Monday, May 18, 2015

CA bắt cóc nhiều người sau khi tham dự hội thảo truyền thông

Bạn đọc Danlambao - Nhiều blogger tham dự buổi hội thảo truyền thông tại Singapore đã bị côn an cộng sản bắt cóc sau khi đáp chuyến bay trở lại Việt Nam.

Tại Hà Nội, ông Mai Xuân Dũng vừa đặt chân xuống sân bay Nội Bài lúc 18 giờ tối ngày 18/5/2015 thì lập tức bị câu lưu.

Gia đình và bạn bè của ông Dũng khi đến chất vấn lý do bắt người thì lập tức bị CA kéo đến đe dọa, hành hung. 

Ngay giữa sân bay quốc tế nhiều người qua lại, lực lượng CA và một số kẻ lạ mặt còn ra tay đánh đập anh Bùi Tiến Hưng và anh Nguyễn Văn Đề.

Khuôn mặt những kẻ đánh người. Ảnh: Nguyễn Văn Đề
Đến 21:30 tối cùng ngày, CA lén lút áp giải ông Mai Xuân Dũng đưa về ga Hàng Cỏ, Hà Nội.

Tại Sài Gòn, blogger Huỳnh Công Thuận cho biết 3 người cũng đã bị an ninh sân bay Tân Sơn Nhất bắt cóc gồm có ông Võ Văn Tạo, Khổng Hy Thiêm và Trần Lê Uyên Thảo. 

Cả ba người trên bị bắt giữ sau khi cùng tham dự buổi hội thảo về truyền thông tại Singapore với ông Mai Xuân Dũng.

Hiện không rõ tình trạng những người bị bắt cóc tại Sài Gòn.

Anh Đinh Quang Tuyến bị côn an mật vụ đánh đổ máu

CTV Danlambao - Lúc 7:15’ sáng nay, 19/5/2015, anh Đinh Quang Tuyến - tên thường gọi là Tuyến Xích Lô đã bị 2 viên an ninh cộng sản đánh đổ máu trong lúc đang đi tập thể dục.

Vụ việc xảy ra ngay tại khu Đồng Diều, đường Cao Lỗ, quận 8, Sài Gòn. Hậu quả trận đòn thù đã khiến anh Đinh Quang Tuyến bị nứt sương mũi, máu chảy lênh láng khắp người.

Côn an mật vụ tấn công!

Trước đó, ngay khi anh Tuyến vừa ra khỏi nhà thì thấy có rất đông công an ngồi chờ sẵn. 

Anh vừa đạp xe đi thì phía CA lập tức gọi điện thoại và cho người bám sát. Đến khu vực Đồng Diều (quận 8, Sài Gòn), do linh cảm có chuyện chẳng lành nên anh dừng xe quan sát.

Lúc này, 2 kẻ bịt mặt đi xe máy lập tức lao đến tung cú đấm cực mạnh vào ngay giữa mặt anh Đinh Quang Tuyến, máu phun tung tóe khiến ướt đẫm cả áo.

Trong lúc nạn nhân vừa ngã xuống thì bọn chúng lên xe bỏ chạy mất. Anh Tuyến dù rất đau và choáng váng, nhưng vẫn phải gắng gượng về nhà để băng bó vết thương.

Trong đoạn video ngắn phổ biến ngay sau đó, anh Đinh Quang Tuyến khẳng định:“Tôi vừa bị côn an mật vụ tấn công!”

'Dằn mặt'

Trao đổi với Danlambao ngay sau khi vụ việc xảy ra, anh Đinh Quang Tuyến cho biết vụ hành hung là một thủ đoạn dằn mặt của côn an cộng sản đối với những người hoạt động ôn hòa.

Trong thời gian gần đây, facebook anh liên tục bày tỏ sự phản đối hành vi bạo lực nhắm vào những người như anh Nguyễn Chí Tuyến, Trần Thị Nga, Trịnh Anh Tuấn... Gần đây nhất là vụ CA hành hung những người người biểu tình đòi trả tự do cho ông Mai Xuân Dũng tại sân bay Nội Bài.

"Nếu đánh tôi để dằn mặt thì họ đã không thể đạt được mục đích", anh Tuyến nói.

Dù vết thương vẫn còn đang rỉ máu, anh Đinh Quang Tuyến nói rằng bản thân anh là một người đấu tranh bất bạo động, anh không căm ghét hay hận thù gì đối với 2 viên côn an mật vụ đã ra tay đánh người, vì họ chỉ là công cụ. 

Tuy nhiên, anh cho rằng: "Nếu có trách thì phải trách những kẻ đã ra lệnh cho họ làm điều sai trái" 

Vụ hành hung dã man diễn ra vào đúng ngày mà đảng cộng sản kỷ niệm 125 ngày sinh Hồ Chí Minh.

Anh Đinh Quang Tuyến sinh năm 1965, hiện đang sống tại Sài Gòn. Anh được biết đến qua hành động 'Không bán nước' độc đáo tại công viên Tao Đàn vào sáng hôm 8/6/2014 với thông điệp: “Nước nhà không bán” và “Mất nước là chết”.

Ngày 22/6/2014, anh bị công an bắt cóc khi một mình đứng trước Nhà thờ Đức Bà (Sài Gòn) giơ cao biểu ngữ có nội dung “Chần chừ kiện Trung Quốc là phản bội Dân Tộc”.

Sau khi tham gia các hoạt động này, anh Tuyến thường xuyên bị côn an theo dõi, sách nhiễu, đóng chốt trước cửa nhà.

Ngày 4/4/2015, anh Tuyến cũng bị bắt giam nhiều tiếng đồ hồ. Trong đồn, một viên CA sắc phục thậm chí còn đe dọa 'bắn bỏ' anh Đinh Quang Tuyến.

Bất nhấp những đe dọa và sách nhiễu của chế độ CS, anh Đinh Quang Tuyến vẫn tiếp tục tỏ rõ thái độ bất khuất và tinh thần đấu tranh mạnh mẽ trước bạo quyền.


Vái cho Mỹ đến, vái cho "Ngụy" về?

Có phải cái thời "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" đã qua... Bây giờ đến "Vái cho Mỹ đến, vái cho Ngụy về"? 

Sinh Nguyễn Pr (Danlambao) - Cái triết lý: "Tất cả rồi cũng sẽ qua đi và tất cả sẽ không là mãi mãi" Và "Tất cả đều không có thể và tất cả đều có thể". Ngẫm suy hai câu này thấy thấm. Đúng lắm chứ, vì trên đời này có gì trường tồn mãi đâu! Có ai ngờ ông Obama là người da màu lại làm Tổng Thống Mỹ. Trước tình hình dầu sôi lửa bỏng, Tàu cộng hung hãn và ngang ngược thế này, làm sao chơi thế đu dây được nữa. Bây giờ đến lúc lãnh đạo CSVN phải "vái cho Mỹ đến, vái cho Ngụy về"là cấp bách lắm rồi. Không biết vái lạy lắm lắm mà Mỹ họ có đến và "Ngụy" họ có về không đây? Lo lắm! Vì Mỹ đến, "Ngụy" về, hy vọng biên cương biển đảo nước Việt của chúng ta sẽ không rơi vào tay Tàu cộng.

Mấy ngày nay, trên các trang tin tức, đã cho chúng ta thấy, tình hình biển Đông đang nóng lên như ngọn núi lửa sắp phun trào, có lý do nào khác ngoài sự hung hăng ngang ngược của bọn Tàu cộng đòi chiếm lấy gần 90% biển đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Tổ Quốc ta, mà chúng đã chiếm gần hết. Mỹ đã bỏ chiến trường Uraina, gấp rút đem tàu chiến, máy bay đến biển Đông, chính phủ Úc sẵn sàng tiếp tay với Mỹ, Nhật thì có sẵn hiệp định đồng minh với Mỹ và một số nước khác cũng đang chuẩn bị tham gia cùng Mỹ. Để làm gì? Để cắt đứt cái lòng tham lam ngang ngược của Tàu Cộng đang diễn biến ở biển Đông, để băm nát cái máu bành trướng Đại Hán. Còn Việt Nam cộng sản của "đảng ta" phải làm gì bây giờ? Im lặng rồi dâng hiến tổ quốc này cho Tàu Cộng chăng? Không... không thể. Phải vái cho Mỹ đến và vái cho "Ngụy" về càng nhanh càng tốt. Chỉ có thế mà thôi.

Mỹ là ai? Là kẻ thù khắc cốt ghi xương của CSVN trước đây, trong lớp trẻ học cấp 1 cấp 2 bây giờ, các cháu đã được CSVN nhồi sọ: "đời đời căm thù đế quốc Mỹ" v.v... Nhiều lắm, nhiều lắm. Tôi chỉ ghi một điều là họ nhồi sọ đến độ các cháu xem Mỹ là quân cướp nước. Đầu óc non nớt chúng có hiểu thế nào được, đến lúc vào đại học, qua sự trưởng thành, trí não phát triển, đọc tin tức và tài liệu qua mạng, chúng có tầm suy luận sâu hơn, cao hơn, chúng mới hiểu ra Mỹ có phải là kẻ cướp nước hay không? Chúng sẽ hiểu vì sao VN ta lại có chiến tranh? mà là cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn. Riêng tôi và quý vị chắc cùng khẳng định Mỹ không phải là kẻ muốn cướp nước VN, chỉ giúp miền Nam VN chống lại làn sóng xâm lăng của CS từ miền Bắc, cũng như Mỹ đã giúp Nam Hàn chống lại CS Bắc Hàn, xong rồi Mỹ có chiếm Nam Hàn đâu? ngược lại còn giúp Nam Hàn trở thành một nước phát triển hùng mạnh về kinh tế trên thế giới. Thực tế trên thế giới này Mỹ có cướp nước nào đâu? Trái lại nước nào theo Mỹ và là đồng minh của Mỹ đều giàu mạnh về kinh tế, quốc phòng, chả có nước nào khác dám làm gì. Phải chi VN là đồng minh của Mỹ, thì bố thằng Tàu Cộng dám hó hé và VN ta đâu có mất Hoàng Sa, một số đảo của Trường Sa...

