Tuesday, March 19, 2019

Tài xế chống BOT ‘bẩn’: Số bị giải tán, người bị bắt

Diễm Thi, RFA-2019-03-18  
Ông Hà Văn Nam
 Ông Hà Văn Nam-Photo: facebook
Hôm 15/3/2019, trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài thu phí trở lại sau gần 3 tháng dừng thu phí, xả trạm.
Theo báo chí trong nước thì từ khi mở trạm thu lại vào sáng 15/3/2019 cho đến nay, tại BOT này không xảy ra tình trạng lái xe phản đối. Blogger Nguyễn Lân Thắng từ Hà Nội nhận xét về việc này:
Thực sự đó là họ rút lui chiến thuật bởi việc phản đối trực diện bây giờ nó rất là nguy hiểm. Việc thò mặt ra BOT sẽ dễ bị lấy cớ gây rối trật tự công cộng rồi bắt giam, thậm chí họ đập phá xe, đánh người một cách ngang nhiên.
Khi các tài xế ra BOT Thăng Long- Nội Bài thực chất là họ nhử xem động thái mạnh của phía bên BOT cũng như phía bên công an như thế nào. Chắc họ sẽ theo một trình tự pháp lý để kiện những hành động sai trái đó, chứ bây giờ mà tiếp tục ra đó phản đối thì nó cũng rất là khó.”
Trước đó từ ngày 18/12/2018, một số tài xế ôtô đã dán biểu ngữ trên xe, tập trung tại BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài phản đối việc thu phí và yêu cầu chuyển trạm về tuyến tránh Vĩnh Yên. Hai ngày sau đó, trạm thu phí này đã mở barie liên tục vì tài xế và dân chúng tụ tập phản đối thu phí, cho rằng trạm đặt sai vị trí, thu phí vô lý với mức giá cao.
Cùng thời điểm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài bị lái xe tập trung phản đối năm ngoái, ba BOT khác cũng bị lái xe phản đối quyết liệt vì cho rằng nơi đặt trạm chưa hợp lý, đó là BOT Cai Lậy (Tiền Giang), Tân Đệ (Thái Bình), Mỹ Lộc (Nam Định).
Cho đến nay, BOT Tân Đệ đã bị tháo dỡ để đưa về tuyến đường tránh Đông Hưng.
Một số tài xế phản đối BOT đã bị bắt giam với tội gây rối trật tự. Một tài xế bị bắt giam gây phản ứng mạnh mẽ trong công luận là ông Hà Văn Nam, tài xế ở tỉnh Thái Bình bị bắt tạm giam theo thông báo của Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, do Thượng tá Nguyễn Kim Cương ký hôm 5/3/2019.
Hôm 18/3/2019, một nhóm luật sư đã tham gia buổi hỏi cung tại trại tạm giam. Luật sư Hà Huy Sơn, một người trong nhóm luật sư cho RFA biết:
Tôi cùng bốn luật sư khác tham gia buổi hỏi cung của điều tra viên hỏi cung anh Hà Văn Nam. Tôi chỉ là người dự cung chứ không phải được gặp riêng. Tình hình sức khỏe và tinh thần anh Hà Văn Nam tốt. Anh nói rằng anh không bị đánh đập, không bị ép cung, mớm cung.
Người ta khởi tố anh Nam theo khoản 2 điều 381, tức tội gây rối trật tự công cộng. Còn nội dung buổi hỏi cung thì theo luật quy định chúng tôi không được phép thông tin, không được phép tiết lộ.
Thực sự đó là họ rút lui chiến thuật bởi việc phản đối trực diện bây giờ nó rất là nguy hiểm. Việc thò mặt ra BOT sẽ dễ bị lấy cớ gây rối trật tự công cộng rồi bắt giam, thậm chí họ đập phá xe, đánh người một cách ngang nhiên. - Nguyễn Lân Thắng
Bà Trần Thị Nhài, vợ ông Hà Văn Nam nêu ra văn bản mới nhất của Công ty Cổ phần BOT Phả Lại thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giao Thông vận tải tại văn bản số 1619/BGTVT hôm 26/2/2019. Theo đó những người dân thuộc địa phận xã Đức Long, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh sẽ được miễn phí khi qua BOT Phả Lại.
Bà cho rằng đây là điều ông Hà Văn Nam đứng lên đòi quyền lợi cho người dân và đã có kết quả. Bà khẳng định chồng bà vô tội:
“Hôm 15/3 vừa rồi đã có văn bản thông báo của BOT Phả Lại đã miễn phí cho người dân của hai xã quanh trạm này. Đó chính là nội dung anh Nam từng làm việc với đại diện của BOT Phả Lại hôm 31/12/2018 mà bị quy chụp là gây rối. Tức là kết quả đã có rồi. Chồng em đòi quyền lợi cho người dân, người dân được nhận quyền lợi rồi thì chồng lại bị quy chụp như thế. Mình chỉ đấu tranh đòi quyền lợi rất chính đáng bình thường thôi.
Rất nhiều người dân bức xúc chuyện như vậy nhưng họ không dám nói, hơn nữa họ cũng không biết nói như thế nào. Anh Nam nhà em đứng lên đòi quyền lợi cho người dân nên người dân ủng hộ và lên tiếng cho anh.
Trong lòng người dân thế nào thì họ biểu hiện vậy thôi. Em chỉ biết anh Nam nhà em vô tội thôi.”
Các lực lượng an ninh tại BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài.
Các lực lượng an ninh tại BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài. Courtesy of baomoi
Hôm 9/3/2019, Tổ chức Ân xá Quốc tế ra thông cáo báo chí yêu cầu nhà chức trách Việt Nam “phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện đối với nhà bảo vệ nhân quyền Hà Văn Nam, người bị bắt và cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” vì những hoạt động ôn hòa của ông ấy.”
Ân xá quốc tế xem cáo buộc chống lại ông Hà Văn Nam là có động cơ chính trị, vì nó chỉ liên quan đến việc ông ấy thực hành ôn hòa quyền con người như một người làm chiến dịch chống tham nhũng và đòi công lý.
Từ sáng ngày 15/3/2019, ngay khi BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài thu phí trở lại, Đội CSGT số 15 được huy động phối hợp với các đơn vị cảnh sát cơ động, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, công an huyện Sóc Sơn và các lực lượng chức năng khác tại cơ sở, trực suốt ngày đêm tại trạm để đảm bảo an ninh trật tự.
Chồng em đòi quyền lợi cho người dân, người dân được nhận quyền lợi rồi thì chồng lại bị quy chụp như thế. Mình chỉ đấu tranh đòi quyền lợi rất chính đáng bình thường thôi. - Trần Thị Nhài
Ông Nguyễn Lân Thắng nhận định việc này là trái pháp luật:
Chuyện đấy đương nhiên là trái pháp luật. Từ trước đến nay không phải chỉ riêng chuyện BOT mà chuyện thu hồi cưỡng chế đất đai cho các khu công nghiệp hay khu đô thị, thì việc họ sử dụng công an hay quân đội cưỡng chế đất đai hay cưỡng chế đóng những dịch vụ người ta không sử dụng.
Ông nhận xét sở dĩ có chuyện công an hay quân đội tham gia vào những việc dân sự này là do nhận thức quyền của người dân còn hạn chế nên họ không có những phản ứng và phản đối mạnh mẽ thích hợp. Bên cạnh đó là với cách tuyên truyền một chiều của hệ thống truyền thông Việt Nam, những người trong hệ thống công quyền bên công an hay quân đội không nghĩ rằng mình đã sai khi thực hiện việc cưỡng chế người dân như vậy.
Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài ra đời bởi Dự án xây dựng quốc lộ 2 được Chính phủ phê duyệt và Bộ Giao thông ký kết với Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8 theo hình thức BOT, có giá trị quyết toán đầu tư là 505 tỷ đồng, hoạt động từ ngày 28/12/2010.
BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài dùng nguồn thu với thời gian 16 năm 10 tháng để hoàn vốn cho dự án trên.
Giữa năm 2018, UBND Hà Nội đã kiến nghị Bộ Giao thông xóa bỏ trạm thu phí này. Bộ Giao thông từng hai lần kiến nghị Chính phủ bỏ trạm nhưng Chính phủ yêu cầu tiếp tục thu phí theo đúng nội dung hợp đồng đã ký kết với nhà đầu tư.

