Sunday, January 31, 2016

Những người thích nói

Theo Người Việt-01-31- 2016 2:07:14 PM 
Tạp ghi Huy Phương
Người Cộng Sản thích nói, nhưng dở, nói láo lếu như chúng ta đã nghe câu nói: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói,” thì ông “Phó Giáo Sư” Văn Như Cương, chủ tịch HĐQT trường Lương Thế Vinh, Hà Nội, cũng không phải là một ngoại lệ. 

Phó Giáo Sư Văn Như Cương. (Hình: Văn Như Cương Facebook)

Chính nhà sư phạm này đã từng nghe theo lời xúi dại của một ông tiến sĩ khác là Phan Quốc Việt đi trên thảm thủy tinh, và đã phát ngôn: “Tôi cảm thấy rất bình thường, thậm chí là khá êm, cảm thấy rất an toàn.” Một điều khác ông tiết lộ là đang “tâm tư” mà chưa dám nói ra, chưa có quyết định là chuyện bài tập “liếm phân gà!” Ông giáo sư này là người hay phát biểu linh tinh, và thích lên net, thích nổi tiếng, từ chuyện học hành đến chuyện gài cúc áo cho vợ trong phòng riêng cũng đưa lên “Facebook.”

Ông thích nói những chuyện ít dính đến ông mà nói bậy. Vừa rồi ông lại phát ngôn cho báo chí ghi nhận: “Rét dưới 10 độ, học sinh vẫn nên đi học.”

Bảo vệ cho câu nói đó, ông đem sự hiểu biết của mình qua sách vở để biện bạch, cho rằng, ở thủ đô Tokyo của Nhật, nhiệt độ dưới 4 độ C nhưng học sinh kể cả trẻ nhỏ vẫn đi học bình thường. Thậm chí, các em còn mặc quần đùi đi học, cởi trần chạy giữa giá rét ở mức 2, 3 độ C. Thưa ông, ở nhiều nơi trên thế giới người ta còn ở trần nhảy xuống hồ đóng băng hay nằm lăn trên tuyết. Đó là một trò chơi chứ không phải là một lối rèn luyện. Nếu ở vùng cao mà một đứa trẻ cảm lạnh hay sưng phổi thì khả năng sống sót rất ít. Xin đừng ai nằm trong chăn ấm, ở nhà có máy sưởi mà nói giọng “đạo đức kiểu Cộng Sản,” như Văn Như Cương: “Cần cho trẻ em rèn luyện sức chịu đựng với môi trường, không cứ rét là lại cho các em ngồi ở nhà sưởi ấm, ngồi quanh đống lửa, tối vẫn đốt lửa ngủ. Nên rèn luyện để trẻ thích nghi với môi trường để các em có thể 'lao động, sản xuất' trong những điều kiện khắc nghiệt.”

Không phải riêng ở Nhật, mà ở Bắc Mỹ hay Đông Âu, trời lạnh đông đá, học sinh vẫn phải đến trường, miễn là không có bão tuyết làm nguy hiểm đến tính mạng, vì nếu chỉ vì lạnh mà trường học phải đóng cửa thì trẻ em các xứ này phải thất học. Nhưng nếu ông Cương “có lòng” đem so một đứa trẻ ở Nhật, ở Na Uy với một đứa trẻ ở Cao Bằng, Lạng Sơn, của quê hương mình thì quả là khó nghe.

Trẻ em xứ người được ăn, không những no đủ mà còn bổ dưỡng, có giày vớ, áo quần giữ ấm, đến trường bằng xe bus hay xe nhà, trường học có máy sưởi ấm, trưa có một phần ăn nóng tại trường. Trẻ em mình đã thiếu ăn, áo quần phong phanh, đi chân đất, đu dây, leo rừng, qua suối đến trường, trưa may ra chỉ có củ khoai hay trái bắp. Trường học ở cao nguyên lại nhếch nhác, nhiều nơi không có vách, gió lạnh như cắt da thịt. Nếu ông Cương ở địa vị một em nhỏ trong một lớp học như thế, liệu ông có còn tâm trí nào để học hành hay không, trong khi ở gia đình thì trâu chết, hoa màu thiệt hại, mất mùa, cha mẹ rầu rĩ.

Việc đóng cửa trường học, ngăn chận những điều xấu nhất có thể xẩy ra là tùy tình hình địa phương, không thể căn cứ vào con số trên hàn thử biểu để quyết định, do đó những điều ông Văn Như Cương ngồi ở Hà Nội mà phát biểu “thầy đời” kiểu cái gì cũng biết.Thưa ông giáo sư, nói theo giáo điều, cho rằng phải “rèn luyện sức chịu đựng, để trẻ thích nghi với môi trường để các em có thể 'lao động, sản xuất' trong những điều kiện khắc nghiệt,” thì ai cũng biết, nhưng không nghe ai lên tiếng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trong những ngày giá rét, đến đỗi “khỏe như trâu,” bò cũng lăn ra chết. Ông lại cho rằng “không cứ rét là phải đốt lửa lên...,” vậy thì nhà cửa trống toác, đêm giá lạnh, không đốt lửa lên làm sao chống rét. Sau ngày miền Nam thất trận, những ngày đi tù ở Hoàng Liên Sơn, đêm mùa Đông, cai tù còn cho chúng tôi đốt lửa lên ở giữa “lán” cho đỡ lạnh, vậy mà con cháu của ông, ông lại tìm trò “huấn nhục” rèn luyện, chịu đựng, để sau này còn “lao động, sản xuất” phục vụ tổ quốc hở ông?

Qua sách vở ông cũng là người tốt, nhưng đã làm nhà “sư phạm” thì điều trước tiên là phải yêu con trẻ, dạy nhân cách làm người, bảo vệ các em nhưng đào tạo các em không phải là bắt các em chịu đựng, khắc phục, trời rét chớ đốt lửa, qua sông, suối không có cầu thì đu dây. Theo lối lý luận của ông Giáo Sư Tiến Sĩ Văn Như Cương, tương lai Việt Nam sẽ có thêm nhiều đặc công hơn là những công dân hoàn hảo.

Nhưng ông cũng đừng lo, trong xã hội này, có ai vì thất học mà chết đâu, chỉ thấy những người có học như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, hay Nguyễn Hữu Đang... mới chết dần chết mòn hay lăn ra chết. Trí thức mà đi ngược lại quyền lợi của đảng, không bị đập đầu, đầu độc thì cũng bị tai nạn giao thông thảm khốc. Ông giáo sư cũng biết, sau Tháng Tư, 1975, nhiều anh tiến sĩ, kỹ sư cũng đi đạp xích lô, bán chợ trời. Mấy ai có tài, du học về nước mà được trọng dụng, ngoài chuyện nhất thế nhì thân, hay tốt nghiệp rồi mà không có tiền chạy chỗ thì cũng nằm nhà, quanh quẩn chỉ thấy mấy anh trong chuồng chia nhau sục cạn cái máng.

Những kẻ thất học nhờ phe đảng, lớn lên cũng có mấy cái “tiến sĩ tại chức” không những ăn nên làm ra, mà còn ngồi trên đầu trên cổ thiên hạ.

Vậy ông giáo sư cũng chớ lo cho vận mạng đất nước mà “xúi trẻ ăn cứt gà” (nghĩa bóng) cũng như trước đây ông đã ngần ngại, tâm tư “nửa này nửa kia” về chuyện “xúi trẻ ăn cứt gà” (nghĩa đen).

Ngân hàng thương mại có bị ‘buông’ để phá sản bất thường?

Theo Người Việt- 01-31-2016 5:20:29 PM
Phạm Chí Dũng


“Bắt ngân hàng làm con tin?”

