Monday, March 12, 2018

Hai phóng viên Báo Khánh Hòa bị “quặng tặc” đánh, nhốt, cướp

Trong khi tiếp cận việc khai thác quặng trái phép ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, hai phóng viên bị nhóm côn đồ vây đánh, giam lỏng và cướp tài sản
Ngày 12-3, Đại tá Lê Quang Thanh, Trưởng Công an huyện Khánh Vĩnh, cho biết đơn vị đang phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra về tội phạm trật tự xã hội, Công an tỉnh Khánh Hòa điều tra vụ việc 2 phóng viên Báo Khánh Hòa là Tạ Văn Long (bút danh Thành Long) và Phạm Thế Anh (bút danh Thế Anh) bị 1 nhóm đối tượng đánh, cướp tài sản diễn ra trên địa bàn huyện.
“Mãi đến khuya hôm qua (11-3) hai phóng viên mới được thả về công an huyện trình báo. Chúng tôi đang khám nghiệm hiện trường. Vụ việc này phải điều tra, xử lý nghiêm”- Đại tá Thanh cho biết.
Trao đổi với Báo Người Lao Động, phóng viên Thế Anh cho biết chiều 11-3,  sau khi ghi nhận tình trạng khai thác quặng trái phép ở khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn (thuộc xã Khánh Thành, huyện Khánh Vĩnh), đến khoảng 17 giờ 30, chúng tôi rời khỏi hiện trường thì bị hơn chục đối tượng chặn lại không cho đi. Các đối tượng này giật ba lô của chúng tôi, trong đó có 1 máy ảnh, 3 điện thoại di động, 2 ví tiền và một số đồ dùng, giấy tờ cá nhân.
“Mãi đến 10 giờ đêm, các đối tượng này mới thả cho chúng tôi về. Trên đường quay về, chúng tôi thấy ba lô của mình bị vứt trên đường, chúng tôi bị mất 1 thẻ nhớ trong máy ảnh, 2 sim trong điện thoại, gần 1,5 triệu đồng. Điện thoại của tôi bị phá, chèn vật lạ vào khe sim. Gần như toàn bộ hình ảnh trong điện thoại về tình trạng khai thác quặng trái phép ở khu vực nói trên do đã bị xóa sạch”- phóng viên Thế Anh cho biết.
Còn phóng viên Tạ Văn Long cho biết: “Nhóm đối tượng này hơn 10 người, tôi bị 5 người đè xuống. Một số đối tượng dùng tay, cùi chỏ đánh mạnh vào đầu tôi nhiều cái khiến tôi choáng váng. Họ đưa chúng tôi đến lán trại rồi giam lỏng hơn 4 tiếng đồng hồ không cho đi đâu. Đến sáng nay (12-3), đầu tôi vẫn còn choáng váng”.
Hiện nay, Báo Khánh Hòa đã có công văn báo cáo Tỉnh ủy, đồng thời yêu cầu Công an Khánh Hòa làm rõ vụ việc.
Theo Người Lao Động

Mỹ có ra sao, người Việt mới đón chào như vậy

Cu Tèo (Danlambao) - “Mình có ra sao, người ta mới… như vậy” - Nguyễn Phú Trọng

Cảnh đồng bào mình “nối vòng tay lớn” Thủy thủ Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson đêm mùng 5 tháng Ba năm vừa qua là giọt nước làm tràn ly “bức xúc” của Cu Tèo: Mỹ có ra sao, người Việt mới đón chào họ như vậy?

Từng một thời là cháu ngoan bác Hồ, siết khăn đỏ đến trường để, thay vì được “Tiên học lễ, hậu học văn” như con nít Miền Nam trước ngày bị phỏng hai hòn, Cu Tèo đã bị tiên học Mác Bác - hậu học Bá Láp, nên rất thấm nhuần “tội ác Mỹ Ngụy”. 

Nói đến tội ác Mỹ Ngụy mà cu cũng như hĩm bị học thì khỏi chê; “lấy hết trúc trên rừng làm bút, múc cạn nước Biển Đông làm mực, cũng không đủ liệt kê cho xiết”. Nên, chỉ cần nhắc đến bốn lời, à quên, bốn chữ “Tội, Ác, Mỹ, Ngụy” mà người ta đem so nó to như cái mả Ba Đình là ai cũng đinh ninh “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Thế nhưng bao nhiêu năm qua, nhìn vào tinh thần “Trọng Mỹ” của không riêng gì dân Nam Kỳ “khởi nghĩa” mà cả của dân Bắc Kỳ “có lý luận”, ngày một “phát triển bền vững”, không thể đảo ngược được, Cu Tèo “bức xúc” hỏi, sao kỳ vậy ta?

Tinh thần “Trọng Mỹ” được thể hiện thế nào là một việc cực kỳ khó tả cho đến nơi đến chốn, nhất là với một kẻ trình độ cỡ Cu Tèo chỉ có khả năng hành nghề quét rác. Tuy nhiên, có một điều cu ta quán triệt là, tinh thần trọng Mỹ của giai cấp “đầy tớ nhân dân” cao vượt trội giai cấp “ông chủ bà chủ” đất nước - tất nhiên nước ở đây là nước CHXHCNVN.

Tinh thần Trọng Mỹ của giai cấp “đầy tớ nhân dân” cao vượt trội giai cấp “ông chủ bà chủ” đất nước! Khi khẳng định như thế, đương nhiên là Cu Tèo không “sủa khống” là “nghề của chàng/nàng” Dờ Lờ Vờ, nhưng làm theo lời bác Thiệu dạy, “Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn những gì CS làm”, nên nói có sách mách có chứng dưới đây: 

- “Đầy tớ nhân dân” có nhiều Đô-la Mỹ hơn “ông bà chủ đất nước” (https://vivi099.wordpress.com/2015/11/01/danh-sach-tren-300-can-bo-cong-san-co-tai-san-vai-tram-trieu-my-kim/);

- Con cháu “Đầy tớ” du học Mỹ nhiều hơn con cái “Ông, bà Chủ”;

- Thủ tướng CS (NgT Dũng) gã con gái cho Việt kiều Mỹ thay vì gã cho Việt Cộng trong nước (http://phovui.vietbao.com/yaf_postsm41029_Lai-Lich-Con-Re-Thu-Tuong-vc-Nguyen-Tan-Dung.aspx#post41029);

- Thủ tướng CS (NgX Phúc) cho con trai du học Mỹ và mua nhà Mỹ tại chỗ vừa cho con ở vừa cho mình làm "hậu sự" mai rày trên đất đế quốc (http://viendongdaily.com/pho-thu-tuong-csvn-chuyen-tai-san-qua-my-mua-hai-nha-tri-gia-tren-8wWi5kbW.html);

-Và vân vân và vân vân...

Mổ đến đây, Cu Tèo chịu hết nổi vì điên cái đầu với câu hỏi: Mỹ nó gian ác cực kỳ như bài học sách vỏ rành rành, nhưng cớ sao/ mần răng người Việt lại nồng nhiệt đón chào mỗi lần họ xuất hiện (như các lần TT Mỹ, Clinton, Bush, Obama, Trump đến VN trước đây), và nhất là lãnh đạo đảng ta lại khoái đủ thứ Ma-dze in USA, đến cả cái thứ “đồ quẹt” như bật lửa Zippo trên USS Carl Vinson mà cũng dành độc quyền (chỉ có cán bộ mới được tham quan) mua sạch (1000 cái) vậy? (https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/tranh-nhau-mua-qua-luu-niem-uss-carl-vinson-ban-lai-kiem-loi/)





Miệng Nam Mô, bụng 1 bồ dao găm!

