Câu tục ngữ “trước lạ sau quen” thực ra không phải là một câu nói cầu kì gì lắm cho cam. Chúng ta ai chẳng đã nghe, đã sử dụng nó ít nhất một hai lần trong đời sống. Nhưng hình như câu tục ngữ khá quen thuộc này đã bị quên đi, không còn được dùng nữa, ít nhất là tại một số vùng ở Việt Nam.
Tiếng nói có đời sống của nó. Chữ nghĩa ra đời, sống rồi chết đi là chuyện thường. Không thế thì sao lại gọi là sinh ngữ. Cứ mở đọc lại Truyện Kiều của Nguyễn Du mà coi. Tuy tác phẩm văn học này được đọc đi đọc lại biết bao nhiêu lần bởi bao nhiêu thế hệ người Việt, vậy mà vẫn xảy ra nhiều trường hợp của những chữ biến mất hồi nào không hay:
...Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung...
Ngày nay còn ai dùng đại danh từ “nghỉ” này nữa, kể cả ở chính quê hương của tác giả cũng không còn ai nghe thấy, nói chi tới những nơi khác.
Hay chữ “rốn” và chữ “chỉn” cũng thế:
...Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn...
Câu tục ngữ “trước lạ sau quen” mãi gần đây tôi mới biết nó đã biến mất ở ngoài Bắc. Câu này tôi nhớ rất rõ là nó được những người di cư cẩn thận để trong tay nải, va ly, hay những cái túi hành lý, nhảy lên tàu há mồm đem vào trong Nam. Nhưng ngay khi vào đến miền Nam thì người Việt miền Nam ra đón Bắc kỳ di cư cũng nhanh nhảu trấn an phe Bắc kỳ di cư bằng câu “trước lạ sau quen.” Thế là mọi người yên trí, không sợ câu tục ngữ đó biến mất, rơi vào quên lãng nữa. Ở miền Nam, ai cũng dùng câu tục ngữ thân quen đó một cách thoải mái nên người ta thấy không có lý do gì để tin là nó sẽ biến mất đi được.
Tưởng chuyện gìn giữ cho ngôn ngữ khỏi biến đi, khỏi mất đi thì người Việt miền nào cũng đều làm như thế cả. Nhưng không hiểu vì sao đặc biệt câu tục ngữ “trước lạ sau quen” lại bị để cho rơi rớt ở đâu rồi biến mất luôn.
Câu tục ngữ này không còn thấy được dùng nữa, ít nhất thì cũng là ở miền Bắc, và nay, có thể sự biến mất ấy cũng đang lan xuống cả miền Nam không biết chừng.
Nó biến mất nên cái gì bị coi là “lạ” thì bị coi là “lạ” luôn. Không cho trở thành quen được. Tất cả, người cũng như vật. Hễ lần đầu chưa quen biết, bị gọi là “lạ” thì mãi mãi, vĩnh viễn bị coi là lạ. Không thể có chuyện dần dần, từ từ chuyển từ lạ sang quen được. Dẫu cho chiều dài thời gian có là bao nhiêu đi chăng nữa.
Lạ thì cho lạ luôn. Một tuần, một tháng, một năm, nhiều năm cũng kệ. Cứ lạ tiếp. Không thể “trước lạ sau quen” như câu tục ngữ kia được.
Từ hơn một năm nay, người dân đánh cá Việt Nam ở những tỉnh miền Trung đã nhiều lần bị những chiếctàu vũ trang tấn công, làm đắm một số, gây hư hại nặng cho một số khác. Một số ngư dân thiệt mạng, một số mất tích, một số bị bắt giữ làm con tin đòi tiền chuộc mạng. Báo chí trong nước khi tường thật những việc làm ngang ngược, vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam, bất chấp luật lệ quốc tế của những chiếc tàu vũ trang trong khu vực Hoang Sa, Trường Sa và những vùng cận duyên của Việt Nam đều cho biết đó là những chiếc “tàu lạ.” Trong khi các hình ảnh chụp được tại hiện trường đều cho thấy rõ quốc tịch của những chiếc tàu đó qua quốc kỳ và những hàng chữ viết rõ trên tàu.
Thực ra những hành động ngang ngược của những chiếc tàu hải giám đó đã diễn ra từ lâu, từ mấy năm nay chứ đâu phải chỉ mới từ hơn một năm trở lại đây. Nhưng rõ ràng là sau một thời gian dài như thế, những chiếc tàu hải giám đó vẫn còn bị coi là tàu lạ. Vụ đụng chạm mới nhất chỉ vừa diễn ra hồi giữa tháng 10. Báo chí trong nước vẫn gọi chúng là tàu “lạ.”
Người ta không chờ đợi là những người có quyền ở Việt Nam thay đổi và bỗng nhiên nhớ lại câu tục ngữ “trước lạ sau quen” và nói lên sự “quen biết” với bọn hải tặc ấy.
Nhưng “lạ” cả mấy năm rồi mà vẫn chưa “quen” được nhau thì có hơi chậm.
Tán gái mà chậm như thế thì cả làng cười cho đấy! Bác Hồ được giới thiệu chị Nông thị Xuân chỉ vài tháng sau là có thằng cu Nguyễn Tất Trung ngay đó thôi. Hết “lạ” ngay lập tức đó thôi!
Thế rồi mấy cái tàu ngầm kilo mua của Nga cũng là đống sắt vụn như tàu Vinashin cả hay sao mà vẫn chỉ nằm chơi ở Cam Ranh vậy?
Không dám rời bến chạy ra hỏi giấy mấy cái tàu lạ ăn hiếp tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam thì mua về làm quái gì?
Vì câu “trước lạ sau quen” đã biến mất từ hồi nào rồi nên những cái tàu ấy vẫn là tàu “lạ” là như vậy.
Bố khỉ!
11-01-2014 3:39:29 PM
Bùi Bảo Trúc
Theo Người Việt
Saturday, November 1, 2014
PICS - Hà Văn Thắm & Đám Sư Quốc Doanh
Source: https://www.facebook.com/thai.duong.351?fref=photo
Hà Văn Thắm bên cạnh là em gái của chủ tiệt Hùng Hói , trong lễ động thổ 1 dự án ở Thành Hồ ...chúng nó làm gì mình ko rám bình , chỉ thấy chuyện rước các sư đứng tụng ..cùng lễ vật là 3 con heo quay ..thì thú thật ...thấy chúng ló bôi bác PG quá thể .
Hà Văn Thắm bên cạnh là em gái của chủ tiệt Hùng Hói , trong lễ động thổ 1 dự án ở Thành Hồ ...chúng nó làm gì mình ko rám bình , chỉ thấy chuyện rước các sư đứng tụng ..cùng lễ vật là 3 con heo quay ..thì thú thật ...thấy chúng ló bôi bác PG quá thể .
Việt Nam lên tiếng về vụ công dân bị xâm hại thân thể
Nạn nhân người Việt cho biết cô cùng bạn tới Malaysia du lịch từ tháng Chín.
VOA-01.11.2014
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 31/10 đã ‘lên án mạnh mẽ các hành động xâm phạm đến thân thể và tính mạng công dân Việt Nam’ ở Malaysia sau khi báo chí nước này đưa tin, một nữ du khách người Việt 22 tuổi bị hãm hiếp tập thể.
Trong thông cáo đăng tải trên mạng, Phó Phát ngôn viên của Bộ này, bà Phạm Thu Hằng, cũng “yêu cầu các cơ quan chức năng Malaysia có các biện pháp kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam tại Malaysia, điều tra và xử lý nghiêm minh những kẻ phạm tội”.
Trong thông cáo đăng tải trên mạng, Phó Phát ngôn viên của Bộ này, bà Phạm Thu Hằng, cũng “yêu cầu các cơ quan chức năng Malaysia có các biện pháp kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam tại Malaysia, điều tra và xử lý nghiêm minh những kẻ phạm tội”.
Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, ngày 29/10/2014, các cơ quan chức năng của malaysia “đã bắt giữ 3 kẻ tình nghi liên quan đến vụ việc” và “nạn nhân đã được đưa đến bệnh viện điều trị” cũng như “đang được yêu cầu phối hợp với cảnh sát địa phương để phục vụ công tác điều tra”.
Báo chí Malaysia đưa tin, trong số 3 nghi can bị bắt vì bị cáo buộc bắt cóc và hãm hiếp tập thể cô gái Việt có một cảnh sát.
Các nguồn tin được báo chí Malaysia dẫn lời nói rằng nữ sinh viên Việt Nam cùng một người bạn gái cũng là người Việt đi taxi tới một căn hộ vào lúc rạng sáng thì ba người đàn ông tự xưng là công an mặc thường phục đòi kiểm tra hộ chiếu của họ.
Bạn của nạn nhân bị hãm hiếp bỏ chạy, bỏ lại cô ở lại một mình. Cả hai khi ấy đều không mang theo hộ chiếu.
Vẫn theo báo chí Malaysia, nữ công dân Việt Nam tìm cách giải thích rằng hộ chiếu của cô để ở nhà nhưng những người đàn ông không nghe rồi sau đó đẩy cô vào xe ôtô, đưa cô tới một ngôi nhà rồi thay nhau hãm hiếp nạn nhân.
Các nguồn tin cho tờ The Star biết rằng các nghi can đã nhốt cô gái 12 tiếng đồng hồ trước khi thả cô ngày hôm sau.
Cô gái sau đó đã báo cho cảnh sát biết vụ việc. Cô cho biết đã cùng bạn tới Malaysia du lịch từ tháng Chín.
Thông báo của Bộ Ngoại giao cho biết, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia “đang nỗ lực làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại tiếp tục làm rõ những thông tin liên quan đến vụ việc”.
[Theo MOFA, The Star]
“Nỗi lòng người đi” hay “Tôi xa Hà Nội”?
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội ngày 11/07/2011.RFA PHOTO/Trung Khang
Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2014-11-01
“Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa.”
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa.”
Bộ sưu tập có thể đang bị hoen ố?
Những giòng nhạc mà quý vị vừa nghe có lẽ hơn một nửa nước Việt Nam đã từng biết tới, nhất là đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 bỏ lại tất cả tài sản, mồ mả cha ông để theo đoàn quân chân đất hơn 1 triệu người vào Nam lập nghiệp. Ca khúc “Nỗi lòng người đi” được biết dưới cái tên của nhạc sĩ Anh Bằng ra đời trong hoàn cảnh đó, người nhạc sĩ cắt ruột từ giã người yêu để khi tới Sài Gòn dưới ánh đèn hoa lệ bỗng dưng thấy trơ trọi và mọi thứ biến thành khói mây phù du của một cuộc chia tay.
Những ca từ đậm màu nước mắt ấy được người yêu nhạc tiền chiến cất giữ nó như một tuyệt phẩm trong bộ sưu tập của họ.
Bộ sưu tập ấy hôm nay có thể đang bị hoen ố khi nổ ra vụ Khúc Ngọc Chân, một nhạc công Cello trong dàn nhạc giao hưởng Việt Nam lên tiếng khẳng định ca khúc “Nỗi lòng người đi” nguyên ủy là của ông với cái tên “Tôi xa Hà Nội”. Việc đòi hỏi bản quyền này được nhà báo chuyên về âm nhạc Nguyễn Thụy Kha viết thành bài chứng minh từ những điều mà ông Chân kể lại.