Cần nghiêm minh trong vụ bé gái bị xâm hại tình dục ở Chương Mỹ

Hòa Ái, phóng viên RFA-2019-03-18  
Trích xuất từ camera ghi lại hình ảnh thủ phạm Nguyễn Trọng Trình chở bé gái nạn nhân (áo hồng) đến vườn chuối.
 Trích xuất từ camera ghi lại hình ảnh thủ phạm Nguyễn Trọng Trình chở bé gái nạn nhân (áo hồng) đến vườn chuối.-Courtesy: Ảnh chụp màn hình danviet.vn
Liên quan vụ việc một bé gái 9 tuổi ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội bị xâm hại tình dục, dư luận phản đối công an địa phương một cách mạnh mẽ khi tuyên bố cho thủ phạm được tại ngoại, vì “không có dấu hiệu hiếp dâm” và tội phạm ít nghiêm trọng.

Tuyên bố của công an

Một lần nữa, vấn nạn trẻ em ở Việt Nam bị xâm hại tình dục được xã hội đồng loạt nhắc đến qua vụ việc một bé gái tên Q, 9 tuổi, ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị thanh niên Nguyễn Trọng Trình (31 tuổi) xâm hại tại khu vườn chuối vào ngày 24 tháng 2.
Vào sáng ngày 18 tháng 3, Báo mạng Dân Trí dẫn lời của Trưởng Công an huyện Chương Mỹ, Trung tá Trần Trí Dũng cho biết bị can Nguyễn Trọng Trình không có dấu hiệu của hành vi hiếp dâm dựa theo lời khai của nạn nhân và bị can, do đó bị khởi tố về hành vi “Dâm ô với người dưới 16 tuổi” theo quy định tại Khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hình sự, thuộc tội phạm ít nghiêm trọng, và bị can không bị tạm giam.
Truyền thông trong nước loan tải thông tin mẹ của bé gái Q sau khi tìm được con gái đi lạc ở ngoài đường vào trưa ngày 24 tháng 2, phát hiện trên mặt và quần áo của con gái dính nhiều vết máu trong lúc cháu bé liên tục gào khóc. Trên cơ thể của bé Q được phát hiện có vết hằn hình bàn tay, xương tay phải bị rạn, gãy hàm răng dưới và chảy máu ở bộ phận sinh dục.
Mẹ của bé gái Q đã làm đơn trình báo vụ việc đến cơ quan chức năng và thủ phạm Nguyễn Trọng Trình bị Công an huyện Chương Mỹ bắt tạm giam. Tuy nhiên đến ngày 6 tháng 3, bị can Nguyễn Trọng Trình được tại ngoại.
Tại vì trong thực tế, nếu đúng như báo chí tường thuật lại thì cháu bé không chỉ bị gãy tay, gãy răng…Riêng điều này có thể quy về tội bạo hành rồi. Nhưng cháu bé còn bị tổn thương nghiêm trọng ở bộ phận sinh dục, cụ thể là rách màng trinh và thủng tầng sinh môn. Như vậy rõ ràng là có hành vi xâm nhập. Cho dù không phải xâm nhập bằng bộ phận sinh dục của thủ phạm chăng nữa thì hành vi xâm nhập có thể hoàn toàn coi là hành vi hiếp dâm
-TS. Khuất Thu Hồng
Trưởng Công an huyện Chương Mỹ nhấn mạnh với báo giới rằng luật pháp chặt chẽ nên khi cho tại ngoại thì giao cho chính quyền địa phương quản lý, nên không thể giam giữ theo cảm tính và nếu làm theo dư luận thì công an vi phạm pháp luật và vi phạm quyền con người.
Truyền thông cũng cho biết bị can Nguyễn Trọng Trình vào tháng 4 năm 2013 mãn án tù về tội cướp giật tài sản, về cư trú tại địa phương và đang trong diện quản lý, theo dõi của cơ quan chức năng.

Dư luận phản đối

Trước tuyên bố vừa nêu của Trưởng Công an huyện Chương Mỹ, một làn sóng phản đối mạnh mẽ của công luận qua các trang fanpage của báo chí chính thống lẫn trên các trang mạng xã hội rằng không thể để cho thủ phạm tại ngoài như thế được. Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội ghi nhận ý kiến của dư luận:
“Thật ra không chỉ riêng ý kiến của tôi, mà cũng có rất nhiều người có ý kiến về vụ việc này và đều không đồng tình với cách xử lý như vậy; do đánh giá vụ việc là ‘ít nghiêm trọng’, cho tại ngoại và cho đó là hành vi dâm ô. Tại vì trong thực tế, nếu đúng như báo chí tường thuật lại thì cháu bé không chỉ bị gãy tay, gãy răng…Riêng điều này có thể quy về tội bạo hành rồi. Nhưng cháu bé còn bị tổn thương nghiêm trọng ở bộ phận sinh dục, cụ thể là rách màng trinh và thủng tầng sinh môn. Như vậy rõ ràng là có hành vi xâm nhập. Cho dù không phải xâm nhập bằng bộ phận sinh dục của thủ phạm chăng nữa thì hành vi xâm nhập có thể hoàn toàn coi là hành vi hiếp dâm. Tôi sợ rằng cách vận dụng những quy định của Luật Hình sự hiện nay về cái tội ‘hiếp dâm’ và cái tội ‘dâm ô’ chưa rõ ràng, cho nên người ta có thể vận dụng để giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của hành vi này.”
Trong cùng ngày 18 tháng 3, Báo Dân Trí dẫn lời của giới luật sư cho rằng với các thương tích trên cơ thể của bé gái nạn nhân, cho thấy bị can đã dùng vũ lực nhằm thực hiện mục đích giao cấu. Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) nói với Báo Dân Trí rằng trên cơ sở hồ sơ đã tiếp xúc, lời khai các bên và thương tích trên cơ thể nạn nhân, thì quan điểm của ông cho rằng hành vi của bị can Nguyễn Trọng Trình có dấu hiệu của tội “Hiếp dâm với người dưới 16 tuổi”. Trong khi đó, Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng văn phòng Luật sư Đồng Đội (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) nhận định với Báo Dân Trí rằng hành vi của bị can Nguyễn Trọng Trình không những xâm hại trực tiếp về sức khỏe, mà còn gây sang chấn tâm lý lâu dài cho cháu Q.
Ông Nguyễn Khắc Thủy, nguyên giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị tuyên 3 năm tù giam vì tội có hành vi dâm ô với trẻ em.
Ông Nguyễn Khắc Thủy, nguyên giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị tuyên 3 năm tù giam vì tội có hành vi dâm ô với trẻ em.Courtesy: Ảnh chụp màn hình tuoitre.vn
Bên cạnh đó, Cục trưởng Cục Trẻ em, ông Đặng Hoa Nam cho báo giới quốc nội biết Cục Trẻ em không đồng tình với việc cho phép bị can đang bị khởi tố liên quan tới xâm hại tình dục trẻ em được tại ngoại và Cục Trẻ em đã gửi công văn yêu cầu Sở Lao động-Thương binh & Xã hội xác minh thông tin bị can được tại ngoại để báo cáo với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Kêu gọi của công luận

