Monday, November 30, 2015

Visa: Việt Nam chỉ hứa chứ không làm gì cả

SÀI GÒN (NV) - Mời gọi đầu tư, cam kết xóa bỏ mọi trở ngại về thủ tục nhưng Việt Nam vẫn chẳng có thay đổi nào đáng kể từ những chuyện vốn dĩ rất nhỏ như visa dành cho doanh nhân ngoại quốc.

Thủ tướng Việt Nam (thứ ba từ trái qua) tại một Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam. Việt Nam có rất nhiều
cam kết, hứa hẹn nhưng không làm. (Hình: TBKTSG)

Đó là nhận định chung và than phiền chung của các hiệp hội doanh nghiệp ngoại quốc trong báo cáo tổng quan, chuẩn bị cho Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam 2015. Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam là cuộc đối thoại thường niên giữa chính quyền Việt Nam với các hiệp hội doanh nghiệp cả trong lẫn ngoài Việt Nam.

Theo tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn thì một trong những điểm chung khiến các hiệp hội doanh nghiệp ngoại quốc cùng bất bình là chính quyền Việt Nam vẫn không thay đổi chính sách về visa.

Bà Sherry Boger, chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AMCHAM), nhận định, khi ban hành các quY định về nhập cảnh (sửa đổi hồi tháng 6 năm ngoái và có hiệu lực vào đầu năm nay), Việt Nam đã không tham khảo Hiệp Định Thương Mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên đã không dành ưu đãi cho doanh nhân của các quốc gia thành viên TPP.

Trong khi du khách và doanh nhân Việt Nam đến Hoa Kỳ được cấp loại visa có giá trị sử dụng đến một năm và không bị giới hạn về số lần nhập cảnh trong khoảng thời gian này thì du khách và doanh nhân Hoa Kỳ vào Việt Nam chỉ được cấp visa có giá trị ba tháng và chỉ sử dụng được một lần. Bất kể điều đó vừa gây trở ngại lớn cho cả du khách lẫn doanh nhân Hoa Kỳ, vừa ảnh hưởng bất lợi cho ngành du lịch Việt Nam - một trong những lĩnh vực mà chính quyền Việt Nam vẫn xem là ưu tiên để phát triển.

Cũng theo bà Boger, dẫu AMCHAM từng nhận được thông báo là từ tháng 7 năm nay, Việt Nam sẽ cấp loại visa có giá trị sử dụng đến một năm và không giới hạn về số lần nhập cảnh trong khoảng thời gian này cho du khách và doanh nhân Hoa Kỳ nhưng đến nay, điều đó vẫn chưa được thực hiện.

Giống như một số viên chức ngoại giao của Hoa Kỳ, bà Boger cảnh báo, nếu Việt Nam không thay đổi trong việc cấp visa cho du khách và doanh nhân Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẽ rút ngắn cả thời hạn sử dụng visa nhập cảnh Hoa Kỳ lẫn số lần sử dụng visa nhập cảnh Hoa Kỳ đối với công dân Việt Nam.

Ngoài AMCHAM, Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhật tại Việt Nam (JBAV) cũng phàn nàn về chính sách visa của Việt Nam. Trước đây, Việt Nam cho phép công dân Nhật tái nhập cảnh không cần visa nếu trước đó đã rời Việt Nam chưa quá 30 ngày. Sau đó khi sửa đổi quy định nhập cảnh thì điều này bị hủy bỏ. Ông Shimon Tokuyama, chủ tịch JBAV cho rằng, chính sách visa hiện nay của Việt Nam gây khó khăn cho cả du khách lẫn doanh nhân Nhật muốn nhập cảnh Việt Nam thường xuyên để du lịch hay hoạt động thương mại. Ông Tokuyama cho rằng, muốn khuyến khích du lịch và giao thương với Nhật, Việt Nam phải nới lỏng điều kiện nhập cảnh không cần visa.

Ông David W. Carter, đại diện Hiệp Hội Doanh Nhân Úc tại Việt Nam (AUSCHAM), nói thêm, dẫu Việt Nam đã mở rộng danh sách các quốc gia được miễn thị thực (nay là 21 quốc gia) nhưng vẫn thua xa các quốc gia trong khu vực như Thái Lan (52), Philippines (157), Malaysia (164),... Theo ông Carter, mở rộng danh sách các quốc gia được miễn thị thực, bao gồm cả Úc và New Zealand là điều quan trọng để thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và du lịch từ các quốc gia khác.

Người ta dự đoán, Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam 2015 không chỉ nóng về visa mà còn nóng vì nhiều vấn đề khác như: hội nhập, ngân hàng, cơ sở hạ tầng,... (G.Đ)

Chưa điều tra đã biết thủ phạm giết ngư dân ở Trường Sa

QUẢNG NGÃI (NV) - Ông Trương Đình Bảy, 42 tuổi, ngụ ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, làm phụ bếp trên tàu đánh cá số hiệu QNg 95861 đã bị bắn chết hôm 28 tháng 11, tại Trường Sa. 

Thân nhân chờ nhận xác ông Trương Đình Bảy. (Hình: Soha)

Giới hữu trách tại Việt Nam chưa có nhận định chính thức về sự kiện này vì tàu QNg 95861 đang trên đường trở về đất liền. Nhưng theo tường thuật trực tiếp của ông Bùi Văn Cu, thuyền trưởng tàu QNg 95861, với báo giới qua bộ đàm thì tàu của ông bị hai ca nô không rõ quốc tịch tấn công vào chiều 28 tháng 11, lúc tàu đang thả neo gần bãi đá Suối Ngọc để ngư dân lặn tìm hải sản. Bãi đá Suối Ngọc cách bãi đá Vành Khăn - đã được Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo khoảng 29 hải lý,

Khi ba trong số tám kẻ lạ mặt có vũ trang nhảy sang tàu QNg 96851, sợ bị cướp ngư cụ và cướp hải sản, ông Bảy đã dùng dao chặt đứt dây neo tàu để ông Cu lái tàu chạy trốn. Cũng vì vậy, một trong ba kẻ tấn công đã bắn chết ông Bảy.

Ông Cu lao tới giật súng, vật ngã kẻ bắn chết ông Bảy, xô y xuống biển. Hai tên còn lại nhảy về ca nô của chúng. Ông Cu lái tàu bỏ chạy. Đến khi trời sụp tối, ông Cu mới cho tàu quay trở lại để đón những ngư dân của tàu, trước đó đã rời khỏi tàu để lặn tìm hải sản và đang lênh đênh trên hai chiếc thúng.

Ông Cu nhấn mạnh ông chỉ xác định được hai ca nô và những kẻ tấn công không phải là người Việt. Do hốt hoảng, ông không thể xác định được quốc tịch của chúng.

Ngay sau khi xảy ra sự kiện vừa kể, ông Võ Văn Trác, phó chủ tịch Hội Nghề Cá Việt Nam, nhận định, bắn chết ngư dân không vũ trang là một hành động dã man, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Ông Trúc nhấn mạnh, để sự kiện tương tự không tái diễn, cần phải có giải pháp bảo vệ ngư dân Việt Nam hành nghề trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam để ngư dân Việt Nam yên tâm ra biển.

Ộng Lưu Văn Huy, cục trưởng Kiểm Ngư Việt Nam, thừa nhận, hành vi của những kẻ lạ mặt trên vùng biển của Việt Nam là “không thể chấp nhận được.” Cũng vì vậy cần phải điều tra ngay và kết luận điều tra cần quy rõ trách nhiệm của lực lượng nào đã tấn công ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Một viên thứ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Kiêm Tư Lệnh Lực Lượng Biên Phòng tên là Võ Trọng Việt hứa rằng, Biên Phòng Việt Nam sẽ xác minh, điều tra về việc ông Bảy bị bắn chết khi đang hành nghề tại quần đảo Trường Sa.

Đáng lưu ý là báo chí Việt Nam vừa được cung cấp một “báo cáo” của ông Bùi Văn Tấn - anh ruột thuyền trưởng QNg 95861. Ông Tấn không có trên tàu nhưng “trình báo” với giới hữu trách là em của ông cho biết hai ca nô đã tấn công QNg 95861 là “ghe của ngư dân Philppines.”

Ngay sau đó. một số Facebooker có bạn bè ở Philippines đã liên lạc với họ để tìm hiểu và loan báo: (1) Giống như Việt Nam, Philippines cấm ngư dân của họ tự vũ trang. (2) Vào lúc này, do tình hình biển Đông căng thẳng, Philippines không cho ngư dân đánh cá xa bờ.

Nếu “ghe của ngư dân Philppines” bắn chết ông Bảy, quan hệ giữa Việt Nam và Philippines chắc chắn sẽ có trục trặc. Quan hệ này vốn dĩ càng lúc càng khắng khít vì cả hai bên đang cùng phải đối đầu với yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền trên biển Đông. (G.Đ)
11-30-2015 3:22:10 PM 

Có đúng là: Cơ quan điều tra Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế giới(!?)

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Tội ác thường lẫn trốn, thay vì vận dụng nghiệp vụ chuyên môn tìm nó thì lại bắt một người vô tội khác thay vào, liệu đó có là “tài giỏi”? - So sánh với quốc tế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội Nguyễn Đình Quyền cho rằng: “cơ quan CS điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh”. (VnExpress.net) Có điều giỏi đến tầm cỡ thế giới như thế nào thì cũng nên tham khảo vài chuyên án điển hình của cơ quan CS điều tra (nhà nước đảng CS/Việt Nam) để… xếp hạng với thiên hạ. Dù vụ việc không lạ với dư luận nhưng cũng nên điểm lại để thấy cái “giỏi nhất thế giới” trong tư duy của một cái “mặt lớn” (đại biểu) Quốc Hội.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội Nguyễn Đình Quyền: “cơ quan CS điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh”.(VnExpress.net) 

Ngày 15.8.2003, chị Nguyễn Thị Hoan ngụ tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, H.Việt Yên, Bắc Giang bị giết chết. Ngày 17.8.2003, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố vụ án giết người. Ngày 30.8.2003, Ông Nguyễn Thanh Chấn, ngụ cùng thôn với nạn nhân, bị công an bắt giữ khởi tố về tội giết người. Ngày 3.12.2003, công an hoàn tất kết luận điều tra vụ án. Ngày 26.3.2004, TAND tỉnh Bắc Giang tuyên án Nguyễn Thanh Chấn phạm tội giết người, tù chung thân. Bản án phúc thẩm có hiệu lực.

