Saturday, December 6, 2014

Cảnh éo le của gia đình dân phòng bị xe CSGT tông chết

'Mới tháng trước vừa làm ma chay cho bố, nhang đèn vẫn còn đây. Vậy mà có ai ngờ anh cũng theo bố bỏ lại ba mẹ con bơ vơ', chị Uyên, vợ anh Đồng, than khóc.

Trưa 6/12, sau khi các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiến hànhkhám nghiệm hiện trường, thi thể của hai dân phòng tử vong trong vụ tai nạn nghiêm trọng sáng cùng ngày tại thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức đã được đưa về gia đình để làm lễ tang.

Hai người tử vong là anh Hồ Xuân Thu (58 tuổi, ấp Tân Giao, xã Láng Lớn) và anh Võ Xuân Đồng (39 tuổi, ấp Sông Xoài, xã Láng Lớn, đội phó đội dân phòng xã).

Buổi tối cùng ngày, tại căn nhà nhỏ nằm sâu trong rẫy hồ tiêu của anh Xuân Đồng, rất đông bà con lối xóm chia buồn, động viên chị Lê Đông Hạ Uyên (37 tuổi, vợ anh Đồng) vượt qua nỗi đau mất chồng.

Nét mặt thẫn thờ, chị Uyên chỉ vào xấp nhang trong góc nhà than khóc: “Mới tháng trước vừa làm ma chay cho bố, nhang đèn vẫn còn đây. Vậy mà có ai ngờ anh cũng theo bố bỏ lại ba mẹ con bơ vơ”.
Cảnh éo le của gia đình dân phòng bị xe CSGT tông chết
 Chị Lê Đông Hạ Uyên thẫn thờ bên quan tài của chồng, mới tháng trước chị đã làm đám tang cho bố chồng
Trước giờ khác bị tai nạn, vẫn như mọi đêm, chị Uyên lại chuẩn bị cho chồng chai nước và chiếc đèn pin để đi tuần. Tối hôm ấy, đồng nghiệp qua đón anh Đồng đi làm nhiệm vụ. Bình thường 2-3h sáng là anh về.

“Nhưng đêm ấy, tôi chờ mãi không thấy anh về nên linh tính có chuyện chẳng lành, đến sáng sớm em chồng mới cho biết anh đã bị tai nạn, tôi như ngã quỵ nhưng vẫn hy vọng chỉ bị nhẹ thôi.”, chị Uyên than thở.

Bà mẹ của hai cô con gái cho biết, mấy đêm nay chị đều cảm thấy khó ngủ trong khi bình thường đi làm mệt về là ngủ rất ngon. Trong những đêm không ngủ, chị cảm giác như sẽ có chuyện chẳng lành đến với gia đình mình.

Ở ấp Sông Xoài, gia đình anh Đồng thuộc diện nghèo khó. Căn nhà nhỏ vốn là nhà tình thương, hai vợ chồng sống bằng nghề làm mướn, khi thì đi phụ hồ, hái tiêu, hái cà phê, trẩy bắp hoặc chạy xe ba gác.

Để thêm thu nhập, anh Đồng tự nguyện đi làm dân phòng nhưng cuộc sống vẫn chật vật. Người con gái lớn (18 tuổi) phải nghỉ học từ năm lớp 9 và bị bệnh về thần kinh. Theo lời người dân trong xóm, anh rất hiền lành, chân chất và là trụ cột chính của cả gia đình.

Cách đó khoảng 3 km là đám tang của anh Hồ Xuân Thu (58 tuổi). Cũng như anh Đồng, nhà anh Thu rất nghèo, căn nhà đang ở phải mượn của em dâu. Ban ngày, anh cũng đi làm thuê mướn. Chị Trần Thị Hoa (53 tuổi, vợ anh) bị bệnh thần kinh nên mình anh phải lèo lái cả gia đình.

Cảnh éo le của gia đình dân phòng bị xe CSGT tông chết
 Người dân đến chia buồn với gia đình anh Thu
Ba năm nay, anh Thu tham gia công tác dân phòng, thường xuyên đi trực đêm. “Đêm bị tai nạn, khi tôi chạy ra hiện trường đã thấy chồng đắp chiếu. Tôi khóc và xỉu tại chỗ”, chị Hoa thẫn thờ nhớ lại. Gia đình anh Thu dự tính đưa thi hài anh về an táng tại quê nhà Quảng Nam.

Ông Hồ Sỹ Yên (Chủ tịch xã Láng Lớn) cho biết: “Hai dân phòng bị tử nạn đều có gia cảnh rất khó khăn nên trước mắt xã và huyện hỗ trợ mỗi nhà 6 triệu. Những người bị thương xã hỗ trợ 1 triệu. Bên gia đình người gây tai nạn cũng đã liên hệ để bù đắp cho các nạn nhân”.

Ngoài 2 người đã chết, vụ tai nạn trên tuyến đường Mỹ Xuân - Hòa Bình còn làm 8 người bị thương, trong đó có anh Mai Văn Quốc bị thương rất nặng, vẫn đang nguy kịch. Các nạn nhân đang được điều trị tại bệnh viện Bà Rịa.

Là một trong 3 người may mắn thoát nạn, anh Nguyễn Quốc Hùng (29 tuổi), bảo vệ khu phố 5 thị trấn Ngãi Giao nhớ lại thời khác kinh hoàng: “Khi vừa đến đập nước Núi Nhạn, chưa kịp làm việc thì tôi thấy chiếc ôtô phóng như bay, tiếng gió thổi lạnh sống lưng. Khi hoàn hồn lại, tôi đã thấy anh em nằm ngổn ngang trên đường”.

May mắn không bị thương nên anh vội gọi cấp cứu, chờ xe chạy qua để chở nạn nhân tới bệnh viện.

Nằm trên băng ca, anh Dương Văn Hiếu (30 tuổi, dân quân tự vệ xã Láng Lớn) bị gãy tay và chấn thương vùng đầu. Anh kể lại: "Chiếc xe lao vút tới, sau khi nghe tiếng phanh thì xe lao vào người. Khi tỉnh lại thì tôi đã nằm ở bệnh viện".

Tại hiện trường, tỉnh lộ Mỹ Xuân - Hòa Bình đoạn xảy ra tai nạn có khúc cua khá gắt cộng với dốc cao. Vị trí lực lượng tuần tra bị tai nạn đứng cách khúc cua trên chừng 50 mét. Nơi đây rất ít nhà dân xung quanh.
07/12/2014 11:26
Theo Zing

