Tuesday, March 11, 2014

Không thi sử là quay lưng với sử?

Tự mình ..xóa sổ lịch sử, thì đừng có trách..lịch sử tự động xóa sổ mình.
 Đúng quá đi chứ, khi dcs Việt Nam đã xóa sạch lịch sử hàng ngàn năm cha ông đả dựng nước và giữ nước thay vào đó là nhồi nhét vào đầu học sinh toàn lịch sử..đcs (shit), để rồi bây giờ..chính thế hệ ..trăm năm trồng người..của hồ chí minh..lại muốn xóa sạch..lịch sử dcs(shit) của chính hcm tạo ra. 
------------------------------------------------------

Việc Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) ra quyết định từ năm nay, cho phép học sinh thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) được lựa chọn 2 trong 4 môn thi  là một nét mới. Bước đầu có thể xem như đã đáp ứng phần nào nguyện vọng của các em, bớt đi sự nặng nề trong thi cử, cho dù có thể cũng còn đôi điều cần bàn thêm.


Học sinh không thích thi môn Lịch sử không đồng nghĩa là không yêu lịch sử - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Song, cũng từ câu chuyện vừa diễn ra ở Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội với con số bất ngờ - không một ai trong năm nay đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử - khiến chúng ta phải nhìn lại để suy ngẫm.
Trước tiên, có thể nói, Lương Thế Vinh là một trường Trung học dân lập có uy tín và chất lượng tốt trong cả dạy và học, không chỉ là so với mặt bằng chung của Thủ đô Hà Nội mà là cả nước.
Lý giải cho hiện tượng không đăng ký dự thi này, PGS Văn Như Cương cho rằng: "Việc học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh không ai lựa chọn đăng ký thi môn Lịch sử không thể đổ lỗi hết cho giáo viên. Chúng ta  hãy hỏi lại chính các nhà quản lý giáo dục, những người biên soạn sách giáo khoa và kể cả những nhà nghiên cứu bộ môn Lịch sử". Theo ông: "Học sinh không thích thi môn Lịch sử không đồng nghĩa là không yêu lịch sử".
Để phân tích và tìm ra cho được nguyên do đáng buồn nói  trên, theo PGS Văn Như Cương, ngoài một thực tế đã có, đó là tỷ lệ học sinh đạt điểm cao môn thi Lịch sử tốt nghiệp THPT mấy năm trước cũng rất ít ỏi, thậm chí dưới trung bình rất nhiều khiến các em thiếu tự tin. Điều này chứng tỏ  môn Lịch sử, với các em, đang là môn không hấp dẫn chút nào và còn một thực tế khác: Do có quyền được lựa chọn thì tội gì các em lại chọn môn khó đạt điểm cao mà chẳng có lợi gì nếu thi đại học, các em lại chọn khối A, B, D.
Tại sao lại có sự toan tính  này? Có lẽ chúng ta nên lấy một kỳ thi tốt nghiệp THPT gần đây có thi  môn Lịch sử thì sẽ  khắc hiểu.
Tôi tạm dẫn một ví dụ về một câu hỏi trong đề thi năm 2010 (nếu làm tốt mới được 3 điểm): "Vì sao Đảng và Chính phủ ta phát động Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp? Tóm tắt cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội trong những tháng đầu Toàn quốc kháng chiến (từ 19.12.1946 đến 17.2.1947)". Để có thể  trả lời được câu hỏi trên, thí sinh  phải nhắc tới 9 mốc thời gian (mới tính sơ sơ theo đáp án) thì làm sao các em có thể nhớ được. Nếu các em còn ôn tập cả trăm câu hỏi tương tự thì chịu sao nổi?
Còn song hành cùng nó - cách thức thi môn Lịch sử  hiện ra sao? Có dễ dàng với học sinh hay không?
Tiếp theo đó, hãy xét đến phương pháp giảng dạy của giáo viên trong chính môn này khi họ phải dựa theo một cuốn sách được biên soạn có cái gì đó bất ổn về phương pháp sư phạm?
Rõ ràng, với từng đó con số, dữ liệu, chỉ đọc thôi cũng đã "xây xẩm mặt mày" rồi chứ nói gì tới việc buộc phải nhớ nó.
Quả thật, chúng ta đã "nhồi" những số liệu  quá sức vào đầu các em khiến họ ngán ngẩm, dù họ có yêu Tổ quốc, yêu lịch sử nước nhà cũng như thế giới đến thế nào đi nữa. Thậm chí, lớp trẻ hôm nay cũng cảm nhận được rằng, Lịch sử cũng như Văn học, đều góp phần để xây dựng và hình thành nhân cách con người nhưng khi các em phải lựa chọn để dự thi tốt nghiệp thì lại là chuyện khác. Chúng ta không nên nhìn hiện tượng đó mà phán xét rằng đang có một lớp trẻ quay lưng lại với lịch sử nước nhà. Như thế sẽ rất không nên.
Vì vậy, người viết bài này cho rằng, những người viết sách giáo khoa, những nhà nghiên cứu lịch sử ở góc độ sư phạm học thuộc Viện Nghiên cứu giáo dục phải nhìn thấy rõ  lỗi "quan liêu"  này thì mới có biện pháp điều chỉnh hợp lý, sao cho phù hợp với sự tiếp thu của học sinh và không nên vội vàng đổ lỗi cho các em!
Tôi được biết, có khá nhiều nhà khoa học phàn nàn về cách Hội đồng biên soạn sách giáo khoa của Bộ GD - ĐT ra đề cương khá cứng nhắc và thiếu tầm nhìn bao quát để ra sách giáo khoa Lịch sử nói chung.
Khi giảng dạy, nếu thầy cô nào có kiến thức khá, đọc rộng thì còn có thể mở rộng tầm nhìn cho các em. Còn không, xem như phải "dạy như sách" thì than ôi, đó sẽ là một cuộc "đánh vật cùng con chữ", rất khô khan, phải cần có thêm khả năng tự luận cao thì làm bài mới tốt. Bởi lẽ, với môn Lịch sử, các sự kiện, các giai đoạn, cột mốc luôn gắn liền nhau, rất logic lại hay phải đề cập lại trong quá trình giảng dạy .
Nên chăng, chúng ta sẽ  tính tới một cách thi Lịch sử nhưng ít phải nhớ con số, ngày, tháng, năm có liên quan tới bài thi (tương tự việc các em thi môn Địa lý được phép mang Atlat vào phòng thi). Đó là tài liệu gồm có các con số, ngày, tháng có liên quan tới câu hỏi đề thi Sử. Như vậy, các em sẽ chỉ cần nắm được phương pháp luận, tư tưởng chủ đạo cùng kiến thức tổng hợp mà họ tích lũy là có thể tự luận tốt. Tôi tin rằng khi đó, các em sẽ suy nghĩ lại mỗi khi Bộ GD - ĐT quyết định đưa vào chương trình thi tốt nghiệp THPT.
Hành Thiện*

