Friday, December 11, 2015

1 CSGT Gia Lâm - Hà Nội Bị Xe Cán Thảm Thương

canh-sat-giao-thong-bi-xe-tai-keo-le-20m-1
Gần 10h sáng nay ( 12/12 ) tại ngã ba Sài Đồng - quốc lộ 5 (Long Biên, Hà Nội), CS Nguyễn Quốc Đạt, Đội Cảnh sát giao thông số 5, phát hiện ôtô tải biển Hưng Yên va chạm giao thông với xe Toyota Vios nên ra hiệu lệnh dừng xe tải .. Lời qua tiếng lại kg giải quyết đc gì, anh tài xe tải leo lên xe nổ máy, anh CS cản đường nên tài xế tông thẳng, kéo anh CS này nằm dưới gầm xe gần 20 m.. và anh tài xế đã chạy thoát.
FB NVT copy nguyên si....iiiiii

Thượng úy Đạt sau đó được đồng đội đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Sơn Dương






Pháp: Phát hiện 95 ký ngà voi trong hành lý của một cặp vợ chồng Việt Nam

Theo RFI- Thanh Hà -ngày 11-12-2015 12:16
media
Tiêu hủy ngà voi buôn lậu trước tháp Eiffel, Paris, Pháp, ngày 06/02/2013-AFP PHOTO / BERTRAND GUAY
Hải quan Pháp phát hiện 4 vali hành lý chứa đầy nữ trang, đồ vật bằng ngà voi. Chủ nhân những kiện hàng cấm kỵ nói trên là một cặp vợ chồng người Việt trên đường từ Ethiopia về Việt Nam.
Theo báo địa phương La Gazette de Val d’Oise, ấn bản ngày 10/12/2015, vụ việc xảy ra hôm 07/12/2015 tại phi trường quốc tế Roissy Charles de Gaulle.
Cặp vợ chồng người Việt này đáp máy bay từ Addis-Abeba, Ethiopia về Hà Nội. Trong hành lý có hơn 1.500 hiện vật, gồm ngà voi, đũa ngà, nữ trang … Hai hành khách mang hộ chiếu Việt Nam này lập tức bị câu lưu và chắc chắn sẽ phải trả lời về nguồn gốc của khối lượng 95 kg ngà voi họ mang theo trong hành lý.
Đây không phải là lần đầu tiên hải quan phi trường Paris tìm thấy ngà voi được chuyển về Việt Nam. Vào tháng 06/2015 cũng tại phi trường Roissy, 136 ký ngà voi xuất xứ từ Cộng Hòa Dân Chủ Congo đã được phát hiện trước khi các hành khách quá cảnh bay tiếp về Việt Nam.

NGUYỄN TẤN DŨNG LẠI TỰ ĐÁNH BÓNG BẰNG MỘT "GIẢI THƯỞNG"!

(bài viết của Hoàng Ngọc-Tuấn)
Hôm nay báo Vietnamnet loan tin: "Vinh danh Thủ tướng, vinh danh Việt Nam" - "Giải thưởng Nhà lãnh đạo thế giới vì Hoà bình, An ninh và phát triển do Diễn đàn Toàn cầu Boston trao cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được xem là ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực nhiều năm qua của ông vì hoà bình và an ninh trong khu vực..."
Nhưng cái "Giải thưởng Nhà lãnh đạo thế giới vì Hoà bình, An ninh và phát triển" là gì? Và "Diễn đàn Toàn cầu Boston" là ai?
"Giải thưởng Nhà lãnh đạo thế giới vì Hoà bình, An ninh và phát triển" là một giải thưởng dỏm do Nguyễn Anh Tuấn (kẻ sáng lập và làm Tổng Biên Tập của Vietnamnet) lập ra, và cái "Diễn đàn Toàn cầu Boston" (Boston Global Forum) thì cũng do Nguyễn Anh Tuấn lập ra và làm Giám Đốc Điều Hành (Founder and CEO):
Nguyễn Anh Tuấn kiêm nhiệm cả Ban Tư Tưởng (Board of Thinkers) của "Diễn đàn Toàn cầu Boston" (Boston Global Forum):
Nguyễn Anh Tuấn kiêm nhiệm cả Ban Biên Tập (Editorial Board) của "Diễn đàn Toàn cầu Boston" (Boston Global Forum):
Nguyễn Anh Tuấn kiêm nhiệm cả Ban Điều Hành (Executive Board) của "Diễn đàn Toàn cầu Boston" (Boston Global Forum):
Nên nhớ rằng năm 2012, Nguyễn Anh Tuấn đã lập ra giải thưởng dỏm "Quốc Tế Trần Nhân Tông", và báo Vietnamnet đã rầm rộ đăng tin rằng "Giải Thưởng Quốc Tế Trần Nhân Tông" sẽ trao cho Tổng thống Myanmar, ông U Thein Sein và Chủ tịch Đảng đối lập NLD – bà Aung San Suu Ky. Nhưng rốt cuộc cả 2 người này không hề đến nhận giải thường, và cái giải thưởng đó chết tiệt luôn, không kèn không trống:
NGUYỄN TẤN DŨNG KHÔNG NGỪNG TỰ ĐÁNH BÓNG BẰNG MỌI THỦ ĐOẠN RẺ TIỀN NHẤT.
Năm 2011, tôi đã vạch ra sự thật về việc Nguyễn Tấn Dũng tự đánh bóng, qua bài viết: "'Báo chí nước ngoài' ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? Thật ra chỉ là một trò lừa bịp!"
http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork...
Và bài "Thông Tấn Xã Việt Nam biến rác thành vàng để lừa bịp nhân dân":
http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork...
Cộng Sản Việt Nam sẽ không bao giờ ngừng lừa bịp nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, tôi tin rằng càng ngày càng ít người dân Việt Nam tin vào những trò lừa bịp ấy. Chúng ta cần phải liên tục vạch ra tất cả cả những trò lừa bịp của Cộng Sản Việt Nam để càng ngày càng nhiều người dân Việt Nam biết rõ sự thật.

Phải làm gì khi Chủ nghĩa Xã hội đã hết thời?