Trung Quốc không thể thống trị châu Á

(PL)- Yếu tố cốt lõi của lãnh đạo là phải bảo đảm an ninh khu vực.
Sự cạnh tranh gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc dường như đã lan sang vũ đài kinh tế. Trong khi Mỹ thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không có Trung Quốc, Bắc Kinh lại đề ra chiến lược mới lấy sức mạnh kinh tế thống lĩnh khu vực.
Trước đây, Trung Quốc thường dùng các kênh song phương để xây dựng các mối quan hệ và ảnh hưởng. Nay Trung Quốc đã chuyển dần sang các sáng kiến đa phương.
Bằng chứng như thành lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á trị giá 50 tỉ USD và Quỹ “Con đường tơ lụa” trị giá 40 tỉ USD. Trung Quốc cũng đã đạt được thỏa thuận từ các nhà lãnh đạo APEC tiến tới nghiên cứu thành lập Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) trong hai năm tới.
TS Darren Lim ở ĐH Princeton (Mỹ) nhận định trên tạp chí The Diplomat (Nhật) rằng các sáng kiến hợp tác kinh tế kể trên của Trung Quốc có khả năng làm rúng động nền tảng trật tự khu vực do Mỹ thiết lập từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bắc Kinh đang quay trở lại mặt trận thương mại đa phương và rõ ràng đây là cách tiếp cận đa phương chiến lược của Trung Quốc.
Cảnh sát được tăng cường từ tháng 5 ở khu tự trị Tân Cương. Ngày 29-11 mới xảy ra vụ tấn công khủng bố làm 15 người chết, 14 người bị thương. Ảnh: AP
Dù vậy, TS Darren Lim bình luận chắc chắn Trung Quốc không thể lãnh đạo châu Á bằng chiêu bài ngoại giao kinh tế.
Lâu nay, thành tựu lớn nhất của Mỹ ở châu Á là lãnh đạo mà không đe dọa đến lợi ích cốt lõi về chủ quyền, an ninh và tự chủ. Liên minh của Mỹ cũng là một thành phần quan trọng không chỉ bảo đảm chống lại đe dọa từ bên ngoài mà còn giúp Mỹ quản lý các quan hệ song phương.
Nói chung sức mạnh của Mỹ có thể dự đoán và thân thiện. Các nước trong khu vực phát triển ổn định, chắc chắn và có qua có lại theo một trật tự hiện có. Vì lẽ đó, các nước sẽ phản đối vai trò lãnh đạo của một cường quốc nào đó nếu các nước cảm thấy không an toàn. Trong khi đó, Trung Quốc đang làm nhiều nước trong khu vực lo lắng qua hành động leo thang trong tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông.
TS Darren Lim nhận xét nếu mong muốn giữ vai trò lãnh đạo ở châu Á, Trung Quốc cần thuyết phục các nước láng giềng rằng Bắc Kinh không đe dọa đến lợi ích an ninh cơ bản. Nói tóm lại, hào phóng về kinh tế không thể mua được vị thế lãnh đạo. Các ưu đãi kinh tế có thể là cách tốt để khởi đầu chỉnh đốn chính trị nhưng chưa đủ để trở thành lãnh đạo trong khi yếu tố cốt lõi của lãnh đạo là bảo đảm an ninh.
Trong khi đó, giữa tháng 11, tổ chức nghiên cứu về thách thức an ninh Kokoda (Úc) đã công bố báo cáo quân sự ghi nhận Trung Quốc sẽ không bao giờ lấn át được Mỹ. Báo cáo do GS Paul Dibb ở ĐH Quốc gia Úc và TS John Lee ở Viện Hudson (Mỹ) biên soạn.
Báo cáo nhận định Trung Quốc chưa đủ thiết bị hay kinh nghiệm để gây ra mối đe dọa lớn. Tàu chiến của Trung Quốc sẽ dễ dàng bị Mỹ hay Nhật ngăn chặn. Quân đội Trung Quốc không có kinh nghiệm tác chiến hiện đại, thiếu quân lực và huấn luyện.
Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như dân số già, bất bình đẳng thu nhập, bất ổn chính trị, tình trạng xã hội và kinh tế mong manh, thiếu bạn bè và đồng minh lớn.
Báo cáo còn mô tả Trung Quốc là cường quốc cô độc tại châu Á. Các nỗ lực bành trướng tại biển Đông hay các nơi khác của Trung Quốc chỉ khuyến khích các nước như Nhật, Ấn Độ và Mỹ xây dựng lực lượng cân bằng nhằm chống lại Trung Quốc.
Theo tổ chức Kokoda, không nước nào đánh giá thấp thách thức từ công tác hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đối với tình hình ổn định khu vực, tuy nhiên cũng không nước nào chịu thua kém Bắc Kinh.
 Chủ Nhật, ngày 7/12/2014 - 06:00
DUY KHANG

Ai là những con người trơ trẽn và lì lợm?

Nguyên Thạch (Danlambao) - Khi đề cập về những người cộng sản cùng cái cơ chế của nó, người ta chẳng những không có được sự thán phục hay ngưỡng mộ mà ngược lại là thái độ thù ghét cũng như rất khinh bỉ bởi những cái trơ trẽn lì lợm và hạ đẳng từ những con người cộng sản này gây nên.

Chính vì những chứng cớ cơ bản này mà thế kỷ trước, ai đó đã phát biểu cảm tưởng của mình để định giá về cộng sản: "Sự kiện quan trọng nhất của Thế kỷ 20 là ghi nhận sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản đồng thời cũng đánh dấu sự suy vong của nó".

Những biến cố vào thập niên 80, 90 từ Đông Âu đến Liên Sô, từ Ba Lan đến sự sụp đổ của bức tường ô nhục Đông Đức đã không ít ảnh hưởng đến tư duy của những người cộng sản có chút kiến thức ở VN. Một số trong họ có suy nghĩ đặt lại toàn bộ vấn đề về cương lĩnh, đường lối cũng như một hướng đi nhưng chính nguyên nhân không có trình độ kiến thức để tìm ra lối thoát khả dĩ nên phần lớn với thái độ lì lợm, bảo thủ bám víu vào những gì đã có với mục đích duy nhất là được tồn tại sự cai trị.

Với khả năng vận hành đất nước rất kém cỏi, họ là những người không được đào tạo và trang bị những trình độ căn bản phải có và đủ để vận hành một guồng máy quốc gia trên nguyên tắc phải phát triển đi lên và bảo đảm ổn định về mọi mặt cần thiết phải có, đó là Dân Chủ, Nhân Quyền và pháp luật công minh. Nghĩ cho cùng, trong hoàn cảnh như thế, họ không còn một sự lựa chọn nào khác là bám víu vào những gì đã đạt được trong sự cầu âu. Đây là nét tóm gọn trong tầm nhìn về một đất nước hoàn toàn bị bế tắc về mọi mặt.

Nếu sự việc được diễn đạt theo từ ngữ của cộng sản thì đây là một sự "lô-gic" hay còn gọi là "tất yếu". Làm sao có thể phát triển được đất nước khi giới lãnh đạo không có trình độ? Khi một đảng phái chính trị hoàn toàn độc quyền và tuyệt đối không có sự cạnh tranh? Từ thực tế này, đảng là tất cả, đứng cả trên pháp luật và hệ quả của nó là sự toàn trị, đưa ra một cơ chế độc tài, nắn ra những cái vòng kim cô mà trong đó mọi người bị đặt vào vị thế tự trói mình và trói buộc lẫn nhau trong cái gọi là "bạo lực cách mạng chuyên chính"!

Duy trì một hệ thống với quân đội đông đảo dưới sự cầm nắm của các tướng lãnh ù lì cùng não trạng qui phục quì gối trước bọn lãnh đạo tăm tối nhận thức và trước giặc ngoại bang. Duy trì một hệ thống côn an mật vụ cực kỳ dầy đặc, hiện trạng này chính là sự bào mòn tiềm lực quốc gia, đưa đến khủng hoảng về năng lực tài chánh và nợ nần. Những chi trả cho quân đội, côn an cộng guồng máy cầm quyền cồng kềnh, bên cạnh phải bao nuôi một lượng gần 4 triệu đảng viên, đây thật là một gánh nặng cực kỳ cho cả một đất nước dựa trên cơn bản nông nghiệp, hoàn toàn vắng mặt kỹ nghệ, công nghiệp cao để cạnh tranh với cộng đồng thế giới.

Ngạn ngữ có nói: "Nghèo túng sinh khốn khó, bần cùng sinh đạo tặc". 40 năm bám víu vào những thứ gần như là bế tắc, xã hội Việt Nam hôm nay là một bức tranh lem luốt, nhạt nhòa toàn diện. Mạnh quan, quan cướp, mạnh dân, dân lừa. Con người ta tự tranh gianh dẫm đạp lên nhau cho sự sinh tồn trong khi hố vong nô ngày càng lún sâu trong vực thẳm vô vọng. Một xã hội được xem là tụt hậu, suy đồi toàn diện.

Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy bọn lãnh đạo này, nay nhốt nhà Dân Chủ này, mai bắt nhà đấu tranh khác để dùng chính dân mình làm những vật trao đổi cho những mục đích thấp hèn hạ đẳng.

Dựa trên nền tảng của một chủ nghĩa hoang tưởng, bế tắc, dựa trên những năng lực và trình độ trống rỗng của những người tự cho mình được quyền lãnh đạo! Với bối cảnh vô vọng như thế, người cộng sản không còn phương cách nào khác hơn là lì lợm, trơ trẽn và ngày càng trở nên hung bạo hầu nắm giữ độc quyền cai trị được ngày nào hay ngày đó, cho đến khi tức nước vỡ bờ, người dân sẽ đồng hành vùng dậy dẹp bỏ một chế độ hoàn toàn bế tắc về mọi mặt. Ngày ấy bao giờ mới đến? Câu trả lời sớm hay muộn là tùy ở toàn dân Việt Nam.

Cố bám víu vào những ngôi vị không ai bầu, không ai đồng thuận... vậy không trơ trẽn, không lì lợm thì là gì?!


WB thúc Việt Nam đẩy mạnh cải cách và minh bạch

HÀ NỘI (NV) - Việt Nam chỉ tăng trưởng bền vững và tốt đẹp hơn nếu đối phó hiệu quả với các khó khăn kinh tế bằng một chính sách minh bạch về quốc doanh, nợ xấu ngân hàng, nâng đỡ tư doanh.

