Thursday, April 5, 2018

Quốc tế phản đối án mà Việt Nam tuyên cho 6 nhà hoạt động dân chủ

RFA-2018-04-05 
Luật sư Nguyễn Văn Đài (trái) tại tòa án ở Hà Nội hôm 5/4/2018
 Luật sư Nguyễn Văn Đài (trái) tại tòa án ở Hà Nội hôm 5/4/2018 -AP
Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Không Biên Giới- RSF thúc giục những đối tác với Việt Nam gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đợt trấn áp một cách không dung thứ đang diễn ra.
Thông cáo của RSF như vừa nêu được đưa ra sau khi Tòa án Hà Nội tuyên những bản án tù nặng cho 6 bloggers vào cuối phiên xử trong ngày 5 tháng tư.
Theo RSF thì trong cuỗi những phiên xử dường như không dứt đối với những nhà báo công dân tại Việt Nam, đây là một ngoại lệ vì những án nặng nề không lường trước.
Theo kế hoạch, phiên xử dự kiến diễn ra trong hai ngày; tuy nhiên chỉ kéo dài trong một hôm. Giới ngoại giao và phóng viên nước ngoài không được vào phòng xử án mà tại đó đầy công an. Một phóng viên hãng tin AFP bị công an thẩm vấn. Nhiều nhà bất đồng chính kiến bị canh chặt ở nhà trước khi phiên xử diễn ra trong khi đó số thoát được bị bắt trước khi đến được tòa án.
Giám đốc Văn Phòng Châu Á- Thái Bình Dương của RSF, ông Daniel Bastard, cho rằng những bản án tù tuyên cho 6 nhà hoạt động dân chủ là vô cùng lố bịch vì ‘tội’ duy nhất của những người này là đưa lên mạng những bài viết kêu gọi tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam. Chỉ có một lý giải duy nhất cho mức độ nặng nề của những bản án như thế đó là chúng hàm ý răn đe đối với những ai dám nêu lên những vấn nạn vì quyền lợi chung.
Theo ông Daniel Bastard thì hậu quả của biện pháp trấn áp chưa có tiền lệ này là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt Nam mất hết tất cả uy tín trên trường quốc tế và những đối tác cần phải rút ra những kết luận không thể tránh được đó.
RSF kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Minh Châu Âu phủ quyết hiệp ước mậu dịch tự do với Việt Nam mà dự kiến được chuẩn thuận trong năm 2018.
Sau khi Nghị Viện Châu Âu ra nghị quyết khẩn cấp về Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái, thì sẽ là một điều ô nhục nếu các nước Châu Âu xúc tiến với hiệp định tự do mậu dịch với một quốc gia mà trong những tháng qua trở nên một trong những kẻ tù tồi tệ nhất thế giới đối với quyền tự do thông tin.
RSF cũng kêu gọi Hoa Kỳ phải đặt điều kiện với Việt Nam thông qua những biện pháp cụ thể trong những cuộc đàm phán mậu dịch vào những tuần sắp đến nhằm bảo đảm Hà Nội tôn trọng quyền tự do báo chí.
Trong bảng xếp hạng về Chỉ Số Tự Do Báo Chí năm 2017, RSF xếp Việt Nam ở vị trí 175 trên 180 quốc gia.

Đàn áp không dập tắt được các tiếng nói đòi dân chủ

RFA-2018-04-05  
Những người biểu tình phản đối bên ngoài tòa án ở Hà Nôi hôm 5/4/2018
 Những người biểu tình phản đối bên ngoài tòa án ở Hà Nôi hôm 5/4/2018-AFP
Tổ chức theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch hôm 5/4 lên tiếng phản đối những bản án tù đối với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và 5 nhà hoạt động dân chủ. Trả lời Đài Á Châu Tự do ngay sau khi những bản án được tuyên, ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức này cho biết:
Brad Adams: Dường như bất cứ ai ở Việt Nam nói đến từ dân chủ ở Việt Nam đều bị coi là tội phạm, theo như Đảng Cộng Sản Việt Nam. Những người này chỉ bày tỏ quan điểm của mình, mong ước của mình về những thay đổi, về những người được dân bầu lên thay vì do Bộ Chính trị chọn ra. Việt Nam đã hứa rất nhiều với người dân của mình và với cộng đồng quốc tế rằng họ sẽ có đổi mới và sẽ có một xã hội cởi mở hơn nhưng trên thực tế chúng ta lại thấy điều ngược lại. Lúc này đây, đảng Cộng sản Việt Nam đang đàn áp mạnh đối với những tiếng nói chỉ trích mà chúng tôi chưa từng thấy trong nhiều năm qua. Con số các trường hợp tù chính trị đã tăng lên đáng kể. Nhưng điều đáng chú ý là ngày càng nhiều người muốn thách thức chính quyền. Điều này cho thấy là cái cách mà nhà cầm quyền đang thực hiện không thể ngăn cản được mọi người lên tiếng đòi dân chủ.
RFAViệt Nam gần đây đã gia tăng các vụ đàn áp bắt bớ người bất đồng chính kiến, giới bloggers. Các bản án gần đây cũng nặng nề hơn trước. Ông nhận định thế nào về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Brad Adams: Có một số những nguyên nhân theo tôi bao gồm cả nguyên nhân từ bên ngoài lẫn bên trong. Bên ngoài theo tôi là việc chấm dứt của Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chính quyền Việt Nam đã cố gắng cho thế giới thấy họ hành xử tốt trong quá trình đàm phán TPP vì họ chịu sức ép lớn từ phía Mỹ đòi thay đổi. Chúng tôi có thấy là trong giai đoạn đó có nhiều người bất đồng bị hành hung hơn trước nhưng số người bị bắt hoặc bị kết án lại giảm đi. Tuy nhiên bây giờ Tổng thống Trump đã rút khỏi TPP, dường như Việt Nam có ít hơn những lý do để họ tránh kết án những người bất đồng. Về nguyên nhân bên trong, chúng tôi nhận thấy lãnh đạo mới của chính phủ và của đảng đã cho thấy cách họ làm khác so với các lãnh đạo trước. Tất nhiên cũng đã có nhiều chỉ trích đối với ông Thủ tướng cũ, bao gồm cả các cáo buộc về tham nhũng, nhưng dường như ông ta có vẻ cởi mở hơn, và ít mạnh tay hơn so với lãnh đạo bây giờ. Tuy nhiên vì Việt Nam là một xã hội đóng cho nên chúng tôi chỉ có thể đoán nguyên nhân thôi. Mặt khác thì bây giờ người từng đứng đầu Bộ Công An là một lãnh đạo của đất nước nên điều này cũng có thể có ảnh hưởng.
RFA: Ông đánh giá gì về ảnh hưởng của những đàn áp này lên phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam?
Brad Adams: Rất khó để biết được những hành động đàn áp này sẽ có ảnh hưởng thế nào. Ở nước nào cũng vậy, sau khi có những thay đổi về chính trị thì người ta cũng có thể nói ồ có những nhà hoạt động xã hội dũng cảm có thể tạo ra những thay đổi. Nhưng lúc nào cũng là một sự kết hợp bao gồm cả sức ép từ bên ngoài và các nhà hoạt động, của cộng đồng kêu goi đổi mới cộng với những thay đổi bên trong của chính quyền. Nhưng vì chúng ta không thể biết được những gì đang diễn ra bên trong chính quyền nên rất khó để biết liệu những sức ép này có ảnh hưởng thế nào. Tuy nhiên bây giờ chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại với mạng xã hội, với các thông tin đến được với những người dân thường ở Việt Nam. Người dân Việt Nam biết cuộc sống mà họ đang có không phải là cái mà họ muốn. Cho nên theo tôi, hệ thống một đảng chính trị như hiện tại không thể ổn định.
RFA: Xin cảm ơn ông
Luật sư Nguyễn Văn Đài cùng cô Lê Thu Hà và 4 cựu tù chính trị khác bị các hình phạt tù từ 7 đến 15 năm tù giam với cáo buộc ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự.