Anh Chân công tác ở giàn nhạc giao hưởng và trong giàn nhạc giao hưởng anh em vẫn biết như anh Hồ Quang Bình, anh Quang Tôn… tất cả mọi người đều vẫn biết bài này là của anh Khúc Ngọc Chân từ năm 1954, họ vẫn hát với nhau mà…
-Nhà báo Thụy Kha
Câu chuyện nhuốm vẻ tiểu thuyết lãng mạn thời Thơ Mới của ông Khúc Ngọc Chân và cô gái mang tên Nguyễn Thu Hằng khiến nhạc phẩm trở nên huyền ảo hơn. Nhân vật Thu Hằng tuy đã mất vào năm 1969, bốn năm sau khi nhạc phẩm của Anh Bằng xuất hiện tại Sài Gòn như mọi người yêu nó đều biết, được nhắc lại bằng một cái tên mới và sinh nhật nó cũng mới: “Tôi xa Hà Nội” của Khúc Ngọc Chân được sáng tác vào tháng 10 năm 1954 tại Cầu Đất Hải Phòng, khi tác giả lặn lội từ Hà Nội về Hải Phòng để tiễn nàng và gia đình vào Nam. Trong không khí buồn bã u ám của buổi chia tay, nhạc phẩm ra đời và Thu Hằng mang theo với nàng vào Sài Gòn hoa lệ.
Ông Khúc Ngọc Chân trình bày với chúng tôi về sự việc này:
“Lúc bấy giờ tôi có người yêu là cô Thu Hằng, tôi được tin cô Hằng đi theo gia đình để chuẩn bị di cư vào Nam. Tôi mới hỏi xem ở đâu, sau đó tôi biết ở Cầu Đất dưới Hải Phòng và cũng gặp được ngay. Tôi biết cô ấy lúc bấy giờ mới 16 tuổi còn tôi đúng 18 tuồi. Trong hoàn cảnh đất nước vừa giải phóng và tôi thì không thể nào theo được. Chúng tôi có gặp nhau và chúng tôi cũng có đề cập với cô ấy là thôi thì cứ vào trước trong ấy vì cô mới 16 tuổi còn tôi mới trường thành không thể nào tách rời gia đình được.”
Khi được hỏi ca khúc này được sáng tác vào lúc nào ông Chân cho biết:
“Tôi quen sống vui ca đàn nhạc nên luôn luôn mang theo cây đàn và tiện đó tôi sáng tác bài đó về cô và cũng là bài đầu tiên tôi sáng tác nhạc tình yêu. Tôi viết là “Tôi xa Hà Nội năm lên 18…” viết đúng với hoàn cảnh rất tự nhiên của chúng tôi. Cô Hằng này thì đúng 16. Sáng tác xong thì tôi để cho cô ấy trong hoàn cảnh phải chờ đợi. Hoàn cảnh của tôi là tôi xa Hà Nội xuống Hải Phòng để tìm cô ấy chứ không có ý nghĩ nào muốn đi Sài Gòn cả.
Đến mấy năm sau nữa thì tôi vào công tác thì thấy có một bài hát mà của riêng tôi với cô ấy sáng tác với nhau mới biết. Bạn bè tôi lúc ấy vào năm 1954 cũng biết sau khi cô ấy đi tôi vẫn còn sáng tác mấy bài nữa vì nhớ cô ấy. Đến hai năm sau nữa tôi biết rằng rất khó mà gặp nhau lắm.”
Xa Hà Nội khi nào?
Nhà báo Nguyễn Thuy Kha nói về nguyên nhân khiến ông viết bài khẳng định “Tôi xa Hà nội” là của Khúc Ngọc Chân:
“Tôi lâu nay vẫn nghĩ bài này là của ông Anh Bằng tất nhiên tôi cũng hơi lạ, là vì cái “air” nhạc của ông ấy không phải là cái “air” như thế. Nhạc của ông Anh Bằng là “Tôi còn nợ em”, “Nếu vắng anh”, “Khúc thụy du”… Tôi cũng rất tình cờ, anh em ở giàn nhạc giao hưởng họ mới nói anh Khúc Ngọc Chân là nên tới gặp tôi để mà làm thì anh Chân anh ấy trình bày tất cả các lý do anh ấy sáng tác bài này như thế nào đối với người yêu của anh ấy là cô Nguyễn Thu Hằng. Tôi xem cái âm nhạc của anh Chân, vì anh Chân viết nhịp 3/8 thì tôi thấy rằng như vậy thì cái cậu bé 18 tuổi viết cái này nó có vẻ hợp lý hơn vì năm 1954 thì ông Anh Bằng đã 29 tuổi rồi, lúc ấy ông Anh Bằng chưa nổi tiếng mặc dù bằng tuổi với ông Nguyễn Văn Quỳ, ông Đoàn Chuẩn nhưng lúc ấy ở Hà Nội chả biết ông Trần Anh Bường (Anh Bằng) là ai cả. Tôi thấy rất hợp lý là vì anh Chân nói với tôi từng chi tiết một tại sao tôi viết như thế này, tại sao tôi viết như thế kia, thế nhưng nó có khó khăn là sau đó là giải phóng thủ đô cho nên các tài liệu của anh Chân do anh ấy chép buộc lòng phải hủy đi là vì tình hình Hà Nội lúc ấy không phải là dễ dàng. Anh Chân công tác ở giàn nhạc giao hưởng và trong giàn nhạc giao hưởng anh em vẫn biết như anh Hồ Quang Bình, anh Quang Tôn… tất cả mọi người đều vẫn biết bài này là của anh Khúc Ngọc Chân từ năm 1954, họ vẫn hát với nhau mà…”
Riêng nhạc sĩ Anh Bằng dĩ nhiên là ông rất tức giận khi biết có người cho là ông ăn cắp nhạc người khác. Mặc dù đã gần 90 tuổi và không còn nghe được ông vẫn trả lời cuộc phỏng vấn do hệ thống SBTN thực hiện về vấn đề này. Nhạc sĩ giải thích tại sao tới năm 1965 ông mới tung bài hát này ra thị trường âm nhạc mặc dù ông đã sáng tác nó 10 năm về trước:
“Khi lên tàu di cư vào miền Nam năm 1954, tôi đã có cảm hứng viết nhạc phẩm này. Nhưng đâu phải viết một lần là xong mà phải mất tới mười năm, sửa chữa nhiều lần và đến năm 1965 mới cho phổ biến bản này. Khi bản Nếu Vắng Anh phát hành được công chúng yêu chuộng thì tôi hứng khởi hoàn tất bản Nỗi Lòng Người Đi để tiếp tục cái đà sáng tác đang đi tới. Thực ra bản này được thai nghén đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc của mình khi từ giã miền Bắc vào Sài Gòn. Hồi còn trẻ cũng có viết mấy bản nhạc đầu tay nhưng không được phổ biến, cho nên bây giờ cũng không còn nhớ rõ, và coi như là Nỗi Lòng Người Đi là đứa con đầu lòng mặc dù nó ra mắt chậm hơn bản Nếu Vắng Anh.
Thật ra lúc đó tôi 28 tuổi, nhưng không lẽ câu hát viết " Tôi xa Hà Nội năm lên hăm tám " thì nốt nhạc không xuôi tai, cho nên phải đổi lại thành " năm lên mười tám" vừa xuôi tai, vừa nghe lãng mạn hơn. Có thể nói tôi thích cả bài này từ lời ca cho đến nét nhạc.”
Để chứng minh luận điểm của mình là xác thực nhà báo Nguyễn Thụy Kha cho biết:
“Và sau đó thì tôi có xem thêm một số bài hát nữa của anh Chân khi chị Hằng vào Nam như bài Biển, bài Mùa thu cho em …cái air nhạc của ảnh thì tôi biết ngay, mình làm nhạc mình biết, mình thấy nó đúng một cái air như vậy.
Thật ra lúc đó tôi 28 tuổi, nhưng không lẽ câu hát viết " Tôi xa Hà Nội năm lên hăm tám " thì nốt nhạc không xuôi tai, cho nên phải đổi lại thành " năm lên mười tám" vừa xuôi tai, vừa nghe lãng mạn hơn.
-Nhạc sĩ Anh Bằng
Tôi nói với anh Chân như thế này: Tôi nghĩ anh không có bằng chứng gì cả để kết luận bài này là của anh nhưng anh có nhân chứng, anh hãy gặp tất cả những nhân chứng đã từng hát bài này của anh từ năm 1954 tại vì ông Anh Bằng từ năm 1967 ông ấy mới đưa bài này ra. Tôi nghĩ ông ấy rất là khôn tại vì năm 1954 có rất nhiều bạn bè của bà Hằng cũng sẽ cùng thuộc bài này vì vậy nếu khai ngay trong thời Đệ Nhất đế chế thì có thể không ổn lắm cho nên ông ấy để tới năm 1967 mới đăng ký bài này. Cho tới nay tôi đã gửi rất nhiều lá thư sang cho ông Anh Bằng rồi nhưng không hề có một sự trả lời nào cả. Tôi nghĩ rằng nếu như ông ấy là người thực sự viết bài này thì ông ấy sẽ từ tốn nói chuyện tôi viết như thế nào, ra làm sao nhưng hoàn toàn ông ấy không có một ý kiến gì cả, tôi thấy cũng hơi kỳ ở chỗ đó.”
Bà Đặng Thị Thu Phương, Phó Quản lý, đặc trách ngoại vụ của Trung Tâm bảo vệ quyền Tác giả Âm Nhạc Việt Nam ở Hà Nội (Vietnam Center for Protection of Music Copyright -VCPMC) cho chúng tôi biết việc tranh chấp của hai tác giả này:
“Cơ quan mình có yêu cầu các bên đưa ra chứng cứ thực tại vì chứng cứ thực chính là material mà họ có thể show được. Bên Anh Bằng thì có đầy đủ chứng cứ về nhạc phẩm của mình còn phía còn lại thì không. Thật ra vấn đề này nó cũng không có gì là quá phức tạp tại vì mọi thứ nó đều rõ ràng chứ không còn gì để có thể tranh cãi hơn nữa. Bên nào có chứng cứ xác thực nhất thì mình sẽ căn cứ vào đấy vì Trung tâm được thành lập để bảo vệ quyền lợi của nhạc sĩ và quyền này là quyền nhân thân cơ bản nhất của các nhạc sĩ vì vậy phải dựa vào tính minh bạch nhất không thiên vị ai cả.”
Ông Phan Phương, người phụ trách mảng tác giả tác phẩm của Trung Tâm kể lại những gì ông biết:
“Tôi là người phụ trách mảng tác giả và tác phẩm trong Trung tâm bản quyền Việt Nam. Tôi phát hiện ra sự song trùng của hai bài ấy và cảm thấy tất cả những bài do ông Thụy Kha viết về ông Khúc Ngọc Chân nó chỉ là một bài văn hư cấu chứ không phải là phóng sự điều tra để khẳng định rằng đây là tác giả chính hay tác giả phụ. Vì nó là bài văn hư cấu có nghĩa là nó không đáng tin cậy, có nghĩa như chúng ta viết văn thì có thể tưởng tượng được cái này hay cái khác. Đây không phải là một phóng sự điều tra vì phóng sự điều tra thì nó phải có đầy đủ chứng cứ. Trong luật thì anh biết rồi nhất là luật sở hữu trí tuệ quốc tế nó quy định cứ anh nào có bằng chứng thì anh ấy thắng.
Việc này đâu chỉ riêng Việt Nam mới có đâu mà ở Mỹ cũng đã có những trường hợp như thế. Việc này cơ quan của chúng tôi phải thực thi pháp luật rất nghiêm chỉnh. Tôi cũng xin báo cho anh biết không có một âm mưu chính trị nào trong cái bài viết ấy đâu mà đây chỉ là một sự cẩu thả.”