 12/10/2015 - 09:20 

Một lần nữa lý tưởng Xã hội chủ nghĩa đã bị đào thải tại Venezuela, một quốc gia vốn giàu có ở Châu Mỹ la tinh, khi Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất (PSUV) thân Cuba, có xu hướng đi theo Chủ nghĩa Xã hội đã thất cử sau 16 năm cầm quyền. Đây là thất bại được đánh giá là tồi tệ nhất từ trước tới nay của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất (PSUV) của cựu lãnh đạo Hugo Chavez.
Như vậy chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, tiếp sau thắng lợi đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lịch sử ngày 8/11/2015 tại Myanmar. Thì Đảng đối lập Venezuela tuyên bố chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tổ chức ngày 6/12/2015, với kết quả giành được 99 ghế trong quốc hội, trong khi Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất (PSUV) của Tổng thống Nicolas Maduro chỉ được có 46 ghế, trong lúc còn lại 22 ghế vẫn chưa có kết quả chính thức. Điều đó cho thấy, một khi quyền lực chính trị thực sự thuộc về sự quyết định của nhân dân, thì khái niệm Chủ nghĩa Xã hội - biểu tượng cho sự độc tài sẽ bị người dân quay lưng lại và nói không. Cũng có nghĩa là từ nay Chủ nghĩa Xã hội đã không còn chỗ đứng ở các quốc gia này.
Thất bại của CNXH tại Venezuela
Quốc gia Venezuela vốn nổi tiếng thế giới với thiên nhiên tươi đẹp, nguồn khoáng sản dồi dào đặc biệt là dầu mỏ, đây còn là một trong 10 nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Trước đây, Venezuela đã từng là một trong những cường quốc kinh tế tại Mỹ Latinh, với thu nhập bình quân đầu người là 12.200 USD/người/năm. Tuy vậy, kể từ năm 1999 trở lại đây, sau khi tổng thống Hugo Chavez đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1998, ông đã đưa Venezuela theo đường Xã hội chủ nghĩa, cùng với xu hướng chống Mỹ và phương Tây hết sức mạnh mẽ.
Bên cạnh việc Hugo Chavez đã thực hiện quốc hữu hóa tài sản của các tập đoàn tư bản nước ngoài nhằm kiểm soát công việc sản xuất và phân phối thực phẩm. Thì Chavez đã tiến hành các chính sách dân túy, nhằm lôi kéo sự ủng hộ của thành phần dân nghèo đối với mình. Chính sách kinh tế của chính phủ chủ yếu dựa vào nguồn thu từ bán dầu mỏ, lấy tiền bán dầu trợ cấp cho người dân hay chính sách duy trì giá xăng vô cùng rẻ... Tuy vậy khi giá dầu mỏ trên thế giới giảm, thì các chính sách này này của Chavez đã đẩy nền kinh tế của Venezuela lâm vài tình trạng khủng hoảng nặng nề. Trong một thời gian dài, dân chúng Venezuela phải sống trong điều kiện thiếu thốn đủ mọi thứ, tình trạng người dân xếp hàng dài trong các cửa hàng, siêu thị để mua gom hàng hóa hết sức phổ biến. Không chỉ thế, người dân phải mang theo hàng bịch tiền lớn, thay vì đựng tiền trong ví, khi đi mua sắm hàng ngày. Theo khảo sát từ các phân tích nhà kinh tế cho hay, lạm phát của Venezuela vào lúc này có thể đạt tới mức 124%.
Cho đến cuộc bầu cử ngày 6/12/2015 diễn ra trong bối cảnh Venezuela đang chịu sức ép rất lớn về kinh tế. Theo hãng tin Bloomberg nhận định rằng, Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất (PSUV) bị mất uy tín trầm trọng, sau khi chính sách dân túy của họ đem lại hậu quả với hàng loạt công ty bị nhà nước tịch thu, lạm phát tăng nhanh nhất thế giới đã bị người dân tẩy chay và tình trạng thiếu hụt nhu yếu phẩm khiến sự bất bình trong nước dâng cao. Đây là hậu quả do đường lối XHCN mang lại, theo Reuters, Cristobal Jesus Medina Chacon, kỹ sư 27 tuổi phát biểu rằng  “Chúng tôi bỏ phiếu cho đảng đối lập vì muốn có sự thay đổi trên đất nước này. Chúng tôi chán phải xếp hàng chờ đợi, cảnh thiếu hàng hóa và đồng lương ít ỏi”. Còn ông Rodrigo Duran, nhân viên bảo vệ 28 tuổi thì thổ lộ rằng “Tôi từng là một người ủng hộ ông Chavez đầy tự hào. Nhưng làm sao tôi chịu nổi khi đồng lương không đủ để nuôi sống con của tôi?”
Chính vì thế, chiến thắng của Đảng đối lập Venezuela là sự biểu thị tiếng nói của cử tri Venezuela, họ đã nói không đối với Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất (PSUV) sau hơn 16 năm nắm quyền. Các nhà bình luận quốc tế đều có một nhận định chung rằng, đây là một đòn giáng chí tử vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Venezuela.
Xu hướng tất yếu 
Kể từ năm 1989, với sự sụp đổ hàng loạt của các nước trong hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu và Liên xô đã báo hiệu sự cáo chung của tư tưởng Cộng sản và Chủ nghĩa xã hội. Ngay sau đó, người ta đã thấy rằng sự sụp đổ này là vấn đề tất yếu và vấn đề chỉ còn là thời gian. Sự chuyển hướng của các nước cựu cộng sản như Trung Quốc, Việt nam ngay sau đó hay gần đây nhất là Cu ba, dưới danh nghĩa đổi mới hay cải cách kinh tế là bằng chứng cho thấy, nếu không từ bỏ hoặc thay đổi thì sẽ sụp đổ. Về nguyên nhân sự sụp đổ của Liên xô và các nước XHCN ở Đông Âu có 02 nguyên nhân cơ bản là do: thể chế chính trị ở các quốc gia đó không phải đại diện cho nhân dân và nền kinh tế không phát triển theo cơ chế thị trường, từ đó không đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Đến nay có thể khẳng định rằng, cùng với lý tưởng tự do-dân chủ thì mô hình: một nhà nước pháp quyền, với một nền Kinh tế thị trường hoàn chỉnh và một hệ thống các tổ chức Xã hội Dân sự (XHDS) của các nước phương Tây là một mô hình đúng đắn nhất để đưa các quốc gia phát triển bền vững. Điều đó cũng phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người và đã trở thành một chân lý mang tính tất yếu.
Trong hệ thống chính trị như thế, thì một khi quyền lực chính trị thuộc về nhân dân thì người dân có toàn quyền lựa chọn ban lãnh đạo đất nước trong số những đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau với các cương lĩnh chính trị cụ thể. Khi đó Hiến pháp sẽ trở thành luật chơi, phe được đông đảo dân chúng lựa chọn sẽ nắm quyền điều hành đất nước và phe thiểu số sẽ làm vai trò phe đối lập để kiểm tra, kiểm soát công việc của chính phủ. Đến hết thời hạn 4 hoặc 5 năm theo quy định của Hiến pháp, sẽ tiến hành bầu cử quốc hội mới để bắt đầu từ đầu. Như vậy đảng cầm quyền khi thất cử thì sẽ chuyển sang vai trò đối lập mà chẳng ai trả thù ai. Tuy nhiên, ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm luật pháp thì sẽ bị xử lý lập tức, không kể thời gian nào.
Các nước phương Tây bao gồm cả Hoa kỳ trở thành các quốc gia văn minh, giàu có và thịnh vượng cũng bởi vì, quốc gia này luôn hướng đến các những giá trị cơ bản của mình, đó là các giá trị văn minh, tiến bộ nhất phù hợp với quy luật phát triển của nhân loại. Và ngược lại, thực tế đã cho thấy, các quốc gia quay lưng lại với các giá trị văn minh này thì trước sau cũng chuốc lấy các thất bại. Nói một cách khác, các tiêu chí đó chính là mong muốn của đa số người dân, các bài học gần đây ở Myanmar và Venezuela đã chứng minh điều đó.
Nguy cơ và lối thoát
Nguy cơ sụp đổ của chế độ là mối lo của ban lãnh đạo Đảng CSVN, điều đó đã khiến họ có thể mất ăn, mất ngủ nhưng ít ai dám nói ra. Tuy vậy, trong bài viết "Chọn người đạo đức, trung thành, giữ cho được chế độ" trên VNN mới đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng đã phải thừa nhận rằng "Đây là điều băn khoăn lo lắng rất đúng của cử tri, Đảng và Trung ương cũng rất lo."
Những người lãnh đạo cộng sản hiện nay lo sợ khi chế độ hiện tại sụp đổ, thì chắc chắn họ sẽ bị trả thù. Bởi vì họ nghĩ rằng, nếu xét các sai lầm và những tội ác mà chế độ cộng sản đã gây ra trên mảng đất chữ S này trong mấy chục năm qua, cộng với cách suy nghĩ của họ thì điều đó sẽ không thể tránh khỏi. Bài học việc trả thù đẫm máu trong sự sụp đổ của các quốc gia cộng sản Đông Âu, như Rumani, khi vợ chồng lãnh tụ Ceauşescus bị xử bắn vẫn còn sờ sờ ra đấy, thì bảo làm sao ai mà không lo sợ được.
Tuy nhiên, sự lo sợ bị trả thù có thể giải quyết được, chỉ cần các nhà lãnh đạo Việt nam hiện nay thực tâm, toàn ý và một lòng vì đất nước. Nếu thế thì cần phải tiến hành cải cách thể chế chính trị một cách sau rộng, toàn diện. Để thay đổi các đường lối chính sách cho phù hợp, bắt kịp các các tiêu chí văn minh của xã hội loài người. Trên cơ sở đó, trong một thể chế chính trị đa nguyên thì các cam kết chính trị như, không trả thù hay kể cả không truy tố các quan chức cộng sản chắc chắn sẽ được người dân đồng tình và ủng hộ. Điều đó đã thấy rõ nhất gần đây ở Myanmar, với cách xử lý của bà Aung San Suu Kyi đại diện cho đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), đảng sẽ cầm quyền trong thời gian tới đã cam kết với giới chức quân nhân Myanmar rằng, sẽ không có sự trả thù.
Kết
Trong cuốn Bên Thắng Cuộc, chương Tướng Giáp tác giả Huy Đức cho biết, Trung tướng Võ Viết Thanh cựu thứ trưởng Bộ Nội vụ đặc trách An ninh (giai đoạn1987-1991) có kể lại rằng: "Gặp các vị đương chức tôi hay hỏi: Nếu bây giờ tranh cử với một người chủ trương dân chủ, chủ trương kinh tế thị trường mà quý vị vẫn chủ trương 'định hướng xã hội chủ nghĩa', chủ trương chuyên chính vô sản, chủ trương 'quốc doanh chủ đạo', dân có bầu cho quý vị không? Các vị ấy trả lời: Không. Tôi bảo, sao quý vị biết lòng dân như vậy mà vẫn cứ cố tình nói khác, làm khác!". Điều đó cho thấy, những người trong ban lãnh đạo cộng sản họ hiểu rất rõ rằng, họ đang đứng ở đâu và lòng dân hiện nay thế nào?
Bỏ qua sự quá yếu kém của lực lượng chính trị đối lập ở Việt nam hiện nay, lực lượng này cho dù còn rất ít do mới manh mún và thiếu tính tổ chức, đó là những người có kiến thức và hiểu biết làm chính trị song số này thì quá ít. Còn lại chủ yếu là những người theo xu hướng chống đối, nhưng thiếu kiến thức và đôi khi rất mù quáng. Những người này, nhân danh là làm chính trị, song họ chống tất cả mọi thứ chủ trương, chính sách của Đảng CSVN, kể cả những cái mà được người dân đồng lòng ủng hộ. Chắc những người này họ biết rằng, chính trị là những vấn đề xoay quanh việc gìn giữ và tranh giành quyền lực. Tuy vậy, họ quên rằng trong một xã hội dân chủ thì mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Chính vì vậy mà có các chính sách được đa số dân chúng ủng hộ , nhưng họ lại chống?
Có lẽ chính vì sự non kém này, mà đối lập chính trị ở Việt nam chưa trở thành lực lượng đối trọng đủ tầm cỡ của Đảng CSVN, hay cụ thể hơn là họ không lôi kéo được lòng dân. Vì thế đến nay, lực lượng này chưa tạo ra được một nguy cơ hay áp lực cần thiết đáng kể để khiến chế độ hiện nay "rung rinh". Bài học chuyển đổi ở Myanmar đã chỉ cho thấy, một khi lòng dân đã quyết cộng với một lực lượng chính trị đối lập đủ mạnh, có chất lượng thì chắc chắn bất kể chế độ độc tài nào có sự tỉnh táo cũng buộc phải thay đổi. Ở Việt nam hiện nay, lòng dân đã rõ, song nửa còn lại thì hầu như chưa có gì.
Chính vì thế nên, sự thay đổi chính trị ở Việt nam vẫn còn ở trong một tương lai... thật xa.
Ngày 10/12/2015
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.