Khốn khổ đi đòi lại 3 triệu đô sau khi ‘mất’ dự án

Chưa mất trắng tay là may mắn lắm rồi, ở đó mà còn muốn dòi lại tiền. Nằm mơ đi mấy bố, đây cũng là một cảnh cáo đối với những..việt kiều..yêu nước áh, coi chừng nhé. Đừng có ham hố mà ăn phải "cục  mỡ đầu tư" của vc..để rồi mà vừa nuốt hận vừa ngậm câm..tức ói máu đó nhé.
-----------------------------------------------------------------------------
Ba năm nay, một DN từng là chủ khu đất vàng bậc nhất Hà Tĩnh đã nhiều lần vào ra để làm việc với tỉnh xung quanh việc giải quyết bồi hoàn thiệt hại đầu tư sau khi DA bị tỉnh thu hồi vào năm 2011. Trong khi DN đưa ra mức tiền bồi hoàn hơn 3 triệu đô thì UBND tỉnh chỉ phê duyệt chưa đầy 19 tỷ đồng. Và việc tranh cãi vẫn chưa có hồi kết.
Chủ đầu tư khiếu nại
Ngày 24/1, VietNamNet nhận được đơn khiếu nại của Công ty Cổ phần Đa Quốc Gia (Cty), trụ sở Quận Ba Đình, TP. Hà Nội, liên quan đến quyền lợi của Cty đối với Dự án "24h Non Stop Cty" ở xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã đổ bể từ nhiều năm trước.
Dự án "24h Non Stop Cty" được cấp chứng nhận đầu tư ngày 14/5/2007 với diện tích đất sử dụng 126.535m2, tổng vốn đầu tư 138.280 triệu đồng.
khốn khổ, đòi lại, 3 triệu đô, dự án, UBND tỉnh Hà Tĩnh
Một phần trong khu đất vàng từng thuộc sở hữu của Cty Đa Quốc Gia, nay đã được giao cho DN khác làm công trình.
Sản phầm của DA gồm: siêu thị, ngân hàng, kho bạc, văn phòng cho thuê, nhà hàng, khách sạn, kho hàng, trạm bảo dưỡng, chăm sóc kỹ thuật phương tiện, trạm đăng kiểm, trung tâm vận tải, trạm cung cấp nhiên liệu, khu vệ sinh tắm rửa - nghỉ ngơi thư giãn...
Tuy nhiên, sau đó DA đã đổ bể, không thực hiện được. Theo ông Võ Trí Dũng, TGĐ Cty, lúc đó do buộc phải điều chỉnh quy mô dự án lên tới gần 700 tỷ nên đã thay đổi, phát sinh hàng loạt vấn đề. Và thực tế Cty đã tiến hành đầu tư nhiều hạng mục xây dựng, và hàng tháng, hàng quý đều có báo cáo tiến độ đã thực hiện.
Tuy nhiên, khi giấy phép xây dựng vừa hết hạn phải khởi công (2/2011) thì ngay sau đó 2 tháng, UBND tỉnh đã ra QĐ thu hồi hơn 12,6ha đất DA 24H. Lý do thu hồi do “vi phạm luật đất đai”.
Kể từ ngày đó đến nay, trong rất nhiều văn bản gửi đi, Cty cho rằng việc thu hồi dự án và thu hồi đất 'do không đưa đất vào sử dụng trong vòng 12 tháng, không đầu tư như cam kết' là không đúng.
Ông Dũng cho biết, nội dung trả lời của Sở TN-MT Hà Tĩnh căn cứ nội dung khoản 12, điều 38 Luật đất đai năm 2003 để nói việc thu hồi là đúng, nhưng thực tế thì khác, ngay sau khi nhận bàn giao đất năm 2007, Cty đã tiến hành đầu tư xây dựng một số hạng mục của DA như kè móng, san lấp mặt bằng...
Chính Công văn số 601 ngày 23/6/2007 của Sở TN- MT Hà Tĩnh sau khi kiểm tra cũng khẳng định "Cty đã chấp hành quy định của pháp luật". Bởi vậy, Cty khẳng định không vi phạm quy định "không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền" kể từ khi nhận đất.
“Chúng tôi triển khai DA trong điều kiện có nhiều khó khăn khách quan, người dân cản trở, bão lũ liên miên, hồ sơ chậm trễ... những việc này chúng tôi đã báo cáo với tỉnh và Ban QL. Thế nhưng, tỉnh vẫn ra quyết định thu hồi vừa thiếu tình vừa không đạt lý”, ông Dũng bức xúc.
Đòi hơn 3 triệu đô, tỉnh 'trả' chưa đầy 1/3
Sau gần 3 năm kể từ khi quyết định thu hồi đất tại DA, ngày 11/11/2013, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành QĐ phê duyệt kết quả đánh giá, xác định giá trị tài sản và các chi phí đầu tư vào đất là 18.502.553.000 đồng.
khốn khổ, đòi lại, 3 triệu đô, dự án, UBND tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định phê duyệt định giá tài sản của UBND tỉnh với số tiền hơn 18 tỷ, trong lúc đó phía DN đưa ra số tiền bồi hoàn hơn 60 tỷ.
Về vấn đề này, phía Cty cho rằng kết quả của hội đồng định giá tài sản bồi hoàn cho nhà đầu tư không có căn cứ pháp lý. Bởi, theo điều 35 nghị định 181/2004 của Chính phủ thì trong trường hợp này UBND tỉnh phải ra QĐ lập Hội đồng định giá để xác định phần giá trị đã đầu tư vào đất.
Thế nhưng, tỉnh đã không thành lập hội đồng, chỉ giao cho Sở Tài chính Hà Tĩnh tiến hành định giá.
Thông tin khiếu nại của ông Dũng cũng cho biết, tại cuộc họp của Hội đồng định giá do Sở Tài chính thực hiện cũng không đầy đủ thành viên trong hội đồng, các ý kiến của phía Cty không được xem xét, nội dung cuộc họp không được thông qua theo hình thức biểu quyết.
Trong đơn kiến nghị của Cty có nêu rõ, do việc không thành lập hội đồng đầy đủ nên việc định giá tài sản không đúng với thực tế. Hội đồng định giá xác định tổng giá trị tài sản phải trả cho Cty là 18.536.456.505 đồng, trong khi UBND tỉnh phê duyệt 18.502.553.000 đồng.
Một điều đáng chú ý, Cty này đã kê ra một loạt các chi phí đã đầu tư và mất mát như cơ hội đầu tư, khảo sát địa hình, thiết kế DA, tiền lãi... số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng, đề nghị được bồi hoàn. Tuy nhiên, Hội đồng định giá không đả động tới với lý do “không có căn cứ”?
Tại cuộc họp mới đây nhất giữa Hội đồng định giá, phía Cty đã nêu rõ những bức xúc này và đề nghị được làm việc trực tiếp với lãnh đạo tỉnh.
Tuy nhiên mong muốn cấp thiết này không được chấp nhận. Ông Nguyễn Công Bình, PGĐ Sở Tài chính cho biết, sẽ chuyển tải những nội dung này lên lãnh đạo tỉnh. Còn hội đồng định giá vẫn bảo lưu quan điểm với mức bồi hoàn như cũ.
Nhóm P.V
(còn nữa)

