Saturday, March 29, 2014

Cận cảnh cuộc đối đầu Trung Quốc - Philippines ở Bãi Cỏ Mây

11:05 | 30/03/2014

(Petrotimes) – Một tàu chính phủ Philippines đã vượt qua sự phong tỏa của các tàu tuần duyên Trung Quốc hôm qua (29/3) và tới Bãi Cỏ Mây - nơi có một nhóm lính thủy đánh bộ Philippines đồn trú trên chiếc tàu chiến cũ của Hải quân trấn giữ tại đây từ năm 1999 nhằm khẳng định chủ quyền của nước này.

Cuộc rượt đuổi giữa tàu Philippines và tàu Trung Quốc
Cuộc đối đầu này đã được chứng kiến bởi phóng viên của hãng tin AP và hơn 10 đại diện của các hãng truyền thông khác được quân đội Philippines mời lên tàu chính phủ để “mục sở thị” những gì mà chính quyền Manila gọi là “sự bắt nạt của Trung Quốc” trong vùng biển tranh chấp.
Theo AP, đó là một cái nhìn cận cảnh hiếm hoi về tình hình căng thẳng tại Biển Đông và sự cương quyết của các bên. Sự cứng rắn, hung hăng trong tranh giành chủ quyền của Trung Quốc đang báo động các quốc gia nhỏ hơn có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh và khiến Mỹ - quốc gia trung lập trong các tranh chấp nhưng đang cạnh tranh giành ảnh hưởng với Bắc Kinh trong khu vực lo ngại.
Một tàu tuần duyên Trung Quốc đang cố gắng ngăn cản tàu tiếp tế của Philippines tới gần Bãi Cỏ Mây hôm 29/3
Hai nhà báo AP thuật lại rằng, có đến 4 tàu tuần duyên Trung Quốc đang bao vây Bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông khi tàu Philippines tiến đến gần. Hai trong số 4 tàu Trung Quốc sau đó đã rượt đuổi tàu Philippines và cố ngăn không cho tàu này tiến vào khu vực này.
Khi chỉ còn cách Bãi Cỏ Mây 1 giờ đồng hồ, một tàu tuần duyên Trung Quốc mang số hiệu “1141” đã hai lần cắt ngang mũi tàu Philippines nhằm không cho tàu này tiếp tục tiến tới. Trong khi đó, một chiếc khác cũng bám đuôi chiếc tàu Philippines có trọng tải nhỏ hơn này.
Trung Quốc phát cảnh báo bằng tiếng Anh qua radio, yêu cầu tàu của Philippines dừng lại: “You will take full responsibility for the consequences of your action”! (“Quý vị sẽ chịu trách nhiệm về hậu quả hành động của mình”).
“Ðây là Cộng hòa Philippines”, Ðại úy Hải quân Ferdinand Gato, người chỉ huy cuộc tiếp tế nói. “Chúng tôi đến đây để tiếp tế cho đơn vị mình”.
Thủy quân lục chiến cùng các phóng viên trên tàu tiếp tế cũng giơ tay chữ “V” – để ra dấu hòa bình với các tàu Trung Quốc
Sau gần 2 giờ rượt đuổi, thuyền trưởng tàu tiếp tế lái chiếc tàu vào vùng nước cạn, nơi các tàu Trung Quốc không vào được, để đến cạnh chiếc chiến hạm BRP Sierra Madre, từng được Hải quân Philippines cố tình ủi bãi cho mắc cạn để làm nơi đồn trú của một tiểu đội thủy quân lục chiến giữ chủ quyền tại đây. Nhà báo cho biết, một chiếc máy bay với biểu tượng của Hải quân Mỹ lúc này cũng đang bay trên chiếc tàu bị mắc cạn.
Binh sỹ Philippines làm lễ chào cờ trên chiếc tàu mắc cạn ở Bãi Cỏ Mây
Hôm 9/3, các tàu Trung Quốc đã chặn không cho một tàu tiếp tế khác của Philippines đến được Bãi Cỏ Mây. Kể từ đó, Philippines đã hai lần phải dùng máy bay của không quân thả thực phẩm và nước xuống tiếp tế cho đơn vị đồn trú tại đó.
“Chính sách của chúng tôi là khoan dung tối đa”, Đại úy Gato cho hay. Ông cũng cho biết, nhất quyết hoàn thành chuyến công tác tiếp tế dù có sự đe dọa của phía Trung Quốc. “Tôi sẽ không để họ ngăn chặn vì nếu không các binh sĩ của chúng tôi sẽ chết đói,” ông nói.
Chiếc tàu chở theo khoảng 10 tấn thực phẩm, gồm cả gạo, đồ hộp và nước uống.
Minh Châu

Tàu cá cùng 11 ngư dân bị khống chế bằng súng ở Trường Sa

30/03/2014 11:00
Dân Việt - Sáng 30.3, Thông tin từ Đài Thông tin Duyên hải Việt Nam (TTDH) cho hay, đơn vị này vừa nhận được thông tin một tàu cá cùng 11 ngư dân của tỉnh Khánh Hoà đã bị 2 kẻ lạ mặt dùng súng tấn công trên vùng biển Trường Sa.
Theo Đài TTDH Việt Nam, khoảng 9 giờ sáng ngày 29.3 đơn vị này nhận được thông tin từ ông Phan Hoan-thuyền trưởng tàu KH 94649 cho biết, lúc 14 giờ ngày 26.3, khi ông Phan Hoan đang nói chuyện trên máy Icom thì nhận được thông tin tàu cá KH 96365 bị hai người cầm súng nhảy lên tàu khống chế 11 thuyền viên trên tàu.

Sau đó thì tàu Ông Hoan không thể liên lạc được với tàu cá KH 96365 nữa. Lúc xảy ra tình huống này, tàu KH 94969 đang hành nghề tại vị trí tọa độ 10,50 độ vĩ bắc - 117,00 độ kinh đông, cách khu vực Bãi Cạn Xen Di (quần đảo Trường Sa) khoảng 34 hải lý.
 Ngư dân đánh bắt trên biển luôn thường trực hiểm nguy.
                                                Ngư dân đánh bắt trên biển luôn thường trực hiểm nguy.

Theo thông tin của ông Phan Hoan, tàu của ông mất liên lạc với tàu bị nạn khi tàu bị nạn đang ở toạ độ 11,00 độ vĩ bắc - 118,00 độ kinh đông.

Hiện, Hệ thống Đài TTDH Việt Nam đã nhanh chóng thông báo tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương để tìm kiếm và hỗ trợ tàu bị nạn.
Đình Thiên

Tòa án LHQ nhận hồ sơ khởi kiện Trung Quốc của Philippines

10:26, 30/03/2014

GS Thayer nói: “Trung Quốc có 30 ngày để hồi đáp, nhưng rất có khả năng nước này sẽ từ chối bất kỳ sự tiếp cận nào từ phía Tòa án”.
Ngày 30/3, Tòa án Trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển sẽ nhận hồ sơ của Philippines chính thức khởi động vụ kiện Trung Quốc, liên quan "đường lưỡi bò" ở Biển Đông.
Hồ sơ của Philippines với nội dung tuyên bố cốt lõi là yêu sách “đường lưỡi bò” không phù hợp luật pháp quốc tế như đã được quy định tại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, không chỉ ra quyền lợi hàng hải của Trung Quốc ở biển Đông theo quy định về giới hạn trong vùng lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. 
Tòa án Trọng tài sẽ phải cung cấp cho Trung Quốc bản sao hồ sơ pháp lý của Philippines và đề nghị bình luận. “Trung Quốc có 30 ngày để hồi đáp, nhưng rất có khả năng nước này sẽ từ chối bất kỳ sự tiếp cận nào từ phía Tòa án”, GS Carl Thayer (chuyên gia về các vấn đề chính trị, an ninh châu Á-Thái Bình Dương đang công tác tại Học viện Quốc phòng Úc) trao đổi với phóng viên ngày 29/3.
Theo GS Thayer, một số luật sư quốc tế nói rằng, Tòa án Trọng tài sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình tương đối sớm, trong vòng 2 năm, vì Trung Quốc không ganh đua với Philippines. Một số luật sư quốc tế khác cho rằng, Tòa án sẽ không đưa ra quyết định thực sự trọng đại vì sự phân nhánh chính trị...
“Mỹ và Philippines chuẩn bị hoàn tất đàm phán về tăng cường hợp tác quốc phòng, cho phép đẩy mạnh luân phiên lực lượng vũ trang Mỹ thông qua các căn cứ quân sự của Philippines... Mỹ sẽ hành động nếu Trung Quốc cố gắng cản trở tự do hàng hải, tự do hàng không và các hoạt động thương mại hợp pháp”, GS Thayer cho biết./.
Theo Minh Long/Tiền Phong
 

“Ăn thua gì, còn nhiều đồng chí chưa bị lộ”

MẠNH NGUYỄN-06:52 30/03/2014
BizLIVE - Mới đây, báo chí Nhật đã thông tin về việc Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) thừa nhận hối lộ 80 triệu Yên cho quan chức cơ quan quản lý dự án đường sắt Việt Nam để được trúng thầu.
   
