Friday, April 19, 2019

Bản chất không đổi



Đỗ Văn Ngà|

Hiệp định Geneva 1954 là một hiệp định quyết định lấy vĩ tuyến 17 chia làm 2, vùng tự do phía Nam và cộng sản phía Bắc. VNDCCH phía Bắc đã ký vào hiệp định. Để gây nội chiến, ông Hồ Chí Minh và ĐCS cho người của mình cài cắm lại phía nam lấy danh nghĩa là quân nổi dậy miền Nam chống Mỹ – Diệm hoặc Mỹ – Thiệu (theo cách gọi của CS) sau này. Thực chất là để tuyển quân tại chỗ và tiếp nhận quân chính quy từ miền Bắc vượt Trường Sơn nhập vào gây ra nội chiến đẫm máu trên toàn miền Nam.
Lực lượng mặt trận giải phóng Miền Nam chỉ có nhiệm vụ là nấp trong dân giết lính VNCH. Họ là quân du kích, ngày giả dạng nông dân, đêm cầm súng bắn giết. Tổ chức mặt trận này là tổ chức kháng chiến chứ không phải là tổ chức nhà nước. Nó chỉ có tuyển người để bắn và giết và chết chứ nó không hề bỏ tiền ra xây một trường học hay bệnh viện nào trên toàn cõi Miền Nam này cả.
Đó là bản chất của tổ chức kháng chiến mang tên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Thế nhưng khi xem tiểu sử của ông Nguyễn Tấn Dũng thì từ năm 1961 khi mới 12 tuổi theo kháng chiến. Vậy trình độ học vấn của ông cao lắm là lớp 6. Từ năm 1961 đến 1975 là 14 năm ông trốn chui trốn nhủi theo kháng chiến – một tổ chức chỉ giết và giết không hề xây dựng và quản lý 1 trường nào trên toàn Miền Nam, thế mà ông ta có bằng Y tá – một bằng cấp đòi hỏi phải học đến 12 mới đủ kiến thức nền học chuyên môn. Vậy mà Đảng phù phép cho ông được làm y tá.
Ngày nay thì nói tới 3 Dũng ai cũng biết vì ông quá nổi tiếng. Sau này trên con đường quan lộ ông cũng học bổ túc rồi tại chức như ngồi máy bay ngắm hoa mặt đất và cuối cùng cũng có được bằng cử nhân để ngồi vào ghế thủ tướng. Theo tiêu chuẩn của Đảng thì ông Ba Dũng ngồi vào được, vì đảng cần người cho ghế thủ tướng không phải để quản trị đất nước mà để trừng trị nhân dân. Nên hoạn lợn hay bằng cử nhân dỏm thì được hết. Bằng chỉ là làm cho ra vẻ lãnh đạo có chữ chứ bọn họ làm lãnh đạọ cần gì chữ?Nói thẳng ra, phong cho ông Dũng làm y tá là trò của Tổ chức CS. Chỉ cần anh nào đó khoát áo y tá để lừa cho những người cầm súng chiến đấu cho đảng tin rằng, mình bị thương sẽ được đảng cứu. Chứ thực chất, họ chỉ thấy đảng cũng cử y tá cứu họ và họ tin chứ họ đâu biết trong chục thằng y tá của đảng thì hết 9 thằng y tá dỏm. Những người bị thương, chết cũng chả sao, chết thằng này tuyển thằng khác. Chính vì thế nên loại anh học lớp 6 khoác áo y tá như Ba Dũng được trọng dụng, chứ ông Dũng đào đâu ra chuyên môn đúng cho một y tá?
Những anh tây học có chữ nếu muốn vào chính trường thì phải vứt hết những gì giáo dục đã cho họ, và học lại toàn bộ những thủ đoạn thâm độc nhất, những chiêu nịnh hót giỏi nhất, những chiêu trở cờ bất ngờ nhất để trụ lại chiến đấu trong chính trường ĐCS. Nguyễn Thiện Nhân tây học thì ông cũng vứt hết để hòa vào tính lưu manh chung trong ĐCS mà tiến thân. Nguyễn Thanh Nghị con trai ông Nguyễn Tấn Dũng cũng tây học, rồi khi theo cha bước vào chính trường cũng vứt đi hết những giá trị giáo dục công phu đó. Về Kiên Giang, kết hợp với kinh nghiệm chính trường của tía cậu – ông Ba Dũng, nay Nguyễn Thanh Nghị trở thành tay làm chính trị rất đúng chất Nguyễn Tấn Dũng. Cú ngã bệnh của ông Nguyễn Phú Trọng ở Kiên Giang làm cho giới chính trị gia CS phải nhìn Nghị dưới con mắt khác.
Nói thế để chúng ta thấy, dù cho quan chức CS có cho con cái tây học thực sự, thì khi trở về tiếp quản quyền lực, nó vẫn lưu manh hoàn lưu manh. Cho nên, việc các quan chức cho nâng điểm con cái của mình để thành những thí sinh đậu điểm cao vào học ngành cảnh sát rồi cơ cấu, ấy cũng là chủ trương của Đảng từ lâu. Chẳng qua người ta khui vì muốn đánh ai đó mà thôi. Những cậu ấm cô chiêu học dốt đậu cao đó là chính sách. Lưu manh hóa hạt giống đỏ để thành lãnh đạo chứ họ không cần phải kiếm chữ hay luyện chuyên môn gì cả. Chỉ đơn giản là vậy. Nó là bảng chất của đảng từ bao đời rồi./.

