Tuesday, October 7, 2014

Mở đường xuyên Việt giống như làm đường làng

BÌNH THUẬN (NV) - Ðại diện nhà cầm quyền tỉnh Bình Thuận đã chỉ trích Ban Quản Lý Dự án 1 (PMU1) kịch liệt về việc thực hiện dự án mở rộng quốc lộ 1, đoạn chạy ngang tỉnh này.

Ông Lê Tiến Phương, chủ tịch tỉnh Bình Thuận nhận định, việc thực hiện dự án mở rộng con đường xuyên Việt, đoạn chạy ngang tỉnh Bình Thuận được thực hiện chẳng khác gì làm đường làng. Nhiều chỗ chỉ có vài ba công nhân và hai ba chiếc xe lu chạy tới, chạy lui. Ông Phương thắc mắc, làm như thế thì bao giờ mới xong (?).


Ðoạn quốc lộ 1 chạy qua thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, được nhà thầu đào rất sâu rồi để đó. (Hình: Thanh Niên)

Ông Phạm Văn Nam, giám đốc Sở Giao Thông-Vận Tải Bình Thuận, góp thêm, đoạn quốc lộ 1 chạy ngang trụ sở huyện Bắc Bình được nhà thầu đào xuống sâu hai mét rồi bỏ đó cả tháng, không thèm lấp, khiến toàn bộ viên chức, dân chúng có việc ra vào trụ sở huyện Bắc Bình phải đi cửa sau.

Phó chủ tịch huyện Bắc Bình tố rằng, nhiều đoạn, nhà thầu đào đường lấp hết mương thoát nước. Hoặc chỉ làm Thứ Bảy, Chủ Nhật để có thể khai thác đất, cát trái phép.

Chủ tịch thành phố Phan Thiết cáo giác, có cả chuyện dân chúng phải chi tiền cho nhà thầu để nhà thầu hoàn tất phần đường trước nhà của họ sớm.

Theo tường thuật của tờ Thanh Niên, đại diện PMU có phân bua rằng, sở dĩ việc mở rộng quốc lộ 1 đoạn chạy ngang Bình Thuận kéo dài vì “mưa nhiều, năng lực nhà thầu và nhiều đơn vị thi công kém.” Tuy nhiên viên chủ tịch tỉnh Bình Thuận vặn lại, nếu đó là nhà anh, người ta dùng lý do đó để trả lời về tình trạng để rãnh sâu trước cửa cả tháng, anh có chịu nổi không?

Ðáng lưu ý là theo chính quyền tỉnh Bình Thuận, 9 tháng qua, từ khi mở rộng quốc lộ 1, đoạn chạy ngang tỉnh Bình Thuận, số người chết do tai nạn giao thông trên đoạn này đã tăng tới 16%. Trong số 73 người chết đã có tới 40 người thiệt mạng tại đoạn đi qua huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Ông Nguyễn Ngọc, phó chủ tịch tỉnh Bình Thuận dọa các nhà thầu rằng, chính quyền tỉnh này đã yêu cầu công an phải khởi tố các nhà thầu nến việc thi công bê trễ, cẩu thả là nguyên nhân gây ra tai nạn vì không thể để dân chết oan uổng như vậy được.

Viên chủ tịch tỉnh Bình Thuận bảo rằng, chỉ trích nhau như thế là còn nhẹ, đáng ra phải bắt nhà thầu vì coi thường tính mạng của dân, bởi đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm, chết nhiều người chỉ vì nhà thầu bê trễ, cẩu thả.

Người ta chưa hiểu tại sao trước thực tế tồi tệ như vậy, các viên chức hữu trách ở Bình Thuận chỉ “chỉ trích” và “dọa” các nhà thầu, dù rằng các dấu hiệu coi thường tính mạng dân chúng rõ như ban ngày và đã có hàng chục người uổng mạng. (G.Ð)
10-07-2014 12:48:41 PM

“Cán bộ về hưu tiền đâu ra mà lắm thế?”

“Nghỉ hưu rồi mà tiền của nhiều như vậy thì ở đâu ra? Như trường hợp của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, báo chí nêu đúng sai thế nào cần phải làm rõ”- cử tri quận Hoàn Kiếm, HN nêu.
Cử tri Nông Quang Lộc phát biểu ý kiến (Ảnh: ND)
Chiều 6/10, Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội đã có cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm. 
Tại buổi tiếp xúc cử tri này, đề cao các hoạt động của Thường vụ Quốc hội giữa 2 kỳ họp song cử tri Nông Quang Lộc, Ủy viên UBMTTQ quận Hoàn Kiếm tỏ ra băn khoăn khi chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế rất chậm. Ông Lộc cũng cho rằng, cách tính GDP không sát thực, không định vị được nền kinh tế.
Cử tri Lộc đặt câu hỏi "nền kinh tế đang phục hồi liệu có đúng không?" và cho rằng nền kinh tế đang ở tình trạng rủi ro khi nợ công, nợ xấu lớn còn lớn, mặt khác chúng ta lại đang phải đi vay tiền để trả nợ.
Đề cập đến vấn nạn tham nhũng, băn khoăn vì sao thu hồi tài sản chỉ được 10%, ông Lộc cho rằng việc quản lý tài sản, tiền của cán bộ không thực sự nghiêm túc. Cử tri đề nghị phải xử lý nghiêm cả người nghỉ hưu nếu vẫn dính đến tham nhũng.
“Nghỉ hưu rồi mà tiền của nhiều như vậy thì ở đâu ra? Dư luận phản ánh, cơ quan có trách nhiệm phải thông báo cho dân biết rõ. Như trường hợp của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền báo chí nêu đúng sai như thế nào? Nếu chúng ta cứ im lặng thì người ta sẽ không phản ánh nữa. Chống tham nhũng phải mạnh hơn, vì đây là vấn đề sống còn của chế độ” – cử tri Lộc đề nghị.
Liên quan đến vấn đề quy trách nhiệm, cử tri Hoàn Kiếm đề nghị nếu người nào không làm được việc thì phải miễn nhiệm, cách chức hoặc có cơ chế từ chức. Các nước văn hóa từ chức cao lắm, lòng tự trọng cao lắm. Khi không làm được việc thì người ta xin từ chức. Còn chúng ta do gắn liền với nhiều quyền lợi, bổng lộc nên theo cử tri văn hóa từ chức vẫn còn rất kém.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Quang chia sẻ với cử tri quận Hoàn Kiếm chiều 6/10 (Ảnh: ND)
Đề cao chủ trương lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, cử tri Bùi Phi Hữu (phường Hàng Trống) cho đây là việc làm rất quyết liệt của Quốc hội, đã và đang tạo được sự đồng thuận của cử tri và nhân dân cả nước. Bên cạnh đó, cử tri Hữu cũng cho rằng, việc trả lời chất vấn thời gian qua cũng được nâng cao, nhưng cần đi thẳng vào vấn đề chất vấn hơn nữa, tránh để chủ tọa phiên chất vấn phải nhắc nhở nhiều.
Một vấn đề khác được nhiều cử tri quan tâm là Luật tổ chức chính quyền địa phương. Theo cử tri, việc không tổ chức HĐND cấp quận, huyện đã được thực hiện thí điểm,nhưng đến giờ này cử tri vẫn chưa nhận được thông tin chính thức nào về kết quả thực hiện nên vẫn còn nhiều băn khoăn. Cử tri đề nghị trước khi văn bản được ban hành thì phải có sự đóng góp ý kiến của người dân và phải được sự chuẩn y của Bộ Tư pháp.
Giải đáp những băn khoăn của cử tri liên quan đến vấn đề xây dựng pháp luật, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Quang cho rằng, Luật tổ chức chính quyền nhân dân hiện đang được tổng kết đánh giá với 2 phương án. Ông Quang đồng thuận với việc thực hiện phương án 2, giữ nguyên HĐND cấp quận, huyện, phường, vì ở đâu có quyền lực, ở đó phải có sự giám sát của nhân dân.
Về chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội cho rằng, đây là quyết tâm chính trị của Đảng ta được xác định từ Đại hội 11. Thủ tướng Chính phủ sau đó cũng đã quán triệt, tái cấu trúc con đường duy nhất đúng là cổ phần hóa và phải quyết tâm làm. Thủ tướng cũng yêu cầu thủ trưởng đơn vị nào nào làm không quyết liệt, hay làm chậm thì sẽ phải luân chuyển sang các đơn vị khác.
THEO INFONET-07/10/14 05:45
Nguyễn Dũng

‘Công nghệ thịt chó’ kinh hoàng ở Việt Nam gây sốc thế giới

HÀ NỘI (NV) - Những gì mà nhà báo người Anh - Nelufar Hedayat chứng kiến - ghi nhận về “công nghệ thịt chó” ở Việt Nam có thể khiến cả người phương Tây và người Việt bị sốc.

