Friday, November 6, 2015

Vụ 2 luật sư bị hành hung: Công an xã nói bị va quẹt giao thông

Theo Nguoiduatin-06.11.2015 | 16:11 PM
Trước thông tin trưởng công an xã nói rằng 2 luật sư bị va quẹt giao thông, Luật sư Lê Văn Luân khẳng định không va chạm giao thông với bất kỳ phương tiện nào.

Vụ 2 luật sư bị hành hung: Công an xã nói bị va quẹt giao thông - Ảnh 1
Hai luật sư bị hành hung.

Tin tức mới nhất liên quan đến vụ Luật sư Lê Văn Luân và Luật sư Trần Thu Nam - 2 luật sư bào chữa cho Đỗ Đăng Dư bị hành hung, hiện Phòng Cảnh sát điều tra PC45 (Công an Hà Nội) đã được giao trực tiếp giải quyết vụ việc, không phải Công an huyện Chương Mỹ.

Trả lời báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Phó Bí thư Thành ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị nghiêm trị. Công an Hà Nội đã chỉ đạo cấp dưới điều tra rất nghiêm túc.

Trong một diễn biến khác, trước thông tin trưởng công an xã nói rằng, 2 luật sư bị va quẹt giao thông, Luật sư Lê Văn Luân khẳng định trên báo VOV trong suốt quá trình di chuyển từ Hà Nội đến Chương Mỹ, 2 luật sư không va chạm giao thông với bất kỳ phương tiện nào.

Luật sư Lê Văn Luân cho biết: "Tôi xin khẳng định lại với tư cách người trong cuộc và cả người dân có chứng kiến sự việc đều biết, nên thông tin về việc chúng tôi bị tai nạn giao thông hay va quẹt xe cộ là thông tin thiếu trung thực, không khách quan và đã làm lệch hướng vụ việc lẫn dư luận quan tâm đến vụ hành hung mang tính côn đồ này”.

Theo Luật sư Luân, trong lúc công an lập biên bản hiện trường, anh và luật sư Trần Thu Nam có nhận ra một kẻ đã đánh mình và chỉ thẳng tên đó cho công an Chương Mỹ cũng như người dân đang đứng đó biết.

Ngày 4/11, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có đơn kiến nghị khởi tố vụ án, làm rõ các đối tượng hành hung gây thương tích và cướp tài sản của 2 luật sư nói trên để khởi tố bị can, tiến hành điều tra và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Trước đó, vào chiều 3/11, sau khi làm việc với bà Đỗ Thị Mai (mẹ Đỗ Đăng Dư nạn nhân bị đánh trong trại tạm giữ dẫn tới tử vong) tại nhà riêng của bà Mai ở xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, 2 luật sư Trần Thu Nam và luật sư Lê Luân ra về thì bị nhóm người lạ bịt mặt hành hung giữa đường, gây thương tích nặng.

Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan công an tiến hành điều tra làm rõ.

Việt Hương (T/H)

Ninh Bình: Chủ tịch xã đi ăn cưới, trụ sở xã... không một bóng người

Dân trí Còn gần một tiếng mới hết giờ hành chính theo quy định của UBND tỉnh Ninh Bình, tuy nhiên cán bộ công chức xã Gia Vượng đã bỏ nhiệm sở ra về hết. Các phòng ban “cửa đóng then cài” kín mít, còn ông chủ tịch xã cho biết đang đi... ăn cưới chưa về được.

Sáng 6/11, theo đơn cầu cứu của một giáo viên trường tiểu học xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn (Ninh Bình), phóng viên báo Dân trí đã về địa phương này để xác minh những thông tin có liên quan.
Sau khi làm việc với ban giám hiệu trường tiểu học Gia Vượng, khoảng 10h45 phóng viên đến trụ sở UBND xã Gia Vượng liên hệ làm việc với lãnh đạo xã về những vấn đề có liên quan. Tuy nhiên, thời điểm trên tất cả các phòng ban của UBND xã này đều khóa kín, lãnh đạo, cán bộ viên chức của xã này không còn một ai làm việc, kể cả bảo vệ.

