Monday, November 2, 2015

Tin CỰC NÓNG: HN - SG BÙNG NỔ BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TẬP CẬN BÌNH







Một cuộc biểu tình nhỏ đã diễn ra tại Hà Nội vào khoảng 9h15 sáng nay (3/11/2015), từ điểm xuất phát là quảng trường Nhà Hát Lớn. Những người biểu tình giương cao thông điệp: “Phản đối lệ thuộc Trung Quốc”, “Phản đối Tập Cận Bình sang Việt Nam”.

09h30: Hình ảnh tại khu vực Tràng Tiền Plaza (Bờ Hồ- Hà Nội), những thanh niên No U đã biểu tình phản đối Tập Cận Bình đến Việt Nam.








Tại Dương Nội, bà con cũng đang chuẩn bị đi ra Nhà hát lớn để biểu tình phản đối bè lũ Tập Cận Bình.

FB Trịnh Bá Phương cho biết: Chủ tịch phường và rất đông an ninh đến nhà tôi để ngăn cản chúng tôi đi biểu tình phản đối Tập Cận Bình. tên giặc phương Bắc xâm lược đến Việt Nam.

Bà con đã tổ chức biểu tình tại chỗ.




Fb Trịnh Bá Tư cho biết: Tiền Mua Chuộc

Sáng nay 3/11/15 được biết bà con dân oan Dương Nội tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược, 7h sáng rất đông CA, AN Quận và Phường đã đến vận động ngăn cản bà con đi biểu tình, đồng thời ông Tuân phó CA phường Dương Nội đã đề nghị bà Cấn Thị Thêu nhận tiền và đừng đi biểu tình nữa (xem ảnh).

Việc dùng tiền để mua chuộc và dùng vũ lực để ngăn cản bà con biểu tình chống Trung Quốc xâm lược của CA là một hành vi phản bội lại Tổ Quốc, quay lưng lại với những nỗi khổ của ngư dân.

Bà con đứng biểu tình tại chỗ


Bà con Dương Nội kéo nhau tới trụ sở tiếp dân của đảng CSVN, Quốc hội và Chính phủ VN để biểu tình:



Tại Sài Gòn, các nhân sĩ trí thức và thanh niên biểu tình phản đối Tập Cận Bình:






GS. Mạc Văn Trang cho biết:

XE ÔM "NHẠY CẢM"!...

Tối hôm nọ mình xuống bến xe buyt, thấy mấy anh xe ôm mời chào. Mình ngạc nhiên có 2 anh xe ôm “TRƯỜNG SA” với hình cờ đỏ sao vàng in trên kính chắn gió trước xe và sau lưng áo anh xe ôm. Mình thấy vui vui, chọn luôn anh Trường Sa để đi. Nhớ hồi ông Nông Đức Mạnh làm TBT, sinh viên ban đêm bí mật đi viết chữ HS- TS – VN cũng bị CA bắt, thật nhục nhã!

Nay sắp đón Tập Cận Bình, mấy anh xe ôm TRƯỜNG SA này, có bị CA quấy rối không?




Tại nhà riêng, sáng hôm qua, Thạc sĩ Đào Tiến Thi và con trai là Đào Lê Tiến Sỹ cũng biểu thị sự phẫn nộ về chuyến thăm của tên cướp đảo Tập Cận Bình:






ĐẢ ĐẢO BÈ LŨ TẬP CẬN BÌNH!
ĐẢ ĐẢO ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC!
PHẢN ĐỐI TẬP CẬN BÌNH TỚI VIỆT NAM!



Nguồn tin và ảnh: Bạch Hồng Quyền - Đoan Trang
 Trịnh Bá Phương - Đào Tiến Thi - Mạc Văn Trang
Ngô Đức Thọ - Lê Hoàng - Huỳnh Ngọc Chênh

