Wednesday, November 26, 2014

Trung Quốc lên tiếng ủng hộ Hong Kong bắt Joshua Wong

(VTC News) - Đài Tiếng nói nước Nga nói chính quyền trung ương Trung Quốc tuyên bố ủng hộ động thái của các cơ quan chức năng Đặc khu hành chính Hong Kong.

Đó là các hoạt động trong việc đối phó với phong trào Chiếm Trung tâm mà Bắc Kinh coi là 'hoàn toàn bất hợp pháp'.
Trung Quốc lên tiếng ủng hộ Hong Kong bắt Joshua Wong
Cảnh sát Hong Kong dọn dẹp đường phố 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đưa ra tuyên bố trên tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh khi bình luận về vụ bắt giữ 2 lãnh đạo biểu tình.

Sáng 26/11, tại Hong Kong, giao thông đã được khôi phục trên phố Nathan Road sau khi chính quyền tháo dỡ các chướng ngại vật của các nhà hoạt động đòi dân chủ. 

Trong khi tháo dỡ rào chắn, lực lượng thực thi pháp luật và những người biểu tình đã có những xô xát. Cảnh sát đã giải tán những người biểu tình trên đường phố và bắt giữ 1 nhóm các nhà hoạt động, trong số đó có 2 lãnh đạo của phong trào Chiếm Trung tâm là Joshua Wong và Lester Shum.

Từ cuối tháng 9, những người biểu tình bắt đầu phong trào Occupy Central, ngăn chặn trung tâm thương mại Hồng Kông.

Do cố gắng đột nhập vào khu nhà chính phủ, hàng chục người bị bắt, một số bị thương nhẹ. Chính quyền và các nhà hoạt động cáo buộc lẫn nhau vi phạm trật tự và sử dụng vũ lực quá mức.
27/11/2014 08:04
Tùng Đinh (Theo Đài tiếng nói nước Nga)

PICS:Hơn 4000 người dân thôn Mã Sách biểu tình yêu cầu chính quyền tỉnh Quảng Đông thả người Bởi: Lý Khung 26 Tháng Mười Một , 2014

Ngày 20 tháng 11, tại thôn Mã Sách, huyện Phổ Ninh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hàng ngàn người dân bao vây chính quyền huyện, yêu cầu lập tức thả 12 người dân trong thôn bị bắt vô lý khi kiên trì giành lại đất bị chính quyền trưng thu. (Ảnh: Internet)
Trước nạn tham ô, trưng dụng đất của quan chức địa phương, từ đầu tháng 9, người dân thôn Mã Khách (huyện Phổ Ninh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đã nhiều lần tập trung biểu tình, kháng nghị lên chính quyền thành phố. Thế nhưng, đáp lại người dân là những cuộc vây bắt quy mô lớn của hàng trăm cảnh sát do chính quyền điều động.
[Đại Kỷ Nguyên ngày 21 tháng 11 năm 2014] (Phóng viên Cổ Thanh Nhi tường thuật)
3 giờ sáng ngày 20 tháng 11, tại huyện Phổ Ninh, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), hàng trăm cảnh sát bất ngờ xông vào thôn Mã Sách bắt đi 12 người dân trong thôn. Đến 8 giờ sáng, hàng ngàn người dân đã bãi công, bãi khóa kháng nghị lên chính quyền thành phố, yêu cầu lập tức thả người. Với áp lực lớn, đến chiều cùng ngày, chính quyền buộc phải thả toàn bộ số người bị bắt.
Ông Hoàng, một người dân trong thôn đã trả lời PV báo Đại Kỷ Nguyên: “Vào lúc 3 giờ sáng ngày 20, chính quyền điều động vài trăm cảnh sát vũ trang, cảnh sát đặc nhiệm và những người trong đồn cảnh sát, hơn 30 chiếc xe cảnh sát đến thôn chúng tôi bao vây các lối ra vào. Họ không thực hiện bất kỳ thủ tục pháp lý nào đã phá cửa xông vào, bắt người, đánh người, có người chân bị đánh trọng thương”. Người dân trong thôn truyền nhau hô lớn: “Bắt người rồi, bắt người rồi”…
Một người dân trong thôn cho hay: “Có đến vài trăm cảnh sát cùng đồng thời hành động, cùng lúc bắt người. Với mỗi một người mà họ muốn bắt, đã có vài chiếc xe cảnh sát chạy đến nhà đó. Sóng điện thoại lúc đó cũng bị chặn toàn bộ, không thể gọi điện thoại được”.
Ông Hoàng, một người dân trong thôn kể lại: “Lúc mới bắt đầu, một số cảnh sát có vũ trang không mở được cửa lớn nhà của một cư dân trong thôn đã lấy một dụng cụ từ xe xuống để phá cửa. Mười người bắt một người, cảnh sát đã bắt tổng cộng 12 người dân trong thôn. Có hai người vừa nói được 2 câu thì đã im bặt. Họ bị cảnh sát giật điện đến ngất xỉu, ngay cả quần áo cũng không mặc được gọn gàng đã bị cảnh sát bắt đi rồi”.
Đến 8 giờ sáng, người dân trong thôn cả già trẻ, gái trai cầm theo biểu ngữ, cuồn cuộn xuống đường biểu tình đến thành phố Phổ Ninh để kháng nghị, yêu cầu chính quyền ngay lập tức thả người.
Ông Hoàng cho biết thêm: ”Có khoảng bốn đến năm ngàn người đi đến chính quyền thành phố kháng nghị. Con đường bên đó đã bị chúng tôi phong kín. Mọi người hô to khẩu hiệu, yêu cầu chính quyền thả những người dân bị bắt, nhưng không có viên chức nào đi ra nói chuyện với chúng tôi. Bởi vì chính quyền không chịu thả người, dân làng chuẩn bị đi đến trạm Cao Thiết để kháng nghị. Đến 2 giờ chiều, Thị trưởng để một vị trưởng giả trong thôn gọi điện thoại, nói rằng sẽ thả người vô điều kiện”.
Một người dân kịp nhảy ra khỏi ban công để trốn thoát lúc cảnh sát tới bắt cha mẹ và anh trai cũng đã nhanh chóng cùng mọi người mang theo biểu ngữ, hô to khẩu hiệu yêu cầu chính quyền phải phóng thích những người dân trong thôn bị bắt.
Buổi chiều hôm đó, toàn bộ 12 người dân bị bắt đã được thả về. Mọi người trong thôn nghênh tiếp và còn tặng hoa tươi cho họ.
Trước nạn tham ô, trưng dụng đất của quan chức địa phương, từ đầu tháng 9, người dân thôn Mã Sách đã nhiều lần tập trung biểu tình, kháng nghị với quy mô lớn lên chính quyền thành phố. Theo một cư dân địa phương, quan chức chính quyền địa phương đồng ý ngày 20/11 sẽ cho người dân trong thôn câu trả lời, nhưng lại bất ngờ thực hiên một cuộc vây bắt người ngay trong đêm đó.
Người dân trong thôn đã công khai viết một lá thư gửi lên chính quyền có tựa đề: “bức thư gửi ĐCSTQ”. Trong đó, người dân chất vấn chính quyền Phổ Ninh trạm Cao thiết đã trưng thu bao nhiêu đất của người thôn Mã Khách?
Được biết, khoản tiền bồi thường đất của Xí nghiệp Thuốc Khang Mỹ để xây dựng chợ thuốc Trung Y trên mảnh đất đã chiếm dụng đến nay vẫn chưa tới tay người dân. Nguồn nước bị phá hoại, đất canh tác bị hoang phế, trở thành nơi đổ chất thải; các chính sách bồi thường nhà ở, bảo trợ xã hội, đào tạo việc làm cho đến những phúc lợi khác đều không thực hiện. Thế nhưng, các công trình nhà ở do chính quyền trưng thu đất xây dựng nên trong thôn lại được mua bán với giá cao, từ 1500 đến 2000 NDT mỗi căn hộ. Toàn bộ người dân trong thôn đều không nhận được bất kỳ quyền lợi nào.
Biên tập: Lý Khung
Xem bài gốc tại đây

