Friday, November 4, 2016

Xả lũ dồn dập, không kịp trở tay

Theo NLDO-04/11/2016 23:47

Trong 4 ngày qua, cùng với mưa lớn, hàng loạt thủy điện ở khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên ồ ạt xả lũ đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân các địa phương này

Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết thủy điện Sông Ba Hạ vẫn đang duy trì lưu lượng xả nước 3.000 m3/giây. Tuy nhiên, nước ở khu vực Tây Nguyên vẫn đang ồ ạt đổ về, cộng với nước trên sông Hinh (Phú Yên) đang lên nhanh nên khả năng vào sáng 5-11, thủy điện này sẽ phải xả lũ.
Xem như mất trắng...
Trong khi đó, vào sáng 4-11, thủy điện Đa Nhim tiếp tục xả lũ với lưu lượng 800 m3/giây, cộng với lượng nước do mưa lớn, lũ cục bộ đã làm ngập gần 100 ngôi nhà, đường sá và hàng ngàn hecta rau màu của người dân các huyện Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng). Trong đó, bị ảnh hưởng nặng nhất là các xã Lạc Lâm, thị trấn Đ’Ran, thị trấn Thạnh Mỹ... của huyện Đơn Dương.
Nhìn nước lũ ào ào đổ vào nhà, nhấn chìm vườn bắp sú, ông Võ Thành Nhân (50 tuổi, ngụ xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương) lo lắng: “Nước lũ tràn về từ chiều tối 3-11, đến hôm nay đã dâng cao hơn, 8 sào bắp sú sắp thu hoạch bị ngập sâu nửa mét. Giờ xem như mất trắng”.
Ông Phan Công Ngôn, công tác tại Ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng, cho biết hầu hết các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã xả lũ. Trong đó, 2 nhà máy thủy điện lớn nhất Nam Tây Nguyên là Đa Nhim mở nước xả lũ 4 cửa với lưu lượng 800 m3/giây và Thủy điện Đại Ninh xả với lưu lượng 720 m3/giây.
Nhiều vùng trồng rau ở Lâm Đồng bị ngập nặng do thủy điện xả lũẢnh: Đình Thi
Nhiều vùng trồng rau ở Lâm Đồng bị ngập nặng do thủy điện xả lũẢnh: Đình Thi
Cho đến tối 4-11, tỉnh Phú Yên vẫn chưa thống kê được thiệt hại do thủy điện xả lũ. Tuy nhiên, có ít nhất 3 người chết và 3 người mất tích; hàng ngàn ngôi nhà thuộc các huyện Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa, TP Tuy Hòa bị ngập sâu và nhiều gia súc chết.
Một trong những trường hợp mất tích là anh Nguyễn Văn Thảo (SN 1993, ngụ phường 6, TP Tuy Hòa). Chiều 3-11, anh Thảo cùng 3 ngư dân đưa tàu cá PY-90151-TS của ông Trần Văn Tâm (ngụ cùng phường) từ cảng cá phường 6 sang cảng cá Đông Tác để neo đậu. Tuy nhiên, khi họ ra giữa dòng thì gặp lúc lũ lên cao đã làm lật tàu, cuốn ra biển cùng 4 ngư dân.
“Bốn chú cháu bám được 1 tấm ván của tàu trôi ra. Tôi lo lắng nhưng cố động viên các cháu là không được hoang mang, nếu không sẽ chết. Thế nhưng, Thảo đuối tay, tuột ra khỏi ván. Ba chúng tôi cố bơi vào bờ nhưng càng bơi, sóng càng đánh dạt ra xa. May mắn là sau đó sóng dịu bớt, lựa con nước, chúng tôi mới vào được bờ” - ông Tâm kể lại. Ông Tâm cùng 2 người khác trở về trong sự ngỡ ngàng vì sau hơn 8 giờ trên biển, mọi người đều nghĩ họ đã chết.
Bất an với thủy điện An Khê - Kanak
Theo Quyết định số 1077/QĐ-TTg năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, các lệnh, thông báo, chỉ đạo, kiến nghị, trao đổi có liên quan đến việc điều tiết, ban hành lệnh vận hành hồ thủy điện An Khê - Kanak phải được thông báo cho trưởng ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai bằng văn bản, được gửi qua fax, chuyển bản tin bằng mạng vi tính hoặc đọc trực tiếp bằng điện thoại. Sau đó, văn bản gốc phải được gửi cho các cơ quan, đơn vị nêu trên để theo dõi, đối chiếu và lưu hồ sơ quản lý.
Tuy nhiên, theo công văn của UBND tỉnh Gia Lai, ngày 2-11 thủy điện này xả lũ lên 600 m3/giây nhưng không thông báo cho trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh biết để chỉ đạo ứng phó. Việc xả lũ đột ngột này rất dễ xảy ra thiệt hại về tính mạng, tài sản của người dân nếu không triển khai kịp thời các biện pháp phòng tránh, ứng phó.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Võ Ngọc Thành - Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai - khẳng định việc xả lũ của thủy điện An Khê - Kanak chỉ thông báo qua email lúc nửa đêm là không đúng quy trình.
Liệu có khi nào thủy điện An Khê - Kanak xả lũ với lưu lượng lớn lại thông báo với lưu lượng nhỏ? Trả lời câu hỏi này, ông Đặng Văn Tuần, Giám đốc Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ cho rằng nếu vậy cũng khó biết. “Chủ yếu là tin nhau” - ông Tuần bày tỏ.
Trước tình hình khẩn cấp hiện nay, ông Nguyễn Chí Hiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải xem lại hoạt động của Thủy điện An Khê - Kanak khi lấy nước sông Ba để chạy máy rồi trả nước về sông Côn (Bình Định) nhưng khi xả lũ lại xả xuống sông Ba.
“Mùa khô thì thủy điện này lấy nước sông Ba trả về sông Côn làm hạ lưu sông Ba khô kiệt. Đến khi xả lũ thì họ lại xả dồn dập về sông Ba, tạo áp lực cho thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ với lưu lượng lớn xuống hạ lưu. Người dân phải gánh chịu” - ông Hiến bức xúc.
Ông Trần Hữu Thế cho rằng việc xả lũ của Thủy điện An Khê - Kanak gián tiếp ảnh hưởng lớn đến việc ngập lụt ở Phú Yên. Tuy nhiên, thủy điện này không hề thông báo gì cho tỉnh.
“Thủy điện An Khê - Kanak xả lũ thì Phú Yên tắc tị, không có thông tin gì cả. Mọi thông tin chúng tôi phải xin từ UBND tỉnh Gia Lai. Vận hành liên hồ chứa như vậy là không được” - ông Thế nhận xét. Ông cũng đề nghị EVN nghiên cứu, điều chỉnh để trả lại dòng cho sông Ba đối với thủy điện An Khê - Kanak.
Kiểm tra quy trình xả lũ
Ông Ngô Xuân Hải, Phó Tổng Giám đốc EVN, cho biết thủy điện An Khê - Kanak xả lũ đợt này là do nước về hồ An Khê rất lớn. Theo báo cáo của lãnh đạo thủy điện An Khê - Kanak, trong đợt xả lũ này, họ đã làm đúng quy trình. Còn việc có thật đúng quy trình hay không thì EVN sẽ kiểm tra trong những ngày tới. “Vấn đề chỉnh dòng thủy điện thì Bộ Công Thương cũng đang có chỉ đạo. Việc này phải nghiên cứu và trả lời sau” - ông Hải nói.
Đối với việc thủy điện An Khê - Kanak xả lũ nhưng không thông báo với UBND tỉnh Phú Yên, ông Hải cho rằng: “Cái này còn phải xem lại quy trình vận hành. Nếu quy trình nói rõ phải thông báo mà thủy điện không thông báo thì phải xem xét, còn quy trình chưa có thì phải sửa quy trình. Trong đợt này thì thủy điện phải báo luôn, có trong quy trình hay không thì tính sau”.
Hồng Ánh - Đình Thi - Hoàng Thanh