Diễn Ðàn Ðối Tác Phát Triển Việt Nam (VDPF) vừa khai diễn ở Hà Nội hôm Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014 do Ngân Hàng Thế Giới (WB) và Việt Nam phối hợp tổ chức. Tham dự diễn đàn, ngoài WB và Việt Nam, các định chế tài trợ phát triển quốc tế và các chính phủ cấp viện cho Việt Nam cũng đều có mặt thảo luận trước khi quyết định các khoản viện trợ và tín dụng tài khóa 2015 cho nước này.


Các đại biểu tham dự Diễn Ðàn Ðối Tác Phát Triển Việt Nam (VDPF) ở Hà Nội trao đổi bên lề diễn đàn hôm 5 tháng 12, 2014. (Hình: Người Lao Ðộng)

Chủ đề của diễn đàn VDPF năm nay là “Cải cách thể chế kinh tế, tăng cường khả năng tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.”

Bà Victoria Kwakwa, giám đốc văn phòng WB tại Việt Nam, đọc một bài diễn văn dài cho rằng nền kinh tế của Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi, nhưng còn rất nhiều thử thách mà người ta tin là do hệ quả của chính sách không minh bạch, luật lệ còn tròng tréo tạo cơ hội cho tham nhũng rúc rỉa.

Bà Kwakwa kêu gọi Hà Nội “tăng cường thể chế quản lý kinh tế vĩ mô...Các chính sách và qui trình lập, duyệt kế hoạch hóa tài khóa và thực hiện chính sách tiền tệ và tỉ giá cũng phải vận động theo hướng minh bạch và nguyên tắc thị trường hơn.”

Bà khuyến cáo CSVN phải “xem xét và cân nhắc tính độc lập của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam theo hướng một ngân hàng Trung ương hiện đại. Ðây là những vấn đề quan trọng trong lịch trình tăng cường năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam.”

Tuy cho phép khu vực kinh tế tư nhân hoạt động nhưng nguồn lực tài chính quốc gia chỉ dồn cho đám xí nghiệp quốc doanh “lời giả, lỗ thật.” Hệ quả, theo bà Kwakwa, “Kinh tế tư nhân đã phải vật lộn với bao khó khăn thử thách trong vài năm qua. Một số doanh nghiệp đã phải đóng cửa. Số còn lại chủ yếu nằm trong khu vực phi chính thức, qui mô rất nhỏ hoặc nhỏ và vừa.”

Bà Kwakwa khuyến cáo, “Không có quốc gia nào có thể phát triển nếu dựa hoàn toàn hoặc ỷ lại vào khu vực doanh nghiệp nước ngoài.”

Bà nêu ra cho thấy chế độ Hà Nội đang lúng túng trong việc đối phó với cái núi nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại mà con nợ phần đông là đám xí nghiệp quốc doanh. Bà thúc giục CSVN phải có một kế hoạch rõ ràng về giải quyết nợ xấu trong quá trình thực hiện cải cách ngân hàng.

Có mặt trong diễn đàn, thủ tướng CSVN khoe rằng kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm nay tới 5.9% tức “vượt chỉ tiêu,” nhưng WB cho rằng chỉ đạt được khoảng 5.6%. Ông Dũng khoe rằng năm nay, Việt Nam xuất cảng lên con số kỷ lục $150 tỉ “gấp 3 lần so với khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới” năm 2006.

Tuy nhiên, ông không nêu ra một sự thật rằng hơn 60% giá trị hàng hóa do Việt Nam xuất cảng đó là từ khu vực doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư sản xuất tại Việt Nam, theo các con số của Tổng Cục Hải Quan CSVN công bố hồi cuối tháng 11, 2014 vừa qua. Các công ty quốc doanh của chế độ chỉ xuất cảng nông sản, thủy sản, gia công giày dép quần áo là chính bên cạnh việc moi móc tài nguyên quốc gia bán đi “ăn hết cả lộc của con cháu.”

Bà Kwakwa không quên nhắc cho thầy trò ông Nguyễn Tấn Dũng có mặt trong cuộc họp VDPF là “để xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh hơn, một xã hội hòa đồng hơn, đòi hỏi phải chú ý giảm cơ hội tham nhũng và lạm dụng nguồn lực công.”

Ông Nguyễn Tấn Dũng nói trong phiên họp rằng, “Việt Nam cam kết sử dụng tài trợ (ODA) hiệu quả.” Hiện chế độ Hà Nội đang giam giữ 6 quan chức ngành đường sắt bị cáo buộc ăn hối lộ của nhà thầu Nhật Bản.

Hôm 2 tháng 12, 2014, đại diện Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Việt Nam than phiền tại “Diễn đàn doanh nghiệp” cũng tổ chức tại Hà Nội rằng “làm ăn 'đúng luật' tại Việt Nam khó thành công” nên họ đành chấp nhận chung chi, đút lót.

“Khả năng tăng trưởng nhanh chóng hơn của Việt Nam chỉ đạt được nếu có những tiến bộ rõ rệt trong việc đối phó với những vấn nạn tồn tại ở khu vực quốc doanh và ngân hàng vì chúng làm giảm hiệu quả của nền kinh tế và sức sản xuất,” bà Kwakwa khuyến cáo. “Ðẩy mạnh chương trình cải cách và tăng cường bầu khí kinh doanh vô cùng cần thiết” cho nền kinh tế Việt Nam tiến lên. (TN)

12-05- 2014 6:24:47 PM

Chống độc quyền tư pháp của một đảng

“Các bà mẹ bị oan ức, hãy đoàn kết lại!” Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam có thể phát động lời kêu gọi đó, thay cho khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới, hãy đoàn kết lại!” của Karl Marx ai cũng biết là hoàn toàn trống rỗng, giả dối.

Trong nước Việt Nam bây giờ, các bà mẹ, các bà vợ đang lo chồng, con có thể chết oan ức, cần kết hợp lại cùng tranh đấu. Phải lật đổ một guồng máy tư pháp vô hồn, tham nhũng, thối nát nằm trong bàn tay đảng Cộng sản, đã kết tội tử hình bao nhiêu người oan uổng, đã dung túng bao cảnh người bị bắt vào đồn công an đánh chết, rồi báo tin nạn nhân tự dưng treo cổ chết.

Bà Nguyễn Thị Loan, người mẹ của tử tội Hồ Duy Hải đã bắt đầu cuộc chiến đấu này, suốt bẩy năm qua, và đã khiến guồng máy tàn bạo, bất nhân bị lay chuyển. Cuộc hành trình của bà từ Thủ Thừa, Long An, ra tới Hà Nội, đi lại nhiều lần, cần được phổ biến cho tất cả phụ nữ trên thế giới biết. Cũng như mọi người đã ca ngợi cuộc hành trình của bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ người tù vì lương tâm Đinh Nguyên Kha, khi bà đi khắp thế giới vận động đòi tự do cho con. Hai bà mẹ cùng xuất thân từ quận Thủ Thừa là những tấm gương cho các phụ nữ nước ta muốn bảo vệ chồng, con của mình khỏi bị bộ máy kìm kẹp nhân danh công lý của đảng Cộng sản Việt Nam.

Đầu năm 2008 hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi bị cắt cổ chết. Hai tháng sau, anh Hồ Duy Hải, lúc đó 22 tuổi, bị truy tố là thủ phạm. Tòa sơ thẩm (Long An) và phúc thẩm (Sài Gòn) đã kết án tử hình, mặc dầu không đủ chứng cớ để kết tội anh, ngoài những “lời thú tội.” Nhưng anh Hồ Duy Hải cho biết bản văn tự thú đó hoàn toàn do công an bầy ra bắt anh ký. Anh đã phải ký sau khi bị tra tấn quá không chịu nổi.

Các phiên tòa trên đều bất chấp những quy tắc sơ đảng của pháp luật. Biên bản khám nghiệm nơi xẩy ra vụ giết người của phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An cho biết có rất nhiều dấu vết: dấu chân trên sàn nhà, dấu tay dính máu trên cửa và các dấu vân ngón tay trên chiếc gối đè mặt một nạn nhân, trên kính cửa buồng ngủ, cánh cửa nhà vệ sinh, vòi nước rửa tay, trên thanh sắt cài cửa sau, trên công tắc điện, vân vân. Phòng giảo nghiệm thấy không một dấu ngón tay nào giống 10 dấu ngón tay của Hồ Duy Hải.