Trùng hợp với thời gian diễn ra Đại Hội 12 của đảng cầm quyền ở Việt Nam, một quan chức có trách nhiệm của Ngân Hàng Nhà Nước là Phó Thống Đốc Nguyễn Phước Thanh đã công bố với báo chí: “Năm nay Ngân Hàng Nhà Nước sẽ xem xét cho phá sản công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân nếu hoạt động không hiệu quả. Sau đó, Ngân Hàng Nhà Nước có thể cho phá sản cả những ngân hàng thương mại đang hoạt động yếu kém. Đây chính là cảnh báo cho các ông chủ ngân hàng phải nghiêm túc trong hoạt động.”

Cũng trong thời gian diễn ra Đại Hội 12, mạng xã hội xuất hiện một tác giả ẩn danh mới: “Góc khuất Đại Hội 12.” Tác giả này đưa bài “Đại biểu dự Đại Hội 12 lạnh sống lưng khi biết ngân hàng sắp vỡ nợ,” trong đó khẳng định: “Trong hai năm 2014 và 2015, Ngân Hàng Nhà Nước không đóng góp bất kỳ một đồng nào cho Ngân Sách Nhà Nước. Đó là chưa kể năm 2015, Ngân Hàng Nhà Nước đang lỗ 6,090 tỷ đồng.”

Sau hàng loạt nickname như “Người cấp tiến,” “Người đưa tin,” Bùi Quang Vơm...,” “Góc khuất Đại Hội 12” là một ẩn số hoàn toàn mới.

Nhưng khác hẳn với các tác giả không lộ diện khác chuyên bình về chính trị, “Góc khuất Đại Hội 12” trình làng bằng vài bài viết tấn công vào hệ thống ngân hàng thương mại vốn tích tụ quá nhiều khuất tất tài chính ở Việt Nam.

Lôi tuột ra ánh sáng kết quả “xử lý nợ xấu” của Ngân Hàng Nhà Nước mà đã thực chất chẳng xử lý được gì, “Góc khuất Đại Hội 12” đặt vấn đề về trách nhiệm của giới lãnh đạo cơ quan siêu ngân hàng này.

Không có lửa sao có khói. Trong thời gian diễn ra Đại Hội 12, vài thông tin đe dọa đã xuất hiện trên mạng xã hội về khả năng “phe thất bại sẽ làm kiệt quệ kinh tế” và “bắt ngân hàng làm con tin.” Chỉ cần thông tin này có một phần cơ sở, đó chính là đòn trả đũa “phá kinh tế” của những người đang nắm trong tay toàn bộ hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính. Bất luận ra sao, những kẻ chiến thắng trong đại hội 12 cũng có thể rơi vào tình cảnh khốn đốn nếu các thủ đoạn phá kinh tế được triển khai “từ nghị quyết vào thực tiễn.”

“Tao mà rớt thì tao quậy cho nát luôn”

Câu hỏi phát ra là tại sao trong hai năm 2014 và 2015, Ngân Hàng Nhà Nước lại không cho phá sản ba ngân hàng Xây Dựng, Đại Dương và GP, mà lại phải “mua lại bằng tiền gửi của khách hàng” - như một nhận định của tác giả “Góc khuất Đại Hội 12?”

Trong hai năm 2014 và 2015, ba ngân hàng này đều trở thành án lớn với những vụ bắt bớ dàn lãnh đạo cao cấp nhất của họ. Nợ xấu của ba ngân hàng này lên đến 20,000 tỷ đồng, gấp đôi vốn điều lệ của những ngân hàng đó là 10,000 tỷ đồng.

Câu hỏi tiếp theo là trong năm 2016, những ngân hàng thương mại nào có thể được “cho” phá sản, cùng cách thức phá sản có thể ồn ào và tạo xáo động thiên hạ đến mức nào?

Một giả thiết hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế: Đến một thời điểm nào đó và do không thể “ôm” được các ngân hàng chồng chất nợ xấu cùng nguy cơ phá sản trực tiếp, Ngân Hàng Nhà Nước sẽ phải “buông” những ngân hàng này, khiến làn sóng ngân hàng phá sản dâng cao, có thể kéo theo hiệu ứng domino phá sản dây chuyền đối với những ngân hàng khác, đặc biệt trong tình thế sở hữu chéo giữa các ngân hàng là đặc biệt gắn bó và cũng đặc biệt nguy hiểm.

Hoặc một giả thiết khác sâu hiểm hơn: Nếu ai đó cố ý đẩy một số ngân hàng thương mại vào vực phá sản để người dân lao đến rút tiền hoặc biểu tình diện rộng, khi đó chân đứng chính trị của phe đang cầm quyền sẽ ra sao?

Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Trong bối cảnh chế độ đã tiến nhanh vào giai đoạn bóng đêm nhiệm kỳ và các quan chức không từ nan những thủ đoạn sâu hiểm nhất để loại trừ nhau, mọi chuyện đều có thể xảy ra.
Kích động nguy cơ rủi ro cao vào đám đông người gửi tiền - theo hệ tư tưởng “Tao mà rớt thì tao quậy cho nát luôn” - hiển nhiên là một trong những phương cách đắc dụng nhất.

Lại “bắt ngân hàng?”

Bên lề Đại Hội 12, vào lúc đường biểu diễn tranh đoạt quyền lực đã tiệm cận điểm bùng nổ, tác giả ẩn danh “Góc khuất Đại Hội 12” đột nhiên đưa tin trên trang Ba Sàm: “Hai thành viên hội đồng quản trị Ngân Hàng BIDV và bốn trưởng phó phòng các bộ phận MHB bị bắt.”

Từ sau Hội Nghị Trung Ương 13 và đặc biệt từ gần Hội Nghị Trung Ương 14 đến tận Đại Hội 12, trang Ba Sàm bất chợt nổi lên như một điểm hội tụ và chia sẻ các luồng quan điểm hoàn toàn trái ngược của phe đảng và phe chính phủ, bất chấp thực tế cho tới nay trang tin này vẫn bị cả hai phe coi là “địch.”

Theo “Góc khuất Đại Hội 12,” hai thành viên hội đồng quản trị - đã bị cơ quan C46 thuộc Bộ Công An bắt vào ngày 16 Tháng Giêng - gồm ông Huỳnh Nam Dũng, chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng MHB, và ông Nguyễn Phước Hòa, thành viên hội đồng quản trị ngân hàng MHB.

Hai nhân vật trên cũng là thành viên hội đồng quản trị Ngân Hàng BIDV.

Vào Tháng Năm, 2015, Ngân Hàng MHB được sáp nhập vào Ngân Hàng BIDV. Từ lâu nay BIDV lại được coi là ngân hàng ruột rà với Ngân Hàng Nhà Nước.

Nếu những thông tin và bình luận của “Góc khuất Đại Hội 12” về vụ bắt ngân hàng là đúng, mà cho đến nay vẫn chưa có bất cứ phản ứng nào từ các đương sự được nêu tên là ông Huỳnh Nam Dũng và ông Nguyễn Phước Hòa đối với trang Ba Sàm, dường như một chiến dịch “diệt ruồi” hoặc ngăn chặn một âm mưu nào đó đã được một lực lượng chính trị, nhiều khả năng là phe đảng, tính toán lập kế hoạch và khởi động ngay trước khi đại hội 12 khai mạc.

Vụ bắt hai nhân vật của MHB và BIV như “Góc khuất Đại Hội 12” đưa tin, nếu đúng, có thể khiến dư luận liên tưởng vụ Bộ Công An bắt giam khẩn cấp ông Hà Văn Thắm, chủ tịch hội đồng quản trị Ngân Hàng Đại Dương, vào Tháng Mười, 2014, chỉ ít lâu trước khi diễn ra kỳ họp quốc hội cuối năm đó.