“Ăn thua gì, còn nhiều đồng chí chưa bị lộ”
Bộ trưởng Đinh La Thăng - vị lãnh đạo nổi tiếng với hàng loạt các phát ngôn ấn tượng.

Ngay lập tức, những người liên quan đã lên tiếng, dư luận cũng dấy lên nhiều luồng ý kiến. Hãy cùng BizLIVE điểm lại một vài phát ngôn ấn tượng xung quanh vụ việc chấn động này.

1. "Xử lý nghiêm, bất kỳ đó là ai"

"Bộ Giao thông Vận tải sẽ khẩn trương kiểm tra, làm rõ những vấn đề báo chí nêu và xử lý nghiêm khắc những vi phạm, bất kể người đó là ai", đây được coi như lời cam kết mạnh mẽ của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng trong cuộc họp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đến dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 ngay sau khi nhận được thông tin JTC tố hối lộ đăng tải trên báo Nhật.

Cũng ngay sau phát ngôn này, vị tư lệnh ngành giao thông cũng đã có một loạt động thái được đánh giá rất là quyết liệt. (Đọc tiếp tại đây)

2. “Tôi không nhận bất kỳ khoản tiền hối lộ nào từ JTC, tôi là Đảng viên…”

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt, người đầu tiên bị yêu cầu tạm đình chỉ công việc, viết báo cáo giải trình cam đoan “tôi không nhận bất kỳ khoản tiền hối lộ nào từ JTC, tôi là Đảng viên…”.

Nhiều quan chức khác cũng khăng khăng “tôi không nhận đồng nào”. (Đọc tiếp tại đây)

3. “Không biết bọn họ “đi đêm” với nhau từ lúc nào?”

Ngày 26/3, Bộ Giao thông vận tải công bố thêm 10 cán bộ trong danh sách phải giải trình vụ JTC tố hối lộ. Đáng chú ý, trong danh sách này có ông Lê Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã về hưu từ năm 2011.

Ngay trong ngày hôm đó, khi trao đổi với báo giới - ông Lê Mạnh Hùng - người từng được giao phụ trách quản lý lĩnh vực đường sắt nói: “Tôi cũng rất ngạc nhiên với thông tin “lại quả” 80 triệu Yên. Khi nghe thông tin tôi giật mình và không biết bọn này “đi đêm” với nhau lúc nào...”. (Đọc tiếp tại đây)

4. “Cùng một cách làm ăn như vậy, vấn đề là chưa bị lộ thôi”

Đánh giá công việc và dấu hiệu bất thường của JTC sau nhiều năm cộng tác, ông Nguyễn Tiến Công, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và xây dựng TRICC cho biết: “Rất khó trả lời”. Tuy vậy, theo ông Công, ở ngoài người ta cũng bàn tán về cách làm ăn của người Việt, lộn xộn từ chính sách tới tính thực thi. “Cùng một cách làm ăn như vậy, vấn đề là chưa bị lộ thôi”, ông Công nói. (Đọc tiếp tại đây)

5. “Ăn thua gì, còn nhiều đồng chí chưa bị lộ”

Đó là lời nhận xét thẳng thắn của nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài Việt Nam về vụ JTC tố cán bộ Việt Nam nhận hối lộ từ công ty này...

Theo ông Mại thì đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm... (Đọc tiếp tại đây)

6. "Lúc họ nôn nóng, tôi đã nghi ngờ"

Một vị quan chức Quốc hội nói thái độ nôn nóng của ngành đường sắt khi đề xuất xây đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã khiến ông nghi ngờ.

Vị quan chức đó cho biết: "Tại kỳ họp Quốc hội khóa XII (2007-2011), ngành đường sắt rất “hăng hái”, "nhiệt tình", rất nôn nóng mong muốn Quốc hội thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

"Tôi tự đặt ra câu hỏi, tại sao ngành đường sắt phải nôn nóng và sốt ruột đến thế! Rõ ràng, đằng sau việc này phải có vấn đề gì đó...", vị quan chức chia sẻ với báo chí.

Malaysia:“Không chỉ có Trung Quốc mất người thân trên MH370”

11:31, 30/03/2014

VOV.VN - Quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein ngày 30/3 nhắn nhủ như vậy với thân nhân các hành khách Trung Quốc.
Theo Malay Mail Online, thông điệp này của ông Hishammuddin chính là lời nhắc lại tuyên bố của ông được đưa ra 2 ngày trước đây khi các thân nhân Trung Quốc đã đi quá đà khi buộc tội Chính phủ Malaysia che giấu thông tin và “giết người”.
Quyền Bộ trưởng Hishammuddin nói rõ chiếc máy bay MH3760 của hãng Malaysia Airlines chở tới 239 người thuộc 14 quốc gia khác nhau, trong đó có Malaysia và Trung Quốc, và gia đình các hành khách ở các quốc gia nói trên cũng phải chịu nỗi đau mất mát tương tự.
Quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein tại cuộc họp báo (Ảnh Malay Mail Online)
“Tôi hiểu những gì họ phải trải qua, nhưng tôi chỉ muốn nói với các thân nhân Trung Quốc rằng không chỉ họ mới phải chịu mất mát và không chỉ họ là đang tìm kiếm những người thân mất tích của mình”, ông Hishammuddin tuyên bố trong cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp.
“Điều quan trọng là họ không nên nghe toàn bộ những thông tin đồn đoán vốn chỉ càng kích động tâm lý của họ”, ông Hishammuddin nói thêm.
Cũng trong cuộc họp báo trên, ông Hishammuddin khẳng định Malaysia vẫn sẽ tập trung cung cấp các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ cho gia đình của các hành khách trên máy bay Malaysia bị mất tích.
“Trong khi các chiến dịch tìm kiếm vẫn đang diễn ra, chúng tôi vẫn tập trung chăm lo cho họ”, ông Hishammuddin nói và cho biết Chính phủ Malaysia ngày 30/3 đã thảo luận về việc tiếp tục chăm sóc những người nói trên.
Ông Hishammuddin cũng nhận thức rõ ràng rằng, đến nay tâm trạng căng thẳng của những thân nhân nói trên đang ngày càng bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, ông cũng cho biết Malaysia vẫn sẽ tiếp tuc liên lạc với các thân nhân những hành khách Trung Quốc hiện đang ở tại Bắc Kinh.
Chính phủ Malaysia và Trung Quốc cũng liên tục trao đổi thông tin về việc tìm kiếm máy bay MH370, ông Hishammuddin nhấn mạnh.
Ông Hishammuddin khẳng định rằng, Malaysia hoàn toàn minh bạch mọi chuyện trong việc tìm kiếm chiếc máy bay nói trên. Ông cũng tin rằng, các nhóm tìm kiếm và cứu nạn của Malaysia đã làm việc rất công bằng và có trách nhiệm.
“Tôi không nghĩ rằng, chúng tôi có thể làm gì khác hơn là những điều mà chúng tôi đã làm. Và dù chúng tôi có bị chỉ trích hay gán mác gì đi nữa thì lịch sử sẽ phán xét chúng tôi như là một quốc gia rất có trách nhiệm”, ông Hishammuddin tuyên bố.
Trước đó, cùng ngày, hàng trăm các thân nhân Trung Quốc đã bày tỏ sự thất vọng của mình với nhà chức trách Malaysia bằng cách bỏ về trong buổi họp báo diễn ra tại khách sạn Lindo ở Bắc Kinh.
Các thân nhân Trung Quốc cũng gửi một bức thư đến Đặc sứ Trung Quốc tại Kuala Lumpur, trong đó tuyên bố rằng, những hành động của Malaysia khiến cho cuộc tìm kiếm bị sai hướng và bị trì hoãn.
Trong thư, các thân nhân Trung Quốc cũng yêu cầu Malaysia đưa ra lời xin lỗi chính thức và cung cấp vé cho những thân nhân này đến Malaysia cũng như thực phẩm và nơi ăn chốn ở cho họ tại đây cho đến khi cuộc tìm kiếm kết thúc./.
Trần Khánh/VOV online
 