Nợ công: khi lộ hết bản chất sẽ dẫn tới vỡ nợ

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2015-11-02 
000_Hkg10225331
Công an và dân quân đứng gác tại một ngã tư theo lộ trình đoàn xe buýt chở các đại biểu tham dự đại hội đảng cộng sản tại Hà Nội hôm 2/11/2015  AFP photo
Áp lực nợ công đè nặng ngân sách quốc gia, trong bối cảnh bội chi triền miên. Đây là vấn đề được Quốc hội Việt Nam bàn thảo nhiều nhất trong kỳ họp cuối cùng hiện nay. Nợ công của Việt Nam đã tăng hơn 4 lần trong một thập niên, hiện nay theo Bộ Kế hoạch Đầu tư nợ công là 66,4% GDP Tổng sản phẩm nội địa, còn bộ tài chính thì báo cáo chỉ có 59,6% tính đến hết năm 2014. Phải chăng nợ công của Việt Nam đã rơi vào tình trạng nguy hiểm vượt trần cho phép 65% và khả năng trả nợ rất khó khăn. Nam Nguyên tìm hiểu vấn đề này qua phỏng vấn Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế hiện sống và làm việc ở Hà Nội, trước hết PGSTS Ngô Trí Long nhận định:
Tôi nghĩ cách tính thứ nhất phải đi theo thông lệ quốc tế, đó là chuẩn nhất. Thứ hai quan trọng nhất không phải mức nợ bao nhiêu, mà vấn đề hiện nay xu hướng nợ công của Việt Nam tăng nhanh và nguồn để trả nợ rất là hạn hẹp, hầu như không có. Một trong những vấn đề từ bài học nhãn tiền của Hy Lạp là gì? là sự không minh bạch, không rõ ràng mà báo cáo tô toàn màu hồng, rồi đến một lúc nào đó bản chất của nó lộ ra thì sẽ đi đến vỡ nợ.
Sự thực đó hiện nay là vấn đề Quốc hội đang quan tâm, thứ nhất là vấn đề ngân sách thiếu bền vững. Mặc dù thu thì luôn luôn vượt chỉ tiêu, nhưng mà thu lại không đáp ứng được chi. Vấn đề thứ hai là hiệu quả đầu tư công, hiệu quả sử dụng đồng vốn. Tất cả đều là nguyên nhân tiềm ẩn, hiện nay đối với các nước thí dụ ở Châu Âu chuẩn nợ công là 60% GDP, thâm hụt ngân sách 3% là báo động đỏ. Việt Nam thì lại khác, tất nhiên so sánh các nước là để so sánh, nghiên cứu thôi. Nhưng vấn đề bản chất của nó là khả năng chi trả, có khả năng hay không? vấn đề làm ăn có hiệu quả hay không? Vấn đề quan trọng là đánh giá thực trạng, nhưng mỗi một cơ quan lại đánh giá khác nhau và Chính phủ thì dựa vào Bộ Tài chính, cho nên số liệu là màu hồng. Đây là những cảnh báo nguy cơ vấn đề nợ công của Việt Nam.
Nam Nguyên: Như Giáo sư có nói, vay để phát triển có nghĩa là vốn vay phải giúp làm lợi, sinh lời có tiền để trả nợ và tái đầu tư. Nó liên quan đến hiệu quả đầu tư, chi phí và năng suất lao động. Phải chăng Việt Nam rất kém, không thuận lợi trong những đánh giá này?
Vấn đề quan trọng là đánh giá thực trạng, nhưng mỗi một cơ quan lại đánh giá khác nhau và Chính phủ thì dựa vào Bộ Tài chính, cho nên số liệu là màu hồng. Đây là những cảnh báo nguy cơ vấn đề nợ công của Việt Nam.
- PGSTS Ngô Trí Long 
PGSTS Ngô Trí Long: Điều này hoàn toàn chính xác, bởi vì trong cơ cấu tổng số nguồn chi của ngân sách, trong cơ cấu thu và chi mặc dầu thu luôn luôn vượt dự toán nhưng chi lại quá phần thu đó, đấy là sự nguy hiểm. Nguy hiểm thứ hai là cơ cấu chi của ngân sách, chi thường xuyên chiếm quá lớn, hiện nay là hơn 70% và phần còn lại thì chủ yếu là để trả nợ. Trong khi theo qui định của Việt Nam cũng như quốc tế, chi để trả nợ trên 25% nguồn thu là cực kỳ nguy hiểm, Việt Nam đang tiếp cận ngưỡng đó. Trong điều kiện đó vay hiện nay nói là phục vụ cho đầu tư nhưng thực chất phục vụ cho vấn đề tiêu dùng, chi thường xuyên. Cho nên bối cảnh thực trạng nợ công Việt Nam thì đây là sự cảnh báo, báo động rất là cao. Nếu cứ tiếp diễn thì trước hay sau hậu quả nhãn tiền như Hy Lạp đã xảy ra.
Nam Nguyên: Thưa Giáo sư, trong 5 năm tới VN sẽ phải vay trên 3 triệu tỷ đồng để bù vào bội chi và nợ gốc đến hạn. Câu chuyện này thực chất như thế nào, có đại biểu Quốc hội nói nợ 10 năm đời con phải trả, nợ 30 năm thì đời cháu phải thanh toán. Nhận định gì?
PGSTS Ngô Trí Long: Nói chung nguy cơ về nợ công không phải trong tương lai mà đã hiện hữu trước mắt rồi. Không những trước mắt phải trả mà đời con, đời cháu phải trả, không làm khác được. Với cái kiểu như hiện nay thì vài chục năm nữa cũng chưa trả hết nợ được, điều này là nhãn tiền. Thực trạng nợ công Việt Nam hiện nay nói tóm gọn là như vậy.
Làm sao giữ cho nợ công an toàn
Nam Nguyên: Thưa Giáo sư, khi biết được tất cả những thiếu sót khiếm khuyết của hệ thống như vậy, có giải pháp nào được đưa ra để giữ cho nợ công được an toàn hay không ?
PGSTS Ngô Trí Long: Nói chung như tôi đã có bài viết, trên báo chí cũng có rất nhiều giải pháp. Nhưng vấn đề căn bản thực thi nó như thế nào, lời nói có đi đôi với nhau hay không mới là vấn đề quan trọng. Giải pháp thì rất nhiều chuyên gia có đề án tái cơ cấu, quản lý, xử lý đầy đủ mọi lĩnh vực, tất cả rất rõ. Nhưng căn bản thực thi có đúng hay không, có thanh kiểm tra đúng hay không và có kiên quyết hay không. Thí dụ như vậy, chứ Luật Đầu tư công đã bắt đầu ban hành rồi, nhưng thực thi nó như thế nào có hiệu quả hay không thì đó là một vấn đề. Giải pháp rất là nhiều, các chuyên gia, các đề án, cơ quan chức năng đều nói nhưng cốt lõi vẫn là vấn đề thực thi. Đây chính là sự nguy hiểm báo động của vấn đề nợ công hiện nay ở Việt Nam.
Nam Nguyên: Và cái chính có phải là phải giảm chi tiêu hay không, hiện nay vẫn quá tay chi tiêu rất bừa bãi. Thưa điều này có đúng hay không?
PGSTS Ngô Trí Long: Với một bộ máy, cồng kềnh như của Việt Nam mà ngay đại biểu Quốc hội cũng nói là, rất nhiều tổ chức cùng song hành như tổ chức Đảng, tổ chức Chính quyền, tổ chức các đoàn thể và tất cả đều ăn lương nhà nước, trong khi đó năng suất lao động thì thấp,  đây là sự nguy hiểm. Ở Quảng Ninh đã thí điểm nhất thể hóa giữa cơ quan Đảng với cơ quan Chính quyền. Người ta thấy vấn đề đó nhưng họ không triển khai, không thực hiện và với một bộ máy cồng kềnh lớn như hiện nay thì không có một nguồn ngân sách nào có thể kham nổi, đủ nuôi nổi bộ máy như vậy. Chắc chắn với việc đầu tư, trong khi phải nuôi bộ máy quá lớn như vậy thì tiền phát triển cho đầu tư, mà chính nguồn này mới là để trả nợ, không được coi trọng, không đúng thì mức nợ tăng cao và nguồn thu để trả mức nợ đó lại không có, hạn hẹp. Cuối cùng có dẫn tới vỡ nợ thì cũng là chuyện bình thường.
Giải pháp rất là nhiều, các chuyên gia, các đề án, cơ quan chức năng đều nói nhưng cốt lõi vẫn là vấn đề thực thi. Đây chính là sự nguy hiểm báo động của vấn đề nợ công hiện nay ở Việt Nam.
- PGSTS Ngô Trí Long
Nam Nguyên: Thưa ngoài những chuyện bộ máy kềnh càng lớn quá, phải chi cho bộ máy nhiều quá thì lại còn vấn đề thực hiện những dự án không thiết thực tiêu tốn rất nhiều tiền, thí dụ các dự án tượng đài, hoặc dự án cải cách sách giáo khoa lên tới mấy chục ngàn tỷ, rồi sau mới rút xuống. Thực trạng là chi tiêu bừa bãi không nghĩ tới việc phải trả nợ?
PGSTS Ngô Trí Long: Đây là vấn đề thanh kiểm tra giám sát việc chi tiêu hay là đầu tư không hiệu quả, đầu tư dàn trải, thất thoát, tham nhũng rất là lớn. Ví dụ đầu tư cho giáo dục hiện nay so với thế giới thuộc loại rất cao so với GDP, nhưng thực chất hiệu quả không có. Nói cách khác hiệu quả rất là kém, việc này chắc chắn dẫn tới hiện tượng là khó có thặng dư, tức tiền thừa để có thể trả nợ được.
Hiệu quả theo chúng tôi hiểu một cách rất đơn giản, đó là thu lớn hơn chi hay là đầu ra lớn hơn đầu vào. Điều này Việt Nam hoàn toàn không có và sẽ gây hậu quả khó lường.

Tập Cận Bình, chúng tôi cám ơn ông.

