Friday, February 2, 2018

Cuộc tấn công Mậu Thân 1968 trong hoàn cảnh chính trị lịch sử thế giới

Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm (Danlambao) - Sau 50 năm tết Mậu Thân, một cái Tết ghi rõ tội ác của cộng sản vô thần Việt Nam, đánh dấu một vết nhơ trong lịch sử Việt với cả chục ngàn người chết, bắt đầu đúng vào đêm Giao Thừa, thời điểm linh thiêng mà mọi người dân Việt tưởng niệm công ơn các anh hùng, liệt sĩ, ơn đức sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, thì cộng sản xé bỏ hiệp định đình chiến vào 3 ngày Tết, khai hỏa và tạo ra những cuộc thảm sát khắp miền nam Việt Nam. Cao điểm là cuộc thảm sát dã man tại Huế.

Lịch sử cận đại Việt Nam, từ ngày Hồ Chí Minh, được Đệ Tam Quốc tế Cộng sản đưa về, rồi nổi lên cướp chính quyền ngày 19/08/1945, đặt Việt Nam vào gông cùm cộng sản, biến đất nước trở thành bãi chiến trường của cuộc tranh hùng tư bản - cộng sản mà dân tộc Việt là nạn nhân. Từ đó đến nay, không một biến cố chính trị lịch sử quan trọng nào của Việt Nam mà không có bàn tay quốc tế. Đúng hơn là của các siêu cường: Từ Hội nghị Genève 1954, qua Hội Nghị Paris 1973, tới Hội Nghị Thành đô 1990: Genève chia đôi nước Việt Nam, Paris làm mất miền Nam, Thành đô dâng đất, nhượng biển cho Tàu cộng. Tất nhiên trong đó có cuộc tấn công của cộng sản vào dịp Tết Mậu thân 1968, đưa đến cả chục ngàn người chết, máu chảy thành sông, xương chất thành núi.

Vậy chúng ta hãy nói sơ về hoàn cảnh chính trị và lịch sử thế giới của cuộc tấn công này.

Thật vậy, có người nói: "Hai tội đồ của dân tộc Việt Nam trong lịch sử cận đại là Hồ Chí Minh và De Gaulle". Điều này quả không sai.

Hồ Chí Minh, vì nghe lời Đệ Tam quốc tế Cộng sản, đã du nhập ý thức hệ Mác Lê, áp đặt lên đầu dân tộc Việt, chủ trương đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử, xúi con đấu bố, vợ tố chồng, anh em, bè bạn sát hại lẫn nhau, gây ra không biết bao đau thương, tang tóc cho dân tộc.

Thêm vào đó, De Gaulle, sau khi theo chân đoàn quân Đồng minh, trở về Paris, có được chính quyền, đã quyết định lập tức gửi quân sang Đông Dương tái lập lại nền thuộc địa Pháp, trái với tinh thần công pháp quốc tế của 2 Hội nghị Yalta và Potsdam. Chính vì vậy mà Việt Nam đã trở thành chiến trường của cuộc tranh hùng tư bản - cộng sản và dân Việt là nạn nhân.

Cuộc tấn công Tết Mậu Thân nhằm đúng vào cao điểm của cuộc tranh hùng này. Nói khác đi là cao điểm của Chiến Tranh Lạnh. Chiến tranh Lạnh bắt đầu ngay sau khi Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945) chấm dứt. Hai cường quốc dẫn đầu cuộc chiến tranh này: một bên là Liên Sô, bên kia là Hoa Kỳ.

Khi nói đến các cường quốc, chúng ta không thể không nói đến giới lãnh đạo của họ.

Phía cộng sản Liên Sô: Người lãnh đạo Liên Sô suốt trong thời gian Đệ Nhị thế chiến cho tới thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh là Staline. Ông chủ trương đẩy mạnh Chiến tranh lạnh, như việc phong tỏa thành phố Berlin năm 1948, đứng đằng sau việc giúp đỡ Kim Nhật Thành, ông nội của Kim Chánh Vân hiện nay, xua quân xuống miền Nam Triều Tiên, với ý đồ tiêu diệt chế độ tự do, dân chủ của Lý Thừa Vãn, khiến Hoa Kỳ phải đổ bộ quân vào để giải cứu năm 1950.

Nhưng vào năm 1953, Staline bị 2 người tay em thân tín là Khrouschev và Béria đầu độc chết. Khrouschev lên thay và lãnh đạo Liên Sô từ năm 1953 tới năm 1964. Ông này chủ trương hòa hoãn với tư bản, đưa ra những khẩu hiệu như tư bản, cộng sản chung sống hòa bình, nguyên tử phục vụ hòa bình.

Người ta có thể nói Khrouschev là một trong những người lãnh đạo cộng sản đã nhìn ra sự sai lầm của chủ nghĩa này, qua câu nói: "Mục đích chính của kinh tế là làm sao để tăng trưởng sản xuất, chứ không phải là chia đều sản xuất" như Marx chủ trương.

Hơn thế nữa ông còn là nạn nhân của chủ nghĩa độc tài, độc đoán, tôn thờ cá nhân của Staline. Trong nhật ký của ông, ông đã viết rằng mỗi đêm, khi nghe điện thoại của Staline kêu đi họp, ông đều phải trăn trối với vợ con, vì không biết mình còn sống để trở về hay không. Staline trong thời gian cầm quyền đã thủ tiêu 9/10 Bộ Chính trị và 2/3 Trung Ương đảng.

Tuy nhiên thời gian cầm quyền của Khrouschev cũng không kéo dài, vì tình hình chính trị, lịch sử thế giới thay đổi nhiều. Như việc Hoa Kỳ bị sa lầy ở Việt Nam, cuộc đảo chính nền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, tiếp theo là bất ổn chính trị với những cuộc đảo chính. Anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị sát hại ngày 01/11/963. Chỉ 2 tuần sau thì Tổng thống Hoa Kỳ bị ám sát ở Dallas.

