Tuesday, September 30, 2014

Người biều tình Hong Kong dọa chiếm cơ quan chính quyền

(VTC News) - Trong tuyên bố mới nhất, nhóm sinh viên biểu tình nói tình hình sẽ leo thang nếu chính quyền Hong Kong không hồi đáp yêu cầu của họ trước ngày 3/10.
Một trong số những người đứng đầu nhóm sinh viên biểu tình tối 30/9 cho hay, họ sẽ tổ chức biểu tình quy mô lớn trên nhiều khu vực của Hong Kong.

Người biều tình Hong Kong dọa chiếm cơ quan chính quyền
Hàng ngàn người Hong Kong vẫn chưa dừng biểu tình 
"Nếu chính quyền Hong Kong không hồi đáp về yêu cầu mà chúng tôi đưa ra trước đó trước ngày 3/10, chúng tôi sẽ hành động mạnh mẽ", đại diện nhóm sinh viên biểu tình nói.

Người biều tình Hong Kong dọa chiếm cơ quan chính quyền
Các sinh viên trên đường phố Hong Kong tuyên bố sẵn sàng đối đầu với cảnh sát hôm 30/9 

"Cuộc biểu tình sẽ không dừng lại ở một số trung tâm thương mại lớn như Trung Hoàn, Kim Chung. Chúng tôi sẽ kêu gọi chiếm lĩnh các cơ quan chính quyền Hong Kong", đại diện nhóm biểu tình cho biết thêm.

Nhóm sinh viên biểu tình cảnh báo sẽ có một cuộc biểu tình quy mô lớn rộng khắp Hong Kong trong tương lai nếu chính quyền Hong Kong còn phớt lờ yêu cầu 4 điểm mà họ đưa ra trước đó.

Hôm 29/9, nhóm học sinh, sinh viên biểu tình ở Hong Kong đưa ra yêu cầu 4 điểm với chính quyền: Yêu cầu mở cửa quảng trường nhân dân và các tuyến đường cho người biểu tình; yêu cầu Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong Lương Thế Anh và bộ 3 người cải cách trong chính quyền Hong Kong từ chức; thu hồi quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc về thay đổi luật pháp; người dân được tham gia bầu cử.

Trước đó, CNN cũng đưa tin dù chính quyền Hong Kong đã chọn cách tiếp cận ôn hòa khi cho rút cảnh sát trấn áp biểu tình song người biểu tình vẫn không chịu lay chuyển, họ ăn đợi nằm chờ trên các tuyến phố của Hong Kong với tuyên bố sẵn sàng đối đầu với cảnh sát.

Theo CNN, những người biểu tình đã chuẩn bị cho một cuộc trấn áp quy mô của cảnh sát. Họ mang theo mặt nạ, kính bảo hộ và áo mưa khi bắt đầu xuất hiện trên các trục đường chính của Hong Kong đêm 29/9.

Trong diễn biến khác, Chánh thanh tra hình sự Andrew Paul Philips được tìm thấy trong tình trạng nằm bất động trong phòng làm việc, bên cạnh còn có một khẩu súng lục và một bức thư tuyệt mệnh. Tuy nhiên, cảnh sát không tiết lộ nội dung bức thư.

Theo lời cảnh sát North Point, ông Andrew Paul Philips là chánh thanh tra hình sự, ông đã công tác trong nghề được 27 năm và không có biều hiện vê khó khăn tài chính hay sức khỏe. 

Gần đây, ông Andrew Paul Philips không tham gia xử lý bất cứ hoạt động biểu tình 'Chiếm trung tâm' nào ở Hong Kong, cảnh sát cho biết thêm.
 01/10/2014 12:34
Tố Ngôn 

Một thanh tra Hong Kong không xử lý biểu tình, nổ súng tự sát

(VTC News) - Tờ Bưu điện Hoa Nam hôm 1/10 cho hay, một thanh tra người nước ngoài vừa được phát hiện đã nổ súng tự sát trong phòng làm việc ở khu North Point, Hong Kong.
Theo Bưu điện Hoa Nam, trưởng thanh tra Andrew Paul Philips 50 tuổi mang quốc tịch nước ngoài đã được tìm thấy đã chết trong văn phòng làm việc của ông thuộc sở cảnh sát khu North Point, một trong những khu sầm uất nhất Hong Kong.

Một thanh tra Hong Kong không xử lý biểu tình, nổ súng tự sát
Cảnh sát chống bạo động Hong Kong trấn áp biểu tình 

Cảnh sát khu North Point cho biết, họ đã nghe thấy tiếng súng nổ lúc 3h sáng 1/10 giờ địa phương. Chánh thanh tra hình sự Andrew Paul Philips được tìm thấy trong tình trạng nằm bất động trong phòng làm việc, bên cạnh còn có một khẩu súng lục và một bức thư tuyệt mệnh. Tuy nhiên, cảnh sát không tiết lộ nội dung bức thư.

Theo lời cảnh sát North Point, ông Andrew Paul Philips là chánh thanh tra hình sự, ông đã công tác trong nghề được 27 năm và không có biều hiện vê khó khăn tài chính hay sức khỏe. 

Gần đây, ông Andrew Paul Philips không tham gia xử lý bất cứ hoạt độngbiểu tình 'Chiếm trung tâm' nào ở Hong Kong, cảnh sát cho biết thêm.

Cảnh sát North Point nói họ đang điều tra nguyên nhân khiến thanh tra Andrew Paul Philips tự sát. Trong khi đó, cuộc biều tình của phong trào 'Chiếm trung tâm' ở Hong Kong vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi một trong những thủ lĩnh biểu tình tuyên bố họ sẵn sàng đối đầu với cảnh sát hôm 30/9.

Theo CNN, những người biểu tình đã chuẩn bị cho một cuộc trấn áp quy mô của cảnh sát. Họ mang theo mặt nạ, kính bảo hộ và áo mưa khi bắt đầu xuất hiện trên các trục đường chính của Hong Kong đêm 29/9.

Trong khi đó, phát biểu trên Tân Hoa Xã, ông Lương Chấn Anh tuyên bố cuộc bầu cử vào năm 2017 sẽ diễn ra như kế hoạch đã định: "Với 50 triệu người Hong Kong, đây là bước đi mang tính lịch sử. Chúng tôi kiên quyết bảo vệ sự ổn định và nền dân chủ Hong Kong". Đồng thời, khẳng định ông sẽ không từ chức theo yêu cầu của nhóm sinh viên biểu tình.
 01/10/2014 10:59
Tố Ngôn 

Thiên An Môn tại Hồng Kông?



Cuộc biểu tình phản kháng ở Hồng Kông bắt đầu hôm Thứ Hai tuần trước, sẽ quyết định tương lai cuộc sống tự do của thành phố bảy triệu dân này. Và có thể quyết định tương lai chính trị Trung Quốc, do đó sẽ ảnh hưởng tới cả Việt Nam.



Sinh viên Hồng Kông xuống đường sau khi chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh để lộ bộ mặt phi dân chủ của họ. Năm 1997 Hồng Kông được Anh quốc trả lại cho chính quyền Trung Cộng qua một thỏa hiệp công nhận dân Hồng Kông được sống trong một chế độ khác với dân Trung Quốc. Mười năm sau, Bắc Kinh đã công bố lời hứa hẹn đến năm 2017 dân Hồng Kông sẽ được bầu cử trực tiếp các người lãnh đạo, thay vì để cho Bắc Kinh bổ nhiệm. Tháng Tám năm nay, Trung Cộng đưa ra một Bạch Thư về cuộc bầu cử vào ba năm tới. Họ ấn định một hội đồng gồm 1,200 người do Bắc Kinh chỉ định sẽ chọn danh sách các ứng cử viên, tối đa là ba danh sách; nghĩa là người dân Hồng Kông sẽ không được tự do ứng cử. Người dân Hồng Kông đa số là những dân tị nạn đã chạy trốn chế độ Cộng Sản từ năm 1950, nhiều người đã chết trên đường vượt biển. Họ không chấp nhận một thể thức bầu cử thiếu tự do.

Các Hội Sinh viên bắt đầu bãi khóa từ Thứ Hai tuần trước, kéo dài cho tới hôm nay, đòi cho Hồng Kông được tự do bầu cử thật sự. Dân chúng biểu tình bị cảnh sát can thiệp mạnh tay vào ngày Thứ Sáu khiến nhiều nhóm thanh niên khác phẫn nộ kéo đến đông hơn. Nhiều người không thể dự biểu tình vì phải làm việc thì ghé qua khuyến khích, ủng hộ thức ăn, nước uống, có quán mì tặng sinh viên biểu tình ăn miễn phí.

