Friday, July 31, 2015

Cảnh báo nước mặn xâm thực vựa lúa ĐBSCL

Nhóm phóng viên tường trình từ VNTheo RFA-2015-07-31  
dbscl-622.jpg
Ảnh minh họa chụp tại ĐBSCL-RFA
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất Việt Nam, an ninh lương thực của Việt Nam có ổn định hay không đều tùy thuộc vào vựa lúa này. Trong thời gian gần đây, sông Cửu Long bị cạn dòng và nước mặn xâm thực vào các đồng ruộng khiến cho hàng ngàn hecta lúa bị nhiễm mặn. Nguy cơ mất mùa và đồng bằng sông Cửu Long bị biến thành ruộng muối là khải năng rất có thể trong tương lai.

Yếu tố Trung Quốc

Có nhiều câu hỏi và mối nghi vấn được đặt ra bởi tình trạng đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn trên diện rộng là tình trạng quá hiếm hoi, chưa từng có trong lịch sử nông nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, tình hình căng thẳng trên biển Đông đang hồi cao trào liền kéo theo biến động biên giới Việt Nam – Campuchia và đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn.
Mới nhìn bên ngoài, ít ai đoán được vấn đề nhưng theo tư duy của một số nông dân nơi đây, giữa biển Đông, biên giới Việt Nam – Campuchia và nhiễm mặn có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Ruộng lúa thì bị nhiễm mặn hết rồi, người ta đến lấy mẫu về để khắc phục nhưng khó lắm. Độ mặn nó lên tới mấy ngàn luôn mà. Lúa vàng lá, thối gốc và chịu không nổi nữa thì mất mùa thôi! Nói chung là nguồn nước bị nhiễm mặn gấp hai, gấp ba lần nên ngay cả nước sinh hoạt cũng đã rất khó chứ đừng nói đến cây lúa phát triển…
-Ông Trung
Một nông dân ở tên Trung ở An Giang, chia sẻ: “Nước người ta xài toàn bị xâm nhập mặn, trước đây xài nước dưới sông, lên người ta lóng lại rồi xài nhưng bây giờ không lóng được nữa. Ruộng lúa thì bị nhiễm mặn hết rồi, người ta đến lấy mẫu về để khắc phục nhưng khó lắm. Độ mặn nó lên tới mấy ngàn luôn mà. Lúa vàng lá, thối gốc và chịu không nổi nữa thì mất mùa thôi! Nói chung là nguồn nước bị nhiễm mặn gấp hai, gấp ba lần nên ngay cả nước sinh hoạt cũng đã rất khó chứ đừng nói đến cây lúa phát triển…”
Theo ông Trung, vấn đề nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là một câu chuyện hết sức nhạy cảm và chắc chắn có bàn tay can thiệp của Trung Quốc. Bởi lẽ, hiện tại, trong lúc xảy ra vụ căng thẳng trên biển Đông, người Campuchia đã tiến sang đất Việt Nam quậy phá và đòi trả lại lãnh thổ biên giới cho họ và lý lẽ để đòi lãnh thổ của họ lại phụ thuộc vào các tấm bản đồ bị cạo sửa, không có cơ sở pháp lý.
Và chuyện này vô hình trung lặp lại hiện tượng chiến tranh 1979, khi mà biên giới phía Nam bị căng thẳng do Campuchia tấn công mà đằng sau họ là nhà nước Trung Quốc chống lưng. Cuộc chiến biên giới phía Nam nổ ra đúng với thời điểm Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Tình hình Việt Nam lúc đó bị Nam chinh Bắc chiến. Có thể nói đây là đòn phối hợp khá nhịp nhàng giữa Trung Quốc và Campuchia để tấn công Việt Nam.
Trở lại câu chuyện biên giới phía Nam trong thời gian gần đây, bổn cũ lặp lại có biến hóa, thêm bớt đôi chút. Trung Quốc đang hoành hành trên biển Đông và Việt Nam cử đại diện sang Mỹ để thương thuyết, cụ thể là ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, liền sau đó, tình hình biên giới phía Nam có biến động và vũ khí của Trung Quốc cũng áp sát biên giới phía Bắc Việt Nam.
dbscl-400.jpg
Nguồn nước từ các con sông bị nhiễm mặn nặng. RFA PHOTO.
Và khi mọi chuyện vẫn chưa rõ nguồn cơn sẽ đi đến đâu thì đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn trên diện rộng. Nguyên nhân của sự nhiễm mặn này chắc chắn tùy thuộc vào lưu lượng nước trên sông Mê Kông. Trong khi đó, hàng chục con đập lớn, nhỏ của Trung Quốc đã hoạt động trên thượng nguồn con sông này, sau đó, họ đầu tư cho Campuchia xây dựng nhiều đập thủy điện trên dòng sông đi qua Campuchia.
Trong tình trạng này, nếu cả Trung Quốc và Campuchia thi nhau ngăn dòng thì khu vực hạ lưu sẽ bị giảm lưu lượng nước đáng kể vào mùa khô. Và một khi lưu lượng nước bị giảm, nước biển sẽ theo thủy triều lấn sông. Nước mặn tiến dần vào đồng bằng, vựa lúa ở đây bị đe dọa nghiêm trọng, nông dân sẽ mất mùa dài dài bởi không dễ gì xử lý được đất nhiễm mặn để tiếp tục canh tác.
Cũng theo ông Trung, vấn đề không còn đơn giản chỉ là chuyện thiên tai nữa mà là một mối đe dọa có tính chính trị đang ập lên đầu người nông dân. Giả sử như mùa hè năm sau, đồng bằng sông Cửu Long lại tiếp tục nhiễm mặn, ngập mặn trên diện rộng thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho người nông dân Nam Bộ. Bởi hiện tại, đời sống của người nông dân nơi đây không còn phồn thịnh như trước, nếu tiếp tục thất thu, sẽ khó mà lường được tương lai của họ.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn là nước có nền kinh tế nông nghiệp, hạt gạo vẫn là sản phẩm chủ đạo trong xuất khẩu cũng như đảm bảo an ninh lương thực. Nếu như đồng bằng sông Cửu Long thất thu, điều này cũng đồng nghĩa với vựa lúa lớn nhất Việt Nam cạn bồ và khó có thể lường được đời sống của người dân sẽ ra sao.

Nông dân thất thu nặng nề

Cây lúa nó bị vàng, nó bị cháy, nó bị nhiễm mặn. Mà nhiễm mặn thì phải mất mùa rồi. Do các đợt thủy triều nó lên. Gần vùng biển quá thì nó ảnh hưởng hơi muối mà cháy…
-Ông Thoa
Một nông dân khác tên Thoa, sống ở thành phố Long Xuyên, An Giang và thuê đất ngoài khu vực đồng Tháp Mười để canh tác, chia sẻ thêm: “Cây lúa nó bị vàng, nó bị cháy, nó bị nhiễm mặn. Mà nhiễm mặn thì phải mất mùa rồi. Do các đợt thủy triều nó lên. Gần vùng biển quá thì nó ảnh hưởng hơi muối mà cháy…”.
Theo ông Thoa, với tình hình này, rất có thể nền kinh tế nông nghiệp trên cả nước sẽ đối mặt với sự khủng hoảng. Bởi một khi đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn trên diện rộng, trong lúc lượng phù sa bù đắp trên các cánh đồng hằng năm đã giảm đáng kể bởi phía Campuchia và Trung Quốc đã ngăn đập. Với đà này, chỉ cần liên tục hai năm nhiễm mặn, đồng bằng sông Cửu Long sẽ trơ trọi vì thiếu màu xanh của lúa.
Đây không phải là chuyện nói đùa hay đoán mò mà là một sự thật hết sức khắc nghiệt bởi khi đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn và lượng phù sa bồi đắp mỗi năm càng ít ỏi dần sẽ dẫn đến những cánh đồng chết. Trong khi đó, phía Campuchiqa chỉ cần bắt tay với Trung Quốc, hai nước này liên tục khai thác năng lượng chảy bằng cách ngăn các con đập trên sông Mê Kông thì Việt Nam chỉ còn nước há miệng chờ nước về.
Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nguy cơ thiếu đói trong thời gian sắp tới. Mà một khi người nông dân Tây Nam Bộ bị đói thì chắc chắn rằng người Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi nguồn xuất khẩu chính bị cạn và an ninh lượng thực trên cả nước bị đe dọa.
Ông Thoa nói rằng hiện tại, gia đình ông đã mất trắng gần ba chục mẫu ruộng. Mùa thu hoạch năm nay sẽ hết sức khó khăn. Trong khi đó, vựa lúa Tuy Hòa, Phú Yên và Quảng Điền, Thừa Thiên Huế cũng đang báo động mất mùa. Không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho người nông dân trước mùa mưa bão?!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Vì sao có quá nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp?

