Monday, July 7, 2014

Chuyện khó tin trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam

Tôi có may mắn được tiếp xúc với nhiều tập san khoa học, bạn bè và đồng nghiệp trong nước từ Nam chí Bắc. Qua những tiếp xúc đó, tôi biết được vài chuyện (không dám nói tất cả) rất … khó tin. Khó tin nhưng hoàn toàn có thật. Những chuyện này ảnh hưởng đến cái mà tiếng Anh gọi là “credibility” của khoa học nước nhà.

Chuyện thứ nhất là công bố thật nhiều. Hôm cuối năm 2013, tôi được một đồng nghiệp ân cần tặng một số đặc biệt của một tạp chí y học do một trường y xuất bản. Tôi không chú ý lắm, vì thú thật lần nào về cũng có nhiều bạn tặng tạp chí như thế, nhưng lần này thì anh bạn rất ân cần muốn tôi cho ý kiến. Đêm về khách sạn, mở tạp chí ra đọc thấy có một tác giả đăng một mạch 5 bài trong số đặc biệt của tạp chí đó [1]. Tất cả 5 bài tác giả đứng tên duy nhất. Trong số đó, 4 bài là tường thuật những ca lâm sàng, và 1 bài là thuộc dạng clinical audit – giống như đếm các đặc điểm những ca lâm sàng ghi nhận trong một thời gian. Những ca này tôi không dám nói hay hay dở vì không phải là người có cùng chuyên ngành, nhưng tôi có thể nói là quá đơn giản. Tất cả không thể xem là “research” được. Những ca lâm sàng được công bố trên các tập san y khoa quốc tế có uy tín thường rất thú vị, xét nghiệm rất nhiều, và luôn luôn có những thông điệp quan trọng. Có những ca lâm sàng dẫn đến khám phá quan trọng như gen LRP5 trong ngành xương [2]. Nhưng thử tưởng tượng, một tạp chí công bố một loạt 5 bài của một tác giả! Đó là một điều bất bình thường, ngay cả với tạp chí phổ thông dành cho đại chúng [3].



Quy trình một nghiên cứu khoa học. Hình minh hoạ. Nguồn: casa.ussh.vnu.edu.vn

Sau này, anh bạn tôi mới cho biết rằng đó là số đặc biệt dành cho tác giả, người lúc đó đang làm hồ sơ để được phong chức danh giáo sư / phó giáo sư. Không biết kết quả phong chức danh ra sao, nhưng tôi nghĩ cách làm việc như thế rất lạ lùng và nó hoàn toàn không giống một qui tắc nào trong xuất bản khoa học.

Chuyện thứ hai là bán dữ liệu. Trong khoa học, dữ liệu có giá trị như vàng. Nói cho cùng tất cả nỗ lực từ thiết kế đến đo lường và chi tiêu tiền bạc cũng chỉ để thu thập dữ liệu. Khi nói ‘dữ liệu’ tôi không chỉ nói đến số liệu, mà còn là hình ảnh và sinh phẩm, mẫu máu, mẫu DNA,... liên quan đến công trình nghiên cứu. Vì lý do y đức, dữ liệu gốc phải được bảo mật rất kỹ, thường phải để trong tủ sắt và chỉ có người có trách nhiệm mới được tiếp cận. Nhưng dữ liệu có khi được chia sẻ giữa các nhà nghiên cứu khi có đề tài mới. Một nguồn dữ liệu tốt có thể khai thác vài chục năm là chuyện bình thường.  Chính vì thế mà dữ liệu được xem là vàng.

Dữ liệu cần phải được bảo mật. Hình minh hoạ

Ấy thế mà ở Việt Nam, người ta không quí dữ liệu. Có nhiều người làm xong nghiên cứu, hỏi họ dữ liệu ở đâu, họ nói tỉnh queo rằng đã vứt bỏ rồi!  Họ nói như là không có gì xảy ra. Nhưng vứt bỏ dữ liệu sau nghiên cứu có thể xem là ‘tội phạm.  Nhưng nghiêm trọng hơn có người còn bán dữ liệu cho người nước ngoài. Họ không thấy dữ liệu là quí hay không biết làm gì với dữ liệu, nên họ … bán (khi có nhu cầu và người mua). Việc bán dữ liệu như thế là vi phạm đạo đức khoa học một cách nghiêm trọng. Người mua cũng vi phạm y đức. Những công trình như thế không nên cho công bố trên các tập san khoa học.

Chuyện thứ ba là giả tạo dữ liệu. Đã lâu lắm rồi, khi tôi còn quan tâm đến vụ chất độc da cam (gọi tắt là AO – Agent Orange), có một số em sinh viên từng tham gia đoàn khảo sát về nhiễm AO ở miền Trung nói cho nghe những chuyện [mà lúc đó] tôi không tin. Các em đó nói rằng tham gia đoàn công tác khảo sát vui lắm, ban ngày chẳng tìm được ai là nạn nhân AO, nên chẳng thu thập được dữ liệu nào cả, thế là đêm về khách sạn các em phịa ra dữ liệu bằng cách điền vào bộ câu hỏi!

Các em kể chuyện một cách vô tư và có phần vui vẻ, làm như là đắc thắng về sáng kiến của mình. Lúc đó tôi nghĩ họ chỉ nói cho vui, chứ không tin có chuyện động trời như thế, nhưng sau này thì có nhiều người xác định đó là điều có thể xảy ra. Sau này càng ngày càng hiểu, tôi biết trường hợp đó chỉ là một trong biết bao trường hợp giả tạo dữ liệu trong khoa học. Bởi vì các em biết mình đi làm với mục đích gì, và để làm vui lòng thầy cô hay cấp trên của thầy cô, các em có thể giả tạo dữ liệu sao cho khi phân tích thì kết quả sẽ rất ‘đẹp’, hiểu theo nghĩa đúng với ý định của thầy cô.


Chuyện thứ tư là những kết quả nghiên cứu ‘đẹp’ một cách bất thường. Trong khoa học thực nghiệm, không bao giờ có những dữ liệu trơn tru hay đúng với giả thuyết của mình, và nếu có thì đó là điều đáng nghi ngờ. Do đó, bất cứ kết quả nào quá đẹp người ta đều nghi ngờ là “too good to be true”. Có lần ngồi nói chuyện với một đồng nghiệp Mỹ cũng quan tâm và có nghiên cứu về AO, anh ta nói (và tôi diễn giải nôm na): “Eh mày, tao rất ngạc nhiên là tất cả các báo cáo nghiên cứu của đồng nghiệp Việt Nam đều cho ra một kết quả nhất quán là AO có hại cho đủ thứ bệnh; tụi tao làm bao nhiêu năm nay và dùng máy Spect đo lường dioxin rất tinh vi, mà trầy trật, lúc phát hiện +ve, lúc phát hiện –ve, lúc chẳng có gì. Tao khâm phục tụi nó”.

Tôi biết và hiểu hắn nói gì, thậm chí còn biết câu thứ hai hắn sắp thốt ra là gì!  Tôi suy nghĩ vài giây rồi giải thích: Tao nghĩ chắc vì tụi nó nghiên cứu ở môi trường mà độ phơi nhiễm cao nên dễ phát hiện mối liên quan, còn mày là thằng đi rải độc chất, có phơi nhiễm gì đâu, nên tụi mày khó phát hiện là đúng rồi. Tay đồng nghiệp Mỹ nhìn tôi mỉm cười (như thầm nói gì đó) và nhún vai nói: có lý! Thật ra, tôi chưa chắc tin những gì tôi nói :-), nhưng vì danh dự Việt Nam nên phải giải thích cho vui. Nhưng khi hàng chục nghiên cứu cho ra một kết quả nhất quán thì điều đó có thể là sự thật, nhưng cũng có thể là sai sót gì đó trong phương pháp, hoặc giả tạo dữ liệu.

Chuyện thứ năm là vặn vẹo dữ liệu. Có những trường hợp vặn vẹo dữ liệu sau khi đã thu thập xong. Đó là trường hợp một anh bác sĩ sau khi đã thu thập xong dữ liệu, và tiến hành phân tích. Nhưng khổ thay, kết quả phân tích cho thấy không như người hướng dẫn nghĩ. (Dĩ nhiên, những gì người hướng dẫn nghĩ chưa chắc đã đúng). Thế là người hướng dẫn đề nghị anh bác sĩ ‘sửa vài con số’ để sao cho kết quả giống như anh ta nghĩ trong đầu.  Khi ra trình bày thì đồng nghiệp chỉ thấy ấn tượng với những bảng biểu, đồ thị hoành tráng, chứ đâu ai biết sự thật đằng sau. Anh bác sĩ này đáng quí ở chỗ là anh cảm thầy dằn dặt vì chuyện làm bậy, nên anh quyết định bỏ cuộc nghiên cứu. Anh ta trở nên chán chường và nghi ngờ tất cả những dữ liệu nghiên cứu của đồng nghiệp khác.