Khi đó, ông Thắm bị đồn đoán của liên quan mật thiết đến ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch quốc hội. Người ta cũng cho rằng phe ông Nguyễn Tấn Dũng đã “ra tay” vụ này.

Sau vụ bắt ông Hà Văn Thắm, đến Tháng Giêng, 2015, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho là vọt lên đầu bảng trong cuộc lấy phiếu tín nhiệm trong Bộ Chính Trị.

Nhưng hiện tình, hình như ngành công an đang chuyển sang thế hành xử “đa phương hóa.” Một khi đã chính thức “nghỉ” thủ tướng còn đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng không còn cơ hội chi phối mạnh mẽ Bộ Công An như trước đây.
Dường như đến lúc này, đến lượt những người của đảng tận dụng mô hình “nhà nước cảnh sát.”

Lẽ dĩ nhiên, cuộc chiến chính trị sẽ không có phương án thỏa hiệp toàn phần cho bên thua trận. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng đã giành chiến thắng áp đảo trước ông Nguyễn Tấn Dũng tại đại hội 12, việc bộ hạ của ông Dũng dần bị triệt tiêu trong tương lai gần cũng là thói thường tình.

Đã là một thế lực chính trị thì phải thừa hiểu ngân hàng là huyết mạch tài chính quốc gia, thành công hay phá phách rất thường nằm ở địa chỉ “còn đảng còn mình” đó.

Nhưng cho dù ông Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, vừa lọt vào Bộ Chính Trị và hệ thống ngân hàng vẫn nguyên vẹn là một núi lửa chưa biết tỉnh giấc vào lúc nào với gần như toàn bộ số nợ xấu chưa xử lý được.

Chân đứng chế độ cũng bởi thế vẫn chưa hết run rẩy.

Du đãng kiểm soát công nhân, chi phối các công ty


BÌNH DƯƠNG (NV) - Công nhân vốn đã đói khổ còn bị du đãng chèn ép, bóc lột. Tương tự, ngoài chuyện “chiến đấu” trên thương trường, nhiều công ty phải đối phó với du đãng. 

Do nghèo, khổ nên công nhân trở thành “cô thân, yếu thế,” phải “hầu” cả du đãng. (Hình: Lao Động)

Đó là chuyện phổ biến ở Bình Dương và thực trạng này vừa được tờ Lao Động đề cập qua một bài viết có tựa là “Cơ quan chức năng bất lực, công nhân cam chịu để đầu gấu bảo kê, trấn lột.”

Tờ báo này cho biết phóng viên của họ đã đọc được nhiều tin nhắn đòi công nhân của nhiều công ty phải nộp tiền bảo kê cho du đãng và gần như tất cả những người nghèo khổ từ miền Bắc, miền Trung, khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ tìm tới Bình Dương làm công nhân để có tiền nuôi thân, nuôi cha mẹ già, con dại ở quê nhà đều phải nộp tiền bảo kê để được yên thân. Cũng có tháng, có người không phải nộp tiền bảo kê mà được du đãng “mời” đi nhậu. Sau khi ăn nhậu phủ phê, những tay du đãng này bỏ về, người được “mời” phải cắn răng thanh toán hết.

Một công nhân tâm sự với tờ Lao Động, con thèm một cây kem chỉ 5,000 đồng, anh không dám cho nhưng tháng nào cũng phải đóng cho du đãng 100,000 hay 200,000 đồng! Những công nhân này không dám từ chối nộp tiền vì sợ bị đánh trọng thương hay chết vừa khổ thân vừa khổ người thân vì không còn ai nuôi họ.

Nhiều người khẳng định, họ không tin công an nên không tố cáo. Chưa kể không còn du đãng này thì sẽ có du đãng khác! Công nhân không dám phản ứng vì thực tế cho thấy du đãng có rất nhiều “tai, mắt” biết tường tận mọi chuyện trong công ty, biết cả số điện thoại từ giám đốc trở xuống.

Chẳng riêng công nhân sợ du đãng mà các doanh nghiệp cũng phải “chiều” du đãng. Du đãng biết công ty cần công nhân, tự đứng ra nhận hồ sơ để thu lệ phí rồi đem những hồ sơ đó gửi cho bộ phận nhân sự của công ty, quản đốc của các phân xưởng. Nếu những nơi hoặc các cá nhân này không giải quyết, du đãng sẽ trực tiếp “hỏi thăm sức khỏe.”

Hôm 1 Tháng Bảy năm ngoái, một du đãng tên là Nguyễn Văn Sẻn phá cổng của công ty Vĩnh Hưng Đạt, tọa lạc tại phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một. Sẻn còn xách dao chém máy chấm công, chém cả bảo vệ lẫn công nhân vì không nhận người do “anh em gửi hồ sơ” vào làm việc.

Công ty Vĩnh Hưng Đạt báo với cả công an phường Phú Tân, công an thành phố Thủ Dầu Một, và công an tỉnh Bình Dương, nhưng đến nay, Sẻn vẫn bình an vô sự và tiếp tục “hành nghề bảo kê.”


Tờ Lao Động đã đem trường hợp của Sẻn hỏi chủ tịch và trưởng công an phường Phú Tân. Cả hai trả lời giống hệt nhau là... “Địa bàn quá rộng nên trước mắt, doanh nghiệp phải tự bảo vệ tài sản của mình.”

Qua báo chí, một thượng tá trưởng công an phường Phú Tân khuyên doanh giới nên “xây dựng mô hình thanh niên tự quản, đội xung kích tự quản để cùng với lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp, bảo vệ tài sản của mình!” Cũng theo ông này thì dù có muốn bảo vệ công nhân, công an phường cũng không thể làm xuể. Công an phường đã đi tìm Sẻn nhưng Sẻn không có mặt ở nơi tạm trú!

Tương tự, khi báo giới hỏi tới, một phó chủ tịch Liên Đoàn Lao Động tỉnh Bình Dương bảo là sẽ báo cáo thự
 01-31- 2016 5:57:11 PM

Việt Nam 'tôn trọng,' Trung Quốc chửi Mỹ 'khiêu khích trắng trợn'

Vụ tàu Mỹ đi gần Hoàng Sa

HÀ NỘI (NV) - Việt Nam “tôn trọng quyền đi qua vô hại” của Mỹ trong khi Trung Quốc cay cú đả kích rằng Mỹ “khiêu khích trắng trợn” khi cho chiến hạm đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Khu trục hạm USS Curtis Wilbur vừa thực hiện xong cuộc tuần tra ở quần đảo Hoàng Sa, từng đến thăm cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) hồi cuối Tháng Bảy, 2014. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm Thứ Bảy thông báo khu trục hạm USS Curtis Wilbur trang bị hỏa tiễn, đã đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa mà cả Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền. Hành động này được thực hiện sau lời tuyên bố, Hoa Kỳ sẽ hành động nếu Trung Quốc tấn công quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật.

Phản ứng với thông tin trên, Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói rằng: “Là quốc gia thành viên của Công Ước Liên Hợp Quốc Về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là điều 17 của công ước.”

Ngược lại, Bắc Kinh phản ứng với sự giận dữ. Hai ngày liên tiếp, Tân Hoa Xã đưa ra các bài bình luận cáo buộc Mỹ là “làm tổn hại lòng tin cậy lẫn nhau.”

Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc nói Mỹ cho chiến hạm vào bên trong phạm vi 12 hải lý của một đảo của họ mà không thông báo trước là “khiêu khích trắng trợn.”

