Tuesday, April 2, 2019

Nguyễn Phú Trọng: Kẻ tội đồ

Nguyễn Việt Nam|  

CÁI đảng cộng sản này nó đã là tội đồ của đất nước này, dân tộc này. Tay đồ tể khát máu nhất đã chết và để lại một chế độ man rợ cai trị đất nước. Cho đến bây giờ, Nguyễn Phú Trọng là kẻ gây ra tội ác không kém tay lãnh tụ đảng cộng sản ngày trước. Hắn nhất nhất theo lệnh của Tàu mà áp dụng những đòn cai trị man rợ lên đầu dân tộc, lên đất nước cha ông để lại. 

Từ ngày hắn lên Tổng Bí thư là bắt đầu khát máu hơn, dã man hơn cả những tay đầu đảng nhiệm kỳ trước. Hắn được sự bảo kê của Trung Quốc mà ra tay sát hại bất kỳ thành phần nào, phe cánh nào cản đường hắn để hắn thâu tóm quyền lực. Đặc biệt là phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng bị hắn đánh tơi tả, tay chân bị chặt liểng xiểng. Mục đích không phải là chống tham nhũng mà là đánh nhau chính trị. Vì tài sản tham nhũng hắn có thu hồi được bao nhiêu đâu. Hắn có diệt được bao nhiêu tham nhũng đâu. Phe cánh của hắn tham nhũng bung bét ra mà hắn có dám làm gì đâu. Ngay cả vụ Thủ Thiêm to đùng ra thế mà hắn có dám sờ vào phe cánh của Lê Thanh Hải đâu. Võ Kim Cự, Phạm Sỹ Quý…vẫn còn trơ trơ ra đó.
Không chỉ đánh nhau, giết cả đồng đảng (không phải đồng chí vì hai thằng là kẻ thù) của mình chỉ để thâu tóm công an, quân đội và trở thành kẻ tối thượng trong đảng cộng sản khi đặt thêm nửa đít lên ghế Chủ tịch nước của Quang. Giờ hắn là super thống trị. Ai dám làm gì hắn. Phúc Niễng còn không dám ngáo ngơ với hắn. Dũng thì chỉ biết nằm im nhìn đệ tử của mình bị giết dần giết mòn. Trong đảng cộng sản hắn là to nhất. Thích trảm thằng nào thì trảm. Chủ tịch nước hắn là to nhất, thích ký, thích quyết gì thì hắn làm. Ai dám cản? Tất cả các chiêu bài chống tham nhũng, nhất thể hóa…chỉ đơn giản là tập trung quyền lực về tay hắn và để Trung Quốc dễ điều khiển bên chính trường Việt Nam mà thôi. Các chiêu bài cai trị dân tộc này, đất nước này đều nhập khẩu từ Trung Quốc về. Và âm mưu thao túng hoàn toàn, xâm chiếm Việt Nam của Trung Quốc thông qua những quyết định của Trọng lú vì hắn là tối thượng rồi. Hắn bảo Phúc Niễng gật là phải gật, ký là phải ký. Kể cả các dự án hạ tầng cỡ bự bên Việt Nam đều sẽ bị Trung Quốc nhảy vào thao túng.
-
Trên đây là chuyện trong nội bộ cộng sản. Còn chuyện người dân Việt Nam phải chịu thiệt thòi dưới thời của hắn thì ai cũng biết. Công an là cánh tay đắc lực của hắn mà chính Tô Lâm là kẻ cầm đầu. Trước kia Quang hói cũng đã gây nhiều tội ác với dân Việt Nam, nhất là với đồng bào Tây Nguyên. Thì nay Tô Lâm còn ác hơn nhiều khi làm theo mệnh lệnh của Trọng lú áp dụng công nghệ cao vào để giám sát, cai trị nhân dân. Luật an ninh mạng để đàn áp bất đồng chính kiến trên mạng xã hội. Công nghệ AI được đưa vào để giám sát công dân. Lực lượng công an đảng sẵn sàng đánh nhau với dân để cướp đất giao cho các phe nhóm lợi ích, đánh đập nhân dân để đàn áp bất đồng chính kiến, bắt giam, xử tù các nhà hoạt động vì Việt Nam tự do…
Còn nhiều lắm. Có lẽ sau khi xong phần chuỗi bài “tư duy nô lệ” thì tôi sẽ viết một chuỗi bài về tội ác của tay tội đồ dân tộc Trọng Lú./.

Mai sau còn lại gì?


