Tuesday, June 7, 2016

Mỹ, Trung: Ai chiếm thế thượng phong ở Biển Đông?

Mỹ đã phái khu trục hạm USS Lassen tiến gần khu vực trong phạm vi 12 hải lý cách một bãi đá mà Trung Quốc chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền ngày 27/10/2015.
Mỹ đã phái khu trục hạm USS Lassen tiến gần khu vực trong phạm vi 12 hải lý cách một bãi đá mà Trung Quốc chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền ngày 27/10/2015.
VOA-07-06-2016
Trong lúc các giới chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc họp tại Bắc Kinh để tìm cách giải quyết những nguồn gây căng thẳng giữa hai nước, một cuộc tranh luận đã bùng ra về vấn đề nước nào chiếm thế thượng phong trong vụ tranh chấp ở Biển Đông hiện nay. Thông tín viên Michael Lipin của đài VOA tường thuật.
Trung Quốc đang chiếm đóng nhiều đảo nhỏ và bãi đá ở Biển Đông, nơi có tuyến vận chuyển then chốt của thương mại thế giới. Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với hầu như toàn bộ vùng biển này, mặc dù năm chính phủ khác trong khu vực: (là) Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng có những yêu sách chủ quyền chống lấn nhau và cũng chiếm đóng một số hòn đảo ở đây.
Hoa Kỳ bày tỏ lập trường trung lập đối với những vụ tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên, Washington thỉnh thoảng phái máy bay và tàu chiến tiến vào khu vực gần những hòn đảo do Trung Quốc kiểm soát và nói rằng họ muốn bảo vệ tự do hàng hải ở hải phận quốc tế.
Trung Quốc cho rằng những hành động đó của Mỹ là có tính chất gây hấn và có mục đích hậu thuẫn cho các nước đồng minh, như Philippines. Trong vài năm qua, Bắc Kinh cũng xây những hòn đảo nhân tạo trên 7 bãi đá mà họ kiểm soát và đã bố trí những khí tài quân sự trên một số đảo.
Ông Philip Reynolds là một nhà nghiên cứu về những vụ xung đột toàn cầu và là nghiên cứu sinh ban tiến sĩ của Đại học Hawaii. Ông cho rằng Trung Quốc đang chiếm thế thượng phong.
Trung Quốc đang nói rằng ‘Chúng tôi đang có mặt ở đây và các ông chẳng làm gì được cả.’ Đó chính là cơ sở của lập luận của tôi là Trung Quốc đang thắng, hoặc quả thật là họ đã thắng.
Ảnh tư liệu: Tàu nạo vét Trung Quốc hoạt động trong vòng biển quanh Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Ảnh tư liệu: Tàu nạo vét Trung Quốc hoạt động trong vòng biển quanh Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Ông Reynolds cho rằng cách thức duy nhất mà Mỹ có thể đảo ngược những vụ cải tạo, bồi đắp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa là phát động một cuộc chiến tranh rất tốn kém mà người dân nước Mỹ không muốn. Ông nói rằng Bắc Kinh biết rõ điều đó và đó chính là lý do vì sao những hoạt động tự do hàng hải của Mỹ không khiến cho Trung Quốc phải làm điều gì khác hơn ngoài việc lớn tiếng phản đối.
Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc nhất thiết phải tìm cách ngăn Mỹ hiện diện trong khu vực này. Mục tiêu của Trung Quốc là chứng tỏ cho mọi người thấy rằng Mỹ không thể ngăn chận sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực này.
Cả Washington lẫn Bắc Kinh đều tuyên bố họ muốn những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo được giải quyết thông qua đường lối ngoại giao.
Ông Bill Hayton, một chuyên gia Á châu của Viện Chatam House ở London, có một cái nhìn khác về những hành động của Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Hayton, tác giả cuốn “Biển Đông: Cuộc tranh giành Quyền lực ở Á châu”, tin rằng Bắc Kinh chưa “thắng” trong trận chiến với Mỹ, nhất là khi xét tới tình hình ở Bãi cạn Scarborough, nơi mà Trung Quốc và Philippines đều có yêu sách chủ quyền.
Trong những tuần lễ trước đó, có rất nhiều người bàn tán là Trung Quốc sẽ đưa nhiều tàu bè tới đó, họ chuẩn bị nạo vét để xây đảo nhân tạo hay xúc tiến những hoạt động tương tự như vậy. Nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Và dường như Mỹ đã làm cho Trung Quốc sợ mà không thực hiện hoạt động xây dựng ở Scarborough. Nhưng chúng ta không thể biết chắc là có phải như vậy hay không.
Ông Hayton cũng cho biết Bắc Kinh đã không chiếm đóng hay khai thác bất kỳ một hòn đảo nhỏ nào ở Biển Đông trong hơn 20 năm bởi vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo ngại về những hậu quả.
Họ biết là sẽ có một hậu quả rất lớn về mặt ngoại giao, làm cho vị thế của một bên có trách nhiệm của họ bị huỷ hoại hoàn toàn, và một hành động như vậy sẽ mâu thuẫn rất nhiều với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 1982, nhiều đến độ nó sẽ phá huỷ uy tín của Trung Quốc và gây bất mãn cho toàn thể khu vực Đông Nam Á.
Uy tín của Trung Quốc sắp đối mặt với một mối đe dọa khác trong những tháng sắp tới.
Biểu tình chống Trung Quốc tại Manila, Philippines.
Biểu tình chống Trung Quốc tại Manila, Philippines.
Một tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc ở La Haye sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines chống lại “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, một yêu sách mà Manila cho là không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Bắc Kinh đã bác bỏ sự can dự của toà án La Haye vào vụ này và nói rằng vấn đề nên được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp với Manila.
Ông Hayton cho biết ông dự kiến toà án Liên Hiệp Quốc sẽ đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines qua việc xác định là Trung Quốc không có đặc quyền kinh tế tại một số vùng ở Biển Đông. Nhưng ông nói rằng tác động của một phán quyết như vậy đối với lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ tuỳ thuộc vào phản ứng của họ.
Chúng ta phải xem liệu Trung Quốc có thật sự khuyến khích hay không khuyến khích tàu đánh cá của họ đến hoạt động tại những vùng đó, nếu toà án đưa ra phán quyết cho rằng Philippines có quyền tài phán tại những vùng đó.
Một sự thất bại tại toà án cũng sẽ củng cố quan điểm cho rằng Trung Quốc đang bị cô lập trên trường ngoại giao.
Phát biểu hôm thứ 6 vừa qua tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter nói rằng những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông có thể làm cho Trung Quốc dựng lên “Vạn lý Trường thành của tự cô lập”. Ông cũng cho biết các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực và các nước khác ở Á châu Thái Bình Dương chia sẻ mối lo ngại của Washington về những mưu đồ của Trung Quốc.
Trung Quốc đã tìm cách làm hạ giảm những mối lo ngại đó và nói rằng họ là sức mạnh của hoà bình và ổn định vì sẵn sàng giải quyết những vụ tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán song phương với các lân bang nhỏ hơn.
Nhà nghiên cứu Reynolds của Đại học Hawaii cho biết Bắc Kinh cũng đang tranh thủ sự hậu thuẫn của các nước đồng minh.
Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong tại Bắc Kinh, ngày 4/2/2016. Trung Quốc đang cố gắng rất nhiều để chiêu dụ Campuchia.
Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong tại Bắc Kinh, ngày 4/2/2016. Trung Quốc đang cố gắng rất nhiều để chiêu dụ Campuchia.
Trung Quốc đang cố gắng rất nhiều để chiêu dụ Campuchia, ngõ hầu họ có thể có được một tấm chắn bên sườn để ứng phó với mối quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam.
Hôm thứ hai, hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc trích lời Phó Thủ tướng Campuchia Hor Nam Hong nói với một giới chức Trung Quốc đang đi thăm Phnom Penh rằng ông ủng hộ lập trường của Trung Quốc. Tân Hoa Xã cũng cho biết Bắc Kinh đã tranh thủ được sự ủng hộ của các nước Phi châu như Tanzania, Uganda, Eritrea và Comoros.
Ông Reynolds cho rằng Trung Quốc đang tìm kiếm một giải thưởng lớn hơn trên trường ngoại giao. Ông nói “Cần phải lưu ý xem Liên bang Nga làm những việc gì. Nga và Trung Quốc đã cùng nhau thực hiện những cuộc diễn tập hải quân. Và tôi nghĩ rằng đó là một khối thế lực mà chúng ta cần lưu ý.”