Chuyện thứ sáu là gây áp lực để đứng tên tác giả bài báo. Trong hoạt động khoa học, đứng tên tác giả bài báo là một trách nhiệm nghiêm chỉnh. Người đứng tên tác giả phải đáp ứng các tiêu chuẩn mà cộng đồng khoa học đã đồng ý và tuân theo.  Nói ngắn gọn, người đứng tên tác giả bài báo phải là người có đóng góp tri thức và phương pháp trong công trình nghiên cứu, kể cả soạn bài báo.  Bộ tiêu chuẩn tác giả ghi rõ nếu là giám đốc hay đứng đầu nhóm nghiên cứu, hay người có công xin tài trợ, mà không đáp ứng các tiêu chuẩn chính thì vẫn không có tư cách đứng tên tác giả bài báo khoa học.  Thế nhưng ở Việt Nam làm sếp lại là tiêu chuẩn quan trọng để đứng tên tác giả, dù đương sự chẳng có đóng góp gì cho bài báo. Có người thậm chí còn không biết bài báo phản ảnh điều gì và công bố ở đâu.

Có lần tôi tiếp nhận lý lịch khoa học của một vị có gần 80 bài báo khoa học, nhưng toàn là đứng tên trong danh sách tác giả như là ‘foot soldier’ (lính đánh bộ), và tôi ngạc nhiên lắm. Nhưng sau này thì rõ ràng là tác giả chỉ là honorary author – tác giả danh dự (vì là giám đốc bệnh viện) chứ không có thực sự làm nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu từ bệnh viện này cười nói ai mà không đề tên bác ấy vào danh sách tác giả thì lần sau đừng nghĩ đến chuyện thu thập dữ liệu từ bệnh viện do bác ấy làm giám đốc. Tuy nhiên, theo tôi biết đây là trường hợp thiểu số, vì nhiều giám đốc bệnh viện ở Việt Nam không quan tâm đến việc đứng tên tác giả bài báo.

Các nhà khoa học trẻ Việt Nam. Nguồn: vnu.edu.vn

Chuyện thứ bảy là gian dối trong cách đề tên tác giả. Một lần khác ở Chợ Rẫy, tôi nghe được một câu chuyện mà chẳng biết nói sao.  Sau khi tôi nói xong bài nói chuyện, có vài câu hỏi cũng thú vị, rồi đến một anh đứng lên phát biểu chứ không hỏi. Anh nói rằng ở Việt Nam có những người cố tình gian trá về cách ghi tên tác giả trong hồ sơ xét phong chức danh GS/PGS. Bởi vì theo qui định, một bài báo có n tác giả thì số điểm được tính cho ứng viên là k/n điểm (trong đó k là điểm chung cho bài báo). Do đó, để nâng cao điểm cho mình, ứng viên chỉ cần ghi danh sách tác giả bài báo theo công thức ‘ứng viên và cộng sự’ thì điểm sẽ là k/2 [4]. Tôi thật sự không biết nói gì sau khi anh ấy nói xong, vì nói gì thì cũng đụng chạm [có khi là] bạn bè.  Thoạt đầu mới nghe qua, tôi thấy khó tin là vì chẳng lẽ hội đồng chức danh không xem xét bài báo gốc để biết bao nhiêu tác giả!  Nhưng nhiều người cho biết mánh khoé đó có thật!  Câu chuyện nói lên một sự gian dối quá thấp. Biết rằng gian dối là thấp, nhưng gian dối kiểu như thế trước một hội đồng gồm những người có học và còn qua được thì nó cũng nói lên khả năng của hội đồng.

Chuyện thứ tám là chủ nghĩa bình quân trong cách tính điểm bài báo. Thật ra, việc định lượng hay tính điểm bài báo khoa học đã là một việc rất khó làm và theo tôi biết không có đại học nào làm cả. Nhưng ở Việt Nam, các hội đồng chức danh GS/PGS bằng cách nào đó qui định rằng bài báo trên tập san A là 2 điểm, bài báo trên tập san B là 1 điểm,...Nhưng điều còn lạ lùng hơn nữa là họ có qui định rằng bài báo công bố trên tập san nước ngoài có cùng điểm với tập san A ở trong nước! Chúng ta biết rằng đại đa số (có lẽ là 99.9%) các tập san khoa học trong nước không nằm trong danh mục ISI, và không có impact factor. Do đó, đánh đồng một bài báo trong nước với một công trình trên một tập san danh tiếng ở nước ngoài là điều cực kì vô lí. Ngay cả ở nước ngoài, hay cụ thể là ở Úc, không ai điên rồ đến nỗi đánh giá một bài báo trên tập san Medical Journal of Australia tương đương với một bài trên tờ The Lancet!  Nhưng trong thực tế thì sự vô lý đó tồn tại qua nhiều năm và vẫn tồn tại: một bài báo trên tạp chí y học của Bộ có điểm y chang như một bài báo trên tập san New England Journal of Medicine!

Chuyện thứ chín là đạo văn.  Hai năm trước, khi có dịp ghé thăm và giảng tại một trường y, một đồng nhiệp tặng tôi một số đặc biệt của tạp chí y học của trường. Số này công bố hoàn toàn bằng tiếng Anh, với gần 1000 trang. Nhìn bề ngoài rất “hoành tráng”. Trong lòng thì tôi thật sự mừng vì nghĩ rằng hoá ra có nơi đã ra tập san bằng tiếng Anh, và đó là một dấu hiệu tích cực. Nhưng đêm đó, về khách sạn, tôi đọc qua nhiều bài mình quan tâm, thì thấy có rất nhiều vấn đề về chất lượng.  Tiếng Anh cũng còn rất …. Việt Nam, có quá nhiều sai sót.  Trong những bài như thế, tôi đặc biệt đến một bài mà đoạn mở đầu (introduction) được viết với văn phong rất smooth (trôi chảy), có chất thơ và cái air báo chí, nhưng đến đoạn phương pháp và kết quả thì có nhiều sai sót về văn phạm, cách dùng từ, cách diễn tả,...Chỉ cần một phút trên mạng, tôi thấy đoạn văn đó được trích từ một website về bệnh mà bài báo quan tâm.  Website đó dành cho đại chúng, nên văn phong có cái air báo chí.  Tôi có báo cho anh bạn biết, và đề nghị không làm lớn chuyện làm gì, chỉ cần báo cho anh ấy biết và khuyên không nên làm như thế nữa.

Một lần khác (năm ngoái) tôi gặp một trường hợp khá hy hữu. Số là một anh bác sĩ gửi tặng tôi luận án của anh ấy như là một lời cám ơn vì tôi có giúp anh chút việc trong khi học. Tôi đọc đến đoạn mô tả về một hormone (khoảng 1.5 trang) mà tôi thấy giọng văn rất … quen.  Quen nhưng nghĩ hoài không ra đã thấy ở đâu.  Ngày hôm sau tôi chợt nhớ đó là đoạn văn … của tôi!  Đó là bài tôi viết cho báo Tuổi Trẻ.  Vì viết cho Tuổi Trẻ nên tôi không dùng những thuật ngữ, và giọng văn có phần bình dân.  Kiểm tra lại thì đúng là nguyên đoạn văn từ bài viết đó, và anh ấy đã sao chép nguyên văn.  Lúc đó, tôi ở vị thế lúng túng, không biết làm gì cho hợp lý.  Tôi chỉ viết email cám ơn anh ấy và có nói nhẹ rằng anh nên cố gắng dùng cách diễn giải của mình và nên viết văn cho khoa học hơn.  Nhưng tôi nghĩ anh ấy không hiểu tôi nói gì.

Tranh biếm hoạ về đạo văn. Nguồn: phapluattp.vn

Chuyện thứ mười là qui định lạ lùng về công bố nghiên cứu. Ai cũng biết rằng trước khi bảo vệ luận án, thí sinh thường phải công bố kết quả nghiên cứu. Ở vài nước, đặc biệt là Bắc Âu, luận án tiến sĩ trong thực tế là tập hợp những bài báo đã công bố cộng với hai chương dẫn nhập và bàn luận. Công bố kết quả nghiên cứu trước khi bảo vệ luận án là qui trình chuẩn.  Ấy thế mà ở Việt Nam có đại học qui định rằng thí sinh không được công bố kết quả nghiên cứu trước khi bảo vệ luận án!  Thoạt đầu nghe qua qui định này tôi không tin, vì nghĩ chắc là có hiểu lầm đâu đó, nhưng sau này có dịp tìm hiểu và đọc được email tôi mới biết là có qui định lạ lùng, nếu không muốn nói là ‘ngược đời’ như thế. Thật không hiểu nổi tại sao ban giám hiệu lại để cho một qui định như thế hiện hữu trong đại học.

Những câu chuyện trên đây (dĩ nhiên là chưa đầy đủ) phản ảnh một ‘văn hoá khoa học’ – nếu có thể dùng cụm từ đó – nhếch nhác.  Thật ra, đứng trên quan điểm đạo đức khoa học, những câu chuyện trên đây cũng phản ảnh sự gian dối trong khoa học rất nghiêm trọng. Dĩ nhiên, những gian dối này không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà còn thỉnh thoảng xảy ra ở các nước tiên tiến. Không ai biết qui mô gian lận khoa học ở VN cỡ nào, nhưng những câu chuyện đạo văn đình đám trên báo cho người ta cảm giác vấn đề khá phổ biến. Một số đại học Việt Nam có tham vọng được đứng tên trong danh sách ‘Top 500’ hay ‘Top 200’, hay muốn trở thành đại học đẳng cấp quốc tế. Thậm chí có một doanh nghiệp Nhà nước và một đại học còn kí kết hợp đồng để trường có giải Nobel trong tương lai!  Nhưng với sự nhếch nhác như mô tả trên tôi nghĩ giấc mơ đẳng cấp quốc tế sẽ chỉ là giấc mơ dài.

