Sunday, September 28, 2014

Hà Tĩnh:Lửa dữ thiêu rụi kho hàng điện tử

THEO  - 

Lửa thiêu rụi nhiều đồ điện tử. Ảnh: Hùng Lĩnh.
Lửa thiêu rụi nhiều đồ điện tử. Ảnh: Hùng Lĩnh.
Vào tối 28.9, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại đại lý điện tử điện lạnh Hùng Cường (khối 3, P.Nam Hồng, TX.Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) khiến hàng chục tủ lạnh, tivi, máy giặt… bị thiêu rụi.

Vào thời điểm xảy ra sự cố, rất nhiều người đang ở phía trong căn nhà 3 tầng, không ít người bị ngạt thở. Ngọn lửa lan rộng khiến toàn bộ kho hàng rộng khoảng 150 m2 cùng hàng chục tài sản có giá trị như tủ lạnh, máy giặt, tivi… bị thiêu rụi. Ước tính ban đầu thiệt hại lên tới hàng trăm triệu đồng.
 Ngôi nhà xảy ra đám cháy. Ảnh: Hùng Lĩnh.
Lực lượng cảnh sát PCCC TX.Hồng Lĩnh đã lập tức điều 2 xe cứu hỏa cùng hàng chục chiến sỹ phun vòi rồng ngăn chặn ngọn lửa lây lan sang những ngôi nhà khác. Một giờ sau, ngọn lửa cơ bản được khống chế.
Thiệt hại ước tính hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Hùng Lĩnh. 
 Nguyên nhân và thiệt hại cụ thể đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. 
 Ảnh: Hùng Lĩnh.
Hùng Lĩnh - Lê Đình Dũng 

VIDEO:Cư dân thành phố Kharkiv của Ukraine kéo đổ tượng đài Lenin

Tượng Lenin bị cư dân thành phố Kharkiv kéo đổ, ngày 28 tháng 9, 2014.
Tượng Lenin bị cư dân thành phố Kharkiv kéo đổ, ngày 28 tháng 9, 2014.
VOA-28.09.2014

Cư dân trong thành phố Kharkiv của Ukraine đã phá hủy một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Nga – biểu tượng của chế độ Xô viết – Vladimir Lenin.
Những người đàn ông leo lên tượng đài ở trung tâm quảng trường và khắc dòng chữ “Ukraine Vinh Quang” lên đó trước khi cưa chân tượng rồi kéo đổ bức tượng bằng những sợi dây cáp.
Hàng ngàn người biểu tình reo hò cổ vũ và vội vàng chạy đến để nhặt các mảnh vỡ làm kỷ niệm. Cảnh sát không can thiệp.

Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, ông Arsen Avakov, viết trên trang Facebook của ông rằng “Hãy để ông ta bị hạ xuống,” và ghi chú rằng dù sao thì chính quyền địa phương cũng đã quyết định kéo đổ tượng Lenin.
Trong chưa đầy một năm đã có hơn 160 tượng đài Lenin bị kéo đổ ở Ukraine.
Cũng hôm Chủ nhật, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói trong chương trình “60 Minutes” của đài truyền hình CBS rằng ông nghĩ có khả năng Nga sẽ tiến theo “chiều hướng tốt đẹp hơn.”

Ông nêu lên rằng những tiến bộ ở Ukraine - trong đó có thỏa thuận ngưng bắn với các phần tử ly khai, một thỏa thuận về khí đốt với Moscow và các biện pháp chế tài đã gây thương tổn kinh tế Nga – lẽ ra đã không xảy ra nếu không có đường lối cứng rắn từ Hoa Kỳ, cũng cho Nga cơ hội để chọn một con đường khác.
Video Youtube cảnh kéo đổ tượng

Al-Qaeda chia buồn vì thủ lĩnh Khorasan

(NLĐO) – Tổ chức giám sát các trang mạng Hồi giáo (SITE) của Mỹ hôm 28-9 cho biết một thành viên của Al-Qaeda chia sẻ trên mạng xã hội Twiter rằng thủ lĩnh nhóm Khorasan đã bị giết chết trong cuộc không kích của Mỹ ở Syria.

Hôm 24-9 một quan chức Mỹ cho hay Mohsin al-Fadhli, 33 tuổi, một thành viên cấp cao của Al- Qaeda kiêm thủ lĩnh Khorasan, đã bị giết trong cuộc công kích một ngày trước đó. Tuy nhiên, khi đó Lầu Năm Góc nói rằng vẫn đang tiếp tục điều tra để xác định xem liệu thủ lĩnh này có thật sự thiệt mạng.