Vữa trần Bệnh viện Nhi Trung ương sập trúng đầu bệnh nhân

 TRANG THU -14:29 07/06/2016
 Khoảng 8h30 phút sáng 7/6, tại Khoa khám bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương), mảng trần nhà đã bất ngờ rơi xuống trúng đầu 2 mẹ con chị Nguyễn Tiến Thiên Hương khi đang ngồi chờ để đến lượt khám bệnh.

Vữa trần Bệnh viện Nhi Trung ương sập trúng đầu bệnh nhân
Hình ảnh đổ nát sau khi vữa trần rơi
Sau khi nhận được thông tin, phóng viên đã có mặt tại khoa khám bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương). Theo quan sát, tại khu vực vữa trần vừa rơi đang  hiện có 2 người thợ sửa chữa. Khi phóng viên hỏi bảo vệ tại khu vực đó thì được ông này cho biết, không có chuyện vữa rơi vào đầu bệnh nhân mà bệnh viện đang sửa chữa.

vua tran nha khoa kham benh benh vien nhi trung uong roi trung dau 2 me con
Sau bức bạt che là khu vữa trần vừa rơi, nhưng khu vực ngay cạnh vẫn đông bệnh nhân ngồi chờ.
Bác Nguyễn Văn Minh (Thái Bình), người nhà một bệnh nhân cho hay: "Thời điểm đó chúng tôi đứng ở hành lang đối diện. Thấy tiếng kêu cứu rất to của một phụ nữ, hỏi ra mới biết là chị ấy và con bị vữa rơi trung đầu".
“Đấy là may chỉ có hai mẹ con ở đó, chứ nếu đông người đứng đó thì không biết sự việc sẽ đi đến đâu” – Chị Vân (huyện Ứng Hòa) kể lại.
vua tran nha khoa kham benh benh vien nhi trung uong roi trung dau 2 me con
Chị Hương cho phóng viên xem vết thương và vết máu loang ở đầu và áo cũng như vết thương cảu con trai chị
Để xác nhận thông tin, phóng viên đã gặp chị Nguyễn Thị Thiên Hương (SN1981, quê ở  Khu kinh tế Tân Tây Đô – huyện Đang Phượng – Hà Nội). Chị Hương kể, khoảng 8h30 phút, chị đưa con trai vào bệnh viện khám viêm họng.
Sau khi đã xếp hàng lấy phiếu chị vào hành lang Khoa khám bệnh phòng số 19 Bệnh viện Nhi Trung ương để chờ đến lượt đưa con vào khám. Đang ngồi chờ, bỗng dưng có một mảng trần lớn từ đâu rơi xuống trúng vào đầu 2 mẹ con. Hai mẹ con văng ra khỏi ghế, máu me đầy đầu và người. Kết quả, chị Hương bị khâu 5 mũi ở đầu còn con trai bị xây xước quanh người.
vua tran nha khoa kham benh benh vien nhi trung uong roi trung dau 2 me con
Mặc dù sự việc đã qua nhưng hai mẹ con chị Hương vẫn chưa hết hoảng sợ
Phóng viên đã liên lạc với PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương. Qua điện thoại, ông Hải cho biết, việc một phòng khám trong bệnh viện bị bở trần rơi vào bệnh nhi tại đây là có thật. Lý do trần bở vữa rơi xuống là do ngôi nhà này đã xây dựng được trên 20 năm và đang trong tình trạng bị lún. Bệnh viện đang chờ cơ sở mới hoàn thiện nên vẫn phải ở cơ sở này.
Ông Hải cho biết thêm, hàng năm, Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn tiến hành tu bổ, nâng cấp các hạng mục đã xuống cấp, tuy nhiên, do ngôi nhà đã quá cũ nên đã xảy ra tình trạng này.
Theo ghi nhận của phóng viên thì tình trạng sức khỏe của hai mẹ con vẫn chưa ổn định. Đặc biệt, cháu nhỏ có vẻ vẫn hoảng loạn.
Theo LĐTĐ

Không biết nên cười hay nên khóc?!

Hải Âu (Danlambao) - Chủ nhật buồn vì ngày môi trường thế giới đã bị lũ quỷ Satan bao trùm lên thành phố thân yêu một bầu không khí đen ngòm, ghê sợ của những thân người bị lôi kéo như những con vật, ném không thương tiếc vào những chiếc xe công vụ của "đảng ta" như những bị thịt chuẩn bị đem đi hành quyết. Ôi, dân tôi!

Lững thững quay về nhà trong nỗi buồn vô hạn. Chỉ là một cuộc tuần hành vì môi trường thôi mà!? Đến 11h30', sếp gọi hỏi: "Rảnh không, đi ăn trưa bàn chút công việc?" Thế là lại quay ra Sài Gòn, ăn xong sếp bảo nếu không phiền ổng ra bưu điện gởi thư rồi về, mình OK và trong lúc đứng chờ sếp vào trong mình cảm thấy buồn nên cầm cái IPad dự định chụp vài khung cảnh phố phường vắng lặng giữa trưa hè ngay tại trung tâm thì bỗng dưng đập vào mắt mình là một anh thanh niên khá tròn trịa đi qua đi lại thái độ bồn chồn, là lạ...

Nhớ lại những câu chuyện về các cuộc biểu tình và các anh an ninh "nhẫn xanh, nhẫn vàng" mình tò mò dò xét sau đôi kính râm và phát hiện: "À, thì ra ngón tay áp út đeo chiếc nhẫn vàng mà cái mối cột vụng về kia (mình phải nhìn kỹ vì lỡ là nhẫn thật thì sao) đã tố cáo anh ta là ai". Mình nhìn vào đôi mắt đen thui, thâm quầng vì thiếu ngủ (chắc thức để canh lũ dân đen cho đẻng) của anh ta mà thấy thương thương, tội tội... Mà là tội chưa xử thì đúng hơn (!). Thế là mục đích chụp phố phường của mình trong chớp mắt lại chuyển sang vai trò paparazzi chụp anh ấy. Mình thản nhiên cầm IPad chụp bưu điện trước (động tác giả) rồi quay qua chụp nhà thờ, chụp đường phố... Xa xa, trước mặt cổng chính nhà thờ Đức Bà có một nhóm sinh viên đang chụp hình lưu niệm với trang phục tốt nghiệp và khi các em ấy tung những chiếc nón lên trời cười vang lên thì mình cũng đã bật cười vì yêu sự vô tư, hồn nhiên của tuổi trẻ. Các em đó có biết đâu rằng các em đã tưới lên cái không gian nóng bức của trưa hè và không khí ngột ngạt, bắt bớ của vài tiếng đồng hồ trước đó một chút nước mát để những người như tôi còn được hớp lấy mà thấy "đời còn có gì đó để vui". Cảm ơn các em, thật nhiều (!)

