Wednesday, March 8, 2017

“Họ” dầu khí: Những kỷ lục nhìn từ đáy!

Vietstock-08-03-2017

2016 – một năm mà sắc đỏ sụt giảm lợi nhuận bao phủ hầu hết doanh nghiệp thuộc “họ” dầu khí.

Nhóm những doanh nghiệp dầu khí có lãi ròng giảm và lỗ ròng năm 2016
Tỷ đồng
Nhóm những doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận
Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Giá dầu Brent từng rớt mốc 27 USD/thùng thời điểm đầu năm, chạm mức thấp nhất kể từ năm 2003. Tuy dần hồi phục và giữ đà tăng từ đó đến cuối năm, đạt 57 USD/thùng, nhưng giá dầu vẫn chưa vượt mức kỳ vọng 60 USD/thùng. Khi con đường giá dầu Brent diễn biến khó lường, thì các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến dầu khí cũng lao đao.
Diễn biến giá dầu Brent năm 2016
Hiện có tổng cộng 38/39 doanh nghiệp “họ” dầu khí (dựa theo bộ chỉ số PVN-Index của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN)) đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2016 tính đến ngày 06/03/2017. Theo dữ liệu báo cáo tài chính tổng hợp của Vietstock, có 4 đơn vị báo lỗ trong quý 4/2016, 34 đơn vị ghi nhận lãi ròng (trong đó có đến 25 doanh nghiệp ngậm ngùi với kết quả sụt giảm lợi nhuận).
Trong những cái tên thuộc diện giảm lãi hơn 90%, PV Drilling (PVD) chính là dấu ấn u ám nhất. Tổng doanh thu cả năm 2016 của PVD giảm gần 63% so với năm trước, chỉ đạt 5,360 tỷ đồng. Theo đó, PVD gom về vỏn vẻn 120 tỷ đồng lãi ròng, trong khi năm 2015 là hơn 1,664 tỷ đồng và chỉ bằng 24% kế hoạch đã đề ra. EPS cũng lần đầu chạm 203 đồng/cp. Đây đều là những con số khiến PVD đánh dấu kỷ lục 10 năm nhìn từ đáy.
Kết quả hoạt động kinh doanh của PVD giai đoạn 2007 – 2016
Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Thực ra, kết quả này đã nằm trong kế hoạch của PVD theo phương án 2 khi dự đoán giá dầu bình quân trong năm 2016 là 30 – 55 USD/thùng. Với mức giá này, các nhà thầu sẽ dừng và giãn tối đa hoạt động thăm dò, khai thác dẫn đến tình trạng ứ đọng giàn khoan. Như trong quý 3 và 4 của năm 2016, các giàn khoan của PVD ngoài nằm chờ việc thì không hề có một hoạt động nào tạo nguồn thu. Song song đó, tình trạng cạnh tranh tăng tạo áp lực đè đơn giá thuê giàn giảm sâu, trung bình giảm từ 40-60%.
Cũng là kỷ lục nhưng Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) có phần may mắn hơn PVD khi kết thúc năm 2016 với lãi ròng thấp nhất chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây. Doanh thu PVS sụt giảm về gần sát giá vốn nên lãi gộp còn 774 tỷ đồng, giảm 64% so năm 2015. Kết quả, lãi ròng không vươn ngàn tỷ như mọi năm, dừng lại 987 tỷ đồng, giảm 35%. Dù vậy, PVS vẫn đứng thứ 4 nhóm có lãi cao nhất “họ” dầu khí.  
PXI, PCGPSP và POV cũng là những cái tên có một năm bết bát với lãi ròng lao thẳng xuống đáy, thấp nhất trong những năm gần đây.
Tổng Công ty Dung dịch khoan & Hóa phẩm Dầu khí - CTCP (PVC) cũng chung cảnh “phơi giàn nằm chờ” và từ 100 tỷ đồng lãi ròng trong năm 2015 đành ngậm ngùi ghi nhận lỗ 53 tỷ đồng ở năm 2016. Bọc ống Dầu khí Việt Nam (PVB) thì giành luôn vị trí quán quân trong nhóm lỗ với 54 tỷ đồng. Trong 5 năm trở lại đây, hoạt động của hai đơn vị này khá ổn định, lãi luôn trên 50 tỷ đồng và năm 2016 cũng là năm ghi nhận lỗ duy nhất.
“Anh lớn trong họ” vượt kế hoạch nhờ điều chỉnh
Câu chuyện lãi tuột dốc cũng không loại trừ với những “anh lớn trong họ” khi cả 5 đơn vị có kết quả kinh doanh cao nhất đều thuộc nhóm giảm lãi. Và hầu hết vượt kế hoạch nhờ điều chỉnh ở phút chót.
Điển hình là PV Gas (GAS) đã điều chỉnh mục tiêu lãi ròng giảm đến 27% so với chỉ tiêu ban đầu từ 7,085 tỷ đồng còn 5,200 tỷ đồng. Và chính nhờ vậy, lãi ròng năm 2016 dù chỉ đạt 7,075 tỷ đồng, giảm 17% nhưng đã vượt 36% kế hoạch sau điều chỉnh. Được biết, kế hoạch ban đầu của GAS dựa trên cơ sở giá dầu Brent đạt 60 USD/thùng nhưng đầu năm đến nay vẫn chưa qua được 57 USD/thùng.
Đạm Phú Mỹ (DPM) và Đạm Cà Mau (DCM) cũng điều chỉnh giảm và gần như hoàn thành kế hoạch này. Cụ thể, lãi ròng của DPM đạt 1,128 tỷ đồng, giảm 24%, còn DCM dừng lại tại 620 tỷ đồng lãi, giảm 12% so với năm 2015.
Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận ròng 2016 cao nhất
Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Không chỉ các “anh lớn”, hàng loạt đơn vị khác trong “họ” cũng kéo nhau công bố Nghị quyết HĐQT thay đổi kế hoạch năm 2016. Đơn cử như CNG điều chỉnh giảm lãi ròng còn 106 tỷ đồng để vượt 6%. Ngoài ra, các doanh nghiệp như PVG, PSW và PGS cũng thực hiện điều chỉnh giảm doanh thu nhưng giữ nguyên chỉ tiêu lợi nhuận ròng.
Hiếm kẻ lội ngược dòng nhưng lại không nhờ hoạt động chính
Trong bảng vàng 9 “chiến binh” có lãi tăng, có khá nhiều đơn vị không nhờ hoạt động chính. Đầu tiên, phải điểm tên Xây lắp Dầu khí Việt Nam (HNX: PVX), dù kết thúc năm doanh thu giảm hơn 20% so với năm 2015 nhưng PVX đã “lật ngược thế cờ” bằng việc mạnh tay thu hồi công nợ và hoàn nhập gần 52 tỷ đồng giảm giá đầu tư ngắn và dài hạn cũng như 100 tỷ đồng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Theo đó, lãi ròng bất ngờ nhảy vọt lên 137 tỷ đồng, bỏ xa con số 24 tỷ đồng của năm cũ và cũng là đơn vị đứng đầu trong nhóm tăng lãi.
PVX cho biết đã nỗ lực đẩy mạnh tiến độ thi công nhà máy nhiệt điện Thái Bình II, dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn và Nhà máy Nhiệt điện sông Hậu I nhưng hiện vẫn chưa hoàn thiện. Do đó, sự thiếu hụt nguồn thu từ những công trình này đã dẫn đến sụt giảm rõ rệt kết quả kinh doanh ở hầu hết tất cả các mảng.
Còn Petroland (PTL) thì bết bát với doanh thu sụt giảm đến 81% chỉ còn 92 tỷ đồng, không thể gánh nổi giá vốn cũng như các loại chi phí, nên lỗ thuần lên đến 52 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ 53 tỷ đồng lợi nhuận khác, PTL không những may mắn quay lại giá trị dương với lãi ròng 2.3 tỷ đồng mà còn đạt tăng trưởng gấp đôi năm trước.
Tương tự, với mức tăng giá vốn (21%), cao hơn mức tăng doanh thu (17.7%), PV Trans (HOSE: PVT) phải ghi nhận lãi gộp giảm nhẹ. Tuy nhiên, công ty vẫn đạt được mức tăng trưởng 12% lên hơn 413 tỷ đồng lãi ròng, chủ yếu nhờ hoạt động tài chính hiệu quả.
Tuy vậy, vẫn còn Kinh doanh Khí miền Nam (HNX: PGS), nguồn thu từ hai mảng kinh doanh khí hóa lỏng và khí CNG đều có tăng trưởng ở từng quý, dẫn đến tổng doanh thu gần chạm ngưỡng 5,000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2015 (theo báo cáo công ty mẹ). Kéo theo lãi ròng gấp gần 3 lần năm 2015, đạt 342 tỷ đồng. Nhưng nếu xem xét kỹ, để đạt mức lợi nhuận vượt bậc cũng phần nào nhờ vào 326 tỷ đồng lãi hoạt động tài chính, con số này gấp đến 6 lần năm trước.
Điểm sáng nào soi rọi con đường cho “họ” dầu khí năm 2017?
Theo báo cáo ngành 2017 của CTCK BSC (HOSE: BSI), điểm sáng đầu tiên cho “họ” dầu khí có lẽ là sự kiện Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu thô vào ngày 30/11/2016 xuống mức 1.2 triệu thùng/ngày, tương đương 3.5% sản lượng sản xuất hiện nay của khối, đây là lần đầu tiên cắt giảm kể từ 2008 đến nay. Ngoài ra, các quốc gia ngoài khối OPEC đã đồng ý cắt giảm 558,000 thùng/ngày. Theo đó, lượng dầu cắt giảm tương đương với khoảng 2% sản lượng toàn cầu. Quyết định này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2017 và kéo dài trong 6 tháng.
Tuy vậy, sự mất cân bằng cung cầu vẫn là vấn đề lớn nhất đối với diễn biến giá dầu thế giới. Xét trong trường hợp giá dầu khôi phục, nguồn cung dự kiến vẫn sẽ ở mức cao. Song song đó, số lượng  giàn khoan trên thế giới vẫn duy trì đà tăng dẫn tới lượng dầu khí tồn kho ngày càng nhiều và đẩy áp lực cạnh tranh gay gắt hơn. Theo đó, những dự báo dài hạn cho giá dầu vẫn sẽ ở mức dưới 60 USD/thùng.
Các dự án hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong năm 2017 sẽ được triển khai mạnh mẽ, chủ yếu vẫn là các dự án trên bờ như xây dựng nhà máy Nhiệt Điện Long Phú, Sông Hậu, dự án lọc hóa dầu Long Sơn, dự án Long Quất mở rộng, dự án xử lý khí GPP Cà Mau. Điều này có triển vọng đóng góp lớn vào nguồn thu của các doanh nghiệp xây lắp PVS, PXS, PXT và PVE./.