Theo nhà báo Thụy Kha thì nhịp 4/4 mà Anh Bằng viết cho Nỗi lòng người đi hoàn toàn không thích hợp với dòng nhạc của người nhạc sĩ nổi tiếng này. Thay vào đó nhịp 3/8 mà ông Khúc Ngọc Chân sử dụng có thể hợp lý hơn cho hoàn cảnh tuổi tác của người sáng tác. Ông Kha ní:
“Tôi làm việc này hết sức công tâm. Tối mai tôi có phát biểu ở truyền hình nó có đưa cái này lên. Tôi nói rằng dù là cha nuôi hay cha đẻ thì bài hát này nó cũng đã được sống một thời gian rất là dài và rất cảm ơn anh Anh Bằng nhưng mà cái gì của Cesar thì phải trả cho Cesar.
Truyền hình Việt Nam sẽ phát bài này hát ở nhịp ¾ sau đó là 6/8 anh thấy nó khác với hoàn toàn với điệu slow của ông Anh Bằng. Hoàn toàn khác.”
Việc trình diễn trên truyền hình VTV mà nhà báo Nguyễn Thụy Kha nêu ra được ông Phan Phương cho biết ý kiến:
“Cái vụ ông Kha với cô Phan Huyền Thư làm chương trình Giai Điệu Tự Hào này đưa tác giả Khúc Ngọc Chân lên cách đây đã lâu khi tôi chưa xử lý vụ Anh Bằng-Khúc Ngọc Chân, nó đã thu hình từ trước đó rồi. Bây giờ sáng nay nếu đúng là VTV phát hình thì tôi sẽ gọi điện cho đài truyền hình và cái này thì lỗi nếu có là do sự vô tình của đài truyền hình là cứ tin vào ông Thụy Kha thôi. Nhưng về pháp luật thì chả có giá trị gì cả.”
Bằng tất cả mọi sự dè dặt chúng tôi chỉ đưa mọi thông tin có được đến cho người yêu nhạc biết thêm một vấn đề trong hàng ngàn câu chuyện đạo văn, đạo nhạc từ xưa tới nay. Hy vọng “Nỗi lòng người đi” sẽ sớm được thanh thản và tiếp vuốt ve kỷ niệm buốt nhức của những ai từng xa Hà Nội…
Mỹ khôi phục mạng lưới giám sát tàu ngầm toàn cầu!
Theo Soha.vn-01/11/2014 07:47
Để đối phó với thách thức mới, Hải quân Mỹ đã khôi phục và nâng cấp “Hệ thống giám sát âm thanh toàn cầu” từ thời chiến tranh lạnh.
Xuất phát từ mối lo ngại về tàu ngầm Trung Quốc
Theo tin đăng tải trên tờ The Wall Street Journal của Mỹ, khoảng vài tuần trước khi một chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công của Trung Quốc đi qua eo biển Malacca vào tháng 11 năm ngoái, tại vùng biển nhộn nhịp của Singapore đã diễn ra một cuộc thí nghiệm rất quan trọng.
Nguồn tin cho biết, các nhà nghiên cứu Mỹ và Singapore đã sử dụng một thiết bị không người lái dưới nước mang tên "Starfish" để thăm dò, giám sát các hoạt động dưới đáy biển. Cuộc thử nghiệm này doquân đội Mỹ và Bộ quốc phòng Singapore cùng khởi xướng.
Mục đích của dự án công trình đặc biệt này là đưa hệ thống giám sát dưới nước của Singapore kết hợp với hệ thống giám sát của Mỹ để bí mật theo dõi hoạt động của tàu ngầm của đối phương.
Trong lần thử nghiệm này, Mỹ đã sử dụng thiết bị không người lái dưới nước của mình kết hợp với số liệu từ các đồng minh để tăng cường khả năng của hệ thống giám sát tàu ngầm.
Được biết, hệ thống này được Mỹ xây dựng từ thời kỳ đầu chiến tranh lạnh, để đối phó với tàu ngầm Liên Xô.
Từ những năm 50 của thế kỷ trước, Mỹ đã bắt đầu lắp đặt các thiết bị khuếch đại âm thanh dưới đáy biển ven bờ biển nước Mỹ, khu vực biển giữa Anh với Iceland và các luồng đường chiến lược tại các vùng biển khác, để giám sát tàu ngầm Liên Xô xâm nhập vùng biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Hệ thống “Thiết bị nghe trộm dưới nước” này kết nối bằng hệ thống cáp điện, là một bộ phận trong mạng lưới bí mật toàn cầu được gọi là “hệ thống giám sát âm thanh”.
Năm 1991, Mỹ đã giải mật “hệ thống giám sát âm thanh” và tuyên bố hệ thống này được sử dụng với mục đích dân sự như là theo dõi các hoạt động đánh bắt hải sản phi pháp hoặc truy tìm dấu vết của cá voi…
Trước tàu ngầm Liên Xô, nay tàu ngầm Trung Quốc sẽ bị Mỹ giám sát chặt chẽ
Nhưng mấy năm gần đây, Mỹ và đồng minh của mình ở châu Á đã tái sử dụng hoặc nâng cấp bộ phận quan trọng của hệ thống này. Một mặt để đối phó với các hoạt động dưới mặt nước của Nga, mặt khác cũng để giám sát năng lực tàu ngầm của Trung Quốc đang ngày càng mạnh mẽ.
Nguồn tin cũng cho hay, hải quân Mỹ đang tìm cách sử dụng các số liệu thu được từ các thiết bị cảm biến đặt ở các nước trong khu vực, đặc biệt là nằm ở khu vực phụ cận tuyến đường giao thông yết hầu mà tàu ngầm Trung Quốc phải đi qua khi tiến vào Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Tư lệnh hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert nói: “Chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với Australia và Nhật Bản về phương diện này, đồng thời cam kết tăng cường hợp tác với Hàn Quốc và Singapore. Ngoài ra, hải quân Mỹ cũng sẵn sàng hợp tác với Malaysia và Indonesia”.
Đưa các đồng minh tham gia vào mạng lưới giám sát
Vị trí chính xác của thiết bị nghe trộm dưới nước thuộc “hệ thống giám sát âm thanh” đặt ở châu Á vẫn là điều cơ mật. Các chuyên gia nghiên cứu về hệ thống này và cựu quân nhân tàu ngầm cho biết, máy nghe trộm dưới nước được rải rất nhiều ở xung quanh Nhật Bản và đảo Christmas của Australia. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chúng có vai trò quan trọng trong việc dò tìm tàu ngầm Liên Xô.
Vấn đề khó khăn đối với các thiết bị nghe trộm hữu tuyến này là chúng cần phải bảo dưỡng định kỳ và phải xây dựng các trạm ven bờ ở nước đồng minh. Trên thực tế, thiết bị giám sát đáy biển cố định chỉ có tác dụng báo động, cho biết lúc đó có tàu ngầm đang đi qua, hơn nữa nó chỉ phát huy hiệu quả nhất ở các vùng nước tương đối sâu và ít tàu qua lại.
Gần đây, trọng điểm nỗ lực của Mỹ là phát triển mạng nghe lén di động dưới đáy biển ơ các vùng nước nông và các vùng biển đông tàu thuyền, tương tự như vùng biển phụ cận Trung Quốc.
Các tàu ngầm trên khắp thế giới sẽ bị một mạng lưới toàn cầu giám sát (Ảnh minh họa)
Hải quân Mỹ đã triển khai mạng lưới như vậy mang tên “Hệ thống giám sát liên tục đáy biển duyên hải” (Persistent Littoral Undersea Surveillance - PLUS). Mạng lưới này sử dụng thiết bị cảm biến và thiết bị không người lái dưới đáy biển truyền phát số liệu qua vệ tinh.
Trở ngại lớn nhất của nó chính là phần lớn các thiết bị không người lái dưới nước đều chạy bằng pin nên chỉ có thể duy trì được vài tiếng, mà tốc độ truyền dữ liệu ở dưới nước là vô cùng chậm và liên lạc giữa chúng cũng rất khó khăn.
Gần đây, Singapore cũng đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực truyền sóng âm thanh dưới nước, đặt nền móng phát triển Hệ thống giám sát gần bờ với tên gọi UNET. Hệ thống này là mạng lưới kết hợp giữa thiết bị cảm biến, thiết bị không người lái dưới nước và các nút thông thin liên lạc trên mặt nước, truyền dữ liệu qua mạng điện thoại di động.
Mục đích của việc thử nghiệm tháng 11 chính là tích hợp hệ thống UNET vào hệ thống Seaweb của Mỹ, hệ thống Seaweb do Viện nghiên cứu hải quân Mỹ sử dụng kinh phí nội bộ nghiên cứu, phát triển.
Thông tin được công khai về Seaweb cho thấy đây là dự án nhằm tạo ra mạng lưới toàn cầu mới, tích hợp các hệ thống cảm biến tàu ngầm của Mỹ, Khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các nước đồng minh, cho phép quan sát và kiểm soát toàn bộ các hoạt động dưới đáy biển.
Chuẩn đô đốc Philip Sawyer, Tư lệnh lực lượng tàu ngầm Mỹ tại Thái Bình Dương, cho hay, ý tưởng đằng sau Seaweb là thông qua thành lập một mạng lưới liên kết các tiếp điểm của nhiều hệ thống khác nhau dưới đáy biển, cho phép truy xuất dữ liệu và truyền về căn cứ chính, dù đó là ở Singapore hay San Diego.
Tình hình biển Đông không ổn định
Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc (TQ) ngày 30-10 nhận định “tình hình biển Đông vẫn ổn định”. Cùng ngày, trang Eurasia Review của Mỹ lại khẳng định ngược lại. Lập luận của hai báo này như thế nào?
Hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc không làm thay đổi hiện trạng pháp lý trên biển Đông (?)
Nhân Dân Nhật Báo cho rằng các phương tiện truyền thông nước ngoài đã thổi phồng căng thẳng tại biển Đông như thể tình hình sắp biến thành xung đột trong khi tình hình không đến nỗi nghiêm trọng như thế.
Báo nêu có một số mâu thuẫn, tranh chấp giữa TQ, Việt Nam và Philippines nhưng nhìn chung không có nước nào có ý định gây chiến và hoạt động giao thương trên biển Đông vẫn tấp nập.
Báo thừa nhận giải quyết vấn đề biển Đông là điều cần thiết để phát triển khu vực và là một bước quan trọng trong định hình trật tự an ninh tại châu Á. Báo cũng thừa nhận vấn đề biển Đông có thể đạt được thông qua đàm phán giữa các nước liên quan trong khu vực.
Báo cho rằng trong tìm kiếm giải pháp cho vấn đề biển Đông giữa ASEAN, TQ và các bên liên quan, TQ đã có thái độ linh hoạt hơn.
“Căng thẳng ở biển Đông: Chiến tranh lạnh châu Á?” là tiêu đề một chương trình phát thanh trên trang asianewsweekly.net.
Cụ thể là TQ đã đưa ra cách tiếp cận hai điểm: Các nước trực tiếp liên quan tìm kiếm giải pháp thông qua tham vấn và đàm phán, TQ và ASEAN hợp tác gìn giữ hòa bình và ổn định trên biển Đông.
Liên quan đến Mỹ, báo khẳng định luật lệ ở biển Đông phải do các nước liên quan trong khu vực đảm trách và Mỹ chỉ có thể đưa ra đề xuất.