Canhco —  11/02/2015 - 14:42
Việc ông Tập Cận Bình sang Việt Nam có lẽ sẽ không ầm ĩ như thế nếu không có vụ khu trục hạm Lassen tuần tra trong vùng biển mà Trung Quốc bồi đắp trái phép. Tập sang Việt Nam trước đại hội Đảng cũng là điều lập lại như từ hơn hai mươi năm qua Bắc Kinh vẫn làm: xác định vị thế chiến lược của Trung Quốc ngay tại tâm điểm quyền lực: Ban chấp hành Trung ương đảng Việt Nam.
Nhưng lần này thì khác, ông sang Hà Nội để mang thông điệp tới cho Việt Nam: Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung Quốc. Và thông điệp ấy sẽ được đọc trước Quốc hội Việt Nam như báo chí Việt Nam loan tin hai ngày trước đây.
Ông Tập Cận Bình đã từng tuyên bố điều này trước mặt Tổng thống Barak Obama của Mỹ rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc từ thời cổ đại. Ông Obama ngẩn ngơ vì nó đâu phải chuyện của nước Mỹ mà phải biết ngày nào Trung Quốc nó chiếm Biển Đông? Rất lịch sự, Tổng thống Mỹ nhắc nhở ông Tập: Hoa Kỳ không can thiệp vào các tranh chấp và không đứng về nước nào, Hoa Kỳ quan tâm vấn đề tự do hàng hải và đường hàng không (vì vậy Bắc Kinh không nên tự cho mình là có quyền khống chế toàn bộ khu vực).
Nhưng khác với Mỹ, Việt Nam biết rõ ông Tập nói láo. Hà Nội luôn tuyên bố Việt Nam có đầy đủ minh chứng về chủ quyền của mình tại Hoàng Sa, Trường Sa. Không những có giấy tờ mà còn có máu nữa. Những giọt máu đổ ra đỏ thẫm cả một vùng biển rộng lớn. Đổ ra từ trước Hội nghị Thành Đô đã đành, bây giờ vẫn tiếp tục đổ. Không phải máu lính, máu bộ đội mà là máu ngư dân, những tấm lưng trần vấy máu Hoàng Sa vẫn sờ sờ ra đó và Bộ Ngoại giao đâu cần phải tìm kiếm gì xa xôi.
Hà Nội cho mình là khôn ngoan hơn khi công khai mời người cướp phá đất nước Việt Nam ra trước Quốc Hội để trả lời những điều mà Bắc Kinh đã làm trong bao nhiêu năm qua trên chủ quyền “không thể tranh cãi” của Việt Nam. Hà Nội tin rằng mối tình hữu nghị giữa hai Đảng sẽ khiến Tập Cận Bình nói tốt hơn ở những nơi khác. Trước gần 500 cái đầu “sành sõi” của các đại biểu không lẽ họ Tập dám vọng động hay sao?
Giấc mơ này sắp thành hiện thực vì chỉ còn vài ngày nữa thôi thì Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cho nhân dân Việt Nam thấy sự thông minh, vĩ đại của Đảng ta. Lúc đó từ trên chiếc bục của Quốc Hội, Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu đậm tình hai nước anh em vả thế lực phản động sẽ không còn cơ hội chống phá nữa.
Trên lý thuyết thì như vậy nhưng thực tế e rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã tính sai một nước cờ, từ một nước cờ thôi, cả bàn cờ có thể sẽ bị xóa trắng.
Nếu các nhà hoạch định chính sách của Đảng kỳ vọng vào lịch sự tối thiểu của một nguyên thủ quốc gia thì có thể Việt Nam sẽ trả giá rất đắt. Tập Cận Bình không có thói quen nhã nhặn và lịch thiệp. Mỗi khi tới đâu ông ta và đoàn tùy tùng mang theo hàng bó tiền để lấp miệng những tập đoàn cá mập của nước ấy. Chính phủ nước nào cũng cần tiền và vì vậy chính sách “đồng bạc đâm toạc tờ giấy” của Trung Quốc luôn hiệu quả ở khắp nơi, ngoại trừ nước Mỹ.
Không phải vì giàu mà Mỹ không thể mua chuộc được mà bởi Mỹ có một quốc hội dân chủ thật sự nên không ai có thể khống chế ý muốn của người dân.
Tập Cận Bình sang Mỹ và biết người Mỹ đối phó với ông ta như thế nào, trong khi đó không cần sang Việt Nam ông ta cũng biết người anh em của Bắc Kinh cần gì và do đó không cần phải đối phó.
Cái mà Tập cần đối phó là nhân dân Việt Nam, những kẻ cứng đầu truyền kiếp.
Nhân dân được Quốc Hội đại diện và lần này ông Tập sẽ có cơ hội cho nhân dân biết một cách chính thức quan điểm và chủ trương của nước ông, cho dù trong lời lẽ đôi khi có làm cho người nghe phật ý.
Ông nói gì? Không cần thông minh mới suy đoán được, cả nước Việt Nam sẽ được nghe nội dung như sau:
“Hai nước chúng ta từng có nhiều thời kỳ nồng ấm và Trung Quốc đã làm hết sức chứng tỏ sự quan tâm đối với cách mạng Việt Nam. Những cuộc cách mạng ấy đều có sự đóng góp của Trung Quốc và mặc dù từng có thời kỳ va chạm nhưng Trung Quốc chủ trương sống chung hòa bình với Việt Nam như tấm gương Hồ Chủ tịch từng theo đuổi.
Chúng ta có những va chạm về chủ quyền thì đó cũng là điều bình thường, vấn đề là phải giải quyết như thế nào thì hai đảng anh em vẫn tiếp tục thương thảo. Ngoại trừ những nơi mà Trung Quốc đã có chủ quyền từ thời xa xưa, còn lại những nơi đang có tranh chấp chúng ta sẽ nói chuyện với nhau trong tinh thần tương kính. Chúng ta sẽ có những cuộc đàm phán song phương bình đẳng và hữu nghị. Trung Quốc luôn luôn trợ giúp cho Việt Nam từ thời chiến tranh và bây giờ cũng không ngoại lệ, sự phát triển kinh tế của Việt Nam là ưu tư hàng đầu của Đảng cộng sản Trung Quốc.”
Sau bài phát biểu này thì Quốc hội Việt Nam sẽ làm gì?
Vỗ tay trời ạ!
Ông Tập nói những gì Trung Quốc từng nói hàng chục năm qua mà có thấy ai chống đối đâu? Ngay cả Quốc hội, nơi được xem là diễn đàn cao nhất của người dân cũng nói theo lời của Đảng, mà Đảng Cộng sản Việt Nam là con ngựa mang cái hàm thiết chỉ chạy theo sợi dây do Đảng Cộng sản Trung Quốc điều khiển. Con ngựa ấy thuần thục và dễ mến đến độ thằng nài cũng khinh bỉ vì không dám một chút bất kham cho nài có cơ hội trổ tài huấn luyện.
Người dân chỉ còn hy vọng bài bản “cúp điện” sẽ được mang ra sử dụng như công an từng sử dụng trong đêm sinh nhật của No U tại Hà Nội.
Nhưng cũng không chắc vì trợ lý ông Tập nào phải tay mơ, một cái loa cầm tay sẽ được mang theo để cho ông nói hết những điều muốn nói.
Chỉ tội nghiệp cho vài ông đại biểu bất kham trong cái nhà lồng ấy là bực tức vì không hỏi được câu mình muốn hỏi. Các ông cũng tự biết sẽ không có cơ hội nói năng gì đâu khi ông chủ tịch ngồi lom lom với cây búa trên tay cùng với cái nút bấm re re mỗi lần “cấm nói”.
Mà hỏi cái gì khi cả nước đã có sẵn câu trả lời rồi: Chúng đang diễn và diễn rất tốt bởi người dân là một đám khán giả được trang bị thứ kiến thức của lá cải và lá gan sợ hãi của loài sứa.
Cám ơn ông Tập đã cho nhân dân chúng tôi bừng tỉnh trước chính sách hai mang “đưa người cửa trước, rước người của sau”của Đảng. Chỉ thiệt hại cho nhân dân khi những đám người được đưa được rước ấy ra về thì cả cái khố nhỏ xíu của chúng tôi cũng bay đâu mất nói chi tới biển đảo ngoài kia?

Những nỗi chia lìa

Theo Người Việt-11-01-2015 3:13:29 PM 
Tạp ghi Huy Phương
Làm nghề truyền thông, thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được điện thư của những người không quen biết ở nhiều nơi. Ngoài những chuyện trao đổi ý kiến, khen ngợi hay chê trách, nhiều lúc tôi lâm vào tình trạng khó xử về những lá thư nhờ tôi một vài việc nhỏ, mà tôi không làm được hay chần chờ không biết giải quyết, trả lời ra sao?