Song Chi – RFA
Tuổi trẻ thế giới và vấn đề môi trường
Greta Thunberg, nhà hoạt động trẻ người Thụy Điển, một tiếng nói nổi bật trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đã được đề cử giải Nobel Hòa bình năm nay. Nếu chiến thắng, cô sẽ trở thành người trẻ tuổi nhất đoạt giải này, 16 tuổi, trẻ hơn cả Malala Yousafzai, người Pakistan 17 tuổi khi nhận giải vào năm 2014.
Thunberg bắt đầu đình công và không đến trường vào mỗi thứ Sáu mùa hè năm 2018, và thay vào đó đã biểu tình trước Quốc hội Thụy Điển để yêu cầu các biện pháp hiệu quả hơn chống lại biến đổi khí hậu.
- Quảng Cáo -
Sau bài phát biểu tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Ba Lan và tại diễn đàn Davos, cô đã trở thành tấm gương cho nhiều người trẻ trên toàn thế giới, những người từ đó đã thúc đẩy các sáng kiến tương tự.
Nhưng còn trẻ hơn nữa, là Victor, người Pháp, đã huy động được hàng ngàn người xuống đường vào ngày 9.3 ở Metz (Pháp) để bảo vệ môi trường, cũng như đã viết thư gởi Tổng thống Pháp và các thị trưởng, yêu cầu coi bảo vệ môi trường là ưu tiên (“Marche pour la biodiversité à Metz : Victor savoure son succès”, Daily Motion)
Được truyền cảm hứng từ Greta Thunberg, rất nhiều cuộc biểu tình với sự tham gia của giới trẻ, học sinh đã diễn ra ở hàng trăm thành phố khác nhau trên thế giới, từ châu Âu, châu Á, Mỹ, Úc, Canada…nhằm kêu gọi chính phủ nước mình và các tổ chức khác nhau trên thế giới hãy có những biện pháp mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn để cứu vãn trái đất, và để nâng cao nhận thức của con người về môi trường. Những phong trào này có tên gọi Friday for future, Youth for Climate, Youth Strike 4 Climate.
Tôi đã từng bắt gặp ít nhất một lần vào ngày thứ Sáu 15.3, hàng ngàn người trẻ đang tập trung trước cửa Tòa Thị Chính ở Leeds, nước Anh, nơi tôi đang sống, để tham gia cuộc tuần hành về biến đổi khí hậu này.
Và tất nhiên không có giới trẻ VN.
Giới trẻ VN từng nhiều lần đổ xuống đường hàng ngàn người, nhưng là để cổ vũ cho đội tuyển bóng đá nước nhà trong một trận đấu ở khu vực hoặc châu lục, hoặc để đón chào thần tượng của mình là các ca sĩ nhạc Hàn Quốc K-Pop.
Tôi không trách giới trẻ VN. Sống trong một quốc gia lạc hậu, đi ngược dòng chảy của nhận loại và luôn luôn đứng bên lề của hầu hết mọi hoạt động dân chủ, tích cực, tiến bộ, nhân văn của thế giới, các em chẳng được dạy phải quan tâm đến môi trường sống, cũng như không được dạy vô số điều khác. Nhận thức là cả một quá trình. Mặt khác, sống trong một xã hội thế nào thì con người sẽ bị ảnh hưởng như thế. Bản thân tôi cũng chỉ ý thức về môi trường từ khi ra sống ở nước ngoài.
Ở các nước tiến bộ, từ chính phủ cho đến người dân đều có ý thức quan tâm bảo vệ môi trường. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi vấn đề biến đổi khí hậu đã thực sự gây ra những thiên tai, bất ổn cho nhân loại.
Ý thức về môi trường-bắt đầu từ những việc nhỏ…
Ý thức quan tâm bảo vệ môi trường được nhắc nhở hàng ngày, bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất. Ví dụ như rác. Ở các nước tiến bộ người dân rất có ý thức không xả rác ở ngoài đường, nơi công cộng. Một đứa trẻ khi thấy một cái rác ngoài đường cũng tự động cúi xuống lượm đem vứt vào thùng rác. Mọi nơi mọi chỗ đều có thùng rác công cộng. Ở VN người ta chỉ giữ sạch đẹp ngôi nhà của mình, còn con ngõ chung, con đường chung, cho tới công viên… thì hết sức thoải mái. Không hiếm những cảnh người lớn thản nhiên vứt rác xuống đường, ngay trước mặt con em mình, cha mẹ hành xử như vậy thì làm sao dạy được con? Cứ mỗi lần sau một dịp lễ hội, ngày Tết tại một khu vực nào đó bao nilon, giấy gói kẹo, rác các loại… vứt bừa bãi khắp nơi, hoa thì bị bẻ, ngắt…
Ở các nước rác thải hàng ngày thường được chia làm nhiều loại, bỏ vào những loại bao bì, thùng rác khác nhau: nào rác hữu cơ và vô cơ, rác có thể tái chế, không thể tái chế v.v…
Các nước Bắc Âu như Na Uy họ xử lý rất tốt vấn đề rác thải. Rác sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình thường có 3 loại bao bì và ba loại thùng rác: rác thực phẩm, rác giấy các loại, rác linh tinh các loại, riêng chai lọ, kính…lại phải để riêng. Như vậy dễ cho nhân viên đổ rác khỏi phải mất thì giờ phân loại. Sợ người dân lười không mua các loại bao rác khác nhau, nhà nước cấp các loại bao rác miễn phí từng cuộn, để ở các siêu thị, khi đi mua hàng, người dân chỉ việc lấy đem về dùng.
Riêng bao nilon, các chai nước ngọt, lon nước ngọt…là những thứ có thể tái chế, để khuyến khích người dân trả lại chai, lon, nhà nước có chính sách cứ đổi vỏ chai thì được trả lại tiền. Có những người siêng để dành hàng đống chai, lon, mỗi lần đem đến siêu thị bỏ vào máy đổi, cũng được kha khá tiền lẻ. Dân không nhà, đi ăn xin thường chịu khó nhặt lon, chai từ vô số các thùng rác công cộng để đem đổi lấy tiền.
Để hạn chế người dân sử dụng bao nilon vốn là thứ rất lâu bị tiêu hủy, ở các nước, khi đi siêu thị, đi mua bất cứ thứ hàng gì bạn phải trả tiền nếu muốn lấy bao. Làm như vậy người dân sẽ có thói quen tiết kiệm dùng lại bao hoặc mua các loại túi xách để không phải xài bao.
Trong khi ở VN rác không hề được phân loại, rất khổ cho nhân viên ngành vệ sinh. Ngay rác thải y tế với bông băng, kim tiêm, tiềm ẩn bao nhiêu mầm bệnh tật…việc quản lý, xử lý cũng đang đặt ra rất nhiều vấn đề về sự ô nhiễm môi trường.
Người VN dùng bao nilon vô cùng thoải mái, bao nilon luôn luôn là thứ đi kèm với món hàng mua, không phải trả tiền, mà bao nilon ở VN thường là tái chế, nhiều khi bọc thức ăn không biết có vệ sinh, an toàn hay không. Người Việt lại ăn nhậu, uống bia nhiều, lon chai sử dụng số lượng lớn nhưng chắc chả có mấy cá nhân nghĩ đến chuyện đem đổi trả lại lon.
Không chỉ bao nhựa, chai nhựa, lon thiếc…mà cả áo quần cũ cũng là những thứ tái chế được. Chính phủ Na Uy khuyến khích người dân đem đồ cũ tặng cho những cửa hàng bán đồ cũ để người thu nhập thấp có thể mua dùng, hoặc tặng để tái chế…
…cho tới những chuyện lớn
Bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt như vậy cho tới chuyện lớn hơn. Thiên nhiên, môi trường sống ở VN đang bị hủy hoại, tàn phá hàng ngày hàng giờ với mức độ khủng khiếp, nhưng từ đa số người dân cho tới chính nhà cầm quyền, chả ai quan tâm. Ngược lại, nhà cầm quyền còn là thủ phạm góp tay đắc lực nhất. Khắp nơi từ nông thôn đến thành thị, từ rừng sâu đến biển cả, từ Nam ra Bắc đều có thể chứng kiến mức độ phá hoại này.
Những thành phố lớn thì ngày càng ô nhiễm vì khói bụi, xăng xe, rác thải sinh hoạt…, có được con đường đẹp rợp bóng cây xanh nào là chặt trụi để xây cất, có được khoảng thở như công viên, quảng trường, hồ…nào là lấn chiếm, san lấp, khiến mức độ ngột, ô nhiễm càng tăng. Rừng bị tàn phá bừa bãi, những nhà máy công nghiệp xả khói đen mù lên bầu trời, xả thẳng chất độc hại ra sông, biển…
Thảm họa môi trường do nhà máy Formosa gây nên chỉ là một vụ nổi bật trong vô vàn sự phá hoại, hay nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Bình Thuận gây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, rồi nhà máy khai thác bauxite ở Tây Nguyên: “Nguy cơ ô nhiễm ở hai dự án bô xít Tây Nguyên” VNExpress, “Bauxite Tây Nguyên: Bộ TN-MT cảnh báo nhiều nguy cơ về sự cố môi trường”, Dân Trí…Như chúng ta biết, từ khi dự án này còn nằm trên giấy nhiều tầng lớp trí thức, nhân sĩ, các nhà chuyên môn đã lên tiếng can ngăn, cảnh báo nhà cầm quyền không nên thực hiện dự án nhưng họ vẫn làm, bất chấp dư luận.
Và rất nhiều trong những dự án, công trình, nhà máy gây ô nhiễm hay phá hoại môi trường là của Trung Cộng.
Người ta thản nhiên xây cất nhà cửa, biệt phủ, khu resort…trên rừng phòng hộ: “Sóc Sơn cấp 229 sổ đỏ ‘xẻ thịt’ hàng chục ha rừng phòng hộ”, Zing.vn, “Tan nát rừng phòng hộ Sóc Sơn”, Thanh Niên, “’Mẹ rừng’ phòng hộ Sóc Sơn đang từng ngày chảy máu!” An ninh Tiền tệ, Thanh Hóa: “Xóa sổ 2.000 ha rừng phòng hộ”, Người Lao Động…
Người ta “băm” cả núi, đồi: “’Băm nát’ núi để xây biệt thự ở Khánh Hòa”, VNExpress, “Đất đồi ở Vân Phong bị san lấp trước thông tin thành đặc khu”, VNExpress v.v… Sự phá hoại không sao kể xiết. Hậu quả là bão lũ càng năm càng dữ dội, sông ngòi, biển, đất đai bị ô nhiễm, cá và các sinh vật biển chết, cây cối bị nhiễm độc, sức khỏe của con người ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Người Việt Nam nhiều khi không ý thức được rằng mình may mắn như thế nào so với nhiều quốc gia khác (ví dụ như các nước Bắc Âu một năm có đến 4,5 tháng tuyết phủ trắng xóa, lạnh cóng), khi được sống trên một đất nước với khí hậu nhiệt đới có thể trồng trọt quanh năm, sinh thực vật phong phú, đất đai đồng bằng nhiều đủ khai thác nông nghiệp, lại có biển…Chả thế mà ông cha ta từng nói “đất nước ta rừng vàng biển bạc”. Nhưng chỉ sau mấy chục năm dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản VN, tài nguyên của đất nước đã bị khai thác cạn kiệt, rừng, biển, môi trường sống đều bị tàn phá.
Ở đây không phải là sự ngu dốt, thiếu hiểu biết. Mà là sự tham lam, vô trách nhiệm đến tận cùng của những người lãnh đạo đảng và nhà nước VN bao nhiêu năm qua, từ trung ương đến địa phương. Với lối tư duy chỉ biết có tiền, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, không nghĩ gì đến tương lai, tài sản ông bà để lại có bao nhiêu xài, phá cho bằng hết. Các thế hệ sau liệu còn được gì?