Tiếp đó, trong một thông điệp được đăng tải hôm 27-9, các tay súng thánh chiến đã gửi lời chia buồn về cái chết của Fadhli.
Thủ lĩnh Mohsin al-Fadhli, 33 tuổi. Ảnh: Trackingterrorism.org
 Thủ lĩnh Mohsin al-Fadhli, 33 tuổi. Ảnh: Trackingterrorism.org

Giới chức Mỹ mô tả Khorasan là một chân rết của mạng lưới Al-Qaeda và có liên kết với nhóm Hồi giáo cực đoan Mặt trận al-Nusra ở Syria.

Trong khi các tay súng đe dọa trả thù sau cái chết của thủ lĩnh Fadhli, máy bay Mỹ vẫn tiếp tục tấn công vào những khu vực dầu mỏ của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) và tiêu hủy 3 nhà máy lọc dầu di động của tổ chức này ở Syria.

Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, Philippines đã triển khai thêm 1.000 binh sĩ đến quần đảo Sulu ở miền Nam nước này nhằm tăng cường an ninh sau khi các tay súng Abu Sayyaf đe dọa giết một trong 2 con tin người Đức tại đây.
Thứ Hai, 00:14  29/09/2014
Xuân Mai (Theo Reuters)

Hồng Kông: Trường học, ngân hàng phải đóng cửa vì biểu tình

 HỒNG THỦY 29/09/14 09:40
(GDVN) - Các cuộc biểu tình theo kế hoạch sẽ kéo dài 1 tuần để tẩy chay, phản đối quy chế bầu cử mới được xem như nhằm xác lập ý chí chính trị của Trung Quốc.
Cảnh sát Hồng Kông đụng độ với người biểu tình.
Bưu điện Hoa Nam ngày 29/9 đưa tin, sau một đêm những người biểu tình đụng độ với cảnh sát và nằm ngủ ngay giữa những tuyến phố chính ở Hồng Kông, bình minh bắt đầu mà không thấy dấu hiệu các cuộc biểu tình sẽ giảm bớt.
Đã có sự gián đoạn nhiều hoạt động tại Hồng Kông sáng nay khi những người biểu tình đã chặn các tuyến phố chính và từ chối yêu cầu của cảnh sát dẹp đường cho người đi làm tới công sở. Lúc 9h 25 phút sáng nay giờ địa phương, 200 sinh viên từ trường trung học Memorial Yao CNEC ở quận Kwai Tsing đã bãi khóa, đồng loạt chiếm sân và hội trường.
Lee, một thành viên nhóm tổ chức bãi khóa cho biết, các học sinh trong trường đã chủ động rời khỏi lớp học. Đây không phải là một cuộc tấn công nhằm vào giáo viên, mà đó là phản ứng của học sinh để phản đối hành vi bạo lực của cảnh sát. Một số trường học khác trong huyện Kwai Tsing cũng đã bắt đầu bãi khóa. 
Học sinh, sinh viên Hồng Kông bãi khóa.
Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông đã đưa ra một kế hoạch dự phòng trường hợp khẩn cấp để đảm bảo sự vận hành trôi chảy của thị trường tài chính. Ngân hàng trung ương Hồng Kông tuyên bố sẽ đảm bảo cho thị trường liên ngân hàng và hội đồng quản trị tiền tệ thành phố vận hành bình thường.
Tính đến 7 giờ sáng nay giờ địa phương, khoảng 17 ngân hàng ở Hồng Kông đã tuyên bố tạm thời đóng cửa 29 chi nhánh tại các khu vực bị ảnh hưởng cho đến khi nào có thông báo mới.
Theo tường thuật của đài CNN, những người biểu tình vẫn ở lại trên phố sáng hôm nay bất chấp mọi lời kêu gọi của chính quyền rằng họ hãy trở về nhà khiến các hoạt động kinh doanh bị tắc nghẽn.
Các cuộc biểu tình theo kế hoạch sẽ kéo dài 1 tuần để tẩy chay, phản đối quy chế bầu cử mới được xem như nhằm xác lập ý chí chính trị của Trung Quốc trong việc kiểm soát Hồng Kông thông qua bầu cử Trưởng đặc khu với nhân sự duy nhất được Bắc Kinh phê duyệt.
Một người biểu tình bị thương sau những đợt xô đẩy, va chạm với cảnh sát.
Ít nhất đã có 38 người bị thương và phải nhập viện trong các cuộc đụng độ với cảnh sát với người biểu tình, Bộ Thông tin Hồng Kông cho biết. 6 cảnh sát cũng đã bị thương, nhưng không rõ có nằm trong con số 38 hay không.
Lương Chấn Anh, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông trước đó tuyên bố, cảnh sát đã kiềm chế tối đa trong việc đối phó với người biểu tình và sẽ xử lý các tình huống một cách thích hợp "theo quy định của pháp luật". "Thỉnh thoảng" họ đã sử dụng dùi cui và bình xịt hơi cay để giải tán đám đông xung quanh trụ sở chính quyền.
Tuy nhiên những người biểu tình cũng tuyên bố rõ, chỉ khi nào Lương Chấn Anh và 2 quan chức khác trong chính quyền Hồng Kông từ chức thì hoạt động biểu tình mới chấm dứt, nếu không họ sẽ tiếp tục tẩy chay.
Cảnh sát Hồng Kông sử dụng hơi cay, dùi cui vẫn không giải tán được đám đông biểu tình.
Đối đầu mạnh mẽ diễn ra suốt đêm Chủ Nhật.
Người biểu tình dùng ô, dù, áo mưa để chống đỡ.
Nhân viên cảnh sát Hồng Kông cũng mệt nhoài.
Những tuyến phố chính ở Hồng Kông tắc nghẽn.
Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh bị kêu gọi từ chức.