Chính vì lẽ đó mà phe bảo thủ, chủ trương trở về Chiến tranh lạnh, cầm đầu bởi Brejnev, trở nên mạnh, đã đảo chính Khrouschev, và lên thay thế ông vào năm 1964.

Brejnev đã thuyết phục được Trung ương đảng qua một chính sách gồm 2 kế sách, với một tiền đề: Đừng nghĩ tư bản mạnh hơn cộng sản, mà phải nghĩ cộng sản mạnh hơn tư bản. Chiến lược của cộng sản không thể là một chiến lược phòng thủ, mà phải là một chiến lược tấn công.

Chiến lược tấn công đó gồm 2 kế sách:

Thượng sách, đó là tấn công tư bản ở khắp nơi trên thế giới, ngay ở trong lòng những nước tư bản như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Ý v.v..., để tư bản sụp đổ, để ngọn cờ cộng sản có thể cắm ở mọi nơi.

Trung sách, đó là, nếu không được, thì lấy trục Sài gòn, Pnomph Penh, Bangkok, Kaboul, Moscou làm giới tuyến. Bên phía đông thuộc về cộng sản, phía tây thuộc về tư bản. Chia đôi thế giới.

Ông đã dùng 3 quốc gia làm con chốt của mình để thực hiện chính sách này: Bên Nam Mỹ và châu Phi thì dùng Cuba của Fidel Castro, bên Âu châu thì dùng Đông Đức của Honnecker, bên Á châu thì dùng cộng sản Việt Nam của Lê Duẫn.

Lê Duẫn của Việt Nam gặp được Brejnev là như cá gặp nước, hết mình tuân theo ông này, sẵn sàng làm con chốt lót đường, dù hy sinh bao nhiêu sinh mạng dân Việt, nhất định đánh vào miền Nam.

Cuộc tấn công Tết Mậu Thân là nằm trong kế hoạch quốc tế của Liên Sô, và Lê Duẫn nhất nhất thi hành.

Cũng bắt chước cách lập luận của Brejnev, Lê Duẫn có viết một bài trong tạp chí Học Tập số 2.1964, nay là tạp chí Cộng sản, mang tựa đề "Một vài vấn đề trong nhiệm vụ quốc tế của đảng ta". Ông viết:

"...Nhìn tổng quát tình hình thế giới, phân tích những đặc điểm và những qui luật phát triển của ba vùng (ba vùng: các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân tộc chủ nghĩa và phong trào nhân dân lao động trong các quốc gia tư bản chủ nghĩa - chú thích của tác giả bài này), chúng ta thấy rằng, lực lượng của cách mạng, lực lượng của chủ nghĩa xã hội và của hòa bình hơn hẳn lực lượng của đế quốc phản động và chiến tranh. Chúng ta mạnh hơn địch. Vì vậy cách mạng không thể ở thế thủ, chiến lược cách mạng không nên là thế thủ; mà cách mạng đang ở thế tấn công; chiến lược cách mạng nên là chiến lược tấn công, phá từng chính sách chiến tranh một, đi đến phá toàn bộ kế hoạch gây chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ cầm đầu, nhằm đánh lùi từng bước một và đánh đổ từng bộ phận chủ nghĩa đế quốc, đi đến thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa đế quốc..."

Theo kế hoạch Thượng sách của Brejnev, vào đầu năm 1967, một phái đoàn quân sự Liên Sô đã lén lút qua Hà nội, rồi bay qua Căm Bốt, vào miền Nam Việt Nam. Sau một thời gian quan sát, họ đã đi đến kết luận là chiến lược "Nông thôn bao vây thành thị", chỉ đánh du kích của Mao Trạch Đông là hoàn toàn thất bại, phải nâng cao chiến lược lên hàng sư đoàn, và bắt đầu bằng cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968.

Brejnev không phải chỉ tấn công ở Việt Nam, mà tấn công ở trên toàn thế giới, từ Âu châu, với những cuộc khủng bố giết 2 người Chủ tịch nghiệp đoàn chủ nhân ông ở Đức và ở Ý, ở Pháp, do đảng Cộng sản Pháp đứng đằng sau, với sự hậu thuẫn của nghiệp đoàn thợ thuyền, sinh viên học sinh, đã bắt đầu cuộc đình công vô tiền khoáng hậu, bắt đầu vào tháng 5/1968. Ở Mỹ cũng vậy, những phong trào bị giới thiên tả trà trộn, cộng với phong trào sinh viên học sinh đòi hòa bình cũng đã biểu tình. Người ta có thể nói, chế độ gần như bị lung lay.

Tuy nhiên, chế độ tư bản bị lung lay, nhưng không bị sụp đổ như Brejnev và những người cộng sản mong đợi.

Brejnev đành bước sang Trung sách: chia đôi thế giới, lấy trục Sài Gòn, Pnomph Penh, Bangkok, Kaboul, Moscou làm giới tuyên, phía đông thuộc về cộng sản, phía tây thuộc về tư bản.

Tuy nhiên kế sách này bị một miếng xương mắc họng. Đó là Trung cộng. Cuộc tranh chấp đòi quyền lãnh đạo thế giới cộng sản giữa Trung cộng và Liên Sô trở nên gay gắt và cao điểm vào thập niên 70.

Và thế giới cộng sản hoàn toàn bị chia đôi, khi Nixon gặp Mao vào năm 1972, rồi Brejnev chết năm 1983 và Liên Sô sụp đổ vào năm 1990.

Trước khi chết, Brejnev thấy chính sách của mình gồm Thượng sách và Trung sách hoàn toàn thất bại, đã phải than lên: "Xã hội chủ nghĩa gì mà tham nhũng, hối lộ lan tràn khắp nơi, một phần ba xe chạy ngoài đường là ăn cắp xăng của công, một phần ba bằng cấp là bằng cấp giả, công chức đến sở làm việc là đến để có mặt, sau đó là làm việc tư hay đi xem hát."