Phải chửi cha chúng nó


Ngô Trường An|

Vụ nữ sinh bị bạo hành ở Hưng Yên, thấy trên mạng nhiều người nhảy vào chửi ngành GD và lão Nhạ quá trời. Tui cảm thấy không ổn!
Thật ra, không riêng gì bộ GD be bét, mà tất cả các bộ ngành đều be bét như nhau. Chúng ta thử điểm qua sẽ thấy:
– Bộ Y Tế: buôn thuốc giả, ký cho nhập chất cấm rồi nói không biết chất đó là chất cấm! Chích vắc xin chết hàng loạt trẻ em, chạy thận gây chết tập thể, bệnh viện 2-3 người/giường….
– Bộ Giao Thông: BOT bẩn móc túi dân khắp mọi miền đất nước, đường vừa hoàn thành đã xuống cấp, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi vừa đưa vào sử dụng đã hư hỏng từa lưa, tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên nợ nần dây dưa không trả nổi, đường sắt Cát Linh – Hà Đông thì khỏi phải nói….
– Bộ Quốc Phòng: lãnh đạo thì chơi golf, lính lác thì đi bán rau muống, nuôi heo…. bỏ mặc chủ quyền đất nước, an ninh quốc gia bị xâm phạm. Ngư dân bị giặc ngoại bang bắn chết, bị bắt, tàu bị đâm chìm…cũng giả lơ….– Bộ Công An: Dân bị bức tử trong trại tạm giam với tầng suất mỗi ngày một tăng, công an hùa theo bọn tư bản đỏ cướp đất dân lành, an ninh đi canh gác những người bất đồng quan điểm, CSGT mãi lộ tràn lan….
– Bộ Tư Pháp: thì xử án như l..! Vụ xử BS Hoàng Công Lương và lái xe Lê Ngọc Hoàng là một ví dụ. Rồi hàng chục vụ án oan như Nguyễn Thanh Chấn; Huỳnh Văn Nén… Mà tiền đền bù thiệt hại cho những người bị oan này cũng ở trong lưng người dân. Rồi những phiên tòa công khai bẩn thỉu với những bản án bỏ túi xử người bất đồng chính kiến thì khỏi phải nói….
– Bộ TNMT: khai thác tài nguyên bán đổ bán tháo cho TQ với giá rẻ mạt. Phá hết rừng rồi phá luôn cả rừng phòng hộ, nhận chìm chất thải xuống biển, không khí ô nhiễm trầm trọng, rác rưởi thì khỏi phải bàn…
– Bộ TT&TT: toàn nói láo, mị dân, bưng bít thông tin, cái gì không ổn là đổ thừa do Việt Tân. Nhà báo, phóng viên thì chuyên đi soi trong quần các người mẫu, diễn viên. Tình trạng sáng đăng bài, trưa gỡ bỏ, chiều đăng lại…. Trong hàng chục năm nay, phát ngán…
– Bộ Văn Hóa: Để sư sãi truyền bá mê tín dị đoan, cho phép tồn tại các lễ hội man rợ như treo cổ Trâu, phanh thây Lợn, giết Bò… Rồi gần đây có cả lễ hội rước con cặc thiệt bự nữa chứ…
– Bộ NN&PTNT:….thôi thôi.. Không hơi đâu mà liệt kê cho hết 18 bộ. Ai chỉ giúp cho tôi bộ nào tốt thử coi!
Tất cả các bộ đều do bộ chính trị cai quản. Tại sao ta không chửi thằng lãnh đạo, mà đi chửi bọn lính lác làm gì?
Phải chửi cái bộ nào đẻ ra chúng nó ấy!