Nhìn mấy anh mệt mỏi, ngồi ngáp lên ngáp xuống 

Chiếc nhẫn vàng trên tay trái đã tố cáo anh là ai rồi. 

Anh đứng dậy để báo động cho đồng đội núp sau cột đèn và tay trái móc ĐT ra để gọi. 

Từ xa, xe cảnh sát vẫn chực sẵn... Thiệt là chán!!!

Quay lại chuyện anh an ninh nọ, chắc anh cũng không ngờ "thế lực thù địch" đang ngắm nghía, chiêm ngưỡng mình với mọi góc độ mà chỉ cách anh vài bước chân. Nhìn họ mệt mỏi, ngồi chực chờ và chăm chăm nhìn vào khoảng không tôi nhớ lại bài viết "Chúng ta đang làm cái gì vậy?" của một tác giả (quên tên rồi) viết sau ngày biểu tình 15/5 vừa rồi tôi không biết nên cười hay nên khóc. Tác giả đó viết đại loại thế này: "Tại sao ngày chủ nhật anh không ở nhà với vợ đẹp, con ngoan mà ra đây để phải canh chừng, lôi kéo, đánh đập những con người là đồng bào của các anh. Còn chúng tôi, tại sao lại không ngồi nhà trong máy lạnh yên tĩnh, mát rượi trước một tách cà phê ngon và bánh kẹo, trái cây đầy trên kệ mà phải đội nắng ra đây mà gào thét khan cả cổ họng và bị bắt bớ, đánh đập, giam giữ và khi về tới nhà thì mệt mỏi, rã rời... Câu hỏi là: Chúng ta đang làm cái gì vậy? Tôi và các anh dường như chúng ta đang có cái gì sai sai ở đây thì phải...???". 

Cũng may, ông sếp ra tới và chính hành động giơ ĐT chụp selfie tôi và ổng và sự có mặt của một người nước ngoài dường như làm cho anh áo đỏ này tỉnh ngủ và bản năng cảnh giác trở về, anh ta vụt đứng dậy bỏ đi ra phía sau và nói gì đó với những tên còn đang làm "anh hùng Núp" sau cột đèn với khẩu trang bịt kín mặt. Tôi chồm tới chụp tấm sau cùng trong khi ông sếp vẫn đang canh máy chụp tôi với ổng nên ông bị bất ngờ với phản ứng paparazzi của tôi. Một tên mặt bịt kín khẩu trang, đeo kính râm nghe tên áo đỏ nói gì nên chăm chăm nhìn tôi giữa cột đèn và vách tường bên hông. Biết là đã bị để ý tôi vội bỏ IPad vào cốp xe và hối ổng đi. Qua kính râm, tôi cũng quan sát được anh áo đỏ đang gọi

ĐT cho ai đó và dù không quay đầu nhìn lại tôi vẫn biết cả đám bọn họ đang nhìn theo chúng tôi rời đi. Tôi mặc kệ không biết có cái đuôi nào bám theo không vì tôi nghĩ cho dù có bị bắt tôi cũng sẽ vẫn cười tươi và thét vang hai chữ TỰ DO cho đến chết. Chỉ buồn cười là ông sếp tôi không hề biết tôi vô tình đưa ổng vào thế nguy hiểm vì chẳng ai biết trước được những gì sẽ xảy ra khi mà CS là bậc thầy của quy chụp, vu khống và ngụy tạo chứng cứ... Tôi nhủ thầm trong bụng "Sorry, sir!"

Chiều qua, khi xem clip buổi sáng quay lại cảnh bắt bớ trên diễn đàn tôi nhận ra những kẻ mà tôi chụp được đều có mặt trong clip và họ đều đeo khẩu trang không thấy rõ mặt. Tôi quyết định gởi những tấm hình này ngõ hầu cho người dân nhận diện được những tên tay sai, an ninh trá hình "ăn lương từ tiền thuế của dân nhưng lại đi rình mò, đàn áp, đánh đập dân lành". Những kẻ đang tâm "bán linh hồn cho quỷ dữ". Buồn!

07/06/2016


Tôn Nữ Thị Ninh, đại biểu xuất sắc của “trí thức xã hội chủ nghĩa”

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Khi phê bình đảng CS, có người mạnh miệng nhận xét “Đảng CS thực tế chỉ là một đảng Mafia”. Ý nói đảng CS chỉ là tổ chức tội ác giết người cướp của trên một tầm vóc quốc gia chứ chẳng còn ý thức hệ CS như thời Liên Xô chưa tan rã. Thật ra, nói vậy không đúng và nếu có cũng chỉ một góc cạnh “giết người cướp của”. Nếu đảng CS là đảng Mafia thì đã sụp đổ lâu rồi.

Định nghĩa đúng nhất cho trường hợp chế độ CS Trung Cộng và Việt Nam là định nghĩa của giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard khi ông gọi là chủ nghĩa CS hiện nay là một loại chủ nghĩa Lenin không có Marx. 

Chủ nghĩa Lenin do hai bộ phận cấu thành (1) một nhà nước chuyên chính sắt máu và (2) tuyên truyền lý luận tư tưởng tinh vi. 

Bộ phận nhà nước chuyên chính rất rõ nét và gần như ai cũng thấy, nhưng đảng CS không tồn tại chỉ bằng nhà tù sân bắn mà còn được che chở bằng một hàng rào lý luận tuyên truyền vô cùng tinh vi thâm độc. Tuyên truyền là cột xương sống của chế độ CS. Như người viết đã có dịp trình bày trong những bài trước, sau cách mạng CS Nga 1917, công việc đầu tiên Lenin là thành lập cơ quan tuyên truyền Agitprop và trong giai đoạn đầu còn do chính ông ta đích thân lãnh đạo. Tại Trung Cộng cũng vậy, trong đại hội đảng CS Trung Quốc lần đầu vào năm 1921 chỉ bầu ra vỏn vẹn ba ủy viên trung ương nhưng một trong ba ủy viên đó chịu trách nhiệm tuyên truyền. 

Tầng lớp “trí thức xã hội chủ nghĩa”

Bộ máy tuyên truyền sẽ không chạy được nếu thiếu đi một tầng lớp có học, có địa vị xã hội tự nguyện làm xăng nhớt. Thành phần đó gọi chung là “trí thức xã hội chủ nghĩa”. 

Trước khi viết tiếp, người viết xin dừng lại ở đây để bày tỏ lòng biết ơn dành cho những trí thức chân chính và xứng đáng được kính trọng. Họ là những người có trình độ văn hóa giáo dục cao, những văn nghệ sĩ đang công khai hay âm thầm tranh đấu cho một nước Việt Nam mới, tốt đẹp, tự do và dân chủ trong điều kiện và hoàn cảnh riêng của họ. Họ không thuộc thành phần mà người viết sắp bàn.

Thành phần “trí thức xã hội chủ nghĩa” chia sẻ ba đặc điểm chung: (1) có học, khoa bảng (2) chủ nghĩa cơ hội, (3) bồi bút, uốn lưỡi bảo vệ đảng trung thành. 

Một đại biểu xuất sắc trong tầng lớp này và có đủ ba đặc điểm vừa nêu là bà Tôn Nữ Thị Ninh.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh thỏa mãn đặc điểm thứ nhất dễ dàng vì bà thuộc thành phần khoa bảng, mang họ hoàng tộc. Phần lớn thời tuổi trẻ của bà lớn lên dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa và được đi du học tại các trường nổi tiếng tại Pháp, Anh. Bà về nước dạy đại học Sư Phạm Sài Gòn và từng là Phó Ban Anh Ngữ của trường. 