Các bản cáo trạng trong tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều mô tả chi tiết hành vi giết người của hung thủ, đập đầu nạn nhân bằng cái thớt và cắt cổ bằng con dao, cả hai thứ có sẵn trong bệnh xá. Nhưng công an không đưa ra các tang vật trên mà lại sai một nhân viên bưu điện ra chợ mua con dao và cái thớt về  nộp làm tang chứng khi xử án.  Bà Loan còn cho biết có “một nhân chứng cho biết không nhìn thấy Hồ Duy Hải tại nơi xẩy ra vụ giết người, nhưng trước tòa án công an vẫn khai là người đó có thấy.” Bà Loan nói rằng nhân chứng này vẫn còn sống và sẵn sàng đứng ra làm chứng điều này.”

Mỗi năm bà Nguyễn Thị Loan lại ra “Văn phòng tiếp dân” của chính quyền cộng sản ở Hà Nội, cầm băng rôn kêu oan hàng tháng rồi đi về, chứ không được ai tiếp nhận đơn. Ngày 25 tháng 11 vừa qua, cán bộ tỉnh đến bảo bà rằng họ sắp tiêm thuốc độc giết con bà để thi hành án tử hình, họ bảo gia đình chỉ cần làm đơn xin nhận xác, hoặc không nhận. Trong cơn tuyệt vọng bà Nguyễn Thị Loan ra Hà Nội một lần nữa, nơi bà đã đến gõ cửa nhiều lần nhưng chỉ gặp những cánh cổng vô tình. Bà tới Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội dự lễ cầu nguyện cho con, tay nâng tấm bảng viết: “Con tôi vô tội! Con tôi không giết người!” Bà đã được báo Lao Động phỏng vấn và được nhiều bloggers đưa tin, hỗ trợ. Cuối cùng, nhờ công lao vận động của bà mẹ và dư luận sôi nổi khắp nước, ngày 4 tháng 12, phó chánh án tòa Long An đã ký giấy hoãn việc chích thuốc độc giết Hồ Duy Hải, đáng lẽ thi hành vào ngày hôm sau. Chỉ hoãn, không hứa hẹn điều tra lại, xét xử lại. Cái án tử hình vẫn treo trên đầu chàng thanh niên 29 tuổi.

“Dư luận ở Long An từ lâu đã đồn rằng, Hải phải chết thay cho người khác vì vụ đó dính dáng đến nhiều người ở trên cao to lắm.” Một blogger đã viết như thế. Nếu những dấu vân ngón tay tại hiện trường không phải của Hồ Duy Hải thì của ai? Tại sao cảnh sát công an điều tra không đi tìm những người bị nghi ngờ khác, có thể mang những dấu ngón tay đó? Chắc chắn cơ quan điều tra đã biết những ngón tay đó là của ai rồi. Trong bẩy năm qua, bao nhiêu cơ quan thẩm quyền tiếp tục nhơn nhơn ngậm miệng, trong khi người mẹ có đứa con mang án tử hình chạy khắp nơi kêu cứu. Bà Nguyễn Thị Loan đã quyết tâm không để cho đứa con mình chết thay cho một hoặc nhiều hung thủ đang nhởn nhơ sống ngoài vòng pháp luật. Cả bộ máy tư pháp, từ công an, viện kiểm sát tới quan tòa được dùng để bảo vệ một quan chức lớn hay một đại gia nào đó. Điều đáng kinh tởm là nhiều tờ báo đã nhận được lệnh là không được viết gì về vụ Hồ Duy Hải.

Bà Nguyễn Thị Loan sẽ còn tiếp tục cuộc tranh đấu, không phải chỉ để cứu sống con trai bà, mà còn muốn cứu chồng, con của bao nhiêu phụ nữ Việt Nam khác. Bà Loan nói: “Tôi ra trước quốc hội cũng không ai cho tôi nói hết… Tới trước tòa tôi cũng bị công an đuổi. Tôi đi đến đâu khiếu kiện và biểu tình thì công an đều đuổi tôi đi. Không ai giải quyết cho con tôi hết. Nếu ai cũng im lặng và bỏ qua thì rồi có thể một ngày nào đó, con cháu bạn cũng sẽ là một nạn nhân như Hồ Duy Hải.”

Lời kêu gọi của Bà Nguyễn Thị Loan sẽ có nhiều người hưởng ứng vì thông cảm. Báo chí đã loan tin rất nhiều vụ án oan khuất. Ông Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Phòng bị cáo buộc giết một thiếu tá công an để cướp xe máy buổi tối năm 2007, ở Hải Phòng. Blogger Nguyễn Tường Thụy vẫn theo dõi vụ này. Nguyễn Văn Chưởng, 31 tuổi, đã chứng minh được rằng lúc xảy ra vụ giết người thì ông ở xa chỗ đó tới 40 cây số. Nhiều người bạn và em trai anh làm chứng vào lúc xẩy ra vụ giết người, từ 19 giờ đến hơn 21 giờ ngày 14 tháng 7, 2007, Chưởng đang gặp những ai, đi nhậu với ai. Ðặc biệt trong thời gian xảy ra vụ án, số điện thoại 0974863087 của Chưởng có rất nhiều lần gọi đến và gọi đi. Nhưng khi cung cấp bảng kê các cú điện thoại đó, họ cũng lờ không nhận.

Nguyễn Trọng Ðoàn, em trai Chưởng kể rằng bị công an bắt, “Còng tay xong, họ thay nhau đấm đá em, bắt em phải khai là anh em sáng 15 tháng 7, 2007, mới nhà về thì họ mới thả em. Không chịu được những trận đòn trí mạng, Nguyễn Trọng Ðoàn đành phải khai theo sự chỉ đạo của cán bộ điều tra. Nhưng sau đó Đoàn cũng bị đưa ra tòa và xử hai năm tù chỉ vì muốn thanh minh cho anh, gây trở ngại cho guồng máy tư pháp đảng Cộng sản.

Chưởng kể với phóng viên báo Người Ðưa Tin: Những vết tích khi bị tra tấn, chịu nhục hình vẫn in hằn trên thân thể em. Không chỉ dùng hình với em, họ còn đe dọa lấy tính mạng người thân trong gia đình em. Lúc đó em chỉ có một suy nghĩ là cần hy sinh để bảo vệ người thân và không còn cách nào khác là phải nghe theo họ.

Năm 2005 xẩy ra vụ ông Hàn Đức Long ở Bắc Giang bị kết tội “hiếp dâm trẻ em” và “giết người” rồi bị cả Toà án Bắc Giang lẫn Tòa án Tối cao tuyên án tử hình hai lần. Ông Long tố giác công an đã tra tấn ông để buộc ông nhận tội, nhưng ông đành “nhận tội” với hy vọng có thể sống sót để kêu oan trước tòa. Cho đến nay, dù sau gần 10 năm bị bắt, tử tù Long vẫn không ngừng kêu oan. Bà Nguyễn Thị Mai, vợ ông Long, vẫn thay chồng đều đặn gửi đơn, thư "gõ cửa" không biết bao nhiêu cơ quan, thuộc lòng từng địa chỉ. Bà nói:
"Tối hôm xảy ra vụ án, tôi ở nhà với chồng, tận mắt thấy chồng đi xát gạo về rồi ăn cơm với cả nhà thì làm sao anh ấy gây án được?”

Ông Nguyễn Thanh Chấn cũng ở Bắc Giang đã được trả tự do vào đầu tháng 11, sau 10 năm thi hành bản án chung thân về “tội giết người.” Ông được tòa tuyên bố vô tội sau khi thủ phạm thật sự đã ra đầu thú. Ông nói đã bắt buộc phải nhận tội sau khi bị cán bộ công an tra tấn. Nên nhớ rằng chính quyền cộng sản Việt Nam đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn UNCAT. Nhưng trong tất cả các vụ án oan khuất trên đây, công an cộng sản vẫn dùng tra tấn, nhục hình kết án, giết người vô tội.

Một vụ án từ năm 1998 cũng mới được xét lại. Huỳnh Văn Nén ở tỉnh Bình Thuận bị cáo buộc giết người cướp của. Ông bị tù chung thân dù đã khai bị điều tra viên đánh đập, mớm cung, ép cung. Bây giờ người ta công nhận trong việc khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thu giữ được số vật chứng, như ổ khóa nhà nạn nhân và một chỉ vàng 24K bị cướp, và cả sợi dây ông Nén đã “khai” dùng để siết cổ nạn nhân, sau khi bị đánh đập. Các lời khai nhận tội cũngmâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của con bà Bông và một số nhân chứng khác.