Biểu tình ở Hong Kong gia tăng bất chấp đề nghị thảo luận cải cách bầu cử

Cảnh sát chống bạo động xịt hơi cay trong lúc đụng độ với người biểu tình chặn con đường chính bên ngoài trụ sở chính quyền Hong Kong, ngày 28 tháng 9, 2014.
Cảnh sát chống bạo động xịt hơi cay trong lúc đụng độ với người biểu tình chặn con đường chính bên ngoài trụ sở chính quyền Hong Kong, ngày 28 tháng 9, 2014.

William IdeVOA-28.09.2014

Nhà lãnh đạo Hong Kong hứa sẽ sớm mở các cuộc thảo luận về cải cách bầu cử nhằm đáp ứng các cuộc biểu tình phản đối ngày càng tăng trong thành phố cảng này. Tuy nhiên thông tín viên VOA William Ide tường thuật rằng lời yêu cầu hãy ngừng biểu tình và giải tán mà ông đưa ra cho hàng ngàn người tham gia cuộc biểu tình, mà ông gọi là các nỗ lực bất hợp pháp nhằm phong tỏa các con đường chính trong thành phố, đã bị bỏ ngoài tai.
Giới hữu trách Hong Kong bắn hơi cay vào người biểu tình nhiều lần vào tối Chủ nhật và thậm chí tuyên bố sẽ hành động cứng rắn hơn nếu họ không giải tán.
Đã xảy ra các vụ xô đẩy giữa cảnh sát trang bị khiêng và hơi cay với những người biểu tình hôm Chủ nhật. Người ta còn chứng kiến đoàn người biểu tình đòi dân chủ nhiều lần nắm tay nhau đưa lên cao và tuần hành chậm rãi về hướng cảnh sát sử dụng hơi cay bên ngoài trụ sở chính phủ.
Hong Kong đã hoạt động trở lại hôm thứ Hai, và người biểu tình đang tìm cách phong tỏa một số địa điểm trong thành phố để phản đối các quy định hướng dẫn bầu cử do Bắc Kinh đưa ra trong thời gian gần đây. Trung Quốc tuyên bố dân Hong Kong có thể bầu nhà lãnh đạo kế tiếp của mình vào năm 2017, nhưng họ chỉ có thể chọn từ một nhóm ba ứng cử viên đã được Bắc Kinh duyệt xét.
Người biểu tình kêu gọi nhà cầm quyền thả những người biểu tình đã bị bắt giữ và thực thi quyền phổ thông đầu phiếu thực sự.
Nhà hoạt động cổ súy cho dân chủ Edward Chin nói:
“Như vậy không có dân chủ thực sự và họ [Bắc Kinh] vẫn muốn điều khiển Hong Kong từ xa. Tuy nhiên cùng lúc họ đang làm chậm lại kế hoạch sớm thu phục lại Hong Kong.”
Hôm Chủ nhật, nhà lãnh đạo Hong Kong Lương Chấn Anh lần đầu tiên kể từ khi sinh viên bắt đầu bãi khóa hồi đầu tuần trước lên tiếng với người biểu tình. Ông hứa sẽ sớm mở các cuộc thảo luận về cải cách bầu cử, nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể.
Cho dù ông có mở các cuộc thảo luận đi nữa cũng chưa rõ sẽ làm được gì khác vì Bắc Kinh đã tỏ rõ rằng họ đưa ra tiếng nói cuối cùng về những vấn đề như vậy.
Trung Quốc chủ yếu giữ im lặng trước các cuộc biểu tình, đồng thời ngăn chận bất cứ cuộc thảo luận trực tuyến nào về các vấn đề này trên mạng.
Tuy nhiên, hôm Chủ nhật, Bắc Kinh đưa ra tuyên bố nói rằng họ phản đối bất cứ hành vi bất hợp pháp nào gây phương hại đến ổn định xã hội.
Trong tuyên bố hôm Chủ nhật, ông Lương Chấn Anh nói chính phủ sẽ có hành động “kiên quyết” chống lại những người biểu tình ủng hộ dân chủ nếu họ không chịu ngừng, điều mà ông gọi là các nỗ lực bất hợp pháp nhằm phong tỏa đường sá trong thành phố.
Tuy nhiên các nhà hoạt động ở Hong Kong và các thành viên của nhóm gọi là Phong trào Chiếm Trung tâm bằng Tình yêu và Hòa Bình tuyên bố sẽ phong tỏa khu tài chính trong thành phố.
Ông Benny Tai, người đồng sáng lập phong trào Chiếm Trung tâm, nói rằng mặc dù cảnh sát đang ứng phó bằng lực lượng mạnh hơn trong quá khứ, nhưng người biểu tình không thoái chí. Ông nói:
“Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc tranh đấu. Chúng tôi tiếp tục hành động. Cho dù chúng tôi không thể thành tựu trong một thời gian ngắn, chúng tôi sẽ vẫn sẽ giữ vững.”
Joyce, một sinh viên của Đại học Hong Kong, nói rằng cô tham gia các cuộc biểu tình vì chính phủ không cho họ sự lựa chọn nào khác. Cô nói:
“Chúng tôi đã thử nhiều cách để yêu cầu chính phủ lắng nghe ý kiến của chúng tôi, nhưng họ không làm điều đó.”
Khi Hong Kong được giao lại cho Trung Quốc năm 1997, lãnh thổ này đã được bảo đảm là sẽ được hưởng các quyền tự do và quy chế tự trị cao theo hình thức cai trị được mệnh danh là “một quốc gia, hai chế độ.”
Dân Hong Kong đã được hưởng các quyền tự do không hề có ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người cảm thấy rằng tình hình đang trong tình trạng bị xói mòn.
 