Ðài truyền hình Anh Channel 4 vừa phát đi phóng sự của nhà báo Nelufar Hedayat về nạn trộm cắp và buôn bán thịt chó ở Việt Nam.

Cảnh thê thảm của những con chó bị bắt trộm và bị đem xẻ thịt

Theo bài viết trên báo Mirror, Hedayat đến Việt Nam để tìm hiểu thực tế về ngành “công nghệ thịt chó” và “tôi đã chuẩn bị tinh thần, nhưng những gì tôi phát hiện còn kinh khủng hơn nhiều so với điều mà tôi tưởng tượng.”

“Mùi chó và phân bốc lên nồng nặc trong căn phòng có chiếc lồng sắt giam giữ hàng trăm con chó. Những tiếng sủa vang lên nhức óc. Tóm lấy cổ một con chó, bốn người đàn ông kéo nó tới cuối phòng. Một người gắn một chiếc ống vào chiếc xô nhỏ đầy cơm rồi tống đầu ống kia vào họng con chó. Một người khác liên tục bơm cơm vào dạ dày nó.”

“Con chó hoảng loạn rít lên đau đớn, vọt cả phân và nước tiểu ra ngoài. Rồi nó lại bị tống vào lồng và nôn mửa cơm đầy ra sàn nhà. Tôi chứng kiến cảnh tượng đó một cách kinh hoàng và hiểu rằng điều đó xảy ra với tất cả hàng trăm con chó ở đây. Gọi đây là một căn nhà kinh dị không phải là quá đáng.”

Nhu cầu ăn thịt chó của người Việt Nam đã tạo ra một thị trường khổng lồ và đem lại nguồn thu béo bở cho bọn trộm chó. Trước đây, hàng trăm nghìn con chó được chở lậu từ Thái Lan, Campuchia sang Việt Nam. Nhưng thời gian qua, Việt Nam kiểm tra siết chặt nên người ta lại tìm mua chó từ các nguồn khác.

Hedayat đã phỏng vấn hai kẻ trộm chó chuyên nghiệp ở Hà Nội và được chúng cho biết, công việc làm ăn đang rất thuận lợi. Các băng trộm chó thường “hành nghề” ở các khu làng.

Chúng không quan tâm là chó cảnh, chó hoang hay chó giữ nhà, bởi tất cả đều đem lại tiền bạc. “Trong bảy năm hành nghề tôi đã trộm 3,000 con chó lớn nhỏ,” một tên trộm khẳng định.

Hedayat đặt vấn đề trộm chó với ông Ðặng, quê Nghệ An, người đang giữ chó trong lồng để tránh bị trộm. “Trên con đường này, nhà nào cũng từng bị trộm chó. Chỉ trong vài tháng qua, 300 con chó ở làng này đã biến mất,” ông Ðặng cho biết.

Các tiệm thịt chó trên một con phố ở Hà Nội có thể bán được tới 2,000 con chó/ngày vào thời điểm đông khách. Ước tính mỗi ngày bảy tấn thịt chó được đưa vào Hà Nội để tiêu thụ.

Những bữa ăn nhậu đặc biệt vào cuối tháng âm lịch thường được tổ chức tại các nhà hàng thịt chó. “Chúng tôi không biết và không quan tâm. Chúng tôi chỉ quan tâm xem món ăn có ngon hay không thôi,” một khách hàng trẻ trả lời Hedayat.

Hàng ngày luôn có những chiếc xe tải chở đầy chó ở Hà Nội. Chúng bị bán vào các lò mổ, nhà hàng, bị giết ngay trên đường phố.

Song, điều khiến Hedayat cảm thấy vô cùng kỳ quái khi mà có người bị giết vì trộm chó chỉ để phục vụ bữa tiệc thịt chó cho người khác. Nhưng điều kinh khủng hơn chính là cách những con chó đáng thương bị đối xử một cách tàn bạo sau khi bị bắt.

Chứng kiến cảnh những chú chó bị đồ tể dùng gậy giáng mạnh vào đầu trước khi dùng dao cứa cổ chúng, Hedayat cho biết: “Những vụ giết chó tàn nhẫn sẽ ám ảnh tôi cho đến cuối đời.” (Tr.N)
10-07-2014 4:54:18 PM
Theo Người Việt

Bức ảnh "chủ tọa vừa buôn điện thoại vừa xử" nhìn từ án oan ông Chấn

Bức ảnh chủ tọa vừa “buôn điện thoại” vừa xử, nhìn từ vụ “ông Chấn”Luật sư Trần Đình triển trình bày, Chủ tọa phiên tòa nghe điện thoại (ảnh: Báo Xây dựng)
THEO INFONET-07/10/14 10:56
Trong khi cả nước vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn thì bức ảnh "chủ tọa vừa buôn điện thoại vừa xử" khiến cộng đồng giật mình và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Tại TAND huyện Phúc Thọ (Hà Nội), trong phiên tòa xử nguyên nhà báo Phạm Đình Huy cưỡng đoạt tài sản, vị Chủ tọa - Thẩm phán Đặng Thị Bích Loan đã nghe điện thoại nhiều lần, phớt lờ những trình bày của luật sư, đương sự. Một số phóng viên có mặt tại phiên tòa đã ghi lại hình ảnh dưới đây.

Thưa luật sư, khi nhìn bức ảnh chủ tọa phiên tòa "buôn điện thoại" trong khi luật sư trình bày, ông có suy nghĩ như thế nào?
Để hiểu hơn về góc độ pháp lý xung quanh bức ảnh này, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng hãng luật Gia đình (Đoàn Luật sư Tp HCM).
Không những đối với đương sự mà còn đối với luật sư chúng tôi, các thẩm phán, hội thẩm nhiều phiên tòa không chú ý và nghe ý kiến luật sư bảo vệ, bào chữa cho bị cáo, thân chủ... 
Điều này không những cho thấy sự không nghiêm minh chấp hành pháp luật, không chấp hành nội quy phiên tòa của của Hội đồng xét xử. Là những người đại diện cho công lý, đại diện cho nhà nước mà những thẩm phán/hội thẩm này còn thể hiện sự không tôn trọng những người tham gia/tham dự phiên tòa. Đây là thực trạng mà báo chí gần đây đã đưa tin.
Về luật pháp, việc nghe điện thoại của chủ tọa phiên tòa khi xử án phạm quy định nào?
Tại điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:
Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ toạ phiên toà.
Tại thông tư số 01/2014/TT-TC ngày 28/4/2014 Thông tư ban hành nội quy phiên tòa của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao quy định tại điều 2, khoản 3 và khoản 4 quy định về Nguyên tắc tổ chức phiên tòa quy định như sau:
“Việc tổ chức phiên tòa phải bảo đảm các yêu cầu về an ninh, trật tự, sự tôn nghiêm của Tòa án; bảo đảm cho việc xét xử được tiến hành dân chủ, nghiêm minh, khách quan, đúng pháp luật; góp phần tuyên truyền, giáo dục công dân chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của đời sống xã hội, nâng cao ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Tòa án có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức phiên tòa; mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tuân thủ pháp luật và tạo điều kiện để Tòa án tổ chức phiên tòa trang nghiêm, trật tự, theo đúng quy định của pháp luật”.
Ngoài ra, tại khoản 5, điều 3 Thông tư này quy định về Nội quy phòng xử án như sau:
“….Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng, được Chủ tọa phiên tòa cho phép; không sử dụng điện thoại di động trong phòng xử án; không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa…”.
Như vậy, việc thẩm phán nghe điện thoại trong quá trình xét xử đã vi phạm những quy định trên. Theo tôi hành vi này còn vi phạm Luật cán bộ, công chức về tác phong, thái độ làm việc, coi thường công dân, không tôn trọng công dân, vi phạm đạo đức của cán bộ, công chức, vi phạm điều lệ Đảng, nội quy cơ quan…
Việc làm của thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Thực tế hiện nay các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng hành chính chưa quy định cụ thể, chi tiết về việc thẩm phán vi phạm nội quy phiên tòa thì sẽ bị xử lý chế tài cụ thể thế nào. Những quy định về vi phạm nội quy phiên tòa chủ yếu áp dụng đối với người tham gia tố tụng, bị cáo… chứ chưa quy định cụ thể, chi tiết đối với cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.
Tại Điều 387 Bộ luật tố tụng dân sự quy định Biện pháp xử lý người vi phạm nội quy phiên toà:
1. Người có hành vi vi phạm nội quy phiên toà thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị chủ toạ phiên toà quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính.
2. Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ phiên toà thi hành quyết định của chủ toạ phiên toà về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính người gây rối trật tự tại phiên toà.
3. Trong trường hợp người vi phạm nội quy phiên toà đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Toà án có quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về hình sự.
Ngoài ra, Tại khoản 10, điều Thông tư số 01/2014/TT-TC quy định:
Người vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy trường hợp có thể bị Chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án, bị bắt giữ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định trên thì không có quy định chi tiết về việc chủ tọa phiên tòa vi phạm nội quy phiên tòa thì sẽ bị xử lý cụ thể thế nào. Đây là một thiếu sót của các quy định pháp luật mà cần phải bổ sung.

