SOHA- 04/03/2014 -Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nêu cụ thể 12 điều Ban Quản lý dự án ngành giao thông không được làm.
Ngày 3/3, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký quyết định số 592/2014/QĐ-BGTVT quy định những điều Ban Quản lý dự án và công chức, viên chức trực thuộc không được làm khi quản lý các dự án do Bộ GTVT giao.
Trong quyết định này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nêu cụ thể 12 điều Ban Quản lý dự án ngành giao thông không được làm. Như việc không che giấu các sai phạm, sự cố xảy ra trong quá trình thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành công trình.
Các Ban Quản lý dự án cũng không cử công chức, viên chức trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu, dự án mà người đại diện pháp luật của nhà thầu tham dự thầu là cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột.
12 điều Ban Quản lý dự án ngành giao thông không được làm
1. Không lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu. Không đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận trong đấu thầu.
2. Không cử công chức, viên chức trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu, dự án mà người đại diện pháp luật của nhà thầu tham dự thầu là cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột.
3. Không tiết lộ những tài liệu, thông tin yêu cầu bảo mật theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
4. Không can thiệp làm sai lệch kết quả khảo sát, thí nghiệm kiểm tra, kiểm định do nhà thầu tư vấn thực hiện.
5. Không chỉ đạo, áp đặt tư vấn thiết kế lựa chọn phương án thiết kế, sử dụng giải pháp công nghệ, kết cấu công trình, vật liệu, phương án tổ chức thi công… không phù hợp thực tế làm tăng giá thành công trình.
6. Không trình duyệt hồ sơ khảo sát, thiết kế khi chưa đầy đủ cơ sở pháp lý theo quy định hoặc hồ sơ chưa được rà soát, kiểm tra dẫn đến chất lượng hồ sơ không đảm bảo.
7. Không được cho triển khai thi công xây dựng khi nhà thầu chưa xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo đúng quy định hiện hành.
8. Không áp đặt, chỉ định nhà thầu cung ứng các loại vật tư, vật liệu đối với các nhà thầu thi công.
9. Không nghiệm thu, thanh toán các hạng mục công việc mà nhà thầu chưa hoàn thành theo đúng hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật hoặc đã hoàn thành nhưng có hiện tượng hư hỏng, khiếm khuyết, không đảm bảo chất lượng.
10. Không sách nhiễu, gây khó khăn cho nhà thầu trong quá trình nghiệm thu, thanh toán, điều chỉnh giá hợp đồng.
11. Không che giấu các sai phạm, sự cố xảy ra trong quá trình thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành công trình.
12. Không được sử dụng sai mục đích các nguồn vốn, kinh phí và tài sản dự án.
Ngoài những việc không được làm nêu trên, Ban Quản lý dự án phải thực hiện tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan trong công tác quản lý đầu tư xây dựng.
Ngày 3/3, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký quyết định số 592/2014/QĐ-BGTVT quy định những điều Ban Quản lý dự án và công chức, viên chức trực thuộc không được làm khi quản lý các dự án do Bộ GTVT giao.
Trong quyết định này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nêu cụ thể 12 điều Ban Quản lý dự án ngành giao thông không được làm. Như việc không che giấu các sai phạm, sự cố xảy ra trong quá trình thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành công trình.
Các Ban Quản lý dự án cũng không cử công chức, viên chức trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu, dự án mà người đại diện pháp luật của nhà thầu tham dự thầu là cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột.
12 điều Ban Quản lý dự án ngành giao thông không được làm
1. Không lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu. Không đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận trong đấu thầu.
2. Không cử công chức, viên chức trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu, dự án mà người đại diện pháp luật của nhà thầu tham dự thầu là cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột.
3. Không tiết lộ những tài liệu, thông tin yêu cầu bảo mật theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
4. Không can thiệp làm sai lệch kết quả khảo sát, thí nghiệm kiểm tra, kiểm định do nhà thầu tư vấn thực hiện.
5. Không chỉ đạo, áp đặt tư vấn thiết kế lựa chọn phương án thiết kế, sử dụng giải pháp công nghệ, kết cấu công trình, vật liệu, phương án tổ chức thi công… không phù hợp thực tế làm tăng giá thành công trình.
6. Không trình duyệt hồ sơ khảo sát, thiết kế khi chưa đầy đủ cơ sở pháp lý theo quy định hoặc hồ sơ chưa được rà soát, kiểm tra dẫn đến chất lượng hồ sơ không đảm bảo.
7. Không được cho triển khai thi công xây dựng khi nhà thầu chưa xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo đúng quy định hiện hành.
8. Không áp đặt, chỉ định nhà thầu cung ứng các loại vật tư, vật liệu đối với các nhà thầu thi công.
9. Không nghiệm thu, thanh toán các hạng mục công việc mà nhà thầu chưa hoàn thành theo đúng hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật hoặc đã hoàn thành nhưng có hiện tượng hư hỏng, khiếm khuyết, không đảm bảo chất lượng.
10. Không sách nhiễu, gây khó khăn cho nhà thầu trong quá trình nghiệm thu, thanh toán, điều chỉnh giá hợp đồng.
11. Không che giấu các sai phạm, sự cố xảy ra trong quá trình thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành công trình.
12. Không được sử dụng sai mục đích các nguồn vốn, kinh phí và tài sản dự án.
Ngoài những việc không được làm nêu trên, Ban Quản lý dự án phải thực hiện tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan trong công tác quản lý đầu tư xây dựng.
No comments:
Post a Comment