07-07-2014 10:49:58 AM
Gs Nguyễn Văn Tuấn (Úc)
====

[1] Rất hiếm có tập san khoa học nào công bố nhiều bài của cùng một tác giả trong cùng một số. Ở nước ngoài, ít ai có thể công bố 5 bài mỗi năm, vì thời gian viết mỗi bài cũng vài tháng trời, rồi chờ bình duyệt và chỉnh sửa, làm thêm, nên rất khó công bố nhiều được.
[2] Ca này là một tai nạn xe hơi nặng mà không bị gãy xương nào cả, và tôi từng đề cập trước đây.
[3] Ngày xưa khi tạp chí TS đăng 2 bài của tôi trong cùng một số, họ phải đổi tên tôi thành một cái bút danh mà họ phịa ra!
[4] Thật ra, chuyện cho điểm đã là vô lí. Làm sao định lượng điểm cho một bài báo, dựa vào tiêu chí gì, ai đặt ra những tiêu chí đó, v.v.  Hàng loạt câu hỏi không có câu trả lời. Việc chia điểm đều cho đồng tác giả càng vô lí, vì làm sao hội đồng biết được ai có công gì trong bài báo. Nói chung, qui trình cho điểm bài báo khoa học là hết sức phản khoa học.

Từ Blog
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=191261&zoneid=434#.U7uPYPldW30

‘Bát quái đồ’ và dã tâm của Trung Quốc

Đọc Tam Quốc Chí, trong lịch sử trận đồ bát quái do Khổng Minh sáng tạo ra chỉ có hai người có thể phá nổi. Người thứ nhất là Hoàng Thừa Ngạn (Bố vợ Khổng Minh) và người thứ hai là Khương Duy (Học trò và là người kế tục sự nghiệp của Khổng Minh). Tướng Ngô là Lục Tốn nếu không có Hoàng Thừa Ngạn chỉ đường chắc chắn sẽ chết tại trận đồ Bát Quái này của Khổng Minh.



Từ lâu, các thế hệ cầm quyền bành trướng Trung Hoa đã bày trận Bát quái này với người ‘đồng chí’ Việt Nam. Ai sẽ là người Việt Nam có đủ tài năng, trí tuệ và bản lãnh phá trận này đây?

Người ta, thường vẫn hay dùng hình ảnh của tảng băng nổi trên mặt biển để nói về phần lộ diện: nhỏ, và phần chìm, phần tiềm tàng: lớn. Đó là theo lý thông thường, nhưng ở ta thì cái tảng băng (cũng hình chóp) đó lại...lộn ngược lềnh bềnh nên rất khó đảo lại nhưng lại rất dễ tan, mau tan chảy. Cái hệ thống ‘lộn tùng phèo’ này có vô số thứ để bàn theo kiểu ‘hội đồng chuột’ (bàn cách treo chuông vào cổ mèo) nếu chưa đảo ngược lại được.

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cùng nhau điểm lại việc Trung Quốc dã tâm tấn công một cách có hệ thống như trận đồ bát quái ‘tám hướng’ vào Việt Nam.

Hướng thứ nhất: Sáu tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam bị Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn chiếm đoạt ‘gặm nhấm’. Ngày nay, các địa danh Mục Nam Quan, Thác Bản Giốc…chỉ còn là hoài niệm trong  sách giáo khoa và những câu ca dao của dân Việt.  Chúng ta phải mất 6 năm điều đình, nhún nhường, phân định để xây được hơn 1,500 cọc mốc bê tông biên giới Việt Trung cao 10-15 m, sâu trung bình 20 m nhưng vẫn chưa phải là bình yên vì Trung Nam Hải thường đổ lỗi cho dân tại chỗ nếu có ‘quậy phá’ chỉ vì họ cho rằng mồ mả của người dân Trung Quốc vẫn còn nằm trên lãnh thổ Việt Nam!?


Cảnh tượng hùng vĩ của Thác Bản Giốc. Nguồn: tourdulich.com

Hướng thứ hai: Dùng các thủ đoạn mua chuộc các quan chức, lợi dụng ‘kẽ hở’ của chủ trương đầu tư để thuê dài hạn đến 50 năm các khu vực trọng yếu về kinh tế và quốc phòng từ rừng núi, đến vùng ven biển của đất nước. Hậu họa đã nhãn tiền chẳng cần phải chờ đến 50 năm sau để con cháu lên án cha ông chết vì tham và ngu dại!

Hướng thứ ba: Phía Tây- Nam, ‘phiên dậu” của nước ta ở Campuchia và Lào nhiều vùng đất rộng lớn đã được Trung Quốc đầu tư, mua bán. Trước đây, các du học sinh người Lào còn thích sang Việt Nam học tập nhưng ngày nay địa điểm đến của họ là Trung Quốc vì học bổng cao gấp hơn 30 lần so với Việt Nam. Sau tầng lớp cán bộ trung kiên gắn bó với Việt Nam già yếu, mất đi dễ hiểu ‘đòn xoay trục’ của Tầu như thế nào với tầng lớp kế cận ở các nước phía Tây Nam của nước ta.

Hướng thứ tư: Việt Nam là một trong những quốc gia đang chịu nhiều tác động bởi thiên tai như: bão, lũ lụt, lũ ống, lũ quét, xói lở bờ sông, bờ biển, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và hoang mạc hóa (gần 100% là liên quan đến nước). Hằng năm, nước ta chịu nhiều tác động bất lợi của thiên tai, làm thiệt hại về người và của vô cùng to lớn. Đặc biệt trong những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Trong 20 năm gần đây (1994 - 2013) ở nước ta, thiên tai (chỉ tính riêng bão, lũ lụt, sạt lở đất và lũ quét) đã làm chết và mất tích gần 13.000 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm (đó là chưa nói đến thiệt hại kinh tế, môi trường do ngập úng thường xuyên ở các thành phố).

Hai nguồn nước chính tác động đến Việt Nam cả trong mùa lũ và mùa kiệt là hệ thống sông Hồng và sông Mekong đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Quản lý nước là phải quản lý lưu vực sông nhưng Trung Quốc xây dựng tràn lan các đập thủy điện ở thượng nguồn bất chấp đến các hậu qủa phải hứng chịu của Việt Nam ở hạ lưu. Tệ hơn, họ còn không cho ta biết quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện phía thượng lưu, đây là nguy cơ không nhỏ về ‘chiến tranh nguồn nước’ trong tương lai.

Hướng thứ năm: Hàng hóa từ Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam qua các con đường từ nhập khẩu, tiểu ngạch đến buôn lậu. Chất lượng các sản phẩm qua những hàng hóa đã kiểm nghiệm hầu hết đều vượt mức báo động cho phép, gây tổn hại sức khỏe của nhân dân ta. Thương lái Trung Quốc đi khắp nơi thu mua các sản phẩm không giống ai như lá điều khô, đỉa, móng trâu, hoa Thanh Long, lá khoai non, thảo quả, cây culi, cây long khỉ…giá cao bất thường rồi đồng loạt rút bỏ gây điêu đứng cho bà con nông dân thiếu thông tin, nhẹ dạ, gây bất ổn về an ninh chính trị và trật tự xã hội ở các địa phương.


Thương lái Trung Quốc đang thu gom bông Thanh Long tại tỉnh Bình Thuận. Nguồn: suckhoedoisong.vn

Phần lớn các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kể cả năng lượng, giao thông đều rơi vào tay Trung Quốc do bỏ giá thầu rẻ, và giỏi ‘đi đêm’, nhưng lúc thực thi lại đưa công nghệ lạc hậu, thi công kéo dài, dùng đủ phép để đội giá đầu tư so với hồ sơ lúc đầu đã được duyệt để lại hậu quả ‘tiền mất - tật mang’ cho Việt Nam.

Hướng thứ sáu: Xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, tự vẽ ra đường lưỡi bò 9 đoạn chiếm khoảng 90% diện tích Biển Đông bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế. Sự kiện giàn khoan HD 981 càng lột tả bộ mặt thật về thủ đoạn trắng trợn, dã tâm của Trung Quốc đối với Việt Nam. Kế hoạch tiếp tục đưa thêm các giàn khoan khác đến Biển Đông chứng tỏ Việt Nam không còn đường lùi, phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Nhà nước Việt Nam cần làm ngay bây giờ là gửi một công hàm phản đối công hàm của Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc. Danh chính thì ngôn thuận, nên nhớ rằng năm 1979 khi ta  có sách trắng thì năm 1980 Trung Quốc cũng ra sách trắng gồm tất cả lập luận về công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng rồi. Tiếp đó, ta đã đáp trả bằng sách trắng 1982, 1988. Bây giờ đây, có gì đâu mà sợ. Nếu ai ngăn cản, thì chắc chắn không chỉ vì thiển cận, lú lẫn mà còn là ăn ‘phải bả’ của Tàu!  