Bác tin Bắc Kinh sẽ trấn áp biểu tình

Người biểu tình Hong Kong bất chấp lời cảnh báo của chính quyền
BBC-09-28-2014
Hàng ngàn người biểu tình đòi dân chủ vẫn còn trụ lại trên đường phố Hong Kong bất chấp hơi cay của cảnh sát và phớt lờ lời kêu gọi hãy về nhà của chính quyền.
Trong đêm qua ngày 28/9, cảnh sát chống bạo động đã tiến vào đám đông sau khi đưa ra cảnh báo chính thức rằng các cuộc biểu tình như thế này là ‘bất hợp pháp’.
Những người biểu tình phản đối kế hoạch của chính quyền trung ương ở Bắc Kinh kiểm duyệt các ứng viên trong cuộc bầu cử đặc khu trưởng vào năm 2017.

‘Không có chuyện đàn áp’

Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh đã trấn an công chúng rằng tin đồn về việc Bắc Kinh sẽ dùng quân đội để trấn áp là ‘không đúng sự thật’.
“Tôi hy vọng công chúng sẽ giữ bình tĩnh. Đừng để bị tin đồn dẫn dắt,” ông Lương nói.
“Cảnh sát sẽ cố gắng duy trì trật tự xã hội, trong đó có đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn cho công chúng.”
Hàng ngàn người biểu tình vẫn cắm trại qua đêm bên ngoài trụ sở chính quyền. Nhiều người đã dựng hàng rào.
Trong một dấu hiệu cho thấy biểu tình đang lan rộng, đã có thêm các cuộc biểu tình mới ở các khu vực khác.
Khoảng 3.000 người đã phong tỏa một con đường chính băng qua vịnh ở Mongkok trong khi 1.000 người khác đã đối mặt với cảnh sát chống bạo động ở quận mua sắm sầm uất Causeway Bay nằm về phía đông trung tâm Hong Kong.
Trước giờ cao điểm vào sáng thứ Hai ngày 29/9, cảnh sát đã ra thông cáo kêu gọi người biểu tình ‘giữ bình tĩnh, ngưng tấn công vào hàng rào cảnh sát cũng như ngừng chiếm giữ các con đường chính’.
Sở Giáo dục Hong Kong cũng thông báo rằng các trường học ở Wan Chai cũng như các quận trung tâm và phía Tây sẽ đóng cửa.
Trong các diễn biến khác, hơn 200 tuyến đường xe buýt đã bị hủy hoặc đổi hướng, một số cửa ra ở trạm xe điện ngầm trong khu vực biểu tình cũng bị chặn.
Một số ngân hàng trong khu vực bị ảnh hưởng đã tạm dừng hoạt động.
Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ 78 người trong ngày 28/9 sau khi bắt giữ 70 người một ngày trước đó.
Còn ở Đài Bắc, thủ phủ Đài Loan, một số người cũng đã tụ tập bên ngoài Phòng Văn hóa Hong Kong để bày tỏ sự ủng hộ đối với người biểu tình.
Tổng thống Mã Anh Cửu nói Đài Loan đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Hong Kong.

