Friday, May 12, 2017

Xây trung tâm dạy nghề 42 tỷ đồng, đào tạo…48 học sinh

Dãy nhà ký túc xá 3 tầng bị bỏ hoang do không có học sinh đến ở. (Hình: Báo Thanh Niên)
HÀ TĨNH (NV) – Trung tâm dạy nghề hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Hương Khê, được đầu tư xây dựng hơn 42 tỷ đồng, nhưng hiện chỉ có 48 học sinh theo học chữ.
Trung tâm được xây dựng trên diện tích hơn 35,000 mét vuông, gồm 5 phòng học lý thuyết, ký túc xá, nhà xưởng thực hành, nhà thực nghiệm…, bắt đầu sử dụng từ Tháng Chín, 2014. Theo quy hoạch, trung tâm có khả năng đào tạo nghề sơ cấp và trung cấp cho 600 học sinh/năm. Tuy nhiên, ngay khi mới khai giảng năm học 2014 – 2015, chỉ có 130 em theo học. Sang năm sau, giảm xuống còn 86 em và đến năm học 2016-2017 chỉ còn 48 em.
Theo mô tả của phóng viên Báo Thanh Niên, ngày 12 Tháng Năm, do vắng bóng người học nên nhiều hạng mục lớn tại trung tâm không sử dụng đến, bỏ hoang. Hiện chỉ có khu vực phòng học lý thuyết và nhà hiệu bộ là đang hoạt động, các khu còn lại đều khóa cửa. Dãy nhà học lý thuyết 2 tầng gồm 5 phòng học nhưng có 2 phòng bị bỏ không lâu ngày, cửa kính vỡ nhiều ô, bàn ghế bám đầy bụi bẩn.
Tại khu nhà xưởng thực hành ngành nghề may và cơ khí, 2 dãy nhà thực nghiệm… nước ứ đọng, rêu mốc bám đầy. Dãy nhà ký túc xá được xây dựng hoành tráng 3 tầng với 24 phòng đang bỏ hoang, xung quanh cỏ mọc xen lẫn cây keo che kín lối vào. Sàn nền và tường nhà để xe, nhà vệ sinh… đều bị bong tróc, xuống cấp nghiêm trọng.
Ông Đoàn Văn Dương, giám đốc Trung tâm này cho biết, số lượng học sinh bỏ học tăng lên theo từng năm. Hiện cả trường chỉ còn 48 em theo học chữ, chia làm 3 lớp 10, 11, 12. “Còn các hạng mục công trình tại trung tâm bị xuống cấp một phần do đơn vị thi công, một phần do không sử dụng đến”, ông Dương né trách nhiệm.
Trong khi đó, ông Hoàng Công Lý, phó chủ tịch huyện Hương Khê cho rằng, khi xây dựng dự án đã không tính toán sát thực tế về quy mô đào tạo, không tính đến lâu dài. Các nghề được đào tạo hiện không thu hút được người học vì học xong không có việc làm và khó áp dụng nghề vào thực tiễn. (Tr.N)

Bạch Hồng Quyền: “Tôi hành động chỉ vì quyền con người”


Cuộc trò chuyện nhanh với Bạch Hồng Quyền sau khi có lệnh khởi tố
Ngày 12/5/2017, Công an Hà Tĩnh đã hai lần đến nhà vợ của anh Bạch Hồng Quyền để đòi công bố lệnh khởi tố “vì gây rối”. Tuy nhiên khi gia đình của Quyền yêu cầu được chụp lại văn bản lệnh khởi tố này thì công an từ chối không cho.
Ngay sau đó, chị Linh, vợ của Quyền đã từ chối nghe đọc lệnh, nếu không được giữ lại một bản lệnh khởi tố, cũng như không đồng ý lập biên bản làm việc, khai báo Quyền hiện nay đang ở đâu
Khi một nhân viên công an nói vợ của Quyền đã gọi chồng ra đầu thú, chị Linh đã nói rằng “chồng em không phạm tội gì mà đầu thú”. Một nhân viên công an khác, đã nói bằng giọng đầy ý gài bẫy rằng “vậy là em không hợp tác?”
Được biết, giới truyền thông độc lập trong nước đã truyền đi, rằng lệnh khởi tố Bạch Hồng Quyền được công an Hà Tĩnh phát đi từ ngày 19/4/2017. Tuy nhiên Quyền không có mặt nên công an địa phương sau khi truy tìm không thành công, đã đến nhà vợ của anh để đòi công bố lệnh khởi tố này.
Cuộc trò chuyện này, được thực hiện sau khi có lệnh khởi tố anh Quyền, tại một vùng ở Việt Nam.
---------------------------------------
 
Anh nói gì về mình, lúc này?
Tôi là thành viên của Phong trào Con đường Việt Nam, với tiêu chí là đi phổ biến các quyền con người, nói với người dân về quyền của mình phải được có trong xã hội.
Ở Lộc Hà, chúng tôi được biết rằng đã hơn gần một năm, người dân lẫn các doanh nghiệp ở đó vẫn chưa nhận được tiền đền bù – dù chính phủ đã nói là nhận được 500 triệu đô la để bù đắp thiệt hại cho người dân. Chúng tôi có mặt ở Lộc Hà với mục đích là hướng dẫn người dân làm giấy tờ hồ sơ, nói về quyền của họ theo pháp luật.
Lâu nay, người buôn bán hay các doanh nghiệp ở huyện Lộc Hà đã tìm cách ra tận Trung ương hay các Bộ để chất vấn về tình trạng của mình nhưng không có được câu trả lời nào, thậm chí ngay ở tỉnh Hà Tĩnh cũng vậy. Chúng tôi có mặt ở đó cũng để phản ánh tình trạng này cho mọi người được biết. Công an thì nói chúng tôi đến để kích động người dân, nhưng mục đích của chúng tôi thì chỉ đơn giản như vậy.
 
Phía truyền thông nhà nước, ngay từ trước khi có lệnh khởi tố, đã nói anh và Hoàng Đức Bình (Phong trào Lao Động Việt) có âm mưu xâm nhập vào Lộc Hà, Hà Tĩnh nhằm tuyên truyền kích động người dân chống phá nhà nước. Nếu là mục đích hợp pháp như anh nói, thì sao chỉ có anh và Hoàng Đức Bình hành động thôi? Có tổ chức Xã hội Dân Sự nào khác cũng có ý hướng đến Lộc Hà như vậy không?
Ở Việt Nam thì có nhiều tổ chức Xã hội Dân sự có hoạt động yểm trợ người dân như vậy. Nhưng để đến được điểm nóng như ở Lộc Hà, hay nhiều nơi khác ở Hà Tĩnh, không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận được.
Tôi là một người Công giáo. Khi nhìn thấy những điều bất công và người dân cần phải được giúp đỡ - đặc biệt là trong số đó có nhiều người Công giáo – tôi thấy mình có trách nhiệm phải giúp đỡ mọi người.
 
Khó tiếp cận theo ý anh Quyền là sao? Có sự ngăn trở nào với các nhóm Xã hội Dân sự trong việc đến và giúp người dân bị nạn bởi thảm họa Formosa? Người dân đã ở trong tình trạng như thế nào mà các nhóm Xã hội Dân sự cần tiếp cận giúp đỡ?
Bất kỳ ai theo dõi sự kiện, đặc biệt qua facebook của anh Hoàng Đức Bình, thì sự kiện xảy ra ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh cách đây vài tháng, người dân đã kéo nhau ra Ủy ban nhân dân thi xã Kỳ Anh để đòi chính quyền phải có hành động trong việc bồi thường do Formosa gây ra. Chính quyền đã đối phó bằng cách đưa ra nhiều lực lượng Cảnh sát Cơ động, an ninh chìm… bằng mọi cách để phá cuộc tuần hành này.
Đặc biệt là sự kiện ngày 14/2, khi người dân của 3 xã xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ cùng nhau đi đưa đơn kiện Formosa thì chính quyền đã cho đàn áp, đánh đập những người dân đi nộp đơn như vậy. Nếu có theo dõi, mọi người sẽ nhớ là ngay cả linh mục Nguyễn Đình Thục có mặt trong đoàn đi nộp đơn kiện đó cũng đã bị đánh đổ máu. Có mấy chục người bị tấn công, thương tích. Hình ảnh và sự kiện này vẫn còn lưu đầy trên các trang mạng.
Tình hình căng thẳng như vậy, nên việc tiếp cận của các nhóm Xã hội Dân sự cũng không hề dễ dàng.
 