Sang Nhật cũng không tìm ra danh tính người nhận hối lộ

Lạ thật, người nhận hối lộ là người Việt Nam mà tại sao phải qua Nhật đi tìm người nhận hối lộ. Mấy anh biết quá rỏ..thằng nào nhận hối lộ rồi, sao không tóm đi, qua Nhật làm chi cho tốn tiền vậy? 
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sang Nhật cũng không tìm ra danh tính người nhận hối lộ

Ngày 29/3, Bộ GTVT cho biết Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã về Hà Nội nhưng vẫn chưa tìm ra danh tính người đã nhận hối lộ.


Tại các buổi làm việc ở Nhật, Bộ Ngoại giao Nhật và JICA cho Bộ GTVT biết hiện vụ việc đã được giao cho cơ quan tư pháp Nhật điều tra. Bộ Ngoại giao và JICA chỉ có thể được cung cấp thông tin sau khi có kết luận điều tra và được sự cho phép của chính phủ. 
Bộ Ngoại giao Nhật cho biết Quốc hội và đặc biệt là người dân Nhật rất quan tâm đến vụ việc này. Nếu vụ việc xảy ra đúng như phản ánh của báo chí thì đây sẽ là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới chính sách ODA của Nhật.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông được cử sang Nhật tìm danh tính người nhận hối lộ trong nghi án JTC.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông được cử sang Nhật tìm danh tính người nhận hối lộ trong nghi án JTC.
Trên cơ sở kết quả làm việc của đoàn, Bộ GTVT đã báo cáo chính phủ và đề nghị giao Bộ Công an phối hợp với các cơ quan hữu quan của Nhật để sớm điều tra nội dung báo chí đưa tin. 
Đồng thời, cuộc họp Ủy ban hỗn hợp Việt - Nhật lần thứ nhất sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào sáng 3 - 4 do thứ trưởng Bộ GTVT và công sứ Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam đồng chủ trì để đề xuất sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm ngăn ngừa tiêu cực trong các dự án.
Theo Pháp luật TP.HC


Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch

Dzời ơi, mang quốc tịch chxhcn Viêt Nam ra nước ngoài thì bị người nước ngoài chửi như chó đó, ở đó mà kêu người ta nhập tịch. 
Cây cột điện nó còn muốn bỏ đi khỏi cái xứ thiên đàng chó ngáp này thì huống hồ chi là con người. Đừng có mơ đi mấy anh việt cộng ơi. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch

Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch Việt Nam nếu đến ngày 1/7/2014 không đăng ký giữ quốc tịch theo quy định.

Theo thống kê của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đến ngày 31/12/2013, mới chỉ có hơn 6.000 người làm thủ tục đăng ký, trong khi đang có 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài. 
Chỉ là đăng ký
Ở những nước có đông kiều bào sinh sống như Hoa Kỳ, Australia, tỷ lệ đăng ký rất thấp. Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã nới rộng cho người Việt ở nước ngoài được giữ quốc tịch Việt Nam nếu họ chưa thôi hoặc không bị tước quốc tịch Việt Nam.
Đây là một tin vui, đáp ứng lòng mong mỏi của nhiều kiều bào sau nhiều lần đề đạt nguyện vọng của mình tại các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, 5 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực, số người đăng ký xin giữ quốc tịch quá khiêm tốn.
Được nhập quốc tịch Việt Nam là mong mỏi của nhiều kiều bào.
Dưới chân tượng bác, điếm nhiều hơn dân.
Việc ít người đăng ký chủ yếu do Giấy xác nhận đăng ký quốc tịch Việt Nam không có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam, cũng không phải là cơ sở để cấp phát các giấy tờ khác như hộ chiếu, giấy thông hành, giấy miễn thị thực, chỉ có giá trị “giữ chỗ” để người Việt Nam định cư ở nước ngoài không mất quốc tịch Việt Nam sau ngày 1/7/2014.
Bên cạnh đó, một số người chưa đăng ký do ngại ảnh hưởng đến việc làm, giấy tờ cư trú, do sự tuyên truyên chống phá của một bộ phận người Việt cực đoan. Nhiều người cho rằng, các quy định trên không có tính khả thi cao và phải gia hạn để bà con có thêm thời gian đăng ký.
Ông Tạ Nguyên Ngọc, Vụ trưởng Vụ nghiên cứu tổng hợp, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cho biết, khi Luật Quốc tịch năm 2008 được ban hành, bà con rất phấn khởi, nhưng rồi họ thấy rằng đăng ký chỉ là đăng ký, không đồng thời với việc có quốc tịch Việt Nam và được cấp hộ chiếu Việt Nam, trong khi do điều kiện sinh sống, bà con lại cần giấy tờ của nước sở tại. 
Nên bỏ thời hạn đăng ký?
Những vướng mắc trên đã được nhiều cá nhân và nhiều lãnh đạo, tổ chức kiều bào phản ánh từ rất sớm tại các Hội nghị người Việt ở trong và ngoài nước.
Nhiều ý kiến cho rằng nên hủy bỏ quy định về đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam để bà con không bị mặc nhiên mất quốc tịch Việt Nam; thay vào đó có quy định để bà con có đủ giấy tờ thì được cấp ngay chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.
Tại nhiều cuộc họp về vấn đề trên, hầu hết các cơ quan liên quan, trong đó có Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đều cho rằng: quy định đăng ký giữ quốc tịch và mất quốc tịch Việt Nam (do không đăng ký) là bất cập, không phù hợp thực tế và mục tiêu quản lý, vận động, làm phương hại đến công tác đối ngoại của ta, đi ngược lại chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đề nghị Bộ Tư pháp khẩn trương trình Chính phủ và báo cáo Quốc hội để kịp sửa Luật Quốc tịch ngay tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5/2014.
Trong phiên họp ngày 11/3/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có ý kiến yêu cầu báo cáo để xem xét sửa đổi Luật quốc tịch trong kỳ họp Quốc hội tháng 5/2014.
Thế nhưng, Bộ Tư pháp vẫn không đồng tình với việc bỏ Khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch. Tại cuộc họp hồi đầu tháng 3 vừa qua, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) vẫn cho rằng chỉ cần đơn giản hóa hơn nữa thủ tục đăng ký và tích cực vận động công dân Việt Nam tôn vinh quốc tịch Việt Nam.
Từ nay đến tháng 5 đã cận kề, khả năng sửa đổi Luật Quốc tịch 2008 và các Nghị định kèm theo khó thực hiện được ngay và mặc nhiên những người không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam sẽ bị mất Quốc tịch sau ngày 1/7/2014.
Theo Khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch năm 2008 và các văn bản hướng dẫn, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị và chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày luật có hiệu lực (1/7/2009) thì phải đăng ký giữ quốc tịch tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm (1/7/2009-1/7/2014).
Trong 5 năm này, họ phải đến đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi người đó định cư để giữ quốc tịch Việt Nam, nếu không đăng ký thì sẽ mất quốc tịch sau ngày 1/7/2014.
Theo Tiền Phong


PIC: Bằng chứng bán phụ nữ rõ ràng rồi nhé.

Tại sao kinh tế khó khăn, lại phải nhờ đến phụ nữ mà không phải đám..tiến sỹ được đảng đào tạo ra?



Bị cáo nguyên là công an thấy nhục vì đồng sự không nhận tội

“Tôi cảm thấy rất nhục nhã khi đứng ở đây, cùng những người phạm tội nhưng không dám nhận”, lời sau cùng của bị cáo vụ xét xử 5 sĩ quan công an dùng nhục hình dẫn đến cái chết của ông Kiều.

