế Quốc Việt Nam, thống nhất ba miền làm một. Đây là một nền độc lập với thể chế nghị viện và Hoàng gia chỉ là hình thức kiểu như của các nước Nhật, Anh quốc, Thái Lan. Cũng nói thêm đây chính là lúc đất nước Việt Nam được độc lập với tất cả lãnh thổ QG rộng lớn nhất, bao gồm cả Hoàng Sa... điều mà khó có chính quyền nào sau này tự hào hơn được.

Lá cờ chính thức là Cờ Quẻ Ly (hình) tiền thân của các lá Cờ Vàng ba sọc đỏ, cờ chính thức của ba chế độ không CS sau này như Quốc Gia Việt Nam 1949 - 1955, Đệ Nhất Cộng Hòa 1955-1963 và Đệ Nhị Cộng Hòa 1963...

Về vị Thủ Tướng đầu tiên của chính quyền này thì thoạt đầu vua Bảo Đại đã mời nhà chí sĩ Ngô Đình Diệm đứng ra lập chính phủ (TTg) nhưng ông Diệm đã từ chối, và nhà sử học Trần Trọng Kim, đứng đầu một chính phủ gồm toàn những trí thức, học giả danh tiếng thời đó như:

Bác sĩ Trần Đình Nam (Bộ Nội Vụ), Ts luật Trần Văn Chương (Bộ Ngoại giao) và là thân sinh ra bà Trần Lệ Xuân - vợ ông Ngô Đình Như sau này, Ts luật Trịnh Đình Thảo - Bộ trưởng Tư pháp, Ts Luật Vũ Văn Hiền - Bộ trưởng tài chính, Gs Hoàng Xuân Hãn - Bộ trưởng giáo dục, Lưu Văn Lang - Kỹ sư bách nghệ Bộ trưởng Công chính, Nguyễn Hữu Thi - Bác sĩ - đại thương gia -Bộ trưởng tiếp tế, Phan Anh - Luật sư - Bộ trưởng Thanh niên.

Ngoài ra còn có nhiều nhà trí thức có tiếng tăm cùng tham gia chính quyền như: Phan Kế Toại (Khâm sai Bắc bộ), Bác sĩ Trần Văn Lai (Thị trưởng Hà Nội), Phó bảng Đặng Văn Hướng (Tỉnh trưởng Nghệ An), Phó bảng Hà Văn Đại (Tỉnh trưởng Hà Tĩnh), Giáo sư Đặng Thai Mai (Tỉnh trưởng Thanh Hóa)... Các ông Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Nguyễn Xiển, Vũ Văn Cẩn, Ngụy Như Kontum. Giáo sư Nguyễn Lân (Thị trưởng Huế) và là ông nội của siêu mẫu cây xanh Nguyễn Lân Thắng...

Mặc dù tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng chính phủ này cũng đã làm được một số việc quan trọng như: tuyên bố nước Việt Nam đôc lập, và hủy bỏ Hiệp ước Bảo hộ 1884 (Hòa ước Patenôtre). Thành lập Đế quốc Việt Nam, thống nhất về mặt danh nghĩa, đưa đất Nam Kỳ trở lại với nguồn cội Việt Nam. Thay chương trình học bằng tiếng Pháp chuyển sang học bằng tiếng Việt. Hành chánh được cải tổ với việc dùng chữ Việt trong tất cả các giao dịch của chính phủ.

Quan hệ với nước Nhật thì bị cho là bù nhìn cho Nhật nhưng kể cả Hoàng Đế Bảo Đại cho tới chính phủ TTK thì đều không thân thiện với người Nhật, mặc dù điều kiện duy nhất mà người Nhật đặt ra, là ở trong Khối Đại Đông Á. Nên mặc dù Nhật đã trao hoàn toàn độc lập nhưng đáng tiếc chính phủ Đế Quốc Việt Nam lại từ chối thành lập Bộ Quốc Phòng, từ chối thành lập quân đội quốc gia. Không có quân đội, Đế Quốc Việt Nam sụp đổ chỉ bởi một nhóm cơ hội CS...