Sản phụ tử vong tại Ninh Bình: Bệnh viện bàn giao cho cơ quan chức năng

Ông Phạm Cầm Kỳ, Giám đốc bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Ninh Bình cho biết, hiện nay các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của sản phụ Ninh Thị Duyên.
Về phía bệnh viện đã bàn giao toàn bộ hồ sơ bệnh án liên quan đến sản phụ này cho cơ quan chức năng để phục vụ công tác điều tra.
Vụ việc đang được các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình điều tra, làm rõ.
Trước đó, theo tin tức ban đầu mà chị Nguyễn Thị Quỳnh Anh (người nhà nạn nhân) cho biết: Chị Ninh Thị D. (sinh năm 1976, là công nhân một nhà máy xi măng, thường trú tại phố Nam Thịnh, phường Ninh Sơn, TP Ninh Bình) nhập Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình (địa chỉ 314, Hải Thượng Lãn Ông, Phúc Thành, tp. Ninh Bình, Ninh Bình) sinh (đẻ mổ) từ ngày 21/11. Sau khi sinh song, sức khỏe D. đã ổn định.
Chiều ngày 25/11, khi đang truyền dịch thì chị D. có biểu hiện sốc, cơ thể cơ giật. Ngay lập tức người nhà đã thông báo cho nhân viên y tế trong bệnh viện.
Sau khoảng 3 tiếng cấp cứu tại BV Sản Nhi, đến 18h cùng ngày, chị D. được chuyển lên bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Các bác sĩ nơi đây đã nhiệt tình cứu chữa nhưng không qua khỏi.
Hình ảnh Sản phụ tử vong tại Ninh Bình: Bệnh viện bàn giao cho cơ quan chức năng số 1
Người nhà nạn nhân vây quanh bệnh viện.
Ngày 26/11, sau khi thi thể chị D. được chuyển về BV Sản Nhi Ninh Bình thì rất đông người nhà bệnh nhân đã tập trung  ở sân và bên trong bênh viện, tỏ thái độ bức xúc.
Cũng theo chị Quỳnh Anh, thời điểm chị D. có biểu hiện sốc dịch truyền, mặc dù người nhà đã khẩn thiết cầu cứu nhân viên y tế xem xét tình hình nhưng có nữ y tá tên P. tỏ thái độ rất bàng quang, thờ ơ vô trách nhiệm. Người nhà nạn nhân cho rằng chính sự thờ ơ của nhân viên y tế BV Sản Nhi NB đã khiến chị D. tử vong.
Hình ảnh Sản phụ tử vong bất thường: Huy động hàng trăm cảnh sát bảo vệ bệnh viện số 2
Thân nhân chị D. đưa ra yêu cầu cần làm rõ nguyên nhân cái chết và trách nhiệm của nhân viên y tế.
Sự việc đã gây xôn xao dư luận Ninh Bình trong ngày 26/11. Nhiều người dân hiếu kỳ cũng kéo đến bệnh viện khiến cho tình hình an ninh trật tự nơi đây khá bất ổn. Lực lượng CATP.Ninh Bình đã được huy động để đảm bảo an ninh trật tự. 
Sau khi được vận động, người nhà sản phụ đã đồng ý để lực lượng chức năng mang thi thể sản phụ về nhà xác bệnh viện để mổ giam định pháp y.
Thứ 5, 27/11/2014 08:39:58
T.Phong 
Nguồn : Người đưa tin

Triều Tiên kêu gọi chống Mỹ toàn diện

(NLĐO) – Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 25-11 kêu gọi “một cuộc chống Mỹ toàn diện” và mô tả người Mỹ là “những kẻ ăn thịt người”.

Ông Kim Jong-un đưa ra lời kêu gọi trên trong một chuyến thăm bảo tàng ở thị trấn Sinchon nhằm bày tỏ lòng kính trọng đối với 35.000 người dân được cho là đã bị quân đội Mỹ giết chết trong thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA trích lời ông Kim Jong-un: “Các vụ thảm sát của những kẻ xâm lược đế quốc Mỹ ở Sinchon cho thấy rõ ràng họ là những kẻ ăn thịt đồng loại và giết người tàn bạo, tìm kiếm niềm vui bằng việc tàn sát”.

Cùng ngày, Triều Tiên tổ chức một cuộc tuần hành tại thủ đô Bình Nhưỡng nhằm phản đối nghị quyết mới đây của Liên Hiệp Quốc (LHQ) lên án tình trạng nhân quyền nước này.

Quân đội và người dân tập hợp tại quảng trường Kim Il Sung ca ngợi lãnh đạo Kim Jong-un và lên án Mỹ. Ảnh: AP
Quân đội và người dân tập hợp tại quảng trường Kim Nhật THành ca ngợi lãnh đạo Kim Jong-un và lên án Mỹ. Ảnh: AP

Nghị quyết LHQ được đưa ra sau báo cáo điều tra của một ủy ban LHQ hồi đầu năm nay cho rằng tình trạng vi phạm nhân quyền tại Triều Tiên “vượt xa các quốc gia khác cùng thời cả về cường độ lẫn sự dã man”. Nghị quyết trên dự kiến được trình lên Đại hội đồng LHQ trong vài tuần tới.

Trước động thái trên, hàng ngàn người diễu hành mang theo các biểu ngữ tập hợp tại quảng trường Kim Nhật Thành, ca ngợi lãnh đạo Kim Jong-un và lên án Mỹ.

Trước đó, Triều Tiên chỉ trích khi nghị quyết trên kêu gọi Hội đồng Bảo an xem xét đưa Bình Nhưỡng ra tòa án quốc tế. Triều Tiên cho rằng động thái của LHQ dựa trên những cáo buộc của kẻ đào tẩu và ủng hộ Mỹ, đồng thời những quốc gia khác đang tìm cách lật đổ chế độ cầm quyền nước này.

Thêm vào đó, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên cũng cảnh báo những kẻ bảo trợ nghị quyết LHQ - cụ thể là Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ - sẽ nhận “hậu quả thảm khốc”. Cơ quan này khẳng định nghị quyết trên là lời tuyên chiến nhắm vào nhà lãnh đạo Kim Jong-un và khẳng định phẩm giá của lãnh đạo là không thể đánh đổi với bất kỳ thứ gì.

Triều Tiên còn đe dọa Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sẽ không thể an toàn nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra trên bán đảo Triều Tiên và các cuộc tấn công của họ có thể khiến Nhật Bản biến mất khỏi bản đồ thế giới.
Thứ Tư, 11:11  26/11/2014
Xuân Mai (Theo AP)

Shop hàng hiệu ở Bắc Kinh đề biển 'không tiếp người Trung Quốc'

Dư luận Trung Quốc đang tỏ ra bức xúc sau khi một cửa hàng quần áo thủ đô ở Bắc Kinh được phát hiện đã treo lên một tấm biển đề mang dòng chữ "Không tiếp người Trung Quốc."
Tấm biển cấm người Trung Quốc được dán ở cửa kính (Nguồn: CCTV)

Tờ Beijing Youth Daily cho biết cửa hàng trên nằm ở đường Yaboa, quận Chaoyang, chuyên bán quần áo nhập ngoại đắt tiền. Tấm biển cảnh báo nằm ngay trên cửa ra vào của cửa hàng. 
Một nhân viên của cửa hàng giải thích rằng việc trưng ra tấm biển trên nhằm tránh hiện tượng những người lao động lam lũ chỉ vào xem để sao chép mẫu hàng. Một nhân viên khác thì nói nguyên nhân là do các khách hàng dạng này cư xử rất tồi.
Theo nhân viên này, tấm biển đã được treo lên cách nay khoảng một tuần, sau khi một khách hàng người nước ngoài bị một người bản xứ trộm đồ trong lúc mua sắm tại cửa hàng. Mặc dù cửa hàng hợp tác với cảnh sát và cho nạn nhân xem video giám sát, người này vẫn khăng khăng cho rằng cửa hàng đã đồng lõa với kẻ trộm và đòi bồi thường 5.000 USD.
Cũng theo lời cửa hàng, nhiều cô gái bản xứ chỉ thích thử đủ loại quần áo mà chẳng mua thứ gì. Họ còn rất hỗn hào với các nhân viên bán hàng. “Chúng tôi không muốn trưng ra một tấm biển và tạo cảm giác đang coi thường những người Trung Quốc giống mình. Nhưng một số khách hàng quả thực đã cư xử vô cùng tệ hại" - cô nói.
Các cửa hàng ở Trung Quốc có quyền lựa chọn mô hình hoạt động của họ. Những cửa hàng này hoàn toàn có quyền từ chối bán hàng cho khách. Tuy nhiên việc treo tấm biển kể trên là hành vi hơi quá và đã gây nghi vấn phân biệt đối xử, theo như nhận xét của giáo sư luật Li Xiandong thuộc Đại học Luật và Khoa học chính trị Trung Quốc.
“Mặc dù không phạm luật, hành động (treo biển) đó rất không phù hợp xét từ khía cạnh văn hóa" - ông Li nói./.
 Thứ Tư, ngày 26/11/2014 - 22:14
Theo LINH VŨ (VIETNAM+)