(Hình minh họa: Phil Eggman/US Navy)

Những bức thư này mang những hoàn cảnh khá giống nhau: “Tìm cha.” Không phải như những đứa con lai Mỹ được chính phủ Hoa Kỳ mang về quê cha, nhưng không biết cha là ai, tác giả những bức thư mà tôi nhận được biết rất rõ về cha mình, qua lời kể của mẹ. Ngày chiến tranh chấm dứt, các em còn quá nhỏ, bây giờ 40 năm trôi qua, các em đã trưởng thành, có gia đình, nhưng có mẹ mà không có cha, các em có nhu cầu đi tìm lại người cha của mình với những lời gọi buồn thảm:

-“Cha ơi! Bây giờ cha ở đâu?”

- “Ba cháu tên là Nguyễn Văn Ba, cấp bậc trung úy thuộc Tiểu Khu Long An. Tháng Tư, 1975, trong cơn hỗn loạn, ba cháu xuống tàu đi Mỹ, từ ấy đến nay không có tin tức gì về với gia đình. Mẹ cháu đem con về nương náu bên ngoại, nhẫn nhục nuôi con, mong chờ tin cha, nhưng tin cha biền biệt. Nghe nói cha cháu hiện ở California, mong bác rộng lòng nhắn tin, tìm giúp ba cháu. Cháu và gia đình không quên ơn bác.” (Nguyễn Thị Hoài)*

- “Ngày 30 Tháng Tư, 1975, cháu đang còn ở trong bụng mẹ. Ba cháu là lính không quân, di tản trước khi Sài Gòn mất. Từ đó đến nay, mẹ cháu nói không có tin tức gì của ba cháu. Bà ẩn nhẫn sinh và nuôi con, lập gia đình với một người đàn ông khác và sinh ra những đứa con khác cha với cháu. Ông dượng sau này rất yêu thương cháu và rất thông cảm với hoàn cảnh của mẹ con cháu. Cháu lớn lên, hiện nay đã có gia đình và sinh hai con.

Cháu biết chuyện xưa qua lời kể của bà ngoại lúc cháu sắp đi lấy chồng. Mẹ cháu không bao giờ nhắc chuyện cũ, nhưng trong thâm tâm, cháu vẫn tha thiết muốn biết cha cháu là ai, không phải để nhờ cậy gì nhưng, ít ra cho lòng cháu khỏi ray rứt.” (Phan Thị Hoàng Oanh)*

Bức thư kèm theo chi tiết, tên tuổi, trú quán ngày trước của người đàn bà mang thai ở lại và tên của của người cha không bao giờ biết mặt của người con gái gửi thư.

Trong cơn hỗn loạn của Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi nghe Cộng Quân sắp vào, phản ứng bình thường là ai cũng mong tìm đường ra đi lánh nạn, và không ai nghĩ đến ngày một, ngày hai mình sẽ trở về, không ai có thể hứa hẹn với những người thân yêu ngày tái ngộ là bao lâu. Họ để tất cả dĩ vãng lại sau lưng, tất bật làm lại cuộc đời trên quê hương mới, học hành hay làm lụng vất vả để sống còn. Ngày tháng trôi qua, những bản tin từ quê nhà mỗi ngày mỗi xấu đi, và nỗi sum họp hay trở về hầu như tan biến. Có những người chung thủy, sắt son nhưng cũng có những người yếu đuối, buông xuôi trong dòng đời xô đẩy, và thời gian không dừng lại để chờ đợi ai. Những người bạn của tôi đã có công ăn việc làm, lập gia đình mới, sinh con đẻ cháu, những đứa con ra đời nơi đây đã thành đạt, dưới một mái nhà hạnh phúc.

Tôi nghĩ là họ không bao giờ quên chuyện cũ, nhưng đã không một lần nói ra thì không bao giờ có cơ hội nói lại. Nếu đây hẳn không là một điều tội lỗi thì họ cũng có những giấc ngủ không yên, một nỗi lo sợ ám ảnh trong suốt cuộc đời còn lại, một thứ hạnh phúc mong manh, không an toàn.

Ở trường hợp này, có thể nào tôi đi tìm họ, người sĩ quan hay người lính không quân đã bỏ lại những đứa con hay cái bào thai trong bụng người yêu, để nói với những người này những sự thật mà không bao giờ họ muốn nghe hay sợ hãi nếu phải nghe.

Tôi không sống qua những khoảnh khắc của đời họ, với những định mệnh bất ngờ và lo toan của riêng mỗi người. Tôi cũng không muốn đem lại một thảm họa cho những người bạn này, mà hạnh phúc họ đã vun xới trong vài chục năm qua, bỗng nhiên đổ vỡ.

Nếu bạn là họ, giờ đây bạn phải cư xử như thế nào.

Nếu bạn là người phụ trách phân xử trong hội đồng gia tộc, trong họ hàng hay đang là người phụ trách “Gỡ Rối Tơ Lòng,” “Giải Đáp Tâm Tình,” cho một đại nhật báo có uy tín nhất, hay bạn là bà Tùng Long ngày xưa, hay là quý bà Phillips của Dear Abby để cho tôi xin một lời khuyên, một lời khuyên tốt đẹp của đôi bề, không làm tổn thương hạnh phúc của một ai.

Tôi sẽ nói gì với những đứa con đi tìm cha đã viết thư cho tôi.

Cứ xem như cha cháu không còn nữa. Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, rất nhiều gia đình hy vọng hay tưởng chồng mình đã lên được một con tàu nào đó để ra đi và mỗi ngày họ hy vọng có một tin tức hay một lá thư trở về. Nhưng sự thật, trên con đường vượt thoát, trong bom đạn, họ đã nằm lại trên một mảnh đất quê hương hay một bờ biển nào đó. Đó là trường hợp một quân nhân của Sư Đoàn 1, gia đình tưởng đã lên một con tàu nào đó ở Thuận An để ra đi, nhưng cuối cùng, 30 năm sau, người ta tìm thấy xương cốt của ông trên bãi biển An Dương cùng với đồng đội của mình.

Hay là tôi sẽ nói sự thật, là cha cháu còn sống, nhưng ông đã có một mái ấm gia đình khác, giàu có, thành đạt nhưng có thể không hạnh phúc, nếu mỗi khi ông nghĩ đến mối tình xưa và giọt máu của mình không biết giờ này ra sao, sống chết, phiêu bạt nơi nào? Nếu nói đến một người đang ray rứt khổ đau, thì người đó chính là ông, người cha mà con đang tìm kiếm, chứ không phải đó là mẹ của con hay chính là con.

Rồi ra, khi lớn lên, va chạm với những nghịch cảnh của cuộc đời, thấu hiểu số mệnh, con sẽ hiểu.
Chúng ta lên án ai bây giờ? Một người đàn ông phụ bạc hay là một người đàn bà không có lòng rộng lượng.

Chúng ta lên án chiến tranh, có hàng triệu nạn nhân, trong đó có mẹ, có cha cháu, và hiện nay là cháu.

Ở những đất nước bình an trên thế giới, không bao giờ nghe tiếng đạn bom, ít xảy ra những cuộc đổ vỡ, chia lìa, chết chóc như quê hương của chúng ta. Mang số phận Việt Nam, ở đó, đã có bao nhiêu nấm mồ chôn vội, bao nhiêu vành khăn tang, bao nhiêu nạng chống, bao nhiêu đứa trẻ không cha, và những người quả phụ, mất chồng khi chưa qua tuổi đôi mươi.

Nếu đêm nay cháu không ngủ, thao thức nghĩ đến một người cha không bao giờ biết, không bao giờ gặp, thì người cha ấy chắc cũng không tròn giấc, có khi lòng như lửa đốt, trên chăn êm, nệm ấm mà nghĩ như trên gai nhọn hằng đêm.

Có thể câu chuyện mà cháu nhờ đến tôi, tôi không bao giờ giúp cháu được.