Bây giờ thì Mỹ đã thật sự đem máy bay tàu chiến đến ngăn cản Tàu Cộng, không cho Tàu Cộng làm sân bay, bến cảng, lập căn cứ quân sự trên các đảo mà Tàu cộng đã dùng vũ lực chiếm lấy của VN ta. Điều này không phải vì Mỹ yêu thương gì VN đâu, trước nhất cũng vì lợi ích của quốc gia họ, thứ hai, họ là một cường quốc, bá chủ thế giới, họ phải tỏ ra mình là đấng trượng phu, không để một thằng gian manh như Tàu Cộng, hiên ngang hống hách, ỷ mạnh hiếp đáp và cướp giật lãnh thổ của nước yếu như VN ta và Philippines v.v... Tôi nghĩ, lãnh đạo CSVN phải biết điều này, và phải chịu ơn Mỹ. Trước đây là kẻ thù còn bây giờ là ân nhân cứu nguy cho Tổ Quốc ta đấy, các ông lãnh đạo CSVN ạ... Nếu lãnh đạo CSVN còn một chút lương tri, vì Tổ Quốc hơn vì đảng, thì các lãnh đạo đảng "Vái cho Mỹ đến" là đúng thôi.

"Ngụy" là ai? Là người VN, không theo chế độ CS, là người của chính phủ VNCH ở miền Nam VN. Họ luôn luôn tôn trọng tự do, dân chủ, nhân quyền, họ đa nguyên đa đảng chứ không độc tài đảng trị như đảng CSVN. Bây giờ những người mà CSVN cho là "Ngụy" đó ở đâu? họ là người thế nào? CS miền Bắc sau khi chiếm lấy miền Nam VN, hơn một triệu anh "Ngụy" và đồng bào miền Nam đã tìm mọi cách chạy trốn chế độ CS này, họ trốn ra nước ngoài bằng mọi cách và bằng mọi giá, họ trốn bằng đường rừng, họ vượt biển, không biết bao nhiêu người đã bỏ xác ngoài biển khơi, làm mồi cho cá dữ. Gần một triệu người là quân nhân, là cảnh sát là cán bộ công chức, đã bị CSVN bắt đầy vào các trại tập trung cải tạo, có người không chịu nổi gian lao cực hình, đã bỏ xác giữa rừng sâu nước độc, gia đình họ cũng phải chịu liên lụy và trừng phạt, đa phần họ bị tịch thu nhà cửa, con cái họ mang lý lịch là con "Ngụy" thì bị cắt đứt đường học vấn, lý lịch là gia đình "Ngụy" thì phải vào chốn rừng sâu nước độc, tự tìm kế sinh nhai, gọi là đi kinh tế mới, thật ra là bị đi đày. CSVN xem những người "Ngụy" này như cỏ rác...

Thế thì bây giờ, tại sao CSVN lại "vái cho Ngụy về"?

Vì... thứ nhất, họ là những người yêu nước, họ yêu tự do, yêu dân chủ, họ không độc tài cai trị, họ tam quyền phân lập hẳn hoi, họ đa nguyên đa đảng, đảng này dở thì dân có quyền bầu đảng khác lên điều hành đất nước, chứ đâu phải như đảng CSVN, cứ khư khư ôm chặt lấy đảng, ôm chặt chủ nghĩa Mac-Lênin, XHCN, từ cái sai này đến cái sai khác, mà mỗi lần đảng CSVN sai là đi tong vài triệu dân vô tội VN. Nào là đấu tố trong chủ trương cải cách ruộng đất, rồi đánh tư sản mại bản, vì sợ mất lòng đảng, con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, đạo đức con người cũng vì theo đảng mà băng hoại, xã hội suy đồi, cái chủ nghĩa Mác vô thần ấy nó khiến đảng dẹp bỏ đình chùa miếu mạo, dẹp bỏ thờ cúng tổ tiên... Khi đảng nhận ra sai thì xã hội này đã băng hoại biết dường nào? Rồi đảng nhận sai, sửa đổi, rút kinh nghiệm... cứ ói ra cho đã rồi liếm lại, rồi huề cả làng, rồi đảng cứ lãnh đạo, cứ ngạo mạn, kiêu ngạo đảng ta sáng suốt, đảng ta thần thánh, cứ tự sướng này đến tung hô khác, dân vẫn lầm than, đất nước cứ trì trệ, tụt hậu.

Tính đến thời điểm này, Lào và Campuchia đã vượt mặt, thế mà lãnh đạo CSVN cũng không biết xấu hổ về sự lãnh đạo của mình, cứ mãi đảng quang vinh muôn năm, cứ mị dân rằng đảng vì nước vì dân, vì nước vì dân hay vì các ông hả CSVN? Có thể một phút giây nào đó, các ngài lãnh đạo CSVN cũng hé hé, chút chút thấy bọn Tàu cộng quá xảo quyệt, dùng mọi thủ đoạn để cướp nước ta, nhất là lúc này, sự việc của Tàu cộng nó rõ như ban ngày, cả thế giới đều biết, chả lẽ các ngài không biết?

Thứ hai "vái cho Ngụy về" là vì một số "Ngụy" qua định cư nước ngoài, có nhiều người thành đạt, con cháu họ học vấn thâm cao, phải vái họ về, vì khi họ về thì họ mang tiền bạc và trí tuệ về để cứu nước. Tôi dùng từ "vái cho Ngụy về" chứ CSVN thực sự là họ vái lậy đấy nhưng bản chất CS mà, họ kiêu ngạo lắm, họ xảo quyệt ngọt bùi, họ vái nhưng lại dùng từ: "Kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc".

"Ngụy" họ khôn lắm, họ sẽ không về hoặc chưa về, vì họ không bao giờ tin những gì CS nói, cũng như lời TT Nguyễn Văn Thiệu dã nói "Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ nhưng gì CS làm". Bây giờ CSVN có vái có lạy cho "Ngụy" họ về thì CSVN phải làm đã. Mà làm cái gì? tức là phải dẹp bỏ đảng CS đi, bỏ cái XHCN đi, phải tự do dân chủ, phải thực lòng vì nước vì dân. Họ sẽ về hợp lực cùng nhân dân đánh đuổi bọn bành trướng Bắc Kinh, chắc sẽ thắng, vì lịch sử VN ta từ ngàn xưa là vậy, khi toàn dân một lòng thì dù có trăm ngàn vạn địch, dân ta vẫn đánh tan.

Ngày 30/04 vừa qua, dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đọc diễn văn chữi Mỹ, ngày khai mạc và bế mạc hội nghị 11 dù trong diễn văn ông Trọng cứ giọng cũ mèm là luôn luôn kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, kiên định tiến lên XHCN, nhưng trước cảnh dầu sôi lửa bỏng này, trước sự việc Tàu Cộng đã ngang ngược tuyên bố cướp nước ta (vì chúng tuyên bố 90% biển Đông là của chúng) chúng quyết lấy bằng được, thế thì đã rõ, tự nhiên sao tôi lại nảy sinh một niềm tin, ông Trọng và ông Dũng sẽ đổi thay. Vì sao đổi thay? Vì các ông là người VN, cũng đang mang dòng máu đỏ và da vàng, cũng còn dòng máu của bà Trưng bà Triệu, cũng chung dòng máu của Lý Thường Kiệt, của Quang Trung và các ông là CS, mà CS là nói một đàng làm một nẻo, cho nên dù ông Dũng có chửi Mỹ, ông Trọng có kiên định Mác-Lênin, tôi vẫn đặt một chút niềm tin: trong lòng các ông vẫn có ý: "Vái cho Mỹ đến, vái cho Ngụy về". Vì như tôi đã nói ở trên: "Tất cả đều không thể và tất cả đều có thể".

19.05.2015

Sinh Nguyễn Pr.
danlambaovn.blogspot.com

Búa liềm và ngôi sao đỏ - bị cấm hiện diện tại Ukraine


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Ngày 19/5 tại Ukraine Tổng thống nước này Petro Poroshenko đã ký ban hành các đạo luật nhằm “ngăn cấm” những biểu tượng tuyên truyền thời CS Xô-viết. Cùng lúc Chính phủ Ukraine thông báo sẽ đổi tên một loạt thành phố được đặt theo tên các nhà lãnh đạo thời CS/Xô-viết trước đây. Tổng cộng 25 thành phố có thể bị thu hồi tên gắn liền với quá khứ CS. Mức án tù cho sự vi phạm các đạo luật này là từ 5 đến 10 năm tù. Đây là bước tiếp theo để cụ thể hóa một đạo luật trước đó, hôm 9/4, Quốc hội Ukraine đã thông qua như một động thái củng cố quyết định “không dính líu” tới quá khứ CS Nga.

Tổng thống Petro Poroshenko và Quốc hội Ukraine

Đáng chú ý là phạm vi cấm đoán của đạo luật này rất rộng. Đạo luật cấm sản xuất, phân phối, sử dụng biểu tượng của chế độ toàn trị cộng sản và bao gồm không chỉ những biểu tượng cơ bản như hình búa, liềm, ngôi sao đỏ... mà còn có các bản quốc ca, các hình ảnh quốc kỳ, quốc huy, khẩu hiệu... Tất cả những biểu tượng khác của CS/Xô Viết và các nước XHCN cũ thuộc Xô Viết, hoặc các quốc gia trong khối CS cũ ở Đông Âu cũng bị nghiêm cấm. Nguồn: УНИАН theo văn bản tiếng Nga tại địa chỉ: (*

Vậy là hôm nay tới phiên Ukraine theo bước các quốc gia Đông Âu như Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Czech, Bungary và Cộng hòa Slovakia, cùng với các quốc gia CS/XHCN vùng Baltic chung quanh Liên bang CS/Xô Viết cũ như Lviva, Gruzia, và Mondovia... đã chính thức cấm tuyệt đối các biểu tượng liên quan đến chế độ độc tài CS/Xã Hội Chủ Nghĩa.

Thế giới cộng sản đã từng ngày chuyễn động đổi thay đến tận gốc rễ như thế. 

Nhưng thật khôi hài và chua chát tại Việt Nam những ngày này nhà nước và đảng CSVN đang tổ chức khánh thành dựng tượng đài bằng đồng nguyên khối đồ sộ cao tới 4m (UB/ND/TP/HCM) và Đài Truyền Hình VN (VTV) dựng bộ phim dài tới 2 giờ ca ngợi tôn vinh một con người đã lấy xác 4 triệu đồng bào 2 miền Nam Bắc để đưa “chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới”. (!?)

Ông ta chính là Hồ Chí Minh, học trò của 2 sư phụ Mác-Lê Nin, người đã từng dõng dạc tuyên bố với toàn dân ta và thế giới rằng “Tôi không có tư tưởng nào ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê Nin... Để cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới, tôi sẵn sàng mua chiến thắng đó dẫu phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn hay phải đánh Mỹ đến người VN cuối cùng”.