Trong thời gian ở Pháp, bà Ninh quen biết các thành viên của phái đoàn CS “Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” và phụ giúp công việc phiên dịch tại những buổi gặp gỡ không chính thức của họ. Như bà kể lại trong bài báo Paris:'Vườn ươm' lực lượng, bà “không được chứng kiến các cuộc đàm phán chính thức”, phần lớn những gặp gỡ đều qua trung gian của các “hội yêu nước” và được bà Nguyễn Thị Chơn, vợ ông Trần Bạch Đằng, “bồi dưỡng chính trị”. Thành phần có học nhưng bị lá bùa “độc lập, tự do” của CS mê hoặc tại Pháp thời đó rất nhiều như bà thừa nhận với phóng viên Hoàng Thi trên báo Nhân Dân “tại Pháp, tôi đã tham gia phong trào phản chiến đang diễn ra rất sôi nổi nơi đây”

Sau 30-4-1975, bà Tôn Nữ Thị Ninh cũng chỉ sinh hoạt trong “Hội trí thức yêu nước” như phần lớn các nhà giáo, văn nghệ sĩ thuộc “thành phần thứ ba” ở Sài Gòn như Lý Quí Chung, giáo sư Trần Văn Tấn, giáo sư Trần Phước Đường, nữ nghệ sĩ Phùng Há, nhà báo Tô Nguyệt Đình, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba chứ không đóng vai trò gì quan trọng. Thành phần này, trong đó có bà, được đảng thưởng công bằng chuyến “tham quan” các nước CS như Lý Quí Chung kể lại trong hồi ký của ông ta. 

Đường công danh dưới chế độ CS của bà Ninh chỉ thật sự bắt đầu khi tình cờ gặp ông Xuân Thủy năm 1978. Từ đó, trong giai đoạn giao thời đảng đang cần người có khả năng giao tiếp với thế giới mà họ chưa từng biết qua, và bà nắm lấy cơ hội. Không giống như những người CS theo đuổi mục đích CS, vào tù ra khám hiến thân cho canh bạc của cuộc đời họ, bà chỉ là một kẻ cơ hội chủ nghĩa.

Hai đặc điểm, khoa bảng và chủ nghĩa cơ hội nói trên, dù không mấy tốt đẹp, cũng chỉ có tính cách cá nhân và không phải là tội ác, đặc điểm bồi bút trung thành và uốn cong ba tấc lưỡi để bảo vệ đảng CS của bà Ninh mới thật sự là một tội ác trí thức vì đã gây tác hại đến nhiều người. Dưới đây là vài ví dụ chứng minh bà Ninh bẻ cong ngòi bút.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh và nguyên tắc dân chủ kiểm soát và cân bằng (checks and balances)

Trong Tạp Chí Cộng Sản số tháng 6, 2007, bà Tôn Nữ Thị Ninh viết về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam: “Cần có một cơ chế "đối trọng" (phương Tây gọi cơ chế này là checks and balances). Đối trọng của ta là trong phạm vi chế độ, là sự kiểm tra giám sát của các đoàn thể quần chúng, chứ không phải là đối trọng về chính trị. Quốc hội có vai trò, tư pháp cũng phải độc lập, đoàn thể phải vào cuộc, nếu không hệ thống chính trị của ta sẽ không có cơ chế tự điều tiết.” 

Hẳn nhiên, với trình độ giáo dục cao và tiếp cận nhiều với sinh hoạt chính trị dân chủ Âu Châu trước đây, bà Ninh biết rõ khái niệm kiểm soát và cân bằng (checks and balances) nhằm sự kiểm soát lẫn nhau để giữ sự cân bằng và công bằng giữa các ngành trong các chế độ dân chủ pháp trị. Nguyên tắc này ra đời nhằm giới hạn quyền hành của chính phủ (hành pháp) thường rất dễ bị lạm dụng. Sự đối trọng giữa các ngành trong cơ chế chính trị chỉ hữu hiệu khi các ngành đó có được sự độc lập về quyền hạn và trách nhiệm. Một sinh viên lấy lớp chính trị học nhập môn cũng nắm vững định nghĩa căn bản đó.

Thế nhưng bà uốn cong định nghĩa “checks and balances” giữa các ngành trong chế độ dân chủ pháp trị thành một khái niệm giữa quần chúng (không có tiếng nói) và nhà nước (nắm hết quyền lực). Tại Việt Nam ai đối trọng với ai, ai kiểm soát ai và ai cho phép tạo nên sự cân bằng quyền lực trong hệ thống chính trị bị chỉ đạo bởi một đảng duy nhất là đảng Cộng sản? 

Một người có hiểu biết căn bản nào cũng trả lời được, dưới chế độ CS không ai, không một tập thể, không một thành phần nhân dân nào đứng trên quyền lực của đảng CS. Thời gian 2006 bà Ninh là “Đại biểu Quốc hội” đơn vị Vũng Tàu và hơn ai hết bà biết chức “Đại biểu Quốc hội” của bà chẳng phải do người dân Vũng Tàu nào tự nguyện bầu bà lên mà chỉ là hư danh do đảng CS trả công cho bà. 

Bà Tôn Nữ Thị Ninh chống đối Bob Kerrey

Theo phóng sự điều tra của Gregory L. Vistica trên New York Times phát hành ngày 25 tháng Tư, 2001, vào đêm 25 tháng Hai, 1969, đội SEALs (đơn vị đột kích tinh nhuệ của hải quân Mỹ viết tắt của chữ Sea, Air and Land Teams) dưới quyền chỉ huy của Trung Úy Bob Kerrey, 25 tuổi, tiến vào làng Thạnh Phong với mục đích tiêu diệt một phiên họp của Việt Cộng với sự tham gia của một lãnh đạo quân sự. Sau khi thanh toán mục tiêu thứ nhất bằng dao để khỏi lộ mục tiêu, đơn vị SEALs bị trong làng bắn ra. Với tin tức tình báo nhận được, đội SEALs đinh ninh một phiên họp của lãnh đạo CS cao cấp đang diễn ra và đã bắn trả quyết liệt. Đừng quên, lúc đó đã sau 9 giờ tối trong một đêm không trăng tại ngôi một làng hẻo lánh tối tăm chứ không phải trưa ban ngày giữa đồng rộng hay đường lớn để có thể nhận diện dễ dàng. Bob Kerrey kể lại ông ta không thấy ai hết. Khi phản công chấm dứt, toán SEALs tiến vào các chòi lá và hình ảnh mà Bob Kerrey sẽ nhớ đến giờ chết là không có một chỉ huy Việt Cộng nào mà chỉ toàn là thường dân, đàn bà và trẻ con bị giết. Tuy nhiên, Gerhard Klann, một đội viên SEALs dưới quyền Kerrey kể khác rằng trong chòi lá thứ nhất không chỉ có đàn ông mà còn có đàn bà và trẻ em, và chính Bob Kerrey không những ra lịnh mà còn tham gia vào việc giết những người trong chòi lá thứ nhất. Lời kể của Klann trùng hợp với kể của nhân chứng Việt Nam Pham Tri Lanh. Bob Kerrey không đồng ý với Klann nhưng nhận lỗi lầm với tư cách chỉ huy. Các đội viên khác có người ủng hộ lời kể của Bob Kerrey và có người từ chối trả lời. Nói chung các lời kể rất rời rạc, trước sau không thống nhất. Kerrey nhắc lại nhiệm vụ chính của các toán SEALs là tiêu diệt một mục tiêu được giao phó và nhiệm vụ của đội SEALs vào làng Thạnh Phong đêm đó là tiêu diệt chứ không phải bắt tù binh.

Sau khi bị thương và giải ngũ về nhà, Kerrey kể lại thảm sát Thạnh Phong cho mẹ nghe và mẹ ông ta khóc. 