Và đấy cũng là điểm yếu căn bản của nền độc lập này, vì ngày 19/8/1945 khi nhân dân Hà Nội tổ chức diễu hành để chào mừng độc lập. Bỗng có lá cờ đỏ sao vàng buông xuống từ mặt tiền, một đôi trai gái giật micro và kêu gọi ủng hộ Việt Minh. Xin thưa rằng trong không khí những ngày sục sôi đó thì treo lá cờ nào, lên diễn đàn nói gì thì cứ nói. Chẳng ai bắt tội cả. Đoàn người sau mít tính đã kéo đến tòa nhà Bắc Bộ Phủ. Khâm sai đại thần Phan Kế Toại đi vắng, đội lính lệ mở cửa cho một số đông người vào cửa chính đưa thư đòi giải tán. Vì theo nguyên tắc mà Đồng Minh đã đặt ra là tất cả các chính quyền do người Nhât lập ra ở các vùng họ xâm lược đều không có giá trị, phải giải tán.

Ấy thế mà sau này sử dậy, rồi có cả hình chụp là nhân dân đã ùn ùn trèo qua hàng rào sắt. Có lẽ những tay thợ chế lịch sử đảng CSVN sau này đã bê nguyên si hình ảnh cuộc tấn công Cung Điện Mùa Đông bên Nga cho nó có vẻ hoành tráng, đầy tính Cách Mạng, cho nó có vẻ như phá ngục Basti chăng...

Tóm lại đó là một cuộc CM chẳng ai chết, không có một phát đạn nào. Và chỉ diễn ra thành công ở duy nhất ở Hà Nội. Và ông Hồ Chí Minh cùng các đầu lãnh còn không ngờ tới thành công này khi ngày 19 đó họ còn ở tuốt trên rừng. Và chỉ sau khi nhận được tin báo thành công, thì các đầu lĩnh mới vào Hà Nội, ở nhờ nhà bà địa chủ Nguyễn Thị Năm, người sau này bị xử tử trong vụ Cải Cánh Ruộng Đất. Còn ở Sài Gòn thì lộn xộn nhưng do các sứ quân chớp thời cơ không ai coi cả nên làm chiếm lấy. Còn tại kinh đô Huế thì mặc dù không có lính bảo vệ vì có một số lính ngự binh thì rút vào thành để bảo vệ Hoàng Gia, nhưng CM cũng không nổ ra và Kinh Đô cũng không bị thất thủ. 

Nhưng thời mạt mới thấy quân trung. Thế là xuất hiện phản thần Phạm Khắc Hòe, Ngự tiền Đổng lý văn phòng Bảo Đại là một Việt Minh cài vào. Ông này liên tục thi hành lệnh từ Hà Nội và luôn dọa dẫm Hoàng Đế và Hoàng Gia theo kiểu thổi lỗ tai tung tin vịt. Theo cuốn hồi ký Từ kinh thành đến chiến khu... thì ông ta cứ kể cho Bảo Đại về cái chết của vua Luis thứ 16 và Hoàng Hậu M. Antoannet. Nhất là ông ta lợi dụng việc đánh bài với bà Từ Cung để kể tỉ mỉ về chuyện máy chém đoạn đầu đài đẫm máu của vợ chồng vua Pháp cho hai bà trong cung, là Bà Từ Cung, mẹ Bảo Đại và Hoàng Hậu Nam Phương khiến cho hai bà yếu bóng vía này, không suốt ngày cầu Phật, thì cũng cầu Chúa (bà NPHH) khiến không khí trong thành Nội như có ma ám.

Quả là thần diệu. Trong khi chẳng có ai bên Cách Mạng đến gõ cửa thành Ngọ Môn thì Hoàng Đế Bảo Đại qua cận thần Phạm Khắc Hòe đã gửi điện mừng và mời phái đoàn chính phủ ở Hà Nội vào Huế để nhận đầu hàng, ấn kiếm. Và thế là vua Bảo Đại, đã tự nguyện trở thành vị vua cuối cùng của triều đại Nguyễn lừng lẫy khi ra chiếu tuyên bố thoái vị ngày 24/8/1945 và toàn cõi VN đã tuân theo. Trong chiếu thoái vị đọc trước vài vị đại diện VM, vừa từ HN vào có đoạn như sau: "Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban CM, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban (Việt Minh) sớm tới Huế, để nhận bàn giao."

Đổng lý PKH thảo chiếu thoái vị, với câu nói nổi tiếng mà ông Hoàng đã đọc những ngày sôi nổi ấy: "Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH như ngày nay. Tất cả đều xuất phát từ một cuộc tuần hành bình thường, một cuộc chiến của những người cướp chính quyền với không có đối thủ nào để thành công. Nếu có kể công thêm thì có thể kể thêm một ông Hoàng, hai bà Hoàng và một kẻ phản thần...