Chân Như, phóng viên RFA
2015-07-30  
000_APH2002061296192-622.jpg
Các bạn trẻ tại một trung tâm giới thiệu việc làm ở Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO
Mới đây viện khoa học lao động và xã hội vừa cho công bố bản tin cập nhật thị trường lao động quý 1 của năm 2015. Trong đó ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm đều gia tăng. Điểm đáng chú ý là trong 3 tháng đầu năm, cả nước có đến hơn 1,1 triệu người thất nghiệp. Tính theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, tương ứng là 7,2% và gần 6,9%. Vì đâu mà tỷ lệ thất nghiệp lại quá cao như thế? Đó cũng là chủ đề cho diễn đàn bạn trẻ kỳ này, do Chân Như điều hợp cùng các bạn khách mời, mời quý vị cùng theo dõi sau đây.

Lo ngại phải bỏ tiền mua công việc

Chân Như: Sau bao năm đèn sách và trở thành những tân cử nhân thì các bạn ước mong điều gì nhất và lo sợ nhất điều gì?
Lâm Duy: Mình xin giới thiệu, mình là một sinh viên đã tốt nghiệp rồi trước đây chuyên ngành của mình là quản trị nguồn nhân lực, nhưng mình đang theo học chương trình văn bằng 2 về ngữ văn Anh để lấy một bằng đại học tiếp. Mình nghĩ đối với một người mà họ chuẩn bị bước vào học đại học hay là đang ngồi trên ghế nhà trường thì ước muốn của tất cả các sinh viên là sau khi ra trường họ sẽ tìm được công việc có mức lương phù hợp và một công việc họ cảm thấy hứng thú. Họ không phải làm công việc đó chỉ vì tiền mà là vì ham thích của họ.
Em muốn tìm được một chỗ làm công ty ổn định thì phải là công ty trong nước nói thẳng là công ty nhà nước. Tuy nhiên, để kiếm được chỗ làm trong công ty nhà nước thì em phải bỏ tiền ra để mua một công việc làm ổn định. Đó là điều em lo ngại hiện tại.
-Tiến Toàn
Kiều Mỹ: Em là một thành viên mới bước vào bước đường của đại học. Em có rất nhiều dự định và ước mơ. Em thấy ở tuổi của em và ước mơ hiện tại của em và cũng là của tất cả các bạn ở lứa tuổi em là hoàn thành khóa học một cách tốt nhất với thời gian phù hợp. Sau đó là tìm được một công việc phù hợp với lại ước mơ hoài bảo theo đuổi. Công việc đó nó sẽ, nói chung, là sẽ thỏa mãn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần của tất cả mọi người. Có như vậy thì trong cuộc sống sẽ không bị áp lực. Điều lo sợ nhất em nghĩ là sẽ không làm được công việc mình thích. Đặc biệt, khi ra trường, chuyện ai cũng biết đó là thất nghiệp.
Tiến Toàn: Sau bao năm đèn sách và trở thành những tân cử nhân thì thứ nhất em mong muốn có được công việc làm ổn định và thứ hai là có thể kiếm được nguồn thu nhập có thể tự trang trải và nuôi sống được bản thân mình. Điều em lo ngại nhất là để kiếm được một công việc làm ổn định thì em sẽ không muốn làm việc trong những công ty nước ngoài vì sau một thời gian dài khi mình hết năng lực thì người ta sẽ không còn dùng mình tiếp nữa. Em muốn tìm được một chỗ làm công ty ổn định thì phải là công ty trong nước nói thẳng là công ty nhà nước. Tuy nhiên, để kiếm được chỗ làm trong công ty nhà nước thì em phải bỏ tiền ra để mua một công việc làm ổn định. Đó là điều em lo ngại hiện tại.
Chân Như: Tỉ lệ thất nghiệp của các sinh viên tốt nghiệp đại học tại Việt Nam là khá cao, theo các bạn thì nguyên nhân do đâu?
000_APH2000060214221-400.jpg
Những người thất nghiệp ngồi chờ được thuê lao động thời vụ ở Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO.
Lâm Duy: Nếu mình nhớ không lầm thì trong một báo cáo của giới chức Việt Nam là có đến 72 ngàn người đã có bằng đại học hoặc cao đẳng đang bị thất nghiệp tính trong đầu năm 2014. Mình nghĩ thực trạng này có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân mà người ta thường nhắc tới đây là hậu quả của việc trong suốt một quảng thời gian dài chính quyền VN đã quá dễ dãi trong chuyện mở rất nhiều trường mới: trường đại học mới-có;Nâng cấp từ trường cao đẳng lên đại học cũng có. Cách đây khoảng từ 5-6 năm trước đó là giai đoạn mà người ta gọi trường đại học, cao đẳng mở như nấm mọc sau mưa. Suốt một khoảng thời gian dài như thế, đào tạo ồ ạt như thế khi ra trường cung đã vượt cầu nên tình trạng dư thừa nguồn nhân lực dẫn đến thất nghiệp là chuyện tất nhiên. Và thực tế ở Việt Nam không có hệ thống kiểm định hay là đánh giá chất lượng đào tạo để xem trường nào có uy tín và những trường nào là trường đào tạo theo kiểu chạy theo thành tích hay theo số lượng hay theo lợi nhuận; Không có những bảng xếp hạng đó để sinh viên hay xã hội có một cái nhìn tổng quan hơn để theo học. Một điều nữa, những chương trình đào tạo ở VN nói chung còn nặng về lý thuyết và họ chú trọng nhiều về bằng cấp và điểm số, về năng lực thực chất thì bị xem nhẹ, nên khi sinh viên ra trường rất ngỡ ngàng so với môi trường làm việc thực tế. Và đó cũng là nguyên nhân mà doanh nghiệp họ rất ngại tuyển dụng những sinh viên mới ra trường. Bởi như vậy họ sẽ mất một khoảng thời gian, chi phí để đào tạo lại nguồn nhân lực này và chưa chắc những người họ đào tạo có gắn bó dài lâu với doanh nghiệp hay không. Một mặt nữa là những bạn sinh viên mới ra trường phần lớn khá thụ động và không chứng tỏ được bản lãnh và khả năng của mình đối với nhà tuyển dụng; Do đó tỉ lệ mà các bạn không xin được việc làm khá là cao.
Tiến Toàn: Em cũng có một số nhận định thêm lời chia sẻ của bạn Duy. Em thấy thứ nhất phải xác nhận là do chính bản thân của sinh viên một khi đã bước vào trường đại học phải chọn ngành nghề như thế nào phù hợp với mình và xem mình có năng lực hay không và có phù hợp với công việc đó hay không để ra trường mình sẽ không bị mất việc. Thứ hai là nền giáo dục của VN mình nên cần phải chú trọng vào việc phải đi sâu vào những điều cần thiết để giảng dạy nhằm ứng dụng cho việc làm sau này chứ không phải chỉ dạy về mặt lý thuyết chung chung. Khi đi làm, thì nguồn nhân lực như thế sẽ bị lãng phí. Ra trường đi tìm một việc làm thì công ty đó hay một xí nghiệp đó phải đào tạo lại từ đầu thì mất rất nhiều thời gian.