Trụ sở UBND xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn, Ninh Bình vắng tanh khi chưa đến 11h.
Trụ sở UBND xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn, Ninh Bình vắng tanh khi chưa đến 11h.
Ghi nhận của phóng viên tại các phòng như: Chủ tịch UBND xã, Bí thư, Công an, địa chính, văn phòng, bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ… tất cả đều “cửa đóng then cài” kín mít. Duy chỉ có phòng Phó Bí thư Đảng ủy xã ở tầng 2 cửa vẫn mở nhưng không có người bên trong. Còn phòng Chủ tịch UBND xã bên ngoài khóa kín nhưng bên trong quạt vẫn chạy vù vù. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở phòng bộ phận một cửa nơi tiếp nhận và trả hồ sơ cho công dân.
Trước sự việc trên, phóng viên đã liên hệ qua điện thoại với ông Ngô Hùng Khánh – Chánh văn phòng UBND huyện Gia Viên để được rõ thông tin về quy định giờ làm việc hành chính của địa phương. Ông Khánh cho hay, theo quy định của UBND tỉnh Ninh Bình giờ làm việc của các cơ quan, ban ngành trên địa bàn đến thời điểm này đều phải thực hiện theo giờ mùa đông, thời gian làm việc từ 7h30 – 11h30
Các phòng ban của UBND xã Gia Vượng đều cửa đóng then cài, không một bóng người trong giờ hành chính
Các phòng ban của UBND xã Gia Vượng đều "cửa đóng then cài", không một bóng người trong giờ hành chính
Được phóng viên Dân trí phản ánh về thực tế đang diễn ra tại công sở UBND xã Gia Vượng, ông Khánh cho biết sẽ liên hệ với lãnh đạo xã Gia Vượng để kiểm tra. Ít phút sau, ông Khánh gọi điện lại cho phóng viên và cho biết, hôm nay lãnh đạo, cán bộ của xã Gia Vượng đều xuống cơ sở làm việc hết. “Tôi đã báo lại sự việc, các anh ấy đang cho người về” – ông Chánh văn phòng UBND huyện Gia Viễn nói.
Khoảng 15 phút sau có một cán bộ văn phòng tên là Nguyễn Thanh Phương đến mở cửa phòng tiếp công dân. Phóng viên gặp ông Phương trao đổi muốn được gặp lãnh đạo xã để làm rõ những thông tin trong đơn kêu cứu của một giáo viên trong xã. Ông Phương cho biết, sự việc này ông cũng nghe qua nhưng không nắm rõ. Lúc này, ông Phương gọi điện cho ông Vũ Trọng Tấn - Chủ tịch UBND xã Gia Vượng và cho biết, ông Tấn đang đi công việc riêng không về làm việc với phóng viên được.
Phòng Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã Gia Vượng khóa kín cửa trong giờ làm việc
Phòng Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã Gia Vượng khóa kín cửa trong giờ làm việc
Lúc 11h13, phóng viên điện thoại cho ông Vũ Trọng Tấn để liên hệ công việc, ông Tấn cho hay khoảng 10h40 sáng cùng  ngày ông mới rời trụ sở UBND xã để đi ăn cưới. Trước khi đi, ông đã giao công việc và nhắc nhở cán bộ cử người trực công sở để tiếp công dân. Tuy nhiên, thực tế mà phóng viên ghi lại được tại trụ sở UBND Gia Vượng hoàn toàn trái ngược với những gì ông Tấn nói. Còn gần một tiếng mới hết giờ hành chính nhưng cả trụ sở xã Gia Vượng không có một bóng người, một số công dân đến làm giấy tờ cũng đành phải ra về.
Trao đổi về thông tin theo đơn của giáo viên mà phóng viên muốn được tiếp cận, ông Tấn cho hay đã giao cho trưởng công an xã đến gặp và trao đổi với phóng viên.
Khoảng 11h20, ông Đinh Diệp Anh – Trưởng Công an xã Gia Vượng đến phòng làm việc, phóng viên đến liên hệ công việc theo hướng dẫn của ông Vũ Trọng Tấn - Chủ tịch UBND xã Gia Vượng. Lúc này, ông Anh đã gọi điện lại cho ông Tấn để xác minh thông tin mà phóng viên vừa trao đổi.
Ông Đinh Diệp Anh - Trưởng Công an xã Gia Vượng vừa kiểm tra giấy giới thiệu của phóng viên vừa hút thuốc lá
Ông Đinh Diệp Anh - Trưởng Công an xã Gia Vượng vừa kiểm tra giấy giới thiệu của phóng viên vừa hút thuốc lá
Trong khi làm việc với phóng viên, ông Anh vừa kiểm tra giấy giới thiệu vừa hút thuốc lá. Trong quá trình làm việc, ông Anh cấm phóng viên không được ghi âm, chụp ảnh với lý do: “Phòng làm việc của tôi, tôi có quyền”.
Đến cuối buổi làm việc, ông Anh còn yêu cầu phóng viên “xí xóa” buổi làm việc, coi như chưa nói gì.
Thái Bá -Thứ Sáu, 06/11/2015 - 16:08

Người phụ nữ bị máy xúc chèn ở Hải Dương đội đơn kêu cứu

(Kiến Thức) - Bốn tháng qua, bà Lê Thị Châm, người phụ nữ bị máy xúc chèn ở Hải Dương đang đội đơn đến các cơ quan ban ngành tỉnh để kêu cứu.

