Thursday, August 16, 2018

Từ lời nói đến HÀNH ĐỘNG: Chính BẠN sẽ LÀM gì trong ngày 2 tháng 9?

Gửi bạn đọc của thôn Dân Làm Báo 

Danlambao - Chúng ta đã biết, đã chứng kiến và đã là nạn nhân của quá nhiều tội ác cộng sản. Chúng ta đã rõ bản chất hèn với giặc - ác với dân cùng với những hành vi, âm mưu bán nước của chế độ CSVN. Chúng ta đã nhận ra hiểm họa của Luật An ninh mạng, Luật Đặc khu và nhiều đạo luật hành dân hại nước của tà quyền. Và chúng ta đã dứt khoát rằng chế độ độc tài đảng trị và guồng máy công an trị phải ra đi. 

Chế độ sẽ không tự nhiên giãy chết mà không có đấu tranh. Đấu tranh sẽ không dẫn đến ngày tàn của chế độ nếu chỉ có những lên án và chống đối bằng lời. Và chế độ sẽ không ra đi bằng sự mong đợi về hành động của "toàn dân" nhưng trong "toàn dân" đó không có cá nhân của mỗi người chúng ta. 

Vậy, chính bản thân bạn sẽ làm gì trong ngày 2 tháng 9? 

Dân Làm Báo gửi đến một bản thăm dò sau đây và mong rằng mỗi bạn đọc trong thôn sẽ tham gia trả lời. Mục tiêu là để có thể định giá được sự thật, thực tế của công cuộc đấu tranh bằng hành động - ít ra là của những bạn đọc trong thôn.


1. Tổng biểu tình 2-9 - Cả nước xuống đườngBạn có là một người trong "cả nước" đó? Bạn cho rằng một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công của một cuộc biểu tình là sự tham gia đông đảo của dân chúng. Bạn có là một trong những "dân chúng" ấy để xuống đường cùng phản đối Luật An ninh mạng, Dự luật Đặc khu hay cho bất kỳ mục tiêu nào mà bạn muốn đạt được cho đất nước? 

2. Bạn là người ủng hộ khuynh hướng đấu tranh bất bạo động. Vậy bạn sẽ có những hành động cụ thể để thể hiện khuynh hướng đấu tranh đó như bạn đã từng viết, nói, góp ý, kêu gọi...? 

3. Bạn là người chủ trương đấu tranh bạo động. Vậy bạn sẽ có những hành động cụ thể để thể hiện chủ trương đó như bạn đã từng viết, nói, góp ý, kêu gọi...? 

4. Bạn là người cổ vũ cho việc kết hợp nhuần nhuyễn đấu tranh bất bạo động và bạo động. Vậy bạn sẽ có những kế hoạch, hành động cụ thể để thể hiện việc kết hợp này vào ngày 2 tháng 9 như bạn đã từng viết, nói, góp ý, kêu gọi...? 

5. Bạn đồng ý, ủng hộ, kêu gọi thực hiện phương thức làm kẹt xe, tạo sự tê liệt toàn thành phố và gây ra những khó khăn cho chế độ... Bạn sẽ lái xe ra khỏi nhà và làm chuyện đó vào ngày "Toàn Dân Nổi Dậy"? 

6. Bạn đề nghị, kêu gọi một hay nhiều hành động sau: Chặt cầu, chiếm công sở / đài truyền hình / quốc lộ, xịt sơn cờ máu, hoả công - đốt cờ đỏ, đốt đồn côn an, trụ sở UBND, chặt đầu quan tham, tấn công vào nhà cửa, vợ con các quan chức cộng sản... Bản thân bạn sẽ biến một trong những điều trên thành hiện thực? Và bạn có dự tính biến câu nói của bạn: mỗi người là một chai xăng thành hành động của chính bạn - Tôi là một chai xăng

7. Bạn khẳng định rằng đánh sập chế độ thì phải đánh sập "thần tượng" Hồ Chí Minh. Những kẻ nào không công khai lên án tên này vẫn là những kẻ ăn bả cộng sản. Bạn sẽ chính danh viết 1 bài viết, đích thân cầm một khẩu hiệu hay có bất kỳ hành động chính danh nào để lên án, tấn công tên tội đồ Hồ Chí Minh này? 

8. Bạn sẽ giương cao lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vừa thiêng liêng vừa thân yêu như một số bạn sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, chưa một ngày được sống dưới thể chế VNCH tự do, dân chủ và nhân ái? 

9. Bạn sẽ xuống đường giương cao những biểu ngữ, tranh đấu cho tự do của những Tù nhân Lương tâm mà bạn yêu mến, ngưỡng mộ - những người đã đứng lên làm những công việc mà bạn cổ xuý và đã đánh đổi tự do, con cái bằng những bản án tù đày? 

10. Sau cùng, bạn có thể gửi đến Ban Danlambao một tấm hình, một bản tin, một đoạn video clip trong ngày bạn xuống đường tham gia cuộc "Tổng Biểu tình 2/9" để cùng với Danlambao chia sẻ những hành động thiết thực của bạn? 

Các bạn trong thôn thân kính, 

Đó là 10 câu hỏi thăm dò xin được gửi đến các bạn và mong nhận được trả lời của các bạn trong phần phản hồi của bài.

Để đạt được kết quả thăm dò tốt nhất, xin các bạn tập trung vào những câu trả lời hoặc những nội dung liên hệ trực tiếp đến đề tài. Mọi tin tức, trao đổi khác xin các bạn dùng những bài chủ khác. 

Cám ơn quý bạn đọc. 

16.08.2018 

Trọng nói một đàng - ngoại giao nói một nẻo

Phạm Trần (Danlambao) - Đã xuất hiện những khác biệt nghiêm trọng giữa người đứng đầu đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng và Bộ Ngoại giao Việt Nam về thái độ và hành động của Trung Cộng ở Biển Đông.

Bằng chứng này đã diễn ra trước mặt các lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và trên 500 đại biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 từ ngày 13 đến 17/8/2018 tại Hà Nội. 

Trong số những người chứng kiến sự “bằng mặt mà không bằng lòng” giữa hai bên có cả cựu lãnh đạo đảng, nhà nước, Bộ Ngoại giao và gần 100 trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cán bộ chủ chốt từ các đơn vị của Bộ Ngoại giao và cán bộ làm công tác ngoại vụ của 63 tỉnh thành trong cả nước. 

Vậy những khác biệt nằm ở đâu trong diễn văn chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và trong phát biểu khai mạc của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh?

Ngoài phát biểu khác với ông Nguyễn Phú Trọng, hai ông Phạm Bình Minh Minh và Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia còn viết bài lên án các hoạt động của Trung Cộng, dù không nêu tên, trong dịp tổ chức Hội nghị với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII”.