Kẻ đi săn và con mồi đều là tội đồ



Lê Quốc Quân|

Hôm qua (16.4) tôi có đưa một status về vụ AVG và nỗ lực của Tổng Tịch trong việc tìm bắt công chúa để săn con mồi 3X. Thế nhưng không chỉ có con mồi là thủ phạm mà kẻ đi săn cũng là một tội đồ lớn hơn nhiều.
Vụ việc này lần đầu tiên tôi đưa ra và có tính pháp lý quốc tế, vượt xa câu chuyện Trịnh Vĩnh Bình. Đó sẽ là một thoả thuận đền bù kinh khủng, vượt quá mọi sự chịu đựng của những người dân nghèo hằng ngày đóng thuế trên khắp đất nước đau thương này. Vụ việc này có thể phải đền tối đa đến 7 tỷ đô la mà thủ phạm là kẻ đang đi săn 3X.
Câu chuyện của Repsol Tây Ban Nha
Ai đã ra quyết định dừng?Tháng 3/2018 Việt Nam quyết định dừng dự án thăm dò khí đốt với hãng Repsol của Tây Ban Nha tại lô 136/03 thuộc Bãi Cạn Tư Chính do áp lực của Trung Quốc sau đó dừng tiếp một dự án tại Lô 07/3 nơi mà Công ty Repsol vừa mới thăm dò được trữ lượng có đến 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas.
Tổng tịch là người chịu trách nhiệm chính trong vụ việc nhượng bộ Trung Quốc để ép buộc Repsol rút dự án tiềm năng mà họ đã đầu tư đến 300 triệu USD theo các hiệp định đầu tư rất bài bản, theo luật pháp quốc tế và có sự bảo lãnh của các tập đoàn bảo lãnh tín dụng quốc tế.
Phía công ty của Tây Ban Nha cũng đã lập một dự toán kinh tế chứng tỏ rằng họ có thể có doanh thu hàng tỷ USD từ việc thăm dò khi thấy một trữ lượng lớn dầu và khí như vậy. Tuy nhiên, khi Trung Quốc triển khai dàn khoan HYSY-760 cùng hơn 40 tàu hải giám tới khu vực, gây áp lực quanh khu vực mỏ Cá Rồng Đỏ thì Bộ chính trị đã chỉ đạo phải dừng lại.
Ai chủ toạ phiên họp của Bộ Chính trị để quyết định việc đuổi Repsol chắc mọi người đều biết. Và kết quả là Repsol phải ra đi khỏi lô khai thác dầu khí này, trong khi rõ ràng nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Việc cho ngưng dự án khi các giếng khoan đang hoàn toàn tốt và triển vọng kinh tế là vô cùng sáng sủa, đặt ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm cho chúng ta: Nó mặc nhiên ghi nhận quyền lực của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, quan trọng hơn, phải đền tiền. Và đền tiền cho Repsol là việc mà nhân dân đang đói khổ của chúng ta phải đau xót. Đó cũng là động lực để tôi viết bài này.
Repsol đòi bao nhiêu?
Công ty Repsol có 51,75% cổ phần trong dự án Cá Rồng Đỏ và đã thuê dàn khoan trị gía 473 Triệu USD để khoan khai thác. Dự kiến đầu năm 2019 sẽ bắt đầu thương mại hoá và đạt doanh thu đến hàng tỷ USD. Dự án Cá rồng đỏ này có thể sản xuất lên đến 30.000 thùng dầu/ngày và 60 triệu lít khí/ngày. Trữ lượng khai thác có thể kéo dài đến hàng chục năm. Tổng thiệt hại của REPSOL cho đến khi Bộ chính trị Việt Nam buộc phải rút đi là khoảng 300 triệu USD.
Các bạn thử tưởng tượng: Nếu như vụ Trịnh Vĩnh Bình, thay vì chỉ phải trả 15 triệu USD như thoả thuận tại Singapore bây giờ số tiền ông Trịnh Vĩnh Bình đòi đã lên 1,2 tỷ USD thì REPSOL đã thiệt hại đến 300 triệu USD, họ sẽ đòi bao nhiêu ? .
Thưa: Họ đang đòi 7 tỷ USD. Và tất nhiên người giữ chức “Tổng thư ký –General Secretary” của Bộ Chính Trị khi tổ chức cuộc họp chỉ đạo “phải rút” là người chịu trách nhiệm chính. Hiện nay chính phủ đã gần như chấp nhận phương án đền bù ban đầu là 1 tỷ USD mặc dầu câu chuyện chưa kết thúc. Mọi việc vẫn đang trong vòng bí mật vì những cam kết kinh tế và vì cả tính chất chính trị của vấn đề.
Điều tệ hại hơn, nó mặc nhiên chấp nhận một sự thật là giặc ngoại xâm đã có quyền trên “Vùng Đặc quyền kinh tế của Việt nam”. Một bằng chứng thực tế “De facto evidence” về thẩm quyền của Trung Quốc đã được Bộ chính trị Việt Nam thừa nhận, sẽ ngăn cản tất cả các nỗ lực pháp lý để kiện đường 9 đoạn của Trung Quốc trong tương lai. Đó cũng là lý do Việt nam không kiện Trung Quốc như Philippine đã làm.
Nếu là 3 X còn thì sẽ xử lý như thế nào?
Hoa Mai là tên của lực lượng đặc công nước, thuộc Lữ đoàn 5 nổi tiếng của Việt Nam. Với trụ sở tại Ninh Thuân, lực lượng này của Việt Nam được coi là thiện chiến nhất vùng Đông Nam Á. Lữ đoàn Đặc Công nước đã từng nổi tiếng với những vụ đánh “Rừng Sác”, “Soài Rạp”. Đặc biệt có trận đánh nhà máy lọc dầu ở cảng Kangpong Som (Sihanoukville) đầy táo bạo, cảm tử mà có thế áp dụng vào trong vụ “Cá rồng đỏ” nếu muốn. Họ thuộc lòng khu vực Bãi cạn và Quần đảo Trường Sa như lòng bàn tay.
Có nguồn tin thân cận nói rằng, nếu còn 3X họp trong BCT thì rất có thể lực lượng Hoa Mai đã được tung ra: Người nhái sẽ nhoài người, “Bóng” sẽ nổi khắp nơi quanh khu vực 40 tàu Hải giám của Trung Quốc, máy bay SU22, SU27, thậm chí SU30 sẽ được nạp nhiên liệu và sẽ có một cuộc lên gân đủ mạnh để buộc Trung Quốc phải xem xét lại yêu cầu của mình.
Lúc đó Trung Quốc đang run vì họ là kẻ đi xâm lược, kẻ đưa ra yêu sách ngạo ngược. Họ là lực lượng phi nghĩa còn Việt Nam có đầy đủ tính chính nghĩa. Thời điểm đó Hoa Kỳ cũng sẵn sàng can thiệp cho Việt Nam ở mức độ đủ mạnh do trước và sau đó đều có những chuyến thăm của Tuần Duyên Hạm Đội 7 đến Cam Ranh và những cam kết hợp tác còn tươi rói mùi mực.
Tổng tịch là kẻ đi săn đang săn con mồi “công chúa” và muốn xướng tên “người tử tế” như là một tội đồ tham nhũng. Tuy nhiên, ở một chiều kích khác, Kẻ đi săn cũng là một tội đồ lớn hơn khi để thất thoát hàng tỷ USD và sẽ còn nhiều tỷ vì một quyết định non nớt, đầy sợ hãi nhằm bảo vệ quyền lực mong manh của mình.
Vâng chỉ có nhân dân là người đang chịu đau khổ, thiệt thòi nhất khi hàng ngày tiếp tục bị bóc lột bởi giá xăng, giá điện tăng cao để đền tiền. Thế nhưng cũng chính Nhân dân mới là người đi săn đích thực. Sẽ đến lúc quyền lực của Nhân dân được thực thi và bất cứ kẻ nào làm hại cho đất nước đều phải trả giá./.

Ông Tổng Tịch chưa chết, giá xăng đã lên tới trời


Giá xăng lại tăng, áp lực lên hầu bao người dân ngày càng lớn hơn mức có thể chịu đựng. Ảnh: Internet
Tân Phong – Web Việt Tân