Với nhiều người khác, biến cố là một tai nạn giết lầm, đổ thừa cho tình báo, cho cấp chỉ huy, cho chiến tranh và rồi ăn ngon ngủ kỷ. Nhưng với Bob Kerrey, lương tâm ông bị cắn rứt và đã làm rất nhiều trong lãnh vực giáo dục để xoa dịu vết thương giữa hai dân tộc cũng như đau đớn tinh thần của riêng ông. Với kinh nghiệm chín năm làm chủ tịch của New School University ở New York, ông hy vọng sẽ áp dụng những vốn liếng đó vào việc lãnh đạo Fulbright University Vietnam và nâng trường lên đẳng cấp quốc tế. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng nhấn mạnh yếu tố chuyên môn kết hợp với tình cảm cá nhân trong diễn văn đầy tinh thần hòa giải của ông khi giới thiệu Fulbright Vietnam. Bob Kerrey với kinh nghiệm lâu năm trong ngành giáo dục, một cựu Thượng Nghị Sĩ, cựu ứng cử viên tổng thống, nhà chính trị có quan hệ rộng rãi với chính giới Hoa Kỳ và gắn bó tinh thần với Việt Nam xứng đáng để lãnh đạo Fulbright University Vietnam. 

Thay vì thuận theo tinh thần hòa giải được khơi dậy trong diễn văn của Ngoại trưởng John Kerry và mở rộng hơn cánh cửa giáo dục cho các thế hệ Việt Nam, máu cơ hội ”chống Mỹ cứu nước” trong bà Tôn Nữ Thị Ninh sôi sục lên và bà phán: "Ông Bob Kerrey là người đã trực tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thường dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người già tại thôn Thạnh Phong vào tháng 2/1969. Điều này không thể chối cãi và chính ông Kerrey cũng thừa nhận. Có thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều mức độ khác nhau, cả phía Việt Nam và phía Mỹ. Nhưng một điều chắc chắn, sự việc đó là đủ để kết luận Bob Kerrey, nói theo cách nhẹ nhất, hoàn toàn không thể giữ vị trí Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam. Và cũng không thể nhân danh tương lai mà bỏ qua sự thật đó."

Khi nhắc đến câu “không thể nhân danh tương lai mà bỏ qua sự thật”, không biết bà có nhìn quanh thử mình đang sống ở đâu không. Bà đang sống trong một đất nước mà nơi đó sự thật chỉ là chiếc bánh tuyên truyền rẻ tiền và hư thối đến nỗi một đứa bé đói khát cũng không thèm cầm lấy. Chắc bà không lạ gì những nhãn hiệu “Nhà Xuất bản Sự Thật”, “Báo Sự thật” v.v...

Nếu bà thật sự quan tâm đến sự thật và căm ghét những kẻ đã giết dân vô tội, hãy về Huế một lần trong dịp Tết để hỏi thăm đồng bào Huế của bà những ai là kẻ giết người và những ai là người có thân nhân bị giết, không phải 24 người mà nhiều ngàn người. Những kẻ chôn sống nhiều ngàn dân Huế không nói tiếng Anh như Bob Kerrey mà có một giọng nói rất giống bà. 

Nếu bà quan tâm đến sự thật hãy tìm đến các “Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân” và hỏi họ đã giết bao nhiêu “Mỹ Ngụy” còn mặc tả ở nhà hàng Mỹ Cảnh, bao nhiêu mái đầu xanh ở rạp hát Kinh Đô, bao nhiêu em bé chết trong tay còn ôm cặp ở tiểu học Cai Lậy v.v.. Hàng ngàn cuộc thảm sát do CS gây ra trên đất nước Việt Nam đang cần được đưa ra dưới ánh sáng sự thật và công lý. 

Bob Kerrey có lỗi với ai?

Bà Ninh phát biểu bằng một giọng trịch thượng và hằn học “Việc ông hối hận về vai trò trong vụ thảm sát Thạnh Phong tôi không thể biết và chỉ có mình ông Kerrey biết. Không thể coi việc giữ vị trí lãnh đạo của đại học nhiều tham vọng như ĐH Fulbright là cách sửa sai cho những hành động trong quá khứ”. Việc bà “không thể biết” là tại bà kém thông tin nhưng cựu TNS Bob Kerrey hay Ngoại trưởng John Kerry không cần phải báo cho bà biết. 

Người viết không binh vực cho Bob Kerrey. Bob Kerrey dù trực tiếp ra tay, ra lịnh hay không vẫn là người có lỗi. Nhưng ông ta chỉ có lỗi với nhân dân Việt Nam, với thân nhân những người bị toán SEALs của ông giết chứ không có lỗi gì với đảng CS và nhà nước CS mà bà Ninh đang cung phụng. Dước các chế độ dân chủ, vai trò, chức năng và sự phân định giữa nhân dân và chính phủ rõ ràng chứ không đánh lận con đen đảng cũng chính là dân tộc, đảng cũng chính là tổ quốc như dưới chế độ CS. 

Một lỗi lầm của Bob Kerrey trong chiến tranh không làm cuộc chiến bảo vệ tự do của miền Nam mất đi chính nghĩa và cũng không giúp đảng CSVN có chính nghĩa. 

Hôm 27 tháng Năm vừa qua, trong chuyến viếng thăm Hiroshima, Nhật Bản, TT Barack Obama bày tỏ lòng thương tiếc đối với nạn nhân bom nguyên tử của Mỹ và cảm tình đối những người sống sót nhưng ông không xin lỗi. Cuộc chiến chống Phát Xít Nhật là cuộc chiến chính nghĩa. Những kẻ phải chịu trách nhiệm cho điêu tàn của nước Nhật và chết chóc của nhân dân Nhật là lãnh đạo chế độ quân phiệt Phát Xít Nhật thời đó chứ không phải Mỹ. 

Tương tự, trong lúc không thể so sánh nỗi đau bằng một nỗi đau, thảm sát Thạnh Phong cũng phải được nhìn từ nguyên nhân đến hậu quả của cả cuộc chiến Việt Nam. 

Cái chết của 24 người dân làng Thạnh Phong, phân tích cho cùng, cũng không khác gì cái chết của năm ngàn người dân Huế, của 32 học sinh trường tiểu học Cai Lậy, của 13 cô gái Thanh niên Xung phong ở Ngã Ba Đồng Lộc, của Nguyễn Văn Thạc, của Đặng Thùy Trâm, của bao nhiêu thế hệ thanh niên miền Bắc và nói rộng hơn của ba triệu người dân Việt khắp hai miền do âm mưu Bolshevik hóa Việt Nam bằng bạo lực của đảng CS. 

Chủ trương CS hóa Việt Nam đã được in đậm trong cương lĩnh đầu tiên của đảng CS từ 1930 chứ không phải sau khi Mỹ đổ bộ xuống Đà Nẵng 1965. Dù Mỹ có đến hay không thì mục tiêu tối hậu của đảng CSVN vẫn không thay đổi. Bà Ninh hãy trả lời giùm câu hỏi “Nếu đảng CSVN không chủ trương thôn tính miền Nam bằng võ lực thì thảm sát Thạnh Phong có xảy ra không?

Thành phần “trí thức xã hội chủ nghĩa” như bà Tôn Nữ Thị Ninh chẳng những không đóng góp được gì vào việc làm thăng tiến xã hội, thúc đẩy nhanh hơn cuộc cách mạng tự do và nhân bản đất nước, giúp đưa dân tộc chúng ta vượt qua những bế tắc tư tưởng và chính trị để hội nhập vào dòng thác tiến bộ của nhân loại, mà với khả năng bồi bút, uống cong ba tấc lưỡi, thành phần này đã trở thành bức tường chắn ngang tiến hình khai phóng đất nước và đó là một tội ác. 