Dù xót xa, tôi nghĩ rồi ra cháu sẽ hiểu, sẽ tha thứ và sẽ quên.


(*) Tên, tuổi, thông tin của những người trong cuộc đã được thay đổi.

Thanh Hóa: Túng quẫn nợ nần, giết vợ con, rồi tự sát

THANH HÓA (NV) - Theo nội dung bức thư và 2 đoạn ghi âm, vì đang mắc số nợ quá lớn, không thể trả nợ nên ông chồng đã đầu độc vợ con bằng thuốc ngủ rồi tự sát.

Căn nhà nơi xảy ra vụ án vẫn đang được công an phong tỏa. (Hình: Tiền Phong)

Truyền thông Việt Nam loan tin, ngày 2 tháng 11, công an Thanh Hóa cho hay, tại hiện trường vụ 4 người trong một gia đình ở đường Trần Phú, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa bị chết, cơ quan công an đã thu được một lá thư tuyệt mệnh dài 7 trang của ông Ngô Lê Hà (55 tuổi), cùng 2 đoạn ghi âm tuyệt mệnh trong điện thoại của ông Hà và bà Trần Thị Nhung (42 tuổi), vợ ông Hà.

Cơ quan điều tra thu một bức thư tuyệt mệnh nghi do người chồng để lại với nội dung muốn tìm đến cái chết do nợ nần số nợ quá lớn, không thể trả nợ.

Trong thư tuyệt mệnh có đoạn “Xin trời phật, họ hàng tha thứ. Cả nhà mong được chết cùng nhau, nguyện vọng được hỏa táng và chôn cất cùng nơi.”

Theo báo Tiền Phong đưa tin, trước đó ngày 1 tháng 11 những người làm công cho gia đình ông Hà tại cửa hàng điện máy Hà Nhung, cũng là nhà riêng đến làm việc bấm chuông nhưng không có ai mở cửa. Tưởng gia đình ông chủ đi vắng nên họ bỏ về. Nhiều người thân điện thoại cho ông Hà và các thành viên trong gia đình ông nhưng không ai bắt máy.

Đến khoảng 21 giờ 15 ngày 1 tháng 11, nghi có chuyện chẳng lành nên anh trai của ông Hà cùng một số người dân sinh sống gần khu vực đã dùng thang trèo lên lan can tầng 2 phá cửa vào nhà thì phát hiện cả gia đình ông Hà đã chết.

Tin cho hay, tại hiện trường, ông Hà chết trong tư thế treo cổ ở tầng 1; bà Nhung cùng 2 con trai của vợ chồng ông Hà là anh Ngô Duy Tân (23 tuổi) sắp cưới vợ và em Ngô Quang Ninh (13 tuổi) chết trong tư thế nằm ngủ trên giường ở tầng 2.

Những người dân sống gần gia đình ông Hà cho biết, vợ chồng ông Hà sống ở đây đã nhiều năm, chưa có điều tiếng, mâu thuẫn với xung quanh. “Ông Hà quê ở Nam Định, làm nghề xây dựng, vợ ở nhà buôn bán điện máy, mở cửa hàng ở tầng 1. Họ mới cất được căn nhà khang trang ít tháng nay. Công việc làm ăn có vẻ thuận lợi, nhưng không ngờ lại thế,” bà Tuyết, một người hàng xóm, nói với báo Tiền Phong. (Tr.N)
11-02- 2015 1:31:48 PM 

Năm tới tại Việt Nam, nước uống cũng có thể thiếu

HÀ NỘI (NV) - Các Chuyên Gia Khí Tượng-Thủy Văn, Thủy Lợi tại Việt Nam đã liên tục cảnh báo về tình trạng hạn hán nghiêm trọng trong năm tới.

.
Nông dân đào giếng lấy nước cứu cà phê. Dù đang trong mùa mưa nhưng tại Tây Nguyên vẫn thiếu nước trầm trọng. (Hình: Tuổi Trẻ)


Cuối tháng vừa qua, chính quyền Việt Nam đã tổ chức một hội nghị để bàn các giải pháp ứng phó với hạn hán và các ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, không chỉ các chuyên gia mà viên chức chính quyền nhiều địa phương cũng lo ngại rằng, hạn hán sẽ gây thiệt hai nghiêm trọng cho kinh tế và sinh kế, sinh hoạt của dân chúng nhiều vùng.

El Nino là một hiện tượng khí tượng khiến khu vực Nam Mỹ và Nam Thái Bình Dương có mưa nhiều hơn bình thường trong khi khu vực Bắc Úc và Đông Nam Á lại rất hiếm mưa.

Ngành Khí Tượng-Thủy Văn Việt Nam cho biết, trong năm nay, do tác động của El Nino, tại Việt Nam có tất cả 14 đợt nắng, nóng bất thường ở khu vực Tây Nguyên, miền Trung, miền Nam. Nhiệt độ trung bình cao hơn nhiệt độ trung bình nhiều năm từ 0.5 độ C đến 1.5 độ C.

Năm nay, dẫu Việt Nam có nhiều đợt mưa lớn chưa từng có với thời gian dài cũng chưa từng có nhưng vũ lượng lại thấp hơn nhiều so với mức trung bình của nhiều năm. Cũng vì vậy, dẫu chưa hết mùa mưa nhưng tất cả các hồ chứa nước của các nhà máy thủy điện và các công trình thủy điện trên toàn Việt Nam đều thiếu nước.
Vào lúc này, các hồ chứa nước của các nhà máy thủy điện ở miền Bắc Việt Nam thiếu khoảng chín tỷ mét khối nước. Tại miền Trung đa số các hồ chỉ mới tích được từ 20% đến 30% lượng nước cần thiết để duy trì hoạt động trong mùa khô. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với khu vực Tây Nguyên và miền Nam Việt Nam. Người ta ước tính, lượng nước ở miền Nam Việt Nam hụt mất khoảng từ 20% đến 40% so với bình thường. Mực nước lũ được ghi nhận là thấp nhất từ năm 1926 đến nay.

Tác động của El Nino đối với Việt Nam trong năm 2015 và 2016 được xem là mạnh nhất và dài nhất trong 60 năm qua. Đại diện chính quyền nhiều tỉnh tỏ ra đặc biệt lo ngại khi hạn hán kéo dài suốt từ cuối năm 2014 đến nay và vẫn chưa chấm dứt.

Ông Lưu Xuân Vĩnh, chủ tịch tỉnh Ninh Thuận, than rằng, tỉnh này đã kiệt sức khi phải chống chọi với tình trạng hạn hán vừa khốc liệt, vừa quá dài này. Viên chủ tịch tỉnh Ninh Thuận, dẫn chứng, bởi tổng lượng nước đã được tích trữ tại 20 hồ chứa nước chỉ đạt khoảng 8% so với thiết kế nên chỉ một đợt nắng nóng từ Tháng Ba đến Tháng Tư năm nay, tại Ninh Thuận có gần 6,000 gia đình, với khoảng 25,000 người thiếu nước ăn, uống, tắm giặt. Chưa kể hơn 2,000 héc ta ruộng vườn và hàng ngàn gia súc bị chết.

Ông Y Dhăm Ênuôl, phó chủ tịch tỉnh Đắk Lắk, cho biết, riêng vụ Đông Xuân 2014-2015, hạn hán làm tỉnh Đắk Lắk mất gần 2,000 tỷ đồng. Vụ Hè Thu vừa qua, hạn hán gây thiệt hại thêm 171 tỷ nữa. Sau cả năm bị hạn hán, mùa mưa năm nay, vũ lượng ở Đắk Lắk chỉ đạt khoảng 60% đến 80% vũ lượng trung bình nhiều năm nên trong 770 hồ chứa nước của tỉnh này chỉ mới có 250 hồ tích được từ 60% đến 80% lượng nước cần trữ, 520 hồ còn lại chỉ tích được dưới 60% dung tích thiết kế.