Hưng Yên (Danlambao) - Thật đấy các vị, nếu chỉ nhìn phớt qua và nghe các hắn nói không thôi thì hầu hết người nghe đều lầm tưởng các hắn toàn là những người hiền lành, đạo đức trên thế gian này hiếm có. Thế nhưng "thức khuya mới biết đêm dài, sống lâu mới biết lòng người nông sâu!" So sánh ngày mới chiếm được Niền Nam với bây giờ thì các hắn đã khác nhau một trời một vực. Hỏi khác nhau như thế nào? Xin thưa ngay là nó như thế này:

Các hắn lớn, bé, già trẻ đều tự vỗ ngực xưng mình là những người Cộng Sản "chân chính". Như thế có nghĩa là các hắn chỉ là nhưng người Macxist - Leninist. Chuyên chính vô sản, tất cả cho nhân dân, vì nhân dân, bao nhiêu khó khăn, thiếu thốn các hắn chịu trước, chịu hết, sau đó mới tới người dân: "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau...!" Bác Hồ đã chả nói thế là gì? Thế nhưng xin mọi người cứ nhìn kỹ mà xem, vì "Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm!" Xưa nay các hắn chỉ quen "nói một đàng làm một nẻo" thôi!

Cộng sản là đám người vô thần, không có Chúa, không có Phật, không có hỏa ngục mà cũng chẳng có thiên đàng, chết là hết như con chó con heo, con trâu con bò vậy thôi, thế nên nhà thờ, chùa chiền, miếu mạo gì các hắn chẳng "ke", chỗ nào chiếm được là chúng hắn chiếm. Nói có sách, mách có chứng kẻo không lại bảo chúng tôi chỉ đổ oan cho các hắn: Chùa Liên Trì của Phật Giáo và Dòng Mến Thánh Giá của Công Giào là thế nào đây?

Về Chùa Liên Trì xin mọi người cùng đọc một đoạn trong 1 bài viết chúng tôi sưu tầm được ở trên Net như thế này:

Trích "Chùa Liên Trì là ngôi chùa được xây dựng cách nay hơn nửa thế kỷ tọa lạc tại phường An Khánh, quận 2 Sài Gòn. Từ khi xây dựng đến nay, chùa Liên Trì là nơi gắn bó với đời sống tâm linh cho bà con phật tử và cư dân Thủ Thiêm. Chùa Liên Trì là một trong số ít ỏi những ngôi chùa còn giữ được truyền thống thuần túy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất kể từ sau biến cố năm 1975. Do vị trí đắc địa nằm gần bờ sông Sài Gòn, đối diện với khu trung tâm sầm uất của quận 1 nên chùa Liên Trì nằm trong “khu đất vàng” của thành phố. Vì vậy ngôi chùa đã lọt vào tầm ngắm của những nhóm lợi ích. Với giá trị lợi nhuận cao cùng những việc công đức mà Hòa thượng Thích Không Tánh (vị trụ trì chùa) đã làm hàng chục năm qua, chùa Liên Trì trở thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền và họ đã quyết tâm phá bỏ.

Còn về Dòng Mến Thánh Giá của Công Giào ở Thủ Thiêm Thì:

Tin cập nhật lúc 7:45 phút tối 23/10 cho biết hiện các lực lượng công an, cảnh sát cơ động được điều động rất đông đến bao vây xung quanh khu vực các sơ đang đọc kinh. Mọi con đường vào Thủ Thiêm đều bị ngăn chặn, không ai có thể vào bên trong để hỗ trợ cho các nữ tu." Ngưng trích.

Chẳng Chúa chẳng Phật, chẳng Cha chẳng Thầy, chẳng Sư chẳng Sãi... Cứ không lợi dụng được gì là chúng báng bổ, cấm đoán, còn thấy lợi dụng được là chúng 'bu' đến ngay, mặt cứ trơ như đá, chẳng xấu hổ gì!

Ai cũng biết ngày mới ăn cướp được miền Nam các hắn vênh váo, vỗ ngực, tự "tuyên xưng" mình là những người vô thần còn tôn giáo thì chỉ như những liều thuốc phiện, ru ngủ làm người ta mất sức chiến đấu. Do đó những người muốn vào "Đảng" phải là những người vô thần, tuyệt đối không được bén mảng đến Nhà Thờ, Chùa chiền, Miếu mạo... với tính cách cầu nguyện hay cúng vái gì. Mấy chục năm về trước thì như vậy, còn nay thì sao hả quý vị? Trên BBC tiếng Việt mới có 1 bài với nhan đề: Cúng lễ vì mất niềm tin vào 'cõi dương'. Trong đó có những đoạn viết, chúng tôi xin trích nguyên văn ra đây để mọi người cùng đọc cho nó vui:

Trích "Truyền thông Việt Nam mấy ngày qua đưa tin vào dịp đầu năm Mậu Tuất, người dân và cả cán bộ nhà nước đổ đến các đền chùa miếu mạo để đi lễ, cúng bái.

Tiêu biểu là hiện tượng biển người đổ về dự lễ cầu an, chen chân xin lộc ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội và hàng ngàn người rồng rắn xếp hàng về xin ấn từ 5 giờ sáng ở Đền Trần, Nam Định,
Cũng trong bài trên, ở một đoạn khác lại viết:

Cán bộ nhà nước đi lễ trong giờ làm việc:

Mặc dù chính phủ đã có công văn cấm cán bộ nhà nước đi lễ trong giờ hành chính, truyền thông Việt Nam đưa tin chuyện này vẫn xảy ra, với vụ việc nổi bật nhất là 7 cán bộ Kho bạc Nhà nước Thành phố Nam Định bị đình chỉ công tác vì làm chuyện này." Ngưng trích

Theo các hắn - những người vô thần - cầu cúng là một sự tin nhảm, vì thế nên mới cấm cán bộ nhà nước đi lễ Chùa trong giờ hành chánh. Có điều chỉ cấm cán bộ, nhân viên "cắc ké" thôi chứ loại "to đầu" thì vẫn được. Nhất là nếu đấy lại là "Chùa, Miếu" ở nước ngoài thì lại càng khuyến khích đi cúng bái hơn nữa.

Cũng trên BBC tiếng Việt, xin mọi người cùng đọc một bài có nhan đề Chủ tịch Quang thăm nơi Đức Phật giác ngộ: Cung kính lắm các vị ơi, ông gục đầu vào 1 phiến đá, chẳng biết đó là cục đá thiêng hay là tượng của 1 vị thần nào ngày ông bà Chủ Tịch nước đi thăm chùa Mahabodhi tại Ấn Độ. Cứ như một Phật tử thuần thành đang hết lòng sám hối vì tội lỗi mình đã phạm trong những ngày qua. Một tấm hình khác ghi rõ hồi tháng 10/ 2014 Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân - cũng tại Chùa Mahabodhi Ấn Độ - Ông bà Thủ Tướng cũng hết sức cung kính chắp tay niệm Phật còn hơn cả những người chung quanh nữa. Nhìn tấm hình tự nhiên trong đầu chúng tôi lại lóe lên một ý nghĩ - cứ coi như là hơi têu tếu đi - lại cũng "Miệng Nam Mô bụng bột bồ dao găm" nữa! Cũng may đây là mãi tận bên Ấn Độ nên hiếm có người biết các vị là ai, chứ nếu ở việt Nam, ai cũng nhẵn mặt các vị rồi thì còn xấu hổ đến như thế nào nữa?!!!



Văn hoá quỳ

Từ Thức (Danlambao) - Hiện tượng một phụ huynh đảng viên bắt cô giáo quỳ không phải là một tin vặt. Đó là hình ảnh một xã hội băng hoại, một văn hóa suy đồi trầm trọng mà Gramsci gọi là "những hiện tượng quái dị" của một thời đại tranh tối tranh sáng.

Antonio Gramsci: "Cái khủng hoảng nằm trong hiện tượng một thế giới cũ đang chết, một thế giới mới chưa thành hình. Trong cái tranh tối tranh sáng đó, diễn ra những hiện tượng bệnh hoạn dưới đủ mọi hình thức…"(1)

Chế độ Công Sản đang thối rữa, nhưng một chế độ lành mạnh hơn, ít bệnh hoạn hơn chưa thành hình, và trong bối cảnh đó, đủ mọi chuyện bệ rạc, quái dị xảy ra mỗi ngày. 