Máy bay do thám Mỹ giới hạn Trung Quốc tuần tra Biển Đông

Máy bay P8 Poseidon được Mỹ gửi tới Singapore nhằm cảnh cáo Bắc Kinh không có đặc quyền vô hạn trong các vùng biển quốc tế.
Máy bay P8 Poseidon được Mỹ gửi tới Singapore nhằm cảnh cáo Bắc Kinh không có đặc quyền vô hạn trong các vùng biển quốc tế.
VOA-11.12.2015
Việc Mỹ gửi một máy bay do thám tới Singapore là nỗ lực có tính toán hầu cảnh cáo Trung Quốc rằng Bắc Kinh không có đặc quyền vô hạn về những hoạt động trong các vùng biển quốc tế, theo nhận xét của cựu sĩ quan CIA Mỹ, Larry Johnson.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và người đồng nhiệm phía Singapore Ng Eng Hen nhất trí với nhau rằng Mỹ sẽ đưa máy bay do thám Poseidon P-8 tới Singapore trong tháng này.
Phát biểu với tờ Sputnik hôm 9/12, ông Johnson nói: "Đây là một nguy cơ có tính toán hầu nhắc nhở Trung Quốc rằng họ không có quyền vô hạn để làm những gì họ muốn tại những nơi mà Hoa Kỳ và đồng minh xem là các vùng biển quốc tế".
Ông Johnson nhấn mạnh hành động này tuy không nhằm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc nhưng có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ vốn đang xấu đi giữa Washington với Bắc Kinh liên quan vấn đề Biển Đông.
Và nếu Trung Quốc có xem việc Hoa Kỳ đưa máy bay do thám tới đặt ở một nước kế cận là đe dọa Bắc Kinh thì cũng không phải là một điều đáng ngạc nhiên đối với Mỹ, viên chức CIA này nhận định.
Hồi tháng Mười, Mỹ cho tàu khu trục hải quân USS Lassen tuần tra sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Trường Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.
Động thái của Mỹ không công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại đây bị Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án là bất hợp pháp và vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.
Hoa Kỳ và các nước bao gồm Việt Nam kêu gọi Trung Quốc ngừng các hoạt động xây cất hay thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, nhưng Bắc Kinh phớt lờ.
Tới nay, quân đội Mỹ đã tiến hành các phi vụ giám sát từ các sân bay ở Nhật và Philippines trong lúc vẫn tiếp tục các cuộc tuần tra quân sự trong vùng biển tranh chấp.
Theo PNA, Sputnik.

Việt Nam sẽ cấp visa 1 năm cho công dân Mỹ

Du khách xếp hàng ở phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất.
Du khách xếp hàng ở phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất.
VOA-11.12.2015
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán đồng đề xuất của chính phủ, qua đó Việt Nam sẽ cấp thị thực nhập cảnh cho công dân Hoa Kỳ thời hạn 1 năm thay vì 3 tháng.
Truyền thông nhà nước loan tin Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh ngày 11/12 đã trình bày trước ủy ban về việc đàm phán và trao đổi công hàm Thỏa thuận cấp visa giữa hai nước Việt - Mỹ.
Ông Minh cho biết Hoa Kỳ nhiều lần phàn nàn về quy định thị thực của Việt Nam gây khó khăn cho công dân Mỹ, bất xứng với chính sách visa Mỹ dành cho công dân Việt Nam.
Theo Luật xuất nhập cảnh 2014, Việt Nam cấp visa nhập cảnh 3 tháng và không gia hạn thời gian lưu trú cho công dân Mỹ trong khi công dân Việt Nam được Hoa Kỳ cấp thị thực có giá trị nhập cảnh nhiều lần trong 1 năm và được lưu trú tới nửa năm trong mỗi lần nhập cảnh.
Báo chí trong nước dẫn lời ngoại trưởng Việt Nam cho biết các nước đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ đều miễn thực cho công dân Mỹ với thời gian lưu trú từ 3 tháng đến nửa năm. Riêng Việt Nam cấp visa ngắn hạn 3 tháng cho công dân Mỹ.
Từ giữa tháng 7, Bộ cho biết đã sẵn sàng đàm phán để đạt thỏa thuận dưới dạng trao đổi công hàm ngoại giao Việt - Mỹ về việc cấp visa thời hạn 1 năm cho công dân hai nước.
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói thỏa thuận này ngoài việc tạo điều kiện cho công dân cả hai nước được nhập cảnh thuận lợi hơn, còn giúp thúc đẩy hợp tác thương mại song phương và thu hút thêm đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam.
Năm ngoái, có 443.776 lượt du khách từ Mỹ tới Việt Nam, tăng gần 3% so với năm trước đó. Việt Nam đề mục tiêu tới năm 2017 số này sẽ lên thành 1 triệu lượt.  
Nhìn chung hiện nay, một visa du lịch cho công dân Mỹ tới Việt Nam có hiệu lực từ 1 đến 3 tháng.
Trong nỗ lực thu hút thêm nguồn ngoại tệ và khách du lịch, Việt Nam đã miễn visa cho 5 nước châu Âu.
Từ giữa tháng 11 năm nay, Việt Nam áp dụng chính sách miễn thị thực khi về nước đối với Việt kiều có quốc tịch Việt Nam cùng vợ chồng con cái của họ nếu có quốc tịch, giấy tờ, CMND được cấp tại Việt Nam.
Người muốn được cấp giấy miễn thị thực đang ở nước ngoài phải nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện Việt Nam như đại sứ quán, lãnh sự quán. Còn người đang tạm trú tại Việt Nam có thể nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Theo Tiền Phong, Lao Động.

Tháng 12, chuyện những người đàn bà

Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn 
Theo RFA-2015-12-11
043_dpa-pa_63721260
 Một người phụ nữ Việt Nam, ảnh minh họa. AFP photo
Tháng Mười Hai năm nay, xuất hiện nhiều câu chuyện về những người đàn bà trên thế gian này – có những người lừng danh, và cả những người vô danh – khiến mọi thứ lại càng đáng nhớ hơn.
Tháng Mười Hai, nhắc nhiều người yêu nhạc ngồi nghe lại bài Woman của John Lennon. Bài hát ngợi ca về đàn bà của ông như một định mệnh thôi thúc, ông viết ra, kịp hát ghi âm lầm cuối cùng trước khi ngày định mệnh 8/12 đến: một kẻ tâm thần đã bắn ông chết ngay trước cửa nhà.
Trong Woman, chàng ca sĩ mắt kính tròn hát rằng “Woman please let me explain. I never meant to cause you sorrow or pain. So let me tell you again and again and again” (Tạm dịch: ôi Nàng, xin cho tôi giãi bày. Tôi không bao giờ muốn đem đến cho nàng nỗi đau hay muộn phiền. Xin cho tôi nhắc lại muôn lần điều này…) Người đàn bà rất chung và rất riêng của bài hát đó, muốn giới thiệu rằng mỗi bước đi lên của nhân loại, luôn có lời ngợi ca và trân trọng.
Tháng 12, trên trang Twitter của tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nhắc về một người đàn bà: Rosa Parks, mà ông trân trọng ghi là “đấng anh thư đã đứng lên tranh đấu cho công lý và bình đẳng”.
Rosa Parks (1913-2005) được lịch sử hiện đại của nước Mỹ gọi tên là “đệ nhất phu nhân của dân quyền” và là “người mẹ của phong trào tự do”. Ngày 1/12/1955, khi bà Rosa Parks lên chuyến xe bus ở bang Alabama, bà bị tài xế trên xe buộc phải đứng dậy để nhường ghế cho một người da trắng – theo luật lúc bấy giờ của bang này. Rosa Parks đã phản đối và biến chiếc xe bus đó thành nơi tố cáo sự kỳ thị chủng tộc, chấp nhận cho việc cảnh sát dừng xe áp giải bà đi. Nửa thế kỷ sau, tất cả những đứa trẻ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đều được học về Rosa Parks và tự hào về người đàn bà đã đứng lên cho nước Mỹ hôm nay. Thậm chí, ở các bang như California và Ohio, ngày 1 tháng 12 là ngày lễ ghi nhớ Rosa Parks Day.
Tháng Mười Hai còn một điều đáng ngưỡng mộ khác: là thời điểm mà lãnh tụ Aung San Suu Kyi, người đàn bà lừng danh của nền dân chủ Miến Điện tiếp nhận sự chuyển giao quyền lực từ chính quyền quân sự sang dân sự, đồng thời tuyên bố sẽ luôn cân nhắc, thận trọng trước mọi lời mời giúp đầu tư từ Trung Quốc.
Có những người đàn bà trên thế gian này có thể khiến trái tim của chúng ta phập phồng kiêu hãnh. Nó mở ra những chỉ dấu kỳ diệu về con người và sự văn minh.
Nhưng cũng có những người đàn bà, với câu chuyện của họ khiến trái tim chúng ta quặn thắt, đau hơn nữa khi nghĩ về tương lai, giống nòi và tổ quốc.
Chị Mai Thị Long – có thể nói đến đây vẫn không ai biết – vợ của ngư dân Trương Đình Bảy bị “kẻ lạ” bắn chết ngay trên biển Trường Sa của Việt Nam vẫn chưa được cơ quan nào giúp xác định rõ ai đã giết chồng mình. Lẽ ra, sau cái chết oan khiên và đầy ngụ ý trên biển đó, Bộ Ngoại Giao Việt Nam phải gửi thư đến các sứ quán có tàu trong cùng khu vực, yêu cầu cùng phối hợp điều tra xem thỉ phạm là ai. Lẽ ra, chị Long cũng còn được thấy tổ quốc gọi tên chồng mình, sau khi đã hối thúc chồng mình ra khơi, bám biển, thể hiện chủ quyền thay cho Nhà nước. Ngày 2/12, đưa chồng về đất mẹ, đối với chị Long, biển bây giờ không những là nỗi đau mà còn nhắc nhở về dối trá.
Tháng Mười Hai, công an Đà Nẵng cười tươi và trao cho bà Nguyễn Thị Khả, 57 tuổi, số tiền gần 2 triệu đồng để bồi thường cho việc bà bị công an khu vực vung gậy đánh đến mang thương tích, vì tưởng bà là gái mại dâm. Rất nhiều người đã thảng thốt hỏi rằng ở thành phố đáng sống đó, ngày thường đã có bao nhiêu gái mại dâm bị đánh đập mà không thể nói với ai? Và cũng có rất nhiều người nói rằng chỉ cần một điều rất nhỏ, bao nhiêu những vàng mã về nhân quyền phụ nữ, về bình đẳng và quan hệ giữa công an địa phương và phụ nữ đã lộ ra. Mọi thứ trần trụi và tàn nhẫn như trên chuyến xe bú về tương lai của bà Rosa Parks, nhưng khác ở chỗ là thân phận người phụ nữ Việt Nam thậm chí vẫn còn chưa có được một khoảnh trống cho mình.
Câu chuyện cóp nhặt cuối, tạm thời, của tháng Mười Hai, là chuyện cô gái Việt tự mình đi và đoạt giải hoa hậu ở Philippines, nhưng bị gọi là thi “chui” và bị đòi phạt 30 triệu đồng. Có cái gì đó vẫn còn chưa giải thích được cho một văn bản quy định đầy tính phản bội lại quyền con người trong hiến pháp, khi tự cho mình có quyền kiểm soát sự tự do và quyền của người khác mà không rõ lý do. Đây không phải là chuyện mới mẻ tại Việt Nam, vì từ năm 2013 đến nay, theo đoàn luật sư Việt Nam cho biết thì đã có tới 90.000 văn bản trái hiến pháp, trái luật mà vẫn áp đặt lên con người.
Con số phạt 30 triệu đó của Bộ TT&TT, chợt làm nhớ đến hình ảnh trên báo chí Trung Quốc khi rao bán công khai con gái Việt về làm vợ với giá 1500 USD. Đàn bà Việt hôm nay không thể tự vinh danh mình trên diễn trường quốc tế, nếu không có Cục, có Bộ xốc nách đưa vào. Nhưng bị bán đi, bị làm nhục ở sát biên giới của “nước lạ” thì không thấy ai ra văn bản hay lên tiếng. Cục và Bộ rầm rập vào cuộc với những người đàn bà sáng danh Việt Nam với thế giới nhưng lãng tránh, ngó lơ khi thấy đàn bà Việt bị làm nhục khắp thế giới, từ đường biên hữu nghị.
Đàn bà, nếu như bạn vẫn còn nghe Woman của John Lennon, hãy cảm nhận những điều thật tuyệt vời và khác biệt ở hai đầu thế giới.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Vấn đề tổ chức