Việt-Trung phấn đấu tăng hợp tác hải quân

Lạ quá, sao càng ..phấn đấu hợp tác, biển đảo càng bị thu hẹp & càng ngày càng có nhiều..tàu lạ..là sao?
--------------------------------------------------------------------
Tiếp đoàn Trung Quốc dự giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung chiều nay (11/3) ở Móng Cái, Quảng Ninh, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nhận định về hợp tác trên biển giữa quân đội hai nước.


biên giới, quốc phòng, quân đội, biên phòng, Trung Quốc, hải quân, cảnh sát biển
Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Ảnh: Chung Hoàng
  "Chúng ta đã hợp tác trên đất liền rất tốt, cần phấn đấu để hợp tác hải quân, cảnh sát biển hai nước trên biển cũng được như trên bộ", Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói.
"Đó là giao lưu ở tất cả các cấp, cùng diễn tập cứu hộ, cứu nạn, tiến tới cùng diễn tập quân sự, chia sẻ thông tin để quân đội hai bên đoàn kết, hợp tác, làm nòng cốt giữ gìn cho môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho nhân dân hai nước phát triển kinh tế, đúng với thỏa thuận hợp tác cấp cao là đoàn kết, hợp tác toàn diện, tin cậy lẫn nhau".
Nhân cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng chân thành gửi lời chia buồn đến gia đình và thân nhân các hành khách Trung Quốc có mặt trên chuyến bay Malaysia đang gặp nạn.
"Phía Việt Nam, trong đó có Bộ Quốc phòng, sẽ làm hết sức mình, sử dụng máy bay, tàu thuyền, trang thiết bị tốt nhất để cùng phía Trung Quốc và bạn bè quốc tế tìm kiếm máy bay mất tích, tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục hậu quả của tai nạn đáng tiếc này", ông Phùng Quang Thanh nói.
Bộ trưởng cũng đề nghị tăng cường hợp tác giao lưu về quốc phòng an ninh giữa hai nước từ các đoàn cấp cao đến các quân khu, các quân chủng, trong đó có bộ đội biên phòng.
Ông cũng yêu cầu đẩy mạnh các mô hình kết nghĩa cụm dân cư hai bên đường biên giới, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho người dân hai bên giao lưu, đi lại, phát triển kinh tế xã hội, để hai bên phát triển tương xứng như tinh thần mà lãnh đạo hai bên đã xác định: Sự phát triển của nước này cũng là cơ hội của nước kia.
Bên cạnh đó là hợp tác về thông tin tuyên truyền, chia sẻ kinh nghiệm giữa quân đội hai nước...
Đoàn đại biểu quân đội Trung Quốc tham dự giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung do Trung tướng Thích Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng quân giải phóng nhân dân Trung Quốc dẫn đầu.
  • Chung Hoàng

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị làm Phó bí thư Kiên Giang

Con Vua Thì Lại Làm Vua
Con Sải Ở Chùa Lại Quét Lá Đa
Hôm nay thực tập làm chúa một ..tỉnh lẽ. Mai mốt thay cha làm chúa ..một phủ. Cha nào con đó,nhưng rồi cũng có ngày cha con đều suống lổ cống mà trốn. 

----------------------------------------------------------------
Ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ nhận nhiệm vụ mới ngay trong tháng 3 này.
Thông tin Bộ Xây dựng cho VietNamNet hay, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị được Bộ Chính trị điều động về làm Phó Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang.
Thứ trưởng, Nguyễn Thanh Nghị, luân chuyển
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị 
Trước khi công tác tại Bộ Xây dựng, ông Nghị là Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc TPHCM. Cuối 2011, ông nhận quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Ông Nghị hiện 38 tuổi, là ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, xuất thân từ gia đình truyền thống cách mạng, từng theo học đại học tại Đại học Kiến trúc TPHCM, có bằng tiến sĩ tại Đại học George Washington (Hoa Kỳ). Ông Nghị là con trai lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Được biết, ông Nghị sẽ nhận nhiệm vụ mới ngay trong tháng 3 này.


PV

“Xà xẻo” gần hết của dân vẫn còn đòi… giữ uy tín!

Thứ Tư, 12/03/2014 - 07:27
(Dân trí) - Người ta được hỗ trợ 30 triệu, đưa cho họ có 10 triệu lại bảo để “ổn định tình hình”? Rồi tại sao lại “trả lại cho huyện để tạo sự công bằng”? Và còn không muốn bị đưa lên báo để… giữ uy tín?
(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
 
Việc bớt xén tiền, hàng cứu trợ thậm chí cả tiền từ thiện ở ta không mới. Thế nhưng với việc “giữ hộ” 20 triệu trong tổng số 30 triệu đồng hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn để gượng dậy sau cơn bão lịch sử 2010 ở xã Đức Lâm vẫn không khỏi sững sờ. Sững sờ vì sự chậm trễ đến 4 năm và số tiền bị “xà xẻo” gần hết. Đau xót hơn, trong số đó có cả cụ bà ngoài tám mươi và hai gia đình Liệt sĩ.
 
Năm 2010, xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh có 8 hộ dân bao gồm các gia đình nghèo, gia đình chính sách được hỗ trợ làm nhà ở theo quyết định 176 của CP và thiệt hại sau lũ lụt tháng 10/2010. Đây là chương trình được hỗ trợ từ 3 nguồn: Kinh phí khắc phục lũ lụt năm 2010; Kinh phí theo quyết định 167 của CP và kinh phí từ Mặt trận Tổ quốc huyện với tổng số tiền hơn 220 triệu. Theo đó, mỗi hộ dân này sẽ được nhận số tiền là 30 triệu đồng/hộ.
Đầu năm 2011, huyện Đức Thọ đã hoàn tất mọi thủ tục chuyển toàn bộ số tiền trên cho xã Đức Lâm để kịp thời hỗ trợ cho người dân sớm có kinh phí xây nhà. 
Song, nhiều hộ dân đến 3 năm sau mới biết mình thuộc diện được hỗ trợ. Và đến nay  đã 4 năm (2014), các hộ dân chỉ mới nhận được 1/3 số tiền trên.
Nhớ lại năm 2010, lũ lụt tàn phá miền Trung, nhiều gia đình gần như mất tất cả tài sản. Nhà cửa, hoa màu bị lũ cuốn trôi. Đã có cả người chết.
Trước sự đau thương đó, đồng bào cả nước đã đồng lòng chung tay giúp sức. Việc hỗ trợ các gia đình khó khăn ở trên chính là sự quan tâm của nhà nước nhằm chia sẻ với bà con vùng rốn lũ để vượt qua khó khăn.
Thế nhưng thật đau xót, một số lãnh đạo ở địa phương lại nỡ xà xẻo của chính đồng bào mình, là công dân của địa bàn mình và thậm chí, có thể là hàng xóm, láng giềng với nhau.
Trả lời báo Dân trí, ông Đinh Quang Ngọc, Bí thư Đảng ủy xã Đức Lâm còn… khuyên bảo phóng viên:
“Trả như vậy là để ổn định tình hình. Số tiền còn lại (20 triệu-PV) thì tốt nhất là trả lại cho huyện để tạo sự công bằng. Cái này cũng không cần phải viết báo đâu, mất uy tín vì mọi việc đã được giải quyết”.
Người ta được hỗ trợ 30 triệu, đưa cho họ có 10 triệu lại bảo để “ổn định tình hình”? Rồi tại sao lại “trả lại cho huyện để tạo sự công bằng”? Và còn không muốn đưa lên báo để bị… mất uy tín?
Muốn không mất uy tín, thậm chí tăng thêm uy tín thì ngay từ đầu hãy trả đúng, trả đủ cho người dân só tiền mà họ được hưởng chứ không phải “giữ hộ” đến 2/3 rồi lo “mất uy tín”.
Nói thẳng ra, họ đã phạm tội hình sự theo Điều 280. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: “... lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng”.
Và không chỉ thế, họ còn đang tâm chà đạp lên tình cảm hàng xóm láng giềng trong cơn hoạn nạn vốn được coi là thiêng liêng của người Việt, phải không các bạn?