Cuộc biểu tinh lan rộng sang khu Cửu Long, hoàn toàn tự phát, không có ai là ban tổ chức, cũng không có ai chỉ huy, lãnh đạo. Một sinh viên được nhiều nhà báo phỏng vấn nhất là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), mới 17 tuổi. Hai năm trước, Joshua Hoàng đã phát động một nhóm học sinh tranh đấu lấy tên là Scholarism (Học Dân Tư Hồ) cùng nhau phản đối chính sách Bắc Kinh buộc Hồng Kông phải thay đổi nội dung nhiều môn học, theo lối giáo dục nhồi sọ của Cộng Sản trong lục địa.

Sau khi bị học sinh và sinh viên phản đối, Bắc Kinh đã phải rút lại chỉ thị trên; chính quyền Hồng Kông không dám áp dụng nữa. Những sinh viên, học sinh thành công trong năm 2012 lại xuất hiện trong cuộc tranh đấu đòi tự do bầu cử năm nay. Joshua Hoàng đã bị bắt trong đêm Thứ Sáu, nhưng được trả tự do ngày Chủ Nhật theo lệnh tòa án sau 40 giờ tạm giam.

Ngày Chủ Nhật cảnh sát dùng lựu đạn cay và vòi rồng phun nước đàn áp, nhưng chỉ gây thêm phẫn nộ trong dân chúng vì lối đàn áp này không được sử dụng từ năm 2003 đến nay. Sau đó cảnh sát đã phải rút lui, ngày Thứ Hai các sinh viên tổ chức lượm rác làm sạch các con đường; nhặt các chai nhựa bỏ vô thùng rác tái dụng (recycling); số người kéo đến biểu tình ngày càng đông hơn. Dân chúng Hồng Kông đã bày tỏ ý nguyện trong một cuộc trưng cầu ý kiến không chín thức, với 800,000 người tham dự. Có 90% muốn người dân tự chọn các ứng cử viên, chống lại việc để cho một hội đồng tuyển chọn, theo kiểu Mặt Trận Tổ Quốc chọn người tranh cử ở Việt Nam. Buổi tối Thứ Ba cuộc biểu tình giống như một đại hội, số người tham dự lên tới nửa triệu, vì ngày hôm sau họ được nghỉ, nhân ngày quốc khánh Trung Cộng. Trong bóng đêm, mấy ngàn sinh viên mở điện thoại di động cùng chiếu ánh sáng lên trời như những ngọn nến tạo thành một tấm thảm xanh. Các sinh viên đã đặt tên phong trào của họ là Cuộc Cách Mạng Mang Dù, (Umbrella Revolution) vì họ đều mang theo dù để chống lại lựu đạn cay. Nhiều người dân đã đem dù tới tặng các sinh viên. Joshua Hoàng nói với nhà báo: Sinh viên chỉ có một con đường tranh đấu là phản đối bất bạo động, bất phục tùng.

Trước đây khi người dân Hồng Kông cương quyết, chính quyền đã nhượng bộ. Năm 2003 chính quyền Hồng Kông đưa ra một dự luật gọi là Luật An Ninh Quốc Gia, với mục đích hạn chế các quyền tự do dân chủ. Số dân đã biểu tình phản đối đã lên tới hơn nửa triệu người. Dự luật trên không bao giờ được đưa ra thảo luận nữa và sau đó Hành Chánh Trưởng Quan đã phải từ chức. Nhưng cả hai lần trên dân Hồng Kông đều chỉ nhắm vào chính quyền địa phương mà không đụng tới Bắc Kinh.

“Chiến thắng” của họ cũng diễn ra vào lúc những người lãnh đạo Trung Nam Hải đang yếu thế. Năm 2003 là lúc Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo mới lên cầm quyền, cho nên không muốn gây rắc rối. Năm 2012 là lúc cả tập đoàn đang bối rối với những tranh chấp nội bộ, như vụ Bạc Hy Lai, vào lúc Tập Cận Bình, Lý Khắc Trường còn chưa tại vị. Năm nay, nhóm lãnh đạo mới của Trung Cộng đang mạnh thế, họ đã tiêu diệt được các nhóm tranh quyền với chiến dịch trừ tham nhũng. Tập Cận Bình hiện đang tập trung quyền bính mạnh không kém gì thời Ðặng Tiểu Bình. Hơn nữa, cuộc tranh đấu năm nay nhắm thẳng vào chính sách hạn chế quyền tự do dân chủ do đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra. Cho nên sinh viên Hồng Kông sẽ phải tranh đấu cam go hơn. Nhiều người lo ngại rằng sẽ xảy ra một vụ Thiên An Môn ở Hồng Kông.

Tập Cận Bình chứng tỏ là một người không ngần ngại đối phó tàn bạo với những người chống đối. Hơn một trăm người Tây Tạng đã tự thiêu, dân Uyghur ở Tân Cương biểu tình và tấn công bằng dao ở các thành phố, nhưng Tập Cận Bình không bao giờ nhượng bộ. Ông ta cũng bắt giam nhiều nhân vật đứng lên đòi dân chủ, gồm các nhà báo, luật sư, các nghệ sĩ, và cả những bloggers triệu phú. Chính sách cứng rắn đó cũng áp dụng trong lãnh vực ngoại giao, đối với các nước như Việt Nam và Philippines.
Mối lo lớn nhất của Trung Cộng là nếu nhượng bộ cho dân Hồng Kông được hưởng tự do bầu cử như họ mong muốn thì sẽ biến cố đó sẽ khuyến khích người dân trong lục địa cũng đứng lên đòi dân chủ tự do. Nếu cuộc biểu tình kéo dài thì Trung Cộng có thể sẽ không còn dùng cảnh sát với dùi cui, lựu đạn cay nữa, mà sẽ cho quân đội can thiệp. Hiện Trung Cộng đã đóng quân trong trại lính ở Hồng Kông.

Trong cuộc biểu tình ngày Thứ Hai, các sinh viên đã đưa ra đòi hỏi các viên chức đứng đầu thành phố phải từ chức. Ông Lương Chấn Nam (Leung Chun-Ying) là hành chánh trưởng quan thứ ba của Hồng Kông bị coi là người đã đưa ý kiến cho Bắc Kinh lập hội đồng tuyển lựa các ứng cử viên, và ông đã ra lệnh cảnh sát dùng lựu đạn cây. Một người bị sinh viên đòi từ chức nữa là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam Cheng Yuet-ngor), tổng thư ký thành phố, vì trong ngày Chủ Nhật bà đã tuyên bố chính quyền sẽ tiến hành ngay thủ tục thành lập hội đồng tuyển chọn ứng cử viên theo dự án của Bắc Kinh. Nhưng trong ngày Thứ Ba, bà đã rút lời, nói rằng việc chuẩn bị được trì hoãn.

Một giải pháp cho Tập Cận Bình là tỏ ra nhượng bộ các sinh viên, bằng cách cho Lương Chấn Nam từ chức. Một số nghị viên thành phố đã đưa ra đề nghị đàn hạch (impeachment) ông ta, sau việc đàn áp sinh viên bằng bạo lực.

Những biện pháp đó có thể làm dịu làn sóng giận dữ của người dân Hồng Kông, và phong trào chống đối có thể nguội đi trong một thời gian. Nhưng sau cùng, trước năm 2017 Cộng Sản Trung Quốc vẫn phải quyết định có cho dân Hồng Kông được tự do tranh cử hay không. Và các sinh viên cũng có thể đưa ra các mục tiêu tranh đấu hợp lòng dân khác. Một nỗi oán hận của người dân là cảnh chênh lệch giữa đời sống người lao động và các nhà đại tư bản, mà các tỷ phú đại gia này đều chiều theo ý muốn của các ông chúa đỏ trong Trung Nam Hải.