Chùa cổ ven hồ Tây phát hỏa cháy dữ dội lúc nửa đêm

(NLĐO)- Nửa đêm, khu nhà tổ tại chùa cổ Tĩnh Lâu ven hồ Tây (Hà Nội) bất ngờ bốc cháy dữ dội và bị thiêu rụi trong đêm 4-11, rạng sáng 5-11.


Hiện trường vụ cháy chùa cổ - Ảnh: CTV
Hiện trường vụ cháy chùa cổ - Ảnh: CTV
Khoảng 23 giờ 50 đêm 4-11, tại chùa Tĩnh Lâu trên phố Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP Hà Nội, đã xảy ra một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng khiến khu nhà tổ nằm trong khuôn viên chùa bị thiêu rụi.
Theo một số nhân chứng, vào khoảng thời gian trên, một số nhà sư trong ngôi chùa cổ Tĩnh Lâu đã phát hiện khói lửa bất ngờ bốc lên dữ dội tại khu vực nhà tổ của ngôi chùa này. Ngay khi phát hiện cháy, nhiều người dân ngõ 66 Võng Thị đã dùng bình chữa cháy mini trong chùa, vòi nước chữa cháy của chung cư gần đó tiến hành dập lửa nhưng bất thành. Sau đó, người dân đã báo vụ việc lên cơ quan chức năng, đồng thời di chuyển một số đồ đạc trong chùa ra ngoài.

Hiện trường vụ cháy - Ảnh: Thành Đạt
Hiện trường vụ cháy - Ảnh: Thành Đạt
Chùa cổ ven hồ Tây phát hỏa cháy dữ dội lúc nửa đêm

Lực lượng chức năng phải lấy nước hồ Tây để chữa cháy - Ảnh: CTV
Lực lượng chức năng phải lấy nước hồ Tây để chữa cháy - Ảnh: CTV
Nhận được tin báo, lực lượng PCCC đã huy động 4 xe chữa cháy tới hiện trường dập lửa. Tuy nhiên, do khu nhà thờ tổ được làm bằng gỗ, thời điểm cháy gió hồ Tây rất to nên chỉ sau ít phút, ngọn lửa đã bùng phát dữ dội.
Đến khoảng 1 giờ sáng ngày 5-11, ngọn lửa cơ bản đã được khống chế. Rất may vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại gì về người. Tuy nhiên, nhà tổ trong chùa đã bị thiêu rụi hoàn toàn.
Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ cháy.
Chùa Sải, tên chữ là Tĩnh Lâu tự, là ngôi chùa cổ nằm bên bờ Hồ Tây trên địa phận làng Hồ Khẩu thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, nay là phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP Hà Nội .
Chùa Tĩnh Lâu được công nhận di tích lịch sử văn hóa theo Quyết định số 1460 QĐ/BT ngày 26 tháng 6 năm 1996 của Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam
Nguyễn Hưởng

Luật về Hội Việt Nam: Chậm đưa ra, ai có lợi?

Theo BBC-9 giờ trước 

Protest against formosa in Hanoi, May 2016Image copyrightHOANG DINH NAM/AFP
Image captionTiến sỹ, Bác sỹ Trần Tuấn định nghĩa doanh nghiệp 'phi nhân bản' là khi sự phát triển doanh nghiệp mâu thuẫn với lợi ích của cộng đồng, môi sinh
Một chuyên gia phản biện xã hội bình luận về việc lùi thông qua Dự thảo Luật về Hội sẽ làm lợi cho nhóm mà ông gọi là "phi nhân bản", tức những cán bộ, quan chức và doanh nghiệp không đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu.
Đã có mong đợi Dự thảo Luật về Hội được thông qua trong kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa 14, tuy nhiên hôm 25/10, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "xin lùi" do còn nhiều tranh cãi.
Tiến sỹ, bác sỹ Trần Tuấn từ Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật nói trong chương trình Bàn tròn của BBC Tiếng Việt hôm 03/11:
"Nhóm thủ lợi trong chuyện [chậm trễ] này là đội ngũ công chức nhà nước phi nhân bản. Phi nhân bản ở đây, là khi nhà nước không đặt lợi ích trên cơ sở của dân, vì dân, do dân.
"Tương tự, có những doanh nghiệp phi nhân bản có lợi trong vấn đề này. Chẳng hạn, hoạt động của các doanh nghiệp mà lợi ích của họ càng phát triển càng mâu thuẫn với sức khỏe cộng đồng, môi sinh, thì họ rất sợ tiếng nói của người dân được tổ chức lại và đưa đến các cơ quan công quyền hoặc đưa ra luật pháp."

'Nợ' bao giờ trả?

Tran Quoc ThuanImage copyrightTRAN QUOC THUAN
Image captionLuật sư Trần Quốc Thuận - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Luật sư Trần Quốc Thuận nói trong chương trình, Luật về Hội đã được ghi trong Hiến pháp 1946, đến nay là 70 năm, "70 năm thì đưa ra đưa vào cũng nhiều khó khăn và đó là món nợ mà tôi nghĩ là cũng phải trả".
"Nhưng rất tiếc là kỳ họp này nhiều thắc mắc mà đại biểu đưa ra vẫn chưa quyết được. Dự kiến là sẽ bị hoãn, khả năng thông qua trong kỳ họp này là không có," nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận xét.
Ông cũng khẳng định, đây là quyền cơ bản nhất và phổ quát nhất, mà "đáng tiếc là cho tới nay Việt Nam vẫn chưa thực hiện được".
Chia sẻ quan điểm trên, PGS.TS. Phạm Quý Thọ từ Học viện Chính sách và Phát triển cho rằng, món nợ này "hiện nay vẫn chưa trả được".
"...Quan trọng nhất là Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định rằng công dân phải có quyền hội họp nhưng cũng không thực hiện được. Vì sao lại thế?
"Luật sư Thuận có nói đó là một món nợ, nhưng thực ra, việc lựa chọn một thể chế chính trị theo chủ nghĩa xã hội và kinh tế quá tập trung đối lập với việc thành lập hội nên luôn luôn bị trì hoãn.
"Trước hội nhập quốc tế và những hiệp định sắp ký, như chúng ta sẽ tham gia TPP, thì tính cấp bách của bộ luật này ra đời là việc cần thiết, cái đó phải trả.
"Nhưng câu hỏi là đến bao giờ thì rõ ràng là trong kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XIV, khi dự thảo được trình ra thì bị phản đối rất mạnh mẽ, không chỉ từ phía các hội mà cả các đại biểu quốc hội," chuyên gia nghiên cứu về chính sách công nói.