Tuy nhiên, căn cứ theo Luật cán bộ, công chức hiện hành thì hành vi của vị thẩm phán này là vi phạm Luật cán bộ, công chức không chấp hành đúng quy định như:
Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
 Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật…..
Như vậy, những thẩm phán này có thể bị xử theo điều 78, điều 79 bằng các hình thức kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo...và bị xử lý theo Điều lệ Đảng, nội quy cơ quan.
Nhiều lần nghe điện thoại trong lúc xét xử (ảnh: Báo Xây dựng)
Những vi phạm này có tác động thế nào với bản án, khi Đảng và Nhà nước đang đặt ra vấn đề "tranh tụng tại tòa" và chất lượng xét xử?
Những vi phạm này không những làm ảnh hưởng đến sự nghiêm minh của phiên tòa, coi thường nội quy phiên tòa, coi thường pháp luật mà hành vi nghe điện thoại không tập trung, chú ý trong lúc làm việc, đặc biệt trong quá trình xét xử sẽ làm cho thẩm phán không nắm bắt hết các ý kiến, quan điểm các đương sự, bị cáo, đại diện viện kiểm sát, của luật sư để đưa vào bản án, lắng nghe để phát hiện tình tiết mới…và chính sự vi phạm này là một trong những nguyên nhân ra bản án oan sai, thiếu sót. 
Đồng thời thể hiện việc chủ tọa phiên tòa coi thường, không tiếp thu các quan điểm, ý kiến của các bên liên quan… Điều đó càng cho thấy những dấu hiệu về “án bỏ túi” và việc xét xử nhiều lúc chỉ là thủ tục, hình thức vì bản án đã soạn sẵn. Điều này thể hiện chất lượng xét xử không cao, chỉ là hình thức và đây không được gọi đúng nghĩa là “tranh tụng tại tòa”.
Nhìn hình ảnh chủ tọa phiên tòa “buôn điện thoại” trong khi cả nước chưa khỏi sửng sốt vì vụ án oan ông Nguyễn Thanh Chấn, luật sư có suy nghĩ gì?
Như tôi đã trình bày, từ những hành vi vi phạm trên như không lắng nghe, tiếp thu và xác minh, xem xét…ý kiến, quan điểm, chứng cứ của các đương sự, bị cáo, của luật sư nên là một trong những nguyên nhân dẫn đến án oan, án sai và thiếu sót. 
Đồng thời, hành vi nghe điện thoại như thế thể hiện sự thờ ơ của chủ tọa, không cần nghe hay tiếp thu các ý kiến, quan điểm mà chỉ tiến hành xét xử cho đúng thủ tục, đúng hình thức.
Từ vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết án oan và hình ảnh vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa ngồi nghe điện thoại đã khiến người dân không thể không đặt câu hỏi về bức tranh thực trạng tố tụng hiện nay.
Xin cảm ơn luật sư!
PV thực hiện


Vì sao anh xe ôm phải viết đơn gửi công an xin được đánh lộn?

Đăng Bởi  - 

Lá đơn xin đánh nhau của anh Vệ
Lá đơn xin đánh nhau của anh Vệ
Nhiều người xem lá đơn của anh Hồ Văn Vệ (31 tuổi, ngụ xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) viết đơn gửi công an xã xin được đánh nhau với những kẻ đã gây thương tích cho mình như một sự kiện “độc đáo”, vô tiền khoáng hậu. 
Theo anh Vệ, sở dĩ anh viết lá đơn trên vì anh yêu cầu công an xử lý vụ việc anh bị đánh nhưng chờ nửa năm mà không thấy động thái gì nên muốn “xử” theo “luật riêng”.
Theo đơn của anh Vệ, đêm 5.3, anh thấy chiếc ôtô Camry biển số 61L-3376 lưu thông gần khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Thấy trên xe đông người, anh đưa tay vẫy, sau đó dừng xe gắn máy trước đầu xe Camry, hỏi xem có ai qua cửa khẩu chơi hay không. 
Bất ngờ, chủ xe là ông Trần Văn Hai cùng ông Bùi Văn An lao xuống đánh anh tới tấp. Cha dượng của ông Hai là ông Lê Văn Nguyên (68 tuổi) trong nhà cũng chạy ra cầm cây sắt đánh anh Vệ. Đến lúc anh Vệ ngã quỵ, 2 người dân (anh Phạm Hồng Hà và Nguyễn Minh Tấn) chạy tới can ngăn thì anh Tấn bị ông An cầm gậy quật vào đầu.
Theo hồ sơ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, anh Vệ bị chấn thương đầu, tụ máu vùng chẩm, chảy máu tai trái, tụ dịch xoang hàm trái. Anh Vệ cho biết, chi phí điều trị gần 24 triệu đồng anh phải vay mượn khắp nơi, đến nay vẫn không trả nổi. Trong khi đó, những người đánh anh vẫn ung dung vì họ cho rằng do anh chặn đầu xe nên họ có quyền đánh.
Qua sự việc trên cho thấy, có một logic nguy hiểm: Khi pháp luật và người thực thi pháp luật không bảo đảm được tính kịp thời, công minh và công bằng, thì con người có xu hướng được cho mình quyền thay pháp luật thực thi công lý. Tất nhiên, đó là một thứ công lý đầy hằn học, méo mó và có nguy cơ dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ càng, nó chỉ là một phản ứng tâm lý bình thường của bất kỳ cá nhân nào. Anh Vệ bị đánh gây thương tích nặng phải điều trị qua nhiều bệnh viện. Thiệt hại về thể xác lẫn tinh thần là rất lớn. Thế nhưng, 6 tháng anh miệt mài kêu cứu, không một cơ quan nào “trả lời trả vốn”. 
Để đến mức, anh phải viết đơn xin đánh nhau với kẻ gây thương tích cho mình, tức là anh không còn có thể chờ đợi, hy vọng vào sự công minh của luật pháp được nữa. 
Cần đặt ra câu hỏi: Tại sao anh Vệ không hành động sau ngay sau khi bình phục sức khỏe mà phải chờ làm đơn xin đánh nhau? Nó cho thấy rằng anh đã từng tin tưởng vào luật pháp sẽ xứ lý kịp thời, công minh. Đã từng tin tưởng vào những người thực thi luật pháp. Cho đến khi niềm tin ấy bị mai một rồi dập tắt.
Đáng buồn, người dập tắt niềm tin ấy, chính là những người đang nhân danh pháp luật, thực thi pháp luật. Một vụ ẩu đả gây thương tích nghiêm trọng như vậy, xảy ra ở một xã, không thể nói là không biết. 
Nên nhớ, chúng ta đang có một lực lượng đông đảo công an viên từ cấp huyện đến cơ sở. Kể cả công an cấp xã, ngoài biên chế cho trưởng và phó, có cả lực lượng công an viên thôn, ấp được hưởng trợ cấp để hoạt động. Một việc “động trời” như vậy mà không nắm cũng tương tự như việc con voi chui tọt lỗ kim.
Cái đáng bàn hơn, sau khi nhận đơn kêu cứu của anh Vệ, nhiều tháng trời không có một động thái cho thấy hệ thống ấy đã vào cuộc điều tra làm rõ. Thậm chí, không phản hồi cho đương sự. 
Nó cho thấy một tâm thế lãnh đạm, bàng quan với thiên chức, kiểu làm cũng được không làm cũng được. Vô cảm trước thiên chức, cũng là một hành vi không tôn trọng pháp luật. Mà người thực thi pháp luật lại không thượng tôn pháp luật, thì không thể mong chờ ở một anh xe ôm bị đánh gây thương tích một ý thức tương tự.
Nhưng có lẽ đây không phải là vụ duy nhất, khi mà thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp yêu cầu chính đáng của người dân không được giải quyết, bị phớt lờ hoặc giải quyết thiếu công bằng, công minh. Từng có một phiên tòa ở TP.Cần Thơ, xử một vụ cố ý gây thương tích. Bị hại khi được HĐXX hỏi nguyện vọng, mặt lạnh tanh trả lời: “Tôi chỉ mong tòa xử nhẹ cho bị cáo. Để bị cáo sớm ra tù. Tôi được sớm gặp bị cáo để trả thù”. 
Pháp luật khó có thể bảo đảm tính nghiêm minh nếu không có những người thực thi minh bạch, mẫn cán. Và khi con người không còn thượng tôn pháp luật, hậu quả của nó không chỉ gói gọn trong một sự việc nhỏ lẻ mà gây hiệu ứng tiêu cực khôn lường lan rộng cho cộng đồng. 