Trở về phía Hoa Kỳ với cuộc tấn công Tết Mậu thân 1968.

Người Hoa Kỳ thay thế người Pháp ở Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954.

Người Tổng thống gửi quân, theo đúng nghĩa lúc đầu là những cố vấn sang Việt Nam là ông Kennedy. Rồi ông này chết vì bị ám sát năm 1963. Người kế vị là ông Johnson. Johnson đã gửi quân ồ ạt sang Việt Nam từ năm 1965, đến cao điểm với cả nửa triệu quân vào thời điểm tấn công Tết Mậu Thân 1968.

Chính sách về Việt Nam của cả 2 đời tổng thống Kennedy và Johnson, là do ông Bộ trưởng Quốc phòng Robert Mac Namara đảm trách, bị mắc nhiều sai lầm.

Nhưng sai lầm lớn nhất, đó là Mac Namara nhìn chiến tranh Việt Nam dưới khía cạnh kỹ thuật, quân sự, không có chính trị, cho rằng cuộc chiến này có thể chiến thắng bằng vũ lực hùng hậu, với tiền bạc, vũ khí.

Chính vì vậy mà có cuộc đảo chính chế độ Đệ nhất Cộng Hòa miền Nam Việt, khi ông Ngô Đình Diệm đã có thể dựng lại ngọn cờ quốc gia, bị chao đảo dưới thời Pháp thuộc. Khi Đệ Nhất Cộng hòa không còn nữa, ngọn cờ quốc gia bị vùi dập, với những cuộc đảo chính liên tiếp và với sự có mặt của nửa triệu quân Mỹ.

Johnson gửi quân đến mức cao điểm nhất, nhưng vẫn không thể thắng cuộc chiến, đành phải nghĩ đến giải pháp chính trị, không gì hơn là thương thuyết, công nhận Mặt trận Giải phóng Miền Nam, được dựng lên bởi cộng sản Hà Nội năm 1960. Từ đó người ta đi đến Hiệp định Paris 1973. Mỹ rút quân khỏi miền Nam và miền Nam sụp đổ 1975.

Miền Nam thất bại bởi nhiều nguyên do, trong đó có sự sai lầm trong chiến lược rút quân của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tạo ra khủng hoảng làm mất tinh thần dân quân, nhưng cũng có những nguyên do chính do các cường quốc quyết định đó là chính sách tấn công tư bản của Liên Sô cộng thêm với sai lầm chiến lược của Hoa Kỳ. Người Hoa Kỳ chỉ mong rút quân khỏi chiến trường Việt Nam đã công nhận Mặt trận Giải phóng Miền Nam, một cộng cụ xâm lăng của cộng sản Việt Nam, ép chính quyền miền Nam ký kết Hiệp Định Paris với đầy bất công và thiếu sót. Và sự thiếu sót và sai lầm lớn nhất là không bắt cộng sản phải rút toàn bộ quân chính quy khỏi miền Nam.

Nhìn lại cuộc tấn công Tết Mậu Thân chúng ta thấy cộng sản Việt Nam đã tạo ra một trang sử đẫm máu và đau thương nhất, là một sự lừa đảo, giết người lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Ngày hôm nay, bắt đầu bởi sự mù quáng của Hồ Chí Minh, đã du nhập chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam đưa đến hậu quả là Việt Nam đang bị đô hộ bởi Tàu lần thứ 5. Cuộc đô hộ này kéo dài bao lâu là tùy ở tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cả người dân trong và ngoài nước, tùy theo những cá nhân còn tinh thần quốc gia dân tộc trong hàng ngũ quân cán chính ở trong đảng cộng sản, tùy theo những tổ chức quốc gia yêu nước. Ngẫm lại lịch sử, thời kỳ bị đô hộ nào cũng có những khó khăn của nó, thể mà ông cha ta vẫn kiên cường đứng lên đuổi quân xâm lăng về nước. Họ cũng không có một tấc sắt trong tay lúc ban đầu, họ cũng chẳng có chính quyền. Cái mà họ có chính là chính nghĩa và lòng dân. Ngày hôm nay, những người Việt quốc gia, yêu nước, cũng đang được lòng dân, có chính nghĩa, hơn nữa chúng ta còn có thuận lợi, đó là mọi người Việt Nam đều nhận ra và lên án chính sách bành trướng của Trung Cộng. Chúng ta phải tự lực cánh sinh, tự trông cậy vào mình trước. Nhưng chúng ta cũng phải biết cập nhật hóa cuộc đấu tranh của chúng ta, để cho nó theo kịp đà tiến bộ của nhân loại, đồng thời vận động sự hỗ trợ của quốc tế, không nhất thiết một vài nước, mà càng nhiều càng tốt, không nhất thiết là chính quyền, có thể là những tổ chức nhân quyền, đấu tranh cho tự do, dân chủ quốc tế, không nhất thiết là những tổng thống, thủ tướng, ngoại trưởng, mà có thể là những nghị sĩ, thượng nghị sĩ, những viện nghiên cứu, đại học, không cần đi sao chép tư tưởng, ý thức hệ ngoại bang, như cộng sản đã làm, mà cần dựa trên căn bản tư tưởng cổ truyền, được cập nhật hóa. Cuộc đấu tranh cho Độc lập Quốc gia, cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền còn có rất nhiều khó khăn, tuy nhiên, chắc chắn nó sẽ đi đến thành công khi mỗi người Việt Nam chúng ta chung vai sát cánh, biến ý thức thành hành động. (1)

Paris ngày 02/02/2018



*

(1) Xin xem thêm những bài về Việt Nam và Trung cộng trên:

*

Những bài liên quan về tội ác của cộng sản trong Mậu Thân Huế đã đăng trên Danlambao:

Khẩu hiệu giáo dục tiểu học!?

Đỗ Thành Nhân (Danlambao) - Tôi không biết trước cổng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay tại thủ đô Hà Nội có cái băng rôn khẩu hiệu "KỶ NIỆM 50 NĂM CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968!" như thế này không.

Nhưng khi nó được treo ở cổng trường Tiểu học thì tôi xin có ý kiến với ông Bộ trưởng GD&ĐT, Giáo sư Phùng Xuân Nhạ: Mục đích treo băng rôn khẩu hiệu “Kỷ niệm 50 năm...” ngay trước cổng trường Tiểu học để làm gì?

1. Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc?

Với đối tượng là 100% học sinh không quá 12 tuổi thì tuyên truyền cái gì cho phù hợp.

Xin thưa, ít nhất là 95% cha mẹ và thầy cô giáo các cháu tiểu học sinh ra sau Tết Mậu Thân 1968. Khi cha mẹ, thầy cô các cháu cũng không hiểu đầy đủ về sự kiện bi thương này thì các cháu làm sao hiểu nổi.

Thế hệ tôi sinh ra và chứng kiến giai đoạn Tết Mậu Thân cũng muốn quên nó đi. Tôi không muốn kể lại cho con cháu mình cảnh người Việt buộc phải giết nhau một cách man rợ, không kể nam nữ, già trẻ, lớn bé trong những thời khắc thiêng liêng. Ngay trong gia đình, bà con, hàng xóm cũng sẵn sàng nổ súng giết nhau vì bản năng sinh tồn.

Khoảng 10 năm nữa các cháu sẽ là chủ nhân của đất nước. 

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc hình thành từ bài học lịch sử “Kỷ niệm 50 năm...” ngày hôm nay: Có giúp cho các cháu dễ dàng làm chủ “thế giới phẳng” hay không; Có đủ tri thức, tự tin để trở thành doanh nhân trong một “quốc gia khởi nghiệp”.

Hay là trong đầu các cháu vẫn tiếp tục là: ta, địch (ngụy), lòng thù hận, kiêu ngạo chiến thắng đối với đế quốc Mỹ và hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa! Vậy thì đến khi nào dân tộc Việt Nam mới thống nhất để hợp tác, phát triển.

Hãy để những sự kiện như Mậu Thân 1968 đến khi các các cháu đủ nhận thức sẽ tìm hiểu dưới góc độ của ngành khoa học Lịch sử.

2. Cải cách giáo dục môn Lịch sử?

Nghe đâu ngành giáo dục đang cải cách “tích hợp môn lịch sử”, thì theo tôi việc đưa khẩu hiệu “Kỷ niệm 50 năm...” vào trường tiểu học để tuyên truyền, giáo dục là một thất bại.

Những đứa con nít lứa tuổi hiếu kỳ này không thể hiểu được các mỹ từ như “cục diện”, “chiến lược”, “ý nghĩa lịch sử”, “tổng diễn tập”... đâu! mà chúng sẽ vào mạng internet tra từ khóa “Mậu Thân 1968” thì thấy toàn là bắn giết nhau, xác người đầy đường, đầu lâu chất đống (https://goo.gl/ofjz92).

Thực tế xã hội hiện đại chứng minh, không có nền giáo dục của quốc gia nào thành công khi đưa vào đầu các cháu bé hình ảnh bạo lực, thù hận, dối trá.

Chưa tính, nếu trên phạm vi cả nước với hơn 15.000 trường tiểu học đều treo khẩu hiệu “Kỷ niệm 50 năm...”, thì lại thêm một sự lãng phí ngân sách không hề nhỏ, mà nhân dân phải gánh chịu.

* Góp ý với Bộ trưởng

Rõ ràng, đặt câu khẩu hiệu “Kỷ niệm 50 năm...” ngay cổng trường hoàn toàn không thể đạt được mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay là đào tạo đạo đức, nhân cách; đào tạo kiến thức và đào tạo kỹ năng sống.

Thay vì giăng khẩu hiệu “Kỷ niệm 50 năm...” ngay cổng trường Tiểu học, nên thay thế bằng câu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” để các cháu tập đọc, tập học về địa lý, lịch sử một cách rất trực quan, sống động, thực tế, phù hợp với lứa tuổi tìm hiểu đầu đời. Vừa giáo dục lòng yêu nước, tính dân tộc lại không có hình ảnh bạo lực, thù hận.

Tôi cũng khẳng định luôn là phụ huynh sẽ vui vẻ góp tiền cho câu khẩu hiệu này treo từ cổng trường, thậm chí trong từng lớp học.

Điều quan trọng là còn nhắc nhở ý thức của thế hệ các cháu, có trách nhiệm đòi lại chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa như lời của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc đối thoại với các nhà khoa học Việt Nam ngày 17/5/2014 “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và nhất định chúng ta phải đòi lại. Đời tôi, đời các bạn không đòi được thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại” (https://goo.gl/mbTYZ4).

Nếu được như vậy, sẽ góp phần đạt được nhiều mục tiêu cho ngành giáo dục ngay từ bậc tiểu học:

- Nội dung giáo dục được sự đồng thuận và gắn liền giữa nhà trường, gia đình và xã hội;

- Thực hiện học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn;

- Tự nhiên hình thành lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trách nhiệm công dân;

- Đạt được ý nghĩa xã hội hóa, phi lợi nhuận cho giáo dục công dân...

02.02.2018

Con cháu của bả chó cướp núi Ba Vì của cha già

Dân Đen (Danlambao) - Còn nhớ ngày xửa ngày xưa, cha già đảng cộng sản từng có di chúc cho lũ con cháu trước khi đoàn tụ cùng Mác-Lê. Khi cha già đảng chết hãy hoả táng cái xác thúi và đem tro rải khắp núi Ba Vì. Thế nhưng do cách ăn ở của cha già bả chó không được lòng lũ con cháu nhà sản nên chúng đã không thực hiện đúng với những nguyện vọng cuối cùng của mình. Sau khi chết, cái xác còm cõm của bả chó đã bị lũ con cháu nhà sản mổ xẻ, moi móc rồi ướp khô. Sau đó chúng đem cái xác khô của "người" gửi vào hố xí Ba Đình đặng lâu lâu dân đen ghé qua chửi rủa đôi lời.

Có lẽ lũ con cháu nhà sản cho rằng cha già của đảng quá tham lam, dù đã chết nhưng vẫn muốn “ôm trọn” mấy trăm hecta đất đai của ngọn núi Ba Vì. Làm vậy sau nay con cháu nhà sản cạp đất mà sống sao? Rồi sau khi cạp đất cũng sẽ chết, đến khi đó hổng lẽ lại phải ướp xác cho khô, lại phải gửi vào cái hố xí Ba Đình cả đống xác khô của lũ con cháu nhà sản sao?

Xem ra lũ con cháu nhà sản lo xa khi quyết định ém cái vụ hỏa táng bả chó, rải tro chiếm ngọn Ba Vì là có ý. Vì nếu làm theo di chúc của cha già thì ngày nay lũ con cháu nhà sản chết cũng không có chỗ chôn thây. Toan tính của lũ con cháu nhà sản đã giúp chúng giữ lại ngọn núi Ba Vì để rồi ngày 1/2/2018 “UBND thành phố Hà Nội cùng Bộ xây dựng đã tổ chức công bố qui hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội”. Để tránh mang tiếng cướp đất của cha già đảng, lũ con cháu nhà sản chỉ lấy 120 hecta phía dưới ngọn Ba Vì. Rồi chúng phân ra thành 2200-2500 cái hố xí nhỏ đặng quan cán nhà sản sau khi đoàn tụ cùng bả chó có chỗ mà nằm.

Nói gì thì nói, lũ con cháu nhà sản là đám bất nhân, bất hiếu, bất trung, bất nghĩa nên mới không chịu thực hiện di chúc của bả chó. Đứng đầu lũ “bất tứ” đó chính là tưởng thú Phúc niểng, kẻ đã phê duyệt dự án “cướp núi” của cha già “để phục vụ nhu cầu an táng cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước, các anh hùng, danh nhân của đất nước”. Bên cạnh đó còn có sự giúp sức của Phó chủ tịch thành Hà “với trách nhiệm và tình cảm của mình, UBND TP Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ xây dựng để nhanh chóng hoàn thành dự án này”.

Ừ thì chuyện cướp qua, cướp lại ngọn Ba Vì của lũ nhà sản cũng là chuyện thường trong cái “lò tôn” cộng sản. Nhưng chuyện chết chóc, chôn hay ướp khố cái đống xác thúi của quan chức cộng sản thì phải tự bỏ tiền túi ra mà lo. Cớ sao lại có chuyện lấy 1400 tỷ Hồ tệ ngân sách nhà nước ra mà làm. Thiệt tình những đồng tiền thuế của dân đen khi mua băng vệ sinh cho mụ vợ mà mấy cha nội cán bộ cao cấp nhà sản cũng định cướp để xây hố xí nữa sao. Quan cán cộng sản chức càng to thì càng lắm tiền nhiều của, vậy mà chơi hông đẹp chút nào - chơi với chó chó còn chê!

Phải chi lũ con cháu nhà sản bắt chước một phần nguyện vọng của cha già bả chó thì hay biết mấy. Nghĩa là khi chết thì đem hỏa táng đống xác thúi của cán bộ cấp cao, trung cấp, hạ cấp gì gì đó. Rồi đem tro rải khắp khu vực biển bị ô nhiễm do Formosa gây ra để làm con ma Phọt Mô Sa cho rãnh nợ.

Mà thôi, chuyện “cướp núi phân hố xí” giữa cha con cộng sản đã lỡ rồi nên dân đen cũng cầu Trời khẩn Phật cho quan chức nhà sản chết hết một lúc Đặng xuống gặp cha già bả chó chia phần mấy cái hố xí trong dự án Nghĩa trang Yên Trung một lần cho xong.

03.02.2018


Đòn đánh thứ nhì bẻ gãy xương sống lý luận của cộng sản

Trần Đắng (Danlambao - Lênin viết: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Đúng không? Chỉ đúng một phần. Nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa chân lý thì sai lầm. Ở đây ta bàn về tính đúng, sai, giới hạn của tri thức, từ đó ta thấy mấy ông cs sùng bái tri thức, là nô lệ của tri thức sai lầm như thế nào.

Không có sách thì không có chủ nghĩa tư bản, không có chế độ phong kiến, không có chế độ chiếm hữu nô lệ. Ở Việt Nam, theo học giả Nguyễn Hiến Lê, giai cấp tiến bộ nhất là giai cấp tiểu tư sản thành thị; không có sách thì không có giai cấp tiểu tư sản thành thị luôn. Vậy câu nói của Lênin sai.

Trí thức Việt chắc không xa lạ gì điển tích này, nó gợi lên giới hạn của tri thức:

Truyện xảy ra tại nước Tề thời Xuân Thu Chiến Quốc. Một hôm, Tề Hòan Công đang ngồi đọc sách ở trong nhà. Bấy giờ ở ngoài hiên có một anh thợ mộc tên là Luân Biển đang ngồi đẽo bánh xe, anh này là một tay rất hóm hỉnh, khi nghe tiếng đọc sách khô khan, nhát ngừng từ trong nhà vọng ra thì cảm thấy vô cùng khó chịu, mới vào nhà hỏi Tề Hoàn Công rằng: "Tâu bệ hạ, bệ hạ đang đọc sách gì vậy?". Tê Hoàn Công sửng sốt trước sự đường đột của Luân Biển, nhưng cũng đáp rằng: "Trẫm đang đọc sách của thánh nhân". Luân Biển lại hỏi: "Thế thánh nhân hiện còn sống không?". Tề Hòan Công đáp: "Thánh nhân đã qua đời từ lâu rồi". Luân Biển nghe vậy tỏ ra vô cùng ngạc nhiên: "Ồ, ra thánh nhân đã chết từ đời tám vánh nào rồi, vậy thì sách bệ hạ đang đọc đây chắc chắn là những thứ cặn bã của cố̉ nhân để lại".

Tề Hoàn Công nghe vậy tức giận nói: "Trẫm đang đọc sách của thánh nhân, ngươi là một anh thợ mộc quèn, đầu óc lúc nào cũng chứa toàn những dùi đục với dìu búa thì biết gì mà cũng chõ mõm vào, ngươi dám nói sách của cổ nhân là cặn bã, nếu ngươi không nói rõ được nguyên nhân thì liệu thần hồn".

Luân Biển thản nhiên đáp: "Xin bệ hạ bớt giận, thần chẳng qua chỉ dựa theo kinh nghiệm làm bánh xe của mình mới nói vậy thôi. ví như đẽo mộng chẳng hạn, nếu đẽo nhỏ rồi thì mộng bám không khít, không thể chắc chắn được. Còn như đẽo quá to thì lại không thể lắp vào mộng cái, cho nên chỉ có đẽo cho vừa phải, không to mà cũng không nhỏ thì mộng mới bám chặt, bánh xe mới không bị xộc xệch. Kỹ thuật này không thể dùng lời nói để miêu tả. Còn những thứ độc đáo và tuyệt diệu trong học vấn của cổ nhân thì làm sao có thể nói rõ ràng được, cho nên những thứ bệ hạ đang đọc đây chẳng phải cặn bã của cổ nhân là gì?".

Tề Hoàn Công nghe xong, cảm thấy lời nói của Luân Biển rất có lý, nên không bắt tội.

Sách của Karl Marx, F. Engels, Lênin chỉ là “cặn bã của cổ nhân” cho những người cuồng Cộng hiện nay mà thôi.

Một điển tích khác:

Vào một buổi tối, Phật Thích Ca chỉ ngón tay lên mặt trăng, nói với các đồ đệ: “Kia là trăng, theo ngón tay ta chỉ thì thấy, nhưng nên nhớ ngón tay ta không phải là trăng. Cũng vậy, theo kinh sách thì tìm thấy đạo, nhưng kinh sách không phải là đạo.”

Kinh sách hay tri thức, trong Phật giáo, bị giới hạn, có học thuộc lòng cũng chưa đắc đạo. Chưa đắc đạo mà bàn về đạo thì như chưa ăn phở mà bàn về phở. Phật cảnh tỉnh người theo Phật giáo đến mức trước khi qua đời, sau 49 năm giảng đạo, ông nói ông “chưa giảng cái gì”. Cái ông giảng chính là tri thức, nó không mô tả được hết bản thể (gốc) của thế giới.

Một người đàn ông ở Ucraine nói trang bị tri thức cho con làm hành trang vào đời. Lúc này Ucraine đang có chiến tranh với Nga. Người bạn của ông bình luận trên Facebook: “Nếu Nga trang bị tri thức cho nhân dân tốt, tức họ có nhiều tiến sĩ mọi lĩnh vực thì chiến thuật, chiến lược, vũ khí họ tốt sẽ đánh cho Ucraine tơi tả!” Học càng cao, càng sâu rộng thì càng hại!! Tri thức đem lại sự khổ sở, đau buồn.

TQ thì mạnh hơn, giàu hơn, lớn hơn, khoa học kỹ thuật tức tri thức họ cũng hơn Việt Nam ta. Kết quả là TQ chiếm biển đảo, lấn biên giới. Cùng là cs cả, cùng sùng bái tri thức, nô lệ cho tri thức cs cả mà cả hai đang kéo nhau đi ngược chiều! Dân TQ mà học càng giỏi, tức có nhiều tiến sĩ ở ngoại giao, kinh tế, quân sự, tình báo, công nghiệp quốc phòng, hậu cần, hàng không, v.v... thì Việt Cộng sẽ càng bị quậy cho lên bờ xuống ruộng. Có giỏi mà tự nhận “chủ nghĩa Mác-Lê là đỉnh cao trí tuệ nhân loại”! Tàu cũng có “đỉnh cao”, & “đỉnh cao” Tàu nện cho “đỉnh cao” Việt tơi tả. Cái dở của tri thức là vậy!

Thiên tài Albert Einstein, tìm ra công thức E = mC2 (Năng lượng bằng khối lượng vật chất nhân với bình phương vận tốc ánh sáng). Đây là căn bản của khoa học nguyên tử, từ đó chế tạo được bom nguyên tử (bom A) và bom nhiệt hạch (bom H, như mặt trời). Nhưng thấy cái hại của 2 quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản ở Hiroshima và Nagasaki vào 1945, ông chống lại vũ khí nguyên tử. Như vậy, sùng bái tri thức và khoa học là sùng bái sự giết người hàng loạt quy mô lớn!

Dân Mỹ thì mỗi tổng thống có mỗi hướng đi khác nhau, mỗi ông là mỗi học thuyết, không cố chấp cứng nhắc vào học thuyết nào cả, cứ đời sau thì khác đời trước, do dân nhận ra và bầu cho ông nào họ thấy hợp thời. Ở Mỹ thì chả có học thuyết nào của các tổng thống trường tồn, họ thay đổi như nhà Phật nói “cái gì cũng vô thường”, tức họ không chấp tri thức. Tri thức ở đây là tri thức trị dân, làm kinh tế, không như cs cứng nhắc “đấu tranh giai cấp”, “đảng ta vĩ đại thật”, v.v... sùng bái chủ nghĩa Mác-Lê, nô lệ cho chủ nghĩa là sai lầm. Tri thức là tốt, ai cũng biết, nhưng nó cũng cực kỳ hại. Theo một cái còn có hại thì đó là người cuồng, người mê. Từ đây suy luận ra việc theo chủ nghĩa cộng sản, cũng là “tri thức”, là sự sai lầm. CS là sai lầm.

Thanh Hóa 3-2-2018

Ngày 3/2 là ngày thành lập đảng nào?

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - Khi Hồ đã không phải Nguyễn thì khi kể về giai đoạn Nguyễn Ái Quốc, sẽ bị lộ tẩy là kể phét! Và hậu quả là đàn em phải sửa lại một số sự kiện của “Đảng cộng sản Việt Nam” - Nhưng không thể sửa hết - Dấu đầu sẽ… lòi đuôi!

Việc này nó dám thì việc gì nó không?

Ở đây vấn đề đặt ra là: Ngày thành lập một tổ chức là một ngày trọng đại! Nhất là một tổ chức đó lại là một Đảng! mà Đảng đó lại là “Đảng cầm quyền”, Một Đảng “Của dân - Do dân và vì dân” Ấy mà nó sửa ngày thành lập mà không ai phản đối, không ai bảo: Không phải đâu! Là sao? Chính là nó đã giết hết người của đảng đó rồi! 

Tiếp theo, lịch sử một đảng là vậy! Vậy thì khi nó cầm quyền suốt từ 1945 đến nay đã 70 năm nó sửa Lịch sử của Dân tộc VN những gì?

Có trời mới biết!

***

Cả tháng nay, báo lề đảng thi nhau tuyên truyền về “ngày thành lập đảng” – không biết có bao nhiêu đảng viên suy tư: “Ngày 3/2 – là ngày thành lập... đảng nào?”

I. Ngày 1/6 – Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam!

“…tới tháng 11-1929... Lập tức tôi đi Trung Quốc, tới đó vào ngày 23-12. Sau đó, tôi triệu tập các đại biểu của 2 nhóm (Đông Dương và An Nam). Chúng tôi họp vào ngày mồng 6-1... NAQ. (Bút tích tiếng Anh, bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh, cpv.org.vn)” (Văn bản 1)

Như vậy rõ ràng chúng ta đã thấy Nguyễn Ái Quốc thành lập đảng Cộng Sản Đông dương ngày 6.1.1930 và Đảng Cộng sản Đông Dương đã liên tục 10 năm liền đều kỷ niệm ngày đó: “Ngày mồng sáu tháng giêng nǎm 1930, sinh nhật của Đảng Cộng sản Đông Dương - * Thông cáo của Trung ương về kỷ niệm 10 nǎm Ngày thành lập Đảng (B.T)…” (Văn bản 2)

“Ngày 6 Janvier 1930, đồng chí Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu của mấy nhóm "An Nam Cộng sản Đảng" và "Đông Dương Cộng sản Đảng" tới Hồng Công khai hội nghị hiệp nhứt, còn nhóm Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chưa tìm được liên lạc.

…Cuộc hội nghị hiệp nhứt (6-1-1930) có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong cuộc cộng sản vận động ở xứ Đông Dương...” (Văn bản 3)

Lưu ý: Trong văn bản 3, Nguyễn Ái Quốc được nói tới ở mục: “III.2) NHỮNG TIỀN BỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG” - Khi nói tới “NHỮNG TIỀN BỐI” - thì là nói tới người đã chết!

Như vậy, 10 năm sau, tức đến 1940, Với “ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG” thì NAQ là người đã chết!

II. Khi NAQ chủ trì thành lập đảng thì HCM… “đang trèo non vượt biển”

Theo Hồ kể thì sau đó 2 tháng vẫn: “...ông đang trèo non vượt biển”

“… Nhưng đường đi từ Xiêm đến Trung Quốc xa xôi. Trong khi ông đang trèo non vượt biển thì cuộc bạo động xảy ra như sau: 

…Ngày 11 tháng 2 năm 1930 vào khoảng 10 giờ tối, bắt đầu đánh các đồn Pháp ở Yên Bái ”! (văn bản 4)

Bằng báo cáo bản gốc rõ ràng NAQ (và sau này lãnh đạo đảng Cs Đông Dương) đã thể hiện rõ ngày 6.1 là ngày thành lập Đảng CS Đông Dương!

Ấy vậy mà Hồ vẫn “đang trèo non vượt biển”!

Vậy thì Hồ chủ trì hội nghị thành lập đảng CS ĐD làm sao được?

Vậy thì ngày 6.1.1930 chỉ có NAQ chủ trì Hội Nghị Thành Lập Đảng CS Đông Dương mà không có… Hồ!

III. Đổi trắng thay đen - Hồ Sửa ngày thành lập đảng

Chỉ vì Hồ đã chót kể ngày đó Hồ còn “Đang trèo non vượt biển” ngay từ năm 1948 – khi xuất bản “Những mẩu chuyện” (Xem văn bản 4) nên khi biết NAQ thành lập đảng cs vào ngày 6.1, Hồ vẫn lấy ngày 3.2 để làm ngày thành lập Đảng! Ngày đó là ngày nào? 

Chính là ngày thành lập đảng của Hồ!

Hồ ra nghị quyết sửa ngày thành lập đảng của NAQ! 

“Đại hội lần thứ III của Đảng đã ra Nghị quyết lấy ngày 3-2 dương lịch hàng năm “làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng”. Từ đó, các sách đều viết Hội nghị thành lập Đảng họp từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930.” (Văn bản 5)

Theo cuốn: (Những Sự Kiện Lịch Sử Của Đảng. Tập 1, NXB sự thật. Hà Nội 1976, - Trang 169)

“…- Ngày 3 .2 (1930) 

Hội Nghị thành lập Đảng

Vào cuối mùa thu 1929, đồng chí NAQ đang hoạt động ở Xiêm (Thái Lan). Được nghe bác cáo về tình hình không thống nhất giữ các tổ chức CS ở trong nước (1)…

…Dưới sự chủ tọa của đc NAQ thay mặt QTCS, Hội nghị đã họp từ ngày 3 đến 7 tháng 2 năm 1930...”

Trắng trợn! “Hội nghị đã họp từ ngày 3 đến 7 tháng 2 năm 1930” Chúng đã thay ngày thành lập Đảng của NAQ!

IV. Bọn đàn em cũng hiểu – “Bác mình” là… anh ba tàu, nhưng… chẳng dám nói.

1. “Do nhiều lý do khác nhau” là gì?

“Trong nhiều công trình nghiên cứu về Lịch sử Đảng có hiện tượng trình bày khác nhau về một số sự kiện và quá trình Lịch sử Đảng, mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu sự thẩm định, so sánh nguồn sử liệu… Đến nay, còn rất nhiều tài liệu chưa được công bố do nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là các biên bản đại hội Đảng và hội nghị Trung ương Đảng…” (Văn bản 5)

2. “không phải là ngày 3-2-1930, mà là ngày 6/1/1930.”!

“Nhiều sự kiện Lịch sử Đảng được nhận thức lại đầy đủ và chính xác hơn trên cơ sở tài liệu lưu trữ

…Ví dụ 1: Về Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Căn cứ vào Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản1 của Nguyễn Ái Quốc (18/11/1930), thời gian bắt đầu họp Hội nghị không phải là ngày 3-2-1930, mà là ngày 6/1/1930. ” (Văn bản 6)

“…Trong nghiên cứu lịch sử Đảng, đã và đang có nhiều nội dung sự kiện được trình bày khác nhau do căn cứ vào những nguồn sử liệu khác nhau. Sau đây là một số ví dụ về sự sai lệch trong việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng:

1- Về Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Căn cứ vào Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản[1] của Nguyễn Ái Quốc (18-11-1930), thời gian bắt đầu họp Hội nghị là ngày 6-1-1930. Thời gian kết thúc Hội nghị không ghi rõ, mà chỉ biết ngày 8-2-1930 các đại biểu dự Hội nghị về nước. Thành phần dự Hội nghị ngoài Nguyễn Ái Quốc, có đại biểu của hai tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng. Theo đó, Nguyễn Ái Quốc là người chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị, chứ không phải là “theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản”, hoặc “được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản”.

Tuy nhiên, vào thời điểm họp Đại hội lần thứ ba của Đảng (9-1960), các nhà nghiên cứu chưa được tiếp cận với Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản của Nguyễn Ái Quốc. Khi đó, phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam bài viết Kỷ niệm ba năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương của Hà Huy Tập với bút danh Hồng Thế Công đăng trên báo Bolsévick. Theo bài báo này, Hội nghị thành lập Đảng họp từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930.” (Văn bản 5)

Hồ ở đâu mà lại cần “Khi đó, phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam bài viết Kỷ niệm ba năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương của...”

V. Dự hội nghị mà… không nhớ?

“Trong khi một số đại biểu dự Hội nghị thành lập Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Thiệu) lại không nhớ chính xác thời gian họp Hội nghị, Đại hội lần thứ III của Đảng đã ra Nghị quyết lấy ngày 3-2 dương lịch hàng năm “làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng”. Từ đó, các sách đều viết Hội nghị thành lập Đảng họp từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930.

Điều đáng chú ý là, chính Hà Huy Tập, trong tác phẩm Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản ở Đông Dương, có một mục riêng với tiêu đề “Hội nghị hợp nhất ngày 6-1-1930”, và cuối trang, ông có ghi chú thích, cải chính rằng Hội nghị hợp nhất họp ngày 6-1-1930.” (5)

VI. Ba kẻ dự hội nghị thật hay là ba tàu… mới “về” Việt Nam?

Hồ nếu đúng là NAQ thì hẳn nhiên là người chủ trì hội nghị hợp nhất 3 đảng. Hồ nếu đúng là NAQ thì hẳn nhiên là tác giả của báo cáo gửi Quốc tế cộng sản (Văn bản 1). Vậy mà không nhớ?

“Trong khi một số đại biểu dự Hội nghị thành lập Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Thiệu) lại không nhớ chính xác thời gian họp Hội nghị” (5)

3 kẻ này có thật là 3 người dự hội nghị hợp nhất?

Mời độc giả cho ý kiến.

Khi Hồ đã không phải Nguyễn thì khi kể về giai đoạn Nguyễn Ái Quốc, sẽ bị lộ tẩy là kể phét! Và hậu quả là đàn em phải sửa lại một số sự kiện của “Đảng cộng sản Việt nam” – Nhưng không thể sửa hết – Dấu đầu sẽ… lòi đuôi!

Việc này nó dám thì việc gì nó không?

Ngày thành lập Đoàn có đúng không vậy? “Ngày thành lập đảng” đã vậy thì “Ngày thành lập Đoàn ” chẳng có gì bảo đảm! (Hãy xem 8 đóa hoa hoa ngát hương – 8 hạt giống đỏ đầu tiên của đoàn số phận ra sao thì biết!)

Ở đây vấn đề đặt ra là: Ngày thành lập một tổ chức là một ngày trọng đại! Nhất là một tổ chức đó lại là một Đảng! mà Đảng đó lại là “Đảng cầm quyền”, Một Đảng “Của dân – Do dân và vì dân” Ấy mà nó sửa ngày thành lập mà không ai phản đối, không ai bảo: Không phải đâu! Là sao? Chính là nó đã giết hết người của đảng đó rồi! 

Tiếp theo, lịch sử một đảng là vậy! Vậy thì khi nó cầm quyền suốt từ 1945 đến nay đã 70 năm nó sửa Lịch sử của Dân tộc VN những gì?

Có trời mới biết!

Thế mới thật là: Thiêng liêng ngày Đảng ra đời

Bọn kia nó sửa lấy ngày nào đây?

“Đảng ta” liệu có còn ai?

Sửa ngày thành lập không ai kêu gì

Sử Việt liệu có còn tin?

Việc này nó dám, việc gì nó không?

2/2/2018


_______________________________________

Chú Thích: 

(tennguoidepnhat.net)
(6) Giá trị của nguồn tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. (lib.ussh.vnu.edu.vn) (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Việt Nam.)