Do không năng nổ, hoạt bát?

Chân Như: Có ý kiến cho rằng tình trạng thất nghiệp một phần là do lỗi chính những bạn trẻ ngày nay không năng nổ, hoạt bát. nói chung là khá thụ động trên con đường xin việc của mình. Ý kiến của các bạn về nhận định này?
Kiều Mỹ: Em thấy việc sinh viên thụ động rất ít vì đa số các bạn trẻ sống trong thời đại mạng đều khá là năng động nói chung là hoạt bát trong các công việc. Trong yếu tố dẫn tới việc không xin được việc có tác nhân từ xã hội lẫn gia đình. Thứ nhất có thể các bạn không chọn đúng ngành nghề yêu thích dẫn tới bị thụ động. Yếu tố từ bên ngoài đặc biệt là về yêu cầu của công việc khá cao trong khi chất lượng sinh viên từ trong ghế nhà trường đưa ra trở thành các cử nhân thì không có. Việc đưa ra là đại trà trong khi việc thu vào từ các công ty thì mang tính chọn lọc. Tiếp theo là về lý lịch cũng như ngoại hình trình độ, ví dụ ở một số các công ty ở Việt Nam người ta yêu cầu về lý lịch và ngoại hình rất nhiều. Điển hình về lý lịch, trước đây, gia đình bạn có lý lịch không tốt thì bạn không thể đi xin việc hoặc ngoại hình bạn chỉ cần có một hình xâm thì người ta sẽ có một nhận định không tốt về người đó và người ta không thích nhận mình. Một phần khác em nhận thấy trên thực tế là chính quyền còn ưu tiên cho một số thành phần được các bạn trẻ gọi là “con ông cháu cha”. Các thành phần đó đường đi vào công việc rất dễ so với tất cả các bạn cử nhân đi bằng con đường chân chính của mình.
Yếu tố dẫn tới việc không xin được việc có tác nhân từ xã hội lẫn gia đình. Thứ nhất có thể các bạn không chọn đúng ngành nghề yêu thích dẫn tới bị thụ động. Yếu tố từ bên ngoài đặc biệt là về yêu cầu của công việc khá cao trong khi chất lượng sinh viên từ trong ghế nhà trường đưa ra trở thành các cử nhân thì không có.
-Kiều Mỹ
Tiến Toàn: Cũng giống như bạn Kiều Mỹ, em nghĩ khi còn ngồi trên ghế đại học, các bạn có thể tham gia những hoạt động của trường tổ chức như phong trào văn nghệ hoặc mùa hè xanh. Như vậy, các bạn có thể tham gia và thể hiện mình ở giữa đám đông; Các bạn có thể trang bị cho mình một mức tự tin khi đứng giữa đám đông và có thể tạo một kỹ năng cho mình. Thứ hai điều em muốn nói là các bạn khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải nắm được những kỹ năng. Giống như câu trả lời trước của em đã nói, các bạn cũng phải hiểu thêm về kiến thức. Kế tiếp là những ngành học mà gọi là ngành của “con ông cháu cha” như tài chính ngân hang, quan hệ quốc tế ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Pháp thường ra trường các bạn phải lo sẵn một cái đầu ra. Chẳng hạn như quan hệ quốc tế thì sẽ đưa vào bộ ngoại giao làm thì các bạn phải là con ông cháu cha; Tài chính ngân hàng, tất cả đều phải có gốc ở trong đó mới đưa vào hết. Như vậy những người con lại- không phải “con ông cháu cha” sẽ đi về đâu? Đó là một dấu chấm hỏi lớn đối với em. Và về lý lịch không sạch chẳng hạn như bản thân của em một khi sau này em muốn xin được việc làm của nhà nước rất là khó xin vì gia đình em thuộc chế độ cũ.
Chân Như: Theo các bạn thì chính quyền đã có những biện pháp nào để cải thiện tình trạng thất nghiệp khá cao này hay chưa? Và nếu được góp ý để cải thiện tình hình thì ý kiến của các bạn là gì?
Lâm Duy: Thật ra thực trạng của việc thất nghiệp một phần rất lớn liên quan về nền giáo dục nói chung ở VN hiện nay. Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước về giáo dục tổ chức không biết bao nhiêu những hội thảo, không biết bao nhiêu những đề án để cải cách nền giáo dục này làm sao cho hướng tốt hơn nhưng cho đến bây giờ càng cải cách thì nó lại càng tụt hậu. Giáo sư Hoàng Tụy, một nhà giáo rất đáng kính ở VN đã đánh giá thì ngành giáo dục ở Việt Nam như là một căn nhà cũ nó đã rách nát và cứ mãi kê nó chổ này và cứ sửa sang chỗ kia và nó trở thành một căn nhà dị dạng. Thật sự là giáo dục đại học ở Việt Nam lâm vào tình trạng gọi là khủng hoảng tại vì cách đào tạo không giống ai. Ví dụ như ở những nước tiên tiến khác như ở Âu Châu, khi tốt nghiệp trung học phổ thông xong thì các bạn phải hướng đi theo 2 hướng. Thứ nhất, các bạn phải tham gia vào một chương trình giáo dục gọi là khoa học ứng dụng và thứ 2 là các bạn đi vào lãnh vực mang tính học thuật. Những ngành khoa học ứng dụng sẽ trang bị đầy đủ các kỹ năng nghề nghiệp cho các bạn sau khi các bạn ra trường, tất cả những gì các bạn học sẽ đáp ứng một cách trọn vẹn nhất và những công việc thực tế doanh nghiệp sẽ cần.
Và thứ hai là một hệ thống khác đó là hệ thống theo hướng học thuật và họ đào tạo ra những chuyên gia nhằm cho những công tác nghiên cứu chuyên sâu và giảng dạy. Họ phân ra thành 2 hệ thống như thế rất là rõ ràng. Một người sau khi tốt nghiệp xong phổ thông thì họ biết dựa vào những năng lực, những điểm số những sở thích của họ, để chọn cho mình một hướng đi đúng đắn.
Do đó việc cải cách giáo dục ở VN đã được đề cập rất lâu và rất nhiều nhưng hiệu quả của chuyện cải cách như thế nào thì còn là một dấu hỏi lớn và chưa ai có thể trả lời được.
Kiều Mỹ: Năm nay, em thuộc vào nhóm người đầu tiên tham gia vào cuộc cải cách của bộ giáo dục về việc thi tuyển sinh vào đại học. Em thấy nhà nước, điển hình là bộ giáo dục đã có rất nhiều đề án và rất nhiều hình thức cải cách cho việc đưa đầu vào của việc vào đại học và lọc học sinh. Tuy nhiên, đó chỉ là hình thức và không mang lại hiệu quả thật sự, chất lượng thí sinh không chắc chắn. Em thấy việc tổ chức thi năm nay không mang tính chất thuyết phục, điểm số không hề phản ánh được. Em muốn bộ giáo dục phải có một cuộc thi mà đánh giá được và chia xét trình độ học sinh theo những trình độ khác nhau và xiết chặt đầu ra đưa vào các trường đại học khác nhau với những trình độ tương ứng nhằm đào tạo ra những lớp thế hệ có thực tiễn để sau này có thể đi làm được chứ không phải là lý thuyết suông như trước đây nữa.
Tiến Toàn: Em thấy nhận định của 2 bạn là khá đầy đủ và nếu được góp ý để cải thiện tình hình thì em xin được nói như sau: thứ nhất hiện tại bây giờ là cần các sự giúp đỡ của chính quyền và địa phương giới thiệu các việc làm để giúp cho những người lao động khi ra trường hoặc những người đang thất nghiệp có thể có được những việc làm để mưu sinh. Điều đó có thể làm giảm xuống tình trạng tệ nạn xã hội xảy ra. Em nghĩ VN mình cần phải mở rộng ra các quan hệ quốc tế để có thể đưa các nguồn nhân lực còn lại có năng lực thật sự để ra nước ngoài làm việc để đáp ứng được nhu cầu và đưa VN mình ra phát triển chứ không phải là nằm thụ động ở một mức nào đó. Đó là câu trả lời của em.
Chân Như: Cám ơn phần chia sẻ của ba bạn Lâm Duy Tiến Toàn và Kiều Mỹ đã dành thời gian đến với chương trình tuần này.