Việc làm của Mỹ là “nghiêm trọng vi phạm luật lệ Trung Quốc, khủng bố an ninh hòa bình và trật tự ở vùng biển cũng như làm suy giảm an ninh và ổn định ở khu vực,” bản tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc viết như thế trên Tân Hoa Xã và đe dọa rằng Bắc Kinh sẽ dùng “bất cứ biện pháp nào để bảo vệ chủ quyền và an ninh bất chấp những khiêu khích kiểu nào mà Mỹ thi hành.”

Việc khu trục hạm USS Curtis Wilbur tiến gần quần đảo Hoàng Sa nằm ngoài dự đoán của tất cả các bên, có lẽ của cả Trung Quốc.

Trước nay, những chỉ trích về yêu sách, cũng như hành động thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông từ các thành viên ASEAN, kể cả Việt Nam, Philippines và cộng đồng quốc tế, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật,... chỉ xoay quanh khu vực quần đảo Trường Sa - nơi có nhiều bên đang chia nhau kiểm soát các thực thể và tranh chấp với nhau về chủ quyền.

Rất ít khi những chỉ trích này đề cập đến Hoàng Sa, một quần đảo cũng của Việt Nam, từng bị Trung Quốc cưỡng chiếm toàn bộ từ Tháng Giêng, 1974. Họa hoằn mới có một số chuyên gia an ninh quốc phòng cảnh báo, Trung Quốc sẽ hành xử tại quần đảo Trường Sa y hệt như những gì Trung Quốc đã làm cách nay 42 năm đối với quần đảo Hoàng Sa: Dùng sức mạnh quân sự để chiếm giữ, củng cố, phát triển hạ tầng nhằm tạo ra nhận thức rằng “chuyện đã rồi” và không còn bên nào muốn thay đổi thực tại nữa.

Tuy nhiên, những cảnh báo đó cũng chỉ dẫn Hoàng Sa như một ví dụ chứ không xem Hoàng Sa như một thực thể phải xét lại xem Trung Quốc đã thủ đắc thế nào và có cần phải bận tâm về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa hay không.

Thái độ ngoan cố và trịch thượng của Trung Quốc đối với các đề nghị của cộng đồng quốc tế nhằm giảm thiểu căng thẳng do tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông vốn là lý do chính khiến ngày 27 Tháng Mười, 2015, Hoa Kỳ điều động khu trục hạm USS Lassen tiến sâu vào bên trong phạm vi 12 hải lý quanh Subi, một bãi đá ở quần đảo Trường Sa được Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo.

Tuy luật pháp quốc tế chỉ thừa nhận vùng biển trong phạm vi 12 hải lý quanh cáo đảo thuộc chủ quyền của quốc gia sở hữu đảo đó nếu đó là đảo tự nhiên, không phải đảo nhân tạo, nhưng sự kiện chiến hạm USS Lassen đi vào vùng 12 hải lý vẫn khiến Trung Quốc nổi giận, chỉ trích Hoa Kỳ kịch liệt.

Bất chấp sự giận dữ, thậm chí còn hăm dọa, thượng tuần Tháng Mười Một năm ngoái, Hoa Kỳ khẳng định sẽ tiếp tục tuần tra thường xuyên tại Biển Đông như đã từng thực hiện các cuộc tuần tra trên toàn thế giới. Theo Hoa Kỳ, những cuộc tuần tra như thế vừa nhằm khẳng định tự do lưu thông theo luật pháp quốc tế là quyền bất khả chiếm đoạt, vừa nhắc nhở cả Trung Quốc lẫn các quốc gia khác về quan điểm của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, Hoa Kỳ chưa thực hiện thêm cuộc tuần tra nào ở Biển Đông. Giữa lúc người ta chờ đợi Hoa Kỳ sẽ thực hiện tiếp các cuộc tuần tra tương tự tại quần đảo Trường Sa thì ngày 30 Tháng Giêng, Hoa Kỳ điều động khu trục hạm USS Curtis Wilbur đến tuần tra tại quần đảo Hoàng Sa.

Giống như USS Lassen, USS Curtis Wilbur đã tiến sâu vào bên trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn của quần đảo Hoàng Sa. Nhưng lần này có một sự khác biệt quan trọng, Tri Tôn là đảo tự nhiên, không phải đảo nhân tạo như Subi. Nói cách khác, cuộc tuần tra của USS Curtis Wilbur phủ nhận cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.

Dù đại diện Hoa Kỳ tuyên bố, cuộc tuần tra vừa kể của USS Curtis Wilbur là nhằm khẳng định nỗ lực bảo vệ quyền tự do hàng hải, phản đối “các đòi hỏi chủ quyền quá đáng” của Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan, các bên đang có tranh chấp về chủ quyền ở Hoàng Sa, nhưng người ta tin rằng, cuộc tuần tra chính là thách thức trực tiếp yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông.

Cần nhắc lại là cách nay chỉ vài ngày, Trung Quốc cũng dùng giọng điệu tương tự khi Đô Đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ, khẳng định, Hoa Kỳ sẽ hành động nếu Trung Quốc tấn công quần đảo Senkaku.

Senkaku là một quần đảo ở biển Hoa Đông, trước nay vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật, nhưng Trung Quốc một mực khẳng định là của mình và đã nhiều lần điều chiến hạm đến sát quần đảo này.

Lúc đó, Đô Đốc Harris còn nói thêm rằng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thách thức yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông, nơi mà theo ông, không có hòn đảo nào thuộc về Trung Quốc.


Bất kể Trung Quốc nhấn mạnh, duy trì hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông là công việc của Trung Quốc và ASEAN, không cần đến quốc gia khác chỉ trỏ và đưa ra những ý kiến ngu ngốc, USS Curtis Wilbur đã đến và thực hiện xong cuộc tuần tra ở quần đảo Hoàng Sa. (G.Đ.)
01-31- 2016 6:18:32 PM 

Cho điểm 'Tứ trụ mới' - tại sao không?

TS. Vũ Cao Phan Nhà nghiên cứu, Đại học Bình Dương 

Theo BBC-31 tháng 1 2016 

Đại hội 12 ĐCSVNImage copyrightEPA
Image captionTác giả đánh giá và cho điểm dàn lãnh đạo được cho là 'Tứ trụ' mới của Bộ Chính trị ĐCSVN tại Đại hội 12 và xem xét 'cơ hội' tự làm mới của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đại hội rất được trông đợi và diễn ra trong giông bão dư luận đã đi vào lịch sử sau hơn một tuần làm việc. Tôi đã theo dõi nhiều kỳ Đại hội nhưng chưa chứng kiến một Đại hội nào lại ở trong hoàn cảnh như vậy.
Có một nguyên nhân: kỷ nguyên Internet với sự hoành hành cả đáng yêu lẫn đáng ghét của báo mạng đến nỗi các nhà chức trách, các nhà quản lý cũng không thể làm gì. Thậm chí họ vừa tham gia trò chơi thông tin ngầm vừa la làng, dọa nạt. Rất vui.
Nếu nói rằng người dân thờ ơ với Đại hội là không đúng sự thật. Các báo ngày hết veo từ rất sớm khi đăng tải kết quả nhân sự.
Phải thừa nhận là cuối cùng Đại hội đã thành công trong con mắt những người tổ chức và cả trong dư luận.
Cũng không thể không thừa nhận, Đại hội đã sử dụng các biện pháp dân chủ và thực tế đã được thực hiện trong một tiến trình dân chủ có thể chấp nhận được. Một chuyện cũ cần kể lại.
Tại một kỳ Đại hội không xa lắm, người ta bầu bán, hoàn thành tất tật công việc nhân sự trong các phiên trù bị. Khi Đại hội chính thức khai mạc, một ông Ủy viên Bộ Chính trị (vừa mới được bầu “ngầm” nhưng chưa được công bố) bất ngờ trúng gió “hy sinh”. Đảng loay hoay không biết nên “cáo phó” ông này (GS. Nguyễn Đình Tứ, ĐH8 - BBC) dưới chức danh nào, cuối cùng rồi vẫn phải hứng chịu sự buồn cười.
Lịch sử các Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam hầu như chưa xảy ra cuộc đấu tranh quyết liệt về mặt đường lối nhưng trong một số Đại hội – Đại hội 6, Đại hội 9 – đã có sự tranh chấp không khoan nhượng về vấn đề nhân sự và vì điều này, dân chủ đã bị hạn chế hoặc bị tước đoạt.
Như trong Đại hội 6, người ta đưa hầu hết các phiên họp toàn thể về “thảo luận tổ” để chia cắt thông tin, hạn chế tiếng nói chung, đến nỗi công thần quốc gia Võ Nguyên Giáp vừa mới Đại hội trước (Đại hội 5) còn ngồi trên ghế Đoàn Chủ tịch thì lúc đó từ hàng ghế đáy đứng lên chất vấn: “Chúng ta tổ chức đại hội hay tiểu hội?” thì cũng bị át đi và phải bất lực ngồi xuống.