Hướng thứ bảy: Vịnh Hạ Long đã có đường ranh giới Việt - Trung  từ thời người Pháp ông Mac Mohon ký kết với nhà Mãn Thanh. Nhưng thực tế, Trung Quốc cũng tìm cách lấn lướt sang ta đến khoảng 50 km2 và thường xuyên gây khó cho hoạt động của ngư dân Việt Nam vì họ đông  người lại có tầu to.


Vịnh Hạ Long. Nguồn: duthuyen.halongcruise.vn

Hướng thứ tám: Đất nước muốn phát triển cần có những người lãnh đạo có phẩm hạnh, trí tuệ và tài năng. Từ lâu, Trung Quốc đã can thiệp vào công tác nhân sự của ta. Thủ đoạn truyền thống của Trung Quốc là ‘cấy mối thân tình’, mua chuộc bằng mọi cách kể cả hù dọa người yếu bóng vía, tạo nên ân tình từ cấp trung ương đến địa phương. Đối với nhân dân ta không thể mua chuộc được thì họ tuyên truyền thất thiệt gây chia rẽ giữa lãnh đạo Nhà nước và nhân dân. Ngày nay, có thể nói ‘tai mắt’ của Trung Quốc len lỏi khắp nơi, tác động khôn lường đến cả chính trị  và kinh tế  xã hội của Việt Nam.

Kể từ nhà Hán chiếm nước Âu Lạc thì bản chất xấu của Đại Hán chẳng những không thay đổi mà còn tăng lên tính tham lam, độc ác và nham hiểm. Kể cả khi là ‘đồng chí’ độ thâm, ác và sự mê hoặc của nó càng tàn độc hơn, lan tỏa cả Đông Nam Á và nhiều quốc gia khác. Nó hoàn toàn đối lập với Đại Việt ta mà nay là Việt Nam, từ chỗ Tổ tiên ta lấy giống nòi (Dân tộc) làm bất biến nên không bị đồng hóa; lấy độc lập tự chủ làm lẽ sống để khôi phục giang sơn sau hơn 1.100 năm là quận, huyện của Hán, Đường; biết lấy lòng dân làm sức mạnh vô địch; biết tin dân mà cảnh giác kẻ thù; biết vì dân mà dẹp tư thù và lòng tham ích kỷ cá nhân, dòng họ (Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn) nhưng rồi vì ‘đồng chí’ mà Việt Nam ta ngày càng tệ hại dưới con mắt của Tàu.

Trong “trận đồ bát quái” của Trung Quốc thì hướng thứ tám, can thiệp vào nhân sự mới là hướng chính, quan trọng nhất mà Trung Quốc dùng để giành thắng lợi cuối cùng.

Đến lúc này, mà người ta vẫn còn gọi nhau là đồng chí. Thực chất chỉ còn là ‘đồng chí bán phần, hay là ‘bán phần đồng chí’ như văn phạm Tàu vì chỉ có nửa phần ‘vận mệnh tương quan’ trong 16 chữ vàng là đồng. Chưa có lúc nào người dân và chính quyền lại sống trong ngờ vực như ngày nay vì Nhà nước không minh bạch với dân và ngay trong nội bộ lãnh đạo cũng không phải tất cả là cùng chí hướng!

Phương ngôn có câu:“Im hơi, lặng tiếng là một đức hay. Nếu danh dự bắt buộc phải lên tiếng mà lặng im thì là một sự hèn nhát “ (La Cordaire) ”Ta căm ghét thái độ dửng dưng chỉ cần thêm một bước là dẫn tới phản bội và một bước nữa đã là tội ác trước lương tâm”  (I.V. Bodarev).

Viết đến đây, tôi nhớ lại câu chuyện một lần Byron, thi hào Anh sau khi đứng làm mẫu cho người bạn là nhà điêu khắc Torvansen tạc tượng chân dung của mình, bỗng nhiên ông kêu lên :”Không, bạn không tạc hình tôi mà là hình hài của một anh chàng yên ổn nào đó! Tôi hoàn toàn không giống bức tượng này!” Torvansen hỏi lại:“thế, có gì là xấu nếu ta sung sướng ?”.
Khuôn mặt  Byron vụt tái đi vì tức giận và ông la lớn:“Torvansen! hạnh phúc và sự yên ổn cũng khác nhau như đá hoa cương và đất sét vậy. Chỉ có những kẻ ngu và những người tâm hồn thấp kém mới tìm kiếm sự yên ổn trong thế kỷ chúng ta. Chẳng nhẽ trên mặt tôi không có nét nào nói lên sự cay đắng, lòng can đảm và nỗi đau khổ của suy tư?”

Ngày nay, và mãi về sau, dân nước Việt không bao giờ quên lời dạy của Tiền nhân - Vua Lê Thánh Tông (1473):”Nếu các ngươi đem một thước sông, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di.”

07- 02- 2014 12:46:05 PM
Tô Văn Trường
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=191013&zoneid=434#.U7uKt_ldW30

Xử 5 CA dùng nhục hình: Nhân chứng quan trọng có mặt

Xử 5 CA dùng nhục hình: Nhân chứng quan trọng có mặt
Ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa, lần đầu tiên có mặt tại phiên tòa (ảnh: PLO)

Sáng nay (8/7), TAND tỉnh Phú Yên mở lại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án 5 công an dùng nhục hình dẫn đến cái chết của anh Ngô Thanh Kiều (SN 1982, ngụ xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên).
Phiên toà phúc thẩm lần này được mở lại sau phiên tòa phúc thẩm hôm 24/6 vừa qua bị tạm hoãn do vắng mặt một số nhân chứng, trong đó nhân chứng quan trọng nhất là ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hoà (Phú Yên), Trưởng ban chuyên án 312T điều tra vụ trộm cắp mà anh Ngô Thanh Kiều là nghi can vắng mặt.

Hôm nay, ông Lê Đức Hoàn lần đầu tiên có mặt.

Trước đó, tại phiên toà sơ thẩm ngày 10/3 cũng phải hoãn do vắng mặt 19 trong số 23 nhân chứng được tòa triệu tập, ông Lê Đức Hoàn cũng vắng mặt.


Thẩm phán Võ Nguyên Tùng, Phó Chánh tòa Hình sự TAND tỉnh Phú Yên làm chủ tọa phiên tòa.

Phiên tòa hôm nay có số nhân chứng tham dự là 15/23 người, nhiều nhất so với các phiên tòa trước.

Xử 5 CA dùng nhục hình: Nhân chứng quan trọng có mặt - 1
5 bị cáo nguyên là sĩ quan công an ra toà vì dùng nhục hình đánh chết nghi can (ảnh: Nhất Minh)

Phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án 5 công an dùng nhục hình được TAND TP Tuy Hoà mở từ ngày 26/3 đến 3/4, đã tuyên phạt các bị cáo:

- Nguyễn Thân Thảo Thành, người trực tiếp đánh lên đầu Ngô Thanh Kiều khiến cho nạn nhân bị chấn thương sọ não, dẫn đến tử vong: 5 năm tù giam

- Nguyễn Minh Quyền (thiếu tá, Đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về TTXH - PC45, Công an tỉnh Phú Yên): 2 năm tù giam.

- Nguyễn Tấn Quang (thiếu tá, Đội phó Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP. Tuy Hòa): 1 năm 3 tháng tù nhưng được cho hưởng án treo.

- Phạm Ngọc Mẫn (thượng úy), Đỗ Như Huy (trung úy) 1 năm 6 tháng tù, hưởng án treo

- Đỗ Như Huy (nguyên trung úy, cán bộ Công an TP. Tuy Hòa) 1 năm tù, hưởng án treo.

Các bị cáo đều bị đưa ra xét xử với tội dùng nhục hình theo quy định tại khoản 1 Điều 298 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, HĐXX cũng buộc Công an TP Tuy Hòa phải cấp dưỡng nuôi hai cháu con của nạn nhân Ngô Thanh Kiều mỗi cháu 570.000 đồng/tháng cho đến khi trưởng thành.

Trước bản án mà HĐXX tuyên cho các bị cáo, vợ và gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều bày tỏ sự bất bình, cho rằng mức án được tuyên là chưa phù hợp và đúng người đúng tội.

Chủ tịch nước đã có yêu cầu VKSND Tối cao và TAND Tối cao chỉ đạo xét xử vụ án đúng pháp luật. VKSND Tối cao đã có yêu cầu Viện KSND tỉnh Phú Yên xem xét lại toàn bộ vụ án. Trong đó, có việc xem xét có bỏ lọt tội phạm là ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hoà. Sau đó VKSND tỉnh Phú Yên đã có kháng nghị bản án sơ thẩm.

Thứ Ba, ngày 08/07/2014 11:16 AM
Theo T.N (Đời Sống & Pháp Luật)

Hoa Kỳ đối xử như thế nào với Trung Quốc?

Quan hệ Mỹ-Trung Quốc sẽ có nhiều xung đột hơn, ngay cả khi các bộ trưởng mới của ông John Kerry (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) và Chuck Hagel (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) là bồ câu nhiều hơn là diều hâu. 

Ngày 17 tháng Giêng 2011, Chủ tịch Trung Quốc lúc đó, Hồ Cẩm Đào, đã đáp xuống căn cứ không quân Andrews gần Washington vào buổi chiều. Buổi tối hôm đó – theo nghi thức là sự công nhận cao nhất cho một người khách nhà nước – có buổi ăn tối riêng với tổng thống trong Tòa Nhà Trắng.