Bùi Hoàng Tám

Hộ chiếu giả lọt qua khâu kiểm soát và kinh nghiệm từ luật an ninh hàng không Mỹ

Thứ tư, 12/03/2014 09:00
(Xã hội) - Sơ suất về mặt an ninh đã khiến chính quyền Malaysia nhận ra cần phải rà soát và củng cố hệ thống an ninh sân bay, giống như Mỹ đã làm sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001.
Một trong hai nghi phạm dùng hộ chiếu giả vụ máy bay Malaysia mất tích
Một trong hai nghi phạm dùng hộ chiếu giả vụ máy bay Malaysia mất tích

Trong số thông tin về chuyến bay MH 370 của hãng hàng không Malaysia mất tích, tin phát hiện hai hành khách mang hộ chiếu giả đã lọt qua khâu kiểm soát hộ chiếu ở sân bay Kuala Lumpur để lên máy bay gây rúng động dư luận. Dù chưa biết đích xác hai người sử dụng hộ chiếu giả này có liên quan gì tới sự cố máy bay mất tích hay không, nhưng sơ suất về mặt an ninh này đã khiến chính quyền Malaysia nhận ra rằng cần phải rà soát và củng cố hệ thống an ninh sân bay, giống như nước Mỹ đã làm sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001.

Củng cố hệ thống kiểm tra an ninh Mỹ sau 11/9/2001

Các biện pháp an ninh phi trường Mỹ trước thập niên 1970 không được chặt chẽ lắm. An ninh các phi trường Mỹ được củng cố dần sau mỗi lần xảy ra tai họa khủng khiếp.
Sau khi máy bay Douglas DC9 của hãng hàng không Southern Airways bị cướp ngày ngày 10/11/1972, Cục quản lý hàng không liên bang yêu cầu các hãng hàng không bắt đầu kiểm tra hành khách và hành lý khách mang lên máy bay. Các hãng hàng không tổ chức đấu thầu, công ty tư nhân trúng thầu sẽ thực hiện việc kiểm tra.

Sau vụ khủng bố 11/9/2001, Mỹ một lần nữa củng cố hệ thống an ninh hàng không. Một số luật mới được thông qua làm cơ sở triển khai các cơ chế bảo vệ an ninh hàng không mới để đạt hiệu quả cao hơn.
Luật an ninh hàng không và vận tải được ban hành ngày 19/11/2002, quy định việc thành lập Cục an ninh vận tải Mỹ (TSA), lúc đầu thuộc Bộ giao thông. Từ lúc ra đời, TSA thay thế các công ty tư nhân để thực hiện việc kiểm tra hành khách và hành lý trước khi cho hành khách vào phòng chờ lên máy bay. Hành khách phải đi qua máy dò kim loại và hành lý mang theo được soi tia X để kiểm tra.
Luật An ninh nội địa ban hành năm 2002 quy định việc thành lập một bộ mới là Bộ An ninh nội địa để tập trung tất cả các tổ chức thuộc hành pháp,

Hoa Kỳ có liên quan đến an ninh nội địa vào một cơ quan duy nhất. TSA được chuyển sang Bộ An ninh nội địa. Luật chống khủng bố năm 2004 có những điều khoản đề cập tới việc tăng cường an ninh hàng không bằng việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng hiệu quả của các thiết bị dò tìm chất nổ. Từ đó, TSA đã đưa các thiết bị mới vào phi trường. Được nói đến nhiều như máy soi X-quang mới trị giá 120 ngàn USD (khoảng 2,5 tỉ VNĐ) để soi hành lý chính xác hơn máy cũ. Hành lý, như túi xách, sẽ được soi theo hai góc thay vì một góc như trước đây. Một thiết bị khác là Rapiscan, còn gọi là máy soi chiếu nhìn thấu cơ thể người, do công ty OSI Systems sản xuất. Máy có thể giúp người sử dụng nhìn xuyên qua quần áo, thấy được mọi bộ phận của cơ thể người bị soi, giúp cho người sử dụng máy có thể phát hiện chất nổ hay các thứ bị cấm giấu trong người một cách nhanh chóng, chính xác. Tuy máy soi toàn thân đạt hiệu quả cao nhưng việc sử dụng máy bị chỉ trích “chẳng khác gì lôi họ (hành khách) sang một bên và yêu cầu họ  lột sạch quần áo ra”. Máy soi toàn thân bị ngưng sử dụng vì lý do vi phạm nhân quyền.

Hạn chế hoặc cấm một số đồ vật mang lên máy bay

Sau 11/9/2001, số lượng và loại hành lý mà hành khách bị hạn chế tăng lên khá nhiều. TSA liệt kê những thứ bị cấm hay bị hạn chế kèm theo hướng dẫn, giải thích cụ thể, đồng thời cập nhật những thay đổi. TSA khuyến cáo nếu bị phát hiện mang theo những thứ bị cấm, hành khách có thể bị kiện hay bị xử phạt.

Thứ bị cấm khiến hành khách bức xúc và thắc mắc nhất là cấm mang theo chất lỏng như nước uống, chất gel như dầu gội, dầu tắm và bình phun. Ngày 10/8/2006, chính quyền Anh khám phá một âm mưu phá hủy 10 máy bay Mỹ bay từ Anh về Mỹ bằng cách dùng chất nổ dạng lỏng và dạng gel. Từ đó Mỹ và nhiều nước hạn chế mang lên toa hành khách các chất lỏng và chất gel. TSA cũng nêu rõ những trường hợp loại trừ, theo đó chất lỏng loại nào, dung tích bao nhiêu, trường hợp nào mà hành khách có thể mang các chất bị cấm lên máy bay.

TSA cũng yêu cầu hành khách cởi áo khoác ngoài, các vật dụng bằng kim loại mang trong người, lấy máy tính ra khỏi túi hành lý và cởi giày để cho vào khay đưa qua máy dò. Những yêu cầu này khiến khu vực kiểm soát an ninh trước khi vào phòng đợi của phi trường trở nên nhốn nháo.

Người người bận rộn cởi thắt lưng, đồng hồ, giày vớ, rồi chờ đi qua chỗ kiểm tra người. Ở đó một nhân viên an ninh sử dụng thiết bị cầm tay rà lên người để kiểm tra. Sau đó mọi người hối hả lấy lại các vật dụng của mình đã qua máy quét, mang giày vớ, thắt dây lưng... Những việc phiền toái này làm mất thời gian và gây bất tiện cho hành khách.