Dư luận xã hội Việt Nam mấy ngày vừa qua trải qua một trạng thái háo hức một cách kỳ lạ. Mạng xã hội tràn ngập những tin đồn đoán và các nhà báo có trí tưởng tượng phong phú thái quá đã nghĩ ngay ra những âm mưu, kịch bản ghê gớm đằng sau vụ “phải gió” của ông Tổng Tịch Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi thăm Kiên Giang vừa qua.
Không khí chờ đợi, hồi hộp, hân hoan, xì xầm to nhỏ khắp nơi hang cùng ngõ hẻm cứ như thể sắp được chứng kiến cái “hạnh phúc của một tang gia” to lớn cấp quốc gia. Quan chức Ba Đình thì nháo nhào như ong vỡ tổ, thi nhau bay vào bệnh viện Chợ Rẫy, túc trực 24/24 sát bên “người dẫn đường vĩ đại” – một nickname mới của ông Trọng được Bùi Thanh Hiếu nguoibuongio đặt tên theo cách mà người Đức gọi Hitler – để tỏ lòng trung thành với ông Tổng Tịch. Nói thì bảo độc miệng, ngộ nhỡ ông Tổng Tịch mà đột tử khi chưa kịp bàn giao một lúc hai cái “ghế”, thì ắt là có chuyện lớn “đầu rơi, máu chảy” không chừng. May quá, ơn Giời, ông vẫn chưa chết.
Nhưng mà ông không chết, hóa ra lại làm cho nhiều người thất vọng lắm.
Điện thì vừa tăng giá từ đầu tháng 4/2019 tới 8% .Trước nay, mỗi dịp quốc tang hay chiến thắng bóng đá, nhà nước lại tăng thêm giá điện, giá xăng cứ như thể “hòa chung niềm hạnh phúc của dân tộc”, để cho mọi người dân vì “yêu nước” mà không thấy bất bình những thuế phí mỗi ngày một “cao, cao mãi”. Lần này, không có quốc tang, mà xăng tăng, điện tăng đến trời khiến cho cái dạ dày của người dân vốn đã lép dẹp, nay càng “hẫng hụt” thảm hại hơn.Dân chúng hẫng hụt vì không được xem quốc tang. Quan chức đang trong diện làm “củi đốt lò” hay vừa mới “xuống tiền” thì lên cơn đau tim vì mừng hụt hoặc sợ mất cả chì lẫn chài. Nhưng có lẽ, người dân mới cảm nhận được sự “hẫng hụt” rõ đến thế nào khi mà ngay sau đó, giá xăng đã tăng thêm 1.202 đồng/lít. Vậy là trong chưa tới nửa tháng, mà xăng đã tăng hơn 2.000 đồng/lít qua hai lần tăng giá “nhẹ”. Giá xăng A95 đã là hơn 21.000 đồng/lít và xăng E5 cũng gần chạm 20.000 đồng/lít.
Một nghiên cứu cho thấy, trung bình, người lao động phải chi trả đến 15% – 20% thu nhập cho chi phí xăng xe, thuế phí cầu đường, vé phạt giao thông, phí mãi lộ bởi BOT và công an giao thông… Một con số quá khủng khiếp. Giá xăng ở Mỹ trung bình chỉ khoảng 14.000 đồng/lít theo tỷ giá hiện thời trong khi thu nhập bình quân của người Mỹ khoảng 40 ngàn USD/người. Còn ở Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ khoảng hơn 2000 USD – mức thấp nhất khu vực Đông Nam Á – nhưng “ơn Đảng, ơn chính phủ” mà người lao động phải mua xăng với giá gần gấp đôi xăng ở Mỹ.
Một ví dụ nho nhỏ để thấy “thành tựu vĩ đại” của cái gọi là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” vi diệu đến như thế nào trong việc bần cùng hóa người dân lao động bằng cách vắt cùng kiệt những đồng tiền từ thu nhập ít ỏi mà người lao động đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt trong những công xưởng tồi tệ về điều kiện lao động hàng ngày. Những hệ thống, qui định thuế phí gián thu chồng chất, đánh vào các nhu yếu phẩm như xăng dầu, điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công như y tế, giáo dục… mà nhà nước cộng sản đang áp dụng là một cỗ máy “vặt lông vịt” tinh vi và bất nhân nhất.
Người dân lao động chỉ thấy rằng, dù có chắt bóp đến thế nào đi nữa thì cuối tháng vẫn phải ăn cơm chan canh suông, vẫn phải đi vay nợ từng bữa và những hộp sữa cho con đã trở thành ám ảnh đối với nhiều đôi vợ chồng công nhân trẻ. Người lao động không bao giờ hỏi tại sao họ phải trả tiền xăng gấp đôi ở Mỹ, trả 6.000 đồng tiền bảo vệ môi trường cho mỗi lít xăng chạy xe và phải thở một bầu không khí độc hại có thể giết chết họ bởi bệnh ung thư phổi khi họ chưa kịp sống đến tuổi trung niên. Trong khi đó, những “quan phụ mẫu cộng sản” với khuôn mặt bự mỡ luôn miệng nói rằng “tăng giá xăng vì quan tâm sức khỏe người dân” như lời ông phó thủ tướng cộng sản Hoàng Trung Hải từng nói. Đúng là lời lẽ của bọn vô lương, táng tận lương tâm.
Trước thời điểm ông Tổng Tịch xuống thăm xứ Hà Tiên (tên cũ của vùng đất bao gồm cả Kiên Giang, Phú Quốc, An Giang, Cà Mau… bây giờ, do Mạc Cửu chiếm của vua Miên, khi đó được coi như một vùng đất tự trị giàu có, hùng mạnh) của bố con “người tử tế”, tòa án quốc tế PCA đã ra phán quyết cuối cùng về vụ án Trịnh Vĩnh Bình với phần thắng thuộc về nguyên đơn.
Theo đó, nhà nước CSVN sẽ phải trả 37,5 triệu USD tiền bồi thường cho Trịnh Vĩnh Bình và án phí. Số tiền này, đối với một cá nhân thì thật là lớn nhưng với một quốc gia “có” dự trữ ngoại hối hơn 64 tỷ USD thì chẳng đáng là bao? Nếu như dự trữ ngoại hối “dồi dào” như vậy, thì chẳng để đến nỗi khoản nợ tiền nhà thầu Nhật Bản ở tuyến Metro số 1 trọng điểm của thành Hồ có hơn 100 triệu USD từ năm 2018 mãi không thu xếp nổi, khiến cho phía đại sứ Nhật Bản đã nhiều lần hối thúc và tạm dừng thi công cho tới giờ.
Tiếp tới đây, được biết Elliot Advisers LP sẽ tiếp tục kiện CSVN về khoản tiền vay bảo lãnh chính phủ cho tập đoàn tầu thủy Vinashin 600 triệu USD, trong đó có khoản 60 triệu USD đáo hạn mà không trả. CSVN tính “xù” khoản tiền này khi thoái thác vòng vo kiểu “chí phèo”. Nhưng Elliot Advisers LP được giới tài chính thế giới gọi là “con thú điện tử sừng mềm” chẳng phải là đối tượng để CSVN xoa đầu dễ dàng. Là công ty tài chính chuyên mua nợ những quốc gia, tập đoàn đa quốc gia chuẩn bị vỡ nợ và suy yếu, Elliot Advisers LP có đầy đủ ngón nghề để CSVN phải “móc họng” trả đủ. Mà những khoản nợ này đã chi tiêu như thế nào thì chỉ có anh Ba và “nội các” nhiệm kỳ trước rõ. Bây giờ, liệu thu hồi tài sản các tham quan ở Vinashin có trả nổi khoản tiền sẽ phải trả cho Elliot Advisers LP? Từ thời điểm vụ án Trịnh Vĩnh Bình, nhà nước CSVN sẽ phải liên tục hầu kiện những vụ tương tự như vậy. Điều này, chẳng dễ chịu chút nào.
Nhưng không sao, mọi chuyện đã có Đảng và nhà nước lo, những “đỉnh cao trí tuệ của muôn loài” cộng sản sẽ nhanh chóng nghĩ ra thêm nhiều thứ thuế phí mới, những lý do hết sức “do dân, vì dân” để tăng giá xăng, điện, nước, viện phí, BOT, VAT… bù đắp những khoản tiền vay khổng lồ mà các tham quan đã lỡ tiêu mất.
Rõ ràng, sẽ chẳng phải đợi bóng đá hay quốc tang, giá cả mọi thứ sẽ tăng chóng mặt trong thời gian tới, người dân phải “chia xẻ khó khăn với chính phủ” để những “hồng phúc của dân tộc” tiếp tục công cuộc “ăn không từ một thứ gì của dân”.
Chẳng phải là Geoger Orwell nói rằng “Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng có một số con khác bình đẳng hơn”hay sao? Đúng là đảng vinh quang bốn lần muôn năm.
18/4/2019