Joshua Hoàng còn nêu lên một vấn đề quan trọng khác là cảnh bất công trong xã hội và chính quyền bất lực không đáp ứng nhu cầu sống của người dân. Chàng sinh viên 17 tuổi này nói với nhà báo: “Tại sao một hộp cơm với đậu hũ và thịt heo lại đắt tới 50 đồng (đô la Hồng Kông, tương đương hôn 6 đô la Mỹ)? Tại sao đường xe lửa Phía Ðông tuần nào cũng bị hư, mà giá vé đi xe lửa cứ tăng mãi không ngừng?” Joshua Hoàng nói sẵn sàng hy sinh tiếp tục tranh đấu, anh dùng câu tiếng Anh nói, “Không khó khăn, không thắng lợi” (No pain, no gain). Các sinh viên còn nêu ra ý kiến sẽ mở rộng cuộc tranh đấu, tiến chiếm các tòa nhà chính phủ và vận động các cuộc đình công của công nhân. Nếu sinh viên Hồng Kông thành công một phần nào trong cuộc tranh đấu của họ thì không những người dân trong lục địa Trung Quốc phấn khởi trên con đường đấu tranh đòi dân chủ, tự do, mà người Việt Nam ở trong nước cũng thấy sẽ có những cơ hội có thể đứng lên đòi thực hiện các quyền công dân của mình, trong đó có quyền tự do bầu cử và ứng cử.

Một lý do khiến Bắc Kinh không dám dùng biện pháp Thiên An Môn ở Hồng Kông, là vai trò của thành phố này trong nền kinh tế Trung Quốc. Hồng Kông vẫn là một cửa ngõ của Trung Quốc ra thế giới bên ngoài, mà cũng là một trung tâm tài chánh Bắc Kinh có thể dùng để thực hiện hai điều, cải tổ hệ thống ngân hàng trong nước, và đưa đồng Nguyên lên địa vị một thứ tiền quốc tế, như đô la Mỹ hay đồng euro. Chỉ số Hằng Thịnh (Hang Seng) trên thị trường Hồng Kông tụt giảm hai ngày liên tiếp, tổng cộng mất 7.3% giá trị trong Tháng Chín; không phải chỉ vì thành phố bị tê liệt trong hơn một tuần lễ, mà còn vì tin tức về kinh tế Trung Quốc vẫn trì trệ. Trong hai tuần qua, có 23 ngân hàng đã đóng cửa 40 chi nhánh, văn phòng và các máy rút tiền. Công ty tài chánh KPMG đã cho 1,800 nhân viên nghỉ ở nhà không cần đến sở.

Một yếu tố quan trọng khiến Bắc Kinh phải dè dặt không dùng biện pháp Thiên An Môn là báo chí ở Hồng Kông đã có sẵn truyền thống độc lập từ hơn nửa thế kỷ nay, ngay trong thời người Anh còn cai trị. Với các nhà báo tự do, và số phóng viên ngoại quốc ở Hồng Kông đông đúc, việc cho xe thiết giáp chạy ra đường giết thường dân khó xảy ra.

09-30-2014 8:01:17 PM
Ngô Nhân Dụng
Theo Người Việt

Kết quả bất ngờ khi tìm kiếm từ "Hồng Kông" trên mạng xã hội TQ

My Lan | 01/10/2014 07:10

Người biểu tình Hồng Kông tham gia Chiếm Trung Tâm.


Thông tin chi tiết, hình ảnh về cuộc biểu tình ở Hồng Kông không xuất hiện trên các mặt báo Trung Quốc đại lục cũng như các trang mạng xã hội nước này.

Cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ của sinh viên và người dân Hồng Kông đã khiến trung tâm tài chính tại thành phố này bị tê liệt. Song, đài Phượng Hoàng (Hồng Kông) lại đăng tải một câu chuyện rất khác: khoảng 28 tổ chức xã hội dân sự, với vài nghìn người, đã tập trung tại công viên Tamar Park, bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định của chính phủ trung ương Trung Quốc về tương lai chính trị của đặc khu hành chính này. Còn những hình ảnh về cuộc biểu tình rầm rộ đã bị bỏ qua.
Truyền thông tại Trung Quốc đại lục đã lên tiếng chỉ trích cuộc biểu tình ở Hồng Kông là "cuộc tụ họp bất hợp pháp" và thể hiện quan điểm ủng hộ những nỗ lực giải tán đám đông của chính quyền của ông Lương Chấn Anh, song không có bất cứ hình ảnh hay thông tin chi tiết nào về sự việc. Theo The Huffington Post, Thời báo Hoàn Cầu đã phải gỡ bài viết, trong đó nhắc tới khả năng Trung Quốc sẽ đưa cảnh sát quân đội tới đây nhằm "ngăn chặn bạo loạn".
Giới chức Trung Quốc cũng nỗ lực ngăn chặn sự lan toả các thông tin và hình ảnh về các buộc biểu tình ở Hồng Kông. Các nhà kiểm duyệt đã chặn trang chia sẻ ảnh Istagram sau khi trang này tràn lan các bức ảnh về cuộc biểu tình.
Báo Anh The Guardian cho hay, khi tìm kiếm các cụm từ "Chiếm Trung Tâm" và "biểu tình Hồng Kông" trên trang mạng xã hội Sina Weibo - trang blog cá nhân được ưa chuộng nhất Trung Quốc, kết quả chỉ cho ra những đường link và hình ảnh không tương thích với nội dung tìm kiếm. Trong khi đó, từ khoá "Hồng Kông" chỉ đưa đến các thông tin đánh giá nhà hàng và kinh nghiệm mua sắm.
Chuyên gia chính trị và lịch sử ở Bắc Kinh, ông Zhang Lifan cho rằng: "Giới chức Trung Quốc không muốn thấy nó (cuộc biểu tình ở Hồng Kông) lây lan tới đại lục. Điều này đã gây áp lực khủng khiếp cho Bắc Kinh - những người đang lo lắng về hiệu ứng domino".
China Daily bản tiếng Anh tố cáo: "Nhìn ra sự thất bại trong việc hô hào người dân ủng hộ mục đích của mình, những kẻ tổ chức Chiếm Trung Tâm đã tìm cách lợi dụng lý tưởng và sự nhiệt tình của sinh viên nhằm thúc đẩy tiến bộ dân chủ... Bằng cách cố tình đẩy sinh viên trẻ vào vòng nguy hiểm, những kẻ tổ chức Chiếm Trung Tâm đã nỗ lực trong vô vọng nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự của mình, thậm chí là đánh đổi cả sự an toàn của những người vô tội... những kẻ cực đoan chính trị ở thành phố này đã hoàn toàn bộc lộ bản chất cơ hội".
Tờ Thời báo Hoàn Cầu bản tiếng Anh nhận định "phong trào đường phổ" đã phá hủy hình ảnh của Hồng Kông, đồng thời cho rằng cảnh sát đã "kiềm chế khi xử trí với người biểu tình". "Là người Trung Quốc đại lục, chúng tôi cảm thấy buồn cho tình trạng hỗn loạn ở Hồng Kông hôm Chủ Nhật. Những lực lượng đối lập cực đoan ở Hồng Kông phải chịu trách nhiệm".
Theo Đại Lộ

PICS:Người biểu tình ở Hong Kong 'sạch sẽ và hào hiệp'

Những sinh viên tham gia tuần hành ở Hong Kong vẫn tranh thủ thời gian rảnh để làm bài tập về nhà, dọn dẹp lại đường phố, tuân thủ các biển cấm, làm cho cuộc biểu tình của họ được đánh giá là "lịch sự nhất" từ trước đến giờ.

Cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hong Kong được cho là dữ dội nhất trong kể từ khi nơi này trở về với Trung Quốc năm 1997. Làn sóng biểu tình ủng hộ dân chủ do các nhóm học sinh, sinh viên tổ chức. Tuy nhiên, một số sinh viên vẫn không quên nhiệm vụ học tập và tranh thủ làm bải tập về nhà ngay khi có thể. Ảnh: BBC.
Làm bài tập về nhà

Cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hong Kong được cho là dữ dội nhất kể từ khi nơi này trở về với Trung Quốc năm 1997. Làn sóng biểu tình ủng hộ dân chủ do các nhóm học sinh, sinh viên tổ chức. Tuy nhiên, một số sinh viên vẫn không quên nhiệm vụ học tập và tranh thủ làm bải tập về nhà ngay khi có thể. Ảnh: BBC.

Xin lỗi vì dựng chướng ngại vật  Một lối vào ga tàu điện ngầm Vịnh Causeway bị chặn lại với những khẩu hiệu đòi dân chủ. Tuy nhiên, người biểu tình cũng không quên để lại tấm bìa carton nhỏ với dòng chữ "Xin lỗi vì sự bất tiện" ở chính giữa. Ảnh: BBC.