Một trong những điểm nhấn của chính quyền gần đây, là đưa nhiều tin tức về việc bắt giữ anh Nguyễn Văn Hóa ở Hà Tĩnh theo điều 258. Theo truyền hình, tội của Hóa là đưa tin về các cuộc biểu tình và đời sống của người dân trong vùng bị thảm họa Formosa, nhưng động cơ là vì tiền. Trước khi những điều xấu nhất có thể diễn ra như với anh Nguyễn Văn Hóa, anh có thể khẳng định rằng hành động của anh và anh Bình có hoàn toàn vì con người, không vì một lý do nào khác?
Tôi bước chân vào cùng đoàn tuần hành, là nhằm để đưa tin tức đến cho mọi người. Mọi hình ảnh và thông tin mà tôi chuyển tải với góc độ trung thực nhất để mọi người dân Việt Nam, và cả thế giới, được biết người dân Hà Tĩnh đã đòi quyền lợi của mình như thế nào. Kể cả việc chính quyền đã ngăn cản và đàn áp người dân ra sao.
Tôi khẳng định rằng nếu nay mai này tôi bị bắt, chỉ vì tôi đã hành động để giúp cho người dân hiểu được quyền của mình theo luật pháp, đứng bên họ vì đó là những con người đi đòi công lý chứ không hề là mục đích nào khác như “kích động” hay “vì tiền”. Tôi và anh Hoàng Đức Bình hành động theo lý trí và lương tâm của mình, chứ không có một tổ chức hay thế lực nào có thể mua chuộc được chúng tôi cả.
Truyền thông thuộc nhà nước, trong những thời gian gần đây, đặc biệt khi đưa những tin tức về thảm họa môi trường, luôn tìm cách vu khống, bôi nhọ những người đem lại giá trị truyền thông độc lập như chúng tôi. Và đặc biệt với những phóng sự trước khi có lệnh khởi tố cũng chỉ là dọn đường nhằm bắt chúng tôi.
Việc khởi tố hay gây áp lực trên truyền thông như vậy, cũng chỉ khiến người dân hoang mang, sợ hãi hoặc chùn lại con đường đi đòi quyền lợi hợp pháp của mình. Rồi sẽ có một ngày, chúng tôi sẽ đến tận các nơi đó để chất vấn việc đã tạo dựng những điều như vậy với chúng tôi.
 
(5/2017)

Vấn đề của Việt Nam là ở thiết chế chính trị


Để kết thúc chủ đề lá cờ, tôi giới thiệu lại phản hồi dưới đây, đã gửi đến trang Dân Luận, phản hồi cho những bình luận mà tôi nhận được trong những ngày qua, liên quan tới hai bài viết « Quá khứ hay tương lai ? » và « Đỏ-Vàng, những lá cờ và chúng ta ».
Kính gửi các cô bác anh chị,
Tôi rất hiểu những gì ẩn chứa sau các bình luận, để đáp lại, tôi chỉ muốn nói rằng lòng tôi đầy thương cảm, rằng tôi hiểu tất cả những đau đớn, mất mát, mà mọi người đã phải gánh chịu.
Ông ngoại tôi chết khi còn rất trẻ, chết mà không biết có mẹ tôi ở trên đời, ông chết trên chiến trường, dưới lá cờ đỏ, chết như một người cộng sản. Bà nội tôi mất sớm, ông nội tôi, đảng viên 30-31, trong một đêm quyết định để lại ruộng vườn và ba đứa con thơ (ba tôi, chú tôi và cô tôi) cho họ hàng, không cần biết con cái sẽ lớn lên như thế nào, hy sinh tất cả để đi hoạt động theo tiếng gọi của cách mạng. Không chỉ có ông nội và ông ngoại tôi, những người cộng sản như thế rất nhiều ở miền Bắc, họ là những người cộng sản, không gọi khác được. Họ chết dưới lá cờ đỏ, họ thương tích dưới lá cờ đỏ, họ có người thân chết hoặc bị thương dưới lá cờ đỏ. Những người đó sẽ phỉ báng lá cờ của họ ư ? Họ không thể làm điều đó. Và chống lại những người cộng sản như thế ư ? Thù hận những người cộng sản như thế ư ? Tôi không thể (cũng như tôi không thể thù hận những người bị chính quyền xem là « nguỵ quân » thuộc « nguỵ quyền », tôi không thể). Không thể đặt dưới cùng một cái nhãn « cộng sản » tất cả các đảng viên cộng sản, cũng không thể đặt dưới cái nhãn cộng sản những người đã chiến đấu dưới lá cờ đỏ và những người yêu quý lá cờ đỏ.
Vấn đề của Việt Nam không phải ở lá cờ. Vấn đề là ở thiết chế chính trị. Muốn thay đổi thiết chế chính trị hiện nay, cần có sự đồng lòng của tất cả mọi người, cần có sự thấu hiểu lẫn nhau, cần có sự nhìn nhận lẫn nhau.
Nếu mai đây mọi người thấy tôi ngừng hẳn, không tham gia viết hay không tham gia các hoạt động mà ta gọi là « đấu tranh cho dân chủ » hiện nay, thì chỉ vì một lý do thôi : tôi nhìn thấy cuộc đấu tranh với cách thức đang được tiến hành hiện nay sẽ không dẫn tới dân chủ thực sự ; trái lại, nó đang chuẩn bị cho một cuộc nội chiến mới, một cuộc nội chiến mới vẫn dưới hai lá cờ cũ. Tôi không muốn tham gia vào việc chuẩn bị cho cuộc nội chiến mới ấy.
Cả hai gia đình nội ngoại của tôi đều là gia đình cách mạng, đều có rất nhiều đảng viên. Nhưng ba tôi, từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi cả miền Bắc còn tràn đầy nhiệt tình cách mạng và tràn đầy tính đảng, ba tôi đã không vào đảng, bất chấp truyền thống gia đình, bất chấp tinh thần chung của thời đại. Giả sử, nếu tất cả mọi người đều không vào đảng như ba tôi thì Việt Nam có lẽ đã tránh được bi kịch ngày hôm nay.
Tôi tự nhủ rằng, điều nhỏ bé mà tôi có thể làm là học ở ba tôi, học cách ông ấy đã tránh tham gia vào việc góp phần tạo ra thảm hoạ. Nếu không ngăn cản được thảm hoạ, thì điều tốt nhất có thể làm là không góp phần tạo ra nó. Đấy là lý do nếu một ngày tôi dừng bút và dừng mọi hoạt động liên quan đến cuộc đấu tranh hiện nay. Khuynh hướng của cuộc đấu tranh có thể thay đổi được không? Điều này tôi không biết được. Sẽ vô nghĩa nếu tham gia vào một cuộc đấu tranh chống độc tài để rồi tạo ra một cuộc nội chiến khác, một hình thức độc tài khác.
Một lần nữa, xin gửi các cô bác anh chị tình thương mến của tôi. Hãy tiếp tục chỉ trích, nếu điều đó giúp các cô bác và các anh chị cảm thấy vơi bớt nỗi niềm. Tôi xin nhận hết.
Nguyễn Thị Từ Huy

Nghệ An: Quỳnh Lưu xua dân đi đấu tố các linh mục bằng cách nào?