‘Ông Lương hãy từ chức’

Nhiều trung tâm mua sắm của Hong Kong đã bị phong tỏa
Cho đến lúc này, cảnh sát Hong Kong đã dùng dùi cui, hơi cay và xịt tiêu để đối phó với người biểu tình với các mức độ thành công khác nhau.
Tuy nhiên, các lãnh đạo biểu tình đã kêu gọi người biểu tình rút lui nếu cảnh sát dùng đạn cao su.
“Đây là vấn đề sinh mạng. Nếu mạng sống của người biểu tình gặp nguy hiểm thì họ nên rút lui để giữ mạng,” giáo sư Chan Kin-man, một người đồng sáng lập của nhóm Occupy Central, nói.
Phong trào biểu tình rộng lớn Occupy Central đã dồn sức ủng hộ các cuộc biểu tình của sinh viên và đẩy lên sớm hơn một chiến dịch bất tuân dân sự mà họ dự kiến sẽ phát động vào đầu tháng 10.
Trong một thông cáo hôm 28/9, tổ chức này đã kêu gọi ông Lương hãy từ chức và nói rằng ‘chỉ như thế mới có thể tái khởi động tiến trình cải cách chính trị và tạo một không gian để tháo ngòi nổ cuộc khủng hoảng’.
Trung Quốc có một đội quân của Giải phóng Quân PLA đóng ở Hong Kong. Họ nói họ tin tưởng rằng chính quyền Hong Kong có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng.
Một phát ngôn nhân của Văn phòng các vấn đề Hong Kong và Macau của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh ‘kiên quyết phản đối mọi hành động phi pháp phá hoại nền pháp trị và gây nguy hoại cho bình yên xã hội’. Bắc Kinh cũng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chính quyền Hong Kong, Tân Hoa Xã đưa tin.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng các lãnh đạo Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh đang lo lắng rằng các cuộc biểu tình đòi dân chủ có thể lan đến các thành phố khác ở đại lục.

Trung Quốc xây cơ sở hạt nhân tại biển Đông

Báo điện tử Tầm nhìn- Để đáp ứng nhu cầu khát năng lượng, Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi và dự định triển khai thí điểm ở Biển Đông. Đây là hành động đáng lo ngại đến tình hình môi trường trong khu vực.


Tham vọng tàu nổi hạt nhân phát điện trên báo Trung Quốc

 Theo Want Daily phát hành tại Đài Loan (TQ), Viện Nghiên cứu 719 thuộc Tổng công ty đóng tàu Trung Quốc được giao nhiệm vụ thành lập trung tâm R & D ở Hồ Bắc và đây là cơ sở đầu tiên của Trung Quốc phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi. Bản thân Trung Quốc không đủ công nghệ để sản xuất một công trình đòi hỏi kỹ thuật cao như vậy nhưng Nga có thể giúp Trung Quốc.

Hồi tháng 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một thỏa thuận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Thượng Hải cho phép hai nước hợp tác trong việc xây dựng một nhà máy như vậy. Theo trang web của Công ty liên doanh Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, kế hoạch dùng tàu hạt nhân nổi sẽ được sử dụng để cung cấp điện cho các cơ sở của Trung Quốc trong vùng có tranh chấp trên Biển Đông.

Các tàu được trang bị một lò phản ứng hạt nhân nhỏ và có thể được sử dụng để khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới đáy biển. Khi bị thiên tai hay tai nạn, việc hỗ trợ khẩn cấp có thể được triển khai từ trạm nổi này luôn. Nếu Trung Quốc tích lũy đủ kinh nghiệm trong vận hành các nhà máy như vậy, họ có thể sẽ xây dựng các lò phản ứng hạt nhân trên tàu sân bay trong tương lai và sở hữu tàu sân bay năng lượng hạt nhân.

Nguồn tin từ ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc cho biết, tỉnh Hồ Bắc có thể được hưởng lợi từ việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi này. Hồ Bắc hiện có 385 công ty đóng tàu và 21 viện nghiên cứu. Nga hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới có một nhà máy điện hạt nhân nổi. Đó là nhà máy Akademik Lomonosov cung cấp công suất lên đến 70 MW điện hoặc 300MW nhiệt cho thành phố Saint Petersburg.

Câu hỏi đặt ra là tại sao phải xây nhà máy điện hạt nhân xa bờ? Hồi giữa tháng 8, báo Nga là Synbiobeta đã lý giải điều này. Có hai yếu tố đẩy cao chi phí xây dựng một nhà máy điện hạt nhân trên đất liền là giá đất và bảo hiểm. Nhà máy phải xây dựng gần nguồn nước vốn là nơi tập trung nhiều dân cư mà chi phí để giải tỏa mặt bằng thường rất cao. Ngoài ra, chi phí bảo hiểm phòng rủi ro cũng tăng lên rất cao.