Hơn 60 năm tù cho 6 nhà hoạt động vì dân chủ

RFA-2018-04-05  
Các nhà hoạt động tại phiên tòa hôm 5/4/2018.
Các nhà hoạt động tại phiên tòa hôm 5/4/2018.AP
Tòa án Nhân dân Hà Nội vào tối ngày 5 tháng 4 tuyên án 6 nhà hoạt động dân chủ- nhân quyền với những bản án cao nhất 15 năm tù, 5 năm quản chế và thấp nhất là 7 năm tù và 1 năm quản chế.
Cộng sự của luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài là cô Lê Thu Hà bị tuyên 9 năm tù giam và 2 năm quản chế. Còn các thành viên khác của Hội Anh Em Dân Chủ là mục sư Nguyễn Trung Tôn lĩnh án 12 năm tù, 3 năm quản chế; cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù cùng 3 năm quản chế. Ký giả Trương Minh Đức 12 năm tù, 3 năm quản chế. Kỹ sư Phạm Văn Trội 7 năm tù và 1 năm quản chế. Tổng cộng các bản án là 66 năm tù và 17 năm quản chế. Cả sáu nhà hoạt động đều bị cáo buộc tội danh vi phạm điều 79 Bộ luật hình sự VN, một trong ba điều luật chính quyền Hà Nội thường xuyên sử dụng để bỏ tù giới hoạt động bất chấp sự phản đối của quốc tế.
Trao đổi với RFA ngay sau phiên xét xử, cô Vũ Minh Khánh, vợ của luật sư Đài cho biết cảm xúc và suy nghĩ về bản án dành cho chồng cô:
Tôi cực lực phản đối bản án này, nó quá vô lý. Toàn bộ phiên tòa Viện Kiểm sát không hề đưa ra  một chứng cứ cụ thể nào để buộc tội cả mà hoàn toàn bằng luận điệu của sự suy diễn. Trong khi đó các luật sư và chồng tôi có bài bào chữa riêng của mình cũng như vặn lại rất nhiều câu hỏi của Viện Kiểm sát nhưng Viện Kiểm sát gần như cứng lưỡi không trả lời được mà cứ nói tho kiểu suy diễn và cố tình áp đặt chứ không đưa ra được một chứng cớ nào cả. Cuối cùng họ vẫn áp đặt một bản án như vậy. Đây là bản án oan sai, bất công và chà đạp lên công lý.
Bà Nguyễn Thị Lành, vợ mục sư Nguyễn Trung Tôn cũng bày tỏ với chúng tôi sự phẫn nộ trước bản án 12 năm tù chính quyền tuyên cho chồng bà:
Tôi thấy sự bất công của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam và tòa án nhân dân tối cao. Họ đã tuyên chồng tôi 12 năm tù giam, và một số anh em khác dù họ không có tội gì cả. Họ chỉ đấu tranh cho quyền lợi người dân và cho đất nước được thăng tiến và phát triển mọi mặt nên mới dấn thân.
Bà Lành cho biết tòa án không hề đếm xỉa đến những lời bào chữa của các luật sư mà cứ vòng vo rồi quy chụp tội cho các bị cáo bằng những lời lẽ và bản án bà nghi là có sự sắp đặt trước.
Toàn bộ phiên tòa Viện Kiểm sát không hề đưa ra  một chứng cứ cụ thể nào để buộc tội cả mà hoàn toàn bằng luận điệu của sự suy diễn.
- Cô Minh Khánh, vợ ls Nguyễn Văn Đài
Khi buổi xét xử diễn ra, bên ngoài tòa án, các nguồn tin cho chúng tôi biết có ít nhất 13 người bị bắt giữ, trong đó có bà Cấn Thị Thêu, người vừa mãn án 20 tháng tù vì đấu tranh bảo vệ dân oan mất đất.
Đến chừng 8 giờ tối cùng ngày thì con trai bà Thêu là Trịnh Bá Tư mới được thả, còn bà Cấn Thị Thêu lúc đó vẫn chưa rõ đang ở đâu. Anh Trịnh Bá Tư và một người dân từ Quảng Bình bị giữ tại đồn công an Quang Trung, và bị hành hung nặng nề.
Những người ủng hộ các bị cáo vào buổi sáng trước khi phiên xử diễn ra  diễu hành và cầm biểu ngữ với các dòng chữ như ‘Công lý cho Hội Anh Em Dân Chủ’ và ‘Dân chủ không phải là tội’.
Nhà hoạt động Thảo Teresa cũng cho biết cô phải hóa trang mới có thể qua mặt an ninh đến tòa án. Theo lời cô Thảo, công an được bố trí khắp các nẻo đường đến tòa, dày đặc tới mức cô so sánh như dàn trận khủng bố.
Nhận được thông tin về các bản án được cho là quá nặng nề và bất công, cô Thảo Teresa chia sẻ:
Bây giờ mọi người đều rất buồn và đau lòng vì bản án quá nặng nề, có thể nói là cả đời ngồi tù. Đây là điều khốn nạn, là một cái tát vào mặt chế độ. Mình rất phẫn nộ, chỉ muốn gào lên đả đảo phiên tòa bất công này. Bởi vì họ là những người yêu nước và có tâm với đất nước. Họ không làm gì ác cả.
Anh Đài là người vừa có tâm vừa có tầm. Một người mẫu mực như anh rất hiếm. Anh hi sinh cả đời mình cho tiến trình dân chủ.
Ngay khi phiên tòa xét xử 6 nhà hoạt động đang diễn ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng khi bị báo giới chất vấn trả lời ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm và không có việc những người vì tự do bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ. Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao VN cũng bác bỏ những chỉ trích, lên án của quốc tế về phiên tòa này, viện lý do đó là những thông tin sai sự thật, thiếu khách quan.
Đây là điều khốn nạn, là một cái tát vào mặt chế độ. Mình rất phẫn nộ, chỉ muốn gào lên đả đảo phiên tòa bất công này.
- Thảo Teresa
Chúng tôi cũng trao đổi với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một cựu tù chính trị, sau khi phiên tòa kết thúc. Ông Nghĩa đã lên tiếng tố cáo những bản án dành cho anh em đồng hội của ông là sản phẩm của một chế độ chính trị không có dân chủ:
Thực tế sẽ không có bản án này nếu một quốc gia dân chủ với nền tư pháp độc lập, tiến bộ. Chính quyền VN đang kêu gọi cải cách nền tư pháp và một vài nước cũng đang giúp VN cải cách nền tư pháp để hòa nhập với thế giới thì tại sao họ còn giữ những bản án như tuyên truyền chống nhà nước và lật đổ chính quyền nhân dân mơ hồ như vậy.
Nền tư pháp độc lập mà ông Nghĩa vừa nhắc tới được hiểu là hệ thống tam quyền phân lập, tức là ba cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp phải độc lập với nhau chứ không thể do Nhà nước quản lý như hiện nay. Nhiều người cho rằng chỉ có tam quyền phân lập thì các vụ án mới được xử một cách công bằng. Tuy nhiên cho đến nay VN vẫn cực lực phản đối cơ chế này, thậm chí còn tuyên bố sẽ khai trừ khỏi Đảng nếu đảng viên nào đòi tam quyền phân lập và xã hội dân sự. Cáo trạng của 6 nhà hoạt động cũng cáo buộc họ âm mưu xây dựng tam quyền phân lập.
Theo nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, qua bản án dành cho 6 nhà hoạt động này cho thấy rõ bản chất của Đảng Cộng sản VN, họ bất chấp mọi mưu kế vì quyền lợi của Đảng chứ không vì quyền lợi của nhân dân, đất nước.
Nhà tranh đấu đất đai cho dân oan Trịnh Bá Phương ở Dương Nội, người bị chặn bắt khi đang trên đường đến dự tòa, lên tiếng với RFA sau khi biết tin về các bản án:
Qua các bản án cho thấy phía nhà nước Cộng sản họ ngày càng gia tăng đàn áp những người có tiếng nói đấu tranh và họ lấy còng số 8 và nhà tù ra để nhằm trấn áp tất cả những ai lên tiếng đấu tranh cho dân chủ. Đây là một động thái của nhà cầm quyền hiện đang gây phẫn nộ cho rất nhiều người dân.
Nhà hoạt động Thảo Teresa cho biết cô hi vọng quốc tế sẽ đồng thanh lên tiếng về những bản án này, cũng như lên án chế độ chính trị mà cô gọi là “tàn ác, man rợ, rừng rú” của Việt Nam.

