Monday, October 3, 2016

Như Phong, La Thăng, Phú Trọng: Chính trường rối loạn

Nguyễn Như Phong, cựu đại tá công an, tổng biên tập báo PetroTimes vừa bị cách chức và thu hồi thẻ nhà báo. (Hình: Internet)
HÀ NỘI (NV) – Không chỉ giới truyền thông chính thống mà ngay cả công chúng cũng sửng sốt khi ông Nguyễn Như Phong, cựu đại tá công an, tổng biên tập PetroTimes, bị cách chức và tờ báo điện tử này bị đình bản trong ba tháng.
PetroTimes là báo điện tử của tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN). Còn ông Phong từng là đại tá công an, phó tổng biên tập tờ Công An Nhân Dân được PVN mời về làm tổng biên tập khi PVN có giấy phép xuất bản báo điện tử.
Tuy thuộc PVN, một tập đoàn nhà nước, song dưới sự điều hành của một cựu đại tá công an, PetroTimes đã tự lãnh nhận vai trò “xung kích trên mặt trận truyền thông,” cùng các tờ Nhân Dân (của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng CSVN), Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân “tả xung hữu đột” để bảo vệ chính quyền CSVN.
PetroTimes là tờ báo duy nhất tự hạch toán (tự thu chi, không ngửa tay nhận ngân sách để duy trì hoạt động như Nhân Dân Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân) nhưng luôn luôn tiên phong trong việc chỉ trích, bôi nhọ các cá nhân, các hoạt động đòi tự do, dân chủ và cũng vì vậy mà mức độ chỉ trích PetroTimes trên mạng xã hội còn lớn hơn những cơ quan truyền thông “ăn cơm chúa, múa tối ngày.”
Mức độ “trâng tráo, nhâng nháo” của PetroTimes được xem là lên tới đỉnh khi tháng 6 vừa qua, nhân “Ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam,” PetroTimes giới thiệu bài “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy” của ông Nguyễn Như Phong. Trong bài viết này, ông Phong khuyến cáo các đồng nghiệp bắt chước chó (trung thành, tôn thờ, yêu, vui buồn cùng chủ, bảo vệ chủ) vì “chó khôn nhờ chủ, nhà báo giỏi cũng nhờ chủ!”
Dẫu liên tục “đăng ký lập trường” theo kiểu như thế nhưng ngày 3 tháng 10 vừa qua, ông Phong vẫn bị cách chức, thu hồi thẻ nhà báo (một kiểu giấy phép hành nghề). PetroTimes thì bị tạm đình bản trong ba tháng.
Trong thông báo chính thức về sự kiện gây ngỡ ngàng ấy, Bộ Thông tin – Truyền thông của chính quyền Việt Nam cho biết lý do là vì PetroTimes có “sai phạm trong hoạt động báo chí” và cơ quan chủ quản đề nghị như vậy.
Bài trên báo Petro Times đ8ang lại bài phỏng vấn của tờ Thời Báo ở Đức. (Hình: Internet)
Bài trên báo Petro Times đăng lại bài phỏng vấn của tờ Thời Báo ở Đức. (Hình: Internet)
Nguyễn Như Phong và PetroTimes đột tử vì ai?
“Sai phạm trong hoạt động báo chí” của PetroTimes không được xác định nhưng cuối tuần vừa qua, PetroTimes dẫn lại nội dung cuộc phỏng vấn giữa blogger Người Buôn Gió và Thời Báo (một tờ báo tiếng Việt tại Đức) về quan hệ giữa blogger này với Trịnh Xuân Thanh và dù sau đó ít giờ dù PetroTimes đã tự ý đục bỏ nhưng vẫn không được tha.
Trịnh Xuân Thanh, con trai một nhân vật từng là cựu phó Ban Dân Vận của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN, vốn là tâm của một trận bão dư luận. Sau năm năm sang Đông Âu kiếm cơm, ông Thanh quay về Việt Nam và ngay lập tức được tuyển dụng làm lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp nhà nước.
Khoảng cuối thập niên 2000, ông Thanh trở thành lãnh đạo Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC). Trong khoảng năm năm điều hành PVC, ông Thanh cùng các đồng liêu tạo ra khoản lỗ khoảng 3,300 tỷ đồng. Ông Thanh được rút ra khỏi PVC trước khi một số thuộc cấp bị tống giam và được bổ nhiệm làm trưởng văn phòng đại diện của Bộ Công Thương ở miền Trung rồi được rút về làm chánh văn phòng Ban Cán Sự Đảng của Bộ Công Thương. Kế đó ông Thanh được “luân chuyển” về tỉnh Hậu Giang làm phó chủ tịch của tỉnh này. “Luân chuyển” là một bước trong tiến trình sắp đặt – bổ nhiệm các viên chức đã được lựa chọn để đảm nhận những chức vụ cao hơn và quan trọng hơn trong hệ thống công quyền Việt Nam.
Do bão dư luận, ông Thanh xin thôi làm phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, còn Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội Việt Nam thì biểu quyết, loại ông khỏi danh sách Đại Biểu Quốc Hội. Cả tổng bí thư, chủ tịch Quốc Hội Việt Nam cùng hứa với công chúng là sẽ điều tra, bạch hóa xem tại sao ông Thanh có thể lọt lưới và tiếp tục thăng tiến bất thường như vậy.
Ngay sau đó có một tình huống phát sinh, ông Thanh đột nhiên biến mất. Ít ngày sau, blogger Người Buôn Gió loan báo ông Thanh đã tiếp xúc với mình và tố cáo đang bị ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN biến thành công cụ để thực hiện kế hoạch thanh trừng nội bộ. Ông Thanh đòi một cuộc “điều tra công bằng” và tuyên bố rời bỏ đảng CSVN.
Bão dư luận xoay chiều, từ ông Thanh, xoáy vào ông Trọng và âm mưu “loại trừ những thành phần ‘thân Mỹ,’ thâu tóm quyền lực, bán nước cho Tàu” của ông Trọng.
Công an Việt Nam khởi tố ông Thanh kèm lệnh truy nã. Bốn thuộc cấp của ông Thanh trong giai đoạn ông đang làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị PVC bị tống giam. Trong số này có ông Vũ Đức Thuận, tổng giám đốc PVC.
Giống như ông Thanh, ông Thuận cũng rời khỏi PVC trước khi công an Việt Nam điều tra về những sai phạm tại PVC dẫn tới khoản thua lỗ 3,300 tỷ đồng. Có một điểm đáng chú ý là “quá trình công tác” của ông Thuận giống hệt với “quá trình công tác” của ông Đinh La Thăng, nhân vật đang là ủy viên Bộ Chính Trị Đảng CSVN, kiêm bí thư thành ủy của Sài Gòn: Ông Thăng rời Tổng Công Ty Sông Đà thuộc Bộ Xây Dựng Việt Nam để về Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) thì sau đó, ông Thuận cũng rời Tổng Công Ty Sông Đà để về PVC, một doanh nghiệp thuộc PVN. Khi ông Thăng rời PVN về làm bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam thì ông Thuận rời PVC để về Bộ Giao Thông-Vận tải Việt Nam làm chánh văn phòng. Đến lúc ông Thăng bỏ Bộ Giao Thông Vận Tải vào Sài Gòn làm bí thư thì ông Thuận không còn xuất hiện ở Bộ Giao Thông-Vận Tải nữa.
Sau khi ông Thuận bị công an Việt Nam bắt để điều tra về những sai phạm khiến PVC mất 3,300 tỷ, báo chí Việt Nam đồng loạt loan tin, sở dĩ ông Thuận không đến Bộ Giao Thông-Vận Tải làm chánh văn phòng vì… thành ủy Sài Gòn đã xin ông Thuận về làm việc. Một ngày sau khi loan tin này, báo chí Việt Nam đồng loạt đục bỏ nó.
Cần nhắc lại rằng trong vài năm gần đây, từ những thông tin, hình ảnh trên hệ thống truyền thông chính thống, ông Đinh La Thăng trở thành một “nhân vật” mà nhiều người cho là có thể thay đổi hệ thống công quyền Việt Nam theo chiều hướng tích cực hơn, bởi ngoài việc công khai chỉ trích các… thuộc cấp ông còn cách chức một số người làm việc thiếu hiệu quả. Chính trường Việt Nam từng có một “nhân vật” giống hệt như thế tên là Nguyễn Bá Thanh. Ông Nguyễn Bá Thanh đã chết hồi tháng 2 năm ngoái.