Cũng theo ông Y Dhăm Ênuôl thì Đắk Lắk không tìm được phương án chống hạn hán nào khả thi với cây công nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu. Viên phó chủ tịch tỉnh Đắk Lắk mong rằng Đắk Lắk sẽ có bão để có thêm nước và cảnh báo, hồ chứa nước thiếu nước, phải khai thác nước ngầm nên mực nước ngầm liên tụt tụt giảm. Nếu không khôi phục được rừng, hạn hán ở Tây Nguyên và miền Trung, sẽ càng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trước những thông tin vừa kể, ông Hoàng Trung Hải, một phó thủ tướng của Việt Nam chỉ cung cấp thêm tính toán của giới chuyên gia là tổng lượng mưa cuối năm năm và đầu năm tới sẽ giảm từ 30% đến 60%, dòng chảy cũng sẽ giảm từ 30% đến 50%, có nơi sẽ giảm đến 90%.

Viên phó thủ tướng này không đề ra được giải pháp nào ngoài việc nhắc nhở một cách chung chung là phải ưu tiên dành nước cho sinh hoạt, cho dịch vụ, gia súc, kế đó mới là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cuối cùng mới là sản xuất công nghiệp. Đồng thời phải thông tin rộng rãi để toàn dân biết Việt Nam đang thiếu nước nên cần tiết kiệm và sử dụng nước hiệu quả. (G.Đ)
11-01-2015-4:26:39 PM 

Ninh Thuận: Dân băm nát ruộng để bán đất

NINH THUẬN (NV) - Hàng chục cánh đồng phì nhiêu tại huyện Ninh Hải bị đào bới lấy đất bán cho những công trình xây dựng, nhưng chính quyền làm ngơ như không biết.

Nhiều diện tích đất sản xuất của xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, bị đào sâu phá nát như thế này. (Hình: Người Lao Động)


Theo báo Người Lao Động, ngày 2 tháng 11, từ nhiều năm qua, đất đai tại xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, bị “xẻ thịt” không thương tiếc. Việc này không chỉ làm thiệt hại nghiêm trọng diện tích đất sản xuất, phá vỡ quy hoạch của địa phương mà còn gây mất trật tự trị an nông thôn.

Theo mô tả của phóng viên Người Lao Động, nhiều cánh đồng tại 3 thôn: An Xuân, An Hòa, Thành Sơn bị tàn phá do việc khai thác đất trái phép.

Cụ thể, vùng đất gò rộng khoảng 2 cây số vuông với hàng chục hố có diện tích 1,000-3,000 mét vuông, thậm chí có hố rộng đến 8,000 mét, sâu ít nhất 4-5 mét, bị đào bới nham nhở như bãi chiến trường. Ước tính trên 10 héc ta với khoảng 500,000 mét khối đất ở đây đã bị “xẻ thịt” mang đi bán.

Ông Phạm Hồng Cư, cán bộ thôn và ông Phạm Hồng Hà, trưởng công an thôn Thành Sơn cho biết, việc một số tổ chức, cá nhân từ nơi khác đến khai thác đất khiến người dân địa phương rất tức giận.

Bà Trần Thị Én, ngụ thôn Thành Sơn, lo ngại, “Môi trường bị hủy hoại, cuộc sống của người dân cũng xáo trộn. Thậm chí, một số đất dự phòng của xã trước đây làm vườn thực nghiệm cây thuốc nam, nay cũng bị các doanh nghiệp đào bới. Nhiều dê, cừu của dân đã chết vì ngã xuống những hố sâu.”

Tương tự, tại khu vực phía Tây của xã Xuân Hải, giáp ranh xã Phước Trung, huyện Bác Ái, nạn khai thác đất trái phép cũng rầm rộ không kém. Xe ủi, xe múc, xe ben hoạt động cả ngày đêm nhưng chẳng thấy các giới chức lên tiếng.
Theo hồ sơ của các cơ quan chức năng huyện Ninh Hải, trong 2 năm qua, xe chở đất đã gây tai nạn giao thông làm chết 3 người. Thậm chí, có vụ tài xế xe tải sau khi tông chết người đã đổ đất lấp luôn để phi tang!
Thế nhưng, nói với phóng viên Người Lao Động, ông Dương Bửu Viên, chủ tịch xã Xuân Hải mặc dù thừa nhận, tình trạng này diễn ra khoảng 2 năm nay. Song, việc đào bới đất đai cụ thể ở khu vực nào, mức độ ra sao, bao nhiêu trường hợp bị xử lý... thì ông không nắm rõ, phải hỏi cán bộ địa chính xã.

Trong khi đó, nói với phóng viên Người Lao Động, bà Nguyễn Thị Diệu Tuyết, chủ tịch huyện Ninh Hải chỉ cho biết, đã nhận được thông tin phản ánh chuyện khai thác đất trái phép ở xã Xuân Hải.

Tuy nhiên, bà Tuyết cho rằng: “Với thực tế bị bâm nát hiện nay ở huyện Xuân Hải, thì không thể lấy đâu ra 500,000 - 600,000 mét khối đất để lấp số “hố bom” đã bị đào trong mấy năm qua,” bà Tuyết nói. (Tr.N)
02-11- 2015 1:37:23 PM 

Muốn đánh sập CSVN bằng kinh tế dễ hay khó?

Nguyên Thạch (Danlambao) - Ngân sách trung ương còn 45.000 tỉ VNĐ (*) (tương đương 2 tỉ USD) chỉ đủ chi cho xây dựng thêm cho 32 cái tượng đài Hồ Chí minh, mỗi cái 1.400 tỉ là hết sạch. Không còn tiền chi trả cho bất cứ ngân sách nào hết, kể cả lương phạn cho quân đội, côn an và cán bộ cả nước! Đỗ... Mười tính sao thì tính đi!


Hiện tại người Việt ở nước ngoài gởi ngoại tệ về VN trung bình mỗi năm là 12 tỉ USD (**). Số tiền này dành ra 4 tỉ USD xây 64 tượng đài Hồ Chí Minh cho cả 64 tỉnh thành, số 8 tỉ USD còn lại nuôi toàn bộ quân đội và côn an hèn với giặc - ác với dân và cán bộ cả nước tham nhũng... cũng vẫn còn dư chán!!!


Người Việt nước ngoài muốn cộng sản chết không? Dễ chứ, chỉ cần tất cả quyết tâm không gởi tiền USD về Việt Nam. Đây là thái độ của người Việt ở hải ngoại khiến đảng CSVN quan ngại nhất. 

Tuy nhiên, cho dẫu hành động của "Việt kiều" cò thế nào đi nữa thì sắp đến chuyến "viếng thăm" của Hoàng thượng mẫu quốc mà Tập Cận Bình sẽ đại diện thiên triều hứa với Bộ chính trị đảng CSVN và Quốc hội rằng Tàu Cộng sẽ mua Việt Nam với giá đặt cọc là 100 tỉ USD, số còn lại bao nhiêu, sẽ tính sau.


Bên cạnh, gián điệp Tàu sẽ rỉ tai cho BCT, đảng CSVN, Quốc hội, Quân đội, Côn an...thằng con nào không chịu? Ăn phóng xạ hoặc chích thuốc. Thế cờ của đảng CSVN đã bị triệt buộc, tính thế đíu nào được nữa đây?



