Wednesday, December 14, 2016

Tại sao đi mua than của Tàu cộng?

CTV Danlambao - Mặc dù than trong nước đang ứ đọng tồn kho không sử dụng hết nhưng các công ty quốc doanh tiếp tục nhập khẩu than của Tàu. Tại sao?

Hiện nay tồn kho của ngành than trong nước lên đến 12 triệu tấn, trong đó Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) tồn kho 11 triệu tấn. Chính Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc TKV đã phải thú nhận năm 2016 là giai đoạn khó khăn nhất trong vòng 10 năm qua của Tập đoàn vì số lượng tồn kho và xuất khẩu than bị sụt giảm.

Trong khi chết cứng với 11 triệu tấn than tồn kho thì chỉ với 3 nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là Long Phú 1, Sông Hậu và Long Phú 3 mỗi năm lại nhập khẩu khoảng 13 triệu tấn than.

Không dừng lại ở đó, UBND tỉnh Đồng Nai vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương - Tài chính về kiến nghị nhập khẩu than cho công ty Vedan. 

Tiếp bước theo "quy trình" bỏ than nội địa tồn kho, mua than nước ngoài là Nhà đầu tư Nhiệt điện Duyên Hải III, với sự ủng hộ của Bộ Công thương đã kiến nghị đến Tổng cục Hải quan yêu cầu hướng dẫn các thủ tục cần thiết để nhập khẩu than.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tính đến giữa tháng 11.2016 Việt Nam đã nhập khẩu hơn 12 triệu tấn than với khoảng 777 triệu USD, vượt gấp 40 lần so với kế hoạch nhập khẩu than trong năm của Bộ Công Thương. Cũng Bộ Công thươngnày đã đưa ra chỉ tiêu và bị vượt trần nhưng vẫn tiếp tục hỗ trợ mua than nước ngoài!

Trong số than nhập khẩu nước ngoài này là than đến từ Trung cộng với giá thành cao gấp 2 lần so với than của Nga, Úc và Indonesia là 3 thị trường nhập khẩu khác. 

3 nhà máy nhiệt điện Duyên hải 1, 2 và 3 đều do Trung cộng cung cấp vốn, kỹ thuật và bây giờ chỉ muốn nhập than Tàu với giá cao. Tương tự là Formosa cũng do các nhà thầu Tàu cộng xây và nhập khẩu than Tàu.

Chính sự khống chế của Tàu cộng một cách toàn bộ từ vốn, kỹ thuật, xây dựng đến lúc hoạt động, chính những đồng tiền bôi trơn của Tàu (mà không thể đến khi mua than từ các công ty quốc doanh đang bị lỗ lã vì bị tồn kho) đến tay các quan chức cộng sản đã dẫn đến tình trạng "đồ nội thừa vẫn mua đồ ngoại" này. Tất cả các quan chức đã cùng nhau phá nát mọi thứ trên đất nước này để vừa làm nô lệ cho Tàu cộng, vừa làm giàu trên mồ hôi và nước mắt và tương lai đổ nát của dân tộc Việt Nam

14.12.2016

Chuyện xưa tích cũ đến chuyện ngụ ngôn

Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Từ chuyện xưa tích cũ đến chuyện ngụ ngôn được sáng tác thời nay, người ta luôn rút tỉa ra những quan niệm sống. Chọn cuộc sống như thế nào cho có ý nghĩa? Chủ nghĩa duy vật cộng sản đã dùng sự độc tài, đảng trị ép con người phải tin vào thiên đường CS hoang tưởng, cộng với sự đóng kịch đầy dối trá làm nhiều người mất lòng tin. Nó đã hủy hoại một thế hệ không còn lý tưởng cao đẹp, chỉ biết đến vật chất, mơ ước vào đảng, làm quan, có quyền để được tham nhũng. Nhiều người đã can đảm không chọn cuộc sống như vậy dù phải trả giá, bị tù đày, tra tấn... Năm mới sắp đến. Trong không khí rộn ràng với lời chúc giáng sinh và năm mới, xin được gửi đến Dân Làm Báo ước mơ. Ước mơ ngày quê hương tự do thật sự, người đấu tranh cho nhân quyền được tự do. Cũng mong ngày Dân Làm Báo có tự do lập một toà soạn, một quán cóc cafe nhỏ, để những người gửi bài, những người viết comment, gặp gỡ, trao đổi, có thể cãi nhau chí choé... Sau đó bắt tay, vỗ vai từ biệt. Một ngày nào đó, giấc mơ sẽ thành sự thực.

Chuyện xưa tích cũ: Hứa Do và Sào Phủ. 

Thời thượng cổ, hơn bốn ngàn năm trước, ở phương Bắc, vua Nghiêu nghe tiếng Hứa Do là người tài giỏi nên cố mời Hứa Do ra làm quan, xin nhường cả thiên hạ. Hứa Do lấy lý do thích ẩn dật nên từ chối, lui về ở ẩn núi Trung Nhạc, nam sông Dĩnh Thủy. Vua Nghiêu lại đưa quyền cao, chức trọng tiếp tục mời gọi Hứa Do. Chuyện “khổ rồi nói mãi” làm Hứa Do bực mình, đi ra bờ sông Dĩnh Thủy để... rửa tai. 

Vừa lúc bấy giờ có Sào Phủ dắt trâu xuống bờ sông uống nước, gặp Hứa Do đang kỳ cọ lổ tai, vội hỏi: 

- Chẳng hay có việc gì đến nỗi bác phải rửa lỗ tai như vậy?

Nghe Hứa Do kể lại chuyện, Sào Phủ vội vàng dắt trâu đi ngay chỗ khác: 

- Ta định cho trâu uống nước ở đây, nay sợ nước rửa tai của ngươi làm bẩn cả miệng trâu. 

Lời bàn: 

Đọc truyện Tàu thời thượng cổ, chắc hẳn các đảng viên cộng sản Việt nam đều vỗ đùi cười ha hả: 

- Được mời đi làm quan thế mà lại bỏ đi rửa tai, đúng là khùng nặng. Còn Sào Phủ siêu khủng hơn một bậc: khùng hết thuốc chữa. Ha Ha... 