Hiện tượng nhân vật Y?

Đại hội 12Image copyrightAFP
Image captionĐại hội 12 'minh bạch' hơn nhiều các Đại hội khác trong quá khứ của Đảng CSVN và Đại hội này mang dấu ấn 'Nguyễn Phú Trọng', theo tác giả.
Đại hội 12 minh bạch hơn hẳn. Đại hội này cũng có vấn đề nhân sự, thậm chí thu hút rất đông sự quan tâm của dư luận trong và ngoài Đảng cùng những nghi ngại về sự cản trở dân chủ nhưng cuối cùng, tất cả đã được vượt qua tương đối êm thắm.
Cũng không có cả đấu tranh quyền lực như được chờ đợi. Khá ngạc nhiên đối với nhiều người. Những dích dắc của nó không thể ngày một ngày hai được bày ra trước công luận, nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì.
Có một hiện tượng có vẻ như khó phân tích là, tại sao ở Đại hội này một nhân vật(xin tạm gọi là Y) được dư luận chỉ ra có dính líu đến tham nhũng nhưng vẫn được nhiều đại biểu và nhất là quần chúng ủng hộ ngồi lên chiếc ghế cao nhất?
Có hai tầng nhận thức. Tầng nổi (mang tính hình thức) là người ta ủng hộ một con người cụ thể. Tầng chìm (mang tính bản chất) người ta muốn ủng hộ một quan điểm, một đường lối. Đường lối nào? Đường lối cải cách.
Đây là phân tích của tôi. Một, mong muốn triệt để của dư luận quần chúng là xây dựng một xã hội công bằng. Việt Nam đang phấn đấu cho điều đó, trong khi tham nhũng hoành hành càng ngày càng nặng.
Người ta không trị được, nói đúng hơn người ta đã không trị đươc bằng cơ chế, thể chế này (xin chưa trả lời câu hỏi tại sao). Vậy thì phải cải cách, phải đổi mới nó để có một thể chế đủ minh bạch, đàn áp được tham nhũng.
Hai, anh bảo ông Y tham nhũng nhưng anh không công khai được bằng chứng, anh không xử lý được trước pháp luật, vậy thì ông ấy vô can. Thông điệp cần phải cải cách mà tôi từng đề cập chính là từ những nguyên nhân đó.
Nếu ông Nguyễn Phú Trọng từng được dư luận đánh giá không cao thì cũng phải thừa nhận ông đã “lớn” lên nhiều sau Đại hội 12, một Đại hội mang dấu ấn Nguyễn Phú Trọng.
Chưa rõ ông sẽ ở lại bao lâu trong nhiệm kỳ này nhưng rõ ràng bằng việc được tái cử ông đã có một cơ hội tốt để làm mới mình. Xin hãy bắt tay vào đổi mới chính trị, cải cách mạnh mẽ hơn nữa. Được như vậy, đất nước này ở bên ông.

Đánh giá và cho điểm

Đại hội 12Image copyrightAFP
Image captionBà Nguyễn Thị Kim Ngân (thứ 3 từ trái), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội được dân quý mến, theo tác giả.
Với sự dè dặt, tôi cũng đánh giá tương đối tích cực những người được dự kiến sẽ sát cánh với ông Trọng trong một nhiệm vụ khó khăn nhưng khả thi.
Tôi chấm bà Kim Ngân điểm 6 trên thang 10. Bà có được tiếng tốt khi làm việc ở Bộ Thương mại, và đặc biệt là trong thử thách trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Dân ở đấy vẫn nói những lời quý mến về bà.
Tôi chấm ông Trần Đại Quang điểm 5 cộng (5+). Chắc chắn, kiệm lời nhưng có vẻ nhìn được xa. Những người từng làm công tác tình báo thường nắm được bản chất của thời đại, bản chất của thế giới, như Putin chẳng hạn.
Ông Nguyễn Xuân Phúc có thể 4 cộng (4+) được không? Ấy là ông từng dũng cảm phát biểu “30% sáng vác ô đi tối vác ô về”, ngoài ra thì chưa thấy được gì dù nói hơi nhiều. Tạm thế đã.
Cuối cùng, trong tình hình quốc tế hiện nay, bất kỳ một nước lớn nào, nếu có điều kiên đều muốn tác động vào tiến trình phát triển của một quốc gia có tầm quan trọng như Việt Nam theo hướng có lợi cho họ.
Nhưng nếu cho rằng Trung Quốc vừa qua lại đưa giàn khoan HD981 vào gần vị trí họ từng hạ đặt năm 2014, là nhằm gây áp lực để Đảng Cộng sản Việt Nam phải bầu ra một Ban lãnh đạo thân Trung Quốc (và đã làm được) thì có lẽ hơi đánh giá thấp họ.
Trung Quốc thừa hiểu rằng, họ không thể đạt được điều mong muốn bằng cách ấy. Đã không thể đạt được thì tội gì chuốc thêm căm phẫn từ nước láng giềng?
Nhưng tại sao Trung Quốc đưa đến giàn khoan cũng như đã công bố sớm việc ông Tập Cận Bình cử Đặc phái viên sang Việt Nam ngay khi Đại hội 12 còn đang tiến hành (Việc các Đảng Cộng sản cử Đặc phái viên đi chúc tụng nhau sau mỗi kỳ Đại hội đã trở thành thông lệ, không có gì lạ).
Đơn giản, cả hai việc cùng một mục đích: đó là cuộc biểu diễn, là sự khẳng định với thế giới (cách mà Trung Quốc thích làm) rằng Trung Quốc có một vai trò ở đây, trong sự kiện này.
Vậy thôi. Nhiều người Việt vướng phải hội chứng nhãn khoa: mắt ngược lên bắc mỗi khi cảm thấy bất an. Tự chúng ta gán cho họ nhiều quyền quá. Đừng làm thế.
(Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà phân tích chính trị Việt Nam từ Đại học Bình Dương, nguyên Bí thư Đảng ủy Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam. Bài viết gửi cho chuyên mục ' Viết về Đại hội 12 ĐCSVN' của BBC Việt ngữ.)