Đài RFA ghi nhận rất nhiều ý kiến của dư luận bày tỏ sự phẫn nộ trước quyết định cho thủ phạm được tại ngoại của Công an huyện Chương Mỹ. Họ kêu gọi các cơ quan chức năng cần thực thi pháp luật một cách nghiêm minh trong vụ việc của bé gái bị xâm hại tình dục ở huyện Chương Mỹ vừa mới xảy ra. Một cư dân ở Hà Nội chia sẻ:
“Tôi rất bất bình về vụ việc này, và công lý cần được thực thi cho bé. Thứ hai nữa là Công an Việt Nam cũng cần phải tỏ rõ trách nhiệm tốt hơn, không thể để những vụ việc mà những vấn nạn của xã hội lại không thể xét xử công minh được. Tôi rất quan tâm đến vụ này và tôi tin rằng với sự vào cuộc của báo chí thì sẽ sỡm làm rõ ai đúng, ai sai và thủ phạm phải được đưa ra xét xử đúng người đúng tội.”
Vào hạ tuần tháng 3 năm 2017, Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc-UNICEF ra thông cáo về tệ trạng trẻ em bị xâm hại tình dục tại Việt Nam. Đồng thời, Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVNet) cũng ra thông cáo kêu gọi Chính phủ cùng xã hội có hành động thiết thực giúp bảo vệ và ngăn ngừa vấn nạn trẻ em bị xâm hại tình dục. Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, vào thời điểm đó, trong một cuộc phỏng vấn với RFA cho biết bà ghi nhận chỉ sau 4 ngày thông cáo được phổ biến, đã có gần 30 ngàn người ký tên vào kiến nghị thư này để gửi đến Quốc hội và Chính phủ. Tiến sĩ Khuất Thu Hồng nhận định với số lượng chữ ký nhiều như thế, chứng tỏ sự quan tâm của xã hội là rất lớn, mọi người nhận thức vấn đề trẻ em bị xâm hại tình dục cấp thiết đến mức độ nào.
Tôi rất bất bình về vụ việc này, và công lý cần được thực thi cho bé. Thứ hai nữa là Công an Việt Nam cũng cần phải tỏ rõ trách nhiệm tốt hơn, không thể để những vụ việc mà những vấn nạn của xã hội lại không thể xét xử công minh được. Tôi rất quan tâm đến vụ này và tôi tin rằng với sự vào cuộc của báo chí thì sẽ sỡm làm rõ ai đúng, ai sai và thủ phạm phải được đưa ra xét xử đúng người đúng tội
-Người dân Hà Nội
Trả lời câu hỏi của RFA rằng, trong vòng 2 năm qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam có những việc làm thiết thực ra sao, Tiến sĩ Khuất Thu Hồng nói rằng bà ghi nhận trong thời gian 2 năm vừa rồi, một số vụ việc xâm hại tình dục trẻ em được đưa ra xét xử, cho thấy dấu hiệu tích cực của phía các cơ quan chức năng. Tuy nhiên theo Tiến sĩ Khuất Thu Hồng thì mặc dù có sự quan tâm nhiều hơn của phía chính quyền nhưng xét về số lượng vụ việc được giải quyết là có sự thay đổi rất chậm, trong khi Bộ Công An thông báo có đến 1000 vụ xâm hại tình dục trẻ em từ năm 2012 đến 2015 và riêng 6 tháng đầu năm 2017, có đến 800 vụ việc đã xảy ra. Tiến sĩ Khuất Thu Hồng nhận xét:
“Về phía xã hội thì tôi thấy trong xã hội Việt Nam, bây giờ người dân có nhận thức tốt hơn trong vấn đề này rất nhiều. Mỗi một vụ việc xảy ra mà có thể công bố, được báo chí đưa tin thì mọi người rất quan tâm cũng như có sự lên tiếng rất mạnh mẽ. Và tôi cũng trông đợi rằng sự lên tiếng đó của xã hội sẽ tạo ra những áp lực để khiến cho các cơ quan chức năng phải có những hành động mạnh mẽ hơn nữa. Và qua các vụ việc như vậy, có thể thấy rằng là các quy định pháp luật của Việt Nam còn yếu và còn thiếu. Tôi rất hy vọng sẽ có những sự điều chỉnh, sửa đổi lại các quy định luật pháp để nó thật sự trở thành một công cụ để răn đe và xử lý những hành vi như thế.”
Dư luận khắp Việt Nam kêu gọi cơ quan pháp luật cần nhanh chóng điều tra vụ việc bị xâm hại tình dục của bé gái ở Chương Mỹ và xét xử công minh, vì bởi lẽ không những luật pháp phải được thực thi mà công tác bảo vệ và ngăn ngừa tệ nạn trẻ em Việt Nam bị xâm hại tình dục của cơ quan nhà nước không phải chỉ là những khẩu hiệu tuyên truyền.

Người Việt hay chen lấn, đi trễ: “Hoàn cảnh sinh tính cách”