Ngân Hàng Nhà Nước CSVN: người dân phải kiểm tra trương mục thường xuyên để “tránh mất cắp”

Ngân Hàng Nhà Nước CSVN: người dân phải kiểm tra trương mục thường xuyên để “tránh mất cắp”
Một phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước CSVN vừa gây hoang mang cho người gửi tiền tiết kiệm trên toàn quốc, khi bất ngờ khuyến cáo rằng người dân nên thường xuyên kiểm tra các trương mục ngân hàng của mình để “tránh mất cắp”.
Tại một cuộc họp báo hôm Thứ Hai 2 tháng 4, Phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Thị Hồng khuyến cáo người gửi tiền “nên thường xuyên đến trụ sở ngân hàng thực hiện giao dịch, kiểm tra số dư thường xuyên”. Bà còn nói thêm rằng, “Khi phát hiện dấu hiệu bất thường thì phải báo ngay cho tổ chức tín dụng, cơ quan nhà nước để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt”.
Ý kiến của bà phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước được đưa ra sau khi có câu hỏi của báo chí về hàng loạt vụ khách hàng mất tiền gửi tổng cộng lên đến hàng trăm tỉ đồng tại nhiều ngân hàng trong nước. Vụ gây chấn động nhất là một nữ thương gia gửi hơn 300 tỉ đồng ở Eximbank bị mất tới 245 tỉ đồng, tương đương hơn 10.6 triệu Mỹ kim.
Lời khuyên thường xuyên kiểm tra trương mục khiến cho nhiều người lo lắng và thậm chí phẫn nộ, vì cho rằng ngành ngân hàng Việt Nam đang đẩy rủi ro cho khách và sẵn sàng không nhận trách nhiệm. Báo Pháp Luật Việt Nam dẫn lời tiến sĩ kinh tế Lương Hoài Nam cho rằng, ý kiến của bà phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước là “đáng lo ngại”. Chuyên gia này nhận định rằng, sau khi một người khách giao tiền cho ngân hàng, thì số tiền trong trương mục chính là số tiền ngân hàng nợ người khách đó, và ngân hàng có nghĩa vụ trả cho họ khi đến hạn. Ông Nam cho rằng mọi người “không thể im lặng” trước ý kiến của bà phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước.
Tờ báo cũng dẫn lời luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, lời khuyên của bà phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước là vô dụng. Ông Đức nhận định rằng, việc kiểm tra trương mục chỉ giúp người gửi tiền biết mình đã bị mất tiền hay chưa, tức chỉ để “buồn nhanh hay buồn chậm chứ không tránh được rủi ro!”.
Huy Lam / SBTN

Dù để cứu hỏa Trung Cộng vào gíup, kho bông vải Quảng Ninh vẫn cháy rụi

Dù để cứu hỏa Trung Cộng vào gíup, kho bông vải Quảng Ninh vẫn cháy rụi
Một đám cháy trong nhà máy ở tỉnh Quảng Ninh tiếp tục bùng lên trong ngày thứ hai, trong khi các giới chức vẫn chưa dập tắt được dư luận phản đối việc một lực lượng cứu hỏa Trung Cộng đã kéo vào thành phố Móng Cái để giúp dập lửa.
Đám cháy được cho là bắt đầu vào lúc 2 giờ sáng Thứ Tư 4 tháng 4 tại kho bông vải thuộc công ty Texhong Ngân Long, trong khu kinh tế Hải Yên thuộc thành phố Móng Cái. Kho này chứa khoảng 4,000 tới 5,000 tấn nguyên liệu và hàng hóa. Do phần lớn nguyên liệu là bông sợi, nên đám cháy bùng cháy dữ dội.
Truyền thông trong nước cho hay, tỉnh Quảng Ninh đã điều động hơn chục xe cứu hỏa và gần 200 người đến dập lửa. Thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Cộng, cũng điều 14 xe cứu hỏa cùng 90 người tham gia chữa cháy. Đến trưa Thứ Năm, đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn. Khi đó, toàn bộ phân xưởng số 4 rộng 8,500 mét vuông của công ty Texhong Ngân Long bị thiêu rụi.
Sự việc một lực lượng cứu hỏa của Trung Cộng kéo vào lãnh thổ Việt Nam khiến cho dư luận người Việt trong và ngoài nước sôi sục. Nhiều người cho rằng hành động này đã vi phạm chủ quyền và pháp luật Việt Nam.
Vào chiều Thứ Tư, các giới chức thành phố Móng Cái và tỉnh Quảng Ninh mở cuộc họp báo về vụ hỏa hoạn. Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, trưởng ban quản trị khu kinh tế Hải Yên nói rằng, việc nhờ lực lượng cứu hỏa Trung Cộng là cần thiết, vì họ ở gần đám cháy hơn và có những phương tiện cứu hỏa hiện đại. Ông Vũ Văn Kinh, chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Móng Cái còn cho rằng, có được sự hỗ trợ từ phía Trung Cộng là “phương án tối ưu”. Điều mà dư luận quan tâm là ai hoặc cơ quan nào đã nhờ lực lượng cứu hỏa Trung Cộng kéo sang giúp dập lửa, đã không được đề cập.
Huy Lam / SBTN

Hà Nội có 160 chung cư tái định cư ‘cháy là chết’

Trụ nước cứu hỏa tại khu tái định cư An Sinh. (Hình: VNExpress)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Các tòa nhà tái định cư đều có “vi phạm quy định phòng cháy, chữa cháy” phổ biến là hệ thống dây dẫn cứu hỏa hỏng, báo cháy không hoạt động.
Ngày 4 Tháng Tư, ông Chử Văn Tráng, phó giám đốc Xí Nghiệp Quản Lý Và Phát Triển Nhà Hà Nội, thuộc Công Ty Quản Lý và Phát Triển Nhà Hà Nội, cho biết thành phố có 170 công trình tái định cư đưa vào sử dụng, trong đó 160 công trình là chung cư.
“Các tòa nhà tái định cư ở Hà Nội đã được đưa vào sử dụng từ 3 đến 5 năm và đều có những vấn đề về phòng cháy, chữa cháy,” ông nói với báo VNExpress.
Ông Tráng cho hay, khi đơn vị tiếp nhận quản lý các công trình trên thì đều có giấy phép phòng cháy, chữa cháy, tuy nhiên đến nay vi phạm phổ biến ở 160 chung cư này là hệ thống trụ nước, đường ống, dây dẫn cứu hỏa hỏng; bình cứu hỏa di động không đủ áp suất; hệ thống báo cháy không hoạt động…
Tòa nhà C khu tái định cư An Sinh, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, phòng cháy như không. (Hình: VNExpress)
Theo ông, để cứu vãn, thành phố đã thông qua chủ trương dùng 180 tỷ đồng (hơn $7.8 triệu) từ ngân sách để “khắc phục vi phạm về phòng cháy, chữa cháy tại các tòa nhà tái định cư.”
“Cụ thể, trước mắt cơ quan chức năng sẽ thay thế, sửa chữa các trang thiết bị hỏng hóc, sau đó là bổ sung các thiết bị mà trước đây chưa có theo quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy mới,” ông nói.
Cũng theo VNExpress, tại buổi họp báo về công tác phòng cháy, chữa cháy chiều 3 Tháng Tư, ông Nguyễn Chí Dũng, phó giám đốc Sở Xây Dựng Hà Nội, cho biết thống kê của Sở Cảnh Sát Phòng Cháy Chữa Cháy Hà Nội cho thấy, trong năm 2017 Hà Nội đã xảy ra 820 vụ cháy nổ.
Tuy nhiên năm 2018, mới quý I đã có đến 280 vụ. Trong đó, có 31 vụ cháy thiệt hại nghiêm trọng, 87 vụ cháy nhà cao tầng. Hậu quả khiến 24 người chết, 18 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính 617 tỷ đồng (hơn 27 triệu) và 6.3 hécta rừng.
Cũng trong thời gian trên, Sở Cảnh Sát Phòng Cháy Chữa Cháy Hà Nội đã thanh tra và kiểm tra gần 38,000 lượt đơn vị, cơ sở, phát hiện và yêu cầu các đơn vị, cơ sở khắc phục hơn 105,000 tồn tại thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy xử phạt hơn 4,000 tổ chức, cá nhân với số tiền gần 13 tỷ đồng (hơn $569,827). (Tr.N)