Suốt gần 4 tháng qua, bà Lê Thị Châm (SN 1963, trú ở thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền, tỉnh Hải Dương, người phụ nữ bị máy xúc chèn ở Hải Dương phải gánh chịu những nỗi đau về thể xác và sự bức xúc bởi trong suốt thời gian dài, các cơ quan chức năng vẫn chưa làm rõ vụ việc. Trước đó, bà bị máy xúc chèn vào người khi xảy ra va chạm lúc bà cùng một số người dân khác ngăn cản máy xúc vào công trường để thi công KCN Cẩm Điền Hải Dương (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) vào 8h sáng ngày 10/7.

Cực chẳng đã người phụ nữ đau ốm toàn thân phải làm đơn kêu cứu gửi đến các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh Hải Dương để điều tra minh bạch làm rõ vụ việc mà theo bà, việc bà bị máy xúc chèn lên xảy ra giữa ban ngày với hàng trăm nhân chứng.

Nguoi phu nu bi may xuc chen o Hai Duong doi don keu cuu
Bà Lê Thị Châm nằm dưới bánh xích ngày 10/7.
 Nguoi phu nu bi may xuc chen o Hai Duong doi don keu cuu-Hinh-2
Bà Châm khi cấp cứu trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.

Trong đơn "kêu cứu khẩn cấp" gửi các cơ quan chức năng, bà Lê Thị Châm trình bày: "Tôi cùng 91 hộ dân thôn Hoàng Xá có diện tích đất bị thu hồi năm 2008 nhưng chưa nhận tiền đền bù với lý do tiền chi trả đất bị thu hồi quá thấp. Vào hồi 8h sáng ngày 10/7, có một chiếc máy xúc bánh xích đi vào khu vực KCN Cẩm Điền - Lương Điền để thi công, tôi và mọi người ra ngăn cản không cho xe vào. Người lái xe dừng lại và có một thanh niên khác nhảy lên chiếc xe nói "tao là dân xã hội đen" chửi bới lăng mạ, xúc phạm người dân, sau đó cướp tay lái máy xúc, chúng tôi ra ngăn lại nhưng lái xe cố tình lao thẳng vào. Khi tôi ngã xuống, người dân có mặt kêu la ầm ĩ nhưng thanh niên này vẫn cố tình lao thẳng vào người tôi. Lúc đó tôi bất tỉnh và được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, sau đó tôi được chuyển lên Bệnh viện Việt Đức. Theo bệnh án, tôi bị gãy xương đầu bả vai bên phải, gãy nát nhiều đoạn hàm dưới và mấy răng hàm trong, dập xương mặt bên phải. Sức khỏe hiện nay của tôi chưa ổn định. Tôi mong muốn các cơ quan điều tra làm rõ vụ việc. Tôi đề nghị các cơ quan điều tra tìm ra thủ phạm và người đứng đầu tổ chức vụ việc như trên. Các cơ quan có liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho tôi".

Nguoi phu nu bi may xuc chen o Hai Duong doi don keu cuu-Hinh-3
Ngoài gửi đơn đến các cơ quan chức năng, bà Châm gửi đơn đến các cơ quan báo chí để lên tiếng về vụ việc.

Theo lời bà Lê Thị Châm, bản thân bà có 605m2 đất thuộc khu CN Cẩm Điền. Năm 2008, cơ quan chức năng đền bù với giá 16,2 triệu/sào. "Diện tích đất của tôi không lớn nhưng đó là cả gia tài của tôi. Tôi không chồng, không con, tuổi về già chỉ trông vào số diện tích đất ấy để mưu sinh. Hôm xảy ra sự việc, có hơn chục người dân đứng chặn đầu máy xúc, tôi đứng bên bánh máy xúc, chúng tôi lùi đến đâu, xe xúc tiến đến đó. Sau đó máy xúc đâm vào người tôi. Khi đó tôi ngất xỉu không còn biết gì nữa", bà Châm cho biết thêm.

Hiện giờ hoàn cảnh của bà Lê Thị Châm rất éo le. Bà Lê Thị Thụy (62 tuổi) là chị gái bà Châm cho biết, bà Châm sống một mình. Từ ngày xảy ra sự việc luôn trong cảnh ốm đau. Khi rời viện về nhà thì bà Châm về ở cùng cháu dâu để có người chăm sóc.

"Trong suốt thời gian bà Châm bị thương, gia đình tôi phải đứng lên vay mượn tiền để chạy chữa vì cuộc sống của em tôi rất khó khăn. Có điều lạ từ ngày em tôi gặp nạn, chỉ có đại diện công ty VSIP đến thăm và họ có hỗ trợ 3 triệu đồng còn ngoài ra không có cơ quan ban ngành nào đến, động viên, thăm hỏi", bà Thụy cho hay.

Nói về sức khỏe của mình, bà Châm cho biết: "Sức khỏe của tôi giờ rất yếu, vẫn đau bên bả vai phải, đau hàm, sinh hoạt khó khăn. Tất cả đều phải nhờ vào cháu dâu và chị gái là bà Lê Thị Thụy".