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, viết từ Hà Nội 
Theo RFA-2015-12-11 
000_Hkg3969298
Nhà xuất bản Trí Thức đã bày bán những cuốn sách về dân chủ Mỹ từ tháng 8/2010. AFP photo
Công cuộc đấu tranh dân chủ của nhân dân Việt Nam và phong trào dân chủ Việt Nam đã trải qua 40 năm với rất nhiều thời kỳ, giai đoạn khác nhau. Nhưng dù thời kỳ nào, giai đoạn nào thì cố gắng về việc xây dựng, thành lập tổ chức đều là những ưu tiên, trăn trở của các thế hệ dấn thân. Đến hôm nay nhìn lại, chúng ta nhận thấy có một số đặc trưng liên quan tới vấn đề tổ chức. Trước hết, đó là những nỗ lực không ngừng nghỉ của những người đấu tranh dân chủ qua các thời kỳ, liên tục có những tổ chức, hoặc những dự án, kế hoạch thành lập tổ chức. Thứ hai, hầu như tất cả những nỗ lực hình thành, xây dựng tổ chức đều bị nhà cầm quyền ngăn chặn, đánh phá và xóa bỏ (trừ một số tổ chức xã hội dân sự mới thành lập vài năm gần đây). Thứ ba, trong hơn 40 năm qua, phong trào dân chủ Việt Nam chưa xây dựng được một tổ chức đúng nghĩa, có trụ sở, có ban lãnh đạo và các thành viên, tồn tại công khai và hoạt động bình thường. Câu hỏi đặt ra là, tại sao với bao nhiêu cố gắng, nỗ lực của những người đấu tranh dân chủ mấy chục năm qua, chúng ta lại chưa có được một tổ chức đúng nghĩa trên lãnh thổ Việt Nam?
Cần xác quyết một điều, hầu như tất cả những người tham gia đấu tranh dân chủ đều có những nhận thức chung, đúng đắn rằng đấu tranh có tổ chức bao giờ cũng cần thiết và hiệu quả hơn khi chưa hoặc không có tổ chức. Họ cũng chia sẻ kinh nghiệm, việc lập tổ chức trong lòng chế độ cộng sản là rất khó khăn. Nhưng nếu chỉ có hai vấn đề này, chúng ta cũng chưa thể giải thích được lý do tại sao trong hơn 40 năm qua, phong trào dân chủ vẫn chưa lập được một tổ chức đúng nghĩa, cùng với việc, những người nhen nhóm hoặc lập tổ chức đều bị đàn áp hết sức nặng nề, dã man.
Phải có một cách giải thích khác mới có thể lý giải nổi những cố gắng bền bỉ, không biết mệt mỏi của bao thế hệ đấu tranh nhưng cuối cùng không tới được điều mà bao người mong đợi: có được một tổ chức công khai, độc lập của người dân hoạt động đúng nghĩa. Có rất nhiều nguyên nhân có thể lý giải cho việc này, nhưng cá nhân tôi cho rằng, nguyên nhân quan trọng nhất mà phong trào dân chủ Việt Nam chưa có được tổ chức công khai, độc lập và đúng nghĩa trong lòng chế độ cộng sản Việt Nam là: những người có dự định, có kế hoạch, hoặc đã bắt tay vào thành lập tổ chức đã không xác định được đúng ý nghĩa của việc lập tổ chức công khai trong lòng chế độ cộng sản.
Họ chỉ xác định, việc lập tổ chức là yêu cầu tất yếu để hoạt động dân chủ có hiệu quả, trong khi ý nghĩa đích thực của việc lập tổ chức công khai (mà nhà cầm quyền Việt Nam luôn quán triệt) đó là giải pháp thay đổi chế độ. Đây là điều mà rất ít người thấu hiểu khi bắt tay thành lập tổ chức ở Việt Nam. Khi mà phong trào dân chủ Việt Nam dự tính và thực hiện việc lập tổ chức chỉ với ý nghĩa để phong trào hoạt động hiệu quả hơn, trong khi nhà cầm quyền Việt Nam luôn xác định (và tìm cách đàn áp, xóa bỏ) việc lập tổ chức công khai là giải pháp thay đổi chế độ thì phong trào dân chủ không thể thực hiện được mục tiêu của mình là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Tại sao một tổ chức công khai, độc lập của người dân hoạt động bình thường (có trụ sở, có ban lãnh đạo và thành viên, giao dịch và hoạt động bình thường như những tổ chức khác) lại là giải pháp thay đổi chế độ?
Chúng ta đã có Công Đoàn Đoàn Kết của Ba-Lan để đối chứng. Nhưng rất nhiều người vẫn chưa hiểu được tại sao Công Đoàn Đoàn Kết của Ba-lan, hay một tổ chức công khai, độc lập trong lòng chế độ cộng sản lại dẫn tới sự thay đổi chế độ. Lý do là, khi đã có một tổ chức công khai, độc lập của người dân, thì những người trong tổ chức đó được hoạt động công khai, tuy bị đánh phá nhưng tổ chức đó không bị xóa sổ. So với khi chưa có tổ chức công khai, những người hoạt động dân chủ, đối lập bị bắt, bị tù đày, bị đánh đập và sách nhiễu thì sự đàn áp 10 phần đã giảm đi chỉ còn 1 phần. Điều này đã dẫn tới việc khuyến khích sự tham gia của người dân vào tổ chức, bởi vì người dân sống trong chế độ cộng sản, đã hiểu rõ và bất mãn sẵn, họ cũng nhận thức được lý tưởng tự do dân chủ nhưng họ không có đủ can đảm để chấp nhận hi sinh, dấn thân như những người đấu tranh dân chủ trước đó, họ không chịu được tù đày, đàn áp và sách nhiễu.
Nhưng khi sự đàn áp 10 phần giảm xuống còn 1 phần (khi đã có tổ chức) thì họ sẵn sàng tham gia vào tổ chức, tức là tham gia vào hoạt động đấu tranh dân chủ. Việc người dân tham gia vào tổ chức công khai, độc lập đó sẽ nhanh chóng bùng nổ về số lượng. Ban đầu là 5-10 người của tổ chức, sau đó sẽ nhanh chóng tăng lên 50-100 người, và chỉ trong thời gian ngắn sẽ lên tới hàng ngàn người...nếu không có sự đàn áp triệt để, dã man của nhà cầm quyền nhằm xóa sổ tổ chức, thì chỉ trong vòng vài ba tháng, số lượng người tham gia sẽ lên tới con số hàng triệu là hoàn toàn bình thường. Như vậy, sự bùng nổ về số người tham gia sẽ dẫn tới sự thay đổi trong tương quan lực lượng.
Và từ sự thay đổi, lượng biến thành chất sẽ dẫn tới việc nhà cầm quyền phải từng bước nhượng bộ những yêu sách hoàn toàn chính đáng của tổ chức đối lập công khai. Cứ thế, quá trình thay đổi chế độ sẽ diễn ra mà không thể đảo ngược được. Lô-gic ở đây là: khi có tổ chức công khai, sự đàn áp giảm đi rất nhiều (10 phần chỉ còn 1 phần) thì số lượng người tham gia bùng nổ, số người tham gia bùng nổ dẫn tới lượng đổi chất đổi, một khối người 2-3 triệu, hoặc 5-7 triệu sẽ là sức ép khủng khiếp bắt buộc nhà cầm quyền phải thay đổi, phải từ bỏ độc quyền lãnh đạo. Và đó là diễn tiến tất yếu khi xuất hiện một tổ chức đối lập, công khai và đúng nghĩa trong lòng chế độ cộng sản. Khi đã hiểu được, một tổ chức độc lập, công khai và đúng nghĩa hoạt động bình thường trong lòng chế độc cộng sản Việt Nam là giải pháp thay đổi chế độ thì những người thực hiện thành lập tổ chức như vậy cần tập trung vào một vấn đề: làm thế nào để tổ chức đó xuất hiện mà nhà cầm quyền không thể xóa sổ được?
Nhà cầm quyền biết rõ, một tổ chức công khai, độc lập của người dân hoạt động bình thường là án tử hình đối với chế độ cộng sản, vậy thì điều gì làm họ phải chấp nhận điều này? lô-gic thông thường chỉ ra rằng, một cái chết nhanh hơn, không được lựa chọn sẽ buộc họ phải chấp nhận một tổ chức công khai của đối lập dân chủ, vì vẫn còn sự chủ động và những lựa chọn nhất định. Điều này có nghĩa là, việc tìm ra và tác động vào tử huyệt của chế độ gắn với việc lập tổ chức công khai chính là lời giải cho bài toán dân chủ hóa ở Việt Nam. Đã có người nghĩ ra giải pháp, đó là gắn vấn đề viện trợ nước ngoài cho Việt Nam vào việc hình thành một tổ chức công khai, độc lập. Nhưng phong trào dân chủ Việt Nam đã không tận dụng được dự án đó, chúng ta đã thực sự bỏ lỡ một giải pháp khả thi theo lô-gic được trình bày trong bài viết này.
Trong vài ba năm trở lại đây, phong trào dân chủ đã thành lập được một số tổ chức xã hội dân sự, nhưng những tổ chức này không phải là tổ chức đúng nghĩa, có trụ sở, có ban lãnh đạo và thành viên hoạt động bình thường nên ý nghĩa  và vai trò của các tổ chức xã hội dân sự chỉ giới hạn trong việc khai thông dân trí, kết nối những người đấu tranh với nhau và với người dân. Bởi vì việc tổ chức và liên lạc thực hiện trên hệ thống Internet là chủ yếu, và vẫn đang bị đàn áp nặng nề nên những tổ chức này không tạo ra được sự bùng nổ về số người tham gia, và không tạo ra được bước ngoặt cho phong trào dân chủ.
Hà Nội, ngày 11/12/2015
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Năng suất lao động thấp cản trở Việt Nam hội nhập