Ngày 5.7.2013, bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Nguyễn Thanh Chấn) làm đơn kêu oan gửi đến Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao, tố cáo thủ phạm giết người là Lý Nguyễn Chung ngụ tại địa phương. Ngày 25.10.2013, Lý Nguyễn Chung sau nhiều năm lẩn trốn tự ra đầu thú, thành thật khai nhận toàn bộ hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan để cướp tài sản.

Ông Nguyễn Thanh Chấn được tuyên bố vô tội và trả tự do. Ngày 23-7-2015, TAND tỉnh Bắc Giang xét xử tuyên án Lý Nguyễn Chung 12 năm tù về tội giết chị Nguyễn thị Hoan, cướp tài sản tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) năm 2003, đồng thời cơ quan tố tụng phải lấy ngân sách (thuế của dân) bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn 7 tỷ 2 cho 10 năm ngồi tù oan sai.

Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang Trần Đình Hồng nhìn nhận đây là việc sai sót hết sức đáng tiếc trong quá trình điều tra tội phạm của lực lượng công an.

Thủ phạm Lý Nguyễn Chung nghe tuyên án trước tòa tỉnh Bắc Giang 

Sau 10 năm ngồi tù oan ông Nguyễn Thanh Chấn được trả tự do trong nước mắt vợ con.

Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn vừa khép lại, thì một vụ án oan nghiêm trọng khác (lớn hơn) tiếp nối. “Tù nhân chung thân” của bản án giết người cướp của Huỳnh Văn Nén (53 tuổi, ngụ huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) vừa được đình chỉ bản án, trả tự do vì: “Ngày 28/11/2016, đại tá Phạm Thật - Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, quá trình lật lại vụ án để điều tra theo đơn tố cáo, cơ quan công an đã truy tìm vừa bắt được hung thủ giết bà Lê Thị Bông cướp nhẫn vàng cách đây gần 18 năm. “Hiện chúng tôi đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ án theo luật”, đại tá Phạm Thật nói.(1) 

17 năm 5 tháng luân chuyển qua nhiều nhà tù khác nhau, thời gian và đời sống khắc nghiệt của tù nhân đã bào mòn tuổi sung mãn thời trung niên để giờ đây chỉ còn là “ông già” Huỳnh văn Nén run rẩy lụm cụm già hơn nhiều so với cái tuổi 53 của mình khi được dìu đi trong vòng tay vợ và thân nhân.

Tình nghi giết người cướp của, ngày 23/4/1998 CA bắt giam Huỳnh văn Nén bị kết án chung thân - (vợ ngồi chứng kiến)

Sau 17 năm tù oan, ngày 14-11-2015 Huỳnh văn Nén lụm cụm đi đứng không nổi, đoàn tụ vợ mình trong nước mắt. 

Khi nhắc về kí ức những ngày tù oan trái đắng cay của cuộc đời, Huỳnh Văn Nén thốt lên: “Tôi đã cố gắng kêu oan từ khi mới bị mời lên UBND xã làm việc, đến quá trình phúc cung sau cùng của đại diện viện kiểm sát và cả tòa án nhưng họ không nghe tôi, dù chỉ là một lời, ước gì người ta nghe mình sớm hơn thì tôi đã được gặp mẹ lần cuối, mẹ mất một năm rồi mà tôi không hề hay biết, giờ tôi chỉ muốn về Cà Mau để được nhìn ảnh mẹ, thắp cho mẹ tôi nén nhang và nói với bà rằng “mẹ ơi con không giết người” mọi người bảo đây là tâm nguyện của mẹ tôi trước khi nhắm mắt", ông nén chua chát lắc đầu kể. (vov.vn-Oline) 

Còn anh Nguyễn Phúc Thành (người có vai trò then chốt trong việc chỉ ra thủ phạm, kêu oan cho ông Nén) cũng không giấu được niềm vui. “Vui quá, mười mấy năm từ ngày ấy đến giờ sự thật mới được trả lại, tôi luôn có niềm tin ngày này sẽ đến, chỉ tiếc là muộn màng”. Hai tháng trước phiên xét xử ông Nén diễn ra (năm 1998) anh Thành đã viết đơn ký tên tố cáo 2 người bạn (trộm cắp, nghiện ma túy) của mình mới đích thị là hung thủ sát hại bà Bông. Nhưng kỳ lạ, mãi đến 17 năm sau… Huỳnh văn Nén mới thoát cảnh đoạn trường. 

Hồ sơ vụ án ghi lại, tối 23/4/1998, ông Nén bị cho là dùng một đoạn dây thừng làm hung khí giết bà Lê Thị Bông cướp chiếc nhẫn, sau khi đi uống rượu về. Ngày 31/8/2000, TAND tỉnh Bình Thuận xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Nén tù chung thân về tội Giết người, 3 năm tội Cướp tài sản và 2 năm về tội Cố ý hủy hoại tài sản. Tổng hợp hình phạt là tù chung thân.

Ông Nén nộp đơn kháng cáo kêu oan nhưng quá thời hạn, ngày 12/12/2000, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM không chấp nhận kháng cáo và đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Trong thời gian này, phạm nhân Nguyễn Phúc Thành đang cải tạo tại trại giam Sông Cái, Ninh Thuận, đã làm đơn tố giác hai người bạn của mình (ngụ cùng địa phương, nghiện ma túy và thường xuyên trộm cắp tài sản, sắp bị chính quyền đưa đi học tập và cai nghiện bất ngờ trốn khỏi địa phương) mới chính là hung thủ giết bà Bông chứ không phải ông Nén. Từ đó, người vợ, người cha già và một thầy giáo cũng là cựu Chủ tịch UBND xã Tân Minh, đích thân hành trình ròng rã kêu oan cho chồng và con. (Xem: “trách móc ai thì mọi chuyện cũng đã xong) (2) 

Tháng 11/2014, trên cơ sở các đơn kêu oan của vợ ông Nén tòa Giám đốc thẩm của TAND Tối cao đã chấp nhận kháng nghị của VKSND Tối cao, tuyên hủy án sơ thẩm về phần tội danh và hình phạt với ông Nén để điều tra lại. Sau đó, Viện KSND tỉnh Bình Thuận đã bàn giao hồ sơ cho công an tỉnh này điều tra lại nhưng vẫn không có cơ sở buộc tội ông Nén. Ngoài ra, trong thời gian bị cáo buộc giết bà Bông, ông Nén lại còn bị xác định liên quan một vụ giết người khác xảy ra trước đó 5 năm (1993). Trải qua quá trình tố tụng kéo dài 12 năm nhưng cũng không tìm được hung thủ, cơ quan tố tụng buộc phải tuyên 9 bị cáo trong "kỳ án vườn điều" này (đều là người trong gia đình vợ Nén) vô tội và phải bồi thường oan sai hơn một tỷ đồng. Riêng ông Nén vẫn còn là thủ phạm của vụ án giết bà Bông nên chưa được bồi thường còn trong tù cho đến hôm nay.

Ông Nén là người duy nhất tại Việt Nam 2 lần bị kết án oan trong hai vụ giết người do cơ quan CS thụ lý điều tra kết tội nhưng không có cơ sở chứng cứ theo đúng pháp luật. Dự kiến ngày 3/12 ông sẽ được xin lỗi công khai tại địa phương./.(vov.vn-Oline) 

Lá đơn từ trại giam tố cáo hung thủ (3) 

Hay tin ông Huỳnh Văn Nén lĩnh án chung thân vì bị cho là giết bà Bông để cướp vàng, phạm nhân đang thụ án ở trại Sông Cái (Ninh Thuận) làm đơn tố giác hai người bạn trong nhóm giang hồ của mình mới là hung thủ.

Bày tỏ vui mừng khi vụ án Huỳnh Văn Nén vừa được kháng nghị xem xét lại, anh Nguyễn Phúc Thành (35 tuổi, thị xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) cho biết, hơn 14 năm trước, anh cùng Nguyễn, Hồ và một số thanh niên tại địa phương chơi khá thân với nhau. Nhóm giang hồ "vườn" lúc đó thường rủ nhau đi cướp hoặc chặn xe khách chạy qua địa bàn buộc phải cho tiền để tụ tập hút bồ đà, ăn chơi. 

"Hôm bà Bông (Lê Thị Bông, thường gọi bà là Năm Tép) bị sát hại và bị cướp nhẫn vàng, chính Nguyễn và Hồ đã tìm gặp và kể lại việc gây án" cho anh nghe, anh Thành nói.

Anh Nguyễn Phúc Thành cho biết hung thủ có tên Nguyễn và Hồ mà anh tố giác nằm trong nhóm giang hồ bạn của anh tại địa bàn xã Tân Minh lúc bấy giờ. Ảnh: Phước Tuấn.

Dù vụ việc diễn ra đã 16 năm nhưng anh Thành tỏ ra nhớ đến từng chi tiết. Anh kể, khoảng 7-8h sáng 24/4/1998, Nguyễn mặc chiếc quần jean màu xám, vẻ mặt khá nghiêm trọng khi gặp anh, bảo đã giết bà Bông vào đêm hôm trước. Ngay sau đó, Nguyễn kéo anh Thành sang nhà Hồ ở cách đó một căn để kể lại vụ việc.

Theo đó, mục tiêu ban đầu của Nguyễn và Hồ là chị Hồng (còn gọi là Gái, con ruột bà Bông) vì chị này đeo nhiều vòng vàng. Đêm 23/4/1998, sau cuộc nhậu, Nguyễn và Hồ đến nhà bà Bông phục sẵn. Họ lấy 2 con dao trong nhà cắt sợi dây dù buộc chiếc gàu ở giếng nước làm hung khí. Trong lúc nằm chờ, do ngấm rượu nên cả hai ngủ quên.

Đến khuya, bà Bông về phát hiện hai thanh niên đang ngủ trong nhà mình nên gọi dậy, đuổi đi. "Khi bà này vừa quay lưng thì Nguyễn đi theo choàng sợi dây dù cổ, siết mạnh. Biết chủ nhà đã chết, anh ta lấy chiếc chăn mỏng phủ từ ngực lên mặt. Trước khi rời hiện trường Nguyễn đã tuốt chiếc nhẫn trên ngón tay nạn nhân", anh Thành nói.

Thành cho hay, lúc đó nghe hai người bạn kể việc gây án thì cũng chưa tin, vì không nghĩ chúng lại "cả gan đến vậy". Nhưng Nguyễn móc trong túi ra chiếc nhẫn, nói “lấy được của bà Năm đó” và chỉ vào ống quần được cho là vẫn còn dính máu nạn nhân. “Nguyễn nói khi tuốt chiếc nhẫn của bà Năm ra làm chảy máu tay và dính lên quần. Vì quần của nó màu xám nên không dễ nhìn ra vết máu, tôi phải nhìn gần mới biết”, anh Thành kể.