Trung Khang, RFA-2019-03-18  
Ảnh minh họa chụp tại Sài Gòn hôm 17/3/2019.
 Ảnh minh họa chụp tại Sài Gòn hôm 17/3/2019.RFA
Một lần nữa chuyện người Việt chen lấn, xô đẩy, không xếp hàng, đi trễ… lại được một vị lãnh đạo chính phủ nói đến và kêu gọi người dân và báo chí góp phần đẩy lùi những thói quen xấu như thế.
“Có lẽ người ta hay dùng câu là hoàn cảnh tạo nên tính cách.”
Đó là nhận định của Sử gia Dương Trung Quốc, ông đưa ra ví dụ tuổi thơ của ông cách đây năm sáu chục năm, thì rõ ràng có sự khác biệt từ cách giáo dục trong xã hội, trong gia đình, từ trong những câu ca dao, từ trong lề thói đời sống, người ta luôn lấy sự tự tại, bình tĩnh, không vội vã.v.v… để thể hiện tính cách của mình, sự sang trọng của mình, hay sự lịch sự của mình. Ông nói tiếp:
Phải nói là rất khắc nghiệt, nên nó dẫn đến việc tính cách con người luôn luôn tranh thủ mọi cơ hội để đạt được mục đích của mình, trong hoàn cảnh đời sống không ổn định, chính sách chế độ không thể ổn định được.
-Sử gia Dương Trung Quốc
“Nhưng rõ ràng nhất của việc này là thời kỳ chiến tranh, thời kỳ bao cấp; nói thế không phải đổ cho câu chuyện của một thời kỳ lịch sử nhất định. Tôi lấy ví dụ về tiêu chuẩn nhu yếu phẩm chẳng hạn, nếu anh chậm chân thì có thể không bao giờ anh có được cả, để được xếp hàng người ta phải tranh giành một cơ hội nào đó. Phải nói là rất khắc nghiệt, nên nó dẫn đến việc tính cách con người luôn luôn tranh thủ mọi cơ hội để đạt được mục đích của mình, trong hoàn cảnh đời sống không ổn định, chính sách chế độ không thể ổn định được.”
Sự không ổn định có thể thấy rõ nhất qua việc, khi ra nước ngoài, người Việt Nam vẫn xếp hàng, nhưng khi ở trong nước, có lẽ họ lo sợ vì nạn tham nhũng, nạn 'cò'... giành mất phần nếu họ kiên nhẫn xếp hàng. Điều này cho thấy rõ, rất nhiều người mất niềm tin vào sự công bằng.
Sự phát triển của xã hội ngày nay, khoảng cách giàu nghèo, cộng với sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền cũng là một câu hỏi được nêu lên là có phải là nguyên nhân của sự việc.
Theo Sử gia Dương Trung Quốc, một trong những nguyên nhân là việc ngày càng nhiều người dân nông thôn di cư vào thành thị:
“Lối sống của nông thôn tràn vào thành thị, phải nói là khá lâu dài, cho đến bây giờ vẫn như vậy thôi, thì tôi cho rằng hoàn cảnh thay đổi xã hội tạo nên thói xấu đó. Cộng với việc chúng ta không có cái chuẩn mực. Hơn nữa có nhiều cái chúng ta phải giải thích hết sức sâu sắc. Tôi lấy ví dụ việc tranh cướp ở các lễ hội chẳng hạn, ngày xưa lễ hội nó chỉ ở làng thôi, và trong làng có thói quen là sự tranh cướp tạo nên sự vui vẻ của ngày hội, còn bây giờ thì của tứ chiến. Cho nên nó chứa đựng ở đó tất cả những hành vi, từ cái chỗ rất văn hóa, thành hành vi phi văn hóa.”
Nếu nhìn vào hiện tượng để phân tích thật kỹ, thì những thay đổi của xã hội, đòi hỏi hành vi con người phải phù hợp theo. Vì vậy ông Dương Trung Quốc cho rằng, để hạn chế những hành động vô văn hóa đó thì không có gì có thể giải quyết bằng kỷ luật của đời sống, kỷ luật của thực tiễn, kỷ luật của khoa học… Ông đưa ra ví dụ chuyện giờ giấc, không thể xuê xoa được, người đi muộn thì lỡ chuyến tàu, điều đó là chắc chắn. Vì vậy tự điều chỉnh bằng nếp sống có thể tốt hơn bằng chính sách; thậm chí bằng kỹ thuật công nghệ nhiều hơn chỉ là vấn đề thuần túy là giáo dục, nhắc nhở, nói chuyện…
Tại Hội thảo “Vai trò của báo chí trong truyền thông về chuẩn mực văn hoá ứng xử” do Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch phối hợp cùng Hội Nhà báo, Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức hôm 16 tháng 3, tại Hà Nội, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ngoài việc kêu gọi kêu gọi người dân bỏ thói chen lấn, trễ giờ, ông còn kêu gọi báo chí có tiếng nói mạnh mẽ hơn về vấn đề này bằng cách tăng bài viết, chuyên mục về ứng xử văn hoá.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 18/3/2019, nhà ngôn ngữ học, Phó giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Dũng đưa ra nhận định liên quan vấn đề này:
“Nếu mà nói là chữa một thói quen như thế thì rất là lâu, nhất nhiều thứ, chẳng hạn như chuyện đi trễ khi dự đám cưới ở Việt Nam. Nhưng ở đây không nói như thế, mà nói về phía nhà nước, chẳng hạn như tôi đi đến chỗ nhà nước thì cán bộ nhà nước đâu nêu gương được chuyện đó. Cái cần làm nhất là một nhà nước có pháp luật, có kỷ cương, mà cái đó thì rất khó làm. Chứ chỉ báo chí lên tiếng thì chưa đủ. Nếu như ông phó thủ tướng kêu gọi như vậy, trong khi bộ máy hành chính như thế, thì làm sao người ta tin được. Tôi cho là có thể nói như ổng, nhưng với cương vị như ông phó thủ tướng thì trước hết ông phải hướng vào đội ngũ của ông ấy.”
Ảnh minh họa chụp tại Sài Gòn hôm 17/3/2019.
Ảnh minh họa chụp tại Sài Gòn hôm 17/3/2019. RFA PHOTO
Báo chí thì cũng cần thiết, có thể nêu gương những việc làm tốt hay bêu gương những việc làm sai trái, theo tôi cũng có sức ép xã hội và cũng không phải là không có hiệu quả. Nhưng tôi cho rằng cuối cùng cũng phải đi vào cái kỷ luật của đời sống, cuối cùng người dân phải cân nhắc hiệu quả của hành vi của mình, vì có những trường hợp đi trễ có thể bị phạt… hoặc là ở cơ quan nếu đến trễ thì có thể bị xử lý về hành chính… Tôi cho rằng phải làm một tổng thể như thế mới hy vọng thay đổi được, chứ không chỉ là tuyên truyền thuần túy, mặc dù tuyên truyền là cực kỳ quan trọng, nhưng nó chỉ là một phần của cuộc sống thôi - Ông Dương Trung Quốc nhận định.
Không phải người Việt trong nước mới hay đi trễ, nhiều người Việt khi ra nước ngoài sinh sống, mặc dù sống trong một trường năng động hơn, văn minh hơn, nhưng chuyện người Việt hay đi trễ cũng là vấn đề cần bàn, đến nỗi có cả một câu nói vui mô tả chuyện này là “Không ăn đậu không phải Mễ (người Mexico), không đi trễ không phải Việt Nam”. Tuy nhiên không phải người Việt ở nước ngoài  lúc nào cũng đi trễ, khi cần gặp ai quan trọng, hay khi đi máy bay, họ thường đi đúng giờ, thậm chí họ đi sớm hơn.
Phó giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Dũng thì cho rằng, Ông Vũ Đức Đam nói như thế thì nên hướng vào cán bộ nhà nước, tức là người trong phạm vi ông Đam có trách nhiệm, nếu ông làm được như thế, cán bộ không đi trễ về sớm, thì sẽ làm gương rất tốt:
Ông Vũ Đức Đam nói như thế thì nên hướng vào cán bộ nhà nước, tức là người trong phạm vi ông có trách nhiệm, nếu ông làm được như thế, cán bộ không đi trễ về sớm. Thì sẽ tác động rất lớn đến quần chúng, chứ kêu gọi văn hóa nói chung thì rất khó mà giải quyết.
-PGS. TS. Hoàng Dũng
“Trong truyền thống của người Việt, thì chuyện chuyện trễ giờ liên quan đến một xã hội nông nghiệp. Chẳng hạn dẫn nước vào ruộng trước một giớ hay sau một giờ chẳng có ý nghĩa gì, nhưng anh đến nhà máy trễ 10 phút là sinh chuyện rồi. Cho nên đời sống công nghiệp buộc phải đúng giờ, còn đời sống nông nghiệp không phải thế, cái đó nó có từ đặc điểm kinh tế văn hóa của người Việt, phải sửa chữa từ lâu rồi. Ông Vũ Đức Đam nói như thế thì nên hướng vào cán bộ nhà nước, tức là người trong phạm vi ông có trách nhiệm, nếu ông làm được như thế, cán bộ không đi trễ về sớm. Thì sẽ tác động rất lớn đến quần chúng, chứ kêu gọi văn hóa nói chung thì rất khó mà giải quyết.”
Còn Sử gia Dương Trung Quốc thì cho rằng mọi hiện tượng xã hội phải nghiên cứu thật kỹ chứ không đơn giản. Chẳng hạn như lễ hội ngày xưa liên quan đến một không gian nhất định, quy củ, có nề nếp, những hành vi đã được điều chỉnh bằng tập quán. Ông so sánh với hiện nay:
“Như vấn đề cướp lộc chẳng hạn, hay như chơi cù chẳng hạn, người ta tranh giành nhau một cách quyết liệt, nhưng mà nó có luật lệ rồi. Nó khác với cái chuyện vừa rồi, dân tại chỗ đang chơi với nhau rất vui vẻ, rồi dân bên ngoài nhảy vào, biến nó thành một cuộc ẩu đả, tranh cướp rất vô lối, vô văn hóa.”
Tuy nhiên Ông cho rằng, muốn giải quyết thì phải điều chỉnh từng bước một, chứ không nên triệt tiêu. Vì nếu triệt tiêu thì sẽ mất đi phần nào giá trị của lễ hội, mà nên điều chỉnh như thế nào, cho phù hợp với thực tế hiện nay là lễ hội gắn liền với du lịch, vì lễ hội đã vượt ra khỏi khuôn khổ những yếu tố truyền thống. Vì vậy Ông cho rằng, muốn hạn chế các thói xấu trong xã hội, thì phải điều chỉnh làm sao để vẫn giữ được nét đẹp, nét hay, hạn chế những yếu tố đi sai lệch, biến tướng, phản cảm, đi ngược lại giá trị văn hóa.

Thêm một người dân bị bắt giữ với cáo buộc “xâm phạm lợi ích của nhà nước”

RFA-2019-03-19  
Bà Nguyễn Thị Huệ (bên phải)
 Bà Nguyễn Thị Huệ (bên phải)-Courtesy of Fackbook
Báo chí nhà nước hôm 16/3 đồng loạt loan tin, bà Nguyễn Thị Huệ, một người dân ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai bị công an bắt tạm giam để điều tra vì bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015.
Chị Quỳnh Thương, con gái bà Huệ cho Đài Á Châu Tự Do biết mẹ mình bị bắt từ ngày 12/2/2019 tại nhà.
Lý do là họ nghĩ mẹ em là đi cấu kết với các tổ chức khác để phá nhà nước, nhưng mẹ em không có làm như thế.
Mẹ em chỉ có là 2 hồ sơ oan của nhà em thì mẹ em đi đòi, rất nhiều lần gửi đơn lên các cơ quan công an điều tra công an huyện mà họ cứ đùn đẩy họ không giải quyết.
Vừa rồi thêm một vụ nữa mẹ em đã gửi đơn rồi mà công an không giải quyết tiếp tay cho bà đó ở đây xù nợ ở đây hàng bao nhiêu tỷ, mẹ em cũng bị mất khoảng 10 triệu.
Mẹ em mới lên mẹ em bực, mẹ em nói, mẹ em chửi. Ở trên đấy nói mẹ em đi gửi đơn khiếu nại, khiếu kiện nhiều nơi nên ảnh hưởng, và lợi dụng tự do dân chủ để chửi cán bộ nhưng không phải, nhà em đi tìm công lý thôi,” chị Quỳnh Thương nói qua điện thoại hôm 18/3.
Trang thông tin điện tử của Đài Tiếng nói nhân dân Việt Nam dẫn thông tin từ cơ quan công an cho biết, theo điều tra ban đầu, từ năm 2017 đến trước khi bị bắt, bà Huệ lập nhiều tài khoản trên mạng xã hội facebook để đăng tải, chia sẻ, bình luận các nội dung đả kích, xuyên tạc những chủ trương, đường lối, chính sách của đảng Cộng sản và Nhà nước; nói xấu chế độ, chính quyền các cấp và xúc phạm danh dự cá nhân lãnh đạo đảng Cộng sản, Nhà nước…
Biên bản bắt bị can để tạm giam của công an huyện Ia Grai đề ngày 12/3/2019 có ghi nhận ý kiến của bà Huệ là “không đồng ý với lệnh bắt bị can để tạm giam”.
Bà Nguyễn Thị Huệ, sinh năm 1968, trú thôn Kim Thành, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai được biết đến như một người dân đi khiếu kiện nhiều lần ở Hà Nội.
Bà cũng có tham gia những bài nói truyện video trực tiếp trên Facebook cùng với nhiều người khác, tuy nhiên theo con gái bà này cho biết bà chỉ nói về sự việc của gia đình mình.
Bà Huệ là trường hợp thứ 8 bị bắt giữ vì nhóm tội liên quan đến An ninh Quốc gia từ đầu năm 2019 đến nay.
Vẫn còn một blogger của Đài Á Châu Tự Do là ông Trương Duy Nhất bị mất tích từ ngày 26/1/2019 và một số trường hợp bị mất tích được cho rằng bị công an Việt Nam bắt giữ nhưng chúng tôi chưa kiểm chứng được thông tin.