Tòa án trả hồ sơ 'đại án' Hà Văn Thắm để bổ sung

Theo BBC-8 tháng 3 2017 

hvt oceanbankBản quyền hình ảnhBAOMOI
Image captionHai nhân vật chính của vụ án; Hà Văn Thắm (trái) và Nguyễn Xuân Sơn (phải)
Ngày 8/3, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội quyết định trả hồ sơ 'đại án' Hà Văn Thắm để điều tra bổ sung sau khi có đề nghị của Viện Kiểm sát.
Phiên sơ thẩm vụ án kinh tế khổng lồ này bắt đầu từ 27/2 và dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 21/3.
Tuy nhiên với quyết định này, không rõ tiến trình xét xử sẽ ra sao.
Báo trong nước cho hay hôm thứ Tư 8/3, khi quá trình xét hỏi đang diễn ra, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội giữ quyền công tố "cho rằng vụ án có nhiều vấn đề chưa được giải quyết, những vấn đề đó không thể làm rõ ngay tại tòa nên đề nghị tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung".
Vụ OceanBank là một trong sáu "đại án" mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo "cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xử lý".
Một trong những nội dung mà bên công tố muốn điều tra làm rõ thêm là việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp 800 tỷ đồng vào Oceanbank, mà ông Hà Văn Thắm từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
PVN là cổ đông và đối tác chiến lược của Oceanbank, góp 20% vốn tương đương 800 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Xuân Sơn là đại diện phần vốn góp của PVN tại ngân hàng. Trong việc thất thoát 800 tỷ đồng của PVN, ông Sơn bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên nay theo Viện Kiểm sát, tội danh này chưa chính xác mà "hành vi của bị cáo có dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao" vì vậy cần điều tra làm rõ.
Ngoài ra còn có một số vấn đề chưa thể làm rõ tại tòa thí dụ như hành vi chỉ đạo chi lãi ngoài hợp đồng của 34 bị cáo là giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch của Oceanbank, cần thiết phải làm rõ số tiền các bị cáo đã chi và việc chỉ đạo để có căn cứ xử lý.
Hiện chưa rõ bao giờ tòa mở lại.