‘Áp lực dư luận’ khiến cựu phó chủ tịch Thanh Hóa trả lại ghế ‘mới cấp’

Ông Ngô Văn Tuấn. (Hình: Tiền Phong)
THANH HÓA, Việt Nam (NV) – Ông Ngô Văn Tuấn, người nổi tiếng trong vụ “nâng đỡ hot girl không trong sáng” Trần Vũ Quỳnh Anh, vừa được bổ nhiệm làm chánh văn phòng Sở Xây Dựng đã đưa đơn xin chuyển công tác vì “ảnh hưởng dư luận quá lớn.”
Ông Ngô Văn Tuấn, 53 tuổi, được giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Thanh Hóa ngày 29 Tháng Ba, 2019, ký quyết định bổ nhiệm làm chánh văn phòng sở này từ đầu Tháng Tư. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau, tức ngày 2 Tháng Tư thì ông đưa đơn từ chức, theo rất nhiều báo trong nước loan tin.
Báo Người Lao Động ghi lại nội dung ông Tuấn viết trong “Đơn xin chuyển công tác” đề ngày 2 Tháng Tư: “Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dư luận quá lớn những ngày vừa qua về chức vụ Chánh Văn phòng Sở Xây dựng, nên tôi viết đơn này kính đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và Lãnh đạo Sở Xây dựng cho phép tôi được chuyển công tác về lại Ban Chỉ đạo về quy hoạch xây dựng, phát triển đô thi và nhà ở tỉnh để yên tâm công tác.”
Báo này cho hay, vào cuối Tháng Ba vừa qua, Sở Xây Dựng và Văn Phòng Ủy Ban Nhân Dân Thanh Hóa đã có các quyết định tiếp nhận, điều chuyển công tác ông Ngô Văn Tuấn sang Sở Xây Dựng.
Trước khi được điều chuyển sang Sở Xây Dựng, ông Tuấn là “tổ trưởng tổ giúp việc của Ban chỉ đạo quy hoạch xây dựng phát triển đô thị và nhà ở (là chuyên viên của Văn Phòng tỉnh Thanh Hóa).”
Hồi cuối năm 2017, ông Ngô Văn Tuấn đã bị Ban Bí Thư của đảng CSVN do chính ông tổng bí thư chủ tọa cuộc họp đã lột hết mọi chức vụ trong đảng vì vụ “nâng đỡ không trong sáng” đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh, cựu trưởng Phòng Quản Lý Nhà và Thị Trường Bất Động Sản Sở Xây Dựng Thanh Hóa.
Đến giữa Tháng Giêng, 2018, dựa theo quyết định của Ban Bí Thư, ông Tuấn bị ông thủ tướng lột chức phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2016-2021, mà trước đó ông leo lên từ ghế giám đốc Sở Xây Dựng. Tương lai chính trị của ông thấy đầy hào quang trước mặt nếu không bị báo chí trong nước bới móc vụ “bổ nhiệm thần tốc” cho một thuộc cấp là bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Sau khi bị “kỷ luật” cả về mặt đảng cũng như chính quyền, ông Ngô Văn Tuấn về “Ban chỉ đạo về quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở tỉnh” của tỉnh Thanh Hóa làm một chức vụ nhỏ. Thời gian ông bị “kỷ luật” là 12 tháng đã hết, các mối quan hệ trong đảng và nhà cầm quyền tại địa phương của ông vẫn còn nên ông tìm cách leo dốc trở lại. Không ngờ “áp lực dư luận” không buông tha ông. Rất nhiều báo đưa tin ông được bổ nhiệm làm chánh văn phòng Sở Xây Dựng như một sự ngạc nhiên đối với người từng bị kết luận là “vi phạm nghiêm trọng.”
Đơn xin chuyển công tác về vị trí cũ của ông Ngô Văn Tuấn. (Hình: Người Lao Động)
Theo báo Tiền Phong, hồi năm 2017, “hot girl” Trần Vũ Quỳnh Anh (sinh năm 1986), không biết vì đâu và nhờ đâu, mà từ một nhân viên công nhật ăn lương “hợp đồng” tại một “đơn vị sự nghiệp” trong thời gian ngắn đã trở thành “công chức chuyên môn” rồi bổ nhiệm làm “phó trưởng phòng, trưởng phòng, đề nghị quy hoạch chức danh phó giám đốc sở; việc kết nạp đảng, tham gia đảng ủy Sở Xây Dựng.”
Cuộc điều tra bới móc ra thấy ông Tuấn khi làm giám đốc Sở Xây Dựng Thanh Hóa “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm các quy định của đảng, nhà nước về công tác tổ chức, cán bộ” khi “nâng đỡ không trong sáng” cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Trong đó ông “Ban hành quyết định về tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ không đúng thẩm quyền, vi phạm tiêu chuẩn cán bộ do cấp có thẩm quyền quy định; bổ nhiệm nhiều trưởng phòng, phó trưởng phòng chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn” cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh, là một trong mấy tội ông bị nêu ra để lột hết các chức vụ trong đảng và chính quyền vì đã làm dư luận ồn ào, mất mặt chế độ.
Vụ việc nổ lớn, báo chí bới móc ra thấy bà Trần Vũ Quỳnh Anh ly dị chồng, có một đứa con nhưng không biết ai là cha, bà có một tòa nhà lầu to lớn nguy nga “ba mặt tiền” tại khu đô thị bắc đại lộ Lê Lợi, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa, căn biệt thự có địa chỉ tại lô 9, LK3 – khu đô thị Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì) Hà Nội. Bà lại lái xe Cadillac Escalade trị giá nhiều tỷ đồng mang bảng số “độc” với ngày sinh của bà (30E-019.86). Với tài sản lớn như thế, đồng lương công chức còm cõi của các chức vụ mà bà nắm giữa phải nhịn ăn hàng trăm năm mới có tiền để mua.
Trước sự soi mói của dư luận, bà Trần Vũ Quỳnh Anh không những bỏ chạy khỏi Sở Xây Dựng Thanh Hóa, biến mất hẳn, không còn thấy xuất hiện ở đâu, dù tại các căn nhà bà làm chủ. Ngày 2 Tháng Tư, 2019, tờ Đất Việt dẫn lại một số thông tin cũ nói bà ta đang sống ở Tân Tây Lan nhưng hiện không có gì để kiểm chứng.
Bây giờ, ông Ngô Văn Tuấn muốn leo thang quyền lực trở lại thì bị dư luận kéo xuống. Ông “đại biểu quốc hội” Lưu Bình Những được tờ Lao Động ngày 30 Tháng Ba dẫn lời phát biểu về xử lý kỷ luật ông Tuấn “như kiểu tặng quà.” (TN)