Nguoi phu nu bi may xuc chen o Hai Duong doi don keu cuu-Hinh-4
Bà Lê Thị Châm trao đổi với PV Kiến Thức ngày 5/11/2015.

Liên quan đến quá trình điều tra vụ việc, ngay khi xảy ra vụ việc, để làm rõ việc có hay không bà Châm bị xe bánh xích chèn qua, Công an huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) đã đã đến Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) thăm hỏi và lấy được khai của bà Lê Thị Châm.

Đơn vị này cũng đang tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để điều tra ban đầu đối với ông Nguyễn Văn Sinh, 42 tuổi (ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, Hải Dương, đang nằm điều trị ở Viện Quân y 7, TP.Hải Dương), người được cho là đã lái máy xúc chèn lên bà Châm sáng ngày 10/7, tại dự án khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền, sau đó bị người dân đánh bị thương. Công an huyện Cẩm Giàng cũng xác minh ông Sinh có phải là người của đơn vị phụ trách thi công dự án, có bằng lái máy xúc và có được giao nhiệm vụ lái máy xúc không. Ngày 13/10 vừa qua, cơ quan công an đã đưa bà Lê Thị Châm đi giám định mức độ tổn hại sức khỏe tại Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế.

Nguoi phu nu bi may xuc chen o Hai Duong doi don keu cuu-Hinh-5
Bà Lê Thị Thụy, chị gái bà Châm.

Ở diễn biến khác, khi xảy ra sự việc, UBND tỉnh Hải Dương đã có văn bản gửi Chính phủ báo cáo vụ việc liên quan đến việc xe xúc của đơn vị thi công KCN Cẩm Điền - Lương Điền chèn vào người bà Lê Thị Châm (trú tại thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng) ngày 10/7. Theo báo cáo, khoảng 8h ngày 10/7, 1 xe xúc của nhà thầu di chuyển từ Quốc lộ 5 vào KCN, bị số đông người dân ngăn cản nên có xảy ra va chạm. Bà Lê Thị Châm bị ngã, có chạm vào xe. Sau đó, bà Châm được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương cấp cứu.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 diễn ra chiều 31/7 ở Hà Nội, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết: "Đối chiếu báo cáo của UBND tỉnh Hải Dương với thông tin của người dân, dư luận xã hội, cũng như thông tin của chủ đầu tư thì có những tình tiết chưa rõ nên Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu lãnh đạo tỉnh Hải Dương chỉ đạo các cơ quan của tỉnh điều tra, xem xét. Nếu có dấu hiệu vi phạm thì xử lý nghiêm minh; đồng thời xử lý các khiếu nại của người dân một cách thỏa đáng để tình hình địa phương bình ổn trở lại. Hiện tỉnh Hải Dương cũng đang khẩn trương chỉ đạo việc này”.

Tuy nhiên từ đó đến nay, sự việc vẫn chưa được làm sáng tỏ. Trong cuộc họp báo ngay sau khi được bầu làm Bí thư tỉnh Hải Dương vào ngày 28/10 vừa qua, trả lời câu hỏi của báo chí về việc giải quyết ở khu công nghiệp Lương Điền - Cẩm Điền, ông Nguyễn Mạnh Hiển, tân Bí Thư Tỉnh Hải Dương cho biết: “Tôi là người trực tiếp chủ trì giả quyết việc này. Vừa rồi diễn ra việc xô xát giữa người dân và đơn vị thi công, người dân có ý kiến mấy vấn đề. Kết luận việc máy xúc đè lên người đúng hay không đúng? 
Trước vấn đề đó, công an đã đưa video clip lên giám định Viện giám định hình sự của Bộ Công an để làm rõ video clip đó có đúng không? Đến giờ này vẫn chưa có kết luận đúng hay sai về clip đó.

Sau vụ việc này, chúng tôi đã đối thoại với người dân nên sẽ tổ chức thi công để triển khai các cơ sở hạ tầng ở khu công nghiệp. Việc bồi thường giải phóng mặt bằng đã xong theo đúng các quy định. Tôi chỉ đạo một số hộ dân chưa lấy đất, thì chính quyền bố chí đất chia cho các hộ dân, các ông bà không đến nhận thì vẫn cắm biển báo, gia đình này được bao nhiêu mét ở đâu”.
Tâm Đức-19:00 06/11/2015

Trả tiền để yêu nước là phạm pháp?