70 năm - CSVN và nỗi sợ hèn mọn: Sợ “đổi thay”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Tri thức nhân loại khẳng định một hình thái bất biến: Thiên nhiên, và tiến trình văn minh của xã hội con người luôn thay đổi. Thay đổi chính là bản chất đa dạng của cuộc sống, là định luật của vũ trụ. Một khi đã là định luật thì không một ai có thể chống lại hoặc đứng ngoài sự tác động của nó. Trong tầm mắt chúng ta khi tờ lịch rơi xuống tự nó khẳng định ngày đó đã thuộc quá khứ, cũ rồi, vĩnh viễn không bao giờ quay lại, một ngày mới sẽ thay thế nó, chúng ta không thể tưởng tượng ra và càng không thể sống trong một thế giới không hề thay đổi mỗi ngày, vì nếu thế giới không thay đổi hẳn chúng ta đã không có được cuộc sống văn minh tốt đẹp như hiện tại.

Cho đến nay, ở thời điểm này, mọi thứ trên đời đều đã thay đổi, đang thay đổi và sẽ luôn thay đổi dù thời gian và thời điểm không hẹn trước nhưng chắc chắn là không bao giờ dừng lại, đó là một quy luật. Vì vậy chỉ có những kẻ thiểu năng trí tuệ hay bịp bợm vô nhân cách do nhất thời vì mục đích vụ lợi cá nhân hay quyền lợi nhóm bầy đàn mới có tư duy và lời nói cho rằng một “ai đó” có khả năng làm cho xã hội con người “muôn năm” không thay đổi.

Tại Việt Nam, không xa lắm, chúng ta chưa quên khi Cộng Sản Bắc Việt đánh chiếm được miền Nam VN năm 1975, chế độ độc tài CS này giăng biểu ngữ băng rôn khắp nơi quảng cáo: “Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin bách chiến bách thắng vô địch muôn năm”. Nhưng rốt cuộc sau khi cái “Mác-Lê” này giết hại hàng trăm triệu nạn nhân khắp thế giới, (tại miền Bắc VN gần 200.000 ngàn qua CCRĐ) thì cuối cùng không đợi đến “muôn năm” mà thập niên 1990 chính nó quay cái mũi “Mác-Lê” vào cổ họng, nó tự sát hằng loạt, từ nơi sản sinh ra nó (CS Nga) và cả các quốc gia Đông Âu bởi nó không thể chống lại quy luật thay đổi của xã hội lấy đa nguyên văn minh dân chủ thay cho chủ nghĩa XH/CS lạc hậu độc tài khát máu, không còn thích hợp. 

Như trên đề cập, muốn hay không thì không một ai có thể chống lại hoặc đứng ngoài sự tác động của quy luật thay đổi, nhất là thay đổi chính trị xã hội. Ngày nay qua thời gian 25 năm, kể từ biến cố quốc tế CS/XHCN bị đào thải sụp đổ, từ cuộc thay đổi chính trị xã hội to lớn sâu sắc ấy người ta tính ra chắc phải có đến gần 2 tỷ người (kể luôn cả 5 nước CS còn sót lại) người dân có thu nhập tốt hơn thoải mái chọn lựa mọi loại thực phẩm mà không còn bận tâm đến tem phiếu và xếp hàng, có nhiều cơ hội được mua hay đi xe gắn máy, ô tô, máy bay chứ không còn phải xấp lớp như cá mòi trong những toa xe lửa, xe điện tồi tàn hoặc cuốc bộ hay cưỡi bò cưỡi ngựa, có thể dùng điện thoại cảm ứng thông minh và internet mở rộng thế giới quan khi nào cần, chứ không phải suốt ngày lỗ tai chịu tra tấn ra rả bắt nhét đầy tin tức độc đoán một chiều và rất nhiều người được tự do thông qua mạng Web, Blog nói lên chính kiến của riêng mình chứ không còn phải bắt nhồi sọ tin vào một niềm tin XHCN/CS không hề có thật. Mà ngay cả nền kinh tế vươn lên hàng thứ 2 thế giới của nhà nước, đảng CS Trung Quốc có được hiện nay củng nhờ ảnh hưởng từ sự thay đổi đó để chuyển sang cơ chế “Tư Bản” và Việt Nam ngày nay cũng “ hưởng Sái” nhờ cái đuôi kinh tế thị trường đậm sắc màu tư bản ấy... Nhiều và nhiều lắm không thể kể hết cơ man nào là lợi ích bởi đổi thay từ xóa bỏ CNXH/CS độc tài chuyển sang đa nguyên đa đảng tự do dân chủ, không thể nào phủ nhận được. 