Cười người nhưng nên ngẫm lại mình. Thời buổi văn minh hiện đại, ai không thích được mời làm quan, quyền hành, bổng lộc, vợ đẹp, con đi nước ngoài... Nhưng không ph̉ải ai cũng suy nghĩ như vậy. Ngày xưa, Hứa Do hay Sào Phủ thích ở ẩn, không thích làm quan vì họ không tin vào chế độ chính trị, hoặc thích ngao du, hoặc thích cuộc đời nhàn nhã, không vướng bận. Ngày nay, ở Việt Nam, có người học ra luật sư lại về quê trồng trọt, chăn nuôi, tuy không “ung dung thơ túi, rượu bầu” vì đôi lúc đi cãi không công cho người dân thấp cổ bé miệng, nhưng người luật sư vẫn thấy sống vui trong hạnh phúc. Và còn rất nhiều người khác, đủ mọi thành phần... Nhân cách cao quí ấy thật đáng ngưỡng phục. Người đảng viên CS có thể hiểu được chăng?

Thời cộng sản, lời mời làm quan sao lại không kèm điều kiện: phải trau dồi chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Hờ Cờ Mờ. Không cần thống kê cũng biết người dân Việt Nam, không có ai đến giờ còn ngu khủng đến nỗi vẫn tin vào thiên đường cộng sản, ngay cả TBT, người nổi tiếng những câu nói trên trời dưới nước, cũng thừa nhận “Trăm năm nữa chả thấy XHCN đâu!”. Do đó, trong các buổi học tập chính trị, rèn luyện tư tưởng, theo gương bác, vì không tin được các giáo điều cứ đều đều rót vào tai, đảng viên có thể nghe vào tai này, cho ra tai kia. Sau đó họ còn phải cẩn thận đi... rửa tai. 

Rửa tai ở đâu? Sông ngòi nhiễm bẩn, cá chết hàng loạt thế kia, rửa để nhiễm trùng à! Tai bị nhiễm trùng, bị điếc thì con đường quan hoạn bế tắc ngay. Đảng nói, tai chỉ bị ù nghe không rõ, còn phải ra toà án, huống hồ chi, tai bị bệnh điếc. Thời đại kỹ thuật số, rửa tai bằng KARAOKE là lựa chọn tốt nhất. Không cần để ý lời nhạc chi cho mệt, cứ cho nhạc ầm ầm vào hai tai, hơi thoát ra từ mồm, có thêm bia bọt làm chất xúc tác, sẽ tẩy sạch giáo điều CS cũ kỹ kia vào thùng rác. Đấy không phải các đảng viên mình cũng bắt chước Hứa Do, Sào Phủ ở thời hiện đại sao? Chỉ có tin buồn, ở Hà Nội đã xẩy ra việc các cán bộ cấp trưởng, phó phòng, sau khóa bồi dưỡng chính trị, đã quá hăng hái rửa tai bằng karaoke mà không để ý đến mùi cháy khét. Tội nghiệp…

Chuyện Ngụ ngôn: Mèo bắt chuột. 

Nhà kia có nuôi và rất quí một con mèo. Mỗi ngày mèo được cho ăn một con cá rán vàng. Được ăn ngon, sinh ra lười biếng, mèo không lo việc bắt chuột nên trong nhà chuột lộng hành. Nhà bếp, phòng khách, ngay cả phòng ngủ, chuột bò ngổn ngang. Chủ nhà bực tức với con mèo “Mày làm mèo, không được tích sự gì cả. Không cho mày ăn cá rán nữa, phải đi lo bắt chuột đi thôi!”. 

Mèo đói bụng, nên mò đến hang chuột. Các con chuột thấy bóng mèo, bỏ chạy tán loạn. Vì không bắt chuột từ lâu, nên mèo vồ tới vồ lui không bắt được con nào. Nhưng cũng may, cuối cùng mèo cũng tóm cổ được một anh chuột vừa già, vừa què. Mèo vui mừng ngồi xuống đưa chân vờn qua, vờn lại, chuột già lăn ra sàn nhà kêu rên thảm thiết. Một lúc sau, mèo đột nhiên đứng dậy vẩy đuôi bỏ đi. 

Chuột già vui vẻ trở về tổ. Chuột vợ ngạc nhiên hỏi thăm: 

- Ông làm cách nào mà con mèo bỏ đi như vậy?


- Ồ, có gì đâu. Tôi nói nhỏ tai mèo “Tôi già, thịt vừa ít vừa nhẽo nhẹt. Chi bằng ngài với tôi đóng kịch. Ngài vờn, còn tôi la khóc inh ỏi. Chủ nhà có lòng nhân, thấy ngài bắt chuột như vậy đủ rồi, sẽ mang cá rán lại cho ngài ăn thôi!". 

Lời bàn: 

Trên sân khấu người kịch sĩ diễn xuất vì yêu thích nghề nghiệp. Nhưng trong xã hội, có nhiều người sinh ra chỉ đóng kịch, hoặc khả năng chỉ đủ để đóng kịch, với mục đích bảo vệ quyền lợi cá nhân. 

Trong việc đánh tham nhũng, con mèo TBT đã chộp dược con chuột già và què, nguyên BTCT Vũ Huy Hoàng. Mèo đóng kịch với chuột, nó cứ khều con chuột “Kiểm tra nhé!”, "Kiểm điểm nhé!", "Cảnh cáo nhé!", "Kỷ luật nhé!",... Mỗi lần thế con chuột già rú lên inh ỏi, hoà chung với các bản tin hồ hởi về chống tham nhũng của báo chí nhà nước. Con mèo còn cẩn thận hơn, quay đầu qua lại, hỏi chừng "Xem thế có đủ chưa?". Nó quên lú đi mất nhà nước có công an, viện kiểm soát nhân dân. toà án nhân dân. Một hệ thống to lớn đấy trong nước phải chăng chỉ sử dụng để trấn áp những người dân đen, không phải đảng viên? Đương nhiên, cả nước chỉ có một còn mèo TBT, tiêu chuẩn hẳn là cao, đâu cần đến cá rán. Nó chỉ cần đảng, vì đảng cho nó được tiếp tục “hy sinh” để tiếp tục đóng kịch. 

*

Từ chuyện xưa tích cũ đến chuyện ngụ ngôn được sáng tác thời nay, người ta luôn rút tỉa ra những quan niệm sống. Chọn cuộc sống như thế nào cho có ý nghĩa? Chủ nghĩa duy vật cộng sản đã dùng sự độc tài, đảng trị ép con người phải tin vào thiên đường CS hoang tưởng, cộng với sự đóng kịch đầy dối trá làm nhiều người mất lòng tin. Nó đã hủy hoại một thế hệ không còn lý tưởng cao đẹp, chỉ biết đến vật chất, mơ ước vào đảng, làm quan, có quyền để được tham nhũng. Nhiều người đã can đảm không chọn cuộc sống như vậy dù phải trả giá, bị tù đày, tra tấn... 