Bao giờ sẽ là “Phùng” phụ, tử!?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Ngày 30 tháng 7/2015 Tân Hoa xã Tàu thông báo: Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định khai trừ Đảng đối với cựu Ủy viên Bộ Chính trị, “Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương” Thượng Tướng Quách Bá Hùng và giao cho Viện Kiểm sát quân sự xử lý theo pháp luật.

Tin tức này làm rúng động “thế giới người Hoa” bởi như di chúc của Mao lãnh tụ TQ từng khẳng định: "Súng đẻ ra chính quyền” nên ở Tàu cộng, tướng lãnh có tiếng nói mang sức nặng hơn các bộ trưởng và đại biểu quốc hội.  Vì vậy, chức vụ cao cấp quan trọng nhất của nhà nước, đảng CSTQ không phải là Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng (hoặc Tổng bí thư) hay Thủ tướng, Quốc vụ viện v.v... mà là Chủ tịch và các phó CT Quân Ủy Trung Ương. Tướng Quách Bá Hùng từng là tham mưu trưởng và tư lệnh các quân đoàn quan trọng của Tàu cộng, giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương từ năm 2003 đến tháng 11/2012. Cùng đồng cấp với Từ Tài Hậu bị bắt hồi tháng 10.2014 Tướng Từ đã thú tội nhận các khoản hối lộ “rất lớn” (theo Reuters) Ông Từ qua đời vì ung thư hồi tháng 3/2015 trong tù.

2 tội phạm tham nhũng, chóp bu quân đội - 
nguyên PCT/Quân ủy Trung ương TQ, Thượng Tướng Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng.

Cuốn theo chiều gió chống tham nhũng của ông Tập cận Bình, trước đó ngày 9- 4 Trung ương Đảng Cộng sản Tàu quyết định điều tra Thượng tướng Quách Bá Hùng. Kết quả điều tra cho thấy ông Quách Bá Hùng đã "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", lợi dụng chức vụ để tham ô, tham nhũng, mua quan bán chức, nhận hối lộ... Tất cả hành vi phạm tội của ông được nêu chi tiết trong báo cáo của Ủy ban kiểm tra kỷ luật Quân ủy trung ương TQ và được Bộ Chính trị thông qua trong một cuộc họp.

Cùng bị bắt với tướng Quách có thư ký và con trai là Quách Chánh Cương, một thiếu tướng rất trẻ, Quách là sĩ quan quân đội TQ sinh sau năm 1970 thứ hai được phong quân hàm “tướng”. Nhưng thăng chức chưa đầy một tháng, Quách và vợ là Ngô Phương Phương bị Viện Kiểm sát Quân sự bắt giữ với các cáo buộc tham nhũng, tờ Mingpao của Hong Kong cho hay.

“Hổ phụ sinh hổ tử” Cha con họ Quách cùng là Tướng “Trộm Cướp”

Cũng nên biết, trước khi bắt giữ hai nguyên PCT/Quân ủy Trung ương TQ để ngăn ngừa binh động cơ biến phản loạn đã có tới 8 thiếu tướng nắm giữ nhiều bộ phận binh chủng các quân khu trong quân đội là thuộc hạ thân tín của Quách Bá Hùng - Từ Tài Hậu đã bị bắt, trong đó có phó ủy viên chính trị hải quân thiếu Tướng Mã Phát Tường, người nhảy tầng lầu 15 tự sát tại tổng bộ hải quân (nguồn: Nhật báo Đông Phương Hồng Kông)

Theo Apple Daily của Hồng Kong việc bị bắt giữ Quách Bá Hùng và con trai bởi Viện kiểm sát quân sự chứ không phải Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ án.

Quách Bá Hùng từng sang Việt Nam và là “bạn thân” của Phùng Quang Thanh và “đ/c” X.

Liên quan đến tội tham ô, tham nhũng, mua quan bán chức, nhận hối lộ của Tướng Quách, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Đại Kỷ Nguyên, nhà bình luận chính trị TQ Văn Triệu đã nói: Quân ủy Trung ương TQ được lãnh đạo thường vụ bởi 2 Phó Chủ tịch. Một tướng lĩnh quân đội muốn được thăng cấp phải được sự chấp thuận của 2 vị Phó Chủ tịch này. Và luật bất thành văn, có cái giá của nó - Cấp thiếu tướng có giá 5 triệu NDT (khoảng 800.410 USD) và giá của cấp trung tướng là 10 triệu NDT (khoảng 1.6 triệu USD)

Còn con trai tướng Quách - Theo một số nguồn tin, Quách Chính Cương phạm tội khi bắt đầu phụ trách mua bán thiết bị quân sự và vũ khí. Ông này đã thành lập một công ty để phát triển các chương trình an toàn cho quân đội, nhưng trên thực tế luôn làm thay đổi kết quả đấu thầu, để công ty của ông nhận được những hợp đồng quân sự béo bở.

Ông Yacov Berger Viện nghiên cứu Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Nga cho biết, bà Ngô Phương Phương, vợ ông Quách, có liên quan đến nhiều công trình xây dựng không hợp pháp thuộc sở hữu quân đội ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, tài sản bất động sản của hai vợ chồng viên tướng trẻ này rất lớn. 

Ngẫu nhiên sao sự việc nó cũg gần gặn với chuyện của cha con Đại Tướng Phùng Quang Thanh Phó Bí thư Quân ủy Trung ương Bộ trưởng QP Việt nam và con trai Đại tá Phùng Quang Hải.

Tổng công ty 391 và cha con Phùng Quang Thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Đại tá Phùng Quang Hải đã dùng Tổng công ty 319 của quân đội, bộ Quốc Phòng để lũng đoạn kinh tế quân đội, vơ vét tài sản Nhân dân làm của riêng cho gia đình.

Nhân dân cả nước đều biết, Bộ Quốc phòng được xem như một quốc gia trong một quốc gia, tất cả thông tin liên quan đều nằm trong vùng cấm, cách ly hoàn toàn khỏi sự quản lý của Nhà nước. Về kinh tế quốc phòng cũng vậy, không một ai biết có bao nhiêu doanh nghiệp quốc phòng? tổ chức thực hiện kinh tế ra sao? Có ích gì cho đất nước hay không? Trong phóng sự này, chúng tôi hé mở một phần rất nhỏ trong muôn nghìn bí ẩn còn dấu kín sau cánh cổng mang tên Đại tướng Phùng Quang Thanh, nơi ông đã lũng đoạn quân đội, biến Tổng công ty 319 thành nơi danh chính ngôn thuận chuyển hóa tài sản của quân đội, đất đai của nhân dân thành tài sản riêng của dòng họ Phùng.