Việt Nam ‘phản đối trừng phạt Nga’

Ông Nguyễn Phú Trọng đã gặp Tổng thống Vladimir Putin
BBC-8 giờ trước
Nga và Việt Nam ra tuyên bố chung nói việc “áp đặt cấm vận đơn phương… sẽ làm mất ổn định và gia tăng căng thẳng trong quan hệ quốc tế”.
Đây là một phần của Tuyên bố đưa ra trong chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Ông Trọng vừa kết thúc chuyến thăm, kéo dài từ 23 đến 26/11.
Tại Moscow, ông đã gặp các lãnh đạo Nga, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin.
Tuyên bố chung của hai nước viết: “Hai bên nhất trí rằng, sự can thiệp từ bên ngoài vào xung đột trong nước của các quốc gia có chủ quyền, áp đặt cấm vận đơn phương không tính đến đặc thù chính trị nội bộ, sắc tộc, tôn giáo, văn hóa và các đặc thù khác sẽ làm mất ổn định và gia tăng căng thẳng trong quan hệ quốc tế.”
“Hai bên nhấn mạnh không chấp nhận sự can thiệp bằng vũ lực từ bên ngoài vào công việc của các quốc gia có chủ quyền, trái với các chuẩn mực luật pháp quốc tế.”
Tuyên bố này được cho là nhằm phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu vì vai trò của Nga trong khủng hoảng ở Ukraine.
Nga và Việt Nam cũng tuyên bố “kiên quyết bác bỏ mọi mưu toan xét lại kết quả của Chiến tranh thế giới thứ II, phủ định vai trò quyết định của nhân dân Liên Xô trong chiến thắng thế lực phát xít và chủ nghĩa quân phiệt”.
Trong phần liên quan tranh chấp Biển Đông, tuyên bố nói tranh chấp ở châu Á – Thái Bình Dương “cần được các bên liên quan giải quyết chỉ bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế”.
Chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng được xem là khẳng định quan hệ truyền thống giữa hai nước.
Tuyên bố chung nói cuộc gặp của ông với Tổng thống Putin “diễn ra trong bầu không khí hữu nghị truyền thống, cởi mở và tin cậy lẫn nhau”.

Tòa nhà của người Việt ‘bị đốt cháy’ trong vụ bạo loạn ở Hoa Kỳ

Một cơ sỏ bị đốt sau loan báo của Đại hội thẩm đoàn không khởi tố cảnh sát viên Darren Wilson, 24/11/14
Một cơ sỏ bị đốt sau loan báo của Đại hội thẩm đoàn không khởi tố cảnh sát viên Darren Wilson, 24/11/14

VOA Tiếng Việt
26.11.2014
HÀ NỘI—Một cơ sở kinh doanh của người Mỹ gốc Việt đã bị thiêu rụi trong vụ bạo động ở thị trấn Ferguson thuộc tiểu bang Missouri, “gây thiệt hại hàng trăm nghìn đôla”.

Bạo loạn bùng phát ở khu vực ngoại ô thành phố St. Louis hôm 24/11, nơi phần đông người Mỹ gốc Phi sinh sống, sau phán quyết gây tranh cãi của bồi thẩm đoàn, không truy tố một cảnh sát da trắng bắn chết một thanh niên da đen không vũ khí nhiều tháng trước.

Thông tin về thiệt hại của người Việt được ông Nguyễn Thế Cường, Chủ tịch Cộng đồng người Việt ở thành phố St. Louis, thông báo với VOA Việt Ngữ.

Ông Cường cho hay:

“Tôi cũng có liên lạc với các chủ nhân người Việt ở trong vùng đó. Có một tiệm mà chủ nhân là người Việt thì cái tòa nhà của họ đã bị đốt cháy. Người chủ đó là chủ nhân của nhà hàng và của cả tòa nhà đó luôn. Tòa nhà đó theo ước tính là có thể lên tới 500 nghìn đôla, có nghĩa là khoảng nửa triệu Mỹ kim. Đó là cái thiệt hại của họ hiện tại bây giờ. Ngoài ra, thiệt hại lớn nhất đối với doanh nghiệp ở đó là việc giảm đi thu nhập. Từ khi sự việc này xảy ra, việc kinh doanh của họ rất là chậm. Họ không có làm ăn buôn bán gì được cả. Cái đó mới là cái nặng nhất cho các thương gia ở trong khu vực đó”.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với người chủ gốc Việt sở hữu cơ sở bị phóng hỏa mà ông Cường nêu.

Giới chức địa phương cho biết, cảnh sát đã phải bắn hơi cay, và cả bắn chỉ thiên khi bạo loạn trở nên tồi tệ.

Gần một trăm người bị bắt, trong đó đa phần là với các tội danh trộm cắp và xâm nhập trái phép. Hôm qua, 25/11, Tổng thống Barack Obama nói “không có gì có thể bào chữa” cho những hành động phá hoại.

Ông Phạm Tuấn Phong, một doanh nhân người Việt ở thành phố St. Louis, kể với VOA về những gì mắt thấy tai nghe khi bạo loạn bùng phát:

“Căng thẳng lắm. Những người xấu lợi dụng các cuộc biểu tình, đập các cửa tiệm, đốt cháy, tùm lum hết. Nói chung bạo động rất lớn. Người Việt ở đây cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Nhiều người bị đốt cháy tiệm. Những nhà hàng nhỏ nhỏ hay tiệm nail thì ở cửa, ở phía trước cửa, người ta phải đóng dán hết. Kể cả đóng, dán thì nó cũng banh ra, nó đập. Khu đó, bữa nay không ai dám mở cửa. Người Việt sống ở đây cũng hơi hoang mang”.

Hôm qua, thêm hơn 2.200 vệ binh quốc gia đã được triển khai tới St Louis để giúp cảnh sát địa phương vãn hồi trật tự.

Trong khi đó, hơn một chục thành phố khác của Mỹ cũng đã chứng kiến các cuộc biểu tình. Các cuộc xuống đường tại 12 nơi như New York hay Seattle phần lớn diễn ra ôn hòa, nhưng bạo loạn cũng bùng phát tại Oakland và Los Angeles, California, tiểu bang cũng có đông người Việt sinh sống.

TQ ngang ngược kêu gọi các nước 'làm quen' việc Bắc Kinh xây đảo trái phép trên biển Đông An Miên (Theo Reuters) - Thứ Tư, ngày 26/11/2014 - 11:26

(PLO) - Ngày 24-11, Trung Quốc đã phản ứng trước lời kêu gọi của Mỹ về việc Bắc Kinh cần dừng ngay dự án bồi đắp đất ở khu vực Biển Đông để làm sân bay. Bắc Kinh cho rằng lời kêu gọi của Mỹ là “vô trách nhiệm”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu trong cuộc họp báo hôm 24-11 rằng: “Tôi nghĩ rằng các bên không liên quan (như Mỹ - NV) không có quyền đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến Trung Quốc. Hoạt động xây dựng mà Trung Quốc đang thực hiện trên các đảo này chủ yếu nhằm cải thiện điều kiện sống cho các nhân viên tại đó, đồng thời thực hiện tốt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế về tìm kiếm, cứu hộ và cung cấp các dịch vụ công cộng.”
Tuyên bố nói trên của phía Trung Quốc là không thể chấp nhận được bởi các hoạt động cải tạo, xây dựng của nước này tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là hoàn toàn phi pháp, vi phạm trắng trợn tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển này mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối.
Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông. Đây là vùng biển giàu khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt và là điểm nóng của khu vực châu Á. Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan cũng đã tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này.