Vở kịch XII của đám cháu ngoan là để ̣úng quy trình giao nộp

Le Nguyen
Theo VietNamdaily.news-01-31-2016 

1

Lúc Hồ Chí Minh bôn ba “hoạt động cách mạng” chưa cướp được chính quyền, hắn luôn mồm kêu gọi các nhân sĩ trí thức, các đảng phái yêu nước đoàn kết chống Pháp và khi thấy những cá nhân, tổ chức nào có uy tín đe dọa đến quyền lãnh đạo của Hồ, của đảng cộng sản thì hắn giờ thủ đoạn tố điêu “treo án tử”. Án tử được thực hiện từ âm thầm đến công khai, từ cho bộ hạ xuống tay sát hại đến mượn tay kẻ thù tiêu diệt nhằm loại trừ đối thủ cạnh tranh – với những cái chết bí ẩn hay đầu độc cho sống không ra sống, chết không ra chết hoặc bị đồng chí phản bội tố cáo cho địch bắt…rất chuyên nghiệp, không để lại dấu vết gì…
Tội ác đầu độc, giết người của Hồ không có con số thống kê chính xác. Không ai biết là đã có bao nhiêu nhân sĩ trí thức, bao nhiêu người dân yêu nước – có người là thầy, là bạn chiến đấu chống Pháp, có người là đồng chí cộng sản đã chết dưới tay Hồ?…Mãi cho đến khi cướp được chính quyền, bản chất hung tàn của tên cộng sản quốc tế có máu lạnh không thuyên giảm mà lại càng ra tay tàn bạo, táo tợn hơn. Đối với bất cứ ai ngáng đường, cản trở tham vọng quyền lực độc tài, độc tôn của Hồ, là Hồ thẳng tay tiêu diệt bất kể người đó là bạn hay thù hoặc là đồng chí của Hồ cũng không là ngoại lệ.
Việc loại trừ đối thủ cạnh tranh để chiếm ngôi vua tập thể lãnh đạo, là do Hồ “lĩnh hội” từ quan thầy Lênin, Staline, Mao. Hành động giết người dã man, chiếm quyền lãnh đạo theo mẫu mực của Hồ, là bản sao của quan thầy Nga-Tàu đã trở thành truyền thống trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Truyền thống thanh toán đồng chí được các lớp cháu ngoan của Hồ kế thừa, nó diễn ra âm ỉ và nở rộ lên mỗi 5 năm một lần, đúng vào lúc sắp xếp lại vị trí lãnh đạo chủ chốt như tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội,  ban bí thư trung ương, ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương đảng… Đó chính là lúc các đồng chí lãnh đạo đảng cộng sản lại giở trò đấu đá, tranh giành quyền lãnh đạo tối cao bôi nhọ, nói xấu lẫn nhau không tiếc lời như dân chợ búa.
Chuyện nội bộ lãnh đạo đảng cộng sản tranh giành quyền lực xuất chiêu vu khống, xuyên tạc đồng chí, cả chục lần qua các kỳ đại hội đảng cộng sản và qua các lần thay chủ đổi ngôi của làng Ba Đình. Nhìn chung thì tình hình Việt Nam cũng rất tình hình… cũng “vũ như cẫn”, cũng chẳng có gì mới, cũng chẳng có gì lạ, cũng chỉ là chiêu trò treo đầu dê bán thịt chó của” đảng ta”! Nghĩa là người dân Việt Nam vẫn chưa có độc lập, tự do, hạnh phúc đúng nghĩa của nó mang và khẩu hiệu “nước mạnh dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” vẫn tồn tại trên khẩu hiệu, vẫn là món hàng “xa xỉ” của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không cách chi để người dân với tới.
Thực tiễn đời sống cộng sản đã chỉ ra, qua mấy mươi năm Hồ cướp chính quyền và qua nhiều kỳ đại hội đảng sắp xếp ngôi vua tập thể thì trong cái khẩu hiệu có mấy chữ tương đối ngắn gọn dễ hiểu. Trong đó có đề cập đến “dân chủ” mà Hồ và lãnh đạo đảng cộng sản đời đầu, đời giữa tới đời nay thường xuyên hô hào khan cả cổ, khô cả nước bọt nào là: “…Dân chủ là cho dân mở miệng…chính phủ của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…dân chủ cơ sở, dân chủ tập trung, dân chủ mở rộng…dân chủ xã hội chủ nghĩa…dân chủ ta là dân chủ vạn lần hơn…”Tất cả những con chữ dân chủ vừa nêu chỉ là để lừa bịp nhân dân, lừa gạt đồng chí của các tên lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.
Cụ thể như lời Hồ nói “Dân chủ là cho dân mở miệng…” nhưng người dân nào không mở miệng theo chủ trương, đường lối, chính sách của Hồ, là bị gán vào tội phản động, âm mưu chống phá: một là cho đi tù không án; hai là cho biến mất bí ẩn. Riêng những tên lãnh đạo đảng cộng sản đời giữa, đời nay cổ vũ dân chủ bằng cách chế biến các từ ngữ dân chủ đã quá hạn sử dụng, cũng chẳng khá gì hơn Hồ, cũng chỉ là bịp bợm nhấp nhá,nhấp nhứ chiếc bánh vẽ dân chủ để mị dân.
Cụ thể là đại hội đảng sắp xếp chức danh tổng bí thư – lãnh đạo tối cao, là chuyện nội bộ gió tanh mưa máu của đảng cộng sản đấu đá, tranh giành quyền lực, có người dân nào được quyền tham gia ý kiến ý rận gì đâu mà đảng ta, qua Nguyễn Phú Trọng, vừa là nguyên, vừa là mới trúng cử tổng bí thư giở thủ đoạn “thanh toán đồng chí” để trở thành ứng cử viên duy nhất, trâng tráo bố láo:
“… Trung ương tín nhiệm bầu tôi với số phiếu gần như tuyệt đối. Tôi bất ngờ vì tuổi đã cao, sức khỏe có hạn, lo lắng vì gánh trách nhiệm rất lớn…Có đại biểu nói với tôi, đại hội này dân chủ đến thế là cùng. Đại hội này đã thể hiện tinh thần dân chủ, đoàn kết, kỷ cương, trí tuệ…”
Đóng cửa im ỉm có xe tăng tàu bò canh cửa để phe cánh chửi bới mạt sát nhau bên trong đại hội riêng của đảng để cướp quyền lãnh đạo như Hồ đã từng làm. Không những thế đại hội đảng còn cướp quyền dân lựa chọn lãnh đạo quản trị điều hành nhà nước, là tự quyền chỉ định nhân sự rồi tự các đảng viên đảng cộng sản bầu bán chức danh chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội với nhau, không cho người dân nào tham dự vào việc bầu bán chọn lựa. Thế mà vẫn mồm loa mép vãi bảo là tổ chức bầu cử dân chủ cao độ và được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiến sĩ ngành xây dựng đảng “diễn nôm” dân chủ của đảng ta như sau:
“…Nguyên tắc của đảng là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách chứ không chuyên quyền. Đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân chứ không phải làm hay làm tốt thì vơ vào công lao của cá nhân, làm dở thì đổ cho trách nhiệm tập thể.
…Đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền thì làm sao dân chủ. Tôi không tiện nói tên nước nào, nhưng một số nước cứ nói dân chủ mà một cá nhân quyết định hết thì chưa biết ai dân chủ hơn ai.
… Như Đại hội đã đưa, mục tiêu của chúng ta xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, trước mắt là phấn đấu để nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về dân chủ, các bạn biết hơn tôi qua quan sát sinh hoạt của Quốc hội, Chính phủ và các địa phương. Tuy nhiên, dân chủ vẫn phải có kỷ cương. Dân chủ mà thiếu kỷ cương sẽ rối loạn, không thể ổn định để phát triển được. Dân chủ và kỷ cương phải nhìn biện chứng, đảm bảo cả 2, không thể tuyệt đối hóa mặt nào…”
Nghe ông Nguyễn Phú Trọng “diễn nôm” dân chủ mới thấy ông Trọng thấm nhuần tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh khá nhuần nhuyễn và người dân Hà Nội gọi ông ta là Trọng lú quả là không sai! Nếu ông không lú và có tí não không cần phải dài dòng văn tự, chỉ cần đối chiếu kết quả của hai nền dân chủ tư bản và dân chủ cộng sản sẽ thấy thể chế dân chủ nào đã tương đối đạt được mục tiêu “Nước mạnh dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Thật ra nếu có não, chỉ cần ông Trọng nhìn vào kết quả khách quan thì ông ta sẽ không nói ngu như này”…Dân chủ mà một cá nhân quyết định hết thì chưa biết ai dân chủ hơn ai…” Có đúng vậy không ông tổng bí lú?
Lẽ khác nếu có não chắc chắn ông tổng Trọng sẽ thấy, là sau mấy mươi năm áp dụng dân chủ tập trung, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách của cái gọi là dân chủ xã hội chủ nghĩa đã dẫn đưa dân nước đi về đâu, địa ngục hay thiên đàng?Tập trung dân chủ của tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách đã dìm dân, nước nằm dưới vùng trũng đói nghèo, lạc hậu, chậm tiến với một xã hội băng hoại suy đồi, một tầng lớp cán bộ đảng viên tham lam ngu dốt mất hết tính người nắm độc quyền lãnh đạo nhà nước, xã hội. Và với cái gọi là dân chủ tập trung, vừa mới được chế biến thành dân chủ xã hội chủ nghĩa trong văn kiện đại hội đảng, cũng chỉ là làm mới những cụm chữ cũ thế thôi!
Thực tế đời sống chính trị của cái gọ là dân chủ tập trung, dân chủ xã hội chủ nghĩa, là nguồn gốc sản sinh ra đám quan tham đảng viên – những con thú đội lốt người làm giàu bằng sự cướp bóc xương máu của dân, của nước và thế mới có những phát ngôn ngu đến độ không tưởng tượng được về cái gọi là tiêu chuẩn để được tuyển chọn vào làng Ba Đình “làm việc nước” có nội dung như sau:
“ Một là phải có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện nguyên tắc, kỷ luật của Đảng, nói đi đôi với làm, gắn bó mật thiết với nhân dân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động.
Hai là phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích dân tộc;
Ba là phải có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, được cán bộ, đảng viên và quần chúng tín nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công việc; bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng…”
Thú thật đọc những tiêu chuẩn, điều kiện cho những đảng viên tham gia “trung ương đảng, bộ chính trị…” do đảng cộng sản, chính xác là do Nguyễn Phú Trọng đề ra, cũng chỉ là những ý tưởng, những con chữ cũ được làm mới như: một là trung thành với chủ nghĩa Mác Lênin thì còn chỗ đâu để yêu nước sâu sắc; hai là có phẩm chất đạo đức, có lối sống trong sáng thì từ trước đến nay những thằng cộng sản tham gia việc nước đều là những thằng vô đạo đức, không trong sáng phải không nè?
Chắc hẳn khi nghe nói đến tiêu chuẩn, điều kiện để cho những tên đảng viên cộng sản tham gia chính trường, ngay đến cả Chúa, Phật, Thánh Nhân ngồi trên bàn thờ còn phải nổi nóng nhào xuống chửi thề: “Đỗ Mười bọn vô đạo đức chúng bây hiện nguyên hình là quân thú vật còn chối cãi nữa không?”
Chắc chắn qua vở kịch diễu dở XII chẳng còn ai mơ hồ không biết là tên lãnh đạo cộng sản đương thời nào lên làm lãnh đạo thì cũng thể hiện tư tưởng, đạo đức tay sai bán nước cầu vinh của Hồ Chí Minh, chẳng có gì phải bàn cãi cho tốn hơi sức. Một lần nữa qua đại hội đảng XII xác định, tên lãnh đạo cộng sản nào cũng là quân Hán nô, chúng từng bước thực hiện ý đồ giao nộp từng phần lãnh thổ cho quan thầy Trung Nam Hải để cuối cùng biến Việt Nam thành một tỉnh như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông trực thuộc trung ương Bắc Kinh đã hiện rõ…
Thời nay với phương tiện thông tin hiện đại, đa phần người dân Việt Nam trong ngoài nước, có quan tâm theo dõi những kỳ đại hội đảng đã qua cũng như đại hội hiện nay ai cũng biết, là tên lãnh đạo cộng sản nào giỏi giở trò, nhiều bùa phép triệt hạ đồng chí lên làm vua tập thể đều được sự chuẩn thuận của quan thầy Bắc Kinh. Do đó chúng đích thực là Hán nô, là sự thật không thể chối cãi và tên Hán nô nào lên làm lãnh đạo đều không thể đi chệch hướng mà bắt buộc phải đi theo lối mòn đảng độc quyền lãnh đạo, theo thể chế độc tài toàn trị, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hoà quyện với điệp khúc con đường xã hội chủ nghĩa là do bác đảng, do toàn quân, toàn dân lựa chọn…”láo”của bọn Hán nô dưới sự chỉ đạo của Trung Nam Hải.
Tóm lại tất cả các thứ không thể chệch hướng trong vở kịch đại hội đảng XII do các đào kép đại biểu đảng viên diễn đích thực là từng bước… từng bước để bọn Hán ngụy cộng sản giao nộp Việt Nam cho đúng kỳ hẹn hợp đồng bán nước của Linh-Mười-Đồng ký kết ở Thành Đô năm 1990 của thế kỷ trước.