Vài nét về Tổng Công ty 319 và sự thăng tiến của Phùng Quang Hải

Sư đoàn 319 thuộc Quân khu 3 được thành lập ngày 7/3/1979 với nhiệm vụ huấn luyện bộ đội dự bị và tân binh. Ngày 03/4/1989, Bộ Quốc phòng chuyển Sư đoàn 319 thành Công ty Xây dựng 319. Năm 2006, ông Phùng Quang Thanh được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và năm 2007 được trao quân hàm Đại tướng. Dưới thời ông, Công ty Xây dựng 319 có nhiều thay đổi đi kèm với sự thăng tiến chóng mặt của cậu con trai Phùng Quang Hải. 

Biết bao sĩ quan tiến sĩ kỹ sư dày dạn trong quân đội củng chào thua - Đầu năm 2009, Phùng Quang Hải được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty 319?

Ngày 04/3/2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã ký Quyết định số 606/QĐ-BQP, chuyển Công ty Xây dựng 319 thành Công ty TNHH MTV 319, Phùng Quang Hải được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc?

Ngày 15/12/2010, Phùng Quang Hải được Quân khu 3 phong hàm sĩ quan với Chứng minh Sĩ quan số 06031201;

Ngày 23/8/2011, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh ký Quyết định số 3037/QĐ-BQP, thành lập Tổng Công ty 319 và bổ nhiệm Phùng Quang Hải làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên?.

Ngày 10/12/2011, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh ký Quyết định số 4799/QĐ-BQP, điều chuyển Tổng công ty 319 về trực thuộc trực tiếp Bộ Quốc phòng. Nửa tháng sau, ngày 26/12/2011, ông Phùng Quang Thanh tiếp tục ban hành Quyết định số 561-QĐ/QUTW điều chuyển Đảng bộ Tổng công ty 319 về trực thuộc Quân ủy Trung ương. Lúc này, Tổng Công ty 319 với 100% vốn nhà nước, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý trực tiếp đã nghiễm nhiên trở thành sân sau như “ổ gà đẻ trứng vàng” của gia đình Đại tướng Phùng Quang Thanh. Bên cạnh đó là mục đích đưa Tổng Công ty 319 về trực thuộc Bộ quốc phòng còn nhằm mục đích khác là để Chủ tịch HĐTV Đại tá Phùng Quang Hải đủ tiêu chuẩn lên Tướng trong thời gian thuận tiện gần nhất.

Hiện nay, Tổng Công ty 319 có vô số công ty, xí nghiệp trực thuộc không sao nhớ hết nỗi: 

7 Công ty TNHH MTV: Công ty TNHH MTV 29; Công ty TNHH MTV 319.1; Công ty TNHH MTV 319.2; Công ty TNHH MTV 319.3; Công ty TNHH MTV 319.5; Công ty TNHH MTV xử lý Bom, Mìn Vật nổ 319; Công ty TNHHMTV 319 miền Trung;

7 Công ty Cổ phần (Tổng Công ty 319 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ): Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại 319; Công ty Cổ phần Xây lắp 319; Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Xây dựng 319; Công ty Cổ phần Xây dựng thiết kế và Trang trí 319; Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản - Than Đông Bắc; Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Nha Trang;

11 Chi nhánh Xí nghiệp (hạch toán phụ thuộc): Xí nghiệp 9; Xí nghiệp xây lắp 10; Xí nghiệp 11; Xí nghiệp 296; Xí nghiệp xây dựng công trình 319.6; Xí nghiệp 319.7; Xí nghiệp 319.8; Xí nghiệp 319.9; Chi nhánh Miền Nam; Chi nhánh BOT 319 Sông Phan; Chi nhánh Hưng Yên;

2 Công ty liên kết: Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội; Công ty TNHH 2TV BOT Quốc lộ 1A.

Một số dự án lớn điển hình mà Tổng Công ty 319 của Phùng Quang Hải nhúng tay vào.

Đại tá Phùng Quang Hải, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty 319 đi tới đâu lấy dự án cũng đưa Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh ra dọa, không một nơi nào từ TW xuống địa phương dám từ chối các dự án mà Tổng Công ty 319 đề nghị tham gia. Ngoài việc lũng đoạn các dự án quốc phòng, 319 còn lấn sân qua nhiều dự án dân sinh khác - Nhiều vô số mà một trang viết này không thể liệt kê cho hết… Chỉ đưa ra đây những dự án lớn điển hình qua một số dự án cộm cán của công ty 319 trong 3 năm 2012-2014:

Dự án đầu tư (BOT) mở rộng QL1A đoạn Nghi Sơn, Thanh Hóa-Cầu Giát, Nghệ An (3.700 tỷ);

Dự án đầu tư (BOT) nâng cấp mặt đường QL1A đoạn Phan Thiết-Đồng Nai (2.200 tỷ);

Dự án đầu tư (BOT) mở rộng nâng cấp QL20 từ Bảo Lộc đi Đà Lạt (4.600 tỷ);

Dự án đầu tư (BOT) cải tạo nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội-Bắc Giang liên danh cùng tập đoàn Đại Dương, Vinaconex (4.213 tỷ);

Dự án đầu tư (BT) đường giao thông từ cảng hàng không Thọ Xuân đi khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa (11.300 tỷ);

Dự án đầu tư (BT) xây dựng cầu đường Bình Tiên nối Q6, Q8, Bình Chánh, TP.HCM (2.382 tỷ);

Dự án đầu tư (BT) xây dựng Trường trung học Phòng không Không quân, Trung tâm huấn luyện F371 và dự án hoàn vốn khai thác khu đất tại Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội;

Dự án đầu tư (BT) xây dựng sân bay phục vụ mục tiêu huấn luyện của Trung đoàn không quân 920, Quân chủng Phòng không Không quân và dự án Khu trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang tại khu đất sân bay tỉnh Khánh Hòa Tp/Nha Trang.

Dự án ĐTXD công trình nhà ở chung cư cho cán bộ, công nhân viên Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội;

Dự án Trung tâm Thương mại và khách sạn 4 sao tại lô đất 62 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa; 

Dự án khu đô thị mới Lạch Tray Village tại P. Thành Tô, Q. Hải An, Hải Phòng;

Dự án ĐTXD nhà ở cho cán bộ chiến sĩ công an tại Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội;

Dự án ĐTXD nhà ở thương mại và nhà ở cán bộ chiến sĩ một số cơ quan Bộ Quốc phòng tại Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội;

Dự án khai thác vị trí hiện hữu của Xí nghiệp Liên hiệp Sông Thu (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) tại Đà Nẵng;

Dự án di chuyển trận địa pháo C73/E280/F361 và triển khai dự án ĐTXD nhà ở cho cán bộ Quân đội trên khu đất trận địa pháo cũ tại Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội;

Dự án nhà ở cán bộ Quân chủng Phòng không Không quân tại số 40, ngõ 183, Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội;

Dự án ĐTXD, kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Minh Khai mở rộng tại thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên;

Dự án khu nhà ở cán bộ Viettel tại xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội; v.v...

Các dự án trên chủ yếu là chuyển đất quốc phòng thành đất dự án rồi giao cho Tổng công ty 319 làm chủ đầu tư, mà ai cũng biết, đất quốc phòng thì bao la bát ngát và lại thuộc vùng cấm chỉ riêng Bộ Quốc phòng quản lý, nên chẳng ai dám thanh tra, xét hỏi Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và Đại tá Phùng Quang Hải, mục đích trong văn bản thì rất hợp lý như “xây nhà ở cho cán bộ chiến sĩ”. Thực tế, cán bộ chiến sĩ đa số là không có tiền nên hầu hết đều phải vào doanh trại mà ở, chỉ những người có tiền mới được vào ở nhà TCT 319 xây cho “cán bộ chiến sĩ”. Khoản lớn chênh lệch khổng lồ bán căn hộ ra thị trường bằng nhiều hình thức khác nhau đó sẽ vào túi ai? Nhắm mắt cũng có thể đoán ra.