Hệ quả cấm xe máy vào phố Hà Nội


Ngô Đồng – Web Việt Tân

 Đứng trước tình trạng tắc đường và ô nhiễm nghiêm trọng, mới đây, chính quyền thành phố Hà Nội lại đưa ra đề xuất cấm xe máy tại 2 phố Lê Văn Lương và Nguyễn Trãi, nhằm tiến tới việc cấm xe máy tại các quận vào năm 2030. Mặc dù nói rằng biện pháp trên là “học từ Bắc Kinh”, đề xuất này đang gây nhiều tranh cãi.
Phải thừa nhận, sẽ thật tuyệt vời nếu chúng ta sống trong một thành phố ít phương tiện di chuyển cá nhân, không khí trong lành và không phải đối mặt với vấn nạn tắc đường như tình trạng xe máy hiện nay. Nhưng để giải bài toán trên cần phải tính đến rất nhiều yếu tố, phương án, chứ không phải chỉ là một mệnh lệnh hành chính là xong.

Một biện pháp khó khả thi

Dù sắp tới đây hai đường Lê Văn Lương và Nguyễn Trãi sẽ có cả xe bus nhanh và đường sắt đô thị; nhưng hệ thống giao thông công cộng ở Hà Nội không tạo ra sự liền mạch, tính kết nối để có thể giúp người dân đi từ điểm đầu đến điểm cuối, và như vậy có nghĩa là không thể thay thế hoàn toàn xe máy. Vậy đi hết tuyến xe bus, đường sắt thì sẽ phải đi bộ hay sao?
Người dân không chỉ đi đến các địa điểm trên hai đường đó. Việc cấm thì sẽ gây xung đột rất lớn đến việc di chuyển của người dân. Cấm xe máy thì người dân ở Hà Đông và các tỉnh vào Hà Nội sẽ đi bằng gì? Và liệu khi hết giờ xe bus, tàu điện thì dân về bằng gì?Trong khi, hai tuyến đường trên đều là tuyến đường xương sống, đây là trục giao thông chính từ Hà Đông vào trung tâm Hà Nội. Hàng ngày có rất nhiều phương tiện xe máy qua lại.

Đẩy ùn tắc từ nơi này sang nơi khác

Nếu muốn cấm xe máy thì Hà Nội cần rất nhiều thời gian để chuẩn bị. Như phương tiện công cộng thay thế, cơ sở hạ tầng bao gồm bãi gửi xe, trạm trung chuyển… Nhưng hiện giờ giao thông công cộng tại Hà Nội quá ít ỏi, chỉ đáp ứng được 8-10% nhu cầu của người dân, còn cơ sở hạ tầng thì đang ở con số không.
Có thể thấy là ở đây đang xuất hiện mâu thuẫn, cấm xe máy trong khi giao thông công cộng chưa đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, nếu cấm xe máy ở những đường đó, thì người dân không có cách nào khác là phải luồn lách qua đường khác, chắc chắn sẽ gây ra ách tắc cục bộ.
Đó là chưa kể, khi cấm xe máy, nguy cơ bùng nổ xe ô tô là rất cao. Khi đó Hà Nội có thể rơi vào vòng luẩn quẩn, xe cá nhân ngày càng phát triển, vận tải công cộng càng ít người sử dụng, áp lực lên hạ tầng giao thông còn khủng khiếp hơn. Biết đâu, sau này tắc đường, ô nhiễm nghiêm trọng hơn, người ta lại đổ lỗi là do người dân sở hữu quá nhiều xe ô-tô!

Cấm xe máy có phải là giải pháp?

Quay trở lại với bài học “từ Bắc Kinh” về chuyện cấm xe máy, người ta thấy Bắc Kinh thành công là vì sau khi đã xây dựng hệ thống vận tải công cộng đáp ứng đến 60% nhu cầu đi lại của người dân. Nhưng sau đó, lượng ô-tô gia tăng chóng mặt. Hệ quả là Bắc Kinh vẫn tắc đường, và ô nhiễm đôi khi còn khủng khiếp hơn.
Một trường hợp khác là tại Jakarta, thành phố này vốn kẹt xe nhất châu Á, chính phủ Indonesia từng quy định cấm xe máy ở vài con phố trung tâm. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng giao thông công cộng không đủ đáp ứng được nhu cầu của người dân, khiến quy định này đã phải bãi bỏ.
Jakarta hay Bắc Kinh là những tấm gương cho Hà Nội phải nghiên cứu thật kỹ trước khi đề xuất. Bởi vì để giảm ùn tắc, ô nhiễm hay loại bỏ số lượng phương tiện khổng lồ không đơn thuần chỉ là ra lệnh cấm xe máy. Ai cũng biết xe máy là phương tiện phổ biến tại Việt Nam bởi không chỉ tính linh hoạt, mà giá thành còn phù hợp với thu nhập của người dân. Nếu không tính toán kỹ, việc cấm xe máy không những không có hiệu quả, mà còn tạo ra khó khăn và bất lợi lớn cho người dân, nhất là dân nghèo.

Đâu là giải pháp cho Hà Nội?

Thực tế hiện nay trên thế giới số quốc gia xử dụng xe máy còn rất ít. Có thể kể đến như Đài Loan, Thái Lan… Việt Nam nên học cách giảm phương tiện cá nhân của Đài Loan, mặc dù đây là nơi có mật độ xe máy cao nhất thế giới, nhưng không có kẹt xe, tắc đường. Nguyên nhân chính là nhờ có hệ thống giao thông công cộng và hạ tầng hiện đại.
Để làm được điều này, thay vì đặt nặng việc cấm đoán, Hà Nội nên thực hiện tuần tự các bước: nâng cao chất lượng vận tải công cộng, sau đó nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu giao thông công cộng, cuối cùng mới tính đến việc quản lý phương tiện cá nhân.
Trong đó, để nâng cao năng lực chuyên chở, cần phải tổ chức không gian ưu tiên cho xe bus, và cho người đi bộ tiếp cận xe bus. Và có thể dùng xe bus hai tầng để vận chuyển như ở Singapore, Malaysia, Ấn Độ… Đồng thời phổ biến các loại hình giao thông hiện đại như đường sắt đô thị, tàu điện ngầm…
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đầu tư hạ tầng như mở rộng đường sá, và cần có giải pháp đồng bộ, quy hoạch tổng thể hạ tầng theo xu hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng, thay vì quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải, nhằm thu hút người dân sử dụng phương tiện vận tải công cộng và không khuyến khích sử dụng xe cá nhân.
Tóm lại, việc cấm xe máy không phải là một giải pháp hiệu quả cho giao thông Hà Nội. Chính quyền cần phải đưa ra nhiều giải pháp hợp lý để người dân lựa chọn, chứ không thể ép buộc.
Đi lại, và lựa chọn phương tiện là quyền của công dân. Bởi thế, việc chuyển từ phương tiện cá nhân sang công cộng phải là một quá trình tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu chứ không phải bằng mệnh lệnh của chính quyền.
Ngô Đồng

Tại sao tôi cứ đòi lật đổ chế độ?