Chuyện cô giáo bị bắt quỳ, và chấp nhận quỳ gối, chỉ là một thí dụ. Nhưng một thí dụ cho thấy cả khuôn mặt của một xã hội lở lói:

1. Cô giáo bắt học sinh quỳ. Đó là một phương pháp giáo dục hoàn toàn lạc hậu, ngày nay chỉ còn áp dụng ở những nước chậm tiến, nếu không nói là man rợ. 

Bắt học sinh học thuộc lòng, hành hạ học sinh là chuyện ngày nay không tưởng tượng được ở những xứ văn minh, nơi roi vọt hay bạo hành đối với trẻ em, ở học đường hay trong gia đình, là một hành động bị pháp luật trừng trị. Người ta dạy dỗ bằng lý lẽ, bằng thuyết phục, bằng gương sáng (éducation par exemples), không ai giáo dục bằng sự đe dọa, bạo hành, chà đạp nhân phẩm. Chưa nói tới chuyện nhồi sọ chỉ có ở những xứ độc tài, toàn trị

2. Một phụ huynh, đúng ra một phụ huynh đảng viên, bắt cô giáo quỳ gối chứng tỏ tất cả bậc thang giá trị của xã hội đã hoàn toàn đảo lộn. 

Văn hoá cổ truyền VN coi thầy cô như cha mẹ, "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Văn hóa nhân loại coi học đường là một nơi linh thiêng, bất khả xâm phạm, vì là nơi truyền bá kiến thức. 

Ở bên Pháp chẳng hạn, dưới sự đe dọa của khủng bố Hồi giáo, người ta đã tranh luận sôi nổi về việc có nên để nhân viên cảnh sát vào sân trường hay không. Một bên là an ninh của học sinh, một bên là nguyên tắc độc lập của học đường. Cuối cùng người ta quyết định, trong một giai đoạn đặc biệt, sinh mạng của học sinh bị đe dọa, cảnh sát có thể tới canh giữ trong sân trường, với điều kiện đó là đề nghị của ban giám đốc nhà trường.

Bắt cô giáo quỳ gối là nhục mạ học đường, giáo dục, giáo chức, đánh tan sự kính trọng với những người có trọng trách truyền bá kiến thức. 

Người Cộng Sản, trong quá trình tiêu diệt những giá trị cũ để tạo những "giá trị" mới, đã thành công trong việc phá vỡ tất cả nền tảng đạo lý. Học đường và nơi thờ tự là những "tabous" cuối cùng, đã sụp đổ. Tại noi thờ tự, sư quốc doanh làm tiền, trai gái, nhảy nhót, nhậu nhẹt. Ở trường học, cô giáo quỳ gối.

Chuyện một tên đảng viên quèn, ngang nhiên vào trường học, bắt cô giáo quỳ, sau 30 phút vẫn không cho phép đứng dậy, vì con anh ta đã bị bắt quỳ 40 phút, không phải chỉ là chuyện bạo hành ngang ngược, lỗ mãng của một cá nhân. Nó điển hình cho não trạng của cả một tập đoàn thống trị. Họ nghĩ làm đảng viên là làm chủ dân, có toàn quyền ngồi trên đầu, trên cổ thiên hạ. 

Trong nội bộ Đảng, anh cao nhất ngồi trên đầu anh thấp hơn. Anh vừa vừa ngồi trên đầu anh thấp nhất. Và các anh cán bộ, đảng viên quèn hành hạ dân ngu cu đen. Thói quen đội trên, đạp dưới đã trở thành văn hóa.

3. Một tên cán bộ quèn không thể làm chuyện ngang ngược, nếu không có sự đồng lõa, hay thái độ chấp nhận hèn yếu của hiệu trưởng

Một tên cán bộ quèn không dám lộng hành nếu không nghĩ sẽ được che chở. 

Điều đó giải thích tại sao có người ngạc nhiên, bất mãn khi thấy mình có thẻ Đảng mà vẫn bị đưa ra toà về tội hiếp dâm con nít. Anh ta ngạc nhiên một cách thành thực

Thẻ Đảng, trong đầu họ, là lá buà cho phép làm bất cứ chuyện gì phạm pháp, bất lương. 

Ở những nước văn minh, một đảng viên có lỗi nặng sẽ bị khai trừ trong 24 giờ. Một Đảng CS bị dân chán ghét, bịt mắt làm ngơ, dung túng đảng viên bạo hành, bởi vì, thứ nhất, họ có chung một não trạng, thứ hai, họ cần một bọn lâu la trung thành, để bảo vệ, sống chết cho chế độ. 

4. Cô giáo bị bắt quỳ 40 phút, nhẫn nhục quỳ 40 phút. Không uất ức, không nổi giận, không một chút tự trọng. Người dân, nhất là một nhà giáo, không còn một gramme tự trọng, xã hội sẽ đi về đâu?. 

Honoré de Balzac nói người ta kính trọng những người biết tự trọng. Biết tự trọng là bài học đạo đức đầu tiên. Bởi vì sự kính trọng người khác bắt đầu bằng sự kính trọng chính mình.

Tinh thần tự trọng giúp cho con người có tư cách. Nhất là trong một xã hội hỗn loạn, luật pháp là giấy vụn, cơ cấu chính quyền biến thành những băng đảng trôm cướp, chỉ còn sự tự trọng là cái thắng để giữ mỗi cá nhân không chìm sâu dưới đáy bùn. Cái tự trọng không còn nữa, dân tộc lao xuống vực. Như một chiến xe không bàn thắng.

5. Những đồng nghiệp của cô giáo không phản kháng thái độ mất dạy, ngang ngược, nói lên cái vô cảm của cả một thế hệ. 

Nếu không phản đối, bênh vực một đồng nghiệp, ít nhất cũng phải bênh vực, bảo vệ cho nghề nghiệp của chính mình. Cho sứ mạng của người truyền bá kiến thức. Nhưng không, một sự nhịn, chín sự lành. 

Ở trường học, cũng như ở những nơi khác, triết lý "không nghe, không nhìn, không nói" để được yên thân, để được sống vật vờ qua ngày, đã trở thành nhân sinh quan của cả một dân tộc.

Văn hoá quỳ ngự trị. Dân đen quỳ trước cán bộ. Cán bộ quỳ trước tập đoàn lãnh đạo. Tập đoàn lãnh đạo quỳ trước ông chủ Tàu.

Chuyện cô giáo tỉnh lẻ quỳ gối không phải chỉ là một chuyện vặt dưới huyện. Nó là một cơ hội để mỗi người soi gương mình, và từ đó, nhìn thấy mặt mũi của dân tộc. (2)

(Paris 9/3/2018)



(1) "La crise consiste justement dans le fait que le vieux monde se meurt et que le nouveau monde tarde à apparaître, et dans ce clair-obscur surgissent les phénomènes morbides les plus variés"

Lúc nào CSVN vô thần và lúc nào hữu thần

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Ngay từ khởi sự người CS đã không tin có thần thánh vì họ cho rằng thuyết loài người tiến hóa bởi khỉ mà ra làm gì có ai dựng lên như trong sách Cựu Ước kể về Adong Eva.

Họ quan niệm ai sống lâu lắm thì cũng chỉ hơn 100 tuổi một chút rồi cũng phải ra đi. Vì thế họ sống vội sống vàng, sống để hưởng thụ kẻo khi nhắm mắt sẽ hối tiếc công sức mình bỏ ra để tạo dựng lên cơ nghiệp.

Trước năm 1975 họ tuyên truyền rằng CS là giai cấp công nhân là vô sản, Miền Bắc chỉ có 3 giai cấp là trung nông, bần nông và bần cố nông. Khi HCM tuyên bố độc lập ngày 2/9 sau đó phát động phong trào CCRĐ thì giai cấp địa chủ và trung nông bị đem ra đấu tố, chỉ còn lại giai cấp bần nông và giai cấp bần cố nông, địa chủ và trung nông bị tịch thu tài sản hết chia cho giai cấp bần cố nông trước đây toàn chăn trâu chăn bò, làm thuê làm mướn cho địa chủ phú nông. Kể cũng oan cho giai cấp trung nông mới ngóc đầu lên chút có con trâu để cày ruộng khi CCRĐ đấu tố địa chủ không đủ chỉ tiêu nên lôi luôn giai cấp trung nông vào để đấu tố đến chết vẫn còn thấy mình oan ức.