Tàu tuần duyên của Trung Quốc đang tiến đến giàn khoan HD-981 của Trung Quốc trên Biển Đông, cách bờ biển Việt Nam 210km (Ảnh: Reuters)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ kiên quyết từ chối lời đề nghị của bất kỳ nước nào nhằm yêu cầu Bắc Kinh ngừng hoạt động xây đảo. Thậm chí Bắc Kinh nhấn mạnh những đề nghị (như của Mỹ đưa ra) có thể gây nên căng thẳng.
Như vậy, Trung Quốc vẫn tiếp tục bất chấp sự phản đối của các nước liên quan để thực hiện những hành vi xâm phạm trắng trợn thỏa thuận "giữ nguyên trạng", không làm căng thẳng thêm tình hình trên biển Đông.
Các hãng truyền thông đã dẫn lời người phát ngôn của quân đội Mỹ, Trung tá Jeffrey Pool thúc giục Trung Quốc “ngừng chương trình cải tạo đảo và có sáng kiến ngoại giao nhằm khuyến khích các bên cùng kiềm chế không thực hiện các hoạt động tương tự”.
Bất chấp tất cả, Trung Quốc vẫn một mực tái khẳng định một cách vô lý rằng nước này có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh đơn phương đưa ra các yêu sách chủ quyền vô lý, xuyên tạc lịch sử, trái luật pháp quốc tế.
Vào hôm 21-11, một ấn phẩm quốc phòng của Trung Quốc cung cấp các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây một hòn đảo trên một rạn san hô ở Trường Sa. Đảo này sẽ đủ lớn để có thể xây dựng một sân bay trên biển đầu tiên ở Biển Đông.
Việc xây dựng này đã làm dấy lên quan ngại Trung Quốc đang biến những vùng biển mà nước này đang chiếm giữ ở khu vực Trường Sa thành các cơ sở quân sự.
Tờ Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm chính thức thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng một xã luận với nội dung đầy khiêu khích, ngang ngược và vô lý: “Việt Nam và Philippines nên “làm quen” với việc Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông”. Tờ này cũng dẫn lời Bắc Kinh hi vọng Mỹ có thể làm quen với sự hiện diện thường xuyên hơn của Trung Quốc trong vùng biển này.
Trong một diễn biến khác, Tòa án Philippines hôm 24-11 đã tuyên phạt 9 ngư dân Trung Quốc, mỗi người 102.000 USD vì tội đánh bắt trái phép hàng trăm con rùa biển trong vùng biển đang tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa.

An Miên (Theo Reuters)

Trung Quốc kêu gọi Mỹ hợp tác chống tham nhũng

Trung Quốc đang cân nhắc kiện những kẻ bị tình nghi là tội phạm kinh tế bỏ trốn sang Mỹ và các quốc gia khác - một bước đi khác thường trong chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh.

Reuters dẫn lời ông Từ Hồng, Cục trưởng Cục Hiệp ước và Pháp luật thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm 26-11 cho biết Trung Quốc đã tìm cách thuyết phục Mỹ ký hiệp ước dẫn độ nhưng Washington “vẫn chưa sẵn sàng”. Theo ông Từ, các nước phương Tây - đặc biệt là Mỹ và Canada - thường có thành kiến về hệ thống pháp lý của Trung Quốc và miễn cưỡng trao trả các nghi phạm tham nhũng.

Ông Từ Hồng (trái) cho biết Trung Quốc đang cân nhắc kiện những kẻ bị tình nghi là tội phạm kinh tế bỏ trốn ra nước ngoài. Ảnh: AP
Ông Từ Hồng (trái) cho biết Trung Quốc đang cân nhắc kiện những kẻ bị tình nghi là tội phạm kinh tế bỏ trốn ra nước ngoài. Ảnh: AP

Trung Quốc đã ký hiệp ước dẫn độ với 39 quốc gia nhưng không có Mỹ và Canada - 2 trong số những điểm đến phổ biến nhất của nghi phạm kinh tế nước này. Cũng theo ông Từ, thủ tục đưa nghi phạm từ nước ngoài về Trung Quốc khá nhiêu khê và mất thời gian. Do đó, ông Từ cho rằng chỉ còn cách thuyết phục Mỹ buộc các nghi phạm tội nhập cư bất hợp pháp và trục xuất họ về Trung Quốc hoặc khởi tố họ tội tham nhũng ngay tại Mỹ để xét xử theo luật pháp nước sở tại.

Khẳng định Bắc Kinh sẽ không thỏa hiệp với nghi phạm tham nhũng để họ trở về song ông Từ nói họ có thể được khoan hồng nếu chịu đầu thú. “Các cơ quan tư pháp và thực thi pháp luật Trung Quốc sẽ không giao dịch với những nghi phạm đào tẩu. Chúng tôi làm việc theo đúng pháp luật” - ông khẳng định.

Tổ chức Global Financial Integrity Group (Mỹ) ước tính 1.008 tỉ USD đã bị đưa trái phép khỏi Trung Quốc trong giai đoạn 2002 - 2011.
Thứ Tư, 21:52  26/11/2014
Theo NLĐO
Xuân Mai

VN cải cách con dấu doanh nghiệp

 BBC-6 giờ trước


Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi với tỷ lệ các đại biểu tán thành cao, 85,51%, trong đó có quy định các doanh nghiệp không còn bắt buộc phải sử dụng con dấu như từ trước tới nay, truyền thông trong nước nói.
Được biết việc biểu quyết diễn ra sau khi Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế báo cáo trước Quốc hội về các nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật vào sáng 26/11, và luật sửa đổi sẽ có hiệu lực từ 1/7 năm 2015.
Theo nội dung giải trình của ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nên để doanh nghiệp được tự chủ trong việc quyết định hình thức, nội dung cũng như việc quản lý, sử dụng con dấu, nhưng có nghĩa vụ phải thông báo với giới chức để con dấu doanh nghiệp, nếu chọn sử dụng, được công bố công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia.
Từ trước tới nay, việc sử dụng con dấu là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Hình thức, nội dung con dấu đều phải tuân theo quy định mẫu; việc cấp con dấu thuộc thẩm quyền của Bộ Công an và phải theo một trình tự xin cấp khá phiền toái, mất thời gian.
Ngay việc sử dụng con dấu cũng gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như có tình trạng bị làm giả con dấu, hoặc tranh chấp nội bộ công ty dẫn tới việc "cướp" con dấu khiến doanh nghiệp tê liệt hoạt động.
Đã có nhiều ý kiến đề xuất việc bãi bỏ con dấu.
Hồi cuối 2011, trong một cuộc hội thảo tại Hà Nội do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức cùng dự án USAID về hỗ trợ thi hành pháp luật hội nhập kinh tế, một chuyên gia pháp lý cho rằng quy định trong Luật Doanh nghiệp về việc sử dụng con dấu là điều khoản cần sửa đổi.
Luật gia Cao Bá Khoát được trang Tin Môi Trường dẫn lời nói trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam, người ta vẫn quá coi trọng con dấu bởi cho rằng con dấu là dấu hiệu thể hiện tính hợp pháp và quyền lực.
Tuy nhiên, các cuộc tranh luận quanh chủ đề này đã không đi đến đâu qua các lần giới chức tiến hành soạn thảo dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đây lên tiếng ủng hộ việc bãi bỏ con dấu bởi “văn bản tổng thống, thủ tướng các nước gửi cho tôi cũng không có dấu”, đồng thời có ý kiến chỉ đạo Luật Doanh nghiệp sửa đổi phải đưa con dấu thành yêu cầu không bắt buộc.
Dường như tín hiệu "bật đèn xanh" này đã có tác động mạnh mẽ, thúc đẩy nhanh tiến trình điều chỉnh, với cuộc hội thảo "Con dấu của doanh nghiệp tại Việt Nam - Sự cải tổ cần thiết" được tổ chức hồi đầu tháng Mười nhằm mổ xẻ xem liệu có nên bãi bỏ thủ tục bắt buộc về con dấu doanh nghiệp.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Phúc bên lề cuộc họp Quốc hội hôm 10/11 cũng viện dẫn tới thủ tướng khi được hỏi về việc bỏ con dấu doanh nghiệp.
"Quan điểm của Thủ tướng, cộng đồng doanh nghiệp cũng muốn bỏ con dấu, phù hợp với thông lệ quốc tế," ông Phúc được trang tin VTC dẫn lời.
Trước cuộc hội thảo về con dấu doanh nghiệp, khảo sát nhanh của một số cơ quan, tổ chức cho thấy đa số các doanh nghiệp muốn bỏ việc sử dụng con dấu, với tỷ lệ đồng ý là 52% trong khảo sát của Báo Đầu tư hay của Phòng Thương mại Công nghiệp (VCCI).

Tai nạn thương tâm khiến cha và con trai chết thảm, con gái nguy kịch

 ĐẮC LAM - Thứ Tư, ngày 26/11/2014 - 21:03
(PLO) - Chiều tối 26-11, Cơ quan công an huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã bắt tạm giữ Nguyễn Xuân Chung (29 tuổi, trú xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương) về hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, sáng 26-11, trên đoạn đường từ quốc lộ 46 đi đường Hồ Chí Minh (thuộc thôn Trường Yên, xã Võ Liệt) Chung điều khiển xe tải mang BKS 37C-114.12 đâm vào xe máy do ông Nguyễn Hữu Thân (46 tuổi, trú tại xóm 3, xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương) chở thêm hai con là Nguyễn Hữu Hoàng (17 tuổi, học lớp 12) và Nguyễn Thị Ánh Linh (15 tuổi, học lớp 10) đến Trường THPT Đặng Thúc Hứa (huyện Thanh Chương).