Lời Nguyễn Phú Trọng 

Trước hết, ông Trọng không dám nói chữ “Biển Đông” mỗi khi đề cập đến tình hình “khu vực” hay “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”

Ông nói khơi khơi và khoe khoang rằng: “Công tác đối ngoại đã đóng góp rất quan trọng vào việc duy trì, củng cố môi trường hoà bình, ổn định, tạo thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước những biến động nhiều mặt rất phức tạp trên thế giới và khu vực, những diễn biến không thuận của môi trường an ninh xung quanh, những tác động tiêu cực từ bên ngoài, chúng ta đã tiếp tục có những quyết sách đúng đắn, bước đi phù hợp để phục vụ phát triển kinh tế, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, an ninh, quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Ta đã chủ động, tích cực vận động, thúc đẩy đàm phán, hợp tác giải quyết những bất đồng và vấn đề tồn tại liên quan đến việc phân định ranh giới biển, vừa bảo vệ được quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta, đồng thời cùng các nước khác tiến hành công tác cắm mốc giới, mở các cửa khẩu mới quản lý đường biên giới và các hoạt động hợp tác xuyên biên giới, làm cho các đường biên giới trên bộ vừa là đường biên giới hoà bình, hữu nghị vừa là đường biên giới phát triển.” 

Nói như nước chảy, nhưng ông Trọng không dám chỉ ra “biến động nhiều mặt” ở khu vực do nước nào gây ra? Liệu Trung Cộng, nước duy nhất đã và đang có những hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông và trực tiếp đe dọa mạng sống và đánh cướp tài sản của ngư dân Việt Nam có là thủ phạm gây ra “những diễn biến không thuận của môi trường an ninh xung quanh” hay không?

Tổng bí thư đảng CSVN cũng không chứng minh được Việt Nam “đã chủ động, tích cực vận động, thúc đẩy đàm phán, hợp tác giải quyết những bất đồng và vấn đề tồn tại liên quan đến việc phân định ranh giới biển, vừa bảo vệ được quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta”. Bởi vì, sau 9 vòng đàm phán phân chia vùng ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, hai nước Việt-Trung vẫn bế tắc tại phiên họp hai ngày 15-16/03/2018 tại Đà Nẵng. Tại kỳ họp này, vòng 6 Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển giữa Việt Nam và Trung cộng cũng không có tiến triển.

Theo tin phổ biến trên báo Dân Trí ngày 18/03/2018 thì: “Hai bên nhất trí sớm tổ chức đàm phán vòng 10 Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và vòng 7 Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Trung Quốc.”

Tuy phía Việt Nam không nói ra, nhưng tại các cuộc thảo luận trước, lý do bế tắc chính ở chỗ phía Trung Cộng nhất quyết đòi phần hơn tại những khu vực có thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước. 

Tài liệu của Việt Nam cho biết: “Vịnh Bắc Bộ là vùng biển nằm giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vịnh có diện tích mặt nước khoảng 126.250 km2 với 2 cửa biển. 

Cửa chính của Vịnh Bắc Bộ được xác định từ đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị, Việt Nam đến mũi Oanh Ca, đảo Hải Nam (Trung Cộng) với chiều rộng khoảng 200 km. Cửa thứ hai là eo biển Quỳnh Châu rộng khoảng 32,5 km nằm giữa bán đảo Lôi Châu đảo Hải Nam của Trung Quốc. 

Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của hai nước trên Vịnh Bắc Bộ.” 

Tài liệu của Việt Nam cũng xác nhận: “Đến nay, Việt Nam đã ký một số Thỏa thuận và Hiệp định về phân định và hợp tác trên biển với các nước láng giềng, cụ thể là: Hiệp định về vùng nước lịch sử với Cam-pu-chia năm 1982; Hiệp định phân định ranh giới biển với Thái Lan năm 1997; Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Hiệp định hợp tác nghề cá với Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ năm 2000; Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xia năm 2003; Thỏa thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xia năm 1992.” (Tài liệu báo (Infonet-Bộ Thông tin & Truyền thông (TT-TT), ngày 05/12/2014)

Tuy không trưng ra bằng cớ, nhưng ông Trọng vẫn cảnh giác cán bộ ngoại giao:“Môi trường đối ngoại trong những năm tới sẽ còn phức tạp, khó lường. Các đối tác lớn của ta đang trong quá trình điều chỉnh chiến lược, bối cảnh thế giới thường xuyên biến động, môi trường chính trị, an ninh, kinh tế khu vực và thế giới đang trở nên bất ổn với các tác động nhanh, mạnh và bất ngờ hơn. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn sẽ quyết liệt, chính trị cường quyền quay trở lại mạnh hơn, nhất là trong khu vực. Việc thực hiện nhiệm vụ bao trùm là giữ vững môi trường hoà bình, ổn định do đó sẽ gặp nhiều thách thức.”

Nhưng nước nào, trong số 3 đối tác lớn của Việt Nam gồm Trung Cộng, Nga và Mỹ sẽ đem điều gọi là “chính trị cường quyền” trở lại mạnh hơn trong khu vực với mục đích gì?

Không cần phải đợi ông Trọng nói trắng ra, vì có bao giờ ông dám nói thẳng cái nước mà ông vẫn ca tụng “vừa là đồng chí vừa là anh em” 16 vàng, 4 tốt (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”), mang tên Trung Cộng, đã và đang chủ trương “chính trị cường quyền” đối với Việt Nam và các nước có tranh chấp với họ ở Biển Đông. 

Vì vậy, dù cứ ú ớ mãi trong họng không phát ra thành chữ mà ai cũng hiểu ông Trọng muốn ám chỉ nước nào khi rào đón rằng: “Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia trên biển sẽ đứng trước một số thách thức mới. Đó là do sự biến động phức tạp của tình hình, sự thay đổi so sánh lực lượng, sự tính toán của các nước có liên quan, sự nổi lên của chủ nghĩa đơn phương, thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế. Các cơ chế kiểm soát bất đồng, khủng hoảng trong khu vực chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả; các thể chế đa phương khó đạt được lập trường chung đủ mạnh. Tình hình trên thực địa tiếp tục phức tạp, nguy cơ va chạm, đụng độ chưa được đẩy lùi.” 