Theo những người già kể lại khi bị đem ra đấu tố thì quan toà chánh án toàn những cu trâu cu bò, làm thuê làm mướn ngồi ghế xử án, khi còn đi chăn trâu chăn bò hay làm thuê làm mướn cho các gia đình bị đem ra đấu tố có lúc túng quẫn vay tiền không được giờ có cơ hội kết án những gia đình này, chúng to miệng, hung hăng kể tội địa chủ, phú nông, cường hào ác bá, chúng hô hào những người trước đây từng hàm ơn cũng phải lên tiếng tố cáo người chủ cũ đã làm ơn hay cưu mang mình. Ai bị kết án tử hình thì bắn ngay tại sân làng, ai bị kết án nhẹ hơn thì cũng bị tịch thu tài sản đuổi ra ngoài đồng sống chết tuỳ theo số Trời, bị bắt buộc gặp ai đi ngang qua cũng phải hô to: "Con kính chào ông hay bà nông dân" kể cả đám con nít chăn trâu con cháu của các ông bà nông dân mới lên đời hễ thấy từ xa cũng phải la lên như thế, nếu không chúng có thể lại gần vả vô mặt những người này mà không dám phản ứng nửa lời.

Ngay từ đầu CSVN đã là những người tự nhận mình là vô thần và vô sản nên họ không tin có thần thánh nào hết, họ chỉ tin có bác và đảng của họ nên bất kỳ tôn giáo nào họ đều căm ghét và tìm cách tiêu diệt bằng đủ mọi cách, gài độ, vu khống, chiếm đất của nhà chung, đuổi các tu sỹ ra khỏi tu viện, gài các cán bộ vào trong các chùa chiền tu viện để lần hồi gạt hết những nhà tu chân chính ra ngoài. Các nhà thờ Thiên Chúa Giáo họ không dẹp được nhưng họ làm áp lực để thuyên chuyển các Linh Mục đi xứ đạo khác nếu không làm theo ý họ. Riêng đạo Phật Giáo Hoà Hảo họ thấy nguy hiểm cho họ nên bằng mọi cách, đàn áp, bắt bớ các vị lãnh đạo, không cho hội họp hay hành lễ vì đạo này trước đây nổi tiếng là chống họ.

Sau ngày 30/04/1975 họ hoàn toàn cưỡng chiếm miền Nam quyền hành trong tay họ muốn làm gì thì làm nên nhiều nơi thờ phượng bị dẹp bỏ như Chùa Bát Nhã Bảo Lộc (1)

Chùa Liên Trì do Hoà Thượng Thích Không Tánh trụ trì.(2)

CSVN ra sức đàn áp các nhà Thờ như Thái Hoà, Đồng Chiêm, các hội thánh Tin Lành cũng cùng chung số phận nhiều Mục Sư bị đàn áp và bắt bớ.

Nói chung CSVN rất sợ các tôn giáo, chẳng thế mà CS coi tôn giáo như liều thuốc phiện ru ngủ mọi người và cũng gây nguy hiểm cho họ hay sao.

Cho tới nay khi họ có của ăn của để tiền túi rủng rỉnh, nhà cửa, biệt thự, xe hơi đầy đủ có tiền gởi các nhà Bank ngoại quốc thì họ lại lo sợ số phận của họ sẽ bị thần thánh, người dân hay chính các đồng chí của họ trừng phạt bởi tội ác và nạn tham nhũng của họ gây ra, vì thế họ thay phiên nhau đi cúng kiến các chùa lớn như chùa Hương, Đền Hùng, kiếm thày xem bói khắp nơi, vì họ bắt đầu cảm thấy cô độc không biết dựa vào đâu bám bíu vào đâu để được yên tâm và bằng an trong tâm hồn giữa những đe doạ như trên đến với họ bất cứ lúc nào.

Họ đem cả ông Hồ phong lên hàng Phật để tin tưởng lúc sống ông Hồ lãnh đạo họ như một người vì dân vì nước khi chết chắc ông ấy cũng độ trì phù hộ cho họ, gia đình con cháu họ sống tốt khoẻ mạnh để hưởng cái gia tài mà họ đã ăn trên ngồi trốc đè đầu cỡi cổ cướp của người dân mà có. Vì thế lúc này là lúc họ nghĩ cần phải hữu thần.

Sẽ không có Trời đất nào chứng giám cho họ, họ cũng biết chứ, nhưng có một niềm tin vào chỗ nào đó để an tâm còn hơn cứ mãi suy nghĩ không biết khi nhắm mắt mình có phải trả những món nợ mình đã gây ra cho mọi người không như trường hợp của nhạc nô Trịnh Công Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường và em trai là Hoàng Phủ Ngọc Phan hiên nay.

Ngày 10/03/2018


________________________________________

Chú thích:

Sợ! Ai sợ ai?

Ng. Dân (Danlambao) - Sợ là một trạng thái tâm lý mà ai cũng có. Dù rằng hình thức sợ có khác nhau. Trước hiểm nguy chết chóc, ta sợ. Gặp kẻ manh, hung ác – ta sợ. Nghe nói quỉ ma, (loài hung ác) – ta sợ. Sợ khổ, sợ nghèo đói. Sợ thua kém, sợ người ta lấn lướt, phản phúc… Có hàng ngàn, hàng vạn nỗi sợ. Sợ thật sự, và sợ bâng quơ v.v…

Sợ làm cho người ta hèn kém, nhu nhược, mất ý chí, mất kiên cường… để trở thành như loại côn trùng, sâu bọ, mạt hạng yếu mềm.

Tuy nhiên, nếu vượt qua nỗi sợ thì lại khác. Vượt qua nỗi sợ để rồi không biết sợ, và có khi “kẻ đáng sợ” lại phải sợ lại mình.

Nhờ thế, trải qua quá trình lịch sử đấu tranh, dân tộc VN luôn là thành công, tránh họa diệt vong.

Ngày xưa, trước giặc Tàu, ta sợ. Nhưng rồi, có lúc không sợ, vươn lên, để rồi đánh đuổi giặc, có được yên bình qua các triều đại hiển vinh.

Rồi tới giặc Pháp. Pháp hùng mạnh, ta yếu, ta thua, bị đô hộ. Nhưng rồi, không sợ, ông cha ta đánh đuổi Pháp để giành độc lập tự do. Ấy thế mà, bất hạnh thay cho dân tộc, lại gặp một thứ giặc vô cùng gian manh, tàn độc là “giặc cộng sản” – CS nói chung và CSVN nói riêng - Đất nước, dân tộc lại thống khổ lầm than, bước vào một trang sử mới.

Cộng sản cướp công, CS đầu độc, CS vô cùng gian manh, ác độc và tàn bạo. Mãi sau này ta mới biết. Vì thế mà thay vì đã đổ máu xương, hy sinh cả dân tộc để có độc lập tự do, ấm no hạnh phúc (như lời CS hứa hẹn tuyên truyền). Đến khi đất nước có được bình yên dưới sự thống trị của giặc cộng, những thứ ấy không hề có.

CS kêu gọi đánh Tây, đuổi Mỹ để “giải phóng dân tộc” giành độc lập tự do, chỉ là ngộ nhận, là sự lừa mị, là bị đầu độc, là do mánh khóe tuyên truyền (của CS). Và toàn dân đã vô cùng lầm lẫn. Để đến ngày hôm nay, thấy được, biết được, rõ được, thì đất nước dân tộc đang bị CS thống trị, thao túng trọn quyền. Một lầm lẫn của cả một dân tộc đã phải trả giá quá lớn lao bằng hy sinh máu xương (bao triệu mạng người ngã xuống). Để đến bây giờ, một đất nước tan rã sói mòn, một dân tộc lầm than cơ cực… Có nguy cơ trở thành nô lệ.