Báo nhấn mạnh số lượng lớn binh sĩ Mỹ hiện diện ở châu Á có thể bảo vệ lợi ích của Mỹ và các đồng minh nhưng đây lại là thông điệp tiêu cực đối với TQ. Lý do: Trật tự Mỹ đang tìm kiếm không phù hợp với quá trình phát triển ở châu Á, ngược lại còn gây chia rẽ và đối đầu.
Đáng lưu ý, bài viết trên Nhân Dân Nhật Báo hoàn toàn không đề cập đến hoạt động cải tạo đất của TQ ở biển Đông bị các nước chỉ trích.
Trả lời trang Eurasia Review (Mỹ), Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế (ĐH Quốc gia Singapore) Robert Beckman nêu lên ba vấn đề pháp lý:
● Hoạt động cải tạo đất của TQ không phù hợp với luật pháp quốc tế. Một nước đã chiếm hoặc quản lý các đảo mới cải tạo không thể đẩy mạnh yêu sách chủ quyền.
● Khi cải tạo xây dựng đảo, không thể xem như TQ đã xác lập chủ quyền. Lý do: Đảo là đất hình thành tự nhiên nổi trên mặt nước khi thủy triều lên. Một đảo nổi được hình thành do hoạt động cải tạo thì đó chỉ là đảo nhân tạo.
Theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), đảo nhân tạo không được xem là khu vực hàng hải, không được xem xét để xác định vùng lãnh hải 12 hải lý. Do đó, hoạt động cải tạo đất của TQ không thể thay đổi hiện trạng pháp lý trên biển Đông.
● Bởi đảo được định nghĩa là đất hình thành tự nhiên, vì thế sẽ không hợp lý khi nói một nước biến đá thành đảo rồi tuyên bố đảo mới thuộc vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của mình.
Thứ Bẩy, 01/11/2014 - 11:15
Theo Duy Khang
Pháp luật TPHCM
Liệu UNCLOS và luật pháp quốc tế có áp đặt bất kỳ hạn chế nào với TQ xung quanh hoạt động cải tạo đất của TQ? Và các dự án cải tạo đất của TQ có phù hợp với nghĩa vụ bảo vệ môi trường hàng hải theo UNCLOS hay không?
Về vấn đề này, chuyên gia Robert Beckman nhận định nếu một nước A lên kế hoạch hoạt động tại khu vực thuộc quyền kiểm soát của nước A nhưng hoạt động đó gây hại đến môi trường biển của nước khác, nước A phải có nghĩa vụ hợp tác với nước khác và phải tiến hành tham vấn với các nước có khả năng bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp TQ cải tạo đất trên biển Đông, Philippines bị ảnh hưởng nặng nhất và Việt Nam cũng có khả năng bị ảnh hưởng.
------
5.300 tỉ USD mỗi năm là giá trị hàng hóa qua biển Đông và hàng hóa cập cảng châu Á chiếm 39% tổng số hàng hóa trên thế giới.
Nhân Dân Nhật Báo đã vin vào số liệu thống kê của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ để chứng minh tự do hàng hải ở biển Đông vẫn được duy trì, như vậy không thể nói an ninh bất ổn trên biển Đông.
|
Vì sao Mỹ sẵn sàng cho cuộc chiến ở Biển Đông?
(Dân trí) - Sự di chuyển tự do của các tàu chiến và máy bay quân sự qua Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ và Washington có thể sẵn sàng tham chiến để bảo vệ điều đó.
Hai máy bay chiến đấu bay gần một tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ.
Tiến sĩ Ian Ralby, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành tổ chức cố vấn an ninh I.R. Consilium, đã có bài viết lý giải tại sao Mỹ sẵn sàng cho cuộc chiến ở Biển Đông trên trang OpedSpace. Dưới đây là lược dịch bài viết của ông.
Căng thẳng ở Biển Đông có thể khiến các nhà hoạch định chính sách ở cả hai bên nghĩ đến chiến tranh. Khi Trung Quốc tìm cách khẳng định sự kiểm soát đối với các quần đảo và các vùng biển tranh chấp, nước này có thể muốn chặn các tàu chiến và máy bay quân quân sự của Mỹ đi qua Biển Đông. Điều này là không thể chấp nhận được đối với Mỹ, vốn cho rằng nước này có quyền hợp pháp khi đi qua những vùng biển như vậy.
Rõ ràng Biển Đông là một khu vực xung đột và tranh cãi, nhưng không thể dùng trực giác để hiểu được các lợi ích và vai trò của Mỹ trong khu vực. Vấn đề tập trung vào các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng lấn giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và đảo Đài Loan. Các nỗ lực nhằm kiểm soát các vùng biển tranh chấp ngày càng trở nên căng thẳng và các tàu đã suýt va chạm trong những cuộc đối đầu gần đây.
Hãng tin BBC ngày 15/10 đưa tin, có vẻ như Mỹ đang diễn tập cho chiến tranh với Trung Quốc trong trường hợp nổ ra xung đột.
Hầu hết các vấn đề được đề cập đến liên quan tới tranh chấp Biển Đông là vấn đề lãnh thổ, quyền đánh bắt, quyền khai thác khoảng sản và kiểm soát các tuyến vận tải biển. Do giá trị kinh tế của những quyền lợi này, sẽ là dễ hiểu khi các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông không ngại sử dụng vũ lực, đặc biệt là khi các tuyên bố chủ quyền lại liên quan tới các vấn đề lịch sử, niềm tự hào và bản sắc dân tộc.
Nhưng tại sao Mỹ, vốn đang đối mặt với các chiến dịch có nguy cơ mở rộng tại Đông Âu và Trung Đông, lại sẵn sàng tham gia một cuộc chiến hải quân với một trong những đối thủ gần nhất xét về nguồn lực kinh tế và sức mạnh quân sự?
Câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi trên liên quan tới một loạt các lý lẽ khác nhau, nhưng một trong những điều quan trọng nhất lại nhận được ít sự chú ý. Lý do đơn giản là, nếu Trung Quốc giành được các vùng lãnh thổ tranh chấp, Bắc Kinh có thể chặn các tàu hải quân và máy bay của Mỹ tiếp cận hầu hết Biển Đông.
Có nhiều lý do tại sao Mỹ không muốn Trung Quốc thành công trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ khác nhau. Sự bá quyền của Trung Quốc trên khắp Biển Đông sẽ là một thất bại lớn trong chính sách “xoay trục sang châu Á” của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nó cũng gia tăng đáng kể lãnh thổ hàng hải và sự tiếp cận các ngư trường và tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc.
Một điều thậm chí còn tồi tệ hơn sự bá quyền của Trung Quốc là nước này có thể chiến thắng trong các tranh chấp lãnh thổ bằng sự bắt nạt, thù địch và vũ lực.
Mỹ thường tập trung nhiều hơn vào tiến trình giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hơn là kết quả.
Mỹ đang hối thúc Trung Quốc tuân thủ các tình trình giải quyết tranh chấp của Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS) - hiệp ước rộng lớn nhất từng được thông qua và là công cụ cơ bản về luật biển quốc tế. Mỹ không tham gia UNCLOS còn Trung Quốc thì có.
Mỹ công nhận UNCLOS là luật quốc tế thông thường nhưng lại không thừa nhận quyền tài phán của Tòa án quốc tế về Luật Biển, vốn có thể được kêu gọi để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hàng hải tại Biển Đông.
Theo UNCLOS, mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng tối đa là 200 hải lý tính từ đường cơ sở của nước đó. Các quốc gia có toàn quyền khai thác và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sinh vật bên trong EEZ.
Căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới cách hiểu khác nhau về các quy định cơ bản của UNCLOS.
Theo cách hiểu của Trung Quốc về UNCLOS, Trung Quốc cho rằng các tàu chiến hoặc máy bay quân sự nước ngoài không được tư do đi qua EEZ của họ. Bắc Kinh đã cố gắng ngăn chặn các tàu hải quân, trong đó có một tàu của Ấn Độ, đi qua vùng biển mà Trung Quốc tự nhận là thuộc EEZ của mình nếu nước này giành được các lãnh thổ tranh chấp và áp dụng quyền sở hữu pháp lý đối với các quần đảo ở Biển Đông.
Bắc Kinh còn khẳng định rằng các hoạt động quân sự, các chuyến bay giám sát, khảo sát thủy văn và các hoạt động khác của Mỹ tại các khu vực mà Trung Quốc tự nhận thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình là vi phạm UNCLOS.
Hồi tháng 9, một vụ chạm trán ở cực ly gần giữa một máy bay chiến đấu Trung Quốc và một máy bay trinh sát hải quân của Mỹ đã cho thấy rõ rằng Trung Quốc đang tìm cách khẳng định chủ quyền đối với các khu vực mà Bắc Kinh tự nhận là vùng đặc quyền kinh tế của mình quanh các quần đảo tranh chấp.
Mỹ cho rằng không có sự hạn chế nào đối với các tàu quân sự hoặc máy bay quân sự bên trong các EEZ. Trung Quốc lại khẳng định quyền kiểm soát hoàn toàn đối với các tàu chiến và máy bay quân sự nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Vì vậy, nếu Trung Quốc giành các lãnh thổ tranh chấp, Mỹ phải được Trung Quốc cho phép mới được cho các tàu hải quân hoặc máy bay quân sự đi qua hầu hết Biển Đông. Từ quan điểm chiến lược này, Mỹ không thể chấp nhận việc mất quyền tự do di chuyển đó qua điểm quá cảnh quan trọng giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Sự di chuyển tự do của các tàu chiến và máy bay quân sự qua Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ và Washington có thể sẵn sàng tham chiến để bảo vệ điều đó. Nhìn ở nhiều góc độ, vấn đề này thực chất có ý nghĩa sống còn đối với các lợi ích của Mỹ hơn là tình hình tại Ukraine hay sự nổi lên của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Trung Đông. Đó là lý do tại sao Mỹ có thể sẵn sàng tiến tới chiến tranh vì chuyện diễn giải một công ước quốc tế mà nước này không ký kết.
Thứ Bẩy, 01/11/2014 - 16:09
An Bình
Theo OpedSpace
Hai máy bay chiến đấu bay gần một tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ.
Tiến sĩ Ian Ralby, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành tổ chức cố vấn an ninh I.R. Consilium, đã có bài viết lý giải tại sao Mỹ sẵn sàng cho cuộc chiến ở Biển Đông trên trang OpedSpace. Dưới đây là lược dịch bài viết của ông.
Căng thẳng ở Biển Đông có thể khiến các nhà hoạch định chính sách ở cả hai bên nghĩ đến chiến tranh. Khi Trung Quốc tìm cách khẳng định sự kiểm soát đối với các quần đảo và các vùng biển tranh chấp, nước này có thể muốn chặn các tàu chiến và máy bay quân quân sự của Mỹ đi qua Biển Đông. Điều này là không thể chấp nhận được đối với Mỹ, vốn cho rằng nước này có quyền hợp pháp khi đi qua những vùng biển như vậy.
Rõ ràng Biển Đông là một khu vực xung đột và tranh cãi, nhưng không thể dùng trực giác để hiểu được các lợi ích và vai trò của Mỹ trong khu vực. Vấn đề tập trung vào các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng lấn giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và đảo Đài Loan. Các nỗ lực nhằm kiểm soát các vùng biển tranh chấp ngày càng trở nên căng thẳng và các tàu đã suýt va chạm trong những cuộc đối đầu gần đây.
Hãng tin BBC ngày 15/10 đưa tin, có vẻ như Mỹ đang diễn tập cho chiến tranh với Trung Quốc trong trường hợp nổ ra xung đột.