Scandal Trịnh Xuân Thanh chuyển hướng sau khi nhà báo Trương Huy San (Osin Huy Đức tác giả Bên Thắng Cuộc) nhận định, Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận chỉ là đồng phạm trong chuyện PVC mất 3,300 tỷ, thủ phạm chính gây thất thoát hàng trăm ngàn tỷ là ông Đinh La Thăng. Trong hai bài viết liên quan đến cáo buộc này, blogger Trương Huy San dẫn nhiều số liệu, dữ liệu, liệt kê tên một số cá nhân có thể xem như nhân chứng và đề nghị điều tra.
Hai bài viết về Đinh La Thăng của blogger Trương Huy San khiến nhiều người cho rằng blogger này là một “dư luận viên cao cấp” đang hỗ trợ ông Trọng thực hiện chiêu bài “chống tham nhũng” để loại trừ những thành phân ‘thân Mỹ,’ củng cố địa vị nhằm dễ dàng thực hiện “âm mưu bán nước cho Tàu.”
Dù tán thành hay không đồng tình với đề nghị của nhà báo Trương Huy San thì nhiều người vẫn tin rằng Đinh La Thăng sẽ là nhân vật kế tiếp bị “chặt đầu, lột da.” Đúng lúc đó tờ Thời Báo phỏng vấn blogger Người Buôn Gió về những bài viết liên quan đến Trịnh Xuân Thanh.
Theo blogger Người Buôn Gió thì ông Thanh tiếp xúc, cung cấp tài liệu cho anh ta nhằm “nhờ phản biện.” Ông Thanh đã cung cấp cho blogger Người Buôn Gió những tài liệu nhằm chứng minh 3,300 tỷ mà PVC làm mất là một thứ rủi ro có thể gặp trong trong kinh doanh chứ không phải tham nhũng.
PetroTimes , tờ báo của PVN, một thứ “xung kích trên mặt trận truyền thông” của chính quyền CSVN gặp đại nạn do đăng lại bài phỏng vấn vừa kể. Ông Đinh La Thăng từng là “thái thượng hoàng” của PVN.
Dòng thông báo trên trang Petro Times nay đã đóng cửa. 9Hình chụp qua màn hình)
Dòng thông báo trên trang Petro Times nay đã đóng cửa. (Hình chụp qua màn hình)
Tại sao tương lai của xứ sở và dân tộc vẫn là thứ yếu?
Hiện trạng kinh tế-xã hội của Việt Nam đã khiến nhiều triệu người Việt tỉnh ngộ. Lúc này, nhiều triệu người Việt không thèm giấu giếm sự khinh miệt và căm giận chính quyền CSVN. Họ muốn có sự thay đổi.
Trong bối cảnh khao khát thay đổi càng lúc càng mãnh liệt song không có cá nhân hoặc lực lượng đối lập nào đủ sức đối đầu với hệ thống công quyền, công chúng đã dồn niềm tin và hy vọng vào một số viên chức có vài tuyên bố và hành động dường như tử tế hơn đám đông viên chức đương nhiệm. Chẳng hạn ông Nguyễn Bá Thanh, cựu bí thư thành ủy Đà Nẵng, cựu trưởng Ban Nội Chính Trung Ương.
Tuy mồ ông Thanh đã xanh cỏ nhưng nhiều người vẫn còn ngậm ngùi vì ông ta ra đi quá sớm. Họ tin rằng nếu ông Thanh còn sống, chính trường Việt Nam sẽ khác. Niềm tin đó được xây trên những tuyên bố kiểu như sẽ “bắt hết, hốt hết” những viên chức tham nhũng và những tuyên bố hiếm có ấy trong một xã hội như xã hội Việt Nam đã giúp xóa hết tất cả các vết nhơ của ông Nguyễn Bá Thanh trong quá khứ.
Người ta quên ông Nguyễn Bá Thanh từng gây sức ép để thuộc cấp phải mang băng ca khiêng ông Trần Văn Thanh – một thiếu tướng công an đang cấp cứu tại bệnh viện – đến nhà hát Trưng Vương hầu tòa trong một vụ xử lưu động được tổ chức hồi tháng 7 năm 2009. Hồi giữa thập niên 2000, khi đang là giám đốc công an thành phố Đà Nẵng, ông Trần Văn Thanh là người cương quyết lôi ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đó là chủ tịch thành phố Đà Nẵng ra tòa vì có đầy đủ dấu hiệu cho thấy ông Nguyễn Bá Thanh đã nhận hối lộ từ ông Phạm Minh Thông, giám đốc công ty Hợp Doanh Xây Lắp và Kinh Doanh Nhà Quảng Nam-Đà Nẵng. Tuy nhiên nỗ lực của ông Trần Văn Thanh bất thành.
Niềm tin vào ông Nguyễn Bá Thanh còn được củng cố nhờ sự khang trang của thành phố Đà Nẵng. Không mấy người muốn xét xem đằng sau sự khang trang đó nôi lực thật sự của Đà Nẵng ra sao và tiềm lực của thành phố này như thế nào sau khi đã bán sạch đất.
Để thỏa mãn sự tin yêu hiếm hoi của công chúng, chính quyền CSVN vừa loan báo đang xem xét việc phong tặng ông Nguyễn Bá Thanh danh hiệu “anh hùng.” Tin này làm nhiều người “hởi lòng, hởi dạ” vì “nguyện vọng” của họ được đáp ứng. Chừng đó là đủ để giúp quên nhiều thứ.
Tương tự, sự “ngưỡng mộ” ông Đinh La Thăng khiến người ta dễ dàng phản đối các cáo buộc của nhà báo Trương Huy San cho dù rõ ràng cần phải xem xét thực hư bởi nó liên quan đến hàng ngàn tỷ của công quỹ.
Cho đến giờ, chính phủ Hoa Kỳ chưa xác định viên chức nào trong chính quyền CSVN “thân” với mình. Chính quyền Trung Quốc cũng chưa loan báo viên chức nào trong chính quyền CSVN “theo” họ. Chỉ có dân chúng Việt Nam với sự âu lo cho tiền đồ của xứ sở, tương lai của dân tộc đang bị dẫn dắt bởi các “nguồn tin cung đình cho phép nhận định,” cá nhân này “thân Mỹ” còn nhóm kia “theo Tàu.”
Những “nguồn tin cung đình” vốn luôn tạo sự hiếu kỳ và những nhận định về chuyện “thân Mỹ,” “theo Tàu” từng giúp ông Nguyễn Tấn Dũng, cựu thủ tướng Việt Nam, có thể “rũ bùn đứng dậy sáng lòa.”
Một Nguyễn Tấn Dũng được cho rằng “thân Mỹ” đã giúp người ta quên trách nhiệm của ông ta đối với kinh tế suy thoái, xã hội đảo điên, nợ nần tăng vọt. Quên luôn cả chuyện tương quan giữa lương Thủ tướng Việt Nam với chi phí của việc gửi cả ba đứa con ra ngoại quốc du học. Quên ông Dũng là người công khai hóa và mở đường cho phong trào công khai sắp đặt vợ chồng, con cái, anh chị em vào những vị trí lãnh đạo từ trung ương cho tới địa phương…
Càng ngày, điều quan trọng, cần nhớ và cần làm cho bằng được càng bị “thân Mỹ,” “theo Tàu” bôi mờ. Đó là ông Trọng hay ông Dũng, ông Thanh hay ông Thăng, hoặc ông X, ông Y, ông Z thổ tả nào đó, phàm đã là viên chức của chính quyền CSVN thì cũng không thể nào ký gửi cả niềm tin lẫn hy vọng.
“Thân Mỹ” hay “theo Tàu” chỉ là cách nói nhằm chứng tỏ sự “thạo tin,” “am tường thời cuộc.” Đôi khi đó là một kiểu lung lạc. Lịch sử cho thấy CSVN từng “thân” và “theo” nhiều thứ. Những “thân” và “theo” đó làm hàng chục triệu người “trao duyên lầm tướng cướp,” khiến cả xứ sở điêu linh, dân tộc lầm than. “Thân” và “theo” nay tiếp tục là chiêu đắc dụng để tìm kiếm sự hậu thuẫn của dư luận, cho các đương sự và băng nhóm của họ duy trì đặc quyền, đặc lợi.
Chẳng lẽ sau 62 năm ở miền Bắc và 41 năm trên toàn Việt Nam tất cả các viên chức CSVN vẫn chưa cần phải rời khỏi chỗ mà họ thật sự bất xứng? Chẳng lẽ vẫn chưa tới lúc hàng trăm triệu người Việt mới là thực thể có quyền quyết định “thân” và “theo” ai? Tại sao vấn đề cần bận tâm nhất lúc này vẫn không phải là có viên chức CSVN nào muốn thân dân và theo dân hay không. (G.Đ)