___________________________________

Ghi chú



Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Ngân sách chỉ còn 45.000 tỷ đồng, không có tiền để chi tiêu

Như vậy, thực tế ngân sách Nhà nước là 255.750 tỷ đồng, thì riêng cân đối cho ngân sách địa phương là 131.500 (chiếm hơn 52%). Ngân sách trung ương còn lại là 154.000 tỷ đồng, trừ đi vốn nước ngoài và các khoản khác thì còn 45.000 tỷ đồng.

“Cả nước ngân sách Trung ương chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ. Cho nên gần như không có tiền để làm gì cả” - Bộ trưởng Vinh lo lắng.

Biển Đông - TQ &VN “trận đấu” kỳ dị

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - (Ẩn dụ vui) “FIFA World Cup" - Trên sân bóng biển Đông đội tuyển Trung Quốc to con lớn xác nhưng không đá bóng bằng chân mà ghi 2 bàn thắng “bằng tay” không đúng luật vào lưới đội Việt Nam - Trọng tài và khán giả ai cũng nhìn thấy, Lãnh đạo đội Việt Nam quyết liệt phản đối, không công nhận bàn thắng của Trung Quốc và ngồi chờ khán giả lẫn trọng tài FiFa lên tiếng, còn Trung Quốc thì bác bỏ cho rằng trọng tài FiFa không có thẩm quyền trong trận đấu, riêng Việt Nam thì trước sau như một cho rằng Trung Quốc chơi không đúng luật, tuy nhiên nhất quyết không ký văn bản yêu cầu trọng tài FiFa bác bỏ bàn thắng ấy mà chỉ “đi đêm” thương lượng riêng với lãnh đạo đội Trung Quốc dù cả 2 đều là thành viên công nhận luật chơi FiFa!?. Đây tưởng chừng là chuyện tào lao, vậy mà đó lại là bối cảnh tranh chấp biển đảo giống hệt như vậy giữa VN và TQ đang diễn ra trên “sân bóng” Biển Đông thế giới đang chứng kiến.

Tuần vừa qua truyền thông công luận thế giới ghi nhận, quan tâm đến 2 sự kiện, 27/10 khu trục hạm Mỹ USS Lassen tuần tra vào khu vực 12 hải lý đảo chìm tự tạo của Trung Quốc trên biển Đông và 29/10 Tòa Trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague-Hà Lan chính thức thông báo họ có đủ thẩm quyền để phân xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông.

Trước hai bối cảnh đó ngày 31/10/2015 phát ngôn viên Lê Hải Bình Bộ ngoại giao họp báo cho biết: Việt Nam ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của Công ước LHQ Luật Biển 1982, kể cả việc giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước (ITLOS) bằng các biện pháp hòa bình..(VOV.VN) 

Và ông Nguyễn Duy Chiến PCT/UB/biên giới quốc gia, Bộ Ngoại Giao VN cũng khẳng định rằng: “lập trường nhất quán của Việt Nam là tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (ITLOS) năm 1982 ”.

Nguyễn Duy Chiến - PCT/UB/biên giới quốc gia

Lê hải Bình - phát ngôn viên - Bộ Ngoại Giao VN.

Trả lời báo chí, phát ngôn viên Lê hải Bình tóm tắt các quan điểm chính của Việt Nam đã nêu trong Tuyên bố đó, như sau:

“Việt Nam ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, kể cả việc giải quyết mọi tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các biện pháp hòa bình. Việt Nam đề nghị Tòa trọng tài thường trực (PCA) đặc biệt quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông và mong rằng Tòa giải thích và áp dụng các quy định liên quan của Công ước trong vụ kiện để đưa ra phán quyết công bằng và khách quan”.(VOV.VN 31/10/2015) . 

Nhưng để có cơ sở cho Tòa trọng tài thường trực (PCA) căn cứ và xem xét những quyền lợi pháp lý mà Việt Nam đề nghị thì nhà nước, đảng CSVN không khởi kiện cung cấp hồ sơ tư liệu cần phải có để chứng minh theo thủ tục chính thức như quốc gia Philippines đã và đang làm!? Dù đây chính là các qui định và biện pháp hòa bình ôn hòa – Thật lạ lùng! Không thể lý giải từ một nhà nước của một quốc gia độc lập có chủ quyền?

PCA: Permanent Court of Arbitration và trụ sở Tòa Trọng tài thường trực

Thế giới đều biết, trong tranh chấp biển đảo, Chính Phủ Philippines đã khôn ngoan, thay vì đối đầu hay đàm phán song phương theo đề nghị của Trung Quốc thì quốc gia này trước sau như một kiên định lập trường chọn cách đưa sự việc ra trước Công Pháp quốc tế (Tòa án Trọng tài thường trực PCA) Bắt đầu từ năm 2013 sau thời gian gần 3 năm kiên nhẫn hoàn thiện tất cả các hồ sơ liên quan được yêu cầu đến nay đã có tín hiệu khả qua từ PCA…

Trái với Philippines - “nhà nước, đảng CSVN” luôn chung thủy đàm phán song phương theo chỉ đạo trên tình “đồng chí anh em giữa 2 đảng CSVN và Trung Quốc” từ năm 1974 (theo “đảng ta” để Hoàng Sa cho ông anh Trung Quốc giữ hộ vẫn tốt hơn là trong tay miền Nam VNCH) tiếp đến là 1988 nhờ “ông anh Trung Quốc” nổ súng cho “xuất ngũ sớm” 64 liệt sĩ để “đổi gác” đảo Gạc Ma đến nay lần lượt trên đà “cóc nhảy” Trung quốc biến 7 đảo chìm (thuộc chủ quyền Việt Nam) thành 7 tiền đồn cứ điểm hỏa lực trong đó có 2 sân bay (Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Tư Nghĩa, Xu Bi, Gaven và Vành Khăn.) 

Bốn "Căn cứ hỏa lực" (trong số 7 điểm) bãi đá rạn san hô đó theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) công bố hiện nay do công binh hải quân Trung Quốc bồi đắp từ các rạn san hô ngầm dưới nước biến thành đảo nổi (ảnh chấm đỏ) Xu Bi (bắc), Gạc Ma (nam), Chữ Thập (đông), Vành Khăn (tây). Bốn cứ điểm quân sự này trở thành Mạng lưới hỏa lực có chu vi khoảng trên 100 dặm. Với khả năng quân sự đại pháo và phi đạn hải đối hải dồi dào hiện nay của TQ, sẽ khống chế hầu hết các cứ điểm quân sự khác của VN trong quần đảo Trường Sa bao gồm: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Len Đao, Cô Lin...

Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, trong quần đảo Trường Sa 
(khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực 
của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng (chấm đỏ) bao vây, uy hiếp. 
(Văn Hóa Map- California, USA)

Tình hình xấu tới mức báo động nghiêm trọng cho Trường Sa nhưng nhà nước và đảng CSVN thì vẫn hứa hẹn với nhân dân mình là: “Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi sát tiến trình tiếp theo của vụ kiện (Philippines) và bảo lưu quyền sử dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp và cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông” (Bộ ngoại Giao 31/10)…. Nhưng để cụ thể như Philippines kiện Trung Quốc ra công pháp quốc tế thì nhà nước đảng CSVN Việt nam không có kế hoạch và…. chưa nghĩ đến…? “Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi tiến trình”… Trung Quốc xâm lấn biển đảo như tằm ăn dâu vào chủ quyền Việt Nam trên biển Đông?.