Trong các thứ phải cởi khỏi người, việc cởi giày bị hành khách than phiền nhiều nhất. Năm 2012, TSA đã giải thích vì sao vẫn buộc hành khách phải cởi giày để kiểm tra. Mặc dù tốn hàng triệu USD để chế tạo các thiết bị có thể dò tìm các chất nổ, vũ khí giấu trong giày nhưng không thành công.

Các thiết bị không thể phát hiện thứ bị cấm giấu trong giày qua các lần thử nghiệm. Hành khách bị buộc cởi giày sau khi xảy ra chuyện Richard C. Reid giấu chất nổ trong giày định cho nổ trong lúc máy bay đang bay từ Paris, Pháp tới Miami, Mỹ ngày 23/12/2001. Âm mưu của Reid bị tiếp viên hàng không và hành khách ngăn kịp. Reid sử dụng hộ chiếu Anh giả lên máy bay. Hiện TSA đã cho phép trẻ em và người già không cởi giày khi qua chốt kiểm tra.

Điểm đặc biệt danh sách “không bay”

Thêm một biện pháp an ninh nữa được đưa ra sau 11/9/2001 là danh sách “không bay” do Trung tâm kiểm tra khủng bố lập. Những ai có tên trong danh sách này không được phép lên một máy bay thương mại để bay vào hay bay ra khỏi nước Mỹ. Số người trong danh sách tăng hay giảm tùy lúc. Năm 2012, danh sách “không bay” có khoảng 21 ngàn người.

Ngoài danh sách “không bay” còn hai danh sách khác: Danh sách lựa chọn kiểm tra an ninh thứ hai gồm những người trong diện phải kiểm tra thêm trước khi được chấp nhận cho đi máy bay; và danh sách theo dõi khủng bố gồm những người bị tình nghi dính líu với hoạt động khủng bố. Năm 2009 danh sách theo dõi khủng bố có khoảng 1 triệu người.

Danh sách “không bay” bị phê phán là tốn nhiều tiền nhưng ít hiệu quả, người có tên trong danh sách “không bay” có thể lừa được nhân viên an ninh để lên máy bay. Điều này đã xảy ra tronng trường hợp của Faisal Shahzad, kẻ bị buộc tội đặt bom ở Quảng trường Thời đại ở New York. Shahzad bị ghi tên vào danh sách “không bay” nhưng đã lên máy bay của hãng hàng không Emirates để bay sang Dubai. Hãng hàng không quên rà danh sách “không bay” mới bổ sung vào ngay sáng hôm đó khi bán vé cho đối tượng vào buổi tối. Đối tượng lọt qua được hai lần kiểm tra vào lúc mua vé và lúc lên máy bay. Tới lần kiểm tra sau khi lên tàu mới bị phát hiện bắt giữ.

Việc quên kiểm tra đã xảy ra trong trường hợp hai hành khách dùng hộ chiếu giả có mặt trên chuyến bay MH 307 của hãng hàng không Malaysia bị mất tích. Tổng thư ký Interpol Ronald Noble lấy làm tiếc về việc cơ quan kiểm tra hộ chiếu đã không tra cứu thông tin của Interpol về hộ chiếu bị mất hay bị đánh cắp. Interpol đã đưa tên hai người bị đánh cắp hộ chiếu ở Thái Lan là Luigi Maraldi, người Ý; và Christian Kozel, người Áo.

Nếu tham khảo thông tin của Interpol, bộ phận bán vé và bộ phận kiểm tra an ninh đã có thể ngăn hai người này lên máy bay.
Hiện nay hầu hết các máy móc thiết bị và biện pháp bảo vệ an ninh Mỹ triển khai đã được nước trên thế giới áp dụng. Dù chịu không ít lời phê phán, chỉ trích các biện pháp nói trên đã phát huy hiệu quả nhất định. Sau 11/9/2001, ý thức cảnh giác chống khủng bố của nhân viên an ninh và của hành khách cũng được nâng cao. Trong một số trường hợp, hành khách đã tự nguyện hợp tác với tiếp viên, nhân viên an ninh để khống chế những kẻ bị tình nghi âm mưu khủng bố. Các nước còn chia sẻ thông tin, hợp tác để việc bảo vệ an ninh đạt hiệu quả cao hơn.

Khoảng 2h40 sáng ngày 8/3/2014, chuyến bay mang số hiệu MH730 của Malaysia Airlines được cho là mất tích trên không phận Việt Nam. Theo hãng hàng không Malaysia, chiếc máy bay Boeing 777-200 cất cánh rời Kuala Lumpur vào 0h41’, dự kiến sẽ tới Bắc Kinh vào 6h30’ cùng ngày. Phi cơ chở theo 227 hành khách, trong đó có có hai trẻ sơ sinh, cùng với 12 thành viên phi hành đoàn.

Các hành khách trên máy bay đến từ 13 quốc gia, trong đó có 154 hành khách mang quốc tịch Trung Quốc và Đài Loan, 38 người Malaysia, 12 người Indonesia, 7 người Úc, 3 người Pháp, 4 người Mỹ, 2 người New Zealand, 2 người Ukraine, 2 người Canada, 1 người Nga, 1 người Italy, 1 người Hà Lan và 1 người Áo. Hai trẻ sơ sinh đến từ Mỹ và Trung Quốc. Chuyến bay được điều khiển bởi phi công Malaysia Zaharie Ahmad Shah, 53 tuổi. Ông Zaharie Ahmad Shah có tổng cộng 18.365 giờ bay và làm việc tại Malaysia Airlines từ năm 1981.

Ngay khi có thông tin này, nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới khẩn trương chung tay vào công cuộc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Chịu trách nhiệm về không phận nơi máy bay được cho là mất tích, Việt Nam đã huy động tối đa sức người, sức của, tham gia tìm kiếm máy bay gặp nạn.

Ngay trong buổi chiều ngày 8/3, chiếc máy bay An-26 đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam đã cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất, thực hiện công tác tìm kiếm, cứu hộ. Cùng với đó, các loại máy bay cơ động như trực thăng lên thẳng Mi-171, thủy phi cơ DHC-6, máy bay tuần thám CASA-212 của các lực lượng Không quân, Hải quân cũng lập tức lên đường làm nhiệm vụ. Phối hợp với đường không, nhiều tàu Hải quân cùng các lực lượng thợ lặn tinh nhuệ cũng tiến ra các địa điểm nghi ngờ máy bay gặp nạn trên biển.

Trong khi đó, công tác điều tra, xác minh nguyên nhân máy bay rơi cũng được tiến hành khẩn trương. Dựa trên thông số kỹ thuật của chiếc Boeing 777, các chuyên gia đều cho rằng đây là loại máy bay có hệ số an toàn cao. Thời điểm mất liên lạc, máy bay đã bay được khoảng 2 giờ đồng hồ, đạt trạng thái an toàn, thậm chí có thể để chế độ tự hành, vì thế, rất khó có khả năng máy bay gặp trục trặc, dẫn đến bị rơi. Cùng với việc có hai người đã sử dụng hộ chiếu giả để lên máy bay, các chuyên gia phân tích đều nghi vấn có một áp lực nào đó, khiến phi hành đoàn phải tắt mọi liên lạc với các đài không lưu. Điều này đồng nghĩa với khả năng máy bay đã bị khủng bố.