Nhưng khi đưa nhà máy ra đại dương thì không phải đối mặt với các vấn đề này. Trong trường hợp xảy ra tai nạn thì có thể dễ dàng "xử lý" bằng việc cho "tàu sân bay hạt nhân" bị ngập nước và "tẩy sạch" bằng nguồn nước lạnh vô tận của biển. Hoặc đơn giản hơn là kéo tàu ra một nơi khác xử lý để khỏi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Ý tưởng này thực sự không phải là mới. Thiết kế tương tự đã được phát triển tại Mỹ bởi nhà nghiên cứu tại MIT và Westinghouse. Tuy nhiên, Mỹ chưa triển khai vì họ không đói khát năng lượng như Trung Quốc. Trong tương lai, nếu "tàu sân bay hạt nhân" của Nga -Trung hoạt động hiệu quả thì có thể Mỹ sẽ triển khai.

Có thể thấy công nghệ cao này được Nga hay Mỹ quan tâm vì mục đích kinh tế và môi trường nhưng Trung Quốc lại xem công nghệ này là cách để thúc đẩy việc bảo vệ lãnh hải mà họ tuyên bố dù đôi khi các tuyên bố đó bất chấp luật pháp quốc tế.
 08:27 | 29/09/2014
Theo Motthegioi

Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Lên tiếng vụ hai tù nhân lương tâm Nguyễn Tuấn Nam và Trần Tư được trả tự do

Mạnh mẽ tố cáo bộ Công an CSVN, do ý thức khinh rẻ căm ghét tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, đã thực thi một chế độ lao tù mang tính trừng phạt: tàn hại thân thể và đánh gục ý chí của họ. Vô số tù nhân lương tâm đã và đang bị đàn áp đủ kiểu: biệt giam, bỏ đói, đánh đập, không chạy chữa bệnh tật, thậm chí đầu độc từ từ, khiến họ phải chết trong tù hoặc khi vừa ra khỏi tù, hay mắc những bệnh nan y nguy hiểm. Như trường hợp các ông Trương Văn Sương, Nguyễn Văn Trại, Đinh Đăng Định, Huỳnh Anh Trí, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyến Tuấn Nam...

*

Kính gởi: 

- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước 

- Các Chính phủ Dân chủ trên toàn thế giới. 

- Các Cơ quan Nhân quyền quốc tế 

Ngày 25 và 26 tháng 9 năm 2014, hai tù nhân chính trị dài án vừa được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do. Người thứ nhất là ông Trần Tư, sinh năm 1941, công dân Hoa Kỳ, thành viên Liên đảng Cách mạng Việt Nam, bị bắt tháng 3-1993 tại Sài Gòn rồi bị kết án chung thân với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” và giam giữ tại trại tù Ba Sao, Nam Hà. Người thứ hai là ông Nguyễn Tuấn Nam, sinh năm 1938, thành viên đảng Nhân dân Hành động, bị bắt tại biên giới Campuchia-Thái Lan tháng 11-1996 rồi bị tuyên án 19 năm tù giam với tội danh “trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” và giam giữ tại trại tù Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đây là hai tù nhân lương tâm đúng nghĩa vì Liên đảng Cách mạng Việt Nam và đảng Nhân dân Hành động là hai tổ chức chính trị đấu tranh một cách ôn hòa, bất bạo động nhằm giành lại tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.


Giấy đặc xá tha CTNLT Nguyễn Tuấn Nam 

Riêng ông Nguyễn Tuấn Nam, vào tháng 1-2013 ông bị tai biến liệt nửa người bên trái, và dù có được chuyển vào trạm y tế của trại tù, sức khỏe ông ngày càng sa sút trầm trọng. Hiện thời ông nói không ra hơi, chân không tự đi được, thậm chí ngồi cũng không vững. Do không còn thân nhân, và có lẽ cũng do ý muốn, ông đã được xe cứu thương của trại giam chuyển về nhà người từng ở chung tù với ông là anh Phạm Bá Hải tại Sài Gòn. Anh Phạm Bá Hải chỉ nhận được điện thoại thông báo vụ việc từ một nhân viên an ninh trại giam khi chiếc xe đã về gần nhà anh.

Ông Nguyễn Tuấn Nam phải nắm thành ghế khi ngồi.

Thời điểm xảy ra việc trả tự do cho hai tù nhân án dài này (cuối tháng 9/2014) được xem là “nhạy cảm đối ngoại”, khi bắt đầu phát lộ tín hiệu Hoa Kỳ có thể dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với việc mua vũ khí sát thương của Việt Nam, khi Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh sắp sang Mỹ gặp ông John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, và khi Việt Nam gia tăng nỗ lực để được tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương.