Tựu trung chỉ vì nỗi sợ.

Người CS luôn gieo rắc nỗi sợ. Bằng cách: tuyên truyền lũng đoạn và bưng bít thông tin (che dấu cái xấu, phô bày cái tốt), để mọi người chỉ biết và tin theo những gì đảng nói - gọi là tin đảng - Nếu có ý nghĩ khác đi: nói khác đi, suy nghĩ khác đi… dù chỉ một chút nghi ngờ, hoài nghi những gì đảng nói là bị trừ khử, bị tiêu diệt. Tiêu diệt bằng nhiều hình thức, nhiều cách rất ma mãnh, rất tinh khôn. Rất dã man, tàn bạo. Vì thế, muốn an thân, sống còn dưới chế độ “đảng”, là phải biết sợ - sợ đảng.

Một đường lối tuyên truyền để đầu độc thông tin - gọi là đấu tranh tư tưởng - với hình thức dối gian, lừa bịp, lũng đoạn. Mọi tin tức phải được gạn lọc phù hợp tính đảng, (ngay cả có thể bịa đặt, dựng chuyện để tạo niềm tin). Ngoài ra, khác đi, đều phải loại trừ. Tạo nên niềm tin tuyệt đối vào đảng. Đảng phải luôn là sáng suốt, tài tình và anh minh… để mọi người chỉ biết tin yêu và sẵn sàng hy sinh vì đảng. (Xin thưa, người viết không là một chuyên viên phân tích (về đảng), chỉ xin nêu lên một số nhận xét, nhận định thông thường, chỉ để củng cố cho ý tưởng, phạm vi bài viết).

Một bức màn vô hình, được gọi là “màn sắt” luôn bao bọc, bủa vây và ngăn chặn – ngăn chận những thông tin (dù thật) mà bất lợi từ ngoài đưa vào. Để đảng trọn quyền đầu độc và ru ngủ mọi người trong phạm vi “chiếc lồng son” mà được đảng cho là “ưu việt” để cai trị. Nhờ vậy, từ bao chục năm, đảng đã thành công.

Từ bao năm, bị bạc đãi, bị đàn áp, bị cướp đoạt, bị đối xử tàn tệ bất công (cả những người trước kia là công lao của đảng), người dân như “ếch ngồi đáy giếng” trước bao sự việc bên ngoài. Cộng thêm là nỗi sợ, mà hầu như mọi người đành cam tâm, an phận. Mọi phản kháng hoàn toàn bị dập tắt. Đảng tha hồ độc đoán, lộng hành…

Thế nhưng, từ ngày mạng lưới internet được phát minh và lan tỏa cùng khắp, thì cục diện đã thay đổi: Ánh sáng văn minh soi rọi đã hoàn toàn xuyên thủng bức “màn sắt” bưng bít tối tăm. Đảng ta đã thật sự lúng túng và bắt đầu… sợ:

- Sợ những live stream ra rả ngày đêm nói lên sự thật. Sợ những đầu óc tăm tối bị ru ngủ, bị đầu độc được mở mang kiến thức, mở ra được tầm nhìn để thấy từ bấy lâu nay những che đậy xấu xa, lừa bịp của đảng.

- Sợ chuyển biến, chuyển hóa từ trong nội bộ đảng (mà như TBT Nguyễn Phú Trọng đã thật sự thấy lo).

- Sợ diễn biến hòa bình và sụp đổ chế độ. Ánh sáng xuyên thủng, lan tỏa thì màn đêm, bóng tối phải tiêu mất là lẽ đương nhiên. Và một chế độ từ bao năm dối lừa sự thật, bưng bít xấu xa, đậy che thối nát… đương nhiên chỉ có thể chờ lúc tiêu vong...

Sợ, rất sợ, và đang hoảng loạn điên cuồng, đảng ta đang cố gắng hiện nay:

- Tìm nơi ẩn trốn, nương thân bằng cách cầu cạnh, cúi lò đàn anh Tàu cộng: sẵn sàng theo ý Tàu cộng để được sống còn.

- Hung hản, điên cuồng, tìm mọi cách để dập tắt mầm mống chống đối…

Không cần phải dẫn giải chi nhiều, nhìn vào cách thế, hành động toàn đảng hiện nay, người ta rất dễ dàng để thấy là đảng và nhà nước ngày đêm lo sợ, lung túng. Và sự lúng túng rất nực cười, đảng đưa ra “sách lược” cản ngăn, chống lại internet toàn cầu:

- Thành lập lực lương 47 với 10.000 cái đầu “rừng núi” để ngày đêm tìm cách phản biện chống đỡ.

- Lập Bộ Tư Lệnh “trên mạng” với hàng vạn chuyên viên “công nghệ thông tin” thượng thặng, cùng với 100.000 dư luận viên “cuồng hồ, cuồng đảng” để hòng “khớp mỏ” đám (live stream) phản động nước ngoài. Và vận động google tiếp tay, giúp sức.

Và cũng nghe nói: dường như, trong trận đánh mất còn này, đảng quyết tâm cho lệnh kêu gọi toàn thể lũ “khỉ trường sơn”, lực lượng nồng cốt mà suốt bao năm, thời chống Mỹ, đánh chiếm miền Nam, đảng đã huy động thành công. Cũng phải thôi: “dù có phải đốt cháy cả dãy trường sơn, ta cũng quyết tâm giành thắng lợi”. Nhưng liệu có được không?

Bức màn bưng bít tối tăm sụp đổ, ánh sáng soi rọi khắp mọi nơi. Người dân hiểu ra và không còn biết sợ. Thì là lúc đảng phải thấy lo. Một khi triều dâng thác đổ, cuồn cuộn sóng thần. Một khi hỏa diệm sơn trào tuông. Trước sức sục sôi của khối nham thạch, từ bấy lâu bị bao bọc, bị dồn nén, bây giờ bộc phát cuồn cuộn chãy tràn, đốt cháy… Thì sự gì sẽ đến. và…ai sợ ai? Vấn đề, có lẽ, đảng ta… đã rõ.