Nguồn Xa lộ pháp luật

Phương Tây đe dọa trừng phạt Nga trong tuần này

Thứ tư, 12/03/2014 04:59
(Xã hội) - Các quan chức phương Tây vừa đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga ngay trong tuần này nếu Matxcơva không thay đổi lập trường về Ukraine.
Xe quân sự, có thể của quân đội Nga, di chuyển ở Sevastopol - Ảnh: Reuters
Xe quân sự, có thể của quân đội Nga, di chuyển ở Sevastopol - Ảnh: Reuters

Theo Hãng tin AFP, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tuyên bố nếu Nga không “phản ứng tích cực” với các đề xuất mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đưa ra để giải quyết khủng hoảng Ukraine, “hàng loạt biện pháp trừng phạt sẽ được đưa ra ngay trong tuần này”.

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng cho biết Liên minh châu Âu (EU) không muốn đối đầu với Nga, nhưng buộc phải đưa ra các biện pháp trừng phạt nếu Matxcơva không chịu nhượng bộ để giải quyết khủng hoảng Ukraine.

Ông Fabius tiết lộ châu Âu có thể sẽ đóng băng tài sản các quan chức Nga và hạn chế thị thực. Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh việc bán đảo Crimea tổ chức cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 16/3 về việc sáp nhập vào Nga là “bất hợp pháp” và “không thể chấp nhận được”.

Tuy nhiên phía Nga không hề tỏ dấu hiệu lùi bước. Hãng tin RIA Novosti cho biết mới đây các nghị sĩ Nga tiết lộ Duma Quốc gia Nga sẽ thảo luận luật mở đường cho việc sáp nhập Crimea vào Nga trong tuần tới.
Trước đó Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố mọi hành động của chính quyền Crimea là hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

Nguồn Tuoitre.vn

Vì sao điện thoại trên MH370 vẫn đổ chuông?

Thứ tư, 12/03/2014 09:44

(Xã hội) - Khi gọi đến, nhiều điện thoại trên chiếc MH370 vẫn đổ chuông dù không ai nghe máy.

Nhiều điện thoại vẫn đổ chuông khi có người gọi đếnNhiều điện thoại vẫn đổ chuông khi có người gọi đến

Những bí ẩn bao quanh chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích đang ngày càng trở nên huyền bí hơn.
Bốn ngày sau khi chiếc máy bay biến mất trên màn hình radar, một số người nhà hành khách có mặt trên chuyến bay này vẫn khẳng định rằng điện thoại của họ vẫn đổ chuông.
Theo đó, khoảng 19 gia đình đã tìm cách gọi điện cho người thân của của mình trên máy bay, và điện thoại đã đổ chuông. Ngay cả hãng Malaysia Airlines cũng đã tìm cách liên lạc với một số thành viên phi hành đoàn bằng điện thoại.
Theo báo chí Trung Quốc, 19 gia đình này đã ký vào một bản cam kết chung xác nhận rằng điện thoại của người thân họ trên máy bay vẫn đổ chuông nhưng không có ai trả lời.
Ngoài ra một quan chức của Malaysia Airlines cũng xác nhận rằng họ đã tìm cách gọi vào điện thoại của các tiếp viên trên máy bay, song cũng không có bất kỳ ai trả lời.
Và điều kỳ lạ hơn nữa là một số mạng xã hội ở Trung Quốc vẫn cho thấy rằng nhiều hành khách bị mất tích đang “online”.
Một người đàn ông cho biết người anh trai mất tích của mình đang trực tuyến trên QQ, mạng xã hội rất phổ biến của người Trung Quốc.
Tuy nhiên điều đáng buồn đối với các gia đình đang đau khổ này là tất cả những tin nhắn hay cuộc gọi của họ đều không nhận được bất cứ phản hồi nào.
Đây không phải là lần đầu tiên điện thoại của những người mất tích trên máy bay MH370 đổ chuông khi có người gọi đến.
Hôm Chủ nhật, truyền hình Trung Quốc phát sóng trực tiếp cảnh một người đàn ông gọi điện cho người thân của mình trên máy bay, và chiếc điện thoại vẫn có tín hiệu đổ chuông nhưng không có ai trả lời.
Chính thông tin về điện thoại đổ chuông và tài khoản QQ online này đã đem lại niềm hy vọng và an ủi cho rất nhiều gia đình đang đau đáu chờ thông tin người thân.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, đây rất có thể là lỗi kỹ thuật của các nhà mạng trong việc kết nối các cuộc gọi ra nước ngoài.
Một chuyên gia cho biết khi bạn nghe thấy tiếng điện thoại đổ chuông khi gọi ra nước ngoài, chưa chắc chiếc điện thoại đó đang bật và hoạt động như bạn tưởng.
Chuyên gia phân tích sóng vô tuyến Jeff Kagan nhận định: “Điều đó không có nghĩa là chiếc điện thoại bạn đang gọi thực sự đổ chuông. Lúc này nhà mạng đang dò tìm chiếc điện thoại đó. Đầu tiên là dựa vào địa điểm cuối cùng của nó, rồi sau đó mở rộng quy mô dò tìm ra. Nếu nhà mạng không thể tìm thấy chiếc điện thoại, cuộc gọi sẽ bị ngắt.”
Rõ ràng là ngay cả khi chiếc điện thoại được gọi đang trong chế độ trên máy bay, hoặc bị tắt nguồn hoặc đã bị hỏng thì khi có người gọi đến vẫn có thể nghe thấy có tín hiệu, mặc dù nó không bao giờ có cơ hội kết nối.
Hiện tại cuộc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 đã có những manh mối mới, khi quân đội Malaysia cho biết radar của họ đã dò được tín hiệu chiếc máy bay này bay qua bán đảo Malaysia và hướng về phía eo biển Malacca. Hiện Malaysia đã mở một khu vực tìm kiếm mới ở phía tây bán đảo Malaysia, trên eo biển Malacca.
Nguồn Khampha.vn

Thơ ông Hồ và hậu quả!


Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình (1)
Thơ của Hồ Chí Minh
Xúi các cháu lao động
Giục các cháu chiến chinh
Những bài thơ con cóc
Đọc nghe đến phát kinh
Những vần thơ chết chóc
Đảng lại khen tài tình.

Nghe lời bác lao động
Các cháu bỏ học hành
Nhặt ve chai cuốc ruộng
Đời các cháu tan tành
Nghe lời bác kháng chiến
Nhiều đứa phải hy sinh
Ngày thống nhất cũng đến
Thương binh đi ăn xin.

Ba chín năm giải phóng
Dân khốn khổ lầm than
Trai xuất khẩu lao động
Gái đi lấy chồng Hàn
Xưa bác bảo sánh bước (2)
Với cường quốc năm châu
Giờ đây nước tiểu nhược
Nhỏ bé sát nách Tàu.

Có voi và có trống
Lại đòi Hai Bà Trưng
Ngoài khơi biển dậy sóng
Đảng cộng sản dững dưng
Chỉ khổ ngư dân Việt
Chết dưới súng giặc Trung
Đảng âm mưu tiêu diệt
Hết dòng giống Lạc Hồng.