Mối lo sợ

Prof Hoang Ngoc Giao
Image captionPGS.TS Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Vusta
PGS.TS Hoàng Ngọc Giao, một trong sáu khách mời tham gia chương trình nhận xét thêm, việc một dự án luật phải mất nhiều năm như vậy "hầu như chưa có trong tiền lệ", và nó có điều gì đó "không bình thường".
Ông cho rằng, về mặt kinh tế, Việt Nam đã chuyển đổi cơ bản theo cơ chế kinh tế thị trường, "nhưng rõ ràng về mặt xã hội mà nói, chúng ta đi ra từ thể chế mà tất cả đều do đảng và nhà nước lo hết. Các tổ chức xã hội cũng thuộc sự quản lý của nhà nước.
"Có được Luật về Hội là tạo ra hành lang pháp lý để người dân thực hiện được quyền cơ bản nhất của mình."
Khi được hỏi phải chăng có sự e ngại về vấn đề đảng phái, Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, ông Hoàng Ngọc Giao cho rằng, đó chính là nhận thức về chính trị để lại từ trước.
"Lịch sử để lại trong nhận thức về chính trị của những người làm chính sách quen theo cách quản lý nhà nước là phải kiểm soát, kiểm soát tất cả."
Ông nói thêm, "những tổ chức phụ thuộc vào nhà nước thì họ hoàn toàn hài lòng, như Mặt trận, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hay kể cả liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
"Quyền lập hội là quyền tự do liên kết dân sự của người dân và nhà nước cảm thấy không yên tâm lắm vì sợ bị lợi dụng vào việc tổ chức khủng bố, gây mất trật tự trị an, gây mất an ninh, không kiểm soát được. Và họ cũng sợ là những tổ chức ấy nhóm họp với nhau, lại nhận tiền tài trợ của các tổ chức khủng bố để rửa tiền - là những lo lắng từ góc độ quản lý và kiểm soát của nhà nước."

'Na ná Trung Quốc'?

Prof Pham Quy ThoImage copyrightPHAM QUY THO
Image captionPGS.TS Phạm Quý Thọ, chuyên gia nghiên cứu về chính sách công
PGS.TS Phạm Quý Thọ nhận xét trong Bàn tròn thứ Năm rằng Luật về Hội còn vướng về thể chế, "và những người quản lý vẫn nghĩ rằng có thể luật này ra đời mâu thuẫn với rất nhiều các điều khoản khác, như điều lệ đảng hay một số quy định của nhà nước, thậm chí là với một số các luật khác.
"Và một điểm nữa, là chúng ta chưa quen làm những luật như thế này. Tôi được biết rằng trong quá trình làm luật cũng đã tham khảo nhưng điều kiện của các nước như Đài Loan hay Đông Âu, nhưng những luật ấy không đơn giản mà áp dụng cho Việt Nam. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng, nó na ná giống luật mà chúng ta tham khảo từ Trung Quốc."
Luật sư Trần Quốc Thuận bổ sung thêm, "ở Việt Nam chúng ta không nói ra, nhưng chúng ta đang thực hiện chế độ toàn trị.
"Trong Luật về Hội này không được điều chỉnh là 6 tổ chức chính trị xã hội, ngoài ra là 28 tổ chức đặc thù, và có tới 8966 tổ chức đặc thù ở địa phương của 62 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Người ta cảm giác rằng xã hội này, tất cả người dân sinh ra từ nhỏ tới lớn đều tham gia các tổ chức do đảng, nhà nước thành lập cả."
Ông cũng đặt ra vấn đề về nỗi sợ bị cạnh tranh, qua ví dụ việc kêu gọi ủng hộ lũ lụt thành công của MC Phan Anh, và so sánh với lời kêu gọi của các tổ chức nhà nước.
"Người ta sợ thành lập hội bị cạnh tranh với các hội đang tồn tại, sợ bị mất quần chúng rồi tạo diễn biến này kia - vậy sợ là do không quản lý được. Tôi nghĩ là phải để người dân họ thành lập, còn việc họ chọn lựa tổ chức nào phục vụ lợi ích của người ta thì người ta tham gia.
"Cách tổ chức từ trước tới giờ, là tổ chức gì thì phải quản lý cho bằng được, nhất nhất phải nghe lời, không quản lý được, không nghe lời thì giải tán.
"Ngay trong quy định đặt vấn đề là những người đứng đầu phải được sự công nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, như vậy là đâu còn quyền tự do lập hội vì đây là tổ chức tự nguyện mà?
"Phải thay đổi tư duy này đi," vị nguyên đại biểu Quốc hội Việt Nam nhận xét.
Trong bài tiếp theo, BBC sẽ tiếp tục giới thiệu và trích dẫn ý kiến của các khách mời trong Bàn tròn thứ Năm về ảnh hưởng của việc chậm đưa ra Luật về Hội đối với công dân và các tổ chức xã hội dân sự, cũng như làm thế nào để "thay đổi nhận thức chính trị", và nhìn nhận rõ khái niệm Luật về Hội. Mời quý vị nhớ đón theo dõi.

RFS: ‘Tự do báo chí là nền móng của nhân quyền’

Theo BBC-9 giờ trước 

RFS xếp Việt Nam 175/180 nước trong Chỉ số Tự do Báo chí năm 2016Image copyrightREPORTERS WITHOUT BORDERS
Image captionRSF xếp Việt Nam 175/180 nước trong Chỉ số Tự do Báo chí năm 2016
Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới (RSF) nói về l‎ý do đưa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào danh sách "kẻ thù của tự do truyền thông".
RSF vào hôm 2/11 lập danh sách mà họ mô tả là "kẻ thù của tự do truyền thông" trên thế giới.
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, có tên trong danh sách 35 người bao gồm lãnh đạo một số nước, chính khách, lãnh tụ tôn giáo...
BBC đã phỏng vấn ông Benjamin Ismail, Trưởng Ban Châu Á Thái Bình Dương của RSF.
Benjamin Ismail: Chúng tôi lập danh sách 35 kẻ thù của tự do truyền thông và ông Nguyễn Phú Trọng nằm trong danh sách này. Giai đoạn ông Trọng làm tổng bí thư thì có nhiều bloggers bị ngồi tù.
Việc đưa cá nhân vào danh sách này là chiến thuật của các tổ chức dân sự và các tổ chức như của chúng tôi. Chúng tôi muốn điểm mặt chỉ tên và tạo áp lực với những cá nhân dính dáng vào việc trấn áp tự do báo chí.
Chúng tôi cũng từng nhắm tới cả ông Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng trong nhiều năm chúng tôi tập trung vào người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.
This picture taken on January 21, 2016 shows Nguyen Phu Trong, Vietnam's Communist Party Secretary General, delivering a speech during the opening ceremony of the VCP's 12th National Congress in Hanoi.Image copyrightHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Image captionRSF đưa TBT Nguyễn Phú Trọng vào danh sách 'kẻ thù của tự do truyền thông bởi "Nhà nước thì bị chi phối bởi Đảng Cộng sản và Đảng thực hiện việc trấn áp báo chí để duy trì quyền lực"
Đó là vì nhà nước thì bị chi phối bởi Đảng Cộng sản và Đảng thực hiện việc trấn áp báo chí để duy trì quyền lực. Mục đích của bước đi này là để qui trách nhiệm đối với các cá nhân bị nêu tên và chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế cũng như đặc biệt là LHQ tham gia.