Với cái hoạt cảnh trong nước và quốc tế như cười ra nước mắt này, buộc lòng người dân cả nước Việt Nam phải tự hỏi: Không biết “nhà nước và đảng ta” có còn chút liêm sĩ nào không? Và đến bao giờ thì mồ hôi nước mắt của mình đóng thuế mới hết chi trả cho các diễn viên độc quyền trên sân khấu hài CS/XHCN giữa thời đại này.

Chú thích:


19.05.2015

Khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh

Bùi Lộc (Danlambao) - Lễ khánh thành bức tượng Hồ Chí Minh kể cả bệ cao 7.2 mét được tổ chức vào Chủ Nhật, 17.5.2015 vừa qua tại Sài Gòn. Người ta thắc mắc tại sao tượng các lãnh tụ cộng sản bị thiên hạ kéo sập khắp nơi mà tại Việt Nam lại cứ tốn tiền vào việc xây dựng này. Lãnh tụ được cộng sản ca tụng là vĩ đại nhất, khai sáng ra cách mạng vô sản Lê Nin đã bị người ta kéo sập ngay tại những nơi ông được tôn vinh nhất trước đây. Tượng Mao cũng không thoát khỏi số phận ở bên Tàu, quốc gia cộng sản còn lại lãnh đạo và chỗ dựa cho ba nước CS nhược tiểu khác: Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba. Riêng cs Cuba chắc không tồn tại lâu, có lẽ chỉ sau khi anh em nhà Fidel thăng và dòng chảy khách du lịch tràn vô.

Thực ra, nó chỉ khổ cho người dân VN mất thì giờ và tốn kém tiền bạc cho việc kéo đổ và dọn dẹp sau khi chế độ cs này sập tiệm. 


Đi tìm nguyên nhân, người ta thấy cũng giống như lăng Ba Đình. Ước nguyện của Hồ Chí Minh là xác của ông ta được hỏa thiêu. Nhưng cánh đàn em ông, đặc biệt Lê Duẫn phải xây cho bằng được cái lăng, dù rất tốn kém trong khi dân chúng đang đói meo vì phải cắt khẩu phần cho vào hũ gạo nuôi quân cưỡng chiếm Miền Nam. Tất cả chỉ nhằm củng cố đảng thế thôi, chẳng có mục đích gì khác; đám đàn em cộng sản chỉ mượn oai cọp từ xác hồ. 

Cái danh hão của Hồ Chí Minh đã gây dựng được sau thời gian dài vừa bằng bạo lực, vừa bằng tuyên truyền dối trá một phần do chính ông tự thêu dệt lấy, còn đa phần do những cây viết vì tư lợi cá nhân kiếm chút địa vị, danh hão hay miếng cơm manh áo, cũng có khi vì sợ, bị đe dọa; tóm lại là bồi bút. 

Nhưng ngày nay, những huyền thoại thêu dệt dần dần đã được phơi bày ra ánh sáng. Trước nhất do những người có công đi tìm sự thật, thứ đến do chính những người thân cận sống gần gũi với ông ngay từ ngày đầu. Điển hình chẳng hạn như Vũ Thư Hiên, Nhạc sĩ Tô Hải, Trần Đĩnh... 

Việc xây dựng tượng đài ở Sài Gòn vào ngày 17.5 vừa qua theo bản tin cho hay nhằm mục đích: “Giáo dục giới trẻ tin Đảng.” Chẳng qua cũng chỉ là củng cố đảng. 

Uy tín đảng hiện nay hầu như đang phá sản. Khó kiếm được một người dân bình thường nào còn tin vào đảng. Câu nói dân gian “Đi với Trung quốc mất nước. Đi với Mỹ mất đảng” đã thể hiện đầy đủ nghĩa đen trong hoàn cảnh đảng CSVN hiện nay. 

Chẳng nói ai cũng biết, vấn đề bức thiết nhất là cướp đất. Những cảnh trấn áp dân chúng xảy ra hằng ngày và rộng khắp. Đi đêm, nịnh bợ kẻ thù truyền kiếp để giữ đảng. Xúc phạm những nhân vật lịch sử mà người dân bao đời tôn vinh như Đức Thánh Trần, Hai Bà Trưng. Hình ảnh Tàu cộng đang chiếm đóng trái phép và xây dựng các hải đảo thành những căn cứ quân sự đe doa trực tiếp nền an ninh của tổ quốc và an toàn hàng hải quốc tế. Lệnh cấm đánh bắt cá vô lối mà Trung cộng vừa ban hành trong khoảng thời gian từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12 giờ ngày 1.8.2015. Với những lên án nhàm chán được nhắc đi nhắc lại của phát ngôn bộ ngoại giao có ảnh hưởng gì đến Trung cộng và liệu người dân chài có dám ra khơi không, khi biết mạng sống mình bị đe dọa. 

Việc xây và khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh ồn ào tại Sài Gòn này nhằm lôi kéo người dân khỏi những quan tâm, thắc mắc theo dõi những tin tức nêu trên, đồng thời khoả lấp đi những yếu kém, bế tắc và những khủng hoảng ngay trong nội bộ của đảng. Giống như lấy cây sào chống đỡ túp lều tranh trước cơn giông bão. 

Nghe qua phát biểu của ban bí thư chẳng biết bí thư đảng hay bí thư thành ủy yêu cầu: “Tượng Bác phải thật sự đẹp (cái này có lẽ phải giao cho Viện thẩm mỹ Cát Tường), sinh động, tự nhiên, tư thế vững chắc, khỏe mạnh... phản ảnh được thần thái ung dung, phúc hậu, nhân từ và tình cảm của Bác đối với đồng bào Miền Nam.” Riêng đảng trưởng Phú Trọng phát biểu trong ngày lễ: “Đối với Miền Nam, đối với Sài Gòn, Bác Hồ luôn có tình cảm yêu thương đặc biệt sâu nặng”. Người dân Miền Nam cũng như toàn dân cả nước nào ai cần cái tình cảm do đảng tạo nên cho tên bác này.

Một đề nghị; lần sau nếu đảng có ý định xây thêm tượng đài HCM, hãy đem những tượng HCM đã có sẵn, nhưng không ai xài, không có chỗ để; mang ra sơn phết lại để đỡ tốn tiền thuế và công sức của người dân. Rồi làm lễ khánh thành, đọc diễn văn xong cùng kéo nhau vào tiệc, nâng ly chúc tụng: “Hoan hô ngày mạt vận của đảng ta đang đến gần.” 


19.05.2015


"Mỗi người dân Việt Nam hãy xứng đáng là công dân của đất nước Hồ Chí Minh"

Bạn đọc Danlambao - Trong diễn văn ăn mừng 125 ngày sinh Hồ Chí Minh hôm 18/5/2015, tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng phát biểu:

"Mỗi người dân Việt Nam hãy xứng đáng là công dân của đất nước Hồ Chí Minh"

Không chỉ tự ý đổi tên nước, ông Trọng còn dành cho lãnh tụ của đảng CSVN những lời phong thánh: "Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam".

Nhiều ý kiến cho rằng, những phát biểu lú lẫn gần đây cho thấy người đứng đầu đảng CSVN đã trở nên hoang tưởng rất nặng. Nhưng dám đổi tên nước Việt Nam thành ‘đất nước Hồ Chí Minh’ thì đúng là một hành động tạo phản.


Chừng nào đảng Cộng Sản Trung Quốc tan rã?

Thế giới đầu tháng 5 năm 2015 đầy tiếng động ồn ào và bụi. Cộng Sản Việt Nam diễn hành mừng 40 năm ngày chiến thắng 30 tháng 4 với những lời lẽ tuyên truyền chống Mỹ cứu nước thân hai đàn anh Nga và Trung Cộng như trong thời chiến tranh Việt Nam.


Một Trung Quốc hiện đại tương phản với một Trung Quốc ô nhiễm và nhiều cách biệt giàu nghèo, bất công trong xã hội. (Hình: Getty Images)


Các lãnh tụ Đảng CSVN ngớ ngẩn như để chuẩn bị cho cuộc biểu dương lớn hơn 10 ngày sau đó ở công trường đỏ Mạc Tư Khoa với Tổng Thống Vladimir Putin trong ngày chiến thắng với 16,000 quân cùng với chiến xa và vũ khí hiện đại. Trục chống Mỹ cứu nước của Putin với Chủ Tịch Tập Cận Bình đứng cạnh khiến người ta không quên Trung Cộng đang dương oai diễn võ trên biển Thái Bình Dương và ráo riết thực tập bộ binh chống bọn xâm lược để tránh cảnh Trung Hoa bị Ngũ Cường xâu xé vào đầu thế kỷ 20 thời nhà Thanh.

 Trên mạng, dân Mỹ đang xôn xao về bản đồ nước Mỹ đang được vẽ với các tiểu bang Texas và Utah màu đỏ (hung hăng) các tiểu bang California, Colorado và Nevada màu xanh (thân thiện), tiểu bang New Mexico nghiêng về hung hăng, tiểu bang Arizona nghiêng về phía thân thiện. Bản đồ được tô màu cho chiến dịch thực tập quân sự đặt tên là Jade Helm 15 vào mùa Hè năm nay.

Cuộc thực tập dùng địa thế Texas tương tự như trong thời chiến tranh Việt Nam quân nhân Mỹ được thực tập trước khi gửi qua Việt Nam nay dùng làm địa trận thực tập cho chiến trường Trung Đông đối đầu quân ISIS nhưng chiến dịch “Jade” đã bị hiểu lầm, “Ngọc” tượng trưng cho Trung Hoa, chiến tranh Mỹ-Trung đang được chuẩn bị?

Nhìn đoàn “diễu” binh khách bàng quan lại tự hỏi, “Khi nào CSTQ và CSVN sụp?” Câu hỏi giống như câu hỏi đặt ra hơn hai mươi năm trước khi khối Xô Viết còn hùng hổ.

Tiên đoán chính trị cũng giống như tiên đoán động đất, không ai đoán được chuyện sẽ xảy ra vào ngày nào tháng nào nhưng khi động đất ở Nepal xảy ra các nhà khoa học lớn tiếng lên giọng, “Ta đã nói trước mà không ai chuẩn bị!” Trong khi đó tiên đoán California sẽ bị một cú động đất nặng thì hơn nửa thế kỷ chuẩn bị, động đất vĩ đại ở California vẫn chưa xảy ra.