Sợ bị phát hiện nên Nguyễn bảo sẽ bỏ đi trốn, lên Đăk Lăk đánh bẫy heo rừng và nhờ Thành gọi xe ôm giúp. Vẫn nghi ngờ lời kể của bạn, anh Thành qua chợ Tân Minh ăn sáng, rồi ghé qua nhà bà Bông (cách đó khoảng một km) thì thấy công an đang khám nghiệm hiện trường và mổ tử thi. Trên đường quay về, anh Thành gọi một người bạn hành nghề xe ôm tên là Nghĩa qua chở anh và Nguyễn đi. Lúc đó, Hồ vẫn ở nhà không dám đi đâu.

Đến căn cứ 4 (Đồng Nai) thì cả ba dừng lại bên đường. Anh Thành cùng Nghĩa ngồi uống sữa đậu nành trong lúc chờ Nguyễn sang bên kia đường bán chiếc nhẫn vàng cướp được của bà Bông. Một lúc sau, Nghĩa tiếp tục chở cả hai đến căn cứ 3 (Đồng Nai). Tại đây, Nguyễn đưa cho anh Nghĩa 20.000 đồng đổ xăng rồi bắt xe khách, còn anh Thành và người xe ôm quay về.

“Về sau tôi thấy ông Nén bị giam lỏng trên xã, có hôm còn ghé qua nhà mang cơm lên cho ổng ăn. Lúc đó tôi còn nghĩ và cười thầm trong bụng, thằng giết người thì đã bỏ đi, còn người xỉn say tối ngày (ông Nén) thì nói giết bà Năm", anh Thành kể.

"Tôi cũng ham chơi nên không nhớ đến ông Nén luôn. Mấy tháng sau do tham gia vụ đánh lộn và cưỡng đoạt tài sản nên tôi bị bắt, đưa đi cải tạo tại trại giam Sông Cái. Bẵng đi hai năm sau, tôi hỏi thăm những bạn tù vào sau về vụ việc thì mới hay ông Nén bị cáo buộc giết bà Bông cướp vàng, đang đối diện với bản án tử hình", Thành nói.

Người đàn ông từng đi tù này chia sẻ thêm, trong trại giam nghĩ đến việc có người đã nhận giết bà Bông và ông Nén bị cáo buộc là thủ phạm nên anh quyết định nói ra sự thật. Sau nhiều lần cán bộ trại giam tường trình vụ việc và lần nào cũng khớp nhau, anh được cho nghỉ lao động 3 ngày để làm đơn tố giác.

Anh Thành khẳng định đơn đã gửi cho trại giam vào ngày 26/8/2000, tức 5 ngày trước khi ông Nén bị đưa ra xét xử. Lá đơn sau đó được cán bộ trại giam chuyển lên Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (Tổng cục 8), Bộ Công an. 

Gần một tuần sau được mẹ vào thăm nuôi (ngày 2/9/2000) anh Thành tiếp tục nhờ bà mang một lá đơn về gửi cho ông Nguyễn Thận, Chủ tịch UBND xã Tân Minh (lúc bấy giờ) để nhờ ông chuyển lên các cơ quan chức năng của tỉnh. Hôm sau, ông Thận đã nhận được thư tố giác của anh Thành nhưng lúc này ông Nén đã bị xét xử và tuyên phạt tù chung thân.

“Đơn của tôi cuối cùng cũng đến được tay những người tôi muốn gửi nhưng không hiểu sao vẫn không có ai phản hồi. Chỉ có một cán bộ điều tra vào trại gặp tôi khuyên nên rút đơn", (!?) anh Thành cho biết như vậy.

Anh Thành tâm sự, sau này mãn hạn tù, anh nhiều lần gặp và khuyên Hồ ra đầu thú nhưng hung thủ này không chịu và còn dọa giết anh. “Nó bảo cứ kệ để cho công an tự điều tra. Lúc đó nó nghiện nặng và 3 năm trước nó chết do nhiễm HIV", Thành kể.

Khái quát qua hai vụ sát nhân “oan án” Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén cho thấy khi điều tra và xét xử các cơ quan chức năng liên quan không dựa trên nguyên tắc “trọng chứng hơn trọng cung”. Trong “oan án” Huỳnh Văn Nén cả 3 bên (CA điều tra, Viện KSND và Tòa Án) đều có tư duy ngược lại nguyên tắc ấy. Thiếu trách nhiệm, ngay từ rất sớm (năm 1998) không đoái hoài đến đơn tố cáo từ Anh Nguyễn Phúc Thành (bạn thân của hung thủ) và xác nhận của CA xã địa phương về nhân thân lý lịch cũng như sự vắng mặt bất ngờ của hung thủ mà người tố cáo (Anh Thành) chỉ ra trong đơ, sau khi nạn nhân bị giết, như lời của Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Thuận Thượng tá Đinh Kỳ Đáp, trực tiếp chỉ đạo ban chuyên án…

Nhận định về quá trình điều tra vụ giết thiếu phụ cướp vàng 16 năm trước, nguyên phó thủ trưởng cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Thuận Thượng tá Đinh Kỳ Đáp (trực tiếp chỉ đạo ban chuyên án) thừa nhận còn nhiều khuất tất, sơ sài, chưa trọn vẹn trong quá trình điều tra.

Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Thuận Thượng Tá Đinh Kỳ Đáp - trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ án.

Phóng viên phỏng vấn: Trước khi ông Nén được đưa ra xét xử, anh Nguyễn Phúc Thành đã có đơn từ trong trại giam tố cáo hai người bạn của mình mới chính là hung thủ giết bà Bông. Ông đã xử lý thông tin này như thế nào?

Thượng Tá Đinh Kỳ Đáp: “Tôi chưa cầm cái đơn đó bao giờ. Nhưng khi nghe thông tin có đơn tố cáo tôi liền lên đường đến trại giam Sông Cái (Ninh Thuận) dù lúc này án chung thân của Huỳnh Văn Nén đã có hiệu lực. Ngày đó tôi đi với điều tra viên Cao Văn Hùng nhưng đến đó thì tôi vào thăm một số anh em cán bộ trại giam, giao nhiệm vụ cho đại úy Cao Văn Hùng (nhân viên thừa hành) lấy lời khai của anh Thành. Hôm đó, tôi bị lên cao huyết áp nên vào một phòng khác nghỉ ngơi chứ không trực tiếp gặp anh Nguyễn Phúc Thành. Trên đường về lại Bình Thuận, tôi hỏi Hùng có vấn đề gì mới không thì anh ấy bảo không có gì, đơn tố cáo của anh Thành không có căn cứ. Hùng bảo Thành khai báo có 2 thanh niên khác giết bà Bông chứ không phải ông Nén. Về sau, tôi cũng nghe các trinh sát báo cáo rằng những người này đã đi khỏi địa phương trước khi xảy ra án mạng một tháng nên nghĩ lời tố cáo của anh Thành thiếu cơ sở nên không xác minh tiếp”. 

Phóng Viên: Nhưng theo báo cáo của phó công an xã tại địa phương lên ban chuyên án, thời điểm bà Bông bị giết, hai nghi phạm trong đơn tố cáo của anh Thành đều có mặt tại địa phương, ông ý kiến thế nào thông tin mâu thuẫn này?

Thượng Tá Đinh Kỳ Đáp: “Cái này thì tôi không được nghe báo cáo từ anh em. Nếu có thông tin cũng như biết rõ về nội dung tố cáo của anh Thành, tôi sẽ cho người đi xác minh ngay”. (5) 

Rõ ràng một Thượng tá thủ trưởng trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ án nhưng trả lời không trung thực rằng: Tôi chưa nghe báo cáo cũng như chưa cầm cái đơn (tố cáo) đó bao giờ (chưa biết nội dung đơn) nhưng lại lên đường đến trại giam gặp và lấy lời khai (anh Thành) người làm đơn tố cáo đó (!?). 

Trong số những cán bộ (đảng viên CSVN) tham gia tố tụng vụ án Huỳnh Văn Nén, không ít người vẫn đang tại vị.

Điều tra viên chính vụ án Huỳnh Văn Nén là nguyên đại úy Cao Văn Hùng, cũng là điều tra viên chính vụ án vườn điều, được khen thưởng do thành tích trong vụ án này (sau khi ông Nén bị kết án). 

Thượng tá Đinh Kỳ Đáp, nguyên Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận, là thành viên ban chuyên án (Huỳnh Văn Nén) và vụ án vườn điều. ông Đinh Kỳ Đáp phải nghỉ hưu trước niên hạn. Kiểm sát viên sơ cấp Đinh Văn Lai, hiện nay ông Đinh Văn Lai công tác tại VKSND thành phố Phan Thiết. Người ký cáo trạng truy tố ông Huỳnh Văn Nén là bà Nguyễn Thị Dung, Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Thuận, nghỉ hưu theo chế độ. Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa vụ án Huỳnh Văn Nén là kiểm sát viên trung cấp Vũ Hồ Thành, ông Thành vẫn đang làm việc tại VKSND tỉnh Bình Thuận. Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm vụ án Huỳnh Văn Nén là thẩm phán Nguyễn Thành Tâm hiện là Phó Chánh án Tòa Hình sự, TAND tỉnh Bình Thuận. Thẩm phán thứ hai trong phiên tòa sơ thẩm là bà Nguyễn Thị Lộc, đang là thẩm phán TAND tỉnh Bình Thuận.

Tóm lại, thay vì tìm ra thủ phạm để “phá án” trong 2 hai vụ trọng án “giết người” thì CA điều tra và cơ quan chức năng lại vô hình trung “kết án” oan cho công dân – Ngược lại vợ con cha mẹ “oan phạm” lại chính là những người “phá án” cho công lý và pháp luật (!?) “Thợ mộc có thước, thợ kim hoàn có khuôn, cán bộ điều tra và xét xử thì có nguyên tắc pháp luật”. Họ quên rằng cả 2 ông Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh văn Nén sau khi “giải oan” đều cho biết trong quá trình thẩm vấn hỏi cung điều tra các ông nhiều lần bị đánh đập nhục hình rất đau đớn, tâm lý chất phác, nạn nhân sợ rằng cứ bị tiếp tục như thế sẽ tổn thương nội tạng, trong tù thiếu thuốc men và kham khổ đôi khi dẫn đến tàn tật hay chết sớm nên sinh tâm lý cầu an nhận đại mọi lời mớm cung của cán bộ điều tra để tránh bị nhục hình rồi số phận tới đâu hay tới đó… và kết cục đưa đến là “trọng cung hơn trọng chứng” oan khuất xảy ra là tất nhiên.