Thanh Trúc, phóng viên RFA 2015-12-11 
000_Hkg9744216-622.jpg
Công nhân đường sắt làm việc tại Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP
Năng suất lao động thấp cản trở tiến trình hội nhập toàn cầu, là cảnh báo của chuyên gia khi so sánh tiềm năng sản xuất của Việt Nam với các nước trong khu vực.

Vì sao năng suất lao động của VN thấp?

Theo nhận định của ILO Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, được báo Người Lao Động tường thuật lại, thì tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam từ 4,6% năm 2010 giảm còn 4,1% năm 2014 và 4,3% năm 2015. Như vậy, tổng mức lao động tăng trưởng năng suất lao động năm 2015 đạt 21,3% so với năm 2010.
Và dù tăng như thế, điều đáng chú ý vẫn là năng suất lao động của Việt Nam lại thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực.
Số liệu năng suất lao động 2014 của ILO Tổ Chức Lao Động Quốc Tế cho thấy Việt Nam ở nhóm thấp nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nghĩa là thấp hơn Thái Lan 2,7 lần, Philippines 1,8 lần, Indonesia 2,4 lần, Malaysia 6 lần, Singapore 15,6 lần và Brunei 17,6 lần.
Ví dụ cũng một nhà máy đấy, cũng sức lao động đấý nhưng quản lý tốt thì giá trị sản phẩm nó nhiều hơn. Đâu phải Việt Nam mình không thể làm ra những sản phẩm tốt? Nếu đem công nghệ tốt vào, trang bị đầu tư và đào tạo người thì năng suất lao động của mình nó cao lên ngay.
-Bùi Kiến Thành
Chuyên gia kinh tế tài chính Bùi Kiến Thành, hiện là cố vấn cao cấp cho các tập đoàn kinh doanh lớn ở Hà Nội, trước hết nên hiểu năng suất lao động qua cách sử dụng từ ngữ giản dị và dể hiểu:
“Năng suất lao động là anh sản xuất ra được cái gì, anh lãnh lương một tháng 200 đô la anh làm ra được cái gì. Đó là cái năng suất lao động của người ta, mỗi đầu người làm ra được bao nhiêu sản phẩm và sản phẩm đấy so ra với sản lượng đầu người của Việt Nam thì nó thấp hơn sản lượng đầu người của Thái lan là bao nhiêu đấy, của Philippines là bao nhiêu đấy.”
Đối với giáo sư Hà Tôn Vinh, tổng giám đốc Tổ Hợp Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Lực Stellar Management ở thành phố Hồ Chí Minh, năng suất lao động là một khái niệm khá phức tạp nhưng cần được hiểu rõ:
“Năng suất lao động của một người công nhân hay một người quản lý có thể dựa trên hai khái niệm là input là đầu vào và output là đầu ra, ở giữa là người làm công việc đó. Thí dụ một công nhân sử dụng một cái máy trong một tiếng đồng hồ có thể sản xuất ra bao nhiêu ốc vít, 10 hay 20 cái kềm cái búa. Trong khi đó cũng cùng cái đầu vào tức là sắt thép thì một công nhân Singapore, Thái Lan hay Malaysia có thể sản xuất được 100 cái kềm cái búa. Sự khác biệt đó gọi là năng suất lao động.
Thứ hai là việc đào tạo, cái cách làm việc, cái qui trình làm việc. Qui trình làm việc ngắn hơn, mau hơn cũng có thể ảnh hưởng đến năng suất và đầu ra.”
Câu hỏi ở đây là vì sao năng suất lao động của Việt Nam thấp, phải chăng sức làm việc của người Việt Nam kém người Singapore đến 15 lần? Nhiều người còn cho rằng năng suất lao động thấp như vậy khi bước vào Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN thì e rằng lao động Việt Nam sẽ thua cả lao động Kampuchia và Lào. Một chuyên gia của Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội còn nghĩ năng suất lao động thấp là rào cản là thách thức của hội nhập. Chuyên gia Bùi Kiến Thành đưa ra cái nhìn khác hơn:
ngo-doc-thuc-pham-622.jpg
Ảnh minh họa
“Trường hợp như thế thì có thách thức gì trong vấn đề hội nhập? Giá lao động Việt Nam thấp nên nó là một lợi thế để phát triển kinh tế trong khi mình hội nhập. Giá lao động của mình thấp cho nên người ta đến đầu tư, hưởng giá lao động thấp để phát triển những nguồn sản xuất. Đó là một cách nhìn khác về giá lao động thấp.
Giá lao động thấp là một việc, giá trị sản phẩm người Việt Nam sản xuất ra được là một việc khácNhưng mà hai việc đấy có sự liên quan với nhau và nếu mà không đầu tư về vấn đề trang thiết bị tốt thì giá trị sản phẩm làm ra ít hơn người khác, cũng làm sản phẩm đó mà người ta được trang thiết bị tốt.
Ví dụ cũng một nhà máy đấy, cũng sức lao động đấý nhưng quản lý tốt thì giá trị sản phẩm nó nhiều hơn. Đâu phải Việt Nam mình không thể làm ra những sản phẩm tốt? Nếu đem công nghệ tốt vào, trang bị đầu tư và đào tạo người thì năng suất lao động của mình nó cao lên ngay. Phải cấu trúc lại hoạt động sản xuất, đưa công nghệ vào, tổ chức lại số người lao động, tổ chức lại điều kiện làm việc. Đào tạo tốt, trang thiết bị tốt, ban điều hành làm việc tốt thì năng suất lao động lên chứ việc gì đâu mà gọi là rào cản.”

Cần huấn luyện tay nghề?