Năm mới sắp đến. Trong không khí rộn ràng với lời chúc giáng sinh và năm mới, xin được gửi đến Dân Làm Báo ước mơ. Ước mơ ngày quê hương tự do thật sự, người đấu tranh cho nhân quyền được tự do. Cũng mong ngày Dân Làm Báo có tự do lập một toà soạn, một quán cóc cafe nhỏ, để những người gửi bài, những người viết comment, gặp gỡ, trao đổi, có thể cãi nhau chí choé... Sau đó bắt tay, vỗ vai từ biệt. Một ngày nào đó, giấc mơ sẽ thành sự thực. 


Đảng hỏng

Trần Hoàng Lan (Danlambao) - Nhân việc TBT Nguyễn Phú Trọng nhắc lại lời Hồ Chí Minh "Một đảng mà không tự nhận thấy khuyết điểm, yếu kém của mình và không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm là một đảng hỏng" tại hội nghị của BCT với cán bộ toàn quốc nhằm phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa 12 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, tôi nhớ lại chuyện theo đảng rồi bỏ đảng của ông bạn.

Sinh ra ở miền Bắc dưới chế độ cộng sản vào những năm 50 của thế kỷ trước, bị giáo dục nhồi sọ và tuyên truyền một chiều nên ngay từ nhỏ ông đã tin chủ nghĩa cộng sản là mô hình xã hội tốt đẹp nhất của nhân loại cần phải xây dựng. Ông đã tin rằng tư bản, đế quốc là bóc lột xấu xa cần phải đánh đổ, nhân dân miền Nam đang phải sống dưới ách kìm kẹp, đè nén của đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm nên cần phải được giải phóng, những người cộng sản, trong đó có chủ tịch Hồ Chí Minh là những mẫu người lý tưởng để cho thế hệ trẻ noi theo.

Tin vào nên ông vui vẻ chấp nhận mọi thiếu thốn, vất vả, nghèo đói của cuộc sống hiện tại. Và việc ông, rất nhiều người cùng thế hệ ở miền Bắc luôn coi người cộng sản là hình mẫu để noi theo, nô nức lên đường vào Nam chiến đấu, sẵn sàng hy sinh xương máu để “giải phóng miền Nam” cũng là lẽ đương nhiên.

Được kết nạp đảng tại chiến trường, ước mơ trở thành người cộng sản của ông đã toại nguyện. Trở về học đại học, ra trường làm việc là những năm tháng khó khăn về kinh tế nhưng ông vẫn một mực chịu đựng vì còn tin tưởng. Cho đến khi thấy tham nhũng, tiêu cực trong xã hội ngày càng phổ biến và hiển hiện rõ rệt trong cơ quan thì ông bắt đầu nghi ngờ. Tìm đọc được những thông tin mà từ trước tới nay nhà nước cộng sản cố tình bưng bít hoặc xuyên tạc ông đã nhận rõ được nhiều sự thật. Cay đắng nhất là cái đảng mà ông từng gắn bó, tôn thờ, sống chết vì nó giờ đã trở nên mục ruỗng, tha hóa trầm trọng tới mức vô phương cứu chữa. Quá chán ngán nên khi về hưu ông đã bỏ đảng. 

Trong tiếng Việt "hỏng" có nghĩa là "không dùng được". Bởi vậy những thứ không còn đảm nhiệm được chức năng theo quy định của mình đều được gọi kèm theo từ" hỏng" đằng sau. Chẳng hạn: quạt điện hỏng, ti vi hỏng là quạt, ti vi khi cắm điện vào không chạy, không lên hình. Nếu theo lôgic từ ngữ trên mà định nghĩa đảng cầm quyền hỏng là đảng không dùng được thì cụm từ "không dùng được" phải hiểu tùy vào từng hoàn cảnh. Ở nước tự do dân chủ, dân bầu đảng lãnh đạo nên tất nhiên người dùng đảng là dân, khi họ thấy "không dùng được" nữa thì không bầu. Còn ở Việt Nam đảng cộng sản có được vai trò lãnh đạo là do cướp, giữ được là nhờ bạo lực, dối trá không phải do dân bầu mà dân cũng chẳng được dùng nên "không dùng được" có nghĩa không xứng đáng với vai trò lãnh đạo mặc dù vẫn giữ. Với định nghĩa này thì nguyên nhân bỏ đảng của ông bạn tôi có thể ngắn gọn: ông thấy đảng hỏng không sửa được, không "vứt" được, nên bỏ. Một cách ứng xử được khá nhiều đảng viên còn chút tiết tháo chọn lựa hiện nay.

Mặc dù nhận thấy và buộc phải nhắc lại lời Hồ Chí Minh để cảnh báo nguy cơ đảng hỏng cho các đảng viên nhưng khi tiếp xúc với dân, với cử tri Nguyễn Phú Trọng vẫn một mực leo lẻo: "Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam", "Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay, triển vọng phát triển rất tươi sáng", "không thể từ vụ ông Truyền mà suy ra đảng hỏng". Nhưng với bất kỳ một người có trí tuệ bình thường nào nếu có quan tâm tới hiện tình đất nước cũng dễ dàng nhận ra: Việt Nam đang ngày càng tụt hậu về mọi mặt so với ngay cả các nước trong khu vực; Nợ công chồng chất do chính sách sai lầm, quản lý kinh tế kém, tham nhũng, lãng phí; Khoảng cách giàu nghèo, bất công trong xã hội ngày càng gia tăng; Môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn lưu hành tràn lan khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao vào hàng đầu thế giới; Mất đất, mất biển, mất đảo vào tay Trung Quốc do đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích của dân tộc; Đại bộ phận đảng viên có chức có quyền dính líu tới tham nhũng, lợi dụng chức quyền làm giàu bất chính; Luật pháp không nghiêm, đạo đức xã hội băng hoại tỷ lệ tội phạm ngày càng gia tăng; Ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc về mọi mặt, dần trở thành bãi phế thải để chứa những công nghệ lạc hậu, cũ kỹ gây ô nhiễm môi trường của Trung Quốc; Các quyền tự do của con người nhất là quyền tự do ngôn luận bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Đó là những bằng chứng rõ rệt nhất thay cho bỏ phiếu tín nhiệm để chứng tỏ đảng cộng sản Việt Nam không xứng đáng với vai trò lãnh đạo đất nước.