Vào ngày hôm sau, 21 phát súng đại bác chào mừng người khách Trung Quốc. Cái ngày có nhiều sự kiện đó chấm dứt với một buổi chiêu đãi có nhiều người nổi tiếng hiện diện, cả từ ngành kinh doanh giải trí nữa. Sau khi ăn tôm hùm và bánh táo, huyền thoại nhạc Jazz Mỹ Herbie Hancock và người chơi dương cầm Trung Quốc Lang Lãng đã biểu diễn.

Hồ Cẩm Đào thăm chính thức Hoa Kỳ

Đó là một cuộc họp thượng đỉnh không có những tiếng nói nghịch tai và đầy sự hài hòa, cái đã diễn ra vào đầu năm 2011 ở Hoa Kỳ. Sau đó, Hồ Cẩm Đào đã nói về một tình thế hai bên cùng có lợi. Các vị khách Trung Quốc thích coi trọng địa vị đã hài lòng, vì họ đã được tiếp đón với những nghi thức danh dự cao nhất, và tổng thống hai cường quốc có thể nói là đã gặp nhau ngang tầm. Chủ nhà Mỹ vui mừng vì hợp đồng xuất khẩu có giá trị $45 tỉ đã được ký kết.

Tất nhiên là có ích và cần thiết, việc người Trung Quốc và người Mỹ đàm thoại với nhau – nhất là trên bình diện cao nhất. Nhưng họ có nói cùng tiếng nói không? Họ có hiểu nhau không? Ở đây thì sự nghi ngờ là thích đáng. “Vấn đề chính trong quan hệ giữa hai nước là sự nghi ngờ lẫn nhau”, Paul Gewitz, giám đốc của China Law Center ở Đại học Yale.

Nó là một sự ngờ vực đã đi kèm theo quan hệ của hai quốc gia từ 1949, với cường độ khác nhau. Quan hệ giữa hai nước luôn dao động rất lớn. Nó luôn phụ thuộc vào thời tiết chính trị thế giới đang thống trị. Trong quyển A Contest for Supremacy của ông, giáo sư Princeton Aaron Friedberg đã chia các quan hệ của hai cường quốc ra thành ba thời kỳ – mỗi thời kỳ bao gồm 20 năm. Ngay sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, người Mỹ đã bắt đầu cô lập và làm mất ổn định Trung Quốc cộng sản. Đó là thời cao trào chống cộng sản ở Hoa Kỳ. Trung Quốc cố gắng xuất khẩu cuộc cách mạng của mình ra thế giới thứ ba. Hoa Kỳ muốn ngăn chận điều đó.

Giai đoạn ngăn chận Trung Quốc đầu tiên này kéo dài cho tới 1969. Chậm nhất là cho tới lúc đó, người Mỹ nhận ra rằng kẻ thù không phải ngồi ở Bắc Kinh, mà là ở Moscow.

Trung Quốc đã lộ ra rằng mình là một con cọp giấy, nước Nga ngược lại – ít nhất thì người ta đã tin là như vậy vào thời đó – là một con gấu hung hãn. Vì lúc đó Liên bang Xô viết và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đang đi trên những con dường khác nhau để tiến lên thiên đàng cộng sản, và vì vậy mà tranh cãi với nhau, nên người Mỹ cư xử theo khẩu hiệu “kẻ thù của kẻ thù mà bạn của tôi” và đã tiến gần tới Trung Quốc dưới thời tổng thống Nixon lúc đó. Liên minh Trung Quốc – Hoa Kỳ này kéo dài đúng hai mươi năm – cho tới khi cuộc Chiến tranh Lạnh chấm dứt năm 1989. Rồi Liên bang Xô viết sụp đổ. Mặt trận hệ tư tưởng – ở đây là thế giới tự do, ở đó là thế giới cộng sản – thuộc về quá khứ. Vì vậy mà Hoa Kỳ không còn cần Trung Quốc như là đồng minh trong cuộc chinh chiến chống vương quốc Xô viết xấu xa nữa.

Sau 1989, một thời kỳ rất mâu thuẫn của quan hệ Mỹ-Trung bắt đầu, cái mà nhiều nhà quan sát Hoa Kỳ mô tả với từ congagement. Từ mới này là một sự lai ghép từ containment und engagement, tức là ngăn chận và ràng buộc.

Mâu thuẫn này là hậu quả từ sự lưỡng lự của giới lãnh đạo Mỹ trong việc họ cần phải đối xử như thế nào với Trung Quốc ngày một mạnh lên. Trung Quốc đối với họ không phải là bạn mà cũng không phải là thù. Và Trung Quốc đối với Hoa Kỳ đồng thời là đối tác, nhưng cũng là kình địch. Dù là Bill Clinton, George W. Bush hay Barack Obama – tất cả ba tổng thống Hoa Kỳ đều không có đường lối rõ ràng trong chính sách Trung Quốc của họ. Clinton và Bush, vào đầu nhiệm kỳ của họ, đã nện vào Trung Quốc, để rồi trong những năm sau đó càng lúc càng thân thiện hơn. Ở Obama thì ngược lại. Vào đầu nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông đã cố gắng đi theo một đường hướng ôm ấp với Bắc Kinh (cái tuy vậy đã không nhận được nhiều tình yêu thương đáp trả từ ở đó), để rồi quay sang một đường lối cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Quan hệ Mỹ-Trung Quốc sẽ có nhiều xung đột hơn, ngay cả khi các bộ trưởng mới của ông John Kerry (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) và Chuck Hagel (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) là bồ câu nhiều hơn là diều hâu. Vì Obama muốn mở rộng hoạt động của người Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Ông đã tuyên bố điều đó vào cuối nhiệm kỳ đầu của ông. Bây giờ thì ông muốn để cho hành động đi theo lời nói trong nhiệm kỳ thứ hai của chính phủ ông.

07-07-2014 10:44:44 AM
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen”

TQ ra luật mới tăng "an ninh quân sự" trên Biển Đông

Với luật này, TQ tự cho mình quyền cấm các tàu bè tiếp cận "khu quân sự" mà họ tự đặt ra trên biển.

Ngày 7/7, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho hay Ủy ban Thường trực Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua một đạo luật mới nhằm tìm cách “tăng cường an ninh quân sự trên biển” nhằm đối phó với cái mà họ gọi là “các hành động xâm nhập” vào khu vực cấm trên biển do Trung Quốc đơn phương đặt ra.

Theo thông tin này, Luật Bảo vệ Cơ sở Quân sự Trung Quốc vừa được Quốc hội Trung Quốc thông qua và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây. Đạo luật này là sự chỉnh sửa một quy định có từ năm 1990 nhằm thêm các điều luật hạn chế quân sự đối với các vùng biển, sân bay và kênh vô tuyến.

TQ ra luật mới tăng "an ninh quân sự" trên Biển Đông - 1
Trung Quốc sẽ thắt chặt an ninh tại các khu vực quân sự do họ tự đặt ra trên biển

Trước đó, tờ Quân Giải phóng Trung Quốc đã rêu rao rằng ngày càng có nhiều vụ “xâm nhập vô tình” vào các khu vực cấm trên biển do Trung Quốc đơn phương đặt ra, chẳng hạn như các ngư dân nước ngoài đánh bắt trên Biển Đông.

Hôm 3/7, Trung Quốc đã bắt giữ một tàu cá Việt Nam cùng 6 ngư dân Quảng Ngãi khi họ đang đánh bắt cá hợp pháp tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, đồng thời gia tăng các hành động ngăn cản, uy hiếp các tàu cá của ngư dân Việt Nam đang tham gia khai thác hải sản tại ngư trường này.

Tờ Quân Giải phóng cho rằng đạo luật trên được coi như một biện pháp đối phó với cái mà họ gọi là “nguy cơ bị do thám” của Trung Quốc. Một báo cáo do quân đội Trung Quốc trình bày trước quốc hội nước này nói rằng nhiều cơ sở quân sự của Trung Quốc đã bị tình báo nước ngoài do thám trong thời gian dài.

TQ ra luật mới tăng "an ninh quân sự" trên Biển Đông - 2
Một tàu cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên vùng biển Hoàng Sa

Cũng theo đạo luật mới được ban hành này, Trung Quốc sẽ tăng cường việc kiểm soát đối với các cơ sở dân sự ở gần các khu phòng thủ ven biển, trong đó có cả quy định cấm máy bay bay thấp trên vùng trời các khu vực hạn chế.

Trung Quốc đang đơn phương tuyên bố chủ quyền phi lý của mình đối với gần như toàn bộ Biển Đông bằng “đường lưỡi bò” mà không dựa trên bất cứ quy định nào của luật pháp quốc tế. Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh cũng đã tăng cường các hoạt động bồi đắp trên Biển Đông với mưu đồ biến các rặng đá ngầm thành đảo để xây căn cứ quân sự phục vụ cho tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.
Thứ Ba, ngày 08/07/2014 00:05 AM 
Trí Dũng (Theo SCMP) (Khampha.vn)

Tàu biển Việt Nam bị tạm giữ có thể tăng

HÀ NỘI 7-7 (NV) - Tuy số lượt tàu vận tải biển bị tạm giữ ở ngoại quốc trong sáu tháng vừa qua giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng Cục Đăng kiểm Việt Nam lo ngại con số này sẽ tăng.