Hầu hết các vấn đề được đề cập đến liên quan tới tranh chấp Biển Đông là vấn đề lãnh thổ, quyền đánh bắt, quyền khai thác khoảng sản và kiểm soát các tuyến vận tải biển. Do giá trị kinh tế của những quyền lợi này, sẽ là dễ hiểu khi các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông không ngại sử dụng vũ lực, đặc biệt là khi các tuyên bố chủ quyền lại liên quan tới các vấn đề lịch sử, niềm tự hào và bản sắc dân tộc.
Nhưng tại sao Mỹ, vốn đang đối mặt với các chiến dịch có nguy cơ mở rộng tại Đông Âu và Trung Đông, lại sẵn sàng tham gia một cuộc chiến hải quân với một trong những đối thủ gần nhất xét về nguồn lực kinh tế và sức mạnh quân sự?
Câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi trên liên quan tới một loạt các lý lẽ khác nhau, nhưng một trong những điều quan trọng nhất lại nhận được ít sự chú ý. Lý do đơn giản là, nếu Trung Quốc giành được các vùng lãnh thổ tranh chấp, Bắc Kinh có thể chặn các tàu hải quân và máy bay của Mỹ tiếp cận hầu hết Biển Đông.
Có nhiều lý do tại sao Mỹ không muốn Trung Quốc thành công trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ khác nhau. Sự bá quyền của Trung Quốc trên khắp Biển Đông sẽ là một thất bại lớn trong chính sách “xoay trục sang châu Á” của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nó cũng gia tăng đáng kể lãnh thổ hàng hải và sự tiếp cận các ngư trường và tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc.
Một điều thậm chí còn tồi tệ hơn sự bá quyền của Trung Quốc là nước này có thể chiến thắng trong các tranh chấp lãnh thổ bằng sự bắt nạt, thù địch và vũ lực.
Mỹ thường tập trung nhiều hơn vào tiến trình giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hơn là kết quả.
Rõ ràng Biển Đông là một khu vực xung đột và tranh cãi, nhưng không thể dùng trực giác để hiểu được các lợi ích và vai trò của Mỹ trong khu vực. Vấn đề tập trung vào các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng lấn giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và đảo Đài Loan. Các nỗ lực nhằm kiểm soát các vùng biển tranh chấp ngày càng trở nên căng thẳng và các tàu đã suýt va chạm trong những cuộc đối đầu gần đây.
Hãng tin BBC ngày 15/10 đưa tin, có vẻ như Mỹ đang diễn tập cho chiến tranh với Trung Quốc trong trường hợp nổ ra xung đột.
Hầu hết các vấn đề được đề cập đến liên quan tới tranh chấp Biển Đông là vấn đề lãnh thổ, quyền đánh bắt, quyền khai thác khoảng sản và kiểm soát các tuyến vận tải biển. Do giá trị kinh tế của những quyền lợi này, sẽ là dễ hiểu khi các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông không ngại sử dụng vũ lực, đặc biệt là khi các tuyên bố chủ quyền lại liên quan tới các vấn đề lịch sử, niềm tự hào và bản sắc dân tộc.
Nhưng tại sao Mỹ, vốn đang đối mặt với các chiến dịch có nguy cơ mở rộng tại Đông Âu và Trung Đông, lại sẵn sàng tham gia một cuộc chiến hải quân với một trong những đối thủ gần nhất xét về nguồn lực kinh tế và sức mạnh quân sự?
Câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi trên liên quan tới một loạt các lý lẽ khác nhau, nhưng một trong những điều quan trọng nhất lại nhận được ít sự chú ý. Lý do đơn giản là, nếu Trung Quốc giành được các vùng lãnh thổ tranh chấp, Bắc Kinh có thể chặn các tàu hải quân và máy bay của Mỹ tiếp cận hầu hết Biển Đông.
Có nhiều lý do tại sao Mỹ không muốn Trung Quốc thành công trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ khác nhau. Sự bá quyền của Trung Quốc trên khắp Biển Đông sẽ là một thất bại lớn trong chính sách “xoay trục sang châu Á” của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nó cũng gia tăng đáng kể lãnh thổ hàng hải và sự tiếp cận các ngư trường và tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc.
Một điều thậm chí còn tồi tệ hơn sự bá quyền của Trung Quốc là nước này có thể chiến thắng trong các tranh chấp lãnh thổ bằng sự bắt nạt, thù địch và vũ lực.
Mỹ thường tập trung nhiều hơn vào tiến trình giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hơn là kết quả.
Mỹ đang hối thúc Trung Quốc tuân thủ các tình trình giải quyết tranh chấp của Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS) - hiệp ước rộng lớn nhất từng được thông qua và là công cụ cơ bản về luật biển quốc tế. Mỹ không tham gia UNCLOS còn Trung Quốc thì có.
Mỹ công nhận UNCLOS là luật quốc tế thông thường nhưng lại không thừa nhận quyền tài phán của Tòa án quốc tế về Luật Biển, vốn có thể được kêu gọi để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hàng hải tại Biển Đông.
Theo UNCLOS, mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng tối đa là 200 hải lý tính từ đường cơ sở của nước đó. Các quốc gia có toàn quyền khai thác và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sinh vật bên trong EEZ.
Căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới cách hiểu khác nhau về các quy định cơ bản của UNCLOS.
Theo cách hiểu của Trung Quốc về UNCLOS, Trung Quốc cho rằng các tàu chiến hoặc máy bay quân sự nước ngoài không được tư do đi qua EEZ của họ. Bắc Kinh đã cố gắng ngăn chặn các tàu hải quân, trong đó có một tàu của Ấn Độ, đi qua vùng biển mà Trung Quốc tự nhận là thuộc EEZ của mình nếu nước này giành được các lãnh thổ tranh chấp và áp dụng quyền sở hữu pháp lý đối với các quần đảo ở Biển Đông.
Bắc Kinh còn khẳng định rằng các hoạt động quân sự, các chuyến bay giám sát, khảo sát thủy văn và các hoạt động khác của Mỹ tại các khu vực mà Trung Quốc tự nhận thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình là vi phạm UNCLOS.
Hồi tháng 9, một vụ chạm trán ở cực ly gần giữa một máy bay chiến đấu Trung Quốc và một máy bay trinh sát hải quân của Mỹ đã cho thấy rõ rằng Trung Quốc đang tìm cách khẳng định chủ quyền đối với các khu vực mà Bắc Kinh tự nhận là vùng đặc quyền kinh tế của mình quanh các quần đảo tranh chấp.
Bắc Kinh còn khẳng định rằng các hoạt động quân sự, các chuyến bay giám sát, khảo sát thủy văn và các hoạt động khác của Mỹ tại các khu vực mà Trung Quốc tự nhận thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình là vi phạm UNCLOS.
Hồi tháng 9, một vụ chạm trán ở cực ly gần giữa một máy bay chiến đấu Trung Quốc và một máy bay trinh sát hải quân của Mỹ đã cho thấy rõ rằng Trung Quốc đang tìm cách khẳng định chủ quyền đối với các khu vực mà Bắc Kinh tự nhận là vùng đặc quyền kinh tế của mình quanh các quần đảo tranh chấp.
Mỹ cho rằng không có sự hạn chế nào đối với các tàu quân sự hoặc máy bay quân sự bên trong các EEZ. Trung Quốc lại khẳng định quyền kiểm soát hoàn toàn đối với các tàu chiến và máy bay quân sự nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Vì vậy, nếu Trung Quốc giành các lãnh thổ tranh chấp, Mỹ phải được Trung Quốc cho phép mới được cho các tàu hải quân hoặc máy bay quân sự đi qua hầu hết Biển Đông. Từ quan điểm chiến lược này, Mỹ không thể chấp nhận việc mất quyền tự do di chuyển đó qua điểm quá cảnh quan trọng giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Sự di chuyển tự do của các tàu chiến và máy bay quân sự qua Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ và Washington có thể sẵn sàng tham chiến để bảo vệ điều đó. Nhìn ở nhiều góc độ, vấn đề này thực chất có ý nghĩa sống còn đối với các lợi ích của Mỹ hơn là tình hình tại Ukraine hay sự nổi lên của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Trung Đông. Đó là lý do tại sao Mỹ có thể sẵn sàng tiến tới chiến tranh vì chuyện diễn giải một công ước quốc tế mà nước này không ký kết.
Thứ Bẩy, 01/11/2014 - 16:09
An Bình
Theo OpedSpace
Theo OpedSpace
Sạt lở kè hồ chứa nước: bịt chỗ hở bằng vải, bạt
Thế Anh | 2014-10-31 06:10
Chiều 30/10, người dân địa phương đã dùng vải, bạt và đổ đất, đá khắc phục đoạn sạt lở tại hồ Đầm Hà Động (xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh).
Có mặt tại hiện trường, phóng viên ghi nhận, thân đập Long Châu Hà bị sạt hai vết rộng, sâu, ăn xuống tận chân đập. Hàng trăm cây dưới chân đập bị đổ rạp cuốn trôi, đoạn đường đi lên thân đập bị sạt lở, xói hết đất đá. Trong ảnh là đất đá bị nước tràn qua làm sạt lở tạo hố rộng ngang thân đập Long Châu Hà (Quảng Lợi, Đầm Hà, Quảng Ninh).
“Khoảng 4h sáng, tôi thấy nước tràn xuống nhiều. Dến 6h thì nước lên to vượt mặt đập, tràn qua kè, ào ào đổ xuống như lũ. Nước cuốn cả đất bùn vào nhà, một số hộ bị cuốn trôi cả thóc và trâu. Rất may là chúng tôi đã kịp thời sơ tán.”, bà Hoàng Thị Xuân (48 tuổi, thôn Châu Hà, xã Quảng Lợi) kể lại. Trong ảnh là một góc thân đập được gia cố bằng bạt lớn và huy động người dân lấp đất đá lên.
Nhiều cột đèn trên thân đập bị cuốn văng xuống phía dưới.
Nhà ông Trần Văn Thủy (xã Quảng Lợi, Đầm Hà, Quảng Ninh) bị nước cuốn theo bùn vào khắp nhà.
Trước đó, khoảng 7h ngày 30/10, đập phụ của đê Đầm Hà (huyện Đầm Hà, Quảng Ninh) bị vỡ, nước tràn vào gây ngập lụt các xã Quảng An, Quảng Lợi, Quảng Lâm, Dực Yên…Trong ảnh là hơn 100 m bề mặt đập bị nước cuốn bay.
Tại thị trấn Đầm Hà, các khu phố Lý A Coỏng, Chu Văn An nước cũng tràn vào, dâng cao khoảng một mét. Gần 5.000 dân của các địa phương này bị nước lũ cô lập. Đến 16h30 ngày 30/10, mực nước tại hồ chứa đã trở về bình thường. Ảnh: Chính quyền địa phương huy động ô tô, máy xúc gia cố đoạn đập bị vỡ.
Theo Tuổi Trẻ
Ném “bom xăng” vào siêu thị và khách sạn Nha Trang Center
TTO - Đang điều tra nguồn tin báo về vụ ném chất cháy nổ vào khu vực trung tâm thương mại và khách sạn Nha Trang Center, (đường Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa) sáng sớm 1-11.
Chiều 1-11, trưởng công an thành phố Nha Trang Nguyễn Văn Ngàn cho biết thông tin trên.