Nguyễn Việt Nam|

Tôi không lật đổ ai cả, tôi chỉ chống lại cái ác, cái sai trái hay tôi đấu tranh để mong đảng cộng sản thay đổi trở nên tốt hơn…là những quan điểm mà tôi không bao giờ nghĩ tới. Quan điểm của cá nhân tôi là lật đổ chế độ, phế truất sự cai trị tàn bạo của cộng sản, lật đổ chế độ. Đơn giản chỉ thế thôi. Vì sao ư?
Thứ nhất: Tôi là một con người. Tôi có quyền tự quyết định vận mệnh của tôi và đòi hỏi những quyền, lợi ích của một con người như bao con người ở những nước tự do, dân chủ. Nhà cầm quyền bóp nghẹt quyền, lợi ích của tôi thì tôi phải đòi. Họ cố tình không cho tôi thì tôi phải tìm mọi cách lật đổ sự thống trị của họ. Không những tôi đòi hỏi cho tôi mà còn cho cha mẹ, con cháu, người thân và những người gọi là đồng bào của tôi có mong muốn như tôi.
Thứ hai: Đảng Cộng sản Việt Nam dựng lên chế độ này không phải phục vụ lợi ích của quốc gia, dân tộc mà là dựng lên cái ách độc tài cai trị để bóc lột nhân dân, tàn phá đất nước và phục vụ theo tôn chỉ của cộng sản quốc tế.
Thứ tư: Tôi muốn lật đổ chế độ này vì họ không thể sửa đổi. Hiện giờ họ đã khác trước khá nhiều nhưng nhũng thay đổi ấy chỉ nhằm mục đích bịp bợm, mị dân, thay hình đổi vỏ, chỉ thay đổi vì lợi ích của chế độ, của đảng cộng sản chứ không vì lợi ích quốc gia, dân tộc.Thứ ba: Chúng tôi bị chế độ này cướp đi quá nhiều. Tiền bạc, tự do, nhân quyền, lợi ích, tương lai, sức khỏe, cơ hội… Đất nước tôi cũng bị cướp đi rất nhiều từ tài nguyên, khoáng sản, môi trường, lãnh thổ. Quốc thể cũng bị làm nhục bởi người cộng sản.
Thứ năm: Cách điều hành, quản lý kinh tế, xã hội, ngoại giao…đều gây ra nhũng hậu quả nghiêm trọng như: Kinh tế phụ thuộc, yếu kém. Xã hội thì loạn lạc, kém văn minh, tha hóa, hủ bại… Ngoại giao thì thiếu lập trường và nhu nhược khiến lãnh thổ bị mất…
Đó là những lý do cơ bản khiến tôi muốn lật đổ chế độ này, phế truất sự cai trị của đảng cộng sản. Xin nhắc lại là lật đổ chứ không bao giờ đấu tranh để mong nó thay đổi vì lợi ích quốc gia, dân tộc bởi vì cộng sản không bao giờ thay đổi./.

Bộ Chính trị – Nhân tai ‘chưa bao giờ như thế này’!


Giàn khai thác của PetroVietnam tại mỏ Bạch Hổ. Hình minh họa. (Ảnh: PVN)
Trân Văn – VOA
ập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) lại khuấy động dư luận khi 11/13 dự án đầu tư của PVN ở Venezuela, Peru, Mexico, Congo, Iran, Malaysia, Myanmar, Cambodia, Nga, hoặc mất sạch vốn, hoặc thua lỗ nên giữa chừng phải tìm cách chuyển nhượng (1).
Trong 11 dự án mất vốn, thua lỗ, dự án Junin 2 đang làm cả công chúng lẫn báo giới sôi sùng sục. Junin 2 là tên một dự án đầu tư tại Venezuela, trị giá 12,4 tỉ Mỹ kim. Năm 2010, PVN cam kết góp 40%, liên doanh giữa PVN và Venezuela sẽ vay 60% còn lại.
Giữa năm 2013, PVN quyết định “bỏ của chạy lấy người” sau khi đã góp 90 triệu Mỹ kim và đóng 442 triệu Mỹ kim cho cái gọi là “phí tham gia hợp đồng” (hoa hồng). Tổng số tiền PVN làm mất trong Junin 2 là 532 triệu Mỹ kim (2).
- Quảng Cáo -
Mãi tới bây giờ, công chúng và báo giới mới xem việc PVN đầu tư vào các dự án thăm dò – khai thác dầu khí ở nước ngoài giống như thiêu thân lao vào lửa. Càng ngày càng nhiều người, nhiều giới chất vấn hệ thống công quyền rằng họ đã làm gì, ở đâu (3)?
Những câu hỏi như: Tại sao cộng đồng quốc tế đồng loạt cảnh báo về những rủi ro khi đầu tư vào Venezuela mà PVN vẫn lao vào, thậm chí còn chi 442 triệu Mỹ kim “hoa hồng” để được tham gia canh bạc mà không ai thèm chơi? Tại sao Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính chỉ cảnh báo mà không tích cực ngăn chặn trong khi Junin 2 ngốn đến 20% Quỹ Dự trữ ngoại tệ quốc gia? Tại sao đến 2013 mới quyết định tạm dừng việc đổ thêm vốn vào Junin 2?… đang dậy lên như bão.
Bộ Công an Việt Nam vừa cho biết, họ mới yêu cầu PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến dự án Junin 2 để điều tra (4). Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, cựu Tổng Giám đốc PVEP (Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí), doanh nghiệp thay mặt PVN làm chủ đầu tư vào Junin 2, mới vừa từ chức Tổng Giám đốc PVN (5). Dẫu quyết định đầu tư vào Junin 2 đã được xác định là sai lầm, phải sửa bằng cách tạm ngưng đầu tư từ 2013 nhưng ông Sơn vẫn được qui hoạch làm lãnh đạo PVN!
Chuyện ông Sơn đột nhiên từ chức Tổng Giám đốc PVN và ngay sau đó, Bộ Công Thương công bố các thông tin, chính thức xác nhận những dự án mà PVN đã đầu tư bên ngoài Việt Nam là một thứ thảm họa đối với kinh tế quốc gia ở cả hiện tại lẫn tương lai, Bộ Công an loan báo sẽ điều tra,… mở đường cho đủ loại ý kiến chỉ trích. Chẳng riêng ông Sơn, những viên chức hữu trách trong nội các Nguyễn Tấn Dũng cũng bị tấn công vì đã không chu toàn “vai trò mà nhân dân kỳ vọng”.
Trên các phương tiện truyền thông chính thức, báo giới Việt Nam bắt đầu dẫn tâm sự của một số viên chức hữu trách, tiết lộ họ đã từng lên tiếng can gián, song những phân tích, cảnh báo về Junin 2 của họ bị vứt vào sọt rác. Có cựu bộ trưởng than, ông ta bị một số người ép, cuối cùng phải ký “Giấy Chứng nhận đầu tư” cho PVN đổ tiền vào Junin 2 dù quyết định đầu tư ấy phạm pháp bởi không thông qua Quốc hội. Giải pháp duy nhất mà ông bộ trưởng này có thể làm để tránh vạ là viết báo cáo gửi Bộ Chính trị (6).
Bộ Chính trị có làm gì không? Không! Bộ Chính trị không hề làm gì cho dù PVN qua mặt Quốc hội. Cuối cùng, không ai cản được PVN cam kết trả cho Venezuela “hoa hồng” là 1 Mỹ kim/thùng dầu, trong vòng 30 tháng, bất kể có tìm được thùng dầu nào hay không, PVN vẫn trả đủ cho Venezuela khoản “hoa hồng” là 584 triệu Mỹ kim bằng… tiền mặt. Thậm chí liên doanh thăm dò – khai thác dầu khí giữa PVN và Venezuela chưa chào đời, PVN đã chuyển cho Venezuela 300 triệu Mỹ kim…
Trước những tổn thất khổng lồ, những khoản nợ kèm lãi tuy chưa rõ ràng nhưng chắc chắn sẽ hết sức nặng nề cho quốc gia, nhiều người, nhiều giới, kể cả báo giới mới chỉ xoáy vào trách nhiệm của một số cơ quan (Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính,…), tổ chức (PVN, PVEP,…), cá nhân (Đinh La Thăng, Nguyễn Vũ Trường Sơn,…) mà quên vai trò của Bộ Chính trị. Bộ Chính trị không chỉ không màng đến cảnh báo của các viên chức hữu trách mà còn là tác nhân khai phá, mở đường cho PVN đem hàng tỉ Mỹ kim đi vứt.
***
Trong vài năm vừa qua, thiên hạ đã nói xa, nói gần về những dự án đầu tư ra nước ngoài để mua thảm họa của PVN song không có viên chức hữu trách nào của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thèm trả lời. Cho dù biết rất rõ PVN mất trắng 532 triệu Mỹ kim khi đầu tư vào Junin 2, chưa kể hàng chục dự án đầu tư khác rơi vào tình trạng “dở sống, dở chết”, chẳng khác gì đem hàng tỉ Mỹ kim đi rải ở nước ngoài từ 2013 nhưng tháng 7 năm 2015, Bộ Chính trị vẫn ban hành Nghị quyết 41/NQ-TW.
Nghị quyết 41-NQ/TW là định hướng của giới lãnh đạo đảng CSVN về “Chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035”. Theo đó, PVN tiếp tục được khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Nghị quyết 41-NQ-TW xác định sẽ “xây dựng hành lang pháp luật đặc thù nhằm tăng quyền chủ động cho PVN, nhất là quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát; về cơ chế đầu tư ra nước ngoài” và sẽ “bảo đảm nguồn vốn cho PVN thực hiện các mục tiêu chiến lược”.
Chẳng riêng PVN, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng được khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Một thống kê được công bố hồi giữa năm ngoái (2018) cho biết, tính đến cuối năm 2016, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã đem bảy tỉ Mỹ kim ra nước ngoài đầu tư và khoảng 30% dự án đang trong tình trạng thua lỗ, hiệu quả sử dụng vốn của phần lớn dự án rất thấp, chưa kể nhiều dự án đối diện với dủ loại rủi ro về pháp lý, thị trường (7).
Đã có khá nhiều người, kể cả đại biểu Quốc hội từng tỏ ra bất an, từng đòi hệ thống công quyền Việt Nam cho biết cặn kẽ hơn về hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nhưng không có hồi âm. Phong trào đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn được dùng như một thứ trang sức để minh họa cho sự “tài tình, sáng suốt” của Bộ Chính trị trong quá trình thực thi quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam. Những dự án đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ra nước ngoài còn được sử dụng để chứng minh “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước chưa bao giờ được như ngày nay”. Chi phí sắm phương tiện chứng minh dẫu mắc nhưng Bộ Chính trị, Tổng Bí thư đâu có trả.
Chú thích