Xã hội nào cũng cần có mọi công cụ biện pháp để trấn áp ngăn ngừa bài trừ tội phạm, nhưng điều đó không có nghĩa là được phép đạp lên phẩm giá đạo lý và nguyên tắc để nhân danh công lý. 

Một tài xế lái xe lưu thông phạm luật dù ít hay nhiều đều trả giá, giống như vậy, còn nặng nề hơn, một đời người bị đánh cắp phẩm giá, tinh thần lẫn thể xác và chắc rằng luôn cả tuổi thọ thì kẻ thừa hành phạm luật như can phạm đánh cắp ấy không thể vô can vô sự với cuốn sổ hưu ở cuối đời mà xã hội phải chi trả!? Quyền lợi phải đi kèm với chịu trách nhiệm.



___________________________________

Tham khảo:

Lê Văn Tám "còn sống"


May quá, Lê Văn Tám còn "sống"

Bút Che Kỳ Cục - Hồi miền Nam mới bị “phỏng” thì tui đang học nửa niên học lớp Đệ thất trường trung học La San Bá Ninh (Nha Trang). Con nít mà, sợ đến teo dế nên lửa chỉ cháy sem sém. Các trường học lúc đó cho học sinh nghỉ để dành làm chỗ tiếp nhận thác người chạy giặc từ miền Trung vào.

Sau khoảng hai tuần thị uy bắn hết du đãng này đến hốt “tàn dư chế độ cũ” gồm đủ mọi loại thành phần công – binh -cán – chính rồi xoay qua hốt giới tăng lữ. Các frères của dòng cũng bị hốt lên xe dodge chở đi đâu hổng biết nhưng chắc chắn là nơi đến của quý Ngài sẽ không có ánh sáng ấm áp vào mỗi sớm mai. Nhà dòng Chúa Cứu Thế bị trưng thu để “cải tạo” lại thành Nhà nghỉ Hải Yến (sau này sửa lại là khách sạn cho hợp với trào lưu “văn minh hoá” của miền Nam.

Tui chỉ nói sơ vậy thôi chớ chuyện chính là chuyện học hành dưới mái trường XHCN kià.

Trước khi bị “phỏng” thì các trường trung học nào dạy Anh ngữ rất thường dùng bộ English for today nhưng trường dòng La San thì chọn sách của soạn giả Việt Nam, GS Lê Bá Kông, đó là bộ Let’s learn English. Mà học bộ sách nào cũng mặc kệ. Mấy ổng ghét “tiếng đế quốc” Anh Pháp nên thay vào đó là tiếng Nga vĩ đại. Anh văn, Pháp văn trở thành bộ môn “nhiệm ý” nghiã là thích thì học, không thì bọn tui leo tường chạy ùm tắm biển cho hết giờ đó rồi quay về học tiếp môn khác mà không sợ bị la phạt bởi các thầy cô môn sinh ngữ Anh Pháp bị rẻ rúng như cá ươn chợ chiều. Còn môn Công dân giáo dục bị dẹp bỏ để thay vào là những tiết chính trị và có cả giờ sinh hoạt – kiểm điểm “phê và tự phê” cuối tuần. Mỗi lớp chia ra nhiều nhóm HS sống cùng phường với nhau. Rồi từng nhóm đó lại phân ra từng tổ nhỏ ít nhất là ba người để THEO DÕI NHAU. Trong hàng ngũ giáo viên cũng tổ chức như vậy. Riết rồi ai ai cũng nghi ngờ nhau, niềm tin giữa con người trở thành phù phiếm nhưng buộc phải biết để dành về một hướng : TUYỆT ĐỐI TIN ĐẢNG.

Trong mục đích là đào luyện cho mầm non miền Nam trở thành con người mới XHCN biết yêu “bác” và tính siêu việt của chế độ cho nên tụi tui phải học đến thuộc lòng những gương yêng hùng cách mạng đại loại như anh Bế Văn Bồng, anh Kim Đồng Nông Rau Dền, chị phụ nữ xếch xi mặc mỗi cái lai quần đi đánh giặc Nguyễn thị Út Tịt hoặc anh hùng barbecue Lê Văn Tám. Đại loại là vậy. Ngoài đời thực thì tranh đua nhau để có được những danh hiệu oách như “cháu ngoan bác Hồ” hoặc chí ít cũng phải là “dũng sĩ… giấy vụn” (để dành dịp khác kể). Đứa nào mà được vậy thì oách lắm, tự cảm thấy mình GẦN HƠN với các yêng hùng của đảng và rồi từ từ biến thành tay sai, công cụ bậc thấp, cho đảng lúc nào cũng chẳng hay. Lịch sử tụi tui học thời đó còn học các trận đánh “ta thắng, địch thua”, “ta anh hùng, giặc hèn nhát” v.v… Bị nhồi nhét mãi rồi cũng đến ngày chán ghét cái gọi là “sử” này.


Cái gọi là “sử” kiểu vẹm cũng rất ư tùy hứng. Đơn cử như năm 1979 răng cắn môi toé máu thì hai tiết lịch sử và chính trị này phải “update” để học các bài in ronéo từ Bộ GD chuyển xuống. Dịp này các vị tiền nhân như Hai Bà Trưng, Hưng Đạo Đại Vương, Lê Lợi, Quang Trung bỗng “sáng giá” và con nít tụi tui cũng bị lôi vào cơn lên đồng tập thể do đảng vẹm phát động. Lòng căm thù bọn bành trướng Bắc Kinh dâng cao cực độ đến nổi trong lớp tui có hai đứa bạn Hoa kiều cũng cảm thấy reng rét (!) tuy rằng tụi nó cũng “hăng say” tố bọn bành trướng Bắc Kinh không kém cạnh.


Năm 1981 tốt nghiệp trung học, không tranh nổi ĐH thì Ba đem tui gia nhập vào “hàng ngũ tiên phong – giai cấp công nhân” học nghề tiện – phay (tourneur – fraiseur). Thời điểm đó phe mình bị nướng bên Miên nhiều mà ở tuyến biên giới phiá Bắc chiến sự quá ác liệt. Mặc dù không tin tưởng đám con “Ngụy quân – Ngụy quyền” nhưng vì thiếu hụt quân số trầm trọng cộng với những tính toán nhờ tay bọn Miên cộng tiêu diệt mầm mống phản động này nên đảng vẹm lệnh Tổng động viên. Con cái những quân nhân VNCH đang “học tập cải tạo” ở chốn rừng thiêng nước độc thì càng tỏ ra hăng hái để “kiếm điểm” trong hy vọng biết đâu nhờ đó mà đảng vẹm bớt cho phụ huynh mình một phần thời gian tù đày. Tui đã được 18, đủ tuổi khám tuyển nghiã vụ nhưng vì nhà bị mất nguồn kinh tế, đói xanh cả mặt vàng cả mắt nên nhà nước chê tui ốm yếu cộng thêm cận thị mà tui thoát nạn đi “ngủ” bên Miên. Thằng em họ trúng tuyển sang đó ba năm mà trở về lành lặn không một vết sẹo cứ như chuyện cổ tích !

Năm tiếp sau đó (1982) tui được nhà máy đưa đi Tiệp Khắc lao động. Dĩ nhiên có piston trong vụ này mà tui sẽ kể vào một dịp khác.

19 tuổi ngơ ngác dưới vòm trời XHCN anh em Đông Âu, tui đã từng thầm ước mơ VN trở nên như họ là đủ rồi. Mẹ kiếp ! khi bập được ngôn ngữ để khứu với dân bản xứ thì hỡi ôi… mới biết được họ cũng đã từng có một quá khứ huy hoàng cũng như miền Nam mình đã từng có. Họ không chửi Nga Sô công khai nhưng ghét thì ra mặt.

Ở cùng ký túc xá có cả đoàn “thực tập sinh” (TTS) là những người từ miền Bắc đủ thành phần công an chuyển ngành, bộ đội phục viên và kể cả kỹ sư… thất nghiệp sang. Trong mấy chục người đoàn TTS này tui thân với ba ông anh cũng nhờ cái tài vặt vẽ vời và từng tứng tưng ca hát nhạc vàng hàng cuối tuần. Một ông KS công nghệ tên Phan Hà Bắc thuộc gia đình địa chủ trong quá khứ nên không thể là đảng viên (ĐV) được. Tay này mà có rượu vô thì chửi như Chí Phèo tuy nhiên rất hiền, không phá. Tui “chạm” được vào nỗi đau CCRĐ từ đó. Còn lại là hai anh đều tên Sơn. Sơn “Thọt” và Sơn “Ca”. Anh Trần (Anh?) Sơn từng là chính trị viên, đi xẻ Trường Sơn nửa chừng thì miểng bom cứa gân chân nên phục viên về lại Hà Nội. Anh Chế Viết Sơn từng là văn công, có giọng nam trung (baritone) tuyệt vời. Cả hai đều là đảng viên rất “lửa” ở vùng tui. Vậy mà khi gặp tui thì mấy ảnh “nguội” hẳn, mấy anh em thường luộc bao tử heo trộn hành tây và dấm để nhậu vodka cuối tuần. Ai cũng thích nhạc tiền chiến và đặc biệt anh Sơn “thọt” ngâm thơ Đinh Hùng bá chấy. Rượu vào, lời ra. Lời ở đây ngoài thi ca âm nhạc còn có cả chủ đề cấm kỵ thời ấy: chính trị. Nó bao gồm từ hậu trường các nhân vật cộm ở TW, ai thân Tàu, ai thân Nga, ai buôn súng (tàn ác), ai buôn người (bán ghế) và cả một quá khứ ghê rợn của CCRĐ, của vụ án văn chương báo chí Nhân Văn – Giai Phẩm cứ thế trải dài không có điểm dừng ! Thằng nhóc như tui chỉ biết nghe, nghe và nghe. Dĩ nhiên mấy ổng cũng có hỏi về cuộc sống ở miền Nam mà, tiếc quá, thời “Mỹ Nguỵ” ấy tui vẫn còn là con nít. Tui chỉ kể rành rọt những gì tui được hưởng từ gia đình, thấy gì ở xóm giềng quanh tui mà thôi.