Tan vỡ liên bang Xô Viết và khối Đông Âu xảy ra từ năm 1989 đến 1991 xảy ra như một sự tan vỡ có trật tự. Ngày 18 tháng 6 năm 1987 Tổng Thống Ronald Reagan đứng ở cổng gác Brandenburg thách Tổng Bí Thư Michael Gorbachev phá vỡ Bức Tường Bá Linh. Không đến hai năm sau, bức tường ô nhục bị đập vỡ. Ngày 6 tháng 11 năm 1988, Quốc Hội Cộng Hòa Estonia, một quốc gia nhỏ bằng tiểu bang Maine Hoa Kỳ, tuyên bố độc lập tách rời khỏi Xô Viết. Không đến ba năm sau Tổng Bí Thư Gorbachev, thoát cuộc đảo chính do nhóm cực đoan cầm đầu ở Moscow, hạ cờ Xô Viết. Các nước Cộng Sản Đông Âu đổ như bàn cờ Domino từ Tiệp, Ba Lan, Bảo Gia Lợi, Hung Gia Lợi đến Đông Đức năm 1989. Các giới tiên đoán chính trị không đoán được sự sụp đổ của Xô Viết vì họ không tin nhân vật chính Gorbachev. Các thành phần cấp tiến thông cảm với ông, các thành phần bảo thủ không tin khi nghe ông nói về chính sách đổi mới vì nghĩ rằng ông chỉ thay đổi ngoài miệng.

Hơn hai mươi năm nhìn lại, sự sụp đổ của khối Xô Viết là điều dĩ nhiên phải xảy ra: Thiện thắng ác, trắng thắng đen, anh hùng thắng gian tà. Đế quốc Quỷ phải sụp nhưng vào thời Chiến Tranh Lạnh các chuyên viên phần lớn tiên đoán sai. Giám đốc CIA, ông Robert Gates đã thú nhận vào năm 1992, cơ quan CIA, mặc dù đứng trước cơn khủng hoảng đang xảy ra ở khối Xô Viết, chỉ nghĩ đến Xô Viết “có thể sụp” trong bản tường trình năm 1989. Thống kê của CIA đánh giá cao nền kinh tế của Xô Viết trong khi ấy phát triển quốc phòng đã là một gánh nặng. Từ năm 1986 đến 1988, ông Gats vẫn xem Xô Viết là Siêu Việt, với sức mạnh vô địch.

Kinh tế gia Paul Samuelson nổi tiếng với cuốn “Kinh tế” xuất bản từ năm 1948, bán chạy đến nay, cũng tiên đoán sai! Trong sách ấn bản năm 1973 ông tiên đoán lợi tức đầu người của Xô Viết tiếp tục tăng bắt kịp Hoa Kỳ năm 1990 và qua mặt năm 2010, dựa vào hệ thống kinh tế chỉ huy của Xô Viết hiệu quả hơn mô hình kinh tế Hoa Kỳ. Ông tiếp tục tiên đoán tiếp, trong lần ấn bản năm 1989 trước khi bức tường ô nhục Bá Linh sụp đổ, kinh tế xã hội chủ nghĩa có khả năng đi lên mãi!

Các giáo sư chính trị cũng không hơn gì các nhà kinh tế nổi tiếng. Giáo sư đại học Princeton, Stephen Cohen, năm 1983 đã xem hệ thống chính trị của Xô Viết “Rất ổn định.”

Hai chính trị gia tiên đoán xa về sự sụp đổ của Xô Viết là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Jimmy Carter, ông Zbignew Brezinski và Tổng Thống Ronald Reagan. Ông Brezinski năm 1950 trong luận án chính trị đã viết “liên bang Xô Viết tự xem là một quốc gia nhưng trên thực tế là một đế quốc trong thời đại chủ nghĩa quốc gia vì vậy Xô Viết sẽ tan rã.” Tổng Thống Ronald Regan đã gọi Xô Viết là đế quốc Quỷ, trong suốt thời gian tranh cử năm 1980 đã nhận thấy Xô Viết chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ, trên mặt phiến diện quân đội Xô Viết có thể so sánh với quân đội Hoa Kỳ nhưng trên đường dài Xô Viết “sẽ bị đánh bại vì đi ngược chiều lịch sử bằng cách từ chối quyền làm người và tự do cho người dân” kinh tế của Xô Viết dựa trên nông nghiệp không đủ nuôi sống dân Nga, nước Nga đứng bên vực thẳm.” Nhưng tiên đoán của Tổng Thống Reagan vẫn là dự đoán xa.

 Năm nay 2015 Trung Cộng lại được đem ra so sánh với Hoa Kỳ với nhiều điểm tương đồng vào thời kỳ Xô Viết. Nền kinh tế của Đảng CSTQ hiệu quả hơn mô hình kinh tế Hoa Kỳ nhất là từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và Hoa Kỳ đang đứng nhìn Trung Cộng bành trướng quân sự ở vùng Á Châu Thái Bình Dương. Phe thân Trung Cộng nhìn thấy Trung Cộng sẽ thống trị thế giới, không thế lực thù địch nào có thể chống nổi một quốc gia hơn 1 tỷ 300 triệu người với nền kinh tế khổng lồ còn phe chống Trung Cộng quả quyết tiên đoán chế độ độc tài đỏ ở Á Châu sẽ sụp đổ. Dân Trung Hoa nhìn lại lịch sử nước họ lo một chu kỳ bạo động sắp đến.

Đảng CSTQ đã sống sót qua thời kỳ cách mạng văn hóa và khủng hoảng năm 1989 đang được giới quan sát chính trị xem như là một con bệnh với nền kinh tế đang trên đà phát triển chậm, xã hội bất bình đẳng và tham nhũng là đề tài được các nhà tiên đoán thời cuộc chú ý.

Francis Fukuyama nhà bình luận bảo thủ nổi tiếng nhận định, “Tất cả xã hội độc tài hay dân chủ đều theo ngày tháng tàn lụi.” Đoán già đoán non như Fukuyama ai cũng đoán được! Nổi tiếng nhất là Gordon Chang, tiên đoán cả ngày tháng Đảng CSTQ sẽ sụp. Năm 2001, trong sách “Trung Hoa sắp sụp” ông Chang cho Trung Cộng 5 năm hay giỏi lắm 10 năm nữa sẽ sập. Năm 2011 Trung Cộng, như mọi người thấy, vẫn chưa sập. Năm 2012, ấn bản mới cuốn sách cùng tên, ông Chang cho thời gian mới, năm 2012 Đảng CSTQ sẽ sập, chắc chắn. Năm 2012, Đảng CSTQ không sập. Học giả về Trung Hoa nổi tiếng của đại học George Washington, ông David Shambaugh vào tháng 6 năm nay đã mô tả Đảng CSTQ đang thở những hơi thở cuối cùng. Ngày tàn của Đảng Cộng Sản đang tiến nhanh hơn chúng ta tưởng.”

Nhìn qua đại hội Đảng CSTQ vào tháng 3 năm 2015, David Shambaugh thấy cái yếu trong cái mạnh của Đảng Cộng Sản với 3000 đại biểu đủ thành phần, thái độ bày tỏ quan điểm của đại biểu cho thấy một hệ thống chính trị đổ vỡ. Tập Cận Bình tập trung quyền lực trong tay và đám quần thần chỉ đóng kịch theo. Cai trị Cộng Sản ở TH sẽ chấm dứt trong đổ máu, Tập Cận Bình có thể bị đảo chính.

Dân giàu ở TH chân trong chân ngoài, 393 triệu phú hay tỷ phú gởi tiền gửi con đi nước ngoài hay đang tính ra nước ngoài định cư mua nhà cửa không cần biết giá cả. Tập Cận Bình gia tăng đàn áp đối lập, báo chí, giới văn nghệ, truyền thông, luật sư, đối lập, đóng cửa mạng lưới, nhốt thành phần chống đối Tây Tạng và dân Hồi Tân Cương. Tuyên truyền của đảng Cộng Sản không còn hữu hiệu. Hoàng đế như người không mặc quần áo, trơ trụi, cho mọi người thấy yếu điểm. Đa số dân Trung Hoa đang “bỏ phiếu chân” và giấc mơ Trung Hoa của họ Tập là giấc mơ “tránh cơn ác mộng Xô Viết.” David Shambaugh khác với Gordon Chang là ông đã không cho biết tháng ngày chắc chắn cơn ác mộng của Tập Cận Bình và Đảng CSTQ sẽ đến.

Tập Cận Bình muốn tránh số phận của Tổng Bí Thư Gorbachev nên càng ngày càng đỏ thay vì dân chủ, tập trung quyền hành trở thành hoàng đế nhưng triều đại nào trong lịch sử Trung Hoa cũng có chu kỳ. Giới thân cận Tập Cận Bình cho rằng lịch sử Trung Hoa khác lịch sử Âu Châu nhưng lịch sử biến chuyển của thế giới ảnh hưởng toàn cầu. Đời nhà Nguyên suy sụp năm 1638 vào đúng khủng hoảng thế giới thời Trung Cổ. Đời nhà Thanh từ 1780 đến 1850 suy rồi bị Ngũ Cường chia cắt trùng vào thời kỳ cách mạng Âu Châu từ 1789 đến 1848.

Xã hội Trung Hoa và Việt Nam đang dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản, một xã hội của tiểu thuyết George Orwell biến từ Trại Súc Vật (Animal Farm) sau thời cách mạng Cộng Sản, con heo lên làm lãnh tụ quên gốc của nó cũng là súc vật, qua thời “1984” trong đó lãnh tụ và con người sống trong xã hội nói một lời hai nghĩa, một chữ hai nghĩa, chỉ có người dân sống trong xã hội mập mờ ấy mới hiểu những hàm ý đằng sau những khẩu hiệu xây dựng kinh tế với đường hướng xã hội chủ nghĩa. Giáo Sư Tetlock chuyên về thống kê nhận thấy những tiên đoán của các giới học giả thường không đúng bằng giới bình dân, ông ví học giả như con nhím nhìn xa trông rộng còn nhân gian như những con cáo đánh mùi thấy những dấu hiệu lẫn lộn mà học giả không gần với thực tế không thấy.