Đơn xin đánh lộn của anh Vệ.
Bình luận về sự kiện trên, luật sư Trần Quang Thắng ở Công ty luật Quốc Tế và Cộng Sự phân tích: Căn cứ vào trình bày của anh Vệ ở trong đơn, có thể nhận thấy đây rõ ràng dấu hiệu hình sự của một vụ "cố ý gây thương tích". Với việc sử dụng hung khí nguy hiểm, có thể khởi tố ngay mà không cần kết quả giám định thương tích. 
Lẽ ra, ngay khi nhận được đơn, công an xã phải triệu tập các bên lấy lời khai, lập hồ sơ chuyển lên công an huyện làm rõ. Cơ quan CSĐT công an huyện Đức Huệ là đơn vị thụ lý hồ sơ, tổ chức điều tra, giám định thương tật của bị hại. 
"Đối với vụ án này, cơ quan điều tra đã có dấu hiệu vi phạm quy định thời hạn điều tra (2 tháng đối với vụ việc không nghiêm trọng và 3 tháng đối với vụ việc nghiêm trọng)", luật sư Thắng nói.
Kiến Giang

Người Việt dưới chế độ Cộng Sản tha hóa, do đâu?

TỔNG HỢP (NV) - Nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao người Việt sống dưới chế độ Cộng Sản mà họ cho là “tiên tiến nhất loài người” lại man rợ như vậy?

Giết người, cướp của, lừa đảo,... thứ nào cũng có và cứ liên tục diễn ra hàng giờ, hàng ngày gây ra bao nỗi kinh hoàng trong cuộc sống dân lành. Tình trạng khó hiểu đến mức những con người trầm tĩnh, thận trọng và kiên nhẫn nhất cũng phải lên tiếng.

Bao tải đựng thi thể bà Hạnh đã bị cắt rời, được phát hiện vào sáng sớm ngày 1 tháng 10. (Hình: báo Người Lao Ðộng)

Tại bàn tròn “Sống tử tế” do Tuần Việt Nam tổ chức ngày 17 tháng 9, nhà văn Nguyễn Quang Thiều, phó chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam đã đặt câu hỏi: “Chúng ta sống trong một xã hội với hệ thống luật pháp đầy đủ, các hệ thống giám sát khá chặt chẽ, đa dạng và điều kiện kinh tế cũng khá tốt, thế nhưng tại sao sự tử tế đang rời bỏ chúng ta?”

Rồi ông tự trả lời, rất ngắn nhưng đầy hàm ý: “Có vấn đề nghiêm trọng của văn hóa đang bị phá vỡ.”

Trong lúc vụ án giết chết và chặt xác “em dâu người tình” ở quận 1, Sài Gòn vào ngày 1 tháng 10 chưa lắng xuống thì 4 ngày sau tại quận Bình Tân của thành phố này lại tiếp tục phát hiện một vụ phi tang thi thể.

Câu hỏi này không mới nếu xét về tính chất tàn bạo của những vụ giết người đã xảy ra ở nhiều địa phương tại Việt Nam trước đó.

Nhưng khi những cái chết mang dấu ấn của kiểu giết tróc thời trung cổ lặp đi, lặp lại ngay tại một thành phố lớn nhất Việt Nam, vào thời đại công nghệ thông tin vốn làm thay đổi bộ mặt thế giới, trong đó có khía cạnh văn minh, thì vấn đề trở nên hết sức nghiêm trọng, buộc bất cứ ai quan tâm đến sự lành mạnh xã hội phải tìm câu trả lời.

Suy thoái đạo đức là thực trạng, là câu trả lời chung không thể chối cãi. Vì sao suy thoái?

Có rất nhiều ý kiến để lý giải, chúng khác nhau theo từng bối cảnh và vụ việc. Song, phần lớn đều tập trung vào những nguyên nhân được cho là chuẩn xác: do giáo dục của gia đình và nhà trường, do pháp luật không nghiêm, do tham nhũng và tiêu cực xã hội, do phim ảnh bạo lực, do mặt trái của kinh tế thị trường, do bản tính ích kỷ của con người, do lối sống thích hưởng thụ, do người lớn thiếu gương mẫu...

Giáo Sư Hoàng Tụy, chuyên gia giáo dục của Việt Nam mới đây đã thốt lên: “Thật đau xót khi nghĩ tới một xã hội cách đây chưa lâu từng được ca ngợi nghèo nhưng vẫn giữ được phẩm cách, nay đầy rẫy những cảnh xa xỉ lố lăng, gian dối, xảo trá, không chút tự trọng.”

Những điều dị hợm mà Giáo Sư Hoàng Tụy dẫn ra mang tính khái quát, nhưng đều bộc lộ những góc cạnh khác nhau của một sự thật là tình hình suy thoái đạo đức nghiêm trọng đang diễn ra trong xã hội dưới sự cầm quyển của đảng Cộng Sản.

Những điều “xa xỉ lố lăng” đó có thể không trực tiếp dẫn đến những vụ giết người chặt xác nhưng sẽ từng ngày, từng giờ làm hư hỏng con người, kéo con người đến chỗ suy đồi, bệnh hoạn.

Theo ông, điều khiến người ta trăn trở không chỉ nằm ở số lượng tội phạm đang tăng lên mà ở cách thức người ta hành sử với nhau: người ta có thể giết cha, giết mẹ, giết vợ, giết chồng; có thể tàn nhẫn với con cái, hủy hoại thanh danh bạn bè.