Ấy vậy mà thật lạ lùng mới đây cái “đầu tàu” đảng CSVN ông Nguyễn Phú phát biểu với báo chí và toàn dân Việt Nam rằng: “Cần tỉnh táo và cảnh giác trước những thông tin lợi dụng tự do, dân chủ đòi đa nguyên, đa đảng”. (VietNamNet 09/08/2015)

TBT/ CSVN Nguyễn Phú Trọng rất sợ:“đa nguyên đa đảng tự do dân chủ” 

Cũng có nghĩa chính ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN (có thể chỉ là thiểu số một nhóm người CS có chức quyền thôi) rất sợ “thay đổi” cơ chế từ độc tài XHCN/CS sang đa nguyên đa đảng tự do dân chủ.

Tại sao lại “sợ” thế nhỉ? Khi chính ông TBT đảng và vô vàn hình ảnh của những gia đình các “quan chức” CSVN có chức quyền đang ngự trên “vinh hoa phú quí” được chứng minh là do sự thay đổi xã hội từ xóa bỏ XHCN quốc tế CS ấy mang lại thì thay vì phải biết ơn đa nguyên đa đảng chứ sao lại thù hằn và “sợ” nó? Một nổi sợ rất hèn mọn của những con người tham quyền cố vị vì bã vinh hoa mà không chút quan tâm đến tiền đồ của dân tộc, nhân cách của chính mình.

Tại sao lại phải “sợ” khi 90% các quốc gia trên thế giới là đa nguyên dân chủ? Tại sao lại sợ? Khi Hồ chí Minh lấy sinh mạng gần 4 triệu đồng bào 2 miền Nam Bắc: “Để cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới, tôi sẵn sàng mua chiến thắng đó dẫu phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn hay phải đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”(Lời: HCM). Mà nay thì CNXH/CS trên toàn thế giới bị nhân loại phỉ nhổ chôn lấp nó? Vậy thì có lý do nào đâu nữa để sợ ai chê cười, nếu nước Việt Nam “thay đổi” giã từ CHXH/CS? 

Tại sao lại “sợ” nhân dần “đòi” nhỉ - Hoàng Sa của nước ta Trung Quốc nó ăn cướp trắng trợn thì nhân dân ta mới “đòi lại” vậy thì củng giống nhau, đa nguyên đa đảng là thuộc quyền chính trị xã hội “tự do, dân chủ” của nhân dân bị nhà nước, đảng CSVN “cướp” mất thì nhân dân đòi lại là logic tất nhiên. Ông TBT Nguyễn Phú Trọng hỏi xem trên thế giới có quốc gia nào bị người dân đòi cái “đa nguyên đa đảng” như thế không? Nếu không thì hãy “thay đổi” cái tư duy hoang dã như người thiểu năng trí tuệ này đi.

Hơn ai hết, chính nhân dân Việt Nam phải: “Cần tỉnh táo và cảnh giác” trước việc đảng CSVN sẽ tiếp tục ù lì thụ động không “thay đổi” thực thi quyền tự do dân chủ “ứng cử và bầu cử” trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc Hội kỳ tới 2016 sắp đến. Phải “Thay Đổi” cái tư duy dân chủ hoang dã “Đảng cử dân bầu” 90 triệu người phải phục tùng cho một thiểu số chóp bu CSVN lợi dụng nhân dân, củng cố chia chác quyền lực “cha truyền con nối” trong triều đình chế độ độc tài hiện nay.

17/8/2015


Ông Ngô Bảo Châu có... "thần kinh" không vậy!?

Danlambao - Trong buổi "giao lưu" với 500 sinh viên do Tỉnh đoàn cộng sản tổ chức vào ngày 15-08-2015 tại Trường Đại học Quy Nhơn, ông Ngô Bảo Châu tuyên bố con đường đúng đắn và thiết thực nhất trong công cuộc gìn giữ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, thể hiện lòng yêu nước trong giai đoạn hiện nay là nỗ lực học tập, tìm tòi nghiên cứu khoa học, mở rộng tri thức

Chẳng khác gì, ông khuyên các em học sinh: Tàu khựa nó chiếm biển Đông, nó đem giàn khoan vào thềm lục địa VN, nó xem biển Đông như ao nhà của nó, để rồi đánh, bắt, đâm đắm tàu đồng bào ngư dân Việt Nam... thì các em vẫn cứ tập trung học tập, chuyện quân xâm lược hãy... bỏ qua một bên!?