Con cáo của Giáo Sư Tetlock khác với con cáo trong chuyện ngụ ngôn vào thế kỷ thứ 13 của người Hòa Lan. Anh cáo Renard (hay Reynard tiếng Anh) trong câu chuyện triều đình. Vua Sư Tử được các quan báo cáo về các tội ác của con Cáo. Ông quan chó tâu với Vua: Cáo ăn cắp xúc xích. Ông quan gà báo cho Vua biết cáo ăn thịt 12 con gà con. Vua sai gấu đi bắt cáo về trị tội. Khi gấu đến nơi cáo bỏ trốn, cáo nhắn với gấu là cáo sẽ ra trình diện nhưng cáo hỏi gấu muốn ăn mật ong? Nếu muốn thì gấu cho mồm vào giỏ. Gấu nghe lời cáo chõ mõm ăn mật ong bị bẫy sập kẹp đầu, khi gấu cố kéo đầu ra thì da thịt rách nát, tai gần đứt, máu chảy vào mắt. Gấu chạy về báo tin, Vua gởi đặc nhiệm thứ hai, quan Mèo đến gặp Cáo, đi về mất một mắt. Lần thứ ba cáo quyết định đầu thú. Cáo bị Vua kết tội tử hình. Cáo cho Vua biết cáo muốn chuộc tội bằng cách dâng Vua gia tài đồ sộ gồm vàng, bạc đến 7 cỗ xe cũng không chở được, gia tài này do gấu, chó sói và đồng lõa đóng góp để lật đổ Vua. Vua ra lệnh bắt gấu và sói rồi ra lệnh cáo dẫn Vua đi tìm kho tàng.

Cáo lúc ấy lại nói nó hối hận nhưng không thể chỉ cho Vua kho tàng vì cáo đã phạm nhiều tội nên phải đến La Mã xưng tội với Giáo Hoàng. Cáo chỉ đường lòng vòng cho Vua kiếm kho tàng. Cáo chào Vua, không đi La Mã, về nhà rủ con thỏ đi cùng nói với thỏ là cáo ăn thịt còn thỏ ăn rau nên giữa cáo và thỏ không có sự cạnh tranh. Thỏ nghe lời đường mật quên mất là cáo là giống ăn thịt! Thỏ bị cáo ăn thịt rồi cáo lại tiếp tục dụ dỗ nhiều thú khác. Vua bắt cáo nhưng nhờ tài nói láo nên cáo được Vua thả nhiều lần. Cuối cùng là cuộc đấu tay đôi trong triều giữa Cáo và Sói. Cáo thắng được nhờ chơi đòn bẩn chụp hạ bộ sói! Vua tuyên bố Cáo là kẻ chiến thắng, phong Cáo làm quân sư, đứng cao trên tất cả các quan trong triều!

Người Hòa Lan xem cáo là tượng trưng cho mưu mẹo lươn lẹo, chính trị gia lão luyện được gọi là cáo già. Trong thời chiến tranh Việt Nam. Ông Hồ Chí Minh bị chính quyền miền Nam xem Hồ là Cáo. Dân gian vẫn thích chuyện cáo không phải vì họ thích trò lừa đảo mà vì thời quân chủ chuyên chế dân không có phương diện chống đối, họ xem cáo là kẻ thông minh biết dùng mánh khóe để lừa các bọn gian thần khác. Mưu mẹo thông minh thắng bạo lực và quyền lực. Anh chàng Renard làm quan lớn về nhà khoe, “Giàu có nhất bực có thể làm bất cứ điều gì cáo muốn mà không bị xử tội!” Chuyện Renard mới được nhà xuất bản Penguin tái bản vì thấy chuyện hạp với các xã hội thế kỷ 21. Chúng ta đang ở thời đại của cáo với những ông quan mới trong xã hội áp bức Cộng Sản Việt Nam và Trung Hoa, thời đại mà chính quyền Cộng Sản cấm viết blog mà blog cũng chỉ là hình thức như những chuyện ngụ ngôn châm biến từ thời thượng cổ bắt buộc phải có.

Chính trị và những chuyện phiếm, những tin đồn (tabloid) phải đi đôi để cân bằng. Chính trị là giành giật và chia xẻ quyền lực còn tin đồn của người dân không vũ khí là hình thức chia xẻ thông tin.

Shakespeare, kịch tác gia nổi tiếng về bi kịch, đã tiên đoán, “Xã hội không cân bằng giữa chính trị và tin đồn là xã hội đang đi đến bạo động và đổ máu.”
05-18- 2015 1:43:36 PM
Việt Nguyên/Người Việt

Tập Cận Bình: Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Hoa Kỳ và Trung Quốc

BẮC KINH, Trung Quốc (NV) -  "Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ". Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói như thế khi tiếp ngoại trưởng Hoa Kỳ ở Bắc Kinh hôm Chủ Nhật.


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm Thứ Bảy 17/5/2015 tại Bắc Kinh. (Hình: Kim Kyung-Hoon - Pool/Getty Images)

Chủ Tịch Tập Cận Bình có những lời lẽ "giả lả" vuốt ve Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry khi tiếp ông này ở đại sảnh đường Nhân Dân ngày Chủ Nhật, 17 Tháng Năm. Trước đó, khi họp với Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ông Kery được nghe lập trường cứng rắn của Bắc Kinh về tranh chấp Biển Đông.

Theo tường thuật của Tân Hoa Xã, ông Tập Cận Bình nói với ông Kerry rằng mối quan hệ giữa hai nước trên tổng thể vẫn "ổn định". Ông  kêu gọi hai nước nên "kềm chế và giải quyết các tranh chấp một cách thích hợp để mối quan hệ song phương không bị ảnh hưởng".

Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến thăm Trung Quốc trong hai ngày 16 và 17 Tháng Năm. Theo dự tính ban đầu thì chuyến thăm Trung Quốc của ông Kerry nhằm thảo luận về những vấn đề có liên quan đến quan hệ hợp tác kinh tế chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, trước khi ông Kerry lên đường đến Trung Quốc, giới phân tích chính trị từng dự đoán, chuyến thăm vừa kể sẽ là dịp để hai bên “phơi bày mâu thuẫn”, do khác biệt trong quan điểm về Biển Đông.

Tuy chưa có thông tin chi tiết về nội dung buổi gặp gỡ giữa ông Kerry và ông Vương Nghị nhưng trong cuộc họp báo chung diễn ra sau buổi gặp gỡ đó, ông Kerry cho biết, Hoa Kỳ thực sự lo ngại về các hoạt đồng bồi đắp, xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Đồng thời cho biết ông đã yêu cầu Trung Quốc sớm có những biện pháp phù hợp để giảm bớt căng thẳng với các bên có liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhằm gia tăng cơ hội cho việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ngoại giao một cách thông minh, thay vì sử dụng các tiền đồn và phi đạo.

Đáp lại, ông Vương Nghị cho rằng, các hoạt đồng bồi đắp, xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông là bình thường vì được thực hiện trong phạm vi thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Cũng theo ông Vương Nghị thì những hoạt động đó nhằm “bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ” nên sẽ không có gì lay chuyển được.

Tại cuộc họp báo chung, ông Kerry bảo rằng một trong những thế mạnh của mối quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc là hai bên có thể trao đổi thẳng thắn và vì vậy, ông đã thúc giục Trung Quốc hành động để giảm bớt mức độ căng thẳng trong khu vực.

Ông Vương Nghị thì nhấn mạnh, Hoa Kỳ và Trung Quốc “có nhiều lợi ích chung hơn là khác biệt”, thành ra “nên hành động trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau, tìm kiếm điểm chung và xếp lại các dị biệt”.

Sau buổi gặp gỡ ông Vương Nghị, ông Kerry đã gặp ông Tập Cận Bình. Kết thúc hội đàm, ông Tập Cận Bình tuyên bố, ông muốn có sự bình đẳng trong quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ và hy vọng mối quan hệ này sẽ là mẫu mực trong quan hệ giữa các cường quốc.

Với những diễn biến như vừa kể, người ta tin rằng, quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ càng ngày càng căng thẳng. Gần đây, Hoa Kỳ loan báo hàng loạt dự định, nhận định liên quan tới việc kiềm chế hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Hôm 13 Tháng Năm, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tiết lộ dự định điều động phi cơ và chiến hạm đến Biển Đông để tuần tra quanh các bãi đá mà Trung Quốc vừa bồi đắp thành đảo nhân tạo và đang xây dựng để biến các đảo nhân tạo này thành một chuỗi căn cứ quân sự.

Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện Hoa Kỳ vừa có một buổi điều trần về việc “bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ tại biển Hoa Đông và Biển Đông”. Tại buổi điều trần đó, ông David Shear, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và nay là phụ tá bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đặc trách Châu Á và Thái Bình Dương, cảnh báo, sau khi công bố yêu sách về chủ quyền tại Biển Đông, dường như Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát toàn bộ Biển Đông thông qua việc bồi đắp, xây dựng, thay đổi nguyên trạng của vùng biển này. Các động thái của Trung Quốc có thể khiến các quốc gia trong khu vực củng cố khả năng quân sự ở các tiền đồn của họ tại Biển Đông, khiến nguy cơ do tính toán sai lầm, khủng hoảng và chạy đua vũ trang gia tăng.

Ông Daniel Russel, phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, nhấn mạnh, Hoa Kỳ có những lợi ích cần phải bảo vệ và vì vậy cần phải có những giải pháp nhằm bảo đảm rằng, các tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông phải được gỉai quyết bằng những biện pháp ôn hòa.

Ông Russel nhận định, mức độ căng thẳng tại Biển Đông đang gia tăng. Những hành động gây bất ổn như bồi đắp các bãi đá có thể gây nguy hiểm cho nỗ lực phát triển ổn định và cần phải được giải quyết. Hoa Kỳ cần bảo vệ quyền giải quyết tranh chấp theo luật pháp. Việc thiết lập quan hệ đối tác với các quốc gia Đông Nam Á và phối hợp với các đồng minh như Nhật, Úc là cần thiết để tối ưu hóa sự trợ giúp và hoạt động ngoại giao.

Ngay sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng “hoan nghênh nỗ lực của cộng đồng quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông, đặc biệt là ủng hộ vai trò của ASEAN, tuân thủ DOC (Tuyên Bố Ứng Xử Của Các Bên Ở Biển Đông) và những nỗ lực nhằm sớm đạt được COC (Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông).

Ngoài Việt Nam, Philippines cũng đã lên tiếng ủng hộ những dự định và nhận định của Hoa Kỳ. Ông Albert Del Rosario, ngoại trưởng Philippines, cho biết, quốc gia này mong được Hoa Kỳ trợ giúp nhiều hơn để ngăn chặn việc Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông, nhằm kiểm soát Biển Đông. Ông Rosario cho rằng, cần phải nhanh chóng làm điều gì đó, nếu không, việc Trung Quốc kiểm soát được Biển Đông sẽ dẫn đến tình trạng quân sự hóa, đe dọa tự do hàng hải.