Gia đình nữ hoạt động chính trị mong mỏi điều gì?

Theo BBC-8 tháng 3 2017

Blogger Mẹ Nấm, hay Nguyễn Ngọc Như QuỳnhBản quyền hình ảnhFB NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH
Image captionBlogger Mẹ Nấm, hay Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Hiện đang có nhiều nhà hoạt động chính trị hay đấu tranh nhân quyền nữ tại Việt Nam bị kết án và câu lưu trong các nhà giam vì những lý do mà gia đình họ cho là "mơ hồ" hay "bất công".
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, BBC Tiếng Việt nói chuyện với gia đình hai nữ hoạt động chính trị ở Việt Nam - blogger, nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) và bà Cấn Thị Thêu, một người dân đấu tranh phản đối thu hồi đất đai ở Dương Nội.

Mong cho con gái "được đoàn tụ với gia đình"

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cho BBC Tiếng Việt hay bà vẫn chưa được tiếp cận với con gái và mong chính quyền trả tự do cho con mình.
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được biết đến với tên Mẹ Nấm, bị công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ hôm 10/10/2016 tại Nha Trang và bị truy tố phạm tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo Khoản 1 Điều 88 với lệnh tạm giam 4 tháng.
Sau khi hết hạn Quỳnh bị tạm giam, bà Lan không thấy con về nên đã viết đơn lên các cơ quan chính quyền và Bộ Công An thắc mắc. Ngày 21/2 bà được Trưởng ban anh ninh điều tra tỉnh Khánh Hòa mời lên và thông báo lệnh tạm giam chị Quỳnh đã được ra hạn thêm ba tháng nữa đến ngày 7/5/2017.
Bà Lan cho biết bà vẫn đi gửi thực phẩm cho con gái một tháng hai lần, nhưng vẫn chưa được tiếp xúc với con. "Kể cả gửi một mảnh giấy hỏi "Con có khỏe không? Các con con vẫn ngoan" cũng không được."
"Ở Việt Nam ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ, có Đại hội phụ nữ, rồi ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu phụ nữ phải đấu tranh này nọ. Tôi nghĩ cái đó chỉ là mỵ thôi. Con tôi cũng đấu tranh đòi sự công bằng cho mọi người, đòi hỏi quyền được làm người, đòi hỏi một môi trường biển sạch, một đất nước cường thịnh. Thế mà họ bắt con tôi với một lý do rất là mơ hồ."
"Điều mà tôi mong muốn nhất là con gái tôi được đoàn tụ với hai đứa con nhỏ và họ phải trả tự do cho con tôi," bà Lan cho biết.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng được tổ chức Những người bảo vệ nhân quyền (Civil Rights Defenders, viết tắt là CRD), đặt ở Thụy Điển, trao giải thưởng Người bảo vệ nhân quyền 2015.
Đây là giải được trao hàng năm cho những nhà hoạt động nhân quyền khắp thế giới và blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người thứ ba, đồng thời là người châu Á đầu tiên được nhận giải này.
Bà Cấn Thị Thêu trong một lần biểu tìnhBản quyền hình ảnhTRỊNH BÁ TƯ
Image captionBà Cấn Thị Thêu trong một lần biểu tình

Mong cộng đồng "tiếp tục lên tiếng bảo vệ"