Những vụ điều tra gian dối, xử án oan ức trên đây chỉ là những thí dụ cho thấy cả guồng máy tư pháp tại Việt Nam là một đảng mafia nhỏ nằm trong đảng mafia lớn là đảng Cộng sản. Bắt người vô tội vào đồn công an đánh đến chết. Ngụy tạo tang chứng. Nhắm mắt, bịt tai không nghe không nhìn sự thật. Cả guồng máy tư pháp chỉ được sử dụng để bảo vệ quyền hành của đảng và quyền lợi các đảng viên, từ lớn đến nhỏ. Đây chỉ là một hậu quả của chủ trương chuyên chính vô sản mà ông Karl Marx đã đề nghị trước đây 160 năm mà chính ông không thể tưởng tượng nó sẽ biến hóa thế nào. Khi một nhóm người chiếm độc quyền cai trị cả nước, tự tung tự tác hơn nửa thế kỷ, thì guồng máy chuyên chế đó chắc chắn sẽ sinh ra những đám mafia thao túng tất cả các lãnh vực, từ kinh tế, văn hóa, chính trị đến tư pháp, bất chấp đạo đức cũng như công lý.

Ai có khả năng lật đổ guồng máy tư pháp mafia này? Những người như bà Nguyễn Thị Loan mẹ anh Hồ Duy Hải bà Nguyễn Thị Mai, vợ ông Hàn Đức Long, hay bà Nguyễn Thị Kim Liên mẹ anh Đinh Nguyên Kha, có thể đứng lên tranh đấu, nhân danh các bà mẹ, các bà vợ bảo vệ mạng sống và tự do của con, của chồng mình. Các bà mẹ oan ức có thể cứu bao nhiêu nạn nhân vô tội có thể bị nền tư pháp mafia giết trong tương lai.

12-06-2014 12:48:41 PM
Ngô Nhân Dụng
Theo Người Việt

Cán bộ ở miền Tây liên tục treo cổ tự tử

TỔNG HỢP (NV) - Chỉ trong 2 ngày, hai cán bộ đương chức ở hai tỉnh miền Tây đã treo cổ tự tử, gây xôn xao dư luận.

Theo Người Lao Ðộng, sáng 5 tháng 12, gia đình ông Dương Lê Dũng (58 tuổi), nguyên giám đốc công ty lương thực Vĩnh Long, đã phát tang, đón khách đến viếng tại nhà riêng ở phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Tang lễ diễn ra khá trầm lắng dù có nhiều khách là lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh đến viếng.


Ðám tang ông Dũng lặng lẽ và ảm đạm. (Hình: Người Lao Ðộng)

Theo thông tin từ phía công an cho biết, ông Dũng mất ngày 4 tháng 12 do đã dùng quần treo cổ tự tử trong phòng tắm của phòng tạm giam.

Trước đó, ngày 12 tháng 11, ông Dũng đã bị cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.”

Theo phúc trình điều tra, năm 2012, công ty lương thực Vĩnh Long (là chi nhánh Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam, có 100% vốn nhà nước) đã ký 25 hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty Thịnh Phát Kon Tum với nội dung: Công ty lương thực Vĩnh Long cấp vốn cho công ty Thịnh Phát Kon Tum để mua sắn lát xuất khẩu nhưng thực chất là cho vay vốn với lãi suất từ 6-8%/năm. Trong quá trình làm ăn, công ty Thịnh Phát thua lỗ, dẫn đến nợ công ty lương thực Vĩnh Long trên 120 tỷ đồng.

Cũng trong ngày 5 tháng 12, ông Trần Thanh Lọng, phó trưởng công an huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, cho biết đang tiến hành làm rõ nguyên nhân cái chết của ông Trần Khắc Tân (52 tuổi), giám đốc ngân hàng NN-PTNT, chi nhánh huyện Phú Tân.

Vào khoảng 1 giờ sáng cùng ngày, người nhà phát hiện ông Tân chết trong tư thế treo cổ tại khu nhà tập thể của đơn vị ở khóm 2, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước.

Nhận được tin báo, công an huyện Cái Nước đã phong tỏa hiện trường đồng thời trình khám nghiệm hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện trong túi áo ông Tân có chìa khóa và dãy số mật mã của kho quỹ ngân hàng Agribank, chi nhánh huyện Phú Tân.

Ông Lý Nam Hải, giám đốc ngân hàng Agribank tỉnh Cà Mau nhận xét: “Cái chết của ông Tân khiến đồng nghiệp hết sức bất ngờ vì trước đó, không ai phát hiện ông có biểu hiện gì bất thường. Có thể nguyên nhân khiến ông ấy tìm đến cái chết là do bị trầm cảm.” (Tr.N)

12-05- 2014 3:22:28 PM

Bắt 'bọ Lập' để 'dằn mặt' những người viết Blog

WESTMINSTER (NV) – Từ California, hai blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) và blogger Đoan Trang nhận định về việc công an Sài Gòn bắt giữ nhà văn Nguyễn Quang Lập, tức 'bọ Lập,' chủ trang blog Quê Choa vào chiều 6 tháng 12.


Nhà văn Nguyễn Quang Lập, qua trang blog của ông, đã lôi cuốn được nhiều người trẻ tuổi. (Hình: Đất Việt)

* Blogger Điếu Cày
Hành động bắt ông Nguyễn Quang Lập có vẻ như nhà cầm quyền Việt Nam khởi sự bắt hàng loạt những người viết blogs lề trái khi vừa mới bắt blogger Người Lót Gạch (Hồng Lê Thọ) mới tuần trước. Việc bắt này như để dằn mặt những người viết blog hay facebook.

Tại sao lại bắt chủ blog Quê Choa mà không phải người khác?

Ông Nguyễn Quang Lập cũng như rất nhiều người viết blogs nổi tiếng khác có những bài viết chỉ trích phê bình lôi cuốn rất nhiều người đọc nên “đều nằm trong tầm ngắm” của Công An. Đảng CSVN đang chuẩn bị cho Đại hội đảng sắp tới, mà như những kỳ đại hội trước cũng đều có hàng loạt vụ đàn áp, bắt bớ.

Các nhà văn, nhà báo độc lập và ngay cả người dân thường chỉ có thể dùng blog hay facebook nói lên tiếng nói của mình.

Ông Lập là một nhà văn, nhà biên kịch nổi tiếng. Blog Quê Choa của ông có hàng chục ngàn người đọc. Số người truy cập blog của ông thường xuyên rất cao nên có thể người ta sợ ảnh hưởng quan điểm của ông đến đám đông quần chúng trong nước.


* Blogger  Đoan Trang

'Đây là hành động leo thang đàn áp của nhà cầm quyền để cho người ta sợ trong chủ trương muốn dập tắt khả năng liên kết độc giả với nhau trên mạng. Blog Quê Choa có rất nhiều độc giả. Quê Choa cũng là nơi ông Nguyễn Quang Lập khuyến khích một số người viết trẻ. Họ liên kết với nhau thành một thứ cộng đồng ảo, thân thiết với nhau.

Sự kết nối mọi người hình thành một thứ cộng đồng thì người ta muốn dập tắt. (TN)
10-06 2014 12:23:57 PM

Bôi trơn sổ đỏ: Dân tố mất tiền, thanh tra không thấy

Sau khi kiểm tra về công tác cấp sổ đỏ tại các dự án khu đô thị, cơ quan chức năng phát hiện ra nhiều sai phạm của chủ đầu tư cũng như khó khăn của người  dân.

Tạm chốt đến ngày 30/11, Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội đã tiếp nhận 40.916 hồ sơ; trong đó, đã giải quyết, cấp 35.518 “sổ đỏ” cho người mua nhà. Dự kiến, từ nay đến ngày 31/12, sẽ tiếp nhận thêm khoảng 1.664 hồ sơ, đồng thời, tiếp tục giải quyết và cấp khoảng 4.982 “sổ đỏ” cho người mua nhà.

Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ việc cư dẩn phản ánh phải nộp phí “bôi trơn” khi làm sổ đỏ. Tại dự án chung cư Euroland (Hà Đông, Hà Nội) do TSQ làm chủ đầu tư, gần 700 hộ dân đã nộp 7 triệu đồng tiền phí làm sổ đỏ. Tuy nhiên, phía chủ đầu tư cho rằng không đúng. Sau nhiều tranh cãi, các cơ quan chức năng đã phải vào cuộc.