Chế độ công an trị - Ngày tàn của bạo chúa CSVN

Nhà văn Võ Thị Hảo trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành (Danlambao) - Mấy chục năm qua giới bạo quyền cộng sản Việt Nam đã dùng chuyên chính vô sản để cai trị đất nước. Bằng bạo lực họ đã tước đoạt những quyền căn bản của con người, lập nên chế độ công an trị. Hiến pháp và hệ thống luật pháp chỉ là hợp thức hóa cho những nghị quyết, chỉ thị của đảng để cai trị dân chúng.

Nhưng điều đó cũng thể hiện thế cùng, lực kiệt của giới bạo quyền.

Nhà văn Võ Thị Hảo đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành qua chủ đề:

“Chế độ công an trị - Ngày tàn của bạo chúa cộng sản Việt Nam”

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe:

Sức mạnh nhân dân

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Trước đây tôi đã có bài sơ lược về khái niệm và ý nghĩa lẫn dòng chảy của 3 dòng thác CM từ cửa miệng của CSVN mở đầu bài viết ấy như sau: Tôi nhớ vào những thập niên trước đây nhân dân và xã hội (XH) VN từ trẻ thơ đến cụ già, từ bãi bờ, nghĩa trang, chợ búa, trường học, bến xe… cho đến phố phường mỗi ngày đều bị các loa phóng thanh tra tấn và nhồi nhét cụm từ “ba dòng thác cách mạng”. Có một điều tôi chắc chắn rằng hầu như đại bộ phận nhân dân VN nhất là tầng lớp nông dân, công nhân lao động ngày đêm lo quần quật giựt gối vá vai… bươn chải tìm miếng ăn đã trắng mắt, đắng lưỡi rồi không còn tâm trí, sức lực nữa để chú ý. Còn lại rất ít người quan tâm đúng mức vào những âm thanh trên kể cả HS, SV và đội ngũ GV tuy hằng ngày đều được nhồi nhét cả trong giờ học và trong những buổi họp, những khóa học gọi là “bồi dưỡng chính trị”.

Thế rồi ba dòng thác CM đó cuốn trôi về đâu? Trước hết tôi xin nói rằng cái khái niệm ba dòng thác CM đó xuất phát từ đảng CSVN trong đầu thập niên 80 tk trước mà đứng đầu là Lê Duẩn (LD). Trên bình diện thế giới LD cho rằng từ sự tác động chính trị lịch sử của các dòng CM lớn trên thế giới đúc kết lại từ sau thế chiến thư 2 đó là: “Hệ thống các nước XHCN - Phong trào giải phóng dân tộc - Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa. Ba dòng thác này đã tiến công dồn dập vào chủ nghĩa đế quốc với mục đích vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH. Kết quả là hệ thống TBCN đã tan ra từng mảnh và trên con đường giãy chết”.

Đối với trong nước thì ba dòng thác CM đó là: CM quan hệ sản xuất-CM văn hóa tư tưởng và CM khoa học kỹ thuật.

Như các bạn đã biết, 3 dòng thác CM đó đã đứt mạch và vĩnh viễn không còn một giọt nước nào cho dù là một khe nhỏ... Như vậy các “dòng thác” đã cáo chung và từ đó “Đồng khô-Hồ cạn-Khu cháy-Giáp tả tơi...”. Có nghĩa rằng sinh khí không còn nữa thì cho dù là mảnh hổ chúa sơn lâm cũng không còn sức lực thì còn đâu phong độ “Hùng-Dũng” mà che mắt dối lừa thiên hạ, mà diễu võ dương oai, mà đành phải “Gặm một mối căm hờn trong cũi sắt!” để thở than... “Ôi thời oanh liệt nay còn đâu”!!! 

Một nhà trọc phú (nhờ bóc lột) đã qua rồi thời tiền bạc, lúa thóc đầy kho... nay “Đồng khô-Hồ cạn” (cái hình bóng làm phương tiện để bốc hốt vét vơ) nguyên khí tiêu tan... là đất trời đã nộ khí xung thiên trừng trị những kẻ bất nhân vô đạo. Thế nhưng vẫn diện bộ cánh xuênh xoang ngày cũ mà lòe thế tục. Trong người không có tiếng “Đồng” rủng rỉnh thì còn đâu cái mã phong lưu “Sang-Trọng” ngày xưa? Cái thuở mà “cả một thời đểu cáng lên ngôi” để cho mọi người “Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa...” vậy thì giờ đây chỉ có “họa” chứ làm gì có “fuck”? mà cái “fuck” này chỉ tổ làm nhục cho đất nước, cho dân tộc VN mà chúng tiếm quyền và mạo danh cho là “phương diện Quốc Gia”? cái “kim ngân” (vàng bạc) ở đây là bạc tiền xương máu của nhân dân mà bọn chúng vét vơ cho cá nhân bè nhóm chứ nào phải là “nguồn mạch máu huyết” của toàn dân là tài sản chung của dân tộc?

Thế sự là một cuộc xoay vần như vũ trụ. Mọi sự vật trên đời đều biến đổi theo thế cuộc và thời gian... nhưng cái quan trọng ở đây là sau khi bước theo con đường của tạo hóa thì ta phải lưu lại những gì cho hậu thế? bởi “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử. Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh!”. 