Tàu vận tải biển của Việt Nam nằm trong nhóm dẫn đầu vì bị tạm giữ ở ngoại quốc. (Hình: Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Trong sáu tháng đầu năm ngoái, có 33 lượt tàu vận tải biển của Việt Nam bị tạm giữ ở ngoại quốc. Con số này trong sáu tháng đầu năm nay là 19 (giảm 14) nhưng Cục Đăng kiểm cảnh báo, số lượng tàu biển bị tạm giữ ở ngoại quốc trong nửa cuối năm nay có thể sẽ tăng vì mức độ căng thẳng ở biển Đông gia tăng.

Trước nay, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là hai quốc gia dẫn đầu trong việc tạm giữ các tàu vận tải biển của Việt Nam. Ngoài những lý do liên quan đến tương quan giữa chất lượng con tàu và an toàn hàng hải, năm ngoái, các tàu vận tải biển của Việt Nam bị tạm giữ ở ngoại quốc còn vì vi phạm Công ước Lao động hàng hải (MLC), không thực hiện đúng qui định về số giờ làm việc và số giờ nghỉ ngơi của thuyền viên trên tàu.

Trong vài năm qua, Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia dẫn đầu về số lượt tàu vận tải biển bị tạm giữ do vi phạm đủ thứ qui định.

Loại vi phạm thứ nhất là vi phạm về chất lượng con tàu và an toàn hàng hải. Những con tàu cũ được đóng ở ngoại quốc từ thập niên 1980 bị tạm giữ vì không được bảo dưỡng tốt. Những con tàu mới được các nhà máy ở Việt Nam đóng hồi thập niên 2000 cũng bị tạm giữ vì cả chất lượng vỏ lẫn chất lượng máy qúa tồi. Các vết hàn, cắt trên mặt boong nham nhở, hầu hết vòi nước trong các phòng vệ sinh bi hư sau sáu tháng sử dụng, các vách ngăn xộc xệch vì khi lắp ráp không khớp nhau… Hoặc theo thiết kế, máy tàu dùng dầu FO nhưng trên thực tế, máy chỉ có thể chạy bằng dầu DO…

Loại vi phạm thứ hai là do con người thiếu khả năng, thiếu kiến thức, bất cẩn. Theo nhận định của báo giới Việt Nam, từ thuyền trưởng, thuyền viên, chủ tàu, đến những cá nhân làm việc trong hệ thống quản lý cảng biển, đăng kiểm… đã cùng phạm những sai sót hết sức ngớ ngẩn khiến tàu vận tải biển của Việt Nam bị tạm giữ ở ngoại quốc.

Đầu tiên là những cá nhân làm việc trong hệ thống quản lý cảng biển, đăng kiểm làm việc qua loa, chiếu lệ, sai nguyên tắc nên gần như tàu vận tải biển nào của Việt Nam cũng được phép rời cảng rồi bị tạm giữ ở ngoại quốc vì mắc hàng loạt sai phạm về chất lượng con tàu và an toàn hàng hải: Hệ thống báo cháy và chữa cháy không đầy đủ, không hoạt động. Xuồng cứu sinh, phao cứu sinh bị lỗi kỹ thuật nên không thể hạ xuống biển hay sử dụng trong trường hợp khẩn cấp…

Kế đó là khi bị kiểm tra ở ngoại quốc, thuyền trưởng, thuyền viên, phạm những lỗi không giống ai. Chẳng hạn có thuyền trưởng không biết ai là đại diện của công ty nơi mình làm việc và trách nhiệm của người đại diện là gì. Có tàu thì thuyền trưởng và các sĩ quan trên tàu không biết tường tận về quy trình vận hành bảng báo động cháy. Có tàu thì thuyền viên không biết cách thả xuồng cứu sinh…

Đáng lưu ý là dù việc tạm giữ ở ngoại quốc vừa phát sinh thêm vô số chi phí, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực hàng hải nhưng sau đó, các sai phạm vẫn còn nguyên, các con tàu này vẫn tiếp tục rời bến và tiếp tục bị tạm giữ ở ngoại quốc. Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong năm 2011, có năm tàu vận tải biển của Việt Nam bị tạm giữ ở ngoại quốc hai, ba, thậm chí bốn lần như tàu Xitona của thuộc Công ty Hàng hải Thuận Nghĩa. (G.Đ)

07-07-2014 5:01:16 PM

Khách vào Mỹ phải 'turn on' điện thoại trước khi lên máy bay

WASHINGTON (AP) - Hành khách tại một số phi trường ở ngoại quốc có chuyến bay tới Mỹ sẽ phải mở máy điện thoại di động trước khi được lên phi cơ. Biện pháp này nhằm gia tăng bảo đảm an ninh hàng không trong lúc ngày càng có nhiều mối đe dọa.


Hành khách đi máy bay tại phi trường Pudong International Airport, Thượng Hải, Trung Quốc. (Hình minh họa: AP Photo/Eugene Hoshiko)

Cơ quan Ðiều Hành An Ninh Chuyển Vận Mỹ (TSA) cho hay họ đưa thêm đòi hỏi là hành khách từ một số phi trường ngoại quốc phải khởi động các dụng cụ máy móc điện tử như điện thoại di động trước khi lên phi cơ. Những máy móc nào không chạy sẽ không được đưa vào phi cơ và hành khách đó có thể phải qua thêm các cuộc khám xét khác.

“Như giới di chuyển bằng đường hàng không đều biết, tất cả các dụng cụ điện tử đều được nhân viên an ninh khám xét,” theo cơ quan TSA hôm Chủ Nhật.

Các giới chức tình báo Mỹ trong thời gian gần đây đã lo ngại về các nỗ lực mới của al-Qaeda nhằm chế tạo bom có thể đưa qua hệ thống an ninh phi trường mà không bị phát giác. Hiện chưa có chỉ dấu nào cho thấy một quả bom như vậy đã được chế tạo hay có mối đe dọa rõ ràng nào nhắm vào Mỹ.

Bộ trưởng Nội An Mỹ, ông Jeh Johnson, mới đây ra lệnh cho TSA phải yêu cầu tăng cường biện pháp an ninh ở một số phi trường ngoại quốc có đường bay trực tiếp tới Mỹ.

TSA không làm biện pháp khám xét ở ngoại quốc, nhưng có quyền đưa ra các chỉ tiêu khám xét và thanh lọc hành khách trên các chuyến bay vào Mỹ, theo một giới chức Bộ Nội An.

Trong một cuộc phỏng vấn trong chương trình “Meet The Press” của hệ thống truyền hình NBC hôm Chủ Nhật, ông Johnson từ chối không cho biết là các biện pháp an ninh mới ở ngoại quốc có sẽ được thi hành ở Mỹ trong thời gian tới hay không.

TSA không cho biết trong hơn 250 phi trường ngoại quốc có đường bay tới Mỹ, những nơi nào sẽ phải có thêm các biện pháp kiểm soát an ninh này. (V.Giang)


07-07-2014 4:20:44 PM

Bám lấy quân thù mà học


Dân Làm Báo - "Địch" kéo giàn vào khoan lòng biển nước ta. "Đảng ta" kéo nhau qua nước "địch" học tập cách xây dựng đảng. Đảng cướp nước và đảng bán nước tuy hai mà là một. Nước mất mặc kệ, nhà ta cũng mặc. Miễn sao đảng còn. Không ai đi đổi chủ quyền bằng hữu nghị viển vông... mà phải đổi bằng sự sống còn của đảng.

Vào ngày 3 tháng 6, 2014 vừa qua, Bộ Ngoại Giao nước CHXHCNVN gửi một công văn đến các Bộ, UBND yêu cầu triển khai tốt các chương trình hợp tác với tỉnh Quảng Đông, Trung cộng. Chúng ta thấy gì qua vụ việc này? 

Theo công văn của Bộ Ngoại giao, nguyên văn: 

Ngày 20/5/2014, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gửi Bộ Ngoại giao bản Danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13-17/4/2014) 

Xác nhận này cho thấy một tỉnh của Tàu cộng đã có tư thế gửi yêu cầu với "các công việc cần làm" đến Bộ Ngoại giao của nước CHXHCNVN sau chuyến đi của một bí thư tỉnh ủy Tàu cộng. Tàu cộng đã xem Việt Nam ngang hàng với một tỉnh của Tàu. Nhưng điều tệ hại là chính BNG của nước CHXHCNVN đã ghi nhận, tự đặt quốc gia ngang tầm với một tỉnh của Tàu cộng để chấp hành và ra công văn gửi đến các Bộ và UBND thành phố ra lệnh thực thi các công việc cần làm được gửi đến từ bí thư một tỉnh của Tàu cộng. 

Từ các việc cần làm - Bộ Ngoại Giao của đảng đã nhiệt tình lên cấp in hoa hàng chữ sau đó từ cần sang cần phải làm: 

DANH MỤC CÔNG VIỆC CẦN PHẢI LÀM SAU CHUYẾN THĂM VIỆT NAM CỦA BÍ THƯ TỈNH ỦY QUẢNG ĐÔNG HỒ XUÂN HOA 

1. Thúc đẩy Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải thăm Quảng Đông. 

2. ...gửi 300 đảng viên CSVN sang Trung cộng để được đào tạo trong đó Hà Nội, và thành Hồ mỗi nơi có 100 đảng viên. 