Bắt đầu của hệ lụy kích động bài xích tôn giáo
Khi nhà cầm quyền Nghệ An thuộc huyện Quỳnh Lưu xua những người dân xuống đường đi biểu tình chống linh mục Anton Đặng Hữu Nam, người ta giật mình ở nhiều điểm.
Trong bài viết Nghệ An đấu tố Linh mục: Cuộc khổ nạn mới tại Quỳnh Lưu, chúng tôi đã nêu lên những sự ngu dại và bất nhân của nhà cầm quyền Nghệ An khi xua dân xuống đường để kích động một cuộc xung đột tôn giáo trong nhân dân và những hệ lụy của nó.
Quả là không sai, ngay khi chúng tôi viết những dòng này, những thông tin về những xung đột bởi một số phần tử bất hảo được đảng nuông chiều và chống lưng bắt đầu cuộc kỳ thị và tấn công người công giáo tại Quỳnh Lưu đã lan tràn trên mạng Internet.
Theo tin chúng tôi nhận được, thì tại xã Sơn Hải, nơi nhà cầm quyền tổ chức cuộc đấu tố hôm trước, nay đã xuất hiện một đội quân do một ả giang hồ cầm đầu. Ả vốn là dân xã Quỳnh Thọ, lang bạt kỳ hồ sang thuê cửa hàng cắt tóc tại xã Sơn Hải này. Ả dùng Facebook làm nơi tập hợp, kích động, tung ra những luận điệu sai trái, hằn thù và vu cáo người Công giáo nói riêng và các chức sắc công giáo nói chung rồi tìm cách tấn công họ. Và khi được kích động, các bạn bè của ả đã lập một nhóm hô hào tìm cách để đánh nhau.
Người dân ở đây cho biết, với cơn cuồng đảng, cuồng bác, ả giang hồ 42 tuổi không chồng này đã tập trung một số đông các ả quá lứa nhỡ thì đi khắp chợ, tìm cửa hàng nào của người công giáo là đập phá, ngăn cản không cho kinh doanh buôn bán. Các ả ngang nhiên khủng bố, đánh đập những người công giáo buôn bán và rêu rao tin đồn là hàng hoá của người công giáo có độc làm cho rất nhiều người dân hoang mang.
Người ta nói rằng, nhà cầm quyền Quỳnh Lưu đã chọn ả giang hồ này là "chọn đúng mặt để gửi vàng" bởi ả là có những người anh trai là giang hồ có số má, do vậy bà con nông thôn phải ngại ả.
Thế nhưng, công an, chính quyền và nhiều ban, ngành, cựu chiến binh, phụ nữ và cả các cô giáo hôm trước thể hiện lòng "yêu nước" "vì hòa bình"... đã không hề động tay chân mặc ả ngang ngược lộng hành.
Thế là đã rõ, mục đích sâu xa của nhà cầm quyền Nghệ An thực hiện tại Quỳnh Lưu những hành động mấy ngày qua nhằm mục đích gì?
Nồi da xáo thịt
Xã Sơn Hải nằm cách thị trấn Cầu Giát khoảng 7 km, vốn là vùng cửa sông, có hai cửa sông là Lạch Thơi và Lạch Quèn với con sông Cẩm Trường chảy ra biển.
Khoảng 11.000 dân nơi đây, cả giáo lẫn lương sống chủ yếu bằng nghề biển. Người dân nơi đây vốn sống với biển ít êm đềm mà nhiều sóng dữ nên có sự đoàn kết lẫn nhau, chưa hề xảy ra sự xích mích về tôn giáo.
Ở đó, họ cùng là những bạn chài hôm sớm trên biển với những chuyến ra khơi cần một tập thể vững mạnh. Họ cùng hân hoan với những đoàn thuyền về đầy khoang cá tươi. Họ cũng cùng là nạn nhân của nạn cướp biển, khi những người dân đi biển nơi đây bị bọn Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc. Đã có thời ngư dân ở đây đã bị Trung Quốc bắt tất cả 11 người và nhốt đến 4 tháng. Hẳn là những người dân Sơn Hải còn nhớ rõ.
Những khi vui, tất cả chung niềm vui, khi buồn hoặc khi sống chết, họ bên nhau cùng chia ngọt sẻ bùi và cùng lo lắng cho số phận của nhau trước thiên nhiên và giặc Tàu trên biển.
Những ngày gần đây, người dân nơi đây vẫn chung nhau nỗi lo vì những người đi làm ăn xa lại bị bắt giữ không có tin tức bên Tàu.
Họ đã dựa vào nhau mà sống tự bao đời nay.
Nền kinh tế ở đây phụ thuộc rất lớn vào biển, cả xã có khoảng gần 1.000 thuyền đi biển. Còn lại một ít thì buôn bán lặt vặt phục vụ nghề biển của ngư dân.
Thế rồi bỗng nhiên tất cả điêu đứng, xơ xác bởi thảm họa Formosa giáng xuống đầu họ. Thảm họa thì không kể ai, lương hay giáo, lớn hay bé... tất cả đều chung một sự đói rách tiêu điều.
Biển nhiễm độc không chịu chỉ nằm yên ở Hà Tĩnh hay chảy vào phía trong mấy tỉnh, mà chẳng ai buộc được dòng nước không đưa độc tố đi muôn phương. Nghệ An, tỉnh giáp ranh Hà Tĩnh chịu thiệt hại không kém nặng nề.
Không chỉ nghề biển đã coi như tiêu tán mà những ngành nghề khác ăn theo như du lịch, dịch vụ... đã điêu đứng không phương cứu chữa.
Khi biển chết, cả làng, cả xã như có đám tang, mọi dịch vụ dầu mỡ, ăn uống, hàng tiêu dùng... đều trở thành xa xỉ với người dân.
Thế rồi thảm họa lớn hơn lại chính là  sự vô ơn của chính nhà cầm quyền Nghệ An khi họ đã chắt chiu những đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt để nuôi cả bộ máy, giờ cả hệ thống trở mặt phủi tay khi những người dân Nghệ An không hề nhận được một đồng cắc nào tiền đền bù thảm họa. Trong khi những người dân các nơi đua nhau đi nhận những đồng tiền đền bù, cán bộ các nơi tìm cách găm tiền, trục lợi... thì ngư dân Nghệ An chỉ nhìn từ xa mà nuốt nước bọt.
Tuyệt nhiên, không một cán bộ, cơ quan nào của Nghệ An lên tiếng bênh vực những người dân ở đây.
Thế rồi, các linh mục đã lên tiếng thay cho họ, đã đồng hành cùng những ngư dân bị thiệt thòi, là nạn nhân, tìm mọi cách đòi công lý cho họ, buộc kẻ thủ ác Formosa phải chịu trách nhiệm và đòi nhà cầm quyền phải có trách nhiệm trước công dân.
Những hành động của các linh mục đã chấp nhận dấn thân, đồng hành cùng nỗi đau của ngư dân vì cuộc sống của họ hiện tại và tương lai lâu dài đã được khắp nơi ghi nhận và cảm phục. Lẽ ra, chính những người dân nơi đây không kể lương, giáo phải hàm ơn các linh mục ấy.
Thế nhưng, cuộc đời vốn nhiều sự bất công và câu nói của cha ông đã có thời cơ để ứng nghiệm rằng "Làm ơn, mắc oán".
Những điều khó hiểu
Thoạt nhìn những người dân Sơn Hải biểu tình chống linh mục Anton Đặng Hữu Nam, người ta có cảm giác rằng đây là những kẻ đã lấy oán trả ân đối với một người chấp nhận hy sinh cho chính cộng đồng mình.
Chúng tôi khá ngạc nhiên khi nghe tin những người dân xứ biển Sơn Hải đi biểu tình. Lẽ nào họ không biết ai đang là ân nhân của  họ và ai đang là thủ phạm giết chết chính họ và giống nòi, con cháu họ?
Nhìn kỹ những tấm hình được báo Nghệ An đưa lên và những hình ảnh Đài truyền hình Nghệ An phát sóng, chúng tôi thấy những gương mặt người dân Sơn Hải khá hiền lành xưa nay.
Đây, người mặc bộ quần áo bộ đội với đầy huân chương đó là ông Lê Duynh ở Xóm 13, một người khá hiền lành và chừng mực vốn từng là giáo viên ở xã Quỳnh Long. Ông có 3 con và con cái đã lớn và có công ăn việc làm. Ông được giao làm Hội người cao  tuổi và Cựu chiến binh.
Bên cạnh ông, người cầm cờ là Hồ Văn Ninh thuộc xóm 12, anh ta cũng đã từng được học xong lớp 10 ngày trước và tham gia cán bộ HTX Nông nghiệp.
Người ta cũng nhìn thấy bà Nga, một bà hàng xáo (buôn bán gạo) ở chợ Ngò, cả đời vất vả đầu tắt, mặt tối với chợ búa không mấy am hiểu về xã hội. Chồng bà ta cũng là ngư dân.
Điều khá đau đớn và hài hước, khi nhìn người phụ nữ mặc chiếc áo tím sẫm màu cầm chiếc biểu ngữ giơ lên, lại là một bà mà cả gia đình làm nghề biển và hẳn nhiên là nạn nhân của thảm họa biển Miền Trung.
Những điều đó gây cho chúng tôi sự ngạc nhiên, là điều gì đã đẩy họ xuống đường để phản bội lại ân nhân của mình?
Thế rồi, khi tìm hiểu kỹ thì chúng tôi mới biết rằng, họ cũng chính là các nạn nhân của nhà cầm quyền.
Những trò đốn mạt
Tìm hiểu những điều đã xảy ra, chúng tôi được biết những hành động mà nhà cầm quyền đã làm để đẩy người dân xuống đường hôm đó.
Trước hết, để trả lời vì sao nhà cầm quyền Nghệ An chọn Sơn Hải? Bởi đây vốn là quê của Hồ Ngọc Dũng, người vốn từng là Trưởng phòng Giáo dục, hiện giữ chức Phó Chủ tịch Huyện Quỳnh Lưu nhưng đã nổi tiếng khi ký một công văn thể hiện trình độ dốt nát của quan chức. Người mà chúng tôi đã có bài viết: "Nghệ an: Thêm một công văn lạ tự thú trình độ công quyền".
Để đẩy được người dân xuống đường, họ đã không ngại ngần dùng những trò bẩn thỉu và hèn hạ ít ai có thể tưởng tượng được.
Kịch bản của quá trình đó đã được thực hiện như sau:
Trước hết, toàn bộ cán bộ xã thuộc Quỳnh Lưu được tập trung về Huyện. Ở đó, họ được cho xem những hình ảnh ghép và video chế vào hình ảnh các linh mục. Nội dung các hình ảnh và video đó là ghép các linh mục vào cảnh ăn chơi, chửi đảng, chửi đất nước, đốt cờ, ăn chơi trụy lạc... bằng nhiều hình ảnh ghép bẩn thỉu xuyên tạc, vu cáo các linh mục làm những việc đó vì tiền của Việt Tân... Tất cả nhằm kích động những cán bộ xã này.
Chính những cán bộ xã, nhận những "tài liệu" đó, đưa về phổ biến cho các Hội phụ nữ, Cựu chiến binh mà hầu hết không hề biết về công nghệ thông tin cũng như những trò ma quái của nhà cầm quyền.
Và cuối cùng là kích động đẩy họ ra đường phản đối với dăm chục ngàn đồng tiền uống nước.
Khi biết kịch bản của nhà cầm quyền Quỳnh Lưu, chúng tôi mới vỡ lẽ ra rằng vì sao trong đám biểu tình ấy, hầu như chỉ có các bà bán hàng ngoài chợ, các bà nội trợ của ngư dân, các cựu chiến binh... mà không có thanh niên, sinh viên tham gia.
Bởi các sinh viên, thanh niên nếu được tham dự thì trò cắt ghép hình ảnh video sẽ bị bể mánh vì sẽ bị vạch trần.
Quả thật, ma quỷ lắm chiêu trò thi thố.
Hiểu ra những điều này, chúng tôi không khỏi rùng mình ngao ngán cho một "Chính quyền của dân".
Đây là một sự đốn mạt bẩn thỉu không thể tưởng tượng được rằng nó xuất phát từ một nhà cầm quyền vốn luôn gào lên là "quang minh chính đại" được lãnh đạo bởi một đảng "Quang vinh".
Nhưng, kết quả của những trò chơi của ma quỷ, chỉ là hậu quả của sự đen tối và đích đến là địa ngục mà thôi.
Để rồi, tất cả những người dân, sẽ trở thành nạn nhân của trò chơi vô luân và vô pháp bởi nhà cầm quyền độc tài coi tính mạng, đời sống và tương lai dân chúng như một trò đùa.
Và thảm họa Formosa thì vẫn còn nguyên ở đó.
Hà Nội, Ngày 11/5/2017
J.B Nguyễn Hữu Vinh

“Việc bắt bớ không làm tôi sợ hãi”: Bạch Hồng Quyền

 Hòa Ái, RFA 2017-05-12  
Nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền.
 Nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền.  File photo
Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định truy nã toàn quốc đối với nhà hoạt động vì xã hội và môi trường Bạch Hồng Quyền vào hôm 12/05/2017, với cáo buộc “kích động biểu tình”.
Báo giới trong nước đưa tin về quyết định truy nã vừa nêu trong cùng ngày. Lệnh truy nã do Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an tỉnh Hà Tĩnh, Thượng tá Trần Hải Trung ký.