Bà Cấn Thị Thêu bị bị bắt hồi tháng 6/2016 và bị Tòa án Nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội tuyên phạt 20 tháng tù giam vì tội Gây rối trật tự công cộng hồi tháng 9/2016.
Anh Trịnh Bá Tư, con trai bà Thêu, cho BBC hay trong lần gần nhất gia đình đi thăm bà ở trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, bà Cấn Thị Thêu có sức khỏe tốt và "tinh thần vững vàng và động viên bà con Dương Nội đoàn kết đấu tranh để giữ lại quyền lợi đất đai" của họ.
Anh Tư cho biết từ khi bà Thêu và người dân Dương Nội bắt đầu đấu tranh đòi quyền lợi đất đai cách đây gần 10 năm, đã có 7 người bị bắt và kết án, với tổng thời hạn là 99 tháng tù giam.
Khi được hỏi gia đình có nguyện vọng gì trong thời gian này, anh Tư chia sẻ:
"Trong quá trình đấu tranh chúng tôi được sự ủng hộ rất nhiều về tinh thần và vật chất của những người yêu công lý sự thật ở trong nước và cả kiều bào ở nước ngoài. Điều này giúp cho gia đình nhà tôi và bà con Dương Nội có thêm niềm tin và sức mạnh để đấu tranh đòi công lý cho gia đình và bà con. Chúng tôi cảm thấy được an ủi rất nhiều."
"Chúng tôi mong muốn cộng đồng những người yêu công lý và sự thật tiếp tục lên tiếng bảo vệ chúng tôi trước những bất công của chính quyền Hà Nội," anh Tư nói thêm.
Bà Cấn Thị Thêu được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, tổ chức do người Việt hải ngoại thành lập năm 1997 để cổ suý hoạt động nhân quyền trong nước, trao giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2016.

Ngày 8 tháng Ba: nhớ những Bà đi qua đời Bác

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Hôm nay là Ngày Quốc tế Phụ nữ! Trong ngày cực kỳ trọng đại này, đàn ông phải “kính nhi” hơn với đàn bà; chồng phải “nhủn như con Chi Chi” hơn với vợ; Cu Tèo thì phải “phấn đấu khắc phục” nhiều hơn nữa với Cái Hĩm bạn gái..., thế nhưng, đó mới chỉ là chuyện nhỏ; chuyện lớn hơn phải là, “nhân dân cả nước và loài người tiến bộ” phải hướng về những người đàn bà đi qua đời Bác.

Những người đàn bà nào đã đi qua đời Bác? Nếu chụm chữ/tiếng “đi qua đời Bác” được hiểu là, tạt ngang đời Bác một chặp rồi “từng người tình bỏ Bác ra đi như những dòng sông nhỏ”, thì chẳng có bà nào dám đi qua đời Bác một cách “tự nhiên như người Hà Nội” như thế cả. Mà phải nói/viết rằng, đó là những người đàn bà bị Bác đi qua đời mình.

Nhớ đến họ - những người đàn Bà bị Bác đi qua - là thắp một nén hương lòng thương cảm tưởng niệm những vong linh khi còn sống đã chẳng may gặp phải... Bác.

Họ là ai? Những người đàn bà bi Bác đi qua đời họ thì đếm không xuể, vì Bác là người có số đào hoa, lại ăn mặc khi nào cũng hào hoa chải chuốt, khi Người đi bỏ báo cũng như khi Người đi ngủ phải loay hoay với “cục gạch nung đỏ ửng gói giấy báo, gối đầu giường” làm sao cho khỏi cháy râu tóc, chăn mền, cháy cả nhà thuê thì bỏ mẹ Bác.

Người ta chỉ “lý lịch trích ngang” được một số nhỏ trong số không đếm xuể những phụ nữ bất hạnh khắp năm châu ấy:

1- Tăng Tuyết Minh (Quảng Châu, Trung Hoa; từ tháng 10/1926 đến tháng 5/1927)*

2- Nguyễn Thị Minh Khai (trong khoảng 1931-1933)*

3- Nông Thị Ngát (người thiểu số, tại hang Pac Bó, Cao Bằng), trong khoảng 1940-1942, mẹ Nông Đức Mạnh. *

4- Nông Thị Xuân (người thiểu số, tại Hà Nội), từ 1956-1957, mẹ Nguyễn Tất Trung*