Xin lỗi vì dựng chướng ngại vật

Một lối vào ga tàu điện ngầm Vịnh Causeway bị chặn lại với những khẩu hiệu đòi dân chủ. Tuy nhiên, người biểu tình cũng không quên để lại tấm bìa carton nhỏ với dòng chữ "Xin lỗi vì sự bất tiện" ở chính giữa. Ảnh: BBC.

"Đó là điều đặc trưng tôi cảm nhận được tại những nơi đi qua trong chiều nay. Hào hiệp và lịch sự", Collier Nogues, một người dân Hong Kong, cho biết. Ảnh: BBC.
"Đó là điều đặc trưng tôi cảm nhận được tại những nơi đi qua trong chiều nay. Hào hiệp và lịch sự", Collier Nogues, một người dân Hong Kong, cho biết. Ảnh: BBC.

Tự vệ bằng ô

Tự vệ bằng ô dù  Chiếc ô, một vật dụng bình thường và phổ thông, trở thành biểu tượng của chiến dịch biểu tình sau khi nó được sử dụng như một lá chắn, đối phó với hơi cay từ cảnh sát. Chiếc ô trở về với công dụng thường ngày khi những cơn mưa xuất hiện. Cảnh sát cho biết một số người biểu tình còn dùng vật dụng này dọa tấn công lực lượng an ninh trong tối 28/9. Ảnh: BBC.
Chiếc ô, vật dụng bình thường và phổ thông, trở thành biểu tượng của chiến dịch biểu tình sau khi nó được sử dụng như một lá chắn, đối phó với hơi cay từ cảnh sát. Chiếc ô trở về với công dụng thường ngày khi những cơn mưa xuất hiện. Cảnh sát cho biết một số người biểu tình còn dùng vật dụng này dọa tấn công lực lượng an ninh trong tối 28/9. Ảnh: BBC.

Quan tâm đến mùi cơ thể người khác  Hình ảnh một người biểu tình cung cấp áo có chất thơm được Tom Grundy, một nhà báo tại Hong Kong, chụp lại và đăng tải lên mạng xã hội. Thời tiết vào thời điểm đó khá oi ả, khiến nhiều người toát mồ hôi. Những tình nguyện viên khác còn đi xịt nước xung quanh các đám đông, giúp họ cảm thấy mát mẻ hơn. Ảnh: BBC.

Quan tâm đến mùi cơ thể người khác

Hình ảnh một người biểu tình cung cấp áo có chất thơm được Tom Grundy, một nhà báo tại Hong Kong, chụp lại và đăng tải lên mạng xã hội. Thời tiết vào thời điểm đó khá oi ả, khiến nhiều người toát mồ hôi. Những tình nguyện viên khác còn đi xịt nước xung quanh các đám đông, giúp họ cảm thấy mát mẻ hơn. Ảnh: BBC.

Không giẫm lên cỏ

Không dẫm lên cỏ  Bức ảnh đăng tải trên tở SCMP cho thấy người biểu tình tập trung rất đông tại một đài tưởng niệm Hong Kong. Tuy nhiên, đám đông vẫn tuân thủ các biển báo ở đây, không dẫm lên bãi cỏ. "Dù tập trung rất đông ở đài tưởng niệm chiến tranh tại khu Trung tâm nhưng không mộ ai đứng hay ngồi lên cỏ", tờ báo viết. Ảnh: SCMP.
Bức ảnh đăng trên tờ SCMP cho thấy người biểu tình tập trung rất đông tại một đài tưởng niệm ở Hong Kong. Tuy nhiên, đám đông vẫn tuân thủ các biển báo ở đây, không giẫm lên bãi cỏ. "Dù tập trung rất đông ở đài tưởng niệm chiến tranh tại khu Trung tâm nhưng không một ai đứng hay ngồi lên cỏ", tờ báo viết. Ảnh: SCMP.

Biểu tình sạch sẽ

Biểu tình sạch sẽ  "Người biểu tình dành phần lớn buổi sáng để dọn rác từ đêm hôm trước. Một số sinh viên thu dọn những mẩu thuốc lá, chai nhựa, số khác phân phát đồ ăn sáng. Đó là lý do họ được gọi là "những người biểu tình lịch sự nhất" trên một vài mạng xã hội", Saira Syed, phóng viên BBC, mô tả lại. Nhiều người nhận định rằng họ chưa thấy cuộc biểu tình nào trên thế giới sạch sẽ như vậy. Ảnh: EPA.
"Người biểu tình dành phần lớn buổi sáng để dọn rác từ đêm hôm trước. Một số sinh viên thu dọn những mẩu thuốc lá, chai nhựa, số khác phân phát đồ ăn sáng. Đó là lý do họ được gọi là 'những người biểu tình lịch sự nhất' trên một vài mạng xã hội", Saira Syed, phóng viên BBC, mô tả. Nhiều người nhận định rằng họ chưa thấy cuộc biểu tình nào trên thế giới sạch sẽ như vậy. Ảnh: EPA.

Như Tâm 
Theo Vnexpress

Quốc nhục của chế độ CS

Cờ Anh và ảnh nữ hoàng Anh (Elizabeth) được người dân Hongkong trương lên trong đoàn người biểu tình ngày 29/9.

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Dù là cùng chủng tộc nhưng thà làm dân thuộc địa chứ không muốn là dân của một nước CS – Đó là hình ảnh trương lên mà hàng trăm ngàn cư dân Hongkong - một lần nữa, gián tiếp như muốn nói với CSTQ và công luận thế giới qua các cuộc biểu tình chính trị đòi hỏi dân chủ tự do trong bầu cử hiện nay”.

Phía bên kia, hướng Tây, giáp biên giới với Trung Quốc, còn nóng hổi. 

Cùng chủng tộc, ngôn ngữ nhưng “phân ly” lâu ngày khát khao được quay về với đất mẹ nước Nga đã giúp lãnh đạo nước này TT Putin thâu tóm Crime từ Ukraine nhẹ nhàng như nhặt một món đồ cho vào túi mà tuyệt đối người dân Crime và Nga đều hoan hỉ vui mừng (dù công luận thế giới không mấy thiện cảm với cái cách “thâu tóm” kiểu ném đá dấu tay ấy của ông Putin).

Ngược lại sau 17 năm được Anh Quốc chính thức trao trả lại chủ quyền cho Trung Quốc, người dân bán đảo Hương Cảng Hong Kong vẫn còn nhớ nhung hoài vọng hướng về “đế quốc thực dân Anh” một thời mà mình là dân thuộc địa bị “đô hộ” (như ảnh trên)

Cũng cần nhắc lại, không chỉ là hôm nay mà hai năm trước, năm 2012 – Đón tiếp Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào công du cựu thuộc địa này là một rừng người với những biểu ngữ tràn ngập dương cao trên đường phố Hong Kong mang các dòng chữ: “Phục hồi danh dự cho những nạn nhân bị đàn áp Thiên An Môn – Đả đảo nhất đảng độc tài – Giải thể đảng cộng sản Trung Cộng – Trả trả lại Dân Chủ cho toàn dân – Trời tru đất diệt Trung Cộng ...v.v...”. 

Chủ nhật 1/7/2012, Đón Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào khi ông có mặt ở HongKong để chứng kiến buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông C. Y. Leung, nhà lãnh đạo mới của HongKong, đồng thời cũng để đánh dấu 15 năm vùng cựu thuộc địa của Anh Quốc này được trao hoàn cho Trung Quốc, hàng trăm ngàn người dân Hong Kong đã xuống đường biểu tình tuần hành phản đối CSTQ đòi hỏi dân chủ cho Hoa Lục và Hong Kong.

Thật lạ lùng, đám đông rồng rắn gần nửa triệu người biểu tình ấy là sắc dân Trung Hoa anh em ruột thịt cùng chủng tộc với hàng tỷ dân Hoa Lục, ngụ trên lãnh địa thuộc Trung Quốc quản lý nhưng không một ai cầm “cờ Trung Quốc” hay cờ “đảng CSTQ” (cờ 5 sao và cờ búa liềm), trong cuộc biểu tình “lớn” khoảng 500.000 người (chính quyền Hong Kong và AFP ước đoán) trong ngày hiện diện của CT nhà nước CS/Trung Quốc 1/7/2012 tại trung tâm thủ phủ Hong Kong.