Quân nhân Mỹ dẫn các cầu thủ bóng bầu dục của đội Jacksonville Jaguars vào sân trước trận đấu với đội Miami Dolphins ở Jacksonville, Florida, ngày 20/9/2015.
Quân nhân Mỹ dẫn các cầu thủ bóng bầu dục của đội Jacksonville Jaguars vào sân trước trận đấu với đội Miami Dolphins ở Jacksonville, Florida, ngày 20/9/2015.
VOA-05.11.2015
WASHINGTON—Một buổi chiều Chủ Nhật năm 2014 ở thành phố Milwaukee thuộc tiểu bang Wisconsin miền trung tây Hoa Kỳ, nơi hàng ngàn người đến sân vận động Miller Park để xem một trận đấu bóng chày do Liên đoàn Bóng chày Quốc gia tổ chức. Vào giữa trận đấu, một ca sĩ bước ra trước máy vi âm hát lớn ca khúc “God Bless America.” Khi tiếng hát dứt, đám đông đứng dậy ngả nón tỏ lòng thành kính và reo hò. Đội Brewers lại thu về thêm 49,000 đôla theo hợp đồng với quân đội Hoa Kỳ.

Sự dàn xếp này nằm trong khuôn khổ một chương trình mà các thượng nghị sĩ John McCain và Jeff Flake nêu chi tiết trong một bản phúc trình hôm thứ Tư cho thấy cái mà họ gọi là “lòng yêu nước được trả tiền” trong ngành thể thao chuyên nghiệp Mỹ.

Phúc trình nêu bật điều mà các thượng nghị sĩ nhận thấy khi phân tích 122 hợp đồng của Bộ Quốc phòng đã có từ năm 2012, trong đó có 72 hợp đồng bao gồm cái được gọi là 'lòng yêu nước được trả tiền' khiến chính phủ phải chi ra 6,8 triệu đôla. Đa số các thỏa thuận này có sự can dự của Đội Phòng vệ Quốc gia.

Ông McCain nói: “Người Mỹ trên cả nước phải lấy làm hết sức thất vọng rằng nhiều buổi lễ tuyên dương quân đội tại các sự kiện thể thao chuyên nghiệp được thực hiện không phải vì tinh thần ái quốc, mà vì lợi nhuận dưới hình thức hàng triệu đôla tiền của người thọ thuế mà Bộ Quốc phòng chi trả cho các công ty thể thao chuyên nghiệp. Giới hâm mộ thể thao phải đặt niềm tin vào việc các anh hùng xuất thân từ quê nhà của mình được tuyên dương vì sự phục vụ đáng kính trong quân đội, chứ không phải là một sách lược tiếp thị.”

Bản phúc trình nói trong khi các hợp đồng có bao gồm những khoản chi để tiếp thị như bảng hiệu tại các sân vận động và các quầy để tuyển mộ tại các trận đấu, quân đội không thể biện minh cho những hoạt động như trả tiền cho các đội thể thao tuyên dương binh sĩ. Bản phúc trình cũng quy trách Bộ Quốc phòng là không thể chứng minh một cách chính xác có bao nhiêu hợp đồng thuộc loại này đã ký kết với các đội thể thao và hết bao nhiêu tiền.

Các ca sĩ hát quốc ca và tuyên dương binh sĩ

Vào ngày 12 tháng 8 năm 2014, Maya Moore, người ghi bàn cho đội Minnesotan Lynx thuộc Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Nữ mang đôi giày rằn ri kiểu nhà binh khi đội của cô tiếp đội Los Angeles Sparks trong Đêm Vinh danh Quân đội. Trong buổi lễ, một quân nhân đã hát bài quốc ca, những người khác trải lá cờ lớn của Mỹ trên sân và phủ lên toàn đội để vinh danh hai cựu chiến binh Thế chiến thứ hai. Quân đội đã trả cho đội Lynx 27,000 đôla cho đêm đó (và có phần chắc chưa kể đôi giày của cô Moore).

Maya Moore, người ghi bàn cho đội Minnesotan Lynx thuộc Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Nữ, từng mang đôi giày rằn ri kiểu nhà binh khi đội của cô tiếp đội Los Angeles Sparks trong Đêm Vinh danh Quân đội.
Maya Moore, người ghi bàn cho đội Minnesotan Lynx thuộc Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Nữ, từng mang đôi giày rằn ri kiểu nhà binh khi đội của cô tiếp đội Los Angeles Sparks trong Đêm Vinh danh Quân đội.

​Các hoạt động như thế tiêu biểu cho sự bảo trợ của quân đội. Bản phúc trình nêu chi tiết việc nhiều đội trong Liên đoàn Bóng Quốc gia tuyên dương các bình sĩ, gồm cả những hợp đồng trị giá 700,000 đôla ký với các đội New England Patriots, cũng như đội bóng chày Brewers, nhiều đội trong Liên đoàn Bóng rổ Quốc gia, Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc gia, và Liên đoàn Bóng đá Quốc gia.