Tôi lan man từ 3 dòng thác CM mà bây giờ nó không bằng một “khe nước chảy” lúc gà gáy canh 5 mà quên đi vào ý chính của tiêu đề bài viết “Sức mạnh nhân dân”. Thưa với các bạn rằng dòng thác CM nhân dân này chính là dòng thác từ lòng dân, là sức mạnh nhân dân (People Power). Vì sao nó vẫn còn giữ nguyên 2 từ CM? CM là xóa bỏ cái cũ và thay thế cái mới tiến bộ hơn... (giải thích ở phạm vi hẹp). Ở đây có nghĩa rằng dòng thác CM này sẽ xóa bỏ 3 dòng thác CM cũ của CSVN và thay vào đó một dòng sông, một suối nguồn ngọt ngào tươi mát chứ không như trước đây là cuồng lũ và bão lửa, cuốn trôi thiêu đốt cả nhân gian. 

Thực tế là vậy, theo như trước đây tôi đã nói 3 dòng thác CM là 3 mũi tà binh tấn công vào nhân loại đã khiến cho hàng trăm triệu nhân mạng phải bỏ mình. Thế nhưng sự đời đâu để cái ác mãi trường tồn. Do đó tạo hóa (thiên thời), sông núi (địa lợi) và lòng người (nhân hòa) đã hội tụ lại và sản sinh ra dòng thác CM sức mạnh nhân dân trên toàn thế giới. Tôi xin dẫn chứng một số nơi mà dòng thác CM nhân dân đã tràn qua như: CM Nhung ở Tiệp Khắc năm 1989, Serbia năm 2000, CM Hồng ở Georgia năm 2003, CM Cam Ukraine 2004, CM Tuyết Tùng ở Lebanon năm 2005, CM Tulupe ở Kyrgyzstan 2005, CM ở Miến Điện 2007, CM Xanh Iran 2009 và CM Hoa Lài ở Tunisie 2011 và các nước Bắc Phi tiếp theo sau đó bừng nở lên một mùa xuân Arap. 

Ai cũng biết rằng cái thế lực gây ra tội ác chống lại loài người là cộng sản và các chế độ độc tài. Cái khái niệm 3 dòng thác CM mà tôi đã nêu là của CS và chúng muốn thực hiện cái tham vọng ngông cuồng là “dẫn 5 châu đến đại đồng”. Xin thưa với các vị tổ sư cộng sản Mác-Lê-Mao, ở VN là Hồ Tập Chương rằng miệng lưỡi các vị nói “dẫn 5 châu đến đại đồng” mà các vị có biết sự bao la vô tận của cái thế giới đại đồng không? Trong lúc các vị là phàm phu hay thần thánh? Mà cho dù là thần thánh cũng không thể! Và cái giấc mơ “đại đồng” không phải đến lúc cái học thuyết CS của các vị đi rao giảng mới có mà nó đã có tự ngàn xưa mà các triết nhân đã nghĩ đến... nhưng cũng để chỉ là mơ thôi và mường tượng ra cái khái niệm về một XH mà nơi đó con người đà thoát tục. “...cả thế giới chung một nhà, không phân biệt quốc gia hay chủng tộc. Xã hội đại đồng là một xã hội trong đó khắp mọi nơi đều hòa bình, an lạc, mọi người đều bình đẳng, không còn phân biệt chủng tộc, quốc gia, xem nhau như anh em một nhà. Đó là một xã hội thái bình an lạc lý tưởng mà nhân loại đều mong ước.” Cái lý tưởng đó hiện nay ở xứ sở “Cờ Hoa” tuy đã đạt được một phần nào nhưng chưa thể xem tất cả như anh em ruột thịt và chung một nhà... xóa biên cương về vật chất lẫn tinh thần. 

Các vị hãy nghe thêm các bậc hiền triết từ ngàn xưa đã nói về 2 chữ “Đại đồng”. Trong Kinh Lễ, Đức Khổng Tử nói về xã hội đại đồng như sau: “Ở thời đại đạo thực hành thì thiên hạ là của chung, người ta chọn kẻ hiền năng, giảng điều xác thực, thực hiện trên thuận dưới hòa. Cho nên, người ta không chỉ thương kính riêng cha mẹ mình, không riêng yêu con mình. Kẻ già được nuôi dưỡng trọn đời, người trẻ được sử dụng, trẻ con được săn sóc đến trưởng thành, người ta thương kẻ góa, con côi, người già cô độc, người tàn tật được châu cấp, con trai có chức phận, con gái có chồng con. Người ta ghét thấy của cải bỏ phí trên đất mà lượm lên, chứ không chủ ý giấu giếm trong mình, ghét sự không dùng sức mình (tức không chịu ngồi không) nên làm việc chứ không chủ ý lo lợi riêng cho mình. Vì vậy mà cơ mưu phải bế tắc, kẻ trộm cắp, người làm loạn làm giặc không nổi lên, cho nên cửa ngõ không cần đóng. Đó là thời đại đồng”. 

Từ K.Marx-Engels đến Lenin, Stalin rồi Mao, Hồ... có ai làm được như Đức Khổng Tử đã nói? Và bây giờ là cả tập đoàn thầy trò Trung Nam Hải đến động Ba Đình cùng 2 cái nghĩa trang vật vờ chờ khai tử có ai còn mơ về thế giới đại đồng nữa? Đã qua rồi một thời ảo tưởng... nếu có còn chăng thì đó chỉ là một lũ tâm thần đang ăn mày hào quang của dĩ vãng mà ngồi tù với quá khứ mà thôi. 

Trong làn sóng đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trên thế giới mà cụ thể là ở Á Châu, ta phải nhìn nhận rằng cái luồng gió từ các nước ở cõi trời Tây thổi về Châu-Á đã gây ra một áp lực không nhỏ và có tác dụng giúp sức cho ngọn lửa nhân quyền, chống áp bức bất công của nhân dân bản địa bùng lên và từng bước cháy rộng ra thiêu rụi các chế độ độc tài như các nước trên thế giới đã từng. 

Nhìn về chính trường VN, nhân dân VN là một dân tộc hiền hòa (đến độ ươn hèn) và có sức cam chịu mọi đau thương mất mát... nhưng đến mức không thể hơn được nữa và cái hèn nhác cũng dần phôi phai… thì cái chí khí can trường, bất khuất sẽ trổi lên... 

Trong lịch sử mấy ngàn năm, nhân dân VN bao phen ngập chìm trong máu lửa, cam chịu khổ nhục, dù trong thế cô sức yếu nhưng không bao giờ chịu cúi đầu làm nô lệ. Ngọn lửa trong lòng nhân dân luôn có sẵn chỉ chờ có dịp là bùng cháy lên. Trong thời gian gần thế kỷ qua kể từ khi làn sóng CS nhuộm đỏ non sông, nhân dân cả 2 miền Nam-Bắc phải chịu cảnh máu chảy khắp ruộng đồng, xương phơi đầy núi để làm chất liệu xây mộng hão huyền của bè lũ Bắc Phương mà tập đoàn bán nước CSVN là tay sai đắc lực. Đến thời điểm từ hơn 2 năm trước cho đến ngày nay, những gì đến phải đến. Ngọn lửa căm hờn trong lòng dân tộc đã bùng lên kể từ tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng đến những phát đạn căm hờn của Đặng Ngọc Viết đã nã vào đầu quân tham tàn ngay sào huyệt của cường quyền Nam Định rồi nhân dân tỉnh Hòa Bình bắt trói côn an. Bão đã nổi lên ở vòm trời Ninh Thuận gây trọng thương cho lũ còn đảng còn tiền. 