Hai điều trên cho thấy Hà Nội và Sài Gòn sẽ là nơi có được những cán bộ đầu não của đảng Việt cộng làm tay sai đắc lực cho đảng Tàu cộng. Tất cả diễn ra trong bối cảnh Trung cộng đang xâm lược Việt Nam. Đảng CSVN cử 300 đảng viên sang Tàu học gì ở quân xâm lược? Chỉ có một điều: Đảng ta sẽ học đảng địch cách thức tổ chức đảng của đảng địch. Nước có mất nhà có tan, đảng CSVN vẫn bám váy quân thù mà học để giữ được quyền lực. 

Ngoài 2 điều phải làm trên, Bộ Ngoại Giao cũng đã đưa ra 12 điều khác buộc các Bộ, UBND phải làm. Trong đó có: 

- Tăng tổng kim ngạch thương mại giữa tỉnh Quảng Đông và nước Việt Nam lên đến 100 tỷ USD vào năm 2017. 

- Khuyến khích doanh nghiệp Quảng Đông đầu tư vào Việt Nam. 

- Tăng cường hợp tác trong nông nghiệp, ngư nghiệp. 

- Xây dựng khu hợp tác kinh tế thương mại Thâm Quyến - Hải Phòng... 

... 

Nói chung, đây là thông điệp cụ thể nhất, thể hiện bằng hành động và trả lời cho những ai đang bàn về chuyện "thoát tàu". 

Công văn của Bộ Ngoại Giao - một bộ phận trực thuộc Chính phủ Việt Nam, là bằng chứng hùng hồn nhất để trả lời cho những ai tin vào lời ông thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian qua về vụ việc giàn khoan HD981. 

Đừng nghe những gì cộng sản nói 
Hãy nhìn những gì cộng sản làm... ở Quảng Đông.



__________________________________

Ghi chú:

Công văn của Bộ Ngoại Giao:



Nội dung của đoàn cán bộ sang Tàu học:


Bài viết này được trích nguồn từ trang Xây Dựng Đảng. Cuối bài có lời "cảnh báo": Yêu cầu cập nhật nội dung hoặc gỡ bài ngay lập tức.

Bài gốc trên Xây Dựng Đảng:

đã bị tháo gỡ:

'Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt'


Đại Nghĩa (Danlambao) - Từ hai ngàn năm trước quân bành trướng Bắc kinh đã nuôi tham vọng tiêu diệt và đồng hóa nhân dân ta để sáp nhập vào thành một châu huyện của chúng nên tổ tiên của chúng đã đổ nhiều xương máu để đánh chiếm, nhưng cuối cùng vẫn là thất bại và dân tộc ta vẫn còn tồn tại và độc lập đến ngày hôm nay. Chúng ta là con cháu đã thừa hưởng di sản quý báu của tiền nhân để lại thì phải biết tôn vinh, trân trọng giữ gìn và tiếp nối sứ mạng bảo vệ.

“Năm 34 của thế kỷ thứ nhất vua Quang Vũ nhà Hán sai Tô Định sang làm Thái Thú quận Giao chỉ.

Tô Định là người bạo ngược, chính trị tàn ác, người Giao Chỉ oán hận lắm. Năm Canh tý (40) người này giết Thi Sách... vợ Thi Sách là Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhị nổi lên đem quân về đánh Tô Định phải chạy trốn về quận Nam Hải...

Năm Tân sửu vua Quang Vũ sai Mã Viện sang... (đánh dẹp được hai bà) và dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới khắc sáu chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”... (Việt Nam Sử Lược - trang 49)

“Từ đó chính trị nhà Đông Hán càng ngày càng ngặt thêm, mà những quan lại sang cai trị Giao Chỉ thường có lắm người tàn ác, tham nhũng, bắt dân lên rừng xuống bể để tìm những châu báu. Dân ở quận Hợp Phố cứ phải xuống bể mò ngọc trai khổ quá, đến nỗi phải bỏ xứ mà đi”. (VNSL - trang 50)

Tổ tiên ta đã đoàn kết một lòng và đã dùng trí thông minh sáng tạo ra một tuyệt chiêu là mỗi người khi đi ngang qua cột đồng nầy thì ném vào đấy một viên đá, lâu ngày cột đồng bị đá phủ lấp và chôn vùi mộng tiêu diệt dân Việt Nam của đế quốc Hán triều.

Tham vọng đô hộ và đồng hóa nước ta của giặc Tàu luôn có trong máu huyết của tổ tiên chúng, nhưng cứ mỗi lần chúng đưa quân sang xâm lược là mỗi lần tổ tiên chúng phải bị thất bại trước sự kiên cường, dũng cảm và bất khuất của tổ tiên ta. Ngày nay, đảng cộng sản Tàu cũng nối bước cha ông chúng, luôn tìm cách thôn tính nước ta bằng mọi cách, ngay cả cách đê hèn và nham hiểm nhất là mua chuộc một đám tay sai người Việt với  chiêu bài “tình hữu nghị viễn vông” mà ông Hồ Chí Minh là người đã mở đường rước giặc vào để cho chúng dễ bề “xâm lược mềm”.

Trong một tài liệu quan trọng do nhà xuất bản Sự Thật, cơ quan chính thức của nhà nước CSVN đã giới thiệu một văn kiện của Bộ Ngoại giao công bố ngày 4 tháng 10 năm 2009 mang tự đề“Sự thật về quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc 30 năm qua” (1949-1979) có đoạn viết:

“Chủ tịch Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của BCT Ban chấp hành Trung ương đảng CSTQ tháng 8 năm 1965: ‘Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore... Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém để chiếm lấy’. (trang - 8)

Trung Quốc trước hết là lo cho chính sách bành trướng của họ ở Đông Nam châu Á. Đó là nguyên nhân vì sao trước đây họ vừa giúp, vừa kiềm chế cách mạng Việt Nam mỗi khi Việt Nam đánh thắng đế quốc thì họ lại buôn bán, thỏa hiệp với đế quốc trên lưng nhân dân Việt Nam.

Chính sách của những người lãnh đạo của Trung Quốc muốn thôn tính Việt Nam nằm trong chính sách chung của họ đối với các nước Đông Nam châu Á cũng như đối với các nước láng giềng khác...

Trung Quốc quyết tâm ‘đánh Liên Xô đến người Tây  u cuối cùng’ cũng như Trung Quốc trước đây đã quyết tâm ‘đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng’. Chính sách của những hoàng đế ‘thiên triều’ trong mấy nghìn năm qua, nhằm thôn tính Việt Nam, biến Việt Nam thành một chư hầu của Trung Quốc”. (trang - 10 - ĐoiThoai online ngày 24-7-2009)

Thiếu tướng QĐND Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ của chính quyền CSVN ở tại Bắc Kinh nhiều năm, người đã hiểu quá rõ mưu sâu kế độc của ông bạn láng giềng với 16 chữ vàng như thế nào. Trong lần trả lời phỏng vấn của Gia Minh đài RFA, ông nói:

“Tôi đã nói từ lâu rồi, vấn đề này là bản chất của bá quyền, bành trướng của Trung Quốc. Họ ‘rình’ cơ hội lấn chúng tôi; có khi bắt ngư dân, có khi đánh đắm tàu cá...

Bản chất của họ là nước lớn cậy mạnh, bắt nạt nước nhỏ. Trong khi đó lại giương cái ’16 chữ vàng’ và ‘bốn tốt’ để phỉnh những người ngây thơ, nhẹ dạ”. (RFA online ngày 29-5-2011)

Bộ mặt gỉa nhân giả nghĩa của kẻ luôn có âm mưu thôn tính nước ta được tiến sĩ Hà Sĩ Phu vạch trần cái tình hữu nghị điếm đàng của tên láng giềng khốn nạn đang chực chờ nuốt chững kẻ nhẹ dạ, cả tin.