BBC: Tự do báo chí nằm ở đâu trong các cuộc đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam và các bên như Hoa Kỳ, EU…?

Trong những năm qua chúng tôi đã thông qua các nước phương Tây, EU có quan hệ gần gũi với Việt Nam tạo áp lực trực tiếp với nhà chức trách Việt Nam và yêu cầu trả tự do cho các bloggers, nhà báo mà họ bắt giữ.
Tự do báo chí là một phần trong các cuộc đối thoại song phương về nhân quyền giữa Việt Nam và một số nước và trớ trêu là dường như càng đối thoại nhiều thì lại có thêm nhà báo và bloggers bị bắt, bị đem ra xét xử và bị nhận án tù.
Tự do báo chí là một phần trong khá nhiều chủ đề trong đối thoại nhân quyền. Nhưng tự do báo chí là nền móng của nhân quyền. Vấn đề là để có được các cuộc đối thoại nhân quyền, tự do tôn giáo hay các chủ đề mà người ta cho là nhạy cảm thì nhà báo và các cơ quan truyền thông phải đưa những thông tin này ra để các bên muốn đối thoại với nhau có thể nắm được.
Do đó, tự do báo chí là việc tạo điều kiện để làm thước đo cho những hình thái tự do khác và quan trọng nhất trong trật tự có tính logic. Chúng ta nên nhớ là không chỉ các nhà báo, bloggers bị trấn áp mà người thân hay bè bạn của họ cũng bị sách nhiễu và thậm chí có sự tham gia của một số côn đồ được thuê để hành hung các nhà báo, bloggers và người nhà của họ.
Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam cần ngưng hành động này và nên hiểu rằng các bloggers và nhà báo không tạo ra sự đe dọa nào. Họ chỉ tăng cường nhu cầu bàn luận và trao đổi trong công chúng và hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước và dùng các quyền cơ bản và chính đáng của họ.

BBC: Nếu ông có điều kiện gặp ông Nguyễn Phú Trọng thì ông sẽ nói gì với ông ấy?

Tôi sẽ đưa cho ông ấy danh sách những người mẹ, người cha, người con, mà đang bị coi là phạm vào những tội mà họ không hề vi phạm như các điều 88 hay 79 của Bộ luật Hình sự về tuyên truyền chống nhà nước hay lật đổ chính quyền cũng như lạm dụng quyền tự do dân chủ. Họ chỉ cung cấp thông tin cho các công dân khác về các chủ đề hết sức quan trọng và họ không nên bị ngồi tù vì việc làm đó.

Tương lai nào cho Nguyễn Phú Trọng và Đinh Thế Huynh?!

Những chia sẻ của ông Nguyễn Gia Kiểng về hiện tình chính trị tại Việt Nam và chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Đinh Thế Huynh.

Trần Quang Thành (Danlambao) - Tháng 10 vừa qua đã là một tháng nhiều biến cố phức tạp cho chế độ cộng sản Việt Nam.

Đầu tháng là một cuộc biểu tình của gần 20.000 người trước nhà máy Thép Formosa tại huyện Kỳ Anh. Lần đầu tiên sự phẫn nộ của người dân đã vượt lên trên nỗi sợ.

Giữa tháng là Hội nghị Trung ương 4, Khóa 12 trong đó điểm nổi bật là nỗi lo sợ lớn của ban cầm đầu đảng CSVN trước khuynh hướng mà họ gọi là "tự diễn biến, tự chuyển hóa". Khuynh hướng này đã được nói tới từ lâu nhưng lần này nó có qui mô của một đe dọa sống còn trước mắt. 

Cuối tháng sau chuyến viếng thăm Trung cộng là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Đinh Thế Huynh, thường trực ban bí thư ĐCSVN. Tại sao lại là Đinh Thế Huynh mà không phải là Trần Đại Quang, hay Nguyễn Xuân Phúc, hoặc Phạm Bình Minh? Và tại sao cuộc thăm viếng này lại diễn ra một tuần trước khi nước Mỹ bầu một tổng thống mới. Chuyến đi này có ý nghĩa gì và đã đạt được nhũng kết quả nào?

Nhà báo Trần Quang Thành đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Gia Kiểng, ủy viên thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.

Nội dung như sau - Mời quí vị cùng nghe:



05.11.2016

Trần Quang Thành
danlambaovn.blogspot.com

Người dân lãnh đủ thảm họa môi trường qua cách cai trị của đảng CSVN

CTV Danlambao - Sau hơn 7 tháng xảy ra thảm họa môi trường bởi thủ phạm Formosa và đồng phạm là đảng và nhà nước CSVN, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội mới công bố hậu quả của tai họa này với kết luận: tất cả đều ở mức nghiêm trọng (1). Nạn nhân của "mức nghiêm trọng" này chính là người dân và ngư dân tại các tỉnh miền Trung qua những phương án giải quyết và bồi thường của các quan chức cộng sản.

Theo Bộ LĐ-TB-XH thì có 263.000 người lao động bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường Formosa. Trong số này có 39.140 người dân bị mất việc làm. Số ngư dân không còn bám biển và bỏ nghề là 25.000. Riêng tại Hà Tĩnh có đến 74% ngư dân bỏ biển. Bên cạnh đó, là thiệt hại về kỹ nghệ du lịch cũng như lãnh vực kinh doanh sản xuất và chế biến thủy sản kéo theo sự sa sút về thu nhập của người dân.

Dĩ nhiên, những con số này đến từ một cơ quan của đảng và nhà nước - là đồng phạm trong thảm họa môi trường và không có một cơ quan chuyên môn-độc lập nào kiểm chứng. Bên cạnh đó hoàn toàn không có một kết luận nào về những thiệt hại về môi trường với những hệ quả lâu dài trong nhiều năm kéo theo những thiệt hại của những tỉnh dọc theo ven biển miền Trung. Hoàn toàn không có một thống kê đầy đủ và toàn diện ở tầm vĩ mô với những hệ luỵ khác ảnh hưởng những vùng ngoài 4 tỉnh miền Trung do hải lưu chuyển hóa chất độc hại cũng như ảnh hưởng đối với sức khỏe của người tiêu thụ hải sản cả nước.