Ngày 29.3, TAND TP.Tuy Hòa (Phú Yên) tiếp tục ngày thứ 4 xét xử vụ 5 sĩ quan công an dùng nhục hình dẫn đến cái chết của ông Ngô Thanh Kiều (32 tuổi, ở thôn Mỹ Thuận Ngoài, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên) vào ngày 13.5.2012.
Nguyên thiếu úy Nguyễn Thân Thảo Thành kêu oan.
Nguyên thiếu úy Nguyễn Thân Thảo Thành kêu oan.

Xem thêm: >> Xét xử vụ 5 công an dùng nhục hình: Tố lẫn nhau và... khoe thành tích

Trong phần tranh luận, luật sư Nguyễn Văn Thắng (Đoàn Luật sư Hà Nội) - bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, cán bộ điều tra, Công an TP.Tuy Hòa), nêu quan điểm: Không thể nói là đúng pháp luật khi vụ án chẳng có biên bản thu mẫu từ tử thi, chẳng có biên bản bàn giao; việc giám định pháp y vi phạm rất nhiều quy định về thủ tục quy trình, thời gian giám định kéo dài suốt 36 ngày đêm.

Bà Ngô Thị Tuyết (chị ruột nạn nhân Kiều) phẫn uất: “Những vết thương trên đầu em tôi có thể không phải do Thành mà còn do những người khác đánh. Những người công an ngồi ăn cơm nghe tiếng kêu la, vậy lương tâm ở đâu mà không nói gì? Việc Viện KSND đề nghị cho Quyền, Mẫn hưởng án treo là hoàn toàn không tương xứng với những gì hai bị cáo này đã làm với nạn nhân. Việc ông Lê Đức Hoàn (Phó Công an TP.Tuy Hòa) bị cảnh cáo đã tương xứng chưa? Nếu ông Hoàn chỉ đạo bắt người theo đúng quy định thì mọi chuyện có thể đã khác...”.

Xem thêm: >> Xử vụ 5 công an dùng nhục hình: Ăn cơm trong tiếng kêu la của nạn nhân

Luật sư Võ An Đôn (Đoàn luật sư Phú Yên) - bào chữa bên bị hại, quyết liệt: Đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn về 3 tội: bắt giữ người trái pháp luật, dùng nhục hình (đồng phạm) và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiệm trọng. “Người có dấu hiệu phạm 3 tội chỉ bị cảnh cáo, trong khi các bị cáo chỉ phạm 1 tội đã bị khởi tố, phải chăng pháp luật như tấm lưới chỉ bắt được những con cá nhỏ?”.

Đại diện Viện KSND TP.Tuy Hòa, nói: “Ông Lê Đức Hoàn có dấu hiệu phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng chưa đến truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Nói lời sau cùng, Thành lớn tiếng: “Thưa tòa, tôi không đánh anh Kiều. Tôi cảm thấy rất nhục nhã khi đứng ở đây, cùng những người phạm tội nhưng không dám nhận”.

Xem thêm: >> Điểm danh những vụ dùng "nhục hình" dã man như thời trung cổ

VIDEO : Khỏa Thân Giữ đất đội 2 hùng sơn đại từ thái nguyên

Hải Phòng: Công khai xin lỗi nông dân bị tù oan 18 năm trước

Người nông dân này bị bỏ tù oan vì đã gặt lúa trên chính mảnh ruộng của mình. Sau gần 18 năm đi đòi công lý, ông đã được TAND Hải Phòng công khai xin lỗi.
 >>  Vụ nông dân bị tù oan 17 năm đi kiện: Chính quyền xã đã... quên (!?)
 >>  Bị tù oan, một nông dân 17 năm mang đơn đi kiện

18 năm chịu oan sai, chờ một lời xin lỗi
Vào lúc 9 giờ sáng nay (28/3), tại trụ sở UBND xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hải Phòng đã tổ chức buổi xin lỗi công khai đối với ông Nguyễn Hồng Cầu, SN 1964, trú tại thôn Thủy Hưng, xã Đông Hưng, người bị kết án tù oan gần 18 năm trước.
Tại buổi xin lỗi, đại diện cơ quan tố tụng, ông Phạm Đức Tuyên - Phó Chánh án TAND TP Hải Phòng - thừa nhận: “Việc kết án của TAND TP Hải Phòng đối với ông Nguyễn Hồng Cầu không đúng pháp luật. Từ án oan đã gây thiệt hại cho người bị kết án. Thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước để khôi phục danh dự cho ông Nguyễn Hồng Cầu, TAND TP Hải Phòng đã thực hiện đăng tin xin lỗi công khai đối với ông Nguyễn Hồng Cầu trên báo chí. Hôm nay, trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân tập thể xã Đông Hưng, các ban ngành đoàn thể nhân dân, tôi thay mặt cho TAND TP Hải Phòng nhận lỗi trước ông Nguyễn Hồng Cầu và gửi tới ông lời xin lỗi sâu sắc”.

Buổi xin lỗi công khai nhưng chỉ có chính quyền và công an, rất ít PV báo chí được dự
Buổi xin lỗi công khai nhưng chỉ có chính quyền và công an, rất ít PV báo chí được dự

Công khai xin lỗi nông dân bị tù oan 18 năm trước
Thực tế, ông Cầu bị đi tù oan 70 ngày rồi được phóng thích, nhưng 18 năm qua, gia đình ông vẫn mòn mỏi chờ thông tin chính thức, công khai về oan sai của ông. Ông Phạm Đức Tuyên nêu trách nhiệm: “Đề nghị chính quyền, các ban ngành đoàn thể tại địa phương tuyên truyền vận động nhân dân địa phương cũng như những người dân xóa bỏ mọi mặc cảm, khôi phục danh dự cho ông Nguyễn Hồng Cầu. Về phía TAND TP Hải Phòng nghiêm túc nhận thiếu sót trước Đảng, trước nhân dân về vụ việc trên".
Như Dân trí đã có bài phản ánh về vụ án oan của ông Nguyễn Hồng Cầu và hành trình 17 năm đi kiện sau oan sai đòi công lý của ông và gia đình. Trước đây, ông Cầu được UBND huyện Tiên Lãng giao cho quyền sử dụng hơn 3.000m2 đất để sản xuất nông nghiệp với thời hạn là 20 năm, mục đích được giao là để cấy lúa. Tuy nhiên sau đó, UBND xã Đông Hưng đã tự ý cho người khác nuôi cá trên ruộng khiến cá phá hỏng lúa của ông. Năm 1996, gia đình ông Cầu không trả 97 kg thóc sản lượng cho xã vì ông cho rằng, UBND xã Đông Hưng chưa giải quyết xong vụ cá ăn lúa của ông.
Thắc mắc của ông Cầu chưa được giải quyết thì ngày 15/01/1997, UBND xã Đông Hưng ra quyết định thu hồi trái pháp luật 1.080m2 đất tại thửa 109 của gia đình ông và tự ý giao cho ông Phạm Minh Tuân (người cùng xã) cấy đấu thầu. Lúc này gia đình ông Cầu đã cày bừa ruộng trên mảnh đất đó, ông Tuân không trả công cho gia đình ông Cầu nên đến ngày 25/5/1997, gia đình ông Cầu đã gặt lúa trên ruộng của mình, thu hoạch được 261 kg thóc. Sau đó ông Cầu bị bắt và bị dẫn giải về tạm giam tại Công an huyện Tiên Lãng. Ông bị kết án để điều tra làm rõ về hành vi được cho là “trộm cắp tài sản công dân”. Sau đó tòa xử ông 3 tháng tù giam về tội trộm cắp tài sản.
Không chấp nhận bản án, ông Cầu kháng án. Tòa phúc phẩm là TAND TP Hải Phòng tiếp tục kết án ông 70 ngày tù giam.