Kích động biểu tình?

Trước khi ra quyết định truy nã toàn quốc mới đây đối với nhà hoạt động vì xã hội và môi trường Bạch Hồng Quyền, vào ngày 18/4/2017, Cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối với anh Bạch Hồng Quyền về tội “gây rối trật tự công cộng” và “bắt giữ người trái pháp luật”, theo Điều 245 và Điều 123 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Nếu bị kết tội theo hai điều luật này, anh Bạch Hồng Quyền có thể phải đối mặt với án từ 3 tháng đến 2 năm tù.
Theo cáo buộc của cơ quan chức năng Việt Nam, anh Bạch Hồng Quyền  đã cầm đầu, kích động khoảng 2.000 giáo dân ở xã Thạch Bằng và xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà biểu tình, vào ngày 3/4/2017, ở trụ sở của Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Mình thấy rất uất ức về vấn đề này. Hôm đó có đến 7-8 nghìn người mà chỉ có chồng của mình bị khởi tố thôi.
Chi Linh, vợ nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền
Theo cơ quan chức năng Việt Nam thì người biểu tình lợi dụng khiếu kiện đền bù sự cố môi trường biển do công ty Formosa gây ra hồi đầu tháng Tư năm ngoái để gây rối an ninh trật tự và một cán bộ công an đã bị đám đông bắt giữ.
Chị Linh, vợ của anh Bạch Hồng Quyền cho Đài Á Châu Tự Do RFA biết Công an Hà Tĩnh đến gặp thân nhân của anh Quyền trong hai ngày 10 và 11 tháng 5 để hỏi thông tin anh Quyền đang ở đâu cũng như yêu cầu gia đình khuyên anh Quyền ra đầu thú.
Chị Linh trả lời hiện chồng không có ở nhà và chồng của chị không phạm tội gì mà phải ra đầu thú. Trong khi đó phía Công an Hà Tĩnh cho là chị Linh bất hợp tác.
Vợ của anh Bạch Hồng Quyền nói với RFA:
“Mình thấy rất uất ức về vấn đề này. Hôm đó có đến 7-8 nghìn người mà chỉ có chồng của mình bị khởi tố thôi. Họ đỗ tội cho chồng mình là đi kích động bà con đi biểu tình.
Mình cảm thấy Quyền chỉ là một người quá nhỏ bé trong số 7-8 nghìn người đó. Làm sao một người nhỏ bé như thế có thể đi đến từng người một để thuyết phục 7-8 nghìn người đi biểu tình như thế được?”
Chúng tôi liên lạc với Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hồ Chí Minh để hỏi về các quy định của luật pháp Việt Nam hiện hành trong việc cơ quan chức năng ra quyết định khởi tố công dân và được ông cho biết:
“Các quy định của pháp luật hiện nay là khi khởi tố một người thì người ta sẽ rất cân nhắc, làm rất cẩn trọng. Tại vì khi khởi tố thì phải đưa ra xét xử.
Quyền chứng minh người đó là tội phạm là do Cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh. Người ta sợ bồi thường vì Luật Bồi thường rất khắt khe. Người bị khởi tố mà sai thì cơ quan và cá nhân đó bồi thường.”
Đài RFA cũng trao đổi với một số người dân, ở hai xã Thạch Bằng và Thạch Kim. Những người này đã đi đến Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh biểu tình vào ngày 3/4/2017 vì đã không nhận được tiền bồi thường thỏa đáng trong sự cố môi trường biển và cho đến thời điểm hiện tại các nạn nhân cũng vẫn chưa nhận được đầy đủ.
Một người dân, không muốn nêu tên, lên tiếng xác nhận:
“Người dân bức xúc thì người ta đi đòi hỏi quyền lợi thôi. Trong đó có cả lương cả giáo chung, không phải riêng một cá nhân ai. Cũng chẳng ai kích động ai cả.”

Thực thi quyền công dân

Qua lệnh khởi tố của Công an tỉnh Hà Tĩnh đối với nhà hoạt động vì xã hội và môi trường Bạch Hồng Quyền, những nhà hoạt động trong nước lên tiếng rằng họ chỉ thực thi quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam.
Người dân bức xúc thì người ta đi đòi hỏi quyền lợi thôi. Chẳng ai kích động ai cả.
Người dân Hà Tĩnh
Hiện cộng đồng cư dân mạng bày tỏ sự ủng hộ dành cho nhà hoạt động vì xã hội và môi trường Bạch Hồng Quyền với lời tuyên bố “Bạch Hồng Quyền vô tội”.
Công an Hà Tĩnh vào hôm mùng 6 tháng 4 cũng chính thức khởi tố anh Nguyễn Văn Hóa, một thanh niên tích cực lên tiếng và đưa tin lên mạng xã hội về thảm họa Formosa, với tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân”, theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới, 3 tháng 5 năm 2017, khoảng hơn 20 tổ chức nhân quyền và an ninh mạng quốc tế đồng loạt ký tên vào một bản kiến nghị thúc giục chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho anh Hóa vì cho rằng chính quyền Việt Nam đã vi phạm quyền tự do thông tin và phát biểu ý kiến của người dân.
Riêng, anh Bạch Hồng Quyền, thành viên của Tổ chức xã hội dân sự “Con đường Việt Nam’, đã khẳng định với RFA ngay sau khi Công an Hà Tĩnh ra quyết định khởi tố anh rằng việc bắt bớ không làm anh sợ hãi hoặc chùn bước trên con đường anh dấn thân vì xã hội được tốt đẹp hơn.

Khi ‘món hàng quý tháng 5’ rớt giá

 Bùi Tín 
Theo VOA-12/05/2017
Một quan chức nước ngoài phát biểu tại Việt Nam. Phía sau là tượng ông Hồ Chí Minh. (REUTERS/Kham)