Tạm thời chỉ nhìn vào hệ luỵ nghiêm trọng về tình trạng thất nghiệp và lấy theo con số của Bộ LĐ-TB-XH là 263.000 người lao động bị ảnh hưởng thì chúng ta thấy có đến cả triệu miệng ăn trong gia đình bị ảnh hưởng đến cuộc sống.

Để giải quyết những hậu quả nghiêm trọng này đối với người dân thì đảng và nhà nước CSVN đã giải quyết ra sao?

Theo quyết định 1880 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành vào ngày 29/9 (2) thì mức độ bồi thường dành cho chủ thuyền không lắp máy là 5,83 triệu đồng/tàu/tháng; cho người lao động trên tàu/thuyền không lắp máy là 3,69 triệu đồng/người/tháng.

Mức bồi thường mỗi tháng này theo ngư dân thì chỉ bằng mức thu nhập 1-2 ngày của họ trước khi Tàu cộng qua công ty Formosa cố tình xả thải ra biển.

Bên cạnh đó, quy định của giới cầm quyền là chỉ bồi thường trong vòng 6 tháng. Điều này có nghĩa là người dân chỉ được tập đoàn Nguyễn Phú Trọng / Nguyễn Xuân Phúc chỉ trả một số tiền tổng cộng bằng 6-12 ngày mức thu nhập của người dân trước đây.

39.140 người dân thất nghiệp lấy gì để sống với mức bồi thường tương đương với 6-12 ngày thu nhập của họ?

Cũng không có bất kỳ cơ quan nào của đảng và nhà nước công bố chính thức, có dữ kiện khoa học và có kiểm chứng độc lập là khi nào biển sạch trở lại và người dân có thể trở lại nghề cũ. Từ đó, sau 6 tháng với mức bồi thường rẻ mạt và biển vẫn chưa sạch thì người dân làm gì để sống? Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội cũng không có một chủ trương, kế hoạch nào để giải quyết nạn thất nghiệp.

Đối với đảng và nhà nước, 6 tháng bồi thường với số tiền từ 3,69 triệu đến 5,83 triệu đồng mỗi tháng cho mỗi người là xong việc, còn sau đó thì người dân sống chết mặc bây.

05.11.2016



___________________________________


Lừa dối và bạo quyền CS

Năm xích lô (Danlambao) - Chỉ nêu điển hình 5 dự án của những nhà lãnh đạo CSVN (cộng sản Việt Nam) có tầm nhìn xa mãi tận Hỏa Tinh gần đây nhất đã đốt 32.200 tỉ (ba mươi hai ngàn hai trăm tỉ). Nếu tính từ lúc đề ra dự án, tỷ giá cao nhất cho là 20.000 VND = 1 USD, hiện nay là 22.300 VND/USD, ta hào phóng nên tính trung bình là 21.000/USD thì nhà cầm quyền cộng sản (NCQCS) đã đem đổ sông đổ biển 1.530 (số tròn) triệu USD (32.200 tỉ: 21 tỉ/triệu USD = 1533,33 triệu USD). Đó chỉ là mới nói 5 dự án điển hình, còn ngàn dự án bầm dập ngân sách khác như muỗi đỉa rừng U Minh, có muốn thống kê thì chính bản thân NCQCS cũng chịu thua.

Tôi có cảm tưởng nhà cầm quyền cộng sản (NCQCS) giàu ghê lắm nên coi Mỹ kim như phấn thổ bạc Hồ. Nếu họ coi tiền như phấn nhà thổ móc từ trong túi của họ thì chẳng có gì để nói, quá lắm thì bàn ra tán vào đôi chút. Vấn đề ở đây là tiền này là thuế gom góp khổ nhọc của dân và bán tháo tài nguyên đất nước, đau hơn nữa là bán sức lao động cơ cực của người dân đi ở đợ cho nước ngoài mà NCQCS gọi là "xuất khẩu lao động" để phục vụ cho quyền bán nước của một chế độ.

Tánh của Năm xích lô là chặt to kho mặn như bản chất của dân lao động tay chân, chẳng nghị quyết với kế hoạch năm năm rồi tầm nhìn sao đó như "đỉnh cao trí tệ" của NCQCS nên sẽ rất ngắn gọn đi vào ba trọng tâm.
1. Trình độ và trách nhiệm

Năm (5) dự án nêu trên bao gồm (theo trình tự từ thấp lên thốn):

- Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Dung Quất với 2.200 tỉ.

- Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An) với 3.000 tỉ.

- Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (Hải Phòng) với 7.000 tỉ.

- Nhà máy gang thép Thái Nguyên với 8.000 tỉ.

- Nhà máy đạm Ninh Bình với 12.000 tỉ.

NCQCS với "dân chủ tập trung" và "quy trình"... lòng thòng xét duyệt nhưng con voi đi lọt nhưng muỗi ruồi thì không? Lỗi hệ thống hay là sự thỏa thuận ngầm? Tên trộm nào thử lấy của cải nhà cán bộ họ đi, sẽ biết đá vàng ra sao, vậy tại sao NCQCS ngu ngơ tiêu tốn vài ngàn tỉ như đốt vàng mã cúng cô hồn trong khi người nghèo xin vay vốn phải chung chi, bị hành lên đày xuống như con vật chỉ vì vài trăm ngàn Hồ tệ?

Trong kinh tế nói riêng và xã hội nói chung cần có những con người hoặc tổ chức có khả năng chuyên môn qua đào tạo hay thiên phú. Nhà cầm quyền không bắt buộc phải am tường từng lãnh vực; quan trọng là khả năng nhận thức, phân tích và phán đoán để lựa chọn những gì tốt nhất trong quyền hạn để phục vụ trong nhiệm vụ được giao phó.

Nhà cầm quyền phải hội tụ hai yếu tố tối thiểu là kiến thức và ý thức trách nhiệm, thiếu một trong hai vừa nêu thì rất khó đáp ứng cho xã hội ngoài lợi ích bản thân.

Nãy giờ nêu một số lý thuyết, bây giờ chúng ta đi vào thực tế.

Dĩ nhiên khi đưa ra dự án để xin đạo tiền thì phải có dẫn chứng với những lập luận khá thuyết phục nhưng xét trên tổng thể từ lúc có đảng CSVN đến nay thì những công ty quốc doanh gần như 99% đã đem gì cho kinh tế quốc dân. Tôi nhấn mạnh là "kinh tế quốc dân" vì nó khác với "kinh tế đảng". Những gì như "nắm đấm thép" chỉ đem lợi nhuận ngầm, là bổng lộc, là tham nhũng, là sân sau cho kẻ nắm quyền; nhân dân được gì?