Hỏng thì phải sửa. Ý thức được điều đó nên từ xưa Hồ Chí Minh đã cảnh báo cho các đảng viên và vừa mới đây Nguyễn Phú Trọng nhắc lại. Đã có hàng loạt các tài liệu nghị quyết về chỉnh đốn, đấu tranh phê bình được đảng ban hành nhằm làm trong sạch đội ngũ, nâng cao năng lực lãnh đạo. Ầm ĩ gần đây là chiến dịch chống tham nhũng tự phong là "đả hổ, diệt ruồi" giống của Trung Quốc. Nhưng cho tới nay theo như lời các quan chức cấp cao của đảng thì vẫn còn "một số lượng không nhỏ đảng viên tha hóa biến chất", "tham nhũng vẫn ổn định", đội ngũ "ăn của dân không từ một thứ gì" ngày càng đông đảo, "cả một bầy sâu thì chết cái đất nước này". Còn thực trạng đất nước thì đúng như lời một nhà thơ:

"Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa. 
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi." 

Lý giải hiện tượng đảng càng sửa càng hỏng có rất nhiều nguyên nhân được chỉ ra. Người chê ông Trọng rụt rè vì quan niệm "đánh chuột sợ võ bình", "chống tham nhũng là ta đánh ta", "kỷ luật nếu không khéo gây rối nội bộ". Kẻ phê phán đảng coi chỉnh đốn là công việc của nội bộ dân không được dính vào. "Các thế lực phản động" thì cho rằng đảng không chịu mở rộng tự do dân chủ thực hiện đa nguyên đa đảng. Và còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Nhưng có một nguyên nhân sâu xa có lẽ ít người nghĩ đến đó là đảng đã hỏng từ rất lâu rồi, đúng ra là từ lúc mới ra đời. Vì ngay từ lúc đó nó đã lấy học thuyết Mác Lênin làm kim chỉ nam cho hành động. Một học thuyết mà khi áp dụng đã gây ra thảm họa cho hơn một nửa nhân loại. Ở Việt Nam là chủ trương "trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ", "cải cách ruộng đất"," vụ án nhân văn giai phẩm", "hợp tác hóa nông nghiệp", "chiến tranh Nam Bắc", "cải tạo công thương nghiệp",... Thêm nữa, hình như nó sinh ra với mục đích là làm lãnh đạo nhưng là lãnh đạo để tiêu diệt, tàn phá chứ không phải để xây một xã hội tốt đẹp hơn. Bởi vậy nó chỉ vờ sửa, sửa lấy lệ hoặc kiên quyết không chịu sửa những đóng góp tâm huyết, chân thành của nhân dân. Một đồ vật đã hỏng từ khâu thiết kế muốn hoạt động được thì chỉ có cách bỏ đi làm cái khác. Chính vì vậy một chóp bu cộng sản Nga nơi được coi là cái nôi của chế độ cộng sản khi nhận rõ được điều này đã tuyên bố: "Cộng sản không thể nào sửa chữa mà cần phải dẹp bỏ."

14.12.2016

Đồng chí Vũ Đức Đam Mê... sảng

Trường Sa (Danlambao) - Đồng chí thủ trưởng đã lú rằng: "Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Đồng chí Vũ Đức Đam lại mê sảng rằng: "Trong thời gian tới, chúng ta phải phấn đấu để người dân nào cũng có trong tay cuốn sổ theo dõi sức khỏe và được bác sĩ chăm sóc cho từng người dân như là bác sĩ riêng". Đứa lú, đứa láo... tiêu điều nước Nam!


Một đứa thì đường đi không đến. Một đứa thì đường đến không đi. Người dân hiện nay chỉ mong vào bệnh viện mà không phải vừa cầu thần chết tha mạng vừa khấn các thánh bác sĩ làm thủ tục đầu tiên nhè nhẹ, có chửi thì chờ sống lại hãy chửi, có chết thì không phải bó chiếu thò chân, bó chăn gánh về nhà. 



















"Sổ tay và bác sĩ riêng"! Với khuynh hướng xuống hố cả nước này thì đến hết thế kỷ này bác sĩ chung cũng chưa có đừng nói đến chuyện riêng tư.

Ngày hôm nay, chưa nói đến hơn 90 triệu người dân - mỗi người có một bác sĩ riêng, mà chỉ cần có một Bộ trưởng Y tế đàng hoàng, tử tế, có trách nhiệm và khả năng đã là chuyện hoang đường.

Mỗi người có một bác sĩ riêng!? Chuyện này thực ra đã có. Mỗi người đó là một tên đầy tớ cướp chính quyền và lên làm cha thiên hạ. Bệnh nhân đặc quyền, đặc lợi này có một sổ riêng gọi là sổ đỏ.

Về phần người dân thì điều có thể xảy ra là mỗi người sẽ có một côn an riêng, một tay lúc nào cũng cầm cuốn sổ để theo dõi tình trạng "sức khỏe tâm lý" của công dân, tay kia cầm cái còng số 8 để "trị bệnh" cho những ai bị lâm chứng bệnh chống cộng là yêu nước.

Sau khi tưởng thú Nguyễn Xuân Phúc mơ giữa ban ngày về những Bill Gates Việt Nam thì bây giờ lại đến phiên phó thú Vũ Đức Đam lại nằm ngáy và mơ sảng vào lúc giữa trưa ở Ba Đình.

14.12.2016

Lời qua tiếng lại

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Tôi cùng vài đồng nghiệp (Phạm Trần, Ngô Nhân Dụng, Kami, Bùi Thanh Hiếu...) vừa bị Báo Nhân Dân - số ra ngày 2 tháng 12 năm 2016 - hài tội là “...xuyên tạc, vu cáo, vu khống, dựng chuyện... để gieo rắc thông tin bịa đặt, từng bước gây mơ hồ, hoang mang, làm xói mòn niềm tin vào Đảng, Nhà nước Việt Nam.”

Những lời cáo buộc nặng nề vừa nêu khiến tôi vô cùng lo sợ. Bị cơ quan ngôn luận chính thức của một quốc gia tầm cỡ (“kẻ thù nào cũng đánh thắng”) mang ra đấu tố mà không lo sao được? Phen này nếu không bị quần chúng nhân dân ném đá cho đến chết (e) cũng la lết, và hết đường về quê mẹ.