Tân Phong

Dấu chỉ huy hoàng của tham nhũng



Trân Văn|

Thông  qua báo chí, ông Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa bảo với đồng bào rằng, lực lượng Thanh tra của chính phủ sẽ “rà soát” chuyện giới lãnh đạo của lực lượng này lũ lượt dắt díu nhau đi ngoại quốc bằng công quỹ để “làm việc, trao đổi kinh nghiệm, học tập về phòng chống tham nhũng”, trước khi… đồng loạt nghỉ hưu (1).
Cho dù hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đang ra sức chứng minh nỗ lực phòng – chống tham nhũng là hết sức… quyết liệt, không hề có… vùng cấm nhưng chuyện Thanh tra thuộc chính phủ từ cao cấp đến trung cấp, lũ lượt dắt díu nhau đi ngoại quốc trong lúc “chờ hưu”, chính là ví dụ minh họa mới nhất, rõ ràng nhất cho thấy thời đại tham nhũng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sẽ còn… huy hoàng.
***
Tờ Tuổi Trẻ không cho biết tổng chi phí cho các “Đoàn công tác” là bao nhiêu mà chỉ kể rằng, tất cả thành viên của các “Đoàn công tác” đều được ngân sách đài thọ từ tiền mua vé máy bay khứ hồi quốc tế, tiền mua vé máy bay, vé tàu, thuê phương tiện đi lại ở các quốc gia mà họ đến trong thời gian công tác, đến chi phí khách sạn, ăn uống, điện thoại, kể cả tiền… tiêu vặt, cùng với đủ thứ chi phí khác (bảo hiểm, thuê phiên dịch,…), theo đúng qui định chi tiêu cho công vụ ở ngoại quốc mà Bộ Tài chính ban hành.Đầu tuần trước, tờ Tuổi Trẻ công bố một thống kê, theo đó, từ tháng 8 năm ngoái đến tháng ba năm nay, lực lượng Thanh tra của chính phủ Việt Nam liên tục thành lập các “Đoàn công tác”, cử đến Đan Mạch, Nga, Nam Hàn, Nhật, Hồng Kông. Thành viên trong các “Đoàn công tác” này bao gồm viên chức Thanh tra đủ cấp, từ những cá nhân cao cấp nhất đến lãnh đạo cấp Vụ, cấp phòng, kể cả nhà báo của cơ quan ngôn luận thuộc ngành Thanh tra.
Điểm đáng chú ý là cho dù mục tiêu của các đợt công tác tại ngoại quốc được minh định nhằm “làm việc, trao đổi kinh nghiệm, học tập về phòng chống tham nhũng” nhưng “Đoàn công tác” nào cũng có các viên chức đã nhận được quyết định cho nghỉ hưu như: Ông Lê Khả Thanh (Phó Văn phòng của lực lượng Thanh tra thuộc chính phủ Việt Nam), ông Nguyễn Thanh Hải (Tổng Biên tập báo Thanh tra), ông Đặng Quang Trọng (cán bộ Vụ Giám sát thẩm định và xử lý sau thanh tra),…
Cũng vì vậy, sau khi cùng với các “Đoàn công tác” ra ngoại quốc “làm việc, trao đổi kinh nghiệm, học tập về phòng chống tham nhũng”, những viên chức có tên như vừa kể đều đã nghỉ hưu ngay sau đó. Dù muốn những Lê Khả Thanh, Nguyễn Thanh Hải, Đặng Quang Trọng,… cũng chỉ có thể chia sẻ kinh nghiệm, ứng dụng kiến thức đã thu thập được từ châu Âu, châu Á với… vợ con, cháu chắt, rộng hơn là với các đồng chí đang sinh hoạt trong… tổ hưu!
***
Tham nhũng không đơn thuần là lạm dụng công quyền để thu đoạt các lợi ích vật chất có thể định danh, định tính, định lượng một cách dễ dàng. Tham nhũng còn là lạm dụng công quyền để thủ đắc lợi ích dưới những hình thức hết sức đa dạng khác. Không phải tự nhiên mà phòng ngừa tham nhũng luôn luôn song hành với chống lãng phí. Lãng phí không chỉ tạo tiền đề thuận lợi cho tham nhũng. Lãng phí là một trong các dạng thức tham nhũng.
Không phải tự nhiên mà Thanh tra của chính phủ Việt Nam – lực lượng chính trong công cuộc phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam – liên tục tổ chức thanh tra việc sử dụng công quĩ, cử các đoàn đi công tác ở ngoại quốc. Năm ngoái, lực lượng này từng làm công chúng bàng hoàng khi công bố kết quả thanh tra chuyện lập đoàn, cử người đi công tác ở ngoại quốc của bốn bộ và sáu tỉnh: Chỉ trong bốn năm, từ 2012 đến 2016, bốn bộ và sáu tỉnh này đã chi hơn 1.000 tỉ, lập 17.500 “Đoàn công tác” ở ngoại quốc.
Kết luận thanh tra vừa kể được công bố vào tháng 7 năm 2018. Lúc đó, Thanh tra của chính phủ Việt Nam từng dõng dạc đề nghị Thủ tướng Việt Nam yêu cầu các bộ, địa phương có liên quan tổ chức kiểm điểm, xác định hình thức xử lý tương xứng với vi phạm. Trong đủ loại vi phạm các qui định hiện hành về thành lập “Đoàn công tác” cử người đi ngoại quốc, có cả vi phạm sử dụng danh nghĩa công tác, lấy công quỹ đưa các viên chức sắp, thậm chí đã nghỉ hưu đi du lịch ở ngoại quốc (3).
Giờ, người ta mới biết, vào đúng thời điểm công bố Kết luận thanh tra việc các bộ: Tài chính, Công Thương, Thông tin – Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước và các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang thành lập 17.500 “Đoàn công tác”, cử 53.000 lượt viên chức đi ngoại quốc trong bốn năm từ 2012 đến 2016, giới lãnh đạo lực lượng Thanh tra của chính phủ Việt Nam còn thản nhiên phê duyệt kế hoạch thành lập các “Đoàn công tác”… tương tự!
Thanh tra của chính phủ Việt Nam, lực lượng chuyên trách, được giao đảm nhận vai trò “tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, tổ chức kiểm tra việc chấp hành, thực thi các qui định pháp luật trong hệ thống công quyền, thông qua đó xác định nguyên nhân tham ô, lãng phí để khuyến nghị các cấp có thẩm quyền đặt định những giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa, giải quyết tận gốc tệ nạn tham nhũng, lãng phí” (4)mà cũng ô trọc, trâng tráo như thế thì còn bàn tay nào đủ sạch để phòng – chống tham nhũng?
***
Chuyện lực lượng Thanh tra của chính phủ Việt Nam cũng thành lập các “Đoàn công tác”, rồi chọn – cử những thành viên từ cao cấp đến trung cấp đi châu Âu, châu Á “làm việc, trao đổi kinh nghiệm, học tập về phòng chống tham nhũng”, trước khi… họ đồng loạt nghỉ hưu cho thấy, dù tệ nạn đã trở thành quốc nạn, tham nhũng vẫn đang trong giai đoạn… huy hoàng.
Sự huy hoàng đó được chính lực lượng thanh tra tham gia tô điểm không chỉ bằng scandal vừa kể mà còn bằng những khối tài sản khổng lồ ai cũng biết từ đâu mà ra của những Tổng Thanh tra như: Trần Văn Truyền (5), Huỳnh Phong Tranh (6),… những Phó Tổng Thanh tra như Ngô Văn Khánh (7),… Khi không phải Thanh tra viên, chỉ là nhân viên cấp thấp như Hoàng Đức Cần mà cũng có thể khai thác cả uy thế lẫn ưu thế của lực lượng chuyên trách phòng – chống tham nhũng để bóp cổ cả mẹ liệt sĩ lấy thù lao giải quyết khiếu nại, tố cáo (8)thì thay vì chỉ “hưởng dương” tham nhũng dư điều kiện để “hưởng thọ”.
Chú thích
(5) https://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Văn_Truyền
(6) https://vi.wikipedia.org/wiki/Huỳnh_Phong_Tranh