Tất nhiên ở trong khu vục Á châu-Thái Bình Dương, chỉ có nhà nước cường quyền Trung Cộng mới tôn sùng và mê muội “chủ nghĩa đơn phương” và không “tôn trọng luật pháp quốc tế” để đánh chiếm quần đào Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa tháng 1/2074. Sau đó, đến năm 1979 lại đem 600 ngàn lính vượt biên giới đánh phá 6 Tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái), Lai Châu. Có từ 40,000 đến 45,000 bộ đội và thường dân Việt Nam đã bị thiệt mạng hay mất tích trong cuộc chiền 2 giai đoạn kéo dài từ 1979 đến 1984 và từ 1985 đến 1990.

Biết nhưng vẫn cúi đầu

Từ chiến tranh biên giới Việt-Trung, quân Trung Cộng đánh chiếm 7 bãi đá chiến lược của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa ngày 14/03/1988 gồm: Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma, Châu Viên, Tư Nghĩa (còn có tên là Huy Cơ) và Vành Khăn. 

Tất cả những vị trí này đã được Trung Công cải tạo và xây dựng thành đảo kiên cố để đồn trú quân, thiết lập căn cứ quân sự, sân bay, bến cảng và đài viễn thông để kiểm soát Biển Đông.

Ông Trọng biết hết, kể cả chuyện: “Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong gần 6 tháng qua có 20 tàu cá với 138 ngư dân ở các địa phương trong tỉnh bị tàu Trung Quốc ngăn cản, khống chế lấy tài sản khi đang khai thác thủy sản tại ngư trường truyền thống vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Trong đó có tàu của ngư dân Lê Hơn (52 tuổi, ở huyện đảo Lý Sơn) bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc số hiệu 31102 tông chìm khi đang khai thác rong biển ở khu vực đảo Bạch Quy (quần đảo Hoàng Sa) hôm 25.5.2018.” (theo báo Thanh Niên, ngày 14/06/2018).

Hay chuyện: Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, trong một cuộc họp báo bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 51 tại Singapore, hôm 4/8 vừa qua đã phát biểu rằng, Trung Quốc buộc phải quân sự hóa Biển Đông nhằm tự vệ trước sức ép an ninh từ Mỹ và các nước khác ngoài khu vực.”

Đây là lần đầu tiên Trung Cộng công khai xác nhận đã “quân sự hóa Biển Đông”, nhưng trong quá khứ, đã có nhiều viên chức Trung Cộng, kể cả Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước đã bô bô cái miệng ở Tân Gia Ba ngày 07/11/2015 rằng: “Xin hãy để tôi nói rõ: những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa. Chính quyền Trung Quốc có nhiệm vụ phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích chính đáng của Trung Quốc.” (theo Thông tấn Pháp, AFP).

Có 64 người lính công binh của Hải quân CSVN đã hy sinh oan uổng tại Gạc Ma vì họ được lệnh không được nổ súng của Lê Đức Anh, khi ấy là Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng.

Chuyện bí mật lịch sử này được Facebook Phan Trí Đỉnh tiết lộ trên trang báo cá nhân của ông ngày 30-7-2018. 

Ông Đỉnh viết: “Sáng 28/7 (2018) tôi được mời tham gia một cuộc gặp mặt, gồm một số lão làng như anh Thang văn Phúc, nguyên thứ trưởng BNV. Anh Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương, anh Vũ Quốc Tuấn nguyên trợ lý của cụ Kiệt, anh Nguyễn Vi Khải, AHLLVT Lê Mã Lương... và nhiều vị tiền bối khác. 

Thảo luận nhiều vấn đề nhưng tôi chỉ muốn kể một chút về chuyện Gac Ma 1988 và cuốn sách đang gây bão dư luận (cuốn Gác Ma-Vòng Tròn Bất Tử, do Thiếu tướng Lê Mã Lương làm Chủ biên). 

Vấn đề không làm rõ được là mệnh lệnh “KHÔNG BẮN” hay là “KHÔNG BẮN TRƯỚC” - CÓ LỆNH KHÔNG? CÓ THÌ AI RA LỆNH??? 

Đó là khúc mắc của nhiều người, nhiều năm, và khi tôi hỏi thì Chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm nói rằng: Bắn trước hay bắn sau không quan trọng mà là tinh thần giữ đảo của chiến sỹ ta là tuyệt vời... Chuyện tiếp ở cuộc họp, khi đến đoạn này thì một ông dân sự nói to: “Tôi biết người ra lệnh KHÔNG BẮN” làm cả hội trường sững sờ. Nhìn lại thì đó là ông Lê Đăng Doanh. 

Tôi may ngồi gần nên tôi quay sang nói: Bác kể xem nào. 

Ông Doanh kể: Hôm ấy tôi với vai trò là người giúp việc TBT Nguyễn Văn Linh - ngồi ngay sau TBT nên tôi theo dõi hết. 

Ông Nguyễn Cơ Thạch ĐẠP BÀN, NHƯ LÀ GẦM LÊN RUNG CẢ CỬA KÍNH: Ai ra lệnh “KHÔNG BẮN” thì ông Lê Đức Anh trả lời “TÔI”. Ông Thạch quay sang ông Linh thì ông Linh ngồi im - không có ý kiến gì. 

Có một ai đó chen vào: Họ đã chuẩn bị cho Thành đô 1990 từ lúc này.”

Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên bên Tàu được chọn làm nơi họp mật của Hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990.

Bách khoa Toàn thư mở viết: 

“Cuộc họp mặt này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố, tuy nhiên trên trang thông tin chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng hình ảnh chụp trong hội nghị, trong những cột mốc ngoại giao quan trọng. 

Thành phần tham dự: 

- Phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng, 

- Phía Trung Quốc có Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc. 

Kết quả của hội nghị là một loạt các thay đổi trong đối nội và đối ngoại, không chỉ giữa Việt Nam với Trung Quốc, mà còn giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và các nước ASEAN.” 

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh là một trong số chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Ông không những có uy tín cao ở Việt Nam mà còn được trọng nể ở nhiều nước về những kiến thức kinh tế và chính trị của ông. Ông Doanh đã không cải chính những gì do ông Phan Trí Đỉnh cống bố về chuyện nổ súng ở Gạc Ma.

Vậy chẳng nhẽ ông Trọng, người nằm trong hệ thống lãnh đạo của CSVN trong nhiều năm không biết những chuyện vừa kể, hay biết mà vẫn cúi đầu trước Bắc Kinh? 

Phạm Bình Minh đến Lê Hoài Trung

Thái độ và hành động của ông Trọng tại Hội nghị Ngoại giao ngày 13/08/2018, lạ thay, lại không đồng hành ở Biển Đông cùng nhân viên dưới quyền, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trường Ngoại giao Phạm Bình Minh. 

Ông Minh phát biểu: “Nhìn lại từ Hội nghị Ngoại giao 29 đến nay, tình hình thế giới và khu vực đang chuyển động hết sức nhanh chóng, phức tạp, có nhiều diễn biến mang tính bước ngoặt. 

Tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang có nhiều biến động. Sự điều chỉnh chính sách và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chủ nghĩa dân túy, thực dụng tăng cao khiến cục diện an ninh ngày càng bấp bênh hơn. Sự vận động,đấu tranh giữa các trào lưu, xu thế cũ và mới diễn ra hết sức gay gắt. Tình hình Biển Đông vẫn diễn biến ngày càng phức tạp, đe dọa an ninh và ổn định ở khu vực cũng như quyền và lợi ích chính đáng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.” 

Thêm vào đó, trong bài viết phổ biến trên báo đảng, tờ Nhân Dân, ông Phạm Bình Minh (con trai cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, tên thật là Phạm Văn Cương) nhận định: “Những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, đặc biệt là việc tôn tạo quy mô lớn và quân sự hóa trên các cấu trúc đang đe dọa hòa bình an ninh và ổn định ở khu vực cũng như quyền và lợi ích chính đáng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam... Trong vấn đề Biển Đông, mặc dù vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, được dư luận quốc tế hết sức quan tâm, chúng ta đã kiên quyết, kiên trì và triển khai nhiều biện pháp đấu tranh hiệu quả với các vi phạm, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển, thềm lục địa và các hải đảo phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982.” (Nhân Dân. Ngày 13/08/2018).

Tiếp theo, người dưới quyền ông Minh là Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia cũng viết: “Tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ và thách thức khó lường. Trong bối cảnh đó, chúng ta đã kiên trì đấu tranh trên mọi mặt trận, bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, thềm lục địa được xác lập bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).” (theo Báo Quân đội Nhân dân, ngày 14/08/2018). 

Mặc dù những lời nói và bài viết về Biển Đông của hai ông Minh và Trung không có gì mới hơn là lập lại lập trường và quan điểm của Việt Nam về giải quyết xung đột với Trung Cộng và các nước cùng tranh chấp chủ quyền. Nhưng ít ra ông Minh đã dám công khai chỉ trích các hành động của Trung Cộng đã “tôn tạo quy mô lớn và quân sự hóa trên các cấu trúc đang đe dọa hòa bình an ninh và ổn định ở khu vực cũng như quyền và lợi ích chính đáng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam”.

Trong trường hợp Thứ trưởng Lê Hoài Trung thì ông cũng đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Đáng chú ý là những lời phát biểu về Biển Đông của ông Phạm Bình Minh đã diễn ra trước mặt ông Trọng và trên 500 viên chức cao cấp của đảng, quốc hội, chính phủ và cán bộ ngoại giao. 

Sự khác biệt giữa ông Trọng, một lãnh tụ đảng bảo thủ nổi tiếng thân Bắc Kinh với ông Minh, một nhà Ngoại giao chỉ nằm gọn ở chữ “Biển Đông” mà thôi. 

16.08.2018


Nhà hoạt động Lê Đình Lượng bị kết án 20 năm tù giam


CTV Danlambao - Ông Lê Đình Lượng, một nhà hoạt động có nhiều ảnh hưởng tại Nghệ An, vừa bị nhà cầm quyền CS kết án 20 năm tù giam trong một phiên tòa mà các nhân chứng đều khẳng định bị công an ép cung, nhục hình. 

Nhân chứng phản cung

Sáng ngày 16/8/2018, tòa án CS tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Lê Đình Lượng với cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 bộ luật hình sự cộng sản. 

Theo ghi nhận của CTV Danlambao, phiên toà bắt đầu lúc 7:30 sáng trong thời tiết khắc nghiệt, có mưa phùn và gió lạnh do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. Cũng như hầu hết những phiên toà chính trị khác, từ sáng sớm, các ngã tư dẫn vào khu vực toà án bị lực lượng công an và an ninh thường phục chốt chặn không cho bất cứ ai vào. 

Những người thân và bạn bè ông Lượng đến tham dự phiên toà đều bị chặn lại bên ngoài. Chỉ có vợ ông Lượng là bà Nguyễn Thị Quý cùng hai người em của ông được đưa vào bên trong toà án để theo dõi phiên toà.

Hình ảnh bên ngoài phiên tòa xét xử ông Lê Đình Lượng. CTV Danlambao
















Tham gia bào chữa trong phiên tòa lần này là hai luật sư Hà Huy Sơn và Đặng Đình Mạnh. Được biết, tinh thần ông Lượng vẫn rất kiên cường, ông tuyên bố vô tội đồng thời sử dụng quyền im lặng trước tòa.

Hai tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng và Nguyễn Văn Hóa bị áp giải đến tòa trong vai trò nhân chứng nhằm mục đích tố cáo và đưa ra những lời khai bất lợi đối với ông Lượng.

Tuy nhiên, cả hai nhân chứng này đều phản cung ngay trước tòa, họ tuyên bố phủ nhận tất cả những lời khai trước đây khi làm việc với cơ quan công an.

Hai ông Nguyễn Viết Dũng và Nguyễn Văn Hóa khẳng định đã bị công an ép cung, nhục hình nhằm đưa ra những lời khai tố cáo ông Lê Đình Lượng. Họ cũng bị buộc phải ký tên vào những nội dung tố cáo sai sự thật để bảo toàn mạng sống.

Ngay sau hành động phản cung đầy bất ngờ này, cả hai nhân chứng đã bị công an áp giải đi mất, phía luật sư yêu cầu được đối chất nhưng đã không được tòa đáp ứng.

Sau 4 tiếng xét xử, phía viện kiểm sát đề nghị mức án từ 17-18 năm tù giam và 5 năm quản chế, nhưng tòa án cộng sản sau đó đã tuyên án ông Lê Đình Lượng bị 20 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Quang cảnh bên trong phiên tòa xét xử ông Lê Đình Lượng. Ảnh: TTXVN



















Cựu binh chống Tàu

Ông Lượng sinh năm 1965, quê tại Nghệ An, là một cựu chiến binh chống Tàu cộng xâm lược tại biên giới phía Bắc. Ông bị bắt giam vào ngày 24/7/2017 khi đang trên đường đi thăm gia đình tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai trở về nhà.

Dù không nổi tiếng như nhiều người khác, nhưng ông được coi là một nhà hoạt động rất có ảnh hưởng tại khu vực các tỉnh miền Trung, gồm Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh. 

Ông hoạt động âm thầm nhưng đầy nhiệt huyết và lý tưởng. Ông tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi cho người dân ở khu vực miền Trung từ thảm họa môi trường do Formosa gây ra, hay như nạn lạm thu ở nông thôn và học đường.