Đêm rồi sợ tới mất ngủ luôn. Nằm suy nghĩ miết tôi mới nhớ ra là mình có một bài viết cũ - trên trang talawas - lỡ ghi lại vài ba sự kiện về báo Nhân Dân, cùng với những lời bình hết sức vô tư và khách quan, chứ không hề “dựng chuyện” hay “vu cáo” gì (ai) ráo trọi. Xin phép được ghi lại trên diễn đàn này để rộng đường dư luận, cùng với hy vọng sẽ được công luận minh oan. 

Trân Trọng 

*

Tờ New York Times sống dở (chết dở) ở đâu không rõ, chớ ở xứ sở chúng em thì báo Nhân Dân vẫn in ấn đều đều, và vẫn sống hùng sống mạnh như thường lệ. Không tin cứ thử đọc qua “vài nét” về tờ Nhân Dân, qua http://www.nhandan.org.vn/vainet/ coi:


“Hiện nay, báo Nhân Dân có 5 ấn phẩm (sic) gồm: Nhân Dân hằng ngày, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hằng tháng, Nhân Dân điện tử tiếng Việt, Nhân Dân điện tử tiếng Anh.

“Báo Nhân Dân hằng ngày có số phát hành khoảng 220.000 nghìn bản/ngày.”

“Báo Nhân Dân cuối tuần 16 trang ra hằng tuần khoảng 110.000 bản/kỳ. Báo Nhân Dân cuối tuần in tại Hà Nội, chuyển bằng máy bay, xe lửa, ô-tô đến các tỉnh, thành phố trong cả nước.”

“Báo Nhân Dân hằng tháng ra hằng tháng, mỗi số 48 trang, số lượng phát hành khoảng 130.000 bản/kỳ. Báo Nhân Dân hằng tháng in ở 2 nhà in: Nhà in báo Nhân Dân tại Hà Nội và Công ty in Tạp chí Cộng sản, được vận chuyển bằng máy bay, xe lửa, ô-tô đi các tỉnh, thành phố trong cả nước.”

“Trụ sở chính Bộ Biên tập báo Nhân Dân đóng tại: Nhà số 71, phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh, tại TP Đà Nẵng, tại TP Cần Thơ…”

“Ngày 21-8-1997, Thường vụ Bộ Chính trị T.Ư Đảng CS Việt Nam đã đồng ý cho phép báo Nhân Dân đặt cơ quan thường trú nước ngoài tại Paris (Pháp), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Bangkok (Thailand).”

“Báo Nhân Dân in tại 8 điểm in (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Định, Đác Lắc, Điện Biên), phát hành trên phạm vi toàn quốc và một số lượng nhất định được gửi ra nước ngoài.” 

“Báo Nhân Dân phát hành theo cả hai kênh: Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPT) và hệ thống bán lẻ. Năm 1996 đạt 57,85 triệu tờ. Năm 2007 đạt 82,74 triệu tờ.”

Tờ báo bề thế và tầm vóc (tới) cỡ đó mà giáo sư Nguyễn Ngọc Lan, thuở sinh thời, trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFI, dám biểu là thiên hạ không ai thèm đọc báo Nhân Dân. Họ chỉ dùng nó vào những việc gia dụng khác: “I was reminded of the time when there was a severe shortage of paper across the country. People literally lined up daily to buy the inexpensive Nhan Dan for household uses.”(Robert Templer, Shadows And Wind. Penguin Group. New York:1988, 165). Dùng vô chuyện gì khác thì (dù có bị ra tấn) ổng cũng nhất định không chịu nói.

Người phương Tây thì khác. Họ không có thói quen nói năng úp/mở, hay “bóng và gió” như vậy. Tác giả cuốn sách dẫn thượng, Robert Templer - sau ba năm làm đặc phái viên cho A.F.P. tại Việt Nam, từ 1994 đến 1997 - đã thản nhiên tuyên bố:

“Dân Việt dùng báo Nhân Dân để đi cầu, chớ còn tin tức thì họ nghe từ chương trình phát thanh tiếng Việt của đài BBC, RFI và VOA.” (Vietnamese may have found Nhan Dan useful in the bathroom, but for information they turned to their radios and the Vietnamese language services of BBC, RFI and VOA). 

Những ý kiến vừa ghi, tất nhiên, chỉ là cái nhìn phiến diện và chủ quan của những cha nội thuộc loại phản động, hay bá vơ nào đó - kiểu như Nguyễn Ngọc Lan, Robert Templer... mà thôi. Báo Nhân Dân, chắc hẳn, phải có tác dụng và giá trị (đặc biệt) của nó mà “kẻ ngoại đạo” khó lòng nhìn ra được.

Cách đây chưa lâu, qua BBC, tôi nghe nhà văn Đào Hiếu kể một chuyện vui và (chả hiểu sao) lại nghĩ ngay đến ông Tổng Biên tập của báo Nhân Dân:

“Có thằng nhà báo Pháp gặp tao nó hỏi: ‘Việt Nam hiện nay có mấy tờ báo và tạp chí?’ Tao đáp: ‘Có chừng 700.’ ‘Ô thế thì báo chí Việt Nam thực là phong phú.’ Tao nói: ‘Coi vậy mà không phải vậy. Vì có 700 tờ báo nhưng chỉ có một ông tổng biên tập.’ Thằng Tây nó cười gần chết.”

Còn “mấy thằng làm báo Việt Nam” thì cũng gần chết (dù không cười) khi phải làm việc với một ông TBT khổng lồ cỡ đó. Tuy có tên là ND nhưng (thiệt ra) đây là tờ báo của Đảng CSVN. Nó có nhiệm vụ chính là định hướng tư tưởng cho đảng viên và chỉ đạo nhận thức cho cả nước. Ngoài ra, nói một cách hoa mỹ, báo ND cũng là “kim chỉ nam” hay “ngọn hải đăng” cho cả ngàn tờ báo khác.”