Ông Rosario khẳng định, Hoa Kỳ nên hành động nhiều hơn để tăng cường sự hiện diện tại Châu Á, kể cả đẩy mạnh quan hệ kinh tế. Theo ngoại trưởng Philippines, việc chuyển trọng tâm chiến lược sang Châu Á của Hoa Kỳ “chưa tập trung và chưa đủ mạnh mẽ”.

Trước ngày ông Kerry lên đường đến Trung Quốc, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết họ tin rằng, sau khi gặp ông Kerry, Trung Quốc sẽ “không còn mơ hồ về quyết tâm của Hoa Kỳ”. (G.Đ.)

05-17- 2015 10:56:57 AM

681 người Việt Nam bị giam giữ tại Malaysia

KUALA LUMPUR, Malaysia (NV) - Chính phủ Malaysia đang giam giữ trong các nhà tạm giam hơn 13 ngàn người ngoại quốc di dân bất hợp pháp trong đó có hàng trăm người Việt Nam, theo báo The Star.

 
Nơi ở của lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Malaysia. Cứ mỗi 'nhà' làm từ container có 6-8 người ở. (Hình: Tuổi Trẻ)

Nguồn tin vừa kể cho hay có tất cả 13,321 người nước ngoại bị chính phủ Malaysia gọi là di dân bất hợp pháp hiện đang bị giữ tại 12 trung tâm rải rác trên nước họ. Liệt kê ra, nguồn tin cho biết có 6,936 người gốc Myanmar, trong đó có tới 4,531 là người thiểu số  Rohingyas theo đạo Hồi. Kế đến là  1,715 người Indonesia, 1,466 người gốc Bangladesh. Ngoài ra, bị giam giữ vì nhập cư bất hợp pháp còn có 681 người Việt Nam, 493 người Nepal,  403 người Pakistan, 351 người Ấn Độ, 331 người Thái Lan, 311 người Phi Luật Tân và 177 người Cam Bốt.

Malaysia là nước có nền kinh tế khá nhất tại Đông Nam Á chỉ thua có Singapore nên người từ các nước lân cận tìm cách nhập cư lậu kiếm việc làm. Hiện vẫn còn khoảng hơn 100,000 người Việt làm cho các hãng xưởng tại Malaysia phần lớn theo những hợp đồng lao động với các công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam do nhà cầm quyền hậu thuẫn. Nhiều người hết hợp đồng tìm cách ở lại hoặc đi dưới dạng du lịch sang Malaysia tìm việc.

Hiện Malaysia đang đối diện với nạn di dân lậu, đặc biệt là di dân lậu đến từ Myanmar phần lớn là người Hồi giáo Rohingyas. Từ đầu năm 2014, chính phủ Malaysia loan báo sẽ thi hành các biện pháp gắt gao nhằm đối phó với nạn di dân lậu ngày càng bị áp lực mạnh hơn.

Gần đây, một số tàu chở hàng trăm hay cả ngàn người đến từ Myanmar, Bangladesh, xa hơn có thể là từ Pakistan đổ đến Malaysia. Tuy nhiên, cảnh sát biển hay hải quân Malaysia thường xua đuổi và một số tàu này đã tấp vào Indonesia.

Mới ngày 15 Tháng Năm, khoảng 700 người di dân Rohingya của Myanmar và Bangladesh đã được đưa tới Indonesia sau khi được ngư dân cứu sống khi tàu của họ bị chìm ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Aceh của Indonesia.

Tin tức sơ khởi cho hay, tàu chở các di dân vừa kể đã bị hải quân Malaysia xua đuổi tới hải giới của Indonesia. Sau khi tới lãnh hải Indonesia, tàu của họ bị chìm nhưng đã được ngư dân Indonesia phát hiện và đưa vào bờ.

Hiện không có các con số thống kê khả tín nào về số người Việt Nam đang làm lậu ở các xưởng sản xuất công nghệ hay lao động chân tay ở Malaysia. (TN)
05-17-2015 3:35:43 PM 

Các nguy cơ xung đột trên Biển Đông là gì ?

Đức Tâm
Theo RFI-Ngày 18-05-2015 17:09
media
Bãi Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa.@CSIS

Chưa bao giờ, các nước láng giềng Trung Quốc lại có lo ngại đến như vậy, trước các đòi hỏi lãnh thổ ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông, đặc biệt là việc xây dựng ồ ạt các đảo nhân tạo.

Nhân chuyến công du Trung Quốc vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ sự quan ngại này. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đáp trả thẳng thừng là việc xây dựng nằm trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc và nhấn mạnh, không có gì lay chuyển nổi quyết tâm của Trung Quốc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Khẩu chiến giữa Trung Quốc và Mỹ về hồ này đã thu hút sự chú ý của báo Pháp Le Figaro, số ra ngày hôm nay (18/05/2015), với bài viết dưới dạng hỏi đáp « Các nguy cơ xung đột trên Biển Đông là gì ? » của Patrick Saint-Paul, thông tín viên của tờ báo tại Bắc Kinh

Quy mô xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông lớn đến đâu ?

Nhiều loạt ảnh vệ tinh chụp được từ hồi tháng Giêng năm nay cho thấy Trung Quốc xây dựng trên quy mô rộng lớn và nhanh chóng các đảo nhân tạo tại những vùng biển có tranh chấp.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế - CSIS - một cơ quan tham vấn của Hoa Kỳ - đã lập một website cho phép theo dõi tiến độ các hoạt động xây dựng. Theo đó, trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross), Trung Quốc đã tiến hành nạo vét và xây lên một đảo nhân tạo dài gần 3 km. Bắc Kinh đã xây một phi đạo trên đảo, mà Trung Quốc vốn không có trong vùng quần đảo này, trong khi tại đây một số các đối thủ của Trung Quốc thì lại có cơ sở hạ tầng này.

Trên Đá Vành Khăn (Mischief), Bắc Kinh đã xây các đảo nhân tạo bằng cách đổ cát trắng lên bề mặt bãi đá, sau đó gia cố bằng các kết cấu kiên cố. Các căn cứ hải quân đang trong quá trình xây dựng. Những căn cứ này sau đó có thể sẽ được Quân đội Giải phóng Nhân dân sử dụng như những tiền đồn để triển khai lực lượng trong giả thuyết có đối đầu quân sự. Các bức ảnh chụp cho thấy Trung Quốc đã xây một đảo nhân tạo gồm hai bờ kè, một cho nhà máy xi-măng và một làm bãi đáp trực thăng trên một mỏm đá thuộc Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef).

Các hình ảnh cũng cho thấy các công trình xây dựng tương tự trên những đảo nhỏ khác trong quần đảo Trường Sa, như Đá Lạc (Gaven) và Châu Viên (Cuarteron). Theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong năm qua, Trung Quốc đã cải tạo mở rộng diện tích của những đảo nhỏ này từ 202 hecta lên thành 810 hecta. Trên các bản đồ chính thức của Trung Quốc có hình vẽ đường chín đoạn vạch ranh giới trên biển của quốc gia này, chiếm tới 90% diện tích Biển Đông. Bản đồ đường vạch đó được gọi là « lưỡi bò », do hình dạng của nó. Diện tích khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền tương đương với diện tích của Địa Trung Hải.

Tại sao căng thẳng lại gia tăng giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam ?

Vùng tranh chấp này có nhiều tiềm năng về dầu khí và cũng là nơi có các tuyến hàng hải rất quan trọng. Những yêu sách ngày càng cứng rắn của Trung Quốc có nguy cơ biến nơi đây thành lãnh hải của Bắc Kinh, có thể cản trở tự do lưu thông hàng hải. Nhiều quốc gia cũng có những yêu sách trong khu vực này. Việt Nam có tranh chấp với Trung Quốc ở rất nhiều nơi trong vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam cũng đã tiến hành xây dựng trên nhiều bãi đá ngầm; các cải tạo này dường như được tiến hành trước khi có các hoạt động xây lấp của Bắc Kinh, và ở quy mô nhỏ hơn, không thể so sánh được với Trung Quốc : chỉ có 8,4 hecta. Tương tự, Philippines cũng lao vào cuộc chạy đua xây dựng trên các bãi đá ở Trường Sa.

Vào năm 2014, việc Trung Quốc triển khai một dàn khoan thăm dò dầu khí ngay trong vùng biển mà Hà Nội khẳng định thuộc chủ quyền của mình, đã làm dấy lên nhiều vụ bạo động chống Trung Quốc tại Việt Nam. Tàu chiến Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên va chạm nhau và dùng vòi rồng xua đuổi các tàu đánh cá bị cáo buộc là đánh bắt trái phép trong vùng biển của nước kia.

Manila cũng tố cáo Bắc Kinh « kiểm soát trên thực tế » Biển Đông. Trong tuần vừa qua, tướng Gregorio Catapang, chỉ huy quân đội Philippines, đã cho chở bằng máy bay một nhóm phóng viên nước ngoài đến những hòn đảo mà Manila chiếm giữ, nằm trong vùng có tranh chấp. Tướng Catapang đã thanh sát các công trình xây dựng của Philippines trong khu vực. Sự việc này khiến cho Bắc Kinh nổi đóa, tố cáo Philippines đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Bắc Kinh lên án « hành động chiếm giữ bất hợp pháp lãnh thổ Trung Quốc trong quần đảo Nam Sa (tên gọi Trường Sa của Trung Quốc) », đồng thời yêu cầu Manila phải cho di tản dân chúng và tháo gỡ các cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, quan hệ với Nhật Bản đã yên dịu chưa ?

Từ vài tháng nay, Bắc Kinh và Tokyo đều cố làm dịu tình hình. Các tiếp xúc ở cấp cao nhất đã được nối lại. Trong tháng Ba (2015), một cuộc họp về an ninh giữa lãnh đạo số 2 ngành ngoại giao Nhật Bản, Shinsuke Sugiyama và đồng nhiệm Trung Quốc Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao), đã được tổ chức lần đầu tiên, kể từ 4 năm qua. Tuy nhiên, vẫn còn sự ngờ vực lẫn nhau.

Việc Trung Quốc lập vùng nhận diện phòng không, vào cuối năm 2013, tại biển Hoa Đông, đã gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa Bắc Kinh và Tokyo. Bởi vì Nhật Bản nằm trong tầm ngắm của hành động này : việc thiết lập vùng nhận diện phòng không bao gồm cả quần đảo Senkaku, hiện do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền và gọi là quần đảo Điếu Ngư.