Quan Tây và Quan ta

Sự thật ngày nay đã chứng minh rõ ràng công cuộc giải phóng thuộc địa có mục đích rất cao cả nhưng kết cục của nó nói chung thường ngược lại. (Phạm Hồng Sơn)
Đến khi tôi đủ tuổi để dự thí tú tài thì Bộ Giáo Dục đã quyết định bỏ thi vấn đáp. Thiệt khoẻ. Cứ theo như lời của quí vị đàn anh lớp trước thì phải trải qua oral – kỳ hạch miệng – mới thiệt sự biết đá biết vàng, chớ “hai cái bằng tú tài của thời chú mày thì kể như là đồ bỏ.”
Nghe cũng hơi tưng tức.
Coi: năm tôi đậu tú tài I, tỉ lệ trúng tuyển toàn miền Nam (VN) cho ban C chỉ có 8 phần trăm. Một trăm đứa đi thi thì rớt hết 92, vậy mà cái bằng của tui bị “coi như đồ bỏ” là sao – hả Trời?
Giám khảo, người Tây, hỏi:Tôi chỉ bớt ấm ức, và bật cười ha hả (bên bàn nhậu) sau khi nghe chuyện vui về một cuộc thi vấn đáp:
– Vị quan toàn quyền nào ở Đông Dương đã trở thành vị tổng thống thứ mười bốn của nước Pháp?
Thí sinh vừa gãi đầu, vừa lầu bầu bằng tiếng Việt:
– Đ … mẹ, hỏi gì khó dữ vậy cà!
Vậy mà đậu oral vì giám khảo nghe “Đ.M” ra “Doumer.” Tôi sinh sau đẻ muộn, đã dốt lại lười, không mấy khi đụng tới sách vở nên chẳng biết Doumer là cái thằng cha (hay con bà) nào cả. Bữa rồi, nhờ đọc Vương Hồng Sển mới học thêm được ba điều/bốn chuyện:
“… Viết về ông Doumer, tôi đã sửa ngòi bút, suy nghĩ thật nhiều: viết sai thì hổ với lương tâm, bằng bốc thơm ông lại ngại tiếng gièm pha còn mến tiếc Tây đầm. Nhưng ở Hà Nội cầu Long Biên còn đó, ai giẫm chơn lên phải nhớ người xây dựng, mới không thẹn sao ‘uống nước nỡ quên nguồn’! Ở Huế, cầu Tràng Tiền đổi tên mấy lượt, nhưng vẫn còn sờ sờ, ở Sài Gòn này, cầu Bình Lợi cũng là kỳ công bất hủ của ông Doumer, chớ mấy ai khác. Vậy tôi biết gì, cứ nói.
Doumer qua Việt Nam khi tuổi chưa đầy 40. Người khỏe mạnh, làm việc bằng mười, thêm tài ba xuất chúng.
Những kỳ công của ông là:
– Ông thấy xa, lập trường Viễn Đông Bác Cổ, để bảo vệ cổ tích, đền chùa khỏi bị phá phách cắp gỡ, tu bổ cổ tích còn lại…
– Ông lập trường cao đẳng ở Hà Nội …
– Chính ông năm 1901 đã đến tại chỗ, chọn Đà Lạt thay vì Dankia và đốc thúc, tài trợ cho bác sĩ Yersin thành lập nơi nghỉ mát Đà Lạt như ngày nay đã thấy.
Ba cây cầu sắt ông để lại, thật là kỳ công bất hủ …”
Riêng về cầu Long Biên, tác giả Nguyễn Thông còn cho biết thêm một chuyện nhỏ bên lề:
“Thấy bảo rằng, cầu xây xong, có nhiều quan chức cả tây lẫn ta khuyên ông Paul Doumer lập 2 cái trạm ở đầu cầu để thu tiền qua lại, bù đắp số tiền đã bỏ ra, ông Paul liền bảo, các thầy chỉ nghĩ chuyện bóp nặn dân. Cầu xây bằng ngân sách thuộc địa, do chính dân xứ này đóng góp, giờ lại đòi người ta nộp nữa, sao các thầy bất nhân thế.”
Trời, tưởng gì chớ “bóp nặn dân” là chuyện rất bình thường (hằng ngày vẫn xẩy ra ở huyện) ở Thời Cách Mạng nên đâu có gì để phải lăn tăn. Tôi chỉ hơi băn khoăn về sự khác biệt (quá lớn lao) giữa những ông quan Tây thời thuộc địa và những ông quan cách mạng sau này. Đám trước đều có khuynh hướng kiến tạo. Còn đám sau thì hoàn toàn ngược lại.
Xem qua tiểu sử trích ngang của nhiều vị lãnh đạo của ĐCSVN mới thấy có điều trùng hợp lạ lùng là họ đều thích thú và hăng hái trong việc phá hoại, hơn là xây dựng, trong mọi lãnh vực.
HCMinh-Le Duẫn-Trường Chinh Đỗ Mười-Lê Khả Phiêu-Nông Đức Mạnh
– Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Đầu Tiên của nước VNDCCH (kiêm Chủ Tịch Đảng) tại chức 24 năm, cùng với Stalin, Mao Trạch Đông, Polpot, Lenin, Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật, Saddam Hussein… ông có tên trong danh sách (History’s Great Monsters) tội phạm chống lại nhân loạiÔng cũng được biết đến như là người sẵn sàng đốt cháy rụi cả rặng Trường Sơn, nơi mà cho đến nay vẫn còn hằng trăm ngàn hài cốt (vô thừa nhận) vương vãi khắp nơi – dù đã có không ít “mẹ già lên núi tìm xương con mình.”
– Lê Duẩn, vị Tổng Bí Thư kế nhiệm – tại vị tới 25 năm – cũng có tên trong danh sách tội phạm chống lại nhân loại ở mức đại trà (massive crimes against humanity) nổi tiếng là người chủ chiến: “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc …” Cùng với Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Lê Đức Thọ, Lê Duẩn còn đánh luôn đồng đảng. Dù cả hai ông đều đã chết, chiến tích của Cuộc Đấu Tranh Chống Bọn Xét Lại vẫn còn sống âm ỉ trong lòng nhiều người dân Việt.
– Trường Chinh: B.T (lần thứ nhất: giai đoạn 1941-1956, lần thứ hai: 1986) được Tạp Chí Cộng Sản mô tả ông là “nhà thiết kế đường lối đổi mới của Đảng ta.” Thiệt ra, Trường Chinh không có “thiết kế” cái con bà gì ráo mà chỉ ở vào tình thế bắt buộc phải lựa chọn một thế cờ (“không đổi mới thì chết”) đã sắp sẵn rồi. Thành tích đích thực của đương sự là lãnh đạo cuộc Cải Cách Ruộng Đất khiến gần trăm ngàn nông dân bị hành hình.
– Đỗ Mười, 6 năm TBT, 3 năm Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng. Thành tích nổi bật của ông cũng liên quan đến hai trận đánh đẹp, có thể ghi thành sách: đánh tư sản ở miền Bắc sau 1954, và ở miền nam sau 1975. “không đổi mới thì chết.”
– Lê Khả Phiêu, TBT 3 năm, có lẽ là nhân vật lãnh đạo duy nhất có khuynh hướng xây dựng. Ông đã thuê người thiết kế một vườn rau sạch – với hệ thống tiêu tưới tự động – ngay trên sân thượng của tư thất, để khỏi phải dùng chung thực phẩm bẩn (vì nhiễm chất độc hoá học) với đám thường dân.
– TBT Đức Mạnh cũng thế, cũng thích gieo trồng. Trong suốt 9 năm tại vị, đi đến nơi đâu ông cũng đều nhắn nhủ người dân bằng một câu nói duy nhất: “Trồng cây gì, nuôi con gì để cải thiện đời sống …” Vì bị dư luận chê bai đây là tư duy tiểu nông nên sau khi nghỉ hưu thì ông – cùng bà vợ kế, Đại Biểu Quốc Hội Đỗ Thị Huyền Tâm – đã lao vào một lãnh vực làm ăn khác, rất tinh vi và tân kỳ: kinh doanh BOT.
– Nguyễn Phú Trọng nhận chức TBT từ năm 2011, đến năm 2018 kiêm nhiệm luôn Chủ Tịch Nước. Khác với bác Hồ thời xa xưa trước, bác Trọng học theo gương của bác Tập Cận Bình nên không đốt rừng Trường Sơn mà xoay ra đốt lò. Ông tuyên bố: “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy.” Tuy thế, do bản tính cẩn thận, bác Trọng lựa củi rất kỹ nên cái lò của ông có lúc cháy lúc không!
Trải qua cả chục ông TBT chả thấy ông nào xây được một cái trường học, một cái nhà thương, hay một cái cầu nào ráo trọi – cầu tiêu cũng không luôn. Theo Vietnam Heritage  (December 2016 – January 2017) thì Thành Phố Hồ Chí Minh Quang Vinh chỉ có hai trăm cái nhà vệ sinh chung dùng cho 10 triệu cư dân và 5 triệu du khách nước ngoài: “Ho Chi Minh City faces the same problem with only 200 public toilets serving the needs of its 10 million residents and the 5 million foreign tourists that visit the city each year.”
Sau 83 năm đô hộ Việt Nam – ngoài  tội ác – người Pháp đã để lại cho xứ sở này một số những thành quả đáng kể, thuộc nền văn minh chung của toàn thể nhân loại: hệ thống cầu cống, giao thông, y tế, giáo dục, ngân hàng, bưu điện, bệnh viện, thư viện, bảo tàng, kiến trúc … Còn chủ nghĩa cộng sản thì không để lại nơi phần đất mà nó cai trị bất cứ một thứ thành quả nào – ngoài bạo lực, nghèo đói, dốt nát, dối trá, và rác rưởi.