Có thể có nhiều giải thích về sự suy thoái đạo đức, nhưng nguyên nhân bao trùm nhất là giáo dục, theo nghĩa rộng của từ này. Những tính chất tiêu cực mà Giáo Sư Hoàng Tụy nói đến chính là khuôn mặt tha hóa, đáng sợ của những con người không được giáo huấn đầy đủ dưới chế độ CSVN. (Tr.N)
10-07-2014 4:56:04 PM
Theo Người Việt

VIDEO: 'Tương lai do người HK quyết định'

BBC-9 giờ trước

Thứ Ba 7/10 là ngày thứ 10 của cuộc biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong do giới sinh viên khởi xướng. Tuy con số người biểu tình giảm khá nhiều sau khi các trường học mở cửa lại, một số sinh viên vẫn bám trụ trên đường phố cho dù họ phải đối diện với chỉ trích và bực bội của một số người dân.

Đáp lại tiếng hò hét, thậm chí chửi bới của những người tỏ vẻ khó chịu vì cuộc biểu tình, các sinh viên đã hát to bài hát Happy Birthday và vỗ tay.



Hồng Nga hiện có mặt tại Hong Kong đã hỏi chuyện một trong lãnh đạo biểu tình – anh Cheng Chung Tai, giáo viên Đại học Bách khoa Hong Kong.

BBC:Anh nghĩ thế nào về chỉ trích là người biểu tình làm gián đoạn cuộc sống của người dân Hong Kong?

Cheng Chung Tai: Chúng ta đang nói về một cuộc phản kháng dân sự, và ảnh hưởng của nó tới trật tự xã hội Hong Kong là không thể tránh khỏi được. Đây là cách thức duy nhất chúng tôi có thể buộc chính quyền Hong Kong phản hồi lại những đòi hỏi vầ quyền tự do bầu cử.

Người dân Hong Kong đã đấu tranh vì dân chủ 17 năm nay. Những năm gần đây, tình hình xã hội dân sự ở Hong Kong, bao gồm cả quyền tự do báo chí, các quyền con người cơ bản... đều xuống cấp.

"Có thể một số người dân cảm thấy không được thoải mái lắm vì sự gián đoạn hay cản trở làm ăn của họ. Thế nhưng thực sự không có con đường nào khác để buộc chính quyền nghe nguyện vọng của chúng tôi.-Cheng Chung Tai"

Bởi vậy năm nay, giới sinh viên khởi động cuộc đấu tranh của mình và cuộc cách mạng dù đã trở thành cuộc đấu tranh của toàn dân. Có thể một số người dân cảm thấy không được thoải mái lắm vì sự gián đoạn hay cản trở làm ăn của họ. Thế nhưng thực sự không có con đường nào khác để buộc chính quyền nghe nguyện vọng của chúng tôi. BBC:Các anh có quan ngại về việc xảy ra bạo lực không?

Cheng Chung Tai: Chúng tôi không để xảy ra nhiều vụ xung đột, và trong 10 ngày nay ở Hong Kong, cuộc cách mạng dù của chúng tôi diễn ra một cách rất hòa bình. Một số bài báo có thể phản ánh tình hình một cách phiến diện sai sự thật, trái với những gì diễn ra ở các nơi như Causeway Bay, Mong Kok, Admiralty. BBC:Hiện đang có chỉ trích là phong trào của sinh viên không đoàn kết cho lắm nên khó đạt kết quả. Anh trả lời như thế nào?

Cheng Chung Tai: Có ý kiến cho rằng chúng tôi cần tham gia đảng dân chủ hay liên kết với các đảng phái để có sức mạnh đàm phán với chính quyền. Nhưng thực tế ở Hong Kong, chúng tôi đã trông đợi vào đảng dân chủ hơn 10 năm nay nhưng tình hình chính trị xã hội, văn hóa và kinh tế đều xuống cấp.

Thế nên năm nay, giới sinh viên cùng nhau tổ chức phong trào này. Chng tôi biết rằng đã tới lúc chúng tôi không thể trông đợi ai được nữa. Chúng tôi cần xuống đường, đấu tranh cho dân chủ bằng chính sức lực của mình. Tương lai của Hong Kong phải do người Hong Kong quyết định.

Báo TQ nói gì về "thất bại" của người dân Hong Kong?

Khampha.vn-Thứ tư, 08/10/2014, 00:04 (GMT+7)
Bài báo được đăng tải rộng rãi ở Trung Quốc phản ánh cách nhìn của họ về vấn đề Hong Kong hiện nay.
Ngày 6/10, các tờ báo ở Trung Quốc đồng loạt đăng tải một bài viết được cho là của một nghị sĩ Hong Kong giấu tên nhằm “giải thích” về thất bại của cuộc biểu tình đòi dân chủ hiện nay do sinh viên Hong Kong phát động.

 - 1
Biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong lúc cao điểm với hàng vạn người tham gia

Bài báo này đã được phổ biến rộng rãi trên các mạng xã hội và trang thông tin Trung Quốc, nhằm giúp người dân nước này “hiểu rõ hơn” về cuộc biểu tình ở Hong Kong hiện nay và nguyên nhân vì sao phong trào này không thể thành công.
Chúng tôi xin trích bài báo đã được đăng tải rộng rãi trên các tờ báo và trang mạng Trung Quốc:
Để hiểu được vì sao Hong Kong đang đi xuống, chúng ta phải nắm được nó phất lên như thế nào: Từ lâu thành phố này đã đóng vai trò là điểm trung chuyển thương mại và liên lạc giữa Trung Quốc đại lục với phương Tây. Thế nhưng kể từ khi được trao trả về cho Trung Quốc, vị thế này của Hong Kong bắt đầu phai nhạt.
Nhiều người dân Hong Kong đổ lỗi điều này cho sự bất tài của chính quyền, tuy nhiên cách giải thích này không có cơ sở. Lý do thật sự là mối quan hệ trực tiếp giữa Trung Quốc đại lục với phương Tây cũng như Đài Loan đã được tăng cường, khiến vai trò trung gian của Hong Kong ngày càng mờ nhạt.
 - 2
Ông Lương Chấn Anh, Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong
Vấn đề thực sự của Hong Kong là phần lớn người dân không ý thức được sự thay đổi này, bởi thế họ chưa sẵn sàng về mặt tư tưởng cho tái cấu trúc nền kinh tế. Thái độ của nhiều người dân Hong Kong với sự thay đổi thời cuộc đó có thể được mô tả bằng từ “coi thường”.
Trong hai năm qua, tin tức về những xung đột giữa người dân Hong Kong và du khách đại lục đã liên tục xuất hiện trên báo. Có người dân Hong Kong đã gọi người Trung Quốc đại lục là “ăn tàn phá hoại”, thậm chí một hướng dẫn viên du lịch Hong Kong còn lớn tiếng nhục mạ du khách Trung Quốc.
Điều này vô cùng khác thường, bởi trong những năm gần đây, Hong Kong giàu lên trông thấy nhờ du lịch, thế nhưng họ lại để người dân có những cách hành xử như vậy đối với du khách?
Đó chỉ là một ví dụ cho thấy người dân Hong Kong không hiểu được mảnh đất mà mình sinh sống đang thay đổi như thế nào. Nhìn bề ngoài, người Hong Kong có vẻ như những đại diện nổi trội của chủ nghĩa tư bản thị trường hào nhoáng. Nhưng từ cốt cách bên trọng, họ vẫn chỉ là những nông dân có tầm nhìn không vượt quá lũy tre làng.
 - 3
Một sinh viên giơ biểu ngữ "Hong Kong dành cho người Hong Kong"
Ngoài miệng, họ luôn nói về thương mại quốc tế, nhưng họ không hiểu được rằng sự trỗi dậy của Hong Kong phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc. Bởi vậy mà người dân Hong Kong nhìn nhận sự phát triển của thành phố với cái đầu đầy u mê, và trong tương lai, họ sẽ trở nên lụi tàn bởi chính sự u mê này.
Tất nhiên, nhiều người Hong Kong không chịu thừa nhận điều này. Họ thích đổ lỗi cho chính quyền Đặc khu Hành chính Hong Kong vì sự trì trệ hiện nay, rằng mọi thứ bây giờ tồi tệ hơn rất nhiều so với thời Hong Kong còn là thuộc địa của Anh.
Họ không nhận ra rằng chính quyền Hong Kong hiện nay chẳng có gì khác so với chính quyền Hong Kong thuộc địa trước đây. Để duy trì sự ổn định khi Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc, Bắc Kinh đã hứa sẽ duy trì nguyên trạng hệ thống chính trị của Hong Kong trong 50 năm. Điều này có nghĩa là chính quyền Hong Kong hiện nay vẫn nguyên xi như dưới thời của Anh, và vẫn là một “chính quyền thuộc địa”.
 - 4
Người biểu tình Hong Kong đòi ông Lương Chấn Anh phải từ chức
Vậy ai là người ra quyết định ở Hong Kong hiện nay? Không ai cả. Hong Kong không có khả năng tự điều chỉnh trước thay đổi kinh tế, vì nó giống như một chiếc xe bị mất vô-lăng. Theo lẽ thường, nó sẽ đâm vào mọi thứ, và càng đi xa, mọi thứ càng trở nên tồi tệ.
Và như một chiếc xe không có vô-lăng, hướng đi của nó phụ thuộc vào những ổ gà mà nó vấp phải. Ở Hong Kong, ổ gà này chính là dư luận. Trong khi đó, dư luận thì giống như tâm trạng một đứa trẻ lên ba, thay đổi thất thường không ai lường được. Khi không có sự định hướng bền vững, việc chạy theo dư luận khiến chính sách sẽ bị thay đổi xoành xoạch.
Hậu quả là, quá trình làm luật bị chi phối bởi phe bảo thủ không chịu cải cách, trong khi phe ủng hộ dân chủ thì tìm cách tác động lên quá trình này bằng học thuyết tam khoa vô nghĩa. Chính sự tranh đấu giữa hai phe này đã biến Hong Kong thành một sân khấu chính trị đầy bi hài.
Giờ đây, nếu chính phủ Trung Quốc tìm cách can thiệp vào công việc của Hong Kong, liệu họ có thể đảo ngược được xu thế này và định hướng nền kinh tế Hong Kong tiến tới chuyển giao thành công hay không? Viễn cảnh này không mấy khả quan, bởi thái độ “cửa trên” của người Hong Kong so với người dân đại lục.
 - 5
Cảnh sát Hong Kong bảo vệ trước tòa thị chính
Người Hong Kong luôn cho rằng mình giàu có hơn, tiên bộ hơn, cởi mở hơn so với người Trung Quốc đại lục, bởi vậy họ không có lý do gì để phải thay đổi theo người Trung Quốc. Một khi người Hong Kong còn giữ cách nghĩ này, bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ Trung Quốc sẽ chỉ phản tác dụng và vấp phải phản ứng dữ dội hơn.
Trên đây là nội dung bài báo đã được tờ Financial Times dịch lại, và nó được coi là sự phản ánh cách nhìn hiện nay của người dân Trung Quốc đối với Hong Kong nói chung và cuộc biểu tình đòi dân chủ do sinh viên Hong Kong phát động nói riêng.
Trong khi đó, ngày 6/10, lãnh đạo phe biểu tình Hong Kong đã đồng ý tham gia đối thoại chính thức với chính quyền sau khi cuộc biểu tình đã kéo dài qua 9 ngày liên tiếp, mặc dù số lượng người tham gia ngày càng ít đi.
Sau các vòng đàm phán sơ bộ, dự kiến người biểu tình sẽ thống nhất với đại diện của chính quyền về thời gian và địa điểm để gặp gỡ Phó Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam để bàn về các thỏa hiệp giữa chính quyền Hong Kong và phe biểu tình.
Trí Dũng (Theo FT)