10/3/2018

Làm "hiệp sĩ" phá án giúp người

Mỹ Lan RFA 2018-03-12 
Nhóm hiệp sĩ do anh Nguyễn Văn Hải làm trưởng nhóm bắt đối tượng cướp tài sản
Nhóm hiệp sĩ do anh Nguyễn Văn Hải làm trưởng nhóm bắt đối tượng cướp tài sản-FB nhân vật
Giúp nạn nhân
Chị Đặng Thị Thanh Thuý, ngụ tại xã Hoà Phú, huyện Củ Chi, sau khi bán được mảnh đất với số tiền hơn 600 triệu đồng, cất kỹ khoản tiền tương đượng cả tài sản đó trong nhà; thế nhưng, chị phát hoảng khi món tiền không cánh mà bay.
Chị đã tìm đến công an địa phương trình báo nhờ truy tìm thủ phạm thu hồi lại khoản tiền bị mất. Tuy nhiên công an thay vì thực hiện nhiệm vụ lại chỉ chị tìm đến nhóm hiệp sĩ chuyên săn bắt cướp do anh Nguyễn Thanh Hải làm trưởng nhóm nhờ giúp đỡ.
Chị Thúy làm theo hướng dẫn của công an địa phương và sau khi nhận được tin báo, các hiệp sĩ săn bắt cướp đã khoanh vùng và xác định đối tượng nghi vấn, sau đó hộ tống chị Thuý chạy xe quanh khu vực tỉnh Bình Dương. Theo lời của chị Thúy thì chỉ sau 30 phút nhóm hiệp sĩ giúp bắt được đối tượng lấy lại cho chị số tiền bị mất cắp.
Vào báo công an thì lâu nên em gọi cho các anh ấy vì họ lúc nào cũng có người chia nhau ra đi trên các tuyến đường - Nạn nhân
Do đó chị Thúy đánh giá cao hoạt động của nhóm này:
“Chỉ có nhóm anh Hải là mỗi lần người dân nhờ là giúp, là làm nhanh nhất”
Khác với chị Thuý, một nạn nhân khác bị giật đồ khi đang chạy xe trên đường. Truy hô đuổi bắt nhưng bị mất dấu vết, thay vì trình báo với công an, nạn nhân đã nghĩ ngay đến nhóm hiệp sĩ săn bắt cướp của anh Hải để nhờ vây bắt.
“Các anh ý rất tốt và ra tay nghĩa hiệp. Em thấy liên hệ với các ảnh là các anh truy hô đi kiếm liền. Vào báo công an thì lâu nên em gọi cho các anh ấy vì họ lúc nào cũng có người chia nhau ra đi trên các tuyến đường”
Đây chỉ là hai trong số những vụ việc gần đây nhất mà người trong cuộc nói được nhóm hiệp sĩ săn bắt cướp giúp cho. Ngoài ra theo trình bày của người dân thì nhóm này đã hoạt động hơn 20 năm qua. Họ tham gia những vụ từ cướp giật túi xách, dây chuyền trên đường cho đến các vụ ăn trộm đồ, cướp taxi, cứu người tự vẫn thậm chí là cả những vụ có tính chất phức tạp đòi hỏi phải điều tra tung tích như tìm người mất tích…
Hiệp sĩ là ai? Hoạt động thế nào?
Vậy một nhóm được gọi ‘hiệp sĩ- săn bắt cướp’ như thế gồm những ai và họ hoạt động thế nào? Nguồn kinh phí ra sao?
Chính người trưởng nhóm Nguyễn Thanh Hải chia sẻ:
Các anh em trong nhóm người thì chạy xe ôm, người làm bốc vác, tài xế xe, nói chung người nào rảnh khi nào thì ra giờ đó, riêng tôi với 1 số anh em thì đi suốt. Giờ này 9h tối rồi vẫn còn đang trên đường để đi tìm chiếc xe mới báo mất”
Hơn 20 năm hành động nghĩa hiệp giúp đỡ mọi người, giờ đây nhóm Hiệp sỹ săn bắt cướp do anh Hải làm trưởng nhóm trở nên khá phổ biến. điện thoại của anh Hải được nhiều người dân lưu giữ và gọi báo mỗi khi xảy ra các vụ trộm cắp, cướp giật, giết người… trên địa bàn.
Anh Hải nói hiện nay mỗi ngày nhóm nhận được cả trăm cuộc điện thoại từ khắp các địa phương trên cả nước. Không chỉ ở Bình Dương mà ở một số tỉnh thành khác, người dân cũng gọi điện để nhờ nhóm giúp. Anh Nguyễn Thanh Hải nói về điều này:
“Người dân họ tin tưởng mình thì mình phải làm giúp thôi, chứ họ đặt hết niềm tin vào mình mà mình không giúp thì thật sự rất áy náy”
Một nhà hoạt động tại Việt Nam, anh Nguyễn Văn Hùng, biết về nhóm hiệp sĩ- săn bắt cướp Nguyễn Thanh Hải có nhận xét:
“Hành động của nhóm hiệp sĩ này rất thực tế với người dân và đóng góp nhiều cho xã hội. Theo quan điểm của tôi thì không thể tin vào chính quyền. Không biết khi trình báo lên thì chính quyền có thực hiện ngay không còn khi trình báo với các hiệp sĩ thì các hiệp sĩ sẽ hành động ngay”.
Làn ranh luật pháp
Nếu một xã hội văn minh thì hoạt động này nên thuộc về trách nhiệm của cơ quan nhà nước hay các cơ quan mà pháp luật cho phép - Luật sư Hà Huy Sơn
Tuy nhiên, một băn khoăn của nhóm hiệp sĩ săn bắt cướp Nguyễn Thanh Hải là ranh giới giữa hoạt động hợp pháp và bất hợp pháp của nhóm do pháp luật hiện chưa có một quy định cụ thể nào công nhận hoạt động của họ. Luật sư Hà Huy Sơn cho rằng nhóm hiệp sĩ này cũng không được pháp luật cho phép thực hiện các hoạt động điều tra, phá án như những người có thẩm quyền, do đó có thể sẽ phát sinh vi phạm trong một số trường hợp:
Theo tôi thì sẽ có một số mặt trái, đó là người ta không được đào tạo chuyên môn về kể cả pháp luật, võ thuật hay sử dụng vũ khí… liên quan đến công việc thì sẽ gây bất lợi cho cả hai bên là đối tượng mà người ta ngăn chặn, có thể là người ta vượt quá quyền hạn cho phép hoặc bản thân họ cũng mang lại nguy hiểm cho chính mình. Và nếu một xã hội văn minh thì hoạt động này nên thuộc về trách nhiệm của cơ quan nhà nước hay các cơ quan mà pháp luật cho phép”
Mặc dù chưa được pháp luật chính thức công nhận các hoạt động của mình, nhóm hiệp sĩ săn bắt cướp do anh Hải làm trưởng nhóm cũng đã nhận được rất nhiều bằng khen của địa phương và đặc biệt là Huân chương chiến công hạng Ba của Chủ tịch nước trao tặng vào năm 2010.

Sai phạm nhãn tiền và sự chối bỏ trách nhiệm giới chức nhà nước

Hòa Ái, phóng viên RFA 2018-03-12   
Cây cầu dài hơn 1000 mét xây dựng lên đỉnh núi Cái Hạ, trong khu du sản Tràng An, Ninh Bình.
Cây cầu dài hơn 1000 mét xây dựng lên đỉnh núi Cái Hạ, trong khu du sản Tràng An, Ninh Bình. Courtesy: Hình chụp từ màn hình video của zing.vn
Một số công trình xây dựng lớn bị cho là vi phạm nhưng cơ quan chức năng tại những nơi có tình trạng sai trái xảy ra chối bỏ trách nhiệm. Dư luận một lần nữa lên tiếng thắc mắc vì sao công tác quản lý nhà nước kém hiệu quả như thế diễn ra khắp nơi buộc chính phủ phải giải quyết hậu quả của những vụ việc đó?

Không biết hay Không muốn biết?