Cựu đại úy công an thiệt mạng khi ‘giằng co’ với dân phòng

Khu vực nơi xảy ra sự việc người bảo vệ tử vong. (Hình: Người Lao Động)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chỉ vì cây dù, trong lúc dẹp vỉa hè, lực lượng dân phòng phường Ngọc Lâm đã “giằng co” với ông cựu đại úy công an đang làm bảo vệ cho một siêu thị, khiến ông này chết “bất thường.”
Theo báo Người Lao Động, chiều 30 Tháng Ba, khi làm việc trên đường Nguyễn Văn Cừ (phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội) lực lượng dân phòng có thu giữ cây dù che nắng. Trong lúc thu giữ cây dù, lực lượng dân phòng có “giằng co” với một bảo vệ siêu thị Fivimar là ông Phạm Huy T. (60 tuổi, trú tại số 44 phố Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và xảy ra việc bảo vệ siêu thị thiệt mạng sau đó.
Báo Dân Trí trích lời một số nhân chứng cho hay, bảo vệ siêu thị ngồi trông xe và đặt một cây dù che nắng trên vỉa hè. Khi đó, dân phòng phường Ngọc Lâm đi làm nhiệm vụ và thu giữ cây dù che nắng của bảo vệ, nhưng bảo vệ siêu thị Fivimart đã giằng lại và bị dân phòng đạp ngã xuống đất rồi bị cây dù đè lên người dẫn đến bất tỉnh. Mặc dù nạn nhân được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng sau đó đã tử vong.
Chiều 4 Tháng Tư, một lãnh đạo công an quận Long Biên xác nhận: “Cơ quan công an đang vào cuộc điều tra sự việc nhưng phải chờ kết luận của cơ quan giám định pháp y, tử thi để biết nguyên nhân tử vong. Khi nào có kết quả pháp y chúng tôi sẽ thông tin cho báo chí. Tuy nhiên, qua điều tra sơ bộ, người đàn ông thiệt mạng có tiền sử bị bệnh tim.”
Khu vực xảy ra sự việc giằng co cây dù che nắng giữa bảo vệ và dân phòng khiến bảo vệ thiệt mạng. (Hình: Dân Trí)
Công an quận Long Biên cho biết, ngay sau khi xảy ra sự việc cơ quan công an có xem lại hình ảnh từ camera của siêu thị Fivimart để phục vụ điều tra, nhưng “hình ảnh xa không thấy rõ sự việc xảy ra như thế nào.”
Nói với báo Dân Trí, bà Nguyễn Thị Hiển, mẹ ông T., khẳng định: “Một số thông tin nói với chúng tôi rằng, cơ quan công an bảo con tôi có tiền sử bệnh tim là không chính xác, con tôi trước giờ khỏe mạnh, những lần đi khám sức khỏe giờ giấy khám vẫn còn đây. Đang khỏe mạnh bỗng nhiên con tôi qua đời, chúng tôi rất đau đớn và bàng hoàng, chỉ mong cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ nguyên nhân sự việc để con tôi được yên lòng.”
Bà Huỳnh Thục Trinh, vợ ông T., cho biết: “Đã hơn bốn ngày trôi qua, kể từ hôm chồng tôi mất, gia đình vẫn chưa khỏi bất ngờ và đau xót. Chiều hôm xảy ra sự việc, ông ấy đi làm từ ca 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều, đâu ai ngờ đó cũng là ngày cuối cùng chúng tôi được gặp ông ấy.”
Theo bà Trinh, ông Phạm Huy T. trước đây là đại úy công an, công tác tại phường Minh Khai.
“Sau khi nghỉ hưu thì chồng tôi quyết định đi làm thêm là bảo vệ cho siêu thị Fivimart trên đường Nguyễn Văn Cừ, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên. Nếu tính đến Tháng Tám năm nay thì cũng đã được ba năm rồi,” bà Trinh cho biết.
Sau khi sự việc xảy ra với ông T., theo bà Trinh, có hai người là phó chủ tịch phường và phó công an phường Ngọc Lâm đến gia đình bà để xin lỗi. (Tr.N)

Đến Nha Trang mà ngỡ như ở ‘phố Tàu, nước Nga’

Ma trận tiếng ngoại quốc ở đường phố Nha Trang. (Hình: Zing)
KHÁNH HÒA, Việt Nam (NV) – Nhiều du khách trong và ngoài nước đến Nha Trang không khỏi giật mình, cứ tưởng mình đang ở một xứ nào đó chứ không phải Việt Nam, bởi vì các biển hiệu hàng quán, dịch vụ đều bằng ngôn ngữ Nga và Trung Quốc.
Theo báo Zing, với những du khách lần đầu đến thành phố Nha Trang sẽ rất ngạc nhiên bởi vì dọc các con phố, các biển hiệu toàn bằng tiếng ngoại quốc, từ nhà hàng, khách sạn, quán ăn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đến tờ rơi quảng cáo.
Bốn năm về trước, để đáp ứng nhu cầu của “làn sóng Nga” ồ ạt đến Nha Trang, các doanh nghiệp đã thay thế biển hiệu ngành nghề của mình hoàn toàn bằng tiếng nước này.
Tiếp nữa, khoảng ba năm trở lại đây, khách Trung Quốc đến Nha Trang tăng vọt. Từ đó, các cửa hàng, dịch vụ được mở ra, biển hiệu bằng tiếng Trung Quốc bắt đầu “chiếm ưu thế” so với tiếng Nga.
Vì chuyên phục vụ khách Trung Quốc nên tên trái cây, đơn giá đều được thể hiện hoàn toàn bằng tiếng Trung. (Hình: Zing)
Một số cửa hàng chọn cách vừa phục vụ vừa khách Nga, vừa khách Trung Quốc nên biển hiệu được ghi luôn bằng hai thứ tiếng. Tuy nhiên, những cửa hàng này chỉ xuất hiện ở trung tâm thành phố, nơi tập trung phục vụ hai dòng khách nói trên.
“Ở Sài Gòn cũng có phố Tây, nhưng biển hiệu tiếng ngoại quốc không nhiều như ở đây. Mỗi lần ra Nha Trang du lịch mà cứ ngỡ như đang ở phố Tàu, phố Nga. Rất buồn,” anh Nguyễn Mạnh Hùng, một du khách ở Sài Gòn, nói.
“Ở đây từ khách trọ, đến dịch vụ ăn uống chỉ phục vụ người nước ngoài, không có người Việt nên không cần phải ghi tiếng Việt. Phiền phức mà không cần thiết,” chủ một quán ăn trong hẻm 120 đường Nguyễn Thiện Thuật, nói.
Còn ở ngoại thành hoặc xa trung tâm, do chỉ phục vụ khách Trung Quốc, các nhà hàng, quán ăn ghi biển hiệu chủ yếu bằng tiếng Trung Quốc.
“Mình bán cho ai thì ghi tiếng của nơi đó để dễ cho khách đến mua. Mấy cái này cũng đi thuê người ta viết, chứ mình có biết tiếng Trung hay tiếng Nga đâu,” bà Nhuần bán trái cây nói.
Một số cửa hàng chọn cách vừa phục vụ khách Nga, vừa khách Trung Quốc nên biển hiệu được ghi hai thứ tiếng. (Hình: Zing)
Theo Luật Quảng Cáo của Việt Nam, “Các biển hiệu phải viết bằng tiếng Việt; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn tiếng Việt.”
“Tuy nhiên, trên thực tế, những cửa hàng chuyên bán cho khách Trung Quốc họ không in tiếng Việt. Bởi họ nghĩ ít tiếp khách Việt nên không cần thiết ghi. Riêng những tờ rơi, biển hiểu tạm thời, khi đi đến nơi kiểm tra bị chủ cất đi nên rất khó xử lý,” một cán bộ Sở Văn Hóa-Thể Thao tỉnh Khánh Hòa nói với báo Zing.
Các biển như thế này được dựng, dán ở khắp các con hẻm ở khu phố Tây Nha Trang. Dù rất mất mỹ quan, tuy nhiên khồng hề có sự kiểm tra, cũng như nhắc nhở của phường, thành phố hoặc cơ quan quản lý văn hóa cấp tỉnh ở Khánh Hòa.
“Sắp tới sở sẽ đưa tiêu chí thi đua xét công nhận hộ gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa việc chấp hành quy định về viết đặt tên biển hiệu, bảng quảng cáo,” ông Nguyễn Khắc Hà, giám đốc Sở Văn Hóa-Thể Thao tỉnh Khánh Hòa, nói.
Cửa hàng trên đường Nguyễn Thiện Thuật, thành phố Nha Trang, giới thiệu dịch vụ của mình hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc và Nga. (Hình: Zing)
Trả lời báo Zing, ông Nguyễn Sỹ Khánh, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Nha Trang, tỏ ra “bất ngờ” về thông tin tràn ngập biển hiệu, bảng quảng cáo bằng tiếng Trung Quốc và Nga ở Nha Trang.
“Tôi đã trực tiếp xem thông tin mà báo chí phản ánh. Tôi cũng không hiểu tại sao lại như vậy, vì thành phố kiểm tra liên tục. Báo nêu làm tôi cũng sốt ruột…,” ông Khánh nói.
Tuy nhiên, ông Khánh thừa nhận, một trong những nguyên nhân để xảy ra sai phạm tràn lan lâu nay là khách Trung Quốc đến Nha Trang rất nhiều, nhu cầu kinh doanh cũng vì thế tăng lên. Phần nữa do công tác kiểm tra buông lỏng, không cương quyết.
“Có một thời gian bỏ bê, lơ là việc kiểm tra nên sai phạm ngày càng nghiêm trọng. Tôi đã yêu cầu phòng văn hóa kiểm tra lại thông tin báo nêu. Lập tức lập kế hoạch tổng kiểm tra, rà soát. Lần này kiên quyết, chứ để tình trạng như vậy không ổn,” ông Khánh khẳng định. (Tr.N)