Trung tâm thương mại Nha Trang Center của Công ty TNHH Hoàn Cầu Khánh Hòa là một trong các siêu thị lớn ở thành phố biển du lịch Nha Trang hiện nay.
Công ty TNHH Hoàn Cầu Khánh Hòa đã gởi đơn trình báo vụ việc đến các cơ quan công an tỉnh Khánh Hòa, TP Nha Trang và phường Lộc Thọ (Nha Trang).
Theo đó, lúc 1g25 ngày 1-11 có hai đối tượng đi trên một xe máy đã đốt và ném một chai thủy tinh chứa chất gây cháy vào chốt trực của bộ phận bảo vệ công ty tại khu vực ra vào trung tâm thương mại và khách sạn Nha Trang Center ở phía mặt đường Lý Tự Trọng.
Vụ ném chất gây cháy, nổ này chưa gây tổn hại về người và tài sản.
Nhưng theo lãnh đạo Công ty TNHH Hoàn Cầu Khánh Hòa thì đó “là hành động mang tính chất manh động và cực kỳ nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự tại Nha Trang Center”.
Ông Nguyễn Văn Trung - chỉ huy bảo vệ tại Nha Trang Center cho biết thêm, trước khi xảy ra vụ việc kể trên, vào tối 31-10 có một tài xế taxi cãi nhau với bảo vệ Nha Trang Center, khi các bảo vệ yêu cầu lái xe taxi không đậu xe gần lối ra vào siêu thị này.
Còn trước lúc quăng “bom xăng”, hai thanh niên cùng đi trên xe máy đã chạy qua trung tâm thương mại và khách sạn Nha Trang Center một vòng để quan sát rồi mới quay trở lại ném “bom xăng” gây cháy, nổ lớn.
Theo hình ảnh từ camera của siêu thị đã ghi lại, khi xảy ra vụ việc đoạn đường Lý Tự Trọng có đèn điện chiếu rất sáng, còn hai kẻ ném “bom xăng” thì hành động rất liều lĩnh và thoải mái…
Trước đây nhiều năm, ở TP Nha Trang có tồn tại các “băng nhóm xã hội đen” lộng hành, gây ra nhiều vụ án nghiêm trọng.
Tuy nhiên, sau khi các băng nhóm đó đã bị công an triệt phá, xử lý thì an ninh trật tự ở Nha Trang - Khánh Hòa đã được bình yên hơn.
Do đó, vụ ném “bom xăng” vào khu vực trung tâm thương mại và khách sạn Nha Trang Center vừa diễn ra khiến không ít cư dân và du khách lo ngại cho sự bình yên ở thành phố du lịch biển Nha Trang hiện nay.
01/11/2014 18:05
P.S.N.
Chiều 1-11, trưởng công an thành phố Nha Trang Nguyễn Văn Ngàn cho biết thông tin trên.
Trung tâm thương mại Nha Trang Center của Công ty TNHH Hoàn Cầu Khánh Hòa là một trong các siêu thị lớn ở thành phố biển du lịch Nha Trang hiện nay.
Công ty TNHH Hoàn Cầu Khánh Hòa đã gởi đơn trình báo vụ việc đến các cơ quan công an tỉnh Khánh Hòa, TP Nha Trang và phường Lộc Thọ (Nha Trang).
Theo đó, lúc 1g25 ngày 1-11 có hai đối tượng đi trên một xe máy đã đốt và ném một chai thủy tinh chứa chất gây cháy vào chốt trực của bộ phận bảo vệ công ty tại khu vực ra vào trung tâm thương mại và khách sạn Nha Trang Center ở phía mặt đường Lý Tự Trọng.
Vụ ném chất gây cháy, nổ này chưa gây tổn hại về người và tài sản.
Nhưng theo lãnh đạo Công ty TNHH Hoàn Cầu Khánh Hòa thì đó “là hành động mang tính chất manh động và cực kỳ nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự tại Nha Trang Center”.
Ông Nguyễn Văn Trung - chỉ huy bảo vệ tại Nha Trang Center cho biết thêm, trước khi xảy ra vụ việc kể trên, vào tối 31-10 có một tài xế taxi cãi nhau với bảo vệ Nha Trang Center, khi các bảo vệ yêu cầu lái xe taxi không đậu xe gần lối ra vào siêu thị này.
Còn trước lúc quăng “bom xăng”, hai thanh niên cùng đi trên xe máy đã chạy qua trung tâm thương mại và khách sạn Nha Trang Center một vòng để quan sát rồi mới quay trở lại ném “bom xăng” gây cháy, nổ lớn.
Theo hình ảnh từ camera của siêu thị đã ghi lại, khi xảy ra vụ việc đoạn đường Lý Tự Trọng có đèn điện chiếu rất sáng, còn hai kẻ ném “bom xăng” thì hành động rất liều lĩnh và thoải mái…
Trước đây nhiều năm, ở TP Nha Trang có tồn tại các “băng nhóm xã hội đen” lộng hành, gây ra nhiều vụ án nghiêm trọng.
Tuy nhiên, sau khi các băng nhóm đó đã bị công an triệt phá, xử lý thì an ninh trật tự ở Nha Trang - Khánh Hòa đã được bình yên hơn.
Do đó, vụ ném “bom xăng” vào khu vực trung tâm thương mại và khách sạn Nha Trang Center vừa diễn ra khiến không ít cư dân và du khách lo ngại cho sự bình yên ở thành phố du lịch biển Nha Trang hiện nay.
01/11/2014 18:05
P.S.N.
Thôi nôi con Trưởng phòng Văn hóa, cơ quan đóng cửa đi dự tiệc
Người dân thị trấn Trà Ôn (Vĩnh Long) đang xôn xao bởi lần đầu tiên chứng kiến tiệc đầy năm khoảng 300 người, có nhiều cán bộ đi xe biển xanh.
Người được thôi nôi là bé trai 1 tuổi con của ông Hồ Tấn Vân, Đội trưởng Đội cảnh sát kinh tế Công an huyện Trà Ôn và nữ cán bộ 27 tuổi Trương Thị Xuân Hòa, Trưởng phòng Văn hóa - Thể thao huyện Trà Ôn.
Tiệc sinh nhật được tổ chức tại nhà riêng ở khu 5, thị trấn Trà Ôn. Khách mời được chia làm hai đợt (11h và 15h). Có 3 ôtô biển xanh chở cán bộ, công chức huyện, tỉnh đến dự thôi nôi. Trong đó có xe chở cán bộ Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch.
Xe biển xanh của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long rước ông Giàu sau tiệc thôi nôi.
Theo ghi nhận, chiều 31/10, Phòng Văn hoá - Thể thao huyện Trà Ôn đóng cửa. Thực khách đến dự có nhiều lãnh đạo các xã và doanh nghiệp trong huyện.
Ông Nguyễn Văn Lê, Bí thư Huyện ủy Trà Ôn thừa nhận, việc nhiều cán bộ nhân viên rời nhiệm sở đi dự tiệc trong giờ hành chính là sai. Bà Hòa là Trưởng phòng Văn hóa nhưng tổ chức tiệc trong giờ hành chính cũng không đúng.
“Trước đây, cũng có cán bộ làm và đã bị nhắc nhở. Làm thôi nôi thì làm cũng vừa vừa thôi, cỡ lắm cũng chục bàn không nên làm rờm rà”, ông Lê nói và cho biết, bản thân ông và Phó bí thư Huyện ủy cũng được mời nhưng bận công việc không đến.
Gần 15h, Phòng Văn hóa - Thể thao huyện Trà Ôn khóa cửa.
Theo ông Lê, sau việc này, Huyện ủy sẽ cho kiểm tra và nhắc nhở vì Tỉnh ủy đã có văn bản cấm cán bộ uống rượu bia vào buổi trưa và trong giờ làm việc.
11:20 01/11/2014
Theo VTC
Đem tàu ngầm hạt nhân sang vùng Vịnh, Trung Quốc muốn răn đe Mỹ?
(Dân trí) - Lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc vừa công khai thực hiện chuyến hành trình đầu tiên qua Ấn Độ Dương và áp sát khu vực vùng Vịnh, vốn gồm nhiều đồng minh của Mỹ, trong một động thái được cho là phô trương sức mạnh quân sự dưới đáy đại dương.
Hai tàu ngầm Type-094 của Trung Quốc tại đảo Hải Nam
Theo tờ Nezavisimaya Gazeta của Nga, Trung Quốc đã điều động Changzheng 2, một tàu ngầm hạt nhân lớp Hán, type 091 tới Sri Lanka và vùng Vịnh hồi tháng trước, và động thái này chính là màn phô diễn năng lực điều động lực lượng của hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
Theo báo cáo của Viện hải quân Mỹ, hải quân Trung Quốc sở hữu 77 tàu tấn công mặt nước, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ và khoảng 85 tàu nhỏ trang bị tên lửa. Trong số tàu ngầm trên có cả những chiếc chạy bằng nhiên liệu thông thường đã lạc hậu và các tàu ngầm hạt nhân có thể mang tên lửa đối hạm.
Trong số này, uy lực nhất là 3 chiếc tàu ngầm Type 094, có khả năng mang theo tên lửa đạn đạo JL-2 thế hệ hai. Đây là các tên lửa liên lục địa có tầm bắn 8000 km.
Thông tin tàu ngầm Trung Quốc vượt qua eo biển Malacca giữa Malaysia và Indonesia để tiến sang Ấn Độ Dương, và Vùng Vịnh được đánh giá là một bước tiến lớn nữa của hải quân nước này trong tiến trình hiện đại hóa và vươn tầm ảnh hưởng ra toàn cầu.
Hồi đầu năm nay, một bản báo cáo của hải quân Mỹ ước tính hải quân Trung Quốc đang sở hữu các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới Mỹ từ giữa Thái Bình Dương.
Hải quân Trung Quốc có những kế hoạch đầy tham vọng cho 15 năm tới, để hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng tàu mặt nước và tàu ngầm, cũng như các vũ khí và cảm biến trên biển, báo cáo của Văn phòng tình báo hải quân Mỹ (ONI) cho biết.
Đầu năm nay, ONI trong một báo cáo đánh giá về hải quân Trung Quốc cũng khẳng định, hải quân của nước này đã chuyển mình từ một lực lượng chỉ hoạt động ven bờ, trở thành một lực lượng có thể thực thi rất nhiều sứ mệnh, bao gồm “việc ngày càng có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa Trung Quốc đại lục hàng trăm dặm”.
ONI cũng bày tỏ sự lo ngại trước sự lớn mạnh nhanh chóng của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc, trong đó có các tàu ngầm lớp Jin, trang bị tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, dự kiến sẽ bắt đầu các chuyến tuần tiễu mang tính răn đe từ năm nay.
Việc triển khai hoạt động tàu ngầm Jin “sẽ lần đầu đánh dấu năng lực thực hiện tấn công hạt nhân đợt hai của Trung Quốc”, bản báo cáo khẳng định.
Những tàu ngầm này có thể phóng tên lửa đạn đạo JL-2, có tầm bắn đủ “để cho phép Jin tấn công Hawaii, Alaska và có thể các vị trí bên bờ Tây của lục địa Mỹ từ các vùng biển Đông Á”, ONI nhận định.
Nhìn chung, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc đã nhanh chóng cải tiến công nghệ tấn công trong vòng 10 năm qua. Cách đây một thập niên, chỉ một vài tàu ngầm của Trung Quốc có thể phóng các tên lửa đối hạm hiện đại. Giờ đây hơn một nửa tàu ngầm tấn công thông thường của nước này đã được cải tiến để có thể bắn loại tên lửa này.