Xăng tăng giá, lạm phát chờ leo thang

Khách hàng nối đuôi nhau đổ xăng ở Hà Nội khi hay tin xăng sắp tăng giá. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/GettyImages)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Giá xăng dầu tại Việt Nam tăng giá bán lẻ từ ngày 2 Tháng Tư, 2019, sau nửa tháng giá điện tăng, sẽ kéo theo giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ leo thang, ảnh hưởng mọi mặt đời sống xã hội.
Tin tăng giá xăng từ chiều Thứ Ba, 2 Tháng Tư, được các báo tại Việt Nam loan tải theo quyết định của “Liên Bộ Công Thương-Tài chính.” Theo báo VNExpress “mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng thêm 1,377 đồng, lên mức 18,588 đồng (80 cent); xăng RON 95 tăng 1,484 đồng, lên mức 20,033 đồng (86 cent). Các mặt hàng dầu cũng tăng 1,086 đến 1,219 đồng mỗi lít, tùy loại.”
Việc tăng giá xăng dầu thấy nói nhà nước phải lấy tiền từ “Quỹ bình ổn giá xăng dầu” để bù lỗ vì giá xăng dầu quốc tế tiếp tục leo thang. Chính sách kinh tế của nhà cầm quyền CSVN có cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” nên các công ty nhập cảng hay sản xuất xăng dầu nội địa không được phép tự quyết định giá cả theo thị trường mà có sự “điều hành” của nhà nước.
Đây là lần thứ hai kể từ đầu năm giá xăng bị đẩy lên cao hơn tại Việt Nam trong khi năm ngoái giá xăng dầu trong nước bị điều chỉnh 19 lần.
Tháng trước, ngày 20 Tháng Ba Bộ Công Thương loan báo tăng giá điện thêm 8.36%, nay tăng giá xăng dầu mà báo chí trong nước nói “khá mạnh,” sẽ lôi theo sự tăng giá mọi mặt trong khi lương bổng vẫn chỉ có vậy.
Tháng Giêng đầu năm 2019, nhà cầm quyền nêu mục tiêu kiềm giữ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm ở khoảng 3.3% đến 3.9%, tức là sẽ cố “kiểm soát lạm phát dưới 4%.”
Trong ngày họp chính phủ vào ngày 2 Tháng Tư về tình hình kinh tế xã hội của Tháng Ba, 2019, người ta thấy ông Mai Tiến Dũng, bộ trưởng-chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, họp báo khoe: “Kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Tháng Ba giảm 0.21%% so với tháng trước (cùng kỳ tăng 8.7%). CPI bình quân quý I/2019 tăng 2.63% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.”
Nay với các đợt tăng giá điện và xăng dầu, khó lòng kềm giữa được mức lạm phát ở mức độ đã nêu. Ngay từ Tháng Mười năm ngoái, giới chuyên gia kinh tế trong nước đã từng dự báo lạm phát tại Việt Nam năm 2019 sẽ lên cao hơn 4% từ khi chế độ Hà Nội áp đặt “thuế bảo vệ môi trường” lên “kịch trần.”
“Chúng tôi cho rằng lạm phát năm 2019 sẽ vượt xa mức mục tiêu 4% mà chính phủ và Quốc Hội đặt ra cho những năm gần đây,” báo Nhà Điều Hành dẫn lời ông Nguyễn Đức Thành, Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách (VEPR) ở Hà Nội. Nói khác, theo ông kềm chế lạm phát “khó có thể đạt được.”
Hồi Tháng Chín năm ngoái, khi có tin tăng thuế xăng dầu, chuyên gia kinh tế nay đã nghỉ hưu Lê Đăng Doanh được báo Dân Trí dẫn lời: “Tôi nghĩ đây là biện pháp không được người người dân ủng hộ nhiều. Tất cả các sản phẩm đều có chi phí vận tải trong khi dịch vụ từ máy bay, ô tô, các loại tàu đều sẽ tăng chi phí theo giá xăng. Chưa kể, xăng tăng thì từ hạt gạo, quần áo tới con gà, con vịt đều tăng theo, ảnh hưởng đến đời sống người dân.”
Ông Doanh đặt câu hỏi tại sao không cắt giảm chi thường xuyên hiện đã chiếm tới 70% tổng chi ngân sách, tiết giảm các khoản chi lãng phí, không hiệu quả như đi nước ngoài, chi phí lễ tân, tiếp khách thay vì tăng thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng thiết yếu như xăng dầu.
Hồi Tháng Hai, 2018, báo Dân Trí phỏng vấn ông Huỳnh Thế Du (tiến sĩ kinh tế của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) cho rằng việc tăng thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam là do “việc chi ngân sách cao lại kém hiệu quả.” (TN)

Vietnam Cybersecurity Dialogue 2019: Luật An Ninh Mạng không còn là chuyện riêng của người Việt Nam

Cát Linh/Người Việt
Một biểu ngữ chống Luật An Ninh Mạng trong cuộc biểu tình ở Sài Gòn ngày 10/6. (Hình: Trần Bang)
VALENCIA, Spain (NV) – Luật An Ninh Mạng ở Việt Nam không còn là một vấn đề của riêng người dùng mạng xã hội trong nước mà nó đã trở thành sự việc đáng lưu ý cho người quan tâm đến tự do internet trên toàn thế giới tại Vietnam Cybersecurity Dialogue 2019 (VCD 2019.)
Đó không ai khác, chính là những người làm trong ngành kỹ thuật công nghệ; phát triển trang web (web developing, web coding); an ninh mạng…tham dự Vietnam Cybersecurity Dialogue (Hội thảo An Ninh Mạng Việt Nam) lần thứ 3 ở Valencia, Tây Ban Nha vào ngày 31 Tháng Ba, 2019.
Cũng như những năm trước, VCD 2019 là một chuyên đề nằm trong chuỗi sự kiện của Internet Freedom Festival (IFF) lần thứ 5 từ ngày 1 đến ngày 5 Tháng Tư, 2019. Sự bảo mật và an toàn cho người tham dự VCD và cả IFF được đảm bảo tuyệt đối. Do đó, trong suốt thời gian hội thảo, việc ghi hình, quay phim hoàn toàn không được thực hiện.

Người dân Sài Gòn biểu tình chống Luật An Ninh Mạng ngày 10/6/2018. (Hình: Facebook Trần Bang.)