5- Marie Bière (Tây)*

6- Lý Huệ Khanh (Tàu)*

7- Lý Sâm: (Tàu)*

8- Vera Vasilieva (Nga)*

9- Đỗ Thị Lạc (đảng viên, theo Hồ về hang Pac Bó năm 1940*

10- Tata*

11- Huỳnh Thị Thanh Xuân*

………………………………………

Mặc dầu những người bị bác đi qua đời mình là chuyện có thật, “sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”, không có thể cãi chày cãi cối, vì Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tất Trung còn sơ sờ ra đó, và không đâu xa, mà giữa lòng Hà Nội “Thủ đô của phẩm giá con người”, nhưng những người đà bà ấy, đối với “cha già DT”, chẳng có chút phẩm giá nào cả: chơi xong là Bác “a lê hấp” không bỏ thì cũng bị“ tai nạn giao thông” như cô Nông Thị Xuân.

Ngày 8 Tháng Ba, nhớ những người đàn bà bị “Bác” đi qua đời họ, là một cách cầu nguyện cho linh hồn những người bạc hạnh khi còn sống được siêu thoát, nếu họ còn mang nặng oán hờn “cha già DT”.

09.03.2017



_______________________________

Ghi chú:

Hai... hot boy cộng sản lên thớt

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Vào tháng 1, 2016 hot boy Nguyễn Quốc Khánh được Nguyễn Tấn Dũng cho ngồi vào ghế Chủ tịch lẫn Tổng giám đốc PetroVietnam. Nguyễn Tấn Dũng rớt đài đại hội đảng 12. Ghế Chủ tịch xăng dầu của Khánh chưa được ấm mông thì mới 6 tháng đã bị mời xê mông ra chỗ khác.

Nguyễn Quốc Khánh
Vào ngày 7/3/2017 Bộ Công thương hé tin cho biết đang muốn Thủ Phúc lôi đầu quan Khánh ra khỏi ghế Tổng giám đốc để đem về Bộ ngồi chơi xơi nước.

Bộ Công thương là nơi Tổng Lú chọn làm địa bàn đập ruồi đập muỗi trong nhiều tháng qua.

Việc thay mông cho ghế tổng giám đốc PetroVietnam có thể được xem như là động thái của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc muốn đưa đàn em vào chỗ làm ra tiền như nước này. Năm 2016 PVN báo cáo có 166 ngàn tỷ đồng, tương đương với hơn 7 tỷ USD tiền tươi bỏ chơi vào ngân hàng kiếm lãi.

*

Hot boy Trịnh Văn Chiến được đưa lên thớt bằng chiêu dọn đường “hot girl xứ Thanh" Trần Vũ Quỳnh Anh vào cuộc mây mưa của Trọng.

Trần Vũ Quỳnh Anh


Đồng chí hot girl, theo từ của báo lề đảng gọi, là Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa.

Nàng hot girl đỏ chói này bị các đồng chí tố đồng rận là đã bổ nhiệm “thần tốc” và có khối tài sản khủng khi em đang còn rất son. Hình ảnh dinh thự của em đã được các bút nô của phe này phanh phui để làm đạn dược bắn phe kia.

Trịnh Văn Chiến
Việc bổ nhiệm em gái cực kỳ nóng hổi này nếu theo quy trình của đảng thì cuối cùng cũng quy vào cái quy đầu lớn nhất của Thanh Hóa: Bí thư tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến.

Đồng chí hot girl đã từng kết hôn không giấy tờ và ly hôn vào năm 2012. Thời điểm em giả từ cuộc chơi với chồng cũ cũng là lúc em được bổ nhiệm thần tốc về phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản của Sở Xây dựng Thanh Hóa.

Một năm sau, hot girl được các đồng chí thương mến mến thương cho lên ngồi ghế phó trưởng phòng, không cần tập sự chi cho nó phiền.

Năm sau nữa, cứ thế mà tiến, em lại được âu yếm ẩm lên ghế trưởng phòng.