Cặp mắt tui sáng ra là nhờ các anh ấy. Qua đó những anh hùng lấp lỗ châu mai, lấy thân chèn pháo, bó đuốc sống v.v… đều nhồng nhổng chuyện phịa trắng trợn. Duy chỉ có về ông Hồ là các anh ấy hầu như không dám đụng đến, chỉ qui một chút trách nhiệm “bác hơi lơ đễnh” trong vụ CCRĐ mà để Trường Chinh Đặng Sưng Khu qua mặt (!) Chú thích nhỏ: tên thật, người thật bởi vì tui đoan chắc rằng bây giờ các anh cũng đã lên hàng lão và thời nay mấy ảnh cũng hết còn sợ đảng CS như trước. Riêng anh KS Phan Hà Bắc thì tui mất hẳn liên lạc từ lúc anh vượt được sang Đức ngay sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ. Sau đó một năm (1990) tui cũng bùng được qua Pháp. Hy vọng nếu vô tình đọc được bài này xin các anh liên lạc với thằng em Tuấn Nha Trang đoàn CK 340, thành phố Martin.

Nói tràng giang rồi thì tui cũng phải quay lại vấn đề chính đó là vì sao sinh viên – học sinh (SV HS) hiện nay đều quay lưng với bộ môn này. Cho phép tui trả lời gián tiếp bằng một điển tích Tàu nghen. Thời Xuân Thu, Tễ tướng Thôi Trữ giết Tề Trang Công xong lệnh cho ông quan chép sử (tên gì quên rồi, xin ai đó hiệu đính dùm) phải viết rằng Vua Tề vì bệnh mà băng hà. Quan thái sử trả lời (đại khái là) lịch sử không thể bị bóp méo. Quan Thái sử cứ thế mà viết ngày đó, tháng đó, năm đó Tề Trang Công bị Thôi Trữ giết. Dĩ nhiên Thôi Trữ giận lắm, truyền chém đầu. Người em tiếp tục việc của ông anh chép sử cũng viết y chang “Ngày… tháng… năm… (đó) Thôi Trữ giết vua”. Đầu ông này cũng au revoir cổ. Ông em út cũng là quan Thái sử và vẫn cương trực giữ trọn sự thật. Ông nói với Thôi Trữ rằng : “Ông có thể chém hết đầu quan Thái sử nhưng không thể giết được sự thật!”. Thôi Trữ ngao ngán và tha cho tội chém. Đã vậy vẫn chưa xong đâu. Khi ông quan Thái sử “Út” trên đường về Sử quán thì gặp một ông quan chép sử khác xăm xăm đi tới mà ngạc nhiên hỏi “Ông đi đâu vậy ?”. Ông kia điềm nhiên trả lời “Ta nghĩ cả ngươi cũng bị chém như hai ông anh nên phải đến gặp Thôi Trữ để tiếp tục viết về việc hắn thích quân.”

Thế đó! Ngẫm thấy rằng người chép sử ngày xưa rất công mình, cương trực mà xem cái chết tựa lông hồng để giữ gìn sự thật. Còn bọn chép sử thời CS cho dù bên Tàu hay bên nước Nam ta đều rặt một phường “SỦA GIA” khem khép gặm xương mà tô son trét phấn lên bộ mặt bỉ ổi, tàn bạo của bọn vô thần CS. Tệ hơn, chúng còn rặn ra những hình tượng ảo ngỏ hầu dán râu, tậu chân cho giun hoá thành rồng. Ngày nay ai cũng biết Lê Văn Tám là cái thứ đất sét do Trần Huy Liệu nặn ra vậy mà đẩu đâu cũng tượng đài, công viên và thậm chí có cả biển đường mang tên “nhân vật kháng chiến” Lê Văn Tám. Tui đã từng đọc rằng trước khi chết thì “sủa gia” Trần Huy Liệu vì cắn rứt chút lương tâm còn sót lại mà có nhờ Phan Huy Lê “giải quyết hậu quả” dùm. Nhưng ông này có cược vàng ròng cũng không dám sửa “lịch sử của đảng”.


Phan Huy Lê là ai ? Theo tự điển mở Wikipedia thì ông này mang hàm giáo sư kiêm nhà giáo nhân dân kiêm Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam (cộng sản), là “một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam CS”. Thuộc dòng dõi Thượng thư Phan Huy Ích, nhà Bác học Phan Huy Chú và Thượng thư Phan Huy Vịnh. Thế nhưng không phải rồng nào cũng ấp trứng ra rồng cả. Phan Huy Lê dưới mắt tui cũng chỉ là loại “SỦA GIA” của cái gọi là nhà nước CH XHCN và đảng CS Vẹm mà thôi.

Nay đọc trên báo Tuổi Trẻ Online biết được Cuốc Hụi không cho phép bỏ môn lịch sử (http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20151127/quoc-hoi-khong-cho-phep-bo-mon-lich-su/1010689.html) với số phiếu áp đảo (xin xem hình ở dưới) thì tui mân mê ria tự hỏi con số 6 (sáu) đại biểu (ĐB) không tán thành (giữ môn này) và 2 (hai) ĐB bỏ trắng trên tổng số 456 (bốn trăm năm mươi sáu) ĐB tham gia thì đó là NHỮNG THẰNG NÀO ? Là tay sai cho Tàu ? Hùa theo Phạm Vũ Luận ép dân mình học tiếng Hán để học sử Tàu?



Đành rằng (cái gọi là) lịch sử của VN hiện nay chủ yếu phục vụ cho bọn cộng phỉ nhưng cái cách công khai ủng hộ loại bỏ bộ môn này thì quả ư là trơ trẻn, không thể nào tha thứ được.

Cuối cùng thì tui cũng thở phào mừng cho “cây đuốc sống Lê Văn Tám” không phải bị đảng bóp mũi chết thật sự mà “NÓ” vẫn lập loè theo nhịp thở của đảng cộng phỉ trong cơn hấp hối.

Phải ráng nín nhịn để viết một lèo cho “hả giận” xong thì tui liền túm quần chạy vào “lăng bác”. Xó ri quý bà con.




Strasbourg, ngày 28/11/2015

Bút Che Kỳ Cục

Họ không phải liệt sĩ

Gởi bạn Hứa Xuyên Huỳnh và tuổi trẻ Việt Nam

Ông Bút (Danlambao) - Vừa qua trên facebook của một người, tên Nguyễn Văn Chiến, gởi đi thông tin: Tìm được một hố chôn tập thể, gồm 4 bộ xương, cùng vũ khí như: Súng Ak 47 RPD, xẻng bộ binh, lựu đạn chày, dép râu, thắt lưng, bình đông...

Mục đích người đưa tin, mong thân nhân đang còn sống, tìm lại người thân đã bỏ mình dưới hố chôn tập thể. Điều rất hoan nghênh trong nghĩa tình đồng bào, song bên dưới có vài bạn trẻ viết comment, đưa cả hình của mình lên mạng, các bạn gọi những người đã chết dưới hố chôn đó là liệt sĩ, thiết tưởng không đúng.

Nếu chữ liệt sĩ, hay đồng chí được dùng từ các cơ quan "chính quyền" (1) Công An Bộ Đội v.v... không có gì để nói, song các bạn trẻ là thường dân, không nên nói theo từ ngữ của đảng CSVN "định hướng" cho các bạn.

Không riêng từ liệt sĩ, Cộng Sản dùng sai, hiện nay các bạn du học sinh, hoặc ra nước ngoài bằng đường kết hôn, bảo lãnh, kinh doanh, công tác dài hạn. Tất cả đều tự điều chỉnh, khi nhận thấy không phù hợp, ví dụ "giải phóng" "ngụy quân, ngụy quyền" "sự cố" v.v... và rất nhiều những từ chói tai khác. Giữa chốn đông người, lở miệng nói: "Hồi giải phóng, thế này, thế kia". Tự người nói sẽ thấy ngượng ngùng, tương tự nơi chốn nghiêm trang, buột miệng chửi thề! 

Ở xứ sở tự do, không một ai có quyền bắt buộc người khác nói theo suy nghĩ của mình, tuy nhiên tự thấy sai, không phù hợp, phải tự mình điều chỉnh.

Thực tế rõ ràng như vậy, dưới thời Hồ Tập Chương, và tập đoàn Lê Duẩn, miền Bắc đói mạt rệp, người dân miền Bắc kể rằng "rễ khoai lang không có mà ăn, đám cưới ăn toàn thịt chó, cả họ hàng xếp hàng mua được 5, 3 ký thịt heo, quý như vàng, xe đạp còn đeo bảng số..." tự do ngôn luận hoàn toàn zero, lập pháp, hành pháp và tất cả guồng máy cai trị, kể cả tôn giáo, hoàn toàn do đảng áp đặt cai trị, tự do tôn giáo chỉ là giấc mơ phù phiếm.

Ngược lại miền Nam, đất nước trù phú, tự do báo chí dư thừa, người phu xích lô ứng cử cũng không ai cấm, tự do tôn giáo thỏa thê. Một đất nước thế này cần ai giải phóng? Vậy nói giải phóng trên lãnh thổ tự do, tệ hơn chửi thề! Giải phóng đã sai, kéo theo ngụy quân, ngụy quyền, hoàn toàn khiên cưỡng.

Ngày nay, để thế giới không còn nhìn đám đầu đảng CSVN như mọi rợ, buộc họ phải gọi miền Nam là Việt Nam Cộng Hòa, đúng với tên của một quốc gia, có đầy đủ chủ quyền, vậy tự thân chúng đã biết giải phóng hoàn toàn phi lý, tự thân chúng biết xua quân vào Nam, điều không thể không làm, vì lệnh của quan thầy Ngô Sô, Trung Cộng, đồng thời xua quân vào Nam để ăn cướp, để "cải thiện" cái đói nghèo của xứ sở Hồ.

Chống Mỹ cứu nước?

Năm 1962 chính quyền miền Nam, yêu cầu Mỹ rút bớt cố vấn về nước, TT Kennedy hứa sẽ làm như yêu cầu, ông Ngô Đình Nhu nói: rút càng nhiều, càng sớm, càng tốt.

Nếu Mỹ "chiếm" miền Nam, dân miền Nam "mời" Mỹ về dễ hơn giải thoát kiếp Cộng Sản, dễ hơn cả triệu lần.

Nếu Trung Cộng thực tâm giúp giặc Hồ "giải phóng miền Nam", tại sao không giải phóng Đài Loan? Trước mắt chúng ta đều thấy Nam, Bắc Hàn, không khác gì Việt Nam, trước 30/4/1975. Nếu bắc Hàn muốn xâm lược Nam Hàn, có thể bịa ngàn lẻ một lý do, không thể nói "giải phóng miền Nam" được, vì ai cũng biết suốt miền bắc Triều Tiên, của Kim Jong Un, một nhà tù vĩ đại, nghèo đói tận cùng.