Trước vụ việc này, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm tuyên bố:

1- Cực lực lên án nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, do não trạng độc tài toàn trị, đã không bao giờ chấp nhận cho có các chính đảng khác sinh hoạt tại Việt Nam, dù với chủ trương tranh đấu nghị trường, với đường lối ôn hòa bất bạo động; ngược lại họ còn tìm cách lùng bắt (thậm chí ngoài biên giới), giam giữ và kết án nặng nề thành viên các chính đảng ấy. Nhưng khi cần mặc cả với quốc tế để gia nhập các hiệp ước (TPP chẳng hạn) hay để thoát các biện pháp chế tài (ví dụ CPC), nhà cầm quyền CSVN lại dùng các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm như những con bài bằng cách thả tù vài người trước hạn và rồi bắt thêm một số khác vào kho dự trữ.

2- Mạnh mẽ tố cáo bộ Công an CSVN, do ý thức khinh rẻ căm ghét tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, đã thực thi một chế độ lao tù mang tính trừng phạt: tàn hại thân thể và đánh gục ý chí của họ. Vô số tù nhân lương tâm đã và đang bị đàn áp đủ kiểu: biệt giam, bỏ đói, đánh đập, không chạy chữa bệnh tật, thậm chí đầu độc từ từ, khiến họ phải chết trong tù hoặc khi vừa ra khỏi tù, hay mắc những bệnh nan y nguy hiểm. Như trường hợp các ông Trương Văn Sương, Nguyễn Văn Trại, Đinh Đăng Định, Huỳnh Anh Trí, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyến Tuấn Nam… Rồi do thói quen hành xử vô trách nhiệm, công an còn bỏ mặc hoàn toàn cho gia đình và bằng hữu việc chăm sóc các tù nhân lương tâm bị chế độ nhà tù gây tổn hại, đó là chưa kể việc gây khó khăn cho cuộc sống của họ sau khi ra tù (không làm chứng minh nhân dân, không cho tự do cư trú, không cho thoải mái làm ăn chẳng hạn).

3- Tha thiết kêu gọi các Chính phủ Dân chủ và các Tổ chức Nhân quyền quốc tế hãy đặc biệt lưu tâm tới tình trạng thê thảm của các cựu tù nhân lương tâm, cựu tù nhân chính trị đang tiếp tục bị đọa đày tại Việt Nam. Xin Quý vị hãy phái người đến khám bệnh chữa trị giúp họ. Xin Quý vị hãy dùng nhân quyền như điều kiện thương thảo với nhà cầm quyền Hà Nội, buộc họ phải chọn lựa TPP hay là CPC.

Xin toàn thể Đồng bào Việt Nam, nhất là hải ngoại, đặc biệt các chiến hữu, hãy rộng lòng bảo bọc bản thân và gia đình những con người đã và đang hy sinh cho đại cuộc của dân tộc, cho vận mệnh của đất nước.

Hội Cựu Tù nhân Lương tâm chúng tôi xin được làm trung gian cho mọi ý tốt và việc lành mà tất cả Quý vị dành cho những con người rất xứng là thành viên của Hội chúng tôi.

Làm tại VN ngày 28-09-2014, Ngày Quốc tế quyền được biết và được nói.

Thường trực BĐH Hội CTNLTVN:

Đồng chủ tịch: Bs.Nguyễn Đan Quế, Lm.Phan Văn Lợi

Chủ tịch Hội đồng cố vấn: HT.Thích Không Tánh

Điều phối viên: Ths.Phạm Bá Hải, Ls.Nguyễn Văn Đài

Phát ngôn viên: Ts. Phạm Chí Dũng


Joshua Wong và sự trỗi dậy của sinh viên Hongkong

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Năm 1989. Thiên An Môn. Joshua Wong chưa ra đời. 23 năm sau, 2012, người học sinh lúc ấy chỉ mới 16 tuổi, chưa biết lái xe, đã tạo nên cơn chấn động Thiên An Môn lần thứ hai khi anh dẫn đầu 120.000 sinh viên học sinh Hongkong xuống đường, chiếm đóng trụ sở văn phòng chính phủ để đòi huỷ bỏ đề án chương trình giáo dục áp đặt lên Hongkong mang đầy màu sắc cộng sản từ Bắc Kinh.

Cuộc xuống đường 2012 là kết quả của phong trào Scholarism được thành lập trước đó 1 năm bởi Joshua Wong và vài người bạn. Tất cả đều như Joshua, ở vào lứa tuổi 15 và là những người lãnh đạo một phong trào dân chủ trẻ tuổi nhất của lịch sử Hongkong.