Điều đó được thể hiện qua các hoạt động đồng hành và hiệp thông cầu nguyện cho ông trước và trong ngày toà án cộng sản đưa ông ra xét xử.

Tại quê nhà ông Lượng, giáo xứ Vĩnh Hoà sáng nay, cả ngàn giáo dân và 16 linh mục đến từ các giáo xứ khác nhau đã đến dâng lễ cầu nguyện đặc biệt cho ông Lê Đình Lượng.

Trong đó, một đoàn đến từ giáo xứ Mỹ Khánh và giáo xứ Ngọc Long do linh mục Anton Đặng Hữu Nam dẫn đoàn đến dự lễ cầu nguyện bị lực lượng cảnh sát giao thông cản trở khi trên đường đến giáo xứ Vĩnh Hoà.

Trên 10 giáo xứ thuộc giáo phận vinh liên tục thắp nến cầu nguyện kêu gọi nhà cầm quyền trả tự do cho ông.

Hơn 50 người hàng xóm, bạn bè đã đến nhà cầu nguyện hiệp thông cùng gia đình trong đêm trước phiên toà xét xử.

16/8/2018

Đặc khu kinh tế - ý nghĩa chính trị và cứu cánh của chế độ CSVN

Donguyen (Danlambao) - CSVN sẽ tìm mọi cách để thông qua cái dự luật này, nhiều lý do, nhưng tôi chỉ muốn nói trên góc nhìn (lý do) chính trị. Về góc nhìn kinh tế, các bạn có thể đọc thêm ơ các trang mạng do những nhà phân tích khác đưa ra.

Trong cuộc chiến khởi đầu thương mại Trung - Mỹ, vì mục tiêu cao xa hoặc có thể nhìn thấy trước một cuộc chiến sẽ có với Mỹ, mà giới lãnh đạo Bắc Kinh đã chuẩn bị cho họ: về chiến thuật cự ly gần là phá vỡ sự ảnh hưởng của Mỹ bằng hai dự án tầm cỡ là thành lập ngân hàng AIIB và dự án Một Vành Đai - Một Con Đường, là hai mũi nhọn hòng lôi kéo và ngăn trở Mỹ tại Á Châu. Về chiến thuật toàn cầu, Trung Quốc sử dụng chiến thuật rải đá cắm cọc. Trung Quốc tăng cường bang giao với các quốc gia có xu hướng chống Mỹ, các quốc gia độc tài, và những nước nằm xa sự ảnh hưởng của Mỹ, nhằm phân chia nhỏ sự thống trị của Hoa Kỳ và đồng thời chuẩn bị trước cho sự tiến xa trong tương lai của hệ thống mang dấu ấn Trung Quốc. Nói thật là ngay cả nước Nhật nằm ở vị trí thứ hai thế giới về kinh tế hàng thập kỷ cũng không toan tính điều này, họ chấp nhận làm kẻ thứ hai để hưởng lợi, Trung Quốc chỉ mới đây thôi nhưng đã mang dã tâm cuồng vọng.

Thập niên 90 đến hết nhiệm kỳ ông Obama.

Nhưng có lẽ, cái mà giới lãnh đạo Bắc Kinh không lường được, không tính toán được, là khi nào thì xảy ra tranh chấp “nóng” với Mỹ, và thậm chí còn thầm nghĩ chính Trung Quốc mới là kẻ khai mào cuộc chơi!! Trong cuộc gặp Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Timothy Keating tại Hongkong, một tướng Trung Quốc đòi chia đôi Thái Bình Dương. Sau đó được chính ông Tập nhắc lại với ông Obama vào năm 2013. Một sự tự tin nâng lên rất cao của giới lãnh đạo Bặc Kinh.

Hai tháng sau sự kiện Thiên An Môn tháng 6 năm 1989, người Mỹ đã thiết lập định kỳ các báo cáo về tình hình Trung Quốc một cách chặt chẽ hơn do một ủy ban phụ trách. Khi đó, chủ trương núp bóng để thao quang dưỡng hối của ông Đặng Tiểu Bình giúp Trung Quốc hưởng lợi to lớn về kinh tế nhưng không tránh được nhưng e dè từ giới theo dõi chính trị từ Washington, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào vẫn tiếp tục duy trì đường lối theo quan điểm này và chú trọng vào kinh tế nên vẫn chưa phải là quốc gia gây lo ngại lớn, nhưng nó đã giúp một phần về sự cởi mở chính trị từ Washinhton khi tháo bỏ cấm vận cho chế độ CSVN năm 1994. Trong khi Cuba cách Mỹ vài bước chân thì đến 2014 mới bình thường hoá quan hệ nhưng vẫn chưa tháo bỏ cấm vận kinh tế cho đến nay. Rõ ràng, sự cởi mở với Hà Nội có nguyên nhân sâu xa từ cái nhìn e dè Trung Quốc chứ không do sự “thiện cảm hơn” với chủ thuyết Cộng Sản.

Như vậy, vấn đề Trung Quốc đối với người Mỹ là đã rất lâu từ vài thập niên trước. Ở thập niên 90, vấn đề hậu Xô-Viet xếp hàng thứ cao hơn và đám tro tàn của nó cần được giải quyết trước. Đến cuối thập kỷ 90 người Mỹ lại có vấn đề ở Trung Đông kéo dài hơn 10 năm đến nay. Trung Quốc hưởng lợi khá nhiều từ bối cảnh thế giới dẫn đến một Trung Quốc ngạo mạn đầy tự mãn ngày nay.

Nhiệm kỳ ông Trump.

Ở bài viết tháng 4, tôi nói rằng sự xuất hiện của ông Donald Trump là phản ánh phần thế giới còn lại. Thật không may khi Âu Châu xuất hiện tay côn đồ Putin suốt ngày cầm giáo mác lượn lờ quanh những ngôi nhà giàu. Lục địa già cỗi cần có ai đó làm thức tỉnh. Tăng chi tiêu quân sự, không phải đưa tiền cho Mỹ! Có nghĩa hoặc mua sắm vũ khí, khí tài, hoặc dùng cho nghiên cứu phát triển. Tại Á Châu lại có tay găng- tơ Tập Cận Bình được trang bị đầy súng ống chỉ để đe dọa các nước nhỏ, xâm chiếm tài nguyên, đòi kiêu binh bá cuồng.

Cuộc chiến thương mại, khởi đầu cho những cuộc chiến khác đang diễn ra nó thật bất ngờ với giới lãnh đạo Bắc Kinh. Nó có nguy cơ khiến cho sụp đổ những mộng bá của họ. Nhưng Trung Quốc không thể có lựa chọn khác, họ buộc phải chiến đấu vì sự cao ngạo của họ, và phải chiến đấu trong tư thế của kẻ thua cuộc!