Một người lính đi xâm lược, một nước khác, khi tử trận, người dân của họ gọi liệt sĩ, còn mỉa mai. Bộ đội miền Bắc vào xâm lược miền Nam, theo lệnh quan thầy Nga Sô, Trung Quốc, gọi là liệt sĩ? Các bạn không thấy nghịch lý sao?

Ngày nay các bạn không thấy, nước mình có bọn đầu đảng cam tâm làm tay sai Trung Quốc sao? Bọn chúng gặp nhau tay bắt mặt mừng, một lòng, một dạ "hữu nghị, 4 tốt - 16 chữ vàng." Mặc tình ngư phủ bị giặc Tàu đánh đập, tàn sát, mặc tình giặc Tàu lấn biển đảo, chúng cứ trơ mặt bóng hữu nghị!

Hôm nay đám đầu đảng Ba Đình, đàn em của Hồ Tập Chương, đem giang sơn Việt Nam, trả nợ dần, trả cho đến khi không còn gì để trả, chính HTC đã cam kết, trước khi xua quân đói vào Nam. Hội Nghị Thành Đô, không phải những hứa hẹn gì mới, chỉ tái khẳng định, cam kết cúi đầu vâng phục, nhất định không quỵt nợ, không trở mặt với đàn anh, "ông thầy" Trung Quốc, cam kết luôn luôn làm "đứa con ngoan" trung thành của giặc Tàu.

Từ "chiến thắng 30/4/1975" đã đưa cả nước thuộc Tàu.

Vậy những bộ đội, vào nam xâm lược, dù "tình nguyện", cũng thực chất nạn nhân của chế độ CS VN, nói riêng, CS Nga - Tàu nói chung. Họ bỏ mình, điều đau buồn vô cùng thương tiếc, đất nước mất đi những người trai trẻ ưu tú. Nhưng chắc chắn họ không phải liệt sĩ.

Nếu họ liệt sĩ:

- Hàng ngàn lính Trung Quốc xâm lược vào 6 tỉnh miền Bắc, năm 1979, cũng đều liệt sĩ?!

- 18 bộ đội Trung Quốc chết trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, liệt sĩ?!

(Trận hải chiến Gạc Ma, 1988 Trung Quốc không có liệt sĩ vì CSVN nghĩ tới nghĩa tình anh em, không nổ súng!)

- Hàng vạn quân giặc Hán, quân Minh, quân Tống, quân Thanh... chết trên lãnh thổ Việt Nam, liệt sĩ?!

Dĩ nhiên bộ đội miền Bắc, không thể đánh đồng với quân giặc Tàu nói trên, họ chỉ nạn nhân của Hồ Tập Chương, và đảng CSVN, họ vô tình góp công thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam về một mối, để cả nước thống thuộc Tàu.

Họ rất đáng thương, chứ không có gì oán hận. Nhưng chắc chắn không phải liệt sĩ.



(1) Chính quyền CS trong ngoặc kép, vì người viết nghĩ rằng VN hiện nay không có chính quyền đúng nghĩa, chỉ có tà quyền.

Tại sao phải ngăn cản khách đến dự đám hỏi Thanh Nghiên

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Việc mình ngăn cản khách đến dự đám hỏi của Phạm Thanh Nghiên và Huỳnh Anh Tú cách đây mấy hôm đang tạo nên một làn sóng phản đối, cho rằng mình vi phạm nhân quyền, thậm chí còn lên án mình dòm ngó tận đáy quần chúng nhân dân, canh chừng từ “ý đồ”, đến nhất cử nhất động của cả con chim cái bướm người ta.

Theo lẽ thường tình thì phản ứng như vậy cũng đúng thôi, và nhất là theo Hiến Pháp nước CHXHCN mình ghi bảo đảm mọi quyền tự do của công an lại càng đúng hơn.

Nhưng theo chủ trương lớn của đảng, việc ngăn cản khách đến dự đám hỏi của cặp cựu tù đã hết quản chế kia là một việc làm tốt (mình xin cho mở đóng ngoặc nơi đây để yêu cầu, khi gặp hai chữ nhạy cảm này, bạn đọc không nên đọc lái lại, hầu tránh cái bẫy của bọn phản động nói xấu tổ quốc xhcn, vu khống lãnh đạo ta gặp gì cũng... ăn).

Ngăn cản khách được mời đến dự đám hỏi, tổ chức bên nhà gái, là một việc làm tốt của đảng ta, vì đó là một việc làm đúng đắn và bắt buộc, theo tinh thần Hiệp ước Thành Đô 1990 mà các nhà đứng đầu đảng, đầu chính phủ đã long trọng ký một cách hồ hỡi phấn khởi, vui hơn cha chết do tay con đấu tố.

Các đồng chí lãnh đạo mình chụp ngay sau khi ký Hiệp ước Thành Đô.

Sao có chuyện con bướm Thanh Nghiên lại có thể “gắn bó hữu cơ” với những đầu óc cao cả phi thường, anh minh xuất chúng, đỉnh cao trí tuệ Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười... đến độ đảng ta phải ra tay hành động như thế?

Thật ra cũng chả có gì khó hiểu nếu bám tình hình cụ thể. HƯ Thành Đô ghi,“Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN “giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”(*)

Cứ đúng điều khoản trên mà thi hành, thời gian chẳng còn là bao cho mình xử lý trọn gói. 1990-2015: chỉ 5 năm nữa là đáo hạn 30 năm như đã hạ bút giao tài sản tổ tiên lại cho anh Hai quản lý.

Chẳng lẽ cứ ngồi yên đó chờ đến năm 2020 là mình giao đại VN cho bạn láng giềng Bốn Táp. Không, mình không thể làm hỗn như Lý Thường Kiệt năm xưa đã dám đem quân đánh anh hai Hai. Trong 25 năm qua, mình đã làm được nhiều chuyện. Nao là rước anh Hai vào ngồi trên nóc nhà Tây Nguyên, gọi là khai thác Bô Xít, nào là mời anh Hai độc quyền khai thác vùng biển Thuận An, lập China town tứ thành phố Toàn Tàu tại Bình Dương, nào là khu kỹ nghệ Vũng Áng, và nhiều nơi khác nữa; tại những nơi ấy mình để người Tàu lấy vợ người mình, đẻ con ra là đương nhiên đồng hóa luôn cả mẹ lẫn con thành... người lạ tứ Tàu cả. Mình đang giúp người Tàu cấy Tàu để sau này dễ hội nhập với anh Hai.

Trong khi đó, bướm Nghiên, chim Tú đều là phản động, từng bị đi tù vì tội chống anh Hai. Phản động gặp phản động khơi khơi đã là nguy hiểm cho chủ trương lớn của đảng, huống chi đàng này, phản động lấy nhau, đẻ ra nòi phản động chống phá sự nghiệp Tàu hóa.

Đồng chí Bộ trưởng Quốc Phòng, Đại tướng Phù Quân Thanh, đã từng lo lắng, phán, “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”.

Nay mình lại để mặc cho Nghiên Tú sinh con đẻ cái chỉ làm tăng thêm người có xu thế ghét Trung Quốc, lại càng nguy hiểm cho mình.

Thế nên, ngăn cản người đến dự đám hỏi của Phạm Thanh Nghiên, là ngăn cản sự sinh sôi nẩy nở của hàng ngũ ghét Trung Quốc, giữa lúc nhà tù mình đã chật ních những kẻ biểu tình hô "No U”, “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, “Tập Cận Bình cút về nước”... Là một việc làm chí lý đúng theo chủ trương lớn của đảng là thi hành đúng đắn tinh thần Hiệp Ước Thành Đô 1990 mà lãnh đạo ta đã long trọng ký tên cam kết chấp hành nghiêm chỉnh.




"Tàu lạ" nước quen

Nguyên Thạch (Danlambao) - Mới đây Thượng nghị sĩ John McCain tuyên bố muốn Việt Nam cùng tuần tra thường xuyên với Mỹ gần đảo nhân tạo trên Biển Đông, ông McCain phát biểu trong cuộc phỏng vấn với tờ Asahi Shimbun hôm qua 25.11.2015 trên căn bản của luật pháp quốc tế "Các đảo nhân tạo không được luật pháp quốc tế thừa nhận là lãnh thổ của bất kỳ bên nào" - ông nói. Điều này hẳn nhiên không thể nào xảy ra khi mà Nguyễn Phú Trọng cùng phe cánh thuộc Tàu còn trong tay quyền lực, trừ phi Nguyễn bị thất sủng hoặc có một sự nhiệm mầu ban phát từ Thượng Đế, mà Thượng Đế thì không bao giờ giúp đỡ dung dưỡng kẻ gian bao giờ.

*

Chuyện đời có nhiều cái chữ NGỜ mà không ai có thể học hết được. Nhưng éo le thay cuộc sống cứ chưa hết chữ ngờ lại lại đến chữ ngờ khác. Chưa hết chữ ngờ ở đây là CSVN không ngờ rằng CS Trung cộng (CSTQ) lại cướp lấy 7 đảo ở Trường Sa, đó là: Châu Viên, Chữ Thập, GaVen, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Vành Khăn và Su Bi. (1) Bị CSTQ chiếm xong, CSVN lại không ngờ chúng lại xây căn cứ pháo đài quân sự thật kiên cố, sân bay hiện đại và dĩ nhiên đại bác, hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử hạt nhân tầm ngắn, tầm xa đủ thứ.

Đá Chữ Thập có diện tích 960.000 m2, tính đến ngày 21/10/2014. Ngoài đường băng, trên hòn đảo nhân tạo này còn có cảng biển đủ lớn để đón tàu tiếp tế, tàu chiến đấu cỡ lớn, nhiều nhà máy xi măng, cơ sở hỗ trợ, cầu cảng, súng phòng không, hệ thống chống người nhái, trang thiết bị liên lạc, nhà kính, bãi đáp trực thăng. Ảnh: CSIS/AMTI.
 