Tuần trước, Nhật Bản đã tổ chức các cuộc tập trận hải quân với Philippines tại Biển Đông, nhằm tăng cường hợp tác quân sự giữa các đồng minh của Hoa Kỳ, trước thái độ hung hăng của Trung Quốc ở trên biển. Trong một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tokyo và Washington đã thông báo tăng cường liên minh quân sự, đặc biệt là có tính tới việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và gần đây có những hành động biểu dương sức mạnh.

Liệu Washington có thể buộc Bắc Kinh phải lùi bước trong việc đưa ra các đòi hỏi lãnh thổ hay không ?

Trong tuần qua, giọng điệu giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới đã căng thẳng hơn. Hôm thứ Tư, 13/05/2015, quân đội Mỹ khẳng định là đang tính tới « các giải pháp », theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, qua đó, làm cho phía Trung Quốc hiểu là Washington không chấp nhận việc đã rồi tại Biển Đông. Một quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, « chúng tôi đang xem xét các hành động nhằm bảo đảm tự do lưu thông tại một khu vực rất quan trọng đối với thương mại quốc tế ». Quân đội Mỹ dự tính điều hẳn tàu chiến đến các vùng biển cách các đảo nhỏ mà Trung Quốc chiếm giữ dưới 12 hải lý (19 km), có nghĩa là trong các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, đồng thời Hoa Kỳ cho các máy bay tuần duyên bay vào không phận các hòn đảo này, nhằm thể hiện rõ là Washington không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.

Trong một bản báo cáo gần đây, Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá rằng Trung Quốc có thể sử dụng các cơ sở hạ tầng được xây cất trên các bãi đá này nhằm tăng cường các hoạt động tuần tra của hải quân ở trong vùng và sử dụng phi đạo nhằm áp đặt một vùng nhận diện phòng không. Hoa Kỳ coi khu vực này là vùng biển quốc tế. Phát biểu tại Thượng viện Hoa Kỳ, ông David Shear, phụ trách Châu Á trong nhóm cố vấn của Bộ trưởng Ashton Carter, đã nhận định : « Rất nhiều cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng trên các bãi đá chìm, nhưng đó không phải là cơ sở cho các đòi hỏi lãnh thổ. Khó thấy được Trung Quốc hành xử ra sao để phù hợp với luật pháp quốc tế ».

Về phần mình, Bắc Kinh tố cáo Manila và Washington cùng nhau hành động để « phóng đại mối đe dọa Trung Quốc ». Gần đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tố cáo các ý đồ của của Mỹ và khẳng định rằng « tự do lưu thông không có nghĩa là tàu chiến hoặc máy bay quân sự của một nước có thể tự ý xâm nhập vào lãnh hải và không phận của nước khác ». Năm 2013, Hoa Kỳ đã đáp trả việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông bằng cách cho máy bay B-52 bay vào khu vực này.

Có nguy cơ xẩy ra xung đột quân sự trong vùng này hay không ?

Hoa Kỳ gia tăng các cuộc tập trận quân sự với các đồng minh trong vùng. Mục đích là tăng cường khả năng phát hiện các tàu chiến Trung Quốc hiện diện khu vực có tranh chấp. Các chuyên gia về an ninh nhấn mạnh đến tính toán mạo hiểm của Washington khi đi xa hơn, dẫn đến mối nguy hiểm xẩy ra một cuộc xung đột quân sự có giới hạn, nhưng đối đầu trực tiếp. Nếu như các sáng kiến của Mỹ không thành công trong việc kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc, thì Washington sẽ phải đối mặt với một loạt các giải pháp tồi tệ : Hoặc là phải lùi bước và làm mất đi sự tin cậy của các đồng minh trong vùng hoặc là chấp nhận leo thang với nguy cơ lao vào xung đột công khai với Bắc Kinh.

Ông Kim Xán Vinh (Jin Canrong), chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh báo trước là nếu Hoa Kỳ đưa các tiêm kích và chiến hạm đến vùng 12 hải lý, điều này « sẽ buộc Quân đội Giải phóng Nhân dân tính tới một hành động quân sự để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông ». Cơn sốt mới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ gây lo ngại là cuộc tranh đua giữa Washington và Bắc Kinh nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình trong vùng, sớm muộn gì cũng dẫn đến đối đầu.

Vào cuối tháng Tư vừa qua, Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN – đã nêu rõ trong thông cáo chung của hội nghị Thượng đỉnh thường niên. Bản thông cáo cảnh báo : « Chúng tôi chia sẻ quan ngại sâu sắc của một số lãnh đạo về việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin, sự tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông ».

Đối đầu Mỹ - Trung trên không phận Biển Đông

Thanh Phương
Theo RFI-18-05-2015 16:27
media
Phi cơ trinh sát không người lái MQ-8B Fire Scout trên chiến hạm USS Fort Worth.@navymil

Tuy không có một hiệp ước hay luật lệ nào quy định về các vùng nhận dạng phòng không ADIZ, nhưng vùng này vẫn được một số quốc gia thiết lập nhằm kiểm soát những khu vực ngoài biên giới quốc gia, với quy định là các máy bay dân dụng và quân sự của nước ngoài phải tự thông báo “thân thế” mỗi khi bay vào vùng này, nếu không có thể bị không quân của nước này bay lên chặn lại.

Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ và Nhật Bản chỉ trích kịch liệt khi tuyên bố vào năm 2013 thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở vùng Biển Hoa Đông, nơi mà Bắc Kinh và Tokyo đang tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nay Washington càng quan ngại hơn trước khả năng Trung Quốc cũng sẽ thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, một khi hoàn tất các công trình bồi đắp, mở rộng các đảo đang tranh chấp, vì trên các đảo này sẽ có cả các phi đạo cho phi cơ quân sự.

Vào tuần trước, khi Hoa Kỳ điều chiến hạm USS Fort Worth, một trong những tàu hiện đại nhất của hải quân Mỹ, đến tuần tra lần đầu tiên ở vùng Biển Đông, một phi cơ trinh sát không người lái và một chiếc trực thăng Seahawk cũng đã cất cánh từ chiến hạm để tuần tra trên không phận vùng biển này. Tuy hải quân Mỹ không nhắc gì đến những công trình bồi đắp đảo của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa, nhưng những hoạt động của chiến hạm USS Fort Worth rõ ràng là nhằm chứng tỏ năng lực của Mỹ đối phó với khả năng Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.

Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, trong điều kiện hiện nay ở Biển Đông, Bắc Kinh rất khó mà bảo đảm việc tuân thủ vùng nhận dạng phòng không. Cho dù Trung Quốc sẽ có hai phi đạo quân sự ở Trường Sa, cộng thêm phi đạo được mở rộng trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, nhưng theo các chuyên gia và các giới chức quân sự Mỹ, vùng Biển Đông rất lớn, mà tầm hoạt động của các phi cơ Trung Quốc thì có giới hạn. Ví dụ như quần đảo Trường Sa nằm cách Hoa lục đến 1.100 km, tức là rất xa các căn cứ không quân của Trung Quốc. Cho dù có thêm các đảo nhân tạo, cũng sẽ rất khó cho Trung Quốc bảo đảm việc tôn trọng vùng nhận dạng phòng không ở một khu vực xa về phía Nam như thế.

Tại vùng Biển Hoa Đông hiện nay, quân đội Hoa Kỳ và Nhật hoàn toàn không tuân thủ vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc. Hai hãng hàng không lớn của Nhật là ANA Holdings và Japan Airlines cũng phớt lờ quy định của Trung Quốc. Một nghiên cứu gần đây của Phòng nghiên cứu Quốc hội gần đây cho thấy là mặc dù không quân Trung Quốc tích cực giám sát vùng này bằng hệ thống radar đặt dọc theo các bờ biển, nhưng khả năng bảo đảm việc tuân thủ vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông rất hạn chế. Các phi cơ của Trung Quốc không thể có mặt thường xuyên trên không phận Hoa Đông.

Theo Reuters, kiểm soát không phận vùng Biển Đông lại còn khó khăn hơn đối với Trung Quốc do tính chất phức tạp của tranh chấp chủ quyền biển đảo và do nguy cơ đụng độ với lực lượng hải quân và không quân Mỹ tại vùng này. Nhất là Lầu Năm Góc hiện đang xem xét phương án triển khai chiến hạm và chiến đấu cơ đến gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây ở Trường Sa để bảo đảm sự tự do lưu thông hàng hải chung quanh các đảo này.

Hiện giờ Bắc Kinh chỉ dám uy hiếp láng giềng Manila. Gần đây, ít nhất là 6 lần Trung Quốc đã yêu cầu các phi cơ của Philippines rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa, nhưng các phi cơ này đã không tuân lệnh.

Biểu tình bạo động ở Tứ Xuyên vì đường xe lửa

Theo RFI-Tú Anh
18-05-2015 16:30
media
Người dân huyện Lân Thủy, Tứ Xuyên, Trung Quốc biểu tình phản đối chính quyền thay đổi dự án xây tuyến xe lửa.Ảnh mạng Weibo.

Dự án đường sắt ở Tứ Xuyên dẫn đến biểu tình và xung đột với công an cảnh sát. Hàng ngàn dân huyện Lân Thủy ở huyện Quảng An xuống đường phản đối chính quyền thay đổi kế hoạch để dành ưu tiên cho quê quán của lãnh đạo quá cố Đặng Tiểu Bình. Bị đàn áp, dân làng đáp trả bằng gạch đá. Hàng chục người bị thương, không loại trừ có người chết.

Từ 24 giờ qua, hình ảnh các cuộc xung đột thô bạo giữa cảnh sát Tứ Xuyên và dân huyện Lân Thủy được phổ biến trên các mạng xã hội. Vụ việc bắt đầu vào ngày thứ Bảy (16/05/2015) khi hàng ngàn dân huyện Lân Thủy biểu tình chống chính quyền thay đổi dự án xây đường xe lửa mới không phục vụ làng Lân Thủy. Phía dân làng cho rằng nhà cầm quyền đã đổi kế hoạch vào giờ chót, chuyển hướng lộ trình về Quảng An để dành ưu tiên phát triển quê hương của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Phía chính quyền địa phương cải chính với lập luận có hai dự án khác nhau nhưng cuối cùng phải chọn một.

Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát chống bạo động dùng dùi cui đánh đập người biểu tình đang đi về hướng một thành phố nhỏ. Tiếp theo đó là hình ảnh hàng ngàn dân làng đáp trả bằng gạch đá. Hình ảnh người biểu tình bị thương tích đẫm máu cũng được đưa lên mạng. Thông tin chưa được kiểm chứng cho biết có ít nhất 4 người chết trong số này có một trẻ em 13 tuổi.

Theo báo chí phương Tây, do Lân Thủy không có đường xe hỏa nên dân chúng hy vọng đời sống của họ sẽ khả quan hơn nếu dự án thành hiện thực. Từ Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên đến Lân Thủy phải mất 4 giờ đi xe đò, phương tiện chuyên chở duy nhất.

“ Đánh chết dân , ba công an ra tòa ”

Tháng 12 năm 2014, công an Đài Nguyên, thủ phủ tỉnh Sơn Tây đánh trọng thương một phụ nữ 47 tuổi tên Chu Tú Vân ở ngoài đường rồi lôi về đồn công an đánh tiếp. Ngày hôm sau nạn nhân qua đời ở bệnh viện. Vụ việc gây bất bình trên mạng xã hội. Theo Tân Hoa xã, hôm nay , ba công an can phạm đã ra tòa với các tội danh lạm dụng quyền lực và cố ý gây thương tích.

Cách đây một năm, khi thấy con và chồng là công nhân xây dựng đi đòi lương trả trễ mà bị chủ thầu gọi công an đến hành hung, bà Chu Tú Vân đã đứng ra can thiệp nhưng chính bà đã bị thiệt mạng vì đòn thù của công an. Theo nhận định của AFP, cảnh sát, công an Trung Quốc thường bị giới bảo vệ nhân quyền tố cáo theo lệnh các doanh nghiệp hay chính quyền địa phương để đàn áp dân trong các vụ tranh chấp đất đai, tịch thu nhà đất

Chuyện gì đang diễn ra ở biển Đông?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-05-18  
017_197743-620.jpg
Cảnh sát biển Trung Quốc (P) sử dụng cờ để báo hiệu cho tàu Việt Nam KN-762 đã va chạm với tàu bảo vể biển của Trung Quốc hôm 13 tháng 6 năm 2014.AFP photo

Ngày 16 tháng 5 năm 2015, Việt nam lại lên tiếng phản đối lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc trên biển Đông. Đây là sự việc mới nhất trong những diễn biến sôi động ở biển Đông trong thời gian hơn một tháng qua.

Biển Đông một tháng sôi động

Xem xét các diễn biến tại biển Đông trong thời gian vừa qua, Thạc sĩ Hoàng Việt, một trong những người nghiên cứu về biển Đông ở Việt Nam cho biết:

“Các phản ứng của các quốc gia, đặc biệt là phản ứng từ phía Hoa kỳ, liên quan đến việc Trung Quốc cho bồi đắp các thực thể địa lý trên biển Đông bao gồm cả Hoàng sa và Trường sa, trong đó đặc biệt là quyết định từ phía Hoa kỳ tuyên bố cho tàu hoặc các máy bay tham gia tuần tra trên biển Đông cũng như là chạy qua các vùng mà Trung Quốc đang bồi lấp, để thách thức việc Trung Quốc muốn thay đổi nguyên trạng, thay đổi tính pháp lý của nó. Tôi cho rằng đó là diễn biến nổi bật nhất liên quan đến biển Đông trong 1 tháng qua.”

Đầu tháng Tư, năm 2015, Trung Quốc công khai kế hoạch của họ về việc xây dựng các đảo nhân tạo cũng như cải tạo các bãi đá nhỏ mà họ đang chiếm đóng tại quần đảo Trường sa.

Ngày 11 tháng Năm tàu tác chiến gần bờ của hải quân Mỹ đóng tại Singapore là USS Fort Worth chạy ngang các đảo ở Trường Sa và bị một tàu chiến của Trung Quốc theo dõi từ xa.

Ngày 13 tháng Năm, Bộ Quốc phòng Mỹ nói là sẽ cân nhắc việc gửi tàu chiến và máy bay đến tuần tra ở biển Đông, kể cả sẽ đi vào vùng 12 hải lý xung quanh các đảo mà Trung Quốc đang kiểm soát.

"Tôi nghĩ rằng Việt Nam ở một tình thế rất là khó. Ngoài việc lên tiếng mạnh mẽ, Việt Nam khó có thể làm cái gì hơn, nhìn vào cái tương quan lực lượng trên biển bây giờ."- Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Ngày 14/5 Bộ ngoại giao Việt Nam lên tiếng ủng hộ các hoạt động tuần tra trên biển của các Quốc gia trong vùng biển Đông trong đó có hải quân Hoa kỳ.

Trả lời câu hỏi tại sao Hoa Kỳ lại có những hành động và tuyên bố mạnh mẽ hơn về biển Đông so với thời gian trước kia, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho rằng:

“Các diễn biến trên biển Đông trong thời gian gần đây đặc biệt là từ phía Trung Quốc trong việc xây các đảo nhân tạo, đó là một hành động, một diễn biến thay đổi rất là lớn hiện trạng trên biển Đông. Đặt ra một thách thức mới mà trước đó chưa tồn tại.”

Tiến sĩ Hiệp nói thêm và diễn biến mới này sẽ tạo cho Việt Nam một cơ hội thuận lợi hơn là có Hoa kỳ như một đồng minh tự nhiên trong việc đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông, nhưng cũng đặt Việt Nam vào một thách thức là làm thế nào để duy trì quan hệ tốt với nước láng giềng khổng lồ phương Bắc.

Một nhà quan sát trong nước là Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói rằng:

“Tôi nghĩ rằng Việt Nam ở một tình thế rất là khó. Ngoài việc lên tiếng mạnh mẽ, Việt Nam khó có thể làm cái gì hơn, nhìn vào cái tương quan lực lượng trên biển bây giờ. Đó là một cái thế rất là kẹt.”

Nói thêm về tình thế khó khăn của Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng nếu đặt mình vào vị trí các nhà lãnh đạo hiện nay thì xét về thực chất họ cũng đã làm cái việc tìm kiếm đồng minh để bảo vệ đất nước, mặc dù chuyện đó không được lên tiếng một cách ồn ào.

Một khó khăn nữa trong cách ứng xử hiện nay cũng như dài hạn của Việt nam đối với Trung Quốc, theo Thạc sĩ Hoàng Việt là chuyện nước này thường lợi dụng sự đồng nhất về ý thức hệ giữa hai Quốc gia láng giềng.

Những diễn biến sắp tới?

Nói về những diễn biến sắp tới trên bàn cờ biển Đông, Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng:

“Để đánh giá động thái của Trung Quốc trong thời gian sắp tới thì rất khó, vì Trung Quốc họ luôn có các kế hoạch gây bất ngờ cho các quốc gia khác, rất khó đoán. Tuy nhiên đó là chuyện các bước đi cụ thể, còn về dài hạn thì Trung Quốc họ không thay đổi, tức là họ luôn luôn làm sao để thực hiện được việc họ kiểm soát được biển Đông.”

Và ông cho rằng sắp tới Việt nam cũng sẽ tiếp tục đối phó với những việc từng xảy ra trong quá khứ chẳng hạn như ngư dân đánh cá sẽ tiếp tục bị đe dọa.

Về xu hướng hành động của Mỹ đối với Trung Quốc trên biển Đông, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng:

“Tôi nghĩ là họ đang tranh luận là có nên đi vào cái vùng 12 hải lý đấy để thách thức Trung Quốc hay không nhưng lâu dài họ sẽ làm cái việc đấy. Ví dụ như là cử tàu gì, thời điểm nào là có cân nhắc, nhưng xu hướng họ sẽ thách thức Trung Quốc việc xây đảo nhân tạo.”

Còn về phía Trung Quốc thì ông Hiệp nói là trước mắt họ sẽ dừng lại rồi sẽ tiếp tục những kế hoạch mới theo kiểu mà nhiều người gọi là chiến thuật lát cắt (Salami,) và sẽ củng cố những gì đã làm được để tạo thành một sự đã rồi trước mọi quốc gia khác trong vùng. Nói về một sức mạnh khác có thể kềm chế Trung Quốc, Tiến sĩ Hiệp cho đó là Nhật Bản, lý do được ông đưa ra là:

"Để đánh giá động thái của Trung Quốc trong thời gian sắp tới thì rất khó, vì Trung Quốc họ luôn có các kế hoạch gây bất ngờ cho các quốc gia khác, rất khó đoán. "- Thạc sĩ Hoàng Việt

“Nhật cảm thấy e ngại sự gia tăng ảnh hưởng và sức mạnh của Trung Quốc. Toàn bộ những động thái từ diễn dịch lại Hiến pháp, tăng cường Quốc phòng, tăng cường quan hệ với Mỹ, với các Quốc gia ASEAN, đặc biệt là các nước có quan hệ xung đột với Trung Quốc. Tất cả những điều này, bên cạnh lý do an ninh hàng hải thì đằng sau đấy là kiềm chế và ngăn chận Trung Quốc. Một mình Nhật thì không có tác động lắm, nhưng một khi kết hợp với Mỹ thì sẽ thành một sức mạnh đáng gờm. Trung Quốc có nhiều lý do để lo ngại.”

Đánh giá về sự hiện diện quân sự của các cường quốc này trong vùng biển Đông, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng:

“Chắc chắn nó sẽ giúp đỡ cho Việt Nam, Philippines cũng như các nước khác, vì nếu mà sự hiện diện ấy càng liên tục bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, vì nó làm cho cái quân bình lực lượng quốc tế ở cái vùng này nó sẽ cân bằng hơn so với nếu chỉ có một sự chênh lệch hoàn toàn về phía Trung Quốc mà không có Mỹ hay Nhật hiện diện ở đó.”

Tuy nhiên ông cũng lo lắng rằng không khéo thì lại lợi bất cập hại, vì với sự hiện diện của tàu chiến Mỹ mà không đi vào gần những khu vực Trung Quốc đang chiếm đóng thì coi chừng đó lại được hiểu như một sự công nhận.

Còn Tiến sĩ Hiệp thì cho rằng đối với các Quốc gia ASEAN trong đó có Việt Nam thì với sự hiện diện tăng lên về quân sự của Hoa Kỳ thì các Quốc gia này sẽ nhích về phía Washington một chút nhưng vẫn bị sự chi phối mạnh mẽ về kinh tế và đầu tư của Trung Quốc lên các quyết định của các quốc gia này.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/wh-is-happening-in-east-sea-chest-board-kh-05182015121146.html/05182015-eastsea-khoa.mp3