Vành đai - con đường là một mũi chiến thuật cận chiến của Trung Quốc. Đặc khu kinh tế nằm trong dự án này. Nhưng nằm ở vị thế nào, tính chất ra sao là chuyện hoàn toàn khác. Cái lý do trong điều 54 của dự luật ám chỉ đích danh Trung Quốc, quốc gia có biên giới với tỉnh Quảng Ninh được đầu tư vào, là sự lót đường một cách chính danh cho sự có mặt của người Trung Quốc tại Việt nam. Ý nghĩa của nó đối với dự án vành đai - con đường của Trung Quốc là phòng thủ chiến thuật - đảm bảo an ninh cho dự án Vành Đai - Con Đường đi vào hoạt động. Vì dự luật cho phép sản xuất vũ khí, sử dụng vũ khí. Ngay tại Sri Lanka, quốc gia nằm sát rìa vành đai, Trung Quốc cũng bắt đầu sử dụng cảng biển có thời hạn đến 99 năm.

Hơn ai hết trong ngành công an quân đội đều hiểu rõ, quận trại ở đâu thì cũng đều có động trại ở đó để giúp lính khuây khỏa, lính Nhật, hay lính Mỹ, hay lính Hàn, hay lính Đức,... và cả những nơi đóng quân trại Việt Nam. Sẽ thật tàn nhẫn khi nhìn vào cuộc sống phụ nữ địa phương ở đó.

Một cách khái quát để thấy rằng “dự án” luật đặc khu có vai trò quan trọng như thế nào với dự án Vành Đai - Con Đường của Trung Quốc. Có thể hình dung rằng, phần lớn đất đai ở 3 đặc khu này sẽ được Trung Quốc “giành phần thuê” trước mà không có bất kỳ hoạt động kinh tế nào. Nó như khu vực hành lang an toàn cho các hoạt động quân sự Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

Nó quan trọng với Trung Quốc, nó cũng quan trọng với chế độ cộng sản Việt Nam.

Nó như một cứu cánh: Nó giúp Trung Quốc đạt mục tiêu, nó giúp đảm bảo an ninh cho các hoạt động kinh tế hàng hải của Trung Quốc khi khai thác dự án Vành Đai - Con Đường này, và nó giúp Hà Nội bằng cách nào đó duy trì chế độ nô bộc, nhưng nó khiến Việt Nam lệ thuộc hơn, vì trong cách nhìn của giới lãnh đạo Bắc Kinh, dự án này đem lại sự quyến rũ cho các nước lân bang “những lợi ích kinh tế” mặc dù bản chất thật là Trung Quốc muốn khống chế và kiểm soát con đường hàng hải có giao lượng hàng hoá đứng thứ hai thế giới này. Nếu chính quyền Cộng Sản thông qua dự án luật đặc khu nhằm góp phần giúp Bắc Kinh củng cố vị thế tại khu vực, đối trọng với Hoa Kỳ. Chính quyền Cộng Sản sẽ đối mặt với những áp lực khó khăn kinh tế khác từ phía bên kia Thái Bình Dương, trong khi đó, vùng đất kinh tế đặc khu trở thành vùng đất loang lỗ. Người Cộng Sản hèn nhát không thoát ra được khỏi kẻ thù của đất nước, và kẻ thù của chính họ: Trung Quốc.

Cuộc chiến do người Mỹ khởi xướng đã bắt đầu. Trong một tình huống phải chiến đấu, và chiến đấu trong tư thế kẻ thua cuộc, nó sẽ dẫn Trung Quốc đi đến những nhượng bộ to lớn, ngoài kinh tế còn là các thỏa ước quốc tế, thỏa ước chính trị.


Thư gửi Bộ Trưởng "Mười Phần Trăm".

Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Giữ ổn định để phát triển kinh tế như chiêu bài của đảng CSVN đang đưa đất nước về đâu? Nền kinh tế lệ thuộc vào nước Tàu, dù nó đưa công nghiệp lạc hậu, rác thải vào nước mình. Ngang ngược chiếm đảo, chiếm biển, chiếm đất... còn lên giọng "đàn cha" dạy cho mình phải biết cách cư xử "khôn" hơn... Nợ công đất nước tăng đáng ngại, tham nhũng tràn lan, ngân sách chi tiêu phần lớn vào công an, an ninh... Một bức tranh vô cùng ảm đạm về kinh tế. Sự ảm đạm cũng được tăng cường thêm do chính sách "mười phần trăm", một chính sách giới hạn tự do tư tưởng của con người.

*

Kính thưa ngài Bộ Trưởng "Mười Phần Trăm",

Thưa tôi là một dân đen thành phố xin được mạo muội viết thư đến ngài để trình bày vài bức xúc.

Đầu thư xin chúc mừng ngài đã được Đảng Nhà nước tín nhiệm trao quyền sinh sát báo chí truyền thông trong nước.

Theo lý lịch, Ngài có học vị thạc sĩ của một đại học nào đó ở Úc châu cấp cho. Với truyền thống chịu cực khổ "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào", một số người Việt qua Úc, học hành giỏi giang, bằng cấp đầy mình, trở về phục vụ quê hương. Gần đây theo truyền thông Úc, đã có những sinh viên xuất sắc từ VN tốt nghiệp, đặc biệt có khoa "Trồng cỏ", được chính phủ Úc ưu ái cho đi "nghỉ mát", dưỡng sức, sau đó đưa về VN tiếp tục sự nghiệp vinh quang.

Sau khi tốt nghiệp, Ngài có thành tích lẫy lừng nghề "trồng ang ten" ở mọi nơi: phố phường, đồng ruộng... Với học vị, thành tích, chức Bộ Trưởng "bốn T" nước CHXHCNVN không ai xứng đáng hơn Ngài.

Theo tin báo chí, trong buổi chỉ đạo giao ban báo chí tại Ban Tuyên Giáo TƯ, Ngài đã phát huy sáng kiến đưa ra chỉ tiêu..., đúng ra là chính sách, 10 phần trăm tin xấu. Báo chí truyền thông chỉ được đăng 10 phần trăm tin tức xấu mà thôi. Trên các phương tiện truyền thông mấy ngày qua nêu ra bao nhiêu thắc mắc: "thế nào là tốt, thế nào là xấu, tại sao 10, điều luật nào???". Ngây thơ lắm! Tin xấu là tin Đảng không vui. Cho phép 10 phần trăm tin xấu thì đất nước mới ổn định, kinh tế phát triển. Còn điều luật nào... thì nó nằm khoản xxx của luật rừng XHCN chứ ở đâu?