Nhân dân Dương Nội đã cắt máu ăn thề quyết tử để giữ gìn vườn ruộng, mồ mả tổ tiên trước sự cướp bóc, cưỡng đoạt của tà quyền CSVN. Nhân dân Yên Lộc-Hà Tĩnh mấy năm gần đây đã nổi lên đập phá tan tành trụ sở xã Yên Lộc và đánh Trưởng côn an Huyện Can Lộc, chủ tịch, Phó chủ tịch xã Yên Lộc phải nhập viện và thời gian trước nữa là nhân dân Bắc Sơn-Hà Tĩnh cũng đã nổi lên ra tay trừng trị bọn côn đồ nhà cầm quyền CSVN đến nỗi hàng chục tên phải vào BV sau khi bắt trói 4 tên côn an gây hại cho dân. Chủ tịch xã Bắc Sơn phải “sơ tán” gia đình vợ con để tránh “bão của lòng dân”. Nhà và tài sản xe cộ của tên trưởng côn an xã đã bị đập phá và thiêu hủy. Sau đó cả chủ tịch xã và trưởng côn an phải xin thôi làm (ăn cướp) để hòng được nhân dân xá tội mai sau. 

Mấy tháng qua và hiện tại nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh mà tiên phong và nòng cốt là giáo dân các giáo xứ ở hai tỉnh này đã ngoan cường vượt lằn ranh sợ hãi cùng nhau đứng lên thể hiện và đòi hỏi “dân chủ, nhân quyền” và nhất là quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc mà tập đoàn csVN đã tước đoạt và giờ đây thông đồng, bao che cho tập đoàn Formosa Tàu cộng trá hình núp bóng tàn hại môi sinh trong hành trình tiêu diệt nói giống Lạc Hồng cướp nước VN. Lực lượng nhân dân, giáo dân xuống đường đấu tranh đòi sạch môi trường, khởi kiện, tẩy chay tống cổ Formosa ra khỏi VN lên đến gần 20.000 người. Con số mà từ xưa khi cộng nô tiếm quyền gần thế kỷ qua chưa từng có khiến cho lực lượng côn an, quân đội, an ninh côn đồ chó săn làm tay sai bảo vệ cho giặc, đàn áp bắt bớ đánh đập người biểu tình giờ phải cuốn cờ xếp vó, lột áo quần (mang sắc màu cộng nô) bỏ chạy thoát thân không khác nào bọn Toa Đô, Thoát Hoan, Ô mã Nhi, Tôn sĩ Nghị… chui ống đồng, giẫm đạp lên nhau mà cút về phương Bắc! 

Về nội bộ tập đoàn đảng csVN thì đâm chém, bắn giết nhau đến độ cả bầy đang trên bờ vực thẳm sụp đổ, cáo chung chứ không còn là rạn nứt như trước đây nữa. Từ thứ trưởng bộ côn an Phạm quý Ngọ, trưởng ban nội chính t.ư Nguyễn bá Thanh, tư lệnh quân khu 2 Lê xuân Duy và nhiều nhân vật cấp cao ở hàng lãnh đạo trung ương đột tử bí ẩn đã vén màn sương ảo mờ che đậy cho “hũ giòi” thối nát bên trong. Đến gần đây là vụ thảm sát Yên Bái, rồi cuộc đào thoát của Trịnh xuân Thanh nó đã lột trần ra ban ngày bộ mặt thật của tập đoàn csVN (cả kẻ chết lẫn người sống, kẻ đuổi người chạy) chỉ toàn là một bầy dã thú tranh giành, cướp giựt bộ xương khô cuối cùng của dân tộc Việt sau nhiều năm bị chúng xà xẻo. Ngay khi tôi viết những dòng này thì lúc 14:30 ngày 3.10.2016 tại VP làm việc của viện trưởng trong trụ sở viện KSND huyện Quốc Oai Hà Nội, ông Tô ngọc Chuẩn viện trưởng VKSND huyện Quốc Oai đã bị một đối tượng chưa rõ (như vụ thảm sát Yên Bái) đâm nhiều nhát bằng dao và kéo vào cổ vào ngực và nơi khác trên cơ thể gây trọng thương, mất nhiều máu và hiện đang cấp cứu tại bệnh viện 103 Hà Nội chưa biết sống chết ra sao*. Đảng và nhà cầm quyền CSVN hiện như con dã thú đã bị trúng thương và lưới trời lồng lộng đang bủa vây. Chúng chạy tung rối mù về mọi hướng và hành xử một cách ngu muội, ngông cuồng… nhưng cũng không giấu được bản chất gian xảo cố hữu từ khi mới nhen nhúm hình thành. Thế thì việc gì đến phải đến! Lửa đã cháy rừng cộng thêm gió bão từ khắp nơi thổi về thì phép màu nào ngăn nổi. Chế độ CS phải tiêu vong trong đống tro tàn mà lịch sử đã đẩy vào góc tối. 

Ngày 3.10.2016


Nhà báo ‘chó’ Nguyễn Như Phong bị cách chức tổng biên tập


Nguyễn Như Phong, khi còn làm tổng biên tập báo Petrotimes. (Hình: Internet)

HÀ NỘI (NV) – Ông Nguyễn Như Phong, cựu đại tá công an và là tổng biên tập báo Năng Lượng Mới (Petrotimes) thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, vừa bị cách chức và bị rút thẻ nhà báo.

“Bộ Thông Tin và Truyền Thông ngày 3 tháng 10 đã ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo đối với ông Nguyễn Như Phong, tổng biên tập báo Petrotimes và đình bản báo này 3 tháng.”


Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin như vậy và viết tiếp rằng “…ở Quyết Định số 1701/QĐ-BTTTT, cơ quan chức năng quyết định thu hồi thẻ nhà báo mang số hiệu IBT 02523, thời hạn 2016-2020 của ông Nguyễn Như Phong vì ông đã bị cơ quan chủ quản xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức tổng biên tập báo điện tử Petrotimes.”

Lý do được nêu ra là báo này “để xảy ra những sai phạm trong hoạt động báo chí, bị cơ quan chủ quản đề nghị tạm dừng hoạt động. Sau khi hết thời hạn đình bản tạm thời, Bộ Thông Tin và Truyền Thông sẽ xem xét, quyết định việc tiếp tục xuất bản báo điện tử Petrotimes theo các quy định của pháp luật về báo chí.”

Tin Nguyễn Như Phong bị rút thẻ nhà báo và mất ghế tổng biên tập của tờ Petrotimes đã lan truyền trên mạng xã hội từ hai ba ngày trước. Nhiều người cho lý do đã khiến ông nhà báo công an này bị trừng phạt bất ngờ vì đã đăng tải lại một bài phỏng vấn blogger Người Buôn Gió trên tờ báo tiếng Việt ở Đức liên quan đến sự chạy trốn của cựu phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang kiêm đại biểu quốc hội Trịnh Xuân Thanh.

Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN đích thân chỉ huy chiến dịch “đánh” Trịnh Xuân Thanh một cách rất lớp lang, bài bản. Ông sử dụng báo đài loan tin cáo buộc ông này có trách nhiệm trong vụ Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC) thất thoát hơn 3,200 tỷ đồng mà không bị truy cứu. Lại còn “lăng ba vi bộ” trong các chức vụ cao của guồng máy công quyền từ trung ương tới địa phương.