Diễn ra chỉ trong một ngày, VCD 2019 có số lượng khách tham dự rất chọn lọc nhưng vẫn nêu lên được tất cả những vấn đề cần trao đổi liên quan đến Luật An Ninh Mạng ở Việt Nam.
Trong buổi hội thảo, các vấn đề như tài khoản Facebook bị khoá, nội dung đăng tải trên Facebook bị xoá nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đặc biệt, họ đặt ra những câu hỏi đề cập thẳng đến luật pháp, tìm hiểu về chính quyền CSVN và cả việc làm thế nào để có thể phản đối Luật An Ninh Mạng có hiệu quả.
Rất thú vị khi trong thời gian hội luận, những danh từ quen thuộc với tình hình ở Việt Nam như Viettel, xoá bài, khoá Facebook…được nhắc đến rất nhiều lần, bởi chính những người quan tâm từ các nước khác. Thậm chí, có cả ý kiến nói rằng Luật An Ninh Mạng ở Việt Nam là một bản sao của Luật An Ninh Mạng Trung Quốc.
VCD 2019 đưa ra những chuyên đề nhỏ cùng thảo luận như: Xã hội dân sự (Civil Society); Tự do báo chí (Press Freedom); Môi trường luật pháp ở Việt Nam (Legal Operating Environment); An ninh mạng (Cybersecuirty Law); Phần mềm nguồn mở (Open Sources)
Mỗi chuyên đề sẽ được giải thích cho khách tham dự qua một diễn giả chính như người làm trong truyền thông; Cựu tù nhân lương tâm; một Facbooker từng bị “hack” tài khoản Facebook hay một người đang hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng.
Trả lời Nhật Báo Người Việt vì sao Luật An Ninh Mạng ở Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia phần mềm cũng như những người trong công nghệ bảo mật, ông Alp Toker, Phó Giám Đốc của NetBlocks Group, một tập đoàn xã hội dân sự hoạt động về quyền kỹ thuật số, an ninh mạng và quản trị mạng cho biết:
Được biết các thông tin là điều rất quan trọng, với nhiều lý do khác nhau. Chúng tôi rất lo ngại và quan tâm đến những chính kiến không được bày tỏ ở Việt Nam, một quốc gia do Đảng Cộng Sản cai trị.
NetBlocks sẽ cố gắng giúp cho các cơ quan truyền thông hải ngoại hạn chế việc bị khoá trang web ở Việt Nam. Chúng tôi không muốn mọi người bị mất đi cơ hội được lên tiếng và được quyền biết thông tin.
Ông Alp Toker cho biết thêm, trong công việc tìm hiểu về những trang mạng bị khoá, bị đánh sập, ông đã nhận thấy Viettel, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam chính là cái tên đứng sau rất nhiều những tài khoản Facebook bị khoá cũng như những trang mạng bị “block” ở Việt Nam. Điều này cũng tương tự như cách Viettel áp dụng ở một số nước Châu Á khác và Châu Phi.
Arturo Filasto, kiến trúc sư trưởng của công ty phần mềm OONI, một phần mềm miễn phí cho phép mọi người trên toàn thế giới kiểm tra trang mạng của họ và thu thập dữ liệu của các hình thức kiểm duyệt internet khác nhau cho Nhật Báo Người Việt biết về sự quan tâm ông dành cho VCD, đặc biệt là Luật An Ninh Mạng ở Việt Nam:
Một sự kiện như VCD đã cho chúng tôi học hỏi thêm rất nhiều về những gì đang diễn ra trong thế giới mạng internet ở các quốc gia như Việt Nam. Từ đó chúng tôi nghĩ rằng mình cần phải nghiên cứu và phát triển thêm các kỹ thuật mới để mang đến một thế giới mở, thế giới tự cho internet cho mọi người.”
Ngày 1 Tháng Một, 2019, Luật An Ninh Mạng chính thức có hiệu lực ở Việt Nam. Từ đó cho đến nay, luật này đã nhận được nhiều sự chỉ trích từ Hoa Kỳ, EU cùng các nhóm ủng hộ tự do internet….vì qui định yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ internet xóa “nội dung độc hại” và bàn giao dữ liệu người dùng khi được chính quyền yêu cầu.
Luật An Ninh Mạng cũng quy định các công ty cung cấp internet nước ngoài như Facebook, Google, YouTube phải lưu trữ máy chủ ở Việt Nam. Điều này được cho là vi phạm quyền riêng tư và các mối đe dọa an ninh mạng. (Cát Linh)

Tiền dân gửi tiết kiệm ngân hàng ở Khánh Hòa bỗng dưng ‘bốc hơi’

Phòng Giao Dịch Agribank Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, nơi xảy ra sự việc. (Hình: Tuổi Trẻ)
KHÁNH HÒA, Việt Nam (NV) – Người dân gửi tiền tại Phòng Giao Dịch Agribank Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa, khi kiểm tra sổ tiết kiệm phát hiện hàng trăm triệu đồng gửi ấy lâu nay “không cánh mà bay,” trong khi tiền lãi hằng tháng ngân hàng vẫn trả đủ.
Theo báo Khánh Hòa, ngày 1 Tháng Tư, 2019, cả khu vực hai phường Ninh Diêm, Ninh Thủy (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) nháo nhác vì nhiều người đi kiểm tra sổ tiết kiệm thì phát hiện bị mất tiền.
Báo này cho hay, đầu năm 2019, ông Lê Văn Trí (phường Ninh Thủy) gửi tiết kiệm tại Agribank Ninh Diêm 680 triệu đồng ($29,310), kỳ hạn 3 tháng, nhưng khi kiểm tra thì sổ tiết kiệm còn 0 đồng. “Số tiền này một phần bán đất, một phần con cái cho nên tôi gửi tiết kiệm lấy lãi an dưỡng tuổi già. Tôi nghĩ đây là ngân hàng nhà nước nên yên tâm gửi,” ông Trí nói với báo Khánh Hòa.
Chưa đầy một giờ sau khi thông tin tiền gửi bị mất, hàng trăm người dân có sổ tiết kiệm nháo nhác kéo nhau đến Agribank Ninh Diêm yêu cầu kiểm tra tài khoản.
Kể với báo Tuổi Trẻ ngày 2 Tháng Tư, 2019, bà Trần Thị Chín (phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) cho biết ngày 30 Tháng Ba, bà Chín được người thân báo tin rất nhiều người dân gửi tiền tại Phòng Giao Dịch Agribank Ninh Diêm tập trung rất đông ở đó để kiểm tra số tiền gửi tiền kiệm, sau khi có phản ảnh nhân viên của ngân hàng này đã lấy tiền của dân bỏ trốn.
Đến ngày 1 Tháng Tư, bà chính đến ngân hàng kiểm tra sổ thì số tiền trong sổ tiết kiệm năm 2015 với số tiền 360 triệu đồng ($15,519), kỳ hạn 6 tháng lấy tiền lãi một lần chỉ còn lại 100 triệu đồng ($4,311). Tương tự, sổ tiết kiệm năm 2016 với số tiền 380 triệu đồng ($16,381) kỳ hạn 3 tháng lấy tiền lãi một lần chỉ còn lại 90 triệu đồng ($3,879).
“Số tiền trên là của con trai đi ‘xuất khẩu lao động Nhật Bản’ gửi về. Giờ tiền tôi bị mất ở cả hai sổ tiết kiệm là 550 triệu đồng ($23,710),” bà Chín lo lắng nói.
Bà Trần Thị Chín có hai sổ tiết kiệm nhưng tiền đều bị “bốc hơi.” (Hình: Khánh Hòa)
Cũng theo bà Chín, điều lạ là số tiền lãi bà nhận trong tháng gần đây nhất vẫn được thanh toán đầy đủ nên không biết tiền gốc của bà bị lấy từ lúc nào.
“Không chỉ tôi, mà nhiều người dân khác cũng chung tình trạng như tôi. Số tiền bị mất nhiều người là rất lớn,” bà Chín nói.
Nói với báo Tuổi Trẻ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Thanh Bình, phó giám đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh tỉnh Khánh Hòa (Agribank Khánh Hòa), thừa nhận cho biết sau khi nghe thông tin tiền gửi bị mất, trong hai ngày qua số lượng khách hàng đến đối chiếu, kiểm tra tiền trong sổ tiết kiệm “tương đối đông.”
“Thời điểm hiện tại, qua kiểm tra chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch tiền trong tài khoản hiện tại và sổ tiết kiệm đã gửi trước đó. Hiện nay, ngân hàng đang tiến hành đối chiếu tiền sổ tiền kiệm người dân gửi và hiện tại để tổng hợp tiến hành xem phân tích nguyên nhân sai lệch, thất thoát từ đâu,” ông Bình nói.
Nhiều khách hàng đợi kiểm tra sổ, rút tiền tiết kiệm tại quầy giao dịch Agribank Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. (Hình: Khánh Hòa)
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Huy, giám đốc Agribank Khánh Hòa, cho biết ngay sau khi tiếp nhận thông tin người dân bị mất tiền, trong ba ngày qua ngân hàng đã cử cán bộ phối hợp cùng đại diện Ngân Hàng Nhà Nước trực tiếp ra Phòng Giao Dịch Agribank Ninh Diêm (thị xã Ninh Hòa) kiểm tra, đồng thời “giải thích trấn an người dân.”
Ông Huy cũng cho biết, người bị phản ảnh lấy tiền từ sổ tiết kiệm của người dân “là một nữ giao dịch viên của Phòng Giao Dịch Agribank Ninh Diêm.”
“Sáng 2 Tháng Tư, đoàn kiểm tra của Agribank đã liên lạc với nhân viên bị phản ánh và hiện đang tiến hành làm việc với nữ nhân viên này tại thành phố Nha Trang để làm rõ sự việc trên,” ông Huy nói thêm.
Cũng theo ông Huy: “Nếu điều tra xác định hành vi cô nhân viên này là trục lợi, xâm phạm tiền của khách hàng, cái nào xác định là đúng, chính xác, ngân hàng sẽ chi trả lại cho người dân.” (Tr.N)