“Các tàu ngầm tấn công trang bị tên lửa dẫn đường type-095 mà Trung Quốc có khả năng đóng mới trong thập niên tới còn có thể được trang bị khả năng tấn công trên bộ”, bản báo cáo lưu ý. Điều này sẽ giúp củng cố năng lực của các tàu ngầm Trung Quốc trong việc tấn công các căn cứ của Mỹ trong khắp khu vực.
Theo một nhà phân tích, Trung Quốc có vẻ như đang cố gắng định vị mình là một siêu cường hạt nhân toàn cầu, có khả năng vừa triển khai sức mạnh vượt trội trong khu vực, vừa hoạch định sức mạnh ra toàn thế giới.
“Trung Quốc rõ ràng đang theo đuổi chiến lược lăn đe hạt nhân của một cường quốc. Họ đang tiến bộ dù không thực sự nhanh, nhưng đủ để đảm bảo cho quân đội thực thi 2 sứ mệnh, khả năng răn đe được đảm bảo và quan tâm tới việc phô trương sức mạnh như một siêu cường”, Daniel Goure, phó chủ tịch Viện Lexington, Mỹ cho biết.
Những thập niên qua, quân đội Trung Quốc chú ý nhiều hơn tới khu vực, thay vì các tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nhưng giờ điều này sẽ thay đổi do tham vọng ngày một lớn, sự phát triển công nghệ ngày một nhanh và quá trình hiện đại hóa quân đội, Goure giải thích thêm.
Dù vậy chuyên gia này cho rằng, hải quân Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài phía trước để có thể sánh kịp với Mỹ.
“Liệu họ có thực sự đi trên con đường trở thành một đối thủ cạnh tranh với hải quân Mỹ không? Việc này rất tốn kém và khó khăn, nhất là khi kinh tế của họ đang giảm tốc”, Goure nhận định.
Thứ Bẩy, 01/11/2014 - 11:30
Thanh Tùng
Tổng hợp
Hai tàu ngầm Type-094 của Trung Quốc tại đảo Hải Nam
Theo tờ Nezavisimaya Gazeta của Nga, Trung Quốc đã điều động Changzheng 2, một tàu ngầm hạt nhân lớp Hán, type 091 tới Sri Lanka và vùng Vịnh hồi tháng trước, và động thái này chính là màn phô diễn năng lực điều động lực lượng của hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
Theo báo cáo của Viện hải quân Mỹ, hải quân Trung Quốc sở hữu 77 tàu tấn công mặt nước, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ và khoảng 85 tàu nhỏ trang bị tên lửa. Trong số tàu ngầm trên có cả những chiếc chạy bằng nhiên liệu thông thường đã lạc hậu và các tàu ngầm hạt nhân có thể mang tên lửa đối hạm.
Trong số này, uy lực nhất là 3 chiếc tàu ngầm Type 094, có khả năng mang theo tên lửa đạn đạo JL-2 thế hệ hai. Đây là các tên lửa liên lục địa có tầm bắn 8000 km.
Thông tin tàu ngầm Trung Quốc vượt qua eo biển Malacca giữa Malaysia và Indonesia để tiến sang Ấn Độ Dương, và Vùng Vịnh được đánh giá là một bước tiến lớn nữa của hải quân nước này trong tiến trình hiện đại hóa và vươn tầm ảnh hưởng ra toàn cầu.
Hồi đầu năm nay, một bản báo cáo của hải quân Mỹ ước tính hải quân Trung Quốc đang sở hữu các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới Mỹ từ giữa Thái Bình Dương.
Hải quân Trung Quốc có những kế hoạch đầy tham vọng cho 15 năm tới, để hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng tàu mặt nước và tàu ngầm, cũng như các vũ khí và cảm biến trên biển, báo cáo của Văn phòng tình báo hải quân Mỹ (ONI) cho biết.
Đầu năm nay, ONI trong một báo cáo đánh giá về hải quân Trung Quốc cũng khẳng định, hải quân của nước này đã chuyển mình từ một lực lượng chỉ hoạt động ven bờ, trở thành một lực lượng có thể thực thi rất nhiều sứ mệnh, bao gồm “việc ngày càng có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa Trung Quốc đại lục hàng trăm dặm”.
ONI cũng bày tỏ sự lo ngại trước sự lớn mạnh nhanh chóng của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc, trong đó có các tàu ngầm lớp Jin, trang bị tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, dự kiến sẽ bắt đầu các chuyến tuần tiễu mang tính răn đe từ năm nay.
Việc triển khai hoạt động tàu ngầm Jin “sẽ lần đầu đánh dấu năng lực thực hiện tấn công hạt nhân đợt hai của Trung Quốc”, bản báo cáo khẳng định.
Những tàu ngầm này có thể phóng tên lửa đạn đạo JL-2, có tầm bắn đủ “để cho phép Jin tấn công Hawaii, Alaska và có thể các vị trí bên bờ Tây của lục địa Mỹ từ các vùng biển Đông Á”, ONI nhận định.
Nhìn chung, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc đã nhanh chóng cải tiến công nghệ tấn công trong vòng 10 năm qua. Cách đây một thập niên, chỉ một vài tàu ngầm của Trung Quốc có thể phóng các tên lửa đối hạm hiện đại. Giờ đây hơn một nửa tàu ngầm tấn công thông thường của nước này đã được cải tiến để có thể bắn loại tên lửa này.
“Các tàu ngầm tấn công trang bị tên lửa dẫn đường type-095 mà Trung Quốc có khả năng đóng mới trong thập niên tới còn có thể được trang bị khả năng tấn công trên bộ”, bản báo cáo lưu ý. Điều này sẽ giúp củng cố năng lực của các tàu ngầm Trung Quốc trong việc tấn công các căn cứ của Mỹ trong khắp khu vực.
Theo một nhà phân tích, Trung Quốc có vẻ như đang cố gắng định vị mình là một siêu cường hạt nhân toàn cầu, có khả năng vừa triển khai sức mạnh vượt trội trong khu vực, vừa hoạch định sức mạnh ra toàn thế giới.
“Trung Quốc rõ ràng đang theo đuổi chiến lược lăn đe hạt nhân của một cường quốc. Họ đang tiến bộ dù không thực sự nhanh, nhưng đủ để đảm bảo cho quân đội thực thi 2 sứ mệnh, khả năng răn đe được đảm bảo và quan tâm tới việc phô trương sức mạnh như một siêu cường”, Daniel Goure, phó chủ tịch Viện Lexington, Mỹ cho biết.
Những thập niên qua, quân đội Trung Quốc chú ý nhiều hơn tới khu vực, thay vì các tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nhưng giờ điều này sẽ thay đổi do tham vọng ngày một lớn, sự phát triển công nghệ ngày một nhanh và quá trình hiện đại hóa quân đội, Goure giải thích thêm.
Dù vậy chuyên gia này cho rằng, hải quân Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài phía trước để có thể sánh kịp với Mỹ.
“Liệu họ có thực sự đi trên con đường trở thành một đối thủ cạnh tranh với hải quân Mỹ không? Việc này rất tốn kém và khó khăn, nhất là khi kinh tế của họ đang giảm tốc”, Goure nhận định.
Thứ Bẩy, 01/11/2014 - 11:30
Thanh Tùng
Tổng hợp
"Nghĩa địa" bất động sản: Trồng cây, cho bò... nghỉ dưỡng
(Baodatviet) - Hiện nay, nhiều hộ nông dân Đà Nẵng nhờ trồng cây cảnh, trồng hoa trên đất đô thị bỏ hoang, thu tiền tỷ hàng năm.
Đà Nẵng: Tận dụng đất trồng cây cảnh
Hội nông dân quận Hải Châu (quận trung tâm TP.Đà Nẵng) cho biết, 92 hộ hội viên, nông dân trên địa bàn không còn đất sản xuất nông nghiệp đã mượn và thuê 16ha các lô đất trống chưa sử dụng trong thành phố để trồng hoa và cây cảnh, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trong đó, với các hộ trồng hoa mỗi năm lãi ròng 70 - 150 triệu đồng/hộ, với thu nhập mỗi lao động từ 3-5 triệu đồng/tháng; các hộ trồng cây cảnh thu nhập bình quân từ 400 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/hộ/năm, với thu nhập mỗi lao động từ 4-5 triệu đồng/tháng; đồng thời giải quyết việc làm thường xuyên cho 250 - 500 lao động.
Hiện TP.Đà Nẵng đang khuyến khích nông dân mượn đất đô thị chưa sử dụng để sản xuất nông nghiệp.
Trồng cây cảnh ở khu đất bỏ hoang kiếm tiền tỷ. Ảnh minh họa
|
Trước đó, nắm bắt được tâm lý "nhớ ruộng" của người dân, năm 2012, Hội Nông dân TP Đà Nẵng đã đề xuất lên thành phố, cho Hội bảo lãnh để người dân mượn đất dự án chưa sử dụng nhằm triển khai sản xuất.
Từ những mô hình này đã giúp người dân hăng say thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa nghèo. Trong đó, việc mượn đất dự án chưa triển khai để nông dân sử dụng đang là một cách làm mới, có hiệu quả cao.
Tính đến tháng 5/2014, Hội Nông dân các cấp thành phố Đà Nẵng đã vận động gần 1.000 lượt hộ nông dân tận dụng 165.000 m 2 đất đã thu hồi nhưng chưa triển khai các dự án để sản xuất. Nhờ đó, đã giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, nhất là lao động nông nghiệp đã lớn tuổi không có điều kiện chuyển đổi nghề sau di dời, giải tỏa, tạo ra giá trị kinh tế không nhỏ, ổn định được cuộc sống.
Chủ tịch Hội Nông dân TP Đà Nẵng Nguyễn Phú Ban cho biết: "Việc nông dân thuê và mượn đất còn bỏ hoang trong và ngoài các dự án là việc làm nhiều ý nghĩa, vừa tránh lãng phí đất đai vừa giúp nông dân có điều kiện canh tác, nâng cao thu nhập, tránh thất nghiệp phát sinh các tệ nạn xã hội; lại bảo vệ môi trường".
Hà Nội: Bán chim, trồng rau, kiếm tiền tỷ
Trong khi, tại Hà Nội, nhiều mảnh đất dự án hay thuộc sở hữu tư nhân đang bỏ hoang, thậm chí đất vườn hoa công cộng trong những khu đô thị mới hiện nay được người dân canh tác trồng rau, hoa màu không khác gì ở nông thôn. Những ruộng rau khiến cho một phần khu đô thị này mang dáng vẻ giống một miền quê nào đó.
Cụ thể, dự án Khu đô thị dịch vụ Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, Hà Đông đã hoàn thiện, lòng đường và vỉa hè rộng rãi. Các khu đất liền kề bỏ hoang được người dân xung quanh tận dụng mà buôn bán chim khá nhộn nhịp. Từ khoảng nửa năm nay, chợ chim trên nền đất dự án đi vào hoạt động sôi nổi. Kẻ mua người bán nhộn nhịp cả ngày.
Cũng trong khoảng 3 tháng gần đây, lòng đường trong khu dự án trở thành nơi tập xe ôtô của nhiều người.
Từ khoảng nửa năm nay, chợ chim trên nền đất dự án đi vào hoạt động sôi nổi. Kẻ mua người bán nhộn nhịp cả ngày.
|
Khu đô thị Văn Khê (Hà Đông, nằm bên trục đường Lê Văn Lương kéo dài) đã từng có thời hứa hẹn trở thành khu nhà ở kiểu mẫu, lý tưởng, với đầy đủ tiện nghi. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ những căn nhà được hoàn thiện rất ít, và có rất nhiều căn vẫn bị bỏ hoang.