Đến ngày 8/10/1998, Tòa hình sự, TAND Tối cao đã đưa ra xét xử giám đốc thẩm vụ án hình sự “trộm cắp tài sản công dân” đối với ông Nguyễn Hồng Cầu. HĐXX tuyên: “Nguyễn Hồng Cầu không phạm tội “trộm cắp tài sản của công dân” và đình chỉ vụ án hình sự đối với Nguyễn Hồng Cầu”.
Năm 2008, sau 10 năm kể từ khi ông Cầu được minh oan, TAND huyện Tiên Lãng và TAND TP Hải Phòng mở 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử vụ “Kiện đòi bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra”, giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Hồng Cầu và bên bị đơn là TAND TP Hải Phòng. Tổng số tiền ông Cầu đòi bồi thường tổn thất về vật chất và tinh thần trực tiếp và gián tiếp gồm 8 khoản, với số tiền trên 648 triệu đồng.
Tuy nhiên, cả 2 phiên tòa xét xử tuyên, ông Cầu chỉ được TAND TP Hải Phòng bồi thường số tiền là hơn 17 triệu đồng.

Buổi xin lỗi công khai nhưng chỉ có chính quyền và công an, rất ít PV báo chí được dự
Đại diện Tòa án nhân dân Hải Phòng xin lỗi công khai ông Cầu nhưng số tiền đền bù không hề được nhắc đến
Xin lỗi công khai trong... phòng kín
Hôm nay, TAND Hải Phòng về tại địa phương ông Cầu sinh sống để công khai xin lỗi. Tuy nhiên việc xin lỗi diễn ra trong phòng kín ở tầng 2 trụ sở UBND xã Đông Hưng chứ không phải ở hội trường lớn của xã.
Người dân địa phương không được vào trong để dự buổi xin lỗi. Cổng UBND đóng chặt, có rất đông lực lượng công an canh giữ. Nhiều cơ quan báo chí đến tác nghiệp bị một nhóm thanh niên to khỏe ngăn ngay từ cửa phòng, đành phải đứng ngoài.

Người dân bức xúc vì không được vào dự buổi xin lỗi
Người dân bức xúc vì không được vào dự buổi xin lỗi công khai
Được biết trong buổi xin lỗi công khai sáng nay, ngoài nội dung xin lỗi công dân bị oan sai thì việc đền bù thiệt hại do oan sai gây ra không được cơ quan chức năng nhắc đến.
Thu Hằng

PICS: Ai biến đường tỉnh lộ thành ao tù nước đọng?

30/03/2014 06:00
 (VTC News) - Chính quyền, người dân kêu than nhưng đoạn đường tỉnh lộ 1,8km vẫn đang biến thành ao tù nước đọng gây nên hàng loạt vụ TNGT.

Ngày 24/3, ông Đỗ Linh Hoạt - Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Đức (An Lão, Hải Phòng) cho biết, Dự án đường dẫn cầu Khuể có chiều dài 6,5km, đã thi công được gần 4km, hiện còn 1,8km từ chợ cóc xã Mỹ Đức đến cầu Nguyệt Áng (quận Kiến An) hiện đang xuống cấp nghiêm trọng.

Đoạn đường này tạo nên những vũng ao đang là nỗi kinh hoàng của hàng ngàn người dân khi lưu thông qua đây.

Ai biến đường tỉnh lộ thành ao tù nước đọng?
Đoạn đường tỉnh lộ chỉ còn 1,8 km chưa thi công

Nguyên nhân chính xuất phát từ năm 2009, khi thi công đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, các đơn vị nhận thầu cung cấp cát, đá vận chuyển từ khu vực bến Khuể đổ đến chân công trình thuộc gói thầu EX8 đi qua đoạn đường nói trên.

Khi các đơn vị nhận thầu còn chở cát đá, mỗi khi xuống cấp, hỏng chỗ nào, chính quyền địa phương yêu cầu phải tu sửa ngay chỗ đó.

Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, các đơn vị nhận thầu không vận chuyển nữa nên họ không chịu trách nhiệm tu sửa, dẫn đến đoạn đường này mỗi ngày một xuống cấp nghiêm trọng.

Trong khi đó, đoạn đường này đã hoàn thành xong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nhưng do không có kinh phí nên đơn vị thi công vẫn chưa triến khai thi công. Chính quyền địa phương nơi đây đang đặt ra câu hỏi: “Trách nhiệm này thuộc về ai?”
Ai biến đường tỉnh lộ thành ao tù nước đọng?
Hàng loạt vụ TNGT xảy ra trên đoạn đường này - Ảnh Minh Khang

Ông Hoạt cho biết, Dự án đường dẫn cầu Khuể thuộc Ban Quản lý các dự án Cầu Hải Phòng, Liên danh Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Hải Phòng - Công ty Cổ phần Xây dựng Ngô Quyền là nhà thầu thi công gói thầu số 23 - cải tạo, nâng cấp 1,8km đường nói trên. Còn nhà thầu Sơn Đông - Trung Quốc là đơn vị thi công gói thầu EX8 đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Đến nay, đoạn đường này xuống cấp nghiêm trọng nhưng đang rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc” nên đang gây nên bức xúc cho chính quyền địa phương và người dân.

Trước đây, khi các nhà thầu còn chở cát đá qua đây bằng các xe siêu trường, siêu trọng, quá khổ, quá tải cày nát mặt đường, gây nên tình trạng sụt lún; những "ổ trâu", "ổ voi" bắt đầu xuất hiện. Đồng thời, các “hung thần” này đã cán chết nhiều người tham gia giao thông tại đây.

Chính quyền địa phương cũng đã lên tiếng với các cơ quan chức năng song đến nay vẫn chưa được giải quyết. Được biết, vấn đề này đã từng được bàn bạc tại HĐND TP Hải Phòng.

Ai biến đường tỉnh lộ thành ao tù nước đọng?
Ngày nắng bụi mù mịt, ngày mưa ngập nước trên đoạn đường này - Ảnh Minh Khang

Ông Hoạt cho biết, đoạn đường này thuộc đường tỉnh lộ 34, là con đường huyết mạch dẫn vào trung tâm TP Hải Phòng. Mỗi ngày có hàng nghìn lượt người và phương tiện từ các huyện của tỉnh Thái Bình và các huyện ngoại thành của TP Hải Phòng qua lại.

Một người dân bức xúc cho biết: "Đường gì mà như những ao lớn, ao nhỏ, đi qua đây phải “bò” từng mét bên lề đường chứ không dám đi ra giữa đường Tôi nghĩ nên cắm thêm cái biển "ao thả cá, cấm đánh bắt" vào".

"Ngày nắng thì bụi mù mịt, ngày mưa thì ngập nước. Khổ nhất là những người không đi quen đoạn đường này.  Nhẹ thì đổ xe, nặng thì xây xước thân thể, nặng thì gãy chân tay, chậm chí tử vong", người này nói thêm.






Nguyên nhân chính là do 'hung thần' của các nhà thầu cung cấp vật liệu cho đơn vị thi công gói thầu EX8 đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cày xới. Ảnh Minh Khang

Ông Hoạt còn cho biết, khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, do chưa bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng nên người dân chưa nhận tiền. Tuy nhiên cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương đã tích cực đến từng hộ tuyên truyền, vận động bà con ủng hộ, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công ngay, sau đó mới nhận tiền đền bù.

Nhưng những người có trách nhiệm thi công lại thiếu trách nhiệm, dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc” nên đoạn đường này đang bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được các cơ quan chức năng thi công hoàn thiện con đường để người dân đi lại thuận tiện.

Và như vậy, nỗi bức xúc của người dân và những vụ tai nạn giao thông vẫn ngày một tăng lên mà không có cơ quan nào giải quyết.

Minh Khang

Ngang nhiên chiếm dụng lối đi chung

Thứ bảy, 29/3/2014 16:08 GMT+7
TN-Mặc dù là lối đi chung, thế nhưng hộ ở tầng dưới lại tự ý sửa chữa, cơi nới để sử dụng vào mục đích cá nhân, gây khó khăn đi lại cho hàng xóm.
Ngõ chung “Biến” thành ngõ riêng

Theo đơn phản ánh của bà Nguyễn Thị Kim Quý (sinh 07/6/1952, trú tầng 2, ngõ 54, Phố Nguyễn Siêu, phường Hàng Buồm, Hoàn kiếm, Hà Nội) thể hiện: Gia đình bà có chung lối đi cùng hộ ông Nguyễn Văn Hiên (tầng 1). Ngày 18/3/2010, gia đình ông Hiên tiến hành sửa chữa, cơi nới trái phép lối đi chung này, tầng gác xép hạ thấp xuống 20 cm, lùi cột nhà ra thêm 15cm, xây trát gạch đá men quanh tường khu vực lối đi chung. Không những vậy, còn sử dụng lối đi chung làm bếp và sinh hoạt riêng.