Và những ngày qua cũng như thế. Trang Wall Street Journal cho biết có cả những người trẻ tuổi mang cờ Vương quốc Anh phất cao trong đoàn người biểu tình. Đó là thông điệp cho thấy họ nhớ nước Anh đến mức nào và tất nhiên độ nhớ nước Anh tỷ lệ thuận với độ chán ghét CS/Trung Quốc(*)

Trong khi đó thì y hệt như bộ máy tuyên truyền CSVN, hệ thống truyền thông nhà nước CSTQ cũng cùng một chiêu bài muôn thuở là hô hoán lên rằng Biểu tình đòi hỏi dân chủ là sản phẩm kích động của phương Tây, những người tham gia là bị xúi giục để gây mất ổn định cho đời sống bình yên tại Hồng Kông!?.

Một lối nói gượng ép vu khống với thứ ngôn ngữ rẻ tiền thiếu chân lý của một nhà nước CS lưu manh bịp bợm, bởi người nghe sẽ phì cười trước một rừng người lên tới nửa triệu từ một lãnh thổ có tên là Hồng Kông mà:

Xếp hạng - IQ: Hạng 1/185 quốc gia - (Đại Học Ulster) 

Chỉ số tự do kinh tế: Hạng 1/157 quốc gia (Wall Street-Journal 2006)

Phát triển con người-HDI: Hạng 22/177 quốc gia - (United Nations) 

GDP bình quân đầu người/năm: 31.758 USD (**)

Thì thật là không dễ gì để mà “xúi giục, kích động” biểu tình nếu bản thân họ không có điều gì “bức xúc” hay “bất mãn”… Mà không cần phải tốn công điều tra hay phỏng vấn thì từ các biểu ngữ mang nội dung chuyển tải dương cao của họ: 

“…Phục hồi danh dự cho những nạn nhân bị đàn áp tại Thiên an Môn – Đả đảo nhất đảng độc tài – Giải thể đảng cộng sản Trung Cộng – Trả trả lại Dân Chủ cho toàn dân…” 

Mà dù có là một chính phủ của một quốc gia nhược tiểu nhất (Trừ CSTQ cũng như CSVN) cũng hiểu được đám đông người dân ấy đang muốn những gì? 

Thật là xấu hổ và nhục nhã, một nhà nước CS/Trung Quốc leo lên nền kinh tế thứ 2 của thế giới, thặng dư ngoại hối tới gần 4000 tỷ USD, là một trong 3 quốc gia đưa được người lên không gian và là một trong 5 nước “lớn” HĐBA/LHQ nhưng không thể thuyết phục được 7 triệu người dân anh em cùng sắc tộc với mình trên một bán đảo, hoan hỉ cùng về sống chung dưới một mái nhà!? Ngược lại họ (7 triệu dân HK) trong vòng tay TQ nhưng vẫn cứ mơ và hướng về nước Anh một “mẫu quốc” thuộc châu Âu không cùng chủng tộc ngôn ngữ đã “đô hộ” họ trước kia!?.

Hoa kiều tha hương trên thế giới nổi tiếng là một sắc dân, một cộng đồng rất đoàn kết đùm bọc tương trợ lẫn nhau thì tại sao một thành phần trí thức to lớn như thế tại HongKong lại chấp nhận được làm thân phận “vong bản” bị đô hộ chứ không muốn là người dân Hoa lục? Câu trả lời nằm trên các băng rôn biểu tình của chính họ: “Đả đảo nhất đảng độc tài – Trả trả lại Dân Chủ cho toàn dân…”.

Với chỉ số IQ hàng đầu thế giới tư duy của khối óc mách bảo với trái tim họ rằng: Thà làm công dân hạng 2 tuy vô tổ quốc nhưng được bảo vệ và tôn trọng nhân quyền vẫn tốt hơn là làm người trong một quốc gia độc lập nhưng bị cai trị bởi một chế độ độc tài cộng sản mà thân phận con người không hơn súc vật bởi dân chủ và tự do chỉ là chiếc áo rẻ tiền của chế độ CS choàng lên cơ thể họ mà nhãn tiền là tháng tám vừa rồi Bắc Kinh thông báo quyết định bác bỏ yêu cầu được tự chọn người lãnh đạo của người dân trong cuộc bầu cử đặc khu trưởng HongKong vào năm 2017 tới đây, chỉ có các ứng cử viên được một ủy ban đề cử của nhà nước CSTQ thông qua trước. 

Các nhà hoạt động nhân quyền HongKong cho rằng điều này không dân chủ trái với lời hứa về một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu mà Trung Quốc đưa ra trước đây.(***)

Hơn một thế kỷ rưỡi (155 năm) dưới chế độ thuộc địa Anh, công cuộc khai hóa dân trí và xây dựng thể chế dân chủ pháp trị tại HongKong đã đạt được những thành quả rất lớn, nhân quyền của công dân Hong Kong được tuyệt đối tôn trọng như tại mẫu quốc Anh, vì vậy cái công thức (đảng cử dân bầu) “quái đản”. Ứng cử viên do đảng CS chọn lựa đưa ra bắt người dân phải bầu bản chất nó nặng mùi xú uế độc tài mà hàng triệu “cử tri” HongKong không thể nào “tiêu hóa” nổi, đó là nguyên nhân chính tạo nên biểu tình dữ dội trong mấy ngày qua.

HongKong đang chìm trong làn sóng biểu tình ủng hộ dân chủ do các nhóm học sinh, sinh viên tổ chức. Những người biểu tình muốn phản đối việc Trung Quốc can thiệp quá sâu vào nền dân chủ ở đặc khu kinh tế này.

Hình ảnh quảng trường trung tâm hành chính Hong Kong đêm 28/9

Bắc Kinh quan ngại về ý tưởng bầu cử dân chủ, hoàn toàn tự do tại HongKong vì họ sợ hệ lụy của một Đặc khu trưởng được người dân trực tiếp bầu lên sẽ có khuynh hướng chống lại chế độ CS ở Bắc Kinh. Và quan trọng hơn hết là nổi kinh hoàng tiềm ẩn nếu Hong Kong có được quyền bầu trực tiếp lãnh đạo thì sẽ khuyến khích những địa phương khác ở Trung Quốc bùng nổ biểu tình đòi yêu cầu thực hiện bầu cử tương tự.

Thật là xấu hổ và nhục nhã cho những chóp bu của các chế độ cộng sản cứ luôn miệng tự hào gọi là “lãnh đạo toàn dân” đại diện cho nhân dân nhưng rất sợ đối diện sự khẳng định đó là từ nhân dân qua các cuộc bầu cử dân chủ tự do trực tiếp! 

Mà hiện nay thanh niên, sinh viên, nhân dân HongKong đang cực lực phản đối như cảnh báo để lật mặt hành vi bịp bợm của CSTQ cũng y hệt như CSVN trong công thức hoang dã “đảng cử dân bầu”.



___________________________________

Chú thích:



Người nghèo chỉ là 'bung xung' của chính quyền CSVN

SÀI GÒN (NV) - “Một số cán bộ xã đã bị đưa ra khỏi Ðảng ủy vì không giữ được tỉ lệ gia đình nghèo ở mức cao, giúp địa phương có thể nhận các ưu đãi.”


Một căn “nhà” của người nghèo ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. (Hình: Internet)

Ðó là thông tin mà ông Ðỗ Mạnh Hùng, phó chủ nhiệm Ủy Ban Về Các Vấn Ðề Xã Hội Của Quốc Hội CSVN, cung cấp tại hội thảo “Ðẩy mạnh mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và định hướng đổi mới chính sách trợ giúp xã hội” cho khu vực phía Nam, vừa diễn ra tại Sài Gòn.

Ông Hùng nhận định, chính sách hỗ trợ người nghèo của Việt Nam không bền vững, tỉ lệ tái nghèo cao.

Ngành Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội Việt Nam khái quát nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam là “3 ra - 1 vào.” Nghĩa là cứ ba gia đình được công nhận thoát nghèo thì có một gia đình tái nghèo hoặc phát sinh thêm một gia đình nghèo mới.

Cũng theo ông Hùng, tỷ lệ gia đình nghèo ở Việt Nam tuy giảm mạnh và nhanh nhưng chỉ giảm ở những phần dễ nhất. Phần khó là “lõi gây nghèo” vẫn chưa chạm đến.