Từ trước đến nay, cứ đến tháng 3 hoặc tháng 4 là các phương tiện thông tin tuyên truyền chính thống trong nước lại mở ra đợt ''toàn Đảng, toàn dân học tập tu dưỡng về tư tưởng, tác phong, đạo đức Hồ Chí Minh,'' theo chỉ thị của Ban Bí Thư hay Bộ Chính Trị. Các loa đài ra rả về gương sáng Bác Hồ, tiểu sử Bác Hồ, chuyện kể về Bác Hồ, noi theo gương Bác… Các chi bộ phải họp vài buổi để mỗi đảng viên tự kiểm điểm, tự phát biểu đã học được gì ở Bác Hồ nhân kỷ niệm ngày sinh của Bác.
Vài năm gần đây, theo các tin tức từ trong nước, phong trào học tập Bác Hồ giảm đi trông thấy. Do thời kỳ đổi mới và mở cửa, nhiều sự thật về nhân vật Hồ Chí Minh được loan truyền rộng rãi nên sự sùng bái ông Hồ cũng thuyên giảm theo.
Tư tưởng Hồ Chí Minh không còn có nhiều người nhắc đến vì chính ông Hồ từng trả lời nhà báo nước ngoài rằng ông '’không có tư tưởng riêng, tất cả tư tưởng của tôi là chủ nghĩa Mác-Lênin.'' Những năm gần đây, bộ máy tuyên huấn chỉ nói nhiều đến đạo đức Hồ Chí Minh. Năm 2012, Bộ Chính Trị còn ra chỉ thị ''toàn Đảng, toàn dân học tập tu dưỡng theo đạo đức Hồ Chí Minh.''
Đến năm nay, sang tháng Năm, gần đến ngày 19/5, Bộ Chính Trị và Ban Tuyên Huấn TƯ vẫn chưa có một chỉ thị gì về học tập đạo đức Hồ Chí Minh.
Điều này có lý do và cũng dễ hiểu. Đó là vì trong thời đại thông tin mới, nhiều sự thật lịch sử được phơi bày, con người thật Hồ Chí Minh được xác định ngày càng rõ ràng sáng tỏ minh bạch, vượt qua những nội dung thêu dệt, tâng bốc giả dối che dấu xưa nay về ông Hồ.
Không phải ngẫu nhiên mà tập ''Sách đen của Chủ Nghĩa Cộng Sản,'' tổng kết về tội ác của Chủ Nghĩa Cộng Sản trong thế kỷ XX – với hơn 100 triệu nạn nhân bi thảm, đã kể tên những kẻ tội phạm sát nhân lớn nhất, là Lénine, Staline, Mao Trạch Đông... và tiếp theo là Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Broz Tito, Phidel Castro, Pol Pot ... Tập thể các nhà sử học Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Trung Quốc - đồng tác giả cuốn sách trên nói đến trách nhiệm riêng của ông Hồ Chí Minh trong chiến tranh, trong cải cách ruộng đất, trong đấu tranh nội bộ dân tộc, nội bộ đảng Cộng Sản... gây nên cái chết thê thảm oan ức của 3 triệu người Việt, do ông đã dẫn dân tộc vào hàng ngũ Cộng Sản, làm đối tượng cho thế giới dân chủ thực hiện chiến lược ''be bờ ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản'' bị coi là nguy cơ diệt chủng trong thế kỷ XX.
Tất nhiên các tác giả cũng lưu ý phần tội trạng của chính quyền Pháp đã mang quân sang Đông Dương với ý nghĩ sai lầm của tướng de Gaulle là nước Pháp phải chiếm lại các thuộc địa cũ ở Đông Dương và Algérie mới khôi phục được tư thế cường quốc sau khi thất trận đầu hàng Đức trong thế chiến II.
Trong nước không có nhà chính trị Cộng Sản, nhà lý luận, nhà sử học nào lên tiếng phản bác chính kiến của cuốn sách hệ trọng này về tội ác của ông Hồ được chỉ rõ như trên.
Về đạo đức Hồ Chí Minh, đến nay thật khó làm cho các nhà trí thức, tuổi trẻ ham hiểu biết chấp nhận được một cách mù quáng, suôi chiều như bọn chúng tôi hồi xa xưa. Đến nay ai cũng biết chuyện ''Bác lên đường xuất ngọai để cứu nước'' là chuyện hoang đường. Anh Nguyễn Tất Thành xuất ngoại sau khi ông bố bị đuổi khỏi ngành quan lại do khi là Tri Huyện Bình Khê ông say rượu đánh chết một nông dân, anh bị mất chỗ dựa nên liều phiêu lưu. Sang Pháp anh xin vào học trường của bộ thuộc địa Pháp để mong được làm công chức cho Pháp.
Còn gương ''trong sáng, hy sinh, suốt đời không vợ con để cống hiến'' lại càng giả dối. Nay ai cũng biết ông từng chung sống với bà Minh Khai, cưới bà Tăng Tuyết Minh ở Quảng Châu, có con trai riêng với cô Nông Thị Xuân - kém ông hơn 30 tuổi, và cậu con là Nguyễn Tất Trung hiện vẫn còn sống câm lặng ở Hà Nội do không bao giờ được ông thừa nhận.
Nhân đây xin được nêu lên một nhân vật tự nhận là Giáo Sư - Tiến Sĩ hàng mấy chục năm nay chuyên đi nói chuyện với chuyên đề ''Học tập noi gương Bác Hồ vĩ đại,'' ''Học tập đạo đức Hồ Chí Minh.'' Ông đi giảng không hề mệt mỏi tại các trường từ trung học đến đại học ở Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố lớn nhỏ, Thái Bình, Ninh Bình, đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Bến Tre, Cà Mau, với hàng vài chục băng ghi âm phổ biến trên mạng và bán khắp nơi. Ông là Hoàng Chí Bảo, nói năng hoạt bát, dẻo dai, lưỡi mềm, môi dẻo, mồm vẩu ra khi xúc động ca ngợi Bác, có khi mắt ướt – không hiểu giả vờ hay thật lòng - vì cảm khái.
Tôi không chê trách gì ông nếu ông thật lòng tin ở điều ông nói, nếu ông tự tin đó là sự thật, là chân lý không chút hoài nghi.
Tiến Sĩ Hoàng Chí Bảo còn được Sứ Quán Việt Nam ở Cộng Hòa Liên Bang Đức mua vé mời sang Đức để đăng đàn cho một số bà con người Việt nghe. Tôi bật cười khi nghe lại băng ghi âm, khi ông lên giọng khoe rằng ''Bác chúng ta cực kỳ thông minh, am hiểu đến hơn 20 thứ tiếng, từ Hán, Pháp, Anh, Tây Ban Nha... kể cả các thổ ngữ các dân tộc, mà không lầm lẫn bao giờ.'' Vì tôi từng trực tiếp đứng gần ông Hồ trong Phủ Chủ Tịch khi ông đón các ông Lưu Thiếu Kỳ, Kossưghin, nhà báo Burchett … và nhận thấy rõ các ngoại ngữ Hoa, Nga, Pháp, Anh của ông rất bình thường, kỳ lạ nữa khi giữ nguyên giọng xứ Nghệ - Nam Đàn, hay ấp úng, ngập ngừng, dùng từ lẫn lộn, sai văn phạm ra sao, có khi phải nhờ anh Phạm Văn Khoa dịch lại khi nói tiếng Quan thoại. Đây chỉ là một nét rất nhỏ của sự tâng bốc quá đáng, không lương thiện chút nào, được truyền tụng một cách gian trá.
Ông Hoàng Chí Bảo có thật tin là Bác Hồ của ông hy sinh triệt để hạnh phúc gia đình riêng tư vì bận chăm lo việc nước không? Hay ông tin rằng chuyện bà Minh Khai, bà Tăng Tuyết Minh, cô Nông Thị Xuân đều là bịa đặt có ác ý nhằm bôi nhọ bác Hồ của ông?
Tôi thật lòng muốn được ông trả lời cho sòng phẳng, minh bạch, không chút ngượng ngùng.
Các buổi nói chuyện trong nước, chắc ông được thù lao hậu hỹ, được mời đón, chiêu đãi long trọng do kinh phí của Nhà Nước luôn dư dật cho những sự kiện chính trị ''quan trọng'' như thế. Tiểu sử ông Hồ trở thành món hàng đắt giá khi mỗi tháng 5 đến.
Nhưng sự lừa dối dù tinh vi đến đâu cũng không thể đi xa. Nhất là khi dân ta đã có những phương tiện truyền thông nhanh nhậy trong tời đổi mới, mở cửa, đánh tan mọi dối trá.
Chẳng lẽ ông Tiến Sĩ Bảo không biết rằng bên Trung Quốc, Mao Trạch Đông, mà ông Hồ sùng bái, đã bị Đặng Tiểu Bình nhận định là ''có 3 phần sai, 7 phần đúng,'' rằng nhà nghiên cứu Tân Tử Lăng đã viết cuốn sách dày ''Mao: Ngàn Năm Công Tội,'' để chỉ rõ tội của Mao liên quan đến cái chết thê thảm của hơn 36 triệu người Trung Hoa qua chiến tranh giành chính quyền cho Đảng, qua ''Bước Nhảy Vọt'' và qua cuộc Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản?
Chẳng lẽ ông Tiến Sĩ Bảo không biết rằng ở nước Nga, 2 năm nay đã có nhiều kiến nghị yêu cầu hỏa thiêu xác ông Lénin đang ở trong lăng, mai táng đàng hoàng, vì để mãi một cái xác đã rữa giữa Hồng Trường thủ đô Moscow là điều vừa mất vệ sinh vừa mất thẩm mỹ, và hiện nay đã thành Dự Luật chỉ còn chờ Quốc Hội Douma quyết định.
Ngay ở Việt Nam, ông Bảo có biết nhiều nhà nghiên cứu lịch sử một cách khoa học, trung thực cũng nhìn nhận ông Hồ là nguyên nhân chính du nhập chủ nghĩa Mác- Lenin - một tà thuyết mà hiện nay không một trí thức chân chính nào trên thế giới còn công nhận là có giá trị. Họ đặt ra câu hỏi lớn, ai đã nhu nhược để cho bộ 3 nhân vật hiếu chiến nhất ''Lê Duẩn-Lê Đức Thọ-Nguyễn Chí Thanh '' xỏ mũi dắt vào con đường dùng bạo lực, nội chiến - huynh đệ tương tàn, để thống nhất đất nước, khác hẳn nước Cộng Hòa Liên Bang Đức bíết chọn con đường hòa bình – thống nhất tuyệt vời khôn ngoan. Các di sản ông Hồ để lại hiện nhân dân vẫn còn phải trả giá rất đắt, đó là khái niệm phi lý kỳ quặc ''ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân'' do Nhà Nước – của Đảng Cộng Sản – thay mặt thống nhất quản lý; cũng như cái khái niệm «lấy sở hữu quốc doanh làm chủ đạo cho nền kinh tế» tạo nên 12 vụ án tham nhũng cực lớn hiện nay làm tổn thất hàng trăm nghìn tỷ đồng mà tội phạm hầu hết là quan chức cao cấp của Đảng. Công tội của ông Hồ không cần múa mép ca ngợi sùng bái ngoa ngôn, cũng chẳng cần chửi rủa thô bạo, chỉ cần có tư duy tỉnh táo độc lập của một trí thức chân chính, có trí tuệ và tâm huyết là nhìn ra thấu đáo.
Thành ra trong con mắt các nhà dân chủ – nhân quyền, ông Hoàng Chí Bảo tóm lại là hình ảnh của một anh rao hàng bán thuốc ê - và ế, tuy khản cổ nhưng ngày càng vắng khách. Tháng 5 năm nay, món hàng quý của ông rớt giá rất nặng, trở nên khó rao bán.
Thật tội nghiệp cho ngành Tuyên Huấn và hệ thống báo cáo viên, dư luận viên mụ mẫm của đảng Cộng Sản, của ''Bác Hồ'' riêng của họ - nay đã mất hết giá trị.