Sau vụ tai nạn cha và anh trai bị chết, em Nguyễn Thị Ánh Linh (15 tuổi, học lớp 10) đang cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: ĐẮC LAM
Cú đâm mạnh khiến cháu Hoàng tử vong tại chỗ, ông Thân chết trên đường đưa đến bệnh viện, còn cháu Linh đang trong tình trạng nguy kịch.
Cháu Linh được đưa lên BV Đa khoa huyện Thanh Chương sơ cứu rồi chuyển xuống Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương, gãy xương đùi phải, chấn thương sọ não, chấn thương ở vùng ngực, dập gan.
Cho đến tối 26-11, cháu Linh vẫn đang nằm mê man bất tỉnh trên giường cấp cứu. Chính quyền địa phương cùng người thân, người dân đã làm lễ an táng hai cha con ông Thân theo phong tục địa phương.
Được biết, vợ chồng ông Thân có bốn người con, cháu Hoàng là con trai đầu, gia đình thuộc diện hộ nghèo. Cách đây hai tháng cháu Hoàng bị tai nạn xe máy dẫn đến cháu không tự đạp xe đến trường được, hằng ngày ông Thân phải đưa đón rồi lại xảy ra vụ tai nạn đau lòng trên.

ĐẮC LAM

Cảnh sát giao thông đánh người giập gan, bầm lá lách

ÐỒNG NAI (NV) - Do thắng xe máy bị mòn không thể thắng kịp khi bị cảnh sát giao thông tuýt còi, một thanh niên đi xe máy đã bị chính người thay mặt công quyền đánh giập gan, vỡ lá lách.

Theo tờ Tiền Phong, ngày 24 tháng 11, 2014, Nguyễn Văn Thắng (21 tuổi), ngụ xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, Ðồng Nai, công nhân tại KCN Sông Mây, người tố cáo là bị cảnh sát giao thông ném gậy ma trắc trúng hông khi chạy xe máy, đã được chuyển lên bệnh viện đa khoa Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, Ðồng Nai, để điều trị.


Thấy ông Thắng bị ngất, người nhà đã đưa đến nơi mà tổ cảnh sát giao thông đang làm việc để hỏi lý do. (Hình: Tiền Phong)

Sau khi chụp phim, các bác sĩ chẩn đoán ông Thắng bị giập lá lách độ 3, giập gan, tụ máu bao gan. “Các bác sĩ cho biết nếu uống thuốc mà vẫn không tan máu bầm phải phẫu thuật,” người dì của ông Thắng nói.

Anh Nguyễn Văn Thao (19 tuổi), em trai ông Thắng cho biết: Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 23 tháng 11, anh chạy xe sau anh Thắng khoảng 10 m. Khi đến khu phố 7, anh thấy một cảnh sát giao thông (sau này mới biết là Ðại úy Lê Phú Anh Khoa) từ trong lề đường bước ra, ra hiệu lệnh dừng xe của ông Thắng. Khi ông Thắng chạy qua do thắng xe máy không ăn, ông Khoa đã ném gậy ma trắc vào người ông Thắng gây chấn thương. Sau đó tay cảnh sát giao thông này nhặt gậy lên và trở về vị trí cũ làm việc.

Anh Thao cho biết, trong tối cùng ngày có hai công an của huyện Vĩnh Cửu đến bệnh viện tiếp tục lấy lời khai của anh và ông Thắng. Tuy nhiên, công an chỉ lấy lời khai của anh, còn ông Thắng đang cấp cứu nên công an không làm việc được.

Theo công an thị trấn Vĩnh An, khi nhận tin có một người dân đang nằm ăn vạ tại vị trí làm việc của tổ cảnh sát giao thông, công an thị trấn đã cho người xuống tìm hiểu. Ðến nơi thì nghe người dân tố cáo người đang nằm ăn vạ bị cảnh sát giao thông đánh bị thương nên đã báo lên công an huyện Vĩnh Cửu.

Trong khi đó, đại diện công an huyện Vĩnh Cửu cho biết, hiện vụ việc đang được công an huyện làm rõ. (Tr.N)


11-25- 2014 3:32:16 PM

Việt Nam 'bó tay' với... con rắn!

TỔNG HỢP (NV) - Nạn rắn lục đuôi đỏ tấn công người đã rộ lên cả tháng qua tại nhiều nơi ở Việt Nam. Tuy vậy, cho đến nay, các chính quyền địa phương ở Việt Nam vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để đối phó.

Ngoài tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến nay đã có gần 1,000 người nhập viện do rắn lục đuôi đỏ cắn, còn có các tỉnh Ðồng Bằng Sông Cửu Long (ÐBSCL), Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Ðà Nẵng rồi Nghệ An. Ngày nào cũng có hàng chục ca nhập viện do bị loài rắn độc này cắn, chưa kể số người tự điều trị ở nhà.


Loại rắn lục đuôi đỏ trở thành nỗi ám ảnh của người dân Việt Nam. (Hình: Dân Trí)

Trong lúc người dân hoang mang, lo lắng thì nhà cầm quyền các nơi trên lại im lặng vì không tìm được nguyên nhân chính xác tại sao rắn lục đuôi đỏ bùng phát; im lặng vì bí giải pháp giúp dân phòng tránh, diệt trừ.

Ngay cả những cơ quan chuyên môn về sinh vật của Việt Nam cũng nêu nhận định rất khác nhau về loài rắn này. Về nguyên nhân, có nơi nói do môi trường sống tự nhiên của rắn lục bị thu hẹp, có vị nói do biến đổi khí hậu?!

Về tác hại, có chuyên gia nói rắn lục đuôi đỏ độc, nhưng vết cắn chỉ gây thương tích chứ không chết người và cũng không chủ động tấn công, trừ khi bị đe dọa. Song có người thì bảo loài này hễ gặp người là cắn và có nọc cực độc, gây chết người...?!

Thế nên, người dân đã phải tự cứu mình bằng cách phát quang bờ bụi, hàng rào; trồng sả hay rải củ nén quanh nhà; tổ chức nhiều đoàn đi bắt rắn. Thậm chí huyện Nam Ðàn, tỉnh Nghệ An, còn thu mua với giá 20,000 đồng/con.

Tất cả những cách làm trên chỉ mang tính tạm thời “đối phó tình thế,” bởi vừa gây nguy cơ tận diệt, mất cân bằng sinh thái vừa thể hiện sự bất lực của giới hữu trách trong việc gìn giữ, bảo vệ cuộc sống an toàn cho người dân, lại vừa làm hao tốn tiền thuế của người dân đóng.

Cơ quan hữu trách “bó tay,” lúng túng với vấn nạn rắn lục đuôi đỏ bùng phát tại nhiều địa phương, mặc người dân lo ngay ngáy và nguyên nhân vì sao đến nay vẫn chưa có câu trả lời. (Tr.N)

11-25-2014 3:26:51 PM

Hai lò mổ heo lậu tại... nhà vệ sinh, chuồng heo

(NLĐO) - Ngày 26-11, Đoàn Kiểm tra liên ngành phòng chống dịch gia súc, gia cầm huyện Bình Chánh – TP HCM đã phát hiện và xử lý 2 trường hợp giết mổ heo lậu không đảm bảo vệ sinh.Đáng chú ý là trường hợp bà Lê Thị Xuân (thường trú Bình Định) trú tại xã Vĩnh Lộc B bị phát hiện tổ chức mổ heo trong nhà vệ sinh. Tang vật được chủ hàng tự nguyện xin tiêu hủy.

Nhà vệ sinh kiêm lò mổ heo
Nhà vệ sinh kiêm lò mổ heo

Tại đây, đoàn kiểm tra ghi nhận 4 con heo sống không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nên đã lấy mẫu xét nghiệm chờ xử lý tiếp theo.

Cũng trên địa bàn xã này, đoàn liên ngành còn phát hiện ông Nguyễn Đại Đồng (thường trú Bình Định) tổ chức mổ heo ở phía sau chuồng heo hết sức bẩn thỉu, hôi hám.

Đại diện đoàn liên ngành cho biết 2 cơ sở trên chuyên gom heo còi, heo bệnh từ các nơi về tổ chức giết mổ chui sau đó phân phối đi các lò heo quay, chợ tự phát trên địa bàn, dù đã bị xử lý nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục hoạt động.
Thứ Tư, 16:45  26/11/2014
Tin, ảnh: Ngọc Ánh

Mía trắng đồng, nông dân trắng tay

Hàng trăm hộ nông dân trồng mía ở Hậu Giang đang méo mặt vì mía quá thời gian thu hoạch bị trổ cờ (ra bông) trắng đồng làm giảm năng suất, chất lượng.