Ngôn từ như "nhận thức sai lầm" để mãi rút kinh nghiệm sẽ được hiểu ra sao? Công ty quốc doanh/cá nhân đảng viên khi sai lầm đã khó ngóc đầu vực dậy, một nhà nước tự cho rút kinh nghiệm dài hạn, từ sai lầm này đến sai trái khác thì vai trò lãnh đạo nằm trốn góc nào, có cần nắm đầu dội nước cho tỉnh? Có xứng đáng và tự hào hay nói thẳng là ngu xuẩn dựa vào bạo lực?
2. Lãnh đạo và trách nhiệm

Trên khía cạnh lãnh đạo còn tùy thuộc vào dân cử hay quy hoạch. Nếu là dân cử, sẽ do đánh giá của người dân trong phạm vi vai trò cho phép người được tín nhiệm để ủy quyền cho trách nhiệm trong thời hạn quy định của luật; quy hoạch như NCQCS VN hiện nay là chỉ thị không cần XH nơi đó ra sao. Tự nó đã nói lên điều gì mà tôi không nhất thiết phải "biện chứng".

Trách nhiệm của lãnh đạo của NCQCS có xứng danh khi luôn sẽ là đúng quy trình, sai đến đâu xử lý đến đó để tiếp tục rút sợi dây kinh nghiệm? Trên khía cạnh luật thì người vi phạm có được rút kinh nghiệm để sửa chữa? NCQCS sống ngoài vòng pháp luật nên rút đến xương tủy nhân dân để cung phụng cho cá nhân và ngoại bang?

Chứng minh cho sự phi lý của NCQCS thì nhiều hơn tinh tú trong vũ trụ nhưng cụ thể là đình đám đơn cử như Bộ công thương dưới vai trò chốt thí như phủi ruồi của Vũ Huy Hoàng. Dư luận thắc mắc về việc "cách chức" đảng viên khi họ chẳng còn chức vụ khi đương sự... nghỉ hưu? Trên nguyên tắc về đảng là chuyện của đảng nhưng về mặt "chính quyền" thì cá nhân/tổ chức nào chịu trách nhiệm về "quy hoạch" và dung túng thời gian dài và sẽ bị xử phạt ra sao? Từ A đến C, lý luận là kỷ luật vậy là đã "nặng" hơn trung ương nhắc khéo vì tên nào cũng nhúng chàm, không khéo đập chuột bể bình thì nát.

Nếu NCQCS không lý giải được thì cũng như Formosa, tức là xin lỗi và "khắc phục hậu quả" rồi tiếp diễn ngồi trên quyền lợi đất nước và dân tộc. Quy trình cứ tiếp diễn với những trò hề rẻ tiền tưởng là gạt mãi một dân tộc tồn tại với kẻ thù phương Bắc, dân tộc đó dĩ nhiên phải có suy nghĩ. Nói hơi quá nhưng là thực tế, chẳng khác gì tội phạm hình sự tới giai đoạn nghỉ hưu chẳng có gì để truy cứu? Có trơ trẻn lắm không hỡi NCQCS để dối trá một dân tộc?

Nhân dân cơ cực chỉ mong được sống đúng nghĩa một con người trong thế giới phát triển hiện nay thì những phí phạm chẳng khác giết người và xảy ra thường xuyên và kéo dài từ lúc có đảng CSVN cho đến chưa lúc nào chấm dứt thì chế độ đó phục vụ cho ai, quyền lợi nào?
3. Nhân tai và trách nhiệm

Thiên tai là nhất thời nhưng nếu nhà cầm quyền biết ưu tư và chuẩn bị sẽ hạn chế tổn hại cho XH. Vấn đề nhân dân đang bị lũ lụt hủy hoại không hẳn do thiên nhiên mà do NCQCS thiếu trình độ, không xứng đáng lãnh đạo vì thiếu trách nhiệm và chính NCQCS đã suy nghĩ thiển cận dẫn đến sự tác hại nghiêm trọng cho đời sống nhân dân hiện nay.

XHCS có từ "té nước theo mưa" đã được NCQCS khai thác triệt để. Môi trường thiên nhiên bị xâm hại do rừng nguồn bị triệt tiêu là một trong những nguyên nhân dẫn đến thảm họa cho dân tộc. Thế giới khai thác thủy điện khi không làm thay đổi cấu trúc ảnh hưởng môi trường sống của XH và nếu có sai lầm hiếm có thì họ sẵn sàng loại bỏ chớ không như đất nước dưới ách toàn trị của đảng CSVN lũ chồng lũ như hiện nay.

Không lý thuyết và lý luận xa vời, nêu nguyên nhân khách như chủ quan gì ráo. Vấn đề đặt ra cho đất nước hiện nay là NCQCS VN có xứng tầm khi viện dẫn vào điều 4 Hiến pháp cho thế sai chồng sai để phải-lãnh-đạo khi đất nước mãi ngụp lặn dưới ách toàn trị của NCQCS trong lúc có rất nhiều con người đặt quyền lợi đất nước trên quyền lợi đảng phái có tâm và tầm. Quan trọng là những con người đó không bán nước với bất kỳ giá nào. Nỗi thống hận của đất nước là NCQCS bắt giam những tâm hồn yêu nước đó với lý do mơ-Hồ cho những yêu cầu chính đáng của dân tộc.

NCQCS hãy cho tên lao động này thấy thế phải lãnh đạo của đảng CSVN! Tiện đây cũng nhắc lại theo duy vật biện chứng là "quan nhất thời dân vạn đại" hay nói thẳng là không có triều đại nào là vĩnh cửu nên tuyên truyền "đảng CSVN quang vinh muôn năm" đã tự phỉ nhổ.

Tôi chẳng thèm kết cho đến khi NCQCS này bị đào thải.

05.11.2016

Những sự thật đau lòng mà người cộng sản gây ra cho dân tộc!

Nguyên Thạch (Danlambao) - Chế độ CSVN là một chế độ mụ mị và bưng bít, lấy gian xảo và lọc lừa để làm kim chỉ nam trong các sách lược vận hành đất nước, sai sửa triền miên, xem dân như con vật để làm thí nghiệm cho những tư duy quái đản, quê mùa và đần độn.

Đây là một chế độ mà cuộc sống của người dân còn thua xa con chó của xứ người, mạng sống rẻ rúng như bèo dạt mây trôi. Người cộng sản đã phá vỡ gần như toàn diện nền nhân bản đạo lý tốt đẹp được truyền giữ qua bao đời. Trộm cướp, giựt dọc, dối gian đã nối bước và phát triển theo một "gương" của một tên sát nhân, lừa bịp và ăn cắp, chối vợ bỏ con, hỗn láo, điêu ngoa Hồ Quang - Hồ Chí Minh gốc Hẹ.

*

Nhân đọc bản tin "Tổng thống Duterte mang về cho Philippines 24 tỉ USD sau chuyến thăm Trung Quốc 4 ngày", (1) tôi chợt có những ý nghĩ ngay trong đầu rằng: Rodrigo Duterte mang về cho Philippines 24 tỉ USD sau chuyến thăm Tàu cộng 4 ngày, vậy thì Bộ chính trị CSVN có thể nhận 50 tỉ USD? Và đặt tiếp những nghi vấn: ĐCSVN đã làm gì với Tàu cộng ở sau hậu trường? Mỗi thành viên trong BCT nhận kín của Bắc Kinh bao nhiêu? Tại sao họ dám lấy quốc gia và dân tộc đem đổi chác? Hồ Chí Minh cùng đảng CSVN cướp miền Nam, qui về một mối để bán đứng cả nòi giống phải không?