Hỡi tất cả dân Việt
Già trẻ gái hay trai
Hãy cùng nhau đoàn kết
Cả Việt kiều nước ngoài
Hò hẹn nhau trên mạng
Tất cả cùng xông pha
Tiêu diệt bọn cộng sản
Để giữ lấy sơn hà.

Uyển Thi 

_________________________________

Chú thích:


Những bê bối chưa từng được tiết lộ của báo Tuổi Trẻ: Vụ tống tiền ngành giáo dục của báo Tuổi Trẻ


Bạn đọc trong thôn quý mến,

Chuyện của những "người trong cuộc" chỉ có những người trong cuộc biết đích xác. Trong môi trường không thể kiểm chứng thông tin, Danlambao xin gửi đến các bạn bài viết do tác giả gửi đến DLB chỉ với mục đích để mỗi người đọc thấy được chút gì và tự nhận xét về bức tranh xám xịt của báo chí và các quan chức truyền thông lề đảng. Tuy nhiên, các bạn đọc nêu lưu ý nhiều chỗ "Người Trong Cuộc" khó mà có mặt tại chỗ để mà có những đối thoại, hình ảnh như trong bài viết. Danlambao sẵn sàng đăng tải bài viết của những đối tượng mà "Người Trong Cuộc" nhắm đến để dư luận có cái nhìn hai chiều.

*

Người Trong Cuộc - Sự tha hóa trong nghề báo vốn là những điều rất không mới, việc lợi dụng chức danh, nhiệm vụ của nghiệp vụ phóng viên, được quyền tiếp cận với những nguồn tin không chính thức càng là miếng mồi ngon để cho các phóng viên “đen” có cơ hội kiếm tiền, bỏ túi riêng... Tại báo Tuổi Trẻ việc tống tiền doanh nghiệp, thậm chí là tống tiền chính quyền (chính trị gia) thì lại càng là chuyện “hết sức bình thường” một khi các nạn nhân đã bị họ “nắm thóp”. Kỳ này chúng tôi muốn nói đến sự thật đằng sau loạt bài “Học sinh không biết chữ vẫn lên lớp 4” do Vũ Xuân Toàn (bút danh Vũ Toàn), Trưởng văn phòng Nghệ An làm “đạo diễn”.

Vũ Xuân Toàn sinh năm 1955, xuất thân từ Báo Nông nghiệp Việt Nam, 
chi nhánh Nghệ An, năm 2002 đầu quân cho báo Tuổi Trẻ, 
rồi trở thành đại diện văn phòng tờ báo này ở Nghệ An. 

Bạn đọc dễ dàng kiểm chứng thông tin, ngày 10/2/2014, báo Tuổi Trẻ giật tít rất “kêu”:“Không biết chữ vẫn lên lớp 4”, liên tiếp 2 ngày 17/2-18/2, báo tuổi trẻ tiếp tục giật tít rung rinh ngành giáo dục xứ Nghệ: “Kiểm điểm vụ để HS không biết chữ vẫn lên lớp 4” với nội dung gần giống nhau về việc ông Thái Huy Vinh, phó GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết sở đã có quyết định kiểm điểm lãnh đạo, giáo viên Trường tiểu học Thanh Văn. Dân tình hoang mang, chính quyền và ngành giáo dục Nghệ an hoảng loạn phải “cầu cứu” các nơi, và sự thật là ngày 27/2/2014, báo Nghệ An, báo Người Lao Động đã đi loạt bài cải chính “Sự thật về học sinh ‘Không biết chữ vẫn lên lớp 4’” với cả video clip minh họa sự thật là em Nguyễn Thị Lê(Trường Tiểu học Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An) có khả năng đọc, viết bình thường, đồng thời lên án "một số phương tiện truyền thông" (không dám nói thẳng tên báo Tuổi Trẻ, sợ trả thù chăng?) đưa tin tiêu cực không chính xác sẽ khiến nhiều người hoang mang, tác động xấu đến xã hội. Sự thật đằng sau câu chuyện này là gì?

Trường Tiểu học Thanh Văn, em Lê đang theo học 

Chuyện là, sau khi tiếp nhận thông tin từ ông Nguyễn Hữu Sơn phản ánh về việc trường Tiểu học Thanh Văn dạy con mình là em Nguyễn Thị Lê không đúng cách, khiến em bị lưu ban, không được lên lớp 4. Ngay lập tức, kế hoạch trong đầu đầy sạn của phóng viên báo tuổi trẻ Vũ Xuân Toàn đã nghĩ ngay đến việc kiếm ăn, tống tiền. Nghĩ là làm, ngay lập tức Vũ Toàn thủ máy ghi âm đến văn phòng trường tiểu học Thanh Văn, dí thẻ nhà báo tuổi trẻ vào mặt thầy Võ Bá Phượng, Hiệu trưởng nhà trường, Vũ Toàn nói thẳng: "Hiện ông Sơn (bố em Nguyễn Thị Lê) đang làm đơn kiện nhà trường lên Sở Giáo dục, việc ni mà lôi thôi thì ảnh hưởng lớn đến uy tín nhà trường, thầy phải đưa tui 100 triệu để tôi tính cho!". Thầy Võ Bá Phượng rùng mình, lương giáo viên 3 cọc 3 đồng, dân đây ai cũng nghèo cả, trường lại không có quỹ đen quỹ đỏ gì, lấy đâu ra mà chi cho phóng viên tuổi trẻ?! Mà chuyện em Lê lưu ban vì học kém cũng không thể đổ hết trách nhiệm cho nhà trường, cô Ngoạt (chủ nhiệm lớp em Lê) đã nhiều lần đến nhà tìm hiểu về có phản ảnh cho tôi biết cha mẹ em Lê cũng không quan tâm đến việc học hành của con cái, họp phụ huynh nhiều lần cũng nhờ người này người nọ đi họp thay. Thấy thầy hiệu trưởng nói cứng, Trưởng đại diện báo Tuổi Trẻ tiếp tục: "Thôi thì 50 triệu cũng được, tui có quan hệ với các anh trên Sở, phần còn lại để tui giúp thầy cho ổn thỏa việc ni, chứ để to chuyện không khéo ban giám hiệu nhà trường bị kỷ luật chứ nỏ phải chuyện chơi mô". Thầy Võ Bá Phượng vẫn không thể có 50 triệu đưa cho, Toàn tiếp tục “hạ giá” xuống 20 triệu, thầy cũng nhẹ nhàng nhưng kiên quyết từ chối. Không kiếm ăn được từ thầy Phượng mà cũng chẳng ghi âm được vì thầy Phượng nói chuyện rất nhỏ nhẹ, đàng hoàng, không hề có sơ sẩy gì. Tức tối, Toàn hậm hực bỏ về kèm theo bì thư 500 nghìn đồng của thầy Phượng.