Có nên bắn hết những kẻ là tác giả đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông ?

  1. ĐẮT VƯỢT NGOÀI MỌI SỰ TƯỞNG TƯỢNG
Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông dài 13,1 km có giá là 891,92 triệu USD. Bình quân 45 184 732 USD/km. Sự đắt đỏ có lẽ không kém sự nâng khống giá trong vụ AVG: từ 500 tỷ lên 8900 tỷ (gần 18 lần).
  1. GÁNH NỢ KHỔNG LỒ
Theo công văn Bộ Tài chính gửi cho Bộ GTVT, hàng năm Bộ GTVT phải trả cho Trung Quốc 28,8 triệu USD cho khoản vay ưu đãi từ China EximBank (250 triệu USD), trong vòng 9 năm. Chưa tính khoản 419 triệu USD khác nữa đã vay trước đó của Trung Quốc.
Như vậy, tính gộp thô khoản vay 419 triệu cùng điều kiện như khoản vay 250 triệu, thì hàng năm Việt Nam phải trả cho Trung Quốc 77,0688 triệu USD liên tục trong 9 năm. Một gánh nợ khổng lồ.
  1. QUÁ CỒNG KỀNH VÀ LẠC HẬU
- Quảng Cáo -
Theo chủ đầu tư, tham gia vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có 681 người, chia làm 21 trung tâm, bộ phận, chưa bao gồm nhân viên bảo vệ, vệ sinh tại các ga.
Quá cồng kềnh cho thời bao cấp. Đừng nói đến thời Công ngiệp 4.0.
  1. QUÁ CHẬM
Tàu trên cao mà thiết kế tốc độ tối đa có 80km/h đã là chậm. Vận tốc khai thác bình quân là 35km/h lại còn chậm thêm , từ bến xe Yên Nghĩa đến ga Cát Linh (dài 13km) trung bình hết 20 phút, là quá chậm.
  1. KHÔNG BAO GIỜ HÒA VỐN
Dự kiến sử dụng 10 đoàn tàu để khai thác. 5-6 phút một chuyến. Mỗi đoàn tàu có 4 toa dài khoảng 80 m, dự kiến có 500 khách (120 khách/toa, có thông tin nói sức chứa lý thuyết 250 khách/toa là điều khó có thể). Giá vé 15000 đ/lượt.
Cộng với chi phí cho hơn 700 người phục vụ. Cộng chi phí bảo dưỡng và thay thế. Nhắm mắt cũng biết là nhiều thế kỷ cũng chưa hòa vốn.
  1. KHÔNG AN TOÀN
Trên tất cả – đắt đỏ, cồng kềnh, lạch hậu, chậm chạp, xấu mã… là không an toàn. Đây là điều liên quan đến tính mệnh hành khách, một nguy cơ thường trực treo trên đầu không chỉ người đi trên tàu, mà cả người đi dưới đường và cư dân sống dọc theo tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
KẾT LUẬN
Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee từng tuyên bố: “Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào chiếm đoạt của công dù chỉ là 1 đồng”.
Theo bạn, từ 6 điểm trên, có nên bắn hết những kẻ là tác giả của đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông?

Đằng sau ‘Bộ Công an xây dựng dự án Luật Biểu tình’ là gì?


Người biểu tình chống hai dự luật an ninh mạng và đặc khu kinh tế bị trấn áp.