Quả vậy, người Phillipines, mà nhất là phụ nữ Phi rất nổi tiếng về việc đi làm "ô-sin" (ở đợ) mà theo cách nói lịch sự là "Đi làm việc ở nước ngoài". Theo BBC thì khoảng 10 triệu phụ nữ (Khoảng 10% dân số Phi) này đã đem về cho Phillipines số ngoại tệ là khoảng 30 tỷ USD, (thống kê của World Bank) (2) và đây được xem là nguồn huyết mạch của nền kinh tế Phi Luật Tân.

Cũng theo WB, Việt Nam đứng thứ 11 thế giới và đứng thứ 3 ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, sau Tàu cộng và Philippines, về lượng kiều hối nhận được, mà như đã nêu, Phillipines xem đây là một trong những nguồn thu trọng yếu cho đất nước này. Thế thì chúng ta cũng nên biết rằng số ngoại tệ 12.25 tỉ USD tức khoảng 300.000.000.000.000 VNĐ của năm 2015 cũng là một trong những số tiền vô cùng quan trọng cho VN. Nếu không có số tiền thu nhập mỗi năm này thì Phi Luật Tân sẽ trở nên nghèo đói thê thảm. Tương tự, VN sẽ phải đối mặt với sự kiệt quệ trầm trọng mà có thể suy sụp cả guồng máy cầm quyền.

Nắm bắt rõ ràng như vậy để người Việt ở nước ngoài biết rõ vị thế của mình mà nên có thái độ cũng như những đòi hỏi tương xứng với nhà cầm quyền hiện nay. Số ngoại tệ được khối dân hơn 4.5 triệu người ở cắt ca cắt củm chắt chiu từng đồng gởi về nhung oái ăm thay, số tiền ấy lại bị các quan chức tham nhũng lén lút âm thầm chuyển ngược lại ra nước ngoài trong các ngân hàng ngoại quốc, hoặc chi phí mua sắm nhà cửa, đất đai, xe cộ đắt tiền, cơ sở kinh doanh cao giá mà chính ngay người bản xứ ở các quốc gia đó cũng chưa sở hữu được.

Các quan chức của đảng và nhà nước cộng sản đã ăn uống, đục khoét xương máu của người dân mà có cuộc sống vương giả trên khối tài sản khổng lồ là những điều vô cùng nghịch lý mà cho đến nay vẫn chưa có thể giải quyết ổn thỏa. Cho nên việc tiếp tay cắt giảm tối đa nguồn thu nhập bất chính vô nhân của những tên tham quan cũng là một trong những việc góp sức chống lại tà quyền vô lương, cho đến khi hệ thống cầm quyền của họ phải bị sụp đổ.

Bao nhiêu mẩu chuyện đau lòng mà người đi xuất khẩu lao động phải gánh chịu ở Nga, ở Jordan, ở Ả Rập, châu Phi... Bao nhiêu cái chết thảm thiết hoặc bị hành hung, đánh đập, hiếp dâm tập thể, ở Đài Loan, Hàn Quốc, Mã Lai... Bao nhiêu phụ nữ, trẻ em, "cô dâu" bị lường gạt đưa sang Trung cộng để phục vụ trong các nhà chứa và biết bao người đã không còn trở lại với gia đình vì đã bị cướp mổ mất nội tạng.



Hãy nghe những mẩu chuyện thương tâm sau đây, hãy nhìn những hình ảnh khủng khiếp này để cụ thể rằng hình ảnh mà người VN phải gánh chịu sự đau đớn nhục nhã như thế nào:

- Từ nhiều năm nay tình trạng lao động bất hợp pháp Việt Nam tại Nga bị đối xử tàn tệ đã được truyền thông trong nước và quốc tế thường xuyên theo dõi. Mới đây, vụ 15 phụ nữ bị lừa sang Nga được hứa là để đi bán quán, để rồi sau đó bị buộc phải bán dâm, một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về số phận thê thảm của người lao động Việt tại Nga.

- Bên cạnh những người bị cưỡng bức nô lệ tình dục như trường hợp 15 phụ nữ mới được phát giác, còn rất nhiều người lao động khác phải làm việc, đặc biệt tại các xưởng may bất hợp pháp, còn gọi là "xưởng may đen" trong các điều kiện hết sức tồi tệ, với giờ làm việc kéo dài từ 12-14 giờ/ngày, thậm chí đến 18 giờ/ngày, kể cả ngày nghỉ, điều kiện làm việc, ăn uống, ở nghỉ tồi tệ, bị trả lương thấp hơn nhiều so với hợp đồng, thêm vào đó còn phải chịu các hình thức hành hạ ngược đãi khác. (3)

- Sau khi gửi hai tấm hình cho mẹ thể hiện chị bị suy nhược cơ thể nghiêm trọng, chị Huyền nhắn tin: “Con biết, con gửi hình này cho mẹ, mẹ sẽ rất đau lòng. Nhưng biết đâu đây lại là hình ảnh cuối cùng của con... Nếu con có mệnh hệ gì thì con cầu xin bố mẹ ngàn lần tha lỗi cho đứa con này. Từng này tuổi chưa làm được điều gì cho bố mẹ vui lòng”. Sau khi biết tình hình thực tế của con gái tại Ả rập Xê út, lo sợ quyền lợi và tính mạng của chị Huyền bị xâm hại, đầu tháng 7-2016, (4)

- Bị chồng Hàn Quốc bóp cổ đến chết:

Ngày 14/1/2014, cảnh sát tỉnh Kangwon (Hàn Quốc) phát hiện thi thể một cô dâu Việt trong phòng riêng của hai vợ chồng. Cô dâu người Việt xấu số đó là chị Ngô Thị Nga, SN 1993, quê tại Hải Phòng, đang sống tại quận Hongchon thuộc tỉnh Kangwon, Hàn Quốc.

Cảnh sát đã tiến hành khám nghiệm tử thi và sơ bộ kết luận, trong lúc vợ chồng cãi vã, người chồng Hàn Quốc đã bóp cổ vợ mình đến chết, sau đó anh này ra nhà kho của gia đình và uống thuốc độc tự vẫn. Chị Ngô Thị Nga lấy chồng và chuyển đến Hàn Quốc sinh sống từ năm 2012. Năm đầu tiên sống chung, mọi thứ trong gia đình tương đối ổn. Người chồng Hàn Quốc làm công nhân trong một nhà máy ở gần nhà. Đến năm thứ hai, trong quá trình chung sống thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa hai vợ chồng, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu và dẫn đến cái chết bị thảm của hai vợ chồng chị Nga.