 Tin tức loan báo Trịnh Xuân Thanh bị đẩy ra khỏi quốc hội, bị mất ghế phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang là chức vụ sau cùng. Vào lúc ông ta sắp bị bắt giữ và tù tội thì ông ta đột ngột biến mất.

Vụ việc Trịnh Xuan Thanh biến mất trở nên hấp dẫn dư luận qua những loạt bài viết của blogger Người Buôn Gió trên Facebook “Trịnh Xuân Thanh, con dê tế thần” rồi “Trịnh Xuân Thanh đường xa vạn dậm.”

Một số người cho rằng ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng mở chiến dịch đánh Trịnh Xuân Thanh và một số người khác nữa vì trả thù các phe cánh đối nghịch của ông trong nội bộ đảng. Đang tức giận vì bắt hụt Trịnh Xuân Thanh, mà Nguyễn Như Phong lại cho đăng tải bài phỏng vấn Người Buôn Gió nên ông Trọng nên ra lệnh trị tội theo kiểu “giận cá chém thớt.”

Hồi tháng 6 vừa qua, ông Nguyễn Như Phong viết một bài ví nghề làm báo như những đặc tính của loài chó “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy.” Bài viết này dấy lên một phong trào “ném đá” Nguyễn Như Phong rất sôi nổi.

“Chó muốn giỏi thì cũng phải nuôi dạy và phóng viên, nhà báo muốn giỏi thì ngoài năng khiếu trời cho, cũng phải được dạy dỗ, rèn luyện tử tế. Và chó khôn nhờ chủ, muốn có phóng viên giỏi cũng phải nhờ chủ,” Nguyễn Như Phong viết trên Petrotimes ngày 10 tháng 6, 2016.

Trong bài viết này, ông Phong cả quyết: “Nếu so sánh giữa nghề làm báo với những phẩm chất cao quý của con chó thì xem ra rất giống nhau…”, “Bất luận vào những hoàn cảnh nào, khi bị chủ mắng, thậm chí bị đánh đòn nó chỉ đau khổ cúp đuôi chui vào một xó, nhưng rồi chỉ ít phút sau nó lại ngoe nguẩy đuôi để đón chủ về.”

Trong bài viết so sánh phóng viên với chó, ông Nguyễn Như Phong viết rằng: “Chỉ có một điều rằng, muốn có được một chú chó hay, mang tất cả những phẩm chất cao quý của loài chó, thì ngoài tình thương yêu chăm sóc của chủ ra, nó cũng phải được dạy dỗ, chỉ bảo từng li từng tí. Nó cũng sẽ bị phạt như phạm lỗi và cũng sẽ được thưởng khi có công.”

Bây giờ, dù cam phận làm nhà báo “chó,” ông Nguyễn Như Phong chắc đã thấy những gì ông ví von đã vận vào mình. Không biết ông có “ẳng” lên tiếng nào không. Thấy rất nhiều lời bình luận trên mạng xã hội hả hê theo kiểu “đáng kiếp” cho một người cam phận làm chó.

Theo một bản tin trên trang mạng thông tin Ba Sàm, “sau khi nhận được hung tin, ông Nguyễn Như Phong đã chạy hết các cửa, nhưng không còn cửa nào chạy nữa được, bây giờ đành xuôi tay chịu chết.” (TN)

Đại Sứ Ted Osius: ‘TPP giúp củng cố quan hệ Việt – Mỹ’

Đại Sứ Mỹ Ted Osius nói chuyện tại đại học Berkeley, California. (Hình: Dailycal.org)
BERKELEY, CA (NV) – Nếu Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thông qua sẽ giúp củng cố mối quan hệ với Mỹ và các nước láng giềng trong khu vực, theo nhận định của đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Ted Osius.

“Thực hiện đầy đủ TPP sẽ cho phép Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn và làm đông thêm tầng lớp trung lưu của mình. Điều đó sẽ làm giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào bất cứ thị trường đơn lẻ nào. Điều đó sẽ củng cố các mối kết nối không chỉ với Hoa Kỳ mà còn với các nước láng giềng của Việt Nam trong khu vực và với các đối tác mới ở bên kia đại dương.”

Đại Sứ Ted Osius nhận định như trên trong một bài phát biểu tại đại học Berkeley vào ngày 30 tháng 9, 2016 vừa qua. Ông Osius từ Hà Nội về Mỹ từ những ngày cuối tháng 9 tham dự chương trình Đại Sứ Quảng Bá về ASEAN do Hội Đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ – ASEAN tổ chức.

Ứng cử viên tổng thống của cả đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều tỏ ý chống đối Hiệp Định TPP tuy lúc đầu thì bà Hillary Clinton ủng hộ, sau đổi ý. Điều này làm người ta thấy tương lai một hiệp định nhiều tham vọng của Tổng Thống Đương Nhiệm Obama chưa biết sẽ ra sao khi nước Mỹ có tân tổng thống vào đầu năm tới.

Trước tình hình như vậy, ngày 15 tháng 9, 2016 vừa qua, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN quyết định không đem hiệp định này ra thảo luận để thông qua ở kỳ họp cuối năm nay vì “cần phải xem xét, căn cứ tình hình các nước phê chuẩn như thế nào, cũng như ảnh hưởng kết quả bầu cử tổng thống Mỹ đến TPP ra sao.

Trong khi Hà Nội trì hoãn thông qua TPP vì không muốn việc thông qua rồi lại bị chính phủ mới của Mỹ bỏ đi, ông Ted Osius cho rằng Việt Nam cần phải cải cách rất nhiều mói có thể “khai thác được đầy đủ lợi thế của tất cả các cơ hội mới.”

Tuy Hà Nội đã “tiến hành một số bước để cải cách hệ thống các doanh nghiệp nhà nước” nhưng ông đại sứ nhận thấy “vẫn còn nhiều bất cập.”

Theo ông, “Việt Nam phải tạo không gian trong nền kinh tế của mình cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh để nền kinh tế Việt Nam khai thác được đầy đủ tiềm năng của mình. Các cơ chế về hải quan phải được hiện đại hóa để đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Các công ty nước ngoài phải tin rằng tài sản trí tuệ của họ sẽ được bảo vệ để họ có thể mang công nghệ của mình tới Việt Nam. Họ phải biết rằng các thông lệ lao động công bằng sẽ được thực thi ở mọi nơi, và rằng các đối thủ cạnh tranh của họ sẽ phải cùng đáp ứng những tiêu chuẩn về môi trường như họ. Họ phải hiểu rằng pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng một cách công bằng, minh bạch và nhất quán.”

Các con số về mậu dịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ông Osius dẫn chứng cho thấy, “từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, xuất cảng của Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng 44%. Con số đó thật ấn tượng! Xuất cảng của Việt Nam vào Hoa Kỳ cũng tăng 12%, đưa thương mại song phương tăng lên 17%. Trong số 50 thị trường xuất cảng lớn nhất của Hoa Kỳ, chỉ có 3 thị trường có mức tăng trưởng hai chữ số. Và, trong 3 thị trường đó thì Việt Nam là thị trường lớn nhất.”