Đơn giản, dễ hiểu đến thế là cùng! Dân đen tôi tin tưởng với một chính sách đỉnh cao như thế này nước ta sẽ ổn định, thăng tiến vù vù đến chóng cả mặt. Hy vọng chính sách "mười phần trăm" không những phát huy trong nước còn có thể xuất khẩu sang các nước khác, kể cả các nước giàu có nhất nhì thế giới.

Trong các ngày qua tại Mỹ, hơn trăm tờ báo ở Mỹ đã đoàn kết lên án chính sách gây "cuộc chiến tranh bẩn thiểu chống báo chi" của Tổng Thống Trump. Tổng Thống Trump vốn rất bực mình vì báo chí cứ liên tục chế riễu, đang các tin xấu về ông. TT chỉ chống đỡ được bằng cách "tweet" nhẹ nhàng là truyền thông Mỹ loan toàn "fake news". Ông TT Trump "hiền lành" chỉ "tweet" như thế. Vậy mà bọn báo chí la vỡ làng, bể xóm: "Nói fake news mà bằng chứng đâu? Theo luật sao không kiện ra toà? ". Bọn báo chí Mỹ la toang hoáng lên "Chiến tranh... war... ". Tổng Thống "quá hiền" nên báo chí không chịu ổn định trật tư, liên tục "ăn hiếp", bully Tổng Thống? Chiêu thức "Tweet" cùng món đòn cong môi, uốn lưỡi của TT xem chừng thất thế trước chiêu "biển người", "lấy vú bịt miệng em" của báo chí Mỹ.

Đã vậy, ông Bộ Trưởng Tư Pháp cứ làm ra vẻ ngây thơ để các công tố viên điều tra dính dáng của TT trong việc Nga thò bàn tay lông lá vào "cù lét" bầu cử ở Mỹ. Có hết đâu, nhân viên bị TT sa thải cứ khơi khơi họp báo, viết sách... nói xấu TT lung tung. Dân Mỹ cứ dựa vào nhân quyền bình đẳng "TT cũng là người như mình " đã được Hiến pháp, luật pháp Mỹ bảo vệ nên làm mọi việc loạn cào cào cả lên.

Đề nghị Ngài BT nên du hành sang Mỹ, quảng bá chính sách "mười phần trăm" để giúp nước Mý trở về khuôn khổ, mọi hoạt động báo chí, truyền thông được kiểm soát, xã hội được ổn định. Ngài BT có thể sao chép thêm chính sách "Thiên an môn", đưa bon báo chí ra sắp hàng dùng xe tăng cán dẹp lép xem chúng có chịu "ổn đ̣nh" không?

Chỉ có một điều. Giả dụ sau khi chính sách "mười phần trăm" được áp dụng, kinh tế nước Mỹ sẽ phát triển như thế nào? Rất lạ lùng, khó hiểu Ngài BT ơi! Hiện tại đất nước Hợp chủng quốc Mỹ tuy vẫn cãi nhau chí choé như thế, nhưng kinh tế Mỹ vẫn phát triển đều đặn, người dân sung sướng có công ăn việc làm. Nước Mỹ vẫn hùng mạnh đứng đầu thế giới. Cuộc chiến thương mại với anh đế quốc hung hãn Tàu đã đẩy đại đế họ Tập vào thế chống đỡ. Nếu nước Mỹ làm đầu tàu, kết hợp cả thế giới, chống lại sự bành trướng xảo trá, ngang ngược của anh Tàu, nước này sẽ rơi vào suy thoái.

Giữ ổn định để phát triển kinh tế như chiêu bài của đảng CSVN đang đưa đất nước về đâu? Nền kinh tế lệ thuộc vào nước Tàu, dù nó đưa công nghiệp lạc hậu, rác thải vào nước mình. Ngang ngược chiếm đảo, chiếm biển, chiếm đất... còn lên giọng "đàn cha" dạy cho mình phải biết cách cư xử "khôn" hơn... Nợ công đất nước tăng đáng ngại, tham nhũng tràn lan, ngân sách chi tiêu phần lớn vào công an, an ninh... Một bức tranh vô cùng ảm đạm về kinh tế. Sự ảm đạm cũng được tăng cường thêm do chính sách "mười phần trăm", một chính sách giới hạn tự do tư tưởng của con người.

Một anh phóng viên trở về nhà. Anh nói với vợ "Anh được phép viết 10 phần trăm về cái xấu trong xã hội. Còn 90 phần trăm cái tốt anh tìm không ra và anh không viết láo, không nói láo được. Thôi 90 phần trăm thời gian, ra ngồi ngoài đường bán báo lẻ để sống chứ biết làm sao?". Người vợ khẽ lau nước mắt, an ủi: "Ngày mai rồi trời lại sáng! Anh hãy vui lên! Nào vợ chồng mình cùng vui ca bài" mười phần trăm... em ơi... anh có... đến mười phần trăm... ".

"Ngày mai trời lại sáng ", thái độ an phân gia đình người phóng viên! Chỉ cần 10 phần trăm suy nghĩ, ngài BT cũng cảm thấy hài lòng, chính sách "mười phần trăm" quả lả đúng đắn! Nhưng dùng 90 phần trăm trí não của mình để nhớ lại tinh thần đấu tranh quật cường của tổ tiên dân tộc Việt, ngài BT có cảm thấy lạnh cả người?

Lời lẽ bộc trực trong thư có thể làm ngài BT hơi khó chịu, nhưng với lời lẽ xưng hô cung kính "có trên có dưới", xin ngài BT hoan hỉ tha lỗi cho.

Kính thư

Dân Đen 99,9 phần trăm.

15.08.2018

Giải phóng hay không giải phóng? đâu là chính danh

Người lang thang (Danlambao) - Giải phóng hay không giải phóng? Một câu hỏi dẫn dến biết bao cuộc tranh luận của người Việt cả trong và ngoài nước, giữa những người đã tham gia trực tiếp vào một cuộc chiến tàn bạo và những người đã trải qua giai đoạn lịch sử đẫm máu của dân tộc.

Chiến tranh VN kết thúc vào ngày 30.4.1975 đến nay đã 43 năm. VN thống nhất về mặt địa lý nhưng sự bất đồng gay gắt về quan điểm chính trị khiến người Việt vẫn không thể bắt tay nhau. Nguyên do là thiếu một sân chơi sòng phẳng. Đảng Cộng Sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo một nước Việt Nam thống nhất luôn tự hào về vai trò và công lao của họ trong cuộc chiến tranh mà họ gọi là chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam nên không chấp nhận những ý kiến vượt ngoài cương lĩnh chính trị đã định sẵn. Cuộc chiến này đã lấy đi mạng sống của gần 4 triệu người Việt. Chiến thắng quân sự của cộng sản vào mùa xuân 1975 đã mở đầu cho nhiều năm tháng bất hạnh, đầy nước mắt cúa người dân miền Nam, miền đất được giải phóng theo cách gọi của bên thắng cuộc.