Mía trổ cờ còn bị mất giá khi bán khiến nông dân thua lỗ nặng. Về huyện Phụng Hiệp, vùng mía nguyên liệu lớn nhất của tỉnh Hậu Giang, đi đâu cũng nghe bà con ca thán về vụ mía đắng do giá quá thấp. Không chỉ mất giá mà nhiều hộ đến thời điểm này vẫn chưa thể thu hoạch trong khi mía đã quá lứa, đua nhau trổ cờ trắng đồng.

Ông Ba Ức (Trần Văn Ức) ở thị trấn Búng Tàu, Phụng Hiệp nhiều ngày qua cứ như ngồi trên đống lửa, vì gần 2 ha mía sau nhà đã trổ cờ gần hết mà vẫn chưa bán được. Mấy chục năm gắn với cây mía, đây là lần đầu tiên ông Ba gặp cảnh mía trổ cờ.

“Đúng ra tôi đã thu hoạch cả tháng nay nhưng thời điểm đó giá mía giảm (các nhà máy đồng loạt giảm thêm 50 đồng/kg) nên không có thương lái đi thu mua. Cả nhà ăn ngủ không yên vì mía cứ trổ cờ ngày càng nhiều. Chờ mãi mới có thương lái đến thu mua, nhưng họ chỉ đặt cọc, hẹn hơn 10 ngày sau mới vào cân. Cuối tuần này tôi mới kêu người vào đốn. Giá mía thấp mà lại bị trổ cờ nữa thì cầm chắc lỗ thấu xương rồi” - ông Ba Ức than thở.

Theo ông Ba Ức, cây mía cho năng suất và chữ đường cao nhất khi chuẩn bị trổ cờ. Còn khi đã bung ra thì cây dồn sức nuôi bông, bọng ruột, năng suất giảm khoảng 20 - 30%. Hiện nay giá bán chỉ còn 760 đồng/kg, với giá này, mỗi công mía nông dân bị lỗ ít nhất cũng khoảng 1 triệu đồng.

Tương tự, hộ anh Dương Văn Bình ở kế bên còn hơn 3 công mía cũng đã trắng xóa bông. Thương lái chỉ chịu thu mua với giá 750 đồng/kg do mía đã trổ bông quá nhiều....

Ông Ba Ức bên ruộng mía đã trổ cờ nhưng vẫn phải chờ mấy ngày nữa thương lái mới thu mua... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/mia-trang-dong-dan-trang-tay-post135098.html | NongNghiep.vn
Ông Ba Ức bên ruộng mía đã trổ cờ nhưng vẫn phải chờ mấy ngày nữa thương lái mới thu mua...

Theo Phòng NN-PTNT Phụng Hiệp, toàn huyện đã thu hoạch được 7.273 ha mía, hiện còn hơn 1.000 ha và đã bị trổ cờ từ 10 - 20%. Trong đó, xã Tân Phước Hưng nhiều nhất, khoảng 500 ha, còn lại rải rác ở các xã Hiệp Hưng, Phương Phú và thị trấn Búng Tàu. Giá mía hiện đã xuống rất thấp, chỉ còn 680 đồng/kg, những nơi mía tốt, thuận lợi vận chuyển mới bán được giá 730 - 760 đồng/kg.

Với tốc độ thu hoạch như hiện nay (khoảng 80 ha/ngày) thì ít nhất 20 ngày nữa mới kết thúc. Dự kiến niên vụ 2015 - 2016, huyện sẽ giảm diện tích mía còn khoảng 7.800 ha. Không chỉ ở huyện Phụng Hiệp mà vùng mía ở TP Vị Thanh (Hậu Giang) cũng gặp tình cảnh mía trổ cờ tương tự.

Bà Nguyễn Thị Dàng, có 0,5 ha mía ở ấp Mỹ I, xã Hỏa Lựu đã nhận tiền cọc của thương lái nhưng vẫn đứng ngồi không yên. Bà Dàng tâm sự: “Giá mía quá rẻ, tôi bán chỉ được 700 đồng/kg. Thương lái đặt cọc có 1 triệu đồng và hẹn hơn 20 ngày nữa mới tới thu mua. Trong khi mía đã trổ cờ, đến lúc đó mía bị bọng ruột và khô hết, chắc chẳng còn được mấy tấn/công. Tình hình này thì nông dân trắng tay, không biết lấy đâu ra vốn đầu tư cho vụ tiếp theo”.

Ông Lê Văn Đời, PGĐ Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết toàn tỉnh đã thu hoạch được 7.500/12.559 ha mía. Năm nay lượng nước đổ về ít, nông dân không bị áp lực thu hoạch mía chạy lũ nhưng lại gặp cảnh mía trổ cờ, gây thất thu.

Theo ông Đời, khi mía đã bị trổ cờ, cây sẽ tập trung nuôi bông, chữ đường giảm mạnh. Vì vậy, nông dân cần chờ cho bông rụng hết thì lượng đường mới ổn định trở lại để thu hoạch. Tuy nhiên, khi mía đã trổ cờ thì kiểu gì nông dân cũng bị thiệt: thu hoạch ngay thì chữ đường thấp, còn chờ cho rụng bông thì cây bọng ruột, năng suất giảm.

Ông Đời khuyến cáo, niên vụ tới nông dân nên sử dụng các giống mía ngắn ngày để thu hoạch sớm, tránh bị áp lực ngập lũ hay trổ cờ. Ngành nông nghiệp sẽ tăng cường chuyển giao KHKT cho nông dân, nhất là khâu cơ giới hóa, bón phân cân đối để tăng năng suất, hạ giá thành. Chỉ có như vậy thì người dân mới trụ được với cây mía trong bối cảnh giá bán ngày càng thấp....
Thứ Tư, 15:24  26/11/2014
Theo Đ.T.Chánh (Nông nghiệp Việt Nam)

Cần thuốc cực độc để diệt tham nhũng

Tham nhũng đang là trở ngại lớn ở Việt Nam so với các nước lân cận như Indonesia, Trung Quốc, thậm chí Campuchia
Tại buổi Đối thoại phòng chống tham nhũng lần thứ 13 với chủ đề “Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản” do Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tổ chức ngày 26-11, ông Giles Lever, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh tại Việt Nam, dẫn chứng: Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam dù cải thiện nhưng chỉ có 18% người dân tin rằng tham nhũng đã giảm.
Bớt giao dịch trực tiếp giữa cán bộ và dân
Theo ông Giles Lever, các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng tham nhũng đang là trở ngại lớn ở Việt Nam so với các nước lân cận như Indonesia, Trung Quốc, thậm chí Campuchia. Với kinh nghiệm làm việc ở nhiều quốc gia, ông Giles Lever nhấn mạnh: “Nhiều nơi “chuột” tham nhũng được nuôi quá lớn nên vừa ăn hết tài sản lại vừa làm “vỡ bình”. Vì thế, cần một con mèo thật mạnh hoặc có thuốc chuột cực độc để diệt chuột, nếu không ta sẽ bị chuột đuổi khỏi nhà”.

Nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cho thuê Tài chính II Vũ Quốc Hảo bị tuyên tử hình trong vụ án khai khống thiết bị lặn từ 100 triệu đồng thành 130 tỉ đồng rồi chiếm đoạt 
Ảnh: PHẠM DŨNG
Nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cho thuê Tài chính II Vũ Quốc Hảo bị tuyên tử hình trong vụ án khai khống thiết bị lặn từ 100 triệu đồng thành 130 tỉ đồng rồi chiếm đoạt Ảnh: PHẠM DŨNG

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho biết khảo sát mới đây của VCCI cho thấy hơn 50% doanh nghiệp được hỏi phản ánh phải chi trả chi phí không chính thức trong kinh doanh. Do đó, ông Lộc đề nghị cần sớm xây dựng mạng cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính thống nhất để cán bộ công chức không thể từ chối thực hiện các thủ tục khi có yêu cầu.
Đồng tình, đại diện Đại sứ quán New Zealand cho rằng Việt Nam cần giảm thiểu giao dịch dùng tiền mặt và phát triển mạnh các giao dịch điện tử, bớt giao dịch trực tiếp giữa cán bộ với người dân thì mới chặn cơ hội cho tham nhũng.
Chặn tiền tham nhũng chảy ra nước ngoài
Ông Nguyễn Thanh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp, dẫn số liệu của VKSND Tối cao tính từ ngày 1-10-2010 tới 30-4-2013 cho thấy tổng tài sản tham nhũng và thiệt hại do tham nhũng được xác định, phát hiện trên 17.000 tỉ đồng nhưng tổng giá trị tài sản thu hồi chỉ trên 5.000 tỉ đồng (khoảng 29,4%).
Thực tế nhiều vụ việc không thể thu hồi tài sản, theo ông Tú, là do các đối tượng phạm tội đã chuyển hóa tài sản tinh vi, thậm chí tẩu tán ra nước ngoài.
Ông Tú cho hay cơ quan tình báo về tài chính của Việt Nam (Cục Phòng chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước) cũng khẳng định đã gửi những thông tin về giao dịch đáng ngờ và các tài liệu về tình báo tài chính khác đến những cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có vụ việc nào về rửa tiền hay tham nhũng được xử lý dựa trên các nguồn này.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, kiến nghị cần tránh sự chồng chéo giữa các cơ quan phòng chống tham nhũng. Ngoài ra, cần có biện pháp ngăn chặn từ trước, chứ không đợi tới khi người phạm tội tẩu tán tài sản hoặc tài sản chảy ra nước ngoài rồi mới tìm cách xử lý thu hồi vì sẽ rất khó khăn.