Phải mở lại những chồng báo cũ - kể từ năm 1951 đến nay, trải qua những đời TBT Trường Chinh, Tố Hữu, Hoàng Tùng... - mới thấy được hết công dụng của báo Nhân Dân trong công việc xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội ở… nước ta! Khi thì báo Nhân Dân cổ động chính sách Cải cách Ruộng đất hay Cải tạo Công Thương Nghiệp, lúc thì hô phong hoán vũ ("thay trời làm mưa," "nghiêng đồng cho nước chảy ra ngoài") để đẩy mạnh phong trào Hợp tác xã Nông nghiệp…

Báo Nhân Dân còn đảm nhiệm một vai trò quan trọng khác nữa mà cỡ thường dân như ông Nguyễn Ngọc Lan, hay ngoại nhân như ông Robert Templer, còn lâu mới khám phá ra. Ông Bùi Tín, cựu phó Tổng Biên tập của tờ báo này cho biết: “Đây là một nền báo chí quan liêu, chuyên lên lớp, răn dạy, đe nẹt người đọc.” (Hoa Xuyên Tuyết, 2nd ed. Turpin Press. California: 1994, 42).

Nói tóm lại là răn/đe. Xin đơn củ một thí dụ về thứ ngôn ngữ đanh thép, đe dọa và qui chụp - theo tiêu chí “gắp lửa bỏ tay người” - của của báo Nhân Dân đối với những đồng nghiệp (hay đồng chí) lỡ thò chân ra khỏi… lề bên phải:

“Năm 1956, Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi lập thành một nhóm. Tháng 9-1956, dựa vào tiền bạc của những phần tử tư sản phản động, bọn chúng xuất bản tờ báo Nhân Văn… Báo Nhân Văn là tờ báo chính trị phản động. Mục đích của tờ báo này là nhằm khích động quần chúng chống lại chế độ dân chủ nhân dân… Sau khi báo Nhân Văn bị đóng cửa, bọn Nguyễn Hữu Đang và Thụy An vẫn cấu kết chặt chẽ với nhau và tiếp tục hoạt động gián điệp phá hoại.”

(Nguồn: Nhân Dân, Hà Nội, 21/01/1960, tr. 1, 6. Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn).

Nửa thế kỷ sau, vào ngày 27 tháng 4 năm 2009, trên báo Nhân Dân xuất hiện bài viết “Chung quanh vấn đề khai thác bô - xít ở Tây Nguyên” (của một ông hay bà Xuân Quang nào đó) để cổ vũ cho chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên - cũng cùng với cái giọng điệu “ngậm máu phun người” cố hữu:

“Cần cảnh giác và có thái độ rõ ràng, kiên quyết với những mưu toan chính trị hóa vấn đề của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, muốn chia rẽ nội bộ chúng ta; xuyên tạc sự thật, lợi dụng những tình cảm thiêng liêng trong trái tim, khối óc mỗi người để kích động hòng thực hiện những mưu đồ xấu xa của họ.”

Lập trường của báo Nhân Dân rõ ràng (và hoàn toàn) không thay đổi nhưng thế thời thì đã đổi thay... tự lâu rồi. Cùng ngày 27 tháng 4 năm 2009, trên Blog Osin xuất hiện một bài viết “Bauxite & Báo Nhân Dân” (của tác giả Huy Đức) để đáp lại cái thứ ngôn ngữ lu loa, ngoa ngoắt của Xuân Quang. Xin được trích dẫn đôi ba phản hồi ngăn ngắn, đọc được sau bài báo này:

- TRUNG NGÔN// 27/04/2009 3:03 am

Tôi rất bàng hoàng khi đọc ý kiến của tác giả Xuân Quang. Một tiếng nói lạc lõng cất lên giữa những tiếng lòng đang từng giờ lo lắng cho vận nước.

- cù nèo // 27/04/2009 // 3:10 am

Thằng Xuân Quang từ ngày hôm nay sẽ chính thức được gọi là thằng bán nước cầu vinh.

- Hồ Quốc // 27/04// 4:37 am

Đừng tìm cách giữ đặc quyền đặc lợi cho mình và cho một nhóm người. Lòng dân đã không còn tin vào “Nhân dân” từ lâu rồi. Ít ai thích đọc, còn phát hành được chỉ vì không biết xấu hổ.

Cây gậy có tên gọi là báo Nhân Dân của Đảng CSVN, với thời gian, đã trở thành một… cây củi mục! Nó không còn có thể gây sợ hãi hay gây tai hại cho bất cứ ai nữa.


Chuyện “báo hại” tới đây kể như đã (hoàn toàn) chấm dứt nhưng chuyện “báo cô” hay còn gọi là cách sống ký sinh thì ngó bộ còn lâu. Coi:

“Trụ sở chính Bộ Biên tập báo Nhân Dân đóng tại: Nhà số 71, phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh, tại TP Đà Nẵng, tại TP Cần Thơ…”

“Ngày 21-8-1997, Thường vụ Bộ Chính trị T.Ư Đảng CS Việt Nam đã đồng ý cho phép báo Nhân Dân đặt cơ quan thường trú nước ngoài tại Paris (Pháp), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Bangkok (Thailand).”

“Báo Nhân Dân in tại 8 điểm in (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Định, Đác Lắc, Điện Biên), phát hành trên phạm vi toàn quốc và một số lượng nhất định được gửi ra nước ngoài.”

Sản xuất giấy để... chùi thì chỉ cần nhà máy in là đủ. Chớ mắc mớ chi phải có trụ sở trung ương, cơ quan thường trực tại những thành phố lớn, và những cơ quan thường trú ở Paris, Bangkok, Bắc Kinh…? Đã thế, còn khoe rằng báo Nhân Dân có “một số lượng nhất định được gửi ra… nước ngoài” nữa cơ! Nghe mà ớn chè đậu. Nói sợ ông Đinh Thế Huynh (đương kim TBT báo Nhân Dân) buồn lòng chớ ngoài những nước bạn bè thân thiết như Cu Ba, Bắc Hàn ra, người dân ở bất cứ một quốc gia khác - kể cả dân Tầu - không ai có đủ can đảm (dám) đụng tay vào tờ báo (thổ tả) này đâu!


Những nghi vấn trong vụ nổ công an Đắk Lắk

Một người chết là con UVTƯĐ, một người bị giấu không thông báo và được chữa bệnh... thần kinh

CTV Danlambao - Từ việc một công an con cựu bí thư tỉnh / UVTƯĐ chết, hành động gấp gáp khẳng định ngay đây chỉ là một tai nạn mà không cho biết tai nạn vì đâu, xác định ngay không phải khủng bố trước khi tiến hành điều tra, đến việc không công bố một cán bộ PA 72 bị thương và người này lại được chữa trị thần kinh... cho thấy vụ việc này có nhiều nghi vấn và ẩn số đen tối...