Binh sĩ hát quốc ca đã được đội Atlanta Falcons trả với giá cao nhất là 879,000 đôla, cũng như các đội bóng chày Texas Rangers và Pittsburgh Pirates. Có lẽ sự kiện phổ biến nhất là trả tiền cho các đội thể thao dành thời gian cho các thành viên quân đội được mượn buổi lễ để tuyển mộ hay tái tuyển mộ tại sân đấu và vận động trường. Đội Miami Dolphins, Seattle Seahawks, New York Mets, Detroit Red Wings và nhiều đội khác đã nhận tiền để làm việc ấy.

Theo bản phúc trình, quân đội cũng trả tiền cho các đội New Orleans Saints và Indianapolis Colts để các vũ công xuất hiện tại những buổi lễ có sự tham gia của binh sĩ.

Trả tiền để yêu nước là phạm pháp?

Hồi tháng 5, 1 tháng sau khi ông McCain và Flake phát hiện những vụ trả tiền như thế, họ đã đề nghị một khoản tu chính vào dự luật chuẩn chi của Ngũ Giác Đài cho năm 2015 để hạn chế tập tục này. Ông McCain nêu ra rằng khoản tiền chi trong năm 2014 vào lúc Đội Vệ binh Quốc gia loan báo việc thiếu hụt 101 triệu đôla trong ngân sách.

Ông Flake nói với các đồng nghiệp lập pháp rằng khi một số đội thể thao nhận tiền cho các hoạt động đó, nó làm rẻ công tác của những người khác trong việc vinh danh quân đội. Ông nói: “Vì thế điều quan trọng là ta cần phải đình chỉ tập tục này và bảo đảm rằng khi giới hâm mộ có mặt ở đó và tung hô ủng hộ quân đội, họ biết rằng đó là lòng thành.”

Hồi tháng 9, quyền Thứ trưởng Quốc phòng về Nhân sự và Công tác Chuẩn bị, ông Brad Carson đã công bố một thông tư nêu ra “những lãnh vực quan ngại” và nói rằng các hoạt động của quân đội cần phải minh bạch.
Hồi tháng 9, quyền Thứ trưởng Quốc phòng về Nhân sự và Công tác Chuẩn bị, ông Brad Carson đã công bố một thông tư nêu ra “những lãnh vực quan ngại” và nói rằng các hoạt động của quân đội cần phải minh bạch.

Kết quả là một dự luật kêu gọi các giới chức quốc phòng xét lại những hợp đồng và cân nhắc xem các hợp đồng đó có hiệu quả trong việc đáp ứng các mục tiêu tuyển mộ hay không và báo cáo lên quốc hội mô tả chính xách các hoạt động tiếp thị nào đã được tiến hành.

Hồi tháng 9, quyền Thứ trưởng Quốc phòng về Nhân sự và Công tác Chuẩn bị, ông Brad Carson đã công bố một thông tư nêu ra “những lãnh vực quan ngại” và nói rằng các hoạt động của quân đội cần phải minh bạch. Thông tư bao gồm một tập hợp các hướng dẫn ghi cụ thể rằng không có hợp đồng nào với một đội thể thao được bao gồm tiền trả để tuyên dương một thành viên trong quân lực.

Ông Carson nói: “Chúng ta phải bảo đảm rằng việc chúng ta sử dụng việc tiếp thị thể thao và các hoạt động quảng cáo đem lại một cơ hội để nâng cao nhận thức trong các thị trường chính của chúng ta, trong khi thúc đẩy việc bảo quản tốt tiền của người thọ thuế và duy trì lòng tín nhiệm của công chúng.”

Liên đoàn Bóng Quốc gia NFL cũng công bố một chỉ thị cho các đội bóng hồi tháng 6 nêu bật lòng tự hào trong việc ủng hộ quân đội, nhưng cần phải có sự tách biệt rõ ràng giữa điểm đó và phần quảng cáo.

Thông cáo nói: “Điều trọng yếu là không nên lẫn lộn các sinh hoạt quan hệ cộng đồng với các hoạt động quảng cáo và tuyển mộ của quân đội, bởi vì quan niệm của công chúng do hậu quả của việc này có thể gây tổn hại cho cả quân đội lẫn uy tín của NFL, và làm thiệt hại cho hiệu năng của công tác tập thể của chúng ta trong việc tiếp xúc với cộng đồng. Do đó NFL và quân đội phải cẩn thận bảo đảm rằng việc quảng cáo có trả tiền tách rời khỏi việc tiếp xúc với cộng đồng hay các chương trình vinh danh các thành viên quân đội và gia đình họ.”

Việt Nam kêu gọi Trung Quốc chớ quân sự hóa Biển Đông

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) tại Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, ngày 5/11/2015.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) tại Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, ngày 5/11/2015.
06.11.2015
Người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc chớ quân sự hóa Biển Đông và không để cho tranh chấp chủ quyền làm phương hại các mối quan hệ gắn bó giữa hai nước cộng sản anh em.

Bloomberg dẫn thông điệp của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp hôm 5/11 với ông Tập Cận Bình trước khi Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc kết thúc chuyến công du 2 ngày hôm nay.