Mời quý độc giả xem qua một số văn bản “chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng để thực hiện dự án xây dựng”, cướp tài sản quân đội và nhân dân của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh

- Về dự án Xây dựng khu nhà ở cán bộ của Quân chủng Phòng không Không quân, ngày 20/9/2013, Văn phòng Bộ Quốc phòng đã ra văn bản về việc “chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng để thực hiện dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ…”, đề xuất Tổng công ty 319 làm chủ đầu tư! Thế là 3.000m2 tại trung tâm Hà Nội nghiễm nhiên thuộc về Tổng công ty 319, không biết bao nhiêu cán bộ Phòng không Không quân được cấp nhà, bao nhiêu bán ra ngoài?

- Về dự án Khu trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang tại khu đất sân bay Nha Trang, Khánh Hòa:

• Ngày 12/4/2012, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh ký văn bản số 1035/BQP-TM gửi UBND Tỉnh Khánh Hòa về việc quy hoạch đất quốc phòng và đưa phần đất 1.861.936m2 và việc xây dựng Khu trung tâm đô thị Thương mại - Dịch vụ, Tài chính-Du lịch Nha Trang.

• Ngày 30/6/2014, UBND Tỉnh Khánh Hòa đã ra thông báo số 330/TB-UBND về việc thu hồi đất để thực hiện dự án trên và giao cho Liên danh Tổng công ty 319 và Công ty CP Đầu tư BĐS Thành Đông thực hiện:

- Với chỉ thị miệng của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, ngày 2/7/2014, UBND Tỉnh Quảng Ninh đã thu hồi 60.000m2 tại bán đảo Tuần Châu (do Bộ đội Biên phòng quản lý) về giao cho Tổng công ty 319 với “mục đích quốc phòng”! theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất!?

- Về dự án ĐTXD nhà ở thương mại và nhà ở cán bộ chiến sĩ một số cơ quan Bộ Quốc phòng tại Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội, Tổng công ty 319 cũng trở thành nhà đầu tư chỉ bằng một văn bản “chỉ định”:

Không lạ, mới chỉ 3 năm kể từ khi Tổng Công ty 319 trực thuộc Quân ủy Trung ương, trực tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý, thì Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đại tá Phùng Quang Hải với chiêu bài lừa bịp: “mục đích quốc phòng”, “nhà ở cho cán bộ chiến sĩ”… đã cùng nhau vơ vét được một khối tài sản “chìm” nổi khổng lồ của tổ quốc nhân dân…

Thông qua vài hình ảnh, những tài sản “nổi” (một phần nhỏ thôi) công khai dưới đây để khoe với thiên hạ của “quí tử” Đại Tướng Phùng Quang Thanh là Đại tá Phùng Quang Hải (lương sĩ quan 9 triệu đồng/tháng) chúng ta có thể hiểu sự việc của “Phùng phụ, tử” nó nghiêm trọng đến mức nào… 




(Đề phòng lúc rủi ro “mắc cạn” hay “sa cơ” thường thì đa phần các viên chức, tướng tá sâu mọt “nhà nước đảng ta” tích lũy của “chìm” (vàng, kim cương, cổ phiếu, ngoại tệ) kín đáo bí mật, nhiều hơn của “nổi” công khai).


Hai căn biệt thự (trong hình) được vợ chồng Phùng Quang Hải mua với giá 61,9 tỷ sau đó đập bỏ lấy mặt bằng xây dựng thành một biệt thự hoành tráng bậc nhất tại Vinhomes Riverside.

Tiền sảnh Biệt Thự 61,9 tỷ. 

Căn biệt thự BL04-07 tại đường Bằng Lăng 04, Vinhomes Riverside được Phùng Quang Hải mua với giá 31 tỷ đồng ngày 19/10/2011 (nhờ em ruột là Phùng Thị Thu Huyền đứng tên).

Căn hộ Penhouse (Phòng khách&phòng ngũ) tại Tầng 25, Vincom Center Tp. HCM (72 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCM) Phùng Quang Hải mua ngày 13/11/2013 với giá 1,7 triệu đô la Mỹ (khoảng 35 tỷ đồng).

Biệt thự khuôn viên 1.000m2 tại Khu lâu đài Chateau Phú Mỹ Hưng (Quận 7, Tp.HCM) Phùng Quang Hải mua ngày 30/4/2014 với giá 82,5 tỷ đồng.

Căn hộ hạng sang (A2, tầng 20) tại khách sạn 5 sao Premier Havana Plaza, (38 Trần Phú, Nha Trang) được mua ngày 30/7/2014 với giá 20 tỷ đồng.

Ngày 18/11/2014, Nguyễn Thị Minh Hương (vợ Phùng Quang Hải) đứng tên, đặt mua chiếc du thuyền 3 tầng tiện nghi cao cấp Manhattan 63 có mã số 3851463 do hãng Sunseeker (Đức) sản xuất với giá 2,54 triệu USD tương đương khoảng 53,4 tỷ đồng (tại công ty TNHH Sài Gòn Du thuyền số 101 Trần Hưng Đạo, Q.1, TP. HCM).

Ngoài 2 xe cao cấp riêng - Ngày 10/10/2014, Phùng Quang Hải đặt mua thêm chiếc Rolls-Royce Phantom phiên bản đặc biệt (chỉ có 6 chiếc trên toàn thế giới) với giá 46 tỷ đồng.


Những người lính con em nhân dân gian khổ ơi? - Đồng bào bạn đọc ơi? - Tổ Quốc tôi: “Đảng CSVN quang Vinh”!?.

1/8/2015

Người CS tôn thờ chủ nghĩa 3Đ và yêu xã hội 3C

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Sau 40 năm một mình một ngựa cai trị. Người CS đã đi từ sai lầm này tới sai lầm khác trên mọi bình diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng...

Người CS khăng khăng gối đầu vào cánh tay bao bọc từ phương Bắc để củng cố chế độ độc tài đảng trị. Vô hình chung bị cái tròng 4 tốt 16 chữ vàng đưa vào vòng cổ nhân dân Việt Nam càng ngày càng thắt cứng. Người CS chỉ lo tôn thờ chủ nghĩa yêu đảng (côn đồ), yêu đất (cướp) yêu đô (tham nhũng). Cho nên người ta không lạ gì khi nghe mất Bãi Tục Lãm, Bản Giốc, mất rừng đầu nguồn cho thuê dài hạn, mất đảo Gạc Ma... Người CS còn yêu chết mệt xã hội 3 C như chém, cắp, cướp. Chẳng ai ngạc nhiên khi hàng ngày đọc những bản tin con cái dòng họ đảng mặc áo phi công, tiếp viên buôn lậu ăn cắp. Trong nước cọp TW tới hạ tầng cơ sở thi nhau ăn cắp của công tiêu biểu như Vinashin, Vinalines, cướp đất của nông dân đại khái như Văn Giang, Dương Nội... Còn chuyện chém giết là nghề của thời đại rực rỡ của đất nước HCM như lời ông trưởng đảng, cho nên khỏi bàn ai cũng biết bàn tay nhuốm máu. 

Người CS càng tôn thờ chủ nghĩa 3Đ (đảng, đất, đô) và thi hành kế hoạch 3C (chém, cắp, cướp) thì nước mất nhà tan dân chúng khốn khổ mang nợ và gông vào đầu là chuyện tất nhiên. 