Trí Việt không thể là một trí thức cưu mang hận thù

Hồ Phú Bông (Danlambao) - Nhà văn Nguyên Ngọc, mà báo chí trong nước gọi ông là “Cây xà nu Tây nguyên”, trong bài viết “Về trường hợp Bob Kerry” [1] đã kết luận:

Còn riêng đối với chúng tôi thì sao, chúng tôi, những người từng là lính Việt Cộng thời thảm khốc ấy, khi chúng tôi vẫn từng “nấp” trong nhân dân vô tội, để họ có thể cùng chết với chúng tôi? Kể cả, ngày ấy, như chính tôi từng được trải nghiệm, có bao bà mẹ, và cả các em bé nữa, sẵn sàng chết để che cho chúng tôi?

Hóa ra tự chúng tôi cũng còn một câu hỏi…

Sau khi dẫn chứng rất chi tiết thái độ của ông Kerry khi hồ sơ về nạn nhân tại Thôn Thạnh Phong tháng 2/1969 được đưa ra ánh sáng! Là, ông không muốn bất cứ ai tìm cách thanh minh hộ ông vì ông trong toán lính biệt kích SEAL hôm đó!

Ông xác nhận là “có tội” và “đã xin lỗi nhiều lần”.

Một mặt là mặc cảm tội lỗi, mặt khác là hướng về tương lai nơi mình đã gây ra, cho đất nước và con người Việt Nam. Việc làm đó tự nó đã nói thay cho tất cả. Vì, không ai có thể thay đổi được quá khứ mà chỉ có thể học hỏi từ quá khứ để thay đổi tương lai.

Điều ông Bob Kerry đã làm cật lực với một thời gian dài đằng đẵng mới có kết quả như hiện tại nhưng tại sao lại biến thành “vấn đề”? Vấn đề chỉ vì một Chức vụ của Đại học Fulbright tại Sài Gòn!

Còn, cũng với cùng một thời gian như vậy, chế độ cộng sản đã làm gì?

Về mặt chính trị, quân sự, kinh tế... thì vẫn tìm mọi cách nhờ vả Hoa Kỳ. Điển hình là liên lạc con thoi để có được TPP hay lệnh Bỏ cấm vận vũ khí sát thương! Trong khi đó thì báo đài vẫn tuyên truyền hàng ngày về tội ác của đế quốc Mỹ, đặc biệt như diễn văn của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc trong lễ 30 tháng Tư năm 2015, tức là tròn 40 năm ngày 30 tháng Tư! Đó chính là điều chế độ muốn đảng viên khắc cốt ghi xương, đã đành, nhưng họ vẫn cố gắng khắc ghi vào trí não lớp người trẻ Việt Nam mới nghiêm trọng!

Đấy là một việc làm vô nhân tính không những đối với tương lai dân tộc mà với cả lương tri nhân loại! Khi một trẻ thơ bị đầu độc bởi sự căm thù thì em đó lớn lên sẽ mãi mãi sống trong thù hận. Sự căm thù sẽ biến em như loài thú hoang nhưng phải sống giữa xã hội loài người!

Nhìn tội ác man rợ đang phát triển trong xã hội hiện tại mà lúc cộng sản chưa cướp được chính quyền gần như chẳng bao giờ nghe thấy! Đấy là nguyên nhân truyền thống Nhân hòa trong xã hội đã bật gốc!

Điều đó vẫn đang còn xảy ra, là cách chế độ đối xử với đồng bào miền Nam từ sau ngày 30 tháng Tư!

Trí não của bà từng là “Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam bên cạnh liên minh châu Âu (EU) tại Bỉ” [2] có nhiệm vụ đi giải độc cho chế độ, vừa phát biểu: “Lẽ nào nước Mỹ không còn ai ngoài Bob Kerry?” [3]

đã cho thấy cốt lõi của vấn đề. Một người có nhiệm vụ giải độc mà lòng dạ vẫn đầy thù hận, dù chính bản thân bà không phải là nạn nhân trực tiếp, đã cho thấy giữa Nói và Làm của người cộng sản hoàn toàn trái ngược nhau!

Thử so sánh thực tế đời sống của bà với nhà văn Nguyên Ngọc để thấy rõ hơn.

Về kinh nghiệm chiến trường là căm thù và máu lửa thì bà Tôn Nữ Thị Ninh là con số zero tròn trĩnh so với ông Nguyên Ngọc, một “cây xà nu Tây nguyên”! Bà đặt câu hỏi: “Lẽ nào nước Mỹ không còn ai ngoài Bob Kerry?” là mạ lỵ dân tộc Hoa Kỳ, trong khi đó ông Nguyên Ngọc lại ca ngợi sự ăn năn, là hành động nhân bản.

Một bên là thành phần trí thức được chế độ miền Nam cho đi du học, một bên là từ miền Bắc quay trở lại miền Nam, đổ máu xương trực tiếp trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn!

Thế nhưng, người tốt nghiệp từ phương Tây vẫn giữ sự căm thù mà chính đương sự không mảy may va chạm. Còn người trực tiếp với máu lửa lại thấu hiểu được tâm trạng bị dằn vặt đau đớn mang tên “Bob Kerry”. Từ hiện tượng “Bob Kerry” đó ông Nguyên Ngọc đã thức tỉnh về việc chính ông cũng “nấp” trong dân, biến họ thành những tấm bia thịt, để sau đó tuyên truyền.

Mà chỉ thuần túy tuyên truyền chứ chế độ không hề tỏ ra hối tiếc, không hề biết xin lỗi!

Điều khác nhau căn bản là người 'vô can' thì vẫn căm thù, còn người trực tiếp máu xương lại ca ngợi tính nhân bản của “người có nợ máu”!

Dù gì thì trí thức salon cũng như trí thức nhập cuộc xã hội chủ nghĩa cũng đã hoàn thành sứ mạng. Là giết được chế độ Tự do Dân chủ còn non trẻ của miền Nam! Công trạng đó tưởng họ phải hãnh diện suốt đời nhưng mấy ai ngờ lại có lúc phải tự vấn lương tâm?

Nhân danh tranh đấu cho Tự do, Dân chủ để giết chết Dân chủ Tự do! Nhân danh tranh đấu giải phóng cho nông dân, công nhân, để toa rập với Tư bản bóc lột một cách trắng trợn và tàn tệ! Nhân danh “rừng vàng” phải bảo vệ để bây giờ bán rẻ mạt cho kẻ thù và thảm họa khôn lường không tránh khỏi. Nhân danh “biển bạc” thì hàng trăm ngàn tấn cá chết vì bị ô nhiễm môi trường mà 2 tháng qua vẫn chưa dám công bố nguyên nhân. Ngư dân bị tàu “lạ” cướp, bắn, giết giữa ngư trường mà nhà nước không hề dùng vũ lực bảo vệ, trái lại chỉ dùng nó như là điểm mấu chốt để chứng minh cột mốc chủ quyền!

Là, cũng dùng cái chết của người dân để tuyên truyền như trong thời nội chiến!

Đã thế khi người dân xuống đường bày tỏ chính kiến thì bị vu vạ, bị trấn áp tàn nhẫn với đủ thứ luận điệu bẩn thỉu, đê tiện!

Lòng dạ của một cấp lãnh đạo từng là “Đại sứ toàn quyền” về ngoại giao mà không hề có một tiếng nói nào về thực trạng bi đát đang xảy ra lại đi phản đối về một chức vụ, chỉ một chức vụ mà thôi, của một đại học danh tiếng Fulbright vừa mở với mục đích sẽ mang lại kiến thức thực sự cho thế hệ tương lai Việt Nam, đã phản ánh bộ mặt thật của chế độ.