Nhà cầm quyền thành Hồ đang quyết tâm cưỡng chiếm khu đất vườn rau Lộc Hưng

Hình ảnh CA tấn công vườn rau Lộc Hưng hôm 13/7/2014, một số người dân nơi đây vì quá uất ức đã tưới xăng liều chết giữ đất. Ảnh: Huỳnh Công Thuận
Nhóm phóng viên Dân Làm Báo - Trong suốt hơn một tháng qua, cộng sản thành Hồ liên tiếp có những động thái cho thấy đang quyết tâm cưỡng chiếm khu đất của người dân vườn rau Lộc Hưng. Những thông tin liên quan đến việc cưỡng chế được tuyên truyền rộng rãi từ các bà hàng chợ cho đến các giáo viên tại các trường trên địa bàn quận Tân Bình. Được biết tại khu vực vườn rau, rất nhiều lần an ninh mật vụ của nhà cầm quyền đã trà trộn tìm cách xâm nhập phía trong nhằm tìm phương án cho việc cưỡng chế. Gần đây, nhà cầm quyền nhiều lần sử dụng thiết bị flycam để quan sát sinh hoạt hằng ngày của bà con vườn rau. Những động thái trên cho thấy cộng sản thành Hồ đang muốn biến khu đất vườn rau Lộc Hưng trở thành điểm nóng liên quan đến cưỡng chế đất đai, nếu điều này xảy ra, rất có thể đây sẽ là “Đồng Tâm” khu vực phía Nam.

Dân Làm Báo chúng tôi đã tiếp cận những người dân đang sinh sống và lao động trên khu đất này nhằm rộng đường dư luận đến quí độc giả. Đồng thời kêu gọi những ai yêu chuộng sự thật quan tâm, chia sẻ và đồng hành cùng những người nông dân kiên cường giữ đất cũng như lên án hành động cướp đất của nhà cầm quyền cộng sản.

Theo thông tin chúng tôi nhận được từ sự chia sẻ của một số bà con thuộc khu đất vườn rau Lộc Hưng cho biết, khu đất này có diện tích khoảng 5 ha (50.000m2) nằm tọa lạc sát đường CMT8 thuộc phường 6 quận Tân Bình. Đất được xem là khu đất vàng bởi nó tiếp giáp với nhiều quận như quận 3, quận 10, quận Phú Nhuận, quận Bình Tân. Chính vì thế nhà cầm quyền cộng sản từ lâu nay đã hăm he cướp đất của bà con trồng rau nơi đây. Tuy nhiên trước sự can trường giữ đất cùng sự am hiểu về luật pháp đã giúp người dân vườn rau Lộc Hưng ngăn cản những âm mưu, những thủ đoạn bỉ ổi của nhà cầm quyền trong hơn 17 năm trời với ý định cướp trắng đất của nông dân.

Để tìm hiểu ngọn ngành vụ việc nhà cầm quyền thành Hồ cố tình làm trái pháp luật để thực hiện việc cưỡng cướp đất, Dân Làm Báo sẽ cập nhật trong loạt bài phóng sự “Bạch hóa âm mưu cướp đất vườn rau Lộc Hưng của nhà cầm quyền”.

Kỳ 1: Quá trình hình thành và phát triển khu đất vườn rau Lộc Hưng

Năm 1954, một cuộc tháo chạy khỏi chế độ cộng sản tại miền Bắc đã diễn ra dưới sự yểm trợ của chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm. Nhiều người dân miền Bắc đã theo đoàn tị nạn cộng sản tiến vào Nam để định cư lâu dài tại khu tập trung thuộc làng tị nạn Chí Hòa. Làng tị nạn cộng sản mang tên Chí Hòa có diện tích tính từ Ngã Sáu Dân Chủ cho đến chân cầu Tham Lương, trong đó bao gồm diện tích khu đất vườn rau Lộc Hưng hiện nay. 

Trong những ngày đầu lạ lẫm nơi đất khách, những người dân làng Sơn Tây trong đoàn tị nạn gặp nhiều những khó khăn với cuộc sống mới, họ cần có công việc để mưu kế sinh nhai. Thế là một số người đã ra sức khai hoang trồng rau trên khu đất bãi ăng ten của chính quyền Pháp để lại sai khi rút quân khỏi chiến trường Việt Nam. Vì thế khu đất này trước đây còn có tên gọi là khu “cánh đồng Sơn Tây”. Thưở ấy nơi đây chỉ còn lại một số cột chống sét (cột thu lôi) được đặt trong khu vực sình lầy, hoang hóa, cỏ mọc cao hơn đầu người. Những người dân Sơn Tây đã vất vả, đánh đổi mồ hôi, công sức để phá cỏ, bồi đắp cả một khu vực sình lầy rộng lớn để có đất trồng rau. Tùy theo sức của mỗi gia đình khai phá bao nhiêu thì trồng rau trên diện tích ấy. Bao nhiêu khó khăn vất vả của bà con đã được đền đáp khi khu vực sình lầy giờ đã trở nên màu mỡ xanh tốt với những luống rau xanh mướt. Thành quả ấy được tạo nên từ sự chăm chỉ, cần cù và từ tình liên đới, đoàn kết của những người tị nạn cộng sản.

Sau biến cố 30/4/1975, với những thay đổi xung quanh trong xã hội, nhưng vốn dĩ là những người nông dân chân lấm tay bùn, bà con vườn rau vẫn an phận với nghề nông ngày ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Tuy nhiên họ vẫn là những công dân dưới sự quản lý của nhà cầm quyền cộng sản sau ngày cưỡng chiếm miền Nam. Trong thời điểm ấy, những người trồng rau trên khu đất vườn rau Lộc Hưng được Ủy ban nhân dân Phường 7 (nay là phường 6, quận TB) lập danh sách, chia thành bốn tổ nông hội và tiến hành thu thuế cho nhà nước. Hình thức đóng thuế ban đầu là nộp rau cho UBND phường để cung cấp cho hợp tác xã bán cho người dân trong khu vực. Sau một thời gian, UBND phường đề nghị qui thành tiền và nộp thuế thông qua các tổ trưởng tổ nông hội và được ghi nhận vào sổ đóng thuế có đóng con dấu của ủy ban phường 7 lúc bấy giờ. Việc tiến hành thu và đóng thuế lúc đó được xác nhận bằng việc cấp biên lai thu thuế cho đại diện các tổ trong khu vực vườn rau Lộc Hưng.


Biên lai thu thuế của bà con do UBND phường ghi nhận

Đến năm 1999, theo tinh thần của Luật Đất Đai sử đổi, Chỉ thị 24/1999/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về tổng kiểm kê đất đai. Bà con vườn rau Lộc Hưng đã tiến hành làm đơn đề nghị UBND phường 6 và quận Tân Bình xác nhận quá trình sử dụng đất theo chỉ thị trên. Tuy nhiên một việc làm thể hiện sự tôn trọng luật pháp của bà con vườn rau Lộc Hưng đã bị UBND phường 6 và quận Tân Bình tìm cách tránh né, không xác nhận cho bà con với lý do: “Đất này bà con khai phá, canh tác mấy chục năm nay, chúng tôi - các cấp lãnh đạo phường - và bà con xung quanh ai cũng biết. Tôi khẳng định khu đất này chưa có dự án và quyết định qui hoạch nào. Tôi không thể giải quyết được vì đó là chỉ thị của cấp trên”. Đó là câu trả lời mà hai đời chủ tịch phường là ông Võ Xuân Tâm và bà Nguyễn Thị Ngọ đã nói khi bà con nhiều lần chất vấn tại sao không xác nhận quá trình sử dụng đất.

Cũng chính từ thời điểm này nhà cầm quyền cho thấy âm mưu cướp mảnh đất vườn rau của bà con Lộc Hưng được lộ ra. Những người nông dân vườn rau Lộc Hưng bắt đầu chịu sự sách nhiễu của nhà cầm quyền địa phương cùng với sự bao che từ cấp quận cho đến thành phố. Cũng từ đó cho đến nay, những thông tin qui hoạch (vi phạm pháp luật), nhiều chủ đầu từ đến áp lực bà con, vô số thủ đoạn sử dụng côn đồ hăm dọa bà con... liên tiếp được nhà cầm quyền thành Hồ sử dụng nhằm dồn người dân vườn rau Lộc Hưng vào bước đường cùng.

Kỳ 2: Vườn rau Lộc Hưng trước viễn cảnh mất đất

12/5/2017

Công an Hà Tĩnh đưa lệnh khởi tố “bị can” đối với nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền

Huỳnh Anh Tú (Danlambao) - Vào chiều ngày 11/05/2017, công an Hà Tĩnh đã đến tận gia đình chị Linh, sách nhiễu, gây áp lực và yêu cầu chị phải ký vào biên bản lệnh bắt chồng chị là anh Bạch Hồng Quyền.

Một tên thiếu tá công an thông báo với chị Linh: “công an điều tra Hà Tĩnh đã có lệnh khởi tố bị can Bạch Hồng Quyền về việc gây rối tại Hà Tĩnh vào ngày 3/4/2017”.

Chị Linh cho biết đây là nhà của bố mẹ chị (tức gia đình bên vợ anh Bạch Hồng Quyền) nên hoàn toàn không chịu trách nhiệm gì đối với anh Quyền.

Chị nói thêm: “Anh Quyền là chồng tôi và tôi cũng như các anh cũng đã biết tình hình anh Quyền như thế nào rồi. Cho nên các anh không cần thiết phải đến đây để thông báo. Tôi không có nghĩa vụ trả lời với các anh về vụ việc này”.

Sau đó công an Hà Tĩnh đưa ra tờ lệnh bắt Bạch Hồng Quyền và muốn cùng chị Linh lập biên bản lệnh khởi tố, nhưng chị đã khước từ.