Nhân vật số một của đảng cộng sản Việt Nam nói hai nước Việt-Trung nên giải quyết tranh chấp thông qua các cơ chế thương thảo và tìm kiếm những giải pháp cơ bản, lâu dài mà đôi bên có thể cùng chấp nhận, kể cả phát triển một bộ quy tắc ứng xử trên biển.

Chủ tịch Trung Quốc tận dụng chuyến thăm Việt Nam lần này để hàn gắn mối quan hệ ngoại giao đang sứt mẻ do các nỗ lực xác quyết chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông bao gồm đắp đảo nhân tạo, xây đường băng cùng các cơ sở khác mà Hoa Kỳ cho là có thể dẫn tới việc quân sự hóa khu vực.

Chuyến đi của ông Tập diễn ra không bao lâu sau khi tàu chiến Mỹ khởi sự tuần tra quanh các đảo Bắc Kinh xây ở Trường Sa, một hành động công khai thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

"Với hành động tôn tạo các vùng biển đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam cùng những hành động hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông, chuyện Tập sang Việt Nam cho thế giới thấy đây là hành động trơ trẽn nhất của nhà cầm quyền Trung Quốc."-Học giả Đinh Kim Phúc

Tại Việt Nam, ông Tập được đón tiếp bởi các nghi thức trang trọng của chính phủ Hà Nội lẫn các cuộc biểu tình đẫm máu của người dân phản đối ‘Trung Quốc xâm lược.’

Học giả Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu sử học và Biển Đông trong nước, nhận xét chuyến thăm của ông Tập lần này thể hiện một mối bang giao ‘thất bại’:

“Là người theo dõi quan hệ quốc tế và quan hệ Việt-Trung, tôi thấy đây là mối quan hệ hoàn toàn thất bại. Cả chủ nhà lẫn khách đều rất ngượng. Đây là một vở kịch đóng rất tồi. Tập Cận Bình là người diễn rất tồi. Tất cả những gì Tập Cận Bình và chính phủ Trung Quốc đã làm trong thời gian qua không thể qua mắt được nhân dân Việt Nam: một bọn cướp nước đội lớp tuồng chèo, một vở tuồng rất tồi trong mối quan hệ quốc tế hiện nay. Với hành động tôn tạo các vùng biển đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam cùng những hành động hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông, chuyện Tập sang Việt Nam cho thế giới thấy đây là hành động trơ trẽn nhất của nhà cầm quyền Trung Quốc. Với không khí Việt Nam đón tiếp Tập, với phản ứng của nhân dân Việt Nam từ Sài Gòn tới Hà Nội, chuyến đi này của Tập chỉ đóng khung trong hai chữ ‘ngoại giao’ mà thôi.”

Về vai trò của giới lãnh đạo Việt Nam trong ‘vở kịch’ này, ông Phúc cho rằng các bước đi của Hà Nội hiện giờ là chuyện thường tình dễ hiểu vì Việt Nam là ‘nước láng giềng không thể tách rời’ Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Kim Phúc nói hiện giờ là thời điểm thử thách bản lĩnh của giới lãnh đạo Hà Nội để xem ý muốn của họ có phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và xu thế bang giao quốc tế hay họ vẫn muốn giữ vai trò nhược tiểu, một con tốt trên bàn cờ của các nước lớn.

Với cách ứng phó của nhà cầm quyền Việt Nam trước các động thái uy hiếp của Trung Quốc, đáp án cho câu hỏi này ra sao? Học giả Kim Phúc bình luận:

“Thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế hiện nay là một cái thế rất kẹt, giữa các mưu đồ, giữa cái thế của quan hệ quốc tế hiện đại. Bản lĩnh của giới lãnh đạo Việt Nam không thể hiện được trong một vài tháng hay một hai năm, mà đây đòi hỏi bản lĩnh của lực lượng lãnh đạo quốc gia phải nhìn thấu được quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21 giữa tất cả tham vọng của các cường quốc. Tôi chỉ có thể nói rằng sống hay chết một đời người đều phải trải qua, nhưng tên tuổi và lịch sử muôn đời thì vẫn còn đó. Quyền lực cỡ nào rồi cũng phải chết, nhưng tên tuổi vinh hay nhục sẽ sống mãi với lịch sử.”

Phát biểu tại Quốc hội Việt Nam hôm nay 6/11, Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố mối quan hệ Việt-Trung đã đạt tới tầm ‘quan trọng chiến lược.’

Bắc Kinh đang tìm cách ngăn đồng minh của mình nghiêng sang Hoa Kỳ trong khi Hà Nội, giữa căng thẳng Biển Đông, vừa muốn tăng cường quan hệ với cường quốc cựu thù, vừa không muốn làm phật lòng người láng giềng hùng mạnh đã chi phối Việt Nam trong mọi lĩnh vực từ kinh tế tới chính trị.