Cay cú vì không đạt được mục đích, trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ tìm đến tận nhà ông Nguyễn Hữu Sơn ở xóm 6, Thanh Văn, Thanh Chương, phát hiện hoàn cảnh gia đình khá bần hàn, tài sản chỉ là cái bàn vừa là bàn bàn tiếp khách vừa là bàn học cho 2 chị em cô bé, vài cái ghế nhựa, cái tủ chè cũ xập xệ... Vũ Toàn kéo riêng vợ chồng ông Sơn ra góc nhà, móc túi đếm xoàn xoạt 10 tờ mệnh giá 500 nghìn, nói “giờ vợ chồng anh chị phải nghe lời tui, có ít tiền lo cho các cháu, xong việc tui sẽ đưa thêm”. Là một nông dân chân chất, một nắng hai sương, không hề biết ý đồ của Toàn, từ nhỏ đến lớn chưa ai hào phóng với mình như vậy, nên ông Sơn rất vui:“xin cảm ơn nhà báo, báo Tuổi Trẻ muốn gì tui cũng làm”. Ngay liền sau đó, Toàn “hướng dẫn” ông Sơn làm đơn cho con “xin học lại lớp 1” (trong khi bé Lê chỉ bị lưu ban lớp 3, chưa được lên lớp 4), nhà trường Thanh Văn không giải quyết, ông Sơn con nghỉ học ở nhà phụ làm ruộng. Có trong tay đơn xin học lớp 1 của ông Sơn, Toàn thấy vẫn chưa đủ, Vũ Toàn còn tiếp tục “hướng dẫn”, “phỏng vấn” gia đình ông Sơn (theo kiểu mớm cung, theo đúng kịch bản của Toàn) để ghi âm, biên tập lại theo kịch bản và dựng clip. Đã thu thập đủ “chứng cứ”, Vũ Toàn vừa đe dọa, vừa dụ dỗ cho thêm tiền và lại “hướng dẫn” gia đình ông Sơn cách trả lời phỏng vấn, cách tiếp khách khi có cơ quan chức năng, phóng viên báo khác đến thu thập tư liệu...

Ngày 10/2/2014, vừa ăn tết xong, Vũ Xuân Toàn lập tức đưa bài “Không biết chữ vẫn lên lớp 4” lên “sóng” báo Tuổi Trẻ, ngay tập tức cơn bão dư luận đã xảy ra, ngoài báo giấy, lượng truy cập báo Tuổi Trẻ Online cũng tăng đột biến, Toàn còn dặn mắm thêm muối để gửi báo Lao Động Nghệ An (nơi Vũ Toàn thường xuyên "thâm canh" để kiếm chác thêm) để tạo hiệu ứng cục bộ, triệt hạ uy tín ban giám hiệu trường tiểu học Thanh Văn. Nhiều báo khác không biết sự việc, tin tưởng uy tín “dẫn đầu làng báo” của Tuổi Trẻ, cũng ăn theo nói leo, đưa sự kiện lên tới đỉnh điểm, ngành giáo dục Việt Nam đã từng có tiếng bê bối nay lại lãnh thêm một hậu quả “thảm khốc” chỉ vì sự cay cú của một con sâu đen trong làng báo. 

Báo Tuổi Trẻ lợi dụng cả gia đình người nông dân chân chất, một nắng hai sương Nguyễn Hữu Sơn, để làm vật tế thần, làm công cụ cho đòn thù hèn hạ, tiểu nhân (Ảnh do đồng nghiệp của chúng tôi tại báo Lao động Nghệ An cung cấp, báo LĐNA cũng là nơi Xuân Toàn thường xuyên qua mặt báo tuổi trẻ để kiếm ăn thêm). 

Chuyện vẫn chưa dừng ở đó, Vũ Xuân Toàn tiếp tục đi thêm bước thứ 2 là đọc để ông Sơn ghi lại bản tường trình, tố cáo ban giám hiệu trường Tiểu học Thanh Văn, mang lên Sở Giáo dục tỉnh Nghệ An “nộp”, sau đó một tuần, báo Tuổi Trẻ đưa tin liên tiếp trong 02 ngày 17,18/2/2014 với nội dung na ná nhau về việc “Quyết định kiểm điểm lãnh đạo, giáo viên Trường Tiểu học Thanh Văn” do ông Thái Huy Vinh, Phó Giám đốc sở ký.

Mọi việc bịa đặt của báo Tuổi Trẻ chỉ bị đổ bể khi báo Nghệ An “tháp tùng” đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục tỉnh Nghệ An về tận trường để xác minh, làm rõ, tiếp đó, cách đây vài ngày, báo điện tử Tầm Nhìn cũng vào cuộc khiến dư luận ngã ngửa, thêm một phen “hố” nặng vì báo Tuổi Trẻ. Sự thật là em Lê dù học kém hơn các bạn cùng tuổi, nhưng riêng chuyện đọc, viết, làm toán thì hoàn toàn bình thường so với lứa tuổi của em. Thậm chí khi phóng viên báo Tầm Nhìn đã đưa trang 113, sách Tiếng Việt lớp 3, là bài em chưa học (bài “Người đi săn và con vượn”) em Lê cũng đọc rất lưu loát. 

Em Lê đọc vanh vách bài học 

Để có được thông tin trên, chúng tôi đã gọi điện trực tiếp đến thầy hiệu trưởng Võ Bá Phượng để xác minh sự việc, thầy cung cấp một số thông tin về việc phóng viên Vũ Toàn tìm cách làm tiền nhà trường, chúng tôi có hỏi thầy có ghi âm lại không, ông cười lớn bảo “Các anh hỏi lạ, làm răng tui đủ ‘tư cách’ để biết trò nớ của nhà báo Tuổi Trẻ? Mà nếu tui biết thì dễ chi qua mặt được sự ‘dày dạn’ của ông nớ!”. 

Video clip chứng minh em Lê có khả năng đọc, viết, làm toán hoàn toàn bình thường so với lứa tuổi của em.

Tẽn tò, BBT báo Tuổi Trẻ làm “động tác giả” (BBT báo tuổi trẻ thường xuyên sử dụng “chiêu” này để bảo vệ mình) là yêu cầu Vũ Xuân Toàn viết tường trình để BBT “chạy tội” và nếu có bị Ban tuyên giáo TW gõ đầu thì BBT có “chứng cứ” để chứng minh đây chỉ là sai sót của một cá nhân, trong khi đó đây là một sai lầm có hệ thống, mang tính bản chất của báo tuổi trẻ. Trong trường hợp có bị Ban Tuyên giáo TW làm căng quá thì đã có đồng chí Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nham hiểm và đồng chí Phó Thủ tướng “thứ nhất” Nguyễn Xuân Phúc lừa thầy phản bạn đỡ lưng cho như bao lần khác.

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ đề cập đến một trong những trò bẩn của báo Tuổi Trẻ đã bị phanh phui trước công luận, còn nhiều hành vi bỉ ổi khác của “sâu đen” báo Tuổi Trẻ Vũ Xuân Toàn và “nghi phạm” Thái Huy Vinh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Nghệ An cùng “hiệp đồng tác chiến” sau hậu trường để hạ bệ Giám đốc sở Lê Văn Ngọ để chiếm nghế giám đốc sẽ được chúng tôi phanh phui trong bài viết tới.

Giới báo chí, trí thức Nghệ An khi nói đến Vũ Toàn, nói đến báo tuổi trẻ tại Nghệ An ai cũng lắc đầu, nhổ nước bọt, những chiêu trò bẩn thỉu của đàn sâu báo Tuổi Trẻ khiến làng báo Việt Nam ngày càng ô uế, bốc mùi...