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng nếu TPP được thực thi, Việt Nam là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất. Đó là lý do kích thích nhiều nhà đầu tư ngoại quốc dồn tiền vào đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

Trong 7 tháng đầu của năm 2016, đầu tư ngoại quốc đổ vào Việt Nam gần $13 tỷ, tăng 47% so với cùng thời gian này của năm ngoái. (TN)

Huy động người vớt cá chết ở Hồ Tây

Theo BBC- 3 tháng 10 2016
Cá chết trắng một khu vực trên Hồ Tây ở Hà Nội và quân đội đã được huy động để vớt.
Sự việc bắt đầu xảy ra từ tối ngày 1/10, với mô tả cá chết nổi đầy mặt nước, trôi dạt trắng ven bờ.
Hôm 2/10, thành phố Hà Nội ra cảnh báo người dân không vớt, sử dụng cá chết tại Hồ Tây.
Kết quả kiểm tra ban đầu nói rằng toàn bộ nước mặt của Hồ Tây không có oxy, chỉ số oxy = 0.
Sở Xây dựng Hà Nội được yêu cầu bố trí 10 máy lọc nước tạo oxy đưa vào hoạt động trên mặt hồ, cố gắng cứu số cá còn sống ở các tầng nước sâu.
Ông Nguyễn Đức Chung cũng chỉ đạo "nhanh chóng" làm sạch nước hồ, khửi mù và tạo oxy tại các tầng nước sâu.
Image copyright
Image copyrighFP
Image copyrightFP
Image copyrightP
Sáng ngày 3/10, bộ đội, thanh niên và công nhân vệ sinh môi trường được huy động ra vớt cá làm sạch Hồ Tây, báo Tuổi Trẻ tại Việt Nam nói.
Clip trên mạng xã hội cho thấy nhiều người dân tụ tập bên bờ hồ và chụp ảnh cá được gom lên bờ và các cơ quan môi trường đưa đi.
Nhiều loại cá chết to đến 3-4 kg, bên cạnh các loại cá nhỏ hơn.
Xuồng máy, ca nô cũng được huy động để thu gom cá chết.
Trang Thông tin Chính phủ của Việt Nam nói: "Nguyên nhân cá chết hàng loạt tại Hồ Tây (Hà Nội) ban đầu được xác định do nồng độ ô xy hòa tan trong nước chỉ đạt 1,5 mg/l ( tiêu chuẩn tối thiểu là 6 mg/l); thời tiết thay đổi, nắng nóng đột ngột, mưa thất thường."
Cùng thời gian này, tại Đà Nẵng cũng xảy ra hiện tượng cá chết nổi trắng kênh Đa Cô (thuộc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).
Theo người dân địa phương, tình trạng cá chết nổi lên mặt kênh đã xuất hiện từ sáng 1/10.

Biểu tình Formosa: 'Bước tiến' của xã hội dân sự?

Theo BBC-3 tháng 10 2016 

Image copyrightLE VAN SON
Image captionCuộc biểu tình diễn ra tại cửa công ty Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh
Một nhà hoạt động nói cuộc biểu tình chống Formosa Hà Tĩnh hôm 2/10 thể hiện “bước tiến” trong nhận thức của người dân muốn đấu tranh pháp lý.
Hàng ngàn người dân từ các Giáo xứ Đông Yên, Mỹ Dụ, giáo xứ Dũ Lộc, Qu‎‎y Hòa, Tây Thành thuộc Giáo hạt Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tham gia cuộc xuống đường đến cổng công ty Formosa, nằm trên địa bàn huyện này trong sáng Chủ Nhật 2/10.
Trong các clip quay từ hiện trường, ban đầu có xảy ra hiện tượng một số người ném đá, và cảnh sát cơ động có dùng dùi cui đánh vào đám đông. Tuy nhiên cuối cùng cuộc biểu tình diễn ra không có xô xát lớn.
Người dân trèo lên cổng công ty Formosa, căng băng-rôn viết những dòng chữ thể hiện sự phản đối và ra về.
Cuộc xuống đường xảy ra bốn tháng sau thảm họa cá chết ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam, được xác định nguyên nhân là do công ty Formosa gây ra.

"Bước tiến"

Nói với BBC Tiếng Việt từ Đà Nẵng, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người quan tâm diễn biến, nói ông “xúc động” khi quan sát cuộc biểu tình.
“Cuối cùng, sự việc diễn ra ôn hòa, người dân giữ được thái độ phi bạo lực và tránh xô xát với các lực lượng trị an ở đó. Nếu so với những năm trước đấy, đây là một bước tiến của việc tổ chức biểu tình tại địa phương. Đó cũng là sự trưởng thành trong nhận thức của người dân. Cũng chính người dân ở Kỳ Phương, Kỳ Lợi, Kỳ Anh cũng xúc tiến các hoạt động đấu tranh pháp lý. ”
“Người dân có xu hướng sử dụng phương pháp đấu tranh văn minh, ôn hòa. Năm 2014, tại địa phương này cũng đã diễn ra một cuộc bạo loạn đập phá máy móc gây thiệt hại cả người và của ở Formosa."
Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEO
Image captionNhiều người dân viết lên cổng công ty Formosa và cầm theo khẩu hiệu trong ngày Chủ Nhật 2/10
Trong một bài viết chia sẻ trên mạng xã hội, nhà hoạt động này viết về một “sai lầm của chính quyền” là “ngăn cản các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào quá trình giải quyết hậu quả thảm hoạ".
“Không một chính quyền nào đủ sức phát hiện và giải quyết tất cả các vấn đề của người dân trong cuộc thảm hoạ. Chỉ có hàng ngàn nhóm dân sự khác nhau, len lỏi vào từng cộng đồng nhỏ trong vùng thảm hoạ, đáp ứng những nhu cầu thiết thân của từng nhóm dân: ngư dân, phụ nữ, học sinh, tiểu thương, thanh niên...mới có thể giúp xả hơi các bức xúc xã hội."
“Đằng này, với các NGOs [tổ chức phi chính phủ] đăng kí chính thức được tham gia cứu nạn thì chính quyền ngăn cản, với các nhóm dân sự tự phát tiếp cận vùng thảm hoạ thì chính quyền dùng an ninh bắt bớ, đánh đập, doạ khởi tố. Chính quyền muốn ôm hết phần giải quyết thảm hoạ thì cuộc biểu tình này chính là cái điều mà chính quyển phải chịu, không thể khác,” bài viết nhận được hơn 30.000 chia sẻ chỉ sau gần một ngày đăng tải.
Ông Tuấn nói với BBC: “Với mỗi vấn đề thì sẽ có một nhóm liên quan biết cách tiếp cận vấn đề thế nào tốt nhất để giúp xoa dịu bớt phẫn nộ của từng nhóm dân cư. Và nếu như đa số người dân thấy phần nào bức xúc, phẫn nộ của họ được giải tỏa phần nào, thì họ cũng không chọn tới giải pháp cuối cùng giống hôm qua, hoặc còn nhiều sự kiện tương tự nữa.”