Hai vợ chồng chị Ngô Thị Nga chết để lại đứa con 5 tháng tuổi. Sau khi chị Nga bị chồng bóp cổ chết, gia đình chị ở Việt Nam không được gia đình chồng báo tin.

- Bị chồng Hàn Quốc sát hại rồi ném xác xuống núi:

Vào cuối tháng 7/2014, Đỗ Thị Mỹ Tiên (SN 1987, quê Tây Ninh) bị chồng là Lee Geun Sik (47 tuổi) sát hại rồi ném xác xuống núi. Cảnh sát địa phương sơ bộ kết luận chị Tiên đã bị sát hại khoảng 5 ngày trước, sau đó bị hung thủ đẩy xuống núi cùng với chiếc xe nhằm tạo hiện trường giả là một vụ tai nạn. (5)

- Ngày 29 tháng 3 năm 2001, một trường hợp khác của cô Trần Thị... lấy chồng Đài Loan (Ông Hung Kuo Chen) là một người bị mắc bệnh tâm thần. Trong một lúc lời qua tiếng lại, người chồng đã cầm lấy chiếc búa đập vào đầu cô dâu Việt Nam khiến cô bị mê man và được hàng xóm báo cảnh sát để được đưa vào nhà thương chữa trị. Rồi đây sau khi cô dâu này được chữa trị, nếu may mắn còn sống, chắc cũng sẽ cùng chung số phận mát mát điên điên như người chồng, vì não đã bị trọng thương (6).

- Bị trói, dán miệng, khiêng bán cho tú bà:
Ngày 23/6 mới đây, cảnh sát Đài Loan bắt được vụ một phụ nữ Việt Nam bị chồng lấy băng keo trói, dán miệng và đem khiêng bán cho một động mại dâm với giá 60.000 đài tệ, tương đương 30 triệu đồng Việt Nam. (7)

- 18 tuổi, cô gái xinh đẹp có đôi mắt to tròn và nụ cười lúng liếng hân hoan lấy chồng Đài Loan tên Liu Cheng-Chi (Lưu Chánh Kỳ), 39 tuổi. Trong ngày cưới, cô dâu cười rạng rỡ, gia đình Linh đều "nở mày nở mặt" với bà con xóm giềng vì chú rể không chỉ có tiền mà mặt mũi cũng bảnh bao, tử tế. Tháng 4/2002, Linh theo chồng sang Đài Loan và bắt đầu một cuộc đời tủi nhục. Thực tế, chồng Linh - ông Lưu Chánh Kỳ vẫn sống chung với vợ cũ là Lin Lee Zhu (Lâm Lệ Như), 34 tuổi. Dù đã có với nhau một đứa con gái, nhưng vì bà Lâm Lệ Như hay bị sẩy thai, không sinh được con trai nối dõi nên vợ chồng họ bàn nhau ly hôn giả, để Lưu Chánh Kỳ sang Việt Nam tìm vợ để sinh con trai và để có người giúp việc không công. Từ khi bảo lãnh Linh sang Đài Loan, Lưu Chánh Kỳ bắt đầu một cuộc sống trác táng, hằng đêm Lưu cùng lúc ngủ chung một giường với cả hai vợ, một vợ giả ly dị và một vợ vừa mới cưới. Ban ngày, Linh phải làm tất cả mọi việc trong nhà để phục vụ cả nhà như một ô-sin. Đêm, Linh thường xuyên bị cả vợ chồng Lưu cưỡng bức phải "chơi trò dâm loạn 3 người trên một giường". Thế vẫn chưa đủ. Ba tháng sau đó, vợ chồng Kỳ - Lưu mới bắt đầu giở trò hành hạ Linh dã man bằng nhục hình. (8)



Người dân miền Nam sống dưới thể chế mà người cộng sản bêu rêu là "một chế độ tư bản bóc lột, một chế độ khát máu lê máy chém khắp nơi, bị cai trị bởi đế quốc Mỹ và tay sai"... nhưng không ai vượt biển, vượt biên cả mà ngược lại cụ Diệm còn cưu mang hơn cả triệu người miền Bắc trốn chạy thể chế "ưu việt" cộng sản. Rồi sau khi "thống nhất" dưới một thể chế luôn tự hào là văn minh nhưng người dân cả 2 miền Nam-Bắc lại một lần nữa gần 2 triệu người phải bỏ chạy lần thứ hai.

Trong cái gọi là "chiến thắng" ấy, khiến một nữ nhà văn, một "chiến sĩ cụ Hồ" vượt Trường Sơn là Dương Thu Hương đã phải ngồi bệt xuống đường phố của Sài Gòn mà ôm mặt khóc rằng: "Bọn man rợ đã chiến thắng nền văn minh".

Từ dạo đó, đất nước và dân tộc đã triền miên ngụp lặn trong vũng lầy của đói kém, phải ngày ngày đối mặt với muôn vàn khó khăn, với lũ đần độn khỉ rừng. Một thời kỳ mà cây cột điện cũng mang những nỗi buồn vàng vọt, nếu có được đôi chân thì nó cũng ra đi. 

Một chế độ mụ mị và bưng bít, lấy gian xảo và lọc lừa để làm kim chỉ nam trong các sách lược vận hành đất nước, sai sửa triền miên, xem dân như con vật để làm thí nghiệm cho những tư duy quái đản, quê mùa và đần độn.

Một chế độ mà cuộc sống của người dân còn thua xa con chó của xứ người, mạng sống rẻ rúng như bèo dạt mây trôi. Người cộng sản đã phá vỡ gần như toàn diện nền nhân bản đạo lý tốt đẹp được truyền giữ qua bao đời. Trộm cướp, giựt dọc, dối gian đã nối bước và phát triển theo một "gương" của một tên sát nhân, lừa bịp và ăn cắp, chối vợ bỏ con, hỗn láo, điêu ngoa Hồ Quang - Hồ Chí Minh gốc Hẹ.

Những hệ quả ấy, người Việt Nam hôm nay khi ra nước ngoài phải nhận lãnh những tia nhìn khinh bỉ nơi cửa khẩu của các phi trường, phải đọc những bảng cấm bằng tiếng Việt "Ăn cắp là tội phạm" "Đổ bỏ thức ăn buffet là hoang phí". Phải mang mặc cảm ưu tư khi cầm hộ chiếu của một nước có tên là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Dưới một cơ chế toàn trị đầy sắc máu nên người dân ngày càng trở nên èo uột, bệnh hoạn về cả thể chất lẫn tinh thần. Nợ nần ngày càng chồng chất bởi công quỹ đã lọt vào túi riêng của đảng mà người dân phải oằn lưng gánh chịu, đất nước ngày càng tụt hậu, thẹn mặt với lân bang. Một cơ chế mà đảng phái chính trị hoàn toàn ngồi xổm trên pháp luật, hoàn toàn có quyền quì gối trước giặc ngoại bang Tàu cộng để cuối cùng là đẩy toàn dân vào kiếp đọa đày, số phận tôi tớ của đất nước vong nô.

05.01.2016


_________________________________
Ghi chú: