Tuesday, February 10, 2015

HENRY KISSINGER hay CODEPINK: Ai là cặn bã hạ lưu?

 LT.Ton, Việt Đại Kỷ Nguyên, Truyền thông Cộng đồng Hải ngoại 9 Tháng Hai , 2015
Một sự kiện bất ngờ đã xảy ra cho cựu ngoại truởng Henry Kissinger tại cuộc điều trần Thượng Viện Mỹ ngày 29 tháng 1, 2015, liên hệ đến Thượng Nghị sĩ McCain, một cựu tù nhân sống sót của Bắc Việt sau cuộc chiến tranh Bắc-Nam “huynh đệ tương tàn” kết thúc tháng Tư năm 1975.

Theo bài báo tiêu đề “HENRY KISSINGER hay CODEPINK: Ai là cặn bã hạ lưu?” của Medea Benjamin, đồng sáng lập của CODEPINK và tổ chức Nhân quyền Quốc tế “Global Exchange” [1], Thượng Nghị sĩ McCain nổi cơn thịnh nộ đã lên án các nhà hoạt động CODEPINK là “bọn cặn bã hạ lưu” ngang nhiên trương biểu ngữ đọc “bắt giữ Kissinger vì tội ác chiến tranh” và họ giơ chiếc còng tay gần sát đầu của Henry Kissinger trong cuộc điều trần Thượng Viện Mỹ ngày 29 tháng 1, 2015.
Lowlife scums

Lowlife scums
Khi Tiến sĩ Kissinger bước vào phòng điều trần và tiến tới chỗ ngồi của mình, một nhóm người biểu tình Code Pink đổ xô đến bàn nhân chứng điều trần, đối đầu với ông, vung cái còng tay ngay gần đầu ông

TNS McCain gọi cuộc biểu tình là một sự “sỉ nhục, sân hận và đê hèn”, cáo buộc những người biểu tình “đe dọa thể xác” Kissinger và ông xin lỗi ông bạn của mình về sự cố hệ lụy này”.

Đồng thời, theo bài báo của John Amato, nhà sáng lập “Crooks and Liars” một blog chính trị cánh tả [2], trong 1 cuộc phỏng vấn bởi Dana Bash của CNN, John McCain cũng tuyên bố nhóm có tên gọi là CodePink, đe dọa mạng sống của Kissinger.

Theo bài báo, CodePink đã làm gián đoạn buổi điều trần của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger trước Thượng Viện Mỹ, Tiểu ban Ngoại giao, ngày 29 tháng 1,2015, và la to lên “Henry Kissinger phải bị bắt vì tội ác chiến tranh”.

“John McCain không thích nó một chút nào và gọi họ là ‘bọn cặn bã hạ lưu’ ”, bài báo viết.

John McCain nói với Dana Bash rằng vì ông lo ngại nhóm người CodePink có thể gây tổn hại thể xác cho Henry Kissinger mà ông đã phản ứng dữ dội.

“CodePink là một nhóm chống chiến tranh, rất ghét bạo lực và chưa bao giờ bị gắn kết với bạo lực như vậy tại sao McCain rất sợ?” Dana Bash hỏi.

McCain bào chữa rằng ông không chống đối nhóm này, nhưng mà vì hành vi của họ. “Những người này xông bừa vào. Họ tiến gần ngay bên cạnh Henry Kissinger vung chiếc còng tay trước mặt ông ta. Ông năm nay đã 91 tuổi và bị đau vai nặng, mà sẵn sàng đi điểu trần trước Quốc hội để cống hiến cho chúng tôi kinh nghiệm khôn khéo ngoại giao nhiều năm của mình. Tất nhiên tôi đã nổi giận và tôi vẫn còn giận dữ. Đó là sự đe dọa thân xác cá nhân, đặc biệt một nhân vật đã có công lớn phục vụ xứ sở của mình, dù bạn có đồng ý hay không.

Thông cáo báo chí The Hill:

Blog “The Hill” đã ra thông cáo về biến cố xảy ra trong cuộc điều trần Thượng Viện Mỹ ngày 29 tháng 1, 2015, cung cấp thêm chi tiết về biến cố [3]:

Những người biểu tình nhóm CodePink la lên,“Bắt giữ Henry Kissinger kẻ phạm tội ác chiến tranh!” và họ giương cao lên các biểu ngữ khi Kissinger bước vào thính phòng Ủy Ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện.

McCain, chủ tịch Ủy ban, ngay lúc đầu đã lập tức hỏi, “có ai thấy cảnh sát Capitol ở đâu không?”

Kissinger ngồi một cách bình tĩnh trong ghế nhân chứng của mình, trong khi những người biểu tình và nhiếp ảnh gia tập họp xung quanh.
Những người biểu tình đã phản đối vai trò của Kissinger trong chính quyền Nixon trong chiến tranh Việt Nam, các vụ đánh bom Campuchia và các vấn đề khác.

Khi những người biểu tình đã được dẫn ra ngoài bởi cảnh sát, McCain nói: “tôi là một thành viên của Ủy ban này trong nhiều năm, và tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì sỉ nhục, ghê tởm đê hèn như cuộc biểu tình này”.

Cuối cùng, McCain nói, “Hãy rời khỏi nơi đây, bọn cặn bã.”

Những người biểu tình khác đã làm gián đoạn buổi điều trần hai lần. George Shultz, Cựu Ngoại trưởng trong thời chính quyền Reagan, cũng ra điều trần, đã đứng dậy và bảo vệ Kissinger. “Tôi hoan nghênh Henry Kissinger đã đóng góp nhiều cho hòa bình và an ninh quốc gia,” Shultz nói.

McCain đồng thời cũng gọi Kissinger là “một người đã phục vụ đất nước tuyệt hảo phi thường”.

“Các hành động của họ đã vượt qúa cách thức phản đối bình thường của nhóm CodePink là hô hào và trương biểu ngữ”, McCain nói.

“Khi Tiến sĩ Kissinger bước vào phòng điều trần và tiến tới chỗ ngồi của mình, một nhóm người biểu tình CodePink đổ xô đến bàn nhân chứng điều trần, đối đầu với ông, vung cái còng tay ngay gần đầu ông,” McCain nói.

Một số thượng nghị sĩ quan ngại cho sự an toàn của tiến sĩ Kissinger, đã rời khỏi bục để xuống hỗ trợ các nhân chứng. Lúc đó Không có cảnh sát Quốc hội can thiệp, sự việc xảy ra khoảng chừng vài phút. “Tôi đã nói chuyện với chủ tịch Ủy ban Quy tắc Thượng viện và cảnh sát Capitol, và hy vọng rằng những người tổ chức biểu tình phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho hành động của họ,” ông nói thêm.

Thứ Năm sau đó, trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Fox chương trình “Your World With Neil Cavuto”, McCain nói ông không hối tiếc đã gọi những người biểu tình là “cặn bã.”
Phản ứng.

Thông cáo báo chí The Hill có vẻ đưa tin một chiều để giữ sĩ diện cho McCain và Henry Kissinger.

Trái lại, Medea Benjamin, người đồng sáng lập tổ chức CodePink lên tiếng phản hồi mạnh mẽ: “Henry Kissinger phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người. Ông ta là một kẻ sát nhân, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, và là một kẻ côn đồ. Ông ta cần phải được đưa ra trước vành móng ngựa tại Hague.”

Cuộc điều trần trước Thượng Viện Mỹ đã làm dấy lên nỗi uất hận của những dân tộc nạn nhân của những cuộc chiến tranh tương tàn do bàn tay đẫm máu của Kissinger, bị cáo buộc là một con cáo già quỷ quyệt của tình báo ngoại giao Mỹ gây ra. Lợi dụng cơ hội này, nhóm hoạt động xã hội có tên gọi là CodePink đã dễ dàng xông thẳng vào nghị trường và hô to các khẩu hiệu đòi đưa Henry Kissinger ra tòa vì đã bán đứng Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong thế kỷ 20, gây nên tai họa tàn khốc cho nhiều dân tộc.

Mặc dù bị áp giải ra khỏi nghị trường ngay sau đó, nhưng nhóm hoạt động CodePink nói rằng họ thực sự tự hào về hành động của mình tại Thượng viện ngày 29 tháng 1, 2015, vì đã thay mặt cho nhân dân Đông Dương, Trung Quốc, Đông Timor và nhân dân yêu chuộng hòa bình ở khắp mọi nơi, nói vào mặt của Henry Kissinger về tội ác của ông ta.

1. Việt Nam: Với những ai quan tâm đến cuộc chiến Việt Nam, thì vẫn còn nhớ nhân vật Henry Kissinger, người phục vụ dưới thời Tổng thống Nixon, và cho tới nay vẫn bị nguyền rủa bởi những người ủng hộ nhân quyền về cách dàn xếp của của ông trong hậu trường chiến tranh Việt Nam.
“Di sản thật sự của Kissinger để lại chỉ là sự hủy diệt. Ông là nhân vật phản diện vĩ đại của Mỹ.” Anna Kaminski, thành viên của nhóm CodePink nói với báo chí.

2. Chile: Henry Kissinger là một trong những kiến trúc sư chính của cuộc đảo chính ở Chile vào ngày 11 Tháng 9 năm 1973, một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân cử của tổng thống Salvador Allende. Sau khi Kissinger tạo điều kiện cho cuộc đảo chính Salvador Allende, đưa Augusto Pinochet nhà độc tài lên nắm quyền, đất nước này đã phải chịu 16 năm đàn áp, tra tấn và tử vong dưới sự cai trị của một người bạn của Kissinger, trùm độc tài phát xít Augusto Pinochet.

Cảnh đau lòng của một ca sĩ/nhạc sĩ Chí lợi Victor Jara rất hiền hòa đã chết bởi bàn tay của trùm độc tài phát xít Augusto Pinochet cũng là một tội ác của Kissinger. Do bị tra tấn tàn ác, bàn tay của Jara đã bị dập tan và móng tay của anh ta rách nát; lính canh tàn bạo sau đó ra lệnh cho anh chơi đàn guitar của mình. Người ta đã tìm thấy sau đó xác chết của Jara trên đường phố, đầy những vết thương và dấu hiệu của tra tấn.

Trong bài báo tiêu đề “Ai là cặn bã hạ lưu?” đề cập trên đây, Medea Benjamin nói rằng nếu McCain quan tâm đến sự đe doạ thân xác cho Kissinger, thì ông nên nhớ cảnh tra tấn đau lòng xót dạ này.

3. Đông Timor: Năm 1975, trong khi làm việc cho Tổng thống Gerald Ford, Kissinger vận động phê duyệt việc yểm trợ cho nhà độc tài Suharto của Indonesia xâm lược đẫm máu của những hòn đảo nhỏ của Đông Timor. Các cuộc xâm lược này đã được thực hiện với vũ khí trang bị của Mỹ. Thời gian Indonesia chiếm đóng kết thúc vào năm 1999, kết qủa 200.000 dân Timor, khoảng 30 phần trăm dân số đã bị xóa sổ.

Nhà văn Jon Queally, (Senior Editor@commondreams), người bảo vệ hành động của nhóm CodePink nói rằng “Những trang sử đẫm máu đó chính là di sản của Kissinger. Chết chóc. Tàn phá. Đau khổ. Cùng cực. Chế độ độc tài. Henry Kissinger chính là một kẻ giết người, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, một kẻ côn đồ.”
Một điều thú vị là trọng tâm của bình luận cũng đã dồn vào TNS McCain, không kém sôi nổi như với cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, mà người ta đã biết qúa nhiều về vai trò cuả ông trong cuộc đảo chinh đẫm máu tai Chile, Chiến dịch Condor gây tranh cãi, chiến tranh huynh đệ tương tàn Đông Dương, cuộc xâm lăng Đông Timor bởi Indonesia…

Đối với TNS McCain, họ tỏ ra không kính nể chút nào, họ có vẻ chỉ trích thành tích của ông. Nhưng xét ra thì ông TNS đã hành xử đúng cương vị chủ trì cuốc điều trần, trong việc bảo vệ hai vị cựu ngoại truởng Kissinger và George Shultz. Chỉ có vấn đề là ông TNS đã dùng lời lẽ rất nặng để chỉ trích nhóm người CodePink, gọi họ là “low life scums” (cặn bã hạ lưu). Nó đã bị phản hồi mạnh mẽ qua bài viết của Medea Benjamin nêu lên câu hỏi: “HENRY KISSINGER hay CODEPINK: Ai là cặn bã hạ lưu?”

Một nguời bạn Việt Nam, anh Hoang Huu nói rằng anh hoàn toàn đồng ý với tuyên bố của CodePink: “Kissinger phải bị ra tòa xét xử với tội phạm chiến tranh ở Việt Nam, Lào, Chile, và Đông Timor. Tôi đoan chắc là John McCain hoàn toàn bị tẩy não trong suốt thời gian ở trong tù tại miền Bắc Việt Nam”.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến cá nhân của tác giả và không
nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.
[1] http://www.democraticunderground.com/1016113412:
“HENRY KISSINGER or CODEPINK: Who’s the “Low Life Scum?”
[2] http://crooksandliars.com/2015/02/john-mccain-claims-code-pink-was: “John McCain Claims Code Pink Was Threatening Kissinger’s Life”
[3] http://thehill.com/blogs/blog-briefing-room/231138-mccain-to-protestors-get-out-of-here-you-low-life-scum: “WATCH: McCain calls protesters ‘low-life scum’ ”

Từ Chân Dung Quyền Lực đến Chân Dung Bạo Lực


Giáo Già (Danlambao) - Vào khoảng tháng 5/2012, lúc Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 khoá XI (HN TW6 ĐCSVN) sắp diễn ra, trang mạng "Quan Làm Báo" xuất hiện thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận trong và ngoài nước và của báo chí nước ngoài vì nó bất ngờ chĩa mũi tấn công vào các âm mưu lũng đoạn xảy ra trong hàng ngũ đảng và nhà nước CSVN, đặc biệt là nạn tham nhũng liên quan tới Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm lợi ích của ông ta. Do vậy, trong văn bản số 7169/VPCP ngày 12/9/2012 của Văn phòng Chánh phủ CSVN, và trên truyền hình cùng nhiều cơ quan truyền thông của đảng và nhà nước, Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho Bộ Công an và các ngành liên quan "triệt hạ" những trang trang mạng "phản động" bôi xấu đảng và nhà nước, khiến chỉ trong một thời gian ngắn "Quan Làm Báo" đã bị đánh sập.
Đề cập đến vấn đề nầy ông Lê Diễn Đức trong bài viết “Chân Dung Quyền Lực, cuộc chiến trên mạng không có ý nghĩa thực tế”, đăng trên blog rfavietnam, ngày 30/1/2015, có đoạn, xin trích nguyên văn: 

“Vào lúc Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI khoá 11 (HN TW6 ĐCSVN) sắp diễn ra, tờ "Quan Làm Báo" xuất hiện (khoảng tháng 5/2012), đã thu hút sự quan tâm rất lớn của bạn đọc trong, ngoài nước và của báo chí nước ngoài.

Tính đến 10 tháng 9 năm 2012 đã có hơn 37 luợt triệu người truy cập, được Alexa Traffic Ranks xếp hạng 82 tại Việt Nam.

"Quan Làm báo" chĩa mũi nhọn vào các âm mưu lũng đoạn và nạn tham nhũng liên quan tới Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm lợi ích của ông ta. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, tờ báo đặt ra những nghi ngờ về mối quan hệ thân hữu giữa giới đầu sỏ ngân hàng với gia đình Nguyễn Tấn Dũng.

Trong văn bản số 7169/VPCP ngày 12/9/2012 của Văn phòng Chính phủ CSVN, và tiếp theo, trên truyền hình HTV và trên nhiều tờ báo lề đảng, tờ "Quan Làm Báo" bị nêu đích danh. 

Bằng văn bản trên, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho Bộ Công an và các ngành liên quan "xử lý" những trang trang mạng "phản động" bôi xấu, xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong một thời gian ngắn "Quan Làm Báo" đã bị đánh sụp, còn người trong nước gặp khó khăn truy cập vào trang này. Lúc bấy giờ khi vào địa chỉ "http://www.quanlambao.info" hiện ra dòng chữ:

"Yêu cầu bà Đặng Thị Hoàng Yến dừng ngay các hành vi bôi nhọ, bịa đặt, vu khống nhằm đẩy đất nước Việt Nam vào nguy cơ nội chiến một lần nữa. Những hành động của bà vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có luật pháp Hoa Kỳ, nơi bà đang tị nạn".

Tuy nhiên, cuộc tấn công khá toàn diện của "Quan Làm Báo" vào ông Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh đã không đạt kết quả như sự mong chờ của dư luận. Từ Nguyễn Tấn Dũng, đến tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng, cố vấn của ông Dũng, hay Nguyễn Văn Bình, Thống đốc ngân hàng, v.v... chẳng ai bị trầy da tróc vảy gì.

Với lý thuyết "đánh chuột không để vỡ bình", "để giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng", "kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ", Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN đã bỏ phiếu "quyết định không kỷ luật Bộ Chính Trị và một đồng chí trong Bộ Chính Trị". "Một đồng chí trong Bộ Chính Trị" ở đây có biệt danh "X", mà ai cũng biết chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.”

Sau đó, trong hai năm 2013-2014, do nội bộ Đảng có nhiều mâu thuẫn và bất đồng nên Hội nghị Trung ương (TƯ) 10 chưa thể triệu tập vào tháng 8/2014 như dự trù. Nó bị hoản đến tháng 10/2014 cũng không tiến hành được. Trước vấn nạn này ông Nguyễn Vũ Bình khẳng định: “Sẽ không có đại hội XII, vì năm 2016 không còn Đảng CSVN để tổ chức đại hội... Nếu có đại hội thì đại hội này ở các dạng khác hẳn các đại hội trước”; và mới đây, trước câu hỏi “Đảng Cộng sản tới đây sẽ có tương lai ra sao”, nhạc sỹ trẻ người Sài Gòn đang tu nghiệp tại Oklahoma Hoa Kỳ, Rapper Nah Nguyễn Vũ Sơn, nêu quan điểm với tọa đàm Bàn tròn Thứ Năm http://bit.ly/1CVSslF tuần này của BBC Việt ngữ [5 tháng 2, 2015], nói: Tôi nghĩ trong vòng 2 năm tới là Đảng Cộng sản sẽ phải giải thể, đó không phải là lời của tôi mà là lời của một số đảng viên lâu năm rồi...”

Chưa biết các tiên đoán này có đúng không, nhưng đến ngày 5/1/2015 Hội nghị TƯ 10 cũng được chính thức khai mạc, sau khi giải tỏa được một số vướng mắc liên quan đến yếu tố nhân sự, được coi như những “con gà” của Trung cộng, được minh định qua một số dữ kiện rõ nét như:

- Ngày 21/7/2014, Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đến thăm Hoa Kỳ như là một cuộc “ra mắt” chính giới Mỹ của một nhân vật sẽ còn lên cao sau Đại hội Đảng XII;

- Ngày 27/8/2014, CSVN cử Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm đặc phái viên của TBT Nguyễn Phú Trọng đến gặp Tập Cận Bình, sau khi TBT Nguyễn Phú Trọng đã 5, 6 lần xin gặp họ Tập đều bị từ chối;

- Từ ngày 16 đến 18/10/2014, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng CSVN, đến thăm Trung cộng. Dịp này, theo tường thuật của báo chí TC: “Hai bên đã đồng thuận ba điểm: Một là dựa trên phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt; Hai là quân đội hai nước tăng cường đoàn kết, cung cấp bảo đảm vững chắc cho sự củng cố vị thế cầm quyền của Đảng CS hai nước, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; và Ba là tuân thủ đồng thuận đạt được giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước Trung-Việt, để xử lý thích đáng vấn đề trên biển, bảo vệ cục diện hòa bình, ổn định”;

- Ngày 26/10/2014 Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang thăm Trung cộng để cùng chủ trì Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm lần thứ tư; 

- Mười ngày trước khi Hội nghị TƯ 10 khai mạc, Bắc Kinh cử Du Chính Thanh, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị kiêm Chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân TQ, viếng thăm VN. Trong 3 ngày ở Hà Nội, từ 25 đến 27/12/2014, ông Du có những tuyên bố hòa dịu, kêu gọi CSVN “Duy trì đại cục quan hệ Việt Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông”...

Có điểm đặc biệt cần lưu ý là trước và trong thời gian Hội nghị TƯ 10 đang họp, trang mạng Chân dung Quyền lực (CDQL) xuất hiện nhiều bài viết công kích thậm tệ các lãnh đạo hàng đầu CSVN, làm chấn động dư luận trong và ngoài nước, phơi bày sự đấu đá không nương tay của một số kẻ được coi là đối thủ của nhau trong việc tranh ghế, từ Tổng Bí thư đến Thủ tướng, Chủ tịch nước...

Trong số các nhân vật đột ngột xuất hiện, người theo dõi đặt biệt lưu ý trước hết là Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, Đại tướng Phùng Quang Thanh.

Nhiều bài viết cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh bị người đồng hương miền Trung là Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hãm hại. Bài viết đưa ra nhiều lý do, nào là ông Thanh với vai trò Trưởng ban Nội chính TƯ đã điều tra tài sản tham nhũng của ông Phúc, nên bị ông Phúc hãm hại. Sau đó, trang mạng liệt kê nhà cửa của ông Phúc ở trong nước và bên Mỹ với đầy đủ chi tiết. Một tin còn gây chấn động là ông Nguyễn Xuân Phúc đã âm mưu với TC hãm hại ông Nguyễn Bá Thanh bằng chất phóng xạ, khiến ông Thanh phải đi Singapore rồi sang Mỹ cũng không chữa trị được, chở về VN, đang chờ chết. Cũng có dư luận cho rằng Nguyễn Tấn Dũng đã rất hận Nguyễn Bá Thanh vì trong những ngày chưa chính thức nhậm chức trưởng Ban Nội Chính, Nguyễn Bá Thanh đã hăng hái “nổ nhiều phát súng” nhắm về hướng của phe nhóm thủ tướng, với những câu hăm dọa, điển hình như: "Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều", hay "Một số ông giờ đang ngồi run", hay "Bắt liền chứ không cần phải đợi có bằng chứng chung chi gì hết..." 

Đó là lý do khiến Nguyễn Tấn Dũng phản công Thanh trên cả hai mặt thủ và công: 

- Về mặt thủ, ông Dũng cho xuất hiện ngày 17/1/2013 “hồ sơ mật” của thanh tra nói rằng thành phố Đà Nẵng mà ông Thanh vẫn đang nắm ghế bí thư thành ủy đã "gây thất thu ngân sách hơn 3,400 tỷ đồng do định giá đất đai không chính xác hay giảm giá đất không theo quy định của nhà nước.” Ngay sau đó Dũng nhanh chóng cho Bộ Công an nhập cuộc điều tra "làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái"

- Về mặt công, ngày 21/1/13, tức là chỉ 3 ngày sau khi tung ra “hồ sơ mật” nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Phòng Chống Tội Phạm trực thuộc Văn phòng Thủ tướng do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu và Bộ trưởng Công an, tướng Trần Đại Quang, giữ vai trò Phó ban thường trực.

Bên cạnh đó, CDQL cũng tấn công Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sau khi ông Thanh đòi trấn áp, ngăn chận thông tin của CDQL, cho đó là những thông tin xuyên tạc bịa đặt. Đòi hỏi này mau chóng được CDQL trả lời: 

“Thời gian qua chúng tôi chỉ mới bắt đầu vẽ chân dung quyền lực của PTT Nguyễn Xuân Phúc với đầy đủ thông tin xác thực, dễ dàng kiểm chứng về khối tài sản lên đến hàng ngàn tỷ đục khoét của dân. Thưa ông PQT, ông có thể cho dư luận biết chúng tôi xuyên tạc điểm nào? Theo tiêu chí của CDQL, chúng tôi sẽ không chừa một ai thiếu đức, thiếu tài mà lại cho mình cái quyền quyết định vận mệnh dân tộc, trong đó bao gồm cả ông nữa. Vì không thể chấp nhận các lời xuyên tạc, xem thường Nhân Dân của ông trên báo http://www.qdnd.vn và cả trên http://www.vtv.vn nên chúng tôi xin phép ông được thống kê một chút về tài sản của Phùng Quang Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty 319, người đang thay mặt ông mượn danh nghĩa Bộ Quốc phòng, vơ vét tài sản Nhân dân để xây dựng mạng lưới kinh tài cho dòng họ Phùng… Đây có phải là thông tin xuyên tạc, bịa đặt không? Chúng tôi sẽ tiếp tục có loạt phóng sự điều tra, thống kê và công bố chi tiết toàn bộ khối tài sản bất minh khổng lồ của gia đình ông, trên thực tế gấp nhiều lần ông PTT Nguyễn Xuân Phúc”. 

Bài trả lời cũng kèm theo hình ảnh 6 biệt thự, căn nhà hạng sang cực kỳ xa hoa của con trai đại tướng Phùng Quang Thanh là đại tá Phùng Quang Hải, cùng hình ảnh xe Rolls-Royce Phantom và du thuyền lộng lẫy của vợ Phùng Quang Hải. Sau đó là hai bài viết tựa đề: “Đại tướng Phùng Quang Thanh, Đại tá Phùng Quang Hải đã dùng Tổng công ty 319 để lũng đoạn kinh tế quân đội, vơ vét tài sản Nhân dân như thế nào?”“Liên minh đen tối hút máu Quân đội và Nhân dân: Tổng giám đốc Cityland Bùi Mạnh Hùng, Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh và Đại tá Phùng Quang Hải”.

CDQL đánh Phùng Quang Thanh cũng là để chặn đường Phùng Quang Thanh trở thành Chủ tịch nước. Cũng vậy, khi CDQL đánh Nguyễn Sinh Hùng, cho rằng: “Cô em gái Nguyễn Hồng Phương của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ trong thời gian 11 năm, khởi đầu từ 1 cửa hàng sao chép đĩa lậu đã làm nên khối tài sản nổi khổng lồ 3,400 tỷ với 27 doanh nghiệp, trở thành bà hoàng trong lĩnh vực bất động sản tại TPHCM và nhiều tỉnh thành. Thằng em Hà Văn Thắm cũng từ hai bàn tay trắng, chỉ trong vòng 5 năm đã có 5,000 tỷ với hơn 40 công ty, trở thành ông trùm trong giới mafia tài chính” là để chặn đường Nguyễn Sinh Hùng trở thành Chủ tịch nước.

CDQL đánh Nguyễn Xuân Phúc là để ngăn đường ông này trở thành Thủ tướng... Theo dõi CDQL, khiến toàn thể Ủy viên TƯ Đảng khóa XI đang tham dự Hội nghị TƯ 10 hoang mang tột độ; nhiều người không biết khi nào thì lộ ra tên mình, khi mưu đồ tranh giành quyền lực vẫn tiếp tục, có nhiều khả năng nhiều kẻ bị các đồng chí đồng nhiệm mưu hại. Nhưng cho dầu thế nào, đến sáng 15/1, mạng CDQL công bố đầy đủ kết quả cuộc lấy phiếu tín nhiệm ngày 10/1 tại cuộc họp Trung ương 10 và nhìn chung dự đoán vị trí của từng người không thể không đề cập tới yếu tố áp lực của Trung cộng

Còn nhớ, trước Đại Hội Đảng X, năm 2008, sứ giả Trung cộng là Giả Khánh Lâm đến Việt Nam cho biết là “Hồ Cẩm Đào muốn Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng”; sau đó Nguyễn Tấn Dũng trở thành thủ tướng. 

Đến nay trên blog Nguyentandung.org trích dẫn từ Hoàn Cầu Thời báo nói rằng: “Đại hội XII có thể là cơ hội duy nhất cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên nắm quyền lực tối cao, trở thành Tổng bí thư...” theo ý muốn của TC, vì mọi người đều biết chính Nguyễn Tấn Dũng đã:

- Chủ trương cho Trung cộng thuê 300 ngàn héc-ta rừng đầu nguồn; 

- Để hơn 90% tổng thầu EPC các dự án đầu tư quan trọng nhất lọt vào tay Trung cộng; 

- Dung dưỡng người gốc Hoa Hoàng Trung Hải làm Phó thủ tướng có quá nhiều đặc quyền đặc lợi về kinh tế;

- Cho Trung cộng thuê Vũng Áng dài hạn với đặc khu Formasa;

- Chủ trương cho Trung cộng thuê đèo Hải Vân;

- Để Trung cộng khai thác Bauxite Tây Nguyên và hơn 60% các mỏ tài nguyên phía Bắc;

- Để hàng hoá Trung cộng tràn ngập lãnh thổ VN;

- Cho hàng chục ngàn nguời Trung cộng sang Việt Nam lao động bất hợp pháp khắp nước; 

- Đẩy nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào Trung cộng;

- An ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ bị đe doạ; 

- Tiếp tay cho cuộc xâm thực mềm của Bắc Kinh, đặc biệt là cho thành lập Viện Khổng Tử trong đại học Hà Nội, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đã ra lịnh dẹp bỏ.

Mặt khác, nhìn vào mạng Chân Dung Quyền Lực, người ta cũng dễ thấy sự ca ngợi dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kẻ đã làm thủ tướng hai nhiệm kỳ rồi, chắc chắn chiếc ghế duy nhất mà ông có thể nhắm tới là chức Tổng bí thư đảng thay thế cho Nguyễn Phú Trọng, người, năm tới, đã 71 tuổi, lứa tuổi hầu như bắt buộc phải về hưu. 

Với tham vọng quyền lực càng lúc càng nhiều hơn, và với sự ủng hộ của tay chân áp đảo trong Trung ương Đảng, những kẻ từng được Dũng ban phát ân huệ từ quyền lực và tham nhũng, Dũng có thể vận dụng cho được vị trí Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như Tập Cận Bình ở Trung cộng. 

Tham vọng có thể theo thời gian tiến xa hơn, khi, có thể vào cuối nhiệm kỳ, Dũng tìm cách sửa Hiến Pháp, dọn đường cho mình trở thành trở thành Tổng Thống của nước “Việt Nam mới” theo gương Putin ở Nga... Nếu thời cơ của Dũng chưa tới thì áp lực của Trung cộng khiến Dũng đành để Phùng Quang Thanh trở thành Chủ tịch nước.

Về vị trí Thủ tướng thì cũng không ngoại lệ, khi Du Chính Thanh, ủy viên thường trực Bộ Chính trị đảng CSTQ, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc “Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc”, ngày 26-12-2014, trước khi Hội Nghị TƯ 10 khai diễn, đã đến Việt Nam cho biết “Tập Cận Bình muốn Nguyễn Thiện Nhân làm thủ tướng”.

Về Chủ tịch Quốc hội, con “gà mái” Nguyễn Thị Kim Ngân, được Dũng đưa vào Bộ Chính trị sẽ từ vị trí phó Chủ tịch bước lên làm Chủ tịch Quốc hội, coi như chuyện đương nhiên.

Khi Phùng Quang Thanh bị hạ bệ thì người lên thay làm Bộ trưởng Quốc phòng chỉ có thể là Nguyễn Chí Vịnh. Do đó đã có người nghĩ chống lưng cho CDQL có thể là Tổng Cục II của Nguyễn Chí Vịnh, vì chỉ có người của tổng cục II mới đủ khả năng để có được các bí mật riêng tư của các nhân vật; và dưới bàn tay của Nguyễn Chí Vịnh chắc chắn tổng cục II sẽ còn nhiều trò hay nữa để trình làng. Các vụ án mà tổng cục II đạo diễn vẫn còn rành rành ra đó.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh không bị lộ trong CDQL là vì TC muốn dành chỗ để cho Vịnh làm Bộ trưởng Quốc phòng thay Phùng Quang Thanh; và tương lai Dũng rất cần có Vịnh để kềm chế không cho quân đội có thể tiến hành một cuộc đảo chánh, dù dưới dạng thức nào; hay để quân đội đứng ngoài sự yểm trợ một cuộc nổi dậy của quần chúng bất mãn.

Riêng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an cũng không bị CDQL động tới, cho dù lý lịch không trong sạch, tay cũng dính đầy chàm; và công an là nơi được xem là cái ổ của tham nhũng, đang là lực lượng tận dụng bạo lực trực tiếp khống chế các cuộc biểu tình; đồng thời hỗ trợ côn đồ trấn áp các thành phần chống đối, vừa trực tiếp chỉ đạo, vừa mượn danh “quần chúng tự phát”, vừa khiến “quần chúng” sợ hãi vừa lừa bịp được dư luận quốc tế.

Chính vì vậy mà CDQL tránh né Nguyễn Chí Vịnh và Trần Đại Quang để Dũng mạnh tay tiến hành “Chân Dung Bạo Lực” cho dầu mới đây, ngày 28/1/2015 tại Thủ đô Washington, tổ chức Freedom House cho ra mắt báo cáo về tình trạng dân chủ và tự do trên thế giới năm 2014 cùng với việc cảnh báo những thách thức cho dân chủ và tự do trên thế giới vào năm 2015; trong đó có nêu trường hợp của Việt Nam, nói rằng: 

“Mặc dù sự đàn áp dân chủ tự do ở Việt Nam không gây những chú ý lớn trên thế giới, nó cũng giống như Trung Quốc, duy trì chế độ độc đảng, bắt giữ những người bất đồng chính kiến, cấm các tổ chức nhân quyền hoạt động. Việt Nam được xếp loại không có tự do trong bảng phân loại gồm ba hạng là Tự do, Tự do một phần, và Không có tự do...”

Trước đó, ngày 21/1/2015, tin được Trà Mi đưa lên đài VOA cho biết: “Một nhóm gồm hơn chục nhà hoạt động và bất đồng chính kiến tố cáo bị công an kết hợp với côn đồ đánh đập dã man, sáng ngày 21/1, khi họ đến thăm một tù nhân lương tâm mới được phóng thích. Đơn khiếu nại khẩn cấp của 12 người trong nhóm gửi Bộ Trưởng Công an nêu rõ vụ hành hung xảy ra lúc 10 giờ sáng tại phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, sau khi nhóm này vừa rời tư gia của ông Trần Anh Kim, cựu Trung tá quân đội Nhân dân Việt Nam, từng giữ chức Chỉ huy phó Chính trị, Ban Quân sự thị xã Thái Bình. Hôm 7/1, ông Kim vừa mãn hạn 5 năm rưỡi tù giam về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ vì tham gia cổ xúy dân chủ, nhân quyền trong nước. Trong số những nạn nhân bị hành hung có hai người cao tuổi là nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Kim Chi nay đã ngoài 70 và nhà khoa học địa vật lý Nguyễn Thanh Giang, trên 80 tuổi.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội, được nhiều người biết đến, thuật lại với VOA Việt ngữ:

“Chúng tôi đi xuống thăm trung tá Trần Anh Kim. Vừa ra về, công an mặc thường phục lẫn quân phục đến gây sự và đánh đập anh em rất tàn nhẫn. Họ kéo cả đến 4,5 chục người vây chúng tôi và cho một số công an giả danh thường dân vào đánh đập chúng tôi rất dã man. Những người bị thương nặng có Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Tường Thụy, Trương Văn Dũng, Trần Thị Nga. Những người già như cô nghệ sĩ ưu tú Kim Chi cũng bị giằng xé, xô ngã hay như tôi cũng bị họ đánh loạn xạ, đấm bật cả kính mắt. Đây là việc làm vô pháp luật và vô đạo đức. Không chỉ ở ngoài đường, vào trong đồn công an rồi họ vẫn tiếp tục đánh anh em rất tàn bạo. Một phóng viên của Việt Nam thông tấn xã đi qua thấy tình cảnh này đã vào để quay lấy tư liệu cũng bị họ kéo vào đánh dã man. Người phóng viên ấy tên Tuấn...”


Được biết vụ việc xảy ra 2 ngày sau cuộc Đối thoại Nhân quyền giữa Việt Nam với EU hôm 19/1 tại Bỉ, qua đó Liên minh Châu Âu một lần nữa bày tỏ quan ngại về tình trạng đàn áp những tiếng nói đối lập tại Việt Nam và kêu gọi Hà Nội tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế về pháp luật và nhân quyền.

Đó là chuyện công an và côn đồ hành hung dân; trong khi trước đó 2 ngày, tức ngày 19/1/2015, “Một nhóm anh chị em Hà Nội đã đến vườn hoa Lý Thái Tổ dâng hoa tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến với giặc Tàu cộng xâm lược để bảo vệ Hoàng Sa. Tại đây đã xuất hiện một tên côn đồ tự xưng là quần chúng tự phát, xông vào quấy phá, giật các dải băng trên các vòng hoa và đe dọa hành hung nhiều người. Chính tên này đã thô bạo chụp và bấm huyệt vào tay một phụ nữ tay yếu chân mềm [xem hình] khi chị nầy đến can ngăn giải thích cho hắn biết việc dâng hoa là hành động bày tỏ lòng kính trọng đến những người đã hy sinh vì tổ quốc và nhắc nhở mọi người luôn nhớ về Hoàng Sa là một phần tổ quốc đang bị giặc xâm lược chiếm đóng. Sáng nay, trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt ảnh và bài viết của cư dân mạng chứng minh rằng tên côn đồ đó chính là một thiếu úy quân đội.” 

Với Chân Dung Quyền Lực Nguyễn Tấn Dũng có thể trèo lên ghế Tổng bí thư, hay xa hơn là ghế Tổng thống, để đẩy mạnh hơn nữa tiến trình “Hán hoá” Việt Nam và với “Chân Dung Bạo Lực” của công an và côn đồ hắn tưởng rằng con đường “Hán hóa” sẽ được hanh thông; nhưng biết đâu thời gian không còn thuận lợi cho CSVN nữa; vì đã có nhiều chỉ dấu cho thấy nó chưa kịp thành hình đã bị tan rả, như tiên đoán của Nguyễn Vũ Bình là “Sẽ không có đại hội XII, vì năm 2016 không còn Đảng CSVN để tổ chức đại hội...”; vì thực tế cho thấy có nhiều diễn biến bất lợi cho CSVN ít nhứt cũng trên 3 bình diện: 

- Một là các đại gia đỏ đang tìm đường tháo chạy; nhiều kẻ đã tháo chạy, chúng đang theo gót các du sinh tháo chạy, lẩn trốn trong các trường đại học, bám chặt các hôn phu hôn thê, ôm cứng những đồng tiền đỏ, tiền đen được rửa sạch; hoặc tháo chạy theo những số vốn đầu tư theo luật định của chánh quyền sở tại; chúng đang có mặt lủ khủ; và trà trộn trong các cộng đồng người Việt hải ngoại. Mặt khác, trên facebook xuất hiện nhiều tin đồn cho rằng con gái Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng, một đại gia đỏ, vừa có “quốc tịch Mỹ” (tuy có thể đây chỉ là tin vịt vì chưa kiểm chứng được) như một cách “cắm sào, bỏ neo” khi gia đình tháo chạy. Cũng cần biết thêm là chồng của Phượng là Nguyễn Bảo Hoàng (con trai của ông Nguyễn Bang, một viên chức cao cấp dưới thời Việt Nam Cộng Hòa), công dân Mỹ, một đại gia giàu có và nhiều thế lực tại Việt Nam, 'có công' đưa thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng McDonald’s vào Việt Nam, đã được khai trương vào sáng ngày 8/2, yếu tố cần thiết cho cuộc tháo chạy khi cần. 

- Hai là người dân ngày càng hết sợ bạo lực Việt cộng nữa. Số cán bộ phản tỉnh ngày càng đông. Nhiều đảng viên đã theo nhau bỏ đảng. “Diễn biến hòa bình” ngày càng như nước lũ tràn lan. 

- Ba là lớp người trẻ trong hàng ngũ trí thức dấn thân trên đường chống độc đảng độc tài ngày càng đông; họ có mặt trong các tổ chức xã hội dân sự được thành lập càng lúc càng nhiều hơn, hoạt động tích cực hơn, hữu hiệu hơn; điển hình là Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã và đang gặt hái những thành tựu ngoạn mục, trên lãnh vực đấu tranh cho nhân quyền, và vận động quốc tế yểm trợ tự do dân chủ cho Việt Nam; trường hợp điển hình của sự dấn thân là Blogger và nhà báo tự do Phạm Đoan Trang, sau khi hoàn tất chương trình học về Chính sách Công bằng học bổng tại Đại học Nam California, Hoa Kỳ, đã quyết định về Việt Nam để “có những trải nghiệm trong thời điểm xã hội Việt Nam có nhiều biến động” như lời cô nói với BBC một ngày sau khi về đến Saigon, mặc dầu “Em cũng có thể ở lại Mỹ được. Em có cơ hội gia hạn visa, có thể ở lại lâu dài cũng được...” 

Từ đó nỗ lực “Chống Tàu Diệt Việt Cộng” của toàn dân, từ hải ngoại về quốc nội càng lúc càng khởi sắc, để “Mùa Xuân Việt Nam” sớm hoàn mãn một đất nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ, pháp trị. 


Nguyễn Tấn Dũng đã củng cố xong quyền lực


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Sau đại hội TƯ 10 những sự việc xảy ra mang nhiều chỉ dấu cho thấy Nguyễn Tấn Dũng đã dọn đường ngồi vào ghế Tổng bí thư và củng cố được quyền lực trong nội bộ đảng.

Sau cuộc bỏ phiếu "tín nhiệm" lẫn nhau, 198 UVTUĐ đã gần như chính thức định vị cho Nguyễn Tấn Dũng từ chúa Nguyễn sang vua Nguyễn. Qua trang CDQL, thông tin về chiến thắng của phủ chúa được tung ra trong im lặng ngậm ngùi không công khai kết quả tín nhiệm bởi cung vua Nguyễn Phú Trọng. Con bài đắt giá của Tổng bí Lú là Phạm Quang Nghị bị cháy rụi sau khi đội sổ tín nhiệm.

Mặc dù còn đến hơn 1 năm nữa đại hội đảng XII mới được tổ chức và nhân sự của triều đình mới được đóng dấu chính thức, nhưng lần đầu tiên trong lịch sử đảng, nhân sự của BCT đã được "quy hoạch" đâu vào đó qua lời tuyên bố của Tô Huy Rứa. Tiết lộ của Rứa xảy ra vào ngày 27.1.2015, chưa đầy 1 tháng sau khi vụ lúa đầu mùa số 10 của TƯ vừa kết thúc, và danh sách 290 UVTƯĐ, 22 UBBCT / Ban Bí Thư đã được quyết định. Tất cả xem như xong.

Khi tất cả... xem như xong thì gần là một ngẫu nhiên... có tính toán, 2 ngày sau, trang CDQL ngừng "sứ mạng" tung bài tấn công địch thủ của phủ chúa. Chiến dịch trùm tham nhũng tấn công vài tên tham nhũng khác xem như đã thành công.

Điểm đặc biệt là 2 ngày trước khi Tô Huy Rứa xì tin quy hoạch bộ phận cai trị đất nước, ngày 25.01.2015 Trung Nam Hải qua tờ Hoàn Cầu Thời Báo gián tiếp đặt Nguyễn Tấn Dũng vào ghế Tổng Bí Thư. Mặc dù về "diện", nội dung của tờ báo chỉ trích Nguyễn Tấn Dũng là "đại diện phe thân Mỹ" nhưng về "điểm" thì đây là một chiêu tuyên truyền xám, nó là một tín hiệu được gửi đến từ Bắc Kinh "đại hội 12 là cơ hội duy nhất để Nguyễn Tấn Dũng trở thành TBT" và cũng là một cảnh báo "muốn vậy thì phải xa Mỹ gần Tàu".

Một số báo lề đảng lên tiếng chỉ trích Hoàn Cầu Thời Báo là chia rẽ nội bộ đảng cộng sản và có vẻ như báo Tàu cộng lẫn truyền thông Việt cộng trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Tuy nhiên, cả 2 đều tạo được một ấn tượng chung: Nguyễn Tấn Dũng đã nắm được ghế Tổng Bí Thư và có khuynh hướng đứng gần Mỹ. Điều này nằm trong chiến dịch PR của Nguyễn Tấn Dũng và đáp ứng với xu thế của một số người muốn ủng hộ trùm tham nhũng Nguyễn Tấn Dũng chống lại trùm nô lệ Tàu cộng là Nguyễn Phú Trọng: Hãy ủng hộ tên độc tài ít xấu hơn (ít thân Tàu hơn!?)

Ngày 9 tháng 2, năm 2015 hai sự kiện xảy ra cùng lúc:

- Nguyễn Tấn Dũng thân hành đến Nhân Cơ, nóc nhà chiến lược Tây Nguyên mà Tàu cộng đang ngự trị và tuyên bố: "bùn đỏ vẫn an toàn". Những phát biểu của Thủ tướng mang nội dung về an toàn môi trường nhưng thực chất là một thông điệp chính thức gửi đến quan thầy Bắc Kinh về mặt chính trị và khẳng định về quan hệ 16 vàng 4 tốt. Người dân có thể nhìn vào "diện" của lời tuyên bố để phê phán chúa Nguyễn về thảm họa môi trường lẫn thất bại kinh tế nhưng Nguyễn Tấn Dũng bất cần; những phê phán đó đã kéo dài bao năm qua. Mục tiêu chính là tín hiệu "hợp tác" của vua Nguyễn tương lai gửi đến thiên triều phương Bắc.

- Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi là ông Kim Quốc Hoa bị đề nghị cách chức, Trang báo điện tử của NCT bị đóng cửa và thu hồi giấy phép hoạt động. Hồ sơ "vi phạm" được chuyển sang Bộ Công an để điều tra và ông Kim Quốc Hoa có nguy cơ đối diện với tội "tiết lộ bí mật nhà nước" và "lợi dụng quyền tự do dân chủ" để xâm phạm lợi ích của đảng. Báo Người Cao Tuổi là nơi đã đăng nhiều phóng sự, bài vở chống tiêu cực và tham nhũng, trong đó có Trần Văn Truyền là đàn em thân tín của Nguyễn Tấn Dũng, đã được Dũng đặt vào ghế Tổng Thanh tra chính phủ trước đây.

Trong 1 ngày, Nguyễn Tấn Dũng đã thực hiện được 2 điều: làm hài lòng Bắc Kinh và khởi đầu một cuộc càn quét mới đối với những kẻ đã đụng đến băng đảng của ông ta mà trong thời gian vừa qua, do tình hình đấu đá nội bộ, Thủ tướng không thể ra tay. Bây giờ, sau vụ "quy hoạch" thành công, nhân sự đã đâu vào đó thì đến lúc chúa Nguyễn xử những kẻ "mượn gió bẻ măng".

Một ngày sau khi hỏi tội Người Cao Tuổi, ngày 10 tháng 3, nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại hầu tra sau hơn 2 tháng bị giam giữ. Chiến dịch PR về TBT (hay tổng thống!) Nguyễn Tấn Dũng vẫn cần được tiếp tục và những tiếng vỗ tay dành cho bồ câu đen hót bài dân chủ vẫn phải được rộn ràng như pháo tết.

Nguyễn Tấn Dũng sẽ là hình ảnh của một Tần Thủy Hoàng thời đại sau khi thâu tóm thiên hạ về một mối. Và Việt Nam là một Tiên Lãng. 90 triệu người Việt Nam sẽ là một Đoàn Văn Vươn. Những người ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng ngày hôm nay là âm bản của những người đã từng háo hức, từng "kỳ vọng ở Thủ tướng" vào mùa xuân Tiên Lãng năm xưa.


ĐẠI GIẢI MẬT - Báo Tàu nói về Trận Chiến Biên Giới 17/02/1979

ĐẠI GIẢI MẬT CON SỐ THƯƠNG VONG CỦA HAI BÊN TRONG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT NĂM 1979

Vạn Lý Hải Cương

1979年“中越战争”双方伤亡数字大揭密
http://club.china.com/da…/thread/12171906/2705/…/42/2_1.html
27-9-2009

Người dịch: Trung Thuần

Ẩn số về thương vong của hai bên trong Chiến tranh Trung-Việt năm 1979

Về con số thương vong của hai bên Trung-Việt trong “Trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam” năm 1979, báo Lao Động của Việt Nam hồi năm đó nói, đã tiêu diệt hơn 3 vạn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; báo Giải Phóng quân của ta cho biết, quân ta thương vong 4.000 người, tiêu diệt 70.000 quân địch.

Theo ghi chép trong hồ sơ mật về trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 đã được giải mật từ lâu: con số thương vong của quân ta là hơn 27.000 người, trong đó, số sĩ quan binh lính chết trận là hơn 6.000, binh lính bị thương là hơn 21.000 người.

Trong thời kỳ đầu của trận chiến, tỉ lệ thương vong bên quân ta quả thực khá cao, cá biệt có những đại đội thậm chí còn bị thương tới 90%. Thường bộ đội thuộc những đại đội mũi nhọn, khi rút về nước sau cùng, chỉ còn lại có mười mấy người, một tiểu đội còn lại chưa đến một hai người. Về mặt này, có nguyên nhân là do sự phòng ngự kiên cố của Việt Nam, đồng thời cũng có cả nhân tố tham chiến thời kỳ đầu, các chỉ huy bên quân ta còn thiếu kinh nghiệm đánh trận thật. Sau khi đã thích ứng tạm thời, chỉ huy bên quân ta đã nhanh chóng điều chỉnh lại được trạng thái bình thường.
Cao điểm 315 ở Đông Khê, Việt Nam, vào năm ấy (BTV: Tác giả nhắc lại trận đánh năm 1969 giữa Bắc Việt với Hoa Kỳ), quân Mỹ huy động binh lực hơn 30 máy bay ném bom và 2 trung đoàn, sau khi bao vây suốt một tuần mới miễn cưỡng buông tay. Đã phải trả giá bằng thương vong hơn 300 người, phần thu được chỉ là hơn 20 thi thể người Việt Nam [Bộ phim Mỹ “Đồi Thịt Băm” – Hamburger Hill – đã được dựng dựa theo trận đánh này]. Cũng ở Cao điểm 315 này, bộ đội phản kích tuyến phía đông của quân ta chỉ với binh lực 2 đại đội, chiến đấu trong 3 giờ, mà đã chiến thắng.
Khi phòng ngự với quân Mỹ, Việt Nam thường áp dụng chiến tranh địa đạo để làm tiêu hao sức chiến đấu của bọn Mỹ. Nhưng chiến tranh địa đạo lại là do Trung Quốc phát minh, truyền lại cho Việt Nam, bây giờ mà lại dùng nó để ứng phó với Trung Quốc thì tất sẽ phản tác dụng. Trong các trận chiến ở Lào Cai, quân ta đã dùng hơi độc để làm chết ngạt người Việt Nam dưới địa đạo, về sau khi trao đổi tù binh với Việt Nam, được biết đường địa đạo này đã chôn vùi hơn 200 quân nhân và hơn 1.000 thường dân. Chiến tranh thật tàn khốc, anh không giết nó thì nó cũng giết anh, huống chi Việt Nam khi ấy quân với dân là một.

Thương vong chủ yếu phía quân ta là, trong các trận đánh thọc sườn của tập đoàn quân tuyến phía đông, khi Đặng Tiểu Bình có ý định giải quyết trận chiến trong vòng mươi ngày nửa tháng, Tư lệnh Hứa Thế Hữu nóng lòng muốn cho xong, nên đã có chút khinh thường địch. Khi còn chưa thám sát tường tận địa hình, đã hạ lệnh đánh thọc vào, dẫn đến nhiều con đường đánh thọc sườn của quân ta gặp phải sự phục kích, với binh lực vượt trội của Việt Nam, thương vong rất nặng nề, thậm chí còn xuất hiện cả tình huống bị quân địch bắt sống nguyên cả đại đội. Tiến độ chiến đấu chậm chạp, về sau bộ đội thiết giáp của ta đã tìm cách thoát hiểm, liều chết vượt qua núi Phục Sơn cao tới 1.500 m so với mực nước biển, thọc một mũi dao vào sau lưng quân Việt, thì mới xoay chuyển được thế cục bất lợi. Nhưng bộ đội thiết giáp cũng đã bị thương tổn nặng nề, một lượng lớn xe tăng bị rơi xuống từ trên núi cao. Ngoài ra, còn có rất nhiều lính bộ binh ngồi trên xe tăng để chống rung lắc, đã tự trói mình ở trên đó, làm thành những tấm bia sống cho quân Việt Nam.

Sau khi đánh tới Lạng Sơn, do điện lệnh của Trung ương, thời gian tấn công đã phải lui lại 2 ngày, khiến cho quân Việt Nam nhân đó hoàn thành được việc bố trí phòng ngự đối với Lạng Sơn, lại còn tạo nên sự thương vong không đáng có của quân ta trong trận tấn công Lạng Sơn sau đó. Mặc dù vậy, bộ đội tuyến phía đông vẫn đem lại cho quân Việt những tổn thất nặng nề hơn. Chiến dịch Lạng Sơn đã vây diệt 13 sư đoàn át chủ bài của Việt Nam, đã tiêu diệt 24.000 quân chính quy Việt Nam, là chiến quả lớn nhất trong trận chiến phản kích tự vệ này.

Nếu so sánh về mặt chiến quả, thì chiến tích của tập đoàn quân tuyến phía đông mạnh hơn tuyến phía tây; nếu so sánh về mặt con số thương vong thì tập đoàn quân tuyến phía đông lại lớn hơn tuyến phía tây rất nhiều. Nếu làm một phép so sánh, thì Dương Đắc Chí ở tuyến phía tây tỏ ra thận trọng hơn nhiều, mấy lần trì hoãn thời gian tổng công kích, cố gắng chuẩn bị mọi phương diện sao cho không để có gì sơ xuất, khi tấn công đã áp dụng phương pháp ẩn tiến, tích thắng nhỏ thành thắng lớn, nên đã giảm thiểu được thương vong cho bộ đội một cách có hiệu quả. Nhưng đồng thời cũng bởi quá thận trọng nên đã đánh mất cơ hội tiêu diệt sư đoàn 316 của quân địch, khiến nó chuồn khỏi giữa 2 sư đoàn của quân ta. Sau trận chiến, Thượng tướng Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng, còn Thượng tướng Hứa Thế Hữu kể từ đó đã “thề nguyền” không về Bắc Kinh. Đó là lời cuối của ông.

Nếu so sánh về mặt trang bị súng ống, thì giữa quân ta với quân địch chênh lệch nhau chẳng bao nhiêu, bởi vì súng ống của Việt Nam chủ yếu là do Trung Quốc viện trợ, công nghiệp quân sự cũng do Trung Quốc viện trợ thành lập. Thời Đại Cách mạng Văn hóa, theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế, nước ta luôn viện trợ cho Việt Nam các trang thiết bị tiên tiến nhất.

Sự chênh lệch lớn nhất giữa Việt Nam với quân ta là hỏa pháo, lục quân Trung Quốc học ở Liên Xô, hết sức coi trọng việc xây dựng đội ngũ pháo binh, hỏa lực pháo binh của chúng ta ngang ngửa với Liên Xô, mạnh hơn nhiều so với NATO và các nước trong Khối Warsaw. Trước khi tấn công vào trận địa Việt Nam, quân ta đều áp dụng biện pháp pháo kích kiểu rải thảm, hỏa lực mạnh gần như xới tung trận địa quân địch. Điểm mà quân ta mạnh hơn quân Mỹ ở chỗ, hỏa pháo cỡ vừa và nhỏ của quân ta có rất nhiều chủng loại, hết sức linh hoạt khi đánh trận thật, quả là phù hợp khi phải đối phó với trận địa phòng ngự cắm chốt ở khắp nơi của Việt Nam. Trong suốt thời gian diễn ra trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam, hỏa pháo Việt Nam luôn bị quân ta chế ngự, không thể nào chống trả nổi quân ta. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho phòng tuyến phía bắc của quân Việt Nam bị tan vỡ nhanh chóng. Phía bắc Việt Nam có rất nhiều rừng núi, sau khi bị quân ta pháo kích, đã biến thành đồi trọc, hơn 20 năm sau vẫn không mọc được cây, đủ để thấy hỏa pháo của quân ta năm ấy mạnh đến nhường nào.

Một sự chênh lệch quan trọng khác giữa hai bên chính là bộ đội thiết giáp. Khi đó,Việt Nam tuy có một lượng lớn xe tăng Mỹ, nhưng thực lực tổng thể bộ đội thiết giáp của họ lại yếu hơn Trung Quốc. Trong trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979, quân ta tổng cộng huy động hơn 700 xe, còn Việt Nam chỉ có một số ít bộ đội át chủ bài thuộc sư đoàn 316A và sư đoàn 13 là có thể chống trả lại được với xe tăng của quân ta, kết quả đều bị quân ta đánh trọng thương, thậm chí tiêu diệt hoàn toàn. Ở thời kỳ đầu của trận chiến, Việt Nam nhờ vào địa hình rừng núi phức tạp, đã khiến cho bộ đội thiết giáp của ta bị tổn thất đôi chút, nhưng lại chưa bị sứt mẻ gì đến gân cốt. Kỳ tích bộ đội thiết giáp vượt qua núi Phục Sơn đã làm xoay chuyển chiến cục toàn bộ tuyến phía đông. Trận tấn công Lạng Sơn, quân ta dùng bộ đội thiết giáp mở đường, chỉ 24 giờ đã khống chế được toàn bộ Lạng Sơn. Sau khi tấn công Lạng Sơn, ở phía nam đều là đồng bằng, Hà Nội đã phòng thủ rất yếu, bộ đội thiết giáp của quân ta hoàn toàn có thể tiến thẳng vào.

Mới đầu, có nhiều người trong nước cho rằng, Việt Nam chỉ đưa vào một đội quân tạp nham và du kích. Thực ra, Việt Nam đã cho xuất vốn, trong số 4 sư đoàn át chủ bài được Liên Xô trang bị của họ (sư đoàn 316A, sư đoàn 8, sư đoàn 13, sư đoàn 27) có 3 sư đoàn được đưa ra tác chiến với quân ta, kết quả 1 sư đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn, 2 sư đoàn bỏ trận vì bị tổn thất nặng. Theo tin tình báo quân ta có được, từ trước trận chiến, bộ đội phòng ngự ở vùng Bắc Việt có 15 vạn. Trận chiến vừa mở màn, chỉ riêng bộ đội chính quy Việt Nam thuộc biên chế giao tranh với quân ta đã có tới hơn 10 vạn, trong quá trình chiến đấu còn liên tục tăng quân ra tiền tuyến. Khi bộ đội tuyến phía tây của quân ta sắp tiến đến sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Tổng Bí thư Lê Duẩn của Việt Nam còn cho tăng viện thêm 2 sư đoàn phòng thủ Hà Nội đang giấu kỹ trong két, kết quả cũng là thả dê vào miệng hổ, một đi không trở về. Với Việt Nam, mỗi người dân là một chiến binh, trong trận chiến này, số lượng quân chính quy lần lượt tung vào vượt xa con số 20 vạn quân của quân ta.

Trái lại, số quân bên ta được tung vào trận chiến này thua xa Việt Nam, đối sánh lực lượng nghiêng về Việt Nam, chúng ta vừa không tổng động viên toàn quốc, lại cũng không điều động bộ đội át chủ bài tinh nhuệ nhất, mà chủ yếu là bộ đội biên phòng của vùng Quảng Tây và Vân Nam, có bổ sung thêm bộ phận tác chiến cốt cán của các quân khu khác, tổng số không quá 20 vạn, mà số quân thường trực của ta khi ấy là 450 vạn.

Khi rút quân, quả thực quân ta có tổn thất ít nhiều, theo hồi ức của một lão chiến binh tham chiến, cả tiểu đội 10 người của họ, 5 người đã hy sinh trước lúc khai chiến 3 ngày, 2 người hy sinh trên đường về nước, về đến nơi chỉ còn lại có 3 người. Trong 2 chiến sĩ hy sinh trên đường về nước, 1 người bị phụ nữ Việt Nam bắn tỉa chết. Còn quân ta bị thương vong khi rút quân chủ yếu do sự quấy rối của quân du kích Việt Nam, nông dân Việt Nam đã chôn mìn và bẫy trên rất nhiều con đường chính, dẫn đến sự thương vong nhất định cho quân ta.

Về con số thương vong của quân Việt Nam, phía Việt Nam vẫn luôn mập mờ. Theo ghi chép từ hồ sơ mật về Trận Phản kích Tự vệ với Việt Nam đã được giải mật: Ta tiêu diệt gần 6 vạn quân địch, trong đó hơn 42.000 đã chết và hơn 10.000 người bị thương, hơn 2.000 người bắt làm tù binh. Con số này chủ yếu là kết quả sau những cuộc giao tranh giữa quân ta với quân chính quy Việt Nam, bao gồm tiêu diệt gọn sư đoàn 6, sư đoàn 13, sư đoàn 25, tiêu diệt gọn cả 13 trung đoàn thuộc “Trung đoàn anh hùng”, gây tổn thất nặng cho nhiều nhánh quân thuộc sư đoàn 316A của Việt Nam, con số thương vong của dân binh và bộ đội công an địa phương chưa được tính vào đây. Còn theo số liệu do báo Lao Động của Việt Nam công bố, dân thường bị tổn thất 5 vạn người, từ đó có thể suy ra được con số thương vong của Việt Nam trong trận chiến năm 1979 có lẽ là trên 10 vạn người.

Trận phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 là niềm vinh quang của quân ta, là niềm tự hào của dân tộc. Nó cho thấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc không hổ thẹn với danh hiệu “Trường thành gang thép”.

中华网论坛十周年--1979年“中越战争”双方伤亡数字大揭密--网友影响中国--全国最大社区媒体
1979年那场“对越自卫反击战”,关于中越双方伤亡人数的情况,当年的越南《劳动报》报道说,消灭中国人民解放军3万多人;我《解放军报》报道说,我军伤亡4000人、歼敌70000人。

CLUB.CHINA.COM
1979年那场“对越自卫反击战”,关于中越双方伤亡人数的情况,当年的越南《劳动报》报道说,消灭中国人民解放军3万多人;我《解放军报》报道说,我军伤亡4000人、歼敌70000人。
club.china.com

'Soi' thưởng Tết 2015 của các 'ông lớn'

Theo nguoiduatin.vn-11.02.2015 | 08:51 AM

Thưởng Tết 2015 của các ngành nóng: Ngân hàng, điện lực, giao thông, bất động sản... đều cao hơn so với năm ngoái.

Ngân hàng

Dư luận gần đây xôn xao cho rằng, mức thưởng Tết 2015 cao nhất của ngành ngân hàng lên đến khoảng 60 - 120 triệu đồng, thuộc về một ngân hàng quốc doanh. Cái tên được đồn đoán nhiều nhất chính là Vietcombank – một trong những ngân hàng báo lãi “khủng” nhất trong năm 2014, đạt gần 5.700 tỷ đồng. Theo nhiều thông tin thì chế độ thưởng Tết của Vietcombank thuộc loại hậu hĩnh nhất trong năm nay.

Cụ thể, ngoài lương tháng thứ 13, mỗi cán bộ làm việc tại hội sở và các chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu sẽ được lĩnh thêm 5 tháng lương. Nếu tính bình quân của 6 tháng đầu năm mỗi cán bộ Vietcombank lĩnh khoảng 20 triệu đồng/tháng thì mỗi nhân viên Vietcombank sẽ được hưởng mức thưởng trung bình 120 triệu đồng/người. Với chi nhánh không hoàn thành chỉ tiêu mức thưởng Tết rơi vào khoảng 2-3 tháng (chưa bao gồm tháng lương thứ 13). Ở các chi nhánh này, mức thưởng bình quân của mỗi cán bộ dao động từ 60-80 triệu đồng/người.

Một ngân hàng khác cũng được dự đoán là có mức thưởng Tết 2015 hậu hĩnh là Ngân hàng SHB với mức thưởng cao nhất lên đến 27 triệu đồng/người.

Trong khi đó, Ngân hàng BIDV dù chưa công khai mức thưởng Tết nhưng cũng cho biết là sẽ không có nhiều thay đổi so với năm ngoái, với mức khoảng 7 – 15 triệu đồng/người.

Ở chiều hướng ngược lại, nhiều ngân hàng được dự đoán là có sự sụt giảm mạnh về mức thưởng Tết, do những biến động mạnh trên thị trường tài chính năm vừa qua. Ngân hàng Ocean Bank và Ngân hàng Xây dựng (VNBC) là những cái tên thiếu may mắn này. Trong khi bộ máy lãnh đạo của Ocean Bank liên tiếp bị bắt thì VNBC lại vừa bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng/cổ phần.

Giao thông Vận tải

Theo số liệu thống kê của ngành Giao thông, thu nhập của cán bộ ngành Giao thông tăng rõ rệt trong năm 2014. Tại 10 tổng công ty hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2014, lợi nhuận trước thuế tăng 43,29%, thu nhập người lao động tăng 13,21%. Chính vì thế, chế độ thưởng Tết của ngành Giao thông Vận tải cũng ở mức khá hậu hĩnh, từ 10 đến 20 triệu đồng/người. Cụ thể, Tổng Cty Xây dựng Công trình giao thông 1 (Cienco 1) dự kiến, mức thưởng trung bình (tại cơ quan tổng công ty) 14,5 triệu đồng/người. Tổng Cty Thăng Long thưởng 3 tháng lương. Tổng GĐ Cienco 4 Nguyễn Tuấn Huỳnh cho biết sẽ thưởng Tết âm lịch cho cán bộ công nhân viên 2 tháng lương (lương trung bình ở đơn vị này là 10,08 triệu đồng).

Xăng dầu

Tuy nhận được mức thưởng Tết khoảng chục triệu đồng/người song nhân viên ngành xăng dầu vẫn cho biết bị giảm một nửa so với năm ngoái. Trong khi đó, một lãnh đạo ngành này cho biết, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành chỉ thưởng 1 tháng lương thứ 13 cho nhân viên vì đợt cuối năm, giá xăng dầu giảm liên tục, các doanh nghiệp đầu mối thường xuyên chịu lỗ. Mức lương cao nhất của ngành xăng dầu được cho rơi vào khoảng 20 triệu đồng.

Bất động sản

Sau nhiều năm im lìm, thị trường bất động sản đã có khởi sắc rõ rệt vào năm 2014 khiến nhiều công ty bất động sản quyết định thưởng Tết mạnh tay cho nhân viên. Theo thông tin của lãnh đạo một công ty bất động sản cho biết, cán bộ nhân viên của họ sẽ được nhận mức thưởng từ 3-6 tháng lương trong dịp Tết Ất Mùi.

Không chỉ vậy, đối với các cán bộ nhân viên có thâm niên trên 10 năm còn nhận được ưu đãi trong việc cấp nhà, được thưởng cố phiếu.

Ngành giáo dục Đại học

Giáo dục tuy không phải là ngành có mức thưởng Tết cao đột biến song vẫn ghi nhận mức thưởng Tết “khủng” 100 triệu đồng/người thuộc về Trường Đại Học Công nghệ TP HCM. Ngoài ra, mức thưởng vài chục triệu đồng/người cho những giảng viên có nhiều thành tích cũng không phải không có.
Trong khi đó, mức phổ biến ở các trường đại học cho các giảng viên trung bình là 2-3 tháng lương. Bên cạnh đó, nhà trường còn tặng quà tết và hỗ trợ xe cộ về quê cho cán bộ giáo viên.

Dệt may

Với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), trao đổi với báo chí trước đó, lãnh đạo tập đoàn cho biết, về cơ bản, tiền thưởng Tết của tập đoàn các năm thường bằng một tháng thu nhập.

Riêng thưởng Tết năm nay, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex cho biết, mức thưởng Tết thấp nhất của các công ty thuộc tập đoàn là 1,5 tháng lương, còn các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả như Tổng Công ty Việt Tiến, Công ty Việt Thắng mức thưởng tết từ 2-3 tháng lương (khoảng 20 triệu đồng/người).

Bên cạnh đó, tổ chức công đoàn của Vinatex cũng tiến hành tặng quà, thăm hỏi công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ tiền tàu xe cho người lao động về quê ăn Tết, trợ cấp cho 673 công nhân lao động và công nhân khuyết tật với tổng số tiền hơn 206 triệu đồng.

Điện lực

Một lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, truyền thống của ngành xưa nay không thưởng nhiều cho người lao động. “Vì truyền thống rồi nên cũng chỉ được đôi ba triệu gọi là hỗ trợ anh em ăn Tết thôi”, vị này cho biết.

Hàng hải

Với trường hợp của Tập đoàn Hàng hải Việt Nam (Vinalines), năm 2014 dù lỗ “khủng” khoảng 1.625 tỷ đồng (theo tỉ lệ vốn góp của Vinalines tại các doanh nghiệp) nhưng tập đoàn này vẫn có mức thưởng Tết khá cao cho các cán bộ công nhân viên.

Ông Lê Anh Sơn, Tổng giám đốc Vinalines, cho biết: “Năm 2014 doanh nghiệp vẫn trả đủ lương cho cán bộ, nhân viên. Mức thưởng Tết âm lịch tới đây trong toàn tổng công ty đạt mức trung bình 10 triệu đồng mỗi người. Trước đó, khoản thưởng này với Tết dương lịch là 5 triệu đồng/người”.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Kinh hoàng lò giết mổ gia cầm lớn nhất Thủ đô

Theo nguoiduatin.vn-11.02.2015 | 07:10 AM

Dưới nền phòng giết mổ bốc mùi tanh thối bởi tiết và lông gà, các “phu gà” để các sản phẩm nằm la liệt. Việc hứng tiết gà được sử dụng bằng một chiếc chậu duy nhất (dùng cho tất cả các con gà) mà không hề có vật dụng khác thay thế.

Nằm sát cạnh chân cầu Thăng Long, chợ đầu mối Hải Bối (xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội) từ lâu được xem như một trong những chợ đầu mối lớn, cung cấp gia cầm cho cả thành phố Hà Nội.
Hổ lốn chợ cung cấp gia cầm hoạt động về đêm
Chợ đầu mối Hải Bối được chia làm hai khu vực riêng biệt, phân cách rõ ràng bằng bức tường ngăn. Một bên chuyên bán thịt gia súc, còn bên kia chuyên bán gia cầm. Chợ rục rịch hoạt động từ 0h sáng và bắt đầu rầm rộ vào lúc 2h.
1h sáng, có mặt tại chợ đầu mối Hải Bối, nhóm PV báo điện tử Người đưa tin ghi nhận được không khí tấp nập, chen lấn, kẻ bán người mua tại khu chợ đầu mối quy mô bậc nhất Hà Nội này. Các tiểu thương chở hàng từ khắp mọi nơi, ùn ùn xe lớn, xe nhỏ đổ về chợ với mặt hàng chủ yếu là gà, vịt ngan…
Kinh hoàng lò giết mổ gia cầm lớn nhất Thủ đô - Ảnh 1

Một tiểu thương đang xem hàng.

Thông thường, gia cầm được chở đến bằng ô tô, sau đó, các tiểu thương sẽ lấy hàng và phân phối đi khắp nơi trong nội đô bằng xe máy.
Trong khuôn viên rộng gần 200.000 mét vuông tại khu vực chuyên bán gia cầm, nhìn đâu cũng thấy gà, vịt nằm kín trên mặt đất, kêu inh ỏi cả chợ. Người mua kẻ bán, vận chuyển tấp nập, các xe nối đuôi nhau trên con đường dẫn lên cầu Thăng Long vào trung tâm thành phố.
Trong vai một đôi vợ chồng cần nguồn gà đưa về nội thành Hà Nội bán, nhóm PV báo Người đưa tin ghé vào một hàng gà ở cuối chợ. Lúc này, có khá nhiều người đang vây quanh những sọt hàng để mặc cả. Theo quan sát của PV, giá cả ở đây rất lũng loạn. Tuy người chủ luôn miệng quảng cáo hàng chất lượng cao và đồng giá nhưng mức giá bán cũng không cố định cụ thể.
Càng về cuối buổi, giá càng được hạ xuống, chất lượng hàng vì thế cũng giảm theo. Thậm chí, chủ hàng sẵn sàng bán gà với giá rẻ một cách bất ngờ (từ 60 đến 80 nghìn đồng/kg hơi đối với loại gà ta).
Lân la dò hỏi các thương lái, chúng tôi được biết, số gia cầm tại đâu chủ yếu được nhập về từ các trang trại xung quanh Hà Nội, đôi khi là từ Trung Quốc chuyển sang. Các chủ hàng nhập gia cầm qua những mối lớn và chuyển về đây để bán.
Công nghệ nhồi chất lạ vào gà cho tăng trọng lượng
Lang thang quanh khu vực vực chợ, nhóm PV báo Người đưa tin phát hiện rất nhiều vỏ chai, lọ vứt ngổn ngang trên mặt đất, chủ yếu là những chai Coca-Cola to (loại 1,5l). Qua quan sát, được biết đây là những công cụ để các tiểu thương dùng “nhồi” gà, vịt để tăng trọng lượng.
Thông thường, những lái buôn nhỏ rất chăm chỉ với công việc “gian xảo” này. Dưới ánh đèn mờ của khu chợ chuyên hoạt động về đêm, hàng chục tiểu thương lén lút, thậm thụt, ngồi sát vào nhau để "nhồi" cho gia cầm tăng cân bằng đủ thứ.
Kinh hoàng lò giết mổ gia cầm lớn nhất Thủ đô - Ảnh 2

Thương lái dùng chất lạ nhồi vào diều gà làm tăng trọng lượng.