Người dân chưa mạnh dạn tố giác tham nhũng
Ông Võ Thái Nguyên, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Ngãi, cho biết sau khi tỉnh công bố chi tiền từ 500.000 đồng đến 10 triệu đồng đối với mỗi tin tố giác tham nhũng, nhiều người dân đã gọi điện về đường dây nóng (055.3821237 hoặc 0913428304) của Ban Nội chính Tỉnh ủy để tố giác những hành vi tiêu cực, liên quan đến tham nhũng. Tuy nhiên, phần lớn người dân chỉ gọi điện thoại vào đường dây nóng. Khi được yêu cầu cung cấp họ tên, địa chỉ rõ ràng để tạo thuận lợi cho việc phát hiện vụ việc, chi trả tiền báo tin, người dân chưa mạnh dạn cung cấp.
Theo Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Ngãi, bảo vệ tính mạng cho người báo tin là khâu quan trọng hàng đầu. Tuyệt đối khi có người báo tin tham nhũng, Ban Nội chính sẽ có trách nhiệm giữ bí mật thông tin liên quan đến người báo tin.
T.Trực
Thứ Tư, 22:54  26/11/2014
THẾ KHA

Ông Truyền và... gói mì tôm



Báo chí những ngày qua nói nhiều về tài sản của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Sự giàu có của ông Truyền khi về hưu chắc 3 đời con cháu ăn không hết. Đúng là “một người làm quan cả họ được nhờ”.


Biệt thự khủng của ông Trần Văn Truyền ở Bến Tre

Khắp các mặt báo cũng vừa đưa tin một người cha ở Nghệ An nhẫn tâm lấy rơm đốt con chỉ vì lén ăn gói mì tôm mà ông dành riêng cho mẹ. Cái nghèo đã khiến người cha vốn không lành lặn về tinh thần, mất hành vi kiểm soát ra tay hành hạ con ruột mình.

Hai câu chuyện là 2 hình ảnh khác biệt về sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét trong xã hội. Còn biết bao “ông Truyền” trong bộ máy nhà nước đang từng ngày giàu lên. Xe hơi, biệt thự, đất đai bạt ngàn luôn gắn liền với hình ảnh của họ.

Trái lại, vì cái nghèo đeo đuổi, người cha đã phải đốt con bởi quý gói mì tôm hơn mâm cỗ của người giàu. Hàng bao gia đình đang khốn đốn vì cái nghèo như vậy. Họ phải lăn lộn, vất vả để kiếm ăn và vì chuyện cơm - áo - gạo - tiền mà nhiều gia đình ly tán, con bất hiếu với mẹ, vợ bất nghĩa với chồng...

Khi còn đương chức Tổng Bí thư, trong một lần nói chuyện về công tác xây dựng cán bộ, ông Nông Đức Mạnh căn dặn: “Các đồng chí phải nhìn vào bát cơm của dân, phải biết họ ăn gì, cực khổ ra sao... để từ đó cố gắng phấn đấu, làm điều tốt, có lợi cho dân, cho nước”. Nói vậy để thấy công chức là công bộc của dân phải làm tròn chức phận phục vụ dân. Khi còn nhiều căn biệt thự khủng như của gia đình ông Truyền mọc lên giữa vùng quê nghèo và nhiều đặc quyền, đặc lợi cứ chảy vào túi cán bộ thì người nghèo vẫn cứ ăn mì tôm, bát cơm của họ khó thay đổi được gì.
Thứ Ba, 21:42  25/11/2014
Mai Nguyễn
Theo NLĐO

Kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ trong những năm sắp tới?!

Ngọc Ẩn (Danlambao) - Nhìn vào sự tranh dành ngân hàng giữa các nhóm đảng viên CSVN để sống còn. Nhóm của chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đang tranh dành với nhóm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Nguyễn Sinh Hùng đang tranh dành chức Thủ Tướng với ông Dũng, nếu không có tiền thì khó lòng thắng ông Dũng. Nhóm Nguyễn Tấn Dũng đang nắm hệ thống ngân hàng. Khi kinh tế kiệt quệ thì nhóm nào còn tiền sẽ thắng. Tại sao tôi lại dự đoán kinh tế CSVN sẽ sụp đổ trong tương lai gần?
1. Những dấu hiệu đã bắt đầu hiện rõ tương tự như kinh tế Mỹ trong thời suy thoái những năm 2008-2010. Những ngân hàng nhỏ khánh tận và phải nhập vào những ngân hàng lớn. Sau đó những ngân hàng lớn cũng khánh tận và chính phủ Mỹ phải in dollars để cứu những ngân hàng lớn. Thị trường chứng khoán và địa ốc tuột dốc thê thảm. Hiện tượng này đang xảy ra tại VN.

2. Nợ công quá cao. Phải dùng 65% tổng sản lượng quốc gia để trả nợ. Đây là con số chính thức do đảng CSVN xác nhận. Thực tế có thể còn cao hơn.

3. Chi quá nhiều công quỹ để trả lương cho hệ thống chính phủ và hệ thống đảng vận hành song song rất tốn kém.

4. Chi phí quá nặng nuôi một bộ phận công an quá đông để đàn áp và cướp của dân. 

5. Quốc gia Miến Điện đang phục hồi dân chủ và đầu tư ngoại quốc đang đổ vào Miến Điện sẽ làm giảm đầu tư vào Việt Nam.

6. Nam Hàn đang đầu tư vào nhân công rẽ ở Bắc Hàn. Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-Un giết các tay chân thân Tàu, và Kim Jong-Un đang chống TQ. Dân Bắc Hàn sẽ chết đói và Kim Jong-Un sẽ không còn chọn lựa nào khác là mở cửa mời Nam Hàn xây dựng thêm cơ xưởng ở Bắc Hàn giúp tạo công ăn việc làm. Cách đây 40 năm TQ dưới thời Đặng Tiểu Bình đã bắt tay với Mỹ để cứu đói dân TQ. Hiện tại Nam Hàn đã có công ty sản xuất tại bên trong Bắc Hàn. Nam Hàn sẽ chọn đầu tư vào Bắc Hàn thay vì Việt Nam vì ít hao tốn tiền chuyên chở cộng thêm nhân công rẽ và không bị bất đồng ngôn ngữ. Kim Jong-Un vừa lên tiếng kêu gọi trở lại bàn đàm phán vô điều kiện với 6 quốc gia về vấn đề võ khí nguyên tử mà trước đây Bắc Hàn đã tẩy chay. Kin Jong-Un đang muốn xích gần hơn với Nam Hàn để kiếm ăn.

7. Ngư phủ VN không dám ra Hoàng Sa và Trường Sa đánh cá vì sợ TQ húc chìm tàu. Nhiều triệu người sống nhờ biển sẽ thất nghiệp.

8. Hàng trăm tàu đánh cá lớn của TQ vào biển VN bắt cá, tôm, mực, rùa mỗi ngày. TQ dùng các loại lưới cào thì chỉ trong vòng 2 năm biển miền Bắc và miền Trung VN sẽ hết cá.