*

Một trong những công an bị chết trong vụ nổ ở công an Đắk Lăk vào ngày 12/12/2016 là con một ủy viên TƯ Đảng, nguyên bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk. Đây là Y Quyết BKrông, cán bộ phòng Cảnh sát môi trường, là con trai của ông Niê Thuật.

Cho đến nay theo thông báo báo chí của UBND tỉnh thì có 3 công an chết và 3 bị thương. Trong số này có 4 người thuộc Phòng cảnh sát môi trường, 2 người thuộc phòng kỹ thuật hình sự.

Vào trưa ngày 13/12 thượng tá công an Bùi Trọng Tuấn - Trưởng phòng Tham mưu-tổng hợp cho biết, Đoàn công tác của Bộ Công an đang trên đường vào để chỉ đạo điều tra vụ nổ xảy ra tại trụ sở Công an tỉnh (1).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng ra lệnh cho Tỉnh ủy, UBND và Công an Đắk Lắk tập trung điều tra nguyên nhân vụ việc. 

Điều này chứng tỏ nguyên nhân vụ nổ chưa thể xác định được dựa vào một cuộc điều tra nghiêm túc.

Tuy nhiên, trước đó vào sáng 13/12, UBND tỉnh Đắk Lắk, Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức họp báo và cũng chính ông thượng tá công an này khẳng định"Đây là vụ tai nạn ngoài ý muốn, không phải khủng bố hay phá hoại." (2).

Làm thế nào để có thể "khẳng định" khi tiến trình điều tra bởi Bộ Công an chưa tiến hành? Lý do gì mà UBND và công an tỉnh đã vội vàng tuyên bố lời khẳng định không phải khủng bố hay phá hoại?

Đồng thời, các quan chức cũng không xác nhận nếu là tai nạn thì tại nạn bị gây ra bởi nguyên nhân gì.

Khi được hỏi vào lúc xảy ra vụ nổ, các công an đang trực theo phân công hay làm gì, vụ nổ có ảnh hưởng đến hồ sơ các vụ án thì các quan chức đã không trả lời và tuyên bố chấm dứt họp báo. 

Một điểm đáng ghi nhận khác là thông tin chính thức từ các quan chức thì có 6 người bị nạn gồm 3 người tử thương: Phan Thế Trung, Ngô Quang Cường, Y Quyết BKrông; 3 người bị thương: Y An, Lê Quang Vũ, Đặng Kỳ Hưng. Tuy nhiên, tại bệnh viện thì phóng viên báo Tiền Phong phát hiện số thương vong là 7. (3)

Người không có tên trong danh sách thông báo là thượng sĩ Vũ Xuân Khuê.

Khác với 6 người kia thuộc phòng Cảnh sát môi trường hay phòng kỹ thuật hình sự, Vũ Xuân Khuê là cán bộ phòng PA 72, tức là phòng Quản lý xuất nhập cảnh.

Tại sao một cán bộ PA72 bị thương đã bị giấu giếm, không thông báo?

Đồng thời Vũ Xuân Khuê lại được điều trị tại khoa Ngoại thần kinh. Khuê nhập viện vào lúc 22h51’đêm 12/12, tức là chỉ 2 giờ sau khi vụ nổ xảy ra. Lý do gì để các bác sĩ chữa trị thần kinh ngay cho một người vừa bị thương bởi một vụ nổ?

--> 
Bố mẹ thượng sĩ Vũ Xuân Khuê phòng PA 72 

cùng lãnh đạo BV tỉnh tại khoa Nội BV ĐK tỉnh.
Ảnh và ghi chú của Tiền Phong


Từ việc một công an con cựu bí thư tỉnh / UVTƯĐ chết, hành động gấp gáp khẳng định ngay đây chỉ là một tai nạn mà không cho biết tai nạn vì đâu, xác định ngay không phải khủng bố trước khi tiến hành điều tra, đến việc không công bố một cán bộ PA 72 bị thương nhưng lại được chữa trị thần kinh... cho thấy vụ việc này có nhiều nghi vấn và ẩn số đen tối.

14.12.2016



_________________________________

Ghi chú:



Bàn chuyện vạch lông con chim kên Cả Lú

Lê  Hải Phòng (Danlambao) - Dưới triều Cả Lú nếu dân phê bình đảng trên giấy trắng mực đen: Tù. Dân biểu tình chống giặc Tàu ngoại xâm biển đảo: Tù. Dân chống lại cường quyền bạo lực cướp đất sống: Tù. Dân xuống đường đòi tống cổ Formosa ra khỏi nước. Cả Lú đem họng súng ra lên đạn sẵn nòng chuẩn bị tư thế mở cò: Đứng lại hay chết!

Dưới trướng Cả Lú nếu tham nhũng bị đánh phèng la leng keng: Trốn ra nước ngoài. Nhà báo ăn thuế dân làm việc đảng, lỡ đi đường hai chiều trật đường rầy lật tẩy gia phả đụng đến ổ kiến lửa bác cháu: Tước thẻ hành nghề. Phóng viên phóng vọt thả nước bọt lên đầu Phi Đen: Đuổi việc. Ông tướng vang bóng một thời bắt tay xã giao "đế quốc" bị bắt trả súng lại cho tao để vô cái nhà tang tịch tình tang QH: Cầm quần sướng hơn cầm quân.

Khi dân nghèo, nước mạt vận vì cái hệ thống đảng gây ung thư. Tiền dân đóng thuế không đủ nuôi cái đảng cô hồn. Các nước giãy chết chạy mặt không dám cho vay thêm sợ quịt nợ dài dài. Thế rồi Cả Lú bôn ba đi buôn xà rông Lào, kèm thêm nghề làm công an côn đồ hăm dọa những ai giành phần làm chủ đất đai biển cả mà đảng đã buôn bán với Tàu phù.