Những ngày vừa qua, trên các trang fanpage của báo giới quốc nội và trên các trang mạng xã hội, dư luận nhắc đến cụm từ “chuyện thật như đùa” để đưa ra ý kiến bình luận xoay quanh thông tin về cây cầu dài hơn 1000 mét bắc lên đỉnh núi Cái Hạ, trong khu di sản Tràng An được xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động đón du khách đến tham quan, mà giới chức Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình nói rằng công trình xây dựng trái phép và do ở sâu trong vùng lõi nên khó phát hiện.
Khu du lịch Tràng An là di sản UNESCO thế giới đầu tiên của Việt Nam đạt được hai tiêu chí về thiên nhiên và văn hóa. Dư luận cho rằng thật là phi lý khi Phó Chủ tịch Ủy ban tỉnh Ninh Bình, ông Đinh Chung Phụng, vào ngày 7 tháng Ba khẳng định công trình xây cầu xuyên rừng đặc dụng và xuyên qua di sản Tràn An có dấu hiệu sai phạm, mặc dù Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An thi công từ tháng 8 năm ngoái mà không bị các cơ quan chức năng địa phương phát hiện cho đến lúc được dư luận và truyền thông phanh phui.
Không chỉ riêng vụ việc vừa nêu, mà dư luận còn lên tiếng phản đối các cơ quan quản lý nhà nước trả lời báo giới rằng chưa xác định rõ chủ đầu tư của 57 căn biệt thự kiên cố xây dựng trái phép nhiều năm qua tại xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội hay thông tin liên quan Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành tốt nhiệm vụ, dù có đến 213 container bị mất tích trong thời gian hai năm 2015 và 2016.
Trên trang fanpage của Báo mạng Zing.vn, qua cả trăm ý kiến được đăng tải, nhiều độc giả lên tiếng rằng người dân đổ một chiếc xe cát để sửa sang nhà cửa hay làm một cái chuồng vịt trong sân nhà nếu không thông báo với chính quyền địa phương thì ngay tức khắc nhân viên đến kiểm tra, thanh tra. Đài RFA có thể nêu trường hợp điển hình của ông Nguyễn Văn Bỉ, ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh cất chuồng nuôi vịt trong miếng đất của gia đình đã bị chính quyền phạt hành chính 6, 5 triệu đồng do xây dựng không phép và sau đó còn bị khởi tố vì ông Bỉ dựng lại cái chòi cây cũng để nuôi vịt.
Trong kinh nghiệm làm báo của tôi là họ bảo kê cho những việc đó. Họ bảo kê hết. Họ biết quá đi chứ, nhưng họ có quyền lợi trong đó. Hầu hết các trường hợp như thế đều đút lót hết, chứ không thể nào không biết. Nhưng khi bị truyền thông phát hiện và đăng tải, phóng viên hỏi những người có trách nhiệm thì họ trả lời qua quýt cho xong chuyện; tức là họ không biết, họ đi họp hay đi vắng nên chưa nắm được...
-Nhà báo Võ Văn Tạo
Trả lời câu hỏi của Đài Á Châu Tự Do trước thắc mắc của dư luận vì sao những vụ việc vi phạm nghêm trọng như thế, mà cơ quan chức năng không hay biết hay cho rằng khó phát hiện và chưa phát hiện, nhà báo độc lập Võ Văn Tạo lý giải rằng:
“Thực chất là thế này, trong kinh nghiệm làm báo của tôi là họ bảo kê cho những việc đó. Họ bảo kê hết. Họ biết quá đi chứ, nhưng họ có quyền lợi trong đó. Hầu hết các trường hợp như thế đều đút lót hết, chứ không thể nào không biết. Nói thẳng vấn đề là như thế. Nhưng khi bị truyền thông phát hiện và đăng tải, phóng viên hỏi những người có trách nhiệm thì họ trả lời qua quýt cho xong chuyện; tức là họ không biết, họ đi họp hay đi vắng nên chưa nắm được…Những chuyện này thì bọn tôi gặp hoài, gặp nhiều lắm.”
Hẳn nhiều người còn nhớ đến một trong những vụ việc nổi cộm được dư luận đặc biệt quan tâm trong năm 2017, liên quan đến 3 ngọn núi ở Vịnh Hạ Long bị tàn phá do khai thác đá, nhưng giới chức quản lý của doanh nghiệp và chính quyền tỉnh Quảng Ninh vẫn để tình trạng này diễn ra trong nhiều năm, thậm chí còn nói rằng không biết việc phá núi nằm trong vùng đệm. Bí thư tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Đọc, tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh lần thứ 5, phát biểu rằng sai phạm trong vụ khai thác đá tại các núi ở Vịnh Hạ Long thuộc về Lữ đoàn 170 đã lợi dụng công trường trong ranh giới quốc phòng để đưa tư nhân vào khai thác đá và đây là một bài học trong việc quản lý tại địa phương.

Giải quyết hậu quả thế nào?

Liên quan đến vụ việc về cây cầu xây dựng ở khu di sản Tràng An, Bộ Văn Hóa-Thông Tin Việt Nam khẳng định nguyên nhân là do chính địa phương đã sơ sót và buông lỏng trong quản lý; đồng thời yêu cầu chính quyền tỉnh Ninh Bình phải xử nghiêm và dứt điểm. Tuy nhiên, không ít người cho rằng biện pháp “xử lý dứt điểm” mà Bộ Văn Hóa-Thông Tin yêu cầu chính quyền địa phương phải thi hành là gì, hay rồi cũng là “rút kinh nghiệm” mà thôi? Còn bao giờ Chính quyền Hà Nội sẽ tìm ra chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng xây dựng trái phép ở Ba Vì là ai và rồi liệu rằng chủ đầu tư sẽ đập bỏ 57 căn biệt thự đã xây hay sẽ xin được cấp phép để tiếp tục xây dựng, tương tự như vụ việc các căn biệt thự bị phát hiện xây dựng trái phép ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng?
Những câu hỏi vừa rồi được dư luận nêu ra cũng có cái lý của nó. Bởi vì vụ việc mới nhất liên quan đến 213 container, bị biến mất một cách bí ẩn ở cảng Cát Lái, đã được Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh xử lý bằng cách chuyển công tác một cán bộ và hạ bậc thi đua, mà không có một ai bị khởi tố, bất chấp Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trước đó đã ký công văn yêu cầu xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm. Truyền thông trong nước nêu lên với biện pháp kỷ luật này như một trò đùa với dư luận và cả pháp luật. Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo nhấn mạnh với RFA:
“Các hiện tượng tiêu cực ở đất nước Việt Nam thì quá nhiều, bởi vì bao nhiêu năm như thế rồi. Cho nên nếu gọi là xử lý hết được theo mong muốn của công chúng thì khách quan mà nói là không xuể đâu.”
Tham nhũng từ trên xuống dưới. Càng lên cao thì càng tham nhũng lớn. Trên chóp bu tham nhũng thì cấp dưới tội gì không tham nhũng và cứ thế tham nhũng xuống tận cơ sở. Thượng bất chính thì hạ tắc loạn
-Giáo sư Tương Lai
Chúng tôi cũng liên lạc với một vài nhà quan sát tình hình Việt Nam ở trong nước và được họ cho biết tiêu cực tràn lan trong mọi lãnh vực không phải vì công tác quản lý nhà nước yếu kém mà là do chính hệ thống tạo ra những tiêu cực đó. Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam nói rằng:
“Tham nhũng từ trên xuống dưới. Càng lên cao thì càng tham nhũng lớn. Trên chóp bu tham nhũng thì cấp dưới tội gì không tham nhũng và cứ thế tham nhũng xuống tận cơ sở. Thượng bất chính thì hạ tắc loạn.”
Đài RFA ghi nhận trên các trang fanpage của báo mạng chính thống Việt Nam xuất hiện một số ý kiến bày tỏ sự hy vọng những vụ việc tiêu cực nêu trên sẽ được giải quyết triệt để, vì theo họ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đóng vai trò trưởng ban chống tham nhũng, vào cuối năm ngoái đã tuyên bố rằng việc chỉnh đốn Đảng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trên các trang mạng xã hội, nhiều cư dân mạng chia sẻ tình trạng đất nước Việt Nam giống như vô chủ qua những lời biện bạch vô trách nhiệm của giới chức các cơ quan chức năng trước rất nhiều vụ việc tiêu cực và một ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản lãnh đạo cũng không thể nào thay đổi được tình hình, như lời của nhà báo Võ Văn Tạo “Tôi nghĩ có đến 10 hay 100 ông Nguyễn Phú Trọng làm đến 10, 20 năm nữa cũng không giải quyết được 70-80% các tiêu cực”.

Công an Nghệ An có ‘trả thù” giáo dân xứ Phú Yên liên quan vụ kiện Formosa?