Chúng ta phân tích điểm số 1: Chính phủ Mỹ đã cho in cả nghìn tỷ dollars để cứu hệ thống ngân hàng khỏi bị sụp đổ trong thời kỳ suy thoái. Những ngân hàng lớn của Mỹ như Bank of America, Citi Bank, và hai ngân hàng liên bang Fannie Mae and Freddie Mac, JP Morgan phải mượn chính quyền liên bang cả 200 tỉ Mỹ kim cho mỗi ngân hàng. Thế giới hiện tại vẫn sử dụng Mỹ kim làm bản vị trao đổi hàng hóa, thực phẩm, do đó Hoa Kỳ có thể in tiền để cứu nguy kinh tế mà không sợ các quốc gia khác không nhận Mỹ kim. Khi hệ thống ngân hàng Việt Nam bị sụp đổ thì đảng CSVN không thể in tiền VN để trả nợ ngoại quốc hoặc nhập cảng hàng hóa vì tiền "Đồng" của VN không có giá trị bên ngoài VN, và chắc chắn là không có sức mạnh như Mỹ kim. Người dân VN muốn bảo vệ tài sản thì nên cất giữ Mỹ kim, vàng hoặc gửi tiền ở các ngân hàng ngoại quốc. Đảng CSVN trong những ngày sắp tới sẽ bòn rút ngoại tệ từ dân. Để cứu nguy kinh tế nội địa thì đảng CSVN sẽ bán công phố phiếu ngắn hạn, dài hạn và cướp quý kim và ngoại tệ của dân. Sau khi những biện pháp đó không ngăn chận được được kinh tế sụp đổ thì đảng CSVN sẽ in rất nhiều tiền để mua hàng hóa, thực phẩm nội địa đem xuất cảng, và như thế tiền VN sẽ lạm phát và thực phẩm tiếp tục tăng giá không biết tới đâu?
Chúng ta tiếp tục phân tích điểm thứ 2, 3 và 4: Cả 3 điểm này có liên hệ với nhau. Trước hết chúng ta cần chia nợ công ra làm hai loại. Loại thứ nhất là nợ người dân trong nước do đảng CSVN phát hành công khố phiếu, loại này ít phải lo hơn loại nợ thứ 2 là nợ vay từ ngân hàng ngoại quốc. Loại nợ thứ nhất có thể trả bằng tiền VN và có thể giật nợ mà người dân chẳng làm gì được chế độ độc tài toàn trị. Loại nợ thứ 2 phải trả bằng Mỹ kim hoặc Euro. VN hiện nay mang loại nợ thứ 2 rất nhiều. 

Hệ thống chính quyền của CSVN bao gồm hệ thống chính phủ và hệ thống đảng. Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là đảng trưởng đảng CSVN nhưng đảng không trả lương cho ông ta. Ông Trọng nhận lương từ tiền thuế của dân để phục vụ cho đảng CS, khi ông về hưu thì dân tiếp tục nai lưng trả tiền hưu. Một ông Chủ Tịch Huyện của hệ thống chính phủ lại kèm theo một ông Huyện Ủy của hệ thống đảng, cả 2 ông đều lãnh lương từ tiền thuế của dân. Khi tiền lương ít ỏi của công nhân nghèo bị trừ một phần để gọi là xóa đói giảm nghèo nhưng thực chất là đảng CSVN bóc lột công nhân để nuôi những người Huyện Ủy, Tỉnh Ủy, Quân Ủy và ủy ban thường vụ BCT đảng CSVN. Công nhân làm kiệt sức để trả lương cho các ngài Ủy... chỉ ngồi không ăn bác vàng, bên cạnh đó người dân phải đóng tiền tham nhũng cho cả 2 người, Chủ Tịch Huyện và Huyện Ủy. Công nhân cần phải mạnh mẽ chống lại việc trừ lương để xóa đói giảm nghèo và mọi hành động bóc lột khác từ "đảng" cho đến khi đảng CSVN ngưng trả lương cho các ủy viên đảng CSVN. Nhân viên của đảng CSVN, làm việc đảng thì đảng trả lương chứ hà cớ gì bắt dân trả lương? Đảng CSVN bắt công nhân nghèo phải trả lương cho những ủy viên nhà giàu là việc làm đầy áp bức, bóc lột. 

Đảng CSVN chu cấp hậu đãi, trang bị vũ khí và dụng cụ điện tử tối tân cho một tập thể rất lớn công an và dư luận viên. Họ chỉ có mục đích theo dõi, đàn áp dân và tham nhũng. Đảng CSVN cần kiếm tiền nhanh chóng để trả lương hàng tháng cho công an bằng cách tăng giá xăng, giá điện, nước, tiền học phí và thu phí đi đường. Đảng CSVN còn làm ngơ hay khuyến khích công an ăn cướp tài sản của dân để bớt chi phí cho đảng và Nhà Nước. Nhà báo Trương Minh Đức đang khiếu nại việc Trung Tá công an tên Hòa và đám công an đàn em mới vừa cướp tiền, laptop computer, dụng cụ điện tử của ông Đức. Nếu việc này không được đem ra xử thì chúng ta phải hiểu là ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Đại tướng Trần Đại Quang khuyến khích công an đi ăn cướp để trừ vào phần đảng CSVN trả thiếu cho lực lượng công an. Công an cũng cướp nhà cướp đất, chận xe thu tiền mãi lộ của dân và đảng CSVN coi đó là tiền thưởng, tiền huê hồng của lực lượng công an do dân trả. Cái thời ăn cướp lén lút chận đường cướp của lúc trời tối rồi bỏ chạy đã qua. Ở trong thiên đường XHCN VN thì cướp không cần bỏ chạy mà còn đứng đó đánh, chửi mắng nạn nhân và bỏ tù nạn nhân. Bọn cướp là bọn công an nhân dân và tướng cướp nằm trong BCT. Những kẻ nằm trong BCT đảng CSVN đã từng là những tên ăn cướp. Hồ Chí Minh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Tấn Dũng đều là những tên cướp nhà, cướp đất, cướp tài sản của dân.

Chúng ta phân tích điểm 7 và 8: Xuất cảng hải sản mang lại một nguồn lợi nhiều tỷ Mỹ kim hằng năm giúp ngư dân nuôi sống gia đình và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người kể cả ngư phủ và công nhân chế biến, xuất cảng thủy sản. Tàu của ngư phủ VN bị tàu TQ húc chìm, ngư phủ VN bị hải quân TQ đánh đập, cướp hải sản mà đảng và Nhà Nước CSVN không dám đứng ra bảo vệ thì tương lai số người thất nghiệp sẽ tăng cao. Hoàng Sa và Trường Sa đang biến thành ngư trường của TQ. Hàng trăm tàu đánh cá TQ mang lưới cào vào vùng biển VN để càn quét tất cả hải sản từ nhỏ đến lớn mà nhà cầm quyền CSVN vẫn đồng ý như thế. Chỉ trong vòng 2 năm thì biển miền Trung và miền Bắc sẽ hết hải sản thì gia đình ngư dân chết đói.

VN là một quốc gia với hệ thống hành chánh quá tốn kém do trả lương cho nhân viên của cả hệ thống "đảng" và "chính phủ". Đảng CSVN nuôi một tổ chức công an quá đông chỉ để bảo vệ đảng CSVN và bọn tham nhũng chứ không bảo vệ tổ quốc. Nhà Nước trả lương cho các đại biểu quốc hội do họ chọn lựa chứ không do dân chọn. ĐBQH chỉ biết làm theo lệnh đảng CSVN và không phục vụ quyền lợi người dân. Đầu tư từ ngoại quốc bị cạnh tranh khốc liệt với những quốc gia như Miến Điện, Thái Lan, Indonesia và tương lai là Bắc Hàn. Đảng CSVN tăng giá xăng, điện, nước để kiếm tiền nuôi công an và "đảng" khiến giá thành sản phẩm cao và đưa đến yếu thế cạnh tranh với các nước láng giềng. Ngoài biển thì bị TQ cướp hải sản và ngư dân thất nghiệp cộng thêm tham nhũng tràn lan sẽ đánh sập kinh tế VN. 

Tất cả những thứ đó đang xảy ra và kinh tế sẽ sập trong tương lai gần. Việc trước mắt là cần ngưng trả lương cho các "đảng ủy", các ĐBQH vô tích sự và cắt giảm chi phí dành cho công an để giảm bớt gánh nặng. Tăng kinh phí bảo vệ ngư dân để ngành xuất cảng hải sản tiếp tục tạo công ăn việc làm. Đảng CSVN luôn tuyên bố cần ổn định để phát triển kinh tế. Ổn định thế nào khi ngư dân không dám ra Hoàng Sa và Trường Sa đánh bắt hải sản? Trong đất liền thì công an cướp tài sản, giết dân? Tất cả những thay đổi vừa kể chỉ có thể thực hiện khi chúng ta thay thế tất cả ê kíp lãnh đạo hiện tại bằng phương pháp tự do ứng cử và tự do bầu cử. Chỉ như thế thì người có thực tài sẽ được dân chọn ra lãnh đạo đất nước. Việt cộng bầu cho Việt cộng thì muôn đời vẫn là Việt cộng.

24/11/2014