Trước việc làm trái phép trên, UBND phường Hàng Buồm đã tiến hành xác minh, lập biên bản, buộc gia đình ông Hiên phải tháo dỡ công trình vi phạm, trả lại hiện trạng ban đầu.


ngõ 54, Phố Nguyễn Siêu, phường Hàng Buồm
  
          
Đáng lẽ, vụ việc phải được giải quyết dứt điểm, đằng này khi thực hiện phá dỡ thì chính quyền sở tại lại chỉ làm chiếu lệ, đến đập đi hai viên gạch rồi ra về mà không xử lý dứt điểm. 

Do đó, gia đình ông Hiên không những không tháo dỡ mà tiếp tục tự sửa chữa phần mặt ngõ, ngang nhiên lắp thêm một bàn bếp, một tủ bếp, đặt bình nóng lạnh vào lối đi, che chắn phần cửa sổ ngõ bằng tấm ni-lon. Ngoài ra, còn để 3 xe máy cùng hai bình ga của hai bếp gây nguy hiểm đến tính mạng của những người qua lại trong ngõ. 

Trao đổi với PV, bà Quý bức xúc: gia đình ông Hiên còn có nhiều hành vi gây mất vệ sinh, trị an ngõ phố như: phóng uế vào nhà bà, dùng điếu cầy đánh vào gáy bà khi đang dọn vệ sinh tại ngõ (có xác minh của phường). Đặc biệt, gia đình ông Hiên còn ngang nhiên mang khóa riêng để khóa cửa đi lại. Mặc dù vậy, bà vẫn tìm mọi cách để hòa giải nhưng càng nhịn thì họ càng lấn tới, càng ngày họ càng hung hăng, coi lối đi chung là của họ và sự đi lại của gia đình bà là đi nhờ gia đình họ. 

Chính quyền hứa gì?

Để hiểu thêm về nội tình sự việc, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quyết Thắng – PCT UBND phường Hàng Buồm.

              Ông Thắng đang trao đổi với PV 

Ông Thắng cho biết: Sau khi tiếp nhận đơn thư của công dân, Phường đã cử cán bộ xuống hiện trường xác minh hiện trạng, tiến hành lập biên bản, xác định việc cơi nới, sửa chữa ngõ đi chung để đưa vào sử dụng mục đích cá nhân của hộ ông Hiên là có thật. Tuy nhiên, để giải quyết vụ việc này, bước đầu, UBND phường sẽ tổ chức mời hai bên cùng các cơ quan, đoàn thể tiến hành hòa giải. 
Sau khi tiến hành hòa giải, nếu hai bên không thỏa thuận, đi đến thống nhất thì, UBND phường sẽ tiến hành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, nhằm ổn định trật tự trong khu dân cư, ông Thắng khẳng định.

Có thể khẳng định, việc làm trên của gia đình ông Hiên là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của hàng xòm, còn gây mất trật tự, trị an cũng như tình đoàn kết trong khu dân cư.

Thiết nghĩ, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm vào cuộc, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, trả lại nguyên trạng ban đầu để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân.

Duy Thưởng

Vụ con chủ tịch xã cưỡng dâm, mẹ nghi can yêu cầu báo chí dừng ngay sự việc

Thứ sáu, 28/3/2014 9:47 GMT+7
TN- Bà Hoàng Thị Hóa, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Văn Thủy (Lệ Thủy - Quảng Bình), mẹ của Phạm Khánh Chinh trong vụ án "giao cấu với trẻ em" đã yêu cầu báo chí phải dừng lại ngay lập tức vụ việc, khi phóng viên liên lạc với bà. 

Thông báo của Công an huyện Lệ Thủy về việc điều tra xác minh vụ việc cho gia đình bà Hoàng Thị Lan Phương

"Ngâm" án hay năng lực yếu?

Như Tầm nhìn đã phản ánh, Bà Hoàng Thị Lan Phương và cháu C.T.M.T ( sinh ngày 05/11/1998 trú tại xã Văn Thủy, Lệ Thủy, học sinh lớp 10 một trường PTTH huyện Lệ Thủy) đã làm đơn và cung cấp những bằng chứng, nhân chứng gửi đến các cơ quan pháp luật và báo chí tố cáo tố giác tội phạm đối với đối tượng Phạm Khánh Chinh (sinh năm 1992) con ông Phạm Văn Thủy, chủ tịch UBND xã Văn Thủy – Lệ Thủy và bà Hoàng Thị Hóa, chủ tịch Hội LHPN xã đã cưỡng dâm cháu T nhiều lần.

Từ khi bà Phương gửi đơn tố giác tội phạm vào ngày 03/10/2013 cho Cơ quan điều tra, đến ngày 22/10/2013, công văn 55/CQĐT của công an huyện Lệ Thủy mới gửi cho Trung tâm giám định y khoa - pháp y tỉnh Quảng Bình đề nghị đưa cháu T đi khám, tới ngày 29/10/2013 T mới được khám. Kết quả là T bị rách vùng âm đạo 06h và 08h, khí hư.

Như vậy T đã bị xâm hại.
 
Đến ngày 12/12/2013, Cơ quan điều tra mới khởi tố được vụ án và gia đình bà Hoàng Thị Lan Phương cũng phải chờ đến ngày 16/02/2014/ số 76/CQ CSĐT, Cơ quan Cảnh sát điều tra mới có thông báo cho gia đình bà Phương biết “về việc điều tra, xác minh đơn”  với nội dung: “Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 12/12/2013 Cơ quan CSĐT Công an huyện Lệ Thủy đã ra Quyết định khởi tố vụ án “Giao cấu với trẻ em” theo điều 115 Bộ luật hình sự để điều tra theo Bộ luật Tố tụng hình sự để sớm có kết luận.

 
                              Bà Phương không đồng tình với cách làm của cơ quan điều tra

Bà Hoàng Thị Tuyết, nhân chứng của vụ án cho biết: Từ khi sự việc xẩy ra đến nay, Cơ quan điều tra có mời tôi xuống một lần hỏi han sự việc và đề nghị tôi về nói với chị Phương cho hai gia đình hòa giải, nhưng việc Chinh đã làm hại cháu T đã rõ ràng mà gia đình ông Thủy, bà Hóa vẫn có thái độ bất hợp tác, bỏ mặc nạn nhân, coi thường pháp luật nên không thể hòa giải được. Tôi thấy việc điều tra đến bây giờ chưa kết thúc là không thể chấp nhận được. Bà Tuyết sẽ sẵn sàng đứng ra làm chứng trước tòa về sự việc Chinh đã cưỡng dâm  cháu T.

Cháu T cho biết thêm: Từ ngày xẩy ra sự việc đến nay cháu không dám đến trường vì hoang mang lo sơ,  nghỉ học thường xuyên vì dư luận và bạn bè chê cười, đến nay do áp lực nên  đã cháu đã bỏ học và cùng mẹ chuyển đi nơi khác ở.

Ngày 17/03/2014, Cơ quan điều tra cho mời bà Phương, cháu T về trụ sở công an huyện làm việc về một số nội dung trong đơn của bà và thông báo Quyết định số 03/VKSND ngày 06/03/2014 của Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) huyện Lệ Thủy gia hạn điều tra vụ án và hẹn bà Phương vào ngày 18/03/2014 tiếp tục làm việc.

Bà Phương cho biết: Điều tra viên cho tôi biết là vụ án được gia hạn đến  ngày 12/06/2014, tôi không đồng ý với việc làm trên.

"Vụ việc đã được khởi tố với tội danh “giao cấu với trẻ em” nhưng vì sao cơ quan điều tra chưa đưa được kẻ phạm tội ra ánh sáng để trừng trị theo pháp luật?", bà Phương bức xúc.