Phạm Chí Dũng – VOA


Quyền biểu tình của người dân Việt Nam đã mang trên mình một món nợ thời gian khủng khiếp: hơn một phần tư thế kỷ ma mị kể từ Hiến pháp 1992 mà không lộ hình một chút thiện tâm nào, dù chỉ là loại thiện tâm ảo ảnh.
Lại mồi nhử nhân quyền để mặc cả thương mại
Tháng 3 năm 2019, chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa lấp ló: “Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, Bộ Công an đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu lý luận, cơ sở pháp lý và tổ chức khảo sát thực tế tại các đơn vị, địa phương để nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Biểu tình bảo đảm thực thi quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tránh các thế lực thù địch lợi dụng biểu tình để gây rối mất trật tự, chống phá Đảng, Nhà nước ta”.
Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên hay vì thành ý mà chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ Công an tái hiện hình dự án Luật Biểu tình vào lần này.Một lần nữa trong quá nhiều lần bộ luật quyền dân này bị chính phủ từ thời ‘nắm chắc ngọn cờ dân chủ’ của Nguyễn Tấn Dũng đến ‘liêm chính, kiến tạo, hành động’ của Nguyễn Xuân Phúc, cùng ‘cơ quan dân cử tối cao’ là Quốc hội lợi dụng như một thứ mồi nhử nhân quyền để mặc cả thương mại với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu – liên quan đến TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương) vào những năm 2014 – 2016, và EVFTA (Hiệp- định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam) đang trong giai đoạn ‘chuẩn bị ký kết’ vào những năm 2018 – 2019.
Một dấu hiệu xuống thang
Nếu yêu cầu của TPP và Hoa Kỳ trong những năm trước về Việt Nam cần có Luật Biểu tình chỉ có vai trò phụ và thứ yếu trong TPP và do đó chính thể độc đảng ở Việt Nam đã chẳng phải làm gì ngoài những lời ‘hứa cuội’, thì vào lần này con đường dẫn tới EVFTA là chông gai và khốn khổ hơn hẳn đối với chính thể đang khốn quẫn này: vào giữa tháng 11 năm 2018, lần đầu tiên Nghị viện châu Âu tung ra một bản nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền với nội dung rất rộng và sâu, lời lẽ rất cứng rắn, với một trong những đòi hỏi dứt khoát là Việt Nam phải có Luật Biểu tình; và vào tháng 2 năm 2019, Hội đồng châu Âu đã thẳng tay quyết định hoãn vô thời hạn việc phê chuẩn EVFTA, với nguồn cơn thực chất là tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam quá trầm trọng và chẳng có gì được cải thiện, khiến chính quyền Việt Nam ‘mất ăn’ khi tưởng như đã nuốt trôi mọi thứ.
Cùng thời gian trên, Việt Nam còn phải đối mặt với cuộc đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam vào đầu tháng 3 năm 2019 và hai cuộc điều trần nhân quyền – một do Ủy ban Chống tra tấn của Liên hiệp quốc, và một do Ủy ban Nhân quyền của Liên hiệp quốc tổ chức. Toàn bộ các cuộc đối thoại và điều trần đều nhắm vào tình trạng vi phạm nhân quyền quá tồi tệ ở Việt Nam.
Hơn bao giờ hết, nhân quyền đã trở nên điều kiện cần và là điều kiện số 1 trong EVFTA – điều mà giới chóp bu Việt Nam không hề mong muốn nhưng cuối cùng đã xảy ra. Không phải ngẫu nhiên mà việc hoãn vô thời hạn EVFTA theo quyết định của Hội đồng châu Âu dựa vào một trong những căn cứ chính là bản kiến nghị yêu cầu hoãn EVFTA của 18 tổ chức xã hội dân sự độc lập ở nước ngoài và tại Việt Nam.
Vào tháng Giêng năm 2019, bất chấp thái độ nôn nóng muốn thúc đẩy nhanh thủ tục hiệp định này của một số nghị sĩ, Phòng Thương mại châu Âu (Eurocharm) và doanh nghiệp châu Âu, cùng sự vận động ráo riết của giới quan chức Việt Nam, Bernd Lange – Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU – tuy là người được xem là ôn hòa, đã phản ứng cứng rắn hiếm thấy: “Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc Hội Châu Âu thông qua hết.”
Và ngay sau cuộc đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam, ông Umberto Gambini – một quan chức quan trọng của EU – đã xác nhận chính thức về việc EVFTA phải chờ nghị viện mới của châu Âu khi nghị viện này được bầu lại vào tháng 5 năm 2019. Xác nhận này đã đóng dấu chấm hết cho hy vọng của Thủ tướng Phúc, Bộ Chính trị và chính thể độc đảng chỉ muốn ‘ăn sẵn’ khi ‘mong EU linh hoạt ký kết và phê chuẩn EVFTA trong quý 1 năm 2019’.
Bây giờ thì đã rõ mồn một, nếu vẫn không chịu cải thiện nhân quyền, tương lai của EVFTA sẽ chính là kịch bản tồi tệ nhất, đen tối nhất cho nền chính thể độc đảng độc trị ở Việt Nam mà đang quá cần ngoại tệ để trả nợ nước ngoài. Không có bất kỳ bảo chứng nào hay chữ ký nào của những người tiền nhiệm, các thành viên mới của Nghị Viện Châu Âu mới sẽ thật khó để tìm ra lý lẽ dù thuyết phục khiến họ mau chóng gật đầu với EVFTA, để khi đó chủ đề ‘đàm phán EVFTA’ sẽ phải nhai lại từ đầu.
Thông tin chính phủ giao “Bộ Công an nghiên cứu, xây dựng dự án Luật Biểu tình” ló ra vào tháng 3 năm 2019 có thể được xem là phản ứng xuống thang đầu tiên của ‘đảng và nhà nước ta’ trước EU kể từ cuối năm 2016 đến nay, sau sự kiện tiếp đón Tổng thống Mỹ Barak Obama tại Hà Nội vào giữa năm 2016 và nhận được món quà Mỹ gỡ bỏ toàn phần lệnh cấm bám vũ khí cho Việt Nam mà Hà Nội chẳng phải làm gì về cải thiện nhân quyền để có qua có lại.
Nhưng ‘cải thiện nhân quyền’ như thế nào với một chính thể công an trị?
Bộ Công an ‘làm luật’ theo cách nào?
Có một sự thật hết sức trớ trêu ở Việt Nam là vào năm 2011, thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng đã giao cho Bộ Công an – cơ quan bị xem là ‘công an trị’ và chuyên trấn áp, đàn áp những cuộc xuống đường vì môi sinh môi trường của người dân, ‘chịu trách nhiệm soạn thảo Luật Biểu tình’.
Kể từ đó đến nay, đã quá nhiều lần Bộ Công an thập thò bộ luật này vào mỗi lúc mà chế độ độc trị phát hiện ra triển vọng một hiệp định thương mại quốc tế – hoặc TPP, hoặc Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, hoặc EVFTA. Nhưng sau khi đã ‘ăn đủ’ hoặc cám cảnh vì ‘mất ăn’, đã quá nhiều lần cơ quan bộ này yêu cầu hoãn Luật Biểu tình khi nại ra lý do: “Trong quá trình soạn thảo có một số nội dung phát sinh cần tiếp tục đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, khảo sát thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế như khái niệm “biểu tình,” “quyền tự do biểu tình,” “nơi công cộng,” “tụ tập đông người”…; phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật (có bao gồm cả việc tổ chức mít-tinh, biểu tình do Đảng, Nhà Nước, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức; việc khiếu kiện đông người, đình công, bãi công, bãi thị, bãi khóa hay không); vấn đề áp dụng các biện pháp trấn áp tương xứng, có hiệu quả đối với hành vi lợi dụng biểu tình vi phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình biểu tình…”
Một luật gia cho rằng đã có đủ căn cứ để thấy rằng việc cố tình kéo dài thời gian soạn thảo dự luật biểu tình của Bộ Công an là hành vi tắc trách công vụ, vi phạm vào Điều 4 của nghị quyết điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 do chủ tịch Quốc Hội ký ban hành tại kỳ họp thứ 7, Tháng Sáu, 2014.
Trong khi đó và chẳng cần đến luật biểu tình chưa biết khi nào mới được 500 đại biểu Quốc hội đồng gật, từ năm 2007 đã diễn ra nhiều cuộc tuần hành và tọa kháng của dân oan đất đai. Năm 2011 đã làm nên dấu mốc lịch sử bởi hàng ngàn trí thức, nhân sĩ và người dân đã tổ chức hàng chục cuộc xuống đường để phản đối Trung Quốc, cùng truy vấn thái độ im lặng đầy khuất tất của đảng cầm quyền và chính phủ trước một bí mật bắt đầu bị hé lộ: Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Ở Sài Gòn, hai cuộc biểu tình mang tính “kinh điển” vào tháng Năm 2014 phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã lên đến hàng chục ngàn người, và cuộc tổng biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người phản đối hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng vào tháng Sáu năm 2018 mà đã khiến toàn bộ lực lượng công an, dân phòng, quân đội bất động.
Những năm gần đây, phong trào bất tuân dân sự đang lớn mạnh và khởi sắc hẳn. Cuộc trước là nguồn cảm hứng cho cuộc sau. Từ các cuộc biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh và tổng đình công của công nhân một số tỉnh Nam Bộ vào năm 2015 đến phong trào biểu tình phản đối Formosa của người dân miền Trung vào năm 2016 và 2017, cánh lái xe liên tiếp phản đối các trạm BOT thu phí và phản kháng dân sự đối với chính quyền suốt từ năm 2017 đến nay.
Đói quá lâu sẽ hết đói. Cuối cùng, bánh vẽ Luật Biểu tình đã công nhiên trở thành một thứ phế thải. Cuối cùng, người dân Việt Nam đã tự động xuống đường mà bất cần một khung luật nào cho phép. Trong cơn phẫn nộ và bế tắc tận cùng, trong nỗi thất vọng vượt quá giới hạn trước một chế độ đặc trưng quá tham nhũng, độc đoán và khiến phát sinh đủ thứ hậu quả xã hội trầm kha, ngày càng có thêm nhiều người dân vượt qua nỗi sợ của mình để bước ra đường, mở miệng và thét to những gì họ muốn.
Đến lúc này, mọi chuyện đã quá muộn đối với chính thể. Quá muộn để “lấy lại lòng tin của nhân dân”.
Cũng quá muộn để ‘nghiên cứu xây dựng’ và ban hành Luật Biểu tình.
Tại sao không phải Bộ Nội vụ?
Về thực chất, đằng sau động thái chính phủ giao Bộ Công an nghiên cứu xây dựng Luật Biểu tình chỉ là sự tiếp nối của một chuỗi động tác đối phó và ma mị nhằm đạt được mục tiêu ký kết và phê chuẩn EVFTA ngay trong năm 2019. Mà chưa có gì được xem là ‘thành tâm’.
Nhưng thủ đoạn trí trá, giảo hoạt và lươn lẹo ấy lại luôn là một sai lầm về sách lược của ‘đảng và nhà nước ta’.
Bởi lẽ đơn giản là với một Bộ Công an – còn được biệt danh là ‘bộ đàn áp nhân quyền’, quá tai tiếng về đàn áp biểu tình và vô số vấn nạn tra tấn người dân – việc giao cho bộ này làm Luật Biểu tình, trong khi đúng ra phải giao cho Bộ Nội vụ, là quá bất hợp lý, chẳng khác nào ‘giao trứng cho ác’ và tiếp thêm một mồi lửa thách thức EU và các chính phủ tiến bộ trên thế giới.

Hoặc cho dù Luật Biểu tình có được thông qua trong năm 2019 hoặc năm 2020, thì với những nội dung dự thảo luật chỉ siết không mở của Bộ Công an, thậm chí còn có thể hợp thức hóa cho hành vi của các ‘lực lượng công quyền’ đánh đập tra tấn người dân một cách côn đồ và lưu manh, sẽ chẳng có bất kỳ ích lợi nào cho người biểu tình ở Việt Nam, nếu không muốn nói là những cuộc biểu tình dân sinh có thể sẽ bị chế độ công an trị dìm trong biển máu.