Hồng Kông: ‘Hòa bình và tình yêu’ chống bạo quyền

Tôi đến Chicago vào ngày đầu Thu, Chicago thời tiết trong lành với những hàng cây vàng lá đỏ, không khí trong sạch không có dấu hiệu báo động về hiểm họa môi sinh trong tuần lễ môi sinh thế giới.

Dân Chicago không có vẻ ưu tư sau ngày 26 tháng 9, 2014, khi đài kiểm soát không lưu bị đốt cháy. Sự ưu tư được dành riêng cho Tổng Thống Barack Obama đang đương đầu với quân ISIS ở Trung Ðông và xa hơn ở phía trời đông, Tập Cận Bình không còn thản nhiên nhìn Tổng Thống Obama lo đến bạc đầu khi hoàng đế phải đương đầu với phong trào dân chủ của nhiều giới trong đó đa số sinh viên và giới trẻ ở Hồng Kông.

Một người biểu tình giơ cao chiếc ô giữa làn khói hơi cay mù mịt

25 năm sau ngày thảm sát Thiên An Môn thế giới đang nhìn về Hông Kông chờ đợi phản ứng của Tập Cận Bình trước hàng chục ngàn người với những chiếc ô dù đủ màu trong cuộc cách mạng với tình thương và hòa bình đối lại cường quyền và bạo lực. Những người biểu tình chỉ muốn được quyền chọn lựa người lãnh đạo Hồng Kông năm 2017 trong tinh thần dân chủ với cuộc bầu cử tự do không giống như những cuộc bầu cử phường tuồng “đảng cử dân bầu” để tạo ra những tên hề tay sai cho đảng cộng sản. Sống dưới chế độ dân chủ hơn 17 năm từ ngày Hồng Kông được trả về cho Trung Hoa dưới chính sách hai chế độ, những người trẻ tuổi đã cho thế giới thấy họ đã trưởng thành và hiểu biết về dân chủ khác với phong trào sinh viên tranh đấu thiên tả trên thế giới thập niên 1960.

Thế giới đang nhìn vào hai Hồng Kông, một Hồng Kông có vẻ mặt bình thường thương mại và một Hồng Kông trung tâm với những người yêu dân chủ biết rằng nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Kinh sẽ không tổ chức bầu cử tự do thật sự vào năm 2017 như hiệp định ký kết năm 1997 giữa Bắc Kinh và Luân Ðôn. Chính quyền Anh đã có vẻ phản bội khi các viên chức Anh từ chối gặp hai lãnh tụ dân chủ Chan và Le ở Hồng Kông vài tuần trước và Thủ Tướng Anh David Cameron đã hèn nhát im lặng khi đến Trung Cộng chỉ nói những điều cần thiết làm ăn buôn bán với Bắc Kinh.

Sáu chiếc xe của quân đội giải phóng nhân dân (PLA) đã đi qua biên giới qua Hồng Kông chuẩn bị đối đầu với những người yêu dân chủ cùng với những biện pháp thường lệ, đóng cửa mạng lưới, kiểm duyệt báo chí nhưng Tập Cận Bình đang bị bó tay, giải pháp có vẻ dân chủ nhất là lựu đạn cay mặc dù những sinh viên trẻ tuổi đã hét lên, “Chúng tôi đã khóc cay mắt, chúng tôi không cần hơi cay của các ông!”

Lựu đạn cay là một kỹ thuật không giết chết người với nhu cầu càng ngày càng tăng. Các nhà cầm quyền chọn biện pháp dùng hơi cay chống biểu tình ở Ai Cập, Palestine và ở Mỹ, hầu hết là hơi CS (combine System). Chính quyền Bahrain dùng hơi cay mắt (tear gas). Ớt xịt (pepper spray) dùng ở Trung Hoa, chế tạo ở Thượng Hải (theo mạng lưới Alibaba). Lính Mỹ thực tập ở Trung Ðông dùng lựu đạn cay có chất CS (2-Chlorobenzalmalo notrile) họ cũng dùng chất CS này thay cho tiêu xịt vào trứng trong bữa điểm tâm. Chất CS giống như ớt xịt (tự nó là hơi cay) có cùng chất với ớt hiểm. Hơi cay dùng chống biểu tình có nồng độ cao hơn lựu đạn cay của quân đội Hoa Kỳ dùng để thực tập ở Trung Ðông. Hơi cay không phải chỉ gây khó chịu nhẹ trái lại có tác dụng mạnh giống như hơi ngạt trên hệ thống thần kinh gây đau đớn nhất là trên giây thần kinh mắt. Trong vụ cảnh sát dùng hơi cay chống biểu tình ở Ferguson Missouri, nạn nhân Sven-Eric Jordt của trường Ðại Học Duke đã cho biết, “cảm giác cay mắt giống như khi thái hành nhưng mạnh hơn 100 lần.”
10-07-2014 12:56:54 PM
Việt Nguyên
Theo Người Việt

Giới kinh doanh tiếp tục bị cơ quan nhà nước hành hạ

HÀ NỘI (NV) - Nhiều bộ, ngành tại Việt Nam đã đặt ra hàng loạt điều kiện đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi giám sát của các bộ, ngành đó.