Tương tự như vậy, tại dự án khu nhà ở để bán tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm và dự án Khu trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở cao cấp Hapulico, cơ quan thanh tra cho biết sẽ chuyển hồ sơ cho phía công an để điều tra.

sổ-đỏ, chung-cư, dự-án, khu-đô-thị, chứng-nhận-sở-hữu-nhà, chủ-đầu-tư, tài-nguyên-môi-trường
Nhiều  phát sinh trong cấp sổ đỏ cho cư dân

Về quá trình thanh tra, đoàn đã làm việc với nhiều hộ dân tại 2 khu chung cư này. Đồng thời, phát phiếu điều tra và thu được kết quả: 9/85 hộ dân ở CT5B Mễ Trì thượng và 12/150 hộ dân ở Hapulico xác nhận có việc chủ đầu tư thu phí bôi trơn để cấp sổ đỏ nhanh. Khi tổ chức đối thoại trực tiếp với các hộ dân, có chủ đầu tư chứng kiến, đa số đều khẳng định có việc thu 8 triệu đồng/hồ sơ tại khu CT5B Mễ Trì và 5 triệu đồng/hồ sơ tại chung cư Hapulico.

Dù vậy, các chủ đầu tư vẫn chối, nói không phổ biến cũng như không thu số tiền mà người dân đã "tố" trên để làm sổ đỏ. Tuy nhiên, qua xác minh chứng cứ, Đoàn thanh tra đã khẳng định có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong vụ việc này.

Liên quan đến việc cấp sổ đỏ ở dự án Văn Phú, UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản chỉ đạo, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra.

Phát hiện nhiều sai phạm

Tại buổi thông tin báo chí xung quanh việc cấp sổ đỏ trên địa bàn Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội cho biết, công tác cấp “sổ đỏ” gặp nhiều khó khăn bởi mất nhiều thời gian trong việc thu thập hồ sơ pháp lý dự án, kiểm tra việc thực hiện dự án, đề xuất giải quyết những vi phạm của chủ đầu tư trong việc thực hiện dự án như chưa hoàn thành GPMB; vi phạm quy hoạch xây dựng; chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính..

Đặc biệt, một số dự án trước đây đã cấp sổ đỏ cho chủ đầu tư, tuy nhiên hiện tại “sổ đỏ” lại đang thế chấp tại các ngân hàng. Do vậy, công tác cấp sổ đỏ cho người mua nhà gặp khó khăn, chậm trễ (do phải chờ chủ đầu tư giải chấp tại ngân hàng)...

sổ-đỏ, chung-cư, dự-án, khu-đô-thị, chứng-nhận-sở-hữu-nhà, chủ-đầu-tư, tài-nguyên-môi-trường
Hà Nội đang đẩy mạnh việc cấp sổ đỏ

Tại dự án CT5 Tân Triều chưa cấp Giấy chứng nhận cho căn hộ nào của dự án này là do dự án có quá nhiều sai phạm nghiêm trọng.” Cả tòa nhà xây dựng không phép, chưa ai cấp phép, không có ai phê duyệt và cũng không có ai nghiệm thu. Nếu chưa có đơn vị nào có thẩm quyền phê duyệt nhưng nếu chỉ có đơn vị nào có tư cách pháp nhân xác nhận bảo đảm cho sự an toàn của tòa nhà hay có nghiệm thu thì chúng tôi sẵn sàng ký cấp sổ đỏ”, ông Nghĩa nói.

Nếu phát hiện cá nhân nào thu vượt, thu ngoài, thu không đúng các khoản phí theo quy định sẽ phải xử lý theo quy định của pháp luật. Với tư cách là người chỉ đạo trực tiếp, tôi xin cam kết xử lý nghiêm khắc, không thể để “con sâu làm rầu nồi canh”, mang tiếng cả ngành nếu xảy ra tình trạng này”, ông Nghĩa khẳng định.

Cũng tại buổi thông tin báo chí, vị Chánh Thanh tra TP Hà Nội còn cho biết: “UBND huyện Từ Liêm (Hà Nội) đã đình chỉ công tác 3 cán bộ phòng tài nguyên ngay khi chúng tôi đang thanh tra sự việc, khi mới biết hiện tượng, có dấu hiệu chứ chưa có kết luận chính thức của thanh tra thành phố để kiểm điểm và xử lý kỷ luật, chờ kết luận điều tra thế nào sẽ khởi tố”.

Trước đó, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh cho biết, Hà Nội không nương nhẹ với bất cứ vi phạm, tiêu cực nào phát sinh trong quá trình xét cấp sổ đỏ.

Người dân được tự làm sổ đỏ
Về câu hỏi nếu người dân muốn trực tiếp đến nộp hồ sơ làm sổ đỏ tại Sở Tài nguyên môi trường mà không làm qua chủ đầu tư có được không? Ông Nghĩa khẳng định: 1 hồ sơ Sở cũng nhận để giải quyết. Trong đó, Sở Tài nguyên môi trường chỉ thu 2 khoản thu duy nhất là 510.000 đồng để thẩm định hồ sơ và lệ phí địa chính 100.000 đồng đối với quận nội thành và 50.000 với các huyện.
Trường hợp nào phải đo đạc lại diện tích thì phải nộp thêm phí và mức phí này do người mua nhà và chủ đầu tư  tự thống nhất giải quyết.
Dự kiến từ 1/12 đến 31/12/2014, Văn phòng sẽ tiếp nhận thêm khoảng 1.664 hồ sơ, tăng  tổng số hồ sơ lên 42.580 hồ sơ trong năm 2014. Sẽ tiếp tục giải quyết cấp  khoảng gần 5.000 giấy chứng nhận. Như vậy, hết năm 2014 sẽ cấp được khoảng 40.500 giấy chứng nhận, đạt 101,25% chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2014.

06/12/2014 03:00 
N.Thảo - D.Anh

Bị dư luận 'ném đá', nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc đập tường trả lại đất công


Nguyen Pho Chu tich tinh Vinh Phuc
Theo Phó Chủ tịch Phường Tích Sơn (TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) Nguyễn Duy Báu, sau khi bị dư luận chỉ trích về việc lấn chiếm gần 400m2 đất công, mới đây ông Hà Hoà Bình - nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc đập bỏ tường để trả lại đất cho dự án. 
Đã bị lập biên bản nhưng nguyên phó chủ tịch không chịu ký!
Những ngày vừa qua, không chỉ người dân địa phương mà dư luận đều tỏ ra bức xúc về việc ông Hà Hòa Bình - nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc ngang nhiên lấn chiếm đất công để xây dựng biệt thự. Phần đất mà dinh cơ của ông Bình lấn sang đất công lên đến gần 400m2
Theo UBND phường Tích Sơn (TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), trong quá trình cải tạo dự án mở rộng hồ Dộc Mở trên địa bàn phường, UBND phường đã phát hiện tình trạng lấn chiếm đất. Đến ngày 27.11, đã xác định có 3/32 hộ có hành vi lấn chiếm. Cụ thể, ông Phùng Quốc Huy lấn 27,6 m2; ông Nguyễn Trường Tiến lấn 53,6 m2; ông Hà Hòa Bình lấn 399,2 m2
Theo biên bản xác định mốc giới mà tổ công tác phường Tích Sơn lập, trên phạm vi đất mà gia đình ông Bình lấn vào phần đất công của dự án có: 1 cây bưởi, 3 cây sưa, 2 cây cam, tường gạch xây bao quanh đang trong giai đoạn hoàn thiện dài 112,32m, 2 trụ cổng có mái lợp ngói… Một lãnh đạo phường Tích Sơn cho hay, giá đất tại khu vực này khoảng trên 3 triệu đồng/m2. Chính vì thế với diện tích lấn chiếm lên tới gần 400 m2 thì gia đình ông Bình đã “chiếm” được hơn 1 tỉ đồng tiền đất.
Trao đổi với Một Thế Giới, ông Nguyễn Duy Báu - Phó Chủ tịch Phường Tích Sơn (TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết, dự án cải tạo hồ Dộc Mở do thành phố làm chủ đầu tư dự án. Khi thu hồi đất phục vụ dự án, phường đã bàn giao toàn bộ đất cho dự án quản lý nhưng lợi dụng việc xây dựng chưa xong, ban quản lý chưa bàn giao lại cho phường dẫn tới một số hộ dân lấn chiếm.
“Trước khi tiến hành dự án chúng tôi đã họp dân để phổ biến, cam kết về việc không lấn chiếm đất công và nhà ông Bình đã ký. Việc gia đình ông Bình cố tình lấn chiếm chúng tôi đã lập biên bản vi phạm và báo cáo với thành phố về hướng xử lý hành vi lấn chiếm đất công của gia đình ông Bình. Tuy nhiên, đến nay ông Bình vẫn chưa ký vào biên bản vì ông Bình xin được một ngày để xem xét.
Tôi nói thẳng luôn là dù ông Bình có đang chức hay đã nghỉ hưu hay làm bất kể việc gì thì về địa phương, sinh hoạt ở địa phương, bình đẳng như mọi công dân khác, tham gia ở khu dân cư tốt thì được khen thưởng còn không thì vẫn phải phê bình. Nếu đúng chức năng nhiệm vụ thì chúng tôi làm theo đúng pháp luật, xử lý theo đúng pháp luật ”- ông Báu nói.
Đập bỏ tường để trả lại đất công nhưng vẫn có thể bị xử phạt
Theo ghi nhận của Một Thế Giới ngày 6.12 tại căn biệt thự của gia đình ông Bình, qua quan sát, phần tường gạch bao quanh kiên cố trước đây đã được đập bỏ, thay vào đó xung quanh căn biệt thự được rào kín hoàn toàn bằng bạt. Chiếc cổng chính của dinh cơ cũng đã được đập bỏ để trả lại đất cho dự án. 
Nguyen Pho Chu tich tinh Vinh Phuc
Sau khi bị lên án về việc lấn chiếm đất công, ông Bình đã cho đập bỏ hàng rào để trả lại đất
(Ảnh: An Nhiên) 
Ông N.V.Yên, một hàng xóm của gia đình ông Bình cho biết, bức tường này đã được ông Bình đập bỏ khoảng 2 ngày nay.
“Chúng tôi ở đây nhưng ít khi gặp ông Bình bởi vì ông ấy đi công tác suốt. Đất này ngày xưa là đất gò hoang nên ngày trước mỗi hộ mượn để canh tác. Nhà ông Bình mới xây xong cuối năm 2013 nhưng chẳng hiểu vì sao hai hôm nay thấy ông Bình lại thuê người về đập hết tường rào và cổng chính" - ông Yên nói.
Mặc dù ông Bình đã tự nguyện đập bỏ tường, trả lại đất cho nhà nước nhưng trả lời Một Thế Giới, ông Nguyễn Duy Báu khẳng định ông Bình vẫn có thể bị xử phạt. 
“Một là không lấn, hai là biết là lấn rồi mà tháo gỡ ngay thì thôi nhưng bây giờ ít nhiều vi phạm rồi thì vẫn phải xử lý. Tuy nhiên tình tiết có thể được giảm nhẹ hơn. Trong đó, phải tính cụ thể, căn cứ trên mức độ vi phạm mới biết được giảm bao nhiêu phần trăm. UBND phường không có thẩm quyền, chúng tôi vẫn phải chờ quyết định từ UBND thành phố Vĩnh Yên” - ông Báu khẳng định.
 