"Dừng ngay sự việc"

Bà Lê Thị Bé, Viện trưởng Viện KSND huyện Lệ Thủy đã từng chia sẻ với PV, Viện KSND sẽ “giám sát”, “phối hợp” để nhanh chóng kết thúc vụ án.

 Ông Phạm Văn Thủy đã từ chối làm việc với PV

Phóng Viên đã tìm gặp ông Phạm Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Văn Thủy (bố của Phạm Khánh Chính), sau khi trao đổi về việc có đơn tố giác Chinh, con trai ông phạm tội cưỡng dâm, ông Thủy đã làm ngơ và bỏ đi ra ngoài phòng, buông ra một câu “Tôi đang bận họp”.

Chúng tôi đã liên lạc với bà Hoàng Thị Hóa, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ của xã (là mẹ của Phạm Khánh Chinh), bà Hóa không những không hợp tác mà còn buông ra những lời lẽ có tính chất đe dọa phóng viên, bà Hóa yêu cầu PV phải dừng lại ngay lập tức vụ việc.

Tầm nhìn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Tin xấu về Viet Nam Airlines

Thứ bảy, 29/3/2014 16:10 GMT+7
TN-Máy bay bị rơi rớt đồ, tiếp viên trong nước lục đồ của khách, tiếp viên tuyến nước ngoài “buôn lậu”, VN Airlines cứu vớt danh tiếng bằng văn bản yêu cầu NHK (Nhật) xin lỗi đính chính thông tin… 


Ngày 26/3, trong chuyến bay Đà Lạt – Tp HCM chiếc máy bay Airbus A321 số hiệu VNA397 bị rơi ốp bảo vệ ở phần càng máy bay.

Sự việc được phát hiện khi máy bay hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, nhân viên kỹ thuật đi kiểm tra máy bay và phát hiện miếng ốp rơi xuống đường cất hạ cánh 09.

Sự việc nhanh chóng được báo cáo tới Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng. Đã có 2 cán bộ thuộc đoàn kiểm tra vào sân bay Tân Sơn Nhất kiểm tra sự việc. Cụ thể đã xác định được vật rơi ra khỏi máy bay to bằng cái đĩa, có tác dụng bảo vệ quạt làm mát phanh ở bánh xe. Ông Hồ Minh Tấn, Trưởng phòng Tiêu chuẩn An toàn bay Cục Hàng không Việt Nam cho biết: “bất cứ bộ phận nào của máy bay bị rơi đều có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của cả chuyến bay. Nguyên nhân sự việc có thể do lỗi của con người, liên quan đến quá trình bảo dưỡng chứ không phải lỗi từ phía nhà sản xuất.

Cũng trong ngày 26/3, sau khi đáp chuyến bay VN956 từ Myanmar về Việt Nam, chị Ngô Thị Hằng (trú tại đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội) ra khu vực băng chuyền nhận hành lý nhưng không tìm thấy vali.

Sau khi thông báo cho nhân viên VNA để được hỗ trợ tìm kiếm, khoảng 30 phút sau chị Hằng mới thấy vali của mình chạy trên băng chuyền.

Tuy nhiên khi nhận lại hành lý chị Hằng phát hiện vali bị bật nắp ngăn ngoài, có dấu hiệu bẻ khóa. Chị Hằng đã yêu cầu VNA lập biên bản và yêu cầu hãng làm rõ sự việc.
Việc hành lý của hành khách bị “lục lọi”, bẻ khóa, mất trộm không phải là lần đầu xảy ra với VNA, trước đó có rất nhiều khách hàng phản ánh họ cũng từng bị mở, cậy thậm chí là mất hàng hóa khi đi về các sân bay của Việt Nam.

Mới đây ngày 27/3 đài truyền hình NHK (Nhật Bản) đưa tin tiếp viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cùng 1 cơ phó bị nghi vận chuyển hàng ăn cắp.

Vụ việc đang gây xôn xao và sự quan tâm của dư luận. Phó tổng giám Vietnam Airlines - ông Phan Xuân Đức  đã lên tiếng xin lỗi về vụ việc này.

Tuy nhiên để cứu vớt “danh tiếng”, ngày 28/3 Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam yêu cầu đài NHK đính chính vì vi phạm việc sử dụng biển hiệu và hình ảnh của công ty. Phóng sự đã sử dụng biển hiệu, trụ sở của Tổng công ty Quản lý bay thay vì sử dụng hình ảnh của Vietnam Airlines.

Bởi theo đại diện Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) thực tế là 2 doanh nghiệp độc lập, cùng trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, do đó, việc nhầm lẫn nói trên đã gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh, thương hiệu của Tổng công ty Quản lý bay, nhất là khi phóng sự này đã được phát sóng và lan truyền rộng rãi trên mạng Internet.

Trang Nhi

PICS : Những cây cầu nhìn... sởn tóc gáy!


(Dân trí) - Những cây cầu treo này được xây dựng cách đây hơn chục năm, hiện đang xuống cấp rất nghiêm trọng: hầu hết mặt cầu và hệ thống dây cáp đã bị hư hỏng nặng; có cầu rệu rã, cũ nát như trong... phim kinh dị!
 >> Hãi hùng cầu mục treo cao!

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Quảng Trị có hơn 10 cây cầu treo ở các huyện Cam Lộ, Gio Linh và Hướng Hóa. Phần lớn những cây cầu này phân bổ chủ yếu tại các địa bàn miền núi, địa hình phức tạp và hiện đang bị xuống cấp rất thê thảm. Có cầu chỉ còn lại dây cáp nối 2 đầu.
Cầu treo bắc qua bản Vây 2 bị hư hỏng nặng
Cầu treo bắc qua bản Vây 2 bị hư hỏng nặng
Cây cầu treo bắc qua suối La La, thuộc bản Vây 2, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa đã bị hư hỏng nặng. Cầu được xây dựng khoảng năm 2002, với thiết kế chiều rộng chưa đầy 1 m. Mặt cầu giờ chỉ còn lại những thanh tre và bị rơi rụng gần hết, để lộ nhiều khoảng trống cả người lớn chui lọt. Hệ thống dây cáp cũng bị hoen gỉ không đảm bảo.
Những thanh tre trên mặt cầu bị rơi rụng gần hết và được gia cố rất sơ sài
Những thanh tre trên mặt cầu bị rơi rụng gần hết và được gia cố rất sơ sài
Thứ được gọi là "cầu" này khiến người lạ sởn tóc gáy!
Từ khi xây dựng, cây cầu đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của hơn 20 hộ dân bên kia suối. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí thấp nên cầu được dựng rất sơ sài. Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương đã ngăn hai đầu cầu, nhằm tránh nguy hiểm xảy ra đối với con người và phương tiện khi qua cầu.
Trong khi chưa có phương án khắc phục, người dân buộc phải dựng tạm một cây cầu gỗ ở dưới suối để đi qua. Thế nhưng, đây mới chỉ là giải pháp tạm thời, còn về mùa mưa lũ thì hàng chục hộ dân bên kia sông bị rơi vào thế cô lập.
Anh Hồ Văn Thủy, cán bộ bản Vây 2 cho biết, từ khi có cây cầu này đã giúp cho bà con trong bản đi lại được thuận tiện hơn. Thế nhưng, năm 2012 cầu bắt đầu xuống cấp, mặt cầu bị hư hỏng nặng, dây cáp cũng bị hoen ghỉ và không đảm bảo an toàn nên bà con đi lại rất nguy hiểm. Đã có trường hợp người đi trên cầu bị trượt chân ngã nhưng may mắn bám được dây cáp nên không rơi xuống sông. Còn việc xe cộ qua lại cây cầu treo này bị rơi xuống sông cũng xảy ra thường xuyên.
“Hiện nay, bà con đã dựng tạm cây cầu gỗ để đi lại, nhưng đó là phương án vào mùa nước cạn. Còn về mùa mưa, lũ thì bà con phải đi bộ bằng đường rừng qua địa bàn khác để sang sông. Cầu bị hư hỏng cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc đến trường của các em học sinh” – anh Thủy nói.  
Xã Hướng Sơn là địa phương có số lượng cây cầu treo nhiều nhất của huyện Hướng Hóa. Hầu hết, 7 cây cầu treo tại địa phương này đều được xây dựng từ lâu và đang trong tình trạng xuống cấp nặng. Trong số đó, các cầu treo Làng Hồ 1, Làng Hồ, 2 Làng Hồ 3, Nguồn Rào,…bị hư hỏng hết và đã được thay thế bằng các cầu tràn xây bằng bê tong, cốt thép. Tuy nhiên, về mùa mưa lũ thì dường như việc đi lại của bà con tại những nơi này bị chia cắt hoàn toàn.
Nhiều cầu treo tại xã Hướng Sơn cũng bị hư hỏng nặng
Nhiều cầu treo tại xã Hướng Sơn cũng bị hư hỏng nặng
Nhiều cầu treo tại xã Hướng Sơn cũng bị hư hỏng nặng
Các cầu treo Bản Mới, Làng Cát, bản Pin… cũng phục vụ rất lớn nhu cầu qua lại của người dân, nhưng đã bị hư hại nghiêm trọng và chỉ còn lại hệ thống dây cáp trơ trọi.
Ông Hồ Đình Tào, Chủ tịch UBND xã Hướng Sơn cho biết, phần lớn người dân sinh sống tại những địa bàn khó khăn, địa hình cách trở. Đặc biệt, về mùa mưa, lũ, nước suối chia cắt nên người dân và các em học sinh không thể qua suối để đến trung tâm. Việc xây dựng cầu treo tại những nơi này đã giải quyết được nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, do thời gian các cầu này đã bị hư hỏng khá nhiều nhưng vẫn chưa có kinh phí để khắc phục.
“Ngoài 4 điểm từng có cầu treo bắc qua, được thay thế bằng cầu tràn bê tông, còn lại những điểm khác vẫn chưa có kinh phí để xây dựng lại. Địa phương đã tiến hành ngăn chặn hai đầu tại các cầu xuống cấp, gây nguy hiểm để đảm bảo tính mạng cho mọi người” – ông Tào cho biết.
Ngoài ra, tại Quảng Trị cũng có một số cầu treo khác như cầu treo Bến Tắt, huyện Gio Linh là di tích đặc biệt quốc gia, thuộc cụm di tích đường mòn Hồ Chí Minh. Cầu được xây dựng lại năm 2013, nhưng chỉ phục vụ tham quan du lịch. Cây cầu treo Cam Hiếu, huyện Cam Lộ cũng được xây dựng kiên cố nhưng cũng đang có dấu hiệu xuống cấp ở thành và mặt cầu.
Phải gia cố tạm bợ
Cầu treo Cam Hiếu cũng đang có dấu hiệu xuống cấp...
Gần đây, UBND tỉnh Quảng Trị đã giao Sở GTVT tiến hành rà soát và yêu cầu các địa phương kiểm tra cầu nào còn đủ điều kiện qua lại phải lắp đặt thanh ngang giới hạn chiều cao xe qua cầu, hàn khóa thanh ngang giới hạn chiều cao vào cột đứng hai bên cầu và lắp lại biển báo hạn chế tải trọng. Đối với các cầu treo bị hư hỏng nặng cần khẩn trương rào chắn, cấm người đi qua cầu để đảm bảo an toàn tính mạng của người dân.
Đăng Đức