Ông Châu cho rằng "muốn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì nghiên cứu về lịch sử, địa lý, luật pháp Việt Nam cũng như quốc tế cũng là điều cần thiết. Khi chúng đã đã có đủ tri thức, đất nước vững mạnh thì sẽ không có quốc gia nào dám xâm phạm lãnh thổ." (*)

Là một nhà toán học, logic đầy mình, mà ông lại "bị" quên một điều logic: Tàu cộng có chờ đến khi "chúng ta có đủ tri thức, đất nước vững mạnh" rồi chúng nó mới xâm lược đâu! Bắc Kinh xâm lược đã từ lâu, từ nhiều năm nay và vẫn còn tiếp diễn. 

Hơn nữa, liệu những công dân Việt Nam "có đủ tri thức" trong tương lai như ông mong mỏi sẽ là những con người can đảm, yêu nước, biết đau nỗi đau mất nước, biết nhục nỗi nhục mất nước nếu ngày hôm nay họ nghe lời ông, trùm mền, an nhiên tự tại chỉ tập trung vào chuyện học, nghiên cứu, mặc cho ngư dân bị hiếp đáp, bắt giết, mặc cho lãnh hải, lãnh thổ mất dần vào tay giặc?

Ông Châu khuyên các bạn trẻ sinh viên rằng: "muốn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì nghiên cứu về lịch sử, địa lý, luật pháp Việt Nam cũng như quốc tế cũng là điều cần thiết." 

Lời khuyên này áp dụng rất tốt cho các trí ngủ. Xuyên suốt lịch sử Việt Nam và của cả thế giới, chưa bao giờ có chuyện một quốc gia có thể bảo vệ chủ quyền của mình chỉ bằng việc nghiên cứu sử-địa-luật. Bên cạnh đó:

- nghiên cứu lịch sử bị bóp méo và có nhiều điều láo khoét do các sử nô cộng sản viết ra có giúp được gì trong công cuộc bảo vệ chủ quyền!?

- hiểu rõ luật pháp Việt Nam vốn là luật rừng, một nền luật pháp vốn chỉ là công cụ của hệ thống chính trị độc tài - không có tam quyền phân lập - một nền luật pháp với những điều như 258 để tuỳ tiện bắt về đồn công an bất cứ công dân nào mặc áo HS-TS-VN... thì giúp được gì cho việc bảo vệ từng tất đất của cha ông!? 

Nghe lời ông Ngô Bảo Châu, đến lúc tri thức VN cao bằng đầu gối: hiểu được luật pháp cộng sản, lịch sử cộng sản... thì có lẽ Việt Nam đã trở thành một tỉnh lỵ của Tàu!

Học tập, nâng cao kiến thức, nghiên cứu khoa học... trong thời đại văn minh này làchuyện đương nhiên. Mỗi sáng trên địa cầu này, khi ánh thái dương vừa ló dạng thì hàng tỉ học sinh, sinh viên đã rời khỏi nhà, đến trường thực hiện chuyện đó. Điều cần nói, cần khuyên - nhất là trong tình trạng đất nước lâm nguy vì hiểm hoạ bành trướng Bắc Kinh - là bên cạnh chuyện đương nhiên đó, tuổi trẻ Việt Nam cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc.
Nếu không khuyên được học sinh, sinh viên những điều mà khi nói ra, người ban lời khuyên cũng cần có chút lòng can đảm và tự trọng, thì có lẽ ông Ngô Bảo Châu chỉ nên tập trung vào chuyện ông giỏi nhất: phương trình toán học 1 + 1 = 2.



___________________________________

TBT Đỗ Mười tiết lộ 'từng bị bệnh tâm thần'?

Bạn đọc Danlambao - Bức ảnh trên được nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh chú thích trên facebook như sau: "Cái nầy cũng là đồ cũ cách đây hơn 20 năm, chừ dọn lại nhà mới thấy. Lúc ấy đang chọc giận ông ĐM. Qua vụ phỏng vấn nầy ông tiết lộ với tui, ông từng bị bệnh tâm thần sau nhờ chơi môn thể thao là đi bộ thì mới chữa hết bệnh."