"Xã hội dân sự" làm tốt vai trò

Nhà hoạt động này gọi nhà thờ là “một phần của xã hội dân sự”, và ông nói: “Suốt 6 - 7 tháng vừa qua họ đã đóng vai trò quan trọng trong việc cứu trợ, trợ giúp, cứu nạn cho người dân. Mà họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, huy động người dân trong các hoạt động tranh đấu ôn hòa, văn minh. Để có thể đạt được kết quả cuối cùng là bảo tồn không gian sinh sống của cả vùng.”
“Xã hội dân sự địa phương đã làm tốt vai trò của họ. Tôi tin đó là sự kiện đầu tiên, phản ứng đầu tiên tương xứng với mức độ thảm họa gây ra.”
“Khi có sự kiện bùng phát như hôm qua, chắc chính phủ cũng phải dành nhiều quan tâm hơn đến sự kiện này, phải dành mối quan tâm lớn hơn trong việc xoa dịu bớt sự phẫn nộ của dân cư trong vùng thảm họa.”
Ông Tuấn là người đã ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh trong một tháng để tường thuật qua mạng xã hội về ảnh hưởng của thảm họa môi trường đến ngư dân trong khu vực.
Image copyrightREUTERS
Image captionTrước đó hơn 600 người dân đã đến nộp đơn kiện tại tòa án Kỳ Anh về vụ Formosa gây ra thảm họa cá chết
Tuy nhiên, ông nói vẫn “đang quan sát” phản ứng của chính quyền về vụ việc:
“Trong một tuần tới họ sẽ trả lời về 600 đơn kiện của ngư dân thế nào, thì sau đó tôi mới có thể tiếp tục đánh giá sự việc này.
“Tôi chưa có cảm giác họ sẽ thay đổi cách tiếp cận như xuống nước, thương lượng hay đã có sai lầm trong ứng phó thảm họa, mà họ vẫn sẽ sử dụng sức mạnh cứng để nắm tình hình. Đó là dự đoán cá nhân của tôi.”

"Kê khai thiệt hại"

Cùng với sự việc xảy ra tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh, sáng 3/10, linh mục quản xứ Song Ngọc (Quỳnh Lưu, Nghệ An), ông Nguyễn Đình Thục cũng nói với BBC ông “đã cùng một số người đại diện từ giáo xứ và những người lương dân kề cận. Họ đã nhờ mình giúp đỡ và mình đã gửi đơn ra chính phủ và quốc hội. Chúng tôi gửi hai nơi, qua đường bưu điện, qua đường chuyển phát nhanh của bưu điện Quỳnh Lưu.”
Số người dân nộp đơn yêu cầu bồi thường tại khu vực này là 619 hộ dân, theo ông Nguyễn Đình Thục.
“Giáo xứ Song Ngọc làm nghề biển khoảng 85%, có chừng 70% là hộ gia đình có nghề đi biển. Còn lại họ làm nghề liên quan đến biển. Khi thảm họa xảy ra thì họ chịu thiệt hại nặng nề với người dân,” ông Nguyễn Đình Thục mô tả thiệt hại.
Ộng cũng nói đã cùng người dân thực hiện “bản kê khai thiệt hại từng hộ gia đình”: “Chúng tôi căn cứ vào bản kê khai thiệt hại đó, và người dân nhờ tôi làm đại diện làm một lá đơn yêu cầu chính phủ đền bù thiệt hại cho người dân ở đây.”
Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEO
Image captionHình ảnh ghi lại từ hiện trường cho thấy người dân trèo lên cổng công ty Formosa và treo các băng-rôn.
“Quá trình kê khai thiệt hại của người dân kéo dài khoảng một tháng.”
“Khi gửi đơn đi mình vẫn trông chờ chính phủ nhận đơn của mình và sẽ có việc làm nào nhưng để họ đáp ứng được nguyện vọng của mình chắc là hơi khó. Mình phải làm chứ, mình bảo họ không làm mà mình không làm cũng đâu có được,” ông Nguyễn Đình Thục trả lời khi được BBC hỏi ông trông đợi việc đền bù cho người đi biển sẽ diễn ra thế nào.

‘Dự trữ ngoại hối liên tục tăng cao’ hay phải gom ngoại tệ để trả nợ?


Ảnh datnenthuongmai.com
Giới quan chức ngành ngân hàng, tài chính cùng một số tờ báo nhà nước chuyên tung hứng thành tích kinh tế thời Nguyễn Tấn Dũng lại đang khoe khoang thành tích “dự trữ ngoại hối liên tục tăng cao”, khi Ngân hàng nhà nước đã đạt được con số 40 tỷ USD dự trữ ngoại hối.
Có thực đây là một “thành tích” đáng tâng bốc không?
Hiếm hoi, vài tờ báo nhà nước nói ẩn dụ về “có thể Chính phủ muốn mượn một phần dự trữ ngoại hối để bù đắp khó khăn ngân sách”.
Tất cả đều có nguồn cơn của nó.
Hãy nhớ lại vào cuối năm 2015, trong cơn bức bí “ngân sách trung ương chỉ còn 45,000 tỷ đồng mà không biết chi cho cái gì”, thủ tướng khi ấy là Nguyễn Tấn Dũng đã phải chỉ đạo Bộ Tài chính vay mượn khẩn cấp 1 tỷ USD từ Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Cũng vào thời gian ấy, ông Dũng còn chỉ đạo Bộ Tài chính vay 30,000 tỷ đồng từ Ngân hàng nhà nước.
Đến cuối năm 2015, con số gần 40 tỷ USD dự trữ ngoại hối mà thống đốc ngân hàng nhà nước trước đó là Nguyễn Văn Bình đã khoe bất chợt giảm rất mạnh, chỉ còn khoảng 30 tỷ USD. Như vậy số 7-8 tỷ USD bị “khấu trừ” đã biến đi đâu?
Chỉ sang năm 2016, người ta mới biết riêng trong năm 2015, Chính phủ Việt Nam phải dành đến 20 tỷ USD để trả nợ nước ngoài. Nhiều món nợ ngắn hạn đều đã đến hạn và không thể không trả, vì nếu “xù” thì các chủ nợ lớn nhất như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu sẽ không cho vay tiếp, mà không được vay tiếp thì không có tiền để nuôi bộ máy gần 3 triệu công chức viên chức và cũng chẳng có tiển để “đảo nợ”…
Sang năm 2016, kế hoạch trả nợ quốc tế của Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục cao – lên đến ít nhất 12 tỷ USD. Con số này lại khá tương đồng với thành tích “Ngân hàng nhà nước đã mua vào 8 tỷ USD cho dự trữ ngoại hối từ đầu năm 2016 đến nay”.
Cũng cho đến nay, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia bị Tổ chức Minh bạch quốc tế đánh giá rất thấp, về khâu minh bạch thu chi tài chính ngân sách. Không người dân nào được biết trong Quỹ dự trữ ngoại hối của Việt Nam có gì, bao nhiêu USD, bao nhiêu SDR và bao nhiêu vàng, trái phiếu… Trong khi đó, những kế hoạch chi ngoại tệ vẫn đều đặn được Chính phủ trình lên Quốc hội, nhưng như một cố tật lâu ngày khó bỏ, gần 500 đại biểu quốc hội chỉ biết “gật”.
Có khả năng một phần lớn trong con số 8- 10 tỷ USD mà Ngân hàng nhà nước mua thêm (tính từ đầu cuối năm 2015 đến nay) đã được dùng để trả nợ nước ngoài. Phần còn lại để cho Chính phủ “mượn” để trả lương bộ máy nhưng không biết bao giờ mới trả.
Chỉ có các ngân hàng thương mại là thiệt thòi hơn cả. Khi gom vào ngoại tệ, Ngân hàng nhà nước đã tung tiền đồng ồ ạt và cách nào đó khiến lạm phát dâng cao. Nhận được tiền đồng nhưng lại bức bí kênh cho vay trong một nền kinh tế trì trệ toàn thân vì suy thoái, các ngân hàng giờ đây đang ngồi trên đống lửa vì vấn nạn “ôm tiền”.
Còn nếu “chẳng may” kinh tế nhuốn chút khởi sắc, các ngân hàng đẩy được tín dụng ra thị trường, thì chắc chắn sẽ gây nên cảnh lạm phát bão bùng, giá cả hàng hóa tăng vọt.
Bế tắc!
Lê Dung / SBTN