Dùng “bia thịt” của đồng bào để đạt được chiến thắng quân sự thì chiến thắng đó chỉ nhất thời. Vì thế, người của phe chiến thắng đã bắt đầu tự đặt câu hỏi về việc phung phí máu xương vô bổ đó, đã cho biết chiến thắng sau cùng phải thuộc về Lương Tri!

Ông Muhammad Ali, một tay boxing Hoa Kỳ lừng danh, mới qua đời hôm qua, báo chí khắp nơi đang nói về ông. Họ không nói nhiều về chiến thắng bằng sức mạnh và kỹ thuật nhưng ông được nhắc đến với sự kính trọng (Greatest) vì đời sống ông đặt trên thương yêu. Ông đã sống và đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng, trong đó có câu: “I wish people would love everybody else the way they love me. It would be a better world”!

Vâng, hận thù và bạo lực phải được thay thế bằng ăn năn thống hối và tha thứ. Chỉ có thương yêu mới tồn tại. Nhưng tiếc thay bà Tôn Nữ Thị Ninh vẫn cưu mang thù hận! Bà đã từng lý luận về những đòi hỏi chế độ mà bà đang phục vụ phải tôn trọng Nhân quyền với tuyên bố thẳng thừng:

“Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi."

Thử hỏi bà là ai, đảng của bà là ai mà dám coi người dân như "...con, cháu hỗn láo..." và trừng trị theo cách riêng của đảng bà?

Một người như vậy không phải là trí thức thiểu năng thì gọi là gì?

Câu kết của bài Về trường hợp Bob Kerry “...Hóa ra tự chúng tôi cũng còn một câu hỏi...” không phải chỉ của riêng nhà văn Nguyên Ngọc mà phải là của tất cả mọi người đã vấy máu vô tội của nhân dân!

Đấy mới là Trí Việt chứ không phải giấc mơ thành lập Đại học Trí Việt của một người còn cưu mang hận thù!

(June 6th, 2016)


Tư lệnh Mỹ thăm tàu sân bay nguyên tử ở Biển Đông

Thụy My 
Theo RFI-07-06-2016 18:11 
media
 Hàng không mẫu hạm nguyên tử John C.Stennis của hải quân Mỹ. AFP 
Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ đã lên thăm hàng không mẫu hạm nguyên tử John C.Stennis đang hoạt động tại Biển Đông trong hai ngày 05 và 06/06/2016. Chuyến thăm này diễn ra ngay trước đối thoại thường niên Mỹ-Trung tại Bắc Kinh. 
Hàng không mẫu hạm John C.Stennis có mặt tại Biển Đông trong suốt tháng Năm. Theo các chuyên gia, đây là thông điệp khôn khéo cho Trung Quốc, cho thấy Hoa Kỳ luôn hiện diện tại vùng biển mà Bắc Kinh tự cho là ao nhà của mình.
Đô đốc Richardson tuyên bố : « Tất cả mọi người trong khu vực đều quan tâm đến sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng. Khi nói chuyện với họ, tôi biết rằng mọi chuyện sẽ ổn thỏa vì chúng ta có hàng không mẫu hạm John C. Stennis trấn giữ tại Biển Đông ». Ông khẳng định đây là bảo đảm cho sự cam kết của Hoa Kỳ với các đồng minh châu Á.
John C.Stennis là tàu sân bay đa năng thuộc lớp Nemitz chạy bằng năng lượng nguyên tử, một trong mười hàng không mẫu hạm lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ và là soái hạm của nhóm tàu sân bay tác chiến Carrier Strike Group 3 (CSG-3). Khẩu hiệu của hàng không mẫu hạm này là « Peace through strength » (Hòa bình nhờ sức mạnh).
Trong thời gian gần đây, tàu sân bay John C.Stennis hầu như hoàn toàn hoạt động tại Biển Đông. Đến nơi vào đầu tháng Ba để tập trận với Hàn Quốc, từ đó đến nay hàng không mẫu hạm này không ngừng tuần tra tại vùng biển sôi động này. Ngày 19/4 John C.Stennis thăm Singapore sau khi tập trận với Philippines, và đến ngày 26/4 Bắc Kinh từ chối cho tàu sân bay này cùng với các tàu hộ tống ghé thăm Hồng Kông.
Nhà phân tích Bryan Clark của Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược cho rằng : « Rõ ràng đây là một sự phô trương sức mạnh. Hoa Kỳ cố gắng đẩy lui ý nghĩ là Washington không can dự vào khu vực mà một thế lực khác đã đặt chân vào để thống trị ».
Chiếc John C.Stennis đã rời cảng xuất phát Bremerton ở Washington từ ngày 15/1 trong đợt hoạt động kéo dài bảy tháng. Sau đó có thể hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Ronald Reagan thuộc Đệ thất Hạm đội, vừa mới bảo trì xong ở Nhật và đã lên đường tuần tra, có thể đến thay chân tại Biển Đông.

Trung Quốc xây bệnh viện trên Đá Chữ Thập ở Biển Đông

Thanh Phương 
Theo RFI- 07-06-2016 13:41 
media
 Lính Trung Quốc đồn trú trên Đá Chữ Thập sau khi được bồi đắp cải tạo. Ảnh chụp ngày 09/02/2016. REUTERS/Stringer/File Photo 
Hôm nay, 07/06/2016, tờ báo The South China Morning Post cho biết trong tháng Sáu này, Trung Quốc sẽ hoàn tất công trình xây dựng một bệnh viện trên một trong những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp ở Biển Đông.
Báo The South China Morning Post, trích gẫn cổng thông tin chính thức của Trung Quốc Xinhuanet.com, cho biết công trình xây dựng bệnh viện trên Đá Chữ Thập ( Fiery Cross Reef ), Trường Sa, bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái, sẽ được hoàn tất trong tháng 6 này và sẽ sớm được đưa vào sử dụng.
Theo nguồn tin nói trên, bệnh viện này sẽ có nhiều thiết bị hiện đại và các bác sĩ từ Hoa lục có thể, qua các phương tiện viễn thông, tham gia chẩn đoán và khám bệnh từ xa.
Trên đảo này còn có nhiều công trình dân sự khác, trong đó có một trại nuôi gà. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã tăng tốc xây dựng các công trình, trong đó có cả các phi đạo, trên những đá và đảo nhỏ mà họ bồi đắp thành nhân tạo.
Năm ngoái, Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng ba ngọn hải đăng trên Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), và Đá Xu Bi (Subi Reef), và sẽ xây hai hải đăng khác trên Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn (Mishcief Reef).
Trung Quốc vẫn khẳng định rằng những công trình nói trên, mặc dù một phần là nhằm mục đích quân sự, chỉ để phục vụ trong việc cung cấp thông tin thời tiết, tìm kiếm cứu nạn trên biển, hỗ trợ ngư dân. Nhưng những hành động này bị xem là mưu toan của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền của họ trên vùng Biển Đông.

Việt Nam-Formosa: Cá hay Thép?