CSVN còn sẽ không ngờ và không đoán được khi nào Tàu Cộng tấn công mình trong khi giới lãnh đạo, Bộ chính trị trung ương đảng lại không thể có được một học trò đáng xách dép cho Khổng Minh - Gia Các Lượng hoặc giả một chính trị gia thông minh lịch lãm nào đủ kiến thức cùng sự bén nhạy trong công tác bang giao quốc tế, nhất là mối quan hệ với trung tâm quyền lực CIA để nhận lấy những cập nhật về thông tin và kế hoạch của Tàu Cộng mà có sự chuẩn bị thỏa đáng, cho nên 15 tên VẸM đực cái cứ phải như "thằng mù sờ voi", sờ tới đâu, đoán tới đó. Nghĩ cho cùng bằng cách dễ hiểu nhất rằng: Chúng ta đừng mong gì ở những người có trình độ rất giới hạn làm những việc vượt qua sự giới hạn ấy, trừ phi có một sự nhiệm mầu ban phát từ Thượng Đế, mà Thượng đế thì không bao giờ giúp đỡ dung dưỡng kẻ gian bao giờ.
 
Bắn giết một vài ngư dân hay số lượng lớn ngư dân là chuyện nhỏ trong kế hoạch dằn mặt dân Việt của Tàu Cộng. Quân đội của Tàu Đỏ sẽ còn chơi trò đánh phủ đầu cho đảng và quân đội CSVN bằng cách gài thế và tiêu diệt ngay cả một số tàu của Hải quân VN để Bộ chính trị đảng CSVN vốn cúi đầu phải quì mọp khiếp sợ đến vãi ra cả quần mới được.

 
Đ(ỗ)M(ười), Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng đã thay mặt đảng và chính phủ CHXHCNVN ngầm ký kết "Mật Nghị Thành Đô 1990" bằng văn bản mà Tàu Cộng sẽ dùng làm chứng cớ trừng phạt nếu CSVN vi phạm theo tinh thần mật nghị kể từ thời gian gần đây cho đến 2020 và sau 2020 dĩ nhiên sẽ ngày càng ác liệt hơn.
 
Tổng bí thơ Nguyễn Phú Trọng thay mặt đảng CSVN, Phùng Quang Thanh thay mặt quân đội cùng bầu đoàn khá đông sang chầu thiên triều từ ngày 7-4 đến ngày 10-4. 2015 đã nói lên ý nguyện thuần phục Tàu Cộng.

Tham gia đoàn cùng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có các đồng chí: Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội; Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an; Trần Quốc Vượng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Vũ Huy Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Hồ Mẫu Ngoạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Trợ lý Tổng Bí thư, Phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư; Nguyễn Văn Vịnh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai; Nguyễn Văn Thơ, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước ta tại Trung Quốc.
 
Và không lâu trước đó, vào ngày 11-10 đến ngày 15-10. 2011, Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn đại biểu cấp cao đã yết kiến "Hồ Hoàng Thượng" Hồ Cẩm Đào về vấn đề Biển Đông trên cơ bổn như sau: "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa." nhằm "Duy trì ổn định ở Biển Đông". Trời ơi là trời, ngó xuống mà coi, Biển Đông đã như thế này mà còn gọi là "ổn định"!.

Nguyễn Phú Trọng đón Tập Cận Bình với cờ
Trung Cộng 6 sao

Theo thỏa thuận, các vấn đề sẽ được bàn thảo "theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau". Cũng cần nên biết tiệm tiến ở đây còn có nghĩa là Tàu Cộng cứ dần dà chiếm lấy các đảo và tiếp tục xây dựng các căn cứ quân sự, sân bay, hải cảng, kho chứa đầu đạn nguyên tử... xong đặt vụ việc vào SỰ ĐÃ RỒI và CSVN không còn cách lựa chọn nào hơn là phải chấp nhận và chính thức công nhận chủ quyền về tài nguyên, hải phận cũng như không phận của Trung Cộng trên các phần đảo đã chiếm này. Song song với kế sách "TIỆM TIẾN" này, Tàu Cộng còn cảnh cáo: "trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết, không nên có hành động làm phức tạp hóa và mở rộng tranh chấp, xử lý những vấn đề nảy sinh bằng thái độ bình tĩnh và mang tính xây dựng." để chúng dễ bề lừa gạt, thao túng cũng như chỉ đạo đảng CSVN cho cách tiệm tiến lấn chiếm và hợp thức hóa từ từ này.

Giới trí thức thì đã quán triệt được mưu lược "tiệm tiến và quan hệ song phương" trong sách lược thôn tính VN của Tàu Cộng nên tôi chỉ muốn nhắn gởi đến đại đa số trong tầng lớp đồng bào có sự hiểu biết rất giới hạn rằng Tàu Cộng sẽ thực thi chính sách nuốt trọn VN trong sự tiếp tay nối giáo của đảng CSVN qua những hành động tuy mềm chậm nhưng không lối thoát khỏi cảnh là một tỉnh bang của Trung cộng như là Tây Tạng, Nội Mông hay Tân Cương.
 
Để cho thiên triều thêm yên tâm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn cẩn trọng tuyên hứa: "Việt Nam sẵn sàng cùng với Trung Quốc nghiêm chỉnh thực hiện tốt Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản về vấn đề trên biển, kiên trì hiệp thương hữu nghị và đàm phán, xử lý và giải quyết ổn thỏa." Nghĩa là Việt Nam sẽ không cần hay đúng hơn là không dám liên hợp với bất cứ nước thứ Ba hoặc thứ Tư nào khác để giải quyết vấn đề Biển Đông mà hiện nay Tàu Cộng đã cướp và tương lai sẽ chiếm gần trọn Biển Đông (80% diện tích của Biển Đông nếu căn cứ theo "Đường lưỡi bò - Phân khúc 9 đoạn").


Ông Trọng nói thêm rằng hai bên nỗ lực "không để cho vấn đề liên quan ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng và hai Nhà nước, ảnh hưởng đến tình cảm của nhân dân hai nước cũng như hòa bình, ổn định trên biển".

Ông Nguyễn Phú Trọng nói Việt Nam "sẽ đặt phát triển quan hệ với Trung Quốc lên vị trí ưu tiên trong quan hệ đối ngoại".

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng hội đàm với ông Giả Khánh Lâm, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc: "tìm điểm chung gác lại điểm bất đồng và hiệp thương hữu nghị". (2) và (3)
 
Mới đây Thượng nghị sĩ John McCain tuyên bố muốn Việt Nam cùng tuần tra thường xuyên với Mỹ gần đảo nhân tạo trên Biển Đông, (4) ông McCain phát biểu trong cuộc phỏng vấn với tờ Asahi Shimbun hôm qua 25.11. 2015 trên căn bản của luật pháp quốc tế "Các đảo nhân tạo không được luật pháp quốc tế thừa nhận là lãnh thổ của bất kỳ bên nào" - ông nói. Điều này hẳn nhiên không thể nào xảy ra khi mà Nguyễn Phú Trọng cùng phe cánh thuộc Tàu còn trong tay quyền lực.


Nhân đọc bản tin: "Tàu lạ" xuất hiện và bắn chết ngư dân ở Trường Sa vào ngày 28 tháng 11. 2015, tác giả đã có một bài viết cách đây vài năm dành cho lớp trẻ nhằm hiểu biết thêm hiện tình của đất nước cùng những từ ngữ mới là mang tính thời sự. Xin được kèm theo đây và mong rằng câu truyện có thể giúp bạn đọc vơi đi phần sự khắc khoải, đau buồn cho vận mệnh của một đất nước có hơn 4.000 văn hiến, hơn 2.000 năm chống giặc ngoại xăm nay phải chịu cảnh đọa đày vong nô dưới ách tròng của đảng CSVN và Tàu Cộng.
 
Ông Hai Say và chuyện mất gà

 
- Nghề của ông Hai Say là vá sửa xe đạp, đơn giản chỉ có thế. Nhà ông ở cuối con đường, cách một trường trung học phổ thông cấp III không xa mấy. Công việc nhàn hạ, ông không tranh đua với đời để làm chi cả, bởi ông luôn ngẫm câu "Thương trường là chiến trường", câu này quả thật đúng. Mỗi khi nghĩ đến chữ chiến trường, tự nhiên ông ngán ngẩm lên tới tóc.

Với mức thu nhập rất khiêm nhường, 60 ngàn đồng mỗi ngày, cũng đủ cho ông đắp đổi cuộc sống. Trong cảnh đời nhiễu nhương kim tiền này, dường như ông là người có được hạnh phúc nhiều nhất. Lúc nào cũng thấy ông cười, có lẽ do tiếp xúc với đám học sinh riết rồi ông cũng trẻ ra hồi nào không hay.

Mới hôm kia, bên cạnh nhà, có gia đình hàng xóm, ông chồng làm cảnh sát giao thông, mức thu nhập rất khắm khá. Những dịp như Tết hoặc ngày lễ lộc, thì mức thu càng vượt trội.

Đội cảnh sát giao thông tỉnh gồm 24 chiến sĩ, trước kia, cái thời mà còn làm ăn phát đạt mà giá vàng còn thấp thì mỗi chiến sĩ hàng tháng chia nhau cũng hơn chục cây vàng. Bây giờ, thời buổi kinh tế tuột dốc do nhà nước ta quản lý quá siêu việt, cộng thêm giá vàng tăng như chong chóng nên khó mà qui ra được nhưng bọn này vẫn còn rất giàu sụ.

Những năm trước, lợi tức đứng đường một năm là 72 cây miễn thuế, làm bao nhiêu năm thì cứ thế mà hốt. Ý là chỉ tính ở mức độ thấp nhất thôi nha, chiến sĩ nào cảm thấy làm ngày chưa đủ, tranh thủ làm đêm là có mức lợi tức vượt trội đó nhé. Nghề này, coi bộ đã hơn Việt kiều nhiều!.

Chỉ tính cho mỗi chiến sĩ của đội CSGT của mỗi tỉnh thôi đó. Cả nước 64 tỉnh thành thì cứ thế mà suy ra.

Đồng tiền không do mồ hôi trộn nước mắt, cứ ào ào chảy vô lu thì việc nó tràn ra cũng rất dễ dàng. Hai đứa con của ông cảnh sát này, tuy chỉ là học sinh lớp 11-12, nghe nói chúng học thì cực kỳ ngu nhưng ăn tiêu thì rất sang, mỗi đứa một chiếc SH tay ga bảnh ra phết. Tiền đưa cho em mua sắm thì chỉ rút một xấp phỏng chừng, miễn đếm. Nghe phong phanh, hai thằng đại ngu này sẽ chắc chắn được tốt nghiệp tú tài và đã đăng ký vào đại học an ninh, để tiếp tục nối nghiệp cha ông làm cảnh sát.