An Nhiên

Những bài thuốc chữa bệnh từ hạt Đậu đen

Hạt đậu đen (Ảnh Internet)
 Châu Quyên 4 Tháng Mười Hai , 2014
Theo Đông y, Đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…
Rối loạn tiền đình (hay bị chóng mặt): Đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị này cho tới khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước sắc.
Giải rượu: cho uống nước sắc Đậu đen càng nhiều càng tốt.
Làm hết khô miệng ban đêm: Đậu đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g; đem tất cả sắc lấy nước uống hằng ngày.
Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: Đậu đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống trong ngày. Hoặc Đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g; đem sắc uống.
Chữa dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt: Đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm, lấy 50 – 100g nấu nước uống trong ngày.
Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: Đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống.
Ảnh Internet
Đi tiểu ra máu: Đậu đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g; đem 3 vị sắc lấy nước uống.
Trị đau lưng: Đậu đen 100g, giã giập, cho vào ít giấm xào cho nóng lên để âm ấm, đắp vào vùng lưng đau, có thể để qua đêm. Hay Đậu đen 50g, đuôi heo hoặc đuôi bò 1 cái, đem hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, kết quả khá tốt.
Phụ nữ sau khi sinh bị suy yếu, chóng mặt, hoa mắt do mất máu: Đậu đen 50g, gà ác 1 con, hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 lần, rất mau lại sức.
Trị mắt mờ ở người cao tuổi, nhìn không rõ, hay bị hoa mắt, chóng mặt: Đậu đen 100g, mè đen 100g, đem sao khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). Uống lâu ngày, mắt dễ chịu hoặc đỡ mờ hơn.
Trị âm hư hỏa vượng (biểu hiện sốt về chiều, đau đầu, mặt bừng nóng, mắt đỏ, dễ tức giận): Đậu đen 50g, lá dâu tằm ăn 20g; đổ vào 1 lít nước, nấu cho sôi kỹ, lọc lấy nước uống dần trong ngày.
Đậu đen chế hà thủ ô chữa di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm: 50g Đậu đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong 2-3 giờ, vớt ra để ráo phơi khô để dành dùng lâu, dùng dạng nước sắc mỗi ngày 15 – 20g hoặc đem tán bột, mỗi lần uống 5g.
Trị phù thũng do thận hư yếu: Đậu đen 100g, rễ cỏ tranh 15g; nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày. Có thể uống lâu dài cho đến khi khỏi bệnh.
Trị chứng viêm gan mạn: Ngoài những thuốc đặc trị, nên dùng 100g Đậu đen nấu lấy nước uống thường xuyên có tác dụng giải được độc tố trong gan.
Ảnh Internet
Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón: Đậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài từ 2-3 cm rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2-3 lần, tác dụng rất hay.
Châu Quyên (St)

Chất độc trong quần áo nhiều hơn chúng ta tưởng

Các người mẫu trên sàn catwalk tại buổi trình diễn thời trang Lela Rose trong tuần lễ thời trang Mercedes-Benz 2014, tại trung tâm Lincoln ngày 9 tháng 2 năm 2014 (Andrew H. Walker/Getty Images)
Madeleine Almberg 3 Tháng Mười Hai , 2014
STOCKHOLM, Thụy Điển – Căn cứ theo một nghiên cứu bởi Cơ quan Hóa Chất Thụy Điển, quần áo có chứa nhiều chất độc hơn chúng ta từng biết.
Khi sản xuất quần áo, một lượng lớn hóa chất được dùng, vào khoảng 3 kg hóa chất trên mỗi kg vải. Rất nhiều hóa chất gây dị ứng như chất bảo quản và các chất chống ẩm mốc.
Một vài hóa chất có thể gây ung thư, rối loạn hormone, hay thậm chí là gen di truyền, như chất arylamines dùng để nhuộm màu. Những chất này cũng có hại đối với môi trường.
Marianne Jarl là thanh tra viên của Hiệp Hội Hen suyễn và Dị ứng Thụy Điển – đây là một tổ chức phi chính phủ ở quốc gia này. Bà cho biết “Rất nhiều hóa chất đang được sử dụng chưa được kiểm định từ phương diện ảnh hưởng tới sức khỏe, và nhiều hóa chất khác cũng đang liên tục được đưa vào sản xuất nhưng chúng ta biết rất ít về nó”.
Cơ quan Hóa chất Thụy Điển đã xác định được 2400 loại hóa chất trong bản báo cáo. Khoảng 10% trong số này có thể gây nguy hại cho sức khỏe và môi trường. Trong đó cũng nhắc đến thuốc nhuộm trong quần áo gây dị ứng, Luật EU cấm sử dụng chất này.
Bà Jarl cho biết “Vải chủ yếu được sản xuất bên ngoài Châu Âu, điều này có nghĩa là luật lệ chung của EU về hóa chất (gọi là REACH) không được áp dụng. Ở Châu Á, luật về hóa chất cực kì lỏng lẻo, và các quốc gia nhập khẩu quần áo không thể biết được có bao nhiêu loại hóa chất đang được sử dụng”.
Ảnh hưởng tới môi trường
Những hóa chất gây hại này không chỉ ảnh hưởng người mặc, mà còn tới cả môi trường và công nhân sản xuất. Chịu ảnh hưởng nặng nhất là những quốc gia sản xuất, vì các nhà máy dệt may thường xả thẳng nước thải bị ô nhiễm ra môi trường.
Tương tự, một lượng lớn thuốc trừ sâu cũng được dùng trong canh tác cây bông. Một số hóa chất có thể lan sang các quốc gia khác, và làm ô nhiễm môi trường quốc gia đó. Nonyphenol là một trong số đó, chất này được phát hiện bởi các nhà máy xử lý nước cống ở Thụy Điển.
Thậm chí sợi vải hữu cơ cũng không chắc là không chứa các hóa chất độc hại. Các hóa chất có thể được thêm vào trong quá trình sản xuất như nhuộm, in, tẩy trắng.
Nhiều hóa chất độc hại vẫn được cho phép
Theo Martha Sedvallson, Giám đốc Hiệp Hội hen Suyễn và Dị ứng Thụy Điển, có quá nhiều hóa chất độc hại đang cho phép lưu hành. Thêm nữa, chúng ta biết quá ít về ảnh hưởng của những loại chất này lên cơ thể người và môi trường như thế nào, ngay cả với giới hạn cho phép hiện tại.
Bà nói “Cho dù nếu nhiều công ty sẵn sàng tuân thủ luật, chúng ta cũng không biết được tác động của các hóa chất nếu chúng được trộn lẫn với nhau trong quá trình sản xuất”.
Một số hóa chất được rửa đi nếu bạn giặt đồ lần đầu tiên, nhưng chất thải sẽ ra môi trường tiếp tục gây hại.
Bà Marianne Jarl cho biết: “Vấn đề lớn nhất về việc sử dụng hóa chất là cách làm truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay, cho rằng hóa chất cần phải bị đánh giá là cực kỳ nguy hiểm thì mới bị cấm”.
Bà lập luận rằng việc kiểm tra hóa chất ngày càng tụt hậu, đồng thời có quá ít sự quan tâm về vấn đề hóa chất ảnh hưởng sức khỏe và môi trường như thế nào, cho dù một số nhà sản xuất lớn cũng có vẻ quan tâm.
Bà Jarl nói: “Chúng tôi cảm thấy gánh nặng này cần được thay đổi: một loại hóa chất nên được thẩm định hệ quả tới sức khỏe và môi trường trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt trong công nghiệp hay quy mô gia đình. Nhưng thật không may là con đường tới đó dường như dài vô tận”.