Tổng giám đốc Tổ Hợp Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Lực Stellar Management, ông Hà Tôn Vinh, nói rằng ông hoàn toàn đồng ý với việc huấn luyện tay nghề nếu muốn nâng mức năng suất lao động cho công nhân Việt Nam:
“Năng suất lao động là dựa vào vấn đề đào tạo một người công nhân. Trình độ của công nhân, gọi là tay nghề, hay là dựa vào công nghệ hay là dựa vào qui trình làm việc. Nếu so sánh năng suất lao động của Việt Nam với một nước như Singapore thì sự khác biệt là công nhân lao động Việt Nam chưa được đào tạo bài bản.”
Năng suất lao động là dựa vào vấn đề đào tạo một người công nhân. Trình độ của công nhân, gọi là tay nghề, hay là dựa vào công nghệ hay là dựa vào qui trình làm việc.
-Hà Tôn Vinh
Bên cạnh đó, giáo sư Hà Tôn Vinh cũng đề cập đến việc phải đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nghề:
“Giả dụ như bây giờ qui trình làm việc của Việt Nam có thể phải 10 bước mới xong một cái đinh, một cái kềm, một cái búa. Nhưng nếu tái cơ cấu là xem công đoạn nào không cần, thay vì 10 bước thì sắp xếp lại chỉ còn ba bốn bước thôi thì có thể sản xuất mau hơn.
Vậy thì người công nhân mà đóng góp cho sự thành đạt của doanh nghiệp không phải chỉ được tăng lương không mà phải có tay nghề, phải làm sao cho doanh nghiệp đó phát triển bền vững hơn bằng cách làm mau hơn, tốt hơn và không sai sót nhiều.”
Lao động được trả lương ở Việt Nam hiện chiếm 34% tổng lực lượng lao động. Dưới mắt chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nâng cao năng suất lao động không chỉ đơn thuần là tăng thu nhập cho công nhân qua việc tăng mức lương tối thiểu:
“Từ trước tới nay tăng lương lên không phải do vấn đề năng suất lao động lên, không phải vì năm trước anh làm 10 đôi giày năm nay làm được 15 đôi giày rồi anh được tăng lương. Năng suất lao động không lên mà lương vẫn lên là tại vì nhà nước tăng mức lương tối thiểu. Lương lên không phải là thước đo năng suất lao động. Trong khi giá trị sản phẩm của người lao động các nước trong cộng đồng ASEAN cao hôn thì như thế thì mình khó cạnh tranh. Nói cụ thể là như vậy.”
Theo khuyến nghị của ILO Tổ Chức Lao Động Quốc Tế và ADB Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, để bảo đảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam cần thực hiện xây dựng khung chính sách nâng cao năng suất của các ngành nông nghiệp, đa dạng hóa các ngành công nghiệp, tái cơ cấu ngành nghề, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, bên cạnh một chính sách lao động rõ rệt của một nền kinh tế thị trường.

Quốc tế nghi ngờ kế hoạch ngũ niên của Thủ tướng

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2015-12-11 
vn-VDPF2015-2-622.jpg 
Diễn đàn Đối tác Phát triển tổ chức ngày 5/12 ở Hà Nội. Photo courtesy of World Bank

Yêu cầu về Luật lập hội đứng đầu

Diễn đàn Đối tác Phát triển tổ chức ngày 5/12 ở Hà Nội để lại nhiều nghi vấn về kế hoạch 5 năm tới của Chinh phủ Việt Nam. Hình ảnh bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nổi bật trên các báo mạng, kèm theo những câu hỏi hóc búa dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Điều không ngờ là trong diễn từ bế mạc Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam của bà Victoria Kwa Kwa, đứng hàng đầu khuyến nghị 7 điểm lại là yêu cầu về Luật lập hội. Thời báo Kinh tế Việt Nam có thể là báo điện tử chính thức duy nhất đề cập tới sự kiện này. Tờ báo có bài ‘Luật về Hội sẽ thổi luồng sinh khí mới vào xã hội.’ Theo đó, khi điểm lại một số kiến nghị cụ thể trong phiên bế mạc Diễn đàn Đối tác Phát triển ngày 5/12/2015, nội dung đầu tiên mà Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwa Kwa nhắc đến chính là Luật về Hội. Tờ báo đã trích nguyên văn nội dung thứ nhất trong kiến nghị 7 điểm mà bà Kwa Kwa đúc kết: “ Cần thiết phải soạn thảo và thực hiện một bộ luật có hiệu lực mạnh về hội và hiệp hội. Chính điều đó sẽ giúp thực hiện chương trình nghị sự của Chính phủ.”
Theo VnEconomy, trước đó trong phiên thảo luận các tổ chức phi chính phủ cho rằng, thể chế kinh tế thị trường hiện đại không thể vắng bóng vai trò quản lý vĩ mô của chính phủ, cũng như vai trò thúc đẩy của xã hội dân sự và tinh thần hiệp hội. Vẫn theo tờ báo, các tổ chức phi chính phủ đã kiến nghị cụ thể là Luật về Hội cần đảm bảo tính tự nguyện, tự chủ và tự do trong hoạt động, không bị can thiệp tùy tiện bởi các cơ quan Nhà nước vào điều lệ, lãnh đạo cũng như lĩnh vực hoạt động của hội. Các tổ chức phi chính phủ cũng dẫn Hiến pháp khi bảo vệ quan điểm theo đó, việc thành lập hội không cần xin phép theo thủ tục rườm rà, mà chỉ cần đăng ký với cơ quan Nhà nước. Đồng thời cơ quan Nhà nước cũng không có thẩm quyền phê duyệt điều lệ cũng như lãnh đạo của hội, không giới hạn số hội hoạt động trong cùng một lĩnh vực và hội hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Dĩ nhiên một quốc hội trên 95% là đảng viên, thì chắc họ cũng không dễ gì thông qua một luật hội thông thoáng, để cho những người không phải là đảng viên tụ tập với nhau thành lập một hội có sức mạnh của nó. Đó cũng là quy luật tự nhiên thôi.
-LS Trần Quốc Thuận
Người đọc báo ghi nhận, những điểm vừa nêu trong kiến nghị có quan điểm hoàn toàn khác và đi ngược lại nhiều điều khoản căn bản trong Dự thảo Luật về Hội mà Quốc hội thảo luận góp ý, trong những ngày cuối cùng của kỳ họp thứ 10 hồi tháng 11.
Theo VnEconomy Việt Nam sẽ có một Luật về hội như thế nào, hiện vẫn là câu chuyện ở thì tương lai. Dự kiến tới kỳ họp thứ nhì khoảng tháng 10/2016, Dự án Luật về Hội mới được Quốc hội nhiệm kỳ tới thông qua.
Tương lai các tổ chức xã hội dân sự độc lập sẽ ra sao, nếu như Dự thảo Luật về Hội giữ nguyên những điều khoản trái khoáy, nhằm hạn chế quyền tự do lập hội. Theo TS Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập một tổ chức tự phát, thì nội dung không cho phép thành lập hội mới, trùng lắp về lĩnh vực hoạt động chính là là cản trở quyền tự do lập hội. Từ Saigon, TS Phạm Chí Dũng tiếp lời:
“Nó còn tùy thuộc vào tính cách xin - cho nặng nề như thế nào trong Luật về Hội. Nếu quá nặng nề về điều kiện xin cho, hay các điều kiện khác như đòi hỏi phải có trụ sở, phải đăng ký tên tuổi của tất cả các thành viên, thì không cách nào các tổ chức xã hội dân sự độc lập có thể đăng ký với Nhà nước. Tại vì một số tổ chức xã hội dân sự không thể bảo đảm về trụ sở, thứ hai đòi hỏi phải minh bạch với Nhà nước về tài chính. Chuyện này quá khó theo tôi biết, chắc chắn phía công an chỉ muốn nắm rõ nguồn gốc tài chính của các hội đoàn xã hội dân sự mà thôi. Cho nên việc đăng ký hay không thì còn tùy thuộc vào thái độ thành tâm tới đâu của Nhà nước thông qua Luật về Hội.”
Theo Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hiện sống ở TP.HCM, Việt Nam có thể có những bước chuyển tiếp trong quá trình dân chủ hóa. Riêng Luật về Hội sẽ cởi mở tới đâu hoàn toàn là câu chuyện tương lai. LS Trần Quốc Thuận nhấn mạnh:
“Dĩ nhiên một quốc hội trên 95% là đảng viên, thì chắc họ cũng không dễ gì thông qua một luật hội thông thoáng, để cho những người không phải là đảng viên tụ tập với nhau thành lập một hội có sức mạnh của nó. Đó cũng là quy luật tự nhiên thôi.”
vn-VDPF2015-1-400.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) và Bà Victoria Kwa Kwa (phải) tại Diễn đàn Đối tác Phát triển tổ chức ngày 5/12 ở Hà Nội. Photo courtesy of World Bank.
Luật về Hội là nội dung thứ nhất trong kiến nghị 7 điểm mà bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đúc kết khi bế mạc Diễn đàn Đối tác Phát triển cuối ngày 5/12 ở Hà Nội. Theo trang mạng chính thức của Ngân hàng Thế giới thì nội dung thứ hai liên quan tới vấn đề mà người đọc báo hiểu là tư nhân hóa nền kinh tế. Xin trích nguyên văn : “Thoái vốn hoàn toàn khỏi nhiều doanh nghiệp hơn nữa. Chính phủ đã công bố con số là 10 doanh nghiệp. Nếu thực hiện thêm 10, thậm chí 20 doanh nghiệp nữa sẽ thể hiện mạnh mẽ hơn nữa quyết tâm cải cách của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực này.”
Như thế các đối tác phát triển của Việt Nam mong muốn chính phủ Việt Nam đẩy mạnh tốc độ tư nhân hóa nền kinh tế, vì mặc dầu thực hiện cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ số lượng cổ phần chi phối, người Nhà nước nắm Hội đồng Quản trị cũng như điều hành doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Được biết gần đây Chính phủ chỉ đạo rút toàn bộ vốn Nhà nước tại 10 Công ty cổ phần, trong đó nổi bật là Vinamilk một đại gia ngành sữa thành công trong sản xuất kinh doanh. Ước tính chính phủ có thể thu về khoảng 4 tỷ USD theo thời giá tháng 11, khi bán hết tổng số cổ phần ở Vinamilk.
Theo các chuyên gia muốn đi theo thể chế kinh tế thị trường hiện đại thì Việt Nam phải tạo sân chơi bình đẳng đối với mọi thành phần doanh nghiệp. Cách thức Nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa vận hành nền kinh tế khó có thể đáp ứng tiêu chuẩn công khai minh bạch, chấm dứt đặc quyền đặc lợi.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội phát biểu:
“Cho đến nay Doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn đang sử dụng khoảng 50% tổng nguồn vốn của đất nước, kể cả nguồn tín dụng cũng như vốn của khu vực công hay vốn ODA chẳng hạn, họ còn sử dụng một nguồn lực rất lớn và với cách làm ăn thua lỗ, nó có thể lỗ cho doanh nghiệp nhưng tiền có thể chảy về túi của một số ai đó có quyền lực. Rõ ràng những nhóm lợi ích này họ thích một cơ chế mù mờ như hiện nay hơn một cơ chế dứt khoát Doanh nghiệp Nhà nước phải đặt dưới sự giám sát của cả xã hội, phải chấp nhận những điều kiện như là TPP đang đưa ra đối với Doanh nghiệp Nhà nước.”