Công an yêu cầu chị Linh “hợp tác” làm việc với họ để vận động anh Quyền ra... đầu thú. Một lần nữa chị Linh khẳng định: “chồng tôi không phạm tội gì mà phải ra đầu thú”.

Bạch Hồng Quyền sinh ngày 7/8/1989, quê quán Hà Nam.

Anh là nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam, là thành viên tích cực của Phong Trào Con Đường Việt Nam.

Anh thường tham gia trong các cuộc biểu tình từ Nam chí Bắc, nhằm chống sự bất công trong xã hội và phản đối sự xâm lược của Tàu cộng.

Đặc biệt, từ khi thảm họa môi trường xảy ra, tên tuổi anh luôn được gắn liền với cuộc tranh đấu chống lại tập đoàn xả thải Formosa. Anh có mặt trong nhiều cuộc xuống đường biểu tình ôn hòa, khiếu kiện của các Giáo Xứ ở Nghệ An và yêu cầu tập đoàn Formosa cút khỏi Việt Nam. Nhiều hình ảnh có giá trị được anh trực tiếp chuyển tải từ hiện trường đến công luận.



Việc công an Hà Tĩnh ra lệnh bắt anh Bạch Hồng Quyền một lần nữa đã khẳng định lập trường trước sau như một của nhà cầm quyền: bảo vệ Formosa đến cùng, chống lại nhân dân và bắt bỏ tù bất cứ ai chống lại tập đoàn này.

12.05.2017

Từ La Thăng xuống La Giáng và trở thành con Gián

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Trong đảng loài sản có đồng chí Bá Thanh nổi tiếng là đồng chí Hốt. Hốt liền, hốt hết. Bên cạnh đó là La Thăng cũng nổi lềnh bềnh là đồng chí Trảm. Tướng, tá, tư lệnh ngành gì cũng đòi trảm. Giờ thì đồng chí Hốt đã bị các đồng rận hốt về bên kia thế giới khi tình trạng sức khỏe vẫn "tau có chi mô". Đồng chí Trảm thì bị tổng bí lú trảm từ Thăng xuống Giáng và ngay lập tức hiện nguyên hình là một con Gián.

Con Gián nhũn như cụ Hồ thiếu thuốc cường dương đã "Trước Ban chấp hành Trung ương tôi đã xin lỗi Đảng, xin lỗi Nhân dân, xin lỗi đồng chí Tổng Bí thư, Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương".

Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử đảng loài sản, một người bị thanh trừng đã hạ mình xin lỗi kẻ "xử lý" mình như thế.

Hơn ai hết, Đinh La Thăng là người biết rõ từng thủ đoạn của Nguyễn Phú Trọng và cả cuộc tấn công toàn diện vào đàn anh Ba Ếch cũng như các đàn em của ông ta trong thời gian qua. Thế nhưng, sự trung thành, sĩ diện, danh dự hoàn toàn không hiện hữu trong người cộng sản. Được làm Thăng thua làm Gián. Đó là Đinh La Thăng.

Sau khi đã bị đưa lên đoạn đầu đài, Đinh La Thăng đã: “Tôi xin nghiêm túc kiểm điểm, nhận trách nhiệm của người đứng đầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009-2011 và tự nhận hình thức kỷ luật trước Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng.”

Thế thì tại sao không nghiêm túc kiểm điểm và nhận trách nhiệm ngay sau năm 2011?

Loài sản chỉ biết nhận tội sau khi đã bị đồng bọn cho lộ hàng, đem ra đấu tố và "xử lý". Còn không thì:

Một phạm nhân làm thất thoát đến 9 tỉ USD nhưng đã không tự "nghiêm túc kiểm điểm, nhận trách nhiệm", ngược lại đã trở thành Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Quốc hội đã phê chuẩn cho tên tội phạm này.

Một phạm nhân "đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân ông, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân" sau đó lại được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của đảng, bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và là đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Và cũng tên tội phạm này lại ngồi vào ghế Bí thư thành ủy thành Hồ, thành phố lớn và giữ vai trò quan trọng nhất về kinh tế của cả nước.

Điều nổi bật nhất là việc thất thoát 9 tỉ USD của tập đoàn dầu khí không phải đến bây giờ đảng cộng sản mới biết. Do đó, trong suốt thời gian Đinh La Thăng là Bộ trưởng, UVBCT, BT thành Hồ, tập đoàn lãnh đạo Ba Đình đều biết kẻ đang giữ những vị trí quan trọng điều hành quốc gia là một tên tội phạm.

Trong suốt thời gian đó, Đinh La Thăng, miệng đòi trảm tứ phương nhưng trong thâm tâm cũng biết rõ mình là một tên đáng bị trảm hơn ai hết.

Nhưng những tên tội đồ vẫn nghênh ngang làm quan không phải chỉ một mình Đinh La Thăng. Tất cả những tên lãnh đạo cộng sản hiện nay đều đang là những phạm nhân chưa được "xử lý". Tất cả đều đang nhìn nhau và nhủ thầm: đồng chí cũng là Đinh La Thăng. 

Chúng là "anh hùng", "lãnh đạo tài ba" khi đang lên voi và trở thành kẻ mang nhiều tội với "đảng, nhà nước và nhân dân" sau khi bị đồng đảng cho xuống chó. Lúc đó, anh hùng sẽ hiện nguyên hình là một con gián.

Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng sẽ là những phạm nhân nếu ngày nào đó một phe "thế lực thù địch" trong đảng thắng thế. Những tên này lúc đó mới chịu “Tôi xin nghiêm túc kiểm điểm, nhận trách nhiệm và tự nhận hình thức kỷ luật trước Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng.”

Còn bây giờ chúng vẫn nhơn nhơn nắm quyền và huênh hoang rằng chúng là những lãnh đạo có tài, có đức.

Nếu người nào còn tin vào chế độ, còn cuồng đảng, cuồng Hồ, còn ảo mê vào "đạo đức" Hồ Chí Minh mà các đồng chí con cháu của ông ta sùng bái, hãy đọc lại hàng trăm bài báo bưng bô, ca tụng Bộ trưởng Đinh La Thăng, Bí thư Đinh La Thăng; và đọc lại những gì Đinh La Thăng tuyên bố, lên giọng lãnh tụ, nếu không mù thì hy vọng sẽ thấy được bản chất láo khoét của Đinh La Thăng và của cả chế độ.

12.05.2017

Đơn tố cáo ông phó chủ tịch TP Cam Ranh coi thường tính mạng ngư dân

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, phó Chủ tịch thành phố Cam Ranh

Cam Phúc Bắc, ngày 08/05/2017
Đơn tố cáo

(V/v: - Ông Nguyễn Ngọc Sơn, phó Chủ tịch thành phố Cam Ranh coi thường pháp luật, coi thường tính mạng của ngư dân phường Cam Phúc Bắc. Bao che cho hai Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh thuê giang hồ đàn áp nhân dân và việc khai thác cát Vịnh Cam Ranh tại phường Cam Phúc Bắc trái pháp luật làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân tại đây)

Kính gửi: 

- Bí thư tỉnh ủy tỉnh Khánh Hoà;
- Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà;
- Giám đốc sở TN&MT tỉnh Khánh Hoà;
- Giám đốc CA tỉnh Khánh Hoà;
- Bí thư thành uỷ TP Cam Ranh;
- Chủ tịch UBND TP Cam Ranh;
- Trưởng phòng TN&MT TP Cam Ranh;
- Trưởng CA TP Cam Ranh;
- Bí thư phường Cam Phúc Bắc;
- Bí thư phường Cam Phúc Bắc;
- Chủ tịch UBND phường Cam Phúc Bắc;
- Trưởng CA phường Cam Phúc Bắc;
- Bộ tư lệnh vùng 4 Hải Quân Cam Ranh;
- Bộ đội biên phòng vùng 4 Hải Quân;
- Đài phát thanh truyền hình KTV Khánh Hoà;

Đồng kính gởi:

- TBT ông Nguyễn Phú Trọng;
- Chủ tịch quốc hội bà Nguyễn Thị Kim Ngân;
- Chủ tịch nước ông Trần Đại Quang;
- Thủ tướng chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc;
- Tổng thanh tra chính phủ ông Phan Văn Sáu;
- Bộ trưởng bộ CA ông đại tướng Tô Lâm;
- Thanh tra bộ CA ông trung tướng Nguyễn Văn Lưu;
- Bộ trưởng bộ quốc phòng ông đại tướng Ngô Xuân Lịch
- Thanh tra bộ quốc phòng ông thiếu tướng Phạm Văn Hưng;
- Các cơ quan báo chí;
- ........................................

Chúng tôi gồm:

1. Phan Thị Hồng - Sinh năm: 1970

Số CMND: 220716417 cấp ngày: 19/08/2014 tại CA tỉnh Khánh Hòa.

2. Nguyễn Chiến - Sinh năm: 1981

Số CMND: 225172645 cấp ngày:10/06/2015 tại CA tỉnh Khánh Hòa. 

Đại diện cho bà con phường Cam Phúc Bắc, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa kính trình lên Quý cấp sự việc cần giải quyết khẩn cấp như sau:

Chúng tôi đã nhiều lần làm đơn kêu cứu khẩn cấp gửi đến Các cơ quan chức năng có thẩm quyền của thành phố Cam Ranh- tỉnh Khánh Hòa- Trung ương để yêu cầu xử lý sự việc Công ty Cái Thép và Môi Trường Xanh khai thác cát biển Vịnh Cam Ranh tại phường Cam Phúc Bắc không có giấy phép gây thiệt hại đến tài sản ngư dân.