Nếu giải phóng được hiểu theo sự tuyên truyền là để thống nhất đất nước, cứu một miền Nam thoát khỏi tình trạng nô lệ ngoại bang, đàn áp của ngụy quyền và đói khổ thì các câu nói “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô và Trung Quốc” (Lê Duẩn), “Nhà ngụy ta ở,vợ ngụy ta lấy, con ngụy ta sai”(Nguyễn Hộ) và “Ngày 30 tháng Tư có triệu người vui thì có triệu người buồn” (Võ Văn Kiệt) đã lột trần mục đích thật sự của cuộc chiến thần thánh do Hồ Chí Minh phát động, bản chất tàn bạo điên cuồng và nỗi hối hận muộn màng của những người cộng sản. Ngòi bút của một vài nhà văn, nhà báo miền Bắc đã mô tả cái thực trạng giải phóng đau lòng này:

Dương Thu Hương (trả lời đài RFA) "Vào miền Nam tôi đã khóc, vì sao? Là bởi vì tôi hiểu đạo quân chiến thắng ở miền Bắc phụ thuộc vào một chế độ man rợ. Rất nhiều dân tộc văn minh bị tiêu diệt bởi một chế độ man rợ hơn, bởi vì họ hung hăng hơn. Họ, phía bên thua cuộc, có thể văn minh hơn về văn hóa nhưng họ kém về phương diện tổ chức quân sự". 

Huy Đức (Bên Thắng Cuộc): "Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe, cặp nhẫn vàng choé trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra, con búp bê nhựa biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn".

Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dầy, Thép Đã Tôi Thế Đấy. Những chiếc máy Akai, radio cassette được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có đêm trường sơn nhớ Bác. Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi".

Châu hiển Lý (Bộ đội tập kết 1954): Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra bắt đầu từ ngày 30.04.1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn chiến thắng. Hoà bình và thống nhất chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát về mọi mặt. “Tính hơn hẳn” của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc....

Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong ḷich sử Việt Nam. Con cháu, chút chít chúng ta sẽ nhắc lại nó như một thời kỳ… đồ đểu! Vết nhơ muôn đời của nhân loại. 

Với khí thế sùng sục say men chiến thắng trộn lẫn với lòng căm thù, bên thắng cuộc đã mau chóng xây dựng các trại tập trung khắp nước để cải tạo tư tưởng chính tṛi, đày đọa thân xác hàng trăm ngàn quân cán chính miền Nam và tiến hành cải tổ kinh tế theo đường lối xã hội chủ nghĩa bằng chính sách đánh tư sản, kinh tế mới và hợp tác xã. Hậu quả là hàng vạn tù nhân cải tạo bỏ xác nơi rừng sâu nước độc, những làn sóng vượt biên tỵ nạn cộng sản và cái chết của trăm ngàn người ngoài biển khơi, gia đình ly tán, xã hội bị bần cùng hóa và nền kinh tế quốc gia bị phá sản toàn diện.

Công pháp quốc tế đặt ra một số điều kiện mà một quốc gia cần phải có trước khi chính phủ của nó được công nhận và trở thành thành viên liên hiệp quốc:

1) dân cư
2) lãnh thổ
3) chính quyền
4) khả năng thiết lập quan hệ với các quốc gia khác
(The Montevideo convention 1933). 

Ngoài ra, vấn đề lãnh thổ không bị các quốc gia khác yêu sách và chính quyền phải kiểm soát hiệu quả lãnh thổ quốc gia mình cũng được đề cập đến. Hai miền Nam Bắc đều hội đủ 4 tiêu chuẩn trên. Đây là 2 quốc gia riêng biệt, độc lập trên lãnh thổ VN từ năm 1955. Như vậy, việc xử dụng sức mạnh quân sự để tước đoạt chính quyền và chiếm lãnh thổ của một quốc gia khác là hành vi xâm lược. Miền Nam đã bị cưỡng chiếm. Núp dưới chiêu bài giải phóng, cuộc chiến này không những sai lầm mà còn là tội ác bởi vì nó quá tàn nhẫn nhưng lại được che đậy bằng sự dối trá. Dối trá được khai thác tối đa để che đậy dã tâm. Không ai giỏi hơn những người cộng sản về thủ đoạn này. "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải đánh cho được độc lập" (Hồ Chí Minh). Đâu là sự thật núp sau câu nói này? Họ Hồ vì lý tưởng cộng sản đã ném cả dân tộc này vào lò lửa chiến tranh.

Nói dối như là đường chỉ tay gắn liền với vận mệnh dân tộc. Có lẽ nó đã trở thành quán tính, một bản sắc Việt. Nó ở khắp mọi nơi, xâm nhập vào mọi lĩnh vực trong đời sống. Người ta hòa nhập và thản nhiên xử dụng nó. Cách xử dụng ngôn từ của người Việt hiện nay là một thí dụ. Nó phiêu bồng theo kiểu “buồn vui kia là một, như quên trong nỗi nhớ” (Trịnh Công Sơn). Tu tập để tự giải thoát nếu sai cũng chẳng hại ai. Nhưng danh từ thành động từ, tính từ thành danh từ v.v... và v.v... thì hại cả nền văn hóa. Trong chính trị, lộng giả thành chân thì hại cả dân tộc. Người cộng sản đã thành công trong việc tẩy não. Từ xâm lược biến thành giải phóng. Ngụy danh biến thành chính danh. Giải thích thế nào đây khi lót đường bằng máu và xác của 4 triệu đồng bào 2 miền chỉ vì mơ mộng chủ nghĩa xã hội. Ngày giải phóng, trước giải phóng, sau giải phóng, quân giải phóng… những câu nói vẫn thoát ra hàng ngày từ cửa miệng của rất nhiều người. Họ đã trở nên vô tri vô giác như những chiếc loa phường. Đảng là bộ óc và nhân dân là sản phẩm. Đã đến lúc có thể tháo gỡ những cái loa phường treo khắp đầu đường xó chợ vì đảng đã chế tạo thành công những công cụ sống phát sóng tình nguyện. 

Giải phóng hay không giải phóng? Vấn đề của người Việt sau cuộc chiến tranh Nam Bắc và To be or not to be của anh chàng Hamlet trong vở kịch của Shakespeare có chỗ nào tương đồng?

15.08.2018