Chính quyền Vinh múc bỏ mồ mả người dân để ‘phân lô bán nền’

Người dân tức giận vì mộ của người thân bị đơn vị thi công múc lên để lộ thiên khiến họ phải dựng tạm tấm che. (Hình: Người Lao Động)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Hàng loạt ngôi mộ của người dân phường Quán Bàu, thành phố Vinh, đã bị đơn vị thi công của ủy ban thành phố này đào múc lên để dưới mưa nắng, rồi đem đi đổ cùng đất đá.
Ngày 3 Tháng Tư, đi qua khu vực mộ của dòng họ, một số người dân phường Quán Bàu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, bàng hoàng khi phát hiện một số ngôi mộ bị đơn vị thi công tự ý đào múc đi.
Theo báo Người Lao Động, đây là khu vực thuộc dự án quy hoạch chia lô đất ở tại khối 7, phường Quán Bàu, với tổng diện tích 4.3 hécta, do Ủy Ban Nhân Dân thành phố Vinh làm chủ đầu tư.
Dự án này được giao cho Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư và Xây Dựng thành phố Vinh đảm nhiệm. Phần đất trên đang được đơn vị thi công là công ty Cổ Phần Tư Vấn Và Xây Dựng Bắc Vinh thi công.
Đơn vị thi công này đã thuê Ban Quản Lý Nghĩa Trang thành phố Vinh cất bốc di dời những ngôi mộ mà không thông báo cho gia đình. Trước đó, phần đất này là nghĩa trang phường Quán Bàu.
Nói với báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Thành (49 tuổi, ở khối 7, phường Quán Bàu) bực tức nói: “Đây là những ngôi mộ của dòng họ, họ đào lên không thông báo với chúng tôi. Thấy những chiếc tiểu đựng hài cốt mới bốc lên để dưới đất, lộ thiên, chúng tôi đã phải làm chiếc rạp nhỏ để che nắng.”
Một chiếc tiểu đựng hài cốt bị vỡ còn sót sau khi đơn vị thi công đào lên. (Hình: Người Lao Động)
Theo người dân, ngoài những ngôi mộ bị đào lên, tiểu sành đựng hài cốt để trên đất, thì đơn vị thi công còn đào nhiều ngôi mộ khác của người chết đem đi đổ cùng đất đá.
Ông Nguyễn Văn Phú (43 tuổi, ở khối 7, phường Quán Bàu) tức giận nói: “Đơn vị thi công đào ba ngôi mộ của dòng họ chúng tôi lên, trong đó có một ngôi mộ họ đã xúc đi đổ nơi nào giờ không biết. Nghe họ nói đã đưa lên xe tải rồi chở xuống khu vực xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, đổ. Bây giờ bị phát hiện thì họ mới tổ chức đi tìm.”
Ông Nguyễn Thế Anh, phó Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư và Xây Dựng thành phố Vinh, thừa nhận có bốn ngôi mộ bị đào lên, trong đó có hai ngôi mộ vô chủ, hai ngôi mộ có gia đình nhận và theo gia đình là có một ngôi mộ bị thất lạc.
Trong khi đó, ông Hồ Sỹ Dũng, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân phường Quán Bàu, cho rằng đây là dự án do thành phố Vinh làm chủ đầu tư nên việc thống kê, đền bù cũng do thành phố làm.
Theo ông Dũng, một số dân chưa nhận tiền đền bù, một số dân xin lùi thời gian lại, một số vì thống kê thiếu nên dân chưa được đền bù hỗ trợ. Việc bốc mộ phải có biên bản, bốc mộ ở đâu, đưa đi đâu phải rõ ràng.
Cũng theo ông Dũng, việc tìm lại những ngôi mộ đã bị bốc đi là rất khó, vì số lượng đất được đào và đưa đi là rất nhiều, ngay trong đêm 3 Tháng Tư, phường Quán Bàu và đơn vị thi công cũng như đại diện ủy ban thành phố Vinh, gia đình đang làm việc và tìm kiếm những phần mộ đã bị bốc đi. (Tr.N)

Vụ Cá Rồng Đỏ: Hãng Repsol hay chính chóp bu VN sợ TQ?

“Bản lĩnh Việt Nam” đã hết cửa kiếm tiền ngay trong vùng chủ quyền của mình! Ảnh: TTXVN
Vietnam – Cali Today news – Tháng Ba năm 2018, “nỗi nhục quốc thể” mang tên Bãi Tư Chính, lại thêm một lần nữa được lý giải “lùi một bước để tiến ba bước”.
Nhưng khác với bi kịch tháng Bảy năm 2017 khi phải “giương cờ trắng” ở mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ ở Bãi Tư Chính phía đông nam Việt Nam, lý do việc hãng Repsol – một công ty Tây Ban Nha liên doanh với PetroVietnam để khai thác dầu khí tại khu vực mà Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam” – phải câm lặng rút khỏi dự án này lại đang được một thế lực chính trị nào đó quy kết vào chính Repsol.
Tháng Ba năm 2018, khoảng một tuần sau vụ Repsol phải ngừng khai thác mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lại xuất hiện ở Hà Nội như một cách dằn mặt giới chóp bu Việt Nam.
Cùng lúc, một ý kiến xuất hiện trên đài BBC Việt ngữ về “Có nguồn tin nói rằng là phía đối tác Repsol chịu tác động của Trung Quốc và có đề nghị phía Việt Nam cho tạm dừng dự án khoan dầu lại. Về phía Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, người ta cũng đồng ‎ý thôi. Thế nhưng trước khi đồng ‎ý, người ta cũng có ý kiến xin phép ở đâu đó, cấp trên nữa thì bảo rằng đó là việc của doanh nghiệp. Người ta đồng ý cho tạm dừng, nhấn mạnh tạm dừng, không phải dừng toàn bộ hay là hủy, chứ không thể hủy được”.
Ý kiến trên là của TS. Hà Hoàng Hợp ở Hà Nội.
Tuy nhiên, ông Hà Hoàng Hợp lại không nói rõ về “nguồn tin” ở trên là nguồn nào, hoặc ít nhất là nguồn tin này có độ khả tín đến mức độ nào.
Trong khi đó, chính một phóng viên của BBC News là Bill Hayton – người đầu tiên phát đi tin tức về vụ Repsol phải rút lui khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ, cho tới nay vẫn không nêu ra bất kỳ một dấu hiệu hay biểu nào cho thấy Repsol đã bị áp lực bởi Trung Quốc để phải rút lui như vậy.
Vụ rút lui thứ hai liên tiếp trong vòng 9 tháng của Repsol khỏi Bãi Tư Chính đã khiến báo giới và dư luận quốc tế bắt đầu quan tâm – tò mò hoặc chờ đợi về cách xử thế của Hà Nội trước sức ép ngày càng lộ liễu và hung hăng của Bắc Kinh trên Biển Đông, để xem rốt cuộc Hà Nội sẽ vẫn ôm chặt “bạn vàng” và để ngư dân của mình bị bắn giết bởi “tàu lạ”, hay sẽ phải đưa ra lời mời mọc cụ thể hơn với lực lượng hải quân Mỹ để Việt Nam có thể khai thác dầu mà không quá lo sợ Trung Quốc. Nhưng đến nay vẫn không có một tờ báo quốc tế nào đưa tin về việc Repsol bị Trung Quốc gây sức ép.
Trong khi không có bằng chứng nào cho thấy Repsol bị Trung Quốc gây sức ép, một số tờ báo quốc tế lại đã đăng tin về việc có đến 200 tàu chiến và tàu hải giám Trung Quốc bao vây khu vực Bãi Tư Chính vào tháng Bảy năm 2017 như một chiến thuật khủng bố tâm lý chính thể Việt Nam. Khi đó, còn có thông tin về việc Trung Quốc đe dọa sẽ tấn công quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam tiếp tục khai thác dầu khí tại Bãi Tư Chính.
Trong thực tế, đã rất rõ là không phải Repsol, mà chính giới chóp bu Việt Nam mới là đối tượng bị “bạn vàng” gây áp lực về chính trị và quân sự để phải mang nỗi nhục “giương cờ trắng” đến hai lần vào năm 2017 và 2018.
Cần nhắc lại, trước nỗi nhục đầu tiên ở Bãi Tư Chính vào năm 2017, đã không một tờ báo nhà nước nào dám lên tiếng, mà nguyên nhân đủ sâu xa là Bộ Chính trị Việt Nam đã không muốn hoặc không dám có một phản ứng nào trên mặt truyền thông về vụ việc đáng xấu hổ đó.
Nhưng cũng vào thời gian trên, một số dư luận viên – những kẻ ăn lương của đảng và của công an – lại tung ra lý lẽ “đảng ta luôn lãnh đạo sáng suốt và tài tình” để “lùi một bước để tiến nhiều bước”…
Kết quả của lý lẽ trên cho tới nay đã chứng nghiệm quá rõ về nhân quả. Hèn nhát bao giờ cũng chỉ là hèn nhát không hơn không kém. Cái hậu của vụ Bãi Tư Chính lần đầu đã dẫn đến hậu quả Bãi Tư Chính lần 2, và có thể còn nhiều lần nữa.
“Lùi một bước để lùi thêm bước nữa”.
“Lùi một bước để lùi thêm nhiều bước”.
“Bản lĩnh Việt Nam” đã hết cửa kiếm tiền ngay trong vùng chủ quyền của mình!
Năm 2017, “đối tác chiến lược toàn diện” Trung Quốc đã thêm một lần nữa khiến giới chính trị “Bốn tốt, mười sáu chữ vàng” trắng mắt. Trong nhiều nỗi nhục trên đời, có lẽ nỗi nhục thuộc loại tận cùng nhất là bị kẻ thù cầm tù ngay trong nhà mình.
Với hai lần nỗi nhục Bãi Tư Chính năm 2017 và 2018, chính sách cùng chiến thuật “đu dây” của Việt Nam với Trung Quốc lẫn phương Tây đã chính thức phá sản. Sẽ chỉ còn lại một chút may mắn nếu Trung Quốc không tấn công Việt Nam trên Biển Đông trong tương lai gần.
Vì nếu xung đột quân sự nổ ra, không hiểu trong cám cảnh “ngư dân bám biển, hải quân bám bờ”, một “quân đội nhân dân Việt Nam” tiêu xài đến hàng trăm ngàn tỷ đồng tiền đóng thuế của dân sẽ đánh chác ra sao, hay sẽ rùng rùng một đám quan chức lớn nhỏ đua nhau ôm vàng và kim cương nhảy lên máy bay “ra đi tìm đường cứu nước”, bỏ mặc một tổ quốc tan hoang bởi nạn tham nhũng, đầy rẫy thân phận người nghèo khốn khó và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên…
Thiền Lâm