Nói theo bác Nguyễn Gia Kiểng thì “Pháp đã còng tay Việt nam và dẫn vào thời đại mới.” Sau đó, dân Việt tiếp tục bị còng tay – chặt hơn – bởi chủ nghĩa cộng sản, rồi buộc phải …. đi lùi. Chút hy vọng còn lại về vận mệnh của dân tộc này là mong mỏi mọi người ý thức được rằng cả nước đã lùi đến “chân tường” rồi./.

Hiếp dâm tập thể nữ sinh, thượng tá công an chỉ bị án 3 năm tù

Phạm Văn Lam bị dẫn giải ra tòa. (Hình: báo Giao Thông)
THÁI BÌNH, Việt Nam (NV) – Hôm 19 Tháng Tư, Phạm Văn Lam, 46 tuổi, thượng tá, cựu phó phòng Cảnh Sát Kinh Tế, Công An tỉnh Thái Bình, bị tòa tuyên phạt 3 năm tù.
Hàng trăm người đã có mặt tại khu vực Tòa Án Nhân Dân thành phố Thái Bình để theo phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” và “dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.
Tuy vậy, an ninh được thắt chặt và chỉ những người được Hội Đồng Xét Xử triệu tập mới được tham dự phiên tòa. Việc xử kín được giải thích là “do bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục”.
Theo báo Zing, trước khi tuyên án, lực lượng công an ngăn người dân và phóng viên sử dụng mọi thiết bị quay phim, chụp hình và không cho ai tiếp cận Hội Đồng Xét Xử.
Ngoài Lam, ba bị cáo còn lại trong vụ án này “là doanh nhân có tiếng tăm tại Thái Bình”, theo báo Tuổi Trẻ. Những người này bị tuyên từ 2 đến 5 năm tù.
Nạn nhân tên T.M., tại thời điểm bị ông Lam và các đồng phạm xâm hại tập thể một học sinh lớp 9, mới 14 tuổi.
Phiên tòa được xử kín. (Hình: Tuổi Trẻ)
Báo Tuổi Trẻ dẫn cáo trạng viết: “Tháng Chín, 2018, Công An thành phố Thái Bình nhận được đơn trình báo của gia đình T.M. về việc nữ sinh này theo bạn đi chơi nhiều ngày không về, điện thoại không liên lạc được. Trong khi cơ quan chức năng đang tìm kiếm, nữ sinh này bất ngờ về nhà trong tình trạng sức khỏe suy yếu, có biểu hiện bất thường về tâm sinh lý và cho biết em bị một nhóm đàn ông xâm hại tập thể tại một khách sạn trên đường Trần Nhân Tông. Lam sau đó bị bắt tạm giam, khởi tố cùng các Phạm Như Hiển (còn có tên khác là Phạm Như Kiểm), Phạm Đức Việt và Từ Minh Tuyên.”
Luật Sư Đặng Văn Sơn ở Hà Nội được báo Lao Động dẫn lời: “Việc nữ sinh lớp 9 bị nhóm người đàn ông xâm hại tình dục theo kiểu tập thể, trong đó có người mang quân hàm trong lực lượng công an nhân dân là điều không thể chấp nhận nổi. Việc này không chỉ vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà còn biểu hiện suy đồi đạo đức, lối sống của cán bộ lãnh đạo này. Những vụ án như thế này cần xử lý nghiêm mới đảm bảo duy trì được niềm tin của nhân dân, làm cơ sở đấu tranh với loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.”
Phiên xử diễn ra trong bối cảnh các báo nhà nước liên tiếp đăng tin về các vụ xâm hại, tấn công tình dục tại khắp các thành phố ở Việt Nam. Đáng lưu ý trong số này là vụ Nguyễn Hữu Linh, cựu viện phó Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Đà Nẵng, đến nay vẫn “vô sự” sau nửa tháng bị ghi nhận tấn công tình dục một bé gái trong thang máy chúng cư Galaxy 9 tại quận 4, Sài Gòn.
Hôm 17 Tháng Tư, tập thể cư dân chúng cư Galaxy 9 đã gửi đơn đề nghị nhà chức trách khởi tố và xử phạt nghiêm Nguyễn Hữu Linh theo quy định tại Điều 146 Bộ Luật Hình Sự CSVN năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.
Công luận và mạng xã hội hiện tại vẫn đang gia tăng áp lực buộc phải bắt và truy tố Linh, người biện hộ hành vi của mình là “nựng” bé gái. (T.K.)