Điều đáng ghi nhận là trong trường hợp của em gái Trần Vũ Quỳnh Anh thì "hồng hơn chuyên" là chiếc xe phi mã cho con đường hoạn lộ. Chỉ khác và khác rất lớn là hồng này không phải là hồng cờ Phúc Kiến mà là khách má hồng. Em vào làm việc cho cơ quan đảng ta mà không cần đảng tịch. Đến tháng 8/2013, em mới mở miệng tuyên thệ Đảng là cuộc sống của em. 2 năm sau với nhan sắc vượt xa Tòng Thị Phóng, xuân tình hơn Nguyễn Thị Kim Ngân, em leo lên ghế ủy viên ban chấp hành Đảng ủy Sở. Chỉ 2 năm từ đảng là cuộc sống của em đã thần tốc biến thành em là cuộc sống của (bí thư) đảng.

Để tài sắc vẹn toàn, trong 2 năm 2013- 2015, em bỏ lại sau lưng xứ Thanh, chạy xuống thành Hà kiếm cái bằng thạc sĩ kinh doanh tại ĐH Quốc gia Hà Nội. Thế nhưng dù không có mặt, quê nhà em ghế vẫn giữ, con đường hoạn lộ em vẫn thênh thang, em chơi ở thành Hà mà ở quê Thanh em vẫn được thăng tiến như ruồi xanh gặp gió.

Vào tháng 6, 2017, thông tin trên mạng xã hội lan truyền tin đồn Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa là Trịnh Văn Chiến có bồ nhí là một nữ cán bộ cấp phòng ở Sở Xây dựng tỉnh và có con riêng. Bồ nhí đó không ai khác hơn là hot girl Trần Vũ Quỳnh Anh.

Từ hot girl Quỳnh Anh sang hot boy Văn Chiến. Chỉ khác là boy Chiến không "hot" vì bộ mã hãm tài mà hot là vì đang được cho lên thớt, chuẩn bị để đồng chí Lú cho vào chảo dầu "chống suy thoái, chống tự diễn biến" trong chiến dịch đồng chí thanh trừng đồng rận để tranh quyền đoạt ghế và kiếm Hồ tệ.

09.03.2017

Ký sinh trùng lề đảng

Người Quan Sát (Danlambao) - Việc các bút nô lề đảng sống ký sinh vào người khác không phải do thành phần phản động nào xuyên tạc mà chính do Trương Minh Tuấn, đầu sỏ của bộ 4T thú nhận.

Theo Trương Minh Tuấn thì vấn đề nổi cộm nhất là "không ít" các văn phòng đại diện tại các địa phương là "các phóng viên viết bài “tô hồng” hoặc “bôi đen” doanh nghiệp" để tìm cách tuyên truyền thương mại láo khoét hoặc áp lực các doanh nghiệp phải đăng quảng cáo.

Cũng theo tay bộ trưởng guồng máy tuyên truyền của đảng thì "những tin bài “tô hồng”, “bôi đen”, những tin tức giật gân, sai sự thật hoặc nửa sự thật, và cả những lời đồn đều có thể được biến thành tin tức chính thống xuất bản trên báo in hoặc báo điện tử." (1)

Vậy thì không ai khác, chính kẻ cầm đầu báo lề đảng thú nhận nhiều tin tức gọi là "chính thống" là tin tức "ống cống". 

Về phẩm chất của đội ngũ phóng viên con cháu của "nhà báo" Hồ Chí Minh, Trương Minh Tuấn nói rằng các văn phòng đại diện báo lề đảng đã dùng các phóng viên "vừa thiếu năng lực vừa thiếu phẩm chất đạo đức". Bên cạnh các "phóng viên chuyên nghiệp" thì các cơ quan báo chí của đảng còn cấp giấy giới thiệu cho các "cộng tác viên". Những kẻ này, theo ông Tuấn, được cấp thẻ phóng viên tương tự như thẻ nhà báo để vừa làm nhiệm vụ đưa tin vừa khai thác quảng cáo, liên kết với nhau, tự cho họ là thứ “quyền lực thứ tư”, nhũng nhiễu địa phương, doanh nghiệp, 

Trong khi đó lại có một lũ ký sinh trùng khác của đảng, đang ngự tại tờ Nhân Dân, tự xưng là Cơ quan TƯ của đảng cộng sản, là tiếng nói của đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam thì đang gào cổ “bôi đen”, đăng “những tin tức giật gân, sai sự thật hoặc nửa sự thật, và cả những lời đồn đều có thể được biến thành tin tức chính thống xuất bản trên báo in hoặc báo điện tử..." theo kiểu Trương Nhân Tuấn tự tố.