“Mở rộng phi trường TSN về cả phía Bắc và phía Nam” vẫn quá mập mờ!

Cách chỉ đạo nước đôi và mập mờ đầy màu sắc mị dân cho thấy trong lòng ông Phúc vẫn chưa có gì được gọi là “liêm chính” trong việc xử lý khủng hoảng “sân golf trong sân bay”. Ảnh: VOA
Vietnam – Cali Today news – Ngay sau khi Thủ tướng Phúc chấp nhận đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải và Công ty tư vấn ADP-I của Pháp và chỉ đạo “chỉ mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam” mà không có nội dung nào về lấy lại đất sân golf cho phi trường vào ngày 28/3/2018, dư luận xã hội một lần nữa phẫn nộ và phản ứng quyết liệt.
Cho dù quyết định trên cho thấy Thủ tướng Phúc đã bất chấp làn sóng phản ứng phẫn nộ của dư luận xã hội và giới chuyên gia phản biện về hình ảnh chình ình của sân golf TSN là nguồn cơn chính yếu dẫn đến tương lai cùng đường của “con tin phi trường TSN”, một thực tế có thể đã xảy ra là ông Phúc đã phải tiếp nhận những chỉ trích từ chính trong nội bộ những “đồng chí” của ông, trong đó có những người không thích ông Phúc và cả những đối thủ chính trị chỉ lăm le “đánh chìm uy tín” của ông Phúc.
Rất có thể, nguồn cơn trên đã dẫn đến sự việc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2018 diễn ra vào ngày 2/4/2018, Thủ tướng Phúc phải “cải chính” khi phát ra một chỉ đạo khác hẳn: “tôn trọng ý kiến tư vấn độc lập, ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và ý kiến của Ủy ban nhân dân TP.HCM. Việc mở rộng sẽ được tiến hành cả về phía Nam và phía Bắc, nếu cần thiết thì lấy đất sân golf để làm các công trình phục vụ cho phi trường”.
Thế nhưng, chỉ đạo trên lại một lần nữa biến phi trường TSN, xã hội và người dân trở thành “con tin” của thói tính toán và âm mưu bất tận của các nhóm lợi ích sân golf TSN và phi trường Long Thành.
Một kiểu “câu giờ” chăng? Kéo dài thời gian để trong lúc phi trường TSN chỉ còn đủ sức “cầm hơi” trước thảm cảnh kẹt cả dưới đất lẫn trên trời thì dự án phi trường Long Thành có đủ thời gian để hoàn thành và thay thế phi trường TSN?
Nhưng đến lúc này mới là một phương trình quá nhiều ẩn số và quá khó để giải mã đối với những kẻ theo đuổi âm mưu “chỉ mở rộng sân bay TSN về phía Nam”.
Bởi dự án phi trường Long Thành cũng không tránh khỏi nạn kẹt tiền khi không còn nguồn vốn ODA ưu đãi và cũng chưa có được nguồn đầu tư mới nào. Ngay con số 18 ngàn tỷ dồng dùng để giải tỏa bồi thường khu dân cư xung quanh dự án này mà Quốc hội Việt Nam đã phải họp đến hai lần trong năm 2017 mới quyết định được cắt từ ngân sách – tức tiền đóng thuế của dân – để chi dùng cho việc bồi thường dự án phi trường Long Thành, Thủ tướng Phúc và nhóm lợi ích giao thông sẽ tìm đâu ra số tiền lên đến 18 ngàn tỷ USD để xây dựng phi trường này?
Trong khi đó, ông Phúc dường như đã cố tình nhắm mắt trước một giải pháp mà bất kỳ người dân nào cũng nhìn ra. Từ khi cuộc khủng hoảng “sân golf trong phi trường” bùng nổ từ giữa năm 2017, rất nhiều chuyên gia và người dân đã kiến nghị phương án dễ nhất là thay vì mở rộng sân bay TSN về phía Nam, Chính phủ hoàn toàn có thể lấy lại 157 ha sân golf TSN để làm sân bay mà còn không tốn một đồng ngân sách nào. Vào năm 2017, chính Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã khẳng định rằng hợp đồng xây dựng sân golf TSN là vô hiệu. Mà hợp đồng đã vô hiệu thì chỉ có giải tỏa trắng chứ không bồi thường gì cả.
Nhưng đến tận lúc này khi phi trường TSN đã rơi vào thảm cảnh kẹt cứng, Thủ tướng Phúc vẫn đánh đố nhân dân với câu điều kiện “Việc mở rộng sẽ được tiến hành cả về phía Nam và phía Bắc, nếu cần thiết thì lấy đất sân golf để làm các công trình phục vụ cho sân bay”.
Chẳng lẽ ông Phúc cho rằng đến lúc vẫn “chưa cần”?
Cách chỉ đạo nước đôi và mập mờ đầy màu sắc mị dân trên cho thấy trong lòng ông Phúc vẫn chưa có gì được gọi là “liêm chính” trong việc giải quyết khủng hoảng “sân golf trong phi trường”.
Cần nhắc lại, lối chỉ đạo mập mờ như thế đã được Thủ tướng Phúc thể hiện trong quyết định gần đây nhất vào ngày 28/3/2018 về “chỉ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam”, khi đã phát lộ ít nhất hai bất hợp lý – nghi vấn rất lớn liên đới trực tiếp đến quyết định cuối cùng trên:
Nghi vấn lớn nhất là vì sao ông Phúc lại chấp nhận 16 ha đất phi trường ở phía Nam do Bộ Quốc phòng “trả lại” để xây dựng nhà ga T3 công suất 20 triệu hành khách/năm theo đề xuất của Công ty tư vấn ADP-I (Pháp) – do Bộ Giao thông và Vận tải (GTVT) thuê, trong khi sân golf TSN lại một lần nữa được giới chức chính phủ cho lủi thoát khỏi sự phẫn nộ đã gần như đã bùng nổ của dư luận xã hội, không những thế vẫn ung dung ngự trị đến tận năm 2025?
Sân golf TSN, nằm ở phía Bắc, từ nhiều năm nay đã chiếm dụng một diện tích 157 ha – gấp 10 lần con số 16 ha được “bồi thường” – nằm trong khu vực phi trường TSN, chính là nguyên nhân chính khiến cho phi trường TSN rơi vào tình trạng kẹt cứng cả dưới đất lẫn trên trời.
Nghi vấn thứ hai là trong nội dung quyết định cuối cùng của Thủ tướng Phúc về mở rộng phi trường TSN, phương án mở rộng phi trường về phía Nam đã chỉ đề cập đến việc xây nhà ga T3 trên diện tích 16 ha của Bộ Quốc phòng, nhưng lại không, hoặc dường như cố ý mập mờ về việc có giải tỏa các khu dân cư hay không, và nếu giải tỏa thì diện tích giải tỏa là bao nhiêu.
Trong những thông tin cung cấp cho báo chí, Bộ GTVT cũng như cố tình giấu biệt phương án diện tích phải giải tỏa ở “phía Nam”…
Thiền Lâm