Tình trạng hoang hóa này cũng diễn ra khá phổ biến ở một số khu đô thị khác như Mỹ Đình, Mễ Trì, Trung Văn (Từ Liêm); Xa La, Văn Quán (Hà Đông); Việt Hưng (Gia Lâm). Thời gian gần đây, nhiều chủ đầu tư các khu đô thị, chủ sở hữu biệt thự bỏ hoang đã tận dụng các căn nhà này cho thuê, buôn bán như mở quán cà phê, bia hơi, rửa xe, xưởng sản xuất...
Tại khu biệt thự bỏ hoang Mễ Trì (Từ Liêm), chủ đầu tư đã cho thuê và biến nơi đây thành dãy phố ẩm thực, bán phở, lẩu…
Những căn nằm sâu trong các khu đô thị, vị trí ít thuận lợi để kinh doanh buôn bán, chủ các biệt thự này đành phải cho người lao động ngoại tỉnh thuê trọ.
TPHCM: Biệt thự tiền tỷ thành nơi “nghỉ dưỡng”…của bò
TPHCM cũng đã bắt đầu xuất hiện, nhiều căn biệt thự nằm ở vị trí đắc địa tại cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, nơi tưởng như là khu nghỉ dưỡng lý tưởng lại rơi vào tình trạng bị bỏ hoang và trở thành nơi “nghỉ dưỡng” của bò.
Khu dân cư Khang An (phường Phú Hữu, quận 9) nằm ngay cửa ngõ phía Đông của TP.HCM, giao điểm giữa đường cao tốc Sài Gòn - Long Thành và đường vành đai phía Đông, nhiều khu dân cư được xây dựng với những căn biệt thự kiểu dáng sang trọng đang bị bỏ hoang, cỏ phủ kín. Thậm chí nhiều căn, chủ đầu tư còn dùng gạch xây kín cửa.
Khu đất bỏ hoang là nơi cho bò nghỉ dưỡng
|
Bao bọc khu dân cư gần như là khu đất trống, cũng là đất ruộng. Nhờ mùa mưa nên cỏ mọc cao ngút ngàn, đang được tận dụng nuôi ngựa, heo mọi, vịt xiêm, gà... Còn tại đường số 5, hầu hết được dùng để trồng rau, trông như sinh hoạt của vùng miệt vườn chính hiệu.
Khi đại lộ Đông Tây kết nối quận 2 liền một mạch cũng là lúc 112 căn biệt thự do Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô thuộc khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi (quận 2) xây dựng đã lên nhà cửa, thậm chí là chỗ cho bò nghỉ ngơi.
Thứ Sáu, 31/10/2014 07:25
Thái Linh (Tổng hợp)
Quốc nạn: “thèm ngân sách”, “thích hoành tráng” và “tham nhũng nhà công vụ“
Đăng Bởi Một Thế Giới -
ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị): "Nhiều công trình dự án tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng nhưng công năng, hiệu quả lại rất khiêm tốn".
“Cách phát triển kinh tế VN có 3 cái hao: “bệnh thích hoành tráng”, “bệnh thèm ngân sách”, “tham nhũng nhà công vụ”, “để vượt chi phải biết xấu hổ”… Những cụm từ đầy ấn tượng này đã được nhiều đại biểu (ĐB) dùng để nói về thực trạng tham nhũng, lãng phí, thất thoát mà theo các ĐB đây cũng chính là nguyên nhân làm cho tình hình nợ công của đất nước ngày càng trở nên trầm trọng.
Theo Thu Hằng-Thu Nguyệt/Pháp luật
Phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế-xã hội và phân bổ ngân sách ngày 30.10 đã trở nên nóng bỏng với những câu chuyện và con số biết nói về việc sử dụng vốn ngân sách và vốn vay hiện nay.
“VN có ba cái hao”
Mở đầu buổi thảo luận, ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) nhắc lại câu hỏi tuy không mới nhưng luôn mang tính thời sự, luôn day dứt, nóng bỏng, đó là “phòng, chống tham nhũng như thế nào?”. Theo ĐB Tiến, hiện nay đang xuất hiện nhiều căn bệnh không có trong từ điển y học, đó là căn bệnh “hoành tráng”, căn bệnh “thèm ngân sách”.
“Nhiều công trình dự án tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng nhưng công năng, hiệu quả lại rất khiêm tốn. Thậm chí, có những công trình do “đẻ non”, “chín ép” nên vừa khai trương đã khai tử bỏ hoang hóa, hư hỏng, xuống cấp, sử dụng không đúng mục đích, cho thuê làm các dịch vụ phi văn hóa, phi lợi ích công. Chỉ có một số người quyết định đầu tư, chủ quản đầu tư, chủ thầu xây dựng, ban quản lý dự án công trình là được hưởng lợi. Họ thích vẽ ra những dự án hoành tráng vì dự án càng lớn thì phần trăm chảy vào túi cá nhân càng nhiều theo tỷ lệ thuận” – đại biểu Tiến nói.
ĐB Trương Trọng Nghĩa
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng cách phát triển kinh tế VN có 3 cái “hao” mà không khắc phục được. Đó là rất hao vốn, rất hao ngoại tệ và rất hao tài nguyên môi trường. Tham nhũng tràn lan ở các cấp độ, nợ công, nợ xấu chồng chất, đầu tư công dàn trải, lãng phí và thất thoát…
Nhắc lại câu chuyện 86.000 tỷ đồng của Vinashin, ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cảnh báo về câu chuyện hiệu quả sử dụng vốn lãng phí, thất thoát rất nhiều.
“Trường hợp ký túc xá sinh viên có mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng ở Đà Lạt nhưng chỉ có 1 sinh viên đến ở. Lý do là trường gần nhất cách đó 5km và đường đi vô cùng gập ghềnh khó khăn. Hơn 1.000 tỷ đồng cho 1 sinh viên đến ở là điển hình của sự lãng phí” – ĐB Hùng chỉ rõ.
“Để vượt chi phải biết xấu hổ”
Tiếp tục bày tỏ lo ngại về nợ công, ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) nói: “Chúng ta khó khăn nhưng kỷ luật tài khóa chưa nghiêm, hầu hết các ngành đều vượt chi, chỉ có ngành dân số kế hoạch hóa gia đình và chi cho khoa học công nghệ là không vượt. Kỷ luật tài khóa như vậy là kém. Trong tình hình khó khăn, ngân sách như hiện này nơi nào vượt chi thì cần biết xấu hổ và người dễ dãi cho phép vượt chi cũng nên biết xấu hổ” – ĐB Đáng nhấn mạnh.
Cho rằng chưa năm nào báo cáo về nợ công dài và đầy đủ như năm nay, ĐB Nguyễn Anh Sơn (NĐ) cũng tõ ra bất an: “Không thể an tâm khi nghĩa vụ trả nợ hằng năm tăng lên trong khi thu ngân sách hết sức khó khăn, chưa biết khi nào trút hết gánh nặng nợ công. Trong khi ngành nào cũng muốn thêm tiền, địa phương nào cũng muốn thêm tiền, dự án nào cũng muốn thêm tiền, công trình nào cũng muốn thêm tiền thì nợ công chắc chắn còn căng thẳng”. Tuy nhiên, theo ông Sơn, điều đáng lo về nợ công không phải là con số bao nhiêu mà là sử dụng vốn đó như thế nào cho hiệu quả, tiết kiệm, không để lãng phí, thất thoát. “Đừng để người dân hàng ngày nhìn thấy chúng ta xử lý vốn vay, vốn huy động một cách lãng phí vào túi những người tham nhũng thì dân rất bức xúc” – ĐB Sơn lưu ý.
ĐB Huỳnh Ngọc Đáng
“Cần có tội tham nhũng nhà công vụ”
Cũng đề cập đến tình trạng tham nhũng, lãng phí nhưng ĐB Lê Như Tiến lại đặt vấn đề thẳng vào câu chuyện quản lý nhà công vụ. ĐB Tiến cho biết, tính đến tháng 9.2014, quỹ nhà công vụ có hơn 1,6 triệu m2. Trong đó có hàng trăm biệt thự công, hàng chục ngàn căn hộ chung cư, hàng vạn nhà ở liền kề.
“Không ít cán bộ quản lý khi không còn giữ chức vụ quản lý nữa, tự cho mình được quyền sử dụng vĩnh viễn và quên trả lại nhà công vụ. Thực chất biến nhà công vụ thành nhà tư vụ. Nhiều nhà công vụ không ở nhưng cho con cháu ở hoặc cho thuê để tháng tháng hưởng số tiền lớn hơn cả tiền lương” – ĐB Tiến nêu thực trạng.
Theo ĐB Tiến, hầu hết nhà công vụ thường ở vị trí đắc địa, đất vàng, đất ngọc, mỗi m2 trị giá hàng trăm triệu đồng. Vì vậy nếu chính phủ có giải pháp sử dụng đúng mục đích, bố trí hợp lý quỹ đất thì hàng trăm biệt thự công, hàng chục ngàn nhà công vụ sử dụng sai mục đích đưa vào bán đấu giá hoặc cho thuê sẽ ngày ngày đẻ trứng vàng cho ngân sách nhà nước. Theo ông Tiến, có lẽ đã đến lúc nhận dạng và đưa vào Bộ luật Hình sự một tội danh tham nhũng mới, đó là tham nhũng nhà công vụ.
“Chúng ta lên án và xử lý rất nghiêm khắc một số cán bộ, công chức nhận lót tay vài trăm ngàn, hoặc vài triệu đồng, song chưa xử ai tham nhũng nhà công vụ giá nhiều tỷ đồng” – đại biểu Tiến nói và cho rằng nhà công vụ, biệt thự công cũng là tài sản quốc gia, không thể để tài sản quốc gia này chiếm đoạt tài sản quốc gia khác.
Trong dự toán đã lãng phí
ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) cũng cho rằng, nếu giảm được những thất thoát lãng phí trong các công trình, dự án thì sẽ đủ vốn giải quyết tiền lương và nhiều chính sách xã hội.
“Như Bộ GTVT chỉ điều chỉnh một số công trình thôi đã tiết kiệm 35.000 tỷ đồng, như vậy rõ ràng trong dự toán chúng ta đã để lãng phí. Trong khi chúng ta cần 40.000 tỷ đồng giải quyết tiền lương thì lại không có. Thử hỏi nhiều ngành, lĩnh vực khác nếu điều chỉnh tính toán lại, tiết kiệm thì nguồn lực ấy lớn thế nào. Nếu ai cũng làm như Bộ GTVT thì có thể sẽ có rất nhiều tiền” – ĐB Phúc dẫn chứng.
Chạy trên đường ray cũ, làm sao thấy chân trời mới
Tôi không tin 2015-2016 có chuyển biến gì mạnh mẽ vì chúng ta chưa thoát khỏi mô hình và phương thức tăng trưởng cũ. Chúng ta vẫn đang chạy trên đường ray cũ, về hướng cũ, làm sao nhìn thấy được chân trời mới. Chuyên gia kinh tế là ông Bùi Kiến Thành nhận xét: “Kinh tế VN không thể bay cao vì đôi cánh của nó bị đeo quá nhiều gánh nặng, gánh nặng này trong nhiều năm qua không thể cởi bỏ được, chẳng những làm chúng ta không bay được, cao, nhanh mà còn chệch hướng.
(ĐB. Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM).
Subscribe to:
Posts (Atom)