Người CS có thói quen cố hữu chắc nịch là có đôi bàn tay vấy máu, có cái miệng chành bành tạp ăn, có cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo láo khoét, có cái tâm gian xảo lường gạt, có cái trí cao ngạo giỏi tính chuyện ăn cắp, ăn cướp. Cho nên không lạ gì đất nước dưới tay người CS cai trị giáng xuống bao nhiêu thảm họa cho dân chúng hơn cả mẹ thiên nhiên gấp bội phần. Trời mưa chưa dứt cơn, đường phố đã ngập lụt, quan chức bảo dân không biết tự lo. Gió chưa thổi tới cầu vừa mới khánh thành đã sập, quan chức bảo sẽ rút kinh nghiệm. Nông dân có miếng đất để cắm dùi thì công an côn đồ nhận lệnh tới cưỡng chiếm. Dân chống cự lên tiếng phản đối đã có luật rừng 79, 88, 258… cộng với tòa án nhân dân xử phạt người vô tội. 

Đảng nằm trong trường học, trong đoàn thanh niên vì thế mới có học trò đánh nhau trong lớp. Đảng nằm trong chùa mới có chuyện buôn bán trẻ con. Đảng nằm trong nhà thờ cha cố, mục sư mới có lỗ mũi bị xâu. Đảng đẻ ra Mặt trận tổ quốc mới có 500 cuốc kêu ở nhà Hội nước. Đảng ngồi trong tổ dân phố núp trong “quần” chúng, cho nên mấy chị em làm nghề bán vốn trời cho mới hiểu rằng bao nhiêu lông măng đảng đều biết nói chi ém nhẹm nhẹ nhàng ra khỏi khu phố để trốn đi làm. Đảng giỏi đi đêm bán biền bán đất cho giặc Bắc phương để được bơi ngoi ngóp tung hoành trong cái ao người “lạ” tạo ra, mà không sợ thế lực thù địch nào bằng thù địch “lạ.”

Người CS thích đảng vì đảng chia chác cho đất của dân, đảng sợ bể bình nên bật đèn xanh cho tự do tham nhũng đem đô về đầy túi. Người CS giỏi chém để ém ra tiền. Nhớ lại khi vô xâm chiếm miền Nam, bộ đội cu Hồ chủ trương Đánh, Đạp rồi a lê hấp tranh nhau đem về xứ Bắc như Đồng (đồng hồ) Đài (radio) Đạp (xe hai bánh) trong lúc cái miệng ngậm máu căm hờn chửi tư bản. 

Người CS không ăn cắp, ăn cướp thì thử hỏi làm sao có cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa theo sau kinh tế thị trường. Càng định hướng người dân càng hứng chịu lầm than trong tay tập đoàn cướp có đuôi. 

Hãy nhìn về Tây Nguyên khốn khổ với môi trường Bô Xít tạo ra, tiều phu mất rừng để đốn cũi. Hãy ngước mắt nhận diện đống bằng, nông dân mất ruộng vì quan cướp. Công nhân mất thêm sức lao động vì quan cấu kết với chủ để bóc lột. Ngư dân không có biển để đánh cá vì Trung Cộng cấm. Đảo bị giặc của đảng anh em xây dựng quân sự làm của riêng. 

Có lần bác cả Trọng đứng một chân trên cầu 3 cẳng nói: Thời đại HCM rực rỡ. Rực rỡ trong tay đảng đất đô không ai có thể chối cãi. Thế mới biết 800 tờ báo dưới sự chỉ đạo sai khiến 1 tổng biên tập tuyên giáo TW rực rỡ tự do. Dân vô đồn CA tự tử rực rỡ. Dàn quân chém cắp cướp tài sản nhân dân như làm phim của Đại tá Ca rực rỡ. Dùng quân đội, công an, côn đồ tự phát cướp đất Văn Giang Dương Nội rực rỡ. Bà Phạm Thị Lài Cái Răng phản đối cướp ruộng vườn bằng cách cởi truồng phơi cái mặt… rực rỡ. Trưởng phòng Vinashin tham ô 18 triệu, sở hữu 40 căn nhà rực rỡ. Người CS mê thích chủ nghĩa 3 Đ (đảng, đất, đô) và yêu xã hội 3C (chém, cắp, cướp) rực rỡ. Cao nguyên bụi Bô xít ngút ngàn mù mịt mặt mày rực rỡ. Ngư dân không có quyền đánh cá trong hải phận của mình ngồi nhà gãi háng rực rỡ. Con gái bỏ ruộng đồng thi đua nhau đi làm đĩ rực rỡ đến nỗi Sing đánh mùi không cho nhập khẩu. Ai khác chính kiến với đảng là bị trấn lột bắt bỏ tù làm người nước CHXHCNVN rực rỡ. Phi công, tiếp viên, người du lịch ra nước ngoài ăn cắp bị bắt chường mặt con nhà xuất thân dưới mái trường xã hội chủ nghĩa rực rỡ. Mất đất mất biển trong âm mưu 4 tốt 16 chữ vàng rực rỡ…

Đất nước cạn kiệt tài nguyên rực rỡ. Nhân dân lâm vào cảnh cơ cực lại còn phải đè cổ đóng thuế nuôi đảng và trả nợ công. Còn mai kia lo kéo cày làm nô lệ bọn bành trướng bắc phương rực rỡ. 

Việt Nam còn hãy đã mất? (Việt Khang)

31.07.2015

Họp chính phủ, tướng Tỵ thay tướng Thanh?

Hoàng Trần (Danlambao) - Dù được nói đã ‘quay trở lại làm việc’, đại tướng - bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh vẫn vắng mặt trong phần lớn thời gian diễn ra 2 phiên họp quan trọng của chính phủ CSVN.

Trong phiên họp thường kỳ vừa diễn ra sáng hôm 31/7/2015, người ngồi vào thay chiếc ghế của ông Thanh là thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam. 

Dù vậy, bảng tên đặt trước vị trí tướng Tỵ vẫn ghi rõ dòng chữ ‘Bộ trưởng Phùng Quang Thanh’.

Ông Đỗ Bá Tỵ hiện đang là thứ trưởng bộ quốc phòng, người mà theo một số lời đồn đoán sẽ là một trong những ứng cử viên sáng giá thay chiếc ghế bộ trưởng quốc phòng của ông Phùng Quang Thanh.

Tái diễn vở tuồng 'Hồn Quang Thanh, da Bá Tỵ'?

[* Cập nhật: Video thời sự lúc 19 giờ tối ngày 31/7/2015 của VTV có cảnh bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh mặc đồ thường phục 'thoắt ẩn, thoắt hiện' trong phiên họp. Hiện độ xác thực của video đang được tìm hiểu thêm].

Trước đó một ngày, tại phiên họp thứ 59 hội đồng thi đua - khen thưởng trung ương diễn ra chiều 30/7/2015, ông Thanh cũng đã không có mặt.

Đại diện phía quân đội tham dự cuộc họp này là thượng tướng Ngô Xuân Lịch, chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội Việt Nam.  

Cả hai phiên họp đều diễn ra tại trụ sở chính phủ và được chủ trì bởi thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng.
Ai lên nắm bộ quốc phòng?

Sau lần xuất hiện duy nhất vào đêm 27/7/2015, đại tướng Phùng Quang Thanh được nói sẽ ‘ở lại trụ sở bộ quốc phòng’ và không về nhà riêng. 

Thông tin này ngay lập tức gây nhiều nghi ngờ về việc ông này đang bị khống chế hoặc quản thúc tại bộ quốc phòng. Kịch bản về việc ai lên thay tướng Thanh cũng bắt đầu được bàn tán.