Ông Hùng cảnh báo về thái độ của giới viên chức đối với chính sách hỗ trợ người nghèo. Ông bảo rằng, đã từng có lãnh đạo một huyện, “khoe” với ông rằng, năm nay, huyện ông ta có thêm được ba xã nghèo.

Những thông tin, nhận định do ông Hùng cung cấp cho thấy, “xóa đói, giảm nghèo” tại Việt Nam lại chuyển sang một bước ngoặt mới và những bước ngoặt đã diễn ra hoàn toàn không vì người nghèo.

Trước đó, hệ thống chính quyền tại Việt Nam tìm mọi cách để giảm tỉ lệ gia đình nghèo vì cần “thành tích.”

Trong hai thập niên vừa qua, Việt Nam được Ngân Hàng Thế Giới (WB), Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) hỗ trợ hàng trăm triệu Mỹ kim để thực hiện các chương trình “xóa đói, giảm nghèo.”

Vài năm gần đây, Việt Nam liên tục được WB, ADB, IMF khen ngợi vì gặt hái được nhiều thành công trong việc thực hiện các chương trình này. Ðó là lý do “chỉ tiêu” công nhận gia đình nghèo đang giảm dần, khi thành tích “xóa đói giảm nghèo” tăng lên.

Hồi tháng 5 năm nay, Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội Việt Nam công bố, “Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2013.” Theo đó, tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu gia đình nghèo, giảm 1,8% so với năm 2012. Tổng số gia đình thuộc diện cận nghèo là 1,4 triệu, giảm 0,25% so với năm 2012.

Mới đây, ngày 25 tháng 9, tại một buổi họp báo về tình hình văn hóa-xã hội của thành phố Hà Nội trong 9 tháng đầu năm, đại diện Sở Kế Hoạch-Ðầu Tư của thành phố này thú nhận, trong 46,000 gia đình thuộc diện nghèo, có 24,000 gia đình thuộc loại không thể thoát nghèo. Tuy nhiên bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội vẫn yêu cầu thuộc cấp phải “phấn đấu giảm số gia đình nghèo xuống còn 14,500 gia đình đúng với... chỉ tiêu đã giao.”

Trong các thống kê, tỷ lệ gia đình nghèo tại Việt Nam tiếp tục giảm rất nhanh song đó không phải vì dân chúng đã hết nghèo mà bởi chính quyền đặt định “chỉ tiêu.” Cũng vì vậy, tình cảnh của người nghèo thêm thê thảm.

Hồi tháng 5 năm ngoái, một số chuyên gia và báo giới Việt Nam từng cảnh báo, việc chạy theo chỉ tiêu, giảm số gia đình nghèo tại Việt Nam đã khiến người nghèo tại Việt Nam thêm khốn cùng.

Không được công nhận là người nghèo thì con cái khi đi học, sẽ không được miễn, giảm học phí, lúc đau ốm không được khám bệnh, chữa bệnh. Chưa kể không được nhận một số hình thức hỗ trợ khác, vốn chẳng đáng là bao nhưng thật sự quan trọng đối với người nghèo.

Lúc đó, tờ Nông Nghiệp Việt Nam công bố một phóng sự cho thấy, hiếm có chuyện nào bất nhân hơn việc xét nghèo phải theo “chỉ tiêu.”

Ông Hà Tiến Sớ, 75 tuổi và vợ, bà Trương Thị Vườn, 68 tuổi ngụ tại thôn 1, xã An Ninh, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam vốn thuộc loại nghèo mãn kiếp. Họ đang ở trong ngôi nhà do chính quyền hỗ trợ để “xóa nhà không an toàn.” Tuy vợ chồng ông Sớ đang bệnh song không rõ bệnh gì vì họ không có tiền khám bệnh, cũng không được hưởng bào hiểm y tế dành cho người nghèo. Ông Sớ, bà Vườn đang sống nhờ khoai, cháo do những người hàng xóm chia sẻ. Thiếu cơm ăn, đau bệnh không có tiền chữa chạy nhưng vợ chồng ông Sớ không được công nhận là gia đình nghèo.

Tờ Nông Nghiệp Việt Nam kể rằng, ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam có nhiều gia đình giống như vợ chồng ông Sớ.

Ông Trương Ðình Ðiển, trưởng thôn 1 - nơi vợ chồng ông Sớ cư ngụ, kể thêm, ông mong những người nghèo như vợ chông ông Sớ được công nhận là người nghèo để được khám bệnh, chữa bệnh, để mỗi dịp Tết, được tặng vài chục ký gạo sống qua ngày,... nhưng ông ta không làm gì được vì “xét hộ nghèo căng lắm.” Ông Ðiển tiết lộ, lãnh đạo xã An Ninh chỉ cho các thôn “tuyển” 10% gia đình nghèo.

Cũng cần chú ý là tại hội thảo “Ðẩy mạnh mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và định hướng đổi mới chính sách trợ giúp xã hội” cho khu vực phía Nam, vừa diễn ra, khi đề cập đến nguồn lực giảm nghèo, ông Hùng thú nhận, dù nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo rất lớn nhưng số tiền được sử dùng trực tiếp cho việc giảm nghèo chỉ chiếm khoảng 20%. Thành ra chính sách “xóa đói, giảm nghèo” chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu của người nghèo. (G.Ð)
09-30- 2014 2:16:29 PM
Theo Người Việt

Con rể Nguyễn Tấn Dũng mua đội bóng đá Mỹ giá $100 triệu

LOS ANGELES, California (NV) - Ông Nguyễn Bảo Hoàng, con rể Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, sẽ cùng ba người khác mua câu lạc bộ bóng đá Chivas USA ở Los Angeles với giá khoảng $100 triệu, sau khi Hội Ðồng Quản Trị Liên Ðoàn Bóng Ðá Hoa Kỳ (MLS) đồng ý, qua một cuộc họp hôm Thứ Hai, theo một bản tin của tờ báo thể thao Sports Illustrated.


Ông Nguyễn Bảo Hoàng vừa mua cổ phần lớn câu lạc bộ bóng đá Chivas USA của Mỹ. (Hình: VietNamNet)

Ông Nguyễn Bảo Hoàng, tên Mỹ là Henry Nguyễn, là người đầu tiên ký được hợp đồng mở hệ thống McDonald's tại Việt Nam.

MLS sẽ có thông báo chính thức vào tuần tới, trong đó, ngoài ông Nguyễn Bảo Hoàng, sở hữu cổ phần lớn nhất, còn có ông Peter Guber, Vincent Tan và Tom Penn.

Bản tin cho biết ông Hoàng sẽ chuyển tới sống ở Los Angeles vì ông là cổ đông nắm đa số cổ phần của Chivas USA.

Ông Peter Guber là một nhà sản xuất phim ở Hollywood và hiện là đồng chủ nhân đội bóng baseball Los Angeles Dodgers và đội bóng rổ Golden State Warriors.

Ông Vincent Tan là người Malaysia và là chủ nhân câu lạc bộ bóng đá Cardiff City ở Anh.

Ông Tom Penn là một cựu giám đốc điều hành Liên Ðoàn Bóng Rổ Hoa Kỳ (NBA) và là một phân tích gia thể thao cho đài truyền hình ESPN.

Chivas USA, câu lạc bộ bóng đá thứ hai của Los Angeles, được MLS mua lại hồi đầu năm, sau khi chơi không thành công.

Sports Illustrated trích nguồn tin của ESPN hồi đầu tuần cho biết, sau khi bốn người nêu trên mua Chivas USA, họ sẽ để câu lạc bộ này ngưng hoạt động trong hai năm trước khi tái hoạt động.

Theo Sports Illustrated, câu lạc bộ này sẽ có thể đổi tên và tái tham gia giải vô địch MLS. (Ð.D.)