Nhân dân chúng tôi đang chờ sự giải quyết của Các cấp lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và thành phố Cam Ranh về việc đền bù những thiệt hại do Công Ty Cái Mép và Môi Trường Xanh gây nên nhưng đến nay vẫn chưa có một cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm và giải quyết hợp tình hợp lý cho bà con ngư dân chúng tôi.

Văn bản số 1201/UBND-NC ngày 18/4/2017 (không có tên) của ông Nguyễn Ngọc Sơn, phó Chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh đã ký “V/v trả lời đơn kiến nghị của các công dân phường Cam Phúc Bắc”. 

Nội dung thứ nhất: “ …Việc xô xát giữa công nhân của Công ty Cổ phần đầu tư Cái Mép và người dân địa phương xảy ra vào ngày 10/3/2017 là hành động bộc phát, tự vệ của công nhân đang thi công…“, “… người dân xâm phạm trái phép vào vùng nước cấm thuộc Vùng 4 Hải quân quản lý…”. Đây hoàn toàn là lời vu khống cho bà con ngư dân chúng tôi. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, phó Chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh không có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ việc, sự việc chúng tôi đã trình bày rõ trong đơn kiến nghị ngày 17/3/2017, có hình ảnh đính kèm và video chứng minh.

Người dân chúng tôi vô cùng bức xúc đến tột độ khi có một ông phó Chủ tịch thành phố được dân bầu lên như thế. Khi có sự việc ảnh hưởng đến quyền lợi, sự sống còn (ảnh hưởng đến mạng người) của ngư dân, khi dân có đơn kêu cứu và kiến nghị khẩn cấp. Ông Nguyễn Ngọc Sơn không nắm bắt tình hình thực tế, thu nhập chứng cứ, đối chất với các bên có liên quan đến vụ việc đã “Vội vàng, nhanh nhạy” cho ngư dân chúng tôi là sai tự ý đi vào vùng nước Quân sự ? Phía Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh tiến vào khu vực nuôi trồng của ngư dân, cho côn đồ dùng hung khí: mã tấu, dao, búa... đuổi đánh dân, Bộ đội Vùng 4 thì bảo kê cho côn đồ cát tặc. Ông Nguyễn Ngọc Sơn bảo đó “...là hành động bộc phát, tự vệ của công nhân đang thi công ..”. Chúng tôi đâu có bầu người bảo vệ cho côn đồ giết người dân lương thiện chỉ biết lao động cật lực để kiếm chén cơm manh áo sống qua ngày ? Chúng tôi muốn sống yên ổn, sống trong một đất nước có thực thi pháp luật.

Nội dung thứ hai: UBND thành phố Cam Ranh, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh khai thác cát không dùng hóa chất tẩy rửa, không làm thủy sản nuôi trồng như: tôm, cá, sò, tu hài… của bà con ngư dân bị chết.

Thứ nhất, từ trước đến nay khi chưa có Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh khai thác cát tại phường Cam Phúc Bắc thì việc nuôi trồng thủy sản tôm, cá, sò, tu hài… của bà con có chết hàng loạt trong thời gian dài như vậy không?

Thứ hai, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng không có việc Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh dùng hóa chất xử lý, tẩy rửa cát không có cơ sở. 

Thưa ông Nguyễn Ngọc Sơn! Ông và các ban ngành các cấp có kiểm tra, xem xét kỷ lưỡng chưa, có khánh quan không ? Nếu vì lợi ích, bảo vệ quyền lợi cho người dân chúng tôi thì Các cấp chính quyền thành phố Cam Ranh và tỉnh Khánh Hòa phải có yêu cầu đánh giá tác động môi trường, thường xuyên kiểm tra độ an toàn của nước biển tại điểm khai thác cát và vùng lân cận. Có như vậy Các cấp chính quyền địa phương mới làm việc khách quan sống vì dân. Ngược lại Các cấp chính quyền phường Cam Phúc Bắc; thành phố Cam Ranh và tỉnh Khánh Hòa không quan tâm đến nguồn nước trong đó mấy trăm hộ ngư dân phường Cam Phúc Bắc đang nuôi trồng thủy sản hàng chục năm nay. Các cấp chính quyền tiếp tay cho bọn cát tặc khai thác cát trái pháp luật dùng hóa chất xử lý, tẩy rửa cát gây ô nhiểm nặng môi trường sinh thái biển làm thủy sản nuôi trồng như tôm, cá, sò, tu hài… của ngư dân chúng tôi chết hàng loạt. Lộng hành hơn Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh cho xà san tiến tới khu vực bà con nuôi trồng thủy sản để khai thác cát còn thuê côn đồ, xã hội đen tấn công ngư dân chúng tôi.

Nội dung thứ ba: UBND thành phố Cam Ranh, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng chưa có chỉ đạo của cấp trên nên chưa thể yêu cầu Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh dừng dự án khai thác cát. Ông Sơn cho rằng: " …Qua kiểm tra, Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Môi Trường Xanh đã tạm dừng thi công từ năm 2015 đến nay… và không có bất cứ hoạt động nào thực hiện nạo vét trong vùng Dự án."

Việc người dân chúng tôi đem cá chết đến UBND phường Cam Phúc Bắc (năm 2015).

Việc Bộ đội Vùng 4 đâm chìm ghe của ngư dân phường Cam Phúc Bắc (năm 2015).

CV 326/TDTW ngày 18/01/2016 chúng tôi đến Trụ sở tiếp công dân tại Hà Nội… là không có cơ sở pháp lý của việc đang hoạt động khai thác cát trái pháp luật của Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh?

Việc Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh tiến hành khai thác cát Vịnh Cam Ranh tại phường Cam Phúc Bắc gây thiệt hại quá lớn cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản làm tôm, cá, sò… chết đưa ngư dân chúng tôi đến cảnh khốn đốn nợ nần chồng chất. Người dân chúng tôi hiện nay sức chịu đựng đã đến giới hạn cuối cùng, chúng tôi yêu cầu Các cơ quan chức năng giải trình một cách cụ thể, toàn diện trên cơ sở khoa học và hoàn toàn khách quan. Mọi sự giải thích, trình bày vòng vo và thiếu các yếu tố nêu trên của CV số 1201/UDND-NC ngày 18/4/2017 ông Nguyễn Ngọc Sơn đã ký người dân chúng tôi không tán thành và hoàn toàn không tin cậy.

Cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân, vì dân, Nhà nước là của dân nhưng lúc nào người dân chúng tôi cũng chịu thiệt thòi, cứ có tranh chấp là dân đều sai. Vậy người dân chúng tôi có nên tin vào Đảng và Nhà nước đang tuyên truyền không?

Chúng tôi đã nhiều lần gởi đơn đến Các cơ quan chức năng từ Trung ương, tỉnh Khánh Hòa, thành phố Cam Ranh. Nhưng đến nay bà con chúng tôi chưa nhận được tiền bồi thường thiệt hại việc chết tôm, cá, sò… do Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh khai thác cát gây ra. Và chưa thấy có biện pháp xử lý đúng pháp luật đối với hai Công ty này.

Việc Các cấp chính quyền tỉnh Khánh Hòa cho Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh khai thác cát trái pháp luật, gây ô nhiễm nặng đến môi trường biển đưa ngư dân chúng tôi đến nghèo đói, nợ nần. Hủy hoại hệ sinh thái biển, đe dọa sự sinh tồn của sinh vật biển đưa đến tương lai việc sạc lở bờ của các hộ dân sống ven biển. Đừng để thế hệ mai sau phải trả giá cho việc làm sai trái của thế hệ đi trước để rồi con cháu ta phải gánh hậu quả của chúng ta để lại.

Cam Ranh là một Vịnh nổi tiếng trên thế giới, với tốc độ hủy hoại như hiện nay thì Vịnh Cam Ranh sẽ không còn giữ được nguyên trạng như báo chí thế giới thường khen ngợi.

Bao đời nay ông, cha chúng tôi bám biển mà sống. Biển chết là ngư dân chúng tôi sẽ chết…

Nay chúng tôi làm đơn tố cáo này trình lên Quý cấp khẩn trương tiến hành điều tra, xác minh rõ và trả lời cho nhân dân chúng tôi theo đúng pháp luật.

Chúng tôi thành xin thành thật cám ơn!

Đính kèm:

- Đơn kêu cứu khẩn cấp ngày 25/11/2015
- Đơn đề nghị giải quyết khẩn cấp (Lần 2) ngày 17/01/2016
- Đơn đề nghị giải quyết khẩn cấp (Lần 3) ngày 18/02/2016
- Đơn yêu cầu và kiến nghị khẩn cấp (lần 4)ngày 20/03/2017
- Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại (lần 5) ngày 04/04/2017
- CV số 326/TDTW ngày 18/01/2016 TRụ sở tiếp công dân Trung ương.
- QĐ số 1821/QĐ-UBND tỉnh Khánh Hòa, ngày 16/7/2014
- CV số 5531/UBND-KT UBND tỉnh Khánh Hòa, ngày 24/08/2015
- QĐ số 1970/QĐ-BTL Bộ tư lệnh Hải quân, ngày 04/03/2014
- CV số 1760/CV-V4 Bộ tư lệnh vùng 4 Hải quân, ngày 28/10/2014
- CV số 1201/UBND-NC của UBND thành phố Cam Ranh, ngày 18/4/2017

Đồng ký tên:
....