200 tay bịp trong màn trình diễn hoành tráng

1
Theo VietNamdaily.news-01-31-2016 
Uy tín của tập thể lãnh đạo CSVN đối với thế giới
Ngày thứ Bảy 9-1-2016 tại Hà Nội, 16 người trong Bộ chính trị CSVN họp phiên họp chung kết để quyết định nhân sự lãnh đạo ĐCSVN trong nhiệm kỳ Khóa 12.  Không biết diễn biến trong phiên họp ra sao nhưng cuối cùng họ đã quyết định ông Nguyễn Tấn Dũng rút lui và ông Nguyễn Phú Trọng tạm ở lại trong 1 năm nữa. Ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng và bà Kim Ngân sẽ giữ Chủ tịch Quốc hội.
Ngay sau khi tan họp, CSVN cho bắn tin bán chính thức ra ngoài để các quốc gia bạn hàng làm ăn của họ kịp thông báo cho các doanh nhân quốc tế để những người này có phương hướng giải quyết kịp thời.  Đài RFA của Mỹ và báo BBC Online của Anh cùng loan báo vào sáng thứ Hai, ngày 11-1-2016.  Nghĩa là RFA và BBC ngâm tin lại 2 ngày để các tay chơi chứng khoán kịp thời trở tay trước khi các doanh nhân sản xuất biết tin.  Trong 2 ngày này thị trường chứng khoán VN giao động mạnh.
Sáng ngày 11-1-2016 tại Hà Nội, 200 ông bà lãnh đạo CSVN bắt đầu cuộc họp HNTW.14, tuyên bố là để bầu chọn “danh sách ứng viên cho 4 chức danh lớn nhất”,  danh sách này sẽ được đệ trình cho Đại hội 12 quyết định.  Nhưng đó chỉ là bề ngoài, còn sự thực là diễn tuồng.  Bởi vì tất cả đều biết ai đi ai ở và họ đã được dặn trước là phải bỏ phiếu ra sao.
Một khi 200 chính trị gia hàng đầu của CSVN trở thành 200 diễn viên tuồng thì cả thế gới trở thành khán giả bất đắc dĩ.  Cái khéo của các diễn viên là cho tới khi kết thúc hiệp 1 ( HNTW.14 ) mà khán giả vẫn hồi hộp không dám chắc phe nào thắng.  Cái khéo nữa là 200 ông diễn viên bắn tin nửa kín nửa hở ra ngoài rằng hai bên sẽ quyết đấu trong hiệp 2 ( Đại hội 12 ) với 2 chiêu vô cùng hấp dẫn là “Ngoài danh sách vẫn có thể ở lại, không cho rút lui”, và “Sửa đổi điều lệ trong ngày áp chót để mời người ngoài danh sách ngồi trở lại”.
Ngày 13-1-2016, HNTW 14 kết thúc.  CSVN cho bắn tin không chính thức là Nguyễn Tấn Dũng không có tên trong danh sách đề cử của BCH.TW 14 và NPT là người được yêu cầu ở lại cho dầu cao tuổi hơn tất cả các Ủy viên khác.  Tuy nhiên Phó ban Tuyên huấn TW Vũ Ngọc Hoàng tuyên bố chính thức rằng người TBT sắp tới vẫn là người có tinh thần “đổi mới đồng bộ, toàn diện”.  Nghĩa là NTD vẫn là ứng cử viên sáng giá.
Rồi diễn tiến gay cấn của hiệp 2 với các màn trình diễn:  “đề nghị Nguyễn Tấn Dũng ở lại”, “Nguyễn Tấn Dũng xin rút”,  “Chấp thuận cho NTD rút”, “Bầu chọn NPT vào danh sách tân BCH.TW khóa 12”, và “bầu NPT làm TBT”.
Đến chiều ngày 27 thì người ta mới thực sự tin rằng chuyện NPT được làm TBT là chuyện được sắp xếp từ trước.  Và một khi đã được sắp xếp thì những pha gay cấn trong 20 ngày qua chỉ là trò bịp.  Không ai ngờ 200 lãnh tụ cao cấp nhất của ĐCSVN lại có thể muối mặt để diễn tuồng bịp toàn dân cũng như toàn thế giới (sic).
Trách nhiệm của chính phủ Mỹ
Khi mà các doanh nhân cỡ nhỏ của người VN tại Mỹ được RFA báo tin thì không ai trở tay kịp, họ đành có phản ứng bất động chứ nếu họ đồng loạt rút ra thì cổ phần chứng khoán của họ tại VN có thể mất giá trấm trọng.  Các nhà lãnh đạo bịp CSVN đã đặt họ vào trường hợp đã rồi, họ không còn có quyền chủ động trên số vốn làm ăn của họ tại VN.  Họ đành chìu theo thời thế.
Trong khi đó các đại công ty, các tập đoàn lớn của Mỹ có vẻ bình tỉnh trước các chao động.  Họ đã được bảo đảm rằng mọi việc sẽ yên xuôi như cũ.  Tuy nhiên họ không thể nào không rút kinh nghiệm cho biến động sớm nằng chiều mưa của chế độ CSVN.
Họ cũng không thể tiếp tục đặt hết niềm tin vào chính phủ Mỹ.  Biến động bất ngờ vừa qua đã cho thấy ngoài tầm kiểm soát của các nhà phù thủy chính trị Hoa Kỳ.  Hay ít ra cũng không đúng với những gì mà chính phủ Mỹ đã nói với họ.  Đó chỉ là đặt trên giả định rồi đây tình hình tiếp tục bình ổn.  Nhưng nếu sau này tình hình chuyển sang chiều hướng xấu thì người ta phải đặt lại vần đề về tính nhạy bén của hệ thống tình báo chính trị Mỹ.
Trước đây các doanh nhân Mỹ rất ngại ngùng khi phải bỏ vốn vào làm ăn tại VN, là một môi trường kinh tế không ổn định.  Nó như một chợ trời mua bán của thời hồng hoang, không tuân theo một quy luật nào của hệ thống nào.  Nhưng rồi những lời hứa chắc chắn “sẽ có sửa đổi” của chính phủ Mỹ đã khiến họ phiêu lưu vào VN với tâm trạng nửa đánh bạc nửa làm ăn.
Và rồi thái độ im lặng vừa qua của chính giới Mỹ cho thấy người Mỹ không thể nào hiểu được lối vận hành của con tàu mà từ 20 năm nay họ đã cố gắng xoay hướng về phía họ.  Để rồi giờ đây, ngay cái lúc mà họ sắp sửa xoa tay ăn mừng con tàu CSVN đã định hướng, thì lại chính là lúc họ khám phá ra rằng họ đã thất bại.
Các cơ quan môi giới quốc tế rút kinh nghiệm
Màn trình diễn hoành tráng vừa qua của TWĐCSVN đã khiến cho các nhà quan sát quốc tế giật mình.  Họ không ngờ 200 nhà lãnh đạo chính trị cùng một lúc trở thành 200 tay bịp quốc tế.  Điều này đi ra ngoài sách vở của những chuyên gia phân tích quốc tế.
Từ nay họ sẽ thôi theo dõi những biến chuyển chính trị của CSVN để đưa ra những lời cố vấn khả tín cho khách hàng nào muốn làm ăn tại VN.  Bởi vì không thể nào dự đoán nổi một khi 200 nhà lãnh đạo lại là 200 tay bịp.
TW.Đ CSVN có thể họp kín để che giấu những điều khó khăn trong nội bộ mà không cần phải tung tin thất thiệt để đánh lừa dư luận.  Nếu họ họp kín thì tuy khó chịu nhưng những bạn hàng làm ăn của CSVN cũng không thể trách cứ và cũng kịp thời có một quyết định phù hợp với tình thế, cho dầu là đã muộn.  Và về phần nhân dân cũng thông cảm cho nhóm lãnh đạo đã gặp một đột biến nội bộ mà không thể nào làm khác đi được.
Nhưng đằng này từ tồng bí thư cho tới ủy viên dự khuyết, từ già tới trẻ đều chấp nhận ra sân khấu đóng tuồng bịp.  Đã vậy sau khi màn đã hạ mà người chính trị gia có uy tín nhất của Việt Nam lại tuyên bố với thế giới rằng chuyện ông ta được tái cử là “bất ngờ”;  trong khi cả thế giới đều đã được ông ta thông báo cho biết trước đó 20 ngày (sic).
Ông ta cũng vui vẻ ca tụng nguyên tắc “lãnh đạo tập thể” của ĐCSVN (sic).  Người ta thấm thía cái cách “bịp tập thể” đã nói lên tính ưu việt đến cỡ nào !  Vì vậy mà báo chí thế giới không thề nào tin vào những lời tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng, người ta cố gắng tìm xem chuyện gì đã xẩy ra :
Tại sao NTD lại rút lui bất ngờ ? Tại sao trước tình hình bất ngờ mà CSVN không cho họp kín mà lại trình diễn họp công khai ? Rồi lại đưa ra những quy luật chơi khó hiểu chưa từng có ?
Phải chăng là CSVN đặt ra những luật chơi lắt léo để sắp xếp cho cuộc thi đấu ngã ngũ tùy theo quyết định từ bên ngoài đấu trường ?  Phải chăng cả đám chờ một cái phất tay từ bên ngoài để họ sẽ cho“đổi mới” thắng hay “bảo thủ” thắng, ngay cả trong phút cuối cùng của trận đấu ?
Vậy kẻ phất tay từ bên ngoài là ai ? Là ông A hay ông B ? Hay là cả hai ông A và B ?
Nếu các nhà lãnh đạo CSVN không tự giải mật những bí ẩn này thì họ đành phải chịu nhận rằng họ là 200 tay bịp trong một màn trình diễn hoành tráng.
BÙI ANH TRINH