Đặc khu Hong Kong (TQ): Người biểu tình ra tối hậu thư

(PL)- Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh quyết không từ chức.
Ngày 30-9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố Trung Quốc phản đối mạnh mẽ các hành động bất hợp pháp làm tổn hại đến ổn định xã hội và pháp quyền của đặc khu Hong Kong.
AFP đưa tin người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích các phát biểu ủng hộ người biểu tình của các quan chức chính phủ nước ngoài.
Cùng ngày, trả lời đài truyền hình Sky News (Anh), Thủ tướng Anh David Cameron bày tỏ lo ngại về tình hình Hong Kong và hy vọng các vấn đề sẽ được giải quyết sớm.
Ông nhắc lại khi Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc, hai nước đã nhất trí trao cho nhân dân Hong Kong tương lai dân chủ theo hình thức “một đất nước-hai chế độ”.
Văn phòng thủ tướng Đức thông báo Thủ tướng Angela Merkel theo dõi chặt chẽ diễn biến ở Hong Kong, đồng thời kêu gọi chính quyền Hong Kong cân nhắc cẩn thận trong phản ứng để người dân có thể bày tỏ ý kiến tự do.
Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt khẳng định không chấp nhận trấn áp biểu tình.
Các mảnh giấy ủng hộ biểu tình được dán trên xe buýt tại khu trung tâm mua sắm Mong Kok ngày 30-9. Ảnh: REUTERS
Người phát ngôn Nhà Trắng Mỹ Josh Earnest hối thúc các cơ quan chức năng Hong Kong kiềm chế đồng thời kêu gọi người biểu tình bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa.
Tại đặc khu Hong Kong, cuộc biểu tình ủng hộ phong trào Chiếm trung tâm (Occupy Central) và đòi cải cách bầu cử đặc khu trưởng vẫn tiếp tục trong ngày 30-9.
Hàng chục ngàn người biểu tình tập trung tại bốn khu vực sầm uất nhất Hong Kong gồm khu Admiralty (nơi đặt trụ sở chính quyền đặc khu), khu trung tâm thương mại Central (quận Trung Tây), khu trung tâm mua sắm Causeway Bay (giữa quận Loan Tử và quận Đông) và khu trung tâm mua sắm Mong Kok (quận Du Tiêm Vượng).
Báo South China Morning Post (Hong Kong) ghi nhận sáng 30-9, bốn máy bay xuất hiện trên cảng Victoria, trong đó có hai trực thăng.
Các trường học tại hai quận Loan Tử và Trung Tây đóng cửa. 20 tuyến xe buýt phải đổi hướng hoặc tạm ngưng hoạt động. Cảnh sát xuất hiện lác đác gần trụ sở chính quyền đặc khu.
Tại cuộc họp báo sáng 30-9, đặc khu trưởng Lương Chấn Anh khẳng định chính quyền trung ương sẽ không rút lại quyết định về cải cách bầu cử đặc khu trưởng Hong Kong.
Ông kêu gọi người biểu tình thôi chiếm đường sá vì sẽ ảnh hưởng đến xe cứu hỏa và xe cấp cứu. Ông cũng kêu gọi  phong trào Chiếm trung tâm nên ngừng chiến dịch vì tình hình đã vượt ngoài tầm kiểm soát.
Ông yêu cầu người dân Hong Kong đừng tin lời đồn đại rằng binh sĩ hay cảnh sát Trung Quốc đại lục đến trấn áp biểu tình. Ông khẳng định cảnh sát Hong Kong đủ khả năng xử lý.
Ông cảnh báo muốn thay đổi đặc khu trưởng trước bầu cử năm 2017 thì cũng phải qua thủ tục ủy ban bầu cử 1.200 thành viên chọn ra lãnh đạo mới. Điều này hàm nghĩa ông sẽ không từ chức.
Phong trào Chiếm trung tâm và Liên đoàn Sinh viên Hong Kong thông báo sẽ mở hành lang nhân đạo tại các khu vực biểu tình để xe cấp cứu và xe cứu hỏa lưu thông.

Thứ Tư, ngày 1/10/2014 - 04:00
THẠCH ANH

VN cần bỏ Marx-Lenin cản trở hiện đại

Tiến sỹ Vũ Duy Phú Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội
 30 tháng 9 2014
Từ những năm 1944- 1945, Hồ Chí Minh đã dùng phép biện chứng của Karl Marx để kết hợp tất cả những trí tuệ, lý tưởng cao cả và lòng nhân đạo của tất cả các vị tiền bối (Phật, Giê Su, Marx, Lenin, Tôn Trung Sơn) để tạo ra một con đường đi mới mẻ cho nhân dân Việt Nam.
Chính đó là bước khai trương Chủ nghĩa hội tụ về đạo đức và trí tuệ đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam.
Nếu Pháp (được sự hỗ trợ của Mỹ) không phạm một sai lầm chiến lược tầm thế kỷ quay lại xâm chiếm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946 thì có thể Việt Nam ngày nay đã như Singapore hay Nam Hàn.
Tôi đã giải thích rõ, tại sao người ta cứ lầm lẫn giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Viết Nam với cuộc cách mạng vô sản theo chủ nghĩa Marx, và cũng đã nói rõ Chủ nghĩa Marx-Lenin đã vào sâu VN bằng con đường nào và từ năm 1975, sau chiến tranh, đã cản trở con đường tiến lên văn minh hiện đại trong hòa bình của Việt Nam ra sao.
Thời nay, lý luận quá nhiều, thông tin tư liệu đổ về như nước vỡ bờ, cả nước lại đang nức lòng theo dõi nội dung Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, do đó để người đọc đỡ nhàm chán, tôi xin giải trình rất ngắn gọn.

Được dân tin yêu

Thời phong kiến, không ít vị vua rất nhân từ dạo đức, hết lòng chăm lo cho muôn dân, mặc dù họ là những người đứng đầu một thể chế chính trị còn lạc hậu. Ở Việt Nam ta điển hình nhất là vua Trần Nhân Tông.
Chúng ta cũng không quên, nhiều vị tổng thống hay thủ tướng đứng đầu những thể chế tư bản chủ nghĩa, nhưng đã rất được nhân dân tin yêu, kính trọng, vì họ hết lòng chăm lo xây dựng và phát triển đất nước, đem lại an vui và hạnh phúc cho nhân dân.
Ví dụ ở Singapore, người dân, ai cũng nhớ tới Thủ tướng Lý Quang Diệu, người rất chống những việc làm mà ông cho là sai của chủ nghĩa cộng sản. Vậy có nhất thiết cứ phải cách mạng vô sản đổ máu, đấu tranh giai cấp “một mất, một còn” như đã từng xảy ra ở Pháp, ở Nga, và như Cải cách ruộng đất ở Việt Nam trước đây?
Vấn đề số một là đạo đức làm người, thể chế chính trị khác nhau chỉ là điều kiện. Lúng túng, tranh luận mãi về “ý thức hệ” chỉ là ngụy biện, né tránh những sự thật.
Nên nhớ đinh ninh hộ, câu chuyện đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước của Việt Nam là một phạm trù chính trị nhân đạo hoàn toàn khác hẳn, không liên quan đến việc bàn về “cách cái mạng” nhiều khi rất ấu trĩ và thất đức khắp nơi.
Ông Karl Marx mới quan tâm đến “sự bóc lột thậm tệ” của giai cấp tư sản và lý giải rất hay về “bóc lột giá trị thặng dư”. Nhưng ông đã không tính kỹ đến, lý do tại sao lại xuất hiện những người công nhân và bần cố nông trước khi có nạn bóc lột quá đáng, trên cái ngưỡng mà người lao động có thể chịu đựng và khi họ vẫn còn vui vẻ chấp nhận làm thuê (như ở nước ta hiện nay)?
Mặt khác, khi thế giới ngày càng nhiều người giàu có, thì muốn thực hiện nghiêm chỉnh học thuyết Marx, nghĩa là làm cách mạng “đạo đức”, giải phóng áp bức bóc lột cho phần này của nhân loại, thì lại hành động dã man mất đạo đức, trắng trợn cướp đoạt, đối với phần kia của loài người.
Chính những sai lầm lịch sử trong quá trình phát triển tự nhiên, mò mẫm đã đẩy loài người đến hai cái thái cực: Hoặc là tự do dân chủ cạnh tranh tuyệt đối – tức chủ nghĩa tư bản, hoặc là bình đẳng công bằng tuyệt đối – tức chủ nghĩa cộng sản.
Mâu thuẫn giữa hai dạng cực đoan lớn này của nhân loại đã dẫn đến những cái sai lầm tổn thất tai hại trên thế giới, như đã thấy.
Nhưng hiện nay, dù Obama có 'Hy vọng táo bạo', 'Tìm lại giấc mơ Mỹ', xoay đến mấy cái trục, với bao nỗi lo lắng, vất vả mà nước Mỹ vẫn lâm nạn, mà lần này còn có thể nặng hơn.
Bởi chế độ chính trị của nước Mỹ đã tốt, vẫn dẫn đầu thế giới, nhưng những mặt trái của chế độ chính trị của nước Mỹ những năm qua cũng đã dẫn đến và tích lũy quá nhiều sai lầm, cực đoan, thậm chí có lúc dã man tàn bạo, đã tạo ra cho thế giới cả một bãi chiến trường, hậu quả là kẻ thù lớn nhất do Hoa Kỳ tự tạo ra trước kia thì hiện nay vẫn còn đang trỗi dậy trả thù.
Suy cho cùng, những người có đầu óc, trí tuệ, năng động và dũng cảm hơn thường ủng hộ tự do bình đẳng cạnh tranh; những người ít tháo vát, chân thật, an phận, nhút nhát, thường thích thú bình đẳng, công bằng tuyệt đối.
Đó là lẽ tự nhiên. Bất kỳ ai, chỉ cần có đầu óc một chút, cũng hành động tùy theo sức của mình. Mọi món lợi không chính đáng đều phải trả nợ. Mọi sự cực đoan đều là sai lầm.
Đất tranh giai cấp đã gây ra bạo lực khủng khiếp
Chính vì vậy, đúng như Phật Thích Ca đã dạy: “Kẻ thù lớn nhất của mỗi đời người là chính mình”, mà tôi đã dùng để gán cho sai lầm của cả chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.
Có nghĩa, sau khi phe xã hộ̣i chủ nghĩa tan rã, đường lối tự do dân chủ nhân quyền dưới sự điều hòa phối hợp của Liên Hiệp Quốc trên thế giới hiện nay cũng vẫn còn rất nhiều bế tắc.