Cô giáo ở Bà Rịa-Vũng Tàu đánh bầm tím 22 học sinh


Trường Trung Học Cơ Sở Long Toàn, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nơi xảy ra sự việc 22 học sinh lớp 8 bị cô giáo đánh bầm tím. (Hình: Thanh Niên)
BÀ RỊA-VŨNG TÀU, Việt Nam (NV) – Chỉ vì gây mất trật tự trong lớp, 22 học sinh lớp 8 ở thành phố Bà Rịa đã bị cô giáo dạy toán dùng thước đánh bầm tím chân tay.
Ngày 2 Tháng Tư, 2019, ông Nguyễn Văn Ba, phó giám đốc Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cùng hiệu trưởng trường Trung Học Cơ Sở Long Toàn (thành phố Bà Rịa) đã xin lỗi tập thể lớp 8A1 sau sự việc giáo viên chủ nhiệm dùng thước đánh 22 học sinh bầm tím.
Theo báo Thanh Niên, tại đây, nhiều học sinh lớp 8A1 đã xin ông Nguyễn Văn Ba cùng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tha lỗi cho cô giáo chủ nhiệm. Các học sinh có ý kiến rằng việc cô giáo đánh là do các em nhảy nhót trong giờ học, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến các lớp xung quanh.
Ông Nguyễn Văn Ba cho biết đã làm việc với nhà trường, cô giáo chủ nhiệm lớp 8A1 Nguyễn Thị Thu Huyền. Ban đầu nhận định cô giáo chủ nhiệm đã đánh 22 học sinh từ 3 đến 10 cây.
Báo Thanh Niên cho hay, vào tiết học buổi sáng ngày 29 Tháng Ba, cô Nguyễn Thị Thu Huyền thấy sổ đầu bài có các giáo viên khác ghi tên nhiều học sinh gây mất trật tự trong lớp.
Sau đó, các tổ trưởng trong lớp cũng báo cáo có thêm nhiều bạn khác gây mất trật tự, tổng cộng là 22/31 học sinh. Ngay sau đó, cô giáo Huyền đã gọi 22 học sinh và dùng thước đánh làm nhiều em bị bầm tím chân.

Chân của hai em học sinh lớp 8 sau khi bị cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Thu Huyền đánh. (Hình: Tuổi Trẻ)

Cũng trong ngày 2 Tháng Tư, xác nhận với báo Tuổi Trẻ, bà Trần Thị Phương Hiền, trưởng Phòng Giáo Dục và Đào Tạo thành phố Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), cho biết phòng đã họp để xem xét kỷ luật đối với giáo viên Nguyễn Thị Thu Huyền và sẽ tạm đình chỉ giảng dạy đối với cô giáo dạy toán này.
Cùng ngày, bà Lê Thị Thùy Lan, hiệu trưởng trường Long Toàn, đã ký quyết định tạm đình chỉ việc giảng dạy, công tác chủ nhiệm của cô Huyền 15 ngày. Trong thời gian này, cô Huyền phải đến trường làm việc văn phòng hằng ngày.
Trước đó, vào sáng 1 Tháng Tư, phụ huynh của một trong 22 em học sinh bị đánh cho biết, anh phát hiện chân con mình bị bầm tím nên hỏi và con trả lời do bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Khi hỏi nguyên nhân thì cháu trả lời vì “mất trật tự” và có đến 21 bạn cùng lớp cũng bị đánh.
Vì quá bất bình, phụ huynh này đã đăng thông tin lên mạng xã hội và phản ảnh lên ban giám hiệu nhà trường. Theo phụ huynh này, học sinh nhẹ nhất bị đánh 5 cái, có em bị đánh 15 cái.
Trong khi đó, một phụ huynh khác có con bị đánh cho biết, cô Huyền có gọi điện thoại cho mình, không những không xin lỗi mà còn hỏi ngược “nếu anh là giáo viên chủ nhiệm, một lúc 22 đứa học sinh nó quậy, nó nhảy trên bàn thì anh tính sao?” Quá bực tức, vị phụ huynh này trả lời “Nếu cô gọi điện để xin lỗi thì không sao, còn cô nói với ngữ điệu này thì tôi không nghe máy nữa,” rồi tắt máy.
Ban Giám Hiệu trường sau đó đã “nắm vụ việc” nhưng do gặp hai ngày nghỉ cuối tuần nên vào Thứ Hai, 1 Tháng Tư, mới yêu cầu cô Huyền tường trình.

Trường Tiểu Học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, nơi xảy ra sự việc thầy giáo sờ mông và đùi học sinh. (Hình: Zing)