Ông Lê Mạnh Hùng sắp ngồi vào ghế ‘có huông’: Tổng giám đốc PVN

Ông Lê Mạnh Hùng. (Hình: Tuổi Trẻ)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Phải hơn một tháng sau khi ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, tổng giám đốc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PVN) nộp đơn xin từ chức, báo Tuổi Trẻ xác nhận tin người sắp thay nhân vật này là ông Lê Mạnh Hùng, 46 tuổi, hiện đang làm phó tổng giám đốc PVN.
Việc bổ nhiệm ông Hùng được diễn ra theo “quy trình nhân sự” của một doanh nghiệp nhà nước: Ứng viên được giới thiệu và tổ chức một hội nghị thông qua, tiếp đó Hội Đồng Thành Viên PVN sẽ có tờ trình nhân sự lên Ủy Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước để thực hiện các quy trình tiếp theo trước khi PVN công bố chính thức quyết định bổ nhiệm.
Báo Tuổi Trẻ cho hay ông Hùng “là kỹ sư công nghệ tổng hợp hóa dầu và hữu cơ, tiến sĩ chuyên ngành hóa dầu và xúc tác hữu cơ, có nhiều năm công tác trong ngành dầu khí”. Từ năm 2000 đến nay, ông làm tại Công Ty Liên Doanh Nhà Máy Lọc Dầu Việt Nga, Tổng Công Ty Dung Dịch Khoan và Hóa Phẩm Dầu Khí (DMC), Văn Phòng Chính Phủ [CSVN], PVN.
Tờ Năng Lượng Việt Nam của Hiệp Hội cùng tên bổ sung rằng ông Hùng “có bằng lý luận chính trị cao cấp, năng lực vượt trội khi độ tuổi còn trẻ, và là ứng viên duy nhất đáp ứng đủ cả 10 tiêu chí, cả ‘hồng và chuyên’ đối với lãnh đạo cao cấp để đảm nhiệm vị trí tổng giám đốc PVN”.
Ông Lê Minh Nguyên, chuyên gia tư vấn độc lập về chiến lược, thị trường ngành năng lượng, bình luận trên trang cá nhân: “Một trong các thách thức nặng ký của ông Lê Mạnh Hùng khi ngồi vào ghế tổng giám đốc PVN là các vụ liên quan đến các sai phạm do các nhiệm kỳ trước để lại. [Ông] cần chủ động hợp tác tối đa với các cơ quan tư pháp để xử lý dứt điểm và nhanh chóng. Việc chậm trễ trong các vụ việc liên quan Oceanbank, các dự án âm vốn chủ sở hữu và dự án đầu tư ở nước ngoài, sẽ làm trì trệ tiến trình tái cơ cấu.”
“Về các dự án trọng điểm, cụ thể là Cá Voi Xanh và Lô B, ông Hùng và PVN nên tập trung thúc đẩy các nguồn lực và công tác chuẩn bị như giải phóng mặt bằng, san lấp, thu xếp tài chính, phối hợp với đối tác để dự án Cá Voi Xanh đi đúng tiến độ… Ngoài Cá Voi Xanh, PVN còn cần tập trung vốn đối ứng cho các dự án khác như Thái Bình 2, Cá Rồng Đỏ, Long Phú 1… Về tổng quan, việc chọn ông Hùng cho thấy mục tiêu dài hạn của PVN là hướng đến mô hình tập đoàn kinh tế chuyên biệt, đầu tư và quản trị tài chính và không can thiệp sâu vào hoạt động điều hành ở các thành viên hay các công ty điều hành chung nơi đã có Luật Dầu Khí, các ủy ban quản lý hay kỹ thuật giám sát,” theo Facebook Nguyen Le Minh.
Vị trí tổng giám đốc và chủ tịch PVN được cho là hai cái ghế “có huông” vì đến nay, đã có bốn đời chủ tịch, tổng giám đốc cùng nhiều lãnh đạo của tập đoàn này bị khởi tố và kết án, theo báo điện tử VietnamNet hồi Tháng Ba, 2019. Trong số này có cựu Chủ Tịch PVN Đinh La Thăng, cựu Tổng Giám Đốc PVN Phùng Đình Thực…
Hiện tại, chưa rõ số phận của ông Nguyễn Vũ Trường Sơn thế nào sau khi rời ghế tổng giám đốc PVN. Mới đây, các báo nhà nước vừa đồng loạt công bố chuyện hàng tỉ đô la của PVN đầu tư ra nước ngoài “không đạt hiệu quả, buộc phải dừng hoặc chuyển nhượng lại dự án cho đối tác nước ngoài” trong giai đoạn ông Sơn điều hành. Nổi bật trong số này là vụ đầu tư dự án khai thác dầu nặng Junin 2 tại Venezuela “gây thiệt hại hàng trăm triệu đô la.” (T.K.)

Truyền thông Việt Nam đồng loạt loan tin về ông Nguyễn Phú Trọng

Tin tức về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội tại Việt Nam. (Hình: Reuters)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sau nhiều ngày im lặng, hôm Thứ Năm, 18 Tháng Tư, hàng loạt các báo tại Việt Nam đồng loạt loan tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, chủ tịch nước CSVN, “gửi điện mừng” tới lãnh đạo Bắc Hàn.
Sự kiện này diễn ra đúng bốn ngày sau khi mạng xã hội và truyền thông ở hải ngoại loan tin về việc ông Nguyễn Phú Trọng phải vào cấp cứu ở Bệnh Viện Kiên Giang, sau đó đưa lên Bệnh Viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn rồi Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108 ở Hà Nội.
Một nguồn tin giống nhau từ Thông Tấn Xã Việt Nam, đến các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, Dân Trí, VOV, Tiền Phong… cho biết: “Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện mừng tới Chủ Tịch Ủy Ban Thường Vụ Hội Nghị Nhân Dân Tối Cao Bắc Hàn Choe Ryong Hae.”
Ngoài ông Trọng, các bản tin này còn cho biết, “Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, và Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh cũng gửi điện mừng” tới các lãnh đạo khác của Bắc Hàn.
Những ngày vừa qua, tin tức về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng là một trong những thông tin được người Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trên Internet.
Bắt nguồn từ tin trên Facebook của Lê Nguyễn Hương Trà, tức Cô Gái Đồ Long, vào ngày 14 Tháng Tư khi Facebooker này loan tin ông Nguyễn Phú Trọng vào cấp cứu ở Khoa Nội B, Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang. Sau đó, lúc 3 giờ 35 phút chiều, đưa lên Sài Gòn bằng máy bay đến Tân Sơn Nhất rồi vào cấp cứu tại Bệnh Viện Chợ Rẫy.
Facebooker này vào cuối ngày 15 Tháng Tư cho hay, ông Nguyễn Phú Trọng “đã tỉnh và ăn cháo.
Sau đó Facebooker này cập nhật: “15:30: chiều 16.4, chuyển về Hà Nội. 18:15 ngày 16.4: Bệnh viện TW Quân Đội 108, Hà Nội.”
Tin tức này sau đó lan truyền chóng mặt và gây chấn động trên mạng xã hội, trong lúc truyền thông Việt Nam hoàn toàn không lên tiếng.
Trước đó, truyền thông do nhà nước quản lý tại Việt Nam đăng tin, hình ảnh và video clip tường thuật “chuyến thăm và làm việc” của ông Nguyễn Phú Trọng trong hai ngày 13 và 14 Tháng Tư tại tỉnh Kiên Giang, nơi ông Nguyễn Thanh Nghị là con trai cựu Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, làm bí thư tỉnh ủy. (C.T)