Thư ủng hộ Luật sư Võ An Đôn

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Về việc Liên ngành Tư pháp thành phố Tuy Hòa có kiến nghị đòi tước chứng chỉ Luật sư Võ An Đôn - luật sư bào chữa cho nạn nhân Ngô Thanh Kiều, người bị Công an Thành phố Tuy Hòa dùng nhục hình cho đến chết khi đang giam giữ.

Tôi suy nghĩ nhiều ngày qua, và tôi biết rõ rằng, luật sư là một nghề nguy hiểm. Họ - những luật sư phải đấu tranh với nhiều thế lực để bảo vệ lẽ phải. Tôi và những người bạn quyết định sẽ không để những người can đảm như Luật sư Võ An Đôn cô đơn.

Dưới đây là Thư Ủng Hộ Luật Sư Võ An Đôn, chúng tôi sẽ gửi cho 5 cơ quan chức năng tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên để công khai bày tỏ sự ủng hộ với những nỗ lực vì công lý và phản đối việc kiến nghị sai trái của liên ngành tư pháp.

Thư ngỏ sẽ được để mở từ hôm nay đến hết ngày 14/12/2014, và sau đó sẽ được gửi bằng đường bưu điện cho các cơ quan chức năng.

Chúng tôi tin rằng, đây là sự ủng hộ tinh thần cụ thể và là thái độ rõ ràng trước vấn nạn công an sử dụng bạo lực với công dân.

Rất mong bạn bè, những người quan tâm ký tên ủng hộ bằng cách công bố thông tin cá nhân: Họ Tên - Số CMND - Ngày Cấp - Nơi Cấp. 

Hoặc các bạn có thể tùy nghi in thư này ra để gửi trực tiếp nếu muốn.

Những bạn nào không thể ký tên vì lý do nào đó, xin vui lòng share rộng rãi.

Rất mong mọi người ủng hộ một người can đảm và chân thành cám ơn mọi người.


*

THƯ ỦNG HỘ LUẬT SƯ VÕ AN ĐÔN 


Kính gửi: 

Giám đốc Sở tư pháp tỉnh Phú Yên
Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên
Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tp Tuy Hoà 
Chánh án Toà án Nhân dân Tp Tuy Hoà
Giám đốc Công an Tp Tuy Hoà 

Chúng tôi, những công dân Việt Nam ký tên dưới đây, bày tỏ sự ủng hộ đối với Luật sư Võ An Đôn vì những nỗ lực đem lại công bằng cho nạn nhân Ngô Thanh Kiều - người bị công an Thành phố Tuy Hoà sử dụng nhục hình cho đến chết trong khi bị tạm giữ. 

Chúng tôi, phản đối việc liên ngành tư pháp thành phố Tuy Hoà kiến nghị tước đoạt thẻ hành nghề luật sư và những áp lực sách nhiễu nhằm vào Luật sư Võ An Đôn vì vi phạm điểm g, i khoản 1 Điều 9 Luật LS. 

Xét trên thực tế, hành động của Luật sư Đôn đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh bảo vệ công lý, được quy định tại quy tắc 2, 3 - Bộ quy tắc về đạo đức hành nghề luật sư. 

Quy tắc 2. Độc lập, trung thực và khách quan 

Luật sư độc lập, trung thực và tận tuỵ trong hành nghề; không vì bất kỳ lợi ích vật chất, tinh thần hoặc áp lực nào khác mà làm sai lệch sự thật, trái pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp. 

Quy tắc 3. Văn hoá ứng xử trong hành nghề và lối sống 

Luật sư ứng xử đúng mực, có văn hoá trong hành nghề và trong lối sống để luôn tạo được sự tin cậy và tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư. 

Hành vi của Luật sư Võ An Đôn lẽ ra phải được khen thưởng bởi công lý nếu có được thực thi thì bắt đầu từ chính sự can đảm đương đầu với những sai trái trong công tác điều tra, thiếu trách nhiệm quản lý trong ngành công an dẫn đến việc công dân bị tước đoạt mạng sống trước khi qua xét xử của những người như Luật sư Đôn. 

Vì vậy, bằng lá thư này, chúng tôi tuyên bố công khai ủng hộ Luật sư Võ An Đôn và yêu cầu chấm dứt các hình thức sách nhiễu nhằm hạn chế, tước đoạt quyền bào chữa của luật sư. 

Trân trọng, 

Những người đồng ký tên: 

1.   Võ Trường Thiện - CMND: 225120789 - Cấp ngày: 26/12/2012 - CA Khánh Hoà 
2.   Phạm Thanh Nghiên - CMND: 030960703 - Cấp ngày: 18/03/2008 - CA Hải Phòng 
3.   Trịnh Kim Tiến - CMND: 012665394 - Cấp ngày: 14/12/2009 - CA Hà Nội 
4.   Trương Hoàng Anh - CMND: 225011668 - Cấp ngày: 20/06/2009 - CA Khánh Hòa 
5.   Nhà báo Võ Văn Tạo - CMND: 220511681 - Cấp ngày: 24/02/2009 - CA Khánh Hoà 
6.   Nguyễn Hoàng Vi - CMND: 025121325 - Cấp ngày: 23/06/2009 - CA TP HCM 
7.   Phạm Xuân Nam - CMND: 225034549 - Cấp ngày: 31/01/2001 - CA Khánh Hòa 
8.   Vũ Sỹ Hoàng - CMND: 370946457 - Cấp ngày: 10/10/2008 - CA Kiên Giang 
9.   Nguyễn Tiến Nam – CMND: 060686883 - Cấp ngày: 7/10/2013 - CA Yên Bái 
10. Dương Đại Triều Lâm – CMND: 197152702 - Cấp ngày: 24/04/2012 - CA Quảng Trị 
11. Chiêu Anh Hải - CMND: 022018912 - Cấp ngày: 18/9/2001 - CA TP HCM 
12. Phan Thanh Hải - CMND: 022238981 - Cấp ngày: 07/05/2014 - CA TP HCM 
13. Hoàng Hưng - CMND: 022604005 - Cấp ngày: 16/02/2006 - CA TP HCM 
14. Khổng Hy Thiêm - CMND: 225577919 - Cấp ngày: 29/02/2012 - CA Khánh Hoà 
15. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - CMND: 225048950 - Cấp ngày: 18/01/2006 - CA Khánh Hoà 
16. Nguyễn Tường Thuỵ - CMND: 012424536 - Cấp ngày: 3/8/2012 - CA Hà Nội 
17. Nguyễn Bá Vinh - CMND: 225348586 - Cấp ngày: 02/03/2005 - CA Khánh Hoà 
18. Nguyễn Đăng Quang - CMND: 010003193 - Cấp ngày: 17/09/2010 - CA Hà Nội - Nguyên Đại tá - Cán bộ Bộ Công an, Tp Hà Nội 
19. Nguyễn Hoàng Ánh - CMND: 011726550 - Cấp ngày: 15/08/2012 - CA Hà Nội 
20. Nguyễn Nguyên Bình - CMND: 011948461 - Cấp ngày: 16/02/ 2012 - CA Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Tp Hà Nội.