Gà bẩn đường hoàng vào siêu thị, nhà hàng lớn!

29/03/2014 - 12:11
Sản phẩm gia cầm không đảm bảo, đóng dấu kiểm dịch giả được bày bán trong nhiều siêu thị lớn tại Hà Nội hay các nhà hàng lớn trong một thời gian dài mà không được phát hiện.

Sản phẩm của cơ sở Minh Ngọc bán tại Big C Thăng Long.
Cách đây vài ngày, cơ quan chức năng đã phát hiện cơ sở kinh doanh gia cầm sạch Minh Ngọc (số 11A ngõ 312, đường Bạch Đằng, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) dùng con dấu kiểm dịch thú y giả để đóng lên các con gia cầm đã qua giết mổ. Toàn bộ gia cầm tại đây đều được lấy từ một lò mổ ở chợ đầu mối Bắc Thăng Long, không hề có dấu kiểm dịch thú y trước đó. Chuyện gà vịt “trắng” dấu kiểm dịch, hay dùng dấu giả không còn là lạ ở các chợ, song điều khiến nhiều người phải sốc là hiện nay nhiều siêu thị, nhà hàng lớn tại Hà Nội đang bán những sản phẩm docơ sở Minh Ngọc cung câps.

Theo báo Lao Động, cơ sở Minh Ngọc đã báo cáo với cơ quan chức năng mỗi ngày chỉ xuất bán khoảng 200kg gia cầm. Tuy nhiên, khảo sát tại nhiều siêu thị như thì lượng hàng được lưu thông còn lớn hơn nhiều. Chỉ riêng tại siêu thị Big C Thăng Long, các khay thịt gà đủ loại được bày rất nhiều, quầy hàng liên tục hết và được bổ sung ngay sau đó. Chưa kể tại một số nhà hàng, lượng gà tiêu thụ không dưới chục kg mỗi ngày cho một địa điểm.

Trong khi dịch gia cầm đang lan rộng và có diễn biến phức tạp, thậm chí đã có người tử vong vì căn bệnh này thì việc kiểm soát gia cầm tại các chợ bị buông lỏng đã đành, ngay tại các cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm có đăng ký đàng hoàng cũng bị bỏ ngỏ. Để rồi lúc nào “ngẫu hứng” kiểm tra là y như rằng đụng đâu trúng đó. Phần lớn hàng hóa ở đây chỉ được xác định là đủ tiêu chuẩn khi có hóa đơn chứng minh xuất xứ, nguồn gốc . Nếu chiểu theo trường hợp này thì rõ ràng siêu thị và nhà hàng đều có thể trình ra được xuất xứ của gia cầm là từ một cơ sở chế biến có đăng ký kinh doanh, có đăng ký chất lượng đàng hoàng, song họ cũng chẳng thể xác minh được rằng những con gia cầm ấy đã được kiểm dịch hay chưa, bởi những con dấu tím trên thịt gà đó chỉ có thể được giám định bởi cơ quan chức năng.

Không những dùng dấu kiểm dịch giả mà tem mác của Minh Ngọc có logo rất giống như của công ty chế biến thực CP, từ màu sắc cho đến kiểu chữ, khiến người tiêu dùng có thể bị nhầm lẫn nếu không đọc kỹ dòng chữ bé xíu ở phía dưới logo CP nổi bật. Quả thực, với tâm lý thông thường của người tiêu dùng, trong thời buổi chất lượng thực phẩm hỗn loạn như hiện nay thì chắc chắn những sản phẩm của một cơ sở chế biến tư nhân khó có thể đủ thuyết phục bằng hàng hóa của công ty chế biến lớn có quy trình khép kín, bởi vậy, chắc chắn một phần không nhỏ gà của Minh Ngọc được bán tốt là bởi do sự nhầm lẫn như vậy của người tiêu dùng. Tương tự, khi ăn ở nhà hàng chẳng mấy ai được nhìn thấy thịt chưa chế biến có sạch hay không mà chủ yếu dựa vào uy tín của nhà hàng.

Mà một kg gia cầm trôi nổi thường có giá chỉ bằng 2/3 so với thịt gia cầm được cung cấp bởi các trang trại nuôi có đăng ký hay sản phẩm đã được kiểm dịch. Nhìn lại, với chiêu thức nhầm nhèm hàng hóa như vậy thì khó có thể thống kê được lợi nhuận mà cơ sở Minh Ngọc có thể thu được khi mỗi ngày họ bán được vài trăm cân gia cầm suốt từ năm 2008 – khi được cấp phép kinh doanh gia cầm sạch. Đó là còn chưa kể nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng khi thịt gia cầm không đảm bảo chất lượng hoặc khả năng lây lan bệnh dịch ra cộng đồng.

Liên tiếp những vụ việc như rau trôi nổi lên đời thành rau sạch, nấm không rõ nguồn gốc thành hàng thương hiệu và nay là gà bẩn đội lốt gà kiểm dịch đã cho thấy không chỉ uy tín “sạch” của hệ thống siêu thị đang bị lung lay mà còn bộc lộ rõ những lỗ hổng trong quy trình giám sát hàng hóa của chính doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước.


Vĩ Thanh