Thượng tướng Ngô Xuân Lịch tại phiên họp thứ 59 hội đồng thi đua -
khen thưởng trung ương do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì.

Về mặt tổ chức trong quân đội, tướng Ngô Xuân Lịch vừa là bí thư trung ương đảng, đồng thời cũng là người đứng đầu tổng cục chính trị nên có chức vụ cao cấp đứng thứ 2 trong bộ quốc phòng. Đây cũng là một biện pháp của đảng CSVN nhằm giữ quyền lực tuyệt đối đối với quân đội. 

Trong hoàn cảnh vị bộ trưởng quốc phòng đương nhiệm Phùng Quang Thanh bị ‘cách ly’ như trên, thì người quyền lực nhất trong quân đội CSVN nghiễm nhiên sẽ là tướng Lịch, kế đến là tướng Tỵ.

Nhiều khả năng chiếc ghế bộ trưởng quốc phòng sẽ lọt vào tay một trong hai nhân vật này. 

Tuy nhiên, không loại trừ đến sự tham gia vào phút chót ứng viên thứ 3 là thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - một nhân vật đang được Trung Cộng chống lưng mạnh mẽ.

Xem ra, dù đã được đảng cho phép xuất hiện, nhưng vở kịch Phùng Quang Thanh chưa thể hạ tuồng. Bên trong, những cuộc đấu đá khốc liệt vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng thêm gay cấn. Dĩ nhiên, người được hưởng nhiều quyền lợi nhất vẫn là thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.

31/7/2015

Nhận định về bài hát “Ca ngợi tổ quốc” của Tàu tại Bộ Quốc phòng Việt Nam

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Vào tối ngày 27-7-2015, Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng trực tiếp về Chương trình “Khát vọng đoàn tụ” nhân ngày Thương binh Liệt sĩ, với sự hiện diện khoảng 500 quan chức hàng đầu thuộc giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại Bộ Quốc phòng Việt Nam, thì một đoạn nhạc “Ca ngợi tổ quốc” của Tàu cộng đã được sử dụng để làm nhạc nền phát lên ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc.

Diễn tiến sự kiện oái oăm và lạ lùng này, mấy ngày qua đã được các báo-đài phổ biến đầy đủ nên người viết không nhắc lại, vì ngại mất thì giờ bạn đọc. Người viết chỉ xin được nhận định nguyên nhân hay lý do nào có hiện tượng oái oăm này mà thôi.

Ngoài việc Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã dùng bài nhạc “Ca ngợi tổ quốc” của Tàu cộng ở Bộ Quốc phòng Việt Nam, có lẽ bà con còn nhớ nhà cầm quyền CSVN hiện hữu quá nhu nhược, nếu không nói là buôn dân bán nước đã hiện rõ nét là ban lễ tân bộ ngoại giao đã “giả mù pha mưa” dùng lá cờ từ năm sao (ngũ tinh hồng kỳ) của Tàu cộng, tự nâng lên thành 6 sao, mà sao nhỏ thứ 6 là biểu tượng của Việt Nam nhập Tàu?! 


Ngày 21-12-2011, CSVN đã cho các em nhỏ cầm cờ 6 sao, đón Phó Chủ tịch nước Tàu cộng là Tập Cận Bình ở phủ Chủ tịch nước tại Hà Nội, vì nghĩ rằng họ Tập sẽ làm Chủ tịch nước Tàu nay mai, cũng là chủ nhân tương lai của chế độ CSVN?! Điều đáng lưu ý, đây không phải là lần đầu Hà Nội cho sử dụng lá cờ 6 sao của Tàu cộng; mà trước đấy, khi đưa tin Tổng Trọng sang Bắc Kinh ngày 11-10-2011, đài truyền hình VTV1 cho đọc bản tin trên, đã có xuất hiện lá cờ Tàu cộng 6 sao rồi?! 


Từ việc CSVN đã cho dùng “Lá cờ 6 sao” và bài nhạc “Ca ngợi tổ quốc” của Tàu cộng, bà con đã/đang và sẽ nghĩ gì về “sự cố” oái oăm này?!. Riêng người viết nhận định như sau:

1- Để an ủi một bệnh nhân vừa hồi phục là Đại tướng Phùng Quang Thanh hay oan hồn ông Thanh nếu Phùng hèn tướng là giả, vì Phùng hèn tướng đã từng có lời lẽ và tư tưởng hàng phục Tàu cộng?!

2- Do nội gián của Tàu cộng ở trong giới lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN, đã lén lút hành động hay nội gián của Tàu cộng đã chỉ thị CSVN phải thi hành?!

3- CSVN tự nguyện hành động việc “nhập Tàu” này là thể theo Hội nghị Thành Đô vào ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại tỉnh Tứ Xuyên ở Tàu. 

4. Cho phổ biến bài nhạc “Ca ngợi tổ quốc” của Tàu cộng là để làm vui lòng thiên triều, vì Tập hoàng đế (Tập Cận Bình) sắp đến Việt Nam. Ngoài ra, CSVN đã cho dùng “Lá cờ 6 sao” và bài nhạc “Ca ngợi tổ quốc” của Tàu cộng là để thử lòng dân Việt Nam phản ứng ra sao trước ngày “nhập Tàu” vào năm 2020?!

Chính người viết cũng đang băn khoăn thắc mắc vì sao “sự cố” xảy ra như vậy mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vẫn vui vẻ đọc diễn văn khai mạc? Ông Chủ tịch nước trong 3 ngày qua không thấy lên tiếng phê phán gì về “sự cố” này? Hay bài nhạc “Ca ngợi tổ quốc” của Tàu cộng là có sự đồng lõa ngấm ngầm của Chủ tịch nước mà sau đấy Chủ tịch nước cho khai sâm banh (champagne) ăn mừng chăng?! 

Nhìn chung, sự bán nước nhục nhã này xảy ra là do Thiếu tá Bát lộ quân của Tàu cộng là Hồ Quang có hỗn danh là Hồ Chí Minh, được đảng CSVN xem như “cha già dân tộc”, mà họ đã làm đúng theo di ngôn “cha già dân tộc” của họ. 

Than ôi! Ông Hồ Chí Minh đã đề thơ: “Viếng Đền kiếp Bạc” là đền của Đức Trần Hưng Đạo, chẳng những hỗn láo với với tiền nhân mà còn có tư tưởng “nhập Tàu”: 

Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng
Bác có khôn thiêng cười một tiếng
Mừng tôi cách mạng đã thành công

“Tôi dẫn năm châu đến đại đồng” có nghĩa là không còn biên giới quốc gia dân tộc, nước Việt của mình thì nhỏ, chỉ bằng khoảng một phần hai mươi nước Tàu, kể cả dân số và diện tích, ông Hồ nói tiến tới đại đồng thì dân Tàu nuốt chửng Việt Nam, hay tạo điều kiện cho Tàu đồng hóa Việt Nam mình mất?! Nên ngày nay đàn em của Hồ Quang thi hành di ngôn của ông ta là vậy?! 

Ông Hồ là Hồ Quang hay Hồ Chí Minh hay Hồ Tập Chương gốc người Hẹ (Mời xem thêm bài: “Bác Hồ ám ảnh”  dù gì cũng là kẻ gây tóc tang non nước Việt Nam!.

Tôi muốn thưa với bà con và nhà cầm quyền CSVN, nếu xem Hồ Chí Minh (dù thật hay giả) như “cha già dân tộc”, lập lăng hay thờ cúng nơi chùa miếu bằng cách cung kính, thì đấy là “nhận giặc làm cha” một sự lầm lẫn lớn! Quê hương sẽ mãi mãi điêu linh!!!