Ẩn mình trong một góc tường, một tiểu thương nọ cầm chai Coca-Cola bên trong chứa đầy tạp chất cố gắng nhồi nhét và0 cổ họng những con gà, con vịt. Thỉnh thoảng anh ta lại ngước lên quan sát mọi người xung quanh rồi vội vàng cúi xuống với gương mặt lấm lét. Qua quan sát của chúng tôi, trung bình mỗi lái buôn nhỏ có từ 3 tới 5 chai nhựa như vậy để “hành nghề”.
Tiếp tục quan sát, nhóm PV báo Người đưa tin lại phát hiện thêm đủ những mánh khóe của các tiểu thương để nhồi gà. Không chỉ dùng những chai nhựa, các lái buôn còn sử dụng bánh đúc, cám tăng trọng trộn với nước và bơm trực tiếp vào diều của gà, vịt thông qua một ống nhựa mềm, to bằng ngón tay. Điều này giải thích vì sao, khi mua một con gà ngoài chợ về làm thịt, chúng ta lại phát hiện rất nhiều tạp chất hổ lốn trong diều gà.
Khi bơm được một lượng nhất định, các lái buôn sẽ ngừng lại để tránh trường hợp gà no quá mà chết.
Quy trình giết mổ gà, vịt “siêu bẩn”
Bên cạnh khu bán gia cầm rộng lớn đang hoạt động rất sôi nổi, là khu giết mổ có vẻ trầm lặng hơn. Hai khu này có khung giờ hoạt động khác nhau. Chợ gia cầm hoạt động sôi nổi từ khoảng 2h đến 5h sáng. Khi chợ vãn, các lò giết mổ bắt đầu hoạt động với số lượng người làm việc rất đông. Các lò mổ trong chợ hoạt động chủ yếu từ khoảng 3h đến 6h sáng.
Kinh hoàng lò giết mổ gia cầm lớn nhất Thủ đô - Ảnh 3

Phía sân sau của các phòng giết mổ.

Theo quan sát của PV báo Người đưa tin, khu giết mổ ở chợ Hải Bối có diện tích khá rộng được chia thành nhiều phòng nhỏ. Mỗi phòng được đặt một nồi nước nóng ở phía sau. Trung bình mỗi một phòng có khoảng 7 đến 10 người (có cả nam lẫn nữ) làm việc liên tục, mỗi người lại có những công việc khác nhau.
Kinh hoàng lò giết mổ gia cầm lớn nhất Thủ đô - Ảnh 4
Kinh hoàng lò giết mổ gia cầm lớn nhất Thủ đô - Ảnh 5
Nền phòng giết mổ bốc mùi tanh thối bởi tiết và lông gà.
Đàn ông sẽ được phân công phụ trách việc giết gà, vịt và nhúng chúng vào nước sôi. Việc vặt lông sẽ do phụ nữ đảm nhiệm. Những người làm công việc giết mổ tại đây được đặt một cái tên trìu mến là các “phu gà”.
Trong vai những người tới xin làm “phu gà”, nhóm PV báo Người đưa tin đã đột nhập vào bên trong khu vực giết mổ, tại đây chúng tôi phát hiện những cảnh tượng kinh hoàng bên trong mỗi căn phòng “hành quyết” đủ các loại gia cầm.
Phía bên trong mỗi phòng giết mổ là nơi “hành quyết” gà, vịt. Trong một diện tích chật hẹp (mỗi phòng giết mổ có diện tích khoảng 20 mét vuông, trong đó phía sân sau chỉ rộng chừng 5 mét vuông) người ta đặt một nồi nước nóng to dùng để nhúng gà (tất cả những con gà đều được nhúng trong đó), phía sau là các móc dùng treo gà và cắt tiết.
Kinh hoàng lò giết mổ gia cầm lớn nhất Thủ đô - Ảnh 6
Tiết gà được hứng vào một chiếc chậu sau đó san ra từng bát nhỏ.
Dưới nền phòng giết mổ bốc mùi tanh thối bởi tiết và lông gà, các “phu gà” để các sản phẩm nằm la liệt trong đó. Việc hứng tiết gà được sử dụng bằng một chiếc chậu duy nhất (dùng cho tất cả các con gà) mà không hề có vật dụng khác thay thế.
Kinh hoàng lò giết mổ gia cầm lớn nhất Thủ đô - Ảnh 7

Sau khi luộc tiết gà, người ta sẽ nhúng chúng vào thùng nước lạnh để làm nguội.

Kinh hoàng lò giết mổ gia cầm lớn nhất Thủ đô - Ảnh 8

Các phu gà tận dụng nước ngâm tiết gà để rửa nồi.

Sau khi lần lượt cắt và hứng nhiều tiết, các “phu gà” sẽ san tiết ra các bát nhỏ. Nếu là tiết gà thì sẽ được luộc lên (luộc ngay trong nồi nước được dùng để vặt lông gà), còn tiết vịt thì có thể được dùng làm tiết canh… Thật khó tưởng tượng những bát tiết canh thơm ngon ngoài quán lại được làm trong một không gian chật chội và bẩn thỉu như vậy.
Để giảm thiểu thời gian, tiết gà sau khi luộc sẽ được làm nguội bằng cách nhúng xuống thùng nước lạnh, thứ nước mà trước đó đã dùng để tráng nồi.
Quá trình vặt lông gà cũng diễn ra rất nhanh, khi vừa được trần qua nồi nước sôi, những chú gà, vịt sẽ bị vất lăn lóc dưới sàn để tiến hành vặt lông và mổ.
Trung bình, mỗi chú gà chỉ mất khoảng 5 đến 6 phút để qua tất cả các khâu giết mổ và giá thành “làm thịt” một chú gà chỉ khoảng 5.000 đồng.
Chợ đầu mối Hải Bối kết thúc công việc vào khoảng 6h30 sáng, khi các tiểu thương chở những tốp xe nối đuôi nhau mang theo gia cầm đổ vào nội thành. Những "phu gà” tất tưởi ra về, cánh lái buôn dọn dẹp “bãi chiến trường” trở về nhà nghỉ ngơi. Không còn dấu tích của một buổi làm việc với những khung cảnh xô bồ, vội vã.
Chỉ vài tiếng nữa, những con gà, con vịt “tươi ngon” sẽ được các tiểu thương chào giá cho người tiêu dùng, chẳng ai biết rằng chúng đã trải qua chặng đường dài thế nào để tới với mâm cơm của họ.
Xuân Tùng – Mộc Miên

Trộm phá két sắt Chi cục kiểm lâm, lấy 1 tỷ đồng

Theo nguoiduatin.vn-10.02.2015 | 09:15 AM
Kẻ trộm dùng chìa khóa đa năng bẻ khóa 2 cánh cửa sắt, đột nhập vào bên trong lấy đi khoảng một tỷ đồng của Chi cục kiểm lâm tỉnh Gia Lai.

Theo tin tức trên báo Công an Nhân dân, ngày 9/2, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an tỉnh Gia Lai cho biết đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Gia Lai tiến hành khám nghiệm hiện trường, tổ chức điều tra vụ mất trộm khoảng gần 1 tỷ đồng tại Chi cục Kiểm lâm Gia Lai.

Trộm phá két sắt Chi cục kiểm lâm, lấy 1 tỷ đồng - Ảnh 1
Két sắt chứa tiền ở phòng Kho quỹ có đến hai cánh cửa, đều bị kẻ trộm bẻ khóa một cách rất tinh vi. Ảnh: Báo Lao Động

Vụ việc được nhân viên Chi cục Kiểm lâm phát hiện lúc 8h cùng ngày, két sắt bị đục, phá được đặt tại phòng Kho quỹ. Nhận định ban đầu, kẻ trộm đột nhập lúc khoảng 1-2h sáng, dùng chìa khóa đa năng bẻ khóa 2 cánh cửa sắt, đột nhập vào bên trong.

Theo báo Dân Trí, ngày 5/2, Chi cục Kiểm lâm vừa mới hoàn tất quá trình bán đấu giá trên dưới 300m3 gỗ, thu trên dưới 1 tỉ đồng, toàn bộ số tiền được cất ở két sắt đã bị kẻ trộm cuớp đi.

Thời điểm xảy ra vụ việc, một bảo vệ và một cán bộ kiểm lâm thuộc Đội kiểm lâm cơ động số 2 đang trực qua đêm tại Chi cục Kiểm lâm. Được biết, phòng Kho quỹ là nơi cất giữ tiền, vũ khí, hóa đơn, giấy tờ… của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai.

Vụ việc đang được cơ quan Công an khẩn trương điều tra làm rõ.

Kim Thành (tổng hợp)

Phó chủ tịch huyện bị cách chức vì chiếm đất làm của riêng

PHÚ YÊN (NV) - Không những lấn chiếm đất trái phép, ông phó chủ tịch huyện Ðông Hòa này còn nổi tiếng khi kiện một chủ tịch thị trấn ra tòa vì không cấp đổi “sỏ đỏ” cho mình.

Theo VTC News, ngày 9 tháng 2, ông Phạm Ðình Cự, chủ tịch tỉnh Phú Yên xác nhận, đã ký quyết định cách chức đối với ông Lưu Bá Hạnh, phó chủ tịch huyện Ðông Hòa.

Khi xây dựng mới, ngôi nhà của ông Lưu Bá Hạnh lấn 29 m2 hành lang an toàn đường Hùng Vương nối dài. (Hình: VTC News)

Trước đó, cuối tháng 12, 2014, tỉnh Phú Yên đã có kết luận cách chức huyện ủy viên huyện ủy Ðông Hòa nhiệm kỳ 2010-2015 đối với ông Hạnh.

Theo cơ quan chức năng, trong thời gian giữ chức bí thư xã Hòa Hiệp Trung, nay là thị trấn Hòa Hiệp Trung, huyện Ðông Hòa, ông Hạnh không trung thực trong kê khai nguồn gốc, thời điểm, mục đích sử dụng lô đất ở thôn Phú Thọ 3 mà ông này thuê của xã để hợp thức hóa hồ sơ xin cấp chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sai luật.

Trong thời gian giữ chức vụ huyện ủy viên, phó chủ tịch huyện Ðông Hòa, ông Hạnh tái phạm trong việc lấn chiếm đất trái phép để xây dựng công trình nhà ở.

Theo kết luận của cơ quan chức năng, một phần ngôi nhà của ông Hạnh ở thị trấn Hòa Hiệp Trung, nằm trong quy hoạch hành lang mở rộng đường Hùng Vương, từ thành phố Tuy Hòa đi huyện Ðông Hòa, nên tỉnh Phú Yên chỉ cho phép sửa chữa, cải tạo theo nguyên trạng.

Tuy nhiên, năm 2012, ông Hạnh tự ý xây dựng ngôi nhà mới nhiều tầng, lấn chiếm trái phép hơn 29 m2 hành lang mở rộng đường Hùng Vương. Ngoài ra, từ tầng hai trở lên, ông Hạnh còn lấn ra phía trước thêm 1.5 m, che khuất tầm nhìn giao thông.

Ðầu năm 2014, ông Hạnh nộp hồ sơ tại Văn phòng Ðăng ký quyền sử dụng đất huyện Ðông Hòa để đăng ký cấp đổi “sổ đỏ.” Tuy nhiên, chủ tịch thị trấn Hòa Hiệp Trung không ký xác nhận hồ sơ với lý do vi phạm những lỗi trên, đồng thời người dân địa phương đang có đơn khiếu nại tập thể về sự việc này.

Thế là ông Hạnh kiện chủ tịch thị trấn Hòa Hiệp Trung ra tòa, yêu cầu ký xác nhận hồ sơ đất cho ông nhưng đã bị tòa án bác đơn. (Tr.N)

02-10-2015 3:28:05 PM