Trong cuộc thảo luận với nhà lãnh đạo Trung Quốc về các vấn đề hàng hải, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thúc giục đôi bên kiểm soát thỏa đáng những khác biệt quan điểm, dần xây đắp sự đồng thuận, và mở rộng những lợi ích chung thông qua thương lượng.

Đáp lại, Chủ tịch Trung Quốc nói Việt-Trung có ‘tình hữu nghị chặt chẽ’, ‘cần hợp tác với nhau trong một thế giới phức tạp,’ chớ để cho quan hệ song phương bị cản trở bởi bất kỳ ai.

Lãnh đạo Việt-Trung cũng nhất trí sẽ cùng bắt tay giải quyết bất đồng, duy trì các mối quan hệ ổn định, và gìn giữ hòa bình Biển Đông.

Trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Chủ tịch Trung Quốc, đôi bên đã ký kết 12 thỏa thuận về trao đổi văn hóa, phát triển du lịch, thiết kế những khoản vay cho các dự án đường cao tốc và đường sắt, cùng khoản viện trợ từ Bắc Kinh hỗ trợ các sáng kiến về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho Việt Nam.

Việt Nam kêu gọi Trung Quốc chớ quân sự hóa Biển Đông

Dự Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo của Việt Nam gây quan ngại

Đức Hồng Y Fernando Filoni (phải) ban phước cho một em bé trước Nhà thờ St. Joseph ở Hà Nội, ngày 20/1/2015.
Đức Hồng Y Fernando Filoni (phải) ban phước cho một em bé trước Nhà thờ St. Joseph ở Hà Nội, ngày 20/1/2015.
Một nhóm các tổ chức xã hội dân sự cùng các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế vừa ra Tuyên bố chung phản đối Dự thảo Luật tín ngưỡng-tôn giáo được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Việt Nam hôm nay 6/11.
Bản Tuyên bố với chữ ký của 27 tổ chức bao gồm Ân xá Quốc tế nêu rõ các quan ngại về nội dung Dự thảo 5 của Luật tín ngưỡng-tôn giáo lưu hành từ tháng 9 năm nay.
Tuyên bố nói dự luật này đi ngược lại với quyền tự do tôn giáo của công dân với các hạn chế vượt mức cho phép của các luật nhân quyền mà Việt Nam có nghĩa vụ phải tuân thủ.
Các tổ chức đồng ký tên trong Tuyên bố kêu gọi Việt Nam tu chỉnh lại toàn bộ Dự luật này với sự đóng góp của các cộng đồng tôn giáo kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh. 
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, một tổ chức ký tên trong Tuyên bố chung, cho biết khuyến nghị chính nêu lên trong bản Tuyên bố chung:
“Phải loại bỏ đi chủ trương xin-cho bắt phải xin phép và được chính quyền chấp thuận thì mới được hoạt động tôn giáo. Đây là sự vi phạm trầm trọng nhất đối với các tiêu chuẩn căn bản của quốc tế về tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo là quyền căn bản của con người, không cần phải xin phép.”
Tiến sĩ Thắng cho hay BPSOS cùng các tổ chức bảo vệ nhân quyền đang đẩy mạnh các nỗ lực vận động quốc tế về vấn đề nhân quyền Việt Nam trong đó có quyền tự do tôn giáo:
“Chúng tôi đã làm việc với cơ quan Liên hiệp quốc đặc trách tự do tôn giáo tín ngưỡng, với Bộ Ngoại giao Mỹ, với Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế, với các nước khác như Đức, Canada để lên tiếng với Việt Nam với hy vọng Việt Nam sẽ lắng nghe và cải thiện. Nếu cuối cùng họ vẫn không lắng nghe, điều đó chửng tỏ cho thế giới thấy họ cam kết một đằng nhưng thực thi hoàn toàn ngược lại.”
Tháng tư năm nay, chính phủ Việt Nam công bố Dự thảo 4 của Luật tín ngưỡng-tôn giáo khiến một số cộng đồng các tôn giáo trong nước lên tiếng phản đối.

Sau chuyến đi Việt Nam tìm hiểu thực tế hồi tháng 7 năm ngoái, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng, Heiner Bielefeldt, nhận xét quyền tự quản của các tổ chức tôn giáo độc lập không được nhà nước công nhận tại Việt Nam vẫn bị hạn chế và rằng sinh hoạt đạo của họ không được an toàn, thường xuyên bị sách nhiễu, đe dọa.
Tháng rồi, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố phúc trình về tự do tôn giáo quốc tế năm qua trong đó nêu rõ các vi phạm về quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Hà Nội bác bỏ báo cáo này với cáo buộc rằng ‘không khách quan , dựa trên thông tin sai lệch.’
Dự Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo của Việt Nam gây quan ngại