Còn mụ vợ của ông quan đứng đường này, thôi khỏi nói, bà nhất định không xài đồ của "Nước Lạ", ý là nhất cử nhất động, phải là đồ ngoại, dĩ nhiên là trừ "nước lạ" Người ta nói "giàu sang sinh lễ nghĩa" quả không ngoa. Từ khi ông hung thần trên quốc lộ có tiền không biết để đâu cho hết, ông cứ đi nhậu nhẹt, em út gái gú mỗi đêm, bỏ mụ vợ già thui thủi ở nhà phòng không chiếc bóng, mụ hận chồng, hận luôn đời! Bà sinh tật đánh số đề, bà chơi xả láng sáng về sớm. Mỗi tháng thua hàng trăm triệu là chuyện nhỏ như con thỏ ngậm cỏ. Nếu đem so số tiền thua đề của bà với số tiền cặm cụi nhọc nhằn của ông Hai Say thì tiền công của một người sửa xe đạp chẳng xi-nhê gì cả. Đó là so về vật chất, nhưng về mặt tinh thần thì gia đình quan công an này là một địa ngục, trong khi ấy ông Hai Say có cả một thiên đường.

Chả là, hôm kia ông quan tự tử, sau khi kiểm kê lại toàn bộ số vàng dành dụm được thì mới phát hiện là số vàng không cánh mà bay mất hết, chưa kể mụ vợ của ông còn mang cả nợ trong, nợ ngoài, nợ nóng, nợ nguội. Giấc mộng xây khách sạn để chứng minh đẳng cấp có quyền, có tiền bỗng chốc tiêu tan. Quan này tự kết liễu cuộc đời, ai biết!. Vỡ mộng, vỡ nợ hay sợ vào tù, nhiều thứ lý do quá.

Trưa nay, một đám nữ sinh, đứa nào cũng đẹp với tà áo dài trinh trắng thơ mộng, chúng không hẹn mà tụ nhau đến mười mấy đứa. Nào vá lốp, nào bơm hơi, nào chỉnh sên... Ông phải từ từ giải quyết cho từng cô bé. Tay làm, miệng trò chuyện với đám cò con, thỉnh thoảng ông ngưng hẳn, để kể một vài câu chuyện. Nghe hết truyện này, cả bọn lại khơi mào cho ông kể truyện khác, cứ thế mà tụi trẻ cứ mê, quên cả giờ về nhà nấu cơm phụ mẹ.

- Bây học xong mười hai rồi chọn ngành nào?.
- Dạ bác sĩ.

- Dạ ngân hàng.

- Dạ kỹ sư vi tính.

- Dạ dược sĩ...

- Bây không tính vô đại học sư phạm làm giáo viên sao?.

- Dạ giáo chức, dứt cháo, thà làm công an, ai cũng sợ, hốt bạc nhiều hơn. Làm cô giáo chán lắm.

- Nghề cô thầy giáo là cao cả chứ, giáo dục cả một thế hệ tương lai cho đất nước, quan trọng lắm chứ.

- Dạ nhưng bây giờ, thời buổi chụp giựt, có ngay trước mắt vẫn quan trọng hơn chớ bác.

- He he... Nghe tụi bây nói, sao mà tao ngán ngẩm quá.

- Sao lại ngán ngẩm hở bác?.

- Ừ thì bọn trẻ giờ hư hết, đảng đã biến thế hệ tụi bây thành đám thiển cận cả rồi, trời à. Tao kể cho đám con gái tụi mày nghe chuyện này.

Năm ngoái, tao có đi chơi ở một "vùng sâu vùng xa", ghé ngang cuộc lễ khánh thành trường cấp ba ở huyện. Có đại diện của ủy ban tỉnh, sở giáo dục, ông phó chủ tịch huyện đặc trách văn hóa lên phát biểu thế này: "Xin cảm ơn các đồng chí ở tỉnh, sở giáo dục đã quan tâm, cho huyện xây được ngôi trường Phổ Thông Cấp Ba, huyện sẽ phấn đấu tốt để tương lai tiến lên, có được trường Phổ Thông Cấp Bốn"!. Ông còn nói: "Các học sinh ở huyện cũng sẽ ráng học, để có tương lai, ít ra cũng là giáo viên"!. Giờ nghĩ ra, thảo nào tụi bây không muốn làm giáo viên là phải rùi.

Sáng sớm ngày hôm sau, ông Hai Say cũng bày đồ nghề ra trước nhà cho công việc thường nhật. Nhưng hôm ấy, ông không làm gì cả mà cứ lúc đứng, lúc ngồi chửi đổng.

- Đ.M nó, có con gà trống để làm đồng hồ báo canh mà nó cũng ăn cắp. Má nó, cái quân súc vật!

- Tổ cha nó, cái phường khốn nạn, thằng nào vô đây? Thằng hàng xóm chớ không thằng nào hết.

Số là, ông có nuôi một con gà nòi, không để đá cá độ, mà chỉ thúc cho nó đẹp mã, bề thế đồng thời cũng có tiếng gáy cho ấm nhà ấm cửa. Mất con gà, ông cũng thương cũng tiếc nhưng ông lại sẵn dịp mà xả hơi theo một hướng khác.

Tụi học sinh, theo thường lệ của chuyện xe cộ vặt vạnh hằng ngày, đến cho ông sửa, nhưng bởi tiếng la ồn ào của ông Hai Say, cho nên chúng nó mỗi lúc càng tụ tập đông hơn. Phần vì tò mò, phần thì quan tâm cho ông Hai thân mến. Chuyện gì đã xảy đến cho ông.

- Bác Hai bị mất gà hả?. Ai ăn cắp vậy?.

- Tao chưa bắt tận tay, vây tận mắt nhưng tao biết chắc, chỉ có thằng hàng xóm, cái quân kề bên nách, xác biên giới thì nó mới có thể biết nhà tao có gà mà vào bợ thôi. Không lẽ, thằng Mỹ, thằng Việt kiều ở tận bên kia trái đất mà về đây ăn cắp của tao sao.

- Cả đám nhốn nháo: Dạ đúng đó, chắc không phải Việt kiều rùi, kiều về, họ giúp cho người nghèo không hay hết, ở đó mà đi ăn cắp gà làm gì.

- Nó cứ rêu rao mười sáu chữ vàng, xong vỗ tay lộp độp như đau bụng ị, rồi hoan nghinh bốn tốt nữa chứ. Tốt cái kiểu chó đẻ, mất dạy, đồ quân khốn nạn tham tàn. Nó bắt gà của tao để ăn, ăn gà chán, mai mốt nó bắt con nít để ăn, ăn con thai nhi chưa đã, nó bày trò bắt con gái mới lớn như tụi bây để thịt, bởi tin là sẽ có may mắn.

- Ừm, ghê quá bác Hai ơi, bọn nào mà dã man như loài thú vật vậy bác?.

- Còn bọn nào vào đây, nó ở ngay biên giới, chúng lẻn qua mấy hồi. Tụi bây học sử, 1000 năm nô lệ, bây quên rồi sao. Cái quân súc vật, tao không điểm mặt là quân nào, nước nào, mà tao chỉ bắt chước nhà nước gọi là bọn "Nước Lạ".

- Dạ, quên sao được bác. À thì ra là bọn... đó hả bác. (Cả đám reo vang) giờ học được tiếng mới, "Tàu lạ", "Nước lạ". He he he...

Thấy đám đông và tiếng đối đáp dậy cả một khu, bốn công an liền đến, trong đó có một công an khu vực.

- Đây, đây... Gì mà ồn ào thế này?.

- Tụi bây nên nhớ, chỉ có thằng bên cạnh, gần mình, quen nước quen cái, nó mới có dịp để thực hiện ý đồ thâm độc có từ lâu. Thằng Mỹ, thằng Tây, chúng có lấy cái gì của mình đâu. Thằng nào?. Thằng chó đẻ đầu thắt tóc bính nào nào, miệng hở răng lạnh, núi liền núi, sông liền sông, cứ vào đây mà ăn cắp của tao.

- Bác mất gà thì cứ la là mất gà, chứ bác nói linh tinh, gì mà môi hở răng lạnh, gì mà 16 chữ vàng... Chửi lung tung vậy, e rằng phạm húy, mất tình đoàn kết với người đồng chí vĩ đại đó bác.

- Tao mất của thì tao có quyền la làng. Tại sao cấm tao?.

- Biết thế, nhưng ngay cả đảng, nhà nước ta và cả công an chúng tôi còn không dám la, thì tại sao bác hăng thế?.

- Việc không dám la làng là cung cách và thái độ của các ông. Nó chiếm đất, chiếm biển, cướp đảo, cướp rừng, đánh đập, bắn giết ngư phủ mình, mà đảng mấy ông không dám động tĩnh gì cả. Không làm được cái việc bảo vệ dân thì thử hỏi còn làm được cái quần "què" mẻ máu gì. Đúng là một đám hèn, một bọn khôn nhà, dại chợ, chỉ chuyên đàn áp dân lành, trên răng dưới dái... Thế đừng dạy tao phải hèn theo, hiểu chưa?.

- Chuyện đó, để nhà nước lo.

- Lo cái con khỉ, lo hồi nào, ngày càng lún sâu, càng quì mọp cúi đầu thì có. Còn nữa, bọn tham quan các cửa khẩu còn hợp tác với buôn lậu tham ô, đưa hàng hóa, thực phẩm đầy chất độc vào giết dần mòn dân tộc này, mấy ông cũng biết nhưng tại sao không dám nói, dám làm gì hết?.

- Nè, ông cứ nói nữa, chúng tôi sẽ còng ông về đồn.

- Ha ha ha... Tay đây, cứ còng đi.

Hai công an tiến đến, Ông Hai Say thản nhiên với ánh mắt trìu mến trao cho đám học sinh khách hàng thân thương của ông, trong ánh mắt ấy, nó tỏa ra những tia nét sáng ngời.

Chiếc còng kêu cái cắc, hai công an lôi xốc ông đi. Tiếng phản đối vang dội từ đám nam nữ học sinh. Tại sao lại bắt một công dân dám nói lên sự thật của hiện tình đất nước trong vòng vây nô lệ! Tại sao phải cấm người dân nói lên suy nghĩ và sự thật?. Bác Hai là người tốt, bậc yêu quí của chúng tôi.

Ông Hai Say ngoái đầu nhìn lại, mấy đứa con gái lớp 11-12 trong tà áo dài với đôi má hồng xinh xắn, cúi đầu nhỏ lệ. Công an đã bắt ông, người mà với tụi học sinh có đầy thương cảm. Rồi đây, ai vá xe, còn ai để kể truyện cho chúng nó nghe.

30/11/2015