“Tình hình xã hội lâu nay bị dồn nén đáng ngại. Anh láng giềng phương Bắc to xác nhưng tham lam và xấu thói cứ đeo mặt nạ ‘láng giềng, hữu nghị’ để xục xạo khắp nước ta, cài cắm khắp nơi, bủa vây tứ phía, xiết gọng kìm toàn diện..., nay đã đến lúc hắn chuyễn thế trận, vứt phăng cái mặt nạ thân yêu giã tạo ấy cho đỡ vướng, để tiện việc hành xử một cách côn đồ cắp tập”. (Boxitvn online ngày 14-6-2011)

Trong lúc những người lãnh đạo đảng CSVN bị ru ngủ bởi câu nói ngọt ngào của người láng giềng tham lam thì cũng có nhiều người đã biết được âm mưu của chúng nên đã lên tiếng cảnh giác những người lãnh đạo u tối của đảng CSVN như sau:

“Trong buổi gặp mặt, chuẩn đô đốc hải quân Việt Nam Lê Kế Lâm đặt nghi vấn là Trung Quốc ‘đưa ra chiêu bài đồng chí tốt, bạn bè tốt, láng giềng tốt, đối tác tốt’, nhưng thực chất ‘không có cái gì tốt đối với chúng ta cả”. (BBC online ngày 26-6-2014)

Tàu của Trung cộng thường xuyên đâm chìm tàu đánh cá, đánh đập, cướp cá của ngư dân nước ta với hành động thổ phỉ ngang ngược như hải tặc Somali trên Biển Đông mà chính quyền CSVN chỉ có phản đối suông cho có lệ. Đã vậy mà tên tướng Tàu Bành Quang Khiêm còn ngạo mạn khoác lác đe dọa:

“Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn... nếu Việt Nam tiếp tục diệu võ dương oai, múa trên lưỡi dao, sớm muộn có ngày Việt Nam sẽ ngã trên lưỡi dao”. (TuoiTre online ngày 26-6-2011)

Đọc sử Việt Nam ai cũng biết rằng nước Việt Nam trên một ngàn năm dài bị lệ thuộc vào tay đế quốc Trung Hoa thì ít nhiều gì nền văn hóa, tư tưởng, phong tục, tập quán có phần bị ảnh hưởng. Bọn hoàng đế ở Bắc Kinh tưởng rằng dễ đồng hóa nhân dân ta như chúng đã và đang làm ở Tân Cương, Tây Tạng. Dân tộc ta, tổ tiên ta đã anh dũng khôn ngoan giữ được bờ cỏi, giữ được sác thái của dân tộc mình đến ngày hôm nay, chúng ta lấy làm hãnh diện và tự hào. Tuy nhiên, tên đế quốc Trung cộng luôn luôn dòm ngó và tìm thời cơ để tiến hành mộng xâm lược của chúng buộc toàn dân chúng ta phải luôn cảnh giác với ý đồ nầy. Nhưng, nhục nhã thay, ngày nay có một bọn người mãi quốc cầu vinh, nối giáo cho giặc, ngày đêm lo chuyện làm tay sai để rước voi dày mả tổ, bọn ấy là con cháu Hồ Chí Minh. Vì sự tồn vong của cái đảng của chúng mà chúng cam tâm quỳ lụy trước giặc để cho giặc xem như là “đứa con hư hỏng”, rõ ràng là “người ta lớn vì ta quỳ xuống”. (TH)

Đại tá QĐND Phạm Đình Trọng, người đã từ bỏ đảng CSVN than rằng:

“Nguy cơ chính trị đưa đất nước trở về ngàn năm Bắc thuộc, đẩy dân tộc Việt Nam vào thân phận tủi nhục. Chính trị đồng hóa dân tộc Việt Nam về ý thức hệ với Đại Hán, mở đường cho Đại Hán thực hiện tham vọng thôn tính Việt Nam. Nguy cơ mất nước đến từ bên ngoài...

Đặt giai cấp lên trên dân tộc, coi lợi ích của đảng cộng sản, đảng của giai cấp vô sản lớn hơn lợi ích dân tộc, coi sự sống còn của đảng cộng sản cần thiết hơn sự sống còn của dân tộc Việt Nam, dịp này hai mươi năm trước, lãnh đạo CSVN đã bẽ bàng sang Thành Đô, Đại Hán cầu xin sự nhìn nhận của Đại Hán, cầu xin được làm thân phận chư hầu để được liên kết thực chất là núp bóng Cộng sản Đại Hán...

Từ cuộc gặp ô nhục ở Thành Đô, những người cộng sản khư khư ôm giữ lý thuyết cộng sản sai lầm và tội lổi đã thực sự đặt cái gông Bắc thuộc lên đầu, lên cổ dân tộc Việt Nam”. (ĐanChimViet online ngày 6-9-2012)

Với tham vọng nuốt chững Biễn Đông, Trung cộng đang gia tăng ngân sách quốc phòng một cách đáng kể, gây quan ngại cho các nước mà Trung cộng đang tranh chấp biển đảo như Nhật, Phi Luật Tân, Việt Nam... Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình biết điều âu lo của các nước cho nên ông ta tìm cách “trấn an” mà nói rằng: “Trung Quốc sẽ không bá quyền” nhưng thực ra ông sợ các nước khác cũng tăng cường quốc phòng và liên kết chống lại gây trở ngại lớn cho ý đồ bành trướng của ông ta. Nhưng kinh nghiệm xương máu đã dạy cho dân Việt Nam rằng: “Trung Quốc nói có là không, nói không là có”, “miệng nói hòa bình nhưng chuẩn bị chiến tranh”.

Hiện Tập Cận Bình cho động binh của Trung cộng nói là để “phòng thủ biên giới biển và đất liền” trong khi Trung cộng ngày càng hung hăng lấn chiếm biển đảo của các nước lân bang.

“Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc nên tăng cường phòng thủ biên giới và đất liền. Tân Hoa xã đưa tin ngày 28-6, trong bối cảnh các nước láng giềng tố cáo Bắc Kinh có những hành động hung hăng nhằm củng cố các chủ quyền phi lý...

Ông Dennis Blair, cựu Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, ngày 27-6 cho rằng Philippines, Nhật Bản và Việt Nam không thể ngồi im nhìn Trung Quốc bành trướng và đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý trên cả Biển Đông lẫn Biển Hoa Đông”. (ThanhNien online ngày 28-6-2014)

Trung cộng đã lộ rõ ý đồ, đã ngang nhiên vẽ bản đồ mới nhằm nuốt cả Biển Đông cũng như nuốt đất liền của ông bạn láng giềng khổng lồ bên cạnh làm cho ông nầy cũng phải quan ngại nên lo:

“Ấn Độ là quốc gia gần đây nhất lên tiếng phản đối tấm bản đồ mới do Trung Quốc phát hành, với 10 đường gián đoạn trên biển nuốt trọn Biển Đông cũng như sát nhập luôn vùng Arunachal Pradesh của Ấn Độ vào lãnh thổ Trung quốc”. (RFI online ngày 29-6-2014)

Không còn nghi ngờ gì nữa, không còn nghe lời trấn an giả dối của Tập Cận Bình được nữa, Ấn Độ đã đề cao cảnh giác và ngay lập tức huấn luyện quân sự cho người dân gần biên giới Trung cộng còn Việt Nam thì sao?

“Ngày 2-7, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ tổ chức các khóa huấn luyện quân sự cho người dân sống ở khu vực gần biên giới với Trung Quốc để đề phòng nguy cơ xâm lấn.

Theo báo Times of India, Bộ Nội vụ Ấn Độ cho biết chính quyền sẽ tập huấn quân sự cho người dân ở biên giới với mức tương đương lực lượng bán quân sự. Thậm chí New Delhi sẽ cung cấp vũ khí cho người dân để họ sử dụng trong tình huống khẩn cấp”. (TuoiTre online ngày 2-7-2014)

Nói chuyện với đài BBC từ Đại học Quốc gia St.Peterburg tiến sĩ Vladimir Kolotov nhận định việc khai thác chung ở Biển Đông, ông đưa ra lời cảnh báo:

“Trong lịch sử Việt Nam, mỗi khi Trung Quốc tập trung được lực lượng xây dựng một nước hiện đại, lần nào cũng là vấn đề rất lớn cho Việt Nam. Bây giờ cũng là thời điểm như thế. Trung Quốc mạnh, là đe dọa an ninh cho Việt Nam”. (BBC online ngày 9-5-2009)

Vị luật sư lão thành của CSVN Trần Lâm, trong bài viết “Sự thay đổi đã gỏ cửa” đưa ra một nhận định cũng như tiến sĩ Vladimir Kolotov ở trên để khẳng định rằng nguy cơ Trung cộng thôn tính Việt Nam đang “gỏ cửa”.

“Đã có kết luận qua hàng ngàn năm, khi nào mạnh lên là Trung Quốc bành trướng. Có nhà sử học kết luận: ‘Lịch sử Trung Quốc là lịch sử bành trướng, đúng là lịch sử Trung Quốc không có chiến trường xa. Thành Cát Tư Hản không phải là người Hán. Lúc này Trung Quốc đang mạnh. Thôn tính theo hướng phương nam là thuận nhất”. (ĐoiThoai online ngày 10-9-2010)

Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ trả lời phỏng vấn của VnExpress đã nói rõ về tình hình của Việt Nam và Trung cộng ra sao trong khi cả đảng CSVN khệ nệ “ôm 16 chữ vàng hữu nghị viễn vông” mà cúc cung tận tụy. Ông Trục nói:

“Gần đây những hành động của Trung Quốc càng trở nên ngang ngược, hung hãn, đặc biệt là sau chuyến đi của Dương Khiết Trì đến Việt Nam.

Điều này chứng tỏ Trung Quốc quyết tâm triển khai cuộc xâm lăng kiểu mới. Họ không thể biện hộ cho việc này bởi mọi hành vi đều thể hiện đó là một cuộc xâm lược mềm...

Quyết tâm của Trung Quốc là không bao giờ thay đổi. Trung Quốc đang tìm cách lợi dụng tình thế quốc tế và khu vực, những khó khăn của Việt Nam để đạt được ý muốn hợp thức hóa yêu sách của họ trên biển Đông”. (VnExpress online ngày 28-6-2014)

Tình thế đã cấp bách, giặc đã đến biển, giặc đã đến nhà, không chần chừ được nữa, đảng CSVN phải có một hành động dứt khoát là chọn đứng về phía nhân dân hay đứng về phía giặc? 

Mất nước là mất tất cả, cả đảng cộng sản cũng không còn, liệu mà giữ lấy hồn.