Cả Lú đã cử CT Kim Ngân đi dự đám tang Phi Đen là muốn chứng tỏ rằng ông vẫn theo đuổi con đường XHCN Cuba đi. Ông mở chiến dịch quốc tang gây nhiều tranh cãi mà báo Nhân Dân cũng như một số báo DLV điều hành dưới sự tài trợ chỉ đạo của ban tuyên giáo thi đua xung kích báo lề trái. Quốc tang chỉ là cái diện của mặt trận đấu tố. Điểm chính là Cả Lú gây chia rẽ mọi tầng lớp kể cả đảng viên dưới quyền ông. Ông kéo hiện tượng Formosa đi vào quên lảng là một chuyện. Ông muốn thực thi trọn gói lá bài của Trung Cộng giao phó cho ông là bất cứ trường hợp nào ông phải nắm lấy cơ hội để từ đó tạo nước VN trở thành cái ao nhà của TC. Ông ngồi lì thêm chức TBT chỉ có thế. Ai chống lại đường lối tay sai của ông đều bị chụp mũ là phản động, trong lúc chính Lú và bè lũ đảng mới chính là phản dân hại nước đi ngược lại trào lưu tiến hóa của nhân loại.

Cả Lú là trưởng đảng không do dân bầu. Cho nên mỗi một động thái Lú đưa đất nước bên bờ vực thẳm đều phải nhận lấy búa rìu dư luận. Dù ông Cả mở rộng cửa nhà tù để bắt người khác chính kiến nhập kho. Người dân từ dân oan cho tới mọi tầng lớp trong xã hội bị bịt miệng, cho nên để tránh bị tù đày mỗi cá nhân tìm riêng phương pháp chửi Lú. Trong số đó có các bà không biết chữ, chẳng biết làm báo như 800 tờ của đảng. Cứ mỗi lần nghe ông Cả há miệng rêu rao thời đại rực rỡ là họ đứng chang hảng vỗ cái bốp vào cái háng của mình. Công tâm mà xét vì ít học nhưng lại thích nói thật, họ ví miệng ông Lú như vậy là khập khễnh, vì ông phát biểu là từ cái lỗ miệng có gang có thép, có bóng loáng chất vàng Formosa, miệng ông ta nói: "Không cho phép ai lợi dụng chống tiêu cực để chống đảng". Khi nói câu này mặt Cả Lú dữ dằn cộc lốc đồng thời đôi môi dính nhựa phành ra đầy hơi hám lý luận. Cho nên các bà ví vành môi thâm đen Cả Lú giống như cái có góc có cạnh tam giác là vô tình làm giảm tính chất đa chiều của cái ấy. 

Nhiều người thấy ông Lú giỏi nghề bán nước biển, thế rồi vì tinh thần dân tộc sôi sục mãnh liệt cho nên buộc tội Lú là con chó. Thực ra con chó người VN nuôi là biểu tượng của sự trung thành với chủ VN, trong lúc ông Cả chỉ phò giặc phương Bắc. Dưới bàn tay phù thủy của Lú, chó nhập cảng Bắc Kinh chạy rong ruổi đặc dầy trong cái vỏ cứng hệ thống.

Có ý kiến lại cho rằng sở dĩ Cả Lú thà làm chó, cố thủ cho bằng được cái lâu đài đảng CS chỉ vì ông sợ lật đổ sẽ bị dân lấy lại tượng vàng. Có người nghĩ rằng bảo ông Lú cải cách thay đổi phần nào hệ thống đảng chẳng khác nào kêu gọi thằng điên làm người bình thường. Dầu thế nào đi nữa, thời kỳ Cả Lú là thời kỳ rực rở tượng vàng Formosa nhất, cũng là thời kỳ đồ đá không có cá mà ăn nhất. Đảng có công an côn đồ trong tay, đảng thi hành nhiều thủ đoạn giết người, khi dùng nhà tù, lúc dùng súng ống dao găm. Công an thắt cổ người trong đồn, quân đội cùng côn đồ dàn trận cày dân chết lõa lồ dưới dây xích xe. Mọi việc xảy ra sờ sờ trước mắt mà đảng lo say sưa đùa giỡn trước nổi chết của đồng loại.

Này Cả Lú. Ông tàn ác với đồng bào của mình. Ông dung dưỡng cho Tàu cộng phá nát quê hương. Ông lo củng cố xây dựng đảng trên cái nền nhà lung lay trong lúc để giặc tha hồ làm mưa làm gió biển Đông kể cả tổ chức kỷ niệm 70 năm thu hồi Hoàng, Trường Sa mà người phát ngôn BNG Lê Hải Bình phản đối bằng miệng lấy lệ. Ông giết chết một dân tộc bằng đảng quyền độc tài bạo lực. Ông bắt bỏ tù và đe dọa sẽ có tù nhân dự khuyết nếu bất kỳ ai có tiếng nói phản biện đường lối cai trị sai lầm của đảng.

Cả Lú có biết giờ phút này những người con mẹ Việt Nam chỉ vì yêu nước thương nòi đành đoạn trả một giá quá đắt phải ngồi trong 4 bức tường nhà tù. Họ là Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Già (Nguyễn Đình Ngọc), Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy, LS Nguyễn Văn Đài, Bùi Thị Minh Hằng, Mẹ Nấm Nguyễn Như Quỳnh, Cấn Thị Thêu và hàng chục hàng trăm tù nhân lương tâm khác. Họ là tinh hoa dấn thân tranh đấu cho một đất nước tự do dân chủ, thoát vòng Trung cộng nô lệ. Ông Cả nên biết rằng muốn phát triển kinh tế dân giàu nước mạnh là phải cải cách chính trị, dẹp bỏ cái đảng ung thư thối nát kia đi. 

Cả Lú phủ phục thiên triều để ông và cái đảng được bao che bảo bọc, tiếp tục cai trị hút máu nhân dân. Có người trong các trang mạng xã hội dùng chữ nặng lời có tính tục tĩu để chửi cái đảng của ông là ĐMCS. Có kẻ đạo đức giả phê phán tại sao dùng chữ khiếm nhã như ĐMCS. Thế thì đảng chặt đầu moi óc mổ bụng dân chẳng lẽ dân không có quyền lên tiếng ĐMCS ác ôn. Có một lúc nào đó vì sợ tội chém đầu, Cả Lú có dám quay người lại rồi kêu lên bốn chữ vàng ĐMTQ (Đờ Mờ Trung Quốc) không. Hay chứng nào tật nấy tiếp tục cúi đầu làm tay sai cho đám bá quyền Tôn Ngộ Không. 

Nếu 90 triệu dân dửng dưng để yên cho con chim kên Cả Lú cứ hút máu đến tận cùng đau khổ. Rồi lại họa diệt vong trong bàn tay đại Hán do Lú mang tai ương tới. Bao giờ dân tộc quật khởi tiễn đưa Lú cùng bè đảng theo chân Phi Đen?