Minh Anh 
Theo RFI- 07-06-2016 18:08 
media
 Biểu tình tại Hà Nội phản đối công ty Formosa gây ô nhiễm, ngày 01/05/2016 REUTERS 
Báo công giáo La Croix hôm nay, 07/06/2016, có một bài viết về vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung nước này. Tác giả Dominique Lang lấy lại câu hỏi của ông Chu Xuân Phàm (Chou Chun Fan), một lãnh đạo của tập đoàn Formosa đã bị triệu hồi về nước đặt đầu đề bài viết : « Cá hay là Thép ? ».
Thứ nhất, hình ảnh đăng trên mạng xã hội Việt Nam đã thật sự gây sốc : hàng trăm nghìn con cá chết nổi trắng mặt nước trên các bờ biển dài 200 km. Đó là chưa kể đến hàng tấn nghêu và hải sản trong các trại nuôi, không thể nào bán được.
Đây quả là một trong những thảm họa môi trường tệ hại nhất tại Việt Nam, từ hôm 06/4/2016. Một tình trạng ô nhiễm này đã gây sốc đến nổi nhiều cuộc biểu tình bất ngờ đã diễn ra. Một sự kiện hiếm thấy tại đất nước cộng sản này trong những ngày qua. Và người dân Việt Nam cũng đang nổi dóa khi thấy cuộc điều tra về nguyên nhân cá chết cho đến giờ vẫn dậm chân tại chỗ.
Theo tác giả, chừng nào chưa có một kết luận chính thức thì nhiều thông tin trái ngược nhau vẫn tiếp tục loan truyền: nào là tảo độc đang sinh sôi nảy nở, các chất như phốt-phát, amoniac, crom hay nhiều hóa chất độc hại khác có hàm lượng cao trong nước.
Và đương nhiên là mọi cặp mắt đều đổ dồn về Formosa, doanh nghiệp sản xuất thép của Đài Loan. Đây là một dự án đầu tư lớn, có tổng số vốn lên đến 10 tỷ đô la. Nhiều ngư dân cho biết, hai ngày trước khi xảy ra thảm họa, đã nhìn thấy một lượng lớn chất lỏng mầu đỏ được thải ra biển. Doanh nghiệp này đã làm một đường ống dài 1,5 km dẫn nước thải ra biển.

Một loạt câu hỏi được đặt ra : Liệu đường ống dẫn này có hợp pháp hay không ? Việc xử lý nước thải theo quy định bắt buộc có được tuân thủ hay không ? Thế nhưng, sau gần hai tháng, các thông tin đưa ra vẫn không đầy đủ.
Trong khi chờ đợi, một lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp đã có những phản ứng không mấy thích đáng. Ông Chu Xuân Phàm đã không ngần ngại khẳng định : « Quý vị không thể nào có tất cả. Quý vị phải chọn : cá hay là thép. Nếu quý vị muốn cả hai, tôi nói cho quý vị biết đó là điều không thể. Cho dù quý vị có là thủ tướng đi chăng nữa ».
Hàng triệu cư dân mạng đã chọn câu trả lời dưới hình thức từ khóa « #toichonca ». Theo gải thích của một nhà nghiên cứu hải dương học, ông Nguyễn Tắc An được La Croix trích dẫn : «Các nhà khoa học trong nước đã biết rõ hàm lượng các chất độc hại được thải ra, từ những hình ảnh vệ tinh thu được từ ngày 6-20/4. Chúng tôi có thể dự đoán được tiến triển của thảm họa và các hệ quả về môi trường. Nhưng chính các lãnh đạo phải xem xem họ có nên phát tán các thông tin này hay không ».
Thế nhưng theo tác giả, chưa có gì chắc chắn tại một đất nước mà phát triển kinh tế là ưu tiên : chỉ riêng ngành xuất khẩu thép không thôi cũng đã mang về cho Việt Nam 5 tỷ đô la trong năm 2012. Nhưng La Croix lưu ý là con số đó vẫn còn ít hơn mức 6 tỷ đô la thu được từ việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ cá và hải sản.

Việt Nam cũng nên công bố ADIZ ở Biển Đông

HÀ NỘI (NV) - Đó là khuyến nghị của một chuyên gia quốc tế trước khả năng Trung Quốc sẽ công bố ADIZ (vùng nhận diện phòng không) tại Biển Đông.

Dự tính của Trung Quốc về phạm vi ADIZ sẽ thiết lập tại Biển Đông (khu vực có gạch đỏ) do China Times công bố hồi cuối năm 2014.

Sau một thời gian dài theo dõi các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông và phản ứng của Trung Quốc đối với vụ Philippines kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông tại Tòa Trọng Tài Quốc Tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, nhiều chuyên gia an ninh-quốc phòng tin rằng, Trung Quốc sẽ công bố ADIZ ngay khi tòa này công bố phán quyết về vụ kiện nhằm vô hiệu hóa phán quyết đó.

ADIZ là vùng trời tuy không phải không phận nhưng có liên quan đến an ninh-quốc phòng của quốc gia nào đó và vì vậy do quốc gia ấy tự ấn định. Khi qua lại trong phạm vi một ADIZ, tất cả các phi cơ dân sự phải thông báo và phải tuân thủ tất cả các yêu cầu của quốc gia thiết lập ADIZ.

Nếu đường chín đoạn do Trung Quốc tự vạch để đòi chủ quyền khoảng 80% diện tích Biển Đông bị Tòa Trọng Tài Quốc Tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc xác định là vô hiệu, Trung Quốc sẽ dùng ADIZ để duy trì yêu sách về chủ quyền tại Biển Đông. Trung Quốc vốn đã từng làm như thế khi không thể tiến xa hơn trong việc áp đặt yêu sách về chủ quyền tại Biển Hoa Đông.

Cho dù bị các quốc gia phủ nhận song một ADIZ luôn gây xáo trộn hoạt động hàng không trên thế giới vì các hãng hàng không dân dụng không dám mạo hiểm với tài sản và tính mạng hành khách của mình.

Ông Alexander L. Vuving, một chuyên gia làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye, mới cho rằng, nếu Trung Quốc công bố ADIZ tại Biển Đông, Hoa Kỳ và những quốc gia phủ nhận ADIZ này chỉ có thể điều động phi cơ, chiến hạm qua lại tại đó để minh định sự phản đối của mình.

Một số quốc gia khác đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông như Philippines, Malaysia có thể gia tăng sự hợp tác với Hoa Kỳ, giao thêm cho Hoa Kỳ quyền sử dụng các căn cứ quân sự để gia tăng sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Biển Đông như một đối trọng về sức mạnh quân sự với Trung Quốc.

Ông Vuving gợi ý là những quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông có thể kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế như Philippines.

Tuy nhiên, ông Vuving nhấn mạnh, cách đối phó tốt nhất đối với việc Trung Quốc công bố ADIZ tại Biển Đông là Việt Nam cũng nên công bố ADIZ. Một ADIZ do Việt Nam thiết lập chắc chắn sẽ bao gồm cả vùng trời bên trên quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Quốc chắc chắn muốn chừa ra bởi đã cưỡng đoạt của Việt Nam cách nay 42 năm và giờ thì ít có bên nào thắc mắc về vấn đề chủ quyền.

ADIZ do Việt Nam thiết lập và công bố sẽ đẩy Trung Quốc đến chỗ lúng túng. Những lập luận nhằm phủ nhận ADIZ do Việt Nam thiết lập và công bố sẽ khiến Trung Quốc mâu thuẫn với những biện luận của Trung Quốc về việc thiết lập và công bố ADIZ tại Biển Đông.

Ngoài ra, một ADIZ do Trung Quốc thiết lập và công bố sẽ xâm hại đến không phận của Việt Nam, Việt Nam nên đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Việt Nam có Cam Ranh và Đà Nẵng, hai vị trí có thể vô hiệu hóa ADIZ của Trung Quốc cả về khả năng kiểm soát ADIZ lẫn kiện Trung Quốc ra tòa. Ông Vuving nhận định, Việt Nam là một yếu tố có thể kềm giữ, khiến Trung Quốc ngần ngại khi hành động. Các quyết định của Trung Quốc sẽ tùy thuộc vào thái độ của Việt Nam. (G.Đ)

07-06-2016 3:25:20 PM