Việt Nam lấy đâu ra tiền để phát triển?

Những vấn đề lớn, mà Diễn đàn Đối tác Phát triển tổ chức ngày 5/12 ở Hà Nội đặt ra cho Chính phủ Việt Nam, cũng được truyền thông báo chí trong nước tường thuật dưới nhiều góc cạnh khác nhau.
Theo Tuổi Trẻ Online, tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt nam đặt mục tiêu 5 năm tới phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Ông Dũng nhấn mạnh 5 năm tới phải phát triển 6,5 – 7% bình quân mỗi năm.
Khi chính phủ huy động ở trong nước nhiều như vậy sẽ có những rủi ro, ví dụ huy động ngắn hạn thì nhiều khi chưa kịp làm gì đã đến thời hạn phải trả nợ rồi, lãi suất vay bằng đồng VN cũng cao hơn vay ngoại tệ ở bên ngoài.
-Bà Phạm Chi Lan
Báo Điện tử Một Thế Giới giật tít lớn, sắp tới Việt Nam lấy đâu ra tiền để phát triển, đây là câu hỏi thẳng thắn của bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Nguyên văn lời bà Kwa Kwa: “ Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới.”
Bà Victoria Kwa Kwa đưa ra một loạt thách thức đối với Việt Nam, như vốn ưu đãi thu hẹp dần, dựa vào nguồn thu trong nước là chính. Trong 5 năm qua tỷ lệ thu ngân sách Nhà nước trên GDP đã giảm dần từ 27% chỉ còn 21%. Ngoài ra năng suất lao động Việt Nam quá thấp không đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững.
Hầu hết các báo điện tử chính thức, khi tường thuật về Diễn đàn Diễn đàn Đối tác Phát triển, đều có bài ghi nhận mối lo ngại sâu xa về nợ công của Việt Nam. Thời báo Kinh tế VnEconomy trích báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á, theo đó nợ công và những khoản do Nhà nước bảo lãnh đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2.000, hiện ở khoảng 60% GDP trong năm 2015. Tại các nền kinh tế thu nhập thấp thường có tỷ lệ nợ công giảm, nhưng nợ công tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong những năm qua.
Báo mạng Một Thế Giới trích nhận định của ông Jonathan Dunn, Đại diện thường trú Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, theo đó xuất khẩu dưới mong đợi, thâm hụt ngân sách cao và nợ công, nợ do Chính phủ bảo lãnh đang tăng lên.
Trước đó vào ngày 2/12 Ngân hàng Thế giới cảnh báo nợ công của Việt Nam đối diện rủi ro vì chính phủ chuyển sang vay nợ bằng phát hành trái phiếu ngắn hạn ở trong nước để bù đắp chi tiêu. Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định:
“Khi chính phủ huy động ở trong nước nhiều như vậy sẽ có những rủi ro, ví dụ huy động ngắn hạn thì nhiều khi chưa kịp làm gì đã đến thời hạn phải trả nợ rồi, lãi suất vay bằng đồng VN cũng cao hơn vay ngoại tệ ở bên ngoài. Hơn nữa khi chính phủ đứng ra vay nhiều như vậy, thì số tiền vốn cho xã hội cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận được, sẽ lại càng khó khăn hơn.”
Qua Diễn đàn Đối tác Phát triển tổ chức ngày 5/12 ở Hà Nội, hầu hết các đối tác cũng như các định chế quốc tế đều chỉ ra những thách thức đầy lo ngại đối với kế hoạch ngũ niên 2016-2020 của Chính phủ Việt Nam. Tuy vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp trấn an khi ông nói nguyên văn “xin nhấn mạnh, chúng tôi dứt khoát bảo đảm an toàn nợ công.” Người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng trình bày 5 giải pháp để tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.
Thủ tướng cho biết sẽ đẩy mạnh kế hoạch tái cơ cấu trong các lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, thị trường tài chính tiền tệ, tái cơ cấu nông nghiệp. Người đọc báo ghi nhận những điều này không có gì mới, nó đã được bắt đầu từ 2012 và cho đến nay không đạt nhiều kế quả.
Bên cạnh những hứa hẹn về quốc kế dân sinh, một trong những điểm đáng chú ý mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết là thực hiện đầy đủ hơn kinh tế thị trường, để vận hành đồng bộ hiệu quả các loại thị trường, trong đó có đất đai. Ngoài ra Thủ tướng cũng hứa hẹn hoàn thiện thể chế, hoàn thiện luật pháp và đặc biệt quan trọng là bảo đảm quyền dân chủ, tự do, quyền sở hữu của người dân theo Hiến pháp 2013.
Các chuyên gia nói rằng Việt Nam đã mất cơ hội cải cách dân chủ khi Hiến pháp 2013 sửa đổi vẫn qui định Khu vực kinh tế Nhà nước là Chủ đạo nền kinh tế, đất đai sở hữu toàn dân tức thuộc Nhà Nước. Nhưng dù sao theo Hiến pháp 2013, người dân sẽ có những quyền cơ bản thí dụ như lập hội, biểu tình, tiếp cận thông tin chẳng hạn và Nhà nước sẽ phải ban hành những Luật này.

Máu đổ tại chung cư 4S

Theo NLĐO-11/12/2015 23:18

Chiều 11-12, tại chung cư 4S Riverside (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP HCM) đã xảy ra xung đột giữa người của chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng Thành Trường Lộc và cư dân chung cư khiến một người bị thương.

Ông Trương Nhật Quang, Trưởng Ban Quản trị chung cư 4S Riverside, cho biết đại diện chủ đầu tư dẫn theo một nhóm 6 người đến để phá dỡ hồ bơi xây trái phép trên đất hành lang bảo vệ kênh rạch. Trước đó, người dân chung cư yêu cầu tháo dỡ công trình sai phạm này từ lâu và  phải có phương án tái lập mặt bằng, thời gian thực hiện… nhưng chủ đầu tư chưa có phương án. Do vậy, khi chủ đầu tư phá khóa cổng sau chung cư, nhiều người dân đã đến ngăn cản thì bị nhóm người này xịt hơi cay và tấn công.
Ông Phan Thế Tú bị đánh gây thương tích. (Ảnh do Ban Quản trị chung cư 4S Riverside cung cấp)
Ông Phan Thế Tú bị đánh gây thương tích. (Ảnh do Ban Quản trị chung cư 4S Riverside cung cấp)
Chưa hết bàng hoàng, anh S. (ngụ chung cư 4S Riverside) kể: “Thấy các đối tượng cắt khóa cửa phụ bên hông chung cư để vào bên trong, ông Phan Thế Tú (60 tuổi) hỏi vào với mục đích gì thì bị một tên dùng hung khí đánh vào đầu gây chảy máu”.
Sau khi sự việc xảy ra, Công an phường Hiệp Bình Chánh đã áp giải 6 đối tượng trên về trụ sở lấy lời khai và sẽ bàn giao Công an quận Thủ Đức xử lý.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra đụng độ giữa chủ đầu tư và cư dân chung cư 4S Riverside vì tranh chấp về diện tích sử dụng chung - riêng.

M.Khanh - S.Hưng

Bất an ở Khu Công nghệ cao

Theo NLĐO-11/12/2015 23:20

Dư luận đang hoang mang trước sự việc 9 nữ công nhân bị kẻ lạ mặt nghi nhiễm HIV dùng kim tiêm đâm vào tay, ngực ở khu vực Khu Công nghệ cao TP HCM