Bị xóa cấp tổng cục, Bộ Công an thất thế nặng nề trước Bộ Quốc phòng?

Phạm Chí Dũng
Trong khi giao Đảng ủy Công an trung ương xây dựng Đề án 106 về “cải tổ” ngành công an, ông Nguyễn Phú Trọng lại không đả động gì đến bộ máy hiện hữu của Bộ Quốc phòng. Ảnh: QĐND
Vietnam – Cali Today news -2018 quả là một năm “thay máu” đối với ngành công an đang nổ ra nhiều vụ bê bối và phải chịu quá nhiều tai tiếng.
Đầu tháng Tư năm 2018, một nghị quyết của Bộ Chính trị – cơ quan tối cao của đảng cầm quyền ở Việt Nam – được ban hành về “một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Theo đó, bộ máy này sẽ giảm triệt để tầng nấc trung gian trong lực lượng mà cao nhất là sẽ không còn cấp tổng cục nữa.
Nghị quyết trên dựa trên cơ sở đề án cùng tên (Đề án 106) của Đảng ủy Công an Trung ương. Như vậy, đây là quyết định cuối cùng của Tổng bí thư Trọng về bộ máy và rất có thể về cả một danh sách dài nhân sự chủ chốt của ngành công an, sẽ được triển khai ngay sau Hội nghị trung ương 7 – có thể diễn ra ngay trong tháng Tư năm 2018 thay vì vào tháng Năm như dự kiến.
Cấp tổng cục ở Bộ Công an hình thành từ năm 1980. Sau khi lên đến tám tổng cục năm 2009, Bộ Công an thu gọn còn sáu tổng cục vào năm 2014. Ngoài ra còn có hai bộ tư lệnh riêng cho cảnh sát cơ động và cảnh vệ – cũng tương đương tổng cục. Trong mỗi đơn vị cấp tổng cục lại có nhiều cục. Dưới các cục là rất nhiều phòng.
Chi tiết đáng chú ý là bản nghị quyết của Bộ Chính trị đã không chấp nhận dự thảo có cả phương án giữ lại hai đầu mối nòng cốt là Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục An ninh, mà là “bỏ hết” 6 tổng cục hiện thời, không những thế còn hạ cấp hai bộ tư lệnh. Về bộ máy, từ 126 đơn vị cấp cục và tương đương sẽ giải thể, sáp nhập chỉ còn khoảng 60, tức giảm hơn phân nửa.
Từ cuối năm 2017, đã lan tỏa tin tức về khả năng ông Nguyễn Phú Trọng đang tính đến khả năng “cải tổ” Bộ Công an Việt Nam. Theo đó, một đề án về sắp xếp lại bộ này đã được chuẩn bị, nhiều tổng cục vốn tồn tại như một cấp trung gian sẽ bị hủy bỏ vai trò của chúng, kéo theo ghế và bổng lộc của nhiều quan chức công an sẽ không còn nữa.
Sau tết nguyên đán năm 2018, thông tin về đề án “cải tổ Bộ Công an” càng hiện ra rõ hơn cùng lộ trình cụ thể là đề án này có thể được hoàn tất trước Hội nghị trung ương 7, để hội nghị này sẽ “chốt” kế hoạch sắp xếp lại Bộ Công an và kế hoạch nhân sự đi kèm, kể cả những nhân sự cao cấp nhất của Bộ Công an.
Vào đầu năm 2018, hai vụ liên tiếp bắt sĩ quan cao cấp của Bộ Công An – Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ (tức đại gia Vũ “Nhôm”) và Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Hóa – cho thấy đòn “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng đã giáng thẳng vào cơ quan bộ vẫn được xem là “bất khả xâm phạm” này.
Bộ Công an – một tổ chức quyền lực hoặc siêu quyền lực – nhưng đang có tướng công an bị bắt và được Tổng Bí thư Trọng chủ trương công khai cho báo chí và dư luận theo cách “vạch áo cho người xem lưng”, rất có thể sẽ bị ông Trọng tiến hành “thay máu” trong thời gian tới.
Cũng xuất hiện ngày càng dày hơn những đồn đoán và tin tức chưa kiểm chứng về một vài lãnh đạo cao cấp của Bộ Công an sẽ phải “ra đi” trước hay trong Hội nghị trung ương 7. Cơ sở của tin tức này trở nên có chân đứng hơn khi đồng thời xảy ra ba vụ Phan Văn Anh Vũ, Nguyễn Thanh Hóa và AVG mà ít nhất sẽ liên quan đến trách nhiệm quản lý cán bộ và ký tá của lãnh đạo Bộ Công an.
Dù vẫn còn giữ vai trò “thanh kiếm và lá chắn bảo vệ đảng”, nhưng Bộ Công an đã lộ ra những dấu hiệu bị giảm sút nghiêm trọng đặc quyền “bất khả xâm phạm”, nếu so sánh thực trạng của cơ quan này với Bộ Quốc phòng và Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo).
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng của tướng Ngô Xuân Lịch có vẻ ít được “nhắc nhở” hơn.
Một vấn đề đáng chú ý và mổ xẻ là trong khi giao Đảng ủy Công an trung ương xây dựng Đề án 106 về “cải tổ” ngành công an, ông Nguyễn Phú Trọng lại không đả động gì đến bộ máy hiện hữu của Bộ Quốc phòng.
Do đó trong tương lai gần có thể xảy ra một sự bất xứng rất lớn giữa hai bộ máy “thanh kiếm và lá chắn bảo vệ đảng” trên: trong khi Bộ Công an mất toàn bộ cấp tổng cục thì Bộ Quốc phòng vẫn được giữ nguyên Tổng cục Chính trị, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
Vào cuối tháng Ba năm 2018, Bộ Quốc phòng bất ngờ chủ động thông tin về “Út trọc” – một sỹ quan cấp thượng tá quân đội và cũng được xem là một đại gia như Vũ “Nhôm”.
“Về quan điểm, Bộ Quốc phòng sẽ là cơ quan đi đầu trong việc xử lý tất cả những vụ việc tiêu cực trong nội bộ sớm nhất và cương quyết nhất, chứ không có du di” – Cục trưởng Cục Tuyên huấn Nguyễn Văn Đức trả lời báo chí một cách mạnh bạo và rất tự tin. Biểu cảm trả lời như vậy là khác hẳn cách nói đều đều buồn ngủ và cực kỳ dè dặt của Đại tá Đức trong các cuộc họp báo trước đó.
Ý chí “Bộ Quốc phòng sẽ là cơ quan đi đầu” trên đã thêm một lần nữa phác ra bức tranh vai trò của Bộ Quốc phòng bên cạnh tổng bí thư đang được nâng lên đáng kể, ngược chiều với cảnh tượng sa sút và bị thất sủng của Bộ Công an.

https://www.baocalitoday.com/chinh-su-viet-nam/bi-xoa-cap-tong-cuc-bo-cong-nang-ne-truoc-bo-quoc-phong.html

Sẽ ra sao khi Tổng Trọng chính thức ‘siết’ con trai của Nguyễn Tấn Dũng?