Chưa đủ ‘độ chín,’ Quốc Hội CSVN chưa bàn đến Luật Đặc Khu

Dân Sài Gòn biểu tình chống Luật Đặc Khu Kinh Tế và Luật An Ninh Mạng hôm 10 Tháng Sáu, 2018. (Hình: Kao Nguyễn/AFP/Getty Images)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Quốc Hội CSVN họp khóa đầu năm nay, tổng cộng 19 ngày, với sự sửa đổi một vài luật đã có. Bên cạnh đó, người ta thấy loan báo “rút” một số luật và không thấy bóng dáng Luật Đặc Khu.
Mới đây, trang mạng thông tin của Quốc Hội CSVN cho hay các ông bà “đại biểu nhân dân” nhưng cũng là các quan chức đảng viên cấp cao của chế độ sẽ bắt đầu khóa họp đầu năm vào ngày 20 Tháng Năm và kết thúc vào ngày 13 Tháng Sáu.
Tháng trước, khi Ban Thường Vụ Quốc Hội họp để sắp xếp lịch họp, người ta thấy nói Quốc Hội CSVN dự trù họp lần đầu của năm 2019 từ ngày 25 Tháng Năm đến ngày 17 Tháng Sáu. Nay, lịch họp cứ rút lại dần.
Như vậy Quốc Hội chỉ có 19 ngày để à ới rồi thông qua bốn dự án luật gồm luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ Chức Chính Phủ và Luật Tổ Chức Chính Quyền Địa Phương; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán Bộ, Công Chức và Luật Viên Chức; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm Toán Nhà Nước; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm và Luật Sở Hữu Trí Tuệ.
Bên cạnh đó, thấy loan báo “rút ba dự án luật: Luật Khám Bệnh, Chữa Bệnh (sửa đổi); luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất Đai; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu Tư và Luật Doanh Nghiệp” để “tiếp tục hoàn thiện.”
Trước đó, hồi năm 2018, vào hai ngày 10 và 11 Tháng Sáu, hàng chục ngàn người Việt Nam biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội, Biên Hòa, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Thuận… chống hai dự luật Đặc Khu Kinh Tế và dự luật An Ninh Mạng. Trước áp lực của quần chúng, nhà cầm quyền CSVN chỉ rút lại dự luật Đặc Khu nhưng vẫn thông qua Luật An Ninh Mạng.
Hàng trăm người tham gia các cuộc biểu tình đã bị công an CSVN bắt giữ, nhục mạ, đánh đập tàn nhẫn cũng như bị buộc ký cam kết không đi biểu tình chống đối và phạt tiền. Nhiều nạn nhân còn tố cáo họ bị công an ép buộc thú nhận là nhận tiền của “Việt Tân” để đi biểu tình. Đến nay, khoảng 150 người đã bị kết án tù vì tham gia biểu tình chống dự luật Đặc Khu Kinh Tế và dự luật An Ninh Mạng, phần lớn là tại tỉnh Bình Thuận.
Người dân tại Việt Nam nghi ngờ dự luật Đặc Khu Kinh Tế do các nhóm lợi ích trong đảng CSVN đưa ra, cho thuê đất đến 99 năm, để làm lợi cho người Trung Quốc tràn sang, chiếm giữ các vùng trọng yếu, dẫn đến những nguy cơ an có thể mất nước. Những người đi biểu tình cầm theo biểu ngữ, băng-rôn “Không cho Trung Cộng thuê dù chỉ 1 ngày.”
Tuy lịch họp của Quốc Hội CSVN không có câu hay chữ nào đả động tới dự luật Đặc Khu Kinh Tế nhưng ngày 15 Tháng Ba, 2019, báo Dân Trí đưa tin: “Sau một thời gian trì hoãn, dự án luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc theo hướng xây dựng một luật chung. Dự án Luật Đặc Khu đang được Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư phối hợp với Ủy Ban Pháp Luật và Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội hoàn thiện.”
Bản tin vừa kể viết thêm rằng, “Tờ trình về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 do chính phủ vừa gửi lên Quốc Hội cho biết, thủ tướng chính phủ – trưởng Ban Chỉ Đạo đã giao Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư phối hợp với Ủy Ban Pháp Luật và Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.”
Nói khác, nhà cầm quyền CSVN vẫn không bỏ ý định dẹp mà là “dự án luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ được hoàn chỉnh theo hướng xây dựng một luật chung.” Rất có thể Luật Đặc Khu Kinh Tế được cho núp trong một thứ luật đất đai sửa đổi hay luật đầu tư được sửa lại, mà như thấy loan báo, còn đang bị “rút lại” để “hoàn thiện.”
Nhiều chuyên gia kinh tế trong ngoài nước đã phân tích những thất bại có thể nhìn thấy nếu nhà cầm quyền vẫn cứ tiến hành. Những con buôn và những nhóm lợi ích trong đảng CSVN kiếm được những số tiền ban đầu khổng lồ qua những vụ “thổi” giá đất lên hàng ngàn lần tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Tin tức thời gian qua trên báo trong nước nói nhiều người Trung Quốc đã đổ tiền mua đất những nơi này rồi.
Theo các ước tính, để có thể phát triển ba đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nhà cầm quyền cần một số tiền khổng lồ lên tới $70 tỷ. Riêng đặc khu Phú Quốc sẽ được các tay đầu tư mở sòng bài, khu nghỉ dưỡng đổ ra 41%. Các nhà phân tích đều cho rằng phần lớn các đặc khu kinh tế vừa kể chỉ có thể lôi cuốn được các tay tư bản đầu tư sòng bài và khu nghỉ dưỡng, khó lòng lôi được những nhà đầu tư kỹ nghệ cao.
Hồi đầu năm, ngày 21 Tháng Giêng, khi Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân bị báo chí trong nước hỏi về dự án luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt gọi tắt là Luật Đặc Khu sẽ ra sao, bà chỉ ỡm ờ trả lời “Luật về đặc khu khi nào đủ độ chín mới đưa ra.” (TN)

Điều tra nhóm người Trung Quốc phá sóng di động ở Quảng Ninh

Hệ thống thiết bị kích sóng di động bị đoàn kiểm tra liên ngành phát giác. (Hình: Thanh Niên)
QUẢNG NINH, Việt Nam (NV) – Một nhóm hơn chục người Trung Quốc đã lén lắp đặt bộ thiết bị kích sóng thông tin di động nhằm gây nhiễu loạn các mạng thông tin di động của Việt Nam tại thành phố Móng Cái.
Ngày 18 Tháng Tư, 2019, báo Thanh Niên dẫn tin từ Ủy Ban Nhân Dân thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, sau khi nhận được tố cáo của người dân, đoàn kiểm tra liên ngành đang điều tra việc 11 người Trung Quốc đã tự ý đầu tư, lắp đặt, sử dụng bộ thiết bị kích sóng thông tin di động (Repeater) trái phép từ Tháng Ba, 2019 đến nay.
Đáng chú ý, bộ thiết bị phá sóng này đã khiến hàng loạt sóng di động của các doanh nghiệp Việt Nam quanh khu vực phường Ka Long (thành phố Móng Cái) bị nhiễu, thậm chí nhiều lúc tê liệt.
Bộ thiết bị kích sóng di động trái phép của nhóm người Trung Quốc bị tháo bỏ. (Hình: Người Lao Động)
Kết quả khảo sát một căn nhà ở phường Ka Long, tín hiệu mạng thông tin di động 3G của nhà mạng Việt Nam hoạt động bình thường do tại thời điểm kiểm tra, những người Trung Quốc “ngừng sử dụng, tháo dỡ, tự nguyện giao nộp thiết bị kích sóng di động nêu trên.”
Nói với báo Hà Nội Mới, ông Đoàn Lê Văn, phó giám đốc phụ trách một lãnh đạo Trung Tâm Tần Số Vô Tuyến Điện Khu Vực V, cho hay hiện các cơ quan hữu trách đang kiểm tra xem nhóm người Trung Quốc trên sử dụng máy Repeater vào việc gì, bởi về mặt nguyên tắc, loại máy WCDMA 2100 MHz – DSC 1800 MHz – CDMA 850 MHz vừa bị phát giác này sẽ tác động tất cả các sóng điện thoại mà máy bắt được. Lâu nay, tại khu vực giáp biên giới Việt -Trung ở một số vị trí “có sự trùng lấn giữa sóng điện thoại di động của hai nước.” (Tr.N)