Người học sinh trẻ tuổi gầy gò, mang kính cận này được xem là một trong những nhà hoạt động chính trị kiên cường nhất của Hongkong và bị truyền thông Bắc Kinh dán nhãn là một tên cực đoan. Sau 2 năm gầy dựng phong trào Scholarism, anh đã đánh thức khối học sinh, sinh viên Hongkong trỗi dậy - những người chỉ 5 năm trước đó rất ù lì, dị ứng với chính trị. Joshua cùng với khoảng 300 thành viên học sinh của phong trào đã kéo được đồng bạn của họ bước ra bóng tối, tạo sự quan tâm chính trị bằng hồi kẻng đầu tiên: nền giáo dục áp đặt lên các bạn đang có vấn đề! 

Tháng 6, 2014 Scholarism thảo một bản kế hoạch cải tổ hệ thống bầu cử tại Hongkong và đạt được hơn 1/3 ủng hộ của thành phố trong một cuộc trưng cầu dân ý bán chính thức. Từ vấn đề giáo dục để đánh thức nhau, Joshua Wong và Scholarism bước vào công cuộc tranh đấu cho dân chủ.

Tháng 7, 2014 Scholarism tổ chức một cuộc tọa kháng lớn dẫn đến việc hơn 500 học sinh bị tạm giam.

Tháng 9, 2014, Scholarism vận động học sinh, sinh viên đồng loạt bước ra khỏi lớp học để gửi một thông điệp tranh đấu cho dân chủ đến Bắc Kinh. Cuộc "bãi lớp" của những học sinh 17 tuổi lãnh đạo phong trào này đã được sự hỗ trợ rộng rãi của dân chúng cũng như các thầy cô giáo.

Phối hợp với Liên hội Sinh viên Học sinh, Scholarism đã huy động hơn 13.000 học sinh bắt đầu một tuần lễ tẩy chay các lớp học, toạ kháng tại khuôn viên đại học và chuẩn bị cho một cuộc biểu tình lớn vào ngày 1 tháng 10 được dự trù tổ chức bởi phong trào dân chủ Occupy Central.




Ảnh AFP

Tối thứ 7 ngày 28 tháng 9, 2014, 60.000 người bắt đầu tổ chức tuần hành và tìm cách nối kết với những người đang toạ kháng tại trung tâm văn phòng chính phủ. Từ những đòi hỏi về giáo dục, Scholarism đã kết hợp với các phong trào dân chủ khác để cùng tranh đấu cho một mục tiêu chung: phản đối luật bầu cử trong đó những ứng viên cho các chức vụ cao cấp tại Hongkong phải được chọn lựa bởi Bắc Kinh để phục vụ cho đảng cộng sản; đòi hỏi Hongkong có toàn quyền về bầu cử và quyền chọn lựa ứng viên độc lập với Bắc Kinh.

Chủ nhật ngày 28 tháng 9, 2014. Khí thế bùng lên như vũ bão của sinh viên học sinh đã khiến các lãnh đạo phong trào quyết định bắt đầu chiến dịch bất tuân dân sự trên toàn Hongkong sớm hơn dự kiến. Đồng hành với sinh viên học sinh là những nhà hoạt động dân chủ lão luyện như giáo sư Chan Kin-man - đồng sáng lập viên của Occupy Central và Đức Hồng Y Joseph Zen với lời tuyên bố "Đây là lúc chúng ta phải cho thấy chúng ta muốn được tự do chứ không chịu làm nô lệ, là lúc mọi người phải đoàn kết".

Từ Bắc Kinh, lệnh được ban hành là mọi cuộc tuần hành, biểu tình phản đối của người dân Hongkong được xem là bất hợp pháp. Cảnh sát dùng khói cay, hơi tiêu và dùi cui để trấn áp người biểu tình. Cùng lúc, một thủ thuật quen thuộc được thấy ở Việt Nam: mật vụ giả dạng thường dân trà trộn vào đoàn biểu tình, lực lượng an ninh sắc phục lẫn thường phục cô lập những thành phần nòng cốt của phong trào và ngăn chận những kết nối của họ với đám đông quần chúng. Tính đến đêm Chủ nhật, theo cảnh sát đã có 38 người bị thương, hơn 150 người bị bắt giam, trong đó có Joshua Wong.

Ảnh Getty


Ảnh CNN

Sự trỗi dậy của sinh viên học sinh Hongkong không dừng lại ở quần đảo có tên gọi là Cảng Thơm này. Mối lo ngại của Bắc Kinh là nó sẽ vượt đại dương và lan toả khắp lục địa Trung Hoa. Hình ảnh của cậu sinh viên 17 tuổi Joshua Wong đang là biểu tượng của trách nhiệm công dân, ý chí kiên cường và lòng bất khuất của người dân Trung Hoa.