Hiện các nạn nhân đang được theo dõi và uống thuốc chống phơi nhiễm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM.
Chưa hết bàng hoàng
Ngày 11-12, thượng tá Trịnh Văn Sâm - Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an quận 9, TP HCM - cho biết cơ quan này vừa tiếp nhận thông tin 9 nữ công nhân Công ty Nidec Sankyo bị kẻ lạ mặt nghi nhiễm HIV dùng kim tiêm đâm vào tay, ngực trong Khu Công nghệ cao TP HCM (KCNC; phường Tân Phú, quận 9). “Hiện chúng tôi đã lấy lời khai 2 nạn nhân và đang tiếp tục lấy lời khai những người liên quan, đồng thời truy tìm thủ phạm để xử lý nghiêm trước pháp luật” - ông Sâm nói.
Trong khi đó, Công an phường Tân Phú cho biết các công nhân gồm N.T.T (SN 1983, quê Sóc Trăng) và N.T.K.L (SN 1995, quê Quảng Ngãi) đã đến trụ sở cơ quan này để trình báo.
Chiều cùng ngày, tiếp xúc với phóng viên Báo Người Lao Động, đa số công nhân vẫn chưa hết lo sợ và cho biết sẽ nghỉ việc nếu tình trạng này tái diễn. Chị L. kể: “Khoảng 7 giờ ngày 7-12, tôi cùng một số nữ công nhân đi bộ trên đường vành đai thuộc khu vực nội bộ của KCNC thì bất ngờ bị một đối tượng bịt khẩu trang đi trên xe máy ập đến vuốt nhẹ vào ngực. Kẻ biến thái này tiếp tục tiếp cận sờ soạng ngực, tay nhiều nữ công nhân khác rồi rồ ga tẩu thoát ra hướng cầu vượt Thủ Đức”. Lúc đầu, chị L. và nhiều nữ công nhân khác tưởng gặp kẻ bệnh hoạn nhưng khi thấy rát buốt ở phần ngực liền chạy vào trong kiểm tra thì phát hiện trên cơ thể bị một lỗ nhỏ như kim chích, máu dính trên áo. “Một số nữ công nhân cũng bị như tôi và nghi kẻ lạ mặt bị nhiễm HIV nên báo cáo với Ban Quản lý KCNC. Sau đó, chúng tôi được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM kiểm tra sức khỏe, uống thuốc phơi nhiễm HIV” - chị L. chưa hết bàng hoàng.
 Khu vực 9 nữ công nhân bị kẻ lạ mặt đâm kim tiêm vào tay, ngựcẢnh: Sỹ Hưng
Khu vực 9 nữ công nhân bị kẻ lạ mặt đâm kim tiêm vào tay, ngựcẢnh: Sỹ Hưng
Theo một số công nhân làm việc trong KCNC, kẻ lạ mặt xuất hiện ở khu vực này mấy ngày qua nhưng mọi người không để ý. Chị H. (làm việc lâu năm trong KCNC) cho biết thời gian gần đây xuất hiện nhiều đối tượng lạ, người xăm trổ chằng chịt, tại khu vực cầu Suối Tiên trong đường nội bộ của KCNC. Khoảng 2 tuần trước, một số đối tượng còn táo tợn đón lõng 2 nữ công nhân để bắt cóc đưa vào bụi rậm gần đó hiếp dâm. Một nữ công nhân may mắn chạy thoát, người còn lại bị nhóm người lạ mặt bắt đưa đi đâu không rõ. “Chúng tôi đang rất hoang mang vì hằng ngày tan ca phải di chuyển về nhà trên con đường này. Đáng lo hơn, vào thời điểm cận Tết, chúng tôi phải đi làm sớm và về khuya, nếu bị kẻ lạ mặt bắt cóc hoặc đâm kim tiêm như mấy nữ công nhân trên thì biết làm sao đây!” - chị H. nói.
Theo Ban Quản lý KCNC, sau khi tiếp nhận vụ việc trên, đơn vị  đã trình báo với chính quyền địa phương để cùng phối hợp truy tìm thủ phạm, bảo đảm an toàn cho công nhân. Đại diện Công ty Nidec Sankyo khẳng định tất cả 9 công nhân bị đâm kim tiêm được nghỉ 20 ngày để các bác sĩ theo dõi, chăm sóc nhưng vẫn hướng chế độ lương 100%. “Mọi chi phí điều trị, chúng tôi cũng sẽ thanh toán đầy đủ” - vị đại diện khẳng định.
Thắt chặt an ninh
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Vũ Thị Thu Hà, Chủ tịch UBND phường Tân Phú, cho biết sau khi lấy lời khai của một số nhân chứng, Công an phường Tân Phú đã nắm được sơ bộ về hình dáng của đối tượng cũng như phương tiện hắn sử dụng để thực hiện hành vi đê tiện.
Cũng theo bà Hà, nơi xảy ra vụ việc là đường nội bộ được KCNC mở rộng để tạo điều kiện đi lại cho công nhân đang làm việc tại đây. Ngoài ra, KCNC còn mở thêm cửa phụ để công nhân đi tắt về nhà cho gần. Tuy nhiên, gần đây khu vực này xuất hiện nhiều người bán hàng rong và một số đối tượng lạ mặt. “Chúng tôi đã sắp xếp lực lượng thường xuyên tuần tra và 2 tuần thì đi gom rác thải một lần để bảo đảm an ninh trật tự cũng như môi trường xanh - sạch - đẹp. Sắp tới, phường sẽ làm việc với Ban Quản lý KCNC để lên phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công nhân. Trước mắt, chúng tôi sẽ liên hệ với đội xe khách chuyên đón rước học sinh hoặc đội xe ôm tự quản để chở công nhân đến KCNC, sau đó tìm giải pháp lâu dài” - bà Hà thông tin.

Người đông, công an ít
Bà Vũ Thị Thu Hà cho biết hiện địa bàn phường Tân Phú có số người dân tạm trú chiếm 70% nên gặp khó khăn trong việc quản lý. Trong khi đó, lực lượng công an phường “mỏng”, đường nội bộ trong KCNC lại rộng với hàng ngàn công nhân nên không thể dồn sức tuần tra 24/24 giờ. “Vì vậy, Ban Quản lý KCNC khi mở rộng đường thì cần có giải pháp phối hợp cùng chúng tôi tuần tra để bảo đảm an toàn cho công nhân làm việc tại đây” - bà Hà đề xuất.

SỸ HƯNG - LÊ PHONG

Lùa xe vào đường cao tốc để thu phí?

Theo NLĐO-11/12/2015 23:04

Với lý do bảo đảm an toàn giao thông trên Quốc lộ 1 và nâng cao năng lực thông hành đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, xe tải trên 5 tấn đã bị hạn chế lưu thông trên Quốc lộ 1

Sáng 11-12, ngày đầu tiên Cục Đường bộ 4 (Tổng cục Đường bộ - Bộ Giao thông Vận tải) thực hiện việc hạn chế xe tải trên Quốc lộ 1.
Cả trăm xe tải dừng trên làn xe 2 bánh
Theo thông báo từ tờ rơi phát cho cánh tài xế nhiều ngày qua, 2 đoạn trên Quốc lộ 1 từ Km 1918+560 (nút giao thông Bình Thuận) đến Km 1927+900 (nút giao giữa Quốc lộ 1 - đường ĐT 835) và đoạn từ Km 1955 + 500 đến Km 1957 + 900 (đoạn qua KCN Tân Hương, tỉnh Tiền Giang) sẽ cấm xe tải trên 5 tấn lưu thông trong 2 khung giờ: từ 6 giờ đến 8 giờ 30 phút và từ 16 giờ đến 18 giờ 30 phút.
Trong sáng 11-12, tại đường dẫn vào đường cao tốc TP HCM - Trung Lương gần ngã ba Lương Phú, xe tải đậu thành hàng dài, chờ qua khung giờ cấm để tiếp tục lưu thông. Ghi nhận của phóng viên cho thấy từ 7 giờ, hơn 100 xe tải trọng trên 5 tấn dừng trên cả làn đường dành cho xe 2 bánh. Nhiều tài xế cho rằng do chưa nghe lệnh cấm nên vẫn chạy bình thường, đến khi bị lực lượng chức năng nhắc nhở mới biết. Tài xế Nguyễn Tấn Hùng (Vĩnh Long) cho biết anh chở hàng đến Long An, qua cầu Tân Hương (Tiền Giang) là tới nhưng do không biết nên phải dừng lại, chờ hết giờ cấm rồi chạy tiếp. “Đoạn đường chỉ có mấy km, chẳng lẽ tôi phải đánh vòng vào Tỉnh lộ 878B ra TP Tân An rồi chạy ngược về cầu Tân Hương. Như vậy vừa mất thời gian vừa tốn thêm chi phí. Còn vào đường cao tốc đến Tân An rồi cũng phải vòng lại mà lại tốn phí” - anh Hùng giải thích.
Nhiều xe nối đuôi nhau chờ hết giờ cấm lưu thông trên Quốc lộ 1
Nhiều xe nối đuôi nhau chờ hết giờ cấm lưu thông trên Quốc lộ 1
Tương tự, anh Trần La Biến - tài xế xe container bỏ hàng ở Tiền Giang, trên đường quay về TP HCM - than thở “đường 878B nhỏ quá, lại có cầu hạ tải trọng, chạy vào đó lòng vòng, kẹt xe tốn thêm xăng dầu và thời gian. Còn vào đường cao tốc thì tốn phí vài trăm ngàn đồng. Trong khi lượt về không có hàng thì chạy trên Quốc lộ 1 cho đỡ tốn kém. Tội gì phải đi lòng vòng hay vào cao tốc, đợi hết giờ qua luôn”.
Vẫn chưa cải thiện giao thông trên Quốc lộ 1
Nhiều tài xế xe tải cho rằng Quốc lộ 1 đoạn từ Tiền Giang đến TP HCM vừa được sửa chữa, lưu thông khá tốt nên họ chọn tuyến này cho đỡ tốn kém. Từ đó mới phát sinh việc Cục Đường bộ 4 cấm ô tô có tải trọng trên 5 tấn lưu thông vào giờ cao điểm.
Theo ghi nhận của phóng viên, việc cấm xe tải từ 6 giờ đến 8 giờ 30 phút không làm giảm tình trạng ùn tắc trên Quốc lộ 1 đoạn qua KCN Tân Hương trong ngày đầu thực hiện. Trước KCN này vẫn còn tình trạng ùn ứ phương tiện lưu thông. Đoạn khác thì do có nhiều xe đậu chờ qua giờ cấm nên giao thông cũng không được thông suốt. Trao đổi với phóng viên, tài xế Trần Văn Thuận (Tiền Giang) bộc bạch do chở hàng đúng tải trọng quy định nên lợi nhuận không cao như trước. Nếu vào đường cao tốc thì không còn lãi nên phải dừng chờ hết giờ cấm.
Phương án cấm xe tải trong giờ cao điểm nêu trên của Cục Đường bộ 4 là căn cứ theo đề nghị của Sở Giao thông Vận tải và Ban An toàn giao thông các tỉnh Tiền Giang, Long An, TP HCM: “Có phương án bảo đảm an toàn giao thông trên Quốc lộ 1, nâng cao năng lực thông hành đường cao tốc TP HCM - Trung Lương”. Nhiều tài xế thắc mắc hạn chế xe tải để giải quyết tình trạng kẹt xe trên Quốc lộ 1 hay nhằm ép xe tải vào đường cao tốc?
Bài và ảnh: Minh Sơn