Ðó là kết luận của tổ công tác liên ngành khi khảo sát về việc giám sát các ngành nghề cấm kinh doanh hoặc muốn kinh doanh phải hội đủ một số điều kiện.


Xúc xích của công ty Ðức Việt. Có tới bảy bộ giám sát việc sản xuất thực phẩm nhưng phẩm chất và mức độ an toàn của thực phẩm tại Việt Nam vẫn là ác mộng của nhiều người. (Hình: VTC News)

Ông Lê Duy Bình, một thành viên của tổ công tác liên ngành, cho biết, hiện vẫn còn tới 398 ngành, nghề kinh doanh bị đòi buộc phải hội đủ một số điều kiện và việc xem xét, chấp thuận các “điều kiện” đó chẳng khác gì cấp “giấy phép kinh doanh.”

Dẫn đầu các bộ, ngành về việc đặt định “điều kiện” là Bộ Công Thương với việc đòi buộc 68 ngành nghề kinh doanh phải hội đủ một số điều kiện. Kế đó là Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn với việc đòi buộc 58 ngành nghề kinh doanh phải hội đủ một số điều kiện. Xếp thứ ba là Bộ Giao Thông-Vận Tải với việc đòi buộc 31 ngành nghề kinh doanh phải hội đủ một số điều kiện.

Cách nay khoảng mười năm, để khuyến khích sản xuất, kinh doanh, chính quyền Việt Nam từng hủy bỏ khoảng 200/500 loại giấy tờ xác định đủ “điều kiện” để doanh nghiệp có thể sản xuất-kinh doanh. Việt Nam gọi những loại giấy tờ đó là “giấy phép con.”

Nay, số “giấy phép con” đã vọt lên khoảng 400. Ông Bình nhận định, các bộ, ngành đang đặt ra thêm nhiều loại “giấy phép con.” Hiện có 44 ngành, nghề đòi chứng chỉ hành nghề, 11 ngành, nghề yêu cầu xác nhận vốn pháp định, 345 ngành, nghề yêu cầu phải có sự chấp thuận của giới hữu trách...

Sự gia tăng “giấy phép con” không chỉ cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn gây nhiều hệ quả đáng tiếc vì những điều kiện khắt khe song lại không cần thiết.

Chẳng hạn, tại Việt Nam, hiện chỉ có 3,517 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tính ra tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam chỉ có 1%. Tương tự, trong lĩnh vực khoa học-công nghệ, hiện chỉ có 220 doanh nghiệp hoạt động.

Trong khi nhiều bộ, ngành biện bạch rằng, “giấy phép con” là một hình thức ràng buộc cần thiết để bảo vệ lợi ích xã hội, bảo vệ môi trường,... thì tổ công tác liên ngành cho rằng, chúng không cần thiết vì có nhiều ngành, nghề cần khuyến khích phát triển và thị trường sẽ tự sàng lọc các doanh nghiệp.

Ông Bùi Anh Tuấn, cục phó Cục Quản Lý Ðăng Ký Kinh Doanh của Bộ Kế Hoạch-Ðầu Tư Việt Nam, nói thêm, nhiều ngành, nghề như sản xuất thực phẩm có quy định rất khắt khe về điều kiện kinh doanh nhưng giám sát hoạt động sau đó lại rất lỏng lẻo thành ra không giảm được ngộ độc thực phẩm.

Chuyện nhiều bộ, ngành tại Việt Nam thích đặt định điều kiện để hành hạ doanh giới không chỉ gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam mà còn biến Việt Nam trở thành dị dạng trong mắt nhiều giới ở ngoại quốc.

Hồi cuối tháng 7, tại hội thảo về cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam, ông Olin McGill, một chuyên gia về phát triển môi trường kinh doanh của USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ), từng nhận định, Việt Nam là vô địch trong các yêu cầu về giấy tờ.

Ông McGill, nói thêm, dường như Việt Nam rất thích có nhiều số liệu, nhiều thông tin và rất thích kiểm tra nên mới đòi hỏi doanh nghiệp phải làm nhiều thủ tục. Chuyên gia của USAID nêu ra một thắc mắc, có nhất thiết phải cần nhiều thông tin đến thế?

Cũng vào dịp cuối tháng 7, khi tham gia thảo luận về tác động của Luật Doanh Nghiệp mới được sửa đổi, ông Mai Huy Tân, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị công ty thực phẩm Ðức Việt đã lên tiếng tố cáo hệ thống hành chính ở Việt Nam hành hạ doanh giới để kiếm chác.

Theo ông Tân, một cây xúc xích do công ty Ðức Việt sản xuất bị tới bảy bộ giám sát. Ðó là: Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, Bộ Tài Chính Giám Sát qua Tổng Cục Thuế và Tổng Cục Hải Quan, Bộ Khoa Học-Công Nghệ và Bộ Công An.

Tuy có tới bảy bộ giám sát việc sản xuất thực phẩm nhưng thực phẩm tại Việt Nam càng ngày càng thiếu vệ sinh và không an toàn, bởi thật ra, giám sát chỉ nhằm moi móc để kiếm chác. Chẳng hạn, công ty Ðức Việt đã đổ tiền để đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải theo đúng qui định. Cũng vì vậy, khi kiểm tra, cảnh sát môi trường không tìm thấy sai sót nào, cuối cùng, công ty Ðức Việt bị lập biên bản do đã đựng rác trong thùng có màu xanh.

Ông Tân nhấn mạnh, trước nay, làm gì, bất kể đúng sai cũng phải có phong bì. Nếu luật không tính đến việc để cho doanh giới thở thì họ sẽ không còn nhiệt huyết. (G.Ð)
  10-07-2014 12:50:42 PM
Theo Người Việt

Cán bộ địa chính giật súng, thách thức CA: "Ngon thì bắn tao đi"

Ảnh minh họa (Nguồn: Người lao động)


Khi công an thị trấn đề nghị nhóm cán bộ địa chính lui ra thì ông Cảnh nhảy vào banh áo ngực thách thức: ''Mày tưởng có súng mày ngon. Ngon thì bắn tao đi".