 Tiến Thiện Theo RFA-2018-03-10 
Linh mục Đặng Hữu Nam nói chuyện với ngư dân bên ngoài Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh hôm 26/9/2016.
 Linh mục Đặng Hữu Nam nói chuyện với ngư dân bên ngoài Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh hôm 26/9/2016.Courtesy citizen
Một trong ba người dân tham gia kiện Formosa mà công an tỉnh Nghệ An triệu tập lên ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu đã bị khởi tố với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 bộ luật hình sự. Sự việc được những người trong cuộc và linh mục Đặng Hữu Nam gọi là “đòn thù” dành cho những nạn nhân của Formosa sau khi vị linh mục này bị thuyên chuyển ra khỏi giáo xứ Phú Yên đến xứ mới.
Ông Cao Sỹ Hoán, người làm muối tại làng chài Tân An, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu ngày 09/03/2016 bị cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Nghệ An giao quyết định khởi tố. Hai người còn lại là bà Bùi Thị Nhiệm và Nguyễn Thị Sâm sống tại cùng khu vực đều nhận được giấy triệu tập vào trưa ngày 09/03/2018.
Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết: “Sự việc này xuất phát từ ngày 03/10/2016 khi mà người dân Phú Yên chúng tôi đi đệ đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh, thì tòa án nhân dân và chính quyền thị xã Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh có yêu cầu tôi là người đại diện pháp lý để lo thủ tục pháp lý cho bà con trong vụ việc bà con đi khởi kiện đó. Để thuận tiện cho công tác xử lý hồ sơ của tòa án.
Theo yêu cầu của tòa án thì người dân phải làm giấy ủy quyền cho tôi là linh mục Đặng Hữu Nam để đại diện pháp lý cho họ. Khi về địa bàn thì chúng tôi làm đơn và có chữ ký của người dân. Chúng tôi cho người dân lên ủy ban xã an hòa để photo và công chứng thành nhiều bản ủy quyền để nộp cho tòa án và thị xã Kỳ Anh. Thì chính quyền xã An Hòa đùn đẩy và không chịu làm.”
Ban đầu chính quyền xã An Hòa từ chối xác nhận, sau đó chính quyền địa phương nhượng bộ nhưng lại yêu cầu mỗi người làm đơn phải lên để trực tiếp ký.
Vấn đề giáo dân, lương dân hay ai đi chăng nữa thì phải chấp hành pháp luật, không đứng trên pháp luật. - Trung tá công an Tạ Đình Tuấn
Chúng tôi đã liên lạc với trung tá Tạ Đình Tuấn, trưởng công an huyện Quỳnh Lưu để biết thêm thông tin. Ông Tuấn lúc đầu nói rằng không có sự việc nào liên quan đến Formosa. Tuy nhiên, sau đó ông đã thừa nhận rằng công an tỉnh Nghệ An đang điều tra ba người đánh công an xã tại trụ sở ủy ban nhân dân và nhanh chóng kết thúc cuộc gọi.
Cái này thì cơ quan tỉnh Nghệ An làm. Liên hệ ba trường hợp lên xã An Hòa, có gây rối và có đấm vào một số cán bộ xã. Hiện tại thì đang làm. Có gì thì anh thông cảm cho tôi, anh liên hệ công an tỉnh Nghệ An, không phải tôi thích làm gì là tôi làm. Vấn đề giáo dân, lương dân hay ai đi chăng nữa thì phải chấp hành pháp luật, không đứng trên pháp luật. Phải đầy đủ căn cứ thì cơ quan điều tra mới khởi tố được chứ. Không đủ cơ sở pháp luật thì làm sao Viện Kiểm Sát người ta phê chuẩn cho. Còn người dân người ta nói thì là do người ta nói trên quan điểm của họ thôi. Nhưng mà tôi cũng thông cảm nên cũng chẳng có gì để nói.”
Bà Nguyễn Thị Sâm cho rằng nhà cầm quyền đang cố vu khống đổ vạ cho mình, bởi vì hành động của người dân lúc đó hoàn toàn ôn hòa.
“Chúng tôi đi sang đòi chữ ký mà họ không cho thì chúng tôi phải lên tiếp chứ. Chúng tôi đi đòi công lý chứ không làm cái gì sai hết. Chúng tôi có làm cái gì đâu. Có làm cái gì quấy rối trật tự đâu. Mà bây giờ lại nói đi lên, đi lên để gặp. Lại nói là “khử” từng người một.”, bà nói.
Bà Bùi Thị Nhiệm cũng cho RFA nói thêm: “Ban đầu hội đồng giáo xứ sang xã xin, thì họ không cho dấu. Họ nói dấu phải có toàn dân, thì toàn dân kéo lên. Ban đầu cũng nói nhỏ với họ: tại sao chúng tôi sang xin cái chữ ký mà các ông cũng không cho, mà còn đòi hỏi cả dân sang? Giờ thì toàn dân sang đây thì các ông cho đi. Thì họ lại giở trò. Họ lại cho rằng dân đến là gây rối trật tự công cộng.”
Các video ghi lại sự kiện đó nay vẫn còn trên mạng internet không ghi nhận bất kỳ một sự va chạm hay hành động quá khích nào.
Bà Sâm cũng cho biết một điều bất thường là giấy triệu tập được gửi lúc khoảng 11 giờ trưa lúc bà không có ở nhà.
Việc điều tra và ghép tội này hoàn toàn không phải nhằm mục đích xử lý những hành vi vi phạm có thật mà ở đây có tính cách trả thù. - LS. Lê Công Định
Linh mục Đặng Hữu Nam nhận định hành động khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng” là hành vi leo thang căng thẳng nhắm vào những người đi đòi công lý và chống Formosa.
Nguyên sự kiện ngày 03/10/2016 thì việc này là chính quyền sai chứ không phải người dân sai. Bởi vì theo luật thì người dân có quyền yêu cầu nhà cầm quyền ký xác nhận, đóng dấu, công chứng vào các bản ký và photo và theo luật định của nhà nước. Nhưng mà vì ủy ban nhân dân xã An Hòa không phải của người dân, cố tình bảo vệ cho Formosa, tìm mọi cách ngăn cản việc người dân đi khởi kiện. Đó là không cho người dân làm cái giấy thủ tục ủy quyền cho tôi là đại diện pháp lý cho họ trong vụ kiện Formosa để cho quá hạn bên tòa án cho phép, để làm cản trở việc khởi kiện của người dân.”
Luật sư Lê Công Định cho rằng việc chính quyền xã An Hòa không chấp nhận cho người dân được thực hiện các quyền dân sự là một hành vi cản trở và cố tình bao che sai phạm cho cấp địa phương và “có tính chất trả thù”.
Chúng ta thấy rằng việc tụ tập ở UBND là xuất phát từ một hành động cản trở trước đó của chính quyền địa phương chứ không phải là do người dân cố tình muốn làm việc này. Cho nên xét xử hoặc khởi tố một hành vi như vậy, thì cần phải xét ngược lại nguyên nhân nào đưa đến hành động tụ tập trước UBND như vậy.
Tôi nghĩ rằng việc mượn cớ là người dân tụ tập mà không xét đến nguyên nhân gốc của nó tôi cho là cố tình bao che những hành động vi phạm của chính quyền địa phương và để trả thù những người dân phản ứng lại hành động cái quyền và lợi ích hợp pháp của chính quyền địa phương.”
Linh mục Đặng Hữu Nam cũng chỉ ra rằng Phú Yên là một trong những nơi đấu tranh kiên trì và mạnh mẽ nhất chống lại Formosa nên là cái gai trong con mắt của nhà cầm quyền.
Sau khi tôi đi khỏi giáo xứ Phú Yên thì họ dùng chiêu bài này để hù dọa, và chắc chắn là để dập tắt tiếng nói phản đối Formosa, hay là những người lên tiếng bảo vệ công lý, và sự thật ở Việt Nam, cách riêng tại miền trung và nói đúng hơn nữa là tại giáo phận Vinh.”
Luật sư Lê Công Định nhìn ở một góc cạnh khác thì thấy sự yếu kém của nhà cầm quyền khi một sự việc đã kéo dài cả
Khởi tố một sự kiện cách đây hơn 1 năm rưỡi, cho thấy bộ máy điều tra của chính quyền Việt Nam thực sự là không có hiệu quả. Bởi vì thông thường nếu xảy ra một hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì bộ máy phải vào cuộc điều tra ngay chứ không phải chờ 1 năm rưỡi sau.
Điều đó cho thấy việc điều tra và ghép tội này hoàn toàn không phải nhằm mục đích xử lý những hành vi vi phạm có thật mà ở đây có tính cách trả thù. Chúng ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ rằng đằng sau việc điều tra để chuẩn bị khởi tố này có dấu hiệu của hành động trả thù sau một thời gian tạm lắng đi của sự kiện Formosa như vậy.”
Bà Nguyễn Thị Sâm và Bùi Thị Nhiệm đều khẳng định mình vô tội và sẵn sàng nói điều đó ra kể cả khi bị bắt đi tù.
Ông Cao Sỹ Hoán trong phần nhận xét về biên bản khởi tố của cơ quan cảnh sát điều tra đã ghi rằng mình không đồng ý với quyết định này.