Hơn ai hết, Philippines trước khi kiện Trung Quốc cũng hiểu rằng: Tòa trọng tài quốc tế (PCA) chính xác không phải là một tòa án theo đúng nghĩa, nó chỉ là một định chế “Trọng tài” trong vai trò vô tư của bên thứ ba để giải quyết các tranh chấp quốc tế dựa trên chuẩn mực phổ quát Liên hiệp Quốc tòa này có quyền khuyến cáo cuối cùng nhưng không có quyền quyết định trực tiếp. Nhiệm vụ của PCA là khuyến khích việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các quốc gia, tổ chức nhà nước, các tổ chức liên chính phủ, và các bên tư nhân trong giai đoạn đầu nếu không thành công thì bằng cách hỗ trợ trong các bước kế tiếp đến Tòa án công lý Quốc Tế (ICJ, International Court of Justice) đặt trong cùng một tòa nhà với PCA (Cung Điện Hòa Bình La Haugue,Hà Lan) hay là Tòa Trọng tài quốc tế Luật biển (ITLOS) đặt trụ sở chính thức tại Hăm-buốc (Cộng hòa liên bang Đức) - ITLOS có thẩm quyền tài phán các vụ tranh chấp liên quan đến Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1982) . Tính đến tháng 11/2014, có 117 nước tham gia một hoặc cả hai Công ước (PCA & ICJ). 

Riêng Tòa trọng tài quốc tế (PCA) hơn 1 thế kỷ hình thành (1899) đã xử lý thành công rất nhiều vụ kiện có hay không liên quan biển đảo, điển hình gần đây nhất: 

2014 - Tranh chấp biên giới trên Vịnh Bengal giữa Bangladesh với Ấn Độ mà phán quyết của PCA đã làm cho 2 bên tranh chấp cùng hài hòa mà Bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh gọi đó là "một chiến thắng cho tình hữu nghị giữa Bangladesh và Ấn Độ”, trong khi Ấn Độ cũng hoan nghênh phán quyết này.

2015 - Tranh chấp gay gắt vùng biển ở quần đảo Chagos giữa đảo quốc tí hon Mauritius với Anh Quốc trong nhiều năm - Ngày 18 tháng 3 năm 2015 Tòa (PCA) đã phán quyết rằng Anh Quốc lập các khu bảo tồn biển Chagos trên vùng biển của Mauritius là bất hợp pháp, phải trả lại chủ quyền cho quốc đảo nhỏ bé Mauritius. 

Với bề dày thành tích của mình, trong vụ kiện của Philippines Tòa án (PCA) Hague chỉ ra rằng: Trung Quốc và Philippines đều tự nguyện ký kết chuẩn thuận UNCLOS vì vậy “Quyết định không tham gia vào thủ tục tố tụng của Trung Quốc là chuyện của một quốc gia - Còn thẩm quyền phán quyết của Tòa Trọng tài (PCA) là chuyện của công pháp quốc tế ”. không có tính ràng buộc, nhưng phán quyết của PCA có uy tín và giá trị pháp lý rất lớn, nó là bản lề của 2 cánh cửa Tòa án công lý Quốc Tế (ICJ) và Tòa quốc tế Luật biển (ITLOS).

Từ trung tâm quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh 243 hải lý (450km) cách biển Malaysia khoảng 250 hải lý (460km) , đến biển Philippines khoảng 250 hải lý (460km) đến biển của Brunei khoảng 320 hải lý (590km) đến đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 585 hải lý (1080km)

Cách quần đảo Trường Sa xa nhất, hơn 1000km chim bay (ngoài tầm đi, về, của chiến đấu cơ) nhưng Trung Quốc lại đòi hỏi chủ quyền nhiều nhất. Tháng 5-2009, theo yêu cầu khai báo của Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc LHQ, Trung Quốc đã nộp lên ủy ban này cái gọi là tấm bản đồ “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) bao phủ hầu hết Biển Đông và các nhóm đảo nằm trên đó nhưng vấn đề quan trọng là Trung Quốc đã không trưng ra kèm theo bất cứ thứ gì để có thể làm căn cứ pháp lý giải thích nội dung của cái “lưỡi bò” đó, từ tọa độ đóng khung “lưỡi bò” cho đến văn kiện chủ quyền...

Trong khi đó người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định:“Một lần nữa, Việt Nam tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền và lợi ích pháp lý khác của Việt Nam ở Biển Đông”…

Nhưng với các bằng chứng đó để khởi kiện ra công pháp quốc tế bác bỏ đòi hỏi vô lý nói trên của Trung Quốc thì Việt Nam lại không tiến hành dù biết rất rỏ Trung Quốc không muốn ra tòa vì các đòi hỏi của Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý vững chắc và bị một loạt nghị quyết của hết nước này đến nước khác bày tỏ quan ngại (EU, G7) nâng phản ứng công luận lên tầm quốc tế.

Tiềm ẩn điều gì khiến nhà nước đảng CSVN cứ hành xử rất khác thiện hạ, nhất là không soi rọi vào tấm gương trong sáng Philippines mà cứ lẻo đẽo theo sau Trung Quốc… Trong khi Trung quốc thì muốn khai thác thế mạnh ảnh hưởng kinh tế chính trị của mình để trục lợi trong khuôn khổ đàm phán song phương? 

Phải chăng, khác với Philippines, đối với nhà nước và đảng CSVN Trung Quốc đang nắm trong tay một quân bài tẩy: “Công Hàm 1958” và một loạt các tấm bản đồ do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) xuất bản từ năm 1960-1972 trong đó căn cứ vào Công Hàm 1958 bản đồ ghi chú Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa-Trường Sa) theo tên Tàu và thuộc về Trung Quốc?. (BBC 20 tháng 1- 2014)


Văn kiện này do chính Thủ Tướng ông PVĐ ký tên, mang quốc huy, quốc hiệu VCDCCH, con dấu chính phủ, và do chính tay bộ trưởng ngoại giao Ưng Văn Khiêm trao tận tay cho người đồng nhiệm Trung Quốc. Sau đó công hàm này được nhật báo Nhân Dân Hà Nội chụp ảnh, in ấn nguyên bản và đăng công khai để toàn dân miền Bắc biết. (Bản tuyên bố chủ quyền quần đảo của TQ, giới hạn hải phận 12 hải lý (khoảng 22km) bao bọc các quần đảo trong vùng Biển Đông trong đó xác định Hoàng Sa-Trường Sa nằm trong lãnh hải thuộc chủ quyền của Trung quốc) Công Hàm Việt Nam ghi rõ “tán thành tuyên bố của CP/TQ và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tôn trọng”(!?). 

Hiện tại công hàm 1958 có rất nhiều tranh cãi, tuy nhiên không ai có thể bác bỏ hay tẩy xóa được lời khẳng định của Hồ Chí Minh nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” vì vậy nó cũng không có gì thay đổi tính pháp lý từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chuyển tiếp sang Cộng Hòa XHCN/VN hiện nay, cũng có nghĩa “chân lý” giá trị của công hàm Phạm Văn Đồng không hề thay đổi bản chất vì HCM như đã khẳng định Hoàng Sa & Trường Sa dù Nam hay Bắc Việt Nam quản lý thì cũng là một nước Việt Nam, mà con dấu của Chính Phủ VNDCCH ngày trước và con dấu Chính Phủ /CHXHCN/VN hiện nay tất nhiên củng chỉ là một (Trừ khi sau 1975 chế độ CSVN biến mất trên cõi đời này thì công hàm 1958 mới vô giá trị).

Có thể chính điều này là cái “thòng lọng” mà Trung Quốc đang giăng ra, nhà nước đảng CSVN nhìn thấy rất rỏ nên không muốn khởi kiện để chui đầu vào (tình huống nghiệt ngã mà quốc gia Philippines không hề mắc phải). 


"Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết, chớ cho họ lấn dần. Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di" (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)

2/11/2015