Từ trái sang: “Thái thượng hoàng” Lê Đức Anh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Nghị Ảnh: Goole Sites
Vietnam – Cali Today News – Chỉ vài ngày sau khi ông Nguyễn Phú Trọng kết thúc tuần công du đối ngoại tại Pháp và Cuba, cơ quan Thanh tra chính phủ đã vào tận Kiên Giang “địa đầu tổ quốc” và được xem là “căn cứ địa” của gia đình cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để công bố kết luận thanh tra vào buổi chiều 2/4/2018.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã chủ trì công bố quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường đối với tỉnh Kiên Giang. 
Nội dung thanh tra là việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Thời kỳ thanh tra từ 1-1-2011 đến 31-12-2017, trường hợp cần thiết có thể xem xét trước và sau thời kỳ thanh tra. Thời gian thanh tra là 70 ngày.
Ông Huẩn yêu cầu phải thanh tra làm rõ các sai phạm, thiếu sót trong quản lý sử dụng đất, khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường. Từ thực tế thanh tra sẽ kiến nghị giải quyết đúng quy định các tổ chức, cá nhân sai phạm, cũng như bổ sung cơ chế, sửa đổi chính sách để không còn xảy ra tình trạng vi phạm.
Như vậy, đây là đợt thanh tra đầu tiên của Thanh tra chính phủ đối với Kiên Giang từ sau đại hội 12 của đảng cầm quyền đầu năm 2016. Cũng là lần đầu tiên từ sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng “ngã ngựa” tại đại hội 12, người con trai của ông Dũng là Nguyễn Thanh Nghị – Bí thư Kiên Giang – phải đối mặt với mối nguy hiểm rất trực tiếp.
Nếu không vượt qua được thử thách thanh tra sắp tới, ông Nguyễn Thanh Nghị có thể bị xử kỷ luật ít nhất về mặt trách nhiệm đảng viên, để nhẹ nhất cũng bị “luân chuyển cán bộ” sang một địa phương khác, hoặc bị điều ra trung ương ngồi… uống trà.
Còn nếu nặng hơn thì… chuyển kết luận thanh tra sang cơ quan điều tra.
Vào tháng Năm năm 2017, ngay sau Hội nghị trung ương 5 mà đã loại Đinh La Thăng – nhân vật được xem là thủ hạ đắc lực của Nguyễn Tấn Dũng – khỏi Bộ Chính trị và ghế bí thư thành ủy TP.HCM, trang tin điện tử Thanhtra.com.vn (trực thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ) ngày 16/5 đã phát đi tín hiệu “Nam phạt” đầu tiên với bài “Thực hiện Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tại Phú Quốc: Nhiều bất ổn từ chỉ đạo của UBND tỉnh Kiên Giang”, với nội dung nhắm vào “chỉ đạo” của UBND tỉnh Kiên Giang, tức cũng nhắm vào Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị.
Trong mục ‘Luật riêng của đảo’ có đề cập đến việc Khách sạn Hương Biển (Seashells) “cao 8 tầng, đã phá vỡ không gian tâm linh tại khu vực dinh Cậu, dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu, cũng như che khuất không gian biển tại thị trấn Dương Đông”. Bài báo này cũng đặt câu hỏi: Phải chăng UBND tỉnh Kiên Giang đang áp dụng luật riêng cho các bãi biển tại đảo ngọc?
Vậy khách sạn Hương Biển là của ai?
Thuộc sở hữu của tập đoàn Trần Thái (Tran Thai group) do ông Trần Minh Chí làm Chủ tịch HĐQT. Bản thân tập đoàn này cũng thuộc nhóm “ông lớn” về bất động sản ở phía Nam.
Nhiều nguồn tin cho biết ông Trần Minh Chí chính là em vợ của ông Nguyễn Tấn Dũng…
Tuy nhiên, vụ khách sạn Hương Biển chỉ gợn lên một chút rồi im bặt sau đó.
Đến ngày 15/11/2017 và sang ngày hôm sau, một số tờ báo nhà nước như Lao Động, Tuổi Trẻ… đồng loạt đăng bài về cần phải “cắt 2 tầng xây dựng vượt phép của khách sạn Seashells” ở Phú Quốc – một xứ sở đang được hứa hẹn trở thành “đặc khu kinh tế” và cũng là tâm điểm dòm ngó tranh giành của nhiều tập đoàn lợi ích.
Mạnh mẽ hơn Tuổi Trẻ, tờ Lao Động kết luận: “Cắt 2 tầng xây dựng vượt phép của khách sạn Seashells, nhưng phải “cắt” những quan chức có trách nhiệm liên quan đến công trình này mới trị tận gốc nạn xây dựng sai phép”.
Có vẻ rất đồng điệu với những tờ báo trên, blogger Huy Đức đăng trên facebook của mình status “Cần thanh tra Phú Quốc ngay”, trong đó nói rõ:
Mất 8.000 hecta rừng tự nhiên.
Chuyện UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo “cắt hai tầng” của khách sạn Seashells chỉ có tác dụng xoa dịu dư luận. Trước hết đây là nơi từng được quy hoạch làm quảng trường biển, tạo thành một điểm du lịch kết nối tâm linh – gần Dinh Cậu. Ai đã cho Seashells xây cao tầng sát ngay mép biển? Ai đã cho Seashells phá vỡ quy hoạch ban đầu của Phú Quốc?
Cần làm rõ dư luận cho rằng, Seashells là của Tư Thắng, em trai Nguyễn Tấn Dũng – có nguồn gốc tài sản nhà nước, được cổ phần hoá với không ít khuất tất – được xây trong giai đoạn Nguyễn Tấn Dũng đưa con trai Nguyễn Thanh Nghị về nắm đảo. Đồng thời, cần thanh tra Phú Quốc ngay để làm rõ nhiều sai phạm trong giao đất cấp phép ở đây; đặc biệt làm rõ trách nhiệm của những ai đã xẻ thịt Phú Quốc để chỉ trong vòng hơn 5 năm qua, diện tích rừng tự nhiên của Phú Quốc đã giảm từ 14.000 hecta giờ chỉ còn 6.000 hecta”.
Với dấu hiệu “cả hệ thống chính trị vào cuộc” rõ ràng như trên, có khả năng vòng vây đối với Nguyễn Thanh Nghị đang siết chặt. 
Còn giờ đây, mũi xung kích “cần thanh tra Phú Quốc ngay” chính là Thanh tra chính phủ. 
Vụ bắt đầu quá trình thanh tra Kiên Giang trên xảy ra chỉ gần một tháng sau một sự kiện thanh tra khác: Thanh tra chính phủ công bố kết luận thanh tra vụ “Mobifone mua AVG” gây chấn động với con số thất thoát ít nhất 7 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, có một chi tiết đáng chú ý là trong bản kết luận thanh tra này đã không có tên Nguyễn Thanh Phượng – con gái của cựu thủ tướng Dũng. Nhưng sau khi kết luận thanh tra được phát đi, một số tờ báo nhà nước đã tung bài đặt dấu hỏi “Công ty AMAX” là của ai?”.
AMAX là một trong 4 công ty tư vấn tham gia định giá AVG. Trong khi giá trị thưc của AVG chỉ khoảng 1 ngàn tỷ đồng, AMAX đã được chọn với mức định giá thấp nhất là khoảng… 16,5 ngàn tỷ đồng.
Một luồng dư luận cho rằng “Manh mối nằm ở đây. AMAX chính là công ty của Phượng, dù Phượng không hề đứng tên hay sở hữu chút cổ phẩn nào ở đó. Và 3 đơn vị kia chỉ là chân gỗ được sắp xếp vào và cố tình hét giá cao nhất để AMAX được nhận làm kết quả… Điểm cuối của những bài điều tra chắc chắn sẽ là AMAX, nói đúng hơn, là tìm đến Nguyễn Thanh Phượng. Luồng dư luận này cũng yêu cầu Bộ Công an khởi tố điều tra vụ “Mobifone mua AVG” càng sớm càng tốt…
Như vậy tính đến nay, đã có 2/3 người con của cựu thủ tướng Dũng bị “chiếu” là Nguyễn Thanh Phượng và Nguyễn Thanh Nghị. Chỉ còn lại một người con trai của ông Dũng là Nguyễn Minh Triết ở Trung ương đoàn, nhưng nghe nói từ khá lâu nay đã bị “ngồi chơi xơi nước”.

Thiền Lâm