Đám bút nô sống theo truyền thống ký sinh trùng của Trương Minh Tuấn lại lôi nhân dân ra, tấn công một số người như Lê Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Anh Tuấn, Lê Dũng Vova... là đã tung "tin vịt", gây nhiễu loạn thông tin trong xã hội... (2)

Không cần phải phân tích những gì mà các bút nô tiếm danh Nhân Dân viết, chỉ cần nghe trên đầu sỏ của chúng "thành thật khai báo" về chúng thì đã đủ.

09.03.2017



________________________________


Chính sách di trú của Mỹ khiến tiền Việt Nam sụt giá

Đồng tiền Việt Nam bị áp lực sụt giá vì chính sách di trú của TT Trump. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/GettyImages)
HÀ NỘI (NV) – Đồng bạc của Việt Nam đã bị mất giá 2.2% kể từ Tháng Mười Một năm 2016 đến nay và hiện còn đang bị áp lực mất giá thêm nữa vì chính sách di trú mới của chính phủ Hoa Kỳ.
Theo một bản phân tích của Ngân Hàng Đầu Tư Tài Chính Credit Suisse, chính sách ngăn chặn di dân lậu và kiểm soát chặt chẽ biên giới Hoa Kỳ của chính phủ Donald Trump đang có dấu hiệu tạo thêm áp lực mất giá hơn nữa của đồng nội tệ Việt Nam.
Trong khi số lượng người từ Việt Nam đi làm thuê ở nước ngoài bị coi là “có nguy cơ bị ảnh hưởng” chỉ chiếm khoảng 15% tổng số lực lượng xuất khẩu lao động thì những người đó lại đang bán sức lao động ở Mỹ.
Kinh tế gia Deepali Bhargava của Credit Suisse ước lượng số kiều hối bị thất thu có thể sẽ làm giảm đến 0.4% GDP của Việt Nam nếu ông Trump siết chặt chính sách di trú nhằm bảo vệ công việc làm trong nước cho dân bản địa.
Nguyên nhân là phân nửa trong tổng số tiền hàng tỉ đô la kiều hối mà Việt Nam nhận được hàng năm, giúp nhà cầm quyền có ngoại tệ trả nợ và nhập cảng hàng hóa lại đến từ những người ở nước Mỹ gửi về.
Thêm vào đó, lại còn dự luật thuế nhập khẩu đánh tại biên giới mà chính phủ ông Trump và các dân cử đảng Cộng Hòa đang chuẩn bị ở quốc hội. Nếu dự luật này được thông qua, theo phân tích của Credit Suisse, Việt Nam có thể bị sụt giảm 0.9% GDP, chưa kể đến những tác động do việc Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị ông Trump dẹp bỏ khi vừa bước chân vào Tòa Bạch Ốc.
Trong khi chúng tôi thấy Việt Nam sẽ vẫn có thặng dư mậu dịch năm nay, họ sẽ chỉ đạt thặng dư khoảng 2.4% trong khi năm ngoái đạt tới 3.4%.” Bản tường trình của Credit Suisse viết.
Việc chính phủ Mỹ siết chặt việc kiểm soát di trú ảnh hưởng đối với Việt Nam vê thặng dư mậu dịch hơn đối với Philippines và Ấn Độ, hai nước cũng có số lượng công nhân xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng bởi chính sách di trú mới của Washington.
Năm 2015, Việt Nam phá giá đồng bạc 3 lần khi thấy Trung Quốc liên tiếp phá giá đồng nhân dân tệ để cứu xuất cảng hàng hóa.
Theo một bản phân tích hồi Tháng 11 năm 2016 của tổ chức có tên ‘Howmuch.net,’ đồng bạc Việt Nam là đồng tiền yếu thứ hai của khu vực và thế giới, sau đó là đồng Rial của Iran. Vào thời điểm này, hơn 22,000 đồng Việt Nam mới đổi được 1 đô la Mỹ.
Nằm trong danh sách các quốc gia có đồng bạc yếu nhất thế giới, ngoài Iran và Việt Nam là Guinea, Paraguay, Belarus và Armenia. (TN)