Tích hợp điều hay nhất

Chính đó là nguyên nhân thúc đẩy tôi nhắc lại về một chủ nghĩa hội tụ cho toàn cầu: Tức là chủ nghĩa sẽ chọn lựa và tích hợp những cái hay, cái tốt, loại bỏ những cái dở, cái sai của cả hai chủ nghĩa đấu tranh một mất, một còn Marx-Lenin và chủ nghĩa tư bản tự do dân chủ cạnh tranh sinh tồn không giới hạn hiện nay.
Vấn đề là hiện nay, chữa một cái nhà xây nhầm lẫn về thiết kế bao giờ cũng khó hơn xây một cái nhà mới từ nền đất trống.
Chúng ta rất không nên vội vàng, lầm lẫn trắng đen, không nên lại đi vào những con đường cực đoan sai lầm như của ông Mác trước đây và một số nước đã và đang trải qua.
Kiên trì cái cũ - chủ nghĩa Marx-Lenin, mô hình Xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô cũ, là sai lầm. Nhưng chủ trương quá khích, cực đoan muốn dẹp bỏ toàn bộ đường lối và hệ thống chính trị xã hội đã có là lại tự mình tạo ra thêm kẻ thù trong chính mình.
Nói khác đi, lại tạo ra một bãi chiến trường “quân ta lại đánh quân mình”, giống như sai lầm cải cách ruộng đất, cải tạo công thương trước đây, hoặc giống như chủ nghĩa Marx-Lenin đã được thực hiện trong xây dựng hòa bình ở Liên Xô.
Chữa nhà xây nhầm lẫn về thiết kế khó hơn xây một căn nhà mới
Nên nhớ, Việt Nam đã không chỉ một lần đứng trước những cơ hội lịch sử bằng vàng mà bạn bè chân thành trên thế giới đã sẵn sàng ủng hộ để Việt Nam làm việc lớn.
Đó là sau chiến thắng năm 1954, năm 1975, giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO, chủ trì Hội nghị APEC và được bầu vào Hội đồng Bảo an LHQ cũng vậy.
Như trên đã nói, sự nhầm lẫn liên tục của thế giới, dẫn đến sự nhầm lẫn liên tục của Việt Nam chúng ta đã làm chúng ta bỏ lỡ bao cơ hội ngàn năm.
Không phải ngẫu nhiên, một nước đã trải qua biết bao gian nan chồng chất, lúng túng ghê gớm kéo dài về đường lối lớn, còn sản xuất, đời sống thì khó khăn, xã hội thì suy thoái nghiêm trọng, và nhân dân thì chê trách mất lòng tin vào Đảng lãnh đạo đến như vậy mà hầu như cả nước vẫn đoàn kết một lòng chung quanh Đảng Cộng sản, Chính phủ, và Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, còn bạn bè chân thực trên thế giới vẫn một lòng ủng hộ.
Do vì thấy Việt Nam không bị tan rã như Liên Xô, không bất ổn, đảo chính hay nội chiến như khá nhiều nước hiện nay. Từ trên tầm cao của nhân loại, thế giới vẫn rất cảm tình nhìn Việt Nam như một điểm “kỳ lạ”, tuy chưa lý giải nổi đầy đủ nhưng vẫn rất khâm phục như một dân tộc anh hùng quả cảm đầy khí phách, bất khuất trước bất kỳ kẻ thù nào, kể cả anh bạn láng giềng đại bá đã nhiều lần phản bội.
Nhưng nói lại như thế không phải là để chủ quan, tự kiêu, mà là để toàn dân toàn Đảng nhận thức rõ: Việt Nam chúng ta, từ 2014, lại đang đứng trước một thời cơ vàng mới.
Thiết nghĩ, chúng ta vừa mới long trọng kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của lãnh tụ Hồ Chí Minh rất kính yêu nên hãy mở đầu cho Thời cơ vàng này bằng cách nghiêm chỉnh thật lòng và công khai quay trở về tư tưởng đường lối Hồ Chí Minh là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đa nguyên, dân chủ, lấy dân làm chủ thật sự, đã được xây dựng từ năm 1945 -1946; công khai làm theo lời dạy, theo những nội dung phong phú trong bản Di chúc của Người, trong đó Hồ Chí Minh không nhắc một chữ nào đến Chủ nghĩa Marx-Lenin, đến đấu tranh giai cấp, đến Đảng lãnh đạo toàn diện mất dân chủ, đến công hữu và quốc doanh làm nòng cốt.
Hồ Chí Minh không nhắc gì đến Marx và Lenin trong Di chúc
Bác yêu cầu cán bộ phải là đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Vậy có một trong những việc mở đầu giai đoạn mới này tác động mạnh và rõ nhất là: từ nay mọi việc đều phải công khai minh bạch trước dân, trừ an ninh quốc phòng công khai minh bạch theo quy chế riêng.
Nhân dân cán bộ các nước tiên tiến họ cũng không phải không tham tiền tài chức vụ như ta. Sở dĩ các nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến họ tiến nhanh hơn chúng ta, là bới vì họ dân chủ hơn chúng ta nhiều, trước hết là họ công khai, minh bạch, giải trình đầy đủ mọi việc- nhất là về tiền tài, chức vụ - cho dân biết mà kiểm tra, kiểm soát.
Hãy gác những sai lầm cũ lại, trừ cái gì vi phạm rõ ràng, trắng trợn, cố ý đụng thẳng ngay vào Hiến pháp và pháp luật cũ.
Vì những sai lầm cũ, cái cũ còn rất phức tạp, nhiều nguyên nhân, trên tinh thần hầu hết mọi người, kể cả lãnh đạo, đều là nạn nhân của sai lầm cũ, nên không thể chờ đợi giải quyết thỏa đáng cái cũ rồi mới triển khai cái mới. Vì vậy cần công khai minh bạch cái mới mọi thứ ngay từ ngày mai, tháng sau.
Như vậy sẽ nhanh chóng giảm bớt ngay tham nhũng, tiêu cực, nguyên nhân số một dẫn đến suy thoái đạo đức, u mê trí tuệ và mất đoàn kết xã hội, mất đoàn kết trong Đảng và giữa Đảng với Nhân dân, kể cả mất uy tín quốc tế, khó kết bạn được với những nước văn minh tiến bộ.
Tóm lại, nếu có đạo đức làm người, vì dân, vì nước thật lòng, thì chẳng khó gì lắm để quay về với chính thể ban đầu của Việt Nam trước đây, một mẫu hình thực chất là chủ nghĩa hội tụ do lãnh tụ Hồ Chí Minh lựa chọn gây dựng lên.
Bài viết thể hiện quan điể̉m riêng của tác giả Vũ Duy Phú và được viết sau khi có 'ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khuyến khích mọi người dân hãy góp ý phản biện' với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.