Liên quan đến giáo dục, báo chí Việt Nam cho hay, ngày 1 Tháng Tư, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) đã ký quyết định điều chuyển ông Dương Trọng Minh, giáo viên trường Tiểu Học Tiên Sơn, thầy giáo bị tố dâm ô “sờ mông và đùi” nhiều học sinh nữ lớp 5 của trường này về trường Tiểu Học Vân Hà (huyện Việt Yên) làm nhân viên hành chính kể từ ngày 10 Tháng Tư, với lý do “sử dụng rượu, có hành vi không đúng mực với học sinh khi lên lớp.”
Báo VNExpress đưa tin trước đó, một bà mẹ cho biết, chiều 1 Tháng Ba, con gái đi học phụ đạo ở trường về khóc lóc kể thầy giáo uống rượu, lên lớp không dạy mà cho học sinh ngồi chơi. “Được một lúc, thầy gọi một số nữ sinh lên, cho tay vào áo rồi sờ soạng những bộ phận nhạy cảm. Cả lớp đều biết chuyện này,” người mẹ nói.
Phụ huynh này chia sẻ vẫn dạy con biết kháng cự khi có người động vào bộ phận nhạy cảm, nếu không thì phải kêu lên. Nhưng con chị đã không thể kêu cứu vì bị thầy giáo bịt miệng.
Theo phản ảnh từ phụ huynh, có 13 nữ sinh bị thầy giáo gọi lên và “sờ soạng.” Trong hai cuộc họp, thầy giáo đã ký vào biên bản thừa nhận “sờ vào vùng nhạy cảm của một số học sinh” và đến từng gia đình học sinh xin lỗi.
Theo báo Zing, công an huyện xác định “chưa có đủ căn cứ chứng minh việc ông Minh có hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi.”
Theo kết luận của cơ quan điều tra, quá trình làm việc với ông Minh và ý kiến trình bày của học sinh cho thấy thầy giáo này chỉ véo tai, véo mũi, dí vai, sờ mông, sờ đùi một số học sinh lớp 5. Ngoài ra, ông Minh không có hành động nào khác. (Tr.N)

Nghêu chết trắng bãi, hàng trăm gia đình Thanh Hóa trắng tay

Ông Nguyễn Văn Hinh cho biết, sau khi vay ngân hàng hàng trăm triệu đồng để nuôi nghêu, giờ nghêu chết trắng, chẳng biết lấy đâu tiền trả nợ. (Hình: Lao Động)
THANH HÓA, Việt Nam (NV) – Hàng trăm gia đình nuôi nghêu giống, nghêu thịt tại xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, đang lao đao đứng trước nguy cơ phá sản vì hàng trăm hécta nghêu bỗng dưng chết trắng bãi.
Theo báo Lao Động ngày 2 Tháng Tư, 2019, một diện tích lớn các bãi nuôi nghêu tại cửa biển thuộc xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa) đang xảy ra tình trạng nghêu nuôi đang đến độ thu hoạch bỗng nhiên chết hàng loạt, không rõ nguyên nhân.
Nhìn bãi nghêu chết trắng xóa, ông Phạm Quang Minh (ở thôn Tân Lộc, xã Hải Lộc) cho biết, gia đình có 2 hécta nuôi nghêu giống và nghêu thịt, chỉ còn vài ngày nữa là đến kỳ thu hoạch, nay bỗng nổi trắng bãi. Coi như toàn bộ số tiền đầu tư hơn 1 tỷ đồng (hơn $43,100) trôi theo con nước.
“Ngoài mất trắng tiền vốn đầu tư, giờ đây gia đình tôi còn phải mất cả triệu đồng/ngày để thuê người thu dọn, nhặt xác nghêu trên đồng,” ông Minh nói.
Không chỉ nghêu giống mà nghêu thịt đến ngày thu hoạch cũng chết trắng bãi. (Hình: Lao Động)
Được xem là gia đình nuôi nghêu nhiều nhất nhì xã Hải Lộc, ông Phạm Văn Quý (thôn Lộc Tiên, xã Hải Lộc) cho biết, cách đây khoảng chục ngày, khi ông ra thăm bãi nghêu thì phát hiện nghêu chết bất thường. Những ngày sau đó, nghêu chết càng nhiều, đến này, thì trắng bãi.
“Tổng diện tích gia đình nuôi nghêu là 6 hécta, tính ra thiệt hại khoảng 3 tỷ đồng (hơn $129,328). Ngoài ra, sau khi nghêu chết, gia đình còn phải thuê người để thu dọn xác nghêu với chi phí khoảng 4 đến 5 triệu đồng/ngày ($172- $215),” ông Quý nói.
Tin cho biết, tại khu vực nuôi nghêu của xã Hải Lộc, có hàng trăm nhà chịu chung cảnh như gia đình ông Minh, ông Quý. Nhà ít thì độ 1 hécta, nhà nhiều thì 5-7 hécta, tổng sản lượng nghêu chết hàng ngàn tấn, thiệt hại ước tính cả trăm tỷ đồng.
Theo các gia đình nuôi nghêu tại đây, hầu hết để có vốn nuôi, họ phải vay vốn ngân hàng bằng cách thế chấp giấy tờ sở hữu nhà đất (sổ đỏ). Giờ nghêu chết, coi như thất thu, ôm một đống nợ và chưa biết khi nào trả xong.
Ông Nguyễn Văn Hinh (ở thôn Y Bích, xã Hải Lộc) cho hay, gia đình vay ngân hàng và đầu tư khoảng 400 triệu đồng (hơn $17,243) vào nghêu. “Giờ đây, nghêu chết hết, nghĩ đến số nợ hàng trăm triệu tại ngân hàng mà thấy hoang mang,” ông Hinh nói.
Nhiều gia đình lâm vào nợ nần khi tiền đầu tư vào nghêu mất trắng, nhưng hằng ngày vẫn phải thuê người dân nhặt vỏ nghêu chết để làm sạch đầm. (Hình: Lao Động)
Ngày 2 Tháng Tư, nói với báo Lao Động, ông Nguyễn Quốc Tý, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, cho biết đến thời điểm hiện tại, đã có 248 gia đình trong xã nuôi nghêu bị chết. Trong đó, 161 nhà bị chết từ 70% đến 100%, còn lại các gia đình khác bị từ 30% đến 70%. Ước tính ban đầu cả ngàn tấn nghêu, gây thiệt hại kinh tế hàng trăm tỷ đồng.
“Hiện, xã đã báo cáo sự việc đến cơ quan hữu trách tỉnh Thanh Hóa để về lấy mẫu đi xét nghiệm, tìm ra nguyên nhân nghêu chết. Cùng với đó, xã đang thành lập các tổ để thống kê chi tiết thiệt hại của các gia đình có nghêu bị chết,” ông Tý cho biết.
Theo báo Công Lý, vào các năm trước tại xã Hải Lộc cũng đã xảy ra hiện tượng nghêu chết hàng loạt, nhưng ở mức độ nhẹ hao hụt chỉ khoảng 20% đến 30% vụ. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, môi trường bị ô nhiễm nặng hơn, lượng nghêu chết tăng dần nhưng chưa có năm nào thiệt hại như lần này.
Trước đó tại huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình), người nuôi nghêu giống ở vùng bãi triều ven biển tại đây cũng đứng ngồi không yên vì bị đàn rết biển (hay sâu biển) tấn công ăn sạch hàng chục héc ta nghêu giống.
Nhiều người dân cho biết, đàn sâu từ đâu đến xuất hiện dày đặc, chúng chui xuống bãi cát bùn sau đó ăn hết nghêu. Loài sâu này nuốt cả con nghêu vào bụng, hút hết nước sau đó thải vỏ nghêu ra ngoài. Hàng chục hécta nghêu giống với số tiền hàng tỷ đồng chỉ trong thời gian ngắn đã bị ăn sạch khiến nhiều gia đình trắng tay. (Tr.N)