    Ngày 6/10, Công an thị trấn Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) xác nhận đang củng cố hồ sơ, điều tra một nhóm cán bộ địa chính của huyện Nhơn Trạch tấn công công an thị trấn sau khi ăn nhậu.
    Hiện công an đã mời các ông Nguyễn Thế Nam, Võ Thành Cảnh, Nguyễn Hoàng Dinh, đều là nhân viên Văn phòng quản lý đất đai huyện của huyện này để lấy lời khai.
    Bước đầu, cả 3 ông này khai do bị chụp hình nên rượt đuổi cán bộ Trung tâm văn hóa thị trấn Long Thành, rồi giật bảng tên, súng của công an khi đang làm nhiệm vụ.
    Theo anh Lê Trần Ngọc An (cán bộ trật tự an toàn giao thông thị trấn Long Thành), khoảng 16h30 ngày 2/10 công an thị trấn nhận được tin báo có ôtô 30 chỗ ghé vào quán nhậu hải sản Ngân ở sát nhà thi đấu đa năng của huyện (thuộc khu Phước Hải, thị trấn Long Thành) cán sập một số nắp cống của nhà thi đấu.
    Khi công an viên thị trấn và cán bộ của Trung tâm văn hóa (đơn vị quản lý nhà thi đấu) ra hiện trường nhưng không còn thấy ôtô. Từ thông tin của chủ quán hải sản, lực lượng làm nhiệm vụ đã xác định nhóm cán bộ gần 20 người từ trên ôtô 30 chỗ bước xuống rồi vào quán hải sản nhậu.
    Lúc này lực lượng chức năng làm biên bản ghi nhận nắp cống hư. Do không có xe gây hư hỏng tài sản nên chị Trương Thị Phương, Phạm Kim Oanh (cán bộ Trung tâm văn hóa) chụp hình số cán bộ đang ngồi nhậu để có cơ sở truy tìm chủ xe, yêu cầu khắc phục hậu quả làm hư các nắp cống.
    Theo lời anh An, khi nhóm cán bộ ngồi nhậu thấy bị chụp hình đã la lên rồi lao từ trong quán ra rượt đuổi chị Phương, chị Oanh để lấy máy ảnh.
    Anh An cùng các công an viên ngăn cản thì bị ông Nam và ông Cảnh nhục mạ. Khi lực lượng chức năng đang giải thích thì một nhóm cán bộ ngồi trong quán nhậu bao quanh la ó.
    Cảnh lao vào chụp bảng tên của anh An bỏ vào túi áo rồi chuyền tay cho mọi người trong nhóm (hiện bảng tên đã mất), còn Nam nhảy vào xô xát, nhục mạ lực lượng.
    "Tôi đề nghị nhóm cán bộ này lui ra vì lực lượng đang có súng thì Nam nhảy vào chụp súng. Tôi gạt tay thì băng đạn trượt xuống. Lúc ấy Cảnh nhảy vào banh ngực áo thách thức 'Mày tưởng có súng mày ngon. Ngon thì bắn tao đi", anh An nhớ lại.
    Cũng theo nhiều nhân chứng có mặt ở hiện trường, khi lực lượng công an thị trấn được huy động đến hỗ trợ thì nhóm cán bộ gần 20 người đã bỏ đi. Riêng Võ Thành Cảnh, công an yêu cầu dừng lại nhưng đã bỏ chạy khoảng 100 m rồi chống cự thì bị khống chế.
    Tại cơ quan công an, Cảnh khai đang ngồi trong quán uống bia thấy bị chụp hình nên chạy ra cùng với Dinh “xô đẩy, nắm cổ áo, giật bảng tên trước ngực anh An là sai pháp luật”.
    Riêng Nguyễn Thế Nam khai đã được huyện Nhơn Trạch thuê xe 30 chỗ để lên tỉnh Đồng Nai tập huấn về đất đai, sau đó ghé quán Ngân uống bia cùng với 17 cán bộ khác.
    Ông Nam cũng xác nhận ông Cảnh banh áo ngực thách thức công an “mày bắn tao đi” là có thật. Theo ông Nam, nguyên nhân của việc xô xát, ẩu đả với công an là sai nhưng vì đang ăn nhậu, bị phụ nữ chụp hình nên bức xúc.
    Một cán bộ Công an thị trấn Long Thành cho biết hiện vụ việc vẫn đang được củng cố hồ sơ và mời những người có liên quan đến lấy lời khai.
    “Nhóm cán bộ này đã có dấu hiệu của hành vi gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ. Chúng tôi vẫn đang điều tra và xin ý kiến lãnh đạo để xử lý”, cán bộ này cho hay.
    07/10/2014 11:27
    Theo Tuổi trẻ

    Biểu tình Hong Kong hạ nhiệt, gần 50 tỷ USD 'bốc hơi'

    Zing.vn-20:11 NGÀY 06/10/2014
    Số người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong hôm qua giảm mạnh trong khi sinh viên bắt đầu trở lại trường, công chức trở lại công sở.

    Biểu tình Hong Kong hạ nhiệt, gần 50 tỷ USD 'bốc hơi'
    Các con phố trung tâm Hong Kong ngày 6/10 không còn nêm chặt người biểu tình như trước. Ảnh: 15minutenews

    Các công chức đã được đi qua rào chắn của người biểu tình mà không bị cản trở. Nhiều ngân hàng đã hoạt động trở lại vào hôm qua sau khi đóng cửa chi nhánh suốt tuần vì biểu tình, BBC đưa tin.Người biểu tình ngừng phong tỏa các tòa nhà chính quyền ở trung tâm Hong Kong, tâm điểm của đợt đấu tranh có thời điểm thu hút tới hàng chục nghìn người tập trung trên phố.
    Trước đó, lãnh đạo Hong Kong Lương Chấn Anh thông báo cảnh sát sẽ làm mọi việc có thể để các doanh nghiệp, trường học và dịch vụ công ích trở lại hoạt động vào hôm 6/10.
    "Tôi không nghĩ những người biểu tình đã đạt được điều gì đáng kể vào thời điểm này, nhưng ít nhất chúng tôi đã gây được sức ép lên các quan chức chính quyền cấp cao nhất, vì họ có vẻ sẵn sàng đối thoại hơn trước đó", Reuters dẫn lời Tsz Hong Lan, 20 tuổi, sinh viên Đại học Hong Kong.
    Cuối giờ chiều qua, khoảng 100 người biểu tình vẫn còn tập trung ở khu vực có văn phòng của nhiều ngân hàng quốc tế và thị trường chứng khoán chính. Một số sinh viên vẫn thách thức và hứa sẽ quay lại sau lớp học buổi tối.

    "Tôi hy vọng các sinh viên có thể trụ vững. Nếu chúng tôi rút lui bây giờ, chúng tôi sẽ mất quyền thương lượng", Reuters dẫn lời sinh viên Chow Ching-lam khi đang học bài trên nền đất gần văn phòng của ông Lương Chấn Anh.
    Hôm qua, những người đòi dân chủ chuyển từ biểu tình ngồi sang tụ tập bên ngoài văn phòng của ông Lương Chấn Anh. Xe cộ đã có thể đi qua con đường chính dẫn đến quận trung tâm khi nhiều người biểu tình đã rời khỏi đó. Làn sóng biểu tình đã hạ nhiệt, khi nhiều người đã về nhà vào ban đêm rồi trở lại sau.
    Gần 50 tỷ USD "bốc hơi"
    Hàng chục nghìn người tuần trước xuống đường đòi ông Lương Chấn Anh từ chức và chính quyền đại lục cho phép người dân Hong Kong tự do bầu chọn lãnh đạo của họ trong đợt bỏ phiếu năm 2017.
    Bắc Kinh tuyên bố biểu tình ở Hong Kong là bất hợp pháp, nhưng vẫn để cho chính quyền của ông Lương Chấn Anh tìm giải pháp, China Daily đưa tin ngày 6/10. 
    Nhiều sinh viên thôi tụ tập sau khi các thủ lĩnh sinh viên bắt đầu gặp quan chức chính quyền để đặt nền tảng cho đối thoại về cải cách chính trị. Đài truyền hình Hong Kong RTHK đưa tin, các thủ lĩnh sinh viên đã gặp đại diện chính quyền tại Đại học Hong Kong cuối ngày 5/10 nhưng vẫn chưa rõ họ sẽ tìm được giải pháp như thế nào.
    "Kỳ vọng của cả hai phía về cuộc đối thoại rõ ràng vẫn là khác biệt", BBC dẫn lời Lester Shum, Phó tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên Hong Kong, phát biểu tại cuộc họp báo.
    Các chuyên gia ước tính, đợt biểu tình lần này ở Hong Kong đã cản trở nhiều hoạt động kinh doanh, làm tiêu tan gần 50 tỷ USD giá trị chứng khoán Hong Kong. Ngân hàng Thế giới cho biết, đợt biểu tình đang làm tổn thương nền kinh tế Hong Kong, nhưng tác động đối với Trung Quốc cho đến thời điểm này vẫn rất hạn chế.
    Ngày 6/10, báo Trung Quốc People’s Daily đăng ba bài viết về biểu tình ở Hong Kong. Một bài viết dẫn lời các chuyên gia nói rằng, hầu hết cư dân Hong Kong sẽ có nhận định hợp lý về tình hình và sẽ ủng hộ chính quyền hợp pháp của đặc khu hành chính này.
    Theo Trúc Quỳnh/Tiền phong 
    (*) Tiêu đề đã được Zing.vn đặt lại