Thông tin Đỗ Mười từng mắc bệnh tâm thần đã được nhiều tài liệu ghi lại. Trong sách Bên Thắng Cuộc, phần 2 - Quyền Bính, nhà báo Huy Đức viết:

"Giữa thập niên 1990, thỉnh thoảng, bị cánh nhà báo chặn lại khi vừa bước từ toilet ra, Tổng Bí thư Đỗ Mười, với quần quên kéo khóa, leo lên chiếc bàn nước nhỏ đặt phía sau Hội trường Ba Đình, ngồi xếp bằng vui vẻ chuyện trò với dân báo chí. Nhiều khi cao hứng, ông nói: “Tôi đã từng bị thần kinh đấy”. Không phải ông nói đùa, theo ông Nguyễn Văn Trân, Bí thư Trung ương Đảng khóa III, người từng hoạt động với ông, có thời gian ông Đỗ Mười bị bệnh thần kinh, gần như không thể làm việc, có lúc lên cơn, ông phải dùng một cây gậy múa cho hạ nhiệt, có lúc người ta thấy ông Đỗ Mười một mình leo lên cây… Năm 1963, ông đã phải đi Trung Quốc chữa bệnh tới mấy năm mới về Việt Nam làm việc"

Còn trong quyển sách Đèn Cù, quyển 2, nhà văn Trần Đĩnh cũng ghi lại rằng:

"Các lão thành hỏi nhau có nhớ hồi nào Đỗ Mười điên nằm Việt – Xô. Lên cơn, ông leo lên cái cây cạnh cổng đứng xoạc chân cành thấp giơ tay hét xung phong. Các cô y tá ra dỗ bác xuống đều ù té chạy. Bác mặc quần đùi, trận địa pháo đài bày ra hết." 

Có lẽ do di truyền, nên con cháu của ĐM cũng đều bị mắc bệnh tâm thần tương tự.

Ngô Bảo Châu và Đỗ Mười. Ảnh chụp năm 1989

Dù có tiền sử bị bệnh tâm thần, nhưng ĐM vẫn là một nhân vật đầy quyền lực trong chế độ CSVN. Sau năm 1975, ông này là nhân vật cầm đầu chiến dịch đánh tư sản, đổi tiền... khiến toàn bộ nền kinh tế miền Nam xụp đổ, tài sản nhân dân bị mất trắng.

Nhờ những 'chiến tích' này, ĐM đã leo lên đến chức thủ tướng CSVN từ năm 1988 đến 1991, sau đó trở thành tổng bí thư cho đến mãi tận năm 1997. 

ĐM cũng là nhân vật chịu trách nhiệm chính về thỏa ước bán nước năm 1990 tại Hội Nghị Thành Đô cùng với Lê Đức Anh và Nguyễn Văn Linh.

Dân gian kể rằng, thời trước 'cách mạng', ĐM có nghề gia truyền là thiến heo, hay còn gọi là hoạn lợn. Từ năm 1961 đến 1967 thì bệnh tâm thần tái phát nên phải sang Trung Cộng chữa trị.

Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, ĐM tiết lộ 'bí quyết' chữa khỏi bệnh tâm thần là nhờ... đi bộ. Xem ra, ngoài nghề thiến heo, ĐM còn kiêm luôn cả hành nghề lang băm cho đảng.


Vết nhơ của chế độ!

Mẹ Nấm - Rạng sáng nay, lại có "người quen" ném chất bẩn và sơn vào ngõ nhà tôi. Nhưng chuyện hài ở chỗ là người nhận lệnh lại ném lộn vào nhà hàng xóm.

Sáng sớm, khi nhiều người thức dậy, câu cảm thán đầu tiên của mọi người là: Lộn nhà rồi!





Nhà tôi và nhà hàng xóm, cùng đều nằm trong ngõ cụt, và nằm phía tay phải từ ngoài đi vào, cả hai nhà đều cùng có giàn gấc! Chỉ là khác hẻm!

Khi nhà hàng xóm gọi điện báo cho công an khu vực và tổ trưởng thì cũng nhận được câu trả lời: "Chắc lộn nhà!".

Chế độ này với thanh gươm và lá chắn là lực lượng công an chỉ còn cách làm thế với tôi à?!

Cám ơn vì đã để cho nhiều người, nhất là hàng xóm láng giềng của tôi